đoan mĩ tam bồ đề

Phật Quang Đại Từ Điển

(端美三菩提) Tạng: Thon-mi sambhoṭa. Cũng gọi: Thôn mễ tang bố trát. Ông sinh ở Vệ châu (Tạng: Dbus), sống ở khoảng thế kỉ VII, là Tể tướng dưới triều vua Khí tông lộng tán (Tạng: Sroíbtsan-sgam-po, tức Tùng tán cương bố) của Tây tạng. Năm 632, vâng mệnh vua, ông cùng với 16 người khác sang Ấn độ học Phật học và Âm vận học để chuẩn bị cho việc sáng tạo văn tự Tây tạng. Với mục đích ấy, trước hết, ông theo Bà la môn Lê cận (Tạng: Li-byin) học văn tự, rồi sau đó theo Thiên minh sư tử (Tạng: Lharig-pah!i seṅ-ge) học văn pháp. Học xong, ông trở về Tây tạng, phỏng theo chữ Phạm đã được đổi mới ở thời Vương triều Cấp đa (có thuyết nói phỏng theo văn tự Laĩca, văn tự Wartu, Vartu là một trong những thể chữ Tất đàm của nước Ca thấp di la) kết hợp với tiếng Tây tạng mà tạo thành văn tự gồm 4 mẫu âm và 30 tử âm chữ Tây tạng. Về sau, ông có viết 8 bộ sách về văn pháp,nhưng hiện chỉ còn: Văn pháp luận căn bản tam thập tụng (Tạng: Luṅ-du ston-pahi rtsaba sum-cu-pa shes-bya-ba, Đông bắc mục lục số 4348), Văn pháp luận tính nhập pháp (Tạng: Luṅ-du ston-pa rtags-kyi h!jug-pa shes-bya-ba, Đông bắc mục lục số 4349). Ngoài ra, ông còn là người đầu tiên dịch kinh tiếng Phạm ra tiếng Tây tạng. Những bộ kinh do ông dịch gồm có: kinh Đại thừa bảo khiếp trang nghiêm, kinh Bách bái sám hối, kinh Bảo vân… Theo suy đoán thì trước thời Đoan mĩ, Tây tạng đã có chữ viết rồi, còn công sáng tạo ra văn tự chỉ là do người đời sau qui cho Đoan mĩ mà thôi. Còn 8 bộ sách về văn pháp thì cũng chỉ là truyền thuyết, chứ thực sự thì Đoan mĩ cũng chỉ soạn có 2 bộ đã ghi ở trên. [X. Tây tạng văn hóa chi tân nghiên cứu (Thanh mộc Văn giáo); Deb-ther síonpo (The Blue Annals); Dpag-bsam ljonbzaí; E. Obermiller: History of Buddhism by Bu-ston].