DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN

SỐ 1579

QUYỂN 56

Tác giả: Bồ tát Di Lặc giảng thuật, Bồ tát Vô Trước ghi.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phần Nhiếp Quyết Trạch
Địa Năm Thức Thân Tương Ưng và Địa Ý

Đoạn 6:

Hỏi: Phần vị của các Uẩn có bao nhiêu thứ?

Đáp: có nhiều thứ. Nghĩa là đạt được định Vô tưởng v.v… với Tâm không tương ưng hành, nói rộng như trước.

Hỏi: Dựa nơi phần vị nào để kiến lập được. Đây lại có bao nhiêu thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị hiện hành tự tại của Nhân để kiến lập được, đây lại có ba thứ. Nghĩa là:

  1. Chủng tử thành tựu.
  2. Tự tại thành tựu.
  3. Hiện hành thành tựu.

Hỏi: Dựa nơi phần vị nào để kiến lập định vô tưởng, định Diệt Tận và Trời Vô tưởng? Ba loại ấy đều có bao nhiêu thứ?

Đáp: Dựa vào việc đã lìa tham của cõi Biến Tịnh, chưa liền tham của cõi trên, nơi Tưởng xuất ly, trước hết là tác ý, gọi là phần vị diệt, kiến lập định vô tưởng. Đây lại có ba thứ:

Tự tánh: chỉ là thiện

Bổ-đặc-già-la: ở nơi hàng phàm phu nối tiếp.

Dấy khởi: Trước ở nay khởi, sau ở nơi Tĩnh lự thứ tư thuộc cõi Sắc, sẽ thọ nhận quả.

Dựa nơi sự đã lìa tham Xứ Vô sở hữu, với tưởng dừng dứt, tác ý làm đầu, gọi là phần vị diệt, kiến lập định Diệt Tận. Đây lại có ba thứ:

Tự tánh: chỉ là thiên.

Bổ-đặc-già-la: Nơi bậc Thánh nối tiếp, chung cho học, vô học,

Dấy khởi: Trước ở đây khởi, sau ở nơi cõi Sắc hiện tiền lần nữa, nhờ vào chỗ dựa của Sắc mới hiện tiền.

Đây là căn cứ theo giáo pháp chưa kiến lập thức A-lại-da. Nếu đã kiến lập thì nơi tất cả đều được hiện tiền.

Dựa vào các hữu tình đã sanh trong cõi trời Vô Tưởng, gọi là phần vị diệt để kiến lập Trời Vô Tưởng. Đây cũng có 3 loại:

Tự tánh: là vô phú vô ký Bổ-đặc-già-la: chỉ là tánh phàm phu, vì cõi kia không phải là các thánh giả.

Dấy khởi: Nghĩa là có thể dẫn phát tư duy về định vô tưởng, có thể diệt quả dị thục kia.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Mạng căn. Đây lại có bao nhiêu thứ?

Đáp: Dưa vào phần vị quyết định lúc trụ của dị thục do nghiệp đã dẫn để kiến lập mạng căn. Đây có 3 thứ: Nghĩa là định, bất định, Ái chẳng phải là Ái và chỗ an lâp như năm tháng số kiếp.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập chúng đồng phận? Đây lại có mấy thứ?

Đáp: Dựa nơi phần vị tương tự của các hữu tình để lập chúng đồng phận. Đây lại có ba thứ:

  1. Đồng phận của chủng lọai.
  2. Đồng phận của tự tánh.
  3. Đồng phận nuôi sống của sự nghiệp công xảo.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập sanh? Đây lại có mấy thứ?

Đáp: Dựa nơi phần vị hiện tại để kiến lập sanh. Đây lại có ba thứ:

  1. Sanh sát na.
  2. Sanh tương tục.
  3. Sanh của phần vị.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Già. Đây lại có ba thứ:

  1. Già của tánh khác.
  2. Già của chuyển biến.
  3. Già của thọ dụng.

Hỏi: Dựa nơi phần vị nào để kiến lập Trụ? Đây lại có bao nhiêu thứ?

Đáp: Tức dựa vào phần vị sanh để kiến lập Trụ. Đây lại có ba thứ:

  1. Trụ của sát na.
  2. Trụ của nối tiếp.
  3. Trụ của lập chế.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Vô thường? Đây lại có bao nhiêu thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị sanh khởi rồi hoại diệt để kiến lập Vô thường. Đây lại có ba thứ:

  1. Vô thường của Hoại diệt.
  2. Vô thường của chuyển biến.
  3. Vô thường của biệt ly.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập danh Thân? Đây lại có mấy thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị giả ngôn thuyết để kiến lập danh Thân.

Đây lại có ba thứ:

  1. Danh thân của giả nêu.
  2. Danh thân của vật thật.
  3. Danh thân của chỗ cùng hiểu rõ không hiểu rõ về thế gian. Như Danh thân, thì Cú thân, Văn thân, nên biết cũng thế.

Ở đây có sai biệt: Nghĩa là nêu rõ về Cú, giải thích về Cú, thuộc về âm vận, thuộc về chữ.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Tánh dị sanh? Đây lại có bao nhiêu thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị chưa sanh khởi tất cả Thánh pháp xuất thế gian để kiến lập Tánh dị sanh. Đây lại có ba thứ:

  1. Hệ thuộc cõi dục.
  2. Hệ thuộc cõi Sắc.
  3. Hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Lưu chuyển? Đây lại có bao nhiêu thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị nhân quả tương tục để kiến lập lưu chuyển.

Đây lại có ba thứ:

  1. Lưu chuyển lần lượt của sát na.
  2. Lưu chuyển lần lượt sanh.
  3. Lưu chuyển lần lượt thanh tịnh, nhiễm ô.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Định dị? Đây lại có mấy thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị của tướng pháp biệt để kiến lập định dị.

Đây lại có ba thứ:

  1. Định dị của Tướng.
  2. Định dị của Nhân.
  3. Định dị của Quả.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Tương ưng? Đây lại có mấy thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị tương xứng của nhân quả để kiến lập tương ưng. Đây lại có ba thứ:

  1. Tương ưng hòa hợp.
  2. Tương ưng của phương tiện.
  3. Tương ưng của đạo lý xứng đáng đã tạo ra.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Thế tốc? Đây lại có mấy thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị lưu chuyển nhanh chóng để kiến lập Thế tốc. Đây lại có ba thứ:

  1. Thế tốc của các Hành.
  2. Thế tốc của Sĩ dụng.
  3. Thế tốc của Thần thông.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập thứ lớp? Đây lại có bao nhiêu thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị lưu chuyển của mỗi mỗi Hành để kiến lập thứ lớp. Đây lại có ba thứ:

  1. Thứ lớp lưu chuyển của Sát-na.
  2. Thứ lớp lưu chuyển của nội thân.
  3. Thứ lớp lưu chuyển của sự tạo tác được thành lập.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Thời? Đây lại có mấy thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị của Hành tương tục không dứt để kiến lập Thời. Đây lại có ba thứ là quá khứ, hiện tại, vị lai.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập phương? Đây lại có mấy thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị thâu nhận các Sắc để kiến lập phương. Đây lại có ba thứ: trên, dưới, bên cạnh.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Số? Đây lại có bao nhiêu thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị nêu rõ về lượng bằng nhau của pháp để kiến lập Số. Đây lại có ba thứ: một số, hai số, nhiều số.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập Hòa hợp? Đây lại có mấy thứ?

Đáp: Dựa vào phần vị các Chi được tạo tác không thiếu để kiến lập Hòa hợp. Đây lại có ba thứ:

  1. Hòa hợp tập hội.
  2. Hòa hợp một nghĩa.
  3. Hòa hợp viên mãn.

Hỏi: Dựa vào phần vị nào để kiến lập không hòa hợp ? Đây lại có bao nhiêu thứ?

Đáp: Cùng trái với Hòa hợp, nên biết là không hòa hợp, hoặc về phần vị, hoặc về sai biệt.

Hỏi: ở trong các Uẩn, có mấy uẩn do nghĩa nào là có sắc?

Đáp: Tức do tánh ấy trở lại nói về Tánh ấy. Nghĩa tự tánh của Sắc là nghĩa có Sắc. Một uẩn là có Sắc.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là có kiến?

Đáp: Nghĩa đối tượng Hành của Nhãn. Một phần của một uẩn là có kiến.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là có đối?

Đáp: Lần lượt cùng tiếp xúc, căn cứ vào nghĩa của xứ sở và nghĩa thô lớn, là nghĩa có đối. Nghĩa thô lớn: Nên biết là xa lìa ba thứ vi tế. Ba thứ vi tế nầy như trước đã nói, nên biết. Một phần của một uẩn là có đối.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là Hữu lậu?

Đáp: Do nghĩa đã tùy theo thô trọng, không phải là sự đối trị các phiền não đã sanh. Một phần của tất cả là Hữu lậu.

Lại có nghĩa Hữu lậu: Tức nếu là xứ phiền não có thể sanh bốn thứ lỗi lầm, là nghĩa Hữu lậu. Những gì gọi là bốn thứ lỗi lầm? Đó là:

  1. Lỗi lầm do không tịch tĩnh.
  2. Lỗi lầm do trong ngoài biến dị.
  3. Lỗi lầm do phát khởi hành ác.
  4. Lỗi lầm do thâu nhận nhân.

Nên biết Lỗi lầm thứ nhất trói buộc chỗ tạo tác hiện hành. Lỗi lầm thứ hai là các phiền não đã tạo luôn theo đuổi các sự việc phiền não. Lỗi lầm thứ ba là chỗ tạo ra nhân duyên của phiền não. Lỗi lầm thứ tư là dẫn phát sự tạo tác của đời sau.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là Hữu vi?

Đáp: Theo nghĩa của nhân đã sanh cùng nên sanh, tất cả là Hữu vi.

Hỏi: Do nghĩa nào có bao nhiêu uẩn là hữu tránh?

Đáp: Do nghĩa phần nhiều thuận theo giận dữ, mặc sức mà chuyển.

Một phần của tất cả là hữu tránh.

Hỏi: Do nghĩa nào bao nhiêu mấy uẩn là vị hữu ái?

Đáp: Do nghĩa phần nhiều thuận theo Ái kiến, mặc sức mà chuyển.

Một phần của tất cả là vi Hữu ái.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là dựa nơi tham đắm?

Đáp: Do nghĩa phần nhiều thuận theo dục tham, mặc sức mà chuyển. Một phần của Hết thảy là dựa nơi tham đắm.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là thế gian?

Đáp: Do nghĩa là chỗ dựa của Hý luận. Một phần của hết thảy là thế gian.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là thuộc về Giới?

Đáp: Do nghĩa thế gian thuộc về ba cõi. Một phần của hết thảy là thuộc về Giới.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là quá khứ?

Đáp: Do nghĩa đã thọ dụng nhân quả. Tất cả là quá khứ.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là vị lai?

Đáp: Do nghĩa chưa thọ dụng. Tất cả là vị lai.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là hiện tại?

Đáp: Do nghĩa đã thọ dụng nhân, chưa thọ dụng quả. Hết thảy là hiện tại.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là nội?

Đáp: Do nghĩa sáu xứ cùng hệ thuộc nơi các uẩn kia. Một phần của một uẩn và toàn phần của bốn uẩn là nội.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là ngoại?

Đáp: là nghĩa trái với nội. Một phần của một uẩn là ngoại.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là thô?

Đáp: Do nghĩa tăng trưởng của tướng tích tụ không sáng sạch. Một phần của hết thảy là thô.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là vi tế?

Đáp: là nghĩa trái với thô. Một phần của tất cả là vi tế.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là kém?

Đáp: Do nghĩa vô thường, khổ, bất tịnh, nhiễm ô. Một phần của tất cả là kém.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là diệu?

Đáp: là nghĩa trái với kém. Một phần của hết thảy là diệu.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là xa?

Đáp: Do nghĩa nơi chốn đến đi, thời phương cách vượt. Một phần của tất cả là xa.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là gần?

Đáp: là nghĩa trái với xa. Một phần của tất cả là gần.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là hệ thuộc cõi dục?

Đáp: Do nghĩa sanh nơi cõi ấy, chưa được đối trị, hoặc được rồi, ra khỏi chỗ hiện hành của ba thời. Một phần của tất cả là hệ thuộc cõi dục.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: do nghĩa đã được sự đối trị thuộc cõi Sắc, hoặc nhập định của cõi ấy, hoặc lại sanh nơi cõi ấy, chưa được sự đối trị của cõi trên, hoặc được rồi, ra khỏi chỗ hiện hành của ba thời. Một phần của tất cả là thuộc về cõi Sắc.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Do nghĩa đã được sự đối trị thuộc cõi Vô sắc, hoặc nhập định của cõi ấy, hoặc lại sanh nơi cõi ấy, chưa được sự đối trị của cõi trên, hoặc được rồi, ra khỏi chỗ hiện hành của ba thời. Một phần của tất cả là thuộc về cõi Vô sắc.

Lại có sai biệt: Tức là nghĩa Tam-ma-địa cùng với Khinh an và quyến thuộc của Tam-ma-địa cùng pháp không thuộc về quả kia, là hệ thuộc cõi dục. Do nghĩa phiền não của Sắc, cùng với chỗ thuộc về trái với cõi dục, là hệ thuộc cõi Sắc. Do nghĩa lìa phiền não của Sắc, chỗ thuộc về cõi Vô sắc, nên biết là hệ thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là thiện?

Đáp: Do nghĩa có thể chiêu cảm quả báo vui nơi vị lai và nghĩa phiền não khổ đã vĩnh viễn đối trị, đoạn trừ. Một phần của tất cả là thiện.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là bất thiện?

Đáp: Do nghĩa có thể chiêu cảm quả báo khổ nơi vị lai, cùng có thể phát khởi các Hành ác. Một phần của tất cả là bất thiện.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là Vô ký?

Đáp: Do nghĩa cùng trái nhau với cả hai phần trên (Thiện, Bất thiện). Một phần của tất cả là Vô ký.

Lại có sai biệt: Tức là nghĩa lìa lỗi lầm và nghĩa tùy thuận đối trị về công đức, lỗi lầm, là Thiện. Nghĩa trái với đấy là bất thiện. Nghĩa cùng trái với hai nghĩa trên là Vô ký.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là học?

Đáp: Do nghĩa thiện của phương tiện học. Một phần của tất cả là học.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là vô học?

Đáp: Do nghĩa thiện của cứu cánh học. Một phần của tất cả là vô học.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là phi học phi vô học?

Đáp: Do nghĩa của pháp vô ký lìa hai thứ thiện, nhiễm ô hiện có đã nêu trước. Một phần của hết thảy là phi học phi vô học.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là do kiến đạo đoạn?

Đáp: Do nghĩa Trí hiện quán hiện quán về đế với chỗ nên đoạn trừ. Một phần của hết thảy là do kiến đạo đoạn.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là do Tu đạo đoạn?

Đáp: Do nghĩa từ sau hiện quán là Tu đạo đoạn. Một phần của tất cả là do Tu đạo đoạn.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là không đoạn?

Đáp: Do nghĩa hết thảy nhiễm ô đã đối trị, đã vĩnh viễn đoạn trừ và nghĩa đã đoạn. Một phần của tất cả là không đoạn.

Hỏi: Do nghĩa nào có mấy uẩn là Vô sắc v.v…?

Đáp: Do nghĩa trái với Sắc v.v… đã nói ở trước, nên biết là nghĩa của Vô sắc v.v…

Các loại như thế phải nên phân biệt về sự sai khác của các uẩn.

Hỏi: Như nói nghĩa tích tụ là nghĩa của uẩn. Vậy những gì gọi là nghĩa tích tụ?

Đáp: Nghĩa của Thể được vô số thứ kêu, gọi. Nghĩa cùng hợp lìa chuyển. Nghĩa một loại gồm chung, tóm lược. Nghĩa tăng ích tổn giảm.

Các nghĩa như thế gọi là nghĩa của tích tụ.

Hỏi: Do duyên nào Sắc uẩn được gọi là Sắc?

Đáp: Do nghĩa đối với các phương sở kia được gieo trồng tăng trưởng, và nghĩa biến hoại nên gọi là Sắc. Nghĩa biến hoại nầy lại có hai thứ:

  1. Nghĩa do tay v.v… xúc chạm nên biến hoại.
  2. Nghĩa vô số tướng sai biệt của phương xứ.

Hỏi: Do đâu bốn uẩn vô sắc được gọi chung là Danh?

Đáp: Do nghĩa thuận hướng đến vô số cảnh của đối tượng duyên. Do nghĩa dựa nơi ngôn thuyết gọi là phân biệt về vô số cảnh của đối tượng duyên, nên nói là Danh.

Hỏi: các uẩn thuộc về cái gì? Vì nghĩa gì nên kiến lập sự gồm thâu ấy?

Đáp: thuộc về tự tánh không phải là Tha tánh. Vì nhằm nhận biết rõ khắp về vô số tự loại, thế nên kiến lập.

Hỏi: các pháp tương ưng với cái gì? Vì nghĩa gì nên kiến lập tương ưng?

Đáp: tương ưng với tha tánh, không phải là tự tánh. Vì nhằm nhận biết rõ khắp về pháp có nhiễm không nhiễm, hoặc tăng hoặc giảm của tâm thanh tịnh dựa nơi tự tánh, thế nên kiến lập. Có một Sa-môn hoặc Bà-la-môn muốn khiến trong Danh chỉ Tâm là thật có, không phải là các Tâm sở. Điều nầy không hợp lý. Vì sao? Vì vừa nói các uẩn có năm thứ tánh không thành tựu.

Lại, nếu các vị kia cho vì phần vị sai biệt nên có năm tánh, thì chấp nơi phần vị sai biệt cũng có lỗi lầm. Vì sao? Vì các phần vị nầy lần lượt cùng hướng đến tác dụng sai khác, nên cho hoặc có hoặc không đều có lỗi. Nếu nói là có: thì do cùng khác tức nên có khác với Thể tánh của vật thật. Nếu nói là không: tức cho phần vị sai biệt là chẳng có gì cả.

Lại không nên cho như phần vị sai biệt của sáu Thức Thân. Vì sao? Vì do chỗ dựa, đối tượng duyên của sáu Thức Thân có sai biệt. Các phần vị nầy một xứ có thể đạt được là không hợp lý.

Hoặc cho là chuyển biến cũng không hợp lý. Vì sao? Vì đối với vật có sắc có thể chuyển biến, nên có được phần vị trước sau sai biệt, chẳng phải đối với vô sắc mà có, như sữa, lạc, sanh tô cùng khác.

Lại nhân duyên của Tâm không sai biệt, mà hành nơi phần vị sai biệt là không hợp đạo lý, đối với một sát na, tất không thể có được nhân duyên sai biệt khiến phần vị kia có sai biệt. Thế nên ông chấp nơi phần vị sai biệt là không hợp đạo lý, lại trái với giáo pháp.

Cho chỉ Tâm là thật có là không hợp đạo lý, là trái với những giáo pháp nào? Nghĩa là như Kinh nói: “Tham-Sân-Si cùng não hại, nhiễm ô nơi tâm khiến không giải thoát.” Hỏi: ở đây thì trái nhau ở chỗ nào? Đáp: nếu cho chỉ có Tâm thì cả hai không cùng có. Tức là Tham v.v… không nên dựa vào Thức. Nếu ông lại cho do Thức luôn ở trước, cũng không hợp lý, vì lỗi không sai biệt như trước đã nói.

Lại nữa, Kinh nói: “ Cùng sanh với Xúc là Thọ, Tưởng, Tư.” Lại nơi các Kinh khác nói: “Các pháp như vậy là luôn cùng hòa hợp, không phải là không hòa hợp” Nên không thể nói nêu các pháp như thế là có thể phân tích khiến càng dị biệt. Lại, đức Phật Thế Tôn vì muốn thành lập nghĩa hòa hợp nầy nên nói về dụ ánh sáng của đèn. Do đó không thể lìa chỗ cùng sanh kia mà nói hòa hợp. Tuy Kinh lại nói: sáu Giới như thế gọi là Sĩ phu, nhưng là “mật ý nêu bày” nên không có lỗi.

Hỏi: ở đây có mật ý gì? Đáp: chỉ nhằm làm rõ chỗ nói sắc động Tâm sở là chỗ dựa tối thắng. Nên biết đó gọi là mật ý của Kinh ấy. Lại có chỗ trái với Thánh giáo kia. Vậy có thể đạt được những Thánh giáo nào? Nghĩa là đức Thế Tôn nói ba thí dụ về Sữa, Lạc, Sanh tô. Hoặc có nơi chốn cho bốn đại chủng thô là Ngã. Hoặc có nơi chốn cho có ý của sắc sanh. Hoặc có nơi chốn cho tưởng vô sắc sanh. Ý của Kinh như thế há chỉ là đại chúng? Hoặc chỉ có Tâm, chỉ có Tưởng chăng? Vì vậy nên biết các Kinh như thế đều có mật ý. Nên Tâm cùng Tâm sở của bốn uẩn Vô sắc thuộc Danh lại cùng với đạo lý tương ưng thành tựu. Kệ thâu tóm nêu:

Năm thứ Tánh không thành
Phần vị sai, lỗi lầm
Nhân duyên không dị biệt
Cùng trái với Thánh giáo.

Như thế là đã quyết trạch (quyết đoán chọn lựa) về thiện xảo của tính chất sự uẩn, tính thiện xảo của sự giới nay sẽ quyết trạch.

Hỏi: những gì là Nhãn giới?

Đáp: nếu Nhãn chưa đoạn, hoặc lại đoạn rồi, mạng căn thâu nhận. Như Nhãn giới, cho đến ý thức giới và một phần của pháp giới, nên biết cũng vậy.

Hỏi: những gì là Sắc giới?

Đáp: Nếu sắc được sanh từ sự tăng thượng của Sắc ăn. Hoặc kia đối với đây làm tăng thượng, đó gọi là Sắc giới. Như Sắc giới, cho đến Xúc giới cũng thế.

Hỏi: mười tám giới nầy, bao nhiêu thứ là thật có, bao nhiêu thứ là giả có?

Đáp: Thật có: hoặc mười bảy, hoặc mười hai, sáu là một nên một là sáu. Đây là căn cứ nơi đạo lý thế tục để an lập.

Hỏi: nếu có Nhãn, cũng có Nhãn giới chăng? Nếu như có Nhãn giới thì cũng có Nhãn chăng?

Đáp: nên nêu ra bốn trường hợp:

1. Hoặc có Nhãn không phải là Nhãn giới. Nghĩa là Nhãn sau cùng của A-la-hán.

2. Hoặc có Nhãn giới không phải là Nhãn. Nghĩa là sanh nơi Giới có sắc, hoặc nhãn chưa sanh, hoặc sanh rồi mất. Hoặc không được Nhãn, hoặc Nhãn vô gián diệt. Hoặc các phàm phu sanh nơi cõi Vô sắc.

3. Hoặc có Nhãn cũng là Nhãn giới. Nghĩa là trừ từng ấy tướng.

4. Hoặc có không Nhãn cũng không Nhãn giới. Nghĩa là Nhãn của A-la-hán đã hoại mất, hoặc Nhãn không sanh. Hoặc sanh nơi cõi Vô sắc. Hoặc ở nơi giới Niết-bàn Vô dư y đã Bát-niết-bàn.

Như Nhãn giới, tất cả Nội giới tùy chỗ ứng hợp, nên biết cũng như thế.

Về Thân giới nên phân biệt. Nghĩa là không có trước nay thân không sanh. Phần còn lại theo chỗ ứng hợp nên nêu bày đầy đủ.

Đối với bốn ngoại giới, theo chỗ thích hợp cũng nên nói đủ.

Hoặc là Thanh, Thanh giới, lúc đang nêu, đánh, nên nói là cùng có. Nếu không nêu, đánh thì nên nói là gắn liền với giới khác, chỉ là Giới, không phải là âm thanh.

Hỏi: mười tám Giới nầy, bao nhiêu thứ là đồng phận, bao nhiêu thứ là Bỉ đồng phận?

Đáp: Có Nhãn giới của Thức gọi là đồng phận. Nhãn giới còn lại gọi là Bỉ đồng phận. Như Nhãn giới, cho đến Thân giới cũng vậy. Chỉ trong các giới nội thuộc về Căn, suy lường về đồng phận, Bỉ đồng phận, không phải ở trong các giới ngoại như Sắc v.v… Nên biết, các pháp có đối tượng duyên của pháp giới được nói như Tâm giới. Các pháp không có đối tượng duyên, được nói như Sắc v.v…

Hỏi: Bao nhiêu giới hợp mà có thể giữ lấy? Bao nhiêu giới không hợp mà có thể giữ lấy?

Đáp: sáu thứ hợp, có thể giữ lấy, bốn thứ không hợp mà có thể giữ lấy, năm thứ cùng phần ít của một thứ không phải có thể giữ lấy. Một Giới hoặc hợp, không hợp, cả hai cùng có thể giữ lấy.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ là đối tượng giữ lấy, không phải là chủ thể giữ lấy? Bao nhiêu thứ cũng là chủ thể giữ lấy, cũng là đối tượng giữ lấy?

Đáp: Tất cả đều là đối tượng được giữ lấy. Nghĩa là năm thứ cùng phần ít của một thứ chỉ là đối tượng được giữ lấy. Mười hai thứ và phần ít của một thứ cũng là chủ thể giữ lấy.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ do trợ bạn nên có thể giữ lấy? Bao nhiêu thứ là riêng có thể giữ lấy?

Đáp: mười thứ và phần ít của một thứ là do trợ bạn nên có thể giữ lấy. Một thứ và phần ít của một thứ là riêng có thể giữ lấy.

Hỏi: Bao nhiêu thứ chỉ hệ thuộc cõi dục? Chỉ hệ thuộc cõi Sắc? Chỉ hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Bốn thứ chỉ hệ thuộc cõi dục. Chỉ hệ thuộc cõi Sắc và Vô sắc đều không có.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ chỉ hệ thuộc cõi dục cõi sắc? Bao nhiêu thứ chỉ hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc?

Đáp: có mười một thứ chỉ hệ thuộc cõi dục, cõi sắc. Chỉ hệ thuộc cõi Sắc, Vô sắc là không có.

Hỏi: Có bao nhiêu thứ hệ thuộc chung nơi ba cõi?

Đáp: Ba thứ.

Hỏi: Bao nhiêu thứ là chấp thọ? Bao nhiêu thứ không phải là chấp thọ?

Đáp: năm thứ là chấp thọ. Năm thứ chấp thọ chẳng phải là chấp thọ. Số còn lại hoàn toàn là phi chấp thọ. Vì sao? Vì do lìa nơi khả năng chấp thọ còn lại kia, thì chấp thọ đối với pháp kia là không thể được.

Thế nào là vô số Giới? Nghĩa là mười tám giới, lần lượt có tánh của tướng khác.

Thế nào là không phải một Giới? Tức vô lượng hữu tình của các Giới kia có vô số sai biệt nơi tánh của chỗ dựa, trụ.

Thế nào là vô lượng Giới? Nghĩa là gồm chung hai thứ kia, gọi là vô lượng giới. Như đức Phật Thế Tôn ở trong Tụ-Ác-xoa, nói: “ Ta ở trong các Giới, trọn không nêu rõ về Giới có biên vực.” Tụng nêu:

“Những gì tánh thật có
Bốn cú và đồng phận
Giữ giới, chấp thọ, trái
Vô số chẳng phải một.”

Hỏi: những gì là nghĩa của Giới?

Đáp: Nghĩa của Nhân, của chủng tử, của Bản tánh, của Chủng tánh, nghĩa của vi tế, của nhận giữ là nghĩa của Giới.

Hỏi: Do nơi nghĩa nào, Niết-bàn, Hư không cũng gọi là Giới?

Đáp: Do nghĩa pháp kia có thể nắm giữ khiến khổ không sanh, có thể duy trì lực dụng vận động như thân, nhãn v.v…

Hỏi: Vì để hiểu bày nghĩa gì mà kiến lập Giới?

Đáp: Vì để hiển bày nghĩa nhân duyên cùng hiển bày nghĩa thọ dụng của Căn, Cảnh, nên kiến lập Giới.

Hỏi: mười tám Giới nầy do cái gì để phân biệt?

Đáp: nếu lược nói, nên biết là do sáu thứ:

1. Giới pháp: Nghĩa là pháp như Nhãn v.v… thì có Giới như Nhãn v.v…

2. Giới tịnh: Nghĩa là các Giới hiện có của Bổ-đặc-già-la trụ chủng tánh.

3. Giới bản tánh: Tức như đã nói về mười tám Giới. Từ vô thủy đến giờ, và nơi các đời về sau thì tánh ấy luôn thành tựu. Lại, Bổ-đặcgià-la trụ chủng tánh, chẳng trụ chủng tánh, từ vô thủy đến nay có pháp Niết-bàn, pháp không Niết-bàn, tánh ấy luôn thành tựu.

4. Giới huân tập: Nghĩa là các Giới nầy, trước đã được huân tập pháp tịnh, bất tịnh, nên ở trong sanh tử được tánh hơn kém, sanh nhân Niết bàn.

5. Giới đã cho quả: Tức các Giới nầy chiêu cảm quả đã diệt.

6. Giới chưa cho quả: Nghĩa là các Giới nầy chưa chiêu cảm được quả hoặc diệt hoặc chưa diệt.

Như vậy là lược nói về các Giới có sáu thứ để phân biệt. Nếu nói rộng thì có vô lượng.

Hỏi: mười tám Giới nầy, bao nhiêu thứ là có Sắc, bao nhiêu thứ là Vô sắc, cho đến bao nhiêu thứ là không đoạn?

Đáp: Như trước đã nói về phần tương ưng, thuận theo đấy mà kiến lập.

Hỏi: Như nói: mắt thấy các sắc, cho đến ý biết rõ các pháp. Vậy mắt v.v… nầy là “người thấy” cho đến là “người hiểu rõ” chăng? Hay là do Thức kia?

Đáp: Căn cứ nơi đạo lý Thắng nghĩa thì không phải là Mắt v.v…

cũng không phải là Thức kia. Vì sao? Vì tự tánh của các pháp là do các duyên sanh, là sát na diệt, là không có tác dụng. Căn cứ vào đạo lý thế tục, thì mắt v.v… là tối thắng nên có thể ở nơi sắc kia lập “người thấy” v.v… Vì sao? Vì nếu có các căn như Mắt v.v… thì Thức mới quyết định sanh không có thiếu giảm. Hoặc có Thức hiện hành không phải là căn như mắt v.v…, hoặc thiếu không thiếu, đều có thể đạt được. Ở đây, nghĩa thật chỉ ở nơi “thấy” v.v… nên nói “người thấy” v.v…

Hỏi: mười tám Giới nầy, có bao nhiêu thứ lần lượt tuyên thuyết về nhân duyên? Đây lại là những gì?

Đáp: lược có hai thứ:

  1. Ba thứ lần lượt tuyên thuyết về nhân duyên.
  2. Sáu thứ lần lượt tuyên thuyết về nhân duyên.

– Thế nào là ba thứ lần lượt nêu rõ về nhân duyên? Nghĩa là chỗ dựa, cảnh giới, cùng dựa sai biệt. Vì sao? Vì do Thức cùng với Căn đồng nghĩa của một xứ nên nói là “dựa nơi cảnh giới”, là nghĩa của đối tượng duyên nên cũng gọi là dựa.

– Thế nào là sáu thứ lần lượt nêu rõ về nhân duyên?

Nghĩa là đối tượng hành kia có nhiều sai biệt, luôn luôn hành, nên trước nói về mắt vv là nhân duyên thứ nhất.

Lại, tùy theo tập tục của thế gian chuyển biến nên nói về thứ lớp kia. Do các thế gian trước cùng gặp nhau, tiếp đến là cùng hỏi han an ủi nhau, nên tiếp theo là bày biện các thức ăn uống. Sau đấy, hết ngày là đến đêm, sắp đặt, dọn trải những thứ ngọa cụ mềm mại đẹp đẽ, các chăn nệm gối đủ loại, có các thị nữ hầu hạ, là nhân duyên thứ hai.

Lại, do vui mừng sai khác làm chỗ dựa nên lần lượt tuyên thuyết, là nhân duyên thứ ba.

Lại, do sự thọ nhận thuộc về phần trang sức nơi thân không giống nhau nên lần lượt nêu bày. Những kẻ thọ dục tất dùng An-thiện-na v.v… (một loại thuốc dùng cho mắt) trước trang điểm nơi lông mày, mắt, tiếp theo là dùng các thứ vòng ngọc báu trang sức nơi tai, không phải nơi các căn khác. Đó là nhân duyên thứ tư.

Lại, dựa vào các việc như tạo nghiệp, ăn uống, tập dục v.v…, nên lần lượt nêu bày. Do các chúng sanh đều trước là dựa vào hai nghiệp thân ngữ hoặc tịnh hoặc bất tịnh tạo phương tiện để dốc tìm cầu, tiếp theo ăn theo lối đoạn thực, đã no say rồi thì học gần gũi các dục. Đó là nhân duyên thứ năm.

Lại, do sự tạo nghiệp sai biệt thâu nhận, nên lần lượt tuyên thuyết. Vì sao? Vì do mắt có thể trông thấy vô số các sắc, tới lui không lỗi, uy nghi không loạn, ghi, biết thân kẻ khác từng thấy hay không thấy. Và trong hàng thân, oán, biết rõ về nơi chốn, nêu bày về kẻ khác, khởi tưởng ngôn thuyết. Thấy các loại vui chơi như vũ nhạc, đấu vật vv, thọ nhận khắp vô số các thứ vui thích của thế gian nuôi lớn “y thân”. Các loại như thế có vô lượng tác nghiệp của Nhãn giới. Do tai có thể nghe đủ loại âm thanh, nhân đấy tỏ ngộ vô số nghĩa lý nói về thiện, nói về ác, dấy khởi các ngôn luận. Nhân nghe vô số âm thanh vui vi diệu, thọ nhận rộng đủ các loại hỷ lạc của thế gian nuôi lớn “y thân”. Các loại như vậy đều có tác nghiệp của Nhĩ giới. So với trước là hẹp, kém.

Tỷ giới có thể ngửi vô số các mùi hương, tìm hương mà đến, thọ nhận mọi vui mừng nuôi lớn “y thân”. Những loại như thế, là có tác nghiệp của Tỷ giới, đối với trước là hẹp, kém.

Thiệt giới có thể nếm đủ các thứ vị, thọ nhận các thứ hỷ lạc nuôi lớn “y thân”. Các loại như vậy đều có tác nghiệp của Thiệt giới, đối với trước là hẹp, kém.

Thân giới có thể tiếp xúc vô số sự xúc chạm, thọ nhận các thứ vui thích, tuy có thể nuôi lớn “y thân”, nhưng các vật dụng tạo nên an lạc kia, hoặc nơi một lúc lại bị tổn hại. Các loại như vậy đều có tác nghiệp của Thân giới. Hết sức là hẹp, kém. Đó gọi là lần lượt tuyên thuyết về nhân duyên thứ sáu.

Ở trong sáu thứ nhân duyên sai biệt như  Mắt vv, ý hiện hành khắp nên được nêu rõ sau cùng, được gồm thâu trong thứ lớp nhân duyên như thế. Tụng nêu:

Rất nhiều thuận thế tục
Hỷ lạc và trang nghiêm
Tùy hai thứ tạo nghiệp
Nên thứ lớp tuyên thuyết.

Lại nữa, mười tám Giới nầy nên biết có thể thâu gồm tất cả giới khác đã được nói trong Kinh.

Hỏi: Người sanh nơi cõi sắc, ở nơi cảnh giới mà được lìa dục, do đâu lại sanh hai giới Tỷ, Thiệt?

Đáp: Vì khiến cho Thân là chỗ dựa được đoan nghiêm. Lại, trong cõi sắc, đối với hai thứ ấy là chưa lìa dục.

Hỏi: Sanh nơi Tĩnh lự thứ hai, hoặc sanh nơi địa trên, hoặc có Tầm có Tứ, Thức như Nhãn v.v… hiện tiền. Vì sao địa nầy không Tầm không Tứ hoặc không hiện tiền. Vì sao nơi địa kia các căn có sắc, có thể lãnh nhận cảnh giới của địa ấy?

Đáp: Do chủng tử của các Thức có Tầm có Tứ theo đuổi Tam-mađịa không Tầm không Tứ, nên từ địa kia khởi rồi thì ở đây được hiện tiền. Lại, ở đây khởi rồi thì khi Thức hiện hành, lại bị sự theo đuổi của chủng tử đối với Tam-ma-địa không Tầm không Tứ. Thế nên địa nầy không phải hoàn toàn là không Tầm không Tứ. Do Hữu tình kia đối với các tầm tứ, vì tánh lìa dục mà ly dục, nên địa kia tuy gọi là không Tầm không Tứ, sự việc lại hiện hành ấy cũng không có lỗi.

Hỏi: Do đâu, Nhãn giới, Nhĩ giới, Tỷ giới,  đều sanh hai phần, chứ không phải là Giới khác?

Đáp: Vì khiến cho chỗ nương dựa được đoan nghiêm.

Hỏi: Mắt, Tai và Mũi, lúc các Thức sanh là dựa nơi hai phần. Vậy nên nói là một hay nên nói là hai?

Đáp: Nên nói chỉ là một. Vì sao? Vì nếu một phần kia không bị chướng ngại, không hoại, thì Thức sanh sáng tỏ. Nếu một phần ấy có chướng ngại, hoặc lại bị hoại mất, thì Thức sanh không sáng tỏ. Lại, Thức không phải là Sắc, nên không có nghĩa như sắc, do phương sở khác biệt thành hai phần.

Hỏi: Mắt cùng với Nhãn Thức, nếu là nhân quả thì vì sao cùng có? Nếu là cùng có, thì vì sao được thành hai tánh nhân quả?

Đáp: Thức dựa nơi Mắt sanh, chẳng phải như đạo lý nhân quả của việc gieo mầm. Vì sao? Vì mắt cùng với Nhãn thức không phải là chánh nhân sanh, chỉ là nhân kiến lập, thế nên hai thứ ấy cùng thời mà có tánh nhân quả thành tựu. Cũng như đạo lý ánh sáng của ngọn đèn cháy sáng. Như Mắt cùng với Nhãn thức, Tai mũi lưỡi Thân cùng với các Thức kia nên biết cũng như thế. Nếu khác với đây, tuy có tự chủng nhưng không chỗ dựa, nên các Thức như Nhãn v.v… không thể sanh.

Hỏi: Nếu ở nơi cõi dục hoặc sanh hoặc trưởng, nên nói là Nhãn giới quyết định chuyển chăng?

Đáp: Quyết định chuyển. Như Nhãn giới, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân giới, Nhãn, Nhĩ, Thân Thức giới cũng vậy. Trừ Hương giới, Vị giới cùng với Thức giới kia, hết thảy giới còn lại cũng quyết định chuyển.

Ở nơi cõi Vô sắc hoặc sanh hoặc trưởng, trừ ý giới pháp giới, ý thức giới, định còn lại không chuyển, chỉ trừ các sắc đạt được tự tại, nên biết ba cõi đối với pháp ấy định chuyển.

Sự giới thiện xảo, như uẩn thiện xảo, cũng nên tuyên thuyết như Tụng đã nêu. Như Giới thiện xảo, Sự xứ thiện xảo, Tụng nêu tóm lược nên biết cũng thế.

Thế nào là Nhãn xứ? Nghĩa là như mắt đã được không bỏ, nơi Thể Vô gián không phải là pháp đoạn diệt.

Như tướng của Nhãn xứ thì tự tánh của xứ khác nên biết cũng vậy.

Hỏi: Xứ, Xúc xứ có sai biệt gì?

Đáp: Xứ như trước đã nói. Xúc xứ: Nghĩa là cùng với Xúc cùng kết hợp, hoặc có thể dẫn phát các Xúc không gián đoạn, tùy thuận các Xứ hiện có nơi Xúc.

Hỏi: Hoặc Nhãn cũng là Xứ chăng? Nếu là Xứ thì cũng là Nhãn chăng?

Đáp: Có Nhãn không phải là Xứ, nghĩa là nếu Nhãn đã được, không bỏ, nhưng là pháp đoạn diệt vô gián.

Có Xứ không phải là Nhãn, nghĩa là Xứ còn lại an trụ nơi tướng Xứ. Có trường hợp cũng là Nhãn cũng là Xứ, nghĩa là hoặc Nhãn đã được không bỏ, cũng không phải là pháp đoạn diệt vô gián.

Có trường hợp không phải là Nhãn, không phải là Xứ, nghĩa là hoặc Nhãn không được, hoặc được rồi bỏ, cùng với Nhĩ v.v… không trụ nơi tướng của Xứ.

Hỏi: Hoặc Xứ cũng là Xúc xứ chăng? Nếu là Xúc xứ cũng là Xứ chăng?

Đáp: Các Xúc xứ tất là Xứ. Có Xứ không phải là Xúc xứ. Nghĩa là Mắt v.v… không cùng với Xứ hợp, cũng lại không thể dẫn phát Xúc vô gián, nhưng chẳng phải là pháp đoạn diệt vô gián. Nếu ở nơi cõi sắc, mũi lưỡi hiện có hoặc sanh hoặc trưởng, hoặc Hữu tình sanh trong cõi trời Vô tưởng, các căn hiện có, vào hết thảy thời, nên biết tất định không phải Xứ.

Hỏi: Xứ gọi là nghĩa gì? Vì nhằm hiểu bày nghĩa gì mà kiến lập Xứ?

Đáp: Nghĩa môn sanh trưởng của các Tâm, Tâm sở. Nghĩa duyên, Nghĩa phương tiện, Nghĩa tánh hòa hợp, Nghĩa đối tượng được nương dựa, Nghĩa xứ cư trú, do gọi là Nghĩa của Xứ. Vì nhằm hiển bày chỉ rõ nghĩa của ba thứ duyên là đẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên, nên kiến lập Xứ.

Phân biệt rộng về Xứ cùng thứ lớp, theo chỗ ứng hợp, như Giới nên biết.

Lại, đức Thế Tôn nói có tám Thắng xứ, nói rộng như nơi Kinh. Mười Biến xứ cũng như thế. Lại có bốn Xứ là Xứ không vô biên v.v… Lại có hai Xứ, là Xứ Vô tưởng, Xứ phi tưởng phi phi tưởng. Các pháp như thế là nói về tên của Xứ. Như đã nói về tướng, theo chỗ thích hợp đều thuộc về mười hai Xứ. Lại, chỗ nương dựa của Xứ, như Giới nên biết.

Lại nữa, thế nào gọi là pháp duyên sanh? Nghĩa là không có chủ tể, không có người tạo ra, không có người thọ nhận, không tự tác dụng, không được tự tại. Nhờ nhân mà sanh, dựa vào các duyên mà chuyển, vốn không mà có, có rồi tán diệt. Chỉ là pháp được hiển bày, chỉ là pháp là chủ thể làm thấm nhuần, chỉ là pháp đối tượng được thấm nhuần, thuộc về sự nối tiếp. Các tướng như thế gọi là pháp duyên sanh. Nên biết ở đây, nhân gọi là duyên khởi, quả gọi là duyên sanh. Vô minh , tùy miên nầy không đoạn Hữu. Vô minh kia trói buộc Hữu. Vô minh nầy trói buộc sanh. Các Hành kia chuyển. Chủng tử của các Hành như thế không đoạn nên các Hành được sanh. Các Hành sanh nên có được Thức chuyển. Như thế, các chi duyên khởi còn lại, theo đạo lý lưu chuyển, như chỗ ứng hợp nên biết cũng vậy.

Nên biết, chi Hữu, Sanh và Lão tử là pháp giả có. Các chi còn lại là pháp thật có.

Lại, do năm tướng nên kiến lập Duyên khởi có sai biệt. Những gì là năm?

  1. Chốn dựa của nhân dẫn các khổ.
  2. Chốn dựa của nhân sanh các khổ.
  3. Nhân dẫn các khổ.
  4. Nhân sanh các khổ.
  5. Các khổ sanh khởi.

Chốn dựa của nhân dẫn các khổ: Nghĩa là ở trong hiện pháp, danh

sắc làm duyên sanh khởi sáu Xứ không đoạn không biết. Đây là đối tượng duyên cùng chỗ dựa. Hết thảy hàng phàm phu, nơi tự thể bên trong sanh khởi ngu tối. Đó gọi là Vô minh. Vô minh duyên nên tiếp sau là các Hành, cho đến thời sau có Xúc duyên thọ. Ở đây, sáu Xứ gọi là chốn dựa của Nhân dẫn cho Vô minh v.v…

Chốn dựa của nhân sanh các khổ: Nghĩa là các hàng phàm phu, ở trong hiện pháp, cho Xúc làm duyên nên các Thọ sanh khởi. Đây là chốn dựa. Đối với cảnh giới bên ngoài, phát khởi các Ái. Do Ái làm duyên nên tiếp sau có Thủ. Thủ làm duyên nên tiếp sau có Hữu. Như vậy, ba thứ nhân sanh như Ái, dùng Xúc duyên Thọ làm chốn dựa.

Nhân dẫn các khổ: Nghĩa là Vô minh duyên Hành, cho đến Xúc duyên Thọ. Trong hiện pháp, Thức làm đối tượng được huân tập của nghiệp phước, phi phước và bất động. Chỗ theo đuổi của chủng tử càng về sau có thể dẫn khởi sanh lão tử khổ của Thân Thức v.v… khác nơi vị lai. Thế nên nói đây là Nhân dẫn của các khổ kia.

Nhân sanh các khổ: Nghĩa là Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu. Đó gọi là nhân sanh của các khổ nơi vị lai. Tức chỗ tạo nghiệp từ đời trước là phiền não thâu nhận, sanh nơi đời vị lai dẫn đến hiện tiền, nên biết gọi là Hữu.

Các khổ sanh khởi: Nghĩa là Hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Như vậy gọi là các khổ sanh khởi. Tức Thức, danh sắc, sáu Xứ Xúc, Thọ, tánh của chủng tử trước, lúc tùy theo chỗ dựa, từng được mang tên Nhân dẫn của các khổ. Nay đã cho quả là sanh, lão tử lại được mang tên khổ.

Lại nữa, nên biết Vô minh là đối tượng được đối trị của Trí, riêng có Tâm sở che giấu làm tánh, chẳng phải chỉ là minh không, cũng chẳng phải là tà Trí. Vì sao? Vì nếu Vô minh kia chỉ là minh không có thì lẽ ra không thể lập phẩm Hạ trung thượng, do pháp vô tánh đều không có phẩm hạ trung thượng dị biệt. Lại không thể lập Tùy miên Vô minh cùng với Triền có sai biệt, do pháp vô tánh, nơi tất cả thời, tướng ấy tương tự hiện tiền tùy chuyển không thể kiến lập. Lại, tâm thiện, nhiễm, vô ký của hàng phàm phu, nơi tất cả xứ thường lìa Huệ sáng. Nếu vô tánh ấy là vô minh, thì lẽ ra hết thảy Tâm đều là nhiễm ô.

Lại, pháp vô tánh không phải thuộc về Hữu vi, không phải thuộc về Vô vi. Đã không phải thuộc về Hữu vi, Vô vi, thì không thể là nhiễm cũng không là tịnh.

Lại, ở trong chỗ nối tiếp của Tâm lìa minh, nên nơi tất cả thời, minh không thể khởi. Lại không nên nói Vô minh diệt nên minh được sanh khởi. Vì sao? Vì không có pháp không mà có thể diệt.

Nếu chỉ tà trí là Vô minh: thì trừ các Trí thuộc Huệ sáng, tất cả Trí khác đều là Tà trí chăng? Vì chỉ Trí của tánh tà chấp nhiễm ô là tà Trí? Vì các phiền não tương ưng với Tà trí là tà Trí chăng? Nếu nói Trí đầu là Tà trí: thì Trí trong sự nối tiếp của tất cả hàng phàm phu đều nên là tà Trí. Hoặc thiện hoặc Vô ký, ở đây là không hợp đạo lý.

Nếu chỉ Trí của tánh tà chấp nhiễm ô là Tà Trí: thì lẽ ra chỉ năm kiến Tát-ca-da v.v… gọi là Trí của tánh nhiễm. Ở đây, không biết rõ đúng như thật về Hành tướng, đó gọi là Vô minh. Do có không nhận biết rõ như thật về Hành, nên tà chấp nơi sự tướng, đó gọi là kiến. Nghĩa là Tát-ca-da-kiến, do lực của Vô minh, nên chấp ngã, ngã sở. Các kiến khác, như vậy đều ở nơi sự của mình, tà chấp về Hành chuyển. Nhưng các kiến kia không lìa ngu si. Do si cùng với hành tướng của kiến đều khác, thế nên Trí của tánh năm nhiễm ô nầy, gọi là Vô minh là không hợp đạo lý.

Lại, nếu Vô minh cùng với tướng của các kiến không sai biệt thì đức Thế Tôn, ở trong bảy Tùy miên, ngoài Vô minh, đã lập Tùy miên kiến.

Lại, Phật Thế Tôn, từng không một xứ, đối trên các kiến, chỉ rõ tên gọi Vô minh.

Nếu các phiền não tương ưng với Tà Trí là Vô minh: Thì năm thứ Tà kiến như Tát-ca-da v.v… Trí là tự tánh. Thể của Trí không hai cùng có tương ưng, tức là các kiến nên cùng với Vô minh thường không tương ưng.

Lại, nếu sức của phiền não như tham v.v… khiến Trí tương ưng thành tánh ngu si, thì lẽ ra lực tăng thượng như Tham v.v… nên có ngu si, không phải là si tăng thượng. Si là đứng đầu, dẫn dắt, nên có tất cả phiền não như tham v.v…

Lại nên có thể nói, như Huệ tương ưng với các phiền não khác, do tương ưng nên thành nhiễm ô, không phải là tự tánh của pháp ấy, không phải là Thể ngu si có thể thành tánh Si.

Lại như các tâm tâm sở tương ưng với các phiền não khác, không phải là tánh của phiền não, do đó nên biết riêng có Vô minh là tánh của tâm sở cùng tương ưng với Tâm. Như đức Thế Tôn nói: Hành có ba thứ là Thân Hành, Ngữ Hành và Ý Hành. Nên biết ở đây gió của hơi thở ra vào gọi là Thân Hành. Gió là đứng đầu dẫn dắt nên Thân nghiệp chuyển. Nghiệp được tạo tác do thân cũng gọi là Thân Hành.

Do ngu tối nên trước khởi thuận theo gió của thân nghiệp rồi, sau

đấy mới khởi Thân nghiệp nhiễm ô. Như hơi thở vào ra có thể khởi Thân nghiệp nên gọi là Thân Hành. Như thế, Tầm Tứ cùng với các Ngữ nghiệp cùng gọi là Ngữ Hành. Thọ, Tưởng cùng với ý nghiệp cùng gọi là Ý Hành. Như vậy, tất cả nói chung là Thân Hành, Ngữ Hành, Ý Hành. Các Hữu tùy sanh nơi Giới nào, địa nào. Nên biết chi Hữu tức thuộc về đây.

Lại nữa, trong mười hai chi thuộc về hai nghiệp, là Hành và Hữu. Ba phiền não gồm thâu là Vô minh, Ái và Thủ. Nên biết các chi còn lại đều thuộc về Sự. Lại, trong hai nghiệp thì thứ nhất là thuộc về Dẫn nghiệp, tức là Hành. Nghiệp sau là thuộc về Sanh nghiệp, tức là Hữu. Trong ba phiền não thì thứ nhất có thể phát khởi Dẫn nghiệp, nghĩa là Vô minh. Thứ hai có thể phát khởi Sanh nghiệp, nghĩa là Ái, Thủ. Trong các chi còn lại thuộc về Sự, hai chi là thuộc về chi khổ của vị lai, tức Sanh, Lão Tử. Năm chi thuộc về nhân khổ của vị lai, nghĩa là trong hiện pháp từ Hành duyên Thức cho đến Xúc duyên Thọ. Lại, năm chi cũng tức thuộc về chi khổ của hiện tại. Do nhân của đời trước nay được sanh khởi, thuộc về dị thục của quả. Nghĩa là Thức, Danh sắc, Lục xứ, Xúc, Thọ. Lại, năm chi thuộc về quả của hiện tại cùng hai chi thuộc về quả của vị lai, gọi chung là duyên khởi thuộc về Quả. Nên biết các chi còn lại là Duyên khởi thuộc về Nhân.

Lại nữa, Vô tri (không hiểu biết) lược đối với năm xứ là Nhân có thể sanh:

  1. Có thể sanh nghi.
  2. Có thể sanh Ái.
  3. Có thể sanh tin phi xứ.
  4. Có thể sanh kiến.
  5. Có thể sanh Tăng thượng mạn.

Vô tri hiện có đối với biên vực trước là có thể sanh nghi. Nghĩa là nghi như vậy: Ta đối với quá khứ là từng có chăng? Là từng không có chăng? Các nghi như vậy ở ba đời chuyển, như Kinh đã nói rộng. Quá khứ gọi là biên vực trước. Vị lai gọi là biên vực sau. Đối nơi đời vị lai là biên vực trước. Hoặc nghi về quá khứ, nên biết nghi nầy do Vô tri của biên vực trước sanh ra. Nếu nghi về vị lai, nên biết nghi nầy do Vô tri của biên vực sau sanh. Hoặc đối với bên trong nghi hoặc: Nơi đây, các gì là hiện có? Ta là ai? Nay, hữu tình nầy từ đâu mà đến? Ở đây chết rồi sẽ đi đến nơi nào? Nên biết nghi nầy do Vô tri của biên vực trước sau sinh ra.

Lại, Vô tri đối với bên trong, Vô tri đối với bên ngoài, Vô tri đối

với trong ngoài, nên biết là có thể sanh Ái của trong ngoài vv cùng Ái của đời sau, Ái của hỷ tham cùng hành, Ái của các thứ Hỷ lạc kia. Lại, nếu “Vô tri” đối với nghiệp, Vô tri đối với dị thục, Vô tri đối với dị thục của nghiệp, các Hữu tình nầy do đối với nghiệp tự tạo Vô tri làm duyên, nên ở trong các nơi chốn không chính đáng như cõi Trời Lỗ-đạt-la, Tỳsắt-nô, Thế chủ v.v… sanh Thắng giải sai lạc, quy y kính tin. Lại, nếu “Vô tri” đối với Phật v.v…, cho đến “Vô tri” đối với Đạo, nên biết là có thể sanh khởi các kiến chấp. Vì sao? Vì do đối với Tam bảo và Tứ đế không thông tỏ đúng đắn, tức có thể sanh khởi sáu mươi hai thứ kiến chấp. Khởi kiến chấp như thế, lập luận như thế, cho là không có bố thí, thọ nhận, cho đến nói rộng về các tà kiến hiện có.

Lại, nếu “Vô tri” đối với nhân, Vô tri đối với pháp thiện bất thiện do nhân sanh ra, nói rộng như nơi Kinh. Do Vô tri nầy nên ở trong con đường đi đến cõi thiện, ở trong phương tiện đi tới nẻo thiện, sinh tăng thượng mạn. Vì sao? Vì do đối với các pháp thiện, bất thiện, đối với quả yêu thích, không yêu thích, không nhận biết đúng như thật. Ở trong các phương tiện sai lầm, như tự nhịn đói, nhảy vào lửa, lao mình từ nơi núi cao xuống v.v… khởi tưởng phương tiện, hành các việc như vậy để cầu sanh thiên.

Lại, Vô tri hiện có ở trong sáu Xúc xứ không thông đạt đúng như thật, nên đối với việc chứng đắc quả Sa-môn khởi tăng thượng mạn. Vì sao? Vì do thật sự không có Trí thông tỏ đúng như thật nơi sáu Xúc xứ mà sanh tăng thượng mạn. Nên biết ở đây, hoặc khởi tăng thượng mạn đối với phương tiện sanh Thiên, hoặc khởi tăng thượng đối với quả Samôn, hợp chủng cả hai gọi là Tăng thượng mạn. Như thế Vô minh có thể sanh năm thứ tạp nhiễm:

  1. Tạp nhiễm về Nghi.
  2. Tạp nhiễm về Ái.
  3. Tạp nhiễm về Tín giải.
  4. Tạp nhiễm về Kiến.
  5. Tạp nhiễm về Tăng thượng mạn.

Do tạp nhiễm về nghi tạo tạp nhiễm, nên hết thảy hàng phàm ngu đều khởi nghi hoặc, tin thuận nơi kẻ khác, dẫn theo nẻo khác, nên ở trong hiện pháp thọ nhiều khổ não, không trụ nơi an ổn.

Do tạp nhiễm về Ái tạo tạp nhiễm nên dẫn khởi mọi thứ khổ lớn như lão bệnh tử v.v… của đời sau.

Do tạp nhiễm về tín giải tạo tạp nhiễm, nên hoặc cho là không nhân hoặc cho là nhân không bình đẳng như Trời Tự Tại v.v… là nhân chánh, bác bỏ cho không có tất cả sĩ dụng, theo những tin hiểu sai lầm như vậy mà trụ.

Do tạp nhiễm về kiến tạo tạp nhiễm, nên tùy ý tạo tác hết thảy hành ác, có thể chiêu cảm lấy khổ của các nẻo ác nơi vị lai.

Do tạp nhiễm về tăng thượng mạn tạo tạp nhiễm nên khiến cho lực định của sĩ phu không có quả hoặc quả khác.

Lại, Duyên khởi thiện xảo nầy như nơi Phần Bản địa đã phân biệt rộng nên có một số chi tiết ở đây không lập lại.