du hành

Phật Quang Đại Từ Điển


(游行) Nghĩa là đi khắp các nơi để tham thiền nghe pháp, hoặc nói pháp giáo hóa. Cũng gọi Phi tích, Du phương, Thiền tông gọi là Hành cước. Tăng sĩ du hành với mục đích như trên gọi chung là Tăng hành cước. Hữu bộ tì nại da Xuất gia sự quyển 3 nói: Tỉ khưu từ năm hạ (an cư) trở lên đã biết rõ thế nào là phạm, không phạm, thế nào là tội nặng, tội nhẹ, lại có thể giữ gìn Bát lạt để mộc xoa và tuyên giảng thì được phép du hành trong nhân gian, tùy nơi tham học. Nhưng, nếu chưa đủ năm hạ, thì dù có am hiểu Tam tạng đi nữa cũng không được phép du hành. Còn kinh Tăng nhất a hàm quyển 25 thì nói: Người trường kì du hành có năm điều bất lợi: 1. Không tụng được giáo pháp. 2. Quên mất giáo pháp đã tụng. 3. Ý không định được. 4. Tam muội đã được lại quên mất. 5. Nghe pháp mà không giữ được. [X. Trung a hàm Q.5 kinh Sư tử hống; Trường a hàm Q.1 kinh Đại bản; Thích thị yếu lãm Q.hạ]. (xt. Hành Cước).