dụng thức

Phật Quang Đại Từ Điển


(用識) I. Dụng thức: Một trong chín loại Hiển thức. Cũng gọi Chính thụ thức. Luận Hiển thức (do ngài Chân đế dịch) lấy Tam giới duy thức làm nòng cốt mà lập ra thuyết chín thức, cho rằng trong ba cõi có hai loại thức: Hiển thức và Phân biệt thức. Hiển thức là thức gốc, tức là thức A lại da, dựa vào tác dụng của nó chuyển làm năm trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc) bốn đại (đất, nước, lửa, gió) mà chia làm chín loại, trong đó, Dụng thức là loại thứ ba, tức loại thức chuyển làm sáu thức: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý v.v… [X. Thành duy thức luận thuật kí Q.1 phần đầu; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1 phần cuối]. (xt. Cửu Thức Nghĩa). II. Dụng thức: Cùng nghĩa với chuyển thức. Nghĩa là chuyển biến nghiệp thức căn bản vô minh thành thức năng kiến, như Chuyển thức đắc trí, Chuyển thức thành trí v.v… Luận Trung biên phân biệt quyển thượng (Đại 31, 451 hạ), nói: Thứ nhất gọi Duyên thức, thứ hai là Dụng thức, đối với các cảnh trần, khởi tác dụng nhận lãnh, phân biệt, lựa chọn mà thành các tâm pháp: thụ, tưởng, hành. (xt. Chuyển Thức Đắc Trí).