DU GIÀ LUẬN KÝ
Thích Đôn Luân gom góp Biên Soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

 (Phần Đầu)

BẢN LUẬN QUYỂN 4

Trong cảnh chín địa được chia làm ba. Hai địa trên nói về thể của cảnh rồi. Địa thứ ba có tầm, có tứ v.v… này là tướng của cảnh. Vì cảnh thô tế trên, dưới khác nhau, đây là ý sau:

Tầm là tìm kiếm, Tứ là dò xét. Hoặc tư, hoặc tuệ, tìm kiếm cảnh ở phần vị thô gọi là tầm. Tức hai thứ này đối với cảnh, quán sát thật kỹ càng phần vị , gọi là tứ. Không phải hai pháp tương ứng trong một sátna, mà là một loại thô, tế, trước, sau khác nhau.

Nay, dựa vào pháp đó, với hai thứ “có” “không” này, để lập ra ba địa, đây gọi là giải thích danh.

Kiến lập thể của địa. Thích luận, có thuyết, thuyết đầu nói rằng ba địa này y theo hai thứ trước sau tương ưng để lập ra địa vô tâm; nói hai địa đầu, gọi là địa hữu tâm. Vì thế, nên biết được các pháp như sắc v.v… của địa dưới, đều gọi là địa không có tầm, không có tứ.

Thuyết thứ hai nói: “Ba thứ này được y cứ ở hai lìa dục để kiến lập. Trong quyển này đã lấy việc lìa nhiễm của tầm tứ, gọi là địa không có tầm, không có tứ. Cho nên, biết vì tùy thích hợp có nhiễm kia, nên gọi là địa sơ nhị.”

Thuyết thứ ba nói nghĩa đúng: “Ba thứ này chỉ y cứ giới, địa để kiến lập. Trong quyển này nói cõi Dục, và Sơ Tĩnh lự, hoặc định, hoặc sinh, gọi là địa v.v… có tầm, có tứ, cho nên biết chỉ dựa vào giới, địa để kiến lập, gạn phá nghĩa của Luận sư trước, đều không đúng.

Họp nhau để giảng cho rõ ràng về văn ấy, đều như thuyết kia.

Hỏi: Duy thức “Quyển bảy, ngài Hộ Pháp y cứ ở sự lìa dục để lập ba địa, giống như Thích luận đã bác bỏ nghĩa của hai sư, sao lại nói là họp nhau để giải thích? Nghĩa là Thích luận phá sư thứ hai rằng: “Người đã lìa dục, thì các pháp của địa dưới gọi là không có tầm, tứ v.v… người chưa lìa dục, thì các pháp của địa trên lẽ ra gọi là có tầm, tứ v.v…? Do đó, nên trở thành lỗi lộn xộn.

Pháp sư Huyền Trắc lại giúp cho vặn hỏi: “Nếu dựa vào lìa dục, lập ra ba địa, thì trung gian, căn bản đồng trói buộc, đồng lìa, lẽ ra phải thành một địa? Là có lỗi lộn xộn.

Giải thích: “Ý luận tự có hai giải thích:

1. Ngài Hộ pháp đã áp dụng thuyết thứ hai để làm nghĩa đúng, mà không có hai lỗi. Địa dưới thua kém, phải theo sự vượt hơn của địa trên. Lìa nhiễm, gọi là không có tứ v.v… Sự vượt hơn của địa trên, đều lìa sự thua kém của địa dưới. Chưa ly nhiễm. Không phải từ v.v…, cho nên không co lỗi trước.

Lại nói: “Lìa dục có hai thời gian, nghĩa là gia hạnh và khi chính thức lìa này, dựa vào gia hạnh, để nói lời lìa dục. Vì thế nên trước lìa tầm, sau, lìa dục tứ, nên không có lỗi sau.

1/ Luận Duy thức nói lời lìa dục, khác hẳn với lìa dục, kháchẳn với thích luận. Vì sao? Vì dục có hai thứ:

2/ Phiền não dục, nghĩa là tham sân v.v…

2. Tự tánh dục, nghĩa là pháp của chín địa tùy theo nghĩa không nhàm nhau của tánh tự địa kia, nói là lìa dục. Tùy theo sự thích ứng của tánh tất cả các pháp ở địa trên mà nhàm chán nghĩa địa dưới nói lìa dục.

Quyển năm mười sáu nói: “Do hữu tình kia đối với các tầm, tứ do tánh lìa dục mà lìa dục địa kia, dù gọi là không có tầm, không có tứ. Vì đây là hiện hành sau, nên cũng không có lỗi.

Thích luận sư thứ hai vì dựa vào sự lìa dục phiền não, nên phạm phải hai lỗi trước.

Nghĩa đúng của luận Duy thức vì dựa vào sự lìa dục tự tánh mà nói, nên không có hai lỗi.

Y cứ trong địa này, đại văn chia làm ba:

  1. Hỏi.
  2. Đáp sơ lược.
  3. “Thế nào là giới bày ra kiến lập v.v… ” trở xuống, là giải thích riêng về phần nêu ở trước.

Nhưng tìm kiếm ở thế văn trên, dưới, có ba thứ tụng:

1. Tụng chung: Là chia Đại chương thành chung, riêng.

2. Bài tụng trong đây, nhắc lại chương môn ở trước, sau là nêu bày kỹ hơn.

Lại, nói nêu bày, giải thích xong, tức dùng một bài tụng để gồm thâu lại nghĩa trước. Cũng gọi là trung tụng.

3. Hậu tụng, giải thích nghĩa các môn, đều dùng một bài tụng để thâu kết lại. Trong năm môn giải thích riêng, giải thích giới môn đầu có ba. Đầu tiên là hỏi, kế là đáp tám môn, sau là tùy giải thích riêng.

Trong kiến lập số thứ nhất chia làm hai: Trước là nêu giới đọa, không phải giới đọa. Sau, là “cõi Dục trong đây v.v…” trở xuống là giải thích riêng ba địa.

Giới thuộc chẳng phải đọa, cho đến giới vô lậu.

Cảnh sư giải thích: “Nghĩa là phương tiện đạo; tư lương đạo; kiến. Tu rốt ráo.

Các đạo như thế có thể hướng đến Niết-bàn, thuộc về đạo đế, nên gọi là Phương tiện.

Tát-ca-da kiến, gọi là thân giả dối, tức năm uẩn nhiễm, được đoạn đối trừ, là trạch diệt kia và lý chân như diệt.

Nói giới không có hí luận: Nghĩa là hạt giống vô lậu không đồng với danh ngôn, hạt giống hí luận.

Pháp sư Khuy Cơ lại giải thích: “Giới vô lậu không có hí luận, nghĩa là tánh chân như lìa phân biệt, vì thể vô lậu.

Hoặc định hoặc sinh: Nghĩa là hoặc được định kia, hoặc sinh trong định đó. Ở đây, vì đạo lý lìa dục tầm tứ, nên nói là địa v.v… không có tầm, tứ.

Sư thứ hai của Thích Luận đã dẫn địa không có tầm tứ để làm chứng: “cõi Dục chưa lìa nhiễm của tầm tứ. Các pháp của sơ định là giả, gọi là địa co tầm tứ. Các pháp của tĩnh lự trung gian là giả, nghĩa là đã lìa nhiễm của tầm, chưa lìa nhiễm của từ, gọi là địa không có tầm, chỉ có từ.

Các pháp của hai định trở lên là giả, nghĩa là đều đã lìa nhiễm, đều gọi là địa không có tầm, không có từ, tức chứng tỏ sự khác nhau của giáo hóa, dẫn đạo của cõi Dục.

Nếu đã lìa dục, cũng gọi là địa, không có tầm, không có từ, mà thật ra về nghĩa thì không đúng. Vì ba thứ này chỉ nương tựa ở giới, địa mà kiến lập. Nghĩa là các pháp hữu lậu, vô lậu của Sơ định cõi Dục, tầm tứ trong nhóm có thể được.

Pháp đã lìa dục, chưa lìa dục, đều gọi là địa kia đã dẫn.

Tiếp theo, văn trên là chứng, không do có nhiễm, thì gọi là địa kia, nếu đã lìa nhiễm, thì gọi là không phải địa kia. Nếu khởi lên sự hiểu biết này, thì tức là rất lẫn lộn . Cho nên luận nói rằng: “Nếu giới vô lậu thuộc về định hữu vi, thì sơ tĩnh lự cũng gọi là địa v.v… có tầm, có tứ. Nếu y cứ ở tương ưng và lìa dục, để, lập ba địa riêng thì các văn này đều có lỗi (rộng như Thích luận nói).

Luận này nói: “Do vì lìa dục tầm, tứ, nhưng chỉ nói hai định kia trở lên không có tầm, không có tứ, một địa hữu lậu,Vô lậu, đều vì định ấy lìa nhiễm của tầm tứ,nên là địa dưới là không đúng, vì không được lấy sự có nhiễm cho là địa kia, nên không có nhiễm tức là không đúng, cho nên chỉ nói là hai định trở lên.

Do đây không nói là hai địa dưới tùy theo lìa nhiễm của tầm, tứ ây, tức chẳng phải địa kia.

Tác ý của giáo hóa dẫn dắt, nghĩa là ở cõi Dục, trụ ở tâm vô tướng, vì không có tầm, tứ. Xuất định kia, nghĩa là thân ở cõi Dục, đã lìa Sơ định, sắp nhập định không có tầm, tứ. Về sau, khi xuất định, lại khởi tầm tứ.

Sinh định kia, nghĩa là nếu sinh hai định v.v…, cũng khởi tầm tứ của địa dưói. Nếu giới vô lậu đều thuộc về định hữu vi thì như dựa vào sơ định khởi trí vô phân biệt này, duyên với cảnh chân như, cũng gọi là trí của địa có tầm và tứ, do nương tựa tầm tứ mà khởi trí này không do tàm từ tưởng, giác, vì chỉ phân biệt, cho nên vị này không thể nói năng. Nếu dựa vào sơ định khởi trí hậu đắc, vì chúng sinh nói pháp, tức tương ưng với tầm, tứ. Nếu không có tầm tứ, thì không thẹ khởi gió, khởi lời nói thuyết pháp. Cho nên luận Hiển Dương, quyển thứ nhất chép: “Đấng Bạc-gia-phạm nói: Vì dựa vào tầm, tứ nên phát ra lời nói, chẳng phải không có tầm tứ.

Lại, luận Thâp Địa chép: “Vì sao người tịnh, giác lại có công đức của trí niệm đầy đủ hơn so với địa mầu nhiệm có năng lực không giải thích?.

Trong văn xuôi giải thích: “Tịnh giác tức là khởi lên nhân của lời nói.

Còn lại như trước đã nói: Tứ trên đến đây, vì phân biệt lìa dục tầm, tứ, nên nói là không có địa tầm tứ, không do tâm của địa không hành (hoạt động) có tầm, có tứ, mà gọi là không có tầm tứ thì biết chưa lìa dục tầm, tứ, nên gọi là địa có tầm có tứ. Không do tâm không hoạt động, không có tầm không có tứ v.v…, cho nên nói là địa không có tầm, có tứ.

Trong nơi chốn thú hai, nói từ đây trở xuống, ba muôn hai ngàn du-thiện-na, mới đến địa ngục Đẳng Hoạt, Pháp sư Khuy Cơ giải thích: ý văn này nói dưới đất bằng ba muôn hai ngàn du-thiện-na mới đến địa ngục Đẳng Hoạt, địa ngục. Đẳng hoạt rộng mười ngàn Du-thiện-na. Kế dưới, quá bốn ngàn du-thiện-na, mới đến địa ngục hắc thằng. Dưới địa ngục Hắc Thằng hai ngàn du-thiện-na, mới đến địa ngục chúng hợp.

Tám na-lạc-ca như thế đều rộng mười ngàn. Sáu địa ngục dưới đều cách nhau hai ngàn, đáy địa ngục Vô Gián cách mặt đất bằng, mười hai muôn, tám ngàn du-thiện-na.

Núi Tô-Mê-Lô chìm trong nước tám muôn, núi này hơn địa ngục kia bốn muôn tám ngàn. Du-thiện-na. Do đó, biết chuẩn xác tám địa ngục nóng sâu hơn Câu-xá.

Thuyết kia nói đáy vô gián cách đất bằng bốn muôn Du-thiện-na. Thuyết đó nói thủy luân dù độ sâu tám ức, nhưng dựa trên phong luân, kim luân còn dầy hơn ba ức hai muôn ở trên thủy luân, nên núi diệu cao y cứ theo kim luân.

Ở đây, Đại thừa cho rằng kim luân ở dưới nước, kế đó, y cứ vào kim luân. Nước ở trên kim luân, dù không nói sâu bao nhiêu nhưng đáy vô gián đã tính đến mười hai muôn tám ngàn Du-thiện-na, Diệu cao ngập trong nước chỉ nói tám muôn, nên biết rõ Diệu cao không y cứ ở kim luân, nữa trên, nữa dưới, đứng sừng sững trong nước.

Pháp sư bị giải thích: “Nay dựa theo luận này, theo độ cao do-tuần của tám địa ngục trên, mỗi địa ngục đều có bốn ngàn. Vì thế từ châu này đến phía trên địa ngục Đẳng Hoạt, có ba muôn hai ngàn do-tuần. Phía dưới địa ngục, tự y cứ về số đo có bốn ngàn do-tuần, bảy địa còn lại hưóng về phía dưới mà trụ, mỗi địa ngục đều y cứ bốn ngàn. Đại khái, tám cái, bốn ngàn đều hợp lại thành ba muôn hai ngàn do-tuần. Đẳng hoạt hướng về phía trên, còn có ba muôn hai ngàn do-tuần, hợp lại có sáu muôn, bốn ngàn do-tuần, cũng có hai muôn sáu ngàn do-tuần, không đến kim địa.

Đoạn văn trên đây chỉ nói là các địa ngục rộng mười ngàn do-tuần, không nói số đo về chiều dọc, mỗi địa ngục đều có bốn ngàn. Cho nên chiều dọc của mỗi địa ngục đều đo được bốn ngàn, rộng mười ngàn. Tám ngục trên dưới đứng sững chồng chất chất lên nhau.

Lại giải thích: “Luận sư đã lập ra chiều rộng đo được mười ngàn, tức biết số đo về chiều cao, cũng đều mười ngàn do-tuần, dựa vào đây mà nói.

Từ dưới mặt đất bằng này, đi sâu vào hơn ba muôn, hai ngàn dotuần thì đến địa ngục Đẳng Hoạt. Ngục Đẳng Hoạt, rộng mỗi bề mười ngàn. Mười ngàn trở xuống, lại cách bốn ngàn, có bảy nguc khác đứng vắt ngang. Không được so sánh trên, dưới để an bài địa ngục kế tiếp. Vì sao? Vì từ đất bằng, hướng đến lớp kim địa, chỉ sâu tám muôn. Từ trên hướng xuống dưới, đã trừ ba muôn hai ngàn, mới có tám ngục, chỉ có tám muôn bốn ngàn do-tuần, thì làm sao trên dưới được tiếp nhận tám ngục, mỗi ngục cao muôn do-tuần. Như Đẳng Hoạt cũng thế.

Pháp sư Thái nói: “Kheo Tát-Bà-Đa, Tám địa ngục này ở bên cạnh tám địa ngục nóng, không có chỗ riêng”.

Chánh Lượng Bộ nói: “Ở núi thiết Vi, đến phong luân, thủy luân không có ánh sáng mặt trời, mặt trăng, khí lạnh xông lên.”

Pháp sư Bị nói: “Lại, từ dưới đất bằng, qua ba muôn ba ngàn đo, có ngục lạnh đầu tiên. Từ ngục lạnh này, lại cách hai ngàn do-tuần, có bảy địa ngục đều cao hai ngàn do-tuần, mỗi địa ngục đều có hai lớp trên, dưới như nhau.”

Lại giải thích: “Tám địa ngục lạnh cao, rộng đều mười ngàn. Từ tám ngục lạnh lạnh này đi sâu vào đất, vượt qua ba muôn hai ngàn dotuần, có ngục lạnh đầu tiên. Phía dưới lại cách hai ngàn do-tuần, có bảy ngục lạnh đứng canh chung quanh. Ba ngục như đốt cháy v.v… có phần ít, phần nhiều, toàn phần khác nhau. Một nhóm, nghĩa là không thấy hình dung chỉ thấy một đống lửa.

Nói về trong xứ cõi Sắc, nói về tu thiền có ba.

1. Chỉ hữu lậu huân tập bốn định của địa dưới.

2. Chỉ biến dịch sinh tử từ Bát địa vô lậu trở lên.

3. Hữu lậu, vô lậu, như nghiệp của ngũ Tịnh cư, là địa vị phàm tạo nên. Do nay, vô lậu giúp định hữu lậu, lại vì giúp đỡ nên nghiệp khiến vượt hơn, sinh lên trên.

Lại nói có người vượt qua tịnh cung, đến được sinh trong đó.

Luận sư Cảnh nói: “Như trời Tha Hóa Tự Tại, còn có cung Ma-la Thiên, tức nói xứ sở cao đẹp. Nhưng thuộc về trời tha Hoá tự tại. Nay trên trời Ngũ Tịnh cư, nói ngay, còn có trú xứ của trời Đại Tự tại, vượt qua cung Tịnh cư, Bồ-tát Thập địa được sinh lẽ đó, không nói thuộc về trời Cứu Cánh, biết rõ chẳng thuộc về Địa.”

Pháp Khuy Cơ sư nói: “Ngay địa vị phàm phu đã tạo nghiệp cõi trời Quảng Quả, sắp vào Địa thứ tám, sinh lên trời quảng quả, vô lậu huân tập cùng tột, giúp cho địa đó lúc trước, nghiệp báo sau. Đến tâm viên mãn của đệ Thập địa mới sinh vào địa kia.”

Kinh Hoa Nghiêm chép: “Lợi ích của hiện báo, vì tiếp nhận địa vị Phật, nên lợi ích của báo sau, sinh lên xứ của Ma-hê-thủ-la trí.”

Nói sinh ở đây là do luyện quả thô trở nên thù thắng, vì được mầu nhiệm nên gọi là Sinh, chứ không phải tâm vô lậu có lý mạng chung, thọ sinh.

Cõi Vô Sắc có bốn nơi, nghĩa là báo của bốn uẩn, mạng sống lâu

của bốn Không dài, ngắn không đồng.

Hoặc không có nơi chốn, nghĩa không có cung riêng, vì địa trên địa dưói so le.

Phần thứ ba, trong số đo của hữu tình: số đo của thân ở Tây, bắc lại càng cao lớn. Bài tụng Câu-xá chép:

“Số đo của người châu Thiện bộ,

Ba khuỷu tay rưỡi, bốn khuỷu,

Người châu Đông, Tây, Bắc,

Tăng giúp bội như thứ lớp”.

Thuyết kia nói: “Châu này hoặc ba khuỷu tay rưỡi, bốn khuỷu; châu phía đông. Tám khuỷu; châu phía Tây, mười sáu khuỷu, Châu phía Bắc ba mươi hai khuỷu.

Ở đây nói càng lớn không nói tăng gấp bội, vì không nhất định. Tam thập thiên tăng một túc, nghĩalà chia ra một Câu-lô-xá là một trong bốn phần, lại chia làm bốn phần, vì tăng thêm một phần này nên nói là một túc.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Lại có một giải thích, nói một túc, tức Câu-lô-xá chia làm bốn phần: Trong một phần lại chia làm ba túc, vì một phần trong hai túc này nên nói là một túc, tức biết rõ thân của Túc thiên nữa Câu-lô-xá, dư nữa phần, trời hóa lạc thân cao ba phần trong một câu-lô-xá, trời Tha Hóa thân cao ba phần rưỡi khác giảm một câulô-xá, không đồng với Câu-xá nói. Luận Câu-xá nói: “Dục thiên, bốn phần Câu-lô-xá, mỗi phần đều tăng. Nhưng vì thời phần nghiệp quả của bờ mé không của trời, đất khó vượt hơn, nên đồng với Đế-thích.

Nay, giải thích: “Đế-thích ở đỉnh địa cư, cảm báo thù thắng, có thể kịp thời phần.

Hỏi: “Vì sao thọ lượng của các tầng trời cõi dục tăng gấp bội mà thân thì không như thế.?

Đáp: “Từ tuổi thọ của con người là điều rất hy vọng, thân thì không như .”

Lại giải thích: “Số đo của thân do bề ngoài cũng có nhiều khác thô, diệu v.v…, có được, mất lẫn nhau, về phía tuổi thọ do bề ngoài lại không có công năng khác, cho nên hoàn toàn tăng gầp bội.

Số đo của thân người ở các tầng trời cõi Sắc, đồng với Tạp Tâm nói.

Số đo của thân Đại Phạm không gấp bội lợi ích trước, nghĩa là do tìm kiếm nghiệp quả của đời “Có”, “không”, khó vượt hơn.

Vô vân giảm ba, nghĩa là vì lìa biến dị, thọ định khó tu. Thân của ba đường ác lớn, nhỏ không nhất định, tùy nghiệp tăng thành thân lớn, nhỏ, thì biết được số đo của thân chúng sinh trong ngục vô gián chưa chắc là tám muôn. Nhưng có kinh luận nói: “Số đo khắp ngục.” Là y cứ ở số lớn nhất mà nói.

Trong kiến lập tuổi thọ thứ tư. Mạng sống lâu của cõi Vô Sắc có gấp bội, không gấp bội, như Bà-Sa quyển tám mươi bốn nói: “Hỏi: vì sao thọ lượng của Vô Sắc có tăng gấp bội, có tăng phân nữa, có tăng phần ít?”

Đáp: Như nhân Dị thục có sức ngần ấy, lại tiếp nhận quả Dị thục ngần ấy. Lại nữa, không thức vô biên xứ có vô biên hành tướng, cũng có hành tướng khác nhau, nghĩa là vô biên hành tướng của Không vô biên xứ chiêu cảm tuổi thọ sống lâu muôn kiếp. Hành tướng của hành khác, cũng chiêu cảm tuổi thọ muôn kiếp. Vô biên hành tướng của thức vô biên xứ chiêu cảm tuổi thọ hai muôn kiếp, hành tướng khác cũng chiêu cảm tuổi thọ hai muôn kiếp.

Trên đây còn vô biên hành tướng vì chỉ có hành tướng khác, nên số tuổi thọ của người ở xứ đó không tăng gấp bội so với người ở xứ dưới. Nhưng Vô sở hữu xứ lại có quán hạnh thiện riêng vượt hơn, dẹp bỏ, chế phục ngã, ngã sở v.v…, khác hẳn với địa khác. Do thiện đó chiêu cảm tuổi thọ hai muôn kiếp . Hành tướng khác được chiêu cảm, số tuổi thọ cũng tăng gấp bội bội.

Lại nữa, không, thức Vô biên xứ có Xa-ma-tha, Tỳ bát xá na, nghĩa là Xa-ma-tha của không xứ chiêu cảm tuổi thọ muôn kiếp; Tỳ-bát-xá-na cũng chiêu cảm tuổi thọ muôn kiếp. Hai hành của thức xứ đều chiêu cảm tuổi thọ hai muôn kiếp.

Trên đây không có tuệ vượt hơn, chỉ có định, nên số tuổi thọ của xứ kia không tăng gấp bội so với xứ dưới. Xứ khác như trước đã nói.

Lại nữa, bốn địa Vô Sắc đều không có nhiều thứ công đức, nên hai địa đồng có hai muôn tuổi thọ.

Ba Vô Sắc ở trên lìa nhiễm của địa dưới, vì có ít, nên tuổi thọ được tăng gấp bội bội. Nghĩa là thức, xứ đã lìa nhiễm của một đia Vô Sắc cõi dưới, chiêu cảm bốn tuổi thọ muôn kiếp, và hai muôn gốc thành bốn muôn kiếp. Vô Sở Hữu xứ đã lìa nhiễm của hai địa Vô Sắc dưới, chiêu cảm bốn tuổi thọ muôn kiếp, cộng với hai muôn gốc, thành sáu muôn kiếp. Phi tưởng xứ đã lìa nhiễm của ba địa Vô Sắc, chiêu cảm sáu tuổi thọ muôn kiếp, cộn với h ai muôn gốc thành tám muôn kiếp. Trừ châu Câu-lô ở phía Bắc tất cả xứ khác, đều có người trung yểu.

Hoặc theo thuyết của Tiểu thừa nói: “Tất cả ba cõi đều có trung

yểu, chỉ trừ Uất-Đơn-Việt, trời vô tưởng và Bồ-tát thân sau cùng”.

Nay, văn luận này dù không nói Bồ-tát thân sau cùng không có việc trung, yểu, nhưng về mặt lý tất nhiên phải có. Cho nên, văn dưới đây nói: “Chẳng phải tự hại, chẳng phải hại người, tất cả na-lạc-ca, cho đến Bồ-tát trụ thân sau cùng, nhưng Bồ-tát với thân sau cùng của Đại thừa, phần nhiều y cứ ở tướng hóa thân, chứ phải thật là thân sau. Nếu y cứ theo thật thì từ Sơ địa trở lên, tức không có trung yểu? Cho nên, biết được văn dưới đây nói là thân sau của Bồ-tát kia không có trung yểu, đó là quyền, chứ chẳng phải thật. Chính vì thế, ở đây không nói. Trời Vô Tưởng, theo thuyết của Quyết trạch nói, có ba thứ:

a. Nếu nhân dưới cảm, nhất định là trung yểu.

b. Nếu nghiệp giữa cảm, hoặc có trung yểu, hoặc không có trung yểu.

c. Nếu nghiệp trên cảm, thì sẽ không có trung, yểu.

Vì có sự tiến lùi này, nên ở đây không nói. Do người Châu Câu-lô ở phía Bắc, tất cả đều tu nghiệp nhân không có ngã sở, nên được quả quyết định không có trung yểu, vì thế ở đây nói riêng.

Thứ năm, trong thọ dụng được chia làm hai:

  1. Nêu ba môn.
  2. Tuỳ theo giải thích riêng.

Trong giải thích riêng, trước là nói về thọ dụng khổ, vui, văn chia làm bốn:

1. Nói về bốn thọ khổ.

2. “Lại, trong bốn thứ na-lạc-ca không có lạc thọ v.v…” trở xuống, là nói về lạc thọ.

3. “Lại, vì sáu thứ thù thắng, nên khổ vui thù thắng v.v…” trở xuống, nói là chung về sự khác nhau hơn, kém về khổ, vui.

4. “Lại nữa, đối tượng nương tựa của hữu tình trong ba cõi là dựa vào thân…” trở xuống, là khuyên nhàm chán ba cõi, ưa mong cầu vô lậu.

Trong thọ khổ lại chia làm hai:

  1. Nói về khổ của ba cõi.
  2. Nói về vô lậu chẳng phải khổ.

Trong phần một lại có hai:

  1. Nói về nổi khổ của cõi Dục.
  2. Nói về khổ của cõi Sắc, Vô Sắc.

Trong cõi dục chia làm hai:

  1. Nói sơ lược về khổ trong năm đường.
  2. “Lại đối với Đẳng Hoạt v.v…” trở xuống, là nói rộng về khổ trong năm đường.

Theo phần nói rộng, truớc hết là nói về khổ địa ngục, văn chia làm bốn:

  1. Giải thích về Đại na-lạc-ca
  2. Cận Biên.
  3. Ngục lạnh.
  4. Ngục cô độc.

Trong cận biên, Nương-Đoản-Tra, Hán dịch là Phẩn niệu trùng, vì mỏ như cây kim, nên goi là châm khẩu xuất, thân một thước, mình trắng đầu đen. Trùng này và các loài chó, chim, ngục tốt v.v… không đồng. Sư Tát-bà-đa, kinh bộ Đại thừa nói là phi tình, nhưng có chút khác nhau. Sư thượng tọa bộ nói là loại hữu tình. Thiết-lạp-mạt-lê, hình dáng như thân cây tạo giáp (bồ kết), thân hình cây đa số có nhiều gai nhọn.

Địa ngục chỉ ở phía dưới châu này, nếu hai châu còn lại cắt đứt điều thiện, gây tạo nghiệp Vô gián, thì sẽ đến địa ngục này để chịu khổ.”

Luận Bà-Sa nói: “Ba châu đều có biên địa ngục và một địa ngục đơn độc”.

Có thuyết nói: “Hai châu có hai địa ngục này, không phải châu ở phía bắc, vì xứ tịnh, lạc, cát tường là các Mạn-thù-thất-lợi”.

Vị Tô-Đà : Trên cõi có cây tuôn ra bốn vị thức ăn, gọi là tô-đà, cái gọi là sắc xanh, vàng, đỏ, trắng.

Cõi Vô Sắc vì có phiền não, vì có chướng nên đồng.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “vì có phiền não, nên chết không tự tại, còn có chết. Do có chướng, tức trời trường thọ, vì khó nên đối với trụ chánh pháp không tự tại.”

Nay giải thích: “Y cứ theo hoặc, nghiệp, báo để làm rõ nghĩa khám nhậm”.

Từ đây trở xuống, là nói trong thọ vui, được chia làm ba. Vì ba cõi khác nhau, nên trước hết ở quyển này, hai thứ sau ở thứ năm, tám ngục nóng, tám ngục lạnh, một cận biên riêng, trong bốn địa ngục không có lạc thọ, nghĩa là không có Dị thục lạc và đẳng lưu lạc.

Ba thứ ngạ quỷ cũng thế, nghĩa là ở trên đều nói do thức uống ăn v.v… chướng ngại bên ngoài.

Quyết Trạch nói: “Trong địa ngục này không có niềm vui, chỉ nói ba thứ quỷ”. Quyết Trạch thì nói một phần bàng sinh, cũng gọi là thuần khổ. Bàng sinh dù thật sự như vậy, vẫn không có tướng khác để nêu lược qua không nói.

Nhiếp luận của ngài Thế Thân chép: “Có Đẳng lưu lạc”. Duy Thức Đệ ngũ hội chép: “Nên biết bàng sinh kia theo lý tùy chuyển mà nói, tùy theo thuyết của Tát-bà-đa v.v… nói, hoặc thuyết kia nói chung về chỗ tạp thọ còn lại, vì không có Dị thục lạc, nên gọi là thuần khổ.

Châu luân trong bảy báu là phi tình, năm báu còn lại là tình. Hai báu châu luân là sở hữu của Thiên đế. Phía dưới ứng với Luân vương. Voi báu, tức là một con trong năm trăm con của Long vương Thiện Trụ trong hông của phi thiên ở trước. Ngựa báu cũng là long mã của Thiên đế. Người nữ và hai vị quan cũng đều là thần thiếp của thiên đế. Sau khi giáo hóa xong, Luân vương mất trở về trời. Ba luân vương còn lại dù đều ứng bạc, đồng, thiếc khác nhau. Nhưng cũng không có báu khác.

Châu phía Bắc quyết định tinh tấn vượt hơn. Nghĩa là người châu ấy nhất định có người sinh lên cõi trời theo vô ngã quán của nghiệp báo sau, vì trước kia tu mười Thiện nghiệp”.

Có chỗ nói: “Người kia có nghiệp báo sau, nhất định sẽ đọa vào loài quỷ.

BẢN LUẬN QUYỂN 5

Kế là nói về lạc của cõi Sắc:

Sơ tĩnh lự thọ ly sinh hỷ lạc, luận Hiển Dương quyển thứ hai chép: “Ly, nghĩa là do tu tập đối trị, dứt trừ chướng bị đối trị mà được chuyển y.

Sinh, nghĩa là từ tĩnh lự này sinh ra.

Hỷ, nghĩa làngười đã chuyển y, dựa vào tâm chuyển thức, tâm vui vẻ, tâm phần khởi, tâm thích hợp, điều hòa yên ổn, vừa ý thuộc về thọ thọ.

Lạc, nghĩa là người đã chuyển y, nương tựa thức A-lại-da, chủ thể sở y nhiếp thọ, làm cho thân được yên vui, vừa ý, thuộc về thọ thọ.

Tĩnh lự thứ hai, thọ định sinh hỷ lạc, Định là đã chuyển y: Tâm trụ một cảnh, tức định đắc ở trước. Sanh: Nghĩa là từ định sinh ra. Hỷ lạc như trước nói, không phải như sơ định đầu tiên mới được lìa, cho nên nói là định sinh. Vì trước sơ định chưa có định, nên chỉ nói là ly sinh, không nói định sinh.

Đệ tam tĩnh lự thọ ly hỷ diệu lạc. Nghĩa là hoặc “Duyên” lìa dục thứ hai,tăng thượng giáo pháp; hoặc “Duyên” sự truyền dạy kia làm cảnh giới, đã nhận thấy được lỗi lầm của tướng hỷ của tĩnh lự thứ hai, rồi nhàm lìa.

Diệu lạc: Nghĩa là người đã chuyển y, lìa Hỷ, lìa phấn khởi, yên ổn, vừa ý,thuộc về thọ thọ, trong đây không nói về định sinh diệu lạc, vì rằng mới ly hỷ.

Đệ tứ tĩnh lự thọ xả niệm thanh tịnh, niềm vui vắng lặng không xao động. Lìa nhiễm thô của hai định địa dưới, vì pháp không xao động. Nghĩa là sơ định lìa ưu, nhị định lìa khổ Tầm, tứ; tam định lìa hỷ; tứ định lìa lạc và hơi thở ra vào, nên gọi là tịch tịnh, bất động.

Xả thanh tịnh. Nghĩa là vượt qua tất cả trạng thái giao động, tâm không quên mất, mà tánh sáng suốt, rõ ràng. Vì hai yếu tố vượt vượt hơn hết này, cho nên nói riêng. Dưới đây sẽ nói về thọ của cõi Vô Sắc.

Niềm vui giải thoát rất vắng lặng. Nghĩa là không xứ lìa tưởng sắc, diệt tưởng có đối, thôi dứt mọi thứ tưởng. Thức xứ lìa tưởng “Không”, duyên” Thức vô biên của Không xứ kia.

Vô sở hữu xứ lià tưởng của thức vô biên, tìm kiếm cảnh giới trên thức xứ, không có chút sở đắc, trừ vô sở hữu.

Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ vượt qua tưởng vô sở hữu, “Duyên” cảnh giới trên vô sở hữu xứ, chỉ được tâm, tâm sở rất vi tế của vô sở hữu xứ. Vì tưởng này, nên gọi là rất vắng lặng. Tùy theo lìa chướng của Địa dưới, gọi là vui giải thoát.

Luận Đối pháp cũng nói: “Dị thục vắng lặng. Diệt định này và định thứ tư, tiếp nhận sự yên ổn, thích hợp của thân, tâm, gọi là lạc, thể chẳng phải lạc thọ.

Từ đây trở xuống, là thứ hai, nói chung trong khổ, vui, hơn, kém, khác nhau được chia làm ba:

  1. Nói về sáu xứ thù thắng.
  2. Nói về thánh chẳng phải thánh tài.
  3. Lại, ngoại đạo có người muốn v.v…” trở xuống, là nói nổi khổ khác nhau của thọ dục.

Trong sáu xứ thù thắng, ý nói rõ về địa ngục, từ trên đến dưới, nổi khổ càng mang tính chất đặc biệt.

Nói không có phân biệt lựa chọn, nghĩa là không biết nghiệp của mình trái với ngục tốt sân, xoay vần si,

Khổ khí tăng dần, Luận sư cảnh nói: “Nghiệp ác là chỗ nương tựa của báo khổ, gọi là khổ khí (đồ đựng khổ), do nghiệp tăng, giảm, nên nổi khổ cũng tăng, giảm.

Nay, giải thích: “Sở y, là nơi chốn vui, trái với khổ.

Có phân biệt: Nghĩa là rất dễ hiểu được nghiệp đời trước được quả thiện đời này, mà tu thiện lạc, quả mới gia tăng. Nếu nói là do ta tự nhiên được niềm vui, không do nghiệp trước, thì điều thiện đã nhỏ dần, niềm vui chóng diệt, cho nên chẳng thù thắng.

Trong Thánh tài khác với chẳng phải thánh tài. Không có tầm tư, luân thạch v.v… Nghĩa là không có tâm tìm kiếm, tầm, tư, do cái vồ luân thạch đập nện, đắp xéo vào thân, làm cho thân được thấm nhuần lâu dài. Đây là phương pháp ma xát của các nước phương Tây (Thiêntrúc).

Cỏ cát tường: đạo nhân ở phương Tây khi tu hành, lấy cỏ cát tường này, hoặc dùng quả tần lãi hoặc đựng đầy vật rồi tặng cho người tu hành. Dùng vật tốt lành để tiểu biểu cho sự cát tường, gọi là công cụ thanh tịnh quả tần thích là quả tần bà.

Luận sư Cảnh nói: “Hình dáng quả ấy giống như cây chanh gai (cây chỉ xác) Trong ruột quả ấy như màu uất kim.

Thể của bảy thánh tài tùy theo sự thích ứng mà có cả hữu lậu, vô lậu, giới, văn phần nhiều hữu lậu. Xả, tức tuệ thí, hoặc chung cho số xả. Vì bảy pháp vượt hơn này, nên lập riêng thánh tài. Không phải thánh, vì phần nhiều khởi lên bảy pháp trái nhau.

Trong sự khác nhau dưới đây, lấy niềm vui của ba cõi và niềm vui không trói buộc làm thánh tài. Do đây mà biết mà các điều thiện chiêu cảm dị thục của ba cõi, không thuận với xuất thế, gọi là chẳng phải thánh tài. Thuận vơi việc lành xuất thế, ba cõi tất cả và không trói buộc, đều gọi là thánh tài.

Mười lăm thứ sai khác: Nghĩa là mười thứ đầu, lại mỗi chữ đều khởi hành vi thiện, ác.

  1. Khởi hành vì thiện ác.
  2. Sinh hữu không có tội, tội sẽ có quả xấu.
  3. Thân khắp, không khắp.
  4. Thời tiết dài, ngắn, duyên ngoài là công cụ giúp đỡ, nội duyên là chánh pháp thánh đạo.
  5. Địa rộng, hẹp.
  6. Dẫn ra dài, ngắn.
  7. Có không cùng tận.
  8. Đoạt, không đoạt. Đoạt tức là năm nhà xâm hại.
  9. Trì, không trì.
  10. Túc, bất túc. Túc: Nghĩa là đạo Vô học của ba thừa viên mãn.

“Chữ hựu” trở xuống có năm:

  1. Có sợ hãi.
  2. Có oán đối.
  3. Có kết giao ngang trái.
  4. Có phiền não nóng bức.
  5. Không thể dứt trừ khổ lớn của đời sau.

Trong có phiền não nóng bức, như người bệnh ghẻ lở, buồn bực mà cảm thấy rất vui, giống như vui thật là khổ mà vọng nghĩ là vui, vui của thế gian cũng thế. Bệnh hủi, bị vi trùng đục khoét, vọng sinh cảm giác vui, sự giàu sang cũng thế.

Văn trong thọ dục khác nhau được chia làm hai:

1. Nêu năm đức để phô bày tuệ mạng khác với nhiễm dục.

2. “Trong đây” trở xuống, chỉ riêng năm lỗi để phân biệt với tuệ mạng. Năm lỗi trong đó như thứ lớp trái với năm đức trước:

1/ Hạnh nhiễm, nói không phân biệt, xả bỏ là si.

2/ Chẳng phải rốt ráo, vì vô thường.

3/ Không phải hoàn toàn định, vì một mặt khởi hỷ ái; một mặt khởi ưu, giận v.v…

4/ Chẳng phải không sai lầm, vì tà tuệ mạng, dù đã lìa dục mà vẫn còn khởi lui sụt.

5/ Chẳng chân thật. Chữ “Hựu”của hai pháp sau, là đối tượng sáng tỏ. Trong đó, chữ “Hựu” đầu, nghĩa là chân chứng tỏ không phải chân thật. Chữ “Hựu” sau, nêu chưa chế ngự được ma, mà lại nói chẳng phải thật.

Nói ma quân: Như Luận Trí Độ nói: “Mười quân như dục v.v… Sự ma, nghĩa là tạo ra nghiệp bất thiện”.

Từ đây trở xuống, là thứ tư, khuyên nhàm chán ba cõi, ưa cầu vô lậu.

Lại nói là có hỷ của vị hữu ái, cho đến rơi vào hai cõi: Ở đây có hai thuyết:

1. Có hỷ của vị ái, là hỷ cõi Dục. Lìa hỷ của vị ái, nghĩa là phần lui sụt của hai định đầu, trụ phần định tịnh tương ưng với hỷ. Có hỷ vượt hơn lìa vị ái, tức là phần vượt hơn phần quyết định tương ưng với hỷ. Hai thứ này chỉ là tên cõi Sắc, thuộc về hai cõi.”

2. Nói ba cõi trong nhiều cõi, nghĩa là cõi Sắc, cõi Vô sắc là cõi đoạn. Hai cõi Dục, Sắc đều gọi là cõi Sắc. Trong đây có hỷ của vị ái là tham của hai tĩnh lự đầu cõi Dục tương ưng với hỷ. Lìa hỷ của vị ái là hai định đầu của cõi Dục không phải nhiễm hỷ. Trội hơn hỷ lìa vị ái là thuộc về cõi vô lậu đoạn. Hai định đầu rơi vào cõi Sắc; một định sau rơi vào cõi đoạn, cho nên nói thuộc về hai cõi. Ở đây là dựa vào trụ lạc, chẳng cho là thọ lạc, nghĩa là lúc nhập. Diệt định, thân lặng lẽ không động, gọi là trụ lạc. Ở trên, nói về thọ dụng khổ, vui. Thứ hai này nói về sự thọ dụng uống ăn.

Trung hữu sắp sinh, đã sinh tức là “Hữu” của năm đường. Chỉ rõ ra khỏi ba cõi, không cần bốn cách ăn. Duy thức quyển thứ tư chép: “Ăn có bốn cách”:

1. Đoàn thực: Lấy sự biến đổi, hư hoại làm tướng, nghĩa là cõi Dục quan hệ với ba thứ hương, vị, xúc, lúc thay đổi, hư hoại, làm thành việc ăn. Do sắc xứ này chẳng thuộc về đoàn thực, vì khi biến đổi hư hoại, sắc không có công dụng.

2. Xúc thực: Lấy cảnh xúc chạm làm tướng, nghĩa là xúc hữu lậu lúc vừa chấp lấy cảnh, nhiếp thọ hỷ v.v… có thể làm việc ăn. Dù xúc này tương ưng với các thức, thuộc về sáu thức, nhưng về nghĩa ăn trội hơn, nên có thể tiếp nhận hỷ, lạc thuộc về cảnh thô, tỏ rõ và thuận với sự giúp ích, vì xả giúp nuôi dưỡng vượt hơn.

3. Ý tư thực: Lấy hy vọng làm tướng, nghĩa là tư hữu lậu đều chuyển với dục, mong cầu cảnh dáng yêu có thể là sự ăn. Tư này dù tương ưng với các thức, thuộc ý thức, nghĩa ăn trội hơn, vì ý thức đối với cảnh, hy vọng là hơn.

4. Thức thực: Lấy chấp trì làm tướng, nghĩa là thức hữu lậu do thế lực của đoạn, xúc và tư tăng trưởng, có thể làm việc ăn. Thức này dù đi suốt qua tự thể của các thức, nhưng về nghĩa ăn của thức thứ tám vượt hơn, vì một loại chấp trì nối tiếp nhau vượt hơn. Do đó Tập luận chép: “Bốn cách ăn này thuộc về ba uẩn, năm xứ, mười một giới. Đoạn thực trong đây, hoặc có thuyết nói chỉ hương là thức ăn; như cái ăn của Trung hữu”. Hoặc có thuyết nói chỉ xúc là thuc ăn, như gió v.v… trong tạng phủ của Na-lạc-ca v.v… chưa hẳn đủ cả ba. Đối với na-lạc-ca đến với xúc kia được tồn tại lâu, nghĩa là các đại địa ngục đều có thức ăn này. Quyển sáu mươi sáu nói không có cách ăn thô, nay nói tế, nghĩa là với vật vi tế kia, tiểu địa ngục cũng có. Do các đoàn thức khi biến đổi, hư hoại, mới có thể khởi tác dụng giúp cho các căn v.v… Do nhân duyên này, nên xúc thức kia được tồn tại lâu dài, không phải như Tiểu thừa cho rằng, khi nuốt cục sắt, tạm thời dứt được cơn đói, khát, nói là ăn. Ở đây, theo nghĩa của Đại thừa, thì khổ đói khát là nhẹ, cục sắt nóng, nước đồng sôi sinh ra khổ là nặng. Lấy nặng để thoát khỏi cái khổ nhẹ, không có cảm giác đói, khát, chứ không phải cho rằng, cục sắt v.v… có tác dụng của thức ăn kia.

Thứ ba, là trong sự thọ dụng dâm dục, Na-lạc-ca không có việc dâm, nghĩa là cả bốn thứ địa ngục đều không có.

Có thuyết nói: “Tám ngục lạnh, nóng không có, chỉ Nhất Đẳng là có”.

Hỏi: “Trừ hai tầng trời trên đã không có nhiếp thọ, sao lại có người kia không cho lấy nghiệp đạo dục tà hạnh?

Đáp: Đối với biến hóa không có quả nghiệp nhiếp thọ, nghĩa là duyên cớ có hai nghiệp đạo. Hoặc có nghiệp đạo kia, không có nghiệp đạo này cũng đâu có sai lầm.”

Luận sư Cảnh nói: “Thật ra thì hai tầng trời kia có thật nữ, vẫn còn lệ thuộc, như nhà của Duy-Ma-Cật có một muôn hai ngàn thiên nữ theo ma trở về cung, trong đó thiên nữ hoặc biến hóa, hoặc thật, hoặc không có lệ thuộc vướng mắc, thì sao lại theo ma trở lại cung trời kia?”

Phần thứ sáu, trong sinh kiến lập, nói bất động nghĩa là vì lấy lìa thọ biến dị của tĩnh lự thứ tư, nên nói như thế.

Thứ bảy, là tự thể: Du hí vọng niệm và ý phẫn thiên. Luận sư Cảnh giải thích: “Đây chính là bốn tầng trời không cư của cõi Dục, hai tầng trời dưới đều thuộc câu cú, vì phi thiên giết nên sau Bổ Khuyết hỏi: “Khi Đế-thích chến đấu với Tu-la, bốn vị trời trên đều sai các trời đến giúp Đế-thích, ngăn giữ bốn phía núi Tô mê-lô, tại sao không chiến đấu với Phi thiên?.

Giải thích: “Chỉ giúp giữ thành chứ chẳng phải chiến đấu” với nhau. Nếu vậy, bốn tầng trời trên không tự hại trời, không giết Tu-la thì không có nghiệp sát, làm sao khiến cho các vị trời có mười nghiệp ác?”

Giải thích: “Nói chung, các tầng trời dục gây ra mười nghiệp ác, đâu phải sáu trời đều tạo khắp?”

Hỏi: Nếu lấy văn này, tức chứng tỏ ý vọng niệm du hí oán giận nhau khắp ở bốn tầng trời không cư, vì sao luận Đối Pháp, quyển ba nói trong hai mươi bốn đã sinh, nói là thanh tịnh đã sinh ý phẫn oán nhau. Trời Lạc biến hóa trời Tha hóa tự tại, các trời cõi Sắc, Vô Sắc phần nhiều buông lung, cho nên tùy theo sự thích ứng với các trời nên đối với cảnh được thọ dụng và nơi cư trú nhất định tự tại mà chuyển.

Không thanh tịnh đã sinh: Nghĩa là trời còn lại kia, văn này là nói trời Da-ma, gọi là Du Hí vọng niệm, trời Đổ-Sử-Đa, gọi là ý phẫn oán nhau.

Kế là nói riêng về trời Lạc biến hóa, và trời Tha hóa.

Pháp sư Huyền Trang giải thích: “Vì bốn tầng trời không cư riêng của cõi Dục, nên nói rằng: Do trời Tha hóa tự tại chỉ thuộc thứ sáu, trời Lạc biến hóa chỉ thuộc tứ năm, cho nên nói ý phẫn oán nhau thuộc về trời thứ tư; còn Du Hí vọng niệm thuộc trời thứ ba.

Về mặt đạo lý, Du hý vọng niệm và ý phẫn oán nhau có ở cả bốn tầng trời không cư, vì hai tầng trời địa cư hành dục giống như con người. Cho nên không gọi là thanh tịnh đã sinh, bốn tầng trời không cư chỉ co ôm nhau, cầm tay nhau, nhìn nhau cười, việc hành dục nhẹ, cho nên được gọi là thanh tịnh đã sinh. Theo Trí luận kia, vọng niệm, ý phẫn đều có cả ở sáu tầng trời cọi dục, trong câu cú nghĩa là phần vị đã sinh v.v… của xứ chúng sinh kia. Giả sử phần vị của yết-lạ-lam phi xứ đến lúc phần vị đã sinh, thấp sanh, hóa sinh v.v… đều là trường điểm này.

Nay, thuận với văn trước, nếu nói xứ sinh kia, phần vị đã sinh thì sứ giả của Đức Như lai trong “Câu phi”, như kinh Niết-bàn chép: “Mẹ của Trưởng giả thọ Đề lúc mang thai Thọ-đề, Đức Phật thọ ký là nam. Về sau, khi chưa sinh thì người mẹ, qua đời, ngoại đạo cười chê Phật thọ ký không đúng. Ngày hỏa thiêu người mẹ, Phật bảo người sứ bước vào lửa, nhặt lấy đứa hài nhi. Dù là mất, nhưng con của mẹ vẫn không chết. Nhờ Phật lực, nên lửa không đốt sứ giả. Đức Phật chỉ thọ ký đứa con, 36 không thọ ký người mẹ, cho nên nói là không luống dối.”

Hỏi: Hai tầng trời trên cũng có trung, yểu thọ, vì sao không gọi là tự hại?.

Đáp: Vì nghiệp bất định của tất cả chúng sinh, phần nhiều là tự vì phước đã hết, nên có trung, yểu, không đồng với các tầng trời cõi dục. Đến khi ăn, thường khởi hiện hạnh tăng thượng, chỉ hao hụt báo của trời, nên được gọi là tự hại.

Phần thu tám, trong quả nhân duyên có hai:

  1. Nêu bốn môn.
  2. Tùy theo giải thích riêng.

Trong phần nói về tướng lại có hai:

  1. Nêu chung, tướng của năm quả tướng nhân duyên, cái gọi là “Sinh đắc” và dụng thành xong.
  2. Dựa vào năm hỏi đáp này mà giải thích riêng.

Môn đầu trong sinh, lấy gì làm trước? Là hỏi về nhân, lấy gì để kiến lập? Lấy gì để hòa hợp? Là hỏi về duyên, pháp nào sinh? Là hỏi về quả. (Từ đây trở xuống, các câu hỏi so sánh đồng với đây).

Là tự hạt giống trước nhất, là nói huân tập, để làm nhân duyên.

Sức nội phần trong đắc, có bảy đức:

Che hướng sự nghiệp, do nhiều tư, giác, phát sinh các sự nghiệp. Não loạn tâm họ, bỏ bê việc tu phẩm thiện, gọi là ngăn che sự nghiệp, không có ngăn che sự nghiệp này.

Sức ngoại phần có năm đức:

Giáo pháp vẫn tồn tại, dù Đức Phật đã diệt độ mà pháp vẫn an trụ, trong thành lập, sở tri, thắng giải, ái, lạc là trước.

Muốn lập nghĩa, thì phải hiểu Tông của mình, và người, cho nên nói là sở tri thắng giải.

Lại, tùy theo sự ưa thích của mình là pháp được thành lập, đây là nhân. Trong biện luận thì ái là trước v.v… Nghĩa là đại ý nói, do ái của quá khứ là trước; Thân hiện tại là kiến lập v.v…, giả có tình (Căn) an trụ.

Hạt giống danh ngôn trong dụng là nhân trước hết, Thể của pháp sinh khởi là chủ thể kiến lập. Lúc sinh, các duyên là sự hòa hợp.

Tác dụng của pháp lập là quả, luận Hiển Dương quyển mười tám chép: “Chính sinh trước kia là kiến lập duyên của sinh trước là hòa hợp v.v…

Nói trong kiến được chia làm ba:

1. Quả y của nhân duyên dựa vào xứ để lập.

2. Giải thích về nghĩa quả của nhân duyên.

3. Có ba lớp “Lại nữa”, chỉ rõ nhân kiến lập, trong phần đầu là ba y xứ. Lập bày nhân: Thể là y xứ, nghĩa gọi là nhân, nghĩa nương vào thể mà lập, cho nên nói mười nhân nương mười lăm xứ. Tên của y xứ: Nói nhân tức y xứ, cho đến vô chướng ngại thì y xứ, đều là trì nghiệp, đã nương vào y xứ tức kiến lập nhân, tùy thuyết tức là nhân, cho đến không trái nhau tức là nhân, cũng đều là trì nghiệp. Y xứ đầu tiên, thể chỉ là ngữ, ngữ nàt gọi là Nhân, hiển bày nghĩa quả. Trong văn nói: gọi là trước nên tưởng v.v… khởi nói do thứ lớp, trước nói ba cõi hệ không ràng buộc pháp, cộng lập giả danh. Tùy theo thấy nghe, v.v… muốn nói pháp đặc biệt tìm danh tưởng, vì tưởng nên khởi nói, lãnh thọ y xứ, vì sở quán đợi năng thọ, sở thọ làm tánh. Năng thọ thì thọ số, sở thọ thì tất cả pháp. Nay văn luận này dùng quán đãi làm nhân. Lại chỉ nói về nhiễm tịnh, không có vô ký, tập khí y xứ dùng tất cả thật chủng, giả chủng hữu lậu, vô lậu trong ngoài ở vị chưa thành thục làm tự tánh. Văn này chỉ nương hạt giống tạp nhiễm để nói, tịnh nghiệp, bất tịnh nghiệp dẫn trong ngoài khác nhau, không y theo nhân thanh tịnh vô ký để nói. Duy thức giải thích rộng, hạt giống có thấm nhuần y theo thể đồng tập khí. Chỉ thành tựu vị không đồng với trước, ở đây cũng chỉ nói về nhiễm, trong nhiễm chỉ nói nghiệp, không nói hạt giống danh ngôn, là nương vào trước mà nói, trong nhân nhiếp thọ, y xứ của cảnh giới vô gián diệt tức là hai duyên, căn thì sáu căn, tác dụng y nghĩa này trừ nhân duyên còn lại xa giúp cho hiện duyên tạo ra tác dụng đầy đủ.

Sĩ dụng y. Nghĩa là ngoại trừ nhân duyên, trực tiếp tạo ra tác dụng, tác giả của hiện duyên.

Năm nhiếp thọ này nói về pháp hữu lậu. Nói chung, dù là như vậy, mà vẫn khác nhau, nghĩa là nếu pháp tâm, tâm sở trong cõi Dục thì nhờ vào nhân nhiếp thọ của năm thứ y xứ như thế, mà sinh, nếu là, sắc bất tương ưng hành thì chỉ thuộc về nhờ vả ở tác dụng, sĩ dụng để nhiếp thọ nhân, sinh ra.

Lại nữa, tác dụng rộng rãi chung cho cả tình, phi tình, còn tác dụng của sĩ thì hẹp, chỉ ở số sinh, như hai cõi trên của cõi Dục cũng thế.

Chân kiến y xứ: Lấy kiến vô lậu làm tánh, trừ dẫn đến tự chủng. Đối với pháp tương ưng có thể giúp, đối với vô lậu sau, có thể dẫn, đối với vô vi có thể chứng.

Luận Duy Thức chép: “Đủ sáu nhiếp thọ nói về vô lậu. Ở đây nói, hoặc giả là lời lẽ không nhất định, ý sáng tỏ, chứ không phải chỉ nhiếp thọ chân kiến, nói về vô lậu.”

Tùy thuận y xứ: Dùng lậu của ba tánh hữu vi với hạt giống vô lậu, hiện có thể thuận với “Hữu” sau, làm giới của mình, giới của người, và quả vô vi, năng dẫn làm tánh.

Lời của phẩm Thắng trong văn, là phân biện phẩm này đồng phẩm hạ phẩm chẳng phải như nhân Đồng loại, nếu sinh đắc thiện và chín phẩm pháp nhiễm ô đối nhau được làm nhân, hoặc thiện phương tiện với nhân đẳng thắng. Nhưng, nhân dẫn phát này đối với pháp của người cũng được làm nhân.

Nhân đồng loại chỉ lấy tự, tha làm quả, cho nên tác dụng của hai nhân có rộng hẹp lẫn nhau.

Nói pháp thiện lệ thuộc cõi Dục có thể dẫn đến lệ thuộc cõi Sắc và pháp không lệ thuộc. Đây là dựa vào địa vị khởi thiền của các Đại Bồ-tát, Độc Giác, Thanh văn, Ba-la-mật-đa, đều được dẫn sinh nhau. Nhưng quyển mười hai chỉ nói Bồ-tát của kiếp thứ ba, và Đức Như lai có thể khởi tất cả địa, nghĩa là y cứ không do công dụng, nhậm vận (tự nhiên) vượt qua địa vị mà khởi nói.

Nói pháp vô ký năng dẫn ba tánh thuận theo y xứ. Nghĩa là tác dụng thuộc các hạt giống quy về tánh, có thề nói là vô ký. Đem nhân thuộc tánh quả, mới chung cả ba tánh. Nay, y cứ nhiếp dụng quy tánh, đồng nghĩa tánh với thức.

Nói vô ký dẫn sinh ba tánh, ngoại trừ ba tánh này, các hiện đối với hiện; các hạt giống đối với hạt giống, không có tánh riêng, thành nhân tùy thuận, công năng sai khác, dựa vào tất cả hữu vi đều là tự quả hữu vi, có thể khởi vô vi, có thể chứng để làm tự tánh.

Trước tùy thuận y kia, nói về tánh, thì hẹp, vì ở tự tánh. Nói về giới thì rộng, vì dẫn sinh ba cõi.

Sai khác y này, nói về tánh thì rộng; vì chiêu cảm Dị thục, nên nói về giới thì hẹp, vì ở tự tánh, chỉ vì mỗi giới mình, mỗi định đều riêng.

Tùy thuận y ở trước đối với kém thì chẳng nương. Sự sai khác này dựa vào tất cả đều được.

Hòa hợp y, tức lấy lãnh thọ y thứ hai, cho đến y xứ của công năng sai khác làm thể.

Luận sư Trắc hỏi: “Sáu nhân trước nói về nghĩa đã đủ rồi, cần gì phải lập riêng nhân đồng sự?”

Đáp: Sáu nhân trước là riêng; đồng sự là chung, vì chung riêng khác nhau.

Hỏi: Trong “Duyên” là sao?

Đáp: cũng có chung, riêng, cái gọi là ba duyên là riêng; duyên

tăng thượng là chung. Nhưng trong nhân có hai thứ:

  1. Lược cho rằng sáu nhân trước là thuộc về nhân đồng sự.
  2. Rộng thì cho rằng tám nhân trước thuộc về bất tương vi, trừ nhân tương vi.

Như Duy Thức nói sinh, trụ thành được bốn quả, thành có hai thứ:

  1. Lập.
  2. Nói rõ.

Gồm thâu thành này, để nói không có tác dụng này.

Trụ, nghĩa là thủy luận nương vào phong luân v.v…, luận này không có, vì sao hai luận lấy, bỏ khác nhau? nghĩa là ý thú của hai luận vì đã so sánh hai luận đó lìa thể không có, cho nên không nói.

Không có trụ này, vì xa nên không nói.

Chướng ngại y xứ. Nghĩa là tất cả hữu vi, vô vi trái với sinh v.v…đều là thể.”

Hỏi: “Các pháp vô vi này vì sao ngăn ngại?”

Giải thích: “Nếu nương vào “hư Không” để xây dựng nhà cửa v.v… thì không được thành v.v… tức là nghĩa nhân chướng ngại vô vi.” Hỏi: Sự trái nhau này lấy gì làm quả?

Giải thích: Do sức chướng ngại làm cho pháp bất sinh và bất trụ v.v…, tức là quả của nhân. Quả này chính là pháp sẽ sinh ở vị lai, do chướng ngại hiền tiền, nên không được sinh, chẳng phải pháp hiện tại đã khởi, nêu tự nhiên diệt.

Vô chướng ngại y: Nghĩa là pháp không chướng ngại ở trong sự sinh v.v… dùng chung cho tất cả pháp hữu vi, vô vi làm thể. Dựa vào hạt giống “Duyên” y xứ, để lập ra nhân duyên v.v…

Duy Thức có hai thuyết:

1. Tập khí thứ ba, có thấm thứ tư nhuần, mười một tùy thuận; Mười hai sai khác; mười ba hòa hợp; mười lăm không chướng ngại. Hạt giống của các nhân duyên trong sáu y xứ này, đều gọi là hạt giống “Duyên” y xứ. Dựa vào hạt giống đó để lập nhân duyên. Trừ thứ ba, thứ tư, bốn y xứ khác tất cả hiện hành, phần nhiều dứt trừ, cho nên không nói. Hoặc vì thuyết kia năng nói về quả, nên cũng gọi là hạt giống.

Y xứ của cảnh giới Vô gián diệt: Nên biết, đều hiển bày y xứ của hai duyên . duyên Đẳng vô gián, duyên sở duyên, chẳng phải chỉ có vô gián diệt thứ năm. Trong duyên y xứ của cảnh giới thứ sáu, cũng có nghĩa của hai duyên trung gian, trừ duyên này, xứ khác đều là duyên tăng thượng.

2. Hạt giống chỉ thuộc về hạt giống y xứ có thấm nhuần thứ tư. Dựa vào hạt giống này mà lập nhân duyên, trực tiếp năng sinh quả, vì rõ ràng, nên nói riêng. Danh còn lại v.v… vì xa, ẩn, nên lược qua không nói.

Vô gián chỉ có thứ năm; cảnh giới chỉ có thứ sáu, như danh tự làm sáng tỏ pháp còn lại trong y xứ. Dù có hai thứ này, nhưng vì ẩn, cho nên không nói đến.

Ba hạt giống này làm rõ ba duyên đầu. Mười hai xứ còn lại đều thuộc về duyên tăng thượng.

Chẳng phải chỉ có tăng thượng dựa vài tập khí, tùy thuận v.v… để nói về thể của năm quả. Quả Dị thục lấy tất cả nghiệp đã chiêu cảm năm uẩn vô ký làm thể.

Báo riêng giả sử là chung, gọi là chung là quả Đẳng lưu Dị thục, lấy tất cả ba tánh hữu vi, hữu lậu, vô lậu phẩm đồng của tự loại của pháp kém sinh ra pháp vượt hơn của phẩm đồng ở sau, và quả sau làm tánh.

Luận Du-già, Duy Thức đều nói: “Hoặc giống với nghiệp trước, quả sau tùy chuyển, như do sát sinh, bị chết yểu. Đây là thật tăng thượng, giả gọi là Đẳng lưu, vì mạng ngắn đồng.

Quả ly hệ do dứt trừ chướng phiền não và được quả đã chứng Trạch diệt chân như làm tánh. Dứt chướng sở tri mà được Trạch diệt v.v…, chỉ là quả tăng thượng. Vì thể của chướng sở đoạn không phải là pháp trói buộc, nên cái mà sáu hạnh được cũng thuộc tăng thượng, vì không dứt đi hạt giống.

Quả sĩ dụng có hai nghĩa:

1. Năm uẩn giả: Nghĩa là do tác dụng mà được bốn trần làm tánh. Quyển ba mươi tám nói: “Vì lấy việc xem bói lúa mạ làm tự tánh.

2. Đều lấy tất cả hữu vi, vô vi làm tánh, các pháp riêng biệt gọi là sĩ phu. Ở đây chiêu cảm được câu sinh vô gián cách biệt, vì không sinh ra quả của bốn hạt giống.

Quả tăng thượng, lấy tất cả hữu vi, vô vi làm tánh, là tánh rộng văn nói: “Dựa vào tập khí, thuận theo nhân duyên y xứ, lập ra quả Dị thục và quả Đẳng lưu v.v…”. Duy thức phối hợp riêng văn trong đây nói: “Tập khí y xứ được quả Dị thục. Tùy thuận y xứ được quả Đẳng lưu, đều được quả riêng, vì có công năng vượt hơn.”

Tách rời nói riêng mà nói, không phải tập khí xứ thì không được Đẳng lưu. Duy Thức giải thích: “Được trong năm quả này có hai thuyết”

1. Tập khí xứ: Tức biểu thị rõ ở thứ ba, thứ tư, mười hai, mười ba, mười lăm, năm y xứ này được quả Dị thục.

2. Tùy thuận xứ: Tức nói về thứ ba, thứ tư, thứ chín, thứ mười, mười một, hai mươi, ba mươi lăm, hoặc lấy tác dụng thứ tám. Như thế, hoặc tám, hoặc chín, các y xứ này được Đẳng lưu.

Chân kiến xứ: Tức nói rõ thứ mười, mươi, một, mươi, hai, mươi. Ba mươi lăm, hoặc thứ tám, thứ chín. Như thế, hoặc năm, hoặc bảy, các y xứ này được quả ly hệ.

Sĩ dụng y xứ khi có hai nghĩa:

  1. Năm uẩn giả.
  2. Từng pháp riêng.

Như thuyết trong quả trước nói, nếu dựa vào nghĩa đầu, thì chứng tỏ thứ hai, thứ chín, thứ chín, mười ba, mười lăm, bốn y xứ này được quả sĩ dụng.

Nếu theo nghĩa sau, thì biểu thị rõ thứ hai, thứ ba, thứ tám, thứ chín, thứ mười mươi, mười một, hai mươi, ba mươi lăm, mười y xứ này được quả sĩ dụng.

Các thừa khác: Tức hiểu rõ thứ nhất, thứ năm, thứ sáu, mười bốn, bốn y này hoàn toàn, trong mười một y còn lại tùy theo sự thích ứng với phần ít được quả tăng thượng, vì được chỗ còn lại của bốn quả trước, không như vậy, thì lẽ ra quá rộng, quá hẹp.

Tập khí chỉ thứ ba được quả Dị thục, tùy thuận chỉ thứ mười một được quả Đẳng lưu.

Chân kiến chỉ có thứ mười được quả ly hệ, Sĩ dụng chỉ có thứ chín được quả sĩ dụng. Mười một thứ còn lại được quả tăng thượng, mỗi thứ đều tùy theo nghĩa, thêm danh của nó được hiển bày. Nói riêng được quả, chẳng phải quả khác không được, rõ ràng như trong luận.

Kế là trong nghĩa giải thích.

Hỏi: Nếu thuận ích là nghĩa nhân, thì sao lại lập nhân trái nhau?

Luận sư Bị đáp: Giải thích pháp trái nhau, đối với chướng ngại, vì tạo nên thuận ích, cũng được nói nghĩa thuận ích là nghĩa nhân.

Ba lớp “lại nữa”, nói lên kiến lập trong nhân.

“Lại nữa” đầu là nói về nhân gần, xa.

“Lại nữa” kế, là nói về nhân bảy nhiễm tịnh.

“Lại nữa” sau, là nói về nhân bảy tướng.

Trong “lại nữa”đầu, năng sinh phương tiện, gồm thâu hết mười nhân, ba nhân còn lại chỉ ở trong hai nhân trước tùy theo nghĩa kiến lập, Duy thức có hai thuyết.

1. Nói: “Dẫn dắt, sinh khởi, dẫn phát, quyết định sự việc đồng, khác không trái nhau. Trong sáu nhân này, hoặc hiện, hoặc chủng là nhân duyên, đều gọi là “năng sinh”(chủ thể sinh), vì nói về quả gần. Bốn nhân khác và sáu phần ít đều là nhân phương tiện, vì giúp đỡ xa khởi lên.”

2. Nói: “Chỉ có nhân sinh khởi, gọi là nhân “Năng sinh”, chín nhân còn lại, gọi là nhân phương tiện. Nhân sinh khởi cách quả gần, nên nói riêng, chẳng phải chỉ có nhân duyên. Nhân còn lại phần nhiều vì giúp xa, nên nói riêng, chẳng phải không có nhân duyên. Nhưng Bồtát Địa nói: “Dẫn dắt sinh khởi, hai hạt giống này gọi là nhân “năng sinh”, thuộc về phương tiện còn lại”, cũng có hai thuyết, e rườm rà nên thôi.

Trong “Lại nữa”thứ hai, lưu chuyển là nhân sinh tử, nhân này có đáng ưa, không đáng ưa và tăng trưởng, hoàn diệt, nghĩa là xuất thế cũng có đáng ưa và tăng trưởng. Đáng ưa và không đáng ưa là nhân của chi “hữu”.

Tăng trưởng là danh ngôn, vì tăng trưởng chi “hữu”, hoặc trước chua có, nay có, gọi là đáng ưa, không đáng ưa. Trước kia đã có, nay gặp sự thấm nhuần gọi là nhân tăng trưởng.

Bảy tướng trong “lại nữa” thứ ba: luận này và Nhiếp luận, Duy thức, về sáu nghĩa nhiếp nhau thế nào?

Nghĩa là thứ nhất,vô thường, tức lúc sát-na diệt, mở ra tướng.

Thứ hai làm nhân cho tánh khác, tức hợp với “Câu hữu”, làm nhân có tự tánh sau, tức hợp với hằng đuổi theo.

Thứ ba, đã sinh chưa diệt, trở thành “câu hữu” ở trước, theo đuổi hai nghĩa.

Thứ tư, được duyên khác, tức hợp với nghĩa các duyên đối đãi thu năm kia.

Thứ năm, thành tướng biến khác, làm rõ nghĩa các duyên đối đãi thứ năm.

Thứ sáu, công năng tương ưng, tức hợp với tánh quyết định thứ tư kia.

Thứ bảy, gọi là nhau, thuận nhau, tức thích hợp với việc dẫn đến tự quả thứ sáu.

Từ trên đến đây, đã giải thích về môn giới ban đầu của địa này xong.

Thứ hai, là giải thích trong tướng. Thể tánh của Tầm, từ, nghĩa là hoặc tư, hoặc tuệ, hoặc tìm kiếm, so lường, hoặc không tìm kiếm so lường, như thứ lớp.

Ngài Tam Tạng nói: “Dựa theo Du-già là đúng, hội với luận Đối pháp kia, Lẽ ra trái với thích hợp thuộc về thứ lớp: Nếu không so lường là tư, so lường là tuệ, thì là tầm, tứ. Lúc không so lường, thì đều lấy Tư làm tánh, Nếu khi so lường thì đều lấy tuệ làm tánh. “Duyên” nghĩa danh thân v.v… làm cảnh, Duy thức có hai thuyết:

1) Năm thức cũng đều. 2) Chỉ ý cùng với thức.

Văn luận này làm chứng, chỉ nói là “Duyên”, nghĩa danh v.v… không nói “Duyên” sắc v.v…

Sự sai khác của Tầm, từ: Có bảy thứ sai khác v.v… Văn giải thích đủ: “Nếu dựa theo văn trong đây nói về sự khác nhau giữa tầm, từ thì cò bảy thứ, như ở trước đã phân biệt nói, tức biết quyển hai ở trước nói về bảy thứ phần đều ở ý địa.

Phân biệt nhậm vận trong bảy, tức lấy năm thưc đồng “Duyên” ý thức. Bảy phân biệt tương ưng với tư, tuệ đều là sự khác nhau của tầm, từ.

Pháp sư Huyền Trang trước kia đã phán quyết tự tánh phân biệt là thức đồng “Duyên” với ý thức.” Về sau, phán quyết Du-già đã nói nhận vận phân biệt là năm thức đồng “Duyên”với ý thức, không đồng với luận Đối Pháp, rằng năm thức kia là tự tánh phân biệt trong ba phân biệt, trở lại là tầm. Từ làm thể. Các Tầm, tứ, tất nhiên là phân biệt.

Duy thức quyển bảy có hai sư:

1. Phân biệt chỉ có hữu lậu, là phân biệt thứ ba trong năm pháp, cho nên thể của tầm, từ không có cả vô lậu.”

2. Phân biệt có cả vô lậu, vì trí hậu đắc đều có phân biệt, tức thể của tầm, từ cũng có cả vô lậu. Ở đây phân biệt nói tất nhiên chẳng phải phân biệt trong năm pháp.

Tầm, từ của Na-lạc-ca dẫn phát ở khổ tương ưng với ưu. Duy thức có hai thuyết:

1. Năm thức có tầm, từ, ý thức tiếp nhận gọi là ưu. Nói dẫn phát khổ ở đây, nghĩa là ý đều có tầm, từ, năng dẫn phát khổ, không nói là năm thức chẳng có tầm, từ, vì phần nhiều nối nhau vượt hơn, tương ưng với ưu, không ngăn ngừa khổ cụ, cũng không có lỗi.

2. Năm thức không cótầm, từ, văn này làm chứng, như văn rất dễ hiểu.”

Không nói xả: Nghĩa là tất cả tâm sở vì nhất định đều có ý bức bách, tiếp nhận thật là khổ căn, dường như ưu, gọi là ưu. Hoặc tùy theo tông khác, ý buồn bã, được gọi là ưu, không trái nhau.

Đại văn thứ ba, văn trong tác ý như lý được chia làm hai:

  1. Mở ra thứ lớp tám tướng, giải thích riêng.
  2. Giải thích nghĩa khó trong việc trước.

Sáu y xứ kia, quyển năm mười lăm chép: “Lúc quyết định, có niềm tin; khi thôi dứt nhiễm, có tàm, qúi. Lúc bắt đầu làm việc thiện, có ba thiện căn tinh tấn. Khi thế gian đạo, có khinh an; lúc xuất đạo, có bất phóng dật, xả. Khi nhiếp chúng sinh, có bất hại.

Duy thức quyển sáu, có hai thuyết:

1. Các điều thiện không hẳn đều khởi chung, lấy văn này làm chứng.

2. Trừ khinh an, các việc thiện khác đều có. Quyết Trạch phần nói: Mười “Tâm thiện, mà nhất định, bất định đều có tâm thiện. Vì thêm khinh an trong tâm của địa định, nên nói là sáu phần vị khởi.

Mười một, là nương vào có tăng kia, để làm các thuyết này.

Thứ ba trong tám thứ việc là tu bốn vô lượng.

Thứ sáu, tu ngoại trừ vô lượng, tất cả tu còn lại nằm trong tám việc này.

Ba việc đầu, thí, giới, tu ba phước nghiệp, việc ngoài thế tục. Ba việc kế, là trong ba tuệ hơn nghĩa tu. Hai lợi trí đức, ân đức thứ bảy, thứ tám viên mãn, nên chỉ tám sự.”

Hỏi: Nếu dựa theo văn này thì tầm, từ có thể thông suốt địa vị định, sao lại nói chỉ ở ba địa?

Ngài Tam Tạng có hai giải thích:

1. Văn này vì y cứ ở phương tiện, nên có tầm, từ. Đúng ra ở đa vị thì không có tầm.

2. Trong định Vị Trí thì có tầm, từ; còn trong định căn bản thì không. Trong thọ dụng, người không nhiễm thì không sinh phiền não, người không trụ thì bất trụ. Người không mê đắm, sẽ không phân chia yêu thích. Người không trói buộc, sẽ không bị ràng buộc, xả các nghiệp lành. Người không buồn bã, thì không ưa khổ sinh ra. Người không vướng mắc, thì không tham ái sinh ra, cũng không chấp vững chắc được sự mầu nhiệm thù thắng v.v…

Thứ hai là giải thích trong nghĩa vặn hỏi được chia làm ba:

1. Giải thích về thế tục ngoại, học thí giới tu ba nghiệp phước, nghĩa là tướng.

2. Lại, người thọ thí v.v… trở xuống, là giải thích về nghĩa vượt hơn bên trong. Người học ba tuệ, nên thọ thí kia.

3. Lại, có sáu thứ nhiếp ích v.v… trở xuống, là giải thích về bảy tám trí đức, ân đức ở trước, trừ kẻ nghèo thiếu, chính là bỏ đi sự thiếu thốn cho người không vì mong muốn trả ơn.

Người làm rường cầu là nhân khỏi sông sinh tử. Không hiện hạnh, nghĩa là dù thực hành thi-la, mà không biểu hiện tướng, đối với pháp xuất thế, muốn nhàm chán thế gian.

Dẫn nhiếp thanh tịnh, nghĩa là thần thông v.v… dẫn nhiếp chúng sinh.

Thắng giải thanh tịnh, nghĩa là ấn trì thắng giải, tu bốn vô lượng v.v…

Trí thanh tịnh : Nghĩa là tâm định không có nhiễm, phát trí thanh tịnh.

Thọ học trong văn thứ hai: Nghĩa là khi thọ học ba học, nên thọ thí.

Mạng sống, nghĩa là không kinh doanh sự nghiệp khác, chỉ vì mạng sống mà thọ lãnh của bố thí. Nghèo thiếu, nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, cho nên, thọ thí.

Khi xả nghĩa là buông bỏ việc cần dùng, cho nên thọ thí.

Tiên du nghĩa là rời chỗ cũ, nên không có vật thọ thí.

Mê đắm: Nghĩa là tự không ít của cải, vì đắm say, vướng mắc, nên thọ người thí.

Dưới đây là nói về người thọ thí, còn có tám thứ, sáu thứ tổn não.

1. Có che lấp tổn não: Nghĩa là lao ngục v.v…, bị người khác che lấp, không được tự tại.

2. Câu sinh: Nghĩa là từ sinh đến già, tánh nặng nề ưu não.

3. Bức thiết, nghĩa là bị khổ ràng buộc thân.

4. Thời tiết đổi khác, nghĩa là lạnh nóng không điều hòa.

5. Rỉ chảy, nghĩa là phòng nhà, rách nát.

6. Sự nghiệp thôi bỏ, nên sinh tổn não (buồn phiền).

Thứ ba là giải thích trong bảy, tám trí đức, ân đức ở trước, được chia làm bảy:

1. Trong sáu nhiếp ích, nhậm trì tức là bốn cách ăn.

2. Mạnh mẽ, không có hao hụt, nghĩa là bốn đại đồng đều, lại oai thế dẫn tiếp.

3. Che giữ, nghĩa là nhà, hiên v.v… hoặc che, giữ đồ chúng.

4. Ở chung nhiếp ích, nghĩa là không phiền não, đồng cư trú, giữa hai bạn thiện, ác với nhau.

5. Dẫn dắt kẻ không yêu kia, nghĩa là dẫu nhiếp kẻ thù.

6. Ngăn ngừa điều mà người kia yêu thích, nghĩa là ngăn cách bạn hiểu biết kia.

7. Dẫn đến những việc không được thích nghi, như trao cho thuốc độc v.v…

Ba dẫn nhiếp; Bốn tùy chuyển, cung cấp, phụng sự cho người kia mà chuyển biến theo người kia; Năm là do sự cung cấp, phụng sự này, nương theo bốn xứ được năm quả.

Không có chỗ nhiếp thọ, tức chẳng biết người cũ, vì trước chẳng nhiếp thọ.

Không có chỗ não hại, tức các bạn thân.

Chỗ nên cúng dường, tức là người đáng tôn trọng.

Chỗ đồng phần tùy chuyển, tức phước tuệ, nghĩa là người có đủ phước, tuệ là người mà đa số người đều quy hướng về. Đã quy hướng mong cầu học phước, tuệ, với đồng phần kia, gọi là đồng phần tùy chuyển.

Được năm quả, nghĩa là đối với bốn chỗ, cúng dường, vì phụng sự tùy chuyển thực hành bố thí v.v… nên đều được năm quả, không phải đều chiêu cảm riêng.

Người thông minh, là trong tướng, đối với điều lành, quyết định tin không nghi ngờ, đối với việc thiện thường tỏ ra vững bền mạnh mẽ không bao giờ lùi bước.

Tướng của ba học.

BẢN LUẬN QUYỂN 6

Từ đây trở xuống, là văn chính thứ tư, trong tác ý không đúng như lý, trước hỏi, sau đáp.

Trong đáp có ba:

1. Tụng Văn xuôi, trình bày chung về mười sáu dị luận.

2. “Nói về trong nhân có quả” trở xuống: Là nhắc lại lần lượt phá.

3. “Mười sáu thứ dị luận như thế” trở xuống: Là kết thành phá trước.

1. Trong phần đầu, là hỏi: Trong mười sáu dị luận, có bao nhiêu là Tát-ca-da kiến, cho đến có mấy luận là tà kiến?.

Giải thích: “Như chấp ngã luận dựa vào ngã kiến khởi đoạn kiến luận; thường luận, nương vào biên kiến mà khởi. Chấp tối thắng luận; chấp thanh tịnh luận dựa chung kiến thủ, giới thủ mà khởi, cũng có thể Tối thắng luận dù chấp tối thắng, nhưng vì không chấp ở kiến, nên không phải kiến thủ khởi, mà là thuộc về tà kiến. Luận khác đều dựa vào tà kiến khởi. Tà kiến rất rộng, không chỉ chê bai không chẳng đồng với tiểu luận.

2. Thứ hai là trong phá rộng: Tức mười sáu, trong nhân phá có quả, văn trong luận được chia làm hai:

1. Nêu tà chấp. “Nên xét hỏi người kia” v.v… trở xuống là dùng lý để phá. Đầu tiên, trong phần trước, nêu sơ lược về chấp tà.

2. Hỏi đáp, phân biệt về lý do khởi chấp.

Thường thường, thời hằng, hằng thời: Nghĩa là từ mé trước đến. Vì trong nhân thường có tánh quả, nên nói lúc thường thường. Nhắm về mé sau trở đi, cũng vì hằng có, nên nói là lúc hằng hằng.

Hai chúng ngoại đạo: Là mười tám bộ chủ, đại đệ tử của Số Luận sư vì sinh trong hai thời nên gọi là hai. Đồ đẳng của họ, gọi là chúng.

Số luận kia chấp pháp, lược có ba; vừa là bốn, rộng là hai mươi lăm đế,trừ phần ngã đế, khoảng giữa cóhai mươi ba đế gọi là quả. Tự tánh gọi là nhân. Quả ở trong nhân không có tự thể riêng. Như vàng ròng là ngọc châu, dù nhân, quả khác nhau, nhưng lại không có quả riêng, nên gọi là nhân có quả.

Là tánh tầm, tứ: Nghĩa là chí thường lo nghĩ, là tánh quán sát, nghĩa là chí thường tìm kiếm, câu kết, thể đầu là tư,thể sau là tuệ.

Ở địa tầm từ, ở địa tự biện địa. Địa là chỗ nương tựa (sở y). Dựa vào tầm, từ bên trong, ngoài khởi lời nói đồng thời địa vị phàm phu, ở 8 vị lo nghĩ, so lường, nên khởi lên chấp này.

Số Luận kia tạo ra tư này cho đến chẳng phải thứ khác, nghĩa là họ nêu lên bốn lý, mà đây là một. Nghĩa là từ sữa của mỗi nơi kia, lạc ở nơi này được sinh. Thế gian đều biết rằng, sữa là nhân của lạc chẳng phải nhân của thứ khác, lại tìm quả thì chỉ lấy nhân này, chẳng phải nhân khác, như tìm lạc thì tìm từ sữa, tìm bình thì từ đất sét, không từ nhân nào khác.

Phải biết rằng, trong sữa trước đã có tánh lạc, trong đất sét, trước đã có tánh của quả bình, là hai lý.

Lại, tức ở chữ kia đến, tức chẳng phải cái khác, nghĩa là tức ở sữa kia, gia công mong cầu việc tìm kiếm lạc, không ở chỗ nào khác, là ba lý.

Lại, nếu quả kia đã có khi đến trong nhân, nghĩa là nếu quả lạc kia tức từ sữa nọ sinh, không từ cái khác sinh, nên quả kia có trong nhân, là bốn lý.

Trên đây, nêu ra bốn lý. Dưới đây bày ra bốn vặn hỏi trái ngược lại:

– “Nếu không như vậy, lẽ ra lập tất cả là tất cả nhân, nghĩa là nếu nói trong sữa, trước không có tánh chất lạc, mà lạc được sinh: Như vậy, trong tất cả pháp, như nước v.v… vốn không có tánh chất lạc, lẽ ra từ nước v.v… lạc nọ được sinh. Nếu nói trong tất cả pháp, như nước v.v… vốn không có tánh chất lạc mà lạc được sinh thì lẽ ra lập tất cả các pháp đều là nhân sinh ra tất cả các pháp, đây là nêu lý thứ nhất để vặn hỏi.

Vì cầu mong một quả, lẽ ra lấy tất cả: Nghĩa là vì mong tìm một quả lạc, lẽ ra nhận lấy tất cả pháp làm nhân, vì trong các nhân, đều không có tánh chất của quả lạc. Đây là nêu lý thứ hai để đặt ra vặn hỏi.

Lẽ ra đối với tất cả gia công mà làm: Nếu trong sữa kia vốn không có tánh chất lạc: Người tìm lạc lẽ ra trong tất cả pháp gia công mà làm: đây là nêu lý thứ ba làm nạn, lẽ ra từ tất cả có tất cả quả sanh. Nếu trong sữa kia vốn không có tánh lạc mà lạc được sinh, thì trong sữa đó không có tánh của pháp khác vốn, lẽ ra sinh ra pháp khác, cho nên pháp khác không có tánh lạc lẽ ra cũng sinh lạc. Đây là nêu lý thứ tư để vặn hỏi.

Dưới đây, là kết lược bốn nghĩa, như thứ lớp. Sau đây, dùng lý để bác bỏ. Văn chia làm ba:

  1. Gạn chung.
  2. Vặn hỏi riêng.
  3. Kết thành.

Trong vặn hỏi riêng chia làm hai: a) Dùng vặn hỏi để phá. b) “Nhưng phải có nhân” v.v… trở xuống là chỉ bày chánh lý.

Nếu không có tướng “Khác”: Nếu nói nhân của sữa có quả lạc, mà lại nói rằng, nhân quả không khác, vì không khác nên không có nhân, quả. Cho nên ông chấp trong nhân có quả là không hợp với đạo lý. Nên lập lượng rằng:

– Thể của quả của ông lẽ ra chẳng quyết định. Vì tướng của quả tức là nhân, cũng như tướng của nhân, tướng nhân cũng thế.

Số Luận kia chấp thể là một, vì tướng có khác. Nếu có tướng v.v…

khác thì lạc trong sữa; nếu tướng sữa là khá thì quả của lạc như thế, là tướng chưa sinh, hay là tướng đã sinh? Nếu là chưa sinh không có mà nói là có thì không hợp lý. Nên lập lượng rằng:

“Trong nhân không quả

Vì do chưa sinh.

Cũng như sừng thỏ.”

Nếu nói đã sinh, tức quả lạc đã sinh, vì sao lại nói là sữa sinh ra lạc? Cho nên, không hợp lý. Nên lập lượng rằng:

“Tất cả quả pháp

Không từ nhân sinh.

Bởi vì đã sanh.

Cũng như tướng nhân”.

Trong chỉ bày chánh lý, nói năm thứ tướng.

3. Tức do tự tướng có thể được: Như tự thể của nhân không do sự so sánh, như tự tướng của nhân có công năng sanh ra quả, công thật có, chẳng có quả thể, tự thể của nhân này hiện có thể thấy, không do suy lường.

4. Tức do nghiệp tự tạo nên có thể được: Phân biệt rõ nghiệp của sắc, để biểu hiện nhãn thức v.v…

5. Vì nhân và duyên đổi khác: Nên quả trở thành đổi khác, như lúa mì v.v… của thế gian, vì nhân sinh đã hết, nên nó khô hết, đây là do nhân đổi khác, nên quả thành đổi khác.

Lúa mì v.v… như thế, chẳng phải nhân không có đổi khác mà quả đổi khác riêng một mình. Nhưng ngoại đạo kia nói là tự tánh không đổi khác mà là do đế khác biến thành. Nên lập lượng rằng:

“Tự tánh của ông lẽ ra cũng đổi khác.

Vì quả đổi khác.

Như lúa, lúa mì v.v…

Cố kết văn trên, rất dễ hiểu.

Từ duyên hiển bày, trước nêu chấp, sau đó phá.

Nói “rằng”, ngay trong nhân thì hữu quả luận giả và Thanh Tướng luận giả khởi chấp như thế: Pháp sư Cảnh nói: Trong nhân có quả, trong luận có hai sư: sư thứ nhất lập trong nhân có quả, từ duyên mà sanh. Như trên nói, cho nên trước nạn rằng: quả trước đã có, lại từ duyên sanh là không đúng với chánh lý.

Sư thứ hai, lập trong nhân có quả nhưng từ “Duyên” mà hiển. Và Thinh Hiển Luận sư lập trên các pháp đều có âm thanh thường trụ, hợp với pháp được giải thích, từ “duyên” mà hiển hiện, nay, đều bị phá.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nghĩa này không đúng! Vì luận nói: “Cho là tức trong nhân có quả, nghĩa là vì chấp chẳng phải hai sư”.

Nhân Minh cũng nói: “Như đệ tử Phật đối với số Luận sư, lập âm thanh diệt hoại, gọi là “Năng biệt” không thành.”

Số Luận sư chấp có sinh: Vì sinh, phải có diệt, sao lại nói là có “năng biệt” (chủ thể phân biệt) thành? Cho nên, biết được trước, sau đều đồng một sư chấp.

Sư trước nói sinh, nghĩa là biểu hiện, là nghĩa “Có” hoặc vì đặt ra sự ngăn ngừa, nên lo nghĩ như thế, quả đã có trước, lại từ nhân sinh, không hợp đạo lý, chẳng phải đối tượng họ chấp. Nhưng chẳng phải không dụng công mà được thành quả v.v…., nghĩa là tự bày tỏ kiến chấp của mình.

– Trong phần phá được chia làm ba:

  1. Phá chấp của Số luận.
  2. Nêu bày chánh nghĩa.
  3. So sánh phá Thinh luận.

– Trong phần đầu chia làm hai: a) So sánh vặn hỏi. b) Kết thành.

– Trong so sánh vặn hỏi, chia làm ba: a) Có chướng, không chướng.

  1. Tánh có, tánh quả.
  2. Là khác, không khác.

Có chướng không có chướng: Nghĩa là khi quả không hiển hiện là vì có tự thể ngăn che sinh ra, vì chướng mà quả không hiển lộ, hay vì không có tự thể ngăn che mà là vì bị tướng kia, nên quả không hiển lộ.

Nạn (Bắt bẻ) không có tự thể ngăn che:

“Vì không có tự thể, lẽ ra không thể bị ngăn che, vì không có tự thể. Như gái bất dục. Pháp quả lẽ ra vốn đã rõ ràng, vì không có chướng duyên, như pháp nhân của ông. Nếu có chưong duyên, nhân thuộc về quả, thì vì sao không ngăn che, bởi đồng là có? Nghĩa là thể của quả tự có sở chướng, năng chướng. Thể của nhân chẳng phải không có chướng, lẽ ra cũng có, vì đều là có.

Lập lượng:

Nhân hữu thể của ông lẽ ra cũng bị chướng.

Vì thể là có.

Như quả bị chướng.

Như nước là quả, bóng tối che khuất nước. Chậu là nhân của nước, bóng tối cũng có thể che khuất, trái với lượng này, y theo đó rất dễ hiểu.

Nếu bào chữa rằng: “chướng duyên, cũng có thể chướng cả nhân, lẽ ra cũng làm sáng tỏ nhân, vì lẻ gì chỉ nói từ “Duyên” hiển bày quả?”

Lập lượng rằng:

Nhân của tông ông lẽ ra từ

“Duyên” được hiển bày.

Vì thừa nhận sở chướng.

Giống như pháp của quả.

Hoặc quả pháp của ông không từ duyên hiển hiện. Vì thừa nhận có chướng. Cũng như pháp của nhân là có tánh. Tánh có, nghĩa là có thể tánh. Tánh của quả, nghĩa là sở hữu của nhân, tức thể gọi là “Có”, nghĩa gọi là tánh của quả. Trong đây, xin hỏi: “Vì có thể tạo ra chướng duyên hay là nghĩa quả tạo ra chướng “duyên”?

Nếu có thể là chướng “Duyên”, thì tánh của thể thưòng có, cho nên tánh sẽ không bao giờ được biểu hiện rõ ràng. Rõ ràng như chưa rõ ràng, vì là thể thường có. Nhân cũng là có, sao không bị che lấp mà riêng quả có khả năng bị che lấp ư?

Lượng rằng:

“Quả của tông ông lẽ ra không bao giờ hiển lộ.

Vì tánh thường có” Cũng như chưa hiển lộ.

Thể nhân của tông ông lẽ ra cũng che lấp, vì thề thường có, cũng như ở quả. Nếu nói tánh quả là che lấp “Duyên”, thì như một pháp vừa là nhân, vừa là quả. Đối với tánh quả của hạt giống là che lấp duyên, bị che lấp không biểu lộ rõ. Đối với tánh nhân của cọng thì không phải che lầp bên duyên. Đã không bị che lấp, thì lẽ ra biểu lộ rõ, thì hoá ra 52 một pháp cũng hiển lộ, nên không hợp lý. Nên lập lượng:

“Thể quả của tông ông lẽ ra cũng không hiển lộ.

Vì tức thể của nhân.

Như nhân tự tánh.

Nhưng thể quả của tông kia vì hoàn tòan hiển lộ, nên đặt ra vặn hỏi này. Hoặc thể tự tánh của ông lẽ ra cũng thể hiện rõ, vì là nhân cuả quả sau. Cũng như ngoại đạo kia chấp mần là nhân, tất nhiên còn biểu lộ rõ nên thành lập vặn hỏi này. Hoặc lẽ ra tánh quả chẳng phải che lấp, vì thể tức là nhân, như nhân. Nhân lẽ ra cũng che lấp, vì tức thể của quả, nên như quả, cho nên nói là một pháp cũng nhân, quả.

Là “Khác” “không khác”: Nghĩa là trong nhân có tánh quả. Pháp gặp “Duyên” làm rõ quả là “Khác” hay “không khác”? Nếu “Không khác”, thì pháp lẽ ra thường rõ ràng, vì vốn pháp trước đây thường có, trước rõ ràng, nay rõ ràng, thì không hợp với đạo lý.

Lượng rằng:

Pháp quả của tông ông từ trên đến đây rõ ràng.

Tức vì vốn pháp.

Cũng như vốn pháp.

Tỉ lượng trái với đây rất dễ hiểu.

Nếu nói “khác”, thì sự rõ rằng kia là không có nhân? Nếu nói không có nhân, thì ông nói vốn có tánh quả từ “Duyên” mà biểu lộ rõ ràng. Rõ ràng thì có nhân, mà nói sự rõ ràng này không có nhân là không hợp lý.

Lượng nói:

“Pháp quả từ trên đến đây lẽ ra rõ ràng.

Vì rõ ràng không có nhân.

Như lúc sau mới rõ ràng.

Hoặc nay, lẽ ra không biểu lộ rõ, vì không có rõ ràng, như lúc chưa biểu hiện rõ. Nếu nói có nhân, quả rõ ràng, đã có nhân, nhân này cũng có thể rõ ràng, nhân không thể rõ ràng. Vì nhân không rõ ràng mà có khả năng biểu lộ rõ ở quả, là không hợp lý?

Lượng nói:

“Nay, nhân lẽ ra không thể rõ ràng.

Vì quả tự nó không biểu lộ rõ.

Như khi quả chưa rõ ràng.”

Kết, là nhắc lại lời nói của ngoại đạo kia:

– “Nếu tánh là không, thì không thể thể hiện rõ ràng. Trong pháp có tướng, nếu không có tánh kia thì mới có thể biểu lộ rõ ràng. Như lạc trong sữa; vàng ròng trong quặng.” Không ngăn ngừa tánh “có” “không”, chỉ ngăn ngừa quả trụ nhân.

Chỉ bày nghĩa đúng có sáu:

  1. Chấp xứ xa lìa nạn.
  2. Chấp bốn chướng nạn, như quyển ba ở trước đã nói một chướng che lấp v.v…
  3. Vặn hỏi chấp vi tế, như cực vi v.v…
  4. Chấp vặn hỏi tâm rối loạn, như cảnh thần thông v.v…
  5. Chấp vặn hỏi về căn hư hoại như bệnh mời tối của người già.
  6. Chấp vặn hỏi không có trí, như vì không có trí tha tâm, nên không chấp tâm của người.

Các pháp như thế, dù có mà vì không thể chấp cho nên ông không nên nói là pháp có tánh đều là “có”, đều có thể biểu lộ rõ ràng.

So sánh phá Thinh luận, như văn, rất dễ hiểu.

Tù trên đến đây, hai chấp đều là tăng ích thuộc về tà kiến.

Trong khứ, lai thật có, trước là nêu chấp lượng của tông ngoại đạo nói:

“Khứ, lai nhất định có.

Vì thuộc về đời.

Giống như hiện tại.”

Lập pháp này, gọi là đạo dựa vào ba thứ giáo chấp quá khứ, vị lai là có:

  1. Dựa vào kinh Thập Nhị Xứ.
  2. Dựa vào kinh Quá Khứ Nghiệp.
  3. Dựavào kinh Tam Thế Ngũ Uẫn.

Trong dựa vào lý khởi chấp, một chỗ của ngoại đạo, Tiểu thừa giải thích chung.

Ngoại đạo kia nghĩ rằng: “Cho đến tánh tướng thật có”, họ nghĩ rằng: “Nếu vị lai trước kia không có, hiện tại mới có, thì là vị lai trước kia chưa tiếp nhận tướng sắc tâm v.v…, về sau, có sắc tâm. Nếu vậy, lẽ ra cũng sừng thỏ trước kia không có, lúc sau cũng có? Nếu quá khứ không có, lẽ ra mất đi tự tướng. Như thế, tự tướng lẽ ra không thành thục. Do lý này, họ chấp quá khứ, vị lai là có.

Tiếp theo, trong phần chính thức phá, được chia làm bốn:

  1. Bày ra ba vặn hỏi.
  2. “Nói như thế v.v… ” trở xuống, hỏi vặn lại ngoại đạo.
  3. “Nay, ta hỏi ông..” trở xuống, là lại gạn chứng cớ để phá.
  4. “Lại không nên nói v.v… ” trở xuống, là chỉ bày nghĩa đúng.

5

Trong phần đầu có hai: a) Bày tỏ ba vặn hỏi.

  1. “Vì tự tướng như thế v.v…” trở xuống, là văn tổng kết.
  2. Ba vặn hỏi:
  3. Nạn tự tướng “Một” “khác”.
  4. Nạn cộng tướng là thường v.v…
  5. Nạn bảy nghĩa lai v.v…

Nếu nói tướng là “một”, rồi lập ra tướng của ba đời, thì không hợp lý, lượng rằng:

“Đời lẽ ra không có ba tướng.

Vì là “Một”.

Cũng như hiện tại.”

Nếu tướng “Khác”, tánh, tướng thật có, thì không hợp với đạo lý.

Lượng rằng:

“Tánh, tướng đến, đi.

Lẽ ra chẳng phải thật có.

Vì khác với hiện tại.

Cũng như sừng thỏ.”

Chân như của Đại thừa không phải quyết định khác với hiện tại, cho nên đều nhất định vượt qua tướng thường, vô thường. Ba đời vì có chung, cho nên là công tướng. Nếu là tướng thường, lượng rằng:

“Tông năm uẩn của ông lẽ ra không rơi vào ba đời.

Vì thừa nhận là tướng thường.

Như vô vi v.v… ” Nếu tướng vô thường, lượng rằng:

“Năm uẩn của tông ông chẳng phải ở ba đời,

Vì thường là thật có, vì tướng vô thường.

Như hoa đốm trong hư không.”

Trong vặn hỏi về bảy nghĩa, đầu tiên, là nêu lên bảy chứng cứ để gạn, sau, là nhắc lại phá riêng.

Trong bảy gạn lọc này, Tam Tạng nói: “gạn lọc các bộ chấp khác của Tiểu thừa, không thể quyết định phán quyết là nghĩa của bộ đó.

Pháp sư Cảnh nói:Một nghĩa đầu, là gạn chung bốn chấp của Tátbà-đa. Hai gạn kế, nhất định tông của ngoại đạo chưa hẳn là chấp có, gạn thứ tư, Tát-bà-đa chấp nghiệp khác nhau. Gạn thứ năm. Tát-bà-đa chấp chuyển biến. Gạn thứ sáu, Tát-bà-đa chấp tướng khác nhau. Gạn thứ bảy, Tát-bà-đa chấp đối đãi khác.”

Pháp sư Khuy Cơ giải thích: “Gạn đầu, pháp vặn hỏi bào chữa loại

khác. Gạn thứ tư, vặn hỏi nghiệp dụng của Thế hữu, gạn thứ sáu, vặn hỏi đối đãi nhau của Giác Nhiên. Gạn thứ bảy, vặn hỏi về tướng khác của Diệu Âm. Ba gạn khác lập ngăn ngừa không phải là chấp của bản bộ.

Quyển năm mươi mốt cũng là ý của sáu nạn rất đồng nhau. Gạn thứ sáu, bảy thứ này hợp lại là vặn hỏi thứ sáu kia, nên vặn hỏi kia là sáu.

Có thuyết nói: “không có gạn thứ sáu này, vặn hỏi thứ sáu kia tức gạn thứ bảy này.”

Từ vị lai đến hiện tại. Nghĩa là thể của pháp không dời đổi hướng về hiện tại. Đối với sự sinh này, vị lai tử diệt, hiện tại mới sinh, là duyên sinh hiện, nghĩa là pháp trụ ở vị lai. Vì nhân duyên nên sinh ra pháp hiện tại.

Nay, có nghiệp, nghĩa là vị lai không có dụng, dụng hiện tại sinh. Tướng hiện tại trọn vẹn, tướng xưa không trọn vẹn, cho đến hiện tại mới viên mãn.

Tướng khác ở đây: là bản thể dù đồng mà đối đãi nhau không đồng.

Có phần hiện tại, nghĩa là ở vị lai, có phần vị vị lai, và phần vị hiện tại, quá khứ. Về nghĩa rõ ràng hiện tại, cũng có phần vị hiện tại và phần vị vị lai, quá khứ, quá khứ cũng.

Nay, ở đây chỉ nêu phần vị hai đời, loại khác rất dễ hiểu.

Bốn chấp của Tát-bà-đa: bài tụng trong quyên hai mười của luận Câu-xá chép: “Trong đây có bốn loại, tướng, phần vị, đối đãi khác nhau.”

Thứ ba, là y cứ tác dụng, Lập Thế là hay nhất, Pháp Cứu nói: “Đời do loại không đồng: pháp, hành, đời, thời gian, loại khác nhau không phải thể. Như vàng ròng tạo ra đồ đựng, hình dáng khác mà, loại đồng. Như sữa thành lạc, vị bỏ, mà màu sắc vẫn còn. Pháp từ vị lai truyền đến hiện tại, hiện tại nhập quákhứ, chỉ bỏ được loại, chẳng bỏ được thể.

Diệu Âm nói: “Đời do tướng không đồng: Pháp, hành, đời, thời gian, quá khứ chính thức hợp với quá khứ, mà không gọi là lìa tướng hiện tại, vị lai. Vị lai và vị lai hợp nhau, mà vẫn không gọi là lìa tướng quá khứ, hiện tại. Hiện tại và hiện tại hợp nhau, mà không gọi là lìa tướng quá khứ, vị lai Như nhiễm một vợ, đối với người đàn bà khác, không gọi là lìa nhiễm.”

Ngài Thế Hữu nói: “Đời do phần vị khác nhau. Thể khi pháp, hành ở thế gian thì đồng nhau, mà phần vị thì khác. Như vận chuyển một thẻ đặt một, gọi là một; đặt một trăm, gọi là một trăm; đặt một ngàn, gọi là một ngàn.”

Ngài Giác Thiên nói: “Thế gian do đối đãi nhau mà không đồng: pháp, hành, đời,thời gian trước, sau đối đãi nhau, tên thế gian có khác. Như một ngưoi nữ vừa gọi là mẹ, vừa gọi là con gái”.

Ngài Thế Thân nói: “Trong bốn thuyết này, thuyết thứ nhất vì chấp pháp có chuyển biến, nên phải đặt trong bạn đạo của ngoại đạo Số luận thuyết thứ hai lập tướng đời lộn xộn. Thuyết thứ ba, lập thế gian đều có tướng ba đời.

Con người lúc đối với vợ, ái tham hiện hành. Ở vào hoàn cảnh khác, tham chỉ có thành tựu, hiện tại không có tham khởi, thì nghĩa nào là đồng?

Thứ tư là lập trước sau đối đãi nhau, trong pháp một đời lẽ ra có ba đời, nghĩa là sát-na trước, sau của đời quá khứ lẽ ra phải gọi là hiện tại trong quákhứ, vị lai. So với vị lai, hiện tại lẽ ra cũng như thế. Cho nên, thuyết thứ ba trong bốn thuyết này là hay nhất.”

Do y cứ vào phần vị của tác dụng có khác nhau:

Ngoại đạo kia cho rằng: “Tác dụng của các pháp chưa có, gọi là vị lai, khi có tác dụng gọi là hiện tại; tác dụng rồi diệt, gọi là quá khứ, chẳng phải thể có khác.”

Phá riêng được chia làm hai:

  1. Y cứ ở vị lai hướng về hiện tại, để phá bảy nghĩa.
  2. Phá riêng đến quá khứ.

Trong phần trước, dù phá bảy nghĩa mà hợp thành năm đoạn, vì lấy ba nghĩa sau so sánh với tác dụng của nghiệp để phá.

Vặn hỏi đầu có ba:

1. Có nơi chốn lượng rằng:

“Vị lai, lẽ ra có nơi chốn.

Vì có đến,

Giống như hiện tại”

2. Không khác với hiện tại. Lượng rằng:

“Vị lai và hiện tại không khác.

Vì có đến nên có nơi chốn,

Giống như hiện tại”

3. Lẽ ra là thường. Lượng nói:

“Vị lai lẽ ra là thường.

Vì vốn tự có,

Như hư không v.v… ”.

Vặn hỏi thứ hai có hai:

1. Vị lai bất sinh: Đối với hiện tại vốn không có nay sinh. Lượng rằng”

“Pháp ở đời vị lai lẽ ra chẳng thật có.

Vì vô vi không thuộc về vốn bất sinh.

Như sừng thỏ v.v…”

2. Vị lai chưa sinh mà nói là chết, lượng rằng:

“Các pháp vị lai lẽ ra không chết.

Vì vốn chưa sinh.

Như hư không v.v…”

Vặn hỏi thứ ba, cũng có hai:

1. Phá lẽ ra là thường, lượng rằng:

“Ở đời vị lai với hiện tại là pháp của duyên,

Lẽ ra là thường trụ.

Vì không dời đổi.

Như pháp vô vi”.

2. Lẽ ra vốn không, nay sinh, chẳng phải pháp vị lai sinh, nghĩa là nếu kia làm “duyên”, mà được sinh thì tức là pháp khác sinh chứ không phải vị lai sinh. Sinh này đối với vị lai là chưa có. Lượng rằng:

“Hiện tại lẽ ra chẳng phải pháp vị lai sinh.

Vì trong vị lai không có.

Giống như quá khứ.”

Vặn hỏi thứ tư có ba:

1. Vốn không có dụng của nghiệp, nay có nghiệp dụng cho nên vốn có nay có v.v… nghĩa là vốn tự thể ấy, nay mới có dụng, bèn có lỗi đồng với thứ hai trong duyên sinh trước kia. Nghiệp dụng hiện tại chẳng phải vị lai sinh. Sinh này ở vị lai tức là chưa có, là lượng đồng với trước.

2. Dụng của nghiệp và pháp có tướng “khác”, dù có khác nhau thì vị lai, hiện tại đều là thật có tướng, thì chỉ nói là hiện tại có nghiệp dụng riêng, về lý không thể được. Lượng rằng:

“Vị lai Tông của ông lẽ ra có nghiệp dụng.

Vì vô vi không gồm thâu thể thật có.

Giống như hiện tại,”

3. Rằng: “Nghiệp và pháp xưa không có tướng khác. Vặn hỏi rằng: “Dụng của nghiệp thì thể của pháp vốn có, vốn không có dụng nghiệp, nay mới có, thì không hợp với chánh lý. Lượng rằng: “Nghiệp lẽ ra vốn có,

Tức là thể.

Như thể”.

“Thể lẽ ra vốn không,

Tức là nghiệp, Như nghiệp”.

Trong ba trường hợp phá còn lại.

Lại có lỗi lần của tự tánh tạp loại: đây là chứng tỏ Nghĩa thứ bảy có phần lổi lẫn lộn của hiện tại, chung cả hai nghĩa khác có lỗi này. Vị lai đã có phần của hiện tại. Lẽ ra tức là hiện tại, cho nên, thành lộn xộn.

Tướng vị lai kia viên mãn. Nên lập lượng rằng:

“Tướng vị lai lẽ ra mãn.

Vì có một phần tướng còn lại.

Như hiện tại”

“Hoặc tướng hiện tại lẽ ra không viên mãn,

Vì có một phần tướng còn lại.

Giống như vị lai.”

Vặn hỏi về tướng “khác”, là lượng đồng với lượng này.

Nói tướng khác, nghĩa là tướng của phần khác của nhân.

Tổng kết trong văn trước có chín chữ “Cố” (cho nên)

– Tự tướng: Nghĩa là kết tự tướng “Một”, khác của ba đời trước.

– Cộng tướng: Kết ba đời thường, vô thường ở trước. Bảng kết còn lại, tức bảy vặn hỏi trước.

Kết thứ hai, như nói tất cả có phần vặn ngược lại đối phương, như nói tất cả có, nghĩa là Thập Nhị Xứ, là ý muốn nói rằng, mưòi hai xư chung cho cả ba đời. Cảnh pháp, là đối tượng duyên (Sở duyên) của ý thức, ba đời đều là có. Nêú, khứ lai là không thì trái với giáo này.

Thứ ba, gạn lại trong phần phá, được chia làm hai:

  1. Dùng lý gạn phá.
  2. “Lại, dù nói tất cả có, nghĩa là mười hai xứ ” trở xuống, là giải ba kinh.

Trong phần đầu,Tông ngoại đạo kia “Duyên”đều sinh tâm, lúc “duyên”sừng thỏ v.v…, từng thấy riêng thỏ kia. Từng thấy riêng sừng kia. Hợp lại một xứ, chẳng phải đến nay mới duyên “không”, nếu vậy, tức là mâu thuẫn với lời Phật dạy.

Nói không biết, vì là “không”. Không như vậy, lẽ ra thì chỉ có biết “Cái có” của sừng thỏ kia.

Dưới đây, vặn hỏi “Duyên” không có người giác ngộ, là giả thiết để ngăn chấp.

Trong giải thích ba kinh, trước giải thích kinh Thập Nhị Xứ:

Nói vô pháp, mật ý nói tướng “Có”, “không”. Nghĩa là ý nói là “Pháp” vô có thể tự giữ lấy vô tướng, vì cũng từng “Sẽ có”. Mật ý nói pháp đó là “có”, nói là pháp.

“Pháp có” kia, nghĩa là thể nó cũng chẳng phải thật, vì nói là gìn giữ kia cũng gọi là mật ý. Vì có nghĩa “Có”, có nghĩa “không”, đều gọi là pháp, đều gọi là “có”.

Nói: Lẽ ra không phải biết không có gián cách. Nghĩa là người biết “Có” vì không tức biết “không”.

Thứ hai, là giải thích kinh Quá Khứ Nghiệp: Ý cho rằng, hiện hành của nghiệp là “Duyên”, để cho hành của tập khí nối tiếp nhau “Khác”vượt hơn so với khởi. Vì lập khí này, nên quả của ái, bất ái sinh ra. Dựa vào Tập khí nay giả nói là có nghiệp quá khứ.” Thứ ba, giải thích về kinh Tam thế ngũ uẩn.

– Tướng của nhân, nghĩa là nay có, thể sinh (Cái có của ngày hôm nay có thể sinh ra) nhân của pháp vị lai, cho nên dựa vào nhân này giả nói là có vị lai.

Tự tướng: Nghĩa là nay dường như có tự thể.

Tướng quả: Nghĩa là quả của nghiệp trước, mà nay có.

Thứ tư, trong chỉ bày nghĩa đúng, ba đời đều có mười hai tướng. Trong vị lai có thể sanh pháp, vì duyên không khác. Không thể sanh pháp: Duyên khác nhau bất sanh.

Nên có thể cầu: Là quả vui. Không nên cầu: Nghĩa là quả khổ.

Chánh hạnh nên quán sát; tà hạnh không nên quán sát.

Trong chấp ngã luận, được chia làm hai:

  1. Nêu chấp.
  2. Nay, tôi hỏi ông…” Trở xuống, là tùy chấp mà phá.

Trong phần trước có hai: a) Lược nêu. b) Hỏi đáp, nói về lý do khởi chấp.

Có ngã Tát-đỏa v.v… Đây chỉ có sáu. Quyển tám mươi ba có tám tên gọi. Bát nhã có bốn tên v.v… Tát Đỏa, dịch là hữu tình.

Trong phần nói về lý do, trước hỏi, sau đáp. Có giáo và lý. Trong lý, trước nêu chung hai nhân; sau, chỉ riêng hai nhân.

Trước không có nghĩ giác v.v… Nghĩa là trước không lo nghĩ, đo lường ngã giác hữu tình. Bỗng nhiên mà khởi giác của hữu tình.

Nói biết rõ có ngã, trước đã suy nghĩ v.v… Nghĩa là do trước kia đã lo nghĩ về ngã sẽ tạo tác v.v… mà có tác nghiệp, nên biết có ngã.

Trong phần chỉ rõ riêng, trước giác không lo nghĩ khởi giác Tát đỏa. Ngoại đạo kia nghĩ rằng: “Nếu không có ngã thì kiến đối với năm việc không nên khởi ở năm giác có ngã, đối với năm uẩn khởi giác có ngã, không khởi giác sắc v.v…, nên biết là có ngã.”

Hơn, kém: Nghĩa là người thọ vui là hơn; người thọ khổ thì kém. Nếu trướckia trong giác lo nghĩ được có tạo tác, ngoại đạo kia nghĩ rằng: “Nếu không có ngã, thì không nên trước đó khởi lo nghĩ được có tạo tác trong các hành. Nghĩa là “ngã” dùng mắt để thấy các sắc. Chánh kiến đã thấy v.v… cho đến tạo tác thôi dứt các nghiệp thiện, ác,mà những việc này đều do lo nghĩ là trước, mới được tác dụng. Chứ không phải như trong pháp Phật chỉ các hành dùng nghĩa vô ngã. Cho nên, biết có ngã.”

Trong phần phá chia làm ba:

  1. Gạn phá chấp của ngoại đạo.
  2. “Lại, nay ta sẽ nói về tướng ngã của Đệ nhất nghĩa v.v…” Trở xuống, chỉ bày nghĩa chính.
  3. “Cho nên v.v…” trở xuống, kết phi.

Trong phần trước có hai:

  1. Bày ra riêng mười vặn hỏi.
  2. “Như thế, không giác là trước, mà vì khởi giác kia, trở xuống là tổng kết.

Mười vấn nạn, y theo mười chữ “Cố” trong câu kết ở dưới, nên nói .

  1. Bất giác là vặn hỏi trước.
  2. “Đối tượng mà thế gian tạo tác, là lấy giác làm nhân v.v…” trở xuống, là vặn hỏi về giác lo nghĩ là trước.
  3. “Là tức nơi uẩn, lập ra có ngã v.v…” trở xuống, là đối với uẩn, giả đặt ra vặn hỏi.
  4. “Là tướng của người chấp v.v…” trở xuống, đối với người chấp kia, lập ra vặn hỏi về “có”.
  5. “Tương ưng với nhiễm, tịnh v.v…” trở xuống,vấn là kiến lập nạn về nhiễm, tịnh.
  6. “Là tương ưng với tướng lưu chuyển v.v…” trở xuống, là vặn hỏi về lưu chuyển ngừng dứt.
  7. “Là do cảnh giới mà sinh, hoặc khổ vui v.v…” trở xuống, là vặn hỏi về tạo tác, thọ giải thoát.
  8. “Lại, nay ông nên nói điều mình muốn là chỉ đối với nạn về Ngã nói là “Tác giả” trở xuống là nói về tác giả.
  9. “Lại, ông nên nói rằng, tự ý ông muốn được y cứ vào “ngã” để kiến lập “ngã” v.v… trở xuống, là đặt ra lời nói để vặn hỏi.
  10. Kiến chấp ngã là thiện, bất thiện trở xuống là lập ra các kiến.

Trong mười vặn hỏi này, hai vặn hỏi trước như thứ lớp, phá hai nhân trong phần nêu chấp trước. Tám lược vặn hỏi sau, bắt bẻ về nghĩa “Thừa”, phá rộng.

Đầu tiên, trong văn vặn hỏi, được chia làm bốn:

1. Gạn rằng: “Là tức đối với việc được thấy, khởi giác v.v… của tát đỏa. Sư nầy vốn chấp lìa uẩn có “ngã”, cho nên chấp sắc v.v… được thấy là giác của ngã, là giác điên đảo, ngăn tức chấp uẩn, đây là lỗi trái giáo, vì không có tỷ lượng riêng. Nếu ngoại đạo kia chấp khác với uẩn có ngã, thì ngã sẽ có vóc dáng v.v…, là không hợp lý. Ngã lìa uẩn kia hoặc cỡ như ngón tay, hoặc như hạt cải, nên có vóc dáng. Đây là vặn hỏi “Ngã” có sắc không thành.

Có hơn kém: Nghĩa là nói về sự thọ dụng. Sát-Đế-Lợi v.v… là dụng tưởng; Ngu, trí là dụng hành; chủ thể chấp lấy cảnh giới là dụng của thức. Cho nên lìa uẩn, không có riêng công năng này, lập chung lượng rằng:

“Ngã lìa uẩn,

Lẽ ra không có năm thứ như hình lượng v.v…

Vì thừa nhận lìa uẩn, Như sừng thỏ v.v… ”.

2. Gạn hỏi: “Là chỉ do tự thể của pháp nàykhởi lên giác v.v… ư? Y này hỏi: “Đối với tự thể của cảnh, đối tượng giác (Sở giác) mà khởi giác của ngã hay ở chỗ khác? Nếu đối với tự thể của pháp, đối tượng giác khởi giác của ngã, thì sao ông lại nói tức uẩn chấp ngã, gọi là điên đão?”

Lượng rằng:

“Ông chấp sắc, ngã,

Tâm lẽ ra chẳng phải điên đão.

Vì cho rằng thuận với đối tượng duyên.

Như trí tha tâm …”

Nếu do thể khác khởi giác này thì chính là do ở tâm v.v… cũng khởi hình lượng giác, chẳng phải chỉ duyên sắc được có giác của “ngã” hơn, kém v.v… chẳng phải chỉ duyên thọ v.v… khởi giác kia, hai thứ cảnh và tâm thành lẫn lộn cảnh một sắc v.v… cũng là nhân giác của thọ, tưởng, hành, v.v… Lượng rằng:

“Tông sắc v.v… của ông lẽ ra là thọ v.v…

Vì khởi giác vượt hơn v.v…

Như thọ v.v… ”

Thứ ba, là gạn vặn hỏi: “Nếu khởi, thì tức là vô tình, lẽ ra là có v.v… Lượng rằng:

“Thấy sắc v.v… khởi giác ngã,

Lẽ ra chẳng thấy như thật.

Vì đây là khởi giác khác.

Như giác v.v… thấy ghế là người”.

Nếu nói không khởi, thì chẳng bác bỏ hiện lượng v.v… Hiện lượng, hiện thấy từ xa ghế là người. Tức là đối với vô tình, khởi giác hữu tình, là không khởi, gọi là chẳng phải hiện lượng (Trong đây cũng có thế gian tương vi, ở đây lược, qua không nói).

Thứ tư, gạn vặn hỏi: “Nếu lấy nghĩa hiện, thì chỉ có các uẩn như sắc v.v… là nghĩa hiện lượng, ngã chẳng phải nghĩa hiện lượng, nên không hợp lý. Nghĩa là cảnh.

Tông ngoại đạo kia chấp “ngã” chẳng phải cảnh hiện lượng. Nay, nói cảnh hiện là đặt ra sự ngăn ngừa để phá, chỉ có năm uẩn là nghĩa hiện lượng. Kia, đây thành lập chung “Ngã” chẳng phải hiện nghĩa, điều mà Tông của ông tự thuật.

Nay, nói cảnh hiện, là trái với Tông, y theo chấp của Quảng Bách luận, Số luận, thì ngã chẳng phải cảnh hiện lượng, như Thắng Luận sư chấp ngã là cảnh hiện lượng.

Giác này nếu lấy cảnh tỷ lượng, thì giác của “Ngã” này, trẻ con cũng khởi được, bởi chúng chưa thể lo nghĩ, không thể so lường, chính vì vậy không nên bỗng nhiên giác của “ngã” được sinh? Lượng rằng:

“Giác “Ngã” của trẻ con,

Lẽ ra không được sinh.

Vì không có so lường.

Như con của gái bất dục.”

Thứ hai, trong vặn hỏi giác lo nghĩ là trước, có năm. Lại chữ tức là năm đoạn.

Số Luận cho rằng: “Thể của “ngã” chỉ là thọ giả”. Thắng luận chấp ngã chung của tác giả, thọ giả”.

Dưới đây là phá tác dụng, tùy theo nghĩa đều thích hợp.

Đầu tiên, trong gạn phá nếu lấy “Ngã” làm nhân, thì ngã của ông lẽ ra không tự tại. Vì phải đối đãi với giác của tư mới có khả năng tạo tác.

Thứ hai, là gạn phá vô thường: Nghĩa là thể của nhân sở tác này là đổi khác, chấp “ngã” có tác, không hợp lý v.v… Sở tác là nghĩa sinh, thể của nhân sở tác là pháp đổi khác vô thường. “Ngã” là tác giả, vẫn nói có thường mà có sở tác thì không hợp lý. Lượng rằng:

“Ngã” lẽ ra chẳng phải thường.

Vì có sở tác.

Như đất thô v.v…

Nếu là thường, thì “Ngã” lẽ ra không có sở tác, cho nên là thường, như hư không v.v…

3. Thứ ba là trong phá, “ngã” v.v… có động tác. Số luận, Thắng luận cho rằng “Ngã” không có động tác, vì cùng khắp hư không. Chấp “Ngã” ly hệ v.v… có động tác, vì không khắp hư không, nên “Ngã” có động tác, có tác giả, đây là thường tác, không nên lại tác, vì “Ngã” thường có, nên hằng động, thường tác, chứ không phải nay mới tác, không nên lại tác. Lượng rằng:

“Ngã động của ông chưa tác,

Trước lẽ ra tác.

Vì hằng động tác.

Như sở tác hôm nay.”

Nếu “ngã” không có động tác mà có sở tác (đối tượng tác) thì không đúng lý. Lượng rằng:

“Ngã” của ông lẽ ra không có “Sở tác”.

Vì thừa nhận không có động tác.

Như hư không v.v…

4. Thứ tư, là gạn, phá: “Nếu có “nhân tác” mà nói là “Ngã” tác, thì “Ngã” lẽ ra thường tác. Vì rằng, thể của ngã thường có, không chờ đợi nhân. Như khi nay tác.

Thứ năm, ý gạn, phá: “Nếu dựa vào mình, thì các ông đã nói “Ngã” này tự tại, đâu phải già, bệnh, chết v.v… ư? Nếu dựa vào người khác thì ngã sẽ không tự tại,vì lẻ nương tựa người khác. Lượng rằng:

“Ngã” của ông lẽ ra không tự tại.

Vì lệ thuộc người khác.

Như tôi tớ, sứ giả v.v…

Thứ ba, trong giả thiết vặn hỏi về uẩn, trước là gạn bốn chấp, về sau, phá riêng. Bốn chấp là: Trước, chấp “tức” uẩn, ba chấp sau “khác” uẩn.

Trong “Khác” uẩn, đầu tiên “ngã” “khác” uẩn, trụ ở trong uẩn. Kế là “Ngã” khác uẩn ở ngoài uẩn mà vẫn thuộc về uẩn. Nghĩa là chấp là “sắc ngã” cho đến “thức ngã”. Về sau, ở ngoài uẩn mà không thuộc về uẩn.

Trong phần phá, nói: “Nếu pháp không sinh khởi và phi pháp, lẽ ra các uẩn thân rốt ráo không khởi. Nghĩa là nếu ngã là pháp không tạo và phi pháp thì uẩn sau lẻ ra không có, vì không có nhân”. Lượng rằng:

“Tông của ông, lẽ ra uẩn sau rốt ráo bất sinh.

Vì chấp ngã, không khởi pháp phi pháp.

Gần như sừng thỏ.”

Lại, lẻ ra không do công dụng, ngã thường giải thoát, nghĩa là do pháp không sinh khởi, vì phi pháp. Lượng rằng:

“Ngã” của ông ở sinh tử không do công dụng,

Lẽ ra thành giải thoát.

Vì là pháp không tạo, phi pháp.

Như địa vị Niết-bàn”.

Ngoại đạo kia nói: “Khi ta được Niết-bàn, vì lìa mọi ràng buộc, nên gọi là giải thoát.”

Ở trong sinh tử, tức là có ràng buộc. Lại, sau diệt hoại này, ở nơi khác không tạo tác mà có lỗi lớn … Ngã vô thường diệt, nghiệp cũng không. Về sau, quả khác sinh, không có nhân mà có, đây gọi là không tác mà mắc lỗi. Lượng rằng:

“Ngã” của ông diệt rồi,

Quả của “hữu” sau lẽ ra bất sinh.

Vì không có nhân.

Như sừng thỏ v.v…

Nếu chỗ khác ngoài uẩn, thì “Ngã” mà ông chấp lẽ ra là vô vi v.v… Tông ngoại đạo kia chấp ngã là vô vi, vì đối tượng không gồm thâu. Lượng rằng:

“Ngã” của ông lẽ ra là vô vi.

Vì cho rằng “khác” với uẩn.

Như hư không vô vi.”

Lẽ ra không có nhiễm ô. Quyển sáu mươi lăm chép: “Nếu không có uẩn thì không có sắc, tương ưng với thân. Nói rộng, cho đến như thế, ngã này lẽ ra không có đối tựng nương tựa (sơ y); sẽ không có thọ; không có tưởng; không có lo nghĩ v.v…, cũng không có phân biệt. Thế thì ngã này không do công dụng, rốt ráo giải thoát, tức không có nhiễm ô. Cho nên, chấp này không hợp lý. Lượng rằng

“Ngã”lẽ ra không có nhiễm ô,

Nhậm vận giải thoát.

Vì thừa nhận không thuộc về uẩn.

Như hư không v.v…

Lại, lẽ ra không nói “ngã”có sắc v.v…, vì cho là không thuộc về uẩn, như sừng thỏ v.v…

Không nên lệ thuộc nhau, “Ngã” này có nghĩa sắc v.v…, chẳng phải nghĩa nhiếp thuộc.

Thứ tư, trong vặn hỏi lập ra có của ngoại đạo kia, chia làm hai:

  1. Gạn chung Hai môn.
  2. Tùy theo phá riêng. Đây là vặn hỏi về giác của tư đã chính thức trong có ngã, sẽ thấy, biết chấp có ngã giả v.v…

Trong phá riêng, vặn hỏi đầu là tướng của thấy v.v… Vặn hỏi sau, lìa tướng của người thấy v.v…

Trong phần trước, trước nêu hai môn để gạn hỏi, sau là tùy theo vặn hỏi riêng.

Trong vặn hỏi riêng, vặn hỏi trước dễ hiểu, trong vặn hỏi sau, lại hai môn đều gạn hỏi mà giải thích sau.

Hai môn:

  1. Nghiệp do ngã mà thành.
  2. vật mà ngã chấp.

Trong nghiệp có năm:

  1. Vặn hỏi như hạt giống. Vì quán đối tượng sinh nên lẽ ra vô thường.
  2. Vặn hỏi như thợ gốm. Vì giả đối với chủ thể tác (năng tác), lẽ ra vô thường giả lập.
  3. Vặn hỏi như thần thông. Vì giả đối với tự tại, nên cũng là vô thường giả lập.
  4. Vặn hỏi như đất, vì quán đối tựơng gìn giữ, nên lẽ ra vô thường. Lại không làm đối tượng nương tựa (sở y) như đất, vì nghiệp rõ ràng.
  5. Vặn hỏi như hư không. Sắc không có giả lập, vì không có nghiệp dụng.

Trong công cụ có hai:

1. Vặn hỏi như lưỡi liềm: Nghĩa là lìa lưỡi liềm, cũng có dao v.v… có công năng cắt đứt vật, lìa thấy v.v… không có vật khác có công dụng thấy v.v…, vì pháp dụ không đồng.

2. Vặn hỏi như lửa: Như lửa thế gian, lìa người hay đốt v.v…, thì cũng tự có khả năng đốt mình, v.v… người là kẻ hay đốt, lửa là vật hay đốt, nhưng lửa lìa con người, tự nó có thể đốt, nên cái thấy lìa người thấy, tự có thể thấy vật, đâu cần “ngã”ư? Lượng rằng:

“Cái thấy v.v… lúc thấy vật v.v…

Lẽ ra không phải đợi cái khác.

Vì tự có nghiệp dụng.

Như lửa đốt vật.”

Từ đây trở xuống, là thứ hai vặn hỏi lìa tướng của người thấy v.v…, trái với tất cả lượng, nghĩa là “Ngã” của ông chẳng phải là người thấy v.v…, vì thuộc vế tất cả pháp, lẽ ra cũng là đối tượng lượng của tà lượng, cho nên nói rằng, trái với tất cả lượng.

Thứ năm. Trong vặn hỏi về kiến lập nhiễm, tịnh ý này nói, như đối với vật bên ngoài, dù không có “ngã” mà vẫn có các tai nạn, ngang trái, hao hụt, thuận ích như thuốc v.v… gọi là nhiễm tịnh. Thân bên trong cũng thế, dù không có nghĩa nhiễm, tịnh của ngã vẫn được thành cho nên ông chấp không hợp lý.

Phần thứ sáu, trong vặn hỏi về trôi lặn ngừng dứt, có năm tướng như nhân v.v… Vấn đề này có hai giải thích:

  1. “Như thứ lớp năm thứ như thuộc về thân v.v…”.
  2. Nói chung không phải thuộc về riêng. Như đối với thân, mầm, sông, đèn vận chuyển v.v…

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Như lưu chuyển trong thân hành có thể được. Mầm, sông, đèn, vận chuyển của pháp ngoài kia dù không có “Ngã”, nhưng cũng được lưu chuyển. Thân lưu chuyển đâu cần có “Ngã”? Lượng rằng:

“Lưu chuyển của thân trong nhất định không có ngã.

Vì có trôi lăn.

Như mầm, sông v.v…”

Luận sư Cảnh nói: “Đại địa như núi v.v… vì do chứa nhóm mà thành, nên gọi là Thân.”

Thứ bảy trong vặn hỏi về tác, thọ giải thoát, lập là “ngã”, ngã lẽ ra vô thường. Thọ giả, tác giả v.v… kia không phải các hành, tức là “Ngã”, thì “Ngã” lẽ ra vô thường, vì có tác dụng như tay, chân. Nếu không có sự đổi khác, lẽ ra chẳng phải thọ giả, v.v… vì không có biến đổi như hư không v.v…

Vặn hỏi thứ tám, thứ chín, về tướng văn có thể hiểu.

Thứ mười, trong vặn hỏi về lập ra các kiến, có ba:

  1. Vặn hỏi về ngã kiến, thiện, bất thiện.
  2. Vặn hỏi về không có ngã kiến thiện, bất thiện.
  3. Vặn hỏi về ngã kiến và tánh của “ngã”, chấp là “Ngã”ư?

Ngã kiến có hai:

  1. Chấp ngã kiến, ngoại đạo kia nói là điên đảo.
  2. “Duyên” “Ngã tuệ”, họ nói là không phải điên đảo.

Nay, hỏi cả hai:

1. Vặn hỏi về thiện, nghĩa là hỏi “duyên” “ngã tuệ” lượng rằng:

“Tuệ “duyên” “ngã”,

Lẽ ra cũng điên đảo.

Vì chấp có ngã.

Như chấp ngã kiến.”

Hoặc lập vặn hỏi về chấp ngã kiến, nếu là thiện, như văn rất dễ hiểu, nếu bất thiện thì không nên nói là chánh và phi điên đảo, nghĩa là kiến đã bất thiện thì phải điên đảo, làm sao chấp là thật có ư? Ngã của pháp chấp nói là phi điên đảo, Duy thức trình bày: “Nếu vậy, sao lại chấp có ngã? Vì người tin thánh, giáo đều chê bai ngã kiến, khen ngợi vô ngã v.v… (Cho đến nói rộng).

2. Không có ngã kiến, nếu nói là thiện, thì ngoại đạo cũng ca ngợi không có ngã kiến, chỉ văn của Quảng Bách luận có Tông của ngoại đạo, nói ở giai đoạn văn, tư, cho là có ngã, tu tuệ chứng vô ngã. Nếu nói là bất thiện, mà nhất thiết trí, khen ngợi không có ngã kiến, sớm chứng Niết-bàn. Nay, nói là bất thiện, nên không hợp lý.

– Nếu nói Đức Phật là bậc nhất Thiết Trí, khen ngợi không có ngã kiến, thì người khác sẽ không tin.

Có giải thích rằng: “Ở đây nói Đức Phật là Đấng Nhất Thiết Trí,chứ chẳng phải sư ngoại đạo. Đối tượng phá trong luận này ý chung với lối chấp ngã của Độc tử bộ v.v… trong pháp Phật, cho nên nói như thế.

Trong chấp thường luận, có hai:

  1. Nêu chấp của ngoại đạo.
  2. “Trong đây v.v…” Trở xuống, là chính phá.

Trong phần trước lại có hai: a) Lược nêu chấp. b) Nói về nhân duyên khởi chấp ngã và thế gian, đều thật thường trú v.v… Thế gian có hai:

  1. Năm uẩn thế gian.
  2. Cõi nước thế gian.

Các sư Số Luận chấp cả hai đều thường trụ. Hoặc tùy đối tượng thích hợp mà sư khác chấp “ngã”. Ngã là tự ngã; Thế gian là tha ngã.

Các thường luận dưới đây đều dựa vào chấp này.

Tác giả có hai:

  1. Tự tác, nghĩa là tác nhân kiếp trước.
  2. Tha tác, nghĩa là tác nhân của không, thời, phương ngã, bản tếv.v…

Đây chẳng phải là hai tác giả. Tác gọi là chẳng phải đối tượng tác, chủ thể tác, cũng không phải trời tự tại và đối tượng biến hóa của cácngười biến hóa như Phạm Vương v.v…, gọi là không phải đối tưong biến hóa của chủ thể biến hóa.

Đây là dựavào quyển tám mươi bảy giải thích:

– Vì tánh thường, nên không thể tổn hại. Như núi, đất v.v… chứa nhóm mà trụ.

Y-sư-ca, người phương Tây đưa ra hai giải thích: Lớn mà vững chắc dụ cho “ngã” cao, lớn, thường trụ, vững chắc. Hoặc còn có cỏ, gọi là y-sư-ca, tánh chất của nó trinh, thật, không hề bị héo tàn, rơi rụng. thí như “ngã”thường hằng. Xét kinh Niết-bàn chép: “Bảy pháp không thể hủy hại, như cỏ Y-sư-ca.

Bốn mươi kiến trong sáu mươi hai kiến là thường kiến, nghĩa là bốn tất cả thường, bốn một phần thường. Hữu tưởng mười sáu. Vô tưởng “Câu phi” đều có tám. Các luận đều chấp thể tánh cực vi thường trụ. Thắng luận, Thuận Thế đều có chấp này.

Trong khởi nhân duyên, đầu tiên, là nêu nhân của bốn mươi thường kiến. Về sau, nêu lý do của cực vi là thường. Sáu mươi hai kiến như quyển này và quyển sau năm mươi tám, tám mươi bảy luận Hiển

Dương, quyển chín mươi Đối pháp, quyển một Duy Thức, quyển sáu v.v… giải thích.

Kinh Phạm Võng Lục Thập Nhị kiến và Xá-Lợi-Phất A-Tỳ-Đàm là nghĩa của Chánh lượng Bộ. Phẩm phạm Động trong kinh Trường A-hàm là nghĩa của Đại Chúng Bộ. Luận Tỳ-Bà-Sa quyển một trăm chín mươi chín, hai trăm là nghĩa của Nhất thiết Hữu Bộ, không phải đối tượng của Tông này. Kinh Đại Phẩm quyển thứ mười lăm, luận Đại Trí Độ đều nói thân kiến, biên kiến dùng làm căn bản. Năm uẩn đều nói đều có bốn đối tượng chấp của ngã. Ba đời đều thành lập hai mươi trường điểm kiến chấp, và hợp với gốc có sáu mươi hai kiến v.v… Tùy Cơ Nghi mà nói riêng, không phải pháp mà luận này nói, e rườm rà nên không nói.

Dựa vào Tĩnh lự … hạ, trung, thượng: Bốn tất cả thường luận trong quyển tám mươi Bảy này cho rằng trong chấp ba Thường luận ở mé trước do thanh tịnh khác hạ, trung, thượng, nên gọi là Túc trụ tùy niệm đi chung. Ý nói dựa vào định phẩm hạ, khởi niệm Túc Trụ, biết hai mươi kiếp Thành quá khứ, dựa vào định phẩm thượng, nhớ tám mươi kiếp thành, tất cả đều là thưòng.

Do chấp kiếp “Không”của thế gian là ẩn, kiếp “hữu” là hiển, không phải sinh, diệt. Hoặc dựa vào thiên nhãn thấy đời hiện tại, không biết sinh diệt. Hoặc thấy các thức diệt nơi này, sinh nơi khác, không có cắt đứt, cho nên thấy thô, không phải tế, rồi chấp là thường. Thiên nhãn là trước mới thấy sanh tử hiện tại là mé trước của vị lai. Trong đây, ba ức đời quá khứ ở trước; một kiến sau là hiện tại. Vì trước vị lai, nên hợp gọi là mé trước. Quá khứ trong các kiến này gọi là mé trước; vị lai gọi là mé sau; hiện tại có cả hai, vì đối đãi, so sánh riêng. Hoặc thấy Phạm vương tùy ý thành lập, một phần thường kiến. Phạm Vương lập rằng: “Ta là thường, con ta là vô thường”.

Có việc gì của Phạm Vương ấy thì tùy ý Phạm Vương ấy lập: việc này vô thường, việc kia thường, là đầu tiên một phần thường kiến.

Hoặc thấy bốn đại chủng đổi khác v.v…, nghĩa là nghe Phạm vương lập Đại chủng là vô thường, tâm là thường, hoặc đại chủng là thường, tâm là vô thường, thì đồng với nhận biết của Phạm Vương kia, gọi là hai phần thường kiến.

Tam Hí Vong thiên mất, sinh đến trong đây; tứ Ý Phẫn thiên mất, sinh đến trong đây, được túc trụ thông, cả hai đều nhớ rằng: “Vì chư thiên ở nơi kia không có hai việc này, cho nên là thường trụ, còn ta vì có đến nơi này, nên vô thường. Vì thế, nên gọi là một phần thường kiến của thứ ba, thứ tư.

Trong đây nói dựa vào định, được túc trụ, nghĩ nhớ pháp của cõi Sắc, chấp vượt hơn là kiến.

Lược nói hai kiến đầu, không nói hai kiến sau. Trong kiến mé sau, đối với tưởng và thọ dù thấy khác nhau: dù nhận thấy hai thể thọ và tưởng khác nhau với ngã sở (Cái ngã có), nhưng không thấy sự khác nhau của hai tự tướng này, chấp là ngã sở, chấp “Ngã” có ba mươi hai kiến như tưởng v.v… sinh. Nếu thấy tự tưóng không chấp ngã sở; hoặc không thấy tự tướng, Hiển Dương Luận quyển chín chép: “Không thấy tụ tướng của ngã khác nhau, cho là không thấy “ngã”, đều không có tự thể. Chấp thọ, tưởng này là ngã có tác, rồi khởi lên ba mươi hai kiến, có tưởng mười sáu, nghĩa là có sắc có bốn; có biên có bốn; một tưởng có bốn; khổ, vui có bốn.

Vô tưởng “Câu phi”đều có tám. Nghĩa là chỉ có bốn thứ như sắc v.v…; bốn thứ như hữu biên v.v…; mà không có bốn thứ như một tưởng v.v… bốn thứ như khổ, vui v.v… Có bốn sắc v.v… kia; có bốn biên v.v…; bốn một Tưởng v.v…, hợp lại gọi là tưởng. Có bốn thứ như lạc v.v… hợp lại gọi là Thọ đến dưới sẽ biết.

Hữu tưởng: Nghĩa là trừ trời vô tưởng và Phi phi tưởng, còn tất cả địa khác.

Vô Tưởng: là trời vô tưởng.

Câu phi: là Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ.

Kế là nêu lý do cực vi là thường: Chấp có là chấp trước có quả nhóm hợp khởi, ly tán, là trước có quả hoại diệt v.v…, nghĩa là ngoại đạo kia chấp thật có thể tánh. Thời kiếp Không là trước, đến thời kiếp thành có quả nhóm họp khởi, ly tán, cực vi thường vì tập họp thành thô. Vào thời kiếp hoại, các sắc của tụ thô ly tán là trước. Có bốn đại hoại diệt, còn lại chỉ cực vi bám trụ ở thời kiếp Không.

Ngoại đạo kia do túc trụ tùy niệm nhận thấy vào cuối kiếp Hoại, các sắc thô tản mát hình thành vật thể cực vi. Vào đầu thời kiếp Thành, cực vi tản mát hợp thành nhóm sắc. Hoặc thấy các cực vi huýnh sắc trong thời kiếp Không, rồi chấp cho là thường.

Từ đây trở xuống, trong phần phá có hai:

  1. Phá tà chấp.
  2. Chỉ bày chánh nghĩa.- Trong phần một lại có hai: a) Phá. b) Kết.

Trong phần một, đầu tiên phá bốn mươi kiến, kế đó phá cực vi.

Trong phần trước, đầu tiên, là chỉ chung, đồng với cách phá trong luận của ta ở trước. Chấp “Ngã” là thường thì khác với luận của ta. Đã phá luận của ta, phải biết rằng thường luận cũng đã phá rồi.

Cách phá riêng lại có hai:

  1. Phá mé trước của thường luận.
  2. Phá mé sau của thường luận.

Trong phần trước, đầu tiên phá chấp quá khứ, về sau, phá chấp hiện tại.

Nói là “Nếu người chấp ngã nhớ nghĩ các loài hữu tình v.v… với tên họ v.v… như thế; các hữu tình được túc trụ tùy niệm, nhớ nghĩ đến ta với tên, họ như thế xưa kia”.

– Tên, họ đã không phải là thể của “ngã”, vì sao nói rằng niệm chấp lấy ngã mà sinh?

Kế là phá chấp hiện tại: “Duyên” cảnh hoà hợp sắc hiện tiền kia,

lúc nhãn thức khởi v.v… Trong đây, ý hỏi nhãn thức khi duyên sắc trong hiện tại, mà về quá khứ xa xưa đã từng khởi nhĩ thức v.v… là diệt hay chuyển? Nếu nói là chuyển, thì đối với trăm ngàn cảnh, thức đã từng khởi, do hiện nay, ở cảnh giới của một sắc, dựa vào phần vị của tất cả thời gian, các thức kia đều khởi, thì trái với chánh lý. Dưới đây, là phá thường luận của mé sau.

Nói về ngã bị chấp, do sở tác của tưởng và sở tác của thọ v.v…, trong đây ý nói hai pháp tưởng, thọ đều là cái ngã sở, do hai thứ này kích tác đối với ngã, ngã hoặc đôi khi có một tưởng, v.v… cho nên hai thứ tưởng, thọ gọi là Năng tác; nghĩa là sở tác. Như tài vật thế gian kích động hữu tình. Đôi khi hữu tình “Duyên” một ít của cải v.v… nổi lòng tham, sân v.v… “Ngã” này cũng như thế, chẳng phải trước kia “ngã” không có, được tưởng, thọ tác động, mới bắt đầu nghĩa “có”. Hoặc nói là không có ngã, nghĩa là có một tưởng rồi, còn có các thứ tưởng v.v… nữa.

Dưới đây là hợp vặn hỏi tác động của tưởng, thọ, “Ngã” không có nghĩa đổi khác, lấy mười sáu kiến của hữu tưởng làm vặn hỏi về tác của mười hai kiến tưởng, tác của bốn kiến thọ.

Một tưởng. Quyển tám mươi bảy chép: “Các thứ tưởng ở Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, cho rằng ở địa dưói, tưởng nhỏ, hẹp, là các thứ tưởng; vô lượng tưởng tức là một tưởng. Vô sở hữu xứ cũng là một tưởng, chẳng phải vô lượng tưởng, nêu lược qua không nói.

Lại chấp một ít sắc là “ngã”. Một tưởng hành hợp với ít sắc kia, gọi là một ít tưởng. Du-già Cố Chỉ cho rằng ở địa của các thứ tưởng, chấp vô lượng sắc là tưởng của ngã, là ngã sở v.v… gọi là vô lượng tưong. Du-già Cố, Chỉ ở một tưởng. Nhưng quyển tám mươi bảy chép: “Như thứ lớp của tưỏng, sắc kia, trước có hai sau có hai. Nhưng nghịch thứ lớp, vì tìm kiếm nghĩa lý. Đây là vặn hỏi đối tượng tác của tưởng trước, không có ngã đổi khác, thuần túy có vui v.v…

Hoặc quyển tám mươi bảy nói: “Có niềm vui ở ba tỉnh lự dưới; có nổi khổ ở nại-lạc-ca; có khổ, có vui ở cõi quỷ; bàng sinh; con người và các tầng trời cõi Dục; Không khổ, không vui ở các địa của tĩnh lự thứ tư trở lên, đây là vặn hỏi đối tượng tác không có đổi khác của thọ ở trước.

Tám trường hợp trong Hữu tưởng luận: “Lại, nếu chấp nay, tức là thân v.v…” trở xuống, nhân vặn hỏi tác của tưởng, tức là nói về tám trường hợp ngã có sắc v.v… sau khi chết có tưởng, v.v… trong luận Hữu tưởng. Vì trong phần nêu chấp ở trước, đối với hữu tưởng, và thọ đều khởi chấp.

Mạng, là “ngã”, chấp “Ngã” có “Sắc”, sau khi chết, sinh lên địa Hữu tưởng, chấp “Ngã” chẳng phải sắc sau khi chết, sinh lên địa Hữu tưởng, nếu chấp ngã đều cùng khắp, thì sắc, phi sắc không có hai, không có thiếu.

Ngoại đạo kia chấp “Ngã” vừa là sắc, vừa là phi sắc, sau khi chết, sinh lên địa Hữu tưởng. Nếu nói theo trường hợp thứ ba này thì trường hợp thứ tư. “Ngã” chẳng phải sắc, chẳng phải phi sắc, thì sau khi chết, sẽ sinh lên địa Hữu tưởng.

Lại nếu thấy một ít sắc, một ít phi sắc, thì ngoại đạo kia chấp ngã hữu biên, chấp sắc phi sắc đều là “ngã”. Vì chỉ thấy một ít, nên gọi là hữu biên. Thấy hai sắc phi sắc kia là vô lượng, tức là khởi ngã vô biên của chấp thư hai. Thấy ngã sắc ít, ngã phi sắc vô lượng, tức là khởi ngã vô biên của chấp thứ hai. Thấy ngã sắc ít, ngã phi sắc vô lượng, hoặc trái lại, thì tức là chấp thứ ba, ngã vừa hữu biên, vừa vô biên về trường hợp thứ tư trái với trường hợp này, rất dễ hiểu. Văn khác mà nghĩa đồng lại không có lý khác.

Hoặc lìa trường hợp thứ ba, có tự thể riêng, nghĩa là được Niếtbàn, “Ngã” giải thoát, lìa hẳn hai thứ gọi là chẳng phải hữu biên, chẳng phải vô biên.

Bốn trường hợp là trước, sau khi chết, đều sẽ sinh lên các địa Hữu tưởng. Cho nên mười sáu luận hợp nạn về thể của ngã, đối tượng tác của thọ, tưởng, không có nghĩa đổi khác. Nếu không có đổi khác, thì làm sao có được sự đổi khác này? Không đồng với tưởng, thọ của Duy Thức.

Hai đối tượng đổi khác, vô tưởng đều là phi (Câu phi), nên lược qua không nói.

Bốn trường hợp của hai đối tượng sau với Vô tưởng là tám, và (câu phi) có tám, đồng với trường hợp chấp ngã ban đầu, chỉ là sau khi chết, như trước kia đã nói (Sinh địa có khác nhau, nhưng không khác nhau lắm, nên lược qua không nói).

Thứ hai, là trong cực vi có năm vặn hỏi:

Trong phần đầu, nếu đã quan sát về duyên cớ traí với các lượng, thì hai lượng: hiện. Và Tỷ này đều không được, cũng như sừng thỏ, nhất định chẳng thật có. Tông ngoại đạo kia dù chấp sở đắc của hiện lượng, nhưng tông này nói phi lượng biết huýnh sắc của kiếp Không chỉ có Anoa sắc trở lên, hiện lượng của sắc thô có thể được, vì nó chẳng phải cực vi.

Thứ hai, là vặn hỏi: “Còn trở nên yếu kém mà nói là thường thì không hợp lý? Lượng rằng:

“Gạn trở lên yếu kém, lẽ ra không phải thường.

Vì tổn giảm yếu kém.

Như sắc A-noa”.

Ngoại đạo kia chấp sắc thô này vì tổn giảm vô thường. Nếu do tướng “khác” thì ra là cực vi sẽ vượt qua tướng của đất, nước v.v…, vì không đồng với tướng, loại, thì lẽ ra không thể sinh ra quả loại kia.

Lượng Rằng:

“Cực vi lẽ ra không phải là tướng của đất, nước v.v…

Vì thừa nhận khác với tướng đất, nước v.v…

Như tâm, tâm sở.”

Lại, cực vi kia lìa đất v.v…, không còn có tướng “khác” đắc định phi Địa v.v…, vì không phải loại ấy, như hư không v.v…

Các vặn hỏi trong đây đều có bản tông, trong vặn hỏi thứ ba, nếu tướng không khác, nghĩa là vì không khác với nhân kia cho nên lẽ ra cũng là thường v.v…, kia vốn chấp rằng: “Đối tượng sinh ra sắc thô vì không vượt qua nhân lượng, nên nạn về quả lẽ ra cũng là thường, vì không có tướng “khác”, vì như nhân không có quyết định”.

– Nếu từ ly tán, thì lẽ ra bất cứ lúc nào, tất cả quả sinh ra đều ngang đồng tụ sắc lúc kiếp Thành. Nếu từ tán, cực vi riêng mà sanh thì cực vi đã có khi kiếp Không đều có công năng sinh ra quả, vì là nhân luôn có. Như thời kiếp Thành không phải lúc thành là nhân có quả, nên mới thành nhân quả, vì không có nghĩa quyết định.

Trên, đã lập sự ngăn ngừa. Dưới đây là phá bản chấp:

– Nếu nói là không quá hình, chất lượng v.v… kia, nghĩa là hai lượng lớn, nhỏ của nhân, quả đã đồng, thì làm sao cực vi lại gọi là phần chất. Hình thô có phần?

Thành Duy Thức chép: “Sắc quả được sinh ra không vượt qua nhân lượng, lẽ ra như cực vi, không gọi là sắc thô là lượng, như Hiển Dương quyển mười bốn chép: “Nếu không quá, nghĩa là vật chất ngại thô lẽ ra như cực vi, không thể chấp lấy, vì không thấy chất ngại, không nói vật tịnh đồng ở một chỗ, cho nên không đúng lý.

Ngoại đạo kia nói, vì lượng hợp với đức, nên chẳng phải thô mà dường như thô v.v… để bào chữa, đều như phá ngoại đạo kia: “Nếu nói là vượt qua, thì thể của các cực vi, vì không có phần tế, nên không thể phân tích để sinh ra vật thô, lẽ ra cũng là thưòng? Hiển Dương quyển mười bốn nói: “Nếu quá lượng kia, thì vậ chất ngại thô của chỗ quá lượng không phải do cực vi hình thành, lẽ ra là thường trụ.

Ý này vặn hỏi rằng: “Cực vi không có phần tế, không thể chia chẻ, gọi là thường. Các vật thô được sinh ra vượt qua chỗ lượng, còn phần tế khác không thể phân tích, lẽ ra cũng là thường. Nếu hai cực vi đầu kết hợp sinh gọi là cực vi thì không phải vặn hỏi hữu phần còn lại. Nếu chuyển sang chấp rằng: “Một phần cực vi, phần tế khác của chỗ quá lượng, vốn không mà nay khởi, đây là ông chấp cực vi là thường, thì không hợp lý, vì thừa nhận mới sinh.

Luận Hiển Dương chép: “Nếu lại thừa nhận có cực vi khác sinh, thì cực vi này lẽ ra không phải thường trụ. Hoặc thừa nhận vật thô là cực vi tế mà được mới sinh, vốn không có mà nay khởi, lẽ ra tất cả thể của cực vi đều chẳng phải thường. Đây lẽ ra là nghĩa không vượt quá lượng trước. Nghĩa quá lượng là chuyển chấp, không quá lượng là bản Tông.

Từ trên đến đây, hợp thành đoạn thứ ba, để phá, có ba biến đổi ngăn ngừa, tìm văn sẽ hiểu.

Vặn hỏi thứ tư, Luận Hiển Dương nói có ba:

  1. Như hạt giống, nói về thể sinh, lẽ ra là vô thường.
  2. Nếu như sữa tức là thể sinh ra cực vi, lẽ ra là đổi khác.
  3. Như thể riêng của thợ gốm sinh ra cực vi mệt nhọc thì đây là sự lo nghĩ.

Vặn hỏi của Thành Duy Thức có hai:

  1. Vặn hỏi về cực vi.
  2. Vặn hỏi về sắc thô.

Cực vi có ba vặn hỏi: a) Thật. b) Thường. c) Chủ thể sinh (Năng sinh).Sắc thô có hai vặn hỏi:

  1. Không vượt qua nhân lượng.
  2. Là thật có (Đều rộng như sắc thô kia).

Trong vặn hỏi thứ năm, cái gì đối với sắc kia, đặt ra công năng của nó? Ai đối với cực vi, tạo ra công sức của hữu tình, không để cho nó sinh? Dùng tỉ lượng sẽ hiểu.

Nếu nói không nhân hữu tình thì đó là vô dụng, mà ngoài vật sinh. (Dụng là lý do). Vô dụng đối với hữu tình, vì không do hữu tình mà ngoài vật sinh thì khong hợp lý. Lượng rằng:

“Ngoài vật của các ông,

Lẽ ra không được sinh.

Vì vô dụng đối với hữu tình.

Như lông rùa v.v…”

Trong phần kết, có tám chữ “Cố”:

Ba chữ đầu, kết phá bốn mươi thường kiến; năm chữ sau, kết phá cực vi là thường, trong đó là cộng tướng, nghĩa là vì thường và vô thường là cộng tướng.

Vì tự tướng, nghĩa là tướng “Khác”, không khác, là tự tướng.

Phần thứ hai, trong bày tỏ chánh nghĩa, Pháp sư Khuy Cơ nói: “Tất cả thời, nghĩa là thời gian của ba đời.” Tất cả hạt giống, là đối với trong chủng loại khác nhau tất cả pháp hữu vi.

Tự nhiên, nghĩa là bản tánh. Do cái khác, nghĩa là bị vật khác làm hư hoại.

Không có sinh, nghĩa là không có khởi tác. Trong năm pháp này, không có đổi thay, không có giao động, mới gọi là Thường.

Lối chấp trước này của ngoại đạo trái với năm thứ trên, đủ biết là vô thường, không có giao động, mới gọi là Thường không nên vọng chấp.

Nay, lại giải thích: “Hai trường hợp đầu đối với đổi khác mà nói là tướng không có đổi khác”.

Tất cả thời, tất cả chủng, nghĩa là đồng với cách giải thích của Pháp sư Khuy Cơ.

Ba trường hợp sau, ngay tướng, nói là không có đổi khác.

Tự nhiên, là tướng hư không.

Do cái khác: Là tướng trạch diệt.

Vô sinh: Nghĩa là tướng phi trạch diệt.

 

(Phần Cuối)

BẢN LUẬN QUYỂN 7

Trong nhân đã gây ra ở đời trước, đầu tiên là nêu tà chấp, thứ hai là gạn phá.

Trong phần đầu có hai:

  1. Lược nêu chấp.
  2. Nói về nhân duyên khởi chấp.

Nói rộng như kinh: Nghĩa là như kinh nói: “Thông thường, tất cả sĩ phu, bổ đặc-Gia-la ở các thế gian phải chịu, đều do tác nghiệp kiếp trước làm nhân, do siêng năng, tinh tấn, cởi bỏ dần ra nghiệp cũ. Nghiệp mới hiện tại do không tạo nhân bị hại. Như thế, về sau không còn hữu lậu. Vì vô lậu, nên nghiệp hết, vì nghiệp hết nêu khổ hết, do khổ hết nên chứng được bờ mé khổ.

Những lời trên đây đều là văn bản của kinh Phật. Nhưng để nêu rõ Tông chỉ của kinh ấy nên trong luận này hợp thành tám trường hợp tản mát nhắc lại để giải thích, nên tìm đọc văn này để biết được ý luận.

Nghiệp mới trong hiện tại, do không tạo nhân bị hại: Nghĩa là hành khổ của nghiẹp ác đời trước tức liền thổ lộ ra. Nghiệp mới trong hiện tại do không tác động nhân bị hại, khiến nó không khởi. Hai nghiệp đã hết sau không còn hữu lậu. Ngoại đạo vô hệ : là Ni-kiền-đà-phất-đát-la luận Thành Duy Thức chép: “Ngoại đạo vô Tàm, ly hệ tử”.

Khổ hạnh lõa hình, lìa các thứ ràng buộc. Ngoại hình đã thế, biểu nội cũng thế.

Trong duyên lý khởi chấp có phương tiện đúng mà chiêu cảm khổ cụ; Dùng phương tiện tà mà tạo nên niềm vui, phải biết rằng, đó là do sự tạo tác của kiếp trước.

– “Nếu thế, thì vì sao ở trước nói là phương tiện hiện pháp chiêu cảm khổ?” Lại nói: “Do siêng năng, tinh tấn, thổ lộ ra nghiệp cũ v.v…”?

Giải thích: Người ấy chỉ y cứ ở chánh nhân cảm báo, tất nhiên là nghiệp đời trước, nên gọi là Túc Tác. Lại nói “Do hiện khổ hạnh, có thể thổ lộ ra cái ác của đời trước”. Chính do trường hợp sau này đã bị luận gia đã phá.

Thứ hai là trong gạn, phá, trước là chính phá chấp của ngoại đạo, sau là chỉ bày chánh nghĩa, để nói lên tà kia:

– Nếu dùng Túc Tác làm nhân thì trước đây ông đã nói rằng, nhờ siêng năng, tinh tấn, nên thổ lộ ra nghiệp cũ, trong đây nói là tất cả nhân ác đều là tác nhân của đời trước, vì sao nói là nghiệp mới hiện tại do không tạo ra nhân bị hại v.v… ? Vì mới cũng làm ác, chứ không phải chỉ có Túc tác. Lượng rằng:

“Nhân ác hiện tại đã có ở thân này.

Vì thuộc về nhân ác chiêu cảm khổ.

Như nhân ác đời trước”.

Trong phần nêu chánh nghĩa, đôi khi còn có tạp nhân của khổ pháp sinh, v.v… là do nghiệp thiện đời trước được hầu hạ quân vương. Sự tà là nhân lại chiêu cảm khổ.

Vì hai nghiệp Dị thục, nên gọi là tạp nhân, chứ không phải là hai nghiệp chiêu cảm chung một quả. Đôi khi vì nghiệp cũ, nên chiêu cảm khổ não. Sự tà, vì vua nên nghiệp tức là thục, gọi là tạp nghiệp. Như thờ vua, nhân như thế, đồng với nghiệp của lời lẻ của người buôn bán. Trước kia làm nghiệp thiện, lẽ ra được của cải giàu có. Nói lừa dối ninh bợ, thì lại được ngọc báu. Cả hai nghiệp cùng thành thục, đây gọi là tạp nhân (Nhân có nhiều thứ lẫn lộn).

Như thế, do nghiệp thiện được của cải trước kia, đến nay lẽ ra thành thục. Nhờ làm nghề nông; hoặc nhờ trộm cướp; hoặc nhờ giết mổ mà được giàu, vui, đây gọi là nghiệp lộn xộn (tạp nghiệp). Có người dù sống về nghề buôn bán v.v… thậm chí làm nghề giết mổ, mà không được của cải giàu có, là vì trước kia không có phước, thiện có thể được quả. Như mới tạo nghiệp, dẫn đến nghiệp của “hữu” khác, đây là tất cả thuận với nghiệp hiện thọ. Nuôi nấng cha mẹ v.v… cho đến nghiệp xứ khéo léo, hiện được của báu, đều thuận với hiện nghiệp.

Trong tác giả, tự tại v.v…, trước nêu, sau phá.

Trượng phu là thần ngã tự tại v.v… Tự tại tức là trời tự tại kia. Có ngoại đạo chấp cho là Tác giả. Ngoại đạo kia chấp Trời tự tại có ba thân:

  1. Pháp thân: cùng khắp cả hư không.
  2. Ứng thân, chỉ ở cõi trời kia.
  3. Hoá thân, tùy sáu đường mà khởi v.v…

Nghĩa là Duy Thức nói: “Đại Phạm; thời; phương; bản tế; tự nhiên; hư không; ngã v.v…”

Trong phần phá, trước có một bài tụng, tụng bốn đạo lý; kế là trong văn xuôi dựa vào bốn đạo lý, tới, lui, gạn, trạch. Ba là phá xong nhắc lại kết.

Trong bài tụng, không có thể tánh nghĩa là vặn hỏi công năng kia, về mặt lý không thành tựu, gọi là không có thể tánh.

Luận Hiển Dương quyển mười bốn lại có chấp biến đổi, e rườm rà nên không dẫn.

Trong việc gạn, trách của văn xuôi, nếu người có công dụng thì đối với công dụng đó không có tự tại, mà ở thế gian lại có Đấng Tự Tại, là không hợp lý. Nghĩa là nếu thế gian được biến ra đối với trời Tự Tại có dụng nên biến khởi: Là lẽ ra chỉ biến khởi pháp thiện của người, trời, cần gì phải biến đổi pháp khổ của ba đường?

Tác dụng đó không có tự tại, mà nói là tự tại đối với thế gian là không hợp lý.

Cũng có thể cần công dụng sinh ra thế gian tức là trời Đại tự tại thường bị tác dụng theo đuổi không được tự tại, mà nói là tự tại, là không hợp lý. Nếu không có công dụng, thì đối với trời tự tại đều không có chỗ cần dùng mà sinh thế gian, đây chính là tự tại mới có lỗi si cuồng, cho nên chẳng đúng lý.

– Nếu chỉ dùng Đại tự tại làm nhân v.v…, thì trời Đại tự tại tại đã có từ vô thỉ. Đối với pháp được sinh, cũng được hình thành từ vô thỉ, cho nên chẳng phải Tự tại có thể sinh ra các pháp. Ví như hai sừng bò cùng mọc một lúc. Một quả, một nhân, tức là trái với chánh lý. Thế nên, luận Hiển Dương quyển mười bốn chép: “Như thể của Tự Tại từ xưa đến nay thường có, thế gian cũng vậy, không nên lại sinh? Vì đều có, nên không có tác dụng mới sinh.”

– Nếu nói cũng lấy cái khác làm nhân, thì điều này không thể được. Bởi Đại Tự Tại ưa muốn, cũng lấy người khác làm nhân là không hợp lý.

Hai là trong chánh pháp, trước nêu, sau phá.

Trong phần phá, trước phá chấp, sau chỉ bày chánh nghĩa:

– Nếu là tự thể của pháp, thì lìa sát sinh kia, không thể cảm được quả v.v… mà mình đã ưa thích. Ông nói thể của chú phương là thiện, pháp thiện thì lẽ ra phải tự cản đến quả ái, vì sao lại tỏ ra phải chờ sau khi sát sinh, đợi sức chú biến đổi phi pháp sát để làm phương chánh pháp, chiêu cảm quả vui? Là không hợp lý.

Trong đoạn văn kết dưới có năm chữ “Cố”: Nhân vì” nghĩa là kết phi pháp trước; vì nhân quả sau; vì thí dụ, nghĩa là kết dụ chế phục chú độc ở trước, vì không quyết định, nghĩa là kết biến hành, còn hai chữ “Cố” khác rất dễ hiểu.

Trong chỉ bày chánh nghĩa, nếu nghiệp tự ở chỗ không muốn, nghĩa là mình không muốn, bị người khác sai khiến làm, vì không tin cho làm, nên gọi là phi pháp.

Nghiệp vô ký tự tánh: Nghĩa là vì không thuận lý nên gọi là phi pháp.

Trong biên, vô biên, trước là nêu, sau là pháp, đều dựa vào túc trụ thông của Tĩnh lự, về sau mới khởi kiến này. Nếu dựa vào bờ mé đoạn, để tìm thời gian v.v… của bờ mé thì đây là nhìn kiếp hoại lúc mở ra, đoạn, không thấy kiếp Thành ở sau, tức là khởi tướng biên, không phải vì “Ngã”sinh sau, nên không phải biên kiến. Hoặc thấy kiếp Thành, không thấy kiếp hoại, bấy giờ mới khởi tưởng vô biên. Hoặc khi dựa vào mười phương để tìm kiếm rộng khắp, ở chỗ trên, dưới được thấy bờ mé cùng cực rồi khởi, cũng là tưởng hữu biên. Vận thần thông bên cạnh, đến một, hai ngàn cõi, không đến ba ngàn. Nghĩa là người kia khởi vô biên, vì thần cảnh trí thông của loại phàm phu không vượt qua cõi Tam Thiên quyển tám mươi bảy nói không đồng với thuyết này.

Thuyết kia nói: “Nếu thời gian nhớ nghĩ đến phần vị kiếp thành thì lúc bấy giờ sẽ sinh ra ba thứ vọng tưởng: Hoặc một mặt nhớ đến bờ mé trên, dưới, dừng lại ở tưởng hữu biên; hoặc một mặt nhớ bờ mé vô biên, bám trụ tướng vô biên; Hoặc trên, dưới và bên cạnh, cả hai đều nhớ song song, vừa hữu biên, vừa vô biên.

Nếu lúc nhớ nghĩ đến phần vị kiếp hoại, rồi khởi tưởng phi hữu biên, phi vô biên, thì khí thế gian sẽ không có gì được cả. Cho nên, đều nêu một chấp, cũng không trái nhau.

Trong phần phá, phi thế gian mà nghĩ đến biên thế gian là không hợp lý, nghĩalàtừ kiếp hoại không còn thế gian, rồi nói là biên, thì vì ngoại đạo ông không ở thế gian, không biết thời nay có thế gian mà nghĩ đến thế gian, nên không lý.

Trong bất tử kiểu loạn có ba:

1) Nêu chấp, 2) Chỉ ra kinh, 3) Kết lỗi. Trong nêu chấp có ba:

  1. Nêu.
  2. Giải thích nghĩa bất tử kiểu loạn.
  3. Nêu bốn chấp.

Bất tử kiểu loạn: Nghĩa là ngoại đạo tự nói: “Vị trời mà thầy ta kính thờ, thường gọi là Bất Tử. Đã thấy đế lý, được định vô lậu, gọi là bất tử, nên một chữ “Bất” dùng chung cho hai chỗ,”

– Lại nữa, dù họ tự cho rằng bất tử, không rối loạn, nhưng thật ra thì chưa được. Nếu khi người nào hỏi họ về pháp bất tử, vì không hiểu, nên đối với pháp bất tử họ giả dối chuyện khác, giả bộ lung tung rồi lẫn tránh, nên gọi là kiểu loạn”.

Quyển tám mươi bảy chép: “Có hai TịnhThiên”

1. Chỉ có thể nhập Tĩnh lự thế gian, chưa hiểu rõ về đế lý, tâm chưa được giải thoát, gọi là bất thiện thanh tịnh.

2. Có khả năng chứng nhập các thắng định của nội đạo, đã thấy đế lý, tâm khéo giải thoát, được gọi là thiện thanh tịnh. Lại, được vô tướng vô phân biệt định, gọi là vô loạn, tức trời thiện thanh tịnh. Có tướng, có phân biệt, không có rối loạn, tức trời Bất thiện thanh tịnh.

Đạo tối thắng sinh: Nghĩa là nhân vượt hơn của người, trời, nhân thù Thắng Niết-bàn của đạo thù thắng quyết định.

Tứ đế là cảnh của nhân thù thắng này, là câu hỏi về hữu y.

Tự xưng là Bất tử loạn: Nghĩa là về chuyện bất tử của ta, Tịnh thiên đã dạy bảo ta “Nếu có ai đến hỏi, thì không nên trả lời, chỉ nên tùy vào câu hỏi củ của họ mà cách đáp khác”.

Nếu theo Trường A-hàm thì:

1. Không biết thiện ác, có quả báo, không có quả báo, nên theo câu hỏi, giả vờ đáp lung tung, cho rằng, việc này như thế đấy! Việc này thật, việc này khác lạ, việc này không khác lạ; việc này chẳng phải khác, chẳng phải không khác.

2. Chẳng biết đời khác có, hay không.

3. Không biết điều gì là thiện, điều gì là bất thiện.

4. Ngu tối, đần độn. Ở đây nói dựa vào đạo tối-thắng sinh, hỏi về thiện, bất thiện thì như kinh A-Hàm quyển thứ nhất, người kia hỏi:”Thiện, ác là có quả báo hay không? “Cũng chính ở quyển thứ ba, có người hỏi: “Người nào là thiện? người nào là bất thiện? “

Nói dựa vào đạo thù-thắng quyết-định, để hỏi về Khổ, Tập, Diệt, Đạo, chính là câu hỏi thứ hai kia: “Ta có đời sau hay không có đời sau?”

– Nếu chưa thấy được đế-lý thì sẽ có đời sau. Nếu đã thấy đế-lý thì sẽ không có đời sau, vì đã cắt đứt sinh tử.

Lại, Khổ, Tập lôi kéo đến “hữu “sau, gọi là đời hậu hữu. Diệt, Đạo cắt đứt sự sinh tử, nên gọi là không có hậu hữu.

Nêu chấp có hai:

1/ Nêu sơ lược.

2/ Giải thích lại.

1/ Người giác chưa khai ngộ. Giác biết về thiện ác, mà chưa khai ngộ về việc có quả báo, không quả báo.

2/ Đối với pháp đã chứng, khởi tăng thượng mạn, nghĩa là dù chưa chứng Tứ đế mà cho là ta đã chứng, không có đời sau.

3/ Người giác đã khai ngộ mà chưa quyết định: Dù giác biết về thiện, ác, hiểu rõ có quả báo, nhưng đối với thiện, ác vẫn chưa quyết định: “Nay ta không biết được tướng quyết định của thiện và bất thiện”.

4/ Người yếu kém, ngu si đần độn. Nghĩa là tánh kém độn không thể đáp thẳng.

“Lại còn thứ nhất, sợ hãi, nói dối v.v…” trở xuống: Là giải thích lại bốn hạng người trên:

1/ Người vì sợ, nói dối. Nghĩa là chính mình chưa khai ngộ, vì trả lời với người khác, nói là đã hiểu, nên thành nói dối. Nếu không tự xưng là mình đã hiểu, thì người khác sẽ biết là ta không có trí.

2/ Đối với pháp mình đã chứng chưa đạt được không sợ hãi v.v… Nghĩa là người ấy nghĩ rằng: “Chỗ ta đã chứng, chưa được không sợ hãi, nếu người khác văn hỏi, mà nói là có hoặc ghi nhận khác lạ thì hóa ra ta nói dối. Như y cứ thật có, hoặc cho không phải có thì trở thành tà kiến, chẳng phải tánh thiện của ta, tất cả những đều ẩn mật, đều cho là thọ ký. Cho nên không nói rõ là có sở chứng.

3/ Dù ngộ mà chưa quyết định, sợ e là tà kiến, nói dối, y theo đây, nên biết.

Ba hạng người trên, mượn việc để giả bộ lung tung, hành động này đều là phần-vị tán loạn, chứ không phải dựa vào tâm định.

Trong phần kết, tức do sự dua nịnh tà vạy. Do thuận với lời kia, đáp theo tướng dua nịnh.

Trong kiến không có nhân, trước nêu, sau phá.

Kiến chấp này có hai:

1/ Dựa vào tĩnh- lự Pháp sư Khuy Cơ nói: “Từ trời Vô-tưởng mất, sinh đến trong tĩnh-lự này, được Túc-Trụ-Thông. Nhớ tâm xuất định kia, không nhớ phần-vị trước, vì không biết vị định kia, nên chấp không có nhân.

Luận sư Cảnh nói: “Dựa vào tĩnh-lự và Túc-Trụ-tùy niệm mà kiếp không quá khứ, tất cả đều không có về sau, bỗng nhiên có, nên khởi kiến không có nhân.”

2/ Dựa vào tầm, từ. (như văn tự nói) Trong phá có hai:

  1. Phá chấp dựa vào định.
  2. “Lại ông muốn điều chi?” Trở xuống là phá chấp dựa vào tầm, từ.

– “Nếu nghĩ đến cái ngã của mình mà chấp ngã, thì trước kia không có, sau này mới sinh là không đúng lý, vì chấp “ngã”là thường.

“Nếu niệm tự ngã, ngã nối kết quá khứ, thì trước khi đến là đã có. Chấp ngã trước không có, sau bỗng nhiên sinh, là không hợp lý.

Trong luận Đoạn Kiến chép: “Người, trời cõi Dục được chia làm hai:

1. Trời Sắc hợp thành một. 2. Bốn không là bốn, nên có bảy thứ.

Nói: “Nếu sau khi ta chết, lại có thân, lẽ ra không tạo nghiệp mà được quả. Ngoại đạo kia chấp rằng, nay từ khi tử diệt, nghiệp phải diệt theo thân. Về sau, nếu có thân, lẽ ra không làm nhân mà được quả khởi.”

– “Nếu quả khời, thì tức là có lỗi không tạo nhân mà được quả.”

– Nếu thể tánh của ngã, tất cả hoàn toàn không có thì lẽ ra không có người thọ nghiệp quả? Vì vị lai là không, nên hiện tại cũng không . Hiện tại đã có, thì không thể nói tất cả “ngã”, hoàn toàn là không. Cho nên thể tánh của “ngã” còn. Trong hiện tại vẫn còn, đời vị lại, tất cả hoàn toàn là không, tất nhiên, sẽ không có thọ nghiệp dị-thục, cho nên thành đoạn diệt!

– Nếu nói uẩn đoạn diệt, là đồng, thì vì ngoại đạo kia thừa nhận uẩn vô- thường, nên đã cố ý cho rằng vô-thường, mà xoay vần sinh khởi, để nói chẳng phải đoạn diệt. Lượng rằng:

“Chưa được A-la-hán, sau các tử, uẩn đều không đoạn diệt, vì thừa nhận vô thường, như phần-vị sinh trước.”

– Nếu nói”ngã” đoạn, trước kia ông đã nói bốn đại sắc thô v.v…, đã là ngã đoạn, cũng trước kia, ông đã nói thân đại tạo được sắc thô, sẽ đoạn diệt sau khi chết, trở thành mâu thuẩn.

Trong luận không kiến, trước nêu, sau phá.

Trong phần nêu, trước lược nêu chấp của nội, ngoại đạo, sau, nói rộng về nhân duyên nội, ngoại đạo khởi chấp, trong đó, trước nêu ngoại đạo, sau, nêu pháp Phật.

Trong phần nêu về ngoại đạo có sáu:

1/ Không có thí cho với ái dưỡng, cúng tế.

2/ Không có diệu-hạnh và quả dị-thục.

3/ Không có thế gian kia, không có thế gian này.

4/ Không có mẹ, không có cha.

5/ Không có hữu tình hóa sinh.

6/ Không có A-la-hán chân thật ở thế gian, không có thí cho, không có ái, không có cúng tế.

Pháp sư Huyền Trang nói:”Như kinh bố thí chép: không có thí cho. Nghĩa là nói bố thí, không có ái dưỡng là đối với bi-điền. Không có cúng tế, là đối với kính điền. Giải thích thứ hai rằng: không có thí cho là kính điền, không có ái dưỡng là Bi điền. Không có cúng tế là cảnh không hiện tiền. Giải thích thứ ba: Không có thí cho là đối với chẳng thân, không có ái dưỡng là đối với đã thân, không có cúng tế là cảnh không hiện tiền.

Các người lìa dục sinh xuống cõi dưới. Nếu đã lìa dục, không nên sinh xuống cõi dưới. nay đã sinh xuống cõi dưới, thì đã biết rõ không từ đời kia đến trong đời này.

Không có trong hữu tình hóa sinh; hoặc sinh lên Vô tưởng; hoặc sinh Vô Sắc v.v… Đây là phần ít tà kiến không thấy ba xứ sinh này ở trong đương lai.

Bác hóa sinh không có, không bác tất cả kiến của cõi dưới. Như không có thế gian, cũng không có phần ít, không bác bỏ tất cả.

Quyển thứ 8 ở sau, v.v… nói: “Trung hữu”là hữu tình hóa sinh. Dùng hai tâm định, tán quán sát về “Trung hữu”có khác. Tâm định này quán không bác bỏ “Trung hữu”.Vì dùng tâm tán loạn kia để quán, nên bác bỏ “Trung hữu”.

Quyển 58 chép: “Không có ba thứ như thí v.v…, gọi là chê bai nhân; không có diệu hạnh,gọi là chê bai dụng; không có 2 nghiệp và Dị thục, gọi là chê bai quả; không có cha mẹ, không có hữu tình hóa sinh, không có chân A-la-hán, gọi là phá hoại sự thật.

Quyển 55 chép: “Không có thí cho đến không có ác hạnh, gọi là chê nhân. Không có nghiệp diệu hạnh, ác hạnh, quả dị-thục, gọi là chê bai quả. Không có thế gian này cho đến không có hữu tình hóa sinh, gọi là chê bai tác dụng; không có A-la-hán, gọi là chê bai sự thật.

Dưới là nêu chấp trong pháp Phật:

– Không có thể tánh của tất cả pháp.

– Trước kia, tà kiến ngoại đạo phân biệt là không, chẳng có gì cả. Nay nội đạo chấp không, bác bỏ tất cả, cho nên hỏi đáp chung, giống như pháp ly lời nói rất sâu sắc, nghĩa là như giáo mật thuyết “không”, Bát Nhã v.v… Tợ hồ đều không có mà chẳng phải là hoàn toàn “không”, vì không thể lãnh hội, nên thay vì chỉ bày rõ ràng, lại bác bỏ tất cả là không.

Lại đối với pháp tướng, vì không tư duy như lý, tức là bác bỏ các pháp.

Trong phần phá có hai:

  1. Phá riêng.
  2. Kết.

– Phá riêng có hai:

  1. Bốn lớp phá về chấp không của ngoại đạo.
  2. Phá nội đạo chấp không.

Bốn lớp phá về chấp không của ngoại đạo. Trước là nêu chấp có sáu, ba chấp đầu hợp thành một câu. Hỏi để phá; Ba chấp sau, mỗi lối chấp đều có một cách phá: Nếu đều có, thì trước ông đã nói là “không có thí cho v.v…” Sư kia vốn chấp không bác bỏ hoàn toàn không có nhân với quả, chỉ vì dựa vào tĩnh lự, nên thấy đời thực hành thí cho, sinh trong gia đình nghèo, hoặc có tiền của, rồi cho rằng sự thí cho không có công năng, tức là vì chê bai phần ít.

Nay hỏi sự sinh kia, hai nghiệp sau của người đó là đều cùng có hay đều không có? Nếu người kia bác bỏ là hoàn toàn không có tất cả thì vặn hỏi này không thành”

Người lià dục tưởng. “Nghĩa là lià các tưởng về dục, tức trời vô tưởng. Hai lìa còn lại, như thứ lớp, lìa cõi Sắc, cõi Dục và nhập Niếtbàn. Nếu có ba người này, chẳng phải hóa sinh thì là ai?”

Là có tánh A-la-hán đối với ngoại đạo kia lại khởi tăng thượng mạn v.v… Ý này hỏi: “Thế gian có chân A-la-hán, hay không?” Nếu nói là có, ông cho thế gian không có chân A-la-hán thì không hợp lý. Nếu nói không có thì khởi chấp điên đảo, tự cho mình là La-Hán, đáng gọi là chân La-Hán vì không còn ai khác nữa.”

Trong phá chấp không của nội đạo, đó là chấp điên đảo, là nhiễm y-tha; tịnh viên thành.

Trong phần kết có năm chữ “cố”:

Bốn chữ “cố”đầu là kết phá ngoại đạo; một chữ “cố”sau là kết phá nội đạo.

Trong phần vọng chấp hơn hết, trước là nêu, sau là phá:

Bà-la-môn là sắc loại bạch tịnh. Nghĩ là dùng hạt giống thiện, thắng, chẳng phải sắc trắng.

Người được thanh tịnh, là người tu hành thanh khiết, giới sẽ được tịnh.

Sinh ở bụng. Nghĩa là Bà-la-môn kia chấp rằng từ rốn bụng ĐạiPhạm, giữa rốn, mọc hoa sen, hoa sen sinh ra Phạm-Thiên; từ miệng Phạm-Thiên sinh ra hàng Bà-la-môn. vai sinh Sát-Lợi; bắp vế sinh Phệxá; gót sinh ra Thủ-đà, cho nên, Bà-la-môn là dòng họ hơn hết. Ba hạng còn lại thuộc giai cấp thấp kém, do đó chấp tánh của Bà-la-môn ở thế gian.

Vì giới đầy đủ. Nghĩa là thấy trong nội đạo, người xuất gia chân tịnh phạm hạnh. Chân Bà-la-môn là các luật sư v.v… Họ tham danh lợi và sự cung kính, vì phương tiện tự làm vẻ vang cho bản thân mình, nên chấp như thế.

Trong phá có mười, y theo phần kết có mười, cho nên

  1. Nếu sự sản sinh là đồng thì làm sao một mình Bà-la-môn là hơn hết?.
  2. Tạo nghiệp, tất cả đều đồng, chỉ một mình Bà-la-môn là hơn hết, thì rất trái với chánh lý.
  3. Trong duyên cớ thọ sinh, nếu ba chỗ đều hiện tiền thì là đây v.v…

Quyển thứ nhất ở trước nói:

“1/ Đều khởi ái nhiễm.

2/ Thời điểm gặp gỡ điều hòa, thích hợp.

3/ Trung hữu hiện tiền, nay là kia, là đây tức trước, cha mẹ đều có tâm nhiễm”.

Do kia: Tức khi mẹ gặp gỡ điều hòa.

Do đây: Tức kiền-đạt phược chính hiện ở trước.

Các Bà-la-môn với những người khác đều đồng với việc này, đâu riêng gì Bà-la-môn lại hơn người khác?

4/ Hoặc nghiệp xứ khéo léo; hoặc tạo nghiệp, hoặc thiện, bất thiện, tất cả đều đồng, đâu có loại nào khác vượt hơn?

5/ Vì tăng thượng. Nghĩa là hoặc vua, hoặc quan, hoặc quân sĩ tăng tiến đầy đủ. Hoặc vì vua; hoặc vì quan; hoặc quân sĩ mạnh mẽ nhanh chóng như đạo vị tăng tiến đều đồng với người khác.

6/ Hoặc được vua chiếu cố ghi vào sổ.

7/ Hoặc tu phạm-Trụ xong v.v… Phạm-Trụ là bốn vô lượng.

8/ Hoặc tu Bồ-đề phần.

9/ Hoặc ngộ bồ-đề của Thinh-văn

10/ “Lại ông muốn điều gì?”trở xuống, giới, văn, vượt hơn?

Nếu do từ chủng vượt hơn loại sinh, thì nơi luận của ông nói, trong việc cúng tế, nếu giới, văn v.v… vượt hơn, thì sẽ lấy đó để suy lường, v.v… ”

Trong luận đó nói: “khi cúng tế, đọc văn cúng tế hoặc giữ giới, học rộng sẽ lấy phần tử đó để suy lường. Nay đọc văn cúng tế là không phải chấp lấy nguyên tắc. Nếu chấp lấy loại vượt hơn, tức là trái với lời nói này, không cần phải giữ đủ giới v.v… mà vì đọc văn cúng tế, nên vọng chấp trong thanh tịnh.

Trước là nêu chấp của ngoại đạo. Sau, dùng lý để gạn phá.

Trong phần trước lại có hai: a. Nêu đối tượng chấp.

b. Nói về nhân duyên khởi chấp. Trong phần nêu đầu có ba:

  1. Năm Niết-bàn hiện pháp.
  2. Nêu riêng trước v.v… thanh tịnh.
  3. Nêu chuyển biến giới thanh tịnh v.v…

Trong năm hiện pháp Niết-bàn, một Niết-bàn đầu, là tiếp nhận dục trần của trời; bốn Niết-bàn sau, là hiện-pháp lạc-trụ, gọi là năm Niết-bàn, dẫn định ở thân, lià pháp dục ác, được định vui vẻ, nên gọi là hiện pháp Niết-bàn. Vì dục của con người kém, nên không kiến lập.

Từ trên đến đây đã nói bốn hữu biên bốn bất tử loạn; hai vô nhân; năm hiện Niết-bàn, hợp thành mười lăm, đều thuộc về tà kiến. Thường kiến có bốn mươi; đoạn kiến có bảy, gọi là 62 kiến, tà, kiến biên kiến bao gồm ngã kiến là gốc; hai thủ kiến và giới giúp sinh.

Luận Đối Pháp chép: “Sáu mươi hai kiến, hoặc hai, hoặc tất cả trong năm kiến.”

Ngoại đạo kia cho rằng: “Được hầu hết tha hồ tự tại, đây là chung, thế nào là các tự tại? Một dục tự tại, thì tâm trước tự tại, tức vì dục mầu nhiệm của cõi Trời, nên cảnh tùy ý sử dụng.

Quán hạnh tự tại: Tức quán tự tại trước kia, nghĩa là bốn tĩnh-lự tự tại, gọi chung là năm hiện pháp Niết-bàn.

Lại, như có một lối chấp, vì tự làm khổ thân, nên tự ác giải thoát. Tức là người thứ hai trước lội xuống sông tắm gội sạch sẽ; hoặc người gây tội ác giải thoát, tức người thứ ba trước giữ giới chó v.v…, ăn phân, uống nước tiểu, làm các việc ác thì tội ác được tiêu diệt v.v…

Trong phá, trước phá, sau kết.

Trong phá trước có bốn lần lại nữa, được chia làm ba:

  1. Phá năm Niết-bàn.
  2. Phá chấp nước sạch.
  3. Hai lần “lại nữa”sau là phá giới chó v.v…

Văn ban đầu có hai tiếp nhận dục mầu nhiệm của cõi Trời, bốn định hiện tiền, được chia làm hai, trong vọng chấp tốt đẹp.

Hướng-khư: Tức vỏ sò đã nói ở trước.

Chỉ thấy hiện tượng bạc thực (ăn mòn) dần của hiện tượng nhật thực, nguyệt thực ở thế gian và đến quả pháp nghiệp tịnh, bất tịnh của chúng sinh được thành thục v.v…

Ngoại đạo không có biết, bỗng thấy quả báo khổ, vui của chúng sinh thành thục, gặp phải hiện tượng nhật nguyệt ăn mòn, các tinh tú vận hành như thế. Lúc vận hành như thế thì nói là do mặt trời, mặt trăng tạo ra.

Từ trên đến đây, các phá chấp đều có tỷ-lượng, vì e rườm rà nên không lập. các người có học mỗi mỗi nên lập.

Thứ ba ở dưới kết thành trong phần phá ở trước.

Luận sư Cảnh giải thích: “Do hai môn phát khởi, quán sát, do đạo lý chân chánh là một môn; tìm kiếm theo đuổi, quán sát là môn thứ hai.”

Sư Tăng Huyền nói: “Do hai môn phát khởi, quán sát là hai môn lý, và giáo trong phần nêu chấp, mà tạo nên sự quán sát về nhân, duyên khởi chấp kia. Do đạo lý chánh đáng, tìm kiếm, theo đuổi, quán sát.

Trong phần đả phá lấy lý để tìm kiếm, gạn hỏi, quán sát mọi lối chấp của ngoại đạo kia đều không hợp lý

BẢN LUẬN QUYỂN 8

Năm môn trong địa, bốn môn trước đã nói xong.

Từ đây trở xuống là môn thứ năm. Trong tạp nhiễm v.v… khởi, được chia làm hai: Trước, nói về ba tạp nhiễm; sau, nói về việc cắt đứt ba tạp-nhiễm, tu sáu hiện thị. Trong phần trước lại có hai:

  1. Chia ra ba chướng: Ba thứ tạp nhiễm: Nghiệp phiền não sinh.
  2. Dựa vào chướng để giải thích.

Trước hết trong phiền não trước nêu chín môn, kế là dựa vào môn để giải thích:

Tự tánh: Nghĩa là thể của phiền não. Đối Pháp quyển sáu chép: “Không vắng lặng là cộng tướng của các phiền não”. Ở đây nói Tự là khổ của mỗi pháp với tướng không vắng lặng, đối với không phải phiền não, gọi là Tự tánh

Tướng kia do phiền não bủa khắp, nên gọi là cộng tướng. Nghĩa so sánh riêng, cũng không trái với nhau. Hành tướng không vắng lặng, biến đổi nối tiếp.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Trước kia là hiện hành, ở đây là hạt giống.”

Nay giải thích: “Chính vì phiền não khởi; nên chuyển biến đối với nghiệp ác nối tiếp”, là luận kia giải thích. Do phiền não này sinh, nên thân, tâm nối nhau chuyển biến không vắng lặng, là tướng phiền não. Phiền não này có sáu, đó là tán loạn điên đảo, trạo cử, hôn trầm, phóng dật, vô sỉ và tánh không vắng lặng.

Trong bảy tùy miên, tham được chia ra hai môn, các tùy miên còn lại đều là một thứ hợp thành bảy.

Theo luận Đối Pháp, người chưa lìa dục v.v…, do hai đối tượng tùy tăng dục ái, sân nhuế dựa vào dục để mong cầu hai tăng trưởng môn; người chưa lìa dục có cầu, có ái tùy tăng. Người chưa lìa phạm hạnh tà, cầu, do mạn, vô minh, kiến, nghi, tùy- tăng. Các tùy tăng đó được một ít đối-trị, thì sinh ra kêu mạn, ngu mê thánh đế, chấp tà giải thoát phương tiện. Ở trong pháp Phật vẫn còn do-dự nghi ngờ. Tuy theo thứ lớp của chúng, bốn đối tượng tùy tăng, tà giải thoát, kiến thủ. Phương tiện giải thoát, bốn kiến còn lại. Những thứ khác đều do môn của mình.

Vì nghĩa này, nên tham được chia làm hai môn.

Luận sư Bị nói: “Ái của hai cõi trên hoàn toàn “duyên” nội tại, vì có thân nên nói là có tham.

Trong tám thứ ngoài kiến, lìa hai thủ, vì thủ, và kiến khác nhau. Lìa hai thủ, nghĩa là vì kiến và giới khác nhau.

Chín kiết: 89 thuyết dựa vào chín sự sinh, (nói rộng như thuyết kia).

Ba thứ khổ, tật, san chỉ là hệ cõi Dục, chung cho cả kiến đoạn, tu đoạn. Sáu thứ còn lại chung cả ba cõi.

Đối-Pháp chép: “Kiết ái, nghĩa là hai môn kiến thủ, như tham v.v… của ba cõi là nặng, vì khác nhau, nên đối tượng chấp riêng. Vì thế, đều nói riêng.

Ganh tị đối với sự vinh hiển của người khác, không tôn trọng chánh pháp, keo kiệt về công cụ giúp đỡ, không vâng theo nẻo xa lìa, đó là những lỗi đặc biệt rất riêng, nên đặt tên kiết.

Nói mỗi loại khổ với Tập, Diệt, Đạo trong mười hai đế, vì nhân quả hữu lậu và vô lậu khác nhau. Quả biến trí (trí khắp) của tăng thượng cõi Dục. Biến trí đó đã làm sáng tỏ cả Diệt-Đế, Đạo-Đế. Luận sư Cảnh giải thích: “Vì nhàm chán Khổ, Tập nên cầu Diệt, Đạo. Cho nên Khổ, Tập và Diệt, Đạo kia là duyên tăng-thượng, là nhân quán đãi trong mười nhân. Cũng có thể Diệt, Đạo vượt hơn Khổ, Tập, gọi là tăng-thượng. Quả-trí là Diệt Đế, Biến-Trí là Đạo-Đế. Do trí duyên khắp là liễu nhân biểu thị rõ chứng Diệt -Đế tức là trí vô phân biệt. Duyên khắp, lý đầy, dứt hoặc, được diệt, nên nói là quả của Biến trí kia. Đây là nói theo thật. Nếu nói theo tướng thì do Biến Trí, Khổ Trí, đoạn hoặc, được diệt, gọi là quả của Biến Trí, cho nên nói là quả Biến trí kia.”

“Quả Biến trí kia được hiển bày”trở xuống, là nêu ra đối tượng hiển bày là Diệt-Đế, Đạo-Đế.

Pháp sư Khuy Cơ giải thích: “Biến trí được hiển bày tức khổ của

Đạo-Đế, vì tự Biến- trí hiển hiện là Đạo.”

Tăng-thượng của cõi Dục: Nghĩa là đã có nghĩa nhân, gọi là tăngthượng, tức do đã khởi sự tu nhân mà được, nên gọi là tăng-thượng, khổ tức Diệt-Đế, hoặc là nghĩa quả đã có gọi là tăng-thượng. Nghĩa là tức vì Đạo Đế có quả Diệt. Một tăng-thượng, là nói xuyên suốt quả Diệt kia và quả đó được hiển lộ.

Nay, trong văn này, bốn đế của cõi Dục dưới, mỗi Đế đều có mười sử, tu đạo có sáu. Bốn đế của hai cõi trên, cõi dưới trừ sân, mỗi Đế đều có chín. Tu đạo cõi dưới, trừ sân, có năm. Luận Đối Pháp cũng đồng với luận này.

Quyết Trạch Phần nói: “Khổ cõi Dục ở dưới, có mười sử. Ba đế khác cõi dưới, trừ thân-kiến, biên-kiến, mỗi Đế có tám. Vì hai cõi trên trừ sân, nên khổ cõi dưới có chín. Ba Đế khác cõi dưới, mỗi Đế đều có bảy.”

Thành Duy-Thức nói: “Khổ, Tập là nhân y xứ của sử kia; Diệt, Đạo là bố úy xứ của sử kia, nên nói rằng bốn Đế đếu có mười sử. Riêng không, phi ngã vì thuộc về khổ Đế, nên ba Đế còn lại, mỗi Đế đều có tám; khổ Đế đủ mười sử.”

Hoặc có giải thích “riêng“: Bốn Đế mỗi Đế đều có mười. Chẳng phải mỗi hành tướng đều mê chướng Đế riêng, mà chỉ khi nào phiền não nẩy sinh, là đều có chủ thể mê (năng mê), chủ thể chướng (che lấp) Đế lý, cho nên, y theo hành nghiệp chung mà nói là mỗi phiền não đều mê bốn Đế, không phải thân kiến, biên-kiến mê riêng ba Đế còn lại, vì hành nghiệp khó biết.

Hoặc thân kiến, biên kiến vừa nghe nói Diệt, Đạo là cảm thấy sợ hãi, vì e rằng “ngã” sẽ bị đứt đoạn, nên gọi là mê Diệt, Đạo. Về lý, thật ra chỉ “duyên”Khổ đế, Tập-Đế khởi. Nói chung mê bốn Đế lý, thật ra không phải ba Đế đều có đủ mười hành tướng. Như Duy Thức Sớ chép: “Như mê chấp, chướng ngại cũng thế, Nghĩa là phiền não vừa gọi là mê chấp, vừa gọi là chướng ngại thể một nghĩa khác của khổ.

Tát-Ca-Gia kiến (thân kiến). Luận sư Cảnh nói: “Gọi là thân kiến, vì duyên thân khởi kiến, nên gọi là thân kiến. Từ cảnh được tên, cũng gọi là ngã kiến. Hạnh giải là mục, như Chánh Lượng Bộ gọi là thânkiến ngụy, vì chấp thân giả dối không thật. Sư Tỳ-Bà-Sa nước Ca-thấpDi-la gọi là có thân kiến vì đối tượng duyên thân là hữu lậu kia. Nếu gọi riêng thân-kiến luống dối thì sẽ mất đi nghĩa có, nếu nói là có thân kiến thì sẽ mất đi nghĩa giả dối.

Dục ở hai nghĩa, gọi là Tát-Ca-da tên Tát-Ca-da có hai nghĩa. Do gần gũi đẳng khởi, thấy “duyên”xa, không tác ý như lý, nghĩa là khởi phân biệt kiến, duyên và tự nhiên (nhậm vận) khởi kiến duyên “câu sinh”. Đẳng tùy theo quán chấp, nghĩa là nói về hành tướng của kiến. Cũng nói: “Hai ngã kiến này bình đẳng tùy theo cảnh mà quán, vì chấp năm uẩn, nên gọi là Đẳng -Tùy.”

Luận sư Bị nói: “Theo những uẩn nào trong năm uẩn để chấp là thật ngã, nên nói là Đẳng-Tùy?”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Hoặc tư, hoặc cộng trong năm uẩn, quán sát một cách bình đẳng. Tùy đối tượng quán (sở quán) đó mà chấp, cho là ngã kiến.

Trong biên kiến, hoặc phân biệt, hoặc không phân biệt, Duy-Thức quyển sáu có hai thuyết:

1/ “Chỉ Đoạn- kiến chung cho hai môn này”.

2/ “Cũng là Thường -kiến (dẫn giáo và lý như thuyết kia nói).

Trong Kiến-thủ do Tát-Ca-da kiến, Biên chấp kiến v.v… ở đây nói cảnh đối tượng của kiến-thủ. Sở y, là căn; Sở duyên là cảnh; sở nhân là hạt giống. Chấp chung là vượt hơn. Và hai nghĩa “năng tịnh”đầy đủ, mới gọi là hành tướng của kiến-thủ. Giới-thủ cũng . Đối tượng chấp (sở chấp) của kiến, vì giới có khác nhau, nên chia thành hai thủ.

Kiến-thủ trong đây chỉ nói là vượt hơn, không nói là tịnh. Giới-thủ chỉ nói “năng tịnh”(chủ thể tịnh) giải thoát, không nói là vượt hơn. DuyThức hội cho rằng: “Là nói ảnh lược; hoặc môn tùy-chuyển. Nếu không thế thì sao lại chẳng phải Diệt, chấp là Diệt; chẳng phải Đạo, chấp là Đạo, rồi nói là tà-kiến, chứ chẳng thuộc về hai thủ.

Là đệ nhất mầu nhiệm trên hết: Vì chấp pháp của ba cõi được phân biệt như thứ lớp, nên, trong giới-thủ, tức dựa vào kiến kia, tùy hành của kiến ấy.

Luận sư Cảnh nói: “Tức kiến giới cấm thủ kia, đối tượng duyên (sở duyên) của kiến kia gọi là tùy hành, kiến này cũng chấp lấy các kiến. Nhưng vì phần nhiều “duyên”vào các giới cấm, nên gọi là giới cấm thủ. Có khác gì với giới cấm? Như đối tượng thọ (sở thọ) của pháp Phật, gọi là giới; đối tượng mà ngoại đạo lãnh thọ, gọi là cấm, hoặc căn bản, gọi là giới, phương tiện, gọi là cấm. Hoặc về tánh giới, gọi là giới; giá giới gọi là cấm.

Luận sư Bị nói: “Ngừa quấy gọi là Giới; ngăn cấm việc ác gọi là Cấm. Về nghĩa thì khác, mà thể thì một.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Do các giới-thủ dựa vào kiến- thủ ở trước, vọng chấp giới cấm là vượt hơn, vì năng tịnh, nên nói là dựa vào kiến thủ kia. Y nghĩa là nương tựa), chứ không phải chấp kiến thủ kia là giới thủ. Chấp thuận theo giới cấm mà kiến thủ kia đã thọ tương ưng với uẩn v.v… là vượt hơn, vì chủ thể tịnh (năng tịnh), cho nên nói là tùy hành của kiến kia. Hoặc dựa vào kiến-thủ kia tức khổ của kiến trước, tùy hành của kiến đó thì tương ưng với kiến. (Chữ “ư”ở đây nghĩa là nương tựa). Dựa vào kiến và giới cấm mà tùy hành đã thọ, rồi cho đó là vượt hơn, là tịnh, gọi là Giới cấm thủ.”

Là thanh tịnh; là giải thoát; là xuất ly, chấp pháp ba cõi, như thứ lớp là giới thủ; như thứ lớp là nhân ra khỏi ba cõi.

Cao, thấp, hơn, kém đối với ngoại và nội trong mạn: Luận sư Cảnh nói: “Nội là trong thân; ngoại là “duyên”nuôi giúp đời. Vừa mới so sánh v.v… với người khác, cũng khởi tự cao, gọi là mạn.”

Luận sư Bị lại giải thích: “Có gì khác nhau trong sự cao, thấp, hơn, kém đâu? Cho rằng cao với thấp là nói so với người khác, còn hơn và kém là y cứ vào mình mà nói. Nói về thể thì không khác.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Thấp hơn người ngoài là ty mạn, cao hơn người ngoài là mạn, quá-mạn, mạn quá-mạn.

Tăng thượng mạn, tà mạn, ngã mạn không “duyên”ngoại.

Về sau vượt hơn bên trong: là sáu mạn:

Chấp ngã cao cử, không có đức mà cho là có; có ít đức cho là nhiều, v.v…, đều là sự vượt hơn bên trong.

Một thứ ty mạn, gọi là trong kém, không bằng người.

Trong nghi chỉ dùng phân biệt giác khác làm thể. Duy-Thức đưa ra hai thuyết:

1/ “Thể của nghi tức là tuệ, cũng do dự, phân biệt, nên nói là nghi.”

Tỳ-Trợ-Mạt-Để nghĩa là nghi. Mạt-để nghĩa là Bát-Nhã, vì không có khác.”

2/ “Không đúng! Vì nghi có tự tánh riêng, làm cho tuệ không quyết định, chứ không phải tức tuệ.”

Du-già nói: “Thấy thế tục có trong sáu phiền não, tức là tuệ phần. Phiền não khác là thật có, vì có tánh riêng. Tỳ-Trợ-Mạt-Để chấp tuệ là nghi. Tỳ-Trợ-Nhã-Nam-trí lẽ ra là thức. Giới do nghĩa sức giúp đỡ, cho nên chuyển biến, cho nên nghi này chẳng phải tuệ là thể.”

Luận sư Cảnh nói: “Nghi phân biệt giác khác làm thể, nghĩa là nghi cũng mong cầu, tìm kiếm, gọi là chung là giác. Vì phân biệt với tuệ, nên nói là giác khác. Cũng có thể nghi có hai giải thích, không một quyết định, nên gọi là giác khác: 1/ Do hạt giống theo đuổi. 2/ Do sự tăng thượng kia.” Luận sư Cảnh nói:

“1) Do tùy chuyển hành của hạt giống, gọi là “tùy”, không khởi, thì gọi “miên”.

2) Dùng sự của hạt giống kia tăng-thượng, gọi là tăng-thượngsự.”

Pháp sư Khuy Cơ lại giải thích: “Do hạt giống của “hoặc”phát nghiệp, nhuận sinh, vì chiêu cảm của nhiều đời, nên gọi là vì sự tăngthượng của hạt giống kia.”

Lại, do tất cả phiền não của bảy môn làm chướng ngại kiến đạo và tu đạo, nghĩa là sáu môn trước che lấp kiến đạo; một môn sau, chướng ngại tu đạo.

Quyển năm mươi chín chép: “Thân, biên, tà-kiến, gọi là sự lãnh hội tà vạy, vì mê đối với Bốn đế, nên vô minh gọi là không hiểu rõ. Nghi là hiểu rõ mà không hiểu rõ.

Hai thủ và tham, sân, mạn được kiến đạo dứt trừ: Tất cả đều là tà liễu, mê chấp.

Từ trên đến đây, bốn môn gồm chung tất cả kiến dứt hoặc hết. Những thứ này mê Khổ đế, Tập đế, là mê nhân y xứ hành của Đế kia; mê Diệt, Đạo, nghĩa là mê bố úy sinh hành theo Đế kia.

Nếu do tu dứt trừ phiền não, thì gọi là nhậm vận hiện hành, mạnh mẽ bắt kịp trong phiền não thượng phẩm.

Tướng rất nặng: Tức xưa nói nhạy bén và siêng năng. Nghĩa là “duyên” theo ruộng tôn trọng: Khởi từ chỗ cha, mẹ. Hoặc duyên ruộng công đức, nghĩa là đối cảnh Tam-Bảo mà khởi. Nếu “duyên”ruộng bất ưng hành mà khởi, thì đối với người giữ giới và người có đức.

Rốt ráo. Nghĩa là trong bảy đảo đối tượng, mà trước hết, là ThánhĐạo rốt ráo bị hại:

Tưởng đảo, tức đối với bốn cảnh, đối tượng khởi lên, số tưởng của vọng-tưởng là thể.

Quyển năm mươi ba chép: “Rằng các kẻ ngu không hiểu biết, đuổi theo vô-minh, khởi tác-ý phi lý. Đối với cảnh sở duyên (đối tượng duyên) như vô-thường, v.v…, chấp là thường, v.v…, nhận lấy tướng mà chuyển biến, đây gọi là tuởng đảo, cho nên lấy tưởng làm thể.

Kiến-đảo, tức do chấp nhận dục lạc trong cảnh vọng-tưởng, kiến lập chấp trước ba kiến:

Phần ít là tánh: Nghĩa là Thân-kiến, Thường-kiến, kiến, giới thủ, như văn tự nói.

Tâm đảo; tức do trừ các kiến trước, phiền não như tham v.v… còn lại làm tánh, vì làm nhiễm não tâm, nên gọi là tâm đảo.

Nói tâm đảo ở đây, là đối với các phiền não như tham, v.v… Trong đối tượng chấp vướng mắc kia.”

Có thuyết nói: “Thể của tâm đảo chỉ là vì tâm tham, nhiễm vượt hơn.

Nói tham v.v… chữ “vân vân” có hai thứ:

1/ Hướng ngoại, v.v…

2/ Hướng nội, v.v…

Nay nói tham, v.v… là tham có số nhiều. Tận là tâm đảo, tức hướng đến đẳng nội.

Quyển năm mươi ba: “Các người tại gia hay phát tâm đảo; một phần người xuất gia hay phát kiến đảo. Thể của tưởng không phải đảo, do vọng chấp lấy tướng để làm môn chung. Tại gia, xuất gia dựa vào môn đó mới khởi lên tâm đảo, kiến đảo, cho nên, gọi là đảo.

Luận giải-thích về căn-bản, tự thể, đẳng lưu. Phân-tích, giải-thích, về thể của hai đảo kiến, tâm. Thể của tưởng vì chẳng phải đảo, nên không giải thích lại.

Luận Câu-Xá nói về tự-thể của bốn điên- đảo, nghĩa là từ nơi ba kiến, chỉ vì điên đảo tìm kiếm gia tăng, nên tâm tưởng tùy thuộc vào sức của kiến.

Thuyết kia nói thường-kiến là thường-đảo. Chấp tịnh, chấp lạc đều là kiến-thủ. Có ngã-kiến là ngã-đảo, phải có đủ ba nhân mới thành đảo:

1. Vì một bề đảo, phân biệt với giới cấm-thủ, vì duyên một ít tịnh.

2. Vì tánh tìm kiếm, so lường, nên phân biệt tánh phi kiến.

3. Vì vọng tăng thêm, nên phân biệt đoạn kiến, tà kiến chứ không phải vọng tăng, vì không có môn chuyển biến. Thọ v.v… còn lại chẳng phải là cực thành của thế gian.

Thế gian chỉ nói tâm, kiến đảo của tưởng, không nói tham, v.v…, nên những thứ khác không phải đảo.

Nay, ở đây thì không đúng . 1) Đảo y. 2) Đảo thể, đối tượng nương tựa (sở y) của tưởng vượt hơn, thọ v.v… chẳng phải đảo. Người tại gia thì tâm rối loạn do phiền não. Hoặc đa số đều do tham, nên khó có thể giải thoát. Vì cho nên nói tất cả hoặc tham là đảo, trong khổ đảo, chỉ chia ra tâm và kiến.

Luận Hiển Dương nói: “Do bốn nhân duyên khởi bốn điên đảo, nên nhân duyên khác chẳng phải đảo”.

Trong luận này tâm đảo “duyên”chung bốn tham, văn dưới đây chỉ nói tham chung cho cả hai thứ, không nói thường, ngã, cũng khởi tham, vì từ vượt hơn mà nói. Vì ngã, thường kiến đều có tham, nên các căn đều nói bốn cảnh, vì tham gọi là tâm đảo. Thế gian phần nhiều khởi khắp về lạc, tịnh, không phải thật chỉ có hai. Nếu không thế, thì sao tham v.v… trong bốn đảo kiến đã chấp ở trước là tánh? Kiến-thủ là bất tịnh, tịnh đảo, giới thủ là đối với đảo khổ, vui. Nghĩa là tùy đối tượng thích ứng kiến “duyên”, “duyên”giới và pháp tương ưng là vượt hơn vì “năng tịnh”, là hai thủ. Nếu không thế, thì trở thành thuộc về tà kiến.Ba thứ tâm, tưởng, kiến đều chung cả bốn thứ, bốn không có tự thể riêng.”

Hỏi: “Bốn đảo này được đối trị đoạn nào?”

Luận sư Bị nói: “Thường, ngã chung cho kiến trong tu đoạn; Lạc, tịnh hoàn toàn do kiến-đạo dứt trừ. Hai đảo của tâm, tưởng kia tùy thích ứng, chung cho cả hai.”

Hỏi: “Tham, chung cả năm bộ, luận gọi là tâm đảo ở bộ nào?”

Ngài Tam-Tạng nói: “Chung cho cả năm bộ, mà không phải tham của năm thức gọi là tâm đảo, vì do hiện-lượng.”

Lại giải thích: “Do thấy khổ mà dứt.”

Ngài Tam-Tạng cũng nói: “Hai kiến thân, biên đều cùng sinh (câu sinh), đều cùng tham, cũng gọi là lạc đảo, cũng gọi là tịnh đảo.

Phiền não sai khác, văn có ba:

1/ Bày ra hai mươi sáu môn phiền não.

2/ Giải thích danh, nghĩa.

3/ Phát ra thể, tướng.

Luận Đối Pháp chỉ có hai mươi bốn môn đều là thiện căn và lửa, trong đây thêm hai thành 26, trong số đó, 15 môn chỉ nói theo tham, sân, si.

Mười một Môn còn lại nói về sự khác nhau phiền não. Của đối tượng đeo đuổi của hạt giống tăng-thượng, gọi là tùy-miên, chẳng những bản hoặc vi-tế tùy tăng, mà cũng vượt trội thêm đối tượng theo đuổi của hạt giống.

Lại, tức bảy thứ với thứ khác làm nhân, nên gọi là chủng-tử.

Thường theo đuổi hành. Nghĩa là bảy tên gọi tùy miên, vì phương tiện tà hạnh nên gọi là ách. Như ách xe của thế gian, dùng ách để đuổi bò ra làm phương tiện xe, dẫn đường cho xe.

Ở đây, tùy miên này cũng. Tà hạnh của ba nghiệp như thể của chiếc xe; bốn ách “năng dẫn”dùng làm phương tiện. Ách tạo ra điều ác, không vượt khởi con đường tà, có công năng dẫn đường cho việc ác nẩy sinh, gọi là phương tiện tà hạnh. Vì khả năng gồm thâu sự nương tựa, nên gọi là “sở hữu”.

Luận Đối-Pháp nói: “Do gom góp, chất chứa nhiều của cải, vật dụng, thường tương ưng chung với nỗi sợ hãi, thù oán v.v…

Luận kia nói có ngoài, ở đây nói sự nương, có công năng gồm thâu có thân được nương tựa bên trong và tư cụ bên ngoài, phân biệt nghĩa rộng, hẹp cũng không trái nhau.

Trên đây là các giải thích về danh. Như quyển chín mươi tám và quyển thứ bảy Đối-pháp, hoặc có nhiều điểm bất đồng, vì e rườm rà 96 nên thôi.

Từ đây trở xuống, là nêu ra thể, kết là chín kiết, đó là ái; khổ; mạn; vô minh; kiết kiến; kiết-thủ; ba kiết: Nghi, tật, san là kiết kiến, đồng là giọng nữ. Hai thủ là kiết thủ, đồng là giọng nam.

Vì lỗi của keo kiệt, ganh tị trong các kinh quá nhiều, nên lập riêng kiết. Nghĩa là năng chiêu cảm sự nghèo, hèn, hai cõi, v.v… đấu tranh, loạn lạc.

Bảy tùy miên: đó là dục, tham, sân nhuế, hữu tham, mạn, vô minh, kiến, nghi.

Chỉ bảy gọi là tùy-miên. Nghĩa là vì nghĩa tùy-tăng của phiền não căn-bản vượt hơn, nên tùy tăng này tức hiện khởi tham v.v…

Từ tên hạt giống phiền não kia tạo ra tùy miên, cũng có thể trong đây chỉ nói hạt giống “hoặc”, gọi là bảy tùy miên.

Tùy phiền não chỉ có ba. Nghĩa là vì y cứ ở điểm vượt hơn để nói, nên triền có tám. Quyển 89 chép: “Tất cả phiền-não do hiện hành, đều gọi là Triền. Nhưng có tám thứ.

Thường thường hiện hành trong bốn thời, nên lập riêng.

Đối với tu giới học, thường khởi vô tàm, vô quý làm che lấp.

Đối với tu giới học, thường khởi hôn trầm, thùy miên làm che lấp.

Trong lúc tu tuệ học, thường khởi điệu cử, ác-tác, làm chướng ngại.

Nếu là người đồng pháp, khi lần lược thọ dụng tài, pháp, ganh ghét, keo kiệt gây chướng ngại.

Phẩn phú đối với bốn việc, không thể bị che lấp, nên không lập làm triền.

Dòng thác dục trong bốn bộc lưu, lấy Kiến đã khởi ở cõi Dục, trừ ngoại đạo, và “vô minh câu”(đều có vô minh), tất cả phiền não khác làm tánh.

Bộc lưu hữu, lấy kiến mà cõi Sắc, Vô Sắc đã khởi, trừ ngoại đạo, và vô minh câu, tất cả phiền-não khác làm tánh.

Bộc lưu kiến, lấy kiến mà ngoại đạo đã khởi trong ba cõi làm tánh.

Bợc lưu vô minh, lấy kiến tương ưng với vô minh, mà ngoại đạo đã khởi trong ba cõi làm tánh.

Luận Đối-Pháp chép: “Đầu tiên là tập dục cầu, thứ hai là tập hữu cầu. Hai việc sau là tà phạm hạnh cầu, vì đạo lý năng y, sở y, tương ưng.

Quyển thứ tám mươi chín đồng với ý lấy ba độc thêm riêng phiền não tăng hành để lập bốn lưu. Không lấy phần ba độc, v.v… và phiền não trong thân bạc trần hành giả. Như ách bộc-lưu cũng thế, tức bốn lưu trước, ba độc thêm riêng phiền-não và phiềnnão của đẳng phần hành giả đều xếp vào bốn ách, chỉ trừ phiền não của bạc trần hành giả, chẳng phải ách.

Bốn thủ là tham, y cứ cảnh chia làm bốn. Cho nên, quyển mười chép: “Nghĩa là “duyên”các dục, bốn kiến giới cấm, Tát-ca-da-kiến mà khởi lên bốn tham.

Ngã-ngữ tức là ngã-kiến, chứng tỏ rằng, cái ngã mà ngã kiến kia chấp đều không có tự thể, chỉ có lời nói, nên gọi là “ngã ngữ”. “duyên”tham của ngã-ngữ, gọi là “ngã ngữ thủ”.

Thuyết trong luận Đối-Pháp nói: Dục, kiến, giới và ngã-ngữ là bốn thủ, nêu cảnh, thủ, tham là thể của bốn thủ

Thuyết tám mươi chín nói: “Dựa vào hai phẩm để lập ra hai thủ:

1/ Tại gia lập Dục-thủ.

2/ Xuất gia, ngoại đạo v.v… lập ba thủ còn lại.

Hoặc sở thủ; hoặc năng-thủ; hoặc sở-vi thủ, tất cả như thế, gọi chung là Thủ. Bốn thủ, gọi là sở-thủ (đối tượng chấp lấy). Chấp lấy bốn tham này, gọi là năng thủ (chủ thể chấp lấy). Vì được các dục và sự thọ dụng, khởi lên chấp thủ đầu tiên. Vì tham lợi dưỡng cung kỉnh, nên bị vặn hỏi, trách móc.

Người khác tránh khỏi sự vặn hỏi của người khác, khởi lên thủ thứ hai.

Chấp lấy các thiền định làm đối tượng y-chỉ (sở y-chỉ), khởi lên thủ thứ ba.

Vì muốn phân biệt người làm, thọ quả, và vì tùy theo nói về tướng sĩ-phu của lưu-chuyển, hoàn-diệt, rồi khởi ngã-ngữ thủ. Như thế được gọi là thủ.

Một thủ đầu trong đây chỉ lệ thuộc cõi Dục; ba thủ sau, chung cho các cõi còn lại. trong bốn lệ thuộc (bốn trói buộc), thật chấp thủ này tức là kiến thủ, chấp pháp cho là chân thật.

Thuyết tám mươi chín chép: “Phải biết rằng, bốn trói buộc chỉ dựa vào điểm bất đồng của ngoại đạo để kiến lập.

Đối tượng trói buộc (sở hệ) có hai:

  1. Tại gia bị trói buộc bởi định, ý, sinh thân, tham, sân.
  2. Xuất gia bị trói buộc bởi định, ý, sinh thân, hai thủ giới, và kiến.

Các giới này vì che lấp tâm định, thân tự tánh, nên gọi là thân trói buộc, không phải che lấp sắc thân.

Hai thủ đầu chỉ có cõi Dục, hai thủ sau chung cho cả ba cõi. Hoặc đều là cõi Dục, vì bất thiện gia tăng.

Năm cái: quyển 89 chép: “Trái với năm chỗ, lập ra năm cái này:

1/ Địa-vị tại-gia bị cảnh dục làm trôi nổi, trái với thánh-giáo, nên lập cái tham-dục.

2/ Không thể chịu đựng đồng pháp đã can ngăn, trái với pháp đáng ưa, nên lập cái sân-khuể.

3/ Vì trái với Xa-ma-tha, nên lập cái hôn-trầm, thùy miên.

4/ Vì trái với Tỳ-bát-xá-gia, nên lập cái điệu-cử, ố tác.

5/ Trái với vô đảo, quyết trạch v.v… của nghĩa luận, lập ra nghi cái.

Luận Đối-Pháp nói che lấp năm vị: Vị ưa thích xuất gia; vị giác tà hạnh; vị chỉ cử xả. (nói rộng như giải thích của luận đó).

Ba Bất thiện căn, Duy-thức nói có hai nghĩa:

1, Tánh phiền-não căn bản.

2, Vì khắp sáu thức.

Phiền-não khác không phải căn bất thiện, vì sinh ra điều ác vượt hơn, nên chỉ lập ba thứ này.

Về ba lậu, luận Đối-Pháp chép: “Dựa vào môn tuôn chảy của ngoại đạo để lập ra Dục lậu; dựa vào môn chảy rót của nội đạo, để lập ra hữu lậu. Dựa vào hai môn chảy được nương tựa đó, để lập ra vô minh lậu.”

Ý của luận Đối-Pháp kia nhận định rõ ràng, tất cả phiền não của cõi Dục, trừ vô minh gọi là Dục-lậu. Tất cả phiền não của cõi Sắc, Vô Sắc, trừ vô minh, gọi là hữu lậu. Vô minh của ba cõi gọi là vô minh lậu. Nhưng bốn Đế cõi Dục, mỗi Đế đều có mười phiền-não, do tu dứt trừ có sáu. Năm môn của cõi Sắc, vô-sắc đều trừ sân. Tùy thuộc về phiền não thích hợp với các cõi đó và các “tùy hoặc”làm thể của lậu.

Số chủng của năm môn không đồng với Tiểu thừa. Quyển sáu mươi bốn chép: “Tất cả phiền-não của cõi Dục, trừ vọng kiến của các ngoại đạo, đều được dựa vào vô minh sinh ra, các phiền não còn lại gọi là Dục lậu. Tất cả phiền-não của cõi Sắc, vô-sắc, trừ vọng-kiến của các ngoại đạo, đều dựa vào vô minh sinh ra. Các phiền não còn lại, gọi là hữu lậu. Vọng kiến của ngoại đạo trong ba cõi, được dựa vào vô minh sinh ra, gọi là tà giải thoát.

Dục vô minh lậu, quyển tám mươi chín chép: “Về căn, dù có một vài điểm khác nhau, nhưng vẫn đồng với luận Đối-Pháp. Ý của luận Đối-Pháp chép: “Tất cả vô minh đều gọi là vô-minh lậu, tương ưng với khởi riêng, vì vượt hơn nhiều lậu khác. Lậu khác có thể dựa vào “hoặc”để lập ra hai lậu khác, vì địa trên, dưới khác nhau.

Quyển sáu mươi bốn chép: “Phân biệt mà khởi vọng kiến là dựa vào vô minh sinh ra, gọi là tà giải thoát. Dục vô minh lậu, còn lại lập ra hai lậu khác, không nói tất cả si là vô minh lậu. Y cứ vào nghĩa đều khác, cũng không trái nhau, câu ngại cũng có ba, nghĩa là tham, sân, si. Do ba thứ này khởi lên năm câu-ngại, đồng với luận Đối-Pháp.

Dựa vào năm cảnh này sinh ra ba thứ như tham v.v…, vì câu-ngại ở tâm-luận Đối-Pháp gọi là tâm câu ngại.

Ngài Tam-Tạng nói: “Ba câu-ngại đầu, gọi là tham, câu-ngại thứ tư, gọi là sân, cũng gọi là tham. Vô minh chung cả năm.”

Pháp sư Cảnh nói: “Ba câu-ngại đầu là tánh tham; câu-ngại thứ tư, lấy vọng niệm làm tánh. Câu-ngại thứ năm lấy biếng nhác làm tánh.” Nói về tai-hại lỗi lầm có hai mươi hai, có bản gọi là lỗi lầm.

Trong nghiệp tạp nhiễm thứ hai, trước nêu chín môn, sau dựa vào môn để giải thích.

Đầu tiên giải thích trong tự tánh:

– Nếu khi pháp sinh, tướng tạo tác khởi v.v… Trong đây, Pháp sư Cảnh có hai giải thích:

1. Tướng tạo tác khởi, nghĩa là nghiệp phương tiện. Và do sự sinh kia, nên thân hành, ngữ hành, sau khi sinh kia, tạo tác mà chuyển, đó là nghiệp căn bản.

2. Văn trước là biểu nghiệp; văn sau, là vô-biểu nghiệp. Nghiệp vô-biểu hay tạo lập, đương quả cũng gọi là tạo tác, không đồng với tác động của biểu nghiệp, gọi là tạo.

Luận sư Bị-Thái đồng nói: “Trước là tư-nghiệp, sau là thân ngữ, lập thành ba cách giải thích.”

Về sau, Cơ luận-sư thuật lại ba giải thích này rằng:

1. Trước là nghiệp gia hạnh, sau là nghiệp căn-bản, nghĩa là trước, chung cả ba nghiệp, hoặc chỉ ý nghiệp, sau, y cứ ở tính chất nặng, nên chỉ có thân-ngữ.

2. Trước là biểu-nghiệp, sau là vô-biểu nghiệp.

Biểu nghiệp đầu chung cả ba nghiệp.

Quyển năm mươi ba: “Ba nghiệp thân, ngữ, ý đều là hữu biểu, nghiệp sau là vô-biểu.”

Trong đây có thuyết nói: “Chỉ có hai nghiệp thân, ngữ là nghiệp vô-biểu. Ở đây chỉ nói là vì sự sinh kia, nên thân-hành, ngữ-hành tạo tác mà chuyển ở thời sau kia. Ý-nghiệp thì nhẹ, vi tế, năm thức không phải sắc, đều không phát vô biểu.”

Có thuyết nói: “Ba nghiệp đều có vô biểu quyển năm mươi ba chép: Thật hành mười nghiệp đạo thiện, vì thuộc về trăm hạnh, nên đều gọi là luật nghi.”

Vì trị phạt ý nặng hơn trong ba nghiệp trị phạt, vì ba nghiệp đạo của ý nặng hơn bảy nghiệp đạo trước, cũng có vô-biểu, về mặt lý đâu có sai trái.

Vô-biểu của ý nghiệp vì tùy nghiệp-đạo, nên chỉ có ba chi. Vôbiểu này dựa vào ba nghiệp, có cả hữu biểu, vô-biểu, chỉ nói về thânngữ, chứ không phải ngăn ngừa ý không có.

3. “Trước là phát thân, ngữ, tư; sau là thân nghiệp, ngữ nghiệp. Nghĩa là vì nghiệp thân, ngữ phát thân, ngữ, tư mà sinh ra; vì hai tư xem xét, quyết định tương ưng với ý, vì ý tác động, gọi là ý nghiệp. Động phát tư tội hơn, phát ra thân ngữ, gọi là thân nghiệp ngữ nghiệp. Hành tư riêng kia cũng gọi là ý nghiệp. Hợp mười gọi là nghiệp đạo. Sắc thinh trong năm cảnh, gọi là nghiệp.

Ba phi nghiệp: Nghĩa là không có biểu thị. Phẩm Thành Nghiệp v.v… của Thành-Duy-Thức chép: “Có ba thứ tư. Mười thứ nghiệp đạo dều lấy tư làm tánh.”

Giải thích về biểu, vô-biểu của nghiệp thân, ngữ, ý, gọi là tư nghiệp. Tư duy nghiệp của mình, nghiệp đạo định, tán, vô-biểu, đại chủng tạo v.v…, về thời gian phát nghiệp lớn, nhỏ khác nhau. Như lý nên tư duy (sẽ phân biệt rộng trong quyển năm mươi chín, sáu mươi.

Hai biểu thân, ngữ do tướng biểu thị thấy. Biểu Nghiệp về ý nghĩa là thấy tự chứng phần, chứng tự chứng phần, đều tự biểu thị lẫn nhau. (lại, như lý tư duy).

Trong phân-biệt nghiệp thứ hai có ba:

1/ Nêu.

2/ Hai hạt giống.

3/ Chỉ rõ hai, điểm khác nhau giữa hai thứ, sau, kết thành ba nghiệp.

Hai thứ đầu. Nghĩa là vì muốn nói về người khởi nghiệp, nên nói rằng do Bổ-đặc-già-la khác nhau chính là nói về thể của nghiệp, vì bất đồng, nên nói rằng do pháp khác nhau.

Lại hai, nghĩa là nói về pháp của người trước đều đi suốt qua mười ác, mười nghiệp đạo thiện.

Trong chỉ riêng lại có hai, trước là Bổ-đặc-gìa-la; sau là pháp khác nhau.

Trong phần đầu lại có hai:

  1. Bổ-đặc-gìa-la của mười bất thiện đạo.
  2. Nghiệp đạo thiện.Sát sinh có ba:
  3. Chỉ chung kính.
  4. Nhắc lại giải thích riêng.
  5. Về sau, kết nghĩa sơ lược.

Nhắc lại riêng, giải-thích chín trường hợp của kinh, trừ trường hợp chung.

Thành nghiệp đạo rốt ráo trong sát sanh. Nghĩa là người bị giết, mạng sống bị cắt đứt rồi mới thành, chớ không phải ngay khi chết, giết chết có cùng chết, chết trước và vì tự sát, thì không phải nghiệp đạo. Nếu không như thế, thì lẽ ra đều thành nghiệp đạo.

Trường hợp thứ ba. Hại, cực hại, chấp, kế đó có ba, nên giải thích riêng ba này:

Vì cắt đứt mạng kia, nghĩa là hại. Vì cắt ra từng chi tiết, nên nói là cực hại. Vì kể mạng sống, nên nói là chấp. Kể chấp sát sinh mà vì mạng sống. Có ngoại đạo xuất gia tên là Vô Hệ Đẳng, tức Ni-Kiền-Tử, chấp theo chỗ cư trú trong một trăm do-tuần nơi có chúng sinh làm việc, không sát, thành luật nghi, làm việc sát, thành bất luật nghi. Ngoài trăm do-tuần, nơi đó đều không thành.

Kinh vì loại trừ thuyết này, nên nói rằng: “Tất cả nơi chốn của hữu tình, không phải chỉ trong phạm vi trăm do-tuần, tức thì ngoại đạo kia lại nói rằng: “Người kia chẳng chấp cỏ, cây đều có mạng, hễ giết thì thành nghiệp-đạo.”

Vì để dứt trừ thuyết đó của ngoại đạo, nên Đức Phật nói rằng: “Nơi chúng sinh chân thật ở, việc sát cỏ, cây không phải nghiệp đạo.”

Đây là chỉ bày rõ ràng về chân thật, phước, đức, xa lìa đối-trị, v.v…

Luận sư Cảnh nói: “Ở đây nói lên phần lớn đối với tất cả chúng sinh khởi tâm cứu hộ, gọi là chân thật, phước đức là chủ thể đối-trị (năng đối trị) chân thật, phước đức, là viễn ly đối-trị. Và chỉ bày rõ rằng, không chân thật, phước đức đối trừ chấp kia, gọi là viễn ly đối-trị.

Không phải viễn ly đối trị, nghĩa là chúng sinh ở trong khoảng trăm do-tuần, khởi tâm cứu hộ, chẳng phải thật phước đức, là sở đối trị (đối tượng đối trị). Vật ngoại không có mạng, chúng sinh có mạng, gọi 502 là chân thật phước v.v…

Ngoại đạo chỉ cuộc hạn trong chu vi trăm do-tuần thành luật nghi, v.v… Và nói vật ngoại có mạng v.v…, gọi là không thật phước đức, v.v…

Pháp sư Khuy Cơ lại giải thích: “Lời này ngụ ý nói vì giết hữu tình là tánh tội, nên cũng lấy giới tánh chân phước đức làm viễn ly đối trị.”

Luận Đối-Pháp chép: “Việc sát sinh, nghĩa là số hữu tình, nên ở đây, trước đã nói tất cả nơi chốn của tất cả hữu tình. Giết cỏ, cây v.v… là gía tội, cũng lấy gía giới không thật phước đức làm viễn ly đối-trị. Cho nên sau đây nói là chỗ ở của chúng sinh chân thật.

Các trường hợp đã nói như thế chỉ bày gia hạnh sát hại. Bảy trường hợp sau đây sẽ nói về sự bạo ác cùng cực:

Do khởi tâm ác, gia hạnh, gắng sức mạnh mẽ hành sát, nên gọi là gia hạnh sát hại như thế, chứ không phải gia hạnh nghiệp đạo. Cho đến thấp nhất là nhặt nhiều con kiến v.v… Xưa văn này nói: “Giết, chết, bẻ chân kiến không có tâm ăn năn, phải biết rằng người đó có thể cắt đứt căn lành.”

Ngài Tam-Tạng nói: “Câu nói này bao gồm hai nghĩa: Nếu gọi là bẻ gẫy chân kiến thì sẽ không được trứng kiến. Ngược lại, nếu được trứng kiến thì không dược bẻ gẫy chân kiến. Vì muốn gồm thâu đủ cả hai nghĩa này, nên vẫn giữ nguyện âm Phạm.”

Một trường hợp này đủ phân biệt rõ là không lựa chọn sự giết hại, vì gặp sự sống, thì giết ngay không chọn lựa.

Một trường hợp sau cùng, gọi là thời gian sát sinh. Kết trong nghĩa sơ lược có ba lớp:

Lớp đầu nhiếp bốn thành chín, trong đó Luận sư Cảnh nói: “về tướng mạo sát sinh, đó là máu, bùn dính trên tay kẻ sát v.v…

Tác dụng của sát sinh, nghĩa là hại, cực hại, chấp, v.v…

Tác dụng khác nhau giữa nhân-duyên sát sinh và việc sát sinh. Nghĩa là ở trước kia, có nhiều trường hợp không có sự hổ thẹn.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Về tướng mạo, là trường hợp thứ hai; máu, bùn dính tay người giết.”

Tác động rõ ràng: Trường hợp thứ ba: “Hại, cực hại, chấp.”

Về nhân duyên, trường hợp thứ nhất: “Tâm giết hại cực kỳ bạo ác, được thể hiện ngay trước mặt.”

Tác dụng của việc giết hại khác nhau. Nghĩa là sáu trường hợp sau:

1/ Không hổ thẹn.

2/ Không thương xót.

3/ Chỗ ở của tất cả hữu tình.

4/ Nơi cư trú của chúng sinh chân thật.

5/ Cho đến thấp nhất, chỗ của các chúng sinh, có tập hợp nhiều kiến v.v…

6/ Đối với việc sát sinh, nếu chưa xa lià. Lại giải thích: “Về tướng mạo thì trường hợp thứ nhất; về tác dụng thì trường hợp hai, ba; về nhân-duyên thì trường hợp thứ tư, thứ năm; về tác dụng khác nhau của sự giết thì bốn trường hợp còn lại.”

Nay, lại giải thích: “Ba trường hợp đầu như thứ lớp, phối hợp, trường hợp thứ ba trong chín trường hợp. Tác dụng khác nhau của sự, thứ tư phối hợp với sáu trường hợp sau. Trường hợp thứ hai lại trong thứ lớp, Luận sư Cảnh nói: “Sự khác nhau giữa sát sinh và như thật sát sinh. Nghĩa là giết cỏ, cây v.v…, nên gọi là sự sống, chẳng phải thật giết. Nếu giết hữu tình, thì gọi là thật sát.

Giết, đối tượng giết, sát sinh, gọi là kẻ sát sinh, nghĩa là chủ thể giết chúng sinh có mạng, gọi là kẻ sát sinh, thì đủ rõ giết cỏ, cây, v.v… không gọi là kẻ sát sinh.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Đây là nhiếp chín làm ba: Nói sát sinh như thật, thì trường hợp thứ nhất, sự khác nhau của sát sinh, thì bảy trường hợp kế. Chỗ sát, sát sinh, gọi là sát sinh là trường hợp thứ chín. Người chưa thọ giới, v.v… khởi việc thiện đến nay, hành động sát sinh, thường gọi là kẻ sát sinh. Sau khi thọ giới, không được tên gọi là đó.”

Nay, lại giải thích: “Sát sinh như thật, nghĩa là trường hợp thứ sáu, thứ bảy, nghĩa là tất cả chỗ hữu tình và chỗ chúng sinh chân thật.

Sự khác nhau của sát sinh. Nghĩa là năm câu trước, chỗ sát, người sát sinh là trường hợp thứ tám. Gọi là kẻ sát sinh, là một trường hợp sau cùng.

Trường hợp thứ ba, lại nữa, nhiếp chín thành một, gọi là chung là sát sinh Bổ-đặc già-la.

Trong không cho mà lấy có hai:

  1. Giải thích văn kinh.
  2. Tóm tắt nghĩa kết thành.

Trong phần trước, đầu tiên nêu trường hợp chung, kế là giải thích riêng mười bốn trường hợp.

Hoặc chứa nhóm, hoặc dời đổi. Những vật dụng bằng tiền, lúa v.v…, gọi là chứa nhóm bò, dê v.v…, gọi là dời đổi.

Chỗ ờ vắng vẻ, hoặc sinh, nghĩa là lúa mạ, v.v…, hoặc tập hợp di chuyển như trước. Hoặc chủ vật kia, không phải trước đã cho. Như cách trả nợ, chủ tài trước đây không để ý trả nợ, nên gọi là không cho.

Trường hợp kế không xả. Nghĩa là không khởi tâm cho, gọi là không xả, không bỏ rất dễ hiểu.

Thao-thiết. Nghĩa là tham của là thao, tham ăn là thiết. Trong khi biện luận, lý lẽ của người khác vượt trội hơn, không tự thanh tuyết, gọi là không thanh thủ. Dù rằng cạnh tranh mà vẫn được của kia. Của ấy chẳng phải là vật của mình mà giành lấy, gọi là bất tịnh thủ.

Tóm tắt nghĩa có hai:

Trong phần trước Pháp sư Khuy Cơ có hai giải thích;

1/ “Kết hợp 1 trường hợp thành ba:

1. Do trộm vật này, nên thành không cho mà lấy, là sở hữu của người khác thuộc trường hợp đầu trước.

2. Hoặc ở chỗ này như sự khác nhau về trộm cướp như thật kia, có nghĩa là mười một trường hợp kế.

3. Vì trộm cướp, nên mắc phải lỗi này, là hai trường hợp thứ mười ba, mười bốn.

2/ “Là năm kiết:

1. Do việc trộm này, nên kết trường hợp thứ năm, thứ sáu.

2. Hoặc ở chỗ này, kết bốn trường hợp đầu.

3. Như sự khác nhau của việc trộm kia, kết trường hợp thứ tám trở xuống, cho đến trường hợp thứ mười ba.

4. Như thật trộm cướp, kết trường hợp thứ bảy.

5. Do trộm cướp nên mắc phải lỗi này, kết trường hợp thứ mười bốn

Nay, lại giải thích:

1/ Do trộm này, nên trở thành không cho mà lấy, tức là bốn tường hợp đầu.

2/ Nếu ở chỗ này, như trộm cướp như thật khác nhau kia, nghĩa là tám trường hợp kế.

Do cướp trộm nên mắc phải lỗi này, thì hai trường hợp sau cùng là một kết, như văn.

Nghiệp đạo rốt ráo không cho mà lấy. Như Đối-Pháp nói: “Nói lấy làm cái mình có”trong dục tà hạnh, tán đầu, giải thích văn kinh, sau, kết tóm tắt nghĩa.

Trong phần trước, trước nêu trường hợp chung. Sau, giải thích riêng về mười trường hợp:

1/ Được cha mẹ, v.v… giữ gìn.

2/ Có trị, phạt.

3/ Có chướng ngại. Đây là nói về ba cách giữ gìn người nữ.

4/ Thê, thiếp của người.

5/ Thuộc về người khác, mà chưa thích ứng với ba cách giữ gìn của người, đồng như trước.

6/ Hoặc do hành hung.

7/ Hoặc do sức cưỡng hiếp.

8/ Hoặc do âm thầm lén lút.

9/ Mà thực hiện việc hành dục.

Bốn trường hợp này đủ chứng tỏ xâm phạm sự gìn giữ của người.

10/ Dục tâm với dục hạnh thật là phi lý đối với việc này, đây là tự gây nên tội lỗi đối với thê thiếp của mình.

Phi đạo. Ở đây có ba nghĩa:

  1. Không phải đường sở hành, nghĩa là chẳng phải sản môn, của chi phần, v.v…
  2. Không phải số đạo vượt quá năm lượng
  3. Phi lý nghĩa là như pháp thông thường, và tất cả người nam, bất nam.

Quyển năm mươi chín: “Phi xứ, phi lượng, phi thời và không hợp lý, nam và bất nam.

Phi xứ, nghĩa là đặt vào chỗ Phật, Pháp, Tăng; giường, chiếu của cha mẹ; chỗ dất không bằng phẳng, v.v…, nơi tăng-già-lam, v.v…

Phi thời: Thời gian người vợ đang bị bệnh, khi mang thai và cho con bú, v.v…

Nói về sáu việc mờ tối v.v… (rộng như quyển năm mươi chín có giải thích)

Nghiệp đạo của dục tà hạnh, rốt ráo. Nghĩa là việc giao-hội thành.

Trong nghĩa tóm tắc, gồm có ba. Luận sư Cảnh nói: “Đối tượng hành dục kia, nghĩa là kết hợp ba cách gìn giữ của vợ người, người con gái ở chỗ trước. Là cảnh giữ gìn của người khác là đối tượng hành dục kia. Cho nên nói rằng: “Hoặc đối tượng hành dục kia.”

Sự khác nhau của hành dục. Nghĩa là kết hợp sự lén lút hành tà dục, sức cưỡng hiếp, hành hung ở trước.

Hoặc dục tà hạnh, nghĩa là kết hợp phi đạo, thời gian, vị trí của người vợ mình mà gây nên tội lỗi.” Pháp sư Khuy Cơ nói:

1. Nếu đối tượng hành dục kia thuộc sáu trường hợp trước thì cho dù là chỗ được hành dục đi nữa, cũng thành tội.

2. Nếu sự hành dục khác nhau thuộc về ba trường hợp kế, thì đó là hành dục phi lý.

3. Nếu dục tà hạnh thuộc về hai trường hợp sau, thì thành nghiệp đạo. Sự này lấy riêng tự giữ gìn làm trường hợp thứ hai, cho nên, cộng thành mười một trường hợp.

Có chỗ nói là mười trường hợp, đã giải thích như trên.

Trường hợp riêng trong nói dối có mười:

Nếu đã biết, nghĩa là tùy thuộc vào lời nói đã trải qua ba chỗ trước, Luận sư Cảnh nói: “Tùy thuộc ba chỗ trước, có đối tượng thấy, nghe mà khởi nói dối.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Nghĩa là tùy thuộc vào ba điều nghe, hay, biết mà biểu hiện qua lời nói dối.

“Nếu đã thấy”trở xuống, là tự khởi riêng để nói, nên ở ba chỗ. Nhưng cái biết ở đây là do sự kết hợp mà biết, chớ không phải cái biết trong bốn, vì cái biết đó còn hạn chế, còn cái biết này thì rộng.

Sự rốt ráo của nghiệp đạo. Luận Đối-Pháp chép: Thời gian, chúng và đối với lời nói, nghĩa là lãnh hội, nhận hiểu.

Trong nghĩa tóm tắt có bốn:

  1. Vì dựa vào nơi chốn, nên kết hợp với năm trường hợp đầu.
  2. Vì thuyết khác, nên kết hợp với hai trường hợp kế.
  3. Vì nhân-duyên, nên kết với hai trường hợp kế, nhân mình, nhân người.
  4. Vì phá hoại tưởng, nên kết hợp với một trường hợp sau.

Trường hợp riêng trong lời nói chia rẽ có bảy.

Bốn trường hợp phá hoại sự hòa hợp v.v… Cảnh Luận-sư nói: “Người phá hoại sự hòa hợp sau đây:

Người khác nghe giảng nói giáo lý, vui mừng xa cách. Theo dấu người xa cách, nghĩa là sợ e họ lại hòa hợp, nên tỏ vẻ xa cách đối với người kia là tốt.

Mừng vì phá hoại sự hòa hợp. Nghĩa là người kia đã có ý ly tán, tâm ưa thích nhiễm ô.

Ưa in dấu xa cách. Nghĩa là người hay phá hoại đối với người khác, trái với nỗi mừng về sau, mừng, vui in dấu xa cách, cho đó là tốt đẹp.”

Luận sư Thới nói: “Mừng vì xa cách, nghĩa là nói về lúc phá hoại phương tiện ngữ của người trước, có thể nẩy sinh phá ngữ, nghĩa là bảo người khác xa cách nỗi mừng.

Tùy theo dấu vết xa cách. Nghĩa là mừng khi phân biệt về cảnh biệt ly của người càng vui mừng thêm.

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Trường hợp thứ ba, dù tỏ vẻ vui mừng, nhưng chưa sinh phiền não. Trường hợp năm đối với trường hợp thứ ba; trường hợp sáu đối với trường hợp thứ tư, hai trường hợp này mới có phiền não sinh.

Trường hợp thứ bảy, nói người hay nói lời chia rẽ, nghĩa là hoặc không nghe, hoặc vì phương tiện của người khác.

Luận sư Cảnh nói: “Chính khi nói lời chia rẽ, hoặc người kia không nghe mà không phá hoại, hoặc dù người khác nghe là dùng Trí phương tiện quát-sát lời người kia nói, như phá hoại nhau mà vẫn không cách ly, cho nên nói rằng hoặc người khác không nghe, hoặc phương tiện của người khác, đều trở thành chia rẽ.

Thập-địa chép: “Người kia dù không chia rẽ mà gọi là nói lưỡi hai chiều. Như người kia không não cũng gọi là ác khẩu.”

Luận-sư Bị nói hai giải thích:”

1. Người bị phá đôi khi vì ở xa, nên không nghe lời nói chia rẽ, hoặc dù ở xa mà vẫn sai người khác tìm hiểu, nên tìm cách bảo người chuyển lời lại.

2. Đối với người khác không nghe, có riêng người bên cạnh chuyển lời cho người trước, chớ không phải chỉ phá người mà thành nghiệp đạo. Người bên cạnh chuyển lời, cũng gọi là lời nói gián cách. Nói phươngtiện của người khác là ý ở đây.”

Pháp sư Khuy Cơ lại giải thích: “Nghĩa là lúc nói chuyện, người khác hoàn toàn không nghe, lắm lúc dù họ có nghe, mà lại tìm cách chối bỏ lời chia rẽ kia.”

Trên đây là giải thích về nói lời chia rẽ trong kinh, chứ không phải chính giải thích về nghiệp đạo.

Luận Đối-Pháp nói về sự rốt ráo. Nghĩa là đối tượng phá đã nhận hiểu cách thức (phương tiện) trong đây. Vì người khác nhận hiểu, nên có thể là nghiệp đạo, vì người khác không nghe, nên chỉ là nghiệp đạo gia-hạnh. Do đó, thông qua việc giải thích kinh, cũng không có lỗi.

Phương tiện của người khác: Nghĩa là bảo người khác nói lời phương tiện chia rẽ, người khác chưa nhận hiểu và người khác không nghe, cả hai người này đều là nghiệp đạo gia-hạnh. Nhân giải thích văn kinh cũng không phải chính giải thích về nghiệp đạo.

Hoặc có nghĩa nói: “Chỉ nơi lời chia rẽ, nếu người khác không nghe và người khác có cách không tiếp nhận, đều là nghiệp đạo. Điều này trái với quyết trạch quyển 60 đã nói.

Rốt ráo ở đây nghĩa là đối tượng phá nhận lãnh, cho nên, thuyết trước là hay.

Trong phần kết có năm trường hợp:

1, Ưa thích chia rẽ, là kết trường hợp đầu.

2, Phương-tiện chưa hoại, là kết trường hợp hai.

3, Phương tiện đã phá hoại, là kết trường hợp thứ ba, thứ tư.

4, Tâm nhiễm-ô, là kết trường hợp năm, sáu.

5, Phương tiện của người khác, là kết trường hợp thứ bảy.

Trong lời nói thô ác: là Giải thích rải rác văn kinh, mười hai trường hợp đầu, nói về ngữ mầu-nhiệm trước, là nói về ngữ thô ác.

Mười hai trường hợp là: lời không có nhiễu động, lời nói vui tai, lơi nói hài lòng, lới nói đáng yêu, lời nói đứng hàng đầu; lời nói, tốt đẹp; lời nói rõ ràng; lời nói dễ hiểu, lời nói có thể ban cho công lao.

Lời nói không có chỗ nương tựa; lời nói quấy có thể nhàm, trái; lời nói vô biên, vô tận.

Kế là gồm thâu mười hai thành ba:

1- Thi-la ngữ: Nghĩa là một ngữ đầu; 2- Hoan hỷ ngữ: Nghĩa là ba ngữ kế. 3- Thuyết pháp ngữ: Nghĩa là tám ngữ sau, tức sau cùng ngữ này lại có ba thứ:

  1. Sở thú viên mãn ngữ: Nghĩa là một ngữ đầu, tức ngữ đứng ở trước hết
  2. Văn từ viên mãn ngữ: Hai ngữ kế, nghĩalà ngữ mầu-nhiệm tốt đẹp, ngữ rõ ràng.
  3. Phương tiện viên mãn ngữ: Là năm thứ còn lại.

“Lại nữa ở thời vị lai v.v… ”trở xuống, tức mười hai thứ ngữ trên, thể theo thế gian phân biệt lại có ba thứ, nghĩa là mười hai ngữ mầu nhiệm mà Chư Phật vị lai sẽ nói, gọi là khả ái ngữ. Chư Phật quá khứ từng nói, gọi là khả lạc ngữ, Chư Phật hiện tại đang nói và chính thức lãnh thọ sinh ái lạc cho người khác, được mang tên là ngữ khả hân (ngữ đáng ưa), ngữ vừa ý. Nên biết tức đẳng hoan-hỷ ngữ, gọi là lời nói mà vô lượng chúng sinh yêu, đáng mến thích, vừa ý, tức đẳng hoan-hỷ ngữ thứ hai trong ba ngữ trước. Trong kinh ấy gọi là ngữ vô lượng chúng sinh yêu mến, v.v…

Ngôn, tức là lời nói pháp, gọi là Tam-ma-hê-đa-ngữ, tức là ngữ thuyết pháp thứ ba trong ba ngữ trước.

Trong kinh ấy gọi là Tam-ma-hê-đa-ngữ, tức là ngữ thuộc chi thi-la, gọi là do vô hối, v.v… lần lượt dẫn sinh ra Tam-ma-địa-ngữ.

Từ trên đến đây, nói về ngữ mầu-nhiệm.

Sau đây nói về ngữ thô ác:

Nói ngữ sâu độc, ngữ thô lỗ trong đây. Nghĩa là trong lời nói thô ác này cũng có rất nhiều, nghĩa là lời nói sâu độc; lời nói thô lỗ. Ngoài ra những lời nói thô ác trái với phẩm Bạch ở trước, nên biết: Theo thứ lớp trái với ngữ trước, gọi là ngữ khuấy động, ngữ không vui tai, v.v…

Cho nên lời nói thô có mười bốn trường hợp. Do nói về ngữ mầunhiệm được giải thích, đều có kết cong vạy, nên không có nghĩa sơ lược.

Mười hai trường hợp riêng trong lời nói thêu dệt:

Năm trường hợp đầu, gọi là lời nói tà nêu tội, đây là trái với năm đức nêu tội mà luật nói, rất dễ hiểu.

Sau trường hợp kế, gọi là ngữ tà thuyết pháp; một trường hợp sau, gọi là ngữ phóng dật.

Kết tóm tắt về lời nói thêu dệt trong ba thời: Lời nói thô ác trước và lời nói thêu dệt ở sau.

Rốt ráo. Nghĩa là phát ra lời nói thêu dệt kia, tức hai thứ này trong tham dục, gọi là chung là vật, nghĩa là tài vật và công cụ. Rốt ráo nầy: Nghĩa là thông thường sở hữu của người kia nhất định sẽ thuộc về ta, do giữ lấy tính tham vật v.v… của mình, dù có tham nhiễm, nhưng vì không phải tăng thượng, nên chẳng phải tham đạo.

Tự tánh trong nghĩa sơ lược, nghĩa là trường hợp đầu. sở duyên (đối tượng duyên) nghĩa là hai trường hợp kế, một trường hợp sau cùng của hành tướng trong sân-nhuế.

Luận sư Cảnh giải thích: “Trường hợp riêng có ba: Trường hợp đầu là tự tánh sân. Sẽ giết, sẽ hại: Nghĩa là đối tượng duyên của sân. Sẽ làm cho người kia suy đồi, hao hụt; sẽ tự gánh lấy mọi nỗi lo lắng, não nề, đây là hành tướng của sân. Về nghĩa sơ lược như tham.”

Pháp sư Khuy Cơ giải thích: “Trường hợp riêng có năm: Trường hợp đầu là tự tánh sân; bốn trường hợp còn lại là đối tượng duyên của sân, không có hành tướng, nhưng vì đối tượng tham phần nhiều bằng nhau, nên nói rằng, nghĩa giản lược như trước, chủ yếu là đối với hữu tình, mới thành nghiệp đạo, phi-tình thì nhẹ.

Rốt ráo nghĩa là quyết định sẽ hại, trong tà-kiến có hai:

1/ Giải thích văn kinh.

2/ Kết nghĩa giản lược.

Trong phần trước, trước là nêu trường hợp chung, kế là chỉ rõ

mười bảy trường hợp riêng. Nghĩa là do ba thứ ý ưa thích, vì chẳng bác bỏ sự thí cho:

1/ Do chấp mắc của cải, với ý ưa thích nên nói là không có thí cho.

2/ Do kiến thủ chấp lấy đoạn kiến, tà-kiến kia. Tà-kiến vì được tịnh ý ưa thích, nên khởi tà-kiến, mạn, không có yêu thích, phụng dưỡng, bố thí.

3/ Chấp thờ lữa, tế trời, cho là ý ưa thích rốt ráo (ý lạc rốt ráo). Chê bai không có tự tế, thờ tự, bố thí, không có chủ thể trị trong diệu hạnh, ác hạnh, nghĩa là sự phước nghiệp.

Ba thứ keo kiệt, phạm giới, tán loạn, gọi là đối tượng bị dứt trừ.

Chẳng phải bác bỏ duyên y xứ của lưu chuyển. Nghĩa là bốn họ Sát-đế-lợi của đời trước làm duyên lưu chuyển cho Sát-đế-lợi của đời này. Đời này lại làm duyên lưu chuyển cho đời sau, chê bai không có bốn dòng họ v.v… của đời này, đời khác làm duyên y xứ cho lưu chuyển. Cho nên nói không có đời này.

Trong bác bỏ không có cha mẹ. Mẹ là duyên nương gá, cha là duyên chủng-tử.

Đã đi đến đều là phiền não riêng, vì rất lặng lẽ, nên gọi là chánh chí, nghĩa là Niết-bàn.

Chánh hạnh,nghĩa là Đạo đế, trong nhân hữu học, gọi là thế gian này. Lúc ở quả Vô học, gọi là Thế gian kia. Vì tự công việc mà sĩ phu đã làm, nên gọi là tự nhiên, nghĩa là A-la-hán do tự công sức của sĩ phu mà được quả Vô học này, nên gọi là tự nhiên.

Không tuệ: là thứ sáu, là lậu tận thông.

Trên đây là bác bỏ không có pháp chân A-la-hán. Dưới đây lại nói bác bỏ không có kiến, tu vô học đạo. Về nghĩa lược có hai:

1/ Trong trường hợp thứ nhất, không kết hai trường hợp đầu: Chê bai nhân, nghĩa là không có thí cho v.v… và không có diệu hạnh, ác hạnh. Chê quả, rất dễ hiểu.

2/ Trong chê bai công dụng có bốn:

  1. Thể gieo trồng: là không có cha.
  2. Nhậm trì: là không có mẹ.
  3. Qua lại: là không có đời khác.
  4. Cảm sinh nghiệp.

Luận sư Cảnh nói: “Nghĩa là chê bai không có Vô tưởng, Vô Sắc, cảm công dụng của sinh ra nghiệp.”

Pháp sư Khuy Cơ nói: “Không có hữu tình hóa sinh tức Trung hữu.”

Quyển thứ ở trước nói không có hữu tình hóa sinh, là không thể được thấy tướng sinh, tử, hoặc sinh lên Vô Sắc; hoặc vào Niết-bàn, tức bác là không có, gọi là không có hóa sinh.

Luận kia y cứ sinh hữu, luận này y cứ Trung hữu. Vì đối tượng so sánh, nên cũng không trái nhau.

Nghiệp, nghĩa là công dụng. Trung hữu có thể chuyển thức đến sinh hữu ở tương lai, nên gọi là cảm nghiệp sinh.

A-la-hán trở xuống đều là sự thật, duyên lưu chuyển trong nghĩa giản lược thứ hai, nghĩa là không có sĩ phu lưu chuyển đời này, đời khác, không có mẹ, không có cha. Nghĩa là không có hữu tình hóa sinh.

Trong vấn đề này, Pháp sư Khuy Cơ giải thích: “Trung hữu, sinh hữu, gọi là chung là Sĩ phu. Không có A-la-hán, v.v… Gọi là chê bai đối-trị, hoàn diệt.

Lại, bài báng lưu chuyển, nên biết rằng chê bai nhân, không chê bai tự tướng. Nghĩa là giải thích về lưu chuyển trong kết thứ hai, ý nói không chê bai tự thể không có thế gian, cha mẹ chỉ chê bai không có nghĩa của nhân từ nơi này đến nơi khác. Cha mẹ, v.v… là nghĩa của nhân, của chủ thể nhậm trì. Chê bai hoàn-diệt cũng là chê bai công đức của Diệt, Đạo, không chê bai người này.

Rốt ráo này, nghĩa là quyết định chẳng phải chê bai.

Trong mười thiện nghiệp đạo, trước là nêu chung, trái với mười điều ác ở trước, rất dễ hiểu chỉ nói về điểm bất đồng. Nhưng phân biệt rõ ràng giữa hai nghiệp đạo ly khai tà-dục và lìa nơi dối, trái với dục tà hạnh.

Vì suốt đời tu hành, vì tu hành lâu xa. Nghĩa là đầu tiên là giới Thanh-văn, sau là giới Bồ-tát. Vì chỗ tranh luận trong trắng như tuyết, gọi là “Thanh” v.v… Thật chất không có trái phạm, gọi là “Tịnh”.

Dưới đây dù nêu bốn trường hợp, nhưng chỉ lấy quan-điểm đều cùng có: vừa thanh, vừa tịnh, gọi là tín thanh tịnh của A-la-hán.

“Không do ái nhiễm”trở xuống là bốn trường hợp giải-thích chánh hạnh thanh-tịnh. Phải biết rằng, nghĩa giản lược tức là trong đây, là trong ba thanh-tịnh, trong trái với có thể kiến lập nói dối, nghĩa là đối với A-la-hán kia, trái với sự tranh cãi kia, nên có thể kiến lập là bậc chánh chứng, nghĩa là không có bè đảng riêng. Vì sâu sắc đáng tin, nên có thể kiến lập là người chứng lý. Trong ba nhiếp thọ thì:

1, Dục, thắng-giải, trước là đáng tin, đáng gửi gắm, vì quyết định ý lạc.

2, Bảo hộ, gánh vác thì nên kiến lập vì đáng gửi gắm, đáng tin cậy.

3, Tác dụng, thì không có giả dối, lừa đảo, tức là khởi tác dụng chân thật.

Trong sự khác nhau của pháp tướng, trước là nêu, sau, giải-thích.

trong giải thích, đầu tiên là bất thiện, sau là thiện. Luận sư Cảnh nói: “Trong văn đối với chúng sinh khác. Khác là phân biệt với tự sát, không thành nghiệp đạo.

Chúng sinh: là phân biệt với giết cỏ, cây, không thành nghiệp đạo.

Dục lạc: là cố khởi tâm sát, phân biệt với giết lầm.

Khởi tâm nhiễm. Nghĩa là phân biệt với Bồ-tát, vì đại bi hành sát, chứ không có tâm nhiễm, cũng không phải nghiệp đạo v.v… Cho đến trở xuống, đều nói là khởi tâm nhiễm, đều phân biệt với Bồ-tát. Bồ-tát vì đem lại lợi ích cho chúng sinh, nên thị hiện thực hành đủ mười điều ác, nhưng không phải nhiễm ô.

Pháp sư Khuy Cơ lại giải-thích: “Quyển năm mươi chín chép: mười nẻo nghiệp đạo ác có năm tướng khác nhau:

1, Sự. 2, Tưởng, luận Đối-Pháp nói là gia-hạnh. 3, Dục lạc. , Phiền não. 5, Cứu cánh.

Sát sinh v.v… như thế đối với chúng sinh khác, gọi là Sự, vì tự sát và sát phi tình không phải nghiệp-đạo. Người khởi sát vì dục lạc, gọi là tưởng, vì khởi tưởng hại chúng sinh, có thể sinh tưởng dục lạc từ quả gọi là _ Người khởi tâm nhiễm ô, gọi là dục lạc. Vì dựa vào tưởng này, nên tâm nghĩ rằng: “Ta sẽ hai chúng sinh vì khởi dục lạc.”

Khởi phương tiện sát, gọi là phiền não, vì tham, sân, si là phương tiện.

Trong sát cứu cánh nói rằng: “Tất cả thân-nghiệp, gọi là cứu cánh. Hoặc không có gián cách; hoặc thời gian sau chết; hoặc trong bốn thứ này: 1. Sự. 2. Dục lạc. 3. Phiền não. . Phương tiện, là tưởng, Luận ĐốiPháp nói là gia hạnh.

Tướng thứ năm là cứu cánh (rốt ráo), hoặc phương tiện: Nghĩa là nghiệp đạo gia hạnh.

Giản lược không có tưởng kia. Nhân tiện nói là phương tiện, phương tiện chẳng phải nghiệp đạo. Chín nghiệp khác y theo đây nên biết.

Chứng ngụy trong nói dối. Nghĩa là chứng giả dối trong thấy, nghe, hay, biết là không thấy v.v…

Trong nghiệp đạo của lời nói thô ác, nghĩa là đối với hữu tình khác. Ở đây y cứ ở lời nói tăng thượng thù thắng. Luận Đối-pháp v.v… nói là chỉ nói ra lời ác, là thành nghiệp đạo. Hoặc đối với hữu tình, mới thành nghiệp đạo, phi tình không đối đều chẳng thành nghiệp đạo.

Quyển sáu mươi chép: “Nghiệp-đạo của lời nói thô khởi ở chỗ hữu tình.”Văn luận này cũng nói là “đối với hữu tình”. Nhưng quyển năm mươi chín và Đối-pháp nói là lời nói nhiễm thô ác, mới thoát ra sự thóa mạ, chê bai. cho nên nói phát ngôn, gọi là rốt ráo, chớ chẳng phải đều là nghiệp đạo.

Trong lời nói thêu dệt, không nói là cảnh. Nghĩa là độc đầu ỷ ngữ chỉ nói ra thì thuộc về nghiệp-đạo, vì hợp với ngữ khác cũng có cảnh. Ba nghiệp đạo sau không đồng với tiểu luận nói không có phương tiện, vì nếu khởi hiện tiền thì là căn bản.

Quyển sáu mươi chép: “Ba thứ: Sát sinh, ngữ thô, sân nhuế. Tham, sân,si là gia-hạnh, sân là rốt ráo.

Không cho mà lấy. Ba thứ: dục, tà hạnh, tham dục, là gia hạnh, tham là rốt ráo.

Ba thứ: Nói dối, chia rẽ, thêu dệt, ba là gia hạnh, ba là rốt ráo, tà kiến thì ba là gia hạnh; si là rốt ráo.

Lại nữa sát sinh, tà hạnh, nói dối, chia rẽ, nói thô, sân nhuế, sáu nghiệp đạo này khởi lên đối với hữu tình.

Không cho mà lấy và tham dục, khởi từ chỗ của cải. Hữu tình và vật đều là tư tài.

Nghiệp đạo nói thêu dệt, gọi là chỗ thân khởi. Nghiệp đạo tà-kiến khởi từ chỗ các hành, vì chê bai vô-vi, không gần gũi, chấp mắc.

Trong mười nghiệp đạo thiện, mỗi nghiệp đạo đều có năm duyên, như lý nên biết.

Kết dưới thành ba nghiệp, như văn.

Trong mười hai thứ nghiệp nhân của đoạn lớn thứ ba, ba thứ đầu là tướng bất thiện; bốn thứ do sức của mình, năm là do sức người khác, sáu là do bị vua v.v… Xua đuổi ép ngặt, bảy là đã được vật của mình, mà còn sinh tham dục, v.v… Vì trước kia, tham vật của người, giờ đây yêu của mình, v.v…, nên thành khác nhau. Tám là người vì sợ hãi mà làm nghiệp sát, v.v…, như vì sợ người khác mà hành sát, v.v… chín là bị tổn hại, như loài chuột gây tổn thất vật, v.v… mười là vì đùa giỡn, vui chơi, nên làm việc sát, v.v… mười một là tưởng pháp, làm đạo lý. Như chấp rằng, giết hại chúng sinh cho là chánh pháp, v.v… mười hai là Tàkiến, vì bác bỏ không có nhân quả.

Đã nói nghiệp nhân ác, nghiệp nhân thiện, trái với ở đây nên có thể biết.

Trong giai đoạn nghiệp thứ tư, do nhuyến bất thiện, nên đọa vào loài bàng sinh, v.v…

Kinh Thập-Địa nói: “Súc sinh phẩm trung sinh; đọa phẩm hạ trong ngạ quỷ”, không đồng với luận này.

Quỷ có hai thứ: 1/ Phước đức. 2/ Quỷ phước mỏng. ở đây y cứ loài bạc phước, nên thuộc phẩm trung. Vì luận kia y cứ phước đức, nên thuộc phẩm hạ, cũng không trái nhau.

Hiện tại khởi, gọi là nghiệp của giai đoạn sinh. Nghiệp đã từng gây tạo trong quá khứ, đã sinh, đã diệt, chỉ có hạt giống nghiệp, gọi là nghiệp ở giai đoạn tập khí.

Du-gìa Luận Ký quyển hai (Phần cuối hết).