đề bà

Phật Quang Đại Từ Điển

(提婆) I. Đề Bà. Phạm: Deva. Hán dịch: Thiên. Chỉ cho thế giới thắng diệu của người trời cư ngụ. Là một trong 5 đường, một trong 6 đường. Theo Pháp hoa sớ thì Thiên có nghĩa là thiên nhiên, tự nhiên thắng, lạc thắng, thân thắng… (xt. Thiên). II. Đề Bà. Gọi đủ: Đề bà đạt đa (Phạm: Devadatta). Vị tỉ khưu xấu ác ở thời đức Phật đã phạm tội ngũ nghịch, phá hoại tăng đoàn và đối nghịch với Phật. (xt. Đề Bà Đạt Đa). III. Đề Bà. Gọi đủ: Ca na đề bà (Phạm: Kàịa-deva). Vị cao tăng người Nam Ấn độ sống vào thế kỉ thứ III. Vì ngài có một mắt nên người đời gọi ngài là Độc nhãn đề bà. Ngài là đệ tử của bồ tát Long thụ ở nước Tát la, hiểu thấu lí không của các pháp, nhiều lần phá dẹp tà thuyết của ngoại đạo. Sau, ngài đến thành Ba tra lê truyền đạo, nhưng vì sự ganh ghét mà bị đánh chết. Ngài có để lại các tác phẩm: Bách luận 2 quyển, Tứ bách luận, Quảng bách luận, Bách tự luận. [X. Bách luận tự; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4]. (xt. Ca Na Đề Bà).