Địa Trì Luận
Bồ Tát Giới Yết Ma

Bồ tát Di Lặc tạo luận
Tam tạng Pháp sư Đàm Vô Sấm dịch Hán văn
Tỳ kheo Thích Pháp Chánh dịch Việt văn

Toàn văn được chia làm bốn phần.

A1. Chính thức từ người khác thọ giới
B1. Phương tiện trước khi thọ giới
C1. Phương tiện xa

Bồ tát, hoặc tại gia hoặc xuất gia, muốn học giới pháp Bồ tát: luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiếp chúng sanh giới, sau khi phát tâm Vô thượng Bồ đề, phải nên đến trước một vị đồng pháp Bồ tát, vị đã phát nguyện Bồ đề, có trí tuệ, có năng lực, khéo thuyết pháp, thông đạt nghĩa lý, biết tụng giới, nghiêm trì giới luật. Đến trước một vị Bồ tát như vậy, trước tiên lạy chân ngài xong, bèn nói lời như vầy: “Bạch Đại Đức! Con xin ngài truyền thọ cho con giới luật nghi Bồ tát. Cúi xin Đại Đức không nề khó nhọc,
thương xót hứa khả.”

C2. Phương tiện gần
D1. Phương tiện của người thọ giới

Người cầu giới nói lời ấy xong, bèn lộ vai áo bên phải, đối trước mười phương ba đời tất cả chư Phật Bồ tát, cung kính đảnh l−, tưởng nghĩ công đức của các ngài, khởi tâm thuần thành thanh tịnh, hoặc hạ, hoặc trung, hoặc thượng. Đối trước vị giới sư, khởi tâm khiêm hạ, cung kính, quỳ thẳng cúi đầu, đối trước tượng Phật, tác bạch như sau:

– Cúi xin Đại Đức truyền thọ cho con giới pháp Bồ tát.

Tác bạch xong đứng dậy, nhất tâm tưởng nghĩ làm cho tâm thanh tịnh: “Mình chẳng bao lâu nữa sẽ được công đức to lớn, vô tận vô lượng, không còn gì hơn.” Nghĩ như vậy rồi, bèn đứng im lặng.

D2. Phương tiện của vị giới sư

Lúc đó, vị giới sư, hoặc đứng hoặc ngồi, nhất tâm chuyên chú, nói với người thọ giới:

– Thiện nam tử …… lắng nghe. Này pháp đệ!

Ông có phải là Bồ tát không?

Người thọ giới trả lời:

– Dạ, con là Bồ tát.

– Đã phát tâm Bồ đề chưa?

Trả lời:

– Dạ, đã phát tâm Bồ đề.

B2. Chính thức thọ giới

Vị giới sư hỏi xong bèn nói tiếp:

– Thiện nam tử! Ông sẽ ở nơi tôi thọ tất cả giới pháp Bồ tát: luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiếp chúng sanh giới. Những giới pháp này là giới mà tất cả Bồ tát ở quá khứ, vị lai, hiện tại đã, sẽ và đang thọ trì. Tất cả Bồ
tát ở quá khứ đã học, tất cả Bồ tát ở vị lai sẽ học, và tất cả Bồ tát ở hiện tại dang học. Ông có thể thọ trì giới pháp này hay không?

Trả lời:

– Dạ, có thể.

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như thế.

B3. Nói rõ phương tiện sau

Vị giới sư nói ba lần truyền thọ giới pháp xong, người thọ giới vẫn quỳ thẳng. Lúc đó vị giới sư đối trước tượng Phật, kính l− chư Bồ tát ở mười phương thế giới xong, bèn tác bạch như sau:

– Bồ tát …… ở nơi con là Bồ tát …… ba lần tác bạch cầu thọ giới pháp Bồ tát, con đã chứng minh.

Kế đó tác bạch với tất cả vô lượng chư Phật ở mười phương ba đời như sau:

– Bồ tát …… ở nơi con là Bồ tát …… ba lần tác bạch cầu thọ giới pháp Bồ tát, con đã chứng minh.

Lần thứ hai, lần thứ ba cũng bạch như thế. Như vậy, thọ Bồ tát giới xong, do lực lượng của giới pháp có nhiều điềm lành tuần tự hiện ra trước chư Phật, và chư đại Bồ tát ở khắp mười phương thế giới. Lúc đó chư Phật, chư đại Bồ tát tưởng nghĩ đến người thọ giới, các ngài khởi lên tri kiến chân thực như thế này: “Trong thế giới …… có Bồ tát …… đã từ Bồ tát …… thọ Bồ tát giới.” Như thế, chư Phật chư Bồ tát đối với người thọ giới tưởng nghĩ như con, như em, thương yêu lo lắng. Vì thương yêu lo lắng nên khiến cho thiện pháp của người thọ giới tăng trưởng, vĩnh vi−n không thoái lui giảm sút. Trong buổi l− thọ giới, pháp tác bạch như thế, điềm lành như thế. Sau khi l− truyền thọ giới pháp Bồ tát được viên mãn, vị giới sư cùng người thọ giới cung kính đảnh l− mười phương chư Phật và chư đại Bồ tát xong bèn lui ra.

B4. So sánh để hiển thị sự thù thắng

Giới pháp luật nghi Bồ tát đã được truyền thọ, so với tất cả giới luật nghi khác là thù thắng cao tột nhất. Giới pháp luật nghi Bồ tát này bao hàm vô lượng vô biên công đức, phát khởi từ tâm chân thực cao tột nhất, đối trị tất cả nghiệp ác của tất cả chúng sanh. Giới pháp Ba la đề mộc xoa so với giới pháp này, trăm phần không bằng một, trăm ngàn vạn phần nhẫn đến tất cả ví dụ toán số cũng không bằng một, bởi vì giới pháp luật nghi Bồ tát này nhiếp thọ tất cả công đức.

A2. Chuyên tinh hộ trì
B1. Thuyết minh phương tiện trì giới
C1. Phương tiện gần

Người thọ trì giới pháp Bồ tát phải nghĩ như vầy: “Tôi sẽ làm những điều đúng như giới pháp đã quy định, và sẽ không làm những điều không đúng với giới pháp, như vậy công đức sẽ được tăng trưởng.” Người học giới pháp Bồ tát, nghe những lời dạy trong tạng kinh và tạng luận (Ma đắc lặc già) của Bồ tát cũng phải siêng năng học hỏi, hộ trì.

C2. Phương tiện xa
D1. Phương tiện ý nghiệp của vị giới sư

Vị giới sư có trí tuệ, không nên tùy tiện truyền thọ giới pháp Bồ tát cho bất cứ ai đến cầu thọ giới. Nếu đối phương là người không có tín tâm sẽ không truyền thọ, nghĩa là những người vừa nghe giới pháp lần đầu đã không tin, không ham muốn, không thể suy ngẫm; hoặc là bỏn sẻn, tham lam; hoặc đa dục; hoặc không biết tiết chế; hoặc là người phá giới; hoặc là người chậm chạp; hoặc là người không biết hộ trì giới pháp; hoặc là người hay giận dữ, hay oán hận, không biết nhẫn nhịn; hoặc là người lười biếng, nhút nhát, ham ngủ nghỉ; hoặc người hay nói chuyện thị phi. Đối với những người như thế, sẽ không truyền thọ giới pháp Bồ tát cho họ.

Nếu có người nào tu tập phát lành, dù chỉ trong khoảng ngắn ngủi; hoặc là người không uống rượu; hoặc không ngu si; hoặc không khiếp nhược; hoặc nghe nhiều Phật pháp; hoặc là người không hủy báng giáo pháp của Bồ tát. Đối với những người như thế, đều nên truyền thọ giới pháp Bồ tát cho họ.

Còn đối với những người đã thọ giới pháp Bồ tát lại sinh tâm phỉ báng, trái nghịch, không nên nói cho họ giới pháp Bồ tát, không dạy cho họ giới hạnh Bồ tát. Vì sao? Bởi những người đó nghe xong, chẳng chịu tin tưởng thọ trì. Vì bọn họ bị sự vô tri che lấp nên sinh tâm phỉ báng. Ví như thọ giới pháp Bồ tát được vô lượng công đức lợi ích, thì ngược lại, phỉ báng giới pháp Bồ tát cũng sẽ phải thọ nhận vô lượng tội báo, thậm chí, ngày nào họ chưa xả bỏ những lời ác, những kiến giải cùng sự nhận thức sai lầm, thì ngày đó họ còn phải nhận chịu những tội báo như vậy.

D2. Phương tiện khẩu nghiệp của vị giới sư
E1. Giới sư vì người thọ giới tuyên nói giới tướng

Trước khi truyền thọ giới pháp Bồ tát, vị giới sư trước tiên phải vì người thọ giới giảng nói tạng Ma đắc lặc già, giới pháp Bồ tát, cùng hành tướng của sự trì giới phạm giới, để cho người thọ giới tự tâm quán sát, dùng trí tuệ suy ngẫm: “Tôi có thể tự mình thọ trì giới pháp này, chứ không phải vì bắt chước người khác mà thọ.” Đây gọi là người thọ giới có ý chí kiên cố. Đối với những người như vậy, nên truyền thọ giới pháp cho họ.

E2. Nói rộng về hành tướng trì giới phạm giới
F1. Nói về giới trọng
G1. Tổng quát

Giới pháp luật nghi của Bồ tát, có bốn pháp Ba la di.

G2. Khác biệt
H1. Hỏi

Thế nào là bốn?

H2. Biện biệt (có bốn)

(1) Nếu Bồ tát, vì tham cầu lợi dưỡng, tự khen ngợi đức hạnh của mình, hủy nhục chê bai người khác, đây gọi là phạm vào điều giới Ba la di thứ nhất.

(2) Nếu Bồ tát, tự mình có của cải, nhưng vì có tính bỏn sẻn, thấy chúng sinh nghèo khổ, không nơi nương tựa, đến xin tài vật, mà không sinh lòng thương xót, bố thí những vật mà họ đang cần; lại như có người muốn đến nghe Pháp, mà lại bỏn sẻn không nói, đây gọi là phạm vào điều giới Ba la di thứ hai.

(3) Nếu Bồ tát, nhân vì sự giận dữ, tuy đã dùng lời hung ác chửi rủa đối phương, nhưng vẫn chưa nguôi giận, lại còn dùng gậy gộc, gạch đá khủng bố tàn hại đối phương, làm tăng gia lòng sân hận của chính mình. Đối phương tỏ ý biết lỗi, dùng lời nhỏ nhẹ, cầu xin tha thứ, nhưng vẫn không chịu bỏ qua, ôm lòng oán hận không nguôi, đây gọi là phạm vào điều giới Ba la di thứ ba.

(4) Nếu Bồ tát, hủy báng Bồ tát tạng, ngoan cố chấp trước vào những tà kiến, hoặc do tự mình nhận thức, hoặc do nghe theo lời xúi dục của người khác, đây gọi là phạm vào điều giới Ba la di thứ tư.

H3. Phân biệt chi tiết
I1. Nêu rõ sự phạm giới

Nếu Bồ tát phạm một trong bốn pháp ba la di, thì gọi là phạm tội ba la di, huống hồ phạm cả bốn pháp.

I2. Giải thích nghĩa “vô dư” của ba la di

Bồ tát phạm giới ba la di, không thể tăng tiến pháp tu, không thể trang nghiêm Bồ đề, lại cũng không thể tăng trưởng tịnh tâm trong đời hiện tại, Đây gọi là Bồ tát tương tự, không phải Bồ tát chân thực.

I3. Nói rõ phạm khinh, phạm trọng, mất giới, không mất giới

Nếu Bồ tát dùng tâm phiền não bậc hạ hoặc bậc trung phạm giới ba la di, không bị gọi là mất giới thể; còn nếu dùng tâm phiền não bậc thượng phạm ba la di, đây gọi là mất giới thể. Nếu như đối với bốn pháp ba la di thường thường vi phạm, hơn nữa không biết hổ thẹn, lại còn vui mừng ham thích, cho là có công đức, đây gọi là phạm giới với tâm phiền não bậc thượng.

I4. Nói rõ sự mất giới thể

Trong giới pháp Bồ tát, phạm bốn giới ba la di không phải lập tức mất giới thể như trong giới tỳ kheo.

I5. So sánh sự khác biệt

Trong giới pháp Bồ tát, nếu mất giới thể, có thể thọ lại, không phải như trong giới pháp tỳ kheo, một khi mất giới thể là vĩnh vi−n mất hẳn, không thể thọ lại. Có hai nhân duyên mất giới thể Bồ tát: một là xả bỏ tâm nguyện Bồ đề, hai là phạm giới với tâm phiền não bậc thượng. Khi Bồ tát xả bỏ thân mệnh vẫn không mất giới thể Bồ tát, nhẫn đến đi thọ thân khác ở khắp mười phương cũng không mất giới thể này. Nếu Bồ tát không xả bỏ tâm nguyện Bồ đề, không phạm giới với tâm phiền não bậc thượng, thì khi mất đi, trong đời sau tuy không còn nhớ, giả sử có thọ giới Bồ tát lại, cũng vẫn là giới thể Bồ tát đã thọ trong đời trước, chứ không phải là được giới thể mới khác.

F2. Nói về giới khinh
G1. Tổng quát

Thọ trì giới luật Bồ tát, phải biết thế nào là phạm, không phạm, nhi−m ô, không nhi−m ô, phạm giới bậc hạ, bậc trung, hoặc bậc thượng.

G2. Phân biệt rộng rãi
H1. Nhiếp thiện giới
I1. Giới bố thí
J1. Đối với bậc trên nói về kính trọng bố thí

(1) Nếu Bồ tát, an trụ trong giới luật nghi, trong một ngày đêm, hoặc đối với đức Phật khi ngài còn tại thế, hoặc đối với tháp miếu của Phật, hoặc Pháp, hoặc kinh điển, hoặc tạng Tu đa la của Bồ tát, hoặc tạng Ma đắc lặc già của Bồ tát, hoặc tỳ kheo tăng, hoặc chư Đại Bồ tát trong mười phương, nếu như không cúng dường ít nhiều, nhẫn đến, tối thiểu là một lạy, hoặc nhẫn đến không dùng một bài kệ khen ngợi công đức của Tam bảo, hoặc nhẫn đến tâm không thể thanh tịnh trong khoảng một niệm, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la. Nếu như, vì không cung kính, hoặc vì lười biếng, nhút nhát, thì phạm do tâm nhi−m ô; còn nếu hoặc vì lơ đãng, hay lầm lẫn, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Các trường hợp không phạm, như: Các vị Bồ tát đã chứng nhập Tịnh tâm địa, hoặc các vị tỳ kheo chứng được lòng tin không hoại (tu đà hoàn), các vị ấy thường thường như pháp cúng dường Phật Pháp Tăng.

J2. Đối kẻ dưới nói về nhiếp thọ bố thí
K1. Tài thí

(2) Nếu Bồ tát, tâm còn nhiều sự ham muốn, không biết hạn lượng, tham lam tiền bạc của cải, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Các trường hợp không phạm, như: muốn đoạn trừ sự tham lam, song vì phiền não tham quá nặng, tuy thường đối trị, song tâm tham vẫn tiếp tục hiện hành.

K2. Pháp thí

(3) Nếu Bồ tát, thấy bậc tôn trưởng có đức hạnh, hoặc những người bạn Pháp đáng kính, lại sinh tâm kiêu mạn, sân hận, không bày tỏ sự cung kính, không nhường chỗ ngồi. Đối phương chào hỏi, thỉnh cầu nói Pháp, đều không đếm xỉa đến họ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm tội do tâm nhi−m ô. Nếu nhân vì lười biếng nhút nhát, hoặc vì lơ đãng, hoặc tính hay quên, hoặc nhầm lẫn, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc có bệnh nặng, hoặc tâm cuồng loạn, hoặc đang ngủ mà đối phương tưởng mình đang thức bèn đến chào hỏi, thỉnh cầu nói Pháp, cho nên đã không trả lời, đây gọi là không phạm. Hoặc lúc đang nghe bậc Thượng tọa thuyết pháp, hoặc giải đáp vấn đề, hoặc tự mình đang thuyết pháp, hoặc đang nghe pháp, hoặc tự mình đang giải đáp vấn đề, hoặc mình đang ở trong đám đông nghe thuyết pháp, hoặc đang ở trong đám đông giải đáp vấn đề, trong những trường hợp này sẽ không phạm nếu không chào hỏi đối phương. Hoặc muốn giữ ý tứ cho đối phương, hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phục, làm cho đối phương xa lìa pháp ác, tu tập pháp lành; hoặc tuân theo sự chế định của tăng đoàn; hoặc muốn giữ ý tứ cho đám đông.

K3. Nhiếp thủ tài thí

(4) Nếu Bồ tát, có người đàn việt đến thỉnh, hoặc đến nhà họ, hoặc đến chùa khác, hoặc đến nhà người khác, để cúng dường y phục, thực phẩm, các loại đồ dùng. Bồ tát, nếu đem tâm sân hận, hoặc tâm kiêu mạn, không chịu thọ nhận, không chịu đáp ứng lời thỉnh cầu của thí chủ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc đang có bệnh; hoặc không có sức lực; hoặc thần kinh thác loạn; hoặc chổ thỉnh ở quá xa; hoặc dọc đường có nhiều tai nạn khủng bố; hoặc biết rằng không thọ nhận sẽ làm cho họ xa lìa pháp ác, an trụ trong pháp thiện; hoặc trước đó đã thọ thỉnh; hoặc đang tu pháp thiện không muốn tạm gián đoạn, hoặc muốn nghe pháp mà mình chưa từng nghe, hoặc nghe những điều nghĩa lý lợi ích, hoặc nghe giải đáp vấn đề; hoặc biết người thỉnh chỉ muốn giả vờ để làm mình phiền não; hoặc không muốn làm người khác khởi tâm đố kỵ; hoặc tuân theo lời huấn dụ của chư tăng.

(5) Nếu Bồ tát, có người đàn việt, đem các loại vật báu như vàng, bạc, chân châu, ma ni, lưu ly, …, bố thí cho Bồ tát. Nếu Bồ tát vì sân hận, hoặc vì kiêu mạn mà từ chối không nhận sự bố thí, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô, bởi vì đã xả bỏ chúng sanh. Nếu như vì lười biếng, nhút nhát mà không chịu thọ nhận, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc điên cuồng; hoặc biết rằng nếu thọ nhận, mình sẽ sinh tâm tham luyến; hoặc biết rằng nếu thọ nhận, sau này thí chủ sẽ sinh lòng hối tiếc; hoặc biết rằng nếu thọ nhận, thí chủ sẽ sinh tâm nghi ngờ; hoặc biết rằng sau nếu thọ nhận, thí chủ sẽ trở nên nghèo khó khổ não; hoặc biết rằng vật bố thí là vật trộm cắp; hoặc biết rằng sau khi thọ nhận, mình sẽ gặp nhiều khổ não, chẳng hạn như bị giết, bị giam, bị quở trách, bị xử phạt, bị đoạt của, bị đàm tiếu.

K4. Nhiếp thủ pháp thí

(6) Nếu Bồ tát, có chúng sinh đến chỗ mình, muốn được nghe pháp, nếu như Bồ tát hoặc vì sân hận, hoặc vì bỏn sẻn, hoặc vì đố kỵ mà không chịu nói pháp cho họ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc ngoại đạo muốn tìm lỗi mà đến hỏi; hoặc mình đang bị bệnh nặng; hoặc thần kinh thác loạn; hoặc biết rằng nếu mình không nói, sẽ làm cho đối phương được điều phục; hoặc mình đang tu tập pháp thiện chưa được thấu triệt; hoặc biết đối phương không có tâm cung kính, hoặc có cử chỉ vô l−; hoặc biết đối phương căn cơ ám độn, nghe pháp thâm sâu vi diệu lại sinh lòng sợ hãi; hoặc biết đối phương nghe xong sẽ tăng thêm tà kiến; hoặc biết đối phương nghe xong sẽ thoát thất đạo tâm; hoặc biết đối phương nghe xong, đem nói lại cho người ác.

(7) Nếu Bồ tát, đối với những chúng sanh hung ác phạm giới, sinh lòng sân hận bỏ phế họ không chịu dạy dỗ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu như, hoặc vì lười biếng nhút nhát, hoặc vì quên bổn phận dạy dỗ chúng sanh của mình mà ngăn cấm làm cho người khác cũng bỏ phế không dạy dỗ, đây gọi là phạm do tâm nhi−m ô. Vì sao? Vì Bồ tát đối với người ác nên khởi lòng từ bi tha thiết hơn là đối với người thiện. Những trường hợp không phạm, như: hoặc mình đang bị thần kinh thác loạn; hoặc biết mình không dạy dỗ sẽ làm cho đối phương được điều phục, giống như phần trên đã nói; hoặc là giữ ý tứ cho người khác; hoặc tuân theo quy chế của tăng đoàn.

I2. Giới thi la
J1. Tự tu giới hạnh
K1. Chánh giới

(8) Nếu Bồ tát, trong giới pháp Ba la đề mộc xoa, vì muốn bảo hộ chúng sanh, làm cho người chưa tin Phật pháp khởi lòng tin tưởng, người đã tin Phật pháp tăng thêm tín tâm, đối với những điều giá tội, Bồ tát sẽ cùng học với Thanh văn. Vì sao? Vì hàng Thanh văn, tuy chú trọng đến việc tự độ, cũng không sao lãng việc lợi ích người khác, làm cho người chưa tin khởi lòng tin, người đã tin tăng thêm lòng tin tưởng, học tập giới luật, huống chi Bồ tát là người muốn độ tất cả chúng sinh thành Phật.

Lại như những điều giá tội mà Đức Như Lai đã chế định cho hàng Thanh văn, như: ít ham muốn, ít làm, ít phương tiện, …, các vị Bồ tát không nên cùng học với hàng Thanh văn. Vì sao? Vì hàng Thanh văn chỉ lo tự độ, không nghĩ đến việc độ người khác, cho nên cần phải an trụ trong pháp ít ham muốn, ít làm, ít phương tiện. Không phải như Bồ tát là người vừa độ cho chính mình vừa độ cho người khác, mà lại phải tuân hành theo các pháp ít muốn, ít làm, ít phương tiện này. Bồ tát vì chúng sanh, nên đến chỗ các cư sĩ tại gia, xin trăm ngàn tấm y, nếu như thí chủ cho phép mình tùy ý lấy thì nên xem xét khả năng của thí chủ như thế nào, rồi tùy theo đó mà thọ nhận. Đối với bình bát cũng giống như trường hợp y. Lại nữa, các trường hợp sau cũng giống như trường hợp y và bình bát: tự mình xin chỉ sợi, yêu cầu thợ dệt không phải thân thích dệt y; lại vì chúng sinh chứa cất mền gối, tọa cụ, nhẫn đến thọ nhận trăm ngàn lượng vàng bạc. Như thế, những điều giá tội cấm chế Thanh văn, quy định họ an trụ trong pháp ít ham muốn, ít làm, ít phương tiện, các Bồ tát không cùng học những điều giới này. Các Bồ tát an trụ trong giới luật nghi, muốn lợi ích chúng sinh, nếu như vì tâm đố kỵ, hoặc sân hận mà an trụ trong các pháp ít ham muốn, ít làm, ít phương tiện, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu như vì lười biếng nhút nhát mà an trụ trong các pháp ít ham muốn, ít làm, ít phương tiện, thì phạm do tâm không nhi−m ô.

K2. Chánh mệnh

(9) Nếu Bồ tát, thân miệng không thành thực, hoặc hiện thân tướng, hoặc lớn tiếng chê bai mắng nhiếc, hoặc dùng lợi để mưu cầu lợi dưỡng, sống bằng pháp tà mệnh, không có tâm hổ thẹn, không chịu sửa đổi thói quen xấu, đây gọi phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc tuy muốn đoạn trừ thói xấu, song vì phiền não tăng trưởng, thường thường hiện hành, không thể cấm chế.

K3. Chánh uy nghi

(10) Nếu Bồ tát, tính tình háo động, không quen sự an tĩnh, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu như vì đãng trí hoặc nhầm lẫn, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc tuy dùng nhiều phương pháp để đoạn trừ thói quen háo động nhưng vẫn chưa đoạn được, như phần trên đã nói qua; hoặc vì muốn làm cho người khác dứt tâm hiềm khích, hận thù; hoặc có người đối với Bồ tát khởi tâm hiềm thù, Bồ tát vì muốn giảm trừ sự hiềm thù đó nên hiện tướng đùa cợt; hoặc thấy người đang ưu sầu khổ não, muốn làm cho họ khuây khỏa mà hiện tướng đùa cợt; hoặc muốn nhiếp phục, giúp đỡ, hoặc dứt trừ thói quen đùa cợt của đối phương mà hiện tướng giống như họ; hoặc có người nghi ngờ Bồ tát hiềm thù, phản nghịch họ, Bồ tát bèn hiện tướng đùa cợt để chứng tỏ sự vô tư của mình.

K4. Chánh kiến

(11) Nếu Bồ tát, nói như thế này: “Bồ tát không nên mong cầu Niết bàn, nên xả bỏ Niết bàn, không nên sợ phiền não, không nên quyết tâm nhàm lìa sanh tử. Vì sao? Bồ tát phải nhận chịu sự sanh tử dài lâu ba a tăng kỳ kiếp để cầu Vô thượng Bồ đề.” Đây là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Vì sao? Sự mong cầu Niết bàn, nhàm chán sanh tử của hàng Thanh văn, trăm ngàn vạn lần, cũng không bằng sự mong cầu Niết bàn, nhàm chán sanh tử của hàng Bồ tát. Bởi vì Thanh văn chỉ cầu tự lợi, còn Bồ tát vì muốn quảng độ chúng sanh. Các bậc Bồ tát tu tập tâm không nhi−m ô, vượt hẳn A la hán, ở trong sanh tử thành tựu các sự nghiệp hữu lậu, mà vẫn có thể xa lìa các phiền não.

J2. Nương vào giới nhiếp hóa người khác
K1. Đối với người thiện

(12) Nếu Bồ tát, thực sự có lỗi mà không phòng hộ những lời thiếu tin tưởng, không phòng hộ những sự chê bai hủy báng, mà cũng không cố gắng tìm cách trừ diệt, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu như Bồ tát không có lỗi, nhưng lại cũng không tìm cách phòng hộ, trừ diệt sự chê bai phỉ báng, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc ngoại đạo cùng với những người ác hủy báng; hoặc xuất gia đi khất thực, tu hành những nhân duyên thiện, mà lại bị người khác sanh tâm hủy báng; hoặc người đối diện trong trạng thái sân hận, hoặc trong trạng thái điên cuồng mà sinh tâm hủy báng.

K2. Đối với người ác

(13) Nếu Bồ tát, quán xét chúng sinh phải nên dùng những lời quở trách nghiêm khắc làm phương tiện lợi ích cho họ, song lại sợ làm cho họ buồn phiền sân não mà không dám quở trách, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm không nhi−m ô. Trường hợp không phạm, như: nếu biết lời quở trách của mình không lợi ích gì cho đối phương, mà chỉ làm cho họ ưu sầu, oán hận, cho nên không quở trách.

I3. Nhẫn nhục
J1. Trả đủa kẻ não hại mình

(14) Nếu Bồ tát, bị người khác mắng nhiếc liền mắng nhiếc lại, bị người khác sân hận liền sân hận lại, bị người khác hành hung liền hành hung lại, bị người khác hủy báng liền hủy báng lại, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô.

J2. Xâm phạm người khác mà không chịu tạ lỗi

(15) Nếu có Bồ tát xâm phạm người khác, hoặc tuy không xâm phạm nhưng lại làm cho đối phương hiểu lầm là mình xâm phạm, trong những trường hợp này phải lập tức tạ lỗi tỏ ý ăn năn. Nếu như vì hiềm khích hoặc khinh mạn đối phương mà không chịu tạ lỗi đúng phép, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu như vì lười biếng nhút nhát mà không tạ lỗi, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc muốn dùng phương tiện này để điều phục đối phương; hoặc nếu đối phương bắt buộc mình phải làm điều phi pháp mới nhận sự tạ lỗi, trong trường hợp đó, không tạ lỗi cũng không phạm; hoặc biết đối phương thích gây sự; hoặc biết rằng sự tạ lỗi của mình chỉ làm cho họ càng thêm giận dữ; hoặc biết đối phương tính tình ôn hòa nhẫn nhục, không có tâm hiềm khích sân hận, hoặc sợ đối phương hổ thẹn, cho nên không tạ lỗi cũng không phạm.

J3. Không nhận sự tạ lỗi của người khác

(16) Nếu Bồ tát, người khác đến xâm phạm, song họ đã tạ lỗi đúng pháp, thế nhưng Bồ tát lại khởi tâm hiềm thù, vì muốn làm cho đối phương sầu não, bèn không chịu nhận sự tạ lỗi của họ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm với tâm nhi−m ô. Nếu như vì lười biếng nhút nhát mà không nhận sự tạ lỗi của họ, thì phạm với tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc dùng phương tiện này để điều phục đối phương, như phần trên đã nói qua; hoặc đối phương tạ lỗi không đúng pháp, lại có thái độ bất bình, cho nên không nhận sự tạ lỗi của họ.

J4. Kết hận trong lòng không xả bỏ

(17) Nếu Bồ tát, đối với người khác khởi tâm hiềm khích, ôm lòng oán hận, không chịu xả bỏ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm với tâm nhi−m ô. Các trường hợp không phạm, như : dùng phương tiện này để điều phục đối phương, như phần trên đã nói qua.

I4. Giới tinh tiến

(18) Nếu Bồ tát, nuôi dưỡng đệ tử vì muốn họ cung phụng hầu hạ mình, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu như không phải vì tham muốn cung phụng hầu hạ thì không phạm.

(19) Nếu Bồ tát, tính tình lười biếng, ham ưa ngủ nghỉ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc bị bệnh, hoặc không sức lực; hoặc đi xa về mệt mỏi; hoặc hiện tướng biếng lười ham ngủ nghỉ như một phương tiện điều phục đối phương, như phần trên đã nói.

(20) Nếu Bồ tát, đem tâm nhi−m ô bàn luận chuyện thế sự không kể giờ giấc, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu vì đãng trí mà quên giờ giấc, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc vì muốn tùy thuận đối phương, tạm thời lắng nghe họ bàn luận chuyện thế sự; hoặc trả lời câu hỏi của đối phương, chứ không cố ý tham gia vào việc bàn luận.

I5. Giới thiền định
K1. Mới tu khởi tân sân hận kiêu mạn không nghe lời dạy bảo

(21) Nếu Bồ tát, muốn cầu tu định, song vì tâm hiềm khích, kiêu mạn, không chịu nghe lời dạy bảo của sư trưởng, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu như vì lười biếng nhút nhát mà không nghe lời dạy bảo, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc bị bệnh; hoặc không đủ sức lực; hoặc biết sư trưởng giảng nói điên đảo; hoặc tự mình học rộng nghe nhiều, biết rõ phương pháp; hoặc trước kia đã từng học tập qua.

K2. Lúc tu bị tâm ngũ cái che lấp

(22) Nếu Bồ tát, sinh khởi tâm ngũ cái, không chịu tỉnh giác, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: dùng phương tiện này để điều phục đối phương, như phần trên đã nói qua.

K3. Sau khi tu thành, tham trước thiền vị

(23) Nếu Bồ tát, thấy pháp thiền thế gian là có công đức, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm với tâm nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: đang nỗ lực đoạn trừ kiến giải sai lầm này, song vì tập khí chưa đoạn được, như phần trên đã nói qua.

I6. Giới Bát nhã
J1. Đối với pháp nói rõ sự phạm giới
K1. Tu học không đúng cách
L1. Đối với Đại thừa Tiểu thừa nói rõ sự tu học không đúng cách
M1. Chuyên học Đại thừa

(24) Nếu Bồ tát, hoặc có quan niệm, hoặc nói lời như sau: “Bồ tát không nên nghe, không nên thâu nhận, không nên học hỏi pháp Thanh văn. Bồ tát cần pháp Thanh văn làm gì?” Đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Vì sao? Bồ tát còn nghe pháp của ngoại đạo, huống hồ là những lời Phật dạy mà không nghe? Những trường hợp không phạm, như: hoặc đang học pháp tạng Bồ tát, chưa có thì giờ hoặc cơ hội học tập pháp của Thanh văn.

M2. Chuyên học Tiểu thừa

(25) Nếu Bồ tát, không tìm phương tiện để học tập giáo pháp Bồ tát, không quan tâm đến, lại chuyên tâm học tập giáo pháp Thanh văn, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm không nhi−m ô.

L2. Đối với tà chánh nói rõ sự tu học không đúng cách
M1. Bỏ Phật pháp học thế gian pháp

(26) Nếu Bồ tát, đối với những điều Phật dạy, bỏ phế không chịu học, lại quay ra học tà luận của ngoại đạo, học sách vỡ của thế gian, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc Bồ tát là người trí tuệ cao siêu, có thể học tập rất nhanh chóng; hoặc học Phật pháp lâu lâu và vẫn chưa quên; hoặc đã quán sát đầy đủ Phật pháp, chứng được trí bất động; hoặc trong mỗi ngày, dùng hai phần thời gian học tập Phật pháp, một phần thời gian học tập sách vở thế gian.

M2. Học thế gian pháp sinh ra đắm nhiễm

Ngược lại, nếu Bồ tát đã học rành sách vở thế gian, tà luận của ngoại đạo, rồi sinh ra đắm nhi−m, không xem chúng như cặn bả, độc dược, thì gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô.

K2. Phỉ báng giáo pháp thâm sâu

(27) Nếu Bồ tát, nghe nghĩa lý thâm sâu, nghĩa lý chân thực của giáo pháp Bồ tát, lại nghe chư Phật, Bồ tát có vô lượng thần lực, bèn phỉ báng không tin nhận, cho rằng những điều này không lợi ích, không phải do Phật nói, cho nên không thể đem lại an lạc cho chúng sinh, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Đây là do vì tâm suy tưởng không chân chánh nên hủy báng, hoặc nghe theo lời xúi dục của người khác mà hủy báng, cho nên đối với nghĩa lý thâm sâu đệ nhất của giáo pháp Bồ tát không thể hiểu rõ. Bồ tát đối với giáo pháp thâm sâu của Bồ tát phải nên sinh lòng tin tưởng, tâm không gian dối, nói lời như sau: “Tôi là người hoàn toàn sai lầm, đui mù không trí tuệ. Đức Như Lai là bậc có tuệ nhãn, ngài tùy thuận chúng sinh mà giảng nói pháp đệ nhất nghĩa. Đối với chúng sanh có căn cơ thấp, đức Như Lai sẽ có phương tiện khác để giáo hóa. Làm sao có thể sinh tâm hủy báng? Bồ tát đó phải tự ý thức sự vô tri của mình, đối với giáo pháp mà đức Như Lai thấy được, biết được, phải nên chánh niệm quán sát, đem lòng tin chân chánh tùy thuận theo, đây gọi là không phạm.

J2. Đối với người khác nói rõ sự phạm giới
K1. Tự khen mình chê người

(28) Nếu Bồ tát, vì tâm tham lam hoặc giận dữ, tự khen công đức mình, hoặc hủy báng nhục mạ người khác, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc khinh chê phỉ báng ngoại đạo, tuyên dương Phật pháp; hoặc dùng phương tiện này để điều phục đối phương, như phần trên đã nói qua; hoặc làm cho người chưa tin khởi lòng tin đối với Phật pháp, còn người đã có lòng tin đối với Phật pháp thì tăng trưởng thêm.

K2. Không chịu nghe pháp

(29) Nếu Bồ tát, nghe có chỗ giảng thuyết, hoặc có chỗ thảo luận Phật pháp, song vì tâm sân hận, hoặc tâm kiêu mạn mà không đi nghe, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu vì lười biếng, nhút nhát mà không đi nghe, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc có nghe cũng không hiểu; hoặc đang bị bệnh; hoặc không sức lực; hoặc biết người giảng pháp chỉ nói chuyện điên đảo; hoặc muốn giữ ý với người giảng pháp; hoặc đã nghe qua nhiều lần rồi, và đã hiểu rõ ý nghĩa; hoặc học rộng nghe nhiều; hoặc đã nghe rồi đang suy tư nghĩa lý; hoặc đang như lời thuyết giảng mà thực hành; hoặc đang tu thiền định, không muốn tạm ngừng; hoặc căn cơ ám độn, không hiểu, không thể thọ trì những lời giảng dạy, trong những trường hợp này, không đi nghe cũng không phạm.

K3. Khinh chê người giảng pháp

(30) Nếu Bồ tát, khinh thường người giảng pháp, không sinh tâm cung kính, cười chê hủy báng, cho rằng người nói pháp chỉ chấp trước vào mặt chữ, không hiểu rõ ý nghĩa chân thực, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô.

H2. Giới nhiếp chúng sinh
I1. Đồng sự

(31) Nếu Bồ tát, thọ trì giới luật nghi, thấy những người khác công tác, vì tâm sân hận, không chịu tham gia, chẳng hạn như trù hoạch công tác, hoặc đi đường, hoặc kinh doanh đúng pháp, hoặc canh tác, hoặc hòa giải sự tranh chấp, hoặc tổ chức cứu tế, hoặc làm việc từ thiện, đều không chịu tham gia đóng góp, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu vì lười biếng, nhút nhát, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc bị bệnh; hoặc không sức lực; hoặc đối phương đủ sức tự lo lấy; hoặc đối phương có nhiều người phụ giúp; hoặc việc làm của bọn họ phi pháp bất nghĩa; hoặc dùng sự bất hợp tác như phương tiện điều phục chúng sinh, như phần trên đã nói qua; hoặc đã hứa giúp người khác; hoặc đối phương đang oán hận mình; hoặc đang tu tập pháp lành, không muốn tạm ngừng; hoặc tính tình ám độn; hoặc muốn giữ ý cho đám đông; hoặc tuân hành quy chế của tăng đoàn, trong những trường hợp này đều không phạm.

(32) Nếu Bồ tát, thấy người bệnh hoạn, vì tâm sân hận không đến chăm sóc hỏi han, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu vì lười biếng nhút nhát mà không chăm sóc hỏi han, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc tự mình có bệnh; hoặc không có sức lực; hoặc đã dặn bảo người có sức lực chăm sóc người bệnh; hoặc biết người bệnh có bà con quyến thuộc có thể chăm sóc cho họ; hoặc người bệnh có sức lực có thể tự chăm sóc; hoặc bệnh thường phát tác; hoặc bị bệnh kinh niên; hoặc mình đang tu tập pháp môn thù thắng không thể tạm ngừng; hoặc đang tu tập song vì căn tánh ám độn chưa hiểu rõ, chưa có thể thọ trì, tâm chưa thể an định trong pháp môn đang tu tập; hoặc trước đó đã chăm sóc người bệnh khác. Trong những trường hợp này, không chăm sóc người bệnh không có tội. Trường hợp gặp người nghèo khổ cũng tương tự như vậy.

I2. Ái ngữ

(33) Nếu Bồ tát, thấy chúng sanh đang tạo nghiệp ác đời này hoặc đời sau, vì tâm hiềm khích oán hận không chịu nói lẽ phải cho họ biết để họ sửa đổi, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm với tâm nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc tự mình không có trí tuệ; hoặc không có sức lực; hoặc đã dặn bảo người khác giảng giải cho họ biết; hoặc biết đối phương sẽ tự sửa đổi; hoặc biết đối phương đang gần gủi thiện tri thức; hoặc dùng sự im lặng như phương tiện điều phục đối phương, như phần trên đã nói qua; hoặc biết nếu nói sự thật, đối phương không sửa đổi lại còn oán hận mình; hoặc nếu nói sự thật, họ sẽ trả đủa bằng những lời ác độc; hoặc họ sẽ hiểu lầm, làm ngược lại ý mình muốn nói; hoặc đối phương đối với mình hoàn toàn không có tâm kính trọng; hoặc đối phương tính tình ngang ngược không biết phục thiện.

I3. Bố thí

(34) Nếu Bồ tát, thọ ơn của người khác, không biết báo đáp lại, hoặc bằng, hoặc hơn, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu vì lười biếng nhút nhát mà không báo đáp, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc muốn báo đáp nhưng không đủ khả năng; hoặc dùng đây làm phương tiện điều phục đối phương; hoặc tuy báo đáp song đối phương không thọ nhận.

(35) Nếu Bồ tát, thấy chúng sinh gặp sự khó khăn đối với họ hàng quyến thuộc, hoặc đối với vấn đề tiền bạc sinh kế, vì tâm hiềm khích oán hận, không giúp cho họ giải quyết vấn đề khó khăn, giải trừ sự lo lắng, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu vì lười biếng nhút nhát mà không giúp đở, thì phạm với tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như trong điều giới “Không đồng sự” đã nói qua.

(36) Nếu Bồ tát, có người đến xin thức ăn, quần áo, vì tâm sân hận, không chịu bố thí cho họ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc tự mình không có tài vật để bố thí; hoặc đối phương đòi hỏi những vật phi pháp, hoặc những vật vô ích; hoặc dùng đây làm phương tiện điều phục đối phương; hoặc nếu đối phương là người phạm pháp, vì tuân hành luật pháp quốc gia nên không bố thí; hoặc tuân giữ sự cấm chế của tăng đoàn.

(37) Nếu Bồ tát, nhiếp thọ đệ tử, vì tâm sân hận, không chịu dạy bảo họ đúng như pháp, không chịu tùy lúc đến chỗ của các bà la môn, cư sĩ cầu xin y phục, thức ăn, mền chiếu, thuốc men, phòng nhà, để cung cấp cho đệ tử mình, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu vì lười biếng, nhút nhát, buông lung mà không lo tròn trách nhiệm, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc muốn điều phục đệ tử, như phần trên đã nói qua; hoặc tuân hành quy chế của tăng đoàn; hoặc đang có bệnh; hoặc không đủ sức lực; hoặc đã dặn bảo người khác đi lo lắng dùm; hoặc đệ tử có đủ sức lực, có nhiều người giúp đở, có thể tự đi xin những vật cần dùng; hoặc hoặc đệ tử thọ trì và hiểu rõ những điều đã dạy; hoặc ngoại đạo đến nghe trộm pháp, không thể điều phục. Trong những trường hợp này, không cung cấp cho họ không phạm.

I4. Lợi hành

(38) Nếu Bồ tát, vì tâm hiềm khích sân hận không chịu tùy thuận người khác, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Nếu lười biếng nhút nhát mà không tùy thuận thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc đối phương muốn làm những việc không đúng pháp; hoặc đang có bệnh; hoặc không đủ sức lực; hoặc giữ gìn quy chế của tăng đoàn; hoặc đối phương tuy làm đúng pháp, song có thể khởi động nhiều người khác làm việc phi pháp; hoặc vì muốn điều phục ngoại đạo; hoặc muốn dùng đây làm phương tiện điều phục đối phương.

(39) Nếu Bồ tát, biết rõ chúng sinh thực sự có công đức, song vì tâm hiềm khích sân hận, không chịu nói cho người khác biết; hoặc nghe có người khen ngợi người ấy, mà không chịu phụ họa tán đồng, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: hoặc biết đối phương không muốn được khen ngợi, bèn giữ ý cho họ; hoặc tự mình có bệnh; hoặc không có sức lực; hoặc dùng đây như phương tiện điều phục đối phương; hoặc giữ gìn quy chế của tăng đoàn; hoặc biết sự khen ngợi có thể làm cho đối phương sinh khởi phiền não, hoặc vui mừng quá mức, hoặc sanh tâm kiêu mạn, vì muốn giảm trừ những tệ hại này nên không nói, không khen; hoặc việc làm của đối phương hình như có công đức nhưng thật sự không có công đức; hoặc lời nói của họ có vẽ như lời tốt, nhưng thực sự không phải lời tốt; hoặc vì muốn bẻ gảy tà kiến của ngoại đạo mà không khen ngợi; hoặc là đang đợi cho đối phương nói xong, làm xong rồi mới khen.

(40) Nếu Bồ tát, thấy có chúng sanh cần phải bị quở trách, cần phải bị chiết phục, cần phải bị trừng phạt trục xuất, song vì tình cảm, vì thiên vị mà không quở trách, hoặc tuy quở trách mà không chiết phục, hoặc tuy chiết phục mà không trừng phạt trục xuất, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm nhi−m ô\. Nếu vì lười biếng, nhút nhát, buông lung mà không làm, thì phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm: hoặc đối phương ương ngạnh không thể điều phục, không thể nói lời phải, không thể dạy bảo, thường hay khởi tâm hiềm thù; hoặc muốn đợi cơ hội; hoặc sợ nhân vì xử phạt đối phương mà dấy lên sự xung đột, tranh chấp, kiện tụng; hoặc dấy lên sự tranh chấp, hoặc phá vở sự hòa hợp trong tăng đoàn; hoặc biết đối phương không có tính lươn lẹo, có tâm hổ thẹn, biết từ từ cải đổi. Trong những trường hợp này, không quở trách trừng phạt không phạm.

(41) Nếu Bồ tát, thành tựu các loại thần lực, phải nên khủng bố, phải nên tiếp thọ, khiến cho chúng sinh nỗ lực tu hành, để cho họ có thể trả ơn tín thí; đối với người cần khủng bố thì phải khủng bố, đối với người cần tiếp thọ thì phải tiếp thọ, nếu như không chịu dùng thần lực để khủng bố hoặc tiếp thọ, đây gọi là phạm vào tội đột kiết la, phạm do tâm không nhi−m ô. Những trường hợp không phạm, như: nếu dùng thần lực, đối phương càng trở nên chấp trước, hoặc làm cho ngoại đạo hủy báng Phật pháp, tăng trưởng tà kiến; hoặc làm cho đối phương sợ hãi phát cuồng, hoặc tăng gia sự sợ hãi thống khổ. Trong những trường hợp này, không thi thố thần lực không phạm.

E3. Kết luận, khen ngợi, dẫn chứng, khuyến mọi người tu học

Những việc phát khởi giới pháp Bồ tát, đức Phật ở trong kinh tạng thường thường đề cập đến. Những điều ngài nói về Bồ tát luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiếp chúng sanh giới, đều nhiếp thu vào phần giới luật nghi. Đây là Ma đắc lặc già của Bồ tát, nay hòa hợp tuyên nói. Các vị Bồ tát phải tinh tiến cần mẫn thọ trì,khởi tâm cung kính, chuyên tâm tu học.

B2. Chánh minh hộ trì

Sau khi đã từ người khác chính thức thọ giới, vị Bồ tát mới thọ giới đó phải đem tâm thanh tịnh tinh chuyên giữ gìn giới luật nghi, giới nhiếp thiện pháp, và giới nhiếp chúng sinh.

A3. Sau khi phạm có thể sám hối

Nếu như đã phạm giới, phải lập tức sám hối đúng pháp, phải biết rằng tất cả những điều giới mà Bồ tát phạm đều nhiếp vào tội đột kiết la. Phải tìm một vị thiện tri thức, hoặc Đại thừa, hoặc Tiểu thừa, người có thể hiểu rõ lời mình nói, có thể thọ nhận sự sám hối của mình mà sám hối đúng pháp. Nếu như Bồ tát vì phiền não bậc thượng mà phạm tội ba la di, sẽ mất giới thể, phải nên thọ lại. Nếu như vì phiền não bậc trung mà phạm tội ba la di, phải đối trước ba vị, hoặc hơn ba vị thiện tri thức, dùng pháp sám hối tội đột kiết la. Trước tiên nói tên điều giới mình đã phạm, sau đó tác bạch như sau:

– Các đại đức nhất tâm tưởng nghĩ, tôi là …….
đã xả tỳ ni của Bồ tát, phạm tội đột kiết la.

Ngoài ra, các nghi thức khác cũng giống như nghi thức sám hối tội đột kiết la của tỳ kheo. Nếu như vì phiền não bậc hạ mà phạm tội ba la di, hoặc phạm vào các tội đột kiết la khác, phải đối trước một vị thiện tri thức sám hối. Nếu như không có vị thiện tri thức nào để sám hối, phải khởi lên tâm thanh tịnh, tưởng nghĩ như sau: “Tôi vĩnh vi−n sẽ không bao giờ tái phạm điều giới này, trong đời vị lai sẽ thường nhiếp thọ hộ trì giới luật nghi.” Nếu làm được điều này, thì tội phạm giới sẽ lập tức tiêu trừ.

A4. Dùng tâm lành thanh tịnh thọ giới

Nếu như không có bậc thiện tri thức đầy đủ công đức mà mình có thể thọ giới, như đã nói ở phần trên, thì hành giả phải đến trước tượng Phật, tự mình tác pháp thọ giới. Nên tác pháp như sau: mặc quần áo chỉnh tề, lộ vai áo bên phải, đặt gối phải sát đất, cúi đầu chắp tay, nói lời như sau: “Con là …… kính bạch tất cả chư Phật mười phương ba đời, cùng chư vị đại địa Bồ tát. Con nay đối trước chư Phật chư Bồ tát, cầu thọ tất cả giới pháp Bồ tát: luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiếp chúng sanh giới. Những giới pháp này là giới pháp mà tất cả Bồ tát đời quá khứ đã học, tất cả Bồ tát đời vị lai sẽ học, tất cả Bồ tát đời hiện tại đang học.” Lần thứ hai, lần thứ ba, cũng bạch như thế. Bạch xong đứng lên. Các nghi thức khác như đã nói ở phần trên.