động sơn ngũ vị hiển quyết

Phật Quang Đại Từ Điển

(洞山五位顯訣) Có 1 quyển, do thiền sư Động sơn Lương giới soạn vào đời Đường, ngài Tuệ hà biên tập vào đời Tống, được chép trong Phủ châu Tào sơn Bản tịch thiền sư ngữ lục quyển hạ, Đại chính tạng tập 47. Nội dung trình bày về năm vị Thiên trong chính. Toàn văn như sau: Vị chính nhưng lại thiên, theo thiên phân biện được, đó là đủ hai ý. Vị thiên tuy là thiên, nhưng cũng đủ hai ý, trong duyên phân biện được, là không nói trong có nói. Hoặc có người trong vị chính mà đến (lai), là có nói trong không nói. Hoặc có người trong vị thiên mà đến, là không nói trong có nói. Hoặc có người từ vị chính, vị thiên cùng đến, thì chỗ này không kể có nói hay không nói, phải ngay nơi chính diện mà đi (khứ), chỗ này không thể không xoay chuyển một cách viên mãn, vì là sự nên cần phải xoay chuyển viên mãn. Nhưng lời nói giữa đường đều là bệnh, phàm người trong cuộc, trước hết phải biện biệt được câu nói, chính diện mà đi, có nói là đến như thế, không nói là đi như thế. Người trong nhà không thể không nói, nhưng nói mà không bị vướng mắc vào lời nói thì cũng như không nói, cái đó gọi là kiêm đới ngữ (nói mà như không nói), kiêm đới ngữ hoàn toàn không nhằm mục đích gì. Khi thượng tọa Trí sắp tịch, nói với mọi người rằng: Vân nham chẳng biết có, ta hối hận lúc đó đã chẳng nói gì với ông ấy. Tuy nhiên như thế, nhưng cũng chẳng trái với con rùa Dược sơn. Xem Thượng tọa Trí tại sao từ bi đến thế! Ngài Nam tuyền nói: Đi giữa các loài khác mà Xà lê Mật chẳng biết có. Trong toàn bản văn trên đây, 151 chữ đầu là thuyết minh về năm vị Thiên trong chính, còn từ câu Thượng tọa Trí trở xuống là nói về phần truyền thừa. Sách này có nhiều bản chú sớ, nhưng quan trọng hơn cả thì có: Tào sơn Bản tịch chi gián, Ngũ vị hiển quyết nguyên tự cước (Động thủy), Ngũ vị hiển quyết canh vân chú chủng nguyện quấn lộc cảo (Kiệt đường Năng thắng…), Ngũ vị hiển quyết tham chú (Bản quang Hạt đường).