DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN

SỐ 1579

QUYỂN 24

Tác giả: Bồ tát Di Lặc giảng thuật, Bồ tát Vô Trước ghi.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Địa thứ 13: Địa Thanh Văn,
Phần 4: Xứ Du Già Thứ 1
Phần 3: Địa Xuất Ly (3)

Lại nữa, đầu đêm cuối đêm thường xuyên năng tu tập tỉnh giấc về Du già: Thế nào là đầu đêm? Thế nào là cuối  đêm? Thế nào là tỉnh giấc về Du già? Thế nào là thường siêng năng tu tập tỉnh giấc về Du già?

– Nói đầu đêm: Tức là trong bốn phần của đêm, đã qua một phần thứ nhất, là phần đầu đêm.

– Nói cuối đêm: Tức là trong bốn phần của đêm, đã qua một phần sau, là phần cuối đêm.

– Tỉnh giấc về Du già: Nghĩa là như nói: Vào ban ngày kinh hành, ngồi thiền, thuận theo pháp ngăn che, tịnh tu nơi Tâm. Nơi phần đầu đêm, kinh hành, ngồi thiền, thuận theo pháp ngăn che, tịnh tu nơi Tâm.

Tịnh tu tâm rồi thì ra ngoài trụ xứ rửa chân, trở vào trụ xứ nằm nghiêng theo hông bên phải, chồng hai chân lên, trụ nên tưởng ánh sáng, chánh niệm, chánh tri, tư duy khởi tưởng khéo léo mà nằm. Đền phần cuối đêm mau chóng thức giấc, kinh hành ngồi thiền, thuận theo pháp ngăn che, tịnh tu nơi Tâm.

– Thường siêng năng tu tập tỉnh giấc về du già: Nghĩa là như có một đệ tử của Đức Thế Tôn, lắng nghe chánh pháp Du già tỉnh giấc rồi, vui thích tu học, liền dựa vào du già tỉnh giấc như thế, suy niệm: Ta sẽ thành tựu đầy đủ pháp Du già tỉnh giấc đã được nghe nhận từ Đức Thế Tôn, phát sinh ưa muốn, tinh tấn cần cù, tạo uy lực dũng mãnh vượt hơn, phát khởi sự cương quyết mạnh mẽ không gì có thể chế phục, thúc đẩy nơi tâm, nối tiếp không gián đoạn.

Ở đây, Thế nào gọi là vào ban ngày kinh hành ngồi thiền, thuận theo pháp ngăn giữ, tịnh tu nơi Tâm?

– Nói ban ngày: Tức từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn.

– Nói kinh hành: Nghĩa là ở một nơi chốn có độ rộng lớn thích hợp, hoặc tới hoặc đi tương ưng với thân nghiệp.

– Nói ngồi thiền: Nghĩa là như có một hành giả, hoặc ở nơi giường lớn, hoặc ở nơi giường dây nhỏ, hoặc dùng tòa ngồi bằng cỏ, lá, an tọa theo lối ngồi kiết già, thanh ngay, nguyện chánh,an trụ thuộc niệm.

– Nói ngăn che: Tức là năm thứ cái (Ngăn che)

– Thuận theo pháp ngăn che?

Nghĩa là có thể tùy thuận pháp ngăn che để dẫn dắt chúng. Thế nào là năm thứ ngăn che ( cái)? Đó là:

  1. Ngăn che của Tham dục.
  2. Ngăn che của sâu hận.
  3. Ngăn che của Hôn trầm, Thùy miên.
  4. Ngăn che của Trạo cử, Ố-tác.
  5. Ngăn che của Nghi.

Thế nào là thuận theo pháp ngăn che?

Đó là những tầm tư, nhớ nghĩ về thời trước với các sự cười đùa, vui mừng, thừa sự, theo niệm, kể cả ba đời gồm các tướng tịnh diệu, sâu hận, đen tối, những thân thuộc nơi coi nước không chết. hoặc đối với ba đời tư duy về pháp phi lý.

Hỏi: Vào lúc kinh hành, phải theo bao nhiêu pháp ngăn che để tịnh tu nơi Tâm? Làm thế nào để theo các pháp ấy để tịnh tu?

Đáp: Từ sự ngăn che (cái) của Hôn trầm, Thùy miên cùng có thể dẫn dắt pháp chướng ngại của sự ngăn che ấy để tịnh tu nơi Tâm, nhằm trừ bỏ chúng. Nơi tưởng ánh áng, thiện xảo, thành khẩn, khéo giữ lấy, khéo tư duy, khéo biết rõ, khéo thông đạt do có ánh sáng kết hợp nơi tâm, do có sự tỏa chiếu kết hợp với Tâm, hoặc ở nơi kín đáo, hoặc ở chốn trống trải, lần lượt kinh hành qua lại. Vào khi kinh hành, theo duyên nơi một cảnh giới tịnh diệu, hết ssức khéo léo thị hiện sự khuyến khích, dẫn dắt, tán thán, an ủi, thúc đẩy nơi tâm. Nghĩa là, hoặc niệm Phật, pháp, tăng hoặc niệm giới, Xả, hoặc niệm Thiên. Hoặc ở đấy nêu rõ những lỗi lầm của Hôn trầm, Thùy miên, tương ưng với chánh pháp hiện có, ở trong pháp ấy nhằm dứt trừ chúng. Dùng vô lượng môn để chê trách về những lỗi lầm hiện có của Hôn trầm – thuỳ miên. Dùng vô lượng môn để xưng dương, tán thán về công đức do đoạn trừ vĩnh viễn Hôn trầm, thùy miên. Đó là nơi Thế Kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Thí dụ, Bản sự, Bản sanh, Phương quảng, Hy pháp và luận nghị, đều nhằm đoạn trừ chúng. Nơi chánh pháp ấy, lắng nghe, thọ trì, dùng âm thanh lớn hoặc đọc hoặc tụng, vì kẻ khác mở bày chỉ rõ, tư duy về nghĩa, quán xét thích hợp. Hoặc quán xét về phương hướng, hoặc xem xét về trăng sao vận hành, hoặc dùng nước lạnh rửa ráy mặt mày, do đấy, sự trói buộc, ngăn che của Hôn trầm, thùy miên, chưa sanh thì không sanh, sanh rồi thì dứt trừ. Như vậy là tạo phương tiện thuận theo pháp chướng ngại để tịnh tu nơi Tâm.

Hỏi vào lúc ngồi thiền thì theo bao nhiêu pháp chướng ngại để tịnh tu nơi Tâm? Làm thế nào để theo pháp ấy mà tịnh tu?

Đáp: Theo bốn pháp chướng ngại để tịnh tu nơi Tâm. Đó là theo bốn sự ngăn che (cái) của tham dục, sân hận, trạo cử – ố tác và Nghi, cùng có thể dẫn dắt các pháp ấy để tịnh tu nơi Tâm. Vì khiến cho sự trói buộc, ngăn che của tham dục đã sanh mau chóng được dứt trừ. Vì khiến cho sự trói buộc ngăn che ấy chưa sanh thì nên xa lìa hẳn, nên an tọa theo lối kiết già, thân ngay, nguyện chánh, an trụ, thuộc niệm. Hoặc thực hiện pháp quán bất tịnh với các chi tiết vốn có. Hoặc tuỳ theo một tướng định hiền thiện, tác ý tư duy. Hoặc ở đấy nêu rõ những lỗi lầm tai họa của tham dục, tương ưng với chánh pháp. Ở trong chánh pháp ấy, vì nhằm đoạn trừ tham dục, nên dùng vô lượng môn để chê trách những lỗi lầm của tham dục, ái dục, che dấu dục, bảo vệ dục, chấp trước dục. Dùng vô lượng môn để xưng dương, tán thán các công đức đã vĩnh viễn đoạn trừ tất cả tham dục, nói rộng như trước. Vì đoạn trừ tham dục, nên đối với chánh pháp ấy lắng nghe, thọ trì, ngôn từ khéo thông tỏ, lưu loát, tâm ý khéo suy xét, kiến giải khéo thấu đạt, tức ở nơi pháp ấy, ngồi thiền như thế, tư duy như lý. Do nhân duyên này, nên sự trói buộc ngăn che của tham dục, nếu chưa sanh thì không sanh, đã sanh thì dứt trừ hẳn. Như vậy là tạo phương tiện, thuận theo pháp chướng ngại để tịnh tu nơi tâm.

Đối với pháp của sự ngăn che do sân hận thì có sai biệt. Nghĩa là ngồi thiền như thế, do Từ kết hợp nơi Tâm, không oán không thù, không tổn không não, tu tập thiện rộng lớn vô lượng, khắp ở một phương, phát khởi Thắng giải, an trụ đầy đủ. Lần thứ hai, thứ ba cũng vậy. Lần thư tư là trên dưới các bên, khắp thảy tất cả vô lượng thế giới. Phát khởi thắng giải, an trụ đầy đủ, phần còn lại như trước đã nêu.

Đối với pháp của sự ngăn che do trạo cử, Ố tác có sai biệt: đó là ngồi thiền như vậy như thế khiến tâm trụ bên trong, thành tựu đầy đủ về một hướng, đạt được Tam-ma-địa. Phần còn lại như đã nêu ở trước.

Nơi pháp của sự ngăn che do Nghi, có sai biệt:

Tức là, ngồi thiền như vậy, đối với đời quá khứ tác ý tư duy không như lý, đối với đời hiện tại, vị lai đều tác ý tư duy không như lý. Ta nơi quá khứ là từng có chăng? Là từng không có chăng? Ta nơi quá khứ là từng có gì? Vì sao từng có? Ta nơi vị lai là sẽ có chăng? Vì sao sẽ có? Ta nơi hiện tại vì gì hiện có? Vì sao mà có? Nay Hữu tình nầy tư đâu mà tới. Ở đây qua đời rồi thì sẽ đi đến chốn nào? Đối với những tác ý tư duy không như chánh lý như thế, phải nên chánh thức xa lìa, nên tư duy như lý. Nơi ba đời chỉ thấy có pháp, chỉ thấy có sự. Biết có là có, biết không là không. Chỉ quán xét có nhân, chỉ quán xét có quả. Nơi sự thật không, không thêm không tăng, nơi sự thật co không hủy không báng. Đối với điều thật có nhận biết rõ là thật có.

Nghĩa là, ở trong tất cả pháp Vô Thường, khổ, không, vô ngã, đều nhận biết rõ là vô thường khổ, không, vô ngã. Do có thể tư duy như lý như vậy, nên ở nơi chỗ Phật không nghi không hoặc, phần còn lại như trước đã nói. Đối với pháp, với Tăng, với khổ, Tập, diệt, đạo, với nhân và các pháp do nhân duyên sinh ra đều không nghi không hoặc. phần còn lại như trước đã nêu.

Lại, đối với sự ngăn che của Sân hận, nên nói như vầy: vì đoạn trừ sâu hận cùng tướng của sâu hận, nên đối với chánh pháp ấy lắng nghe, thọ trì, cho đến nói rộng. Đối với sự ngăn che của trạo cử – Ố tác, nên nói như vầy: vì đoạn trừ trạo cử – ố tác cùng thuận theo pháp kia, nên đối với chánh pháp nầy lắng nghe, thọ trì, cho đến nói rộng. Đối với sự ngăn che của Nghi, nên nói như vầy: Vì đoạn trừ sự ngăn che của Nghi cùng thuận theo pháp kia, nên đối với chánh pháp nầy lắng nghe, thọ trì, cho đến nói rộng. Như thế là tạo phương tiện, từ nơi sự ngăn che của tham dục, sân hận, Hôn trầm-Thùy miên, Trạo cử – ố tác,  và Nghi, cùng thuận theo pháp kia để tịnh tu nơi Tâm. Do đấy nói là: Kinh hành, ngồi thiền, thuận theo pháp chướng ngại, tịnh tu nơi Tâm. Như vậy đã nói, do pháp tăng thượng, thuận theo pháp chướng ngại, tịnh tu nơi Tâm.

Lại có, do tự tăng thượng cùng sự tăng thượng của thế gian, thuận theo pháp chướng ngại, tịnh tu nơi Tâm.

Thế nào gọi là do tự tăng thượng?

Nghĩa là, như có một hữu tình, đối với các thứ ngăn che (cái) theo đó dấy khởi một loại, liền tự nhận biết rõ đây chẳng phải là pháp thiện, nên nơi cái (sự ngăn che) được sinh không chấp trước giữ lấy, mà mau chóng dứt bỏ, loại trừ hẳn. Lại có thể tự quán xét Cái được sinh ấy là hết sức đáng xấu hổ, vì khiến Tâm cấu nhiễm bức não, khiến Tuệ suy kém, đó là phẩm tổn hại. Như thế gọi là do tự tăng thượng, thuận theo pháp chướng ngại tịnh tu nơi Tâm.

Thế nào gọi là do sự tăng thượng của thế gian, thuận theo pháp chướng ngại, tịnh tu nơi Tâm?

Nghĩa là như có một hữu tình, ở trong các thứ ngăn che kia, theo một thứ, đã sanh hoặc lúc sắp sanh, liền khởi suy nghĩ: Ta nay nếu sanh khởi sự ngăn che (cái) chưa sanh kia sẽ bị bậc đại sư quở trách, cũng sẽ bị chư Thiên, các vị đồng phạm hạnh có trí tuệ, theo pháp mà khinh chê. Kẻ ấy, do sự tăng thượng của thế gian như vậy, nên các thứ ngăn che chưa sanh, có thể khiến không sanh, các thứ ngăn che đã sanh thì có thể mau chóng dứt bỏ. Như vậy gọi là, do sự tăng thượng của thế gian, thuận theo pháp chướng ngại, tịnh tu nơi Tâm.

Lại vì để giữ gìn ngoạ cụ, thuận theo nghi thức thế gian, nên phần đầu của ngày đêm, kinh hành ngồi thiền, thuận với pháp chướng ngại, tịnh tu nơi Tâm.

Thuận theo pháp chướng ngại, tịnh tu Tâm rồi, ra ngoài trụ xứ rửa ráy chân tay, xong xuôi trở vào, nằm ngủ như pháp. Vì khiến cho việc nằm ngủ nuôi lớn đại chủng, đạt được tăng trưởng có lợi ích cho thân, càng có uy lực, chuyển biến tức có thể tùy thuận, nên luôn gắng theo gia hạnh phẩm thiện không gián đoạn.

Hỏi: do nhân duyên nào mà nằm nghiêng theo phía hông bên hữu?

– Đáp: do cùng tương tợ pháp của sư tử vương.

Hỏi: Pháp gì là tương tợ?

– Đáp: Như sư tử chúa, trong tất cả loài thú là dũng mãnh, oai vệ bậc nhất. Bí sô cũnh như vậy. Đối với việc thường tu tập Du già tỉnh giác, phát khởi siêng năng tinh tấn, dũng mãnh, kiên cố bậc nhất. Do nhân duyên ấy, nên so với pháp sư tử chúa nằm là tương tợ. Chẳng phải như các loại Quỷ nằm, Trời nằm, kẻ thọ dục nằm, vì hết thảy những hạng ấy đều bê trễ, biếng nhác, tinh tấn thấp kém, uy lực mỏng yếu.

Lại, pháp nên như thế. như sư tử chúa nằm nghiêng theo hông bên hữu, lúc nằm như vậy thân không động loạn, niệm không quên mất, giấc ngủ nặng nề, không thấy mộng ác. Khác với cách nằm nầy, trái ngược với đấy, nên biết là có đủ những lỗi lầm. Vì thế nói theo phía hông bên phải mà nằm, chồng hai chân lên.

Thế nào gọi là trụ nơi tưởng ánh sáng, khéo léo mà nằm? Đó là đối với tướng ánh sáng nên khéo léo thành khẩn, khéo giữ lấy, khéo suy xét, khéo biết rõ, khéo thấu đạt. Tư duy về ánh sáng của chư Thiên kết hợp nơi tâm, khéo léo mà nằm. Do nhân duyên ấy, nên tuy lại nằm ngủ nhưng tâm không tối tăm. Như thế gọi làtrụ nơi tưởng ánh sáng, khéo léo mà nằm.

Thế nào là chánh niệm khéo léo mà nằm?

Đó là, hoặc các pháp đã nghe, đã suy xét, đã tu tập thành thục, thể tánh là thiện, có thể dẫn đến nghĩa lợi, do chánh niệm, cho đến ngủ nghỉ nằm mộng, cũng luông tuỳ chuyển, do chánh niệm, nên ở trong giấc ngủ, nằm mộng, cũng luôn ghi nhớ, khiến tướng của pháp kia sáng tỏ hiện tiền, tức nơi pháp ấy, tâm luôn tuỳ quán. Do chánh niệm, nên tuỳ theo đối tượng niệm, hoặc tâm thiện ngủ yên, hoặc tâm vô ký ngủ yên. Đó gọi là chánh niệm, khéo léo mà nằm. Thế nào là chánh tri, khéo léo mà nằm?

Đo là chánh niệm, nên khi nằm ngủ, nếu có một phần phiền não theo đấy hiện tiền, cấu nhiễm nơi tâm, thì lúc phiền não ấy hiện sanh khởi có thể nhận biết đúng đắn khiế không chấp giữ, mà mau chóng dứ bỏ. Đã thông đạt rồi, khiến tâm chuyển trở lại như trước. Đấy gọi là chánh tri khéo léo mà nằm.

Thế nào gọi là tư duy khởi tưởng, khéo léo mà nằm?

Nghĩa là do tinh tấn thôi thúc nơi Tâm, sau đấy mới nằm ngủ, lúc nằm ngủ thì thường xuyên tỉnh giác, như nai đồng nơi rừng, Tâm không nên buông lung hết thảy, tùy thuận hướng tới để đi vào giấc ngủ. Lại suy niệm: Ta nay nên đối với chư Phật đã chấp thuận cho hành trì du già tỉnh giác, tất cả đều nên thành tựu đầy đủ. Vì để thành tựu trọn vẹn, nên trụ nơi siêng năng tinh tấn tột bậc, ưa muốn gia hạnh. lại suy nghĩ: Ta nay vì tu tập du già tỉnh giác, nên chính thức phát khởi siêng năng, trụ nơi tinh tấn vì muốn tu tập các pháp thiện, nên xa lìa các thứ biếng trễ, khởi phát đầy đủ. Nên biết ở đây, do tư duy khởi tưởng lần thứ một, không có ngủ nghỉ nữa, vào lúc nên phát khởi thì mau chóng có thể dấy khởi, trọn không quá thời, mới là tỉnh giác. Do tư duy khởi tưởng lần thứ hai, nên có thể đối với chư Phật cùng chỗ chấp thuận nằm như sư tử chúa, theo như pháp mà nằm không tăng không giảm.

Do tư duy khởi tưởng lần ba, khiến cho sự ưa muốn thiện thường không phế bỏ. Tuy có mất niệm, nhưng có thể càng về sau lần lượt thọ học khiến không đoạn dứt. Như vậy gọi là tư duy khởi tưởng, khéo léo mà nằm.

Thế nào gọi là đến phần cuối đêm mau chóng thức giấc, kinh hành ngồi thiền, thuận theo pháp chướng ngại, tịnh tu nơi tâm? Phần cuối đêm: là trong bốn phần của đêm, đã qua một phần sau, gọi là phần cuối đêm.

Hành giả do trụ nơi tưởng ánh sáng như thế, nên chánh niệm chánh tri tư duy khởi tưởng, khéo léo mà nằm. Nơi phần nữa đêm trong bốn phần của đêm đã qua một phần, chánh thức hành xử thuỳ miên, khiến vào lúc dấy khởi, thân có khả năng hợp thời mà khởi, không bị các thứ Hôn trầm thùy miên phẩm thượng trói buộc, chế ngự, khiến lúc khởi bị ám độn, bê trễ. Do không có các thứ ấy nên khi vừa tác ý không gặp khó khăn, mà mau chóng phát khởi. Theo các pháp chướng ngại tịnh tu tâm: như trước đã nói, nên biết.

Như thế là đã biên luận rộng về đầu đêm cuối đêm luôn siêng năng tu tập Du già tỉnh giác xong. Lại, thế nào là nhận biết về nghĩa tóm lược ở đây? Nghĩa là Bổ-đặc-già-la, sĩ phu hiện có luôn siêng năng tu tập Du già tỉnh giác, lược nêu có bốn thứ sự việc cần làm đúng đắn. Những gì là bốn?

  1. Cho đến khi thức giấc, luôn không lìa bỏ việc tu phẩm thiện. Luôn tinh tấn dũng mãnh trong việc thường thuận tu pháp thiện không gián đoạn.
  2. Do đúng thời mà nằm, không do phi thời.
  3. Dùng tâm không nhiễm ô, chẳng phải là tâm nhiễm ô để thực hiện việc ngủ nghỉ.
  4. Thức giấc luôn đúng thời, không quá thời.

Đó gọi là bốn thứ sự việc cần làm đúng đắn của Bổ đặc già la, sĩ phu hiện có, luôn siêng năng tu tập du già tỉnh giác.

Dựa vào bốn thứ sự việc cần làm nầy, chư Phật Thế Tôn, vì chúng Thanh văn nêu rõ việc tu tập Du già tỉnh giác.

Thế nào là nêu rõ?

Nghĩa là như nói: vào ban ngày, kinh hành ngồi thiền, thuận theo pháp chướng ngại, tịnh tu nơi Tâm. Về phần đầu đêm, kinh hành ngồi thiền, thuận theo pháp chướng ngại tịnh tu nơi Tâm. Do nói như thế tức đã nêu rõ về việc nêm làm đúng đắn thứ một, cho đến thức giấc, thường không lìa bỏ việc tu phẩm thiện, luôn tinh tấn dũng mãnh trong việc luôn thuận tu pháp thiện không gián đoạn. Nếu lại nói: Ra ngoài trụ xứ, rửa ráy chân tay rồi trở vào, nằm nghiêng theo hông bên phải, chồng hai chân lên. Do nói như thế tức nêu rõ về việc nên làm đúng đắn thứ hai, nghĩa là do đúng thời mà nằm, không do phi thời.

Hoặc lại nói: Trụ nơi tưởng ánh sáng, chánh niệm, chánh tri, tư duy khởi tưởng, khéo léo mà nằm. Do nói như thế, tức nêu rõ về việc cần làm đúng đắn thứ ba. Nghĩa là, tâm không nhiễm ô mà thực hiện về việc ngủ nghỉ, chẳng phải là Tâm nhiễm ô.

Hoặc lại nói: Nơi phần cuối đêm, mau chóng thức giấc, kinh hành ngồi thiền, thuận theo pháp chướng ngại, tịnh tu nơi tâm. Do nói như vậy, tức nêu rõ về việc cần làm đúng đắn thứ bốn.

Nghĩa là, do đúng thời thức dậy, không hề quá thời. Ở đây, nói về việc trụ nơi tưởng ánh sáng, chánh niệm chánh tri, tư duy khởi tưởng, khéo léo mà nằm: là hiển bày do hai duyên nên tâm không nhiễm ô. Tức là do chánh niệm và chánh tri.

Lại do hai duyên, nên do đúng thời thức giấc, không phải quá thời, đó là do trụ nơi tưởng ánh sáng cùng do tư duy khởi tưởng. Lại thế nào tức do chánh niệm, nên ở nơi đối tượng duyên thiện thâu giữ mà nằm. Do chánh tri nên ở nơi đối tượng duyên thiện, hoặc tâm bị thối chuyển, khởi các phiền não, tức thì mau chóng có thể nhận biết rõ đúng. Như vậy gọi là do hai duyên nên tâm không nhiễm ô thực hiện việc ngủ nghỉ.

Do trụ nơi tưởng ánh sáng và tư duy khởi tưởng nên không còn ngủ nghỉ lại nữa, không phải là bị ngủ nghỉ trói buộc, mà có thể lìa xa sự đeo đuổi kia. Như thế gọi là, do hai duyên nên đúng thời thức giấc, không quá thời. Nêu rõ như vậy về nghĩa tóm lược hiện có của việc luôn siêng năng tu tập Du già tỉnh giác, cùng chỗ giải thích nghĩa, biện luận rộng đã nói ở trước, gọi chung là đầu đêm cuối đêm luôn siêng năng tu tập du già tỉnh giác.

Thế nào gọi là chánh tri mà trụ?

Nghĩa là như có một hành giả, hoặc đi đến, hoặc trở lại, luôn chánh tri mà trụ. Hoặc nhìn thấy, hoặc xem rõ, luôn chánh tri mà trụ. Hoặc thu hẹp, hoặc mở rộng, luôn chánh tri mà trụ. Hoặc ăn hoặc uống hoặc nhai hoặc nấu, luôn chánh tri mà trụ. Hoặc đi hoặc đứng hoặc ngồi hoặc nằm, luôn chánh tri mà trụ. Vào lúc thức dậy, luôn chánh tri mà trụ. Hoặc nói năng, hoặc im lặng, luôn chánh tri mà trụ. Lúc giải lao, ngủ nghỉ, luôn chánh tri mà trụ.

Hoặc đi đến, hoặc trở lại, luôn chánh tri mà trụ: thế nào đi đến? Thế nào là trở lại? Thế nào là đi đến, trở lại luôn chánh tri mà trụ?

Nói đi đến: Nghĩa là như có một hữu tình đi đến nơi xóm làng, đi đến trong xóm làng, đi tới nhà quen, đi đến trong nhà quen, đi đến đạo tràng, đi đến giữa đạo tràng.

Nói trở lại: Nghĩa là như có một hữu tình, từ nơi xóm làng trở lại, từ trong xóm làng trở lại. Từ nơi nhà quen trở lại, từ trong nhà quen trở lại. Từ nơi đạo tràng trở lại, từ giữa đạo tràng trở lại.

Gọi là đi đến, trở lại, luôn chánh tri mà trụ: Nghĩa là, nơi việc tự mình đi đến chánh tri (nhận biết đúng) là ta đi đến. Nơi việc tự mình trở lại, chánh tri là ta trở lại. Nơi chỗ nên đi đến cùng cùng chẳng phải là lúc trở lại, đều có thể nhận biết rõ, đúng, đó gọi là chánh tri. Vị ấy, do thành tựu chánh tri nầy nên tự biết mà đi đến, tự biết mà trợ lại. Đi đến chỗ cần đi đến, không phải là chỗ không cần đi đến. Trở lại cần chỗ trở lại, chẳng phải là chỗ không cần trở lại. Dùng đúng thời để đi đến, trở lại, không dùng phi thời. Đối với các hình sắc động, tĩnh, các phép tắc, oai nghi mẫu mực, nên đi đến nên trở lại, như thế mà đi đến, như thế mà trở lại. Đó gọi là, hoặc đi đến hoặc trở lại, luôn chánh tri mà trụ.

Hoặc nhìn thấy, hoặc xem rõ, luôn chánh tri mà trụ: thế nào là nhìn thấy? Thế nào là là xem rõ, luôn chánh tri mà trụ: Thế nào là nhìn thấy, xem rõ, luôn chánh tri mà trụ?

Gọi là nhìn thấy: Nghĩa là như các sự việc được nêu bày ở trước, hoặc đi đến, hoặc trở lại, trước không có tuệ biết, trước không có cong dụng, trước không có ưa muốn. Nhưng vào giữa chừng, mắt thấy các sắc, thì đó gọi là nhìn thấy.

Gọi là xem rõ: tức như các sự việc bày ra ở trước, hoặc đi đến, hoặc trở lại, Tuệ biết là trước, công dụng là trước, ưa muốn là trước. Mắt thấy các sắc như vô số sự vật về người, cảnh vv xem thấy những thứ ấy, đó gọi là xem rõ.

Nếu lại đối với tự tướng của sự nhìn thấy, xem rõ ấy, có thể nhận biết rõ, đúng; đối với lúc nên nhìn thấy, nên xem rõ, đều có thể nhận biết rõ, đúng; như chỗ nên nhìn thấy, như chỗ nên xem xem rõ, đều có thể nhận biết rõ, đúng, đó gọi là chánh tri.

Vị ấy, do thành tựu chánh tri như thế, nên tự biết mà nhìn thấy, tự biết mà xem rõ, nơi lúc nên nhìn thấy, nơi lúc nên xem rõ mà nhìn thấy, xem rõ đúng đắn. Nên chỗ nên nhìn thấy, như chốn nên xem rõ, như thế mà nhìn thấy, như vậy mà xem rõ. Đó gọi là hoặc nhìn thấy hoặc xem rõ luôn chánh tri mà trụ.

Hoặc thu hẹp hoặc mở rộng, luôn chánh tri mà trụ: Thế nào là thu hẹp? Thế nào là mở rộng? Thế nào gọi là hoặc thu hẹp, hoặc mở rộng luôn chánh tri mà trụ?

Đó là, vị ấy, khi nhìn thấy, khi xem rõ như thế, hoặc đi đến là trước, hoặc trở lại là trước, hoặc thu hẹp, mở rộng về tay, chân cánh tay. Về một chi phần nơi thân. Đó gọi là thu hẹp, mở rộng. Nếu đối với tự tướng hiện có của sự thu hẹp mở rộng ấy đều có thể nhận biết rõ, đúng. Hoặc chỗ thu hẹp mở rộng đều có thể nhận biết rõ, đúng. Hoặc về thời gian thu hẹp mở rộng đều có thể nhận biết rõ, đúng. Hoặc thu hẹp như thế, cùng mở rộng như thế, đều có thể nhận biết rõ, đúng, đó gọi là chánh tri.

Vị ấy do thành tựu chánh tri như vậy, nên đối với việc thu hẹp mở rộng, tự biết mà thu hẹp, tự biết mà mở rộng. Đối với chỗ nên thu hẹp, nên mở rộng mà thu hẹp, mà mở rộng. Đối với thời gian nên thu hẹp, thời gian nên mở rộng, theo đấy mà mà thu hẹp, theo đấy mà mở rộng. Theo chỗ nên thu hẹp, theo chỗ nên mở rộng, như vậy mà thu hẹp, như vậy mà mở rộng, đó gọi là hoặc thu hẹp hoặc mở rộng luôn chánh tri mà trụ.

Mặc tăng-già-chi cùng mang y, cầm bát, luôn chánh tri mà trụ: Thế nào là mặc Tăng-già-chi? Thế nào là mang y? Thế nào là cầm bát? Thế nào là mặc Tăng-già-chi cùng mang y cầm bát, luôn chánh tri mà trụ?

Nghĩa là có đại y hoặc sáu mươi điều, hoặc chín điều v.v… Hoặc may chồng lên hai lớp gọi là Tăng-già-chi.

Thọ dụng y phục đầy đủ, có thể chính thức dẫn đến sự giữ gìn gọi là Trì (mang, mặc, cầm, ôm). Hoặc có trung y, hoặc có hạ y, hoặc mang làm y, hoặc có y dài, hoặc nên tác tịnh, hoặc đã tác tịnh. Tất cả như vậy được gọi là y. Thọ dụng y phục đầy đủ, có thể chính thức dẫn đến sự giữ gìn, được gọi là trì (mang, mặc …).

Hoặc có thể thọ trì dụng để khất thực bằng sắt hoặc bằng đất nung, gọi là Bát. Hiện thọ dụng đầy đủ, có thể chánh thức dẫn tới sự bảo hộ, gọi là trì (cầm bát, ôm bát).

Nếu đối với tự tướng hiện có của hoặc Tăng-già-chi, hoặc y hoặc bát, đều có thể nhận biết rõ, đúng, đối với chỗ nên mặc, mang, cầm hoặc Tăng-già-chi, hoặc y hoặc bát, tịnh hoặc bất tịnh, đều có thể nhận biết rõ, đúng. Đối với thời gian ấy, hoặc Tăng già chi, hoặc y hoặc bát, đã mặc, mang, cầm, nên mặc, mang, cầm, đều có thể nhận biết rõ, đúng. Nếu đối với hoặc Tăng-già-chi, hoặc y, hoặc bát như thế, nên thọ trì như thế, đều có thể nhận biết rõ, đúng, đó gọi là chánh tri.

Vị ấy, do thành tựu chánh tri như vậy, nên đối với chỗ cần thọ trì, hoặc Tăng-già-chi, hoặc y, hoặc bát, đều tự nhận biết mà thọ trì. Đối với chỗ nên thọ trì, đối với thời gian nên thọ trì, mà có thể chánh thức thọ trì, như chỗ nên thọ trì, theo như vậy mà thọ trì, đó gọi là mặc Tănggià-chi, mang y cầm bát luôn chánh tri mà trụ.

Hoặc ăn hoặc uống, hoặc nhai hoặc nếm, luôn chánh tri mà trụ:

Thế nào là ăn? Thế nào là uống? Thế nào là nhai? Thế nào là nếm? Thế nào là hoặc ăn hoặc uống, hoặc nhai hoặc nếm luôn chánh tri mà trụ?

Nghĩa là, các sự thọ dụng hiện có về ăn uống gọi chung là ăn. Ở đây lại có hai thứ: một là nhai ăn. Hai là nếm.

Thế nào là nhai ăn? Đó là nhai ăn bánh, bún, cơm, cháo… Hoặc có chỗ khác tạo tác chuyển biến có thể nhai, có thể ăn, nhằm duy trì sanh mạng. Các loại như thế đều gọi là nhai nuốt, cũng gọi là ăn.

Thế nào là nếm? Nghĩa là nếm sữa, lạc, sanh tô, thục tô, dầu, mật… tất cả như vậy gọi chung là nếm nuốt, cũng gọi là ăn.

Thế nào là uống? Đó là uống các thứ nước đường cát, nước mật ong, nước cơm v.v… cho đến đối với nước, gọi chung là uống. Nếu đối với tự tướng hiện có hoặc ăn hoặc uống, hoặc nhai nuốt, hoặc nếm nuốt, đều có thể nhận biết rõ, đúng. Hoặc đối với tất cả chỗ ăn, uống, nhai nuốt, đều có thể nhận biết rõ, đúng. Hoặc vào lúc ấy nên ăn nên uống, nên nhai nên nếm, đều có thể nhận biết rõ, đúng. Đó gọi là chánh tri.

Vị ấy, do thành tựu chánh tri như thế, nên tự mình, hoặc ăn, hoặc uống… hiện có, đều tự nhận biết mà ăn, tự nhận biết mà uống… đối với chỗ nên ăn, nên uống… đang ăn, đang uống… đều hợp thời mà ăn, hợp thời mà uống… như chỗ nên ăn, cho đến như chỗ nên nếm, cứ như thế mà ăn, cho đến như thế mà nếm, đó gọi là hoặc ăn hoặc uống, hoặc nhai hoặc nếm, đều chánh tri mà trụ. Hoặc đi hoặc đứng, nói rộng cho đến hoặc giải lao, ngủ nghỉ, luôn chánh tri mà trụ: Thế nào là đi? Thế nào là đứng? Thế nào là ngồi? Thế nào là nằm? Thế nào là thức dậy? Thế nào là nói năng? Thế nào là im lặng? Thế nào là giải lao ngủ nghỉ?

Thế nào là đối với đi, nói rộng cho đến giải lao, ngủ nghỉ, đều chánh tri mà trụ?

Nghĩa là như có một hữu tình, ở chốn kinh hành, kinh hành tới lui, hoặc lai đi đến chỗ của vị đồng pháp, hoặc đi bộ trên đường, các loại như vậy gọi là đi.

Lại như có một hữu tình, trụ nơi chỗ kinh hanh, trụ trước các vị đồng pháp, các vị A-già-lợi-da, Ô-ba-đà-da, các vị tôn tưởng vv các loại như vậy được gọi la trụ (đứng).

Lại như có một hữu tình, hoặc ở nơi gường lớn, hoặc nơi gường dây nhỏ, hoặc toà ngồi làm bằng cỏ lá, hoặc các phu cụ, hoặc Ni-sư-đàn, ngồi kiết già, thân ngay, nguyện chánh, an trụ làu niệm. Các loại như vậy được gọi là ngồi.

Lại như có một hữu tình, ra ngoài trụ xứ rửa ráy tay chân rồi trở vào, hoặc ở nơi gường lớn, hoặc nơi gường dây nhỏ, hoặc nơi tòa bằng cỏ lá, hoặc chốn A-luyện-nhã, hoặc tại bên gốc cây, hoặc nơi phòng trống vắng, nghiêng bên hông phải mà nằm, chồng hai chân lên. Các loại như vậy được gọi là nằm.

Lại như có một hành giả, vào ban ngày kinh hanh ngồi thiền, thuận theo pháp chướng ngại tịnh tu nơi tâm. Vào đầu đêm, cuối đêm, kinh hành ngồi thiền, thuận theo pháp chướng ngại, tịnh tu về tâm, gọi là thức dậy.

Lại như có một hành giả luôn siêng năng tu tập tỉnh giác như vậy, đối với pháp chưa thọ nhận, chánh thức thọ nhận, thực hành khiến đạt được rốt ráo. Đó là khế kinh, ứng tụng, ký biệt, nói rộng như trước. Tức đối với pháp đã được thọ nhận như thế, ngôn từ khéo thông đạt, lưu loát, nghĩa là vớ âm thanh lớn, hoặc đạc hoặc tụng, hoặc lại vì kẻ khác giảng nói rộng, mở bày, chỉ rõ. Nơi mọi thời gian, cùng với các vị đồng phạm hạnh có trí tuệ, hoặc với các vị hiền thiện tại gia khác, cùng nói năng, bàn luận, vui mừng, an ủi, vì nhằm khích lệ cùng cầu các vật dụng cần thiết. Các loại như vậy được gọi là nói năng.

Lại như có một hữu tình, theo chỗ được nghe từ trước, theo chỗ đã thực hành ở trước, ngôn từ khéo thông suốt đạt đến cánh cứu nơi các pháp. Vị ấy ở riêng nơi chốn vắng vẻ, tư duy về nhgĩa, quán xét, trù tính. Hoặc ở nơi phòng tĩnh khiến tâm cùng an trụ bên trong và trụ gần, điều phục tịch tĩnh, đạt tịch tĩnh tột cùng, hướng tới đẳng trì. Hoặc lại ở nơi pháp Tỳ-bát-xá-na (Quán) kia tu hạnh Du già. Các loại như vậy được gọi là im lặng.

Lại như có một hữu tình vào thời điểm hết sức nóng nực, hoặc bị nóng bức bách, hoặc bị cực nhọc nên sanh mỏi mệt, ngủ vùi nơi phi thời, rồi ham thích ngủ nghỉ. Đó gọi là ngủ nghỉ mỏi mệt.

Nếu lại ở nơi đi, đứng, nói rộng cho đến đối với tự tướng hiện có của các sự việc kia, đều có thể nhận biết rõ, đúng. Đối với chỗ nên đi, đứng, cho đến đối với chỗ nên nghỉ trừ mệt, ngủ yên, đều có thể nhận biết rõ, đúng. Nơi thời gian nên đi, đứng, cho đến nói rộng, đều có thể nhận biết rõ, đúng… đó gọi là chánh tri.

Vị ấy, do thành tựu chánh tri như thế, nên đối với việc tự mình đi đứng vv cho đến tự mình giải lao, ngủ yên, đều chánh tri mà hành, cho đến đều chánh tri mà giải lao…

Hoặc chỗ nên đi, đứng, cho đến hoặc chỗ nên giải lao, ngủ nghỉ… cứ như thế mà đi đứng…, cho đến cứ như thế mà giải lao, ngủ yên, đó gọi là nơi đi, nơi đứng, nơi ngồi, nơi nằm, nơi thức dậy, nói năng, im lặng v.v… đều chánh tri mà trụ.

Lại nữa, chánh tri mà trụ như vậy, Thế nào là thứ lớp để hiển bày sự việc gì? Nghĩa là như có một Hữu tình, nương dựa nơi thôn ấy, xóm làng đình tuần như thế mà trụ, tư duy như vầy: Ta nay nên đi đến thôn ấp, xóm làng như vậy, tuần tự khất thực, xong rồi trở về nơi chốn cũ. Lại, ở trong thôn ấp như vậy, hoặc có những “cư gia” ta không nên đi tới. Những gì là các cư gia đó? Tức các nhà xướng ca, bán rượu, dâm nữ, hoàng cung, nhà của hàng chiên đồ la Yết-sỉ-na. hoặc lại có những nhà hoàn toàn phỉ báng, không thể xoay chuyển. Hoặc có các cư gia, là chỗ ta nên đi đến. Đó là các nhà thuộc tộc họ Sát-đế-lợi. Bà-la-môn. Trưởng giả, cư sĩ, Thương chủ… lại có các cư gia, ta tuy nên đi đến, nhưng không nên đến quá sớm, quá muộn…

Lại như chỗ đi đến nên đi đến như thế, không cùng đi với voi dữ, bạo loạn, không cùng đi với đám xe chạy quá nhanh với ngựa dữ, bò dữ, chó dữ cũng vậy. Không đi vào chỗ đông đúc, huyên náo, không giẫm đạp lê gai gốc, không bò qua tường thành, không nhảy qua hầm, hào, tránh để không bị rơi từ núi cao, hay chìm vào vực sâu, không giẫm lên phân dơ, nên theo chỗ chỉ dẫn của mặt Trăng để đi tới nhà thí chủ, đầy đủ hổ thẹn, xa lìa kiêu ngạo, thân tâm thanh tịnh, không cầu lợi dưỡng, không trông mong sự cung kính. Như tự giữ gìn đạt được lợi dưỡng hiện có, tâm sanh vui mừng. Như vậy, đối với kẻ khác có được lợi dưỡng, tâm cũng hoan hỷ. Không tự đề cao, không khinh miệt kẻ khác tâm luôn giữ lấy sự thương cảm.

Lại nên tự giữ vững về tâm như thế để đi tới nhà thí chủ. Há có người xuất gia đi tới chỗ kẻ khác, chỉ trông mong nơi sự bố thí của họ, không phải là không Tuệ thí? Nói rộng cho đến phải nên mau chóng mà không trì hoãn.

Lại khởi tâm nầy: Ta nay giả như đi tới nhà thí chủ, với vật bố thí nhận được, tất nên biết về lượng. Lại, ta không nên vì nhân duyên cầu lợi dưỡng mà giả trá, hư dối hiện bày tướng khác lạ, dùng lợi cầu lợi. Được lợi dưỡng rồi thì không nhiễm không ái, cũng không tham đắm quá đáng về việc thọ dụng ăn uống.

Lại, nơi lúc đã đi đến hoặc đang đi tới, xem thấy các sắc, ở đấy, một phấn nên xem, nên thâu giữ mắt, khéo bảo hộ các căn. Đối với các sắc hiện có nên xem, phải khéo trụ niệm để quan sát đúng đắn. Như vậy lại có những hình sắc đẹp đẽ thù thắng nơi vùng đất gốc đã có từ lúc ấu thơ, tráng niên.

Hoặc lại có chỗ trông thấy các thứ sắc khác có thể hủy hoại phạm hạnh, có thể gây chướng ngại cho phạm hạnh, có thể khiến cho vô số những tầm tư ác, bất thiện hiện hành. Các loại sắc như thế, tức các sắc hiện có là không nên xem.

Những loại sắc nào là chỗ nên xem? Đó là những cảnh sắc về già cả suy yếu, về chết chóc đủ loại.

Các loại như thế về những sắc hiện có, ta nên quan sát, xem các sắc ấy là có thể thuậnvới phạm hạnh, có thể thâu giữ phạm hạnh, có thể khiến cho tầm tư thiện hiện hành.

Nên giữ đúng các oai nghi đi đứng, ngồi… để tới nhà thí chủ thọ dụng ăn uống…

Từ nhà thí chủ trở về trụ xứ, nơi ngày đêm, ở chỗ riêng của mình, ở chốn kinh hành, lần lượt kinh hành lui tới, chẳng phải là ở chỗ của kẻ khác, chẳng phải là xứ không thuận hợp,  chẳng phải là nơi chốn không tự tại, chẳng phải là nơi chốn không cho phép mà liền kinh hành, chẳng phải là thân cực nhọc, chẳng phãi là thân mỏi mệt, chẳng phải là tâm trạo cử lúc cần được điều phục mà thực hiện kinh hành. Vì để tu tập phẩm thiện, vì khéo tư duy, nên bên trong thâu giữ các căn, tâm không loạn động theo bên ngoài mà thực hiện kinh hành.

Không quá mau chóng, cũng không quá nôn nóng, vội vã, cũng không phải là hoàn toàn chuyên chú vào việc tới lui mà thực hiện kinh hành. Đi tới, dừng trụ luôn đúng lúc, hợp lý mà thực hiện kinh hành. Như thế là nơi trụ xứ của mình, nơi viện nơi phòng, nơi chốn riêng biệt của mình, nơi chốn tăng phân cho mình. Chẳng phải là ở nơi của kẻ khác, chẳng phải là nơi chốn không thuận hợp, chẳng phải là nơi chốn không tự tại, thực hiện kinh hành rồi. Lại ở nơi gường lớn, hoặc nơi gường dây nhỏ, hoặc nơi toà ngồi bằng cỏ lá, hoặc Ni sư đàn, hoặc nơi A-luyện-nhã, bên cội cây, nơi bãi tha ma, hoặc tại phòng vắng vẻ, an trụ theo lối kiết già, thân ngay, nguyện chánh an trụ lâu niệm, mà thực hiện ngồi thiền.

Vào phần giữa đêm, như pháp mà ngủ nghỉ. Nơi ban ngày và phần đầu đêm, tu tập các phẩm thiện, không nên quá gấp vội. Lúc ngủ yên như thế, như trước đã nói, luôn trụ nơi tưởng ánh sáng, chánh niệm, chánh tri, tư duy khởi tưởng. Vào phần cuối đêm, nên mau chóng thức dậy. Hoặc vì tu tập, đoạn trừ, nên lúc ở nơi vắng vẻ, im lặng, tư duy về pháp, phải nên xa lìa các thứ sách vở thuận theo thế gian, những thứ văn từ hoa mỹ chỉ vụ vào việc trau chuốc câu lời, có thể dẫn tới vô nghĩa, không thể chứng đắc thần Thông, giác ngộ, Niết-bàn cứu cánh.

Lại, đối với chánh pháp do đức Như-lai thuyết giảng, là thâm diệu tột cùng, thâm diệu tương tợ, tương ưng không tánh, tùy thuận duyên tánh và các duyên khởi, cẩn trọng, không gián đoạn, khéo thâu giữ, khéo thọ nhận, khiến an trụ vững chắc, không bị hoại mất.

Vì để thành tựu chánh hạnh, không vì được lợi dưỡng, cung kính, khen ngợi. Lại, đối với pháp ấy, ngôn từ khéo thông suốt, trí tuệ khéo quan xét, đối với các nơi chốn ồn tạp không vui thích được gần, không ưa tạo nhiều nghiệp, không ưa thích nhiều lời, nơi mọi thời gian an trụ trong chánh niệm. Cùng với các vị đồng phạm hạnh có trí chuyện trò, bàn luận, khích lệ, vui khởi thỉnh vấn, ưa cầu các thiện, không có tâm tranh chấp. Ngôn từ luôn thích ứng, ngôn từ hợp lý, ngôn từ chánh trực, ngôn từ tịch tĩnh, vui siêng vì kẻ khác nêu giảng chánh pháp.

Lại nên im lặng, đối với các tầm tư ác, bất thiện hiện có không ưa thích tìm xét. Lại, đối với các pháp hiện có phi lý, không thích tư duy. Nơi chỗ chứng đắc của chính mình, lìa mọi tăng thượng mạn. Đối với những chứng đạt sai biệt còn ít ỏi, thấp kém, không sanh tâm cho là đủ. Trong chỗ chứng đắc các pháp trên, không hề thối chuyển. Khéo có thể xa lìa nơi chốn không nên suy xét, Thường xuyên tu tập Du già chỉ, quán. Vui đoạn trừ, vui tu tập, ân cần, không gián đoạn.

Lại, vào thời gian nóng nực phải nên dũng mãnh phát khởi siêng năng tinh tấn, tùy tạo một loại sự việc nên làm. Nhân duyên cực nhọc mỏi mệt thích hợp với phi thời, phát khởi hôn trầm thuỳ miên. Vì nghĩa ấy, nên tạm thời phải ngủ nghỉ, nhằm khiến cho hôn trầm thùy miên mau chóng được dứt bỏ. Chớ nên trải qua thời gian lâu khiến phẩm thiện bị tổn giảm, gây chướng ngại cho phẩm thiện phát triển.

Vào lúc ngủ nghỉ, hoặc cài, đóng cửa, hoặc nhờ vị Bí-sô bên cạnh trông coi giúp. Hoặc theo phép tắc ẩn mật của Tỳ-nại-da dùng y che chắn nơi thân. Giây lát ngủ nghỉ khiến cho các thứ mệt nhọc thảy đều trừ diệt. Như thế gọi là chánh tri mà trụ.

Thứ lớp trước sau, nghĩa là nương vào lúc đi lúc đứng, lại đối với phẩm thiện trước chưa hướng nhập, tâm liền hưng khởi gia hạnh, tác ý như lý, cùng hiện hành với diệu Tuệ, gọi là chánh tri. Tức nơi chánh tri nầy, lúc hành lúc trụ, tất cả đều thành tựu đầy đủ, không chỗ giảm thiểu. Như thế gọi là chánh tri mà trụ. Nên biết ở đây, hoặc đi đến, hoặc trở lại, hoặc nhìn thấy, hoặc xem rõ, hoặc thu hẹp, hoặc mở rộng, mặc Tăng-già-chi cùng mang y ôm bát, hoặc ăn hoặc uống, hoặc nhai hoặc nếm, đều luôn chánh tri mà trụ. Do đấy gọi là, ở nơi thôn ấp v.v… lúc như pháp hành xử, luôn chánh tri mà trụ. Hoặc đi hoặc đứng, hoặc ngồi hoặc nằm, hoặc quen thức giấc, hoặc nói năng hoặc im lặng, hoặc giải lao, đều luôn chánh tri mà trụ. Đo đấy, gọi là, đại trụ xứ, lúc trụ như pháp luôn chánh tri mà trụ. Như thế nên biết là đã phân biệt rộng về chánh tri mà trụ.

Lại nữa, Thế nào là nhận biết về nghĩa tóm lược ở đây?

Đó là, vào lúc đi có năm thứ nghiệp. Vào lúc đứng có năm thứ nghiệp. Lúc đi, lúc đứng, chánh tri mà trụ có bốn thứ nghiệp. Như vậy gọi là chánh tri mà trụ.

Nghĩa tóm lược hiện có như thế nào?

Lúc đi có năm thứ nghiệp, đó là:

  1. Nghiệp thân.
  2. Nghiệp mặt.
  3. Nghiệp của tất cả chi phần.
  4. Nghiệp của y, bát.
  5. Nghiệp ăn uống.

Như thế gọi là năm thứ nghiệp của lúc đi.

Nghĩa là, như nói: Hoặc đi đến, hoặc trở lại, lời ấy hiển bày về nghiệp thân của lúc đi.

Nếu lại nói: Hoặc nhìn thấy, hoặc xem rõ, lời nầy là hiển bày về nghiệp mắt của lúc đi.

Nếu lại nói: Mặc Tăng-già-chi v.v…, lời nầy là hiển bày về nghiệp của y, bát vào lúc đi.

Nếu lại nói: Hoặc ăn, hoặc uống v.v…, lời nầy là hiển bày về nghiệp ăn uống của lúc đi.

Thế nào gọi là năm nghiệp của lúc trụ? Đó là:

  1. Nghiệp thân.
  2. Nghiệp ngữ.
  3. Nghiệp ý.
  4. Nghiệp ban ngày.
  5. Nghiệp ban đêm.

Nghĩa là, như nòi: Hoặc đi, hoặc đứng, hoặc ngồi. Lời nầy là hiển bày về nghiệp thân của lúc trụ.

Nếu lại nói: Hoặc nói năng. Lời nầy là hiển bày về nghiệp ngữ của lúc trụ.

Nếu lại nói: Hoặc nằm, hoặc im lặng, hoặc giải lao, ngủ nghỉ. Lời nầy là hiển bày về nghiệp ý của lúc trụ.

Nếu lại nói: Hoặc quen thức giấc. Lời nầy là hiển bày về nghiệp ngữ, nghiệp thân, nghiệp ban ngày, nghiệp ban đêm  của lúc trụ.

Lại, nếu nằm, thì lời nầy là hiển bày về nghiệp ban đêm của lúc trụ. Nên biết đó gọi là năm nghiệp của lúc trụ.

Thế nào gọi là bốn nghiệp hiện có của lúc đi lúc trụ, luôn chánh tri mà trụ? Đó là, đầu tiên dựa vào nghiệp hành nghiệp trụ kia khởi nghiệp như thế. Tức ở nơi nghiệp kia giữ yên chánh niệm, không trụ nơi phóng dật. Nên biết nghiệp nầy thuộc về không phóng dật, thuộc về chánh niệm.

Nếu ở nơi sự việc ấy, xứ ấy, thời điểm ấy, như lượng, như lý, như phẩm loại ấy nên tạo tác: Tức đối với sự việc ấy, nơi chốn ấy, thời điểm ấy, đúng lượng đúng lý, đúng phẩm loại ấy, luôn chánh tri mà tạo tác. Vị đó, do chánh tri tạo tác như thế, nên ở trong hiện pháp không tội, không phạm, không có ố tác, không biến, không hối. Nơi đời vị lai cũng không có tội, sau khi thân hoại mạng chung không bị đọa vào cõi ác, không sanh trong các thứ địa ngục, đạt được sự tích tập tư lương chưa đạt được. Như thế gọi là chánh tri mà trụ.

Về nghĩa tóm lược hiện có trước đã phân biệt rộng, nay với nghĩa tóm lược nầy, tất cả gọi chung là chánh tri mà trụ.