ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
TẬP IV
Thiện Phúc
(Tổ Đình Minh Đăng Quang)

299. Phật Pháp
300. Phật Tánh Đồng Đẳng
301. Chúng Sanh Đa Loại
302. Cuộc Sống Của Người Phật Tử Tại Gia
303. Chúng Sanh Pháp Và Phật Pháp
304. Mục Đích Tối Thượng Của Người Tu Phật
305. Đời Sống Của Người Phật Tử
306. Viễn Ly
307. Lý Thiện Ác Nhân Quả
308. Người Phật Tử Đến Chùa Bằng Cái Tâm Nào?
309. Ước Mơ Của Những Người Con Phật
310. Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo
311. Thần Quyền Và Tự Quyền Lời Hay Trong Lẽ Đạo

299. PHẬT PHÁP 

Những lời dạy của Đức Thế Tôn Từ Phụ về sau nầy đã được kiết tập lại qua nhiều bộ kinh từ Nam Tông đến Bắc Tông; từ Giới, Định, Huệ đến Giải Thoát; từ Chúng Sanh đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; từ Tứ Diệu ĐếBát Chánh Đạo đến Thập Nhị Nhơn Duyên; từ Nhơn Quả đến Luân Hồitừ Phước Đức đến Công Đức; từ Tứ Chánh Cần đến Tứ Niệm Xứ… Tuy nhiên, chỉ cần ba câu ngắn ngủi sau đâu cũng hàm chứa đầy đủ ý nghĩa thậm thâm của Phật pháp:

Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.

Đừng làm những việc ác; hãy làm những việc thiện; giữ cho tâm ý thanh sạch, đó là giáo lý của chư Phật. Phật pháp nếu nói thậm thâm thì rất ư thậm thâm, nhưng nếu nói đơn giản, thì đơn giản như vậy đó.

Chư ác mạc tác nghĩa là hãy từ bỏ các pháp ác. Mà pháp nào là pháp ác? Tham, sân, si, phẩn nộ, giận hờn, giả dối, nói một đường làm một nẽo, não hại, chọc phá làm cho người phiền não, tật đố, ganh ghét, thấy ai hơn mình như cát bay vào mắt, man trá, lừa thầy phản bạn, bồng bột, bạ đâu tin đó, tự cao tự đại, thấy ta lúc nào cũng hơn người, tà kiếnphóng dậtbuông lung từ thân đến tâm… Còn nhiều thứ ác nữa; tuy nhiên, không có giấy bút nào có thể kê khai hết được. Người con Phật nên nhớ bất cứ việc gì gây ra đau khổ và não phiền cho người khác là việc ác. Như vậy hễ tránh gây đau khổ và phiền não cho người là ta tránh được việc ác.

Chúng thiện phụng hành là hãy làm những việc thiện. Mà việc nào là việc thiện? Hãy làm ngược lại những việc ác, ấy là thiện. Thí dụ như tham là ác; ta không tham, vậy là thiện. Sân là ác; ta không sân, ấy là thiện. Thay vì giận hờn, giả dối, nói một đường làm một nẽo; ta khoan dungchân thật, nói sao làm vậy, ấy là thiện. Thay vì chọc phá gây não phiền cho người, ta tìm cách giúp đở làm cho người an lạc, ấy là thiện. Thay vì cống cao ngã mạn, ta ôn nhu từ tốn và khiêm nhường, ấy là thiện. Thay vì man trá, lừa thầy phản bạn, ta ngay thẳng và thủy chung, ấy là thiện. Thay vì tà kiếnphóng dậtbuông lung; ta chánh kiếntrì giới và không cho thân tâm dong ruổi, ấy là thiện. Trước khi làm việc gì nếu thấy có thể gây đau khổ và não phiền cho người, ta không làm, ấy là thiện.

Tự tịnh kỳ ý nghĩa là giữ cho tâm ý thanh sạch. Chính cái tâm viên ý mã, cái tâm loạn động mà ta phải lăn trôi, hết kiếp nầy đến kiếp khác, hết thân nầy đến thân khác. Nay làm người, có thể ngủ nhà, mà cũng có thể ngủ bờ ngủ bụi. Mai sanh làm con kiến, con ốc, con rùa… lăng quăng đi tìm mồi để bị người chà đạp, hoặc bắt bớ làm thịt. Hoặc giả sanh làm con rắn, luôn thập thò lo âu đề phòng bị người đập… Thật là cái tâm loạn động nó đưa ta đến không biết bao nhiêu là đau khổ và não phiền trong muôn vạn kiếp lăn trôi.

Bây giờ quyết chí tu hành, ta quyết không loanh quanh nữa, mà đi thẳng vào đề. Nếu không thấu hiểu hết được Tam Tông Kinh Điển thì cũng quyết chí liễu ngộ và hành trì cho rốt ráo bốn câu:

Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.

Nghĩ lại cảnh đời vốn dĩ đã đau khổ thêm đau khổ chỉ vì đa phần chúng sanh vỗ tay tán thưởng việc ác. Cõi Ta Bà đầy lầm than chỉ vì chúng sanh có bao nhiêu người chịu làm việc thiện? Bạn thù, thân sơ, ta và chúng sanh đã muôn kiếp mãi quằn quại trong bể khổ chỉ vì không chịu tự tịnh kỳ ý. Như vậy, ai mà thực hành rốt ráo ba câu trên là đang thực hành rốt ráo Phật phápLúc ấy chân vọng ta đều biết rõ; bịnh ta, bịnh chúng sanh ta đều biết rõ. Lúc đó, dù đang sống trong Ta Bà giả tạm, mọi bất công, tăm tối, ô uế và bất tịnh sẽ biến thành chân thiện mỹ của Thế Giới Tây Phương Cực Lạc.

300. PHẬT TÁNH ĐỒNG ĐẲNG

Chư Phật và chư Bồ Tát thị hiện ra nơi đời dưới nhiều dạng; tuy nhiênmục đích của các Ngài chỉ nhằm khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật, thế thôi. Vì thế tất cả những giáo pháp của các Ngài, dù cao dù thấp, chỉ là những phương tiện. Tất cả giáo pháp và những lời chỉ dạy của các Ngài không nhằm mục đích nào khác hơn là khẳng định rằng mọi chúng sanh đều có Phật tánh như nhau. Nơi anh, nơi chị, nơi tôi, nơi Phật… Phật tánh ấy không khác, không lớn, không nhỏ, không hơn, không kém.

Chính vì thế mà Đức Thế Tôn đã khẳng định: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” Và Lục Tổ Huệ Năng đã dõng dạc thưa với Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn rằng: “Người tuy có Nam Bắc, nhưng Phật tánh vốn không có Bắc Nam; thân quê mùa nầy cùng với hòa thượng chẳng đồng, song Phật tánh chẳng sai khác.” Nói không sai khác có nghĩa là Phật tánh của ai ai cũng đều giống nhau. Tuy nhiên, triệu ức người tu, có mấy người đến? Tại sao? Có lẽ tại vì cái chấp trước mê dại của chúng sanh mà đến nông nỗi. Chấp có ta, chấp có cái của ta, chấp tâm nầy là ta hoặc là của ta… rồi đưa đến không biết bao nhiêu là cớ sự cho ta và cho người. Chấp gió, chấp phướng, chấp ta mới nên tranh cãi; hễ chấp nhỏ thì tranh cãi nhỏ, chấp vừa vừa thì tranh cãi vừa vừa, còn chấp lớn thì thành chiến tranh hoặc nổi loạn.

Như trên đã nói, vì chấp nên ta cứ mãi đi trong u u minh minh, không thấy đâu là chánh đâu là tà, đâu là tánh giác, đâu là phàm phu. Vậy hãy buông bỏ cái chấp ấy đi thì cái gì mà không hiển lộ? Đừng chấp ta, đừng chấp cái của ta thì tham, sân , si đâu còn nơi dung chứa để mà phát triển? Đừng chấp gió động, cũng đừng chấp phướng động mà hãy tự xét xem coi lòng ta có động hay không. Làm được như vậy, lấy gì có tranh cãi? Ngoài ra, ai trong chúng ta cũng đều muốn thoát ra biển khổ sanh tử, nghĩa là muốn thành PhậtTuy nhiên, không chịu bình tâm mà nghe lời Phật dạy, nên chẳng bao giờ thấy được cái đồng đẳng của Phật tánh ở mỗi chúng sanh.

Không chịu tự mình định tỉnh để phát trí huệ, để thấy rằng sở dĩ chúng ta vẫn luân hồi sanh tử là vì chúng ta không chịu hiểu phương tiện và cứu cánh là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Phật giáo không phủ nhận tư tưởng phước điền, nhưng những người con Phật nên nhớ rằng phước điền chỉ làm bằng, làm láng con đường công đức mà thôi. Làm bằng làm láng con đường rồi mà không chịu đi, nghĩa là không chịu tu trì thì quả là uổng phí cho những phước đức mà ta đã gieo trồng. Công đức mới thật sự là con đường đưa ta hành trình tìm về cái Phật tánh đồng đẳng ấy. Đâu có ai phủ nhận mình bỏ tiền ra giúp chùa, in kinh, bố thí… nhưng lấy cái gì để bảo đảm rằng những đồng tiền ấy là của ta? là công phu của chính ta? Không có gì bảo đảm cả.

Thế cho nên, song song với việc làm bằng làm láng con đường đi về đất Phật, chúng ta phải bước lên đó mà đi thì mới mong có ngày về đến được. Nghĩa là bên cạnh phước điềnchúng ta phải có công đức, phải tự hộ niệm cho mình. Muốn được như vậy thì mình không nên tự trói mình vì tự trói mình là mình làm vướng mắc, cứ loanh quanh lẩn quẩn, chứ đi đến đâu được? Muốn không tự trói mình, chúng ta phải có cái tâm kim cang mà Phật đã trao truyền: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.” Phật tánh đồng đẳng là ở chỗ đó.

Ở chỗ tự tánh không sanh diệttự tánh vốn thanh tịnhtự tánh vốn đầy đủ, tự tánh không dao động, và tự tánh hay sanh muôn pháp. Tự tánh đã như vậy thì cần gì phải vin vào đâu nữa cho thêm phiền, thêm lăn trôi. Hiểu được như vậy, người Phật tử, cho dù ở đâu cũng vẫn thấy đạo, chứ không nhất thiết phải sơn lâm cùng cốc, hay ở chùa, hoặc tịnh xá… Vì đạo hay không là tự nơi chính mình, hãy làm cuộc hành trình trở về tìm lại cho được cái Phật tánh đồng đẳng ấy. Đừng mơ mộng viễn vông nữa vì thơ văn một bầu cũng chả bằng kẻ dám đập nát thùng sơn.

301. CHÚNG SANH ĐA LOẠI

Trong hầu hết các kinh Phật, Đức Thế Tôn luôn nhắn nhủ với những bậc Bồ Tát rằng chúng sanh đa loại từ noãn sanhthai sanhthấp sanh đến hóa sanh; hoặc có hình sắc, hoặc không có hình sắc; hoặc có tri giác, hoặc không có tri giác. Với Phật, mỗi chúng sanh mỗi vẻ; tuy nhiên, không vì vậy mà không lường được hoặc không biết được. Với Phật, chúng sanh đa loại, nhưng chỉ có hai con đường để lữ hành. Một là từ và hai là tà. Đơn giản và dễ hiểu như vậy sao? Vâng, đơn giản và dễ hiểu như vậy đó. Hai con đường ấy gần nhau vô cùng, nhưng lại cũng xa nhau vô cùng và sự khác biệt rõ ràng như ngày với đêm, như trắng với đen, hoặc như sáng và tối.

Phật vì thương xót chúng sanh nên Ngài đã đem chơn lý ra mà chỉ dạy, nhưng chúng sanh đa loại thường dùng những ý nghĩ cạn cợt và sai lệch để xuyên tạc và hủy báng chánh pháp. Đa phần chúng sanh cũng biết rằng con đường họ đang đi là tà, thế nhưng vì những ham muốn, vì những ngã mạn cống cao, vì những danh vọng quyền uy, nên chẳng những họ xa lìa chánh pháp, mà họ còn đem lòng ganh ghét và hủy báng nữa là khác. Họ nào có biết rằng càng đem lòng hủy báng chánh pháp, hủy báng chân lý, họ càng đi sâu vào đường tà; họ càng độc ác và tội lỗi hơn. Họ đem những suy nghĩ tà vạy và lệch lạc nầy mà vấn nan Phật pháp để biện minh cho những việc tà vạy của họ. Tuy nhiên, Đức Từ Phụ đã nói trong các kinh điển của Ngài rằng dù muốn hay không muốn, con đường “tà” mà chúng sanh đang đi phải đến hồi chung cuộc để nhường chỗ cho con đường “từ” mà chư Phật và chư tổ đã và đang đi. Hãy suy gẫm bài Tứ Hoằng Thệ Nguyện thì ta sẽ thấy rõ sự khẳng định của Thế Tôn:

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn.
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

May mắn thay cho những chúng sanh có được thân người, dù không sinh ra ngay vào thời của Phật, không gặp được Phật, nhưng có Phật phápnghe được những lời ân cần dạy dỗ của Ngài mà tiến tu; trong khi đa loại chúng sanh từ noãn, thai, thấp đến hóa sanh đang còn phải vất vưởng trong trầm luân. Mỗi lần nghĩ đến hay nghe được bài Tứ Hoằng Thệ Nguyện là mỗi lần tôi tự nguyện có thêm được tính nhẫn nhục và lòng từ, bi, hỉ, xả của Thế Tôn để tiến tu cho mình và cho người. Nguyện những gì mà Ngài Xá Lợi Phất đã nguyện; nguyện làm bùn để nhận lấy tất cả những ô uế của cõi Ta Bà mà không một lời than thân trách phận; nguyện làm nước để tẩy sạch tất cả các thứ ô uế của thế gian và mong cho ai nấy đều có cái nguyện như mình để cùng nhau thanh tịnh hóa cõi ta bà nầy. Nếu ai nấy đều làm được như vậy thì chánh pháp đã thâm nhập, không còn sợ gì tà ma ngoại đạo phá hủy Phật pháp nữa.

Tóm lạichúng sanh đa loại và vô cùng phức tạptuy nhiên, hễ biết lắng lòng nghe và hành trì những lời chỉ dạy của Đức Từ Phụ thì cho dù những bản ngã xấu xa hoặc những tập khí từ đời nầy sang đời khác cũng bị đoạn tận. Từ đó tự nhiên con đường “Tà” mà chúng sanh đang đi phải tự cáo chung để nhường chỗ cho con đường “Từ” của chư Phật. Nguyện cho ai nấy đều sớm nhận rõ, biết rõ những lời Phật dạy là những chơn lý không thể nghĩ bàn để cùng nhau quay về đi chung một nẽo đạo, trên đó không có tham, sân, si; mà chỉ có từ, bi, hỉ, xả; trên đó không có thù hận, mà chỉ có khoan dung; không có bỏn xẻn, mà chỉ có bố thí; không có ngã mạn cống cao, mà chỉ có kính trên nhường dưới; không có “Tà,” mà chỉ có “Từ.”

302. CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA

Người con Phật, nếu chưa đủ nhơn duyên mà còn tại gia mà biết vâng giữ rốt ráo những lời Phật dạyvẫn có thể vừa có một cuộc sống an nhiên tự tại, và cũng vừa tu để đi đến giác ngộ và giải thoát rốt ráo như thường. Thói thường chúng ta cứ ngỡ sống mà không làm ai buồn khổ, không đụng chạm đến ai… như thế là chúng ta đã biết cách sống và như thế là đủ lắm rồi. Xin thưa, ở cõi nước tạm bợ nầy thì làm sao biết được thế nào là không buồn khổ và thế nào là không đụng chạm đến ai? Từng bước chân ta dẫm đạp lên vô số những chúng sanh, như vậy là không đụng chạm và không làm ai đau khổ hay sao? Như vậy từng bước chân đi của người con Phật là từng lời nguyện cho những chúng sanh lạc loài nhỏ bé bị ta dẫm đạp được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Người con Phật thông hiểu giáo lý vô thường của nhà Phật; hoa nở chờ tàn; trăng tròn chờ khuyết… Tuy nhiên, hiểu như vậy không để đi đến kết luận hàm hồ và thô thiển là con người sanh ra để chờ già, chờ chết. Sanh, lão, bịnh, tử là chuyện đương nhiên của luật vô thườngchúng ta phải can đảm nhìn vào sự thật. Nhìn để mà từng giờ, từng phút, từng ngày ta sống là lợi tha, là hữu ích cho mình và cho người. Thấy rõ để với ta, chữ “chết” chỉ là một danh từ, hoặc một động từ không còn ám ảnh ta nữa. Chúng ta không có cách gì quay lưng lại với cái chết đâu, con đường duy nhất là chúng ta nên vâng giữ những lời Phật dạy mà thẳng bước đi vào đời. Người Phật tử chân chánh luôn nhớ rằng “chết” không phải là sự chấm dứt, mà chỉ là một mấu chốt của kiếp chúng sanh. Như vậy thì đâu có gì để buồn với sợ. Có điều là chúng ta sẽ ra sao sau cái chết? Bớt nợ, bớt nghiệp; hay nợ cũ chưa trả, nghiệp cũ chưa xong mà nợ và nghiệp mới đã cõng đầy.

Hiểu và biết như vậy, người con Phật không chờ, không đợi, mà tự mình tiến tu, tự mình thắp đuốc chánh pháp mà đi để ít nhất cuộc sống được an nhiên tự tại; sống cho đáng sống; sống lợi ích cho người và cho đời. Người con Phật tại gia, sống và sinh hoạt bình thường, miễn sao những sinh hoạt ấy không làm phương hại đến ai. Không vùi đầu vào việc kiếm tiền mà bất kể tội phước; không ỷ mạnh hiếp yếu; không bất nhân bất nghĩa; không sống cuồng sống vội, vùi đầu vào những cuộc truy hoan trụy lạcăn chơi thỏa thích.

Phật đã dạy rằng: “Muốn giải thoát phải gieo nhân giải thoát; muốn sống an lành, phải gieo nhân lành, phải đừng làm gì phương hại đến ai.” Người con Phật không chủ trương “Sống nay, chết mai.” Cho dù biết trước ngày mai ta rủ bỏ thân xác nầy, hôm nay vẫn tự tại, vẫn làm những chuyện thiện lành. Người Phật tử luôn chủ trương không vui không buồn với cái chết vì dù muốn dù không, ấy là sự thật và ai trong chúng ta cũng phải một lần đi qua. Cái chết đối với người con Phật chỉ là sự thay hình đổi dạng nếu như chưa được về cõi vô sanh; giống như con người vài ba lần dọn nhà, thế thôi. Cuộc đời nầy có khác chi một màn luân vũ của sống và chết. Nếu có sống được ba vạn sáu ngàn ngày đi nữa, thì có gì để đáng nói so với cái móc tỉ tỉ năm của vũ trụVậy thì không có gì để đáng sợ về sự chết. Ngược lại, ngay từ bây giờ, lúc còn sống, còn khỏe mạnh, hãy sống cho xứng đáng, không tham lam bỏn xẻn,

không níu kéo mà buông xả. Hãy giảm bớt luyến ái hoặc thù ghét; hãy thương xót mọi loài, bất kể mọi loài đối xử với ta ra sao; hãy sống an trú thoải mái trong an nhiên, chứ đừng cầu khẩn than khóc; hãy sống và nhường chỗ cho các loài hữu tình khác được sống; hãy mưu cầu hạnh phúc và cũng mong cho các loài hữu tình khác được hạnh phúc; sống với sự trống vắng khổ đau; mình mong được đối xử bình đẳng thì xin hãy đối xử bình đẳng với mọi loài.

Tóm lại, cuộc sống của người tại gia là thế ấy. Nếu chưa được giải thoát rốt ráo thì với những phước huệ của cuộc sống thiện lành nầy, không biết đến chừng nào mới cạn được nguồn sống an nhiêntự tại và hạnh phúc. Xin hãy xa lìa cái vui ngắn ngủi của kiếp con người mà tìm về với nguồn an vui bất tận của cõi vô sanh.

303. CHÚNG SANH PHÁP VÀ PHẬT PHÁP 

Pháp là bất cứ việc gì hiện hữu trên thế gian nầy, chẳng hạn như đất, nước, lửa, gió, hoa nở, hoa tàn, trẻ sơ sinh, thiếu niên, trung niên, tráng niên, bô lão… đều là pháp. Thế thì chúng sanh pháp và Phật pháp khác nhau ở chỗ nào? Đức Từ Phụ đã từng khẳng định: “Nhất thiết thế pháp, giai thị Phật pháp.” Như vậy Ngài đã nói quá rõ ràng về chúng sanh pháp và Phật pháp rồi còn gì. Tất cả các pháp thế gian đều là Phật phápThí dụ hoa nở, hoa tàn không là Phật pháp, chứ là gì? Duy chỉ có điều vì mê mờ nên phàm phu không thấy được Phật pháp trong cái hoa nở hoa tàn, mà chỉ chạy theo chúng sanh pháp. Nào là hoa nở xinh đẹp thắm tươi; hoa tàn xấu xí héo hon, ủ rủ… Kỳ thật, ngoài chúng sanh pháp, không có Phật phápThế Tôn đã từng dạy: “Không có đời thì cũng không có đạo.” Hoặc giả “Bồ Đề trong phiền não.”

Như vậy vì mê mờ mà chúng ta chạy theo chúng sanh pháp; vì mê mờ mà ta chỉ thấy được cái cạn cợt bề ngoài của chư pháp; vì mê mờ mà ta thấy hoa nở xinh đẹphoa tàn héo úa; vì mê mờ mà ta cứ mãi đảo điên chạy theo những cái phù du giả tạm. Vạn pháp đồng thể, thế mà khi mê mờ, chúng ta giống như những người đang chơi vơi giữa sa mạc mênh mông, không biết phương hướng nào ra, không còn nhận ra đâu là đường sanh đường tử, đâu là cõi vô sanh. Vì mê mờ mà cái ngã lấn lướt tất cả; cái gì cũng là “Ta” hoặc là “Của ta” Ta nói, ta nghe, ta ăn… Mắt của ta, tai của ta, miệng của ta, thân của ta, tâm của ta…

Người biết tu nên thấy đó mà tu, nên thấy rằng muôn pháp là Phật pháp. Hoa nở hoa tànchúng sanh pháp, Phật pháp… tất cả đều do ở sự nhiếp tâm của mình. Nhìn cái hoa nở hoa tàn, ta học được bài pháp về lẽ vô thường của vạn vật để từ đó ta không chạy theo những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Như vậy cái hoa nở hoa tàn là gì nếu không phải là Phật pháp? Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ muốn nhìn thấy cái xinh đẹp của hoa nở rồi chạy theo, ấy là tự chúng ta chạy theo chúng sanh pháp, tự chúng ta trưởng dưỡng tham, sân, si. Như thế, sự thể quá rõ ràngchúng sanh pháp và Phật pháp không rời nhau, hoặc giả chúng sanh pháp và Phật pháp không khác nhau. Có điều, khi mê là chúng sanh, khi giác là Phật và điều nầy đúng với chúng sanh muôn loài. Là Phật tử nên luôn lắng nghe lời chỉ dạy của Thế Tôn để từng sát na, từng phút, từng giờ, từng ngày chúng ta giác và giác mãi đến khi bỏ thân tứ đại nầy.

304. MỤC ĐÍCH TỐI THƯỢNG CỦA NGƯỜI TU PHẬT 

Đức Thích Tôn Từ Phụ đã sáng lập ra một tôn giáo hay một triết lý giải thoát, không để giảng giảilý luận hoặc hí luận về thế giới và nhân sinh nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết và triết học. Ngược lại, mục đích của giáo pháp của Phật giáo là làm sao cho những ai nghe pháp cũng được giải thoát như chính Ngài. Vì thế cho nên những hạng trí tích phàm phu không có chỗ dung thân trong Phật giáo.

Trong đạo Phật, không có cái gì là mờ mờ ảo ảo hay không rõ ràng cả. Thí dụ như không làm ác thì không gặt quả báo ác; không tham lam thì thân tâm thường an lạc; không tà dâm thì không gây thù kết oán với ai; không vọng ngôn vạy ngữ thì ai cũng tin cậy… Chính vì vậy mà các nhà khoa học thời cận đại đã phải công nhận rằng ngoài Phật giáo ra, không còn tôn giáo nào khác xứng đáng được tôn vinh làm tôn giáo cho hoàn vũ cả.

Giáo pháp của Phật như vậy, còn mục đích của những người tu Phật thì sao? Phật đã nhìn thấy nỗi đau khổ triền miên của thế giới Ta Bà, và vì thương xót chúng sanh mà Ngài đã cắt ái ly gia để tìm ra con đường giải thoát. Ngài đã hoàn toàn giải thoát khỏi những đau khổ phiền não và sanh tử luân hồi.; như vậy, mục đích của những người con Phật là gì nếu không là tu trì để được giải thoát như Ngài? Tuy nhiên, muốn được như Ngài, chúng ta phải áp dụng những giáo pháp của Ngài vào cuộc sống thực tế hằng ngày, chứ không xem giáo pháp của Ngài như những phúc âm tuyên truyền. Phật đã nói rất rõ ràng trong rất nhiều kinh điển của Ngài là muốn được giải thoát thì mỗi chúng ta phải tự tu tự sữa, chứ không ai tu sữa dùm ta được, ngay cả Phật.

Với người tu Phật, những vấn đề không dính líu tới công cuộc tu sữa thân tâm phải bị gạt bỏ ra ngoài vì chúng chỉ làm ta phí thêm thì giờ vô íchNgoài ragiáo pháp của Ngài thật đơn giản và dễ thực hành cho những ai muốn tu; tuy nhiêngiáo pháp nầy lại chính là kẻ thù của những kẻ tà ma ngoại đạo. Phật dạy hễ tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến là đưa đến đau khổ. Bây giờ muốn không đau khổ thì đừng tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiếnđơn giản thế thôi. Đừng biện bạch, đừng đổ thừa cho căn cơ hoàn cảnh; không có căn cơ hoàn cảnh chi cả, tự nơi chính mình chưa muốn buông bỏ.

Như vậy trong Phật giáo không có lý luận, hoặc biện giải, mà chỉ có thực hành. Người tu theo Phật cũng vậy, hãy về tự đóng cửa lại mà tu, mà thực tế hóa mọi hành động hằng ngày từ đi, đứng, nằm, ngồi, ăn nói và hành xử… Tất cả những gì người tu Phật phải làm đã rất rõ ràng và giản dị cũng như vô cùng khoa học. Giống như muốn no phải ăn; muốn hết khát phải uống; muốn hết bịnh phải điều trị… đi ngược lại những điều đơn giản trên đều là tà ma ngoại đạoGiả dụ như lúc ta đang đói, đang khát, đang bịnh mà có ai đó bảo đừng ăn, để họ vẻ bùa cho một cái là no ngay, hết khát ngay, hết bịnh ngay. Thậm chí còn có kẻ dám họa bùa phép vào nước rồi cho uống, bảo là tiêu tai tán nạn, không bao giờ có chuyện nầy đâu h·i những người tu theo Phật.

Phương châm của người tu theo Phật là phải hoàn toàn lấy “Như Thực” làm nền tảng cho mọi sinh hoạt, không có ngoại lệ. Như vậy, cái gì không như thực là không phải của Phật giáo. Phật không cấm những người tu theo Phật hy vọng, mơ ước, hay tư·ng tượng; tuy nhiên, Phật cho rằng những thứ ấy chỉ làm phí đi thì giờ vốn dĩ đã không có của chúng ta mà thôi. Khi nhìn những cái như thực trong đạo Phậtchúng ta thấy chúng đơn giản làm sao ấy, nhưng chính những cái đơn giản đó có khả năng đưa ta đến giác ngộ và giải thoát. Người tu Phật chân chánh chỉ cần một chữ “xả” là đủ giải thoát, chứ không cầu kỳ biện luận chi cho thêm mệt. Khi “xả” rốt ráo thì một niệm cũng không còn, làm sao mà không tự tịnh kỳ ý?

Như vậy người tu Phật là người muốn thể hiện lý tư·ng tối cao của nhà Phật là giải thoát. Muốn được như vậy, trước hết ta phải thẳng thắn nhìn sự vật, sự việc đúng như thực, từ đó ta mới có thể xa lìa được mọi nhiễm trược của thế gian.; tuy nhiên, phải nhìn đúng như thực mà không có một phân biệt, phê phán nào thì mới không nhiễm trược. Thí dụ thấy một cái bông là cái bông, chứ không khen chê, bông đẹp, bông xấu, bông lớn, bông nhỏ, ấy là không nhiễm trược. Ngoài ra, người tu Phật phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, chứ đừng trông cậy vào ai.

Hãy dùng nhiên liệu chánh pháp mà thắp đuốc, chứ không dùng bất cứ thứ gì khác. Người tu Phật không tin theo tà thuyết của mặc khải, nhập xác, giáng trần… Người con Phật lại càng không tin ở chuyện nước lã khuấy nên hồ, chứ đừng nói chi đến chuyện dùng nước lã họa bùa trị bịnh. Có những người tu Phật nhiệt tâm, nhưng bị tà thuyết mê hoặc, chẳng hạn như bị “Cô Lương Cô Lẹo với danh nghĩa Phật thầy nhập xác” lôi cuốn, nhưng những tà thuyết nầy chỉ có thể lừa gạt và lôi cuốn những người quá đau khổ trong một thời gian ngắn mà thôi, rồi thì tất cả đều sẽ bị lột trần dưới ánh đuốc Từ Bi sáng ngời của Phật Tổ. Rồi thì mọi người con Phật cũng đều phải thấy rằng Tam Thế Chư Phật còn phải tôn trọng chánh pháphà huống chúng sanhTam thế chư Phật đều lấy chánh pháp làm trung tâm hành trì. Chính vì thế, nếu ai muốn được giải thoát, không có con đường nào khác hơn là phải nương tựa vào pháp ấy.

Người tu theo Phật muốn đạt đến giải thoát rốt ráo cũng cần phải thấy rằng Phật pháp là thường trụ, dù trong thời có Phật tại thế hay không, pháp ấy vẫn bất hư. Có điều là chúng ta có chịu tu hay không mà thôi. Phật đã nói rất rõ ràng là Phật chỉ là người nhìn thấy rõ thực tính của vạn pháp, chứ Ngài không có khả năng biến đổi một pháp nào; tuy nhiên, ở từng pháp, Ngài đều có pháp đối trị. Chẳng hạn như Ngài biết rõ hễ vô minh diệt thì hành diệt, hễ hành diệt thì thức diệt… nhưng Ngài không diệt được vô minh cho chúng sanh. Ngài có cách chỉ dạy chúng sanh làm sao cho vô minh diệt, rồi thì mỗi người phải tự lo lấy.

Đây là điểm then chốt mà bất cứ người tu Phật nào cũng phải nhớ: “Phật chỉ là người phát hiện và khai quang con đường vốn đã bị bỏ quên từ vô thỉ,” chứ Ngài không có khả năng đi dùm ai, ngay cả La Hầu La là con một của Ngài. Người tu Phật cũng phải thấy rằng trong Phật giáo, không có một cái gì tự nhiên mà có, cũng như quả báo không tự nhiên mà đến. Hễ không có nhân thì nhứt định không có quả. Ngũ uẩn làm sao hoạt động khi không có phiền não và nghiệp? Như vậy hễ còn phiền não và nghiệp là bánh xe luân hồi vẫn còn quay, là ta vẫn còn lăn trôi. Muốn diệt phiền não và nghiệp, người tu theo Phật chỉ có con đường duy nhất là phải thấy cho được thân nầy là một hợp thể gồm nhiều yếu tố hợp lại, chứ không thuần nhất; ý nầy là đà với niệm sanh niệm diệt, chứ không bất động; Tâm nầy không ở trong, cũng không ở ngoài, của ta cũng không, mà không phải của ta cũng không.

Thấy như vậy ta mới không cho rằng cái “Ngã” nầy là ta, rồi từ đó ôm đồm cái nọ, cái kia là của ta để đi đến chấp, thủ, hữu và bị xoay vần trong vô minh. Người tu Phật quyết học theo hạnh của Phật, cho dù mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, nhưng trần cảnh và tiếng động bên ngoài không được ta chiếu cố thì sẽ không có việc gì xãy ra cả. Sắc phải được ta hoan nghênh hoặc chiếu cố mới sinh thọ, tưởng, hành, thức… Nếu ngay bước đầu ta không dẫn “sắc” vào nhà thì sẽ không có một tác dụng nào làm ta đau khổ được. Nếu ta biết buông xả thì tham dục và thỏa mãn không thể làm nhân cho luân hồi sanh tử được.

Như vậy những người tu theo Phật nên nhớ phải luôn thực hành những giáo pháp của Phật vào đời sống hằng ngày thì mới mong hướng thượng và giải thoát được. Tuy nhiên, lúc thực hànhthân tâm cũng phải đồng hành, chứ không miệng nói một đàng mà tâm lại làm một nẽo. Lại nữa, người tu theo Phật phải nhất tâm quy y Phật, Pháp và Tăng thì mới gọi là thật sự đang bước trên bước đường tu bởi vì một khi đã tin và quyết chí tu theo Ngài thì chỉ có Ngài, giáo pháp của Ngài và những người con xuất gia của Ngài mới được gọi là chân chánh.

Tóm lạimục đích của người tu theo Phật là sự giải thoát rốt ráoXuất gia hay tại gia đều có khả năng giải thoáttuy nhiênxuất gia với một quyết tâm dõng mãnh thì cơ hội được giải thoát không thể nghĩ bàn. Nói gì thì nói, chứ tại gia mà thân tâm thanh tịnh thì sự giải thoát vẫn đến như thường, nhưng rất hiếm, gia đình ông Bàng Long Uẩn là một thí dụ điển hình. Người tu theo Phật thường đến với Phật đạo dưới nhiều hình thức, hoặc vì hoàn cảnh quá đau khổ mà đi tu, hoặc vì hâm mộ Phật pháp mà đi tu, hoặc vì liễu ngộ được chân tướng vô thường, khổ, không mà đi tu. Dù đến với hình thức nào, hỡi những người con Phật, hãy cùng giúp nhau thắp sáng đuốc Từ Bi của Phật Tổ để một ngày không xa nào đó, pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật quả.

305. ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ

Nhân sinh quan của đạo Phật đã bị quá nhiều người hiểu lầm, ngay cả những người con Phật, chứ đừng nói chi đến những người không hiểu biết tí gì về đạo Phật. Rất nhiều người cho rằng: “Chán đời quá, muốn vào chùa tu khuất cho rồi.” Khi họ nói chán mà muốn vào chùa tu là họ đã lầm to. Những người con Phật, tu theo Phật là những người yêu đời hơn ai hết, họ đi thẳng vào đời một cách sinh động và tích cực. Còn đối với những kẻ chán đời; vâng, họ có thể vào nương tựa nơi mái chùa vì đối với người Việt Nam chúng ta, mái chùa cũng là hồn dân tộc, nơi đó các con dân đều có thể đến để nương tựa. Tuy nhiên, nếu nói chán đời mà đi vào chùa tu thì có khi người ấy chả tu được gì, mà còn mang thêm hệ lụy và phiền não của thế gian vào gieo rắc nơi cửa chùa. Tại sao? Vì đạo Phật không dành cho người chán đời; mà ngược lại, đạo Phật là biểu hiện của sức sống đầy sáng tạo.

Người con Phật luôn luôn hăng say góp phần làm cho đời thêm an lạcthanh tịnhhạnh phúc và đầy ý nghĩa. Đối với người con Phật, từng giây, từng phút trong cuộc sống là vô cùng quí báu cho công cuộc tu tập. Người con Phật luôn sống cho mình và cho người; sống hòa mình vào cộng đồng nhơn loại mà không đi ngược lại những điều Phật dạy, cũng như không đi ngược lại bất cứ nguyên tắc nào của xã hội và khoa học. Kỳ thật, chính khoa học và xã hội luôn vay mượn những nguyên tắc, những yếu điều của Phật giáo để làm kim chỉ nam cho những sinh hoạt thường ngày. Người con Phật tích cực làm ra của cải vật chất để phụng sự đời bằng những phương cách lương thiện, nghĩa là vẫn làm ăn mà không hề làm tổn hại đến một ai.

Hơn nữa, cuộc sống tâm lý của người con Phật thật cởi mở và thoải mái. Người con Phật, khi làm một điều gì lầm lỗi, họ không đỗ lỗi cho ai; họ không trách ai, mà cũng không tự trách mình một cách quá đáng. Họ chỉ đi tìm coi nguyên nhân nào đã gây ra lầm lỗi để mà tự hối và tự cải. Người con Phật đi thẳng vào đời với lòng đại từđại biđại hỉđại xảđại trí và đại dũng của nhà Phật. Thế nên người con Phật đi đâu, đến đâu đều được người người yêu mến.

Thói thường, ai cũng muốn người khác làm vừa lòng mình, mà ít khi chịu làm vừa lòng người khác. Ngược lại với thói thường, người con Phật chủ trương: “Hễ cái gì mình không muốn người khác làm cho mình, mình quyết không làm cho người khác.” Thí dụ như mình không muốn ai lấy trộm đồ của mình, thì mình đừng lấy trộm đồ của ai. Với lòng từ, bi, hỉ, xả ấy; cho dù người có đan tâm hại ta, ta vẫn thương xót người. Người con Phật còn đi vào đời bằng hạnh bố thí và bố thí một cách vô điều kiện. Luôn nghĩ đến những nỗi bất hạnh của tha nhân và luôn tìm cách làm vơi đi những nhọc nhằn đau khổ của người khác.

Với người con Phật, mình là con người thật của chính mình, dù giỏi hay dở, người con Phật luôn nương tựa vào chánh pháp của Phật mà tu sữa tự thân, chứ không một áp lực nào có thể làm cho mình thay đổi hoặc lôi cuốn được. Người con Phật không và sẽ không bao giờ sống theo lối nhị nguyên, nghĩa là không có tiền tài vật chất hay danh vọng quyền uy nào có thể làm thay đổi cách sống của người con Phật. Người con Phật cũng không sống với những tị hiềm, ganh ghétích kỷ, vụ lợi. Người con Phật vui sống hòa nhập vào cộng đồng nhân loại như vậy đó quý bạn ạ! Ngoài ra, cuộc sống của người con Phật rất đơn giản và dễ thương từ lời ăn, tiếng nói, nụ cười, cái ăn, cái ngủ, đến cách cư xử với đời, chứ không là một cái gì cao xa ngoài tầm vói của chúng ta cả, thế mà những cái đơn giản ấy đã cống hiến cho đời và đạo không biết bao nhiêu là những thầy tổ. Hãy lắng nghe những lời ân cần dạy dỗ của Phật Tổ để chẳng những mình mà người và xã hội đều được sự an lạc và tự tại.

306. VIỄN LY

Mỗi lần tụng bài Bát Nhã Tâm Kinh đến đoạn “Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn Tam Thế chư Phật…” là mỗi lần tôi ngừng lại rất lâu để suy nghiệm lại những kim ngôn ngọc ngữ từ chính miệng Phật. Tôi suy nghiệm rất lâu, xem coi mình đọc tụng được như vậy mà mình đã có thực hành được như vậy chưa? Đã viễn ly được điên đảo mộng tưởng của thế gian nầy chưa, mà cầu đạo vô thượng hoặc giả Niết Bàn? Suy nghiệm thật lâu, nhưng hình như tôi không tìm ra được là mình đã viễn ly bất cứ thứ gì. Mà ngược lại, hình như mình còn điên đảo mộng tưởng nhiều quá.

Từ sáng sớm, mở mắt ra là đã điên đảo với thân nầy, tướng nọ, sắc kia. Trước khi ra khỏi nhà là phải quần nọ, áo kia, rồi mộng tưởng làm sao hôm nay phải kiếm cho được thật nhiều tiền để bồi đắp cho cái thân nầy. Mà làm sao để kiếm được nhiều tiền? Bằng cách lương thiện thì chắc là không có nhiều tiền rồi, vậy thì phải bẻ sáu bảy làm mười mới mong có tiền nhanh được. Phải buôn gian bán lận, hoặc phải đong thiếu, cân thiếu, hoặc phải ăn gian nói gạt… mới mong kiếm được nhiều tiền để lo cho thân nầy.

Bấy nhiêu đó cũng đủ thấy vì đâu mà ta điên đảo và vì đâu mà chúng không viễn ly điên đảo mộng tưởng được. Tuy nhiêncần phải nói thêm vì sao mà ta điên đảo và vì sao mà chúng ta cần phải bắt chước tam thế chư Phật là viễn ly những điên đảo ấy đi. Mỗi ngày chúng ta phải thọ dụng ít nhất là hai bữa cơm cho cái thân nầy, mà mỗi lần thọ dụng, có bao nhiêu chúng sanh đã bị ta nuốt gọn. Rồi từ năm nầy qua năm kia, vô số chúng sanh bị sát hại để nuôi thân nầy, bao nhiêu nghiệp báo chồng chất lên tấm thân nhỏ bé nầy, ấy là chưa kể những tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến vây quấn lấy chúng ta bên lề cuộc sống hằng ngày. Như thế mà không điên đảo làm sao được? Tuy nhiên, cái trục trặc của chúng ta là vẫn vỗ tay tán thưởng những điên đảo ấy.

Hằng ngày chúng ta vẫn luôn tìm cách duy trì cho thân nầy vĩnh hằng đến độ thành ra nô lệ cho vật chất hồi nào không hay. Ta có ngờ đâu càng nô lệ vật chất, càng chạy theo văn minh máy móc, ta càng hành hạ thân nầy hơn. Ta đâu còn những giây phút nghỉ ngơi thoải mái nữa vì thì giờ đã được tính bằng tiền. Ta cứ chạy và chạy mãi theo những điên đảo mộng tưởng để cuối cùng ta được gì? Hãy bình tâm suy nghĩ một chút thì ta sẽ thấy rằng cho dù ta có lo cho thân nầy đến đâu đi nữa, rồi thì nó cũng sẽ bội bạc ta, nó sẽ không như những điều ta mong muốn; ngược lại, nó sẽ tàn tạ bởi luật vô thường. Thân nầy có khác chi ngôi nhà hay chiếc xe, hoặc đôi giầy, cái áo… mới rồi cũ, rồi tàn tạ, rồi rã rời. Như vậy mà ta vẫn còn chạy theo điên đảo và mộng tưởngtội nghiệp quá!

Bây giờ biết tu rồi, biết ngày ngày tụng bài kinh Bát Nhã Tâm Kinh thì ít nhứt cũng phải ráng bắt chước tam thế chư Phậtviễn ly những điên đảo mộng tưởng của thế gian thì mới mong cứu cánh Niết Bàn hiển lộ được. Phải lắng nghe và phụng hành những gì mà Đức Từ Phụ đã dạy thì mới có cơ hội giải thoát. Phải biết viễn ly những tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến; phải biết viễn ly những ham mê vật chất. Cho dù đời sống vật chất có sút kém chút đỉnh cũng không sao, phải cố công bồi dưỡng tâm linh, cố làm sao cho tâm trí thoải mái, không quá nhiều suy nghĩ hoặc điên đầu vì công kia việc nọ. Phải biết viễn ly những đòi hỏi xa hoa không cần thiết khiến cho thân nầy mang nợ, tâm nầy não phiền điên đảo. Hãy tập sống an lạc và tự tại thì trí huệ Bát Nhã mới có cơ phát triển và Niết Bàn mới hiển lộ. Người Phật tử phải luôn nhớ lời Phật dạy: “Nhơn thân nan đắc” nghĩa là thân người khó được; một khi được thân người và gặp Phật pháp mà cứ mãi điên đảo mộng tưởng, không chịu tiến tu thì quả là tội nghiệp quá!

307. LÝ THIỆN ÁC NHÂN QUẢ TRONG NHÀ PHẬT 

Nhiều người và ngay cả những Phật tử cũng đã hiểu lầm rằng đạo Phật là đạo diệt dục, là đoạn diệt tất cả mọi thứ ham muốn. Xin khẳng định, đạo Phật không chủ trương nuôi dưỡng bất cứ ham muốn nào, ngược lại đạo Phật khuyên Phật tử nên cố gắng thực hiện những cái muốn thiện tốt và đừng thực hiện những điều xấu ác. Đạo Phật cũng như các tôn giáo khác, đều khuyên mọi người nên làm lành lánh dữ. Theo các tôn giáo khác thì làm lành lánh dữ sẽ được cứu rỗi lên thiên đàng, nhưng không đưa ra được một giải thích thỏa đáng nào.

Đạo Phật, ngược lại giải thích rất rõ ràng tại sao phải làm lành lánh dữ. Theo Đức Phật, không một chúng sanh nào có thể trốn tránh sự tác động của luật nhơn quả. Hễ có nhơn ắt có quả, không có nhơn thì không một đấng nào, dù được gán cho là toàn năng, có khả năng làm cho ra quả cả. Ngược lại, hễ có nhơn với đầy đủ duyên sanh thì không một đấng nào có thể đình chỉ việc sanh quả. Thật là một chân lý không thể nghĩ bàn; hễ trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu; mà không trồng gì cả thì không được gì cả, thật là đơn giản và dễ hiểu.

Đức Thế Tôn đã dạy rất rõ ràng trong Kinh Thiện Ác Nhân Quả rằng tại sao trên đời nầy có người đẹp, kẻ xấu, người mạnh, kẻ yếu, người giàu, kẻ nghèo, người vui, kẻ khổ, người có tiếng nói trong thanh, kẻ lại có tiếng nói khàn đụt, người sống lâu, kẻ chết yểu, người cao lớn, kẻ thấp lùn, người nhiều con, kẻ không con, người an nhàn, kẻ làm tôi mọi, người nhà cao cửa rộng, kẻ tứ cố vô thân, người nhu hòa, kẻ gai góc… Theo Đức Phật, đẹp, xấu, giàu, nghèo, sang, hèn… của kiếp nầy không tự nhiên mà bị, mà được. Người nào nhiều đời trước hay rộng lòng bố thí thì đời nay phải an cư lạc nghiệp. Kẻ nào nhiều đời trước hay tham lam bỏn xẻn thì đời nay nghèo khó bần cùng. Người nào nhiều đời trước nhu hòa nhẫn nhục thì đời nay đoan chính thanh cao. Kẻ nào nhiều đời trước hay nổi tam bành lục tặc thì đời nay tướng mạo xấu xí. Người nào nhiều đời trước chí tâm đảnh lễ chư Phật thì đời nay cao quý và được nhiều người quý trọng. Kẻ nào nhiều đời trước hay ngã mạn cống cao thì đời nay phải sanh làm hạ tiện…

Luật Thiện Ác Nhân Quả của nhà Phật đã quá rõ ràng như vậy đó. Hễ gây nhơn thì phải gặt quả, chứ không trốn chạy vào đâu được. Chúng ta khó mà có được vô thiện vô ác trong cuộc sống quay cuồng của xã hội văn minh vật chất nầy. Vậy thì ngay từ bây giờ, mọi người nên lắng lòng nghe theo lời chỉ dạy của Đức Từ Phụ, hãy cố gây nhân Phật, trau dồi giống Phật và gieo rắc giống Như Lai ở khắp nơi nơi. Người con Phật thông hiểu lý thiện ác nhân quả không phải để run sợ hay yếm thế, mà để hăm hở tiến lên và hăm hở thực hành những lời Phật dạyTrước mặt chúng ta là hai con đường đối nghịch: Một là con đường hầm tăm tối của kiếp lăn trôi trong sanh tử luân hồi. Hai là con đường sáng mà Đức Thích Tôn Từ Phụ đã vạch ra với tương lai rực rỡ cho mình, cho người và cho đời. Sự lựa chọn đang ở trong tay chúng ta. Hỡi những người con Phật, hãy chiêm nghiệm cho thật kỹ lý thiện ác nhân quả của nhà Phật rồi tự chọn cho mình một con đường của Từ Bi và Chân Lý.

308. NGƯỜI PHẬT TỬ ĐẾN CHÙA BẰNG CÁI TÂM NÀO? 

Đức Phật đã từng dạy tứ chúng rằng tâm chúng sanh nói phức tạp thì nó phức tạp vô cùng, mà nói đơn giản thì nó cũng đơn giản vô cùngPhức tạp ở chỗ tâm là cái gì không ai thấy, không ai biết. Nó không lớn, không nhỏ, không dài, không ngắn. Tâm ở trong ta hay ở ngoài ta, chỉ có chư Phật mới hiểu nỗi. Thế nhưng không một tạo tác nào ở trên cõi đời nầy mà không do tâm gây ra. Tuy nhiên, nó đơn giản ở chỗ trên đời nầy chỉ có hay thứ tâm: Từ và Tà.

Người Phật tử đến chùa cũng chỉ duy với hai thứ tâm nầy mà thôi, hoặc từ hoặc tà. Cho dù đến chùa với cái tâm nào đi nữa, trong một chút chiều sâu tâm hồn, họ vẫn muốn tìm hình ảnh một vị Phật, chân lýhướng thượngphục thiệnhoặc giả họ cũng muốn tìm cách vén bức màn vô minh tăm tối để thấy được chơn tâm. Có nhiều người bắt chước Đức Từ Phụ mà cắt ái ly gia, hy sinh thân thế, gia đình, tiền bạc, danh vọng… những mong cải thiện cuộc sống, hoặc xa hơn nữa, là tìm lại cái Phật tánh mà mình đã một lần dại dột bỏ quên. . Hoặc có người đến chùa vì đau khổ não phiền, vì mất người thân yêu, mất địa vịmất việc, hoặc vì sự độc ác của người đời mà ra nông nỗi. Hoặc có người vì muốn tìm tòi tham biện Phật kinh mà đến chùa…

Phật dạy dù đến chùa với bất cứ lý do gì cũng nên, miễn sao người ấy đến chùa với cái tâm từ, chứ không phải là tâm ác. Trong Kinh Thiện Ác Nhân Quả, Phật dạy: “Người đến chùa với cái tâm từ, hễ thấy Phật thì lễ bái, thỉnh kinh hỏi nghĩa và thọ giới sám hối, bỏ công bỏ của ra xây đắp chùa chiền, kiến lập Tam Bảo và hộ trì chánh pháp. Những người như thế, từng bước chân đi là sen n· trong lòng họ và lòng người. Những người như thế, đi đâu đến đâu, ai cũng quí mến. Ngược lại, những kẻ đến chùa không phải với cái tâm từ, lúc nào cũng chờ chực hoặc mượn, hoặc ăn cắp của Tam Bảo, của đàn na tín thí, vạch lá tìm sâu, chủ chuyên phá hoại Tam Bảo, hoặc ăn của tăng ni không còn hổ thẹn chi cả. Đã thế mà họ còn tìm coi cái nào có thể mang về nhà được là sẳn sàng hạ thủ. Những người như vậy, từng bước chân đi là từng bước họ đi gần về địa ngục.” Phật tử chân chánh nên luôn nhớ lời Phật dạy để nếu không làm được một đại hóa chủ, xây cất chùa tháp hoặc tịnh xá, cũng ít nhất làm được một cái gì phụ lực với quý sư hoằng hóa, ít nhất cũng giúp quý sư trùng tu Tam Bảo và Phật pháp, chứ không tới chùa vấn nan đạo pháp với quý sư và làm mất đi sự trang nghiêm thanh tịnh của Tam Bảo.

Xin hãy thầm thầm mà tiến tu, thầm thầm mà đến chùa giúp quý thầy. Quý thầy cần gì mà ta giúp được, xin giúp một cách tận tình tận lực. Xin hãy đến chùa và làm bất cứ gì mình có thể làm được với cái từ tâm, từ quét chùa, nấu nướng, đến in kinh dịch sách… ấy là những tấm lòng từ rãi khắp vô cùng rộng lớn, ấy là những con người thật cao đẹp. Những người ấy đang làm gì nếu không là đang hành trì chánh pháp một cách rốt ráo? Hành trì Phật pháp là như vậy đó, chứ không phải dùng đến những tư tưởng cao siêu vĩ đại, hoặc phải cần đến những tài năng xuất chúng.

Hành trì Phật pháp là đi thẳng vào chùa, xoắn tay áo lên mà rửa chén phụ với các sư cô, quét chùa phụ với chú tiểu, in kinh hoằng pháp phụ với quý thầy, hoặc soạn sách giúp cho quý huynh trưởng hướng dẫn con em gia đình Phật tử… Phật pháp là như vậy đó, chứ không phải là những lý thuyết suông, hoặc một mớ danh từ trừu tượng trống rỗng, rắc rối hoặc mờ mờ ảo ảo. Phật pháp là như vậy đó, là thiết thực, là đi thẳng vào thực hành. Hỡi những người con Phật, hỡi những ai mong muốn tiến tu giải thoát, hãy đến chùa với cái tâm từ và hành động thực tiển. Được như vậy, chúng ta mới có cơ thoát ra khỏi vũng lầy Ta Bà và tiến lần về cõi giác ngộ và giải thoát của vô sanh. Hãy cố gắng lên hỡi những người con Phật! Tất cả chúng ta đều làm được điều ấy mà!

309. ƯỚC MƠ CỦA NHỮNG NGƯỜI CON PHẬT

Đạo Phật là đạo của an lạcthanh tịnh và giải thoát. Như thế cũng đủ nói lên những gì người con Phật mong ước khi tu theo Phật. Tuy nhiên, thiết tưởng cần phải nói cho rõ hơn về cuộc sống và hạnh nguyện của những người tu theo Phật. Từ Đức Thích Tôn Từ Phụ đến các thầy tổ về sau nầy đều sống một cuộc sống hết sức thanh bần. Ngoài ba tấm y bá nạp và một cái bình bát ra, quý ngài không còn nghĩ đến một thứ gì khác nữa.

Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ danh vọng quyền bính, bỏ hết tất cả mọi tham vọng để sống một cuộc sống hết sức bình thường và đơn giảnTuy nhiên, Ngài đã sống một cuộc sống đầy ý nghĩa. Ngài đã sống nồng nàn với chúng sanh mọi loài. Thân tâm Ngài đã rũ sạch bụi hồng trần vì vậy mà Ngài đã giải thoát. Đến các thầy tổ về sau nầy cũng vậy, quý ngài đã theo dấu chân của Đức Từ Phụ mà tu trì, mà giải thoát. Những người con Phật sống một cuộc đời hết sức bình dị, không mơ ước cao sang quyền quý, không mơ ước tiền rừng bạc biển, danh vọng hoặc địa vị. Họ chỉ sống trọn vẹn trong hiện tại vì biết rằng quỉ vô thường có thể bắt đi thân tứ đại nầy bất cứ lúc nào. Đối với họ, những gì họ đang có được là hạnh phúc, răng không đau, mắt vẫn thấy, tai vẫn còn nghe, là hạnh phúc.

Họ không sợ sự cuồng nộ của thiên nhiên, mà họ sống hòa hợp vào thiên nhiên. Họ không sợ những khiếm khuyết của khoa học kỹ thuật hoặc văn minh vật chất vì họ cho rằng không có việc gì trên đời nầy xãy ra một cách ngẫu nhiên cả. Tất cả đều có duyên cớ, chứ không tình cờ. Tại sao có những người ta mới gặp lần đầu mà ta lại cảm thấy thích họ; ngược lại, có những người ta lại không ưa? Tất cả đều có duyên cớVậy thì người Phật tử đâu cần phải mơ ai thương, ai ghét chi cho thêm vướng mắc. Người tu Phật chỉ biết luôn trở về với chính mình. Chính vì thế mà những người tu chân chánh ít khi đánh mất chính mình, không làm kẻ vong thân, vong tâm. Mơ ước của người con Phật là không nại phiền lụy mà hết lòng giúp đở chúng sanh mọi loài. Vì chúng sanh mà bố thí, cho dù có phải bố thí luôn cả thân nầy. Mơ ước của người tu Phật rất bình thường và đơn giản.

Thấy ai đói, mình có ăn, bèn giúp; thấy ai lo sợ, mình bèn an ủi; thấy ai tham, sân, si, cống cao ngã mạn, mình tìm cách khéo léo khuyên giải; thấy ai làm mệt, mình phụ tiếp một tay một chân. Người con Phật làm tất cả những điều trên bằng chân tình, bằng trái tim, chứ không vì xã giao hay đầu môi chót lưỡi. Người con Phật làm những điều trên cũng không để trở thành vĩ nhân, thần thánh hay những tiếng tăm hảo huyền. Tại sao? Vì những thứ đó người tu Phật đã rũ bỏ chúng ngay từ bước đầu tu Phật, ngay từ khi mới bước chân ra khỏi hồng trần gia.

Người con Phật chỉ quyết đi theo con đường sáng mà Đức Thích Tôn Từ Phụ đã vạch ra tự năm nào. Vì con đường ấy là chân lý, là sự sống, là tích cực, là an nhiêntự tạithanh tịnh. Đó là con đường duy nhất có thể dẫn con người đến Niết Bàn vĩnh hằng. Người con Phật không tin ở một quyền năng nào có thể giúp được họ trong cuộc sống hằng ngày, nên ngày ngày họ tự dụng sức mình làm ra những của cải một cách lương thiện để nuôi thân và dưỡng tâm. Người con Phật luôn thắp sáng đuốc Từ Bi của Phật Tổ để chẳng những mình thấy, mà người cũng được thấy những kỳ hoa dị thảo trên đường đi về đất Phật. Người con Phật quyết không để cho một ai phải đi trong bóng đêm của hận thù và tội lỗi. Trái tim của người con Phật đa phần không cho mình, mà cho tha nhân.

Đôi tay người con Phật làm việc và săn sóc cho mình thì ít, mà cho người thì nhiều. Đôi mắt người con Phật ít nhìn, nhưng hễ nhìn là nhìn với sự thương yêu trìu mến. Người con Phật không mơ gì phép lạ, hoặc làm ít mà thâu được nhiều… Người con Phật không bao giờ mơ ước chuyện sạn đá nở hoa, hoặc cát nấu thành cơm. Người con Phật không mơ ước chờ Phật cứu, mà tự mình cứu lấy mình, tự mình lau lấy những giọt mồ hôi và nước mắt của chính mình. Tự mình ngẫng cao đầu lên mà đi về vùng đất Phật. Người con Phật không mơ được Phật nhập thể, hoặc nhập xác mình, mà tự mình phải dụng công tu trì để thành Phật, phải chính mình là Phật. Dù biết đời là vô thường, là hư ảo, là bể khổ, nhưng người con Phật luôn tích cực đi thẳng vào đời, chấp nhận những tật nguyền bệnh hoạn như những nợ nần đời trước mà đời nầy phải trả cho xong.

Thế nên dù có bệnh hoạn, người con Phật không than thân trách phận, mà vui vẻ chữa trị. Người con Phật cũng không muốn nhiều, không tham nhiều để rồi cứ mãi đi tìm thêm mà cất dấu. Ngược lại, người con Phật quyết chia xẻ những gì mình có. Người con Phật không mơ ước làm những điều thiện lành để một ngày nào đó được về chầu Phật, mà họ làm với tất lòng thành. Họ không mơ làm Phật một cách trống rỗng, mà họ muốn thật sự làm Phật ngay trong khi còn đang sống trong thế giới Ta Bà nầy.

Người con Phật không mơ ước chuyện dời non lấp bể, đội đá vá trời; hoặc bay trên trời, hay đi trên mặt nước… Người con Phật chỉ mơ ước bình thường là đem thân tâm nầy mà phục vụ quần sanh; đem tình yêu thương xóa bỏ hận thù ganh ghét; đem nụ cười từ bi mà lau sạch những giọt lệ tủi hờn; đem an bình thay bạo động. Người con Phật, dù trong vị trí nào của xã hội, đều cùng nhau nối những vòng tay yêu thương để quên đi những lạnh lùng khinh mạn. Người con Phật ít nói mà hay làm thiện, làm những việc ấm lòng tha nhân. Người con Phật không bao giờ mơ ước tiền bạc, hoặc ôm ấp danh vọng vì chúng chỉ là gió thoảng mây bay, chúng đến rồi đi không hẹn kỳ.

 Với những mơ ước bình dị và dễ thực hiện ấy, thân người con Phật không rũ hết bụi trần hay sao? Tâm người con Phật không hoàn toàn giải thoát thì cũng không vướng mắc một chút bợn nhơ nào. Cả bụi trời bụi đất đều không vướng thì chuyện thị phi của Ta Bà làm sao lôi kéo được người con Phật? Lúc ấy dù không mơ ước an nhiên, tịch tỉnh, ta vẫn an nhiên tịch tỉnh. Lúc ấy cuộc sống ta là cuộc sống hài hòa, không mâu thuẫn, không hờn giận, không thị phi, không tranh chấp. Mong cho ai nấy đều có những mơ ước bình thường dễ thương nầy để một ngày không xa nào đó, pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật Quả.

310. BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO 

Làm con người ai cũng mong được sống một cuộc sống cao đẹp và có ý nghĩa; ai cũng muốn đem những cái hay cái đẹp, những cái thực tiển và thiện lành vào đời sống cho mình và cho người. Ai cũng muốn góp phần phụng sự đời với những lý tưởng, những đóng góp vào khoa học, nghệ thuật và đạo đức. Ai cũng muốn phục thiệnhướng thượngthông cảm và giúp đở người khác để cùng nhau có cuộc sống an cư lạc nghiệp. Ai cũng muốn thấy sự công bằng và bình đẳng rãi khắp mọi nơi… Nhưng làm sao để thực hiện những điều nầy?

Các tôn giáo khác cũng khuyên tín đồ của họ nên làm lành lánh dữ để được cứu rỗi. Họ cũng cho rằng cõi nước nầy là tạm bợ, nên bỏ chứ không nên luyến tiếc. Thế rồi vì bị tuyên truyền mê hoặctín đồ của họ mong muốn được bỏ cái cõi đời giả tạm nầy để cầu những cái khác có thể là sung sướng hơn, chẳng hạn như thiên đường. Như vậy chẳng khác chi vì cái tham mà họ phải bỏ ông mồ để bắt ông mả. Con người vì cái tham nên mãi lăn trôi trong sanh diệt, cứ mãi hết thân nầy đến thân khác, tiếp tục và tiếp tục mãi.

Phật giáo thì ngược lại, không chủ trương mê tín hoặc nói suông, mà phải tự thân thực nghiệm, tự thân ngày đêm hành trì những gì Phật dạy, không phải để lên thiên đàng hưởng phúc, không phải bỏ những cái tham của Ta Bà để chạy theo cái tham của thiên đường, mà để chặt đứt vòng luân hồi sanh tử, để không còn trở lên lộn xuống, để về cõi tịnh tịch của cõi vô sanh, nơi đó không có gì hết để mà tham, không phước để hưởng, cũng không khổ để thọ. Muốn làm được điều nầy, người con Phật cần phải đêm ngày sống và tu trì với ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà Đức Từ Phụ đã truyền trao.

Trước nhất là Tứ Niệm Xứ. Người con Phật luôn quán niệm và hành trì chân lý vì chỉ có chân lý mới tạo dựng một cuộc sống an nhiên và một tâm hồn định tỉnh mà thôi. Chỉ có chân lý mới đánh đổ được thành kiến sai lầm của phàm phu; chỉ có chân lý mới tạo dựng một cuộc sống an nhiên và một tâm hồn định tỉnh. Với Tứ Niệm Xứ, thứ nhất người con Phật sẽ thấy thân nầy bất tịnh và ô uế. Nó ô uế và bất tịnh trong từng phút ta sống, chứ không đợi đến lúc rã rời mục nát mới là ô uế. Cho dù có lụa là gấm vóc bao che, nhà cao cửa rộng dung chứa, xe to xe đẹp đưa đẩy, nó vẫn là ô uế và bất tịnh.

Từ bào thai trong bụng mẹ đã là bất tịnh, đến lúc lớn dần thì sự bất tịnh càng lớn. Lúc còn nhỏ thì hơi thở còn tương đối thơm tho một chút; đến lúc già yếu thì ô hô mùi xú uế không mời vẫn đến. Nó báo cho ta cái gì ta có biết không? Nó báo trước một sự rã rời sắp đến đấy, có biết không hỡi những người con Phật! Xin hãy cố định tỉnh mà quán chiếu để thấy rõ cái bất tịnh của thân nầy. Thấy để không còn ham muốn chạy theo những vật chấtuy quyền và địa vị nữa. Thứ nhì là quán tâm vô thường. Niệm đến, niệm đi, niệm ở, niệm nào là ta? Mới khi sáng thì nhu hòa nhẫn nhục, đến trưa thì sân hận đùng đùng, vậy hồi nào là tâm ta? Cho đến khi vui, khi buồn, khi thương, khi ghét, khi nào là tâm ta? Xin hãy lắng lòng nghe lời dạy dỗ của Đức Từ Phụ để thấy tâm nầy thiên biến vạn biến, chứ không thường hằng, không chắc thật, không miên viễn.

Thấy được như vậy phiền não và vọng tưởng sẽ khó mà bám vào ta được. Đừng chấp có tâm có tánh hay sân hận, mà hãy nhìn cho ra sự sân hận để tự tu tự sữa. Thứ ba là quán vô ngã. Chính cái ngã nó làm khựng lại, nếu không muốn nói là đoạn tận những gì cao đẹp nhất của ta trên bước đường tu tập. Vì chấp có ta nên ta mới tranh quyền đoạt lợi. Vì chấp có ta nên ta mới mục hạ vô nhân. Vì chấp có ta nên ta mới ích kỷ xấu xa. Vì chấp có ta nên ta mới mưu sâu kế độc để hại người lương hảo. Vì chấp có ta nên ta mới thương thương, ghét ghét. Cái ta là cái gì? Mới năm rồi tóc vẫn còn đen mà bây giờ đầu đà bạc trắng. Mới hồi nào công hầu khanh tướng, mà hôm nay tứ cố vô thân. Vậy thì cái nào là ta? Tóc đen hay tóc trắng? Công hầu khanh tướng hay tứ cố vô thân? Phật tử ơi! Tất cả như tuồng ảo ảnh. Tất cả chỉ là huyễn giả.

Phút trước hơi còn thở vào là còn ta; phút sau thở ra mà không thấy thở vào thì ta đã là cái thây ma, chứ còn gì là ta? Ai thấy rõ được như vậy và quyết không chấp ta nữa, người ấy quả là người an nhiêntự tại và hạnh phúc tuyệt vờiCuối cùng là quán thọ thị khổ. Hễ còn nhận lãnh là còn khổ. Vì lòng tham nó xúi ta nhận lãnh; nhận những cái của ta, mà nhận luôn những cái không thuộc về ta. Vì lòng tham mà cái mặc phải đẹp mới chịu; cái ăn phải ngon mới được; cái ngủ phải kỷ mới đả; cái nhà phải cao rộng mới khoái. Trường đời giả tạm đồng nghĩa với trường đau khổ là ở chỗ nầy. Vì muốn có quần áo đẹp, ăn ngon, ngủ kỷ, nhà cao cửa rộng nên ta phải còng lưng trả bills. Như vậy là gì nếu không là khổ? Xin hãy bớt thọ những gì không đáng thọ; xả bỏ những gì có thể xả bỏ được để hành trang đi về đất Phật được nhẹ bớt phần nào.

Thứ đến là Tứ Chánh CầnTứ Chánh Cần rất ư là cần thiết chẳng những cho những đức con Phật, mà còn cho cả xã hội văn minh vật chất nầy. Những cái ác chưa sanh, cần làm sao cho chúng đừng sanh; những cái ác đã sanh, cần phải tận diệt. Những cái thiện chưa sanh, cần làm cho phát sanh; những cái thiện đã sanh, cần trưởng dưỡng cho chúng ngày một lớn thêm lên. Được như vậy, không nói đến trì giới, ta vẫn ngày ngày trì giới vậy.

Tứ Như Ý Túc. Ấy là những bước chân vững chắc giúp cho người Phật tử được vững bước trên đường đời lẫn đạo. Trước nhất là mong muốn như ýNhư ý có nghĩa là theo như ý muốn. Nhưng người con Phật còn muốn còn mong gì để có như ý? Nói rằng tu theo Phật là diệt dục là nói một cách vô ý thức và cạn cợt bởi vì ham muốn có nhiều thứ nhiều loại. Ham muốn xấu ác nên đoạn diệt, chứ có kinh điển nào biểu ta loại bỏ những mong muốn lợi tha đẹp đẽ và thanh cao đâu? Như vậy

người con Phật nên nắm cho vững yếu lý nầy để tăng tiến mãi trên bước đường tu tập. Thứ đến là siêng năng hành trì những mong muốn lợi tha cao đẹp, hầu tịnh độ hóa cõi Ta Bà ô trược nầy. Phật dạy: “Muốn lợi tha mà không chăm làm lợi tha thì không khác chi người kéo cây lấy lửa vậy. Cây chưa nóng đã thôi, lấy đâu được lửa?” Thứ ba là chuyên tâm, nghĩa là không để cho ngoại cảnh làm tán loạn đi sự nhất tâm của ta. Làm được như vậy thì từ sự không tán loạn đi tới sự định tâm không còn xa nữa. Cuối cùng là dùng trí huệ mà quán sát vạn pháp để có được cái nhìn đúng với chân tướng của sự vật. Từ cái nhìn đúng chúng ta sẽ không bị tà ma ngoại đạo dẫn vào mê lộ của vô minh; do đó con đường giải thoát không còn là chuyện xa vời nữa.

Bát Chánh Đạo là tám con đường chánh mà bất cứ người con Phật nào cũng nên đi. Ấy là chánh kiến, nghĩa là thấy biết đúng như sự thật. Sự vật như thế nào thì nhận đúng như thế ấy, chứ không lấy đen làm trắng, lấy xấu làm tốt, lấy dở làm hay. Người có chánh kiến không bị tập quán, hủ tục hay dục vọng làm sai lạc, do đó không bị ngoại trần lôi kéo. Chánh tư duy, nghĩa là suy nghĩ ngay thật. Người có chánh tư duy sẽ không dựa trên thành kiến hay sự cảm xúc mà suy nghĩ, do đó ít khi bị lạc vào mê lộ của vô minhChánh ngữ là luôn nói lời chân thật và hòa nhã, chứ không nói thêm nói bớt, hoặc nói lưỡi hai chiều để hãm hại ai. Chánh tinh tấn là luôn chuyên cần làm những điều thiện lành, hoặc điều hay lẽ phảiChánh niệm là lúc nào cũng nghĩ đến điều hay lẽ phải.

Người có chánh niệm luôn biết rõ những niệm đến, niệm đi, niệm ở từ vui, buồn, thương ghét, nhưng không vướng mắc vào niệm nào. Chánh mạng là mưu cầu sinh kế mà không làm phương hại đến một ai. Người có chánh mạng không làm giàu trên xương máu của người khác, cũng không gian tham, do đó mà cuộc sống của họ rất ư là an lạcChánh nghiệp là làm bất cứ việc gì cũng hợp với lẽ phảichân lý, lợi mình và lợi người. Người có chánh nghiệp thì cả thân, khẩu và ý đều thanh sạch. Cuối cùng là chánh địnhChánh định là lúc nào thân tâm cũng định tỉnh và chỉ hướng đến những tư tưởng cao đẹp và có lợi ích thiết thực cho đời sống. Người có chánh định chỉ tập trung tư tưởng vào những vấn đề chánh đáng do đó mà cuộc sống họ thường an lạcgia đình thường hạnh phúc yên vui; ai ai cũng nể trọng. Tóm lạibát chánh đạo chẳng những giúp ta đến quả vị vô thượng, mà ngay ở đời nầy kiếp nầy, cuộc sống ta thật là an lạc và tự tại vô cùng.

Thất Bồ Đề Phần là bảy ngã đi đến quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Thứ nhất là sự lực chọn đúng pháp môn tu tậpPháp môn nào cũng là pháp Phật, miễn sao cho thích hợp với mình là được. Niệm Phậtngồi thiền, hay Mật tu đều được cả. Người Phật tử quyết không mù quáng, ai sao tôi vậy. Ai tụng Pháp Hoa, tôi cũng tụng Pháp Hoa. Ai niệm lục tự Di Đà, tôi cũng niệm lục tự Di Đà. Ai tu Mật, tôi cũng tu Mật. Ai ngồi thiền, tôi cũng ngồi thiền. Tu như vậy chẳng những không đến đâu, mà còn hại mình và những người thân của mình vì không sớm thì muộn, họ cũng phải đi nuôi mình ở nhà thương điên. Thứ nhì là siêng năng hành trì. Một khi đã chọn được pháp môn thích hợp với mình rồi thì phải luôn tinh tấn và dũng cảm tiến bước. Không một nội ma ngoại chướng nào có thể làm chùn bước người con Phật.

Người con Phật quyết không quản ngại gian lao và khó nhọc mà thối chuyển bồ đề tâm. Người con Phật cũng không ngã mạn cống cao; cho rằng mình tài mình giỏi rồi đình chỉ việc tiến tu. Thứ ba là vui vẻ tu hànhTu hành là sự tự nguyện, chứ không ai bắt buộc, nên chi một khi đã quyết chí tu là người con Phật sẽ tu với cái tâm hoan hỉ. Với tâm hoan hỉ, người con Phật sẽ vui với những cái vui của người, hạnh phúc với cái hạnh phúc của người, do đó mà phiền não đoạn tận và vô lượng công đức sẽ thành tựu. Thứ tư là luôn giữ cho thân tâm an ổn (khinh an) và nhẹ nhàng bằng cách không tham lam của người và cũng không sân hận những gì người gây ra cho ta. Không tham lam thì không gây phiền chuốc não cho ai; không sân hận thì chẳng những mình được an ổn, mà người cũng an ổn nhẹ nhàng.

Nhờ đó mà thân tâm ta lúc nào cũng thanh tịnh và sáng suốt. Cũng nhờ đó mà trên đường tu hành của ta, toàn là những kỳ hoa dị thảo không thôi. Thứ năm là phải luôn luôn ghi nhớ chánh pháp bằng cách thực hành rốt ráo những lời Phật dạy. Nói năng trong chánh pháp, mà im lặng cũng trong chánh pháp. Lúc không nói ta cũng không nói trong chánh pháp, nghĩa là trong lúc ấy, nếu có suy nghĩ gì thì cũng dùng chánh pháp mà suy nghĩ, chứ không suy nghĩ mông lung tà vạy cho phiền não tăng trưởng. Muốn được như vậy, ta phải ngày đêm hành trì , chứ không được phút giây nào xao lãng vì một mảnh ruộng, nếu ta không canh cải trồng trọt, ắt cỏ dại lan tràn. Thứ sáu là phải luôn định tỉnh. Định tỉnh từ cái ăn, cái uống, đi, đứng, nằm, ngồi, chí đến cái tu.

Tâm ta như vượn chuyền cây, nếu không tu tậpkhông định tỉnh thì không thể nào ta chuyên chú tập trung được vào pháp mình đang tu. Như vậy dù có tu cũng chỉ uổng phí mà thôi. Cuối cùng là phải xả bỏ. Xả bỏ là không vướng bận bất cứ một thứ gì. Tại sao xả bỏ? Người con Phật luôn nhớ lời Phật dạy: “Chánh pháp thượng xả, hà huống phi pháp.” Bấy nhiêu đó cũng đủ cho chúng ta thấy trên đời nầy có cái gì đáng cho ta nắm giữ đâu? Ngay cả chánh pháp, mà có lúc ta cũng phải xả bỏ, huống là những thứ rác rưởi. Người con Phật luôn nhớ hễ thọ thị khổ, nên quyết không vướng mắc bất cứ một thứ gì. Bỏ tiền tài, vật chấtđịa vị danh vọngquyền uy, mà bỏ luôn cả những ảo vọng chứng đắc trong lúc tu tập. Có như thế ta mới được cơ hội nhẹ nhàng rão bước lên bờ giác ngộ bên kia.

Thứ tư là Ngũ Căn Ngũ Lực. Ấy là những bảo bối giúp cho người con Phật phát triển trí huệ để đi thẳng vào nhà Như Lai mà không bị một thứ gì làm trì trệ. Những lời Phật dạy đều là bảo ngôn; tuy nhiên Ngũ Căn Ngũ Lực là những món quý báu vào bậc nhất trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Chính ngũ căn ngũ lực giúp kẻ tu hành loại bỏ chúng sanh tánh để tiến về Phật tánh. Chính ngũ căn ngũ lực phát sanh tất cả những điều thiện, điều lành trong cuộc tu trì của ta. Thứ nhất là lòng tin vào Phật pháp.

Người con Phật không tin mù quángtuy nhiên, một khi đã tin, người con Phật quyết giữ vững lòng tin, cho dù tà ma ngoại đạo có dẫm nát rừng Chiên Đànchánh pháp và chân lý vẫn bất hư. Đức Phật đã từng dạy: “Tin là mẹ của vô lượng công đức.” Từ tin Phật, tin pháp, tin tăng ta mới vững bước hành trì theo những giáo pháp mà Phật đã từng giải thoát được. Thứ nhì là siêng năng và dũng mãnh hành trì những gì mình tin. Người con Phật quyết tinh tấn xông vào căn cứ địa của phiền não để tận diệt chúng. Càng diệt càng tinh tấn, chứ không thối chuyển. Chí phấn đấu diệt tham, sân, si và phiền não của người con Phật không bao giờ mệt mõi. Người con Phật không bao giờ tự mãn trước những thành công trong công cuộc diệt trừ phiền não vì biết rằng phiền não luôn rình rập chờ quật ngả chúng ta.

Người con Phật quyết đi, đi mãi cho đến chỗ vô sanh, chứ không tự mãn dừng lại ở bất cứ nơi nào, dù nơi đó có là Tây Phương Cực Lạc. Thứ ba là luôn ghi nhớ và hành trì những hạnh lành. Vì bố thí là hạnh lành nên người con Phật luôn hành trì bố thíbố thí cả vật chất lẫn tinh thần. Người con Phật bố thí một cách rốt ráo, không phân biệt thân sơ, bạn thù. Người con Phật cũng rộng lòng bố thí từ tài thípháp thí đến vô úy thí. Vì trì giới là giữ cho con thuyền Bát Nhã vững tiến về giác ngộ và giải thoát. nên người con Phật quyết ngày đêm trì giới. Người con Phật quyết đoạn diệt các nghiệp chướng nơi thân tâm và luôn hành trì các pháp lành, nghĩa là những pháp nào có lợi cho mình và cho người là người con Phật quyết làm. Ngoài ra, người con Phật luôn phát tâm hướng thượng hầu gạn lọc phiền não và thực chứng chân tâm.

Thứ tư là thân tâm định tỉnh. Ở thân thì luôn nghiêm trang từ đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ, nghỉ đều trong chánh pháp. Ở tâm thì luôn gạn lọc những tư tưởng tà vạy; luôn chuyên chú vào chánh pháp, nhìn sự vật bằng cái nhìn như thực. Người con Phật đối cảnh vô tâm, chứ không để cho trần cảnh lôi cuốn và khống chế, do đó mà phiền não không xâm nhập được. Một khi không còn phiền não nữa thì là gì nếu không là Niết Bàn? Thứ năm là trí tuệ sáng suốt. Từ có lòng tin vững chắc, siêng năng hành trì chánh pháp, luôn thực hiện những hạnh lành, đến thân tâm định tỉnh thì sự vô minh mê muội làm gì còn khống chế được người tu PhậtLúc ấy trí huệ không mời vẫn đến, vẫn phát. Lúc ấy ta sẽ thấy rõ mọi chân tướng của vạn vật và vũ trụLúc ấy người tu Phật là gì nếu không đang thực chứng chân tâm?

 Một khi đã biết và thực hành rốt ráo ngũ căn thì sức mạnh của sự tu trì được phát sanh trên ngũ căn nầy mà tạo ra ngũ lựcNgũ lực chính là thần lực của đức tinthần lực của sự siêng năng, thần lực của sự ghi nhớ, thần lực của sự tập trung tư tưởng và thần lực của sự sáng suốt. Khi ngũ căn và ngũ lực đã tròn đầy, người tu Phật chỉ việc thẳng đường mà tiến vào nhà Như Lai, cùng nắm tay chư Phật thong dong trong cõi vô sanhĐời người có khác chi một cuộc đi buôn lỗ nhiều lời ít. Dù có lanh lợi mánh lới bao nhiêu, dù điên đảo bao nhiêu đi nữa thì vẫn lỗ nhiều lời ít.

Như thế ta còn chạy theo danh vọngquyền uy và vật chất làm gì nữa? Chạy theo những thứ ấy chỉ là cho lòng ham dục trong ta càng lớn. Thôi hãy sớm hồi đầu hỡi những người con Phật. Chúng ta là những người con Phật, quyết không van vái trời đất hay thần thánh để mong lúc sống hưởng phước, lúc chết được lên thiên đàng. Ngược lại, chúng ta quyết ngày đêm hành trì ba mươi bảy phẩm trợ đạo được chỉ dạy từ chính miệng Phật, để lúc sống được an nhiên tự tại, lúc bỏ thân nầy sẽ về cõi vô sanh. Hãy vững niềm tin hỡi những người con Phật! Cho dù hiện tại ta chỉ là những hạt bụi lăn trôi trong vũ trụ, nhưng hạt bụi nầy quyết không tiếp tục lăn trôi nữa, mà ngược lại, hạt bụi ấy sẽ hành trì rốt ráo những lời Phật dạy để một ngày không xa nào đó, chính hạt bụi ấy sẽ bao trùm cả pháp giới.

Nếu muốn có một đời sống an lạc tự tại và giải thoát, những người tu theo Phật và ngay cả những người không tu theo Phật đều cần phải tu trì ba mươi phẩm trợ đạo nầy trong đời sống hàng hàng ngày. Hỡi những người con Phật hãy mau hồi đầu. Tam giới như nhà lửa, những vui vui, buồn buồn, thương thương, ghét ghét của tam giới, nếu có chỉ là giả tạm, hoặc chỉ là những ảo vọng mê muội của chúng sanh mà thôi. Sanh, lão, bệnh, tử chỉ là những quả sanh ra bởi chất chồng phiền não của chúng sanh; mà phiền não lại là quả của những tạp niệm khác của thân, khẩu, ý từ tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến. Là người con Phật, quyết chí tu theo Phật, quyết ngày đêm hành trì rốt ráo ba mươi bảy phẩm trợ đạo để đạt cho được quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Chúng ta quyết phen nầy phải vượt thoát ra khỏi nhà lửa tam giới. Dù đáo hay chưa đáo bỉ ngạn, những tưởng với ba mươi bảy phẩm trợ đạo, cuộc sống cuộc tu của người con Phật quả là an nhiên tự tại lắm rồi. Dù được hay chưa được minh tâm kiến tánh, với ba mươi bảy phẩm trợ đạo, người con Phật đã và đang chuyển phàm thành thánhTa Bà thành Tịnh Độ và luân hồi sanh tử thành Niết Bàn giải thoát rồi vậy. Hãy quyết chí lên hỡi những người con Phật! Với ý chí quyết thành Phậtchúng ta sẽ cùng giúp đỡ nhau để trên đường về quê hương Phật, chúng ta chỉ gặp toàn là kỳ hoa dị thảo, chúng ta sẽ cùng nhau phụng sự chúng sanhchân lý và Phật pháp. Xin chí tâm đảnh lễ chư Phật đã vì chúng sanh mà nói lên những pháp thậm thâm vi diệu! Xin chí tâm đảnh lễ những kim ngôn ngọc ngữ được nói ra từ miệng của chư Phật như những con thuyền Bát Nhã đã bấy lâu nay đùm bọc và che chở những đứa con Phật lướt qua bể khổ sông mê! Xin chí tâm đảnh lễ chư tăng, những vị huấn đạo tuyệt vời đã tương tục giáo đạo chúng sanh và giữ vững viền mối đạo! Phật pháp đã tồn tại và phát triển! Phật pháp đang xoáy mạnh vào tâm tư tình cảm của giáo đồ các tôn giáo khác! Phật pháp sẽ mãi mãi trường tồn! Vì Phật pháp mãi mãi là chân lý.

311. THẦN QUYỀN VÀ TỰ QUYỀN 

Đã từ hơn hai mươi lăm thế kỷ nay, Phật pháp chẳng những trường tồn, mà còn mỗi lúc mỗi thu hút đông đảo nhiều dân tộc, ngay cả những dân tộc từng theo tôn giáo thờ thần quyền. Tại sao lại có hiện tượng nầy? Các tôn giáo thờ thần quyền tin tưởng ở thượng đế vì thế cho nên những giáo điều của họ thường thường là cứng nhắc, phản tự nhiên và thiếu khoa học. Thí dụ như lấy cái gì để chứng minh là có một đấng toàn năng? Không chứng minh được thì thôi, đằng nầy họ còn chống chế và hù dọa rằng hễ ai không tin và không vâng phục ở đấng ấy thì sẽ bị đọa địa ngục đời đời. Những giáo điều mà họ đưa ra thật là vô cùng nghịch lý, chẳng những không có giá trị công minh, mà còn làm mờ ảo những ý niệm sai và đúng. Họ làm cho con người luôn mang mặc cảm tội lỗi; từ cái ăn, uống, đi, đứng, nằm, ngồi.

Họ lại cũng luôn làm cho con người mang nặng trong đầu rằng khổ đau trên đời nầy là sự trừng phạt của thượng đế. Họ đã thần thánh hóa một người phàm mắt thịt, và tự biên tự diễn một vở kịch tôn giáo trên toàn cầu, trong đó thế giới hiện thực bị biến thành hư ảo. Họ chối bỏ đời sống hiện thực để dẫn dắt con người đi vào một thế giới vô hình với những phép lạ không ai hiểu nỗi, không ai thấy và cũng không ai chứng minh được. Họ đầu độc chẳng những cá nhângia đình, mà còn ở quốc gia và xã hội nữa về những khái niệm ngông cuồng về tội và không tội.

Với họ, dù là trộm cướp, gian xão, độc ác, sát nhân… hễ vâng phục thần quyền hoặc bà con thần quyền là chẳng những rũ sạch tội lỗi, mà còn được cứu rỗi nữa. Chính vì vậy mà tình trạng luân lý xã hội ở những nước theo thần quyền đang bị tuột dốc một cách thê thảm. Ở các quốc gia đó, con người đang cấu xé và giết hại lẫn nhau một cách tàn nhẫn chỉ vì những lời tuyên truyền huyền hoặc và độc hại ấy. Với những giáo điều nghịch lý và ngu xuẫn ấy, thế mà tại sao họ lại tồn tại và phát triển? Từ xa xưa, con người luôn luôn là những sinh vật yếu đuối và nhỏ bé trước những cuồng nộ của thiên nhiên. Một tiếng sấm, một tiếng sét cũng đủ làm cho họ đứng tim và chết liền tại chỗ. Cách đây hai ngàn năm có ai giải thích được những tiếng sấm sét ấy, hoặc tại sao lại có bảo tố??? Lớp thì sợ, lớp thì không giải thích được những hiện tượng quái gỡ của thiên nhiêncon người từ đó cố tìm một cái gì đó để lấp vào khoảng trống sợ hãi nầy. Thế rồi họ thần thánh hóa những hiện tượng nầy.

Chẳng hạn như họ cho rằng chính đấng toàn năng đã tạo ra tất cả những thiên tai hạn hán, bảo lụt, động đất, núi phun lửa, và các tai ương khác để trừng phạt tội lỗi của con ngườiTuy nhiên, vào thời cận kim, tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ đều được khoa học giải thích rành mạch. Tất cả đều được phơi bày dưới ánh mặt trời, chứ không còn cách gì để đánh lận con đen được nữa rồi. Trái đất bây giờ đã được mọi người thấy và biết là tròn, thế mà dưới mắt họ, những lý luận nghịch lý tương tự về trái đất vuông vẫn còn đó, thế mới là trớ trêu.

Phật giáo, ngược lại với thần quyền, nghĩa là Phật giáo chủ trương tự quyền. Con người có tự quyền làm chủ lấy mình. Trong đạo Phật, không có thần quyền, mà cũng chẳng có Phật quyền, chỉ có “tự quyền.” Đức Thích Tôn Từ Phụ đã phủ nhận tính cách toàn năng của bất cứ ai. Theo Ngài, không có sự cứu rỗi từ bên ngoài. Ngài khẳng định con người hãy quay về với chính mình mà tìm kiếm những giá trị tuyệt vời đang tiềm ẩn ngay nơi mình. Thần quyền càng làm con người mất tự tin và tự chủ bao nhiêu thì Phật pháp càng đưa con người trở về làm chủ lấy mình bấy nhiêu.

Thần quyền cướp mất tất cả những quyền thiêng liêng tối thượng của con người. Ngược lại, Phật giáo chẳng những giúp cho con người lấy lại tất cả những thứ ấy, mà còn giúp con người hằng sống và hằng tu với chúng. Với đạo Phậtcon người vì vô minh mà chấp trước nên mới khổ đau phiền nãoTuy nhiênđồng thời với vô minhchấp trước, khổ đau và phiền não, những đóa sen Phật tánh vẫn ẩn tàng đâu đóThần quyền làm cho con người ỷ lại thì ngược lại, Phật pháp giúp cho con người lấy lại lòng tự tin. Thần quyền xô đẩy con người chạy đông chạy tây; thần quyền bày vẻ đủ thứ ý niệm và hình tướng để dọa nạt con người. Ngược lại, Phật giáo chủ trương tự quyền. Tự quyền giải thoát, tự quyền vào địa ngục, tự quyền làm Phật, tự quyền làm ma… Trong Phật giáotâm từ cũng là ta, mà tâm tà cũng là ta.

Trong Phật giáo, không có ai là người cứu rỗi, cũng chẳng có ai được cứu rỗi; chỉ có tự mình cứu lấy mình. Trong Phật giáo, không ai là chúa tể, không ai là con; lại cũng không có vua chúa hay cùng đinh, mà chỉ có những Phật tánh vô cùng, vô tậnvô sanh vô diệt. Trong đạo Phật, không ai có toàn năng. Phật chỉ là người đã giác ngộ và giải thoát rốt ráo, thế nên Ngài cũng muốn giúp chúng sanh được ngộ nhập cái tri kiến của Ngài và được giải thoát như Ngài, thế thôi. Thần quyền buộc con người phải tin vào đấng sáng tạo toàn năng; Phật thì ngược lại, chỉ dạy con người đừng vội tin một điều gì do người khác nói, cho dù điều nầy có được nhiều người tin đi nữa. Phật dạy con người nên tin những gì hợp với lẽ phải và chân lýtuy nhiên, tìm về nơi chính mình vẫn là tối quan trọng.

Thần quyền buộc chúng sanh kê khai tội lỗi và vâng phục như là một sự ngu xuẫn và hèn yếu tận mạt. Đạo Phật, ngược lại, khuyên con người phải biết tự chăn giữ thân, khẩu và ý; phải biết xem coi việc nào nên làm, việc nào không nên làm. Thần quyền thì chủ trương bản chất con người là tội lỗi và vô phương cứu chữa nếu không có thần quyền. Ngược lại, Phật giáo cho rằng con người vì vô minh mà lăn trôi tạo nghiệp; nay biết tu là biết gột rữa vô minh bằng cách buông xả và không cho vướng mắc vào tham, sân, si, mạn, nghi và tà kiến nữa. Thần quyền không quan trọng hóa mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. ý. Với thần quyềnlục căn tạo tác gì mặc kệ, miễn sao con người biết tin và vâng phục thần quyền là được.

Ngược lại, với đạo Phật, người biết tu phải biết hộ trì sáu căn sao cho chúng đừng duyên với sáu trần để không sanh sáu thức, ấy là an nhiên và tự tạiThần quyền cũng khuyên con người nương theo giáo lý, nhưng phải là giáo lý cứng nhắc của thần quyền. Ngược lại, Phật giáo khuyên con người nên sống và tu theo những sự thật từ Tứ Thánh ĐếBát Thánh Đạo đến Tứ Chánh Cần… Phật dạy hễ pháp môn nào làm cho mình bớt khổ, cho người bớt khổ, cho đời bớt khổ thì theo. Ví bằng ngược lại, cho dù pháp môn ấy có được nhiều người khen tặng, ta cũng không theo. Thần quyền chủ trương con người tội lỗi nhơ nhớp, chỉ có thần quyền hay bà con thần quyền là thánh thiện thiêng liêng mà thôi. Ngược lại, Phật giáo chủ trương ai cũng nhơ nhớp hoặc thánh thiện; có điều là hễ ai biết gột rửa nhơ nhớp để chỉ còn lại thánh thiện thì người ấy với Phật là đồng một thể.

Tóm lạicon người càng tiến bộ bao nhiêu thì chiếc mặt nạ thần quyền càng bị lột xuống bấy nhiêu. Ở vào thời đại nầy mà còn ép buộc con người phải tin vào những điều nghịch lý thì quả là thiên nan vạn nan. Thế nên trước ngưỡng cửa tuyệt vọngthần quyền đã tìm đủ mọi cách để được tồn tạiTuy nhiên, ngụy giả rồi cũng phải bị đào thải để được thay vào bằng chân lý. Trong một tương lai gần đây, những thành lũy cuối cùng của vô lý, huyền hoặc và mơ hồ phải bị giật đổ để nhường chỗ cho sự thậtrõ ràng và hữu lý. Những đứa con Phật hãy đi thẳng vào đời mà trao chân lýniềm tin và tình thương đến mọi người, mọi loài.

Hãy thấy cho rõ tất cả những đau khổbất hạnh và phiền não của ta là do tham lambỏn xẻnsân hậnsi mê, mạn nghi và tà kiến mà ra, chứ không một ai trừng trị ta ngoài ta. Đừng lo, đừng sợ, không có một thần quyền nào có thể làm ta thêm hoặc bớt tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến; mà chỉ có chính ta, chính “tự quyền” ta mới có khả năng thêm hoặc bớt những thứ ấy mà thôi. Hãy luôn tự ý thức rằng khả năng làm tốt hay xấu là tự nơi mình, Phật đã dạy rõ ràng như vậy. Hãy tự thắp đuốc lên mà sống mà tu theo chánh pháp của Phật để thấy rằng cuộc sống của ta là hạnh phúc, cuộc tu của ta là hướng thượng và giải thoát.

LỜI HAY TRONG LẼ ĐẠO 

**Tu là phải biết suy nghiệm những kinh nghiệm thực tiển của cuộc sống để tránh không tái phạm lỗi lầm.

**Tu là thấy rõ lẽ vô thường nên không chạy theo ôm chân những cái ngụy giả.

**Tu là biết rằng lòng ích kỷ bỏn xẻn sẽ đưa ta đến những hành động tà quấy.

**Tu là biết thương yêu tất cả mọi người, không phân biệt thân sơ, bạn thù.

 **Tu là dám chịu đau đớn để người khỏe mạnh.

**Tu là tâm không chứa chấp một thứ gì.

**Tu là biết rằng tham dục làm cho ta ngu si.

**Tu là cương quyết nhận lỗi và sửa lỗi.

**Tu là biết tránh ác làm lành.

**Tu là đối cảnh mà tâm chẳng động.

**Tu là không chạy theo những cám dỗ của vật chất và phù hoa, mà lúc nào cũng thường nên biết đủ.

**Tu là biết đặt đạo đức trên tất cả.

**Tu là quyết đi theo Phật chứ không theo ma.

**Tu là nói bố thí, thì làm bố thí; nói phúc đức là làm phúc đức.

**Tu là biết rằng tiền tài, sắc đẹp, danh vọngsang giàuquyền uy… chỉ là những sợi dây trói buộc ta vào sanh tử luân hồi mà thôi.

**Người chân tu là người con hiếu, người cha hiền, người mẹ biết hy sinh, người chồng đảm đang, người dâu hiền, người rễ thảo, người bà con tốt, người láng giềng dễ thương, người bạn quí và còn nhiều nữa những cái hay đẹp của người tu.

**Tu là biết tự chế tâm mình để chiến thắng thị dục.

**Tu là biết tạo thiện nghiệp để cuộc sống nầy được an lạc hơn.

**Tu là thong dong tự tại trước những thăng trầm của thế sự.

**Tu là biết rằng càng nhiễm bụi trần là càng đày đọa lao lung.

 **Tu là chẳng hẹn nắng mưa, già trẻ vì mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh.

**Tu là biết rằng hễ tạo nghiệp sẽ khổ sầu theo nghiệp.

**Tu là biết thân nầy bất tịnh, tâm nầy sanh diệt để không tiếp tục làm nô lệ cho thân tâm.

**Tu là phải gắng công, dù biết rằng bến bờ giải thoát không phải gần, và cũng không phải dễ đến.

**Tu là biết rằng đã có biết bao oan khiên cũng chỉ vì khẩu nghiệp.

**Tu là biết giữ cho thân tâm thanh sạch, cho tánh nết nhu mì.

**Tu là cố tạo những hạnh lành cho ta và cho người.

 **Tu là quyết không gây thêm nghiệp chướng.

**Tu là luôn biết cả hai đều thua trong bất cứ cuộc tranh cải nào.

**Tu là không nói chuyện thị phi.

**Tu là luôn giữ lẽ công bằng.

**Tu là ngày ngày biết tĩnh tọa để tự soi xét lấy mình.

**Tu là luôn biết sửa những chỗ sai quấy.

**Tu là luôn cố gắng tự thắng lấy mình.

**Tu là biết nhẫn nhục trước những cái đáng nhẫn cũng như những cái không đáng nhẫn.

**Tu là biết bố thí vô điều kiện và không phân biệt thân sơ bạn thù.

**Tu là biết dứt trừ tà hạnh và trưởng dưỡng lòng nhơn.

**Tu là biết luân hồi sanh tử là sanh sanh diệt diệt; chỉ có giác ngộ rốt ráo là vĩnh hằng.

**Tu là biết thương người, thương vật cũng như thương chính mình.

**Tu là biết rằng ngã và ngã sở chỉ là những mê dại huyễn ảo của con người.

**Tu là luôn biết không đầu hàng vọng tâm.

**Tu là quyết tu cho đến lúc không còn cái gì vay, mà cũng không còn cái gì trả nữa.

**Tu là luôn biết rằng hễ cái gì có tướng đều là hư vọng.

**Tu là quyết không khư khư chấp trước.

**Tu là biết rằng Bồ đề tâm chỉ hiển lộ khi không còn si mê nữa.

**Tu là biết sửa mình với tất cả đại hùngđại lựcđại từ bi và đại trí của nhà Phật.

**Tu là biết rằng Phật cũng chỉ là một chúng sanh, nhưng là một chúng sanh đã toàn giác.

**Tu là biết rằng cho dù đã tạo nghiệp ác trong quá khứ mà bây giờ quyết chí tu trì thì vẫn có thể giác ngộ và thành Phật được.

**Tu là không khinh ai, không chê ai, không ghét ai, không nói xấu ai, không hại ai, cũng không trộm cắp của ai…

**Tranh cải, giận hờn, hơn thua đâu bằng tu tập.

**Tu là biết rằng tham, sân, si là những con đường đưa ta vào địa ngục.

**Tu là biết rằng thế sự là phù hoa, danh lợi là huyễn ảo; tiền tài là con dao hai lưỡi, đàng nào chúng ta cũng bị nó cắt đứt.

**Tu là biết thi ân bất cầu báo.

**Tu là biết giác hay mê đều do bởi tâm nầy, lành hay dữ cũng tâm nầy, ác hay thiện cũng tâm nầy, mà tà hay chánh cũng tâm nầy… Tất cả đều bởi tại tâm nầy.

**Tu là biết khi bố thí phải vô tướng mà bố thí; lại nữa, bố thí phải bình đẳng mà bố thíBố thí mà tâm trí bất động mới là sự bố thí bất tư nghì.

**Bố thí phải luôn đi đôi với tâm đại từ đại bi mới là chân bố thí.

**Tu là thấy người khổ như chính ta khổ; thấy người vui như chính ta vui vậy.

**Tu là biết chia sẻ những gì mình có cũng như những gì mình biết cho mọi người.

**Tu là biết luân hồi sanh tử là vô chung vô thỉ, chỉ có giải thoát mới chấm dứt được cái vô thỉ vô chung nầy mà thôi.

**Tu là thấy ai sợ hãi liền biết lựa lời mà khuyên lơn an ủi cho người bớt sợ.

**Tu là chí nguyện cho tâm đại từ đại bi rộng lớn tợ như hư không vậy.

**Tu là tin quyết thành Phật vì chỉ có tin ta mới có thể chu du vào tuệ giác của chư Phật được.

**Tu là quyết dứt trừ nghi hoặc vì nghi hoặc là những chướng ngại chính trên đường giác ngộ.

**Người tu luôn nhớ một khi đã quyết chí tu trì thì tự nhiên ta biến thành một thứ Kim Cương có thể phá vỡ được tất cả; ngược lại, không có một thứ gì phá vỡ được ta.

**Tu là biết quay về với chính mình để nhìn cho rõ mặt mũi và chân tướng của chính mình.

**Tu là biết rằng không có cái tâm nào cần an, mà cũng không có cái tâm nào cần hàng phục; chỉ có cái “Ngã” và “Ngã sở” là cần được hàng phục mà thôi.

**Tu là biết rằng không nương vào chỗ nào cả để sanh tâm.

**Tu là nói lời chân chánh, đúng đắn, không dối gạt, không sai khác.

**Tu là trở về với cái Phật tánh sẳn có của mình. Phật tánh của chúng sanh thế nào thì Phật tánh của chư Phật cũng thế ấy; nó không thêm, không bớt, không lớn, hoặc nhỏ hơn tí nào.

**Tu là không mong đặng phước đức vì hãy còn mong đặng phước đức là lòng hãy còn tham.

**Tu là không mong cầu chứng đắc vì có cái gì đâu để mà chứng đắc? Chỉ là một cuộc hành trình trở về tìm lại chính ta mà thôi.

**Người con Phật luôn hành trì bố thítrì giớinhẫn nhụctinh tấnthiền địnhtừ bi và hỉ xả để luôn có trí huệ mà thẳng tiến trên đường giải thoát.

**Hễ tu theo Phật là luôn có những hào quang của chư Phật; tu là cho tai vạ, tà ma, quỉ quái không đến gần ta được.

**Người tu luôn tâm nguyện: “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn; pháp môn vô lượng thệ nguyện học; chúng sanh vô biên thệ nguyện độ; Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.”

**Người tu luôn khiêm tốn, chứ không nói năng cử động ngạo mạn, phách lối, tự cao, tự đại, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ giàu hiếp nghèo, ỷ sang hiếp hèn…

**Người tu là lội ngược dòng đời, luôn sống trong tỉnh thức, không bị vô minh che mờ tâm trí, không bị phiền não khống chế, và cũng không tác hại đến ai.

**Người tu khi không hiểu thì hỏi, chứ không hiểu sai lời Phật, cũng không nói lạc ý Thánh.

**Người tu không bao giờ phạm giới mà nói giữ; có tội nói không; có nói không, không nói có…

**Người tu không tự mình làm ác mà cũng không xúi ai làm ác.

**Người tu luôn biết tự chế, chứ không để cho dục vọng khống chế mà làm hại đến chúng sanh khác.

**Người tu luôn thân cận những người có đạo đức.

**Người tu không kêu căng phách lối, cũng không lếu láo tự mãn.

**Người tu không bao giờ cho mình là đúng, không cho người là trật.

**Người tu là người rất thực tiển chứ không mơ mộng viễn vông, cũng không hành động phiêu lưu.

**Người biết tu không vì tiền tài của cải mà mất hết liêm sĩ, quên cả nhường nhịn.

**Người biết tu không bao giờ mua gian bán lận, mà chỉ mua bán bằng chính sức lực của mình, bằng chính mồ hôi nước mắt của mình.

**Người biết tu là đối với người trên kẻ dưới đều bình đẳng, đều kính trọng họ như nhau chứ không thượng đội hạ đạp; với chủ thì tâng bốc, với tớ thì đánh đập.

**Người tu không bao giờ cờ bạc vì cờ bạc là trưởng dưỡng lòng tham.

**Người biết tu thì đâu đâu cũng là đạo tràng; ở nhà, ở chợ, ở sở, cũng như ở chùa.

**Người biết tu luôn giữ hiếu, để, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sĩ và sự chân thật.

**Người biết tu luôn vì người mà giải đạo và phát vô thượng tâm.

**Người tu luôn biết rằng vì vô minh mà thân, khẩu và ý gây nghiệp.

**Người tu không mê đắm ngũ dục, không sợ hết phước, không sợ khổ vui và vô thường khống chế, mà lúc nào cũng an nhiên tự tại.

**Người tu luôn biết họa phúc đều từ tâm nầy mà ra; hễ tâm niệm thiện thì quả báo thiện; tâm niệm ác thì quả báo ác; tâm niệm khổ thì quả báo khổ; tâm niệm vui thì quả báo vui… Cứ như thế cho đến ngày bỏ nhục thân nầy; hễ lúc bỏ nhục thân mà thân tâm an lạc thì quả báo sẽ phải là an lạc.

**Người tu có thể thiếu thốn về vật chất, nghĩa là có thể cơm không đủ ăn, mặc không đủ ấm, không nhà cao cửa rộng, không xe cộ xa xỉTuy nhiên, người tu không bao giờ thiếu thốn về mặt tinh thần, nghĩa là thân tâm lúc nào cũng an lạc. Không tham lamgian xảođố kỵkiêu căng; không tạo tội ác và cũng không làm gì tác hại đến ai.

**Người tu luôn biết khép bớt tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý để bớt tạo nghiệp.

**Người tu luôn tỉnh thức rằng tự hồi nào đến giờ chúng sanh nầy cứ lăn trôi tạo nghiệp; nghiệp cũ chưa dứt, nghiệp mới đã chất chồng. Bây giờ nhất định tu là theo chơn bỏ vọng, theo chánh bỏ tà để dứt đoạn nghiệp cũ và không tạo nghiệp mới.

**Người tu luôn từng giờ từng phút sửa cái xấu thành cái tốt, sửa cái dở thành cái hay; sửa phàm phu thành Phật.

**Người tu chỉ nhìn cái đáng nhìn, biết cái đáng biết, nghe cái đáng nghe, ngữi cái đáng ngữi, nếm cái đáng nếm, nghĩ cái đáng nghĩ, chớ không bạ đâu làm đó.

**Người tu luôn nhớ rằng lòng tham không đáy; lòng tham là vô cùng vô tận.

**Người tu luôn nhớ lòng tham là cổ xe đưa ta vào địa ngục; vì tham tiền tài, sắc đẹp, danh vọngquyền uy, miếng ăn, chỗ ở… mà ta nỡ lập mưu hại người.

**Người tu luôn nhớ sân hận là ngọn lửa đốt cháy cả rừng công đứcsân hận lại cũng chính là cửa ngỏ của muôn ngàn chướng nghiệp.

**Người tu không bao giờ bảo thủ những thiển kiến thấp thỏi sai lầm; không cho mình là hay là giỏi. Ngược lại, người tu luôn sáng suốt nhìn thấy những điều hay lẽ thật của người, luôn học hỏi và cầu tiến.

**Người tu không chạy theo buồn, vui, giận hờn, phẫn nộ. Ngược lại, với người tu, tâm mát như nước thanh lương.

**Người tu không che dấu tội lỗi. Hễ có lỗi là phát tâm sám hối và sửa chữa ngay.

**Người tu không ganh với tài người, không đố kỵ với người có quyền, không xốn mắt khi thấy người vinh hiển, không nhún trề trước danh dự của người, cũng không nói xấu để hại tiếng tăm của người.

**Với người tu, hễ có tiền thì giúp tiền; có tài thì giúp tài; có pháp thì giúp pháp… Thấy ai đói thì cho ăn, thấy ai không biết mà mình biết, bèn giảng giải; thấy ai lo sợ bèn khuyên lơn an ủi cho người bớt sợ.

**Người tu không vì danh lợi mà đi gạt gẫm người, cũng không khẩu Phật tâm xà.

**Người tu không ỷ giàu mà phách lối, không ỷ tài mà kiêu căng, cũng không cậy ỷ quyền uy mà hiếp đáp người khác.

**Người tu không thượng đội hạ đạp, nghĩa là không bợ đở người trên mà hiếp dáp kẻ dưới.

**Tính nhẫn nhục của người tu ví như vàng ròng, cho dù lửa có nóng đến độ nào thì vàng vẫn là vàng, không bị cháy tan. Tương tự, tánh nhẫn nhục khiến người tu không bị lửa sân hận đốt cháy vì thế mà luôn được an lạc và thanh tịnh.

**Người tu luôn tạo nhân lành, tiêu trừ ác nghiệp để đi đến giải thoát rốt ráo.

**Người tu luôn biến tâm phiền nãođau khổchấp trướcvướng mắc và si mê thành an lạctự tạitừ bi và trí huệ.

**Người tu luôn sống trong tỉnh thức; luôn biết trở về tìm lại chính mình, nơi đó là cả một nguồn suối từ bi và một mặt trời trí huệ.

**Người tu luôn nhớ rằng đời ngũ trược ác thế không làm cho mình khổ; chính ác tâm của mình đeo đẳng làm khổ mình mà thôi.

**Trong đời ngũ trược ác thế mà mình không nghĩ ác, không làm ác, cũng không xúi ai nghĩ ác, làm ác, ấy là mình đã tự tạian lạc và hạnh phúc lắm vậy.

**Người tu luôn tự nhủ rằng Phật tánh không tự nhiên hiển lộ, mà phải trải qua một tiến trình công phu tu tập và hành trì.

**Người tu luôn lấy đại từđại biđại hỉđại xả làm lẽ sống.

**Người tu luôn nhận biết những tư tưởng nổi lên trong tâm; biết để diệt những tư tưởng ác và trưởng dưỡng những tư tưởng thiện lành.

**Người tu trong thời không có Phật tại thế vẫn luôn có hai nơi vững chắc để nương tựa. Một là những chánh pháp mà Phật đã truyền dạy; hai là về nương nơi chính mình.

**Người tu hành chân chánh thì lúc nào cũng có sự hộ trợ mầu nhiệm của chư Như Lai; không bao giờ cảm thấy bơ vơ lạc lỏng; không lo nghĩ tới kẻ thù; không lo ngại bạn bè phản trắc; không bao giờ để tâm đến buồn chán, giận hờn, oán ghét, khổ đau, hạnh phúc. Ngược lại, người tu luôn an trụ trong chánh pháp vì thế mà cuộc sống luôn an nhiên và tự tại.

**Người tu không vướng mắc vào lời nói hoặc hình tướng vì chính lời nói và hình tướng đã tạo ra thức để đẩy ta phiêu lưu vào cảnh đời đau khổ.

**Người tu luôn tìm cách nâng cao lý tưởng và phẩm chất của đời mình và đời người.

**Người tu không chạy theo tạp niệm, mà chỉ hoặc nhất niệm, hoặc không có niệm nào cả.

**Người tu luôn cảnh giác rằng có khi lời nói của một người sẽ làm khổ nhiều người, nên trước khi nói phải suy nghĩ, chỉ nói những cái đáng nói, không nói những cái không đáng nói.

**Người tu luôn tâm niệm rằng tụng trì kinh Phật là phải hành trì theo kinh Phật vì tụng trì là làm sống dậy các đức hạnh của Như Lai ở tâm mình.

 **Mục đích tối thượng của người tu không phải chỉ là bòn phước cho kiếp sau, mà là quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

**Người tu luôn nhớ lời Phật dạy: “Phật pháp lấy tâm làm chủ và tất cả các pháp đều do tâm sanh.”

**Người tu luôn tạo hoàn cảnh cho gia đình, bạn hữu và người thân đi với Phật vì ngày nào ta đi với Phật là ngày ấy ta không đi với ma.

**Người tu luôn cố gắng tự mình làm những vị Phật tương lai bằng cách tu theo Phật, sống theo Phật và hành trì như Phật vậy.

**Người tu luôn cố gắng giúp người chưa quy y Phật được quy y Phật; giúp người đã quy y Phật đừng thối Bồ Đề tâm.

**Người tu luôn tâm nguyện giúp người hiểu chánh pháptrở về với Phật tánhthoát ly phiền não để được an lạc và tự tại.

**Người tu luôn nhớ lạy hình tượng Phật chưa phải là lạy PhậtLạy Phật là biết thọ trì kinh Phật, nghĩa là sống và hành trì y như lời Phật dạylìa bỏ mọi việc tà vạysám hối những tội lỗi trong quá khứ… ấy là cách lạy Phật tuyệt vời nhất.

**Người con Phật luôn nhớ hễ tụng trì Phật pháp thì hằng sa tội diệt; hễ bố thítrì giới, không giết hại chúng sanh thì mệnh thọ; hễ nhu hòa nhẫn nhục thì tinh thần định tĩnh; hễ không tham vọng thì không đau khổ, não phiền; hễ liễu ngộ vô thường, thấy thân nầy bất tịnhsanh sanh diệt diệt thì sẽ chóng quay về bờ giác.

**Người con Phật luôn nhớ những căn bệnh trầm kha của phàm phu, tuy dễ thấy mà lại khó trị vô cùng: một là không hiếu kính cha mẹ; hai là ngu si tạo ác; ba là gian xảo lừa lọc; bốn là hay bươi móc lỗi người; năm là sát sanh hại vật; sáu là nói lưỡi hai chiều; bảy là ham mê sắc dục; tám là mục hạ vô nhânngã mạncống cao, khinh người; chín là có lỗi không nhận; và mười là khen mình chê người… Phật dạy rằng cách duy nhất để đối trị những căn bệnh trầm kha nầy là hãy lội ngược dòng đời. Nghĩa là hãy hiếu kính cha mẹ; hãy tu theo chánh pháp để có trí huệ; đừng gian xảo lọc lừa; đừng bươi móc lỗi người; đừng sát sanh hại vật; đừng nói lưỡi hai chiều; đừng ham mê sắc dục; đừng mục ha vô nhân; đừng cống cao ngã mạn. Khi có lỗi hãy nhận để mà sửa; đừng khen mình chê người… Thuốc của Phật cho cũng rất là đơn giản, nhưng lại khó uống vô cùngTuy nhiênnếu không uống bây giờ thì chừng nào ta mới uống đây?

**Người tu luôn nhớ tội phước do ta, mê giác do ta, chúng sanh hay Phật cũng do ta.

**Với người tu, sống lâu chẳng bằng sống một cuộc sống đạo hạnh và tinh chuyên giúp đời.

**Cuộc sống mà tràn đầy tham ái và sân hận là một cuộc sống cực kỳ đau khổ.

**Người con Phật không vì danh lợi mà nhọc nhằn thân xác, cũng không vì giải đãi mà nhàn hạ cả đời. Ngược lại, con đường của người con Phật là con đường trung đạo, nghĩa là vẫn mưu sinh nhưng không làm phương hại đến ai, vẫn sinh hoạt bình thường trong an hòa tự tại.

**Tâm người con Phật luôn bình thản, tánh người con Phật luôn khiêm tốn, thân người con Phật luôn bình dị, miệng người con Phật luôn phát lời ái ngữ, mắt người con Phật không dòm ngó người, tai người con Phật không nghe chuyện người, ý người con Phật không nghĩ đến ác sự.

**Người con Phật luôn biết thiểu dụctri túc; nghĩa là ít tham, mà thường hay biết đủ.

**Người tu luôn nhớ sông sâu bên lở bên bồi, trăng tròn rồi lại khuyết, hoa nở rồi tàn, hết thịnh đến suy, mây hiệp rồi tan. Nhớ để mà bình tâm, để mà đừng trách cứ chi ai.

**Người tu luôn nhớ thùng rỗng kêu to; hễ dốt chừng nào thì ưa khoe khoang nhiều chừng nấy.

**Người tu không nói chuyện thị phi nên ít có hiểu lầm; không nghĩ ác nên không làm hại ai; không tham dục nên ít khi phiền não; không hứa bậy nên ít khi mất tín; không bạ đâu tin đó nên không bị người bội bạc; không nghe bậy nên ít có thị phi; không làm bậy nên chi luôn tự tại.

**Người tu không nóng nảyđua tranhthù oán, tị hiềm, độc áccống caongã mạnỷ lại và gian tham; mà ngược lại, người tu luôn bố thítrì giới và nhẫn nhục.

**Người tu không mắc lầy trong vũng bùn danh lợitài sắc, tiền bạc và uy quyền; ngược lại, sen sẽ nở ngay trên những vũng bùn nầy.

**Người tu nhàm chán sự đau khổ của cuộc đời chứ không nhàm chán cuộc đời.

**Người tu không bị vô thường lừa gạt, không đắm say ái nhiễm, không bị tiền tài danh lợi và hương sắc quyến rũ, không cố chấp bảo thủ, và cũng không bị lửa tham sân si thiêu đốt, nên lúc nào cũng an lạc và tự tại.

**Người tu nhân hòa, nhẫn nại, khiêm tốn trước sau không thay đổi. Dù người có phụ mình, mình quyết không phụ người; dù người có đối xử tệ bạc với mình, mình lúc nào cũng tử tế với người; dù người có ganh ghét mình, mình vẫn lấy lòng từ ái mà đáp lại.

**Tâm người tu luôn bình lặng, lúc lành mạnh cũng như lúc ươn yếu, lúc trẻ cũng như lúc già, lúc thọ nạn cũng như lúc thọ lạc, lúc đau khổ cũng như lúc hạnh phúc.

**Người tu luôn nhớ chư pháp như huyễn ảo, chẳng khác chi sương mai trên đầu cỏ. Chỉ có chơn tâm của mình mới là vĩnh hằng. Hãy trở về với cái chơn tâm ấy để không còn trồi lên xụp xuống trong bể luân hồi sanh tử nữa.

**Người tu luôn nhớ luật nhơn quả của nhà Phật; hễ trồng đậu thì được đậu, trồng cam thì được cam. Hễ sát sanh hại vật, thì bị vật sát sanh hại lại. Hễ mắng chưởi người thì bị người mắng chưởi lại. Hễ làm ác thì lãnh quả báo ác. Hễ có vay thì có trả… Ngược lại, hễ từ, bi, hỉ, xả thì chẳng những an lạc tự tại, mà sen sẽ nở trên từng bước ta đi qua.

**Người tu luôn nhớ rằng hễ tu trì giữ giới thì tham, sân, si tự đoạn diệt. Hễ tham thiền nhập định thì cho dầu chưa giải thoát, cõi vô sanh cũng gần kề.

**Người tu luôn nhớ sa đọa, quỉ quái cũng do ta, mà Di Đàgiác ngộchân tâmkiến tánh cũng do ta.

**Người đang tu là người đang quyết tâm sửa chữa những lỗi lầm.

**Người tu luôn nhớ rằng còn làm con người là còn lầm lỗi nên chi không khinh chê ai lầm lỗi.

**Người tu luôn phát tâm Bồ Đề, luôn giữ gìn giới đức đạo hạnh, luôn bố thítrì giớinhẫn nhục, luôn chuyên cần tham thiền nhập định để đi đến giác ngộ và giải thoát.

**Người tu luôn nhớ Phật cũng từng là một chúng sanh, mà là một chúng sanh đã giác ngộ và giải thoát rốt ráo.

**Khi mê là chúng sanh, khi ngộ là Bồ Đề hiển lộ, là Phật hiện tiền.

**Khi mê là phiền nãođau khổ và sa đọa; khi ngộ là an lạcchơn tâm và kiến tánh.

**Người tu luôn nhớ ly nước dù có bợn nhơ thế mấy mà ta không khuấy, ắt cặn cáu sẽ từ từ lắng đọng. Tương tự, nếu ta không tạo nghiệp thì tâm thức ta sẽ lặng yên, Bồ Đề sẽ hiển lộ.

**Tiền tài, danh vọngcông hầu, khanh tướng… có để chờ mất; chỉ có chơn tâm và kiến tánh là vĩnh hằng.

**Hễ có tiền thì sanh bạc; hễ bội bạc thì sanh oán hờn và sân hận; hễ oán hờn sân hận thì sanh u mê; hễ u mê là tiếp tục lăn trôi trong bể sanh tử luân hồi.

**Người tu luôn trau tâm, sửa tánh cho thuần lương nhơn hậu, luôn kính trên nhường dưới, luôn giữ tròn đạo nghĩa, và luôn từ bi hỉ xả.

Pages: 1 2 3