đông phương nghiên cứu sở

Phật Quang Đại Từ Điển

(東方研究所) Tên gọi chung của Viện Nghiên cứu khoa học Xô viết, Sở Nghiên cứu dân tộc châu Á và Phân sở Leningrad ở Liên xô. Sở này bắt đầu được thành lập vào năm 1918, nguyên là viện bảo tàng Á châu, sau khi Viện Nghiên cứu trung ương ở Mạc tư khoa được thành lập liền được cải tổ thành qui chế Sở Nghiên cứu Đông phương. Sở này được chia làm ba bộ phận: Bộ môn nghiên cứu, Bộ môn bảo quản tư liệu, Thư viện. Phạm vi nghiên cứu bao gồm các nước ở miền Viễn đông (Trung quốc, Nhật bản, Tây hạ, Tây tạng, Hàn quốc, vùng đông bắc Trung quốc), Đột quyết, Mông cổ, A lạp bá (Arabia), Cao gia sách (Caus), Khố nhĩ đức (Kurd), Ấn độ v.v… Sở này vốn có đội thám hiểm Nga- Tây vực nổi tiếng, đã có nhiều cống hiến đặc biệt cho việc nghiên cứu về Tây vực. Những di vật văn hóa do Sở này cất giữ gồm hơn 3.000 loại văn hiến Tây hạ do nhà thám hiểm P. K. Kozlov (1863 – 1935) sưu tầm được ở thành Hắc thủy; hơn 13.000 loại văn hiến do ông S. F. Oldenburg (1863 – 1934) phát hiện được ở các động đá Đôn hoàng và các văn hiến cổ của các nước Hồi hột, Mông cổ, Tây tạng v.v…