dụ

Phật Quang Đại Từ Điển


(喻) I. Dụ. Phạm:dfwtànỉa#. Dùng thí dụ để làm cho đạo lí trong tất cả pháp được sáng tỏ. Trong kinh điển, nhiều chỗ ghi chép, khi đức Phật nói pháp, Ngài đã khéo dùng thí dụ làm cho người nghe lãnh hội được lí sâu xa, chẳng hạn như Tam xa dụ, Dược thảo dụ trong kinh Pháp hoa và Thiện họa sư dụ trong kinh Hoa nghiêm. Lại như lấy cây lay động để nói rõ về gió, đưa ngón tay chỉ mặt trăng v.v… đều là những thí dụ nổi tiếng trong kinh điển. A ba đà na (Phạm: avadàna) trong 12 thể tài của kinh tức là loại kinh điển dùng thí dụ để mở bày pháp nghĩa. (xt. Thí Dụ). II. Dụ. Phạm: udàharaịa hoặc dfwỉànta#. Tiếng dùng trong Nhân minh. Là chi thứ 3 trong tác pháp 5 chi của Nhân minh cũ và chi thứ 3 trong tác pháp 3 chi của Nhân minh mới. Dụ là nhờ vào sự so sánh để thuyết minh Tông (chủ trương, mệnh đề). Trong luận thức Nhân minh, Dụ được đặt sau Nhân (lí do), có tác dụng nêu ra một sự lệ đã biết đễ dẫn chứng cho Tông vốn chưa được xác định, chưa được thừa nhận. Chẳng hạn lập luận thức: Tông: Tiếng nói là vô thường. Nhân: Vì có tính được tạo ra. Dụ: Như cái bình. Trong tác pháp năm chi của Nhân minh cũ, chi Dụ chỉ tương đương với tác dụng tỉ loại suy lí của luận lí học (La tập) mà thôi, còn cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của chi Hợp và chi Kết thì mới có thể chứng minh luận điểm của Tông, cho nên sức chứng minh của chi Dụ trong Nhân minh cũ rất là yếu ớt. Nhưng trong Nhân minh mới, chi Dụ bao hàm một thứ nguyên lí phổ biến tương đương với đại tiền đề của luận lí học, khiến cho loại tỉ suy lí biến thành diễn dịch suy lí để tăng cường sức chứng minh của nó; bởi thế, chi Dụ trong Nhân minh mới đã có đủ tác dụng của đại tiền đề trong luận lí học. Trong Nhân sinh mới, chi Dụ và chi Nhân đều là một bộ phận của luận cứ lí do, cho nên, nếu có thể liên kết chặt chẽ và chính xác tác dụng của hai chi này thì có thể chứng minh được chủ trương của chi Tông. Thông thường chi Dụ có thể chia làm hai loại: a. Đồng pháp dụ. b. Dị pháp dụ. Tác pháp theo Đồng pháp dụ gọi là Hợp tác pháp, tác pháp theo Dị pháp dụ gọi là Li tác pháp. Còn bản thân chi Dụ là do hai phần Dụ thể và Dụ y tạo thành. Ngoài ra, nếu sử dụng chi Dụ một cách không chính xác thì sẽ tạo ra 10 lỗi dưới đây: 1. Pháp năng lập không thành. (Trái với Nhân) 2. Pháp sở lập không thành. (Trái với Tông). 3. Pháp năng lập, pháp sở lập đều không thành. (Trái với Nhân và Tông) 4. Không hợp. (Không có lời kết hợp) 5. Đảo hợp. (Kết hợp trái ngược) 6. Pháp sở lập không trái hẳn với Tông. 7. Pháp năng lập không trái hẳn với Nhân. 8. Pháp sở lập, pháp năng lập đều không trái hẳn với Nhân và Tông. 9. Bất li: Không có lời thì rõ mặt trái. 10. Đảo li: Chỉ lộn ngược. [X. luận Nhân minh nhập chính lí; Nhân minh nhập chính lí luận ngộ tha môn thiển thích (Trần đại tề)]. (xt. Đồng Pháp Dụ].