DIỆU CÁT TƯỜNG BÌNH ĐẲNG DU GIÀ BÍ MẬT QUÁN THÂN THÀNH PHẬT NGHI QUỸ

Hán dịch: Đời Tống_Đại Khiết Đan Quốc Sư_ Tam Tạng Pháp Sư của nước Ma Kiệt Đà ở Trung Thiên Trúc là TỪ HIỀN dịch
Sưu tập Thủ Ấn, phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Phàm muốn Khoá Tụng Pháp Sự Cúng Dường, trước tiên quy mệnh Phật, niệm tám Đại Nguyện.

Chân Ngôn là:

“Án (1) một đằng, đạt la-hàm tả (2) tăng già tả (3) đát-lý la đát-nẵng nga-la (4) ma nỗ đát-lãng (5) mẫu thố tức đảng (6) ca lỗ nhĩ-dã phiến (7) sa-phộc bát la thứ-thát, bát-la tất đạt duệ (8) nễ xá dã, tát phộc bá ba nam (9) bôn nê-dã nam tả, nỗ mô na nam (10) cật-lý đố bát phộc tăng tả lý xá-dã nhĩ (11) a lý-dã sắt-tra nga bá thí đạt (12) y hàm, phệ la mẫu bá na dã (13) dạ phộc-đát la để-dã la nga nhĩ ninh (14) dạ phộc tai tát, tố lý duệ (15) a để-dưỡng đá lý, bát-la nê phộc đà (16) bát la tả hạ la nam (17) a một-lãm hạ tả lý-dưỡng (18) đát na phộc-ca tỳ nỗ ma thố bá nhạ na noa (19) bá noa vĩ ca la tát noa (20) ma la phộc la-na ca lý-nễ để-gia nghĩ đát phộc nễ đa (21) a nễ-dã hám nễ-vĩ la bế, đát-lý la bế (22)”

Mới vào Đạo Trường

Hướng mặt về Phật

Ngồi tưởng thân này

Nát như bụi nhỏ

Lại thu nhiếp thân Như Thể Kim Cương Chân Ngôn là:

“Án, la tổ ba nga đá, tát la phộc, đạt-ma”

OṂ – RĀJA-UPAGATAḤ SARVA-DHARMA

Miệng: bốn Nghiệp (?ba Nghiệp) thanh tịnh

“Án, phộc chỉ-dã, thuật đà, tát phộc đạt la-ma, phộc chỉ-dã, thuật độ hàm”

OṂ _ VĀKYA ŚUDDHA_ SARVA DHARMA VĀKYA ŚUDDHA-UHAṂ

Tâm: ba Nghiệp thanh tịnh

“Án, tức đá thuật đà, tát phộc la-ma, tức đá, thuật độ hám”

OṂ_ CITTA ŚUDDHA_ SARVA DHARMA-CITTA ŚUDDHA-UHAṂ

Thân: ba Nghiệp thanh tịnh

“Sa-phộc bà phộc, thuật đà, tát phộc đạt la-ma, sa-phộc sa phộc, thuật độ hàm”

SVABHĀVA ŚUDDHA – SARVA DHARMA SVABHĀVA ŚUDDHA-UHĀṂ

_Ba Nghiệp thanh tịnh xong

Vận Tâm trong sáu đường

Tất cả các chúng sinh

Báo Chướng, Nghiệp Chướng, Phiền Não Đẳng Chướng thảy đều tiêu diệt, đắc được thanh tịnh.

_ Tiếp tưởng Phật Đàn ở phương trên, vận Tâm cúng dường. Lại tưởng bàn tay của mình là bàn tay Kim Cương. Bàn chân, trái tim, con mắt…cũng lại như vậy. Dùng thân Kim Cương lễ, phụng sự chư Phật. Sau đó lại tưởng năm ngón tay của mình, lấy năm loại nước Cam Lộ của Kim Cương Trí (Vajra-jñāna) tự rưới đỉnh đầu của mình, tẩy rửa sạch năm Thân, mười Nghiệp, sáu Trần

Tưởng thân Phàm Phu đều không có chỗ có (sở hữu) như vành trăng trong sạch. Trên vành trăng thân của mình, hình chữ Hồng (嫟-HŪṂ) giống như lửa rực sáng, y theo vành trăng trụ, như lượng ánh sáng đèn. Niệm Chân Ngôn này, gia trì bảy biến Chân Ngôn là:

“Án, mạo địa tức đa mẫu đát-bả na gia nhĩ “

OṂ– BODHI-CITTAM UTPĀDA YĀMI

_ Lại tưởng hình chữ Hồng (HŪṂ) trên vành trăng mà trụ, như nhóm ánh sáng lớn. Tưởng Hoả Tinh của thân bung tán rất lâu rồi lại thu vào. Chân Ngôn bảy biến

“Án, tố khư ma, phộc nhật-la”

OṂ– SUKṢMA VAJRA

_ Lại tưởng trên vành trăng

Có ánh sáng nhỏ, trụ

Rồi tụng Chân Ngôn này Cần phải tụng bảy biến Chân Ngôn là:

“Án, để sắt-tra, phộc nhật-la”OṂ– TIṢṬA VAJRA

_ Ánh sáng nhỏ chẳng động

Tưởng Thân xoay lại đi

Rồi niệm Chân Ngôn này Cũng nên niệm bảy biến Chân Ngôn là:

“Án, sa phả-la, phộc nhật-la”

OṂ_ SPHARA VAJRA

_ Lại tưởng Thân đi đến

Niệm Chân Ngôn bảy biến Chân Ngôn là:

“Án, tăng hạ la, phộc nhật-la” 

OṂ_ SAṂHĀRA VAJRA

_ Lại tưởng Thân nhập vào

Sẽ thành thân Đại Giác

Niệm Bí Mật Ngôn này Gia trì đủ bảy biến Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la, vĩ xả, hồng”

OṂ_ VAJRA AVIŚA HŪṂ

_ Tưởng ánh sáng nhỏ, trụ

Như đồng thân Đại Giác

Tụng Đà La Ni này Lại nên tụng bảy biến Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la đát ma cú hàm”

OṂ– VAJRA-ATMAKA-UHAṂ

_ Lại nữa quán thân mình Làm Thể của Kim Cương

Giống như thân Như Lai

Ngang đồng không có khác

Ba lần tụng Chân Ngôn

“Án, dã tha, tát phộc đát tha nga đá, sa-đát khư hám”

OṂ– YATHA SARVA TATHĀGATA STATHĀHAṂ

_ Tiếp nên tay phải cầm chày Kim Cương, tay trái cầm cái chuông, làm Ba La Mật (Pāramitā).

Bồ Tát trì khuôn phép thí nghiệm (khoá). Chày biểu thị cho Phật Ấn (Buddhamudra), chày ấy có năm chấu (ngũ cổ) biểu thị cho Như Lai. Chuông biểu thị cho bốn Ba La Mật.

Bồ Tát tưởng kỹ lưỡng, thân mình làm Bảo Sinh Phật (Ratna-saṃbhava-buddha), ném chày ba lần

_ Tiếp nên múa chuyển, làm Liên Hoa Ấn (Padma-mudra). Ấn xong, đỉnh lễ. Lễ xong, cầm chày chỉ vào đỉnh đầu, miệng, trái tim. Tụng ba chữ Chủng Trí Án A Hồng (OṂ ĀḤ HŪṂ). Tưởng đỉnh đầu làm Đàn

Trước tiên, tưởng hoa sen bên trong đỉnh đầu, sen ấy có tám cánh. An hoa sen xong, tiếp bày Kim Cương nằm ngang, trên Kim Cương ấy có vành mặt trời mặt trăng. Ở trên vành mặt trời có 12 chữ (?a ā i ī u ū e ai o au aṃ aḥ), trên vành mặt trăng lại có 16 Mẫu của chữ Phạn (?a ā i ī u ū ṛ ṝ ḷ ḹ e ai o au aṃ aḥ), Pháp của Xuất Sinh chẳng thể đắc được.

Ở trên vành trăng, tưởng an chữ Án (OṂ). Lại quán chữ Án xoay lại rồi đi, rất lâu mới đến làm hình Luân Tự (Chữ xếp xoay vòng như bánh xe). Lại tưởng một lần trở về (nhất phản) làm Tỳ Lô Phật (Vairocana-buddha). Bốn phương Phật còn lại, an trí theo thứ tự, thảy đều ngang đồng với bốn Ba La Mật. Nên niệm Chủng Trí rồi ở bốn góc, ngồi tại toà có ba tầng (tam trọng toà) không có vành trăng ấy. Bên dưới đến Minh Vương (Vidya-rāja) nên đều như vậy. Phần bên trên là chín vị trí trụ ở viện thứ nhất

Bên trong, tám vị Bồ Tát, niệm chữ Chủng Trí ở viện thứ hai, chia bày theo thứ tự

Bên ngoài, 12 Tôn, 10 vị Minh Vương…cũng niệm Chủng Trí với Mật Hiệu của vị ấy

Ở viện thứ ba, y theo vị trí an lập

_ Tưởng Đàn xong rồi, quán thân là Phật, liền niệm Phật Đàn Chân Ngôn là:

“Một đà phộc nhật-la đạt la, thất-lý, mãn nẵng (1) để-lý phộc nhật-la (2) tỳ nễ-dã, bà vĩ nẵng (3) a để sắt-tra nẵng bá năng nhĩ nễ-dưỡng (4) ca lỗ đống ca dã, phộc nhật-lý nẵng (5) na xá nại-nghĩ tăng, tất-thể đá, một đà (6) khuất-phiếu tông đổ (7) ca dã, phộc nhật-lý nẵng (8) Án, tát phộc đát tha nga đá (9) ca dã, phộc nhật-la (10) sa-phộc sa phộc đát ma cú hàm (11)”

_ Tiếp tưởng trong miệng là vị trí của Pháp Đàn. Tưởng hình chữ A (ĀḤ) đi rồi quay lại thành hoa sen báu. Lại tưởng một lần trở về làm A Di Đà (Amitābha).

Đồng với Quán Tưởng lúc trước, nên niệm Pháp Đàn Chân Ngôn là:

“Đạt la-ma, phệ phộc ca bá tha, thất-lý, mãn nẵng (1) để-lý phộc nhật-la, tỳ nễ-dã, bà vĩ nẵng (2) a địa sắt-tra ná bá năng nhĩ nễ-dưỡng (3) ca lỗ đống phộc nga, phộc nhật-lý ná (4) na xá nại-nghĩ tăng, tất-đế đá, một đà (5) khuất-phiếu tông đổ (6) phộc nga, phộc nhật-lý nẵng (7) Án, tát phộc (8) đát tha nga đa (9) phộc nhật-la sa-phộc (10) bà phộc đát ma cú hàm (11)”

_ Tiếp tưởng bên trong trái tim là vị trí của Tăng Đàn. Quán hình chữ Hồng (嫟_HŪṂ) đi rồi lại đến, liền làm Kim Cương (Vajra). Tưởng một lần trở về thành A Súc Tôn (Akṣobhya). Đồng với Quán Hạnh lúc trước, nên niệm Tăng Đàn.

Đà La Ni là:

“Tức đá, phộc nhật-la đạt la, thất-lý, mãn nẵng (1) để-lý phộc nhật-la, tỳ nễdã, bà vĩ ná (2) a địa sắt-tra ná bá năng nhĩ-nễ-dưỡng (3) ca lỗ đống tức đá, phộc nhật-lý ná (4) na xá na-nghĩ tăng, tất-đế đá, một đà (5) khuất-phiếu tông đổ (6) tức đá, phộc nhật-lý nẵng (7) Án, tát phộc đát tha nga đa (8) phộc nhật-la saphộc bà phộc đát ma cú hàm (10)”

_ Tưởng thành Tam Bảo xong

An Tâm, lặng chẳng động

Liền dùng dây Kim Cương (Kim Cương Sách)

Cột bít cửa sáu Căn

Tuỳ niệm, tuỳ cột một

Như mặc Giáp Kim Cương.

Chân Ngôn là:

“Án, châm, hồng, phộc nhật-la, lạc khất-la”

OṂ_ṬUṂ _ HŪṂ VAJRA-RAKṢA

_ Tiếp dùng Tâm ân trọng, quy mệnh Tam Bảo Đàn, liền tụng Đà La Ni:

“Na mô một đà dã (1) na mô đạt ma dã (2) na mô tăng già dã (3) a bà phệ bà phộc nẵng bà phộc (4) bà phộc nẵng, nê phộc bà phộc nẵng (5) y để bà phệ ma bà phộc tất-dưỡng (6) bà phộc nam nỗ bá la tỳ dạ đế (7) a nễ-dã nhĩ tát phả lăng nhạ la-hàm (8) a nễ-dã nhĩ tát phả lăng đá bá (9) a nễ-dã nhĩ tát phả lăng địa-dã nam (10) a nễ-dã nhĩ vĩ ninh mô khất-lý đảng (11)”

_ Quy mệnh Tam Bảo xong

Trước mặt tưởng một Đàn

Dưới là Phong Hoả Thuỷ

Thổ Luân ở trên hết

Trên Thổ sắt (kim loại) bốn màu

Trên sắt (kim loại) Tam Giác Thổ

Đây là đất báu tạp

Tiếp hai tay chéo nhau

Chưởng Tâm (tâm lòng bàn tay) an ở đất

_ Kim Cương chẳng dùng Đàn

Nên quán hình chữ A

Rồi trụ ngay trong Đàn

Tưởng chữ đi lại đến

Ngay trên hoa sen báu

_ Tiếp nên tưởng chữ Hồng (HŪṂ) Rồi trụ Kim Cương báu

_ Lại tưởng Bột Lộng Án (BHRŪṂ) Chữ làm lầu bảy báu

_ Trong có Đàn ba lớp

Mà lại có bốn cửa

Bốn cửa đều bốn màu

Đông: trắng, Nam: màu xanh

Tây: vàng, Bắc: vàng ròng

Tưởng ở trong lầu ấy

Có mặt trời mặt trăng (nhật nguyệt luân)

_ Lại niệm Án A Hồng (OṂ ĀḤ HŪṂ)

Tưởng ở trên vành trăng

_ Lại quán thân chữ Án (OṂ)

Hoá làm hình Phật Luân

Lại nên tưởng chữ A (ĀḤ )

Biến thành hoa sen báu

Lại tưởng Thể chữ Hồng (HŪṂ)

Hoá làm Trí Kim Cương

_ Sau đó tưởng ba chữ

Đồng đi rồi lại đến

Trụ ở ngay trong Đàn

Năm Phật, Ba La Mật

Trong Ngoài mười hai Tôn

Mười vị Đại Minh Vương Chủng Trí với thứ tự

Rộng như trên đã nói.

 

_Tiếp dùng hai bàn tay làm hình hoa sen, tưởng đến phương bên trên bưng đỡ Như Lai. Dùng Chân Ngôn này mà tụng ba biến.

“Án (1) tra kế, a ca chã dã (2) bát-la phệ sái dã (3) mãn đà dã (4) đố sa dã (5) hồng, nhược, hồng, tông, hộc, hạ hạ, hồng”

OṂ_ ṬAKKI ĀKARṢĀYA PRAVEŚĀYA BANDHA DOṢĀYA HŪṂ_ JAḤ HŪṂ VAṂ HOḤ_ HA HA HŪṂ

_ Tưởng thỉnh Phật phương trên

Giáng xuống bên trong Đàn

Rồi niệm Chân Ngôn này

Vận Tâm, bái cửa Đông

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố tổ, bá tát-tha ná dã, a đát-ma nam (2) nễ lý-dã đá dạ nhĩ (3) tát phộc đát tha nghiệt đá (4) phộc nhật-la tát đát-phộc (5) địa sắt-tra sa-phộc hàm (6) hồng”

 

OṂ– SARVA TATHĀGATA-PŪJA PASVANĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-SATVA ADHIṢṬA SVĀMAṂ HŪṂ

_ Tưởng Phật đến Đàn xong

Cầu bình báu Quán Đỉnh

Rồi niệm Chân Ngôn này

Vận Tâm, lễ cửa Nam

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đá (1) bố nhạ tỳ sái ca dã, a đát-ma nam (2) nễ lý-dã đá dã nhĩ (3) tát phộc đát tha nghiệt đá (4) phộc nhật-la, la đát-nẵng tỳ săn tả, sa-phộc hàm, đát-lạc (6)”

 

OṂ– SARVA TATHÀGATA-PŪJA ABHIṢAIKĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-RATNA ABHIṢIṂCA SVĀMAṂ TRĀḤ

_ Lại tưởng Quán Đỉnh xong

Quy mệnh nơi Như Lai

Y Pháp mà tu hành

Rộng bày Pháp cúng dường

Rồi tụng Chân Ngôn này

Tưởng lễ ở cửa Tây

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ, bát-la phộc đa nẵng dã, a đát-ma nam (2) nễ lý-dã đá dã nhĩ (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la đạt lama (5) bát-la phộc đá dã, sa-phộc hàm (6) hột-lý-dĩ (7)”

 

OṂ– SARVA TATHĀGATA-PŪJA PRAVARTTANĀYA ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-DHARMA PRAVARTTĀYA SVĀMAṂ HRĪḤ

_ Tiếp nên tưởng thân mình

Bền chắc chẳng sinh diệt

Biện sự không có cùng

Nên cúng dường nơi Phật

Nguyện tất cả Hữu Tình

Đều được quả Tất Địa

Rồi tụng Chân Ngôn này Tưởng lễ ở cửa Bắc.

“Phộc (?Án), tát phộc đát tha nghiệt đa (1) bố nhạ ca ma nê, a đát-ma nam (2) nễ lý-dã đá dã nhĩ (3) tát phộc đát tha nghiệt đa (4) phộc nhật-la ca ma (5) câu lỗ, sa-phộc hàm (6) ác”

 

OṂ– SARVA TATHĀGATA-PŪJA KARMAṆI ATMANĀṂ NIRYĀTA YĀMI – SARVA TATHĀGATA VAJRA-KARMA KURU SVĀMAṂ AḤ

_ Lại khẩn cáo nơi Phật

Nay con sẽ chí thành

Tuỳ phần mà cúng dường

Quy mệnh nơi Như lai

Rồi tụng Già Đà (Gāthā:Kệ) này

Cửa Đông, lễ phương giữa (trung phương)

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa (1) ca dã, phộc, chỉ-tức đá (2) phộc nhật-la bát-la noa mai (3) phộc nhật-la mãn na nam, ca lỗ nhĩ (4) Án, phộc nhật-la vật (5)”

OṂ – SARVA TATHĀGATA KĀYA VĀK CITTA _ VAJRA PRAṆANĀṂ – VAJRA VANDANĀṂ KARA-UMI – OṂ VAJRA VIḤ.

_ Tiếp dùng Ngũ Phật Tán Ca vịnh nơi Như Lai

Bốn phương lễ bốn Phật

Phương Đông lễ Trung Tôn (Tôn ở chính giữa)

“Ác khất-lỗ tỳ-dạ, phộc nhật-la (1) ma hạ nê-dã nẵng (2) phộc nhật-la đà đổ (3) ma hạ một đà (4) để-lý mạn noa la (5) để-lý phộc nhật-la, nga-la (6) câu sái phộc nhật-la (7) nẵng mô tốt-đổ đế (8)”

AKṢOBHYA-VAJRA _ MAHĀ-DHYĀNA _ VAJRA-DHĀTU _ MAHĀBUDDHA _ TRI-MAṆḌALA _ TRI-VAJRA-AGRA _ KOŚA-VAJRA _ NAMO STUTE

Tỳ Lô Như Lai Phật Kim Cương Thân:

“Phệ lỗ tả nẵng (1) ma ha thuật đà (2) phộc nhật-la sảng đá (3) ma ha la đế (4) bát-la ca-lý để (5) bát-la bà, sa-phộc la, ngật-la (6) nga lãm (7) nễ-phệ sa, phộc nhật-la (8) nẵng mô tốt-đổ đế (9)”

 

VAIROCANA MAHĀ-ŚUDDHA _ VAJRA-ŚĀNTA _ MAHĀ-RATI _

PRAKṚTI _ PRABHA-SVARA-AGRA_ GARAṂ-DVEṢA_VAJRA _ NAMO STUTE

Bảo Sinh Như Lai Bảo Kim Cương Thân:

“La đát-nẵng la nhạ (1) tố nghiễm tỳ la khư (2) phộc nhật-la ca sa (3) ninh-lý ma la (4) sa-phộc bà phộc, thuật đà (5) ninh lệ bá (6) ca dã, phộc nhật-la (7) nẵng mô tốt-đổ đế (8)”

 

RATNA-RĀJA SUGAMBHĪRA KHA _ VAJRA-ĀKĀŚA _ NṚ MĀLA SVABHĀVA ŚUDDHA NṚPA-KĀYA VAJRA NAMO STUTE

A Di Đà Như Lai Kim Cương Cam Lộ Thân:

“Phộc nhật-la một-lý đá (1) ma hạ nê-dã nẵng (2) ninh-lý vĩ ca-la bát khiết (3) phộc nhật-la đạt-lý ca (4) la nga bá la nhĩ đá (5) bát-la bát-đát (6) bà sa, phộc nhật-la (7) nẵng mô tốt-đổ đế (8)”

 

VAJRA-AMṚTA MAHĀ-DHYĀNA _ NṚ VIKĀRA PAKA _ VAJRA-DHṚK _ RĀGA-PĀRAMITA PRAPTA BHAṢA VAJRA NAMO STUTE

Bất Không Thành Tựu Như Lai Kim Cương Giác Hữu Tình Thân:

“A mục khư phộc la (1) tam bộ đá (2) tát la-phộc sa bả lý bố la ca (3) sa-phộc bà phộc, thuật đà (4) ninh lý-lệ bá (5) phộc-la tát đát-phộc (6) nẵng mô tốt-đổ đế (7)”

 

AMOGHA-VARA SAMBHŪTA SARVA ŚĀPARIPŪRAKA _ SVABHĀVA ŚUDDHA _ NṚPA VARA SATVA NAMO STUTE

_ Tán bái năm Phật xong Vật Tâm tưởng Địa Đàn Khởi để trên đỉnh đầu

Giống như đội cái mão (đầu quan)

Hai Đàn như nước, sữa

Hoà hợp một chỗ ngồi

Mỗi mỗi chẳng phân biệt

An toạ, suy nghĩ kỹ

Kết Khế niệm Bản Minh

Mỗi mỗi các Tôn Vị (vị trí của Tôn)

Dưới sẽ thứ tự nói

_ A Súc Như Lai Khế Quyền trái an ở eo

Rũ tay phải chạm đất

 

“Án, a khuất-lỗ tỳ-dạ hồng”

OṂ_ AKṢOBHYA HŪṂ

_Tỳ Lô Giá Na Phật

Tay phải: Kim Cương Quyền

Dùng bới (?nắm) đầu ngón Lực (ngón trỏ trái)

“Án, phộc nhật-la đà đổ, tông”

OṂ_ VAJRA-DHĀTU VAṂ

_Bảo Sinh Như Lai Ấn Quyền trái an ở eo

Tay phải làm Thí Nguyện

 

“Án, la đát-nẵng tam bà phộc, đát-lạc”

OṂ_RATNA-SAṂBHAVA TRĀḤ

_A Di Đà Như Lai

Hai tay ngửa, chéo nhau

Dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ) chung lưng

Thiền Trí (2 ngón cái) ngang đầu ngón

 

“Án, a di đá bà, hột-lý”

OṂ_AMITĀBHA HRÌH

_Bất Không Thành Tựu Phật

Quyền trái lại an eo

Tay phải Thí Vô Uý

“Án, a mô khư tất địa, ác”

OṂ_ AMOGHA-SIDDHI AḤ

_Kim Cương Ba La Mật Hai tay: Kim Cương Phộc

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) dựng như kim

“Án, tất đà lộ tả nễ (1) hồng (2) sa-phộc hạ (3)”

OṂ_ SIDDHA-LOCANE HŪṂ _ SVĀHĀ

_Bảo Ba La Mật Khế

Chẳng sửa tướng Ấn trước

Tiến Lực (2 ngón trỏ) như hình báu

“Án, kế lý kế lý (1) ma mạt kế (2) hồng (3) bà-phộc hạ”

OṂ_ KILI KILI _ MĀMAKI HŪṂ _ SVĀHĀ

_Pháp Ba La Mật Ấn

Hai tay: Kim Cương Chưởng

Mở Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa), Tiến Lực (2 ngón trỏ)

Phụ vạch trên Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa)

Cong Thiền Trí (2 ngón cái) hơi mở

“Án, thấp-phệ đế (1) bán noa la phộc tất nễ (2) tát phộc đạt, sa nại nễ, hồng (4) sa-phộc hạ (5)”

OṂ_ ŚVETE PĀṆḌARA-VĀSINI _ SARVARTHĀ SĀDHANE HŪṂ _ SVĀHĀ

_Yết Ma Ba La Mật

Hai tay: Kim Cương Phộc

Dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) Đàn Tuệ (2 ngón út)

“Án, đá lợi (1) đốt đá lợi (2) đốt lợi (3) sa-phộc hạ (4)”

OṂ – TĀRE TUTTĀRE TURE – SVĀHĀ

Bồ Tát: mười hai Tôn

Ấn tương ứng sẽ nói

Hai tay Kim Cương Phộc

Trái phải rồi kéo mở

_ Địa Tạng Bồ Tát Khế Hai tay: Nghi xoay múa

Liền thành Kim Cương Phộc

Ngửa tay rồi mở bung

Dưới đến các Tôn vị

Trước cột, sau xoay múa

“Án, khất-lý đế (1) nga bà dã (2) sa-phộc hạ (3) 

OṂ_ KṢITI-GARBHĀYA _ SVĀHĀ

Kim Cương Thủ Bồ Tát

Quyền trái an cạnh eo

Tay phải như Thí Nguyện

Thiền (ngón cái phải) đè ở Nhẫn Độ (ngón giữa phải) “Án, phộc nhật-la bát noa duệ (1) sa-phộc hạ (2)” 

OṂ_ VAJRA-PĀṆĀYE _ SVĀHĀ

Không Bồ Tát Mật Khế

Quyền trái lại an eo

Tay phải ngay trước tim

Dùng Thiền (ngón cái phải) đề Nhẫn Độ (ngón giữa phải)

“Án, khiết nga bà dã (1) hồng (2), sa-phộc hạ (3)”

OṂ_ KHA-GARBHĀYA HŪṂ _SVĀHĀ

Quán Tự Tại Bồ Tát Quyền trái an cạnh eo

Tay phải co Giới Độ (ngón vô danh)

Xoay phải, trụ tim, bung

“Án, lộ kế thấp-phộc la (1) la nhạ dã (2) sa-phộc hạ (3)”

OṂ_ LOKEŚVARA-RĀJĀYA_SVĀHĀ

Trừ Cái Chướng Bồ Tát

Hai tay, Tiến Lực (2 ngón trỏ) móc

Kéo mở rồi bung Ấn

“An, tát phộc nê phộc la na (1) vĩ xá-kiếm bà duệ (2) hồng (3)” 

OṂ_ SARVA NĪVARAṆA-VIṢKĀṂBHAYE HŪṂ _ SVĀHĀ

Tát Đoả Bồ Tát Ấn

Quyền trái an tại eo

Tay phải ở cạnh rốn

Co Nhẫn (ngón giữa phải) Thiền (ngón cái phải) gõ Tiến (ngón trỏ phải)

“Án, tam mãn đá bạt nại-la dã, hồng” 

OṂ_ SAMANTA-BHADRĀYA _ HŪṂ

Diệu Cát Tường Bồ Tát

Quyền trái lại an eo

Tay phải: Thiền (ngón cái) vịn Nhẫn (ngón giữa)

Hai mắt tuỳ tay, nhìn

“Án, mãn tổ thất-lý, noa thát, hồng”

OṂ_ MAṂJUŚRĪ- NĀTHA – HŪṂ

Di Lặc Bồ Tát Ấn

Quyền trái an cạnh eo

Tay phải ngay trước tim

Gõ vạch giữa Nhẫn Chỉ (ngón giữa)

“Án, mỗi đát-lý dã, hồng (1) sa-phộc hạ (2)”

OṂ_ MAITREYA HŪṂ _SVĀHĀ

Y (cái áo) Cúng Dường Bồ Tát

Quyền trái an ở eo

Tay phải phía trước mặt

Búng Nhẫn Chỉ (ngón giữa) rồi bung

“Án, phộc-la, a ninh-dã, hồng”

OṂ_ VARA ANYA HŪṂ

Quán Hoa Bồ Tát Ấn

Hai tay ôm chính giữa

Giống như thế lấy hoa

Tưởng an Phật trên đỉnh

“Án, phộc nhật-la, ma lý-dã, hồng”

OṂ_ VAJRA-MĀLYA HŪṂ

Tán Hoa Bồ Tát Khế

Tay trái: Trí (ngón cái) vịn Nguyện (ngón giữa)

Tay phải: Thiền (ngón cái) vịn Nhẫn (ngón giữa)

Trước mặt, hướng ngoài, bung

“Án, phộc nhật-la bổ sáp-ba, hồng”

OṂ_ VAJRA-PUṢPA HŪṂ

Đồ Hương Bồ Tát Khế

Hai tay cầm lò hương

Như Khế Cúng Dường Phật “Án, phộc nhật-la, độ bế, ác” 

OṂ– VAJRA-DHŪPE – AḤ

Đăng Cúng Dường Bồ Tát

Tay trái nâng tay phải

Duỗi Nhẫn Chỉ (ngón giữa trái) cúng dường

“Án, phộc nhật-la, lộ kế, nễ” 

OṂ – VAJRA-ĀLOKE – DĪḤ

Cam Lộ Bồ Tát Khế

Tưởng trong lòng tay trái

Có dòng nước Cam Lộ

Tay phải búng Danh Chỉ (ngón vô danh)

“Án, phộc nhật-la, ổ na ca, đổ sái tát”

OṂ_ VAJRA-UDAKA TOṢA SAḤ

Kính (cái gương) Cúng Dường Bồ Tát

Quyền trái an ở eo

Tay phải ở trước mặt

Giống như thế cầm gương

“Án, phộc nhật-la, vĩ xá, ác”

OṂ– VAJRA-AVIŚA _ AḤ

Vũ Cúng Dường Bồ Tát

Hai tay như thế múa

“Án, phộc nhật-la, tế, hồng”

OṂ– VAJRA-NṚTI – HŪṂ

Ca Cúng Dường Bồ Tát

Quyền trái an cạnh eo

Tay phải ngón Nhẫn (ngón giữa) Tiến (ngón trỏ)

Dựng thẳng rồi vỗ nhau

“Án, phộc nhật-la, nghĩ đế, hồng”

OṂ– VAJRA-GĪTE – HŪṂ

Chỗ này nên dùng Chân Ngôn Ấn Khế của mười vị Đại Minh Vương, rộng như quyển riêng biệt.

_ Bí mật cúng dường xong

Liền hiến thức ăn uống

Hoa quả với hương xoa

Mọi loại mà cúng dường

Nếu có Tâm mệt mỏi

Chẳng hết các Pháp Thức

Muốn ra khỏi Đạo Trường

Nên niệm Phụng Tống Minh

_ Lại tự suy nghĩ kỹ

Kính bạch các Như Lai

“Con vận Tâm cúng dường

Hoặc có điều sai lầm

Nguyện Phật thương xót con

Lại rưới nước Cam Lộ

Rửa sạch tất cả tội

Thảy đều khiến tiêu diệt”

Phụng Tống Chân Ngôn là:

“Án, cật-lý đố phộc (1) tát phộc tát đát-phộc (2) la-tha na tất đằng (3) na đátphộc dã tha noa nga-đát (4) nga tha đặc-tông, tát phộc một đà vĩ sái diễn (5) vĩ hạ la đặc-tông, dã tha, tố khiếm (6) dã đát-la, dã đát-la, tát mẫu đát-bá nam (7) mẫu nại-la, tát phộc tát ma tát đá (8) mẫu lý để-duệ, phộc tát mẫu tả lý-dưỡng (9) đát đát-la, đát đát-lý, phộc mô khất-xoa duệ (10) tát ma bát-đát (11) tát tất-lý nẵng nê-dã nẵng, tát đát-phộc (12) ốt tát tha dã, mãn đát-lý (13) vĩ hạ lý dã la-tha, tố khiếm (14) dã đát khẩn tức ca la-ma ninh (15) ca-lý đá nễ bôn nễ-dưỡng đảng (16) tát phộc tát đát-tông (17) bá lý nẵng ma duệ đá (18) cật-lý đá ninh, ca la-ma ninh (19) tố na lỗ nẵng ninh (20) bát-la ca xá duệ nẵng (21) bát-la đế tha na duệ đá (22) củ nhĩ đát-la (23) tam bát ca phộc xá ca na tức (24) la cật-đế nẵng mộng nỉ nẵng (25) vĩ mô hứ đế nẵng, ca duệ nẵng, phộc chỉ-dã (26) ma nẵng tát ca-lý đảng, nhĩ đảng, tát phộc bát bạn, bát-la đế nễ sa dã nhĩ (27)”

Kim Cương A Xà Lê

Cùng Đệ Tử Quán Đỉnh

Như trên, trước tưởng Đàn

Cũng nên tụng Mật Ngữ

Ấy là bốn Minh Vương

Bát-la nê-dã đát ca Chân Ngôn dùng lấy hoa, đánh năm Chướng của Đệ Tử

_ Bát Nạp-ma Minh Vương (Padma-vidya-rāja: Liên Hoa Minh Vương)

Rồi đốt hạt cải trắng

Xông truyền điều của Pháp

Tất cả các phiền não

_Trá Chỉ La Nhạ Vương

Gia trì vào nước sạch

Rưới lên thân Đệ Tử

Để trừ các tội dơ

_Bá Đa La Chân Ngôn

Dùng gia trì sinh cơm (phạn)

Cúng dường nơi chư Thiên

Nhóm Long Thần, tám Bộ

_ Pháp này rất bí mật

Chẳng được vọng tuyên truyền

Trừ, gặp người Trí Tuệ

Mới có thể tuyên nói

 

DIỆU CÁT TƯỜNG BÌNH ĐẲNG DU GIÀ

BÍ MẬT QUÁN THÂN THÀNH PHẬT NGHI QUỸ

_Hết_

17/06/2011