ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
TẬP X
Thiện Phúc
(Tổ Đình Minh Đăng Quang)

485. Hành Trì Trong Đạo Phật
486. Hiện Đời Giải Thoát
487. Đường Giải Thoát
488. Hãy Trở Về Với Chính Mình

 

485. HÀNH TRÌ TRONG ĐẠO PHẬT

Kinh điển nhà phật từ Đại Bảo Tích, Hoa Nghiêm, Đại Tập, Phương QuảngPháp HoaTrung A HàmTăng Nhất A HàmTạp A HàmThập Tụng LuậtTứ Phần Luật đến Niết Bàn có trên 500 quyển. Dù cả đời dành hết cho việc ôn tầm bối diệp cũng không đọc hết được những giáo lý thậm thâm vi diệu nầy. Phải thừa nhận giáo điển nhà Phật không thiếu bất cứ thứ gì từ vũ trụ quan đến nhân sinh quan, từ nguyên nhân luận đến hệ quả luận, từ chúng sanh đến Phật… Tuy nhiên, nói gì thì nói giáo lý nhà Phật không bao giờ dành cho học giả, vì cho dù có làu thông thiên kinh vạn quyển mà chẳng chịu hành trì thì còn tệ hơn người bị bại xụi, chẳng đi đến đâu cả. Người bại xụi còn có thể dùng xe lăn để di chuyển đó đây nếu người ấy muốn, chứ học Phật mà không hành trì chẳng những không đi lên mà còn đi xuống nữa là khác.

Thật vậy! Người tu Phật mà tri hành hợp nhất sẽ luôn thấy giáo pháp nhà Phật là lương dược không thể nghĩ bàn. Lấy hạnh đại từ đối trị chấp ngã; lấy vô thường, khổ và vô ngã đối trị sự tríu mến tứ đại; lấy vô úy đối trị sanh, lão, bệnh, tử; lấy Bát Thánh đạo đối trị tà đạo; lấy từ bi hỷ xả đối trị tham sân si; lấy khiêm cung từ tốn đối trị cống cao ngã mạnvân vân và vân vânPhật giáo nhìn vào vũ trụ nhân sinh không phải là duy vật, cũng không duy tâm hay duy thần, mà Phật giáo nhìn vào con người bằng duyên hợp duyên tan của ngũ uẩn và tứ đại qua ba trạng thái tâm, sinh và vật lý. Từ nơi sáu căn tiếp xúc với sáu trần sanh ra sáu thức. Thức tạo tác vọng động tạo thiện ác nghiệp để lăn trôi trong ba nẻo sáu đườngThí dụ như mắt thấy sắc tâm liền khởi say đắm, từ đó mà tạo nên hành nghiệp.

Cũng như vậy, tai nghe âm thanh du dương, mũi ngửi mùi thơm, lưỡi nếm vị lương hảo, thân xúc chạm vào những cái êm dịu, và ý suy nghĩvân vân khiến tâm tạo nghiệp. Chính vì thế mà trong các kinh điển Đức Phật đã dạy tám pháp hành trì căn bản (Bát Thánh Đạo). Sau khi chứng đạo giác ngộ cao cả, Đức Phật đã đến vườn Lộc Uyển, gặp năm người bạn cũ và tại đây Ngài đã chuyển Pháp Luân. Ngài đã lăn bánh xe Pháp và để lại cho đời một giáo lý tuyệt luân. Lời dạy đúng sự thật của Thế Tôn như xe chở tâm trí ngu muội của chúng sanh đến kinh thành sáng tỏ của giác ngộgiải thoáttỉnh thứcan lạc, và hạnh phúc. Nhưng chúng ta phải quay bánh xe ấy ở đâu? Đức Phật đã khẳng định với chúng đệ tử của Ngài là mỗi người phải tự quay tự chuyển, nghĩa là mỗi người phải hành trìhành trì và hành trì cho đến khi nào tâm thức của mình hòa lẫn vào bản thể của vũ trụ.

Hành trì trong đạo Phật là hiện đời thu thúc thân tâm không cho chúng tạo nghiệp bằng cách tu tập không cho lục căn chạy theo trần cảnh cho tâm nầy tiếp tục gây tội tạo nghiệp nữa. Hơn nữa, hành trì trong đạo Phật là một tiến trình thanh lọc không ngừng nghỉ của thân khẩu ý. Trong tiến trình nầy, người tu Phật phải có đủ đầy tam quy ngũ giới, phải tín tâm mà tu trì vì nếu không tín tâm thì dù có là Phật tử trên danh nghĩa nhưng thực chất vẫn là những kẻ cầu Thần lạy Thánh những mong có được chút ít phước báo vậy thôi. Còn nếu đến chùa mà không quy-y Tam Bảo thì nào có khác gì những du khách viếng ngoạn cảnh chùa. Người con Phật chơn thuần nên luôn nhớ rằng muốn tu trì theo Phật mà không thọ giới quy-y, không lấy giới luật làm kim chỉ nam thì khó lòng mà tu đúng hướng trì đúng đường lắm.

Nếu không thọ trì ngũ giới thập thiện thì dù cho có tu tập thiền định đến vạn triệu kiếp cũng không tránh khỏi lạc vào ma đạo. Sau khi thanh lọc thân khẩu ý cho được thanh tịnh, người con Phật phải dùng trí tuệ mà quán chiếu vạn pháp để hiểu rõ thực tướng của chúng và phá trừ vô minh, để từ từ đi đến giác ngộ và giải thoát. Nhưng giác ngộ và giải thoát cái gì? Và giải thoát cho ai? Giác ngộ là biết ra và giải thoát là mở ra hay gỡ ra khỏi sự trói buộc, nhưng biết ra cái gì và gỡ ra khỏi sự trói buộc cái gì đây? Người con Phật chơn thuần phải luôn nhớ Đức Phật luôn nhấn mạnh đến những hệ lụy của khổ đau phiền não là lăn trôi trong tam đồ lục đạo, và những nguyên nhân đưa đến khổ đau phiền não là tam độc tham sân si. Như vậy Đức Từ Phụ đã nói quá rõ về giác ngộ cái gì và giải thoát cái gì rồi. Ai muốn giác ngộ và giải thoát theo kiểu nào tùy ý, người con Phật tu trì để biết ra những nguyên nhân đưa đến khổ đau phiền não là tam độc tham sân si và tự gỡ mình ra khỏi sự trói buộc của sự lăn trôi trong tam đồ lục đạo.

Hiểu được như vậy và tu trì được như vậy thì còn nói làm gì đến Thiền, Tịnh, Mật, xuất giatại giaĐại thừaTiểu thừaTiệm giáoĐốn giáovân vânĐạo Phật nói dễ khó làm vì giáo pháp nhà Phật là thuốc đắng. Thuốc đắng dã tật, nhưng khó uống vô cùngCổ đức dạy: “Biết không khó, làm mới là khó.” Nghĩa là học và hiểu những lời Phật dạy không phải là khó, hành trì cho được những lời dạy dỗ ấy mới thật là khó. Tiến trình “Từ người lên Phật” đòi hỏi nơi chúng ta sự hành trì liên tục, không mỏi mệt, không thối chuyển. Nhiều khi chúng ta mang danh Phật tửđi chùa bấy lâu nay, tất cả kinh điển Tiểu thừaĐại thừa đều trì đến thuộc làu… mà cách hành xử của chúng ta xét ra còn tệ hơn những người chưa biết đạo. Thấy như vậy để biết rằng kinh điển không giúp gì được cho sự giác ngộ và giải thoát của mình nếu mình không chịu tu trìTuy nhiêntu trì ở đây không phải là ở bề ngoài hình tướng mà là tâm tánh bên trong. Người con Phật tại gia học Phật mà bảo: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm,” hay “giữ tâm sao cho không ngằn mé với hư không” quả là thiên nan vạn nan.

Nên nhớ chúng ta là loài hữu tình hữu cảm, chứ không phải là những con người máy hễ muốn “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” chỉ cần bấm nút “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” là được ngay. Tu trì trong đạo Phật phải là sự dung hòa tuyệt diệu giữa lý trí và tình cảm vì nếu chỉ có lý trí mà thiếu tình cảm thì lắm khi chúng ta tự biến những giáo lý tuyệt vời của Phật thành những món ăn khô khan khó nuốt; ngược lại, nếu có tình cảm mà thiếu lý trí thì chúng ta sẽ trở thành những con người đa tình đa cảm, dễ dàng đi ngược lại những lời dạy của Đức Từ Phụ. Đối với phàm phu tục tử như chúng ta mà bảo hiểu cho được pháp thân ba đời bình đẳng (quá khứhiện tại và vị lai) quả là khó khăn vô cùngTuy nhiên, dù độn căn thế mấy làm gì chúng ta lại chẳng biết bố thítrì giới, nhẫn nhục…; làm gì chúng ta không biết cái tai hại của tham sân si và cái lợi của vô thamvô sân, vô si? Làm gì chúng ta không thấy sự lợi lạc của thiểu dục tri túc; làm gì chúng ta không thấy sức mạnh của sự nhẫn nhục, của khiêm cung từ tốn? Nhưng phàm tánh khó bỏ cho nên chúng ta vẫn chứng nào tật nấy, vẫn ngày ngày cố học cho được một chút hiểu biết về Phật pháp, không phải để hành trì, mà để dong ruổi đó đây nhàn đàm hý luận.

Ai dám bảo những người tới chùa lập công bồi đức là hạ trí và ai dám tự xưng hành giả tu thiền là thượng trí, thế mà những con ma Ba Tuần vẫn ngày ngày oang oát ong óng như vậy. Ngay từ thời Phật còn tại thế, Ngài đã từng dạy cho lũ Ba Tuần những bài học để đời, thế mà chưa đầy 26 thế kỷ, chúng đã vội quên. Trên đời nầy ai là người cầu phước bằng Phật? Phải chăng vì hạ trí mà Ngài đi cầu phước? Câu hỏi tự trả lời. Lúc còn tại thế, khi thấy A Na Luật đã mù mà phải vá áo và vất vả khi phải xỏ kim. Phật đã đến nơi xỏ từng mũi kim cho A Na Luật đến khi áo được vá xong. Sau đó A Na Luật bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, con tưởng chỉ có người thế gian mới cầu phước, nào ngờ Thế Tôn là một bậc Chánh đẳng Chánh giácChánh biến triMinh hạnh túcThiện thệThế gian giảiThiên nhơn sư, Phật… mà cũng cầu phước. Xin Thế Tôn mở lòng thương xót giảng giải cho con được tận tường.”

Đức Thế Tôn bảo A Na Luật rằng: “Người cầu phước ở thế gian không ai hơn ta. Như Lai đối với vạn pháp không thấy chán và thấy đủ từ bố thí, giáo giới, nhẫn nhụcthuyết pháp, giúp đở chúng sanh, chí đến cầu đạo vô thượng.” Một bậc chí Thánh như Đức Thế Tôn, một bậc đã vượt thoát khỏi bờ mé của tham ái và sanh tử mà vẫn lấy phước làm đầu, há là chúng ta? Đức Thế Tôn đã đoán biết càng về thời xa Phật sẽ có lắm kẻ thế trí biện thông chỉ biết làu thông Phật pháp rồi dong ruỗi đó đây nhàn đàm hý luận về pháp tối thượng thừa, nên Ngài đã tự thân làm gương “lập công bồi đức” cho mọi người thấy. Con đường thắp sáng trí tuệ là con đường thầm thầm tiến tu, kể cả lập công bồi đức như Phật đã từng làm, không có đường tắt, không có ngoại lệ. Lúc Thế Tôn còn tại thế, nhân khi nghe mấy vị tỳ kheo bàn luận về vô thường, khổ, vô ngã, thường, lạc, ngã, tịnh, vô thường không phải thường, vô ngã không phải ngã, khổ không phải lạc, bợn nhơ không phải tịnh… Phật vì thương xót nên chỉ dạy rằng: “Vô thường, khổ, vô ngã, cũng như thường, lạc, ngã, tịnh, phiền não hay niết bàn… chỉ là những danh từ trống rỗng vô nghĩa.

Càng bàn luận về những danh từ nầy chẳng những không giúp cho mấy ông giải thoát mà càng làm cho mấy ông loạn động thêm. Hãy quay vào tự hỏi coi mấy ông đã bố thítrì giớinhẫn nhục và tinh tấn tu hành tới đâu. Chỉ cần quay vào thanh tịnh thân miệng ý của chính mình, đó mới đích thực là yếu nghĩa của pháp tối thượng thừa.” Ngay cả các bậc A La Hán mà Phật còn bảo là tập khí chưa hoàn toàn thanh tịnh, nghĩa là những tập khí ấy vẫn còn biểu hiện một cách vi tế và còn cần phải tiếp tục hành trì cho đến khi rốt ráo, huống là chúng ta, những phàm nhân tục tử!

Người tu Phật luôn tỉnh thức về sự biến hóa luân hồi của chư phápVạn pháp đều phải thành trụ dị diệt chứ không thường còn; tuy nhiênchúng sanh nhứt là con người cứ mãi trầm mê trong biển khổ vì chấp nê tham ái. Trong Kinh Viên GiácĐức Phật đã vạch rõ cho chúng ta thấy sở dĩ chúng ta mê lầm điên đảo trong biển khổ trầm luân là vì từ vô thỉ chúng ta đã vọng nhận tứ đại là mình, nhận sáu căn là mình, rồi từ đó mang thân khẩu ý vào đời gây tội tạo nghiệp. Bây giờ muốn tu hành giải thoát phải từng sát na thanh tịnh thân khẩu ý, từng phút giây sống trong chánh niệmxa lìa tà niệm vọng niệm. Quý vị ơi! Hãy bình tâm suy gẫm để thấy rằng hơi thở nầy thở ra mà không thở vào là đã mạng một, thì thân xác mà bấy lâu nay chúng ta tríu mến đã trở thành một thây ma.

Sở dĩ chúng ta gặp trở ngại trong việc hành trì là vì chúng ta không chịu buông bỏ mà còn chấp chặt vào thân xác nầy, xem nó là quý trọng nên mới sanh ra đủ thứ nhơn ngã, thị phi, thương ghét… Hành trì trong đạo Phật có nghĩa là tự chúng ta vén màn vô minh đã bao trùm lấy thân phận nầy từ vô thỉ. Một khi đã vén được bức màn ấy là giác ngộ, từ giác ngộ đến giải thoát chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi. Trong Kinh Chuyển Pháp Luânđức Phật dạy: “Khổ và Tập có quan hệ làm phát sinh lẫn nhau. Không phải chỉ do Tập mà sinh Khổ, Khổ cũng có khả năng khởi Tập. Hết thảy mọi sự tồn tại trên đời nầy đều do nhân duyên mà khởi lên. Cái nhân duyên ấy lại do cái nhân duyên trước nữa mà sanh ra.” Như vậy hành trì trong đạo Phật là tu tập làm sao cho không còn nhân để giao với duyên mà sanh ra đủ mọi thứ chướng nghiệp. Người con Phật chơn thuần phải hiểu cho rõ rằng từ phiền não (tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng…) gây nên nghiệp, rồi nghiệp chiêu cảm quả khổ, rồi từ quả khổ lại sanh ra những phiền não khác.

Hành trì trong đạo Phật là tu tập để đoạn tận phiền não, nghĩa là chặt đứt một mắc xích trong vòng “phiền não, nghiệp, quả khổ, phiền não” vừa nói trên. Trong Kinh A Hàmđức Phật dạy: “Vô minh che lấp, ái ràng buộc, đó là tự thể của thức.” Như vậy hành trì trong đạo Phật cũng có nghĩa là xóa trắng vô minh để thấy rõ sự ràng buộc của ái, từ đó thức tự động tan biến. Tuy nhiên, làm sao xóa trắng được vô minh? Trong Kinh Chuyển Pháp Luân, phần Đạo đếđức Phật dạy: “Nếu không có chánh niệm thì thức phải theo duyên mà bị mê hoặc, hoặc khổ, hoặc lạc… sanh ra ái, rồi từ ái sanh thủ (chấp thủ tự ngã, chấp thủ những kiến giải sai lầmchấp thủ vào giới cấm sai lầmchấp thủ vào ngũ dục…), thủ lại sanh hữu (dục hữusắc hữuvô sắc hữu), hữu sanh ra sanh, lão, bệnh, tử… Hành trì trong đạo Phật là diệt trừ mọi căn nguyên của thống khổ để giải thoát luân hồi sanh tửChúng ta không thể diệt trừ thống khổ bằng ngoại giới hay tự hành xác.

Người con Phật chơn thuần phải nhận rõ rằng chính phiền não là nhân tố chính khiến cho chúng ta gây tội tạo nghiệp, nếu chúng ta đoạn trừ được phiền não thì vô lượng chủng nghiệp cũng phải khô héo mà không phát sinh ra tác dụng nữa. Chính vì vậy mà đức Phật dạy trong các kinh điển rằng hành trì trong đạo Phật là tu tập để diệt trừ mê hoặc não phiền, vì một khi mê hoặc não phiền đã bị diệt rồi thì nghiệp không còn được thành lập nữa, do đó khổ quả sanh tử cũng sẽ khô héo một cách triệt để. Với người con Phật, nhứt là những đứa con tại giahành đạo là sống thật với những gì mình có trong cuộc sống hằng ngày; sống thiểu dục tri túc; sống không tham đắm truy cầu; sống không tranh danh đoạt lợi; sống không tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng.

Con người ấy vẫn sống và vẫn qua cầu vận mệnh của mình bằng quả nghiệp do chính mình tạo ra; tuy nhiên, quả nghiệp của người biết hành trì đạo Phật nếu có, cũng chỉ là những quả nghiệp thiện lành. Người nào hiểu được chơn thiệt nghĩa của chữ “hành trì trong đạo Phật” thì cho dù đang ở đâu hay trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người ấy vẫn “hành trì Phật pháp.” Ngược lại, nếu không hiểu thật nghĩa của 5 chữ ấy thì cho dù đang ở chùa hay ở bất cứ nơi trang nghiêm thanh tịnh nào, con người ấy vẫn đang đi trên đường Ma đạo. Thế nào là chơn thiệt nghĩa của “Hành trì trong đạo Phật?” Trong các kinh điển Phật, chính Đức Từ Phụ đã khẳng định:

“Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.”

Theo Đức Thế Tôn thì hành trì trong đạo Phật thật đơn giản và vỏn vẹn trong một câu nói. Tuy nhiên, đem câu nói ấy ra biến thành hiện thực không phải là chuyện dễ. Chỉ chuyện “chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành,” chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề phải đem hết đại hùngđại lựcđại từđại biđại hỷđại xả, cũng như ba mươi bảy phẩm trợ đạo của nhà Phật ra mà hành trì một cách rốt ráo, không mỏi mệt, không thối chuyển mới thực hành được hai điều nầy. Con người phải quan sát thật sâu vào vạn pháp để luôn được “tự tịnh kỳ ý, luôn được an nhàn tự tại trong cảnh vô thường và khổ đau phiền não của cõi Ta Bà ngũ trược ác thế nầy. Làm được những điều nầy, chúng sanh nhứt là con người, dù dang ở trong bất cứ tình huống nào, vẫn là những con người tỉnh thức, chứ không lúc mê lúc tỉnh, lúc tỉnh lúc mê. Thât vậy, người tu Phật phải vô cùng cẩn trọng để không bị vướng mắc vào những trạng huống lẩn quẩn nầy.

Lúc mê, nhờ Pháp Phật mà được tỉnh giác; đến khi tỉnh giác rồi, nếu không khéo thì lại vướng vào cái cảnh mê pháp, chấp pháp, rồi lại tiếp tục xà quần trong trong cảnh người say nhàn đàm hý luận. Người con Phật muốn tu hành giải thoát nên luôn nhớ lời Phật dạy: “Trong 49 năm hoằng hóa, ta chưa từng nói một lời.” Nói như như vậy, Phật muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng Phật pháp chỉ là chiếc bè đưa người từ bờ mê sang bến giác. Người nào chịu hành trì là chịu sang bờ, thế thôi. Người biết hành trì trong đạo Phật là người thấy rõ bản mặt thật của khổ, tập, diệt, đạo; biết phăng lần 12 mắc xích của nhơn duyên để phá tan bức màn vô minhCon người ấy cũng đói ăn khát uống, nhưng không ham ăn hóc uống. Con người ấy vẫn sống một đời sống như mọi người, nhưng không tham đắm truy cầu, không tranh danh đoạt lợi, không ngã mạn cống cao… Con người ấy ở ngay trong cõi dục giới nhưng không tham gia vào các hành động gây tội tạo nghiệp; trong cõi Ta Bà ngũ trược nhưng không nhiễm trược bởi ma ngã, ma kiêu mạnma lợi danh, ma ái dục…

Hành trì Phật pháp là thầm thầm làm theo những lời Phật dạy, không khen chê, không yêu ghét, không học thói “năng thuyết bất năng hành.” Phật còn không độ tận được chúng sanh, huống là chúng ta? Thôi thì hãy ráng mà tu lấy thân nầy chứ đừng nên xuẩn động khen chê ai. Tự mình bố thítrì giớinhẫn nhục, chay lạt được thì càng tốt cho cuộc tu hành, chứ đừng biếm nhẻ khen chê, kẻ nầy trường chay, kẻ kia một ngọ, kẻ nọ ăn cá ăn thịt. Kẻ nào có thế nào cũng không ảnh hưởng đến mưa nắng giải thoát của chính mình. Một niệm khen chê thị phi nổi lên, ai được ai thua đâu không thấy, chỉ thấy tự tâm mình nhơ nhuốc loạn động hơn thêm. Hãy thầm thầm biến những điều Phật dạy thành hiện thực thì không cần phải nói, không cần phải bàn luậncon người đó đi đâu đến đâu cũng chỉ toát ra đủ đầy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, từ bi hỷ xả, công bình, bác ái, khiêm cung từ tốn… Tu trì trong đạo Phật là áp dụng những lời Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày để tu tâm sửa tánh, để tỉnh thức tâm ý.

Phật tử chơn thuần đến chùa tụng kinh lễ Phậthọc đạonghe pháp, làm công quảtrì chúniệm Phật, ngồi thiền… cốt để hiểu đạo và tự giải thoát mình ra khỏi vòng luân hồi sanh tửTu trì không tính được bằng hình thức bên ngoài, cũng không tính được bằng những năm tháng đến chùa hay ở chùa. Phật tử chơn thuần nên luôn tỉnh thức về sự tu trì của chính mình. Mình tu tâm sửa tánh vì tâm tánh mình hãy còn quá phàm phu tục tử; mình tu trì vì nội kết chưa được giải tỏa; mình tu vì mình hãy còn quá nhiều phàm phu tánh, hãy còn phân biệt ghét ưa; nhưng trên hết, mình tu là để có cơ sống thật với chính mình chứ không phải là hình tướng giả tạo bên ngoài. Đạo nầy chỉ được gọi là “thật đạo” khi hàng hậu bối chúng ta chịu tri hành hợp nhứt mà thôi.

Ngược lại, nếu chúng ta chỉ một bề đem những điều học được trong sách vở ra để nhàn đàm hý luận cho qua ngày qua tháng, chúng ta chỉ là những con kéc học tiếng người không hơn không kém. Cũng như vậy, Kim CangBát NhãPháp Hoa, Niết Bàn… chỉ là những danh từ vô nghĩa, đã không có lợi mà lắm khi còn có hại cho những kẻ chỉ biết làm kéc học tiếng người. Người con Phật chơn thuần phải luôn tỉnh thức về chơn nghĩa của sự “hành trì” trong đạo PhậtTri hành không hợp nhất trong đạo Phật đồng nghĩa với trầm luân trong địa ngục a tỳ. Với đạo Phậtác nghiệp ví như mây đen vầng vũ, thiện nghiệp ví như mây trắng, tâm tịnh ý lặng ví như hư không không một vẩn mây dù đen hay dù trắng. Nếu không khéo, thì mây trắng mây đen có thể kéo đến chiếm lấy hư không. Ví bằng gió lên đúng lúc, cả mây trắng lẫn mây đen có thể tan biến trong hư không.

Cũng như vậy, nghiệp và nhân quả trong đạo Phật không cố định. Gió có thể thổi tan mây đen mây trắng trong hư không thì sự hành trì trong đạo Phật cũng có thể hóa giải ác nghiệp, mang lại thêm thiện nghiệp, hoặc có thể đạt đến mức tối thượng thừa là không thiện không ác. Như vậy hành trì trong đạo Phật đồng nghĩa với chuyển nghiệp; chuyển tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng thành từ bi hỷ xả, khiêm cung từ tốn, bố thí lợi tha, ái ngôn ái ngữchánh kiến chánh tâm… Người chịu hành trì trong đạo Phật là người biết đem công đức của mọi thiện pháp của chính mình ra nhằm xoa dịu nỗi khổ đau trầm thống của tha nhânCon người ấy luôn đem những gì mình có ra ban phát cho tha nhân, không đong đo, không tính toán. Thật tình mà nói, trong xã hội văn minh vật chất hôm nay làm được những điều nầy không phải là dễ.

Tuy nhiên, người con Phật nên luôn nhớ rằng không phải vật chất giam hãm hay khống chế chúng ta, mà chính dục vọng và thành kiến ngay trong lòng ta khống chế và xúi dục ta lăn lộn trong bã vật chất, mùi vinh hoa phú quí. Chính vì thế mà khi còn tại thếĐức Phật đã luôn nhấn mạnh đến kết quả thù thắng của sự hành trì trong đạo PhậtHành trì trong đạo Phật đồng nghĩa với bỏ mê lìa vọng, bỏ tà lìa ngụy, bỏ sanh lìa tử, bỏ tham sân si lìa mạn nghi tà kiến, bỏ sát đạo lìa dâm vọng. Hành trì đồng nghĩa với đoạn trừ khổ đau phiền nãoHành trì trong đạo Phật là con đường mà mười phương ba đời chư Phật đều kinh qua để vào nơi không sanh không tử. Mong cho ai nấy đều nhiếp tâm hành trìxa lìa nhàn đàm hý luận, để một ngày không xa nào đó, pháp giới chúng sanh đều thong dong đi vào cõi nước thanh tịnh nơi thường trú của chư Phật. Mong lắm thay!!!

486. HIỆN ĐỜI GIẢI THOÁT

Đạo Phật với những giáo lý vi diệu có khả năng giúp chúng sanh, nhứt là con người, phá sạch mọi kiến chấp sai lầm, nhờ đó mà lần bước về quang lộ của chánh kiến. Ai trong chúng ta cũng đều biết Phật chúng sanh vốn đồng một thể tánh. Tuy nhiên, nơi các đức Như Lai thể tánh ấy thanh tịnh. Các Ngài đã giác ngộ rốt ráoTrái lại, nơi chúng tathể tánh lu mờ với dẫy đầy cáu bợn trần thế, nên chúng ta cứ mãi trầm luân trong ba nẻo sáu đường. Hãy nhìn Đức Từ Phụ với cuộc sống thật bình dị, sáng đi khất thực, trưa về độ ngọ xong, tự Ngài rửa bát xếp y, rửa chân, rồi trải tọa cụ ngồi kiết già thuyết pháp. Ngài đã khẳng định với tứ chúng rằng cuộc đời tu hành của Ngài chỉ có vậy, chỉ là những việc thật bình thường. Chơn lý trong đạo Phật cũng là những việc bình thường chứ không huyền bí mơ hồ. Với người tu Phật, thấy và làm những việc bình thường là thấy đạo.

Trong Kinh Lăng NghiêmĐức Thế Tôn hỏi A Nan rằng: “Trong nhiều kiếp luân hồi sanh tử, ông đã tìm ra cái tâm của ông nằm ở chỗ nào hay không?” Tuy nhiên, sau bảy lần chỉ điểm về tâm, A Nan đều bị Phật phản bác. Tâm là sự thấy biết suy nghĩ, tâm ở trong thân, tâm ở ngoài thân, tâm ở sau con mắt, tâm ở giữa, tâm không dính vào đâu… Chính chỗ quảng học đa văn nhưng kém phần tu tập nầy mà suýt chút nữa là A Nan đã mắc nạn Ma Đăng Già. Thật tình mà nói, ai trong chúng ta lại không từng đem cái biết suy nghĩ của chính mình làm tâm theo sở kiến của chính mình.

Nhưng Phật đã khẳng định với tứ chúng trong Kinh Lăng Nghiêm rằng: “Cái biết suy nghĩ mà chúng sanh lầm chấp là tâm của mình thật ra chỉ là cái tưởng tượng những tướng giả dối tiền trần, làm mê lầm chân tánh của chúng sanh.” Từ vô thỉ chúng ta đã u mê lấy động làm tâm, lấy động làm thân, lấy động làm cảnh, từ đầu đến cuối, niệm niệm sinh diệtniệm niệm dời đổi bỏ mất chân tánh, làm việc trái ngược rồi từ đó nhận vật, nhận cảnh, nhận đủ thứ làm mình, làm sao mà không trôi lăn trong tam đồ lục đạo?

Như vậy “Tâm” là cái gì? Trong Kinh Kim CangĐức Thế Tôn đã giảng cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát về cái tâm như sau: “Tâm nầy ai cũng có, không người nào không. Ấy là cái tâm bình đẳng, chúng sanh tự hiểu lấy biết lấy. Vì tất cả các việc lành việc dữ đều do tâm mình tạo ra. Tâm thiện thì an vui, tâm ác thì khổ não. Tâm là chủ của thân, thân chỉ là công cụ của tâm. Phật cũng do tâm thành, đạo cũng do tâm học, đức cũng do tâm chứa, công do tâm tu, phước do tâm tạo, họa do tâm chiêu. Tâm tạo thiên đường, tâm làm địa ngục. Tâm làm ra Phật, tâm làm ra chúng sanh. Tâm chánh thành Phật, tâm tà thành ma. Tâm từ là người của cõi trời, tâm ác là người của La Sát. Tâm là hạt giống cho mọi tội phước. Người giác ngộ luôn làm chủ tâm mình, luôn hành thiện không hành ác, luôn giữ cho tâm ấy thanh tịnh và luôn tu trì y như Phật.

Người giác ngộ chẳng sợ vọng tưởng và không có cái gì bắt người ấy phải phân chia “động tịnh.” Vì còn biết “tịnh” tức là có “động,” còn suy nghĩ về “không” là đã trải qua cái “có,” vân vânCon người ấy luôn lắng nghe lời của chư Phật chư Tổ là bên ngoài dứt hết các duyên và bên trong tâm kiên cố như tường vách. Người nầy rồi sẽ thành Phật. Tâm là cái gì mà có khả năng đưa chúng sanh lên Phật hoặc kéo chúng sanh xuống A Tỳ địa ngục? Tâm chẳng những thay đổi họa phước, mà tâm còn có khả năng biến đổi cái tướng hữu hình của chúng ta trong những giây phút hiện tại. Tâm La Sát thì tướng La Sát sẽ hiện ra ngay. Tâm tạo tướng, tâm diệt tướng. Trong Kinh Lăng NghiêmĐức Phật chỉ về tâm trong phép tu nhân rằng: “Tâm con người ở trong từng lời nói, trong việc làm, trong suy nghĩ, trong cung cách cư xử với tha nhân, trong thất tình lục dục.” Người Phật tử tại gia hãy lắng lòng nghe lời Phật dạy, hãy chấm dứt thói tánh phàm phu với dẫy đầy những kiến chấp cống cao ngã mạn, hãy chấm dứt dong ruỗi tìm cầu.

Phật đã khẳng định quá rõ ràng về cái tâm của con người, nó bàng bạc qua từng lời nói việc làm. Thấy người nghèo khổ túng thiếu bèn thương xót bố thí, tâm là ở chỗ đó. Thấy ai kinh khiếp sợ hãi bèn tỏ lời khuyên lơn an ủi, tâm là ở chỗ đó. Nếu từ ý nghĩ, lời nói, đến hành động và cách cư xử nhứt nhứt đều y nương theo Phật pháp thì cả kiết sử (trói buộc) và lục dục thất tình đều tan biến ngay trong những phút giây hiện tại. Người con Phật chơn thuần nên luôn nhớ rằng, nếu chưa phải là Huệ Năng hay Bồ Đề Đạt Ma, hoặc chưa thành Phật thành Tổ thì đừng bao giờ mang câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” ra mà nhàn đàm hý luận một cách vô nghĩa. Các Ngài có thể “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm,” chứ chúng ta những chúng sanh loạn động thì biết đến a tăng kỳ nào mới được cái phong thái đó mà đàm với luận.

Kiếp nầy được làm người đã là một đại hạnhnếu không khéo tu thì chưa chắc gì kiếp sau đã làm được con trùng con dế đâu quý vị ơi! Miếng ruộng phước điền của chúng ta bấy lâu nay vô tình hay cố ý chúng ta đã để cho cỏ dại ác nghiệp mặc tình xâm chiếm. Bây giờ biết tu rồi thì phải lắng lòng nghe Phật, phải sửa đổi từ lời nói, hành động đến sự suy nghĩ sao cho trong ngoài đều y như Phật.

Với phàm phu tục tử chúng ta còn phân biệt thượng căn, hạ trí, trung trí, chứ với Phật thì chúng sanh đồng đẳng. Ai thích hợp với pháp môn nào thì tu theo pháp môn nấy. Đừng ai hàm hồ cho rằng chỉ có người thượng căn mới tu thiền, còn người hạ trí phải lập công bồi đức. Có lắm kẻ thế trí biện thông mà chỉ biết ngày ngày dong ruỗi đó đây nhàn đàm hý luận, hoặc chỉ biết nói thiền nói tu, chứ chưa bao giờ thử tu lấy một phút một giây. Kẻ đó đang hành trình về địa ngục, chứ không có con đường nào khác. Ngược lại, có những người một chữ cũng đọc không ra, thế mà ngày ngày vẫn thầm thầm tiến tu pháp môn tối thượng thừa, ngày thấy Phật của kẻ đó sẽ không còn xa nữa. Người con Phật phải cố noi theo gương Phật. Phật cũng thương cha, thương mẹ, thương vợ, thương con, thương xóm giềng bà con làng nước, nhưng Ngài thương bằng trí tuệ chớ không u mê.

Ngài đã khẳng quyết rằng Ngài ra đi tầm đạo giải thoát là vì mọi người. Chính vì thế mà Ngài có một thái độ thật dứt khoát. Một người đã đến bờ mé giải thoát như Thái Tử Tất Đạt Đa mà còn phải cương quyết và dứt khoát như vậy, huống là chúng ta? Nếu chúng ta không có thái độ dứt khoát ngay từ bây giờ thì e rằng chúng ta sẽ không còn cơ hội nào nữa để mà dứt khoát. Hãy nhìn hình ảnh của Đức Từ Phụ, một phen cất bước, Ngài nguyện không trở lại nếu không thành đạo. Trong cõi Ta Bà ngũ trược ác thế nầy, an lạchạnh phúc và khổ đau phiền não lẫn lộn. Chính vì thế mà lắm khi lăn lộn trong khổ đau não phiền mà chúng ta cứ tỉnh bơ cho rằng ta đang an lạc hạnh phúc. Trong Kinh Lăng NghiêmĐức Phật đã khẳng định rằng nếu không thấy được “tâm” sẽ không bao giờ thấy được an lạc. Theo đạo Phậtđau khổ gồm hai phần chính là khổ đau do cảm thọ và khổ đau do lòng tham ái.

Tuy nhiên, tất cả đều không chạy ra ngoài cái ý suy nghĩ, cái miệng phát ngôn và cái thân hành hoạt. Từ sanh, già, bệnh, chết đến ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tắng hội, ngũ uẩn thạnh suy, vân vân cũng không chạy ra ngoài ba điều vừa kể. Như vậy hiện đời giải thoát của người con Phật là giải thoát cái gì? Tất cả mọi hệ lụy của khổ đau phiền não không ngẫu nhiên mà đến với chúng ta, cũng không do ngoại cảnh, lại cũng không do sắc thanh hương vị xúc pháp… Hãy tự hỏi lòng ta xem coi ý ta nghĩ gì, miệng ta nói gì và thân ta làm gì trước khi đỗ thừa cho hoàn cảnh. Nếu ý không ưa dong ruỗi, miệng không ưa nói điều xằng bậy, tranh cãi, hơn thua; thân không buông lung tự tác thì làm gì có nghiệp quá khứ cũng như nghiệp hiện tại? Do đó không có quả đâu để mà hái. Thật vậy nếu không vì bản tánh ngã mạn cống cao, không mê lầm bản ngãkhông chấp nê thì chúng ta sẽ không bao giờ khư khư cho rằng ta đúng người sai, ta hay người dở, ta đẹp người xấu, ta phải người quấy, ta sang người hèn… Một người làm được như vậy và người người đều làm được như vậy thì cả vũ trụ nầy luôn đồng điệu, sẽ không có đấu tranh giành giật, hơn thua và đau khổ sẽ dần dần tan biến.

Vẫn biết rằng mang thân làm kiếp con người thì bản tánh xấu tốt lẫn lộn, lúc siêng lúc lười, khi công thành mà cũng lắm phen sa hầm sụp hố. Tuy nhiên, người tu Phật vẫn có khả năng hiện đời giải thoát bằng cách thầm thầm tiến tu, thầm thầm chuyển thức thành trí, từ đó gạn lọc loại bỏ những sai lầm gây ra bởi kiến chấpngã chấp và pháp chấpMười phương ba đời chư Phật đều phải trải qua tiến trình tự giácgiác tha, rồi mới đi đến giác hạnh viên mãnChúng ta há có con đường nào khác sao quý vị? Phật tử đi chùalễ Phật, tụng kinh… đều tốt. Tuy nhiên, hiện đời giải thoát vẫn là ước mơ của mọi người. Hiện đời giải thoát là hiện đời thoát ly khỏi những hệ lụy của khổ đau phiền não, nghĩa là phải tự mình tu sửa sao cho những thói hư tật xấu thành những đức tánh tốt, sao cho ác thành thiện, sao cho loạn động thành thanh tịnhPhật tử tới chùa để tụng kinh là phải hiểu lý kinh sao cho có thể mang ra hành trì trong cuộc sống hằng ngày, chứ không đọc tụng như kéc mà chẳng biết kinh nói gì; tới chùa lễ Thầy học đạo chứ không tới để gặp bạn bè nói chuyện nhảm nhí hay nhàn đàm hý luận.

Thậm chí còn có người coi Phật như một thần linh ban phước giáng họa, thế nên họ tới chùa để cầu tài cầu lộc, cầu tình cầu duyên, cầu con cháu đỗ đạt, vân vân. Nếu may mắn được như ý thì tiếp tục đi chùa, bằng ngược lại thì không tới nữa. Thật là phi lý cho chuyện “nấu cát mà muốn thành cơm” nầy! Người con Phật hãy tự biết lấy mình, hãy tự giác lấy mình, hãy can đảm cầm đuốc lên mà vê lấy chân mình trước khi vê chân người. Đồng ý tâm, Phật và chúng sanh không sai khác; tuy nhiên, lúc tâm hãy còn mê muội thì cho dù có nói gì, có bàn gì cũng chỉ là hý luận. Khi Lục Tổ Huệ Năng nói: “Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, chính khi đó là lúc rõ bổn lai diện mục của chính mình.” Ngài có thể nói như vậy vì nơi Ngài gạo đã trắng, nước đã trong thì còn gì nữa mà thiện với ác. Đời nay có lắm kẻ cuồng tâm loạn tánh, nhơn câu nói đó mà lấy hóa thành (chỗ tạm) làm bảo sở (chỗ quí báu) hay nhận ngón tay chỉ trăng làm trăng, rồi ngồi như khúc cây cục đá chứ chẳng biết mình đang ngồi làm cái gì đây. Người tu Phật phải luôn cẩn trọng, dù ở nhà, ở chợ, ở sở hay ở chùa, luôn quay nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý vào bên trong mà tu cho trọn những lời Phật dạy.

Tâm tức là Phật, Phật tức là giác. Giác tánh nầy, Phật và chúng sanh đều bình đẳng, không sai khác. Giác tánh ấy hoàn toàn không tịch, không có một vật gì, không theo một pháp nào, không còn tu còn chứng, mà tự nó có đầy đủ vạn đức, tự nó với hằng sa diệu dụng. Thế mà chúng sanh vì si mê nên chìm đắm trong sanh tửtrải qua nhiều kiếp nên để cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiếnác kiếnbiên kiến, hỷ, nộ, ái, ố, vọng tưởngchấp trướcnhiễm ô ăn sâu vào tâm thức, nên bất đắc dĩ Đức Phật mới nói tu nói chứng, chứ kỳ thật là trở về tìm lại cái “chơn tánh” mà một lần mình đã dại dột xa rời. Như vậy người tu theo Phật nên luôn nhớ tu không phải do học mà được, cũng không do đa văn hay nói suông mà được, vì chỉ có kẻ mê mới nói mình tham thiền nhập định, chứ người trí chỉ một bề thầm thầm tham thiền nhập định mà thôi. Dù thiền hay tịnh độ, ai trong chúng ta cũng phải luôn nhớ, niệm Phật là niệm tâm, hay tâm niệm Phật; tham thiền là tham tánh hay tánh tham thiền. Làm được như vậy thì lúc nào chúng ta cũng cảm thấy an nhiên tự tại trong mọi hoàn cảnh. Mong lắm thay!!!

487. ĐƯỜNG GIẢI THOÁT

Chúng ta chọn đường tu Phật để sau khi chết được vãng sanh Cực Lạc hay để được giải thoát ngay từ bây giờ? Ai muốn chờ đến chết để về Cực Lạc thì cứ chờ. Riêng những người con Phật chơn thuần phải luôn dồn hết tâm niệm của mình vào cuộc sống hiện tại, phải trở về tự tánh Di Đà nơi chính mình trong những giây phút hiện tại để giải thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau phiền não ngay trong đời nầy kiếp nầy. Nhiều người tự an ủi rằng dù đời là vô thường giả tạm, không có thứ gì gọi là bền vững, nhưng thôi cứ xem nó như một vườn hồng tươi đẹp và quăng gánh lo đi mà vui sống. Tư tưởng như vậy thì cũng được; tuy nhiên, hãy suy gẫm lại mà xem có mấy ai trong chúng ta có khả năng quăng được gánh lo âu để vui sống? Một ngày ta sống là một ngày ta có nhu cầu cho cuộc sống, hễ có nhu cầu thì có ý muốn thỏa mãn nhu cầu, và khi cầu bất đắc thì sanh khổ đau phiền não.

Cứ thế mà hết ngày dài rồi lại đêm thâu ta cứ mang ngũ uẩn rày đây mai đó, hết lên rồi xuống, hết xuống rồi lên trong luân hồi vô tận, mà quên rằng trong ta cũng có tự tánh Di Đà với đầy đủ Thân QuangTâm QuangTrí Quang và Tánh Quang. Kỳ thật tự tánh Di Đà là vô lượng quang chứ không phải chỉ có “tứ quang” như vừa kể. Tuy nhiên, người con Phật chỉ cần tu sao cho thân sáng, tâm sáng, trí sáng và tánh sáng, thế cũng là đủ lắm rồi!!! Muốn được như vậy thì trong những giây phút hiện tại, người con Phật chơn thuần phải sống phải tu như thế nào cho thân, khẩu, ý đều thanh tịnh.

Sống trong xã hội vật chất nơi mà nhứt nhứt đều được tính bằng tiền, trong đó con người cố chấpcuồng tínngã mạncống caohận thùganh ghét, đố kỵ… đi đâu đến đâu chúng ta cũng chỉ chứng kiến một màu tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng… thế mà người con Phật vẫn giữ cho thân không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm thì thân ấy là gì nếu không phải là “Thân Quang?” Từng bước chân khoan thai, an lạc, chậm rãi, ung dung và đôi môi luôn nở nụ cười hàm tiếu dù trong bất cứ tình huống nào bao nhiêu lo lắng phiền muộn đều buông bỏ thì thân nầy là gì nếu không phải là “Thân Quang”? Nơi thân chỉ cần giữ được ba điều nầy thì hào quang nơi thân lúc nào cũng rực sáng.

Trong cuộc sống bận rộn hôm nay, chúng ta luôn bị áp lực thúc đẩy đi về phía trước như những cuộn sóng sau đùa sóng trước, không có cách chi mà chúng ta có thể dửng dưng được trước mọi tình huống. Chúng ta thường phải rảo bước trong vội vã, nhưng ít khi chúng ta tự hỏi coi mình đang đi đâu và sẽ đến đâu, đi để làm gì và đến để làm gì? Người con Phật chơn thuần nếu vẫn phải làm việc để mưu sinh mà biết rõ mình đang làm gì và hậu quả của những việc làm nầy sẽ ra sao, làm việc chơn chánh và lương thiện, làm bằng tất cả sự trong sạch của mình, không gian tham, không bẻ bảy tám làm mười, không cân non đong thiếu để làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người khác, không lường gạt hay gian lận làm cho người khổ đau phiền não, không ăn nói khoác lác, thêu dệt, không đâm bì thóc thọc bì gạo, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời đâm thọc hay chưởi rủa hung ác.

Làm được như vậy thì tâm lúc nào cũng trong sáng không vẩn đục. Cái tâm như vậy nếu không gọi là “Tâm Quang” thì không còn tên nào khác khả dĩ đúng hơn. Cái tâm mà lúc nào cũng hướng về Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát để học lấy cái hạnh biết lắng nghe và trái tim hiểu biết thì đèn tâm ấy chẳng những soi sáng chính mình, mà những người quanh mình cũng được sáng lây. Trong suy tưởng hằng ngày luôn hàm chứa những ý niệm cao đẹp, dù trong bất cứ tình huống nào, dù được hay dù không, dù thắng hay dù bại, dù vinh hay dù nhục, người tu Phật cương quyết không khởi lòng sân hận oán trách. Ngược lại, người tu Phật cương quyết giữ tâm như như bất động trước những thúc bách của tiền tài, sắc đẹp, danh vọngăn uống, ngủ nghỉ, người con Phật không mù quáng u mê thỏa mãn những đòi hỏi của tứ đại. Ngược lại, người tu Phật luôn thiểu dục tri túc (ít ham muốn mà thường hay biết đủ).

Người tu Phật lúc nào cũng hướng về Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi để tập hạnh nhìn sâu vào lòng sự vật một cách vô tư, không phân biệt, không thành kiến. Lúc nào và đi đâu đến đâu người tu Phật cũng tự xét lấy mình, không cầu sướng thân ấm cật mà chạy theo những dục lạc trần thế, không cầu bất cứ quả vị nào trong tương lai, không cầu được nổi tiếng cũng không ham danh lợi. Ngược lại, lúc nào người ấy cũng thầm thầm tiến tu, quyết đem con mắt và trái tim để tu tập theo hạnh Bồ tát của Phật Tổ năm xưa. Dù trái ý nghịch lòng hay thuận duyên thuận cảnh, người con Phật quyết giữ sự bình tĩnh điềm đạm làm gốc, không để cho ngọn lửa dữ đốt cháy công đức ngàn đời tu tập. Việc dù lớn dù nhỏ, trước khi hành xử phải luôn biện biệt và phán đoán rõ ràngđúng đắn, chứ không câu chấp theo thiển kiến hạn hẹp.

Việc thiện dù nhỏ thế mấy cũng quyết làm, việc ác dù nhỏ thế mấy cũng quyết tránh, luôn giữ cho lòng thẳng ngay, vân vân. Làm được như vậy thì chưa nói đến thiền, ý nầy đã tự tịnh, ngay trong đời sống hiện tại dù có “Trí Quang” hay không, thân tâm mình đã là thanh sạch lắm rồi. Làm được như vậy, chẳng những tránh được khổ đau phiền não mà hiện đời Trí Quang sáng ngời. Một khi thân đã sáng, tâm đã sáng và trí đã sáng thì con người ấy luôn thấy thân nầy bất tịnh nên còn tham lam ích kỷ nữa để làm gì? Lúc dó mọi vọng thức phân biệt cố chấp theo thiển kiến sẽ được chuyển hóa thành trí huệ sáng ngời để thấy rõ bản chất vô thường của vạn sự vạn vật và bản chất “vô ngã” của vạn pháp. Lúc đó mọi dục vọng trong ta sẽ vĩnh viễn đoạn tận, không còn một ham muốn nào có thể làm cho chúng ta ray rức được, không một mong cầu nào có thể phát sinh, không một phiền muộn nào có thể áp chế được ta nếu không muốn nói là “vô sở cầu,” không một thiện ác nào còn có thể làm vướng mắc đường về đất Phật của ta nữa.

Lúc đó những từ ngữ hay những trạng thái khoái lạc, khổ đau, ham muốn, buồn khổ, lo sợ, vân vân đều là những cụm từ vô nghĩa vô vịhoặc giả chúng không còn tự do duyên nhau để khống chế ta nữa. Lúc đó dù đời sống nầy là một trường đấu tranh thác loạn với dẫy đầy những tham vọng ác gian, đường giải thoát của ta vẫn thênh thang rộng mở như bầu trời xanh trong, cao vút, không một gợn mây, không một vướng mắc. Lúc đó từng phút ta sống, từng niệm phát ra đều là Chánh niệm. Lúc đó ba nẻo sáu đường ta đi không còn là lao ngục hay oan gia nghiệp báo nữa, mà ngược lại chỉ một bề ngước lên cầu đạo vô thượng, cúi xuống lân mẫn và hóa độ tha nhân. Lúc đó tâm ta đã hoàn toàn thể nhập vào bản thể trong sáng của vũ trụBản thể ấy sáng suốtthanh tịnh và đầy đủ các đức thường, lạc, ngã, tịnh.

Bản thể ấy không phải chết lặng mà là sống động và có đầy đủ công năng, một sự sống động trong vắng lặng, nghĩa là “vắng mà thường soi, soi mà thường vắng” (tịch nhi thường chiếu, chiếu nhi thường tịch.” Đó là con đường giải thoát của Tứ Quang Bồ Tát, trong cõi đi về mà không thấy đi về, trong sanh diệt mà như không sanh diệt, trong giải thoát mà chẳng lìa chúng sanh, nơi công đức mà chẳng trụ vào công đức. Lúc đó, dù không luận bàn giải thoátgiải thoát cũng tự đến, lúc đó đi đâu đến đâu người tu Phật cũng luôn cảm thấy hạnh phúc của người chính là hạnh phúc của mình, và khổ đau của người lại cũng chính là khổ đau của mình. Lúc đó dù dưới bất cứ hình thức nào, tài thípháp thívô úy thí… dù tu phước hay tu huệ, đuờng giải thoát của người con Phật đều hanh thông. Lúc đó hạnh nguyện tự lợilợi thatự giác giác tha đều viên mãn.

Lúc đó dù người tu Phật không còn luận bàn đến trí huệ, nhưng từng tư tưởng phóng ra, từng lời nói xuất ra đều xuất phát tự nơi sâu thẳm của trí huệ bát nhã vô quái ngại. Người con Phật chơn thuần phải luôn nhớ rằng chính Phật Tổ đã dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành.” Ngài đã khẳng định rõ ràng ngoài chúng sanh không có Phật, cũng như không có chơn lý ngoài con ngườiTuy nhiên, muốn đạt được chân lý, muốn giải thoát, muốn làm Phật chúng ta không có con đường nào khác hơn là tu tập y như Phật để Thân QuangTâm QuangTrí Quang và Tánh Quang đồng rực sáng thì cảnh đời ở đây ngay trong hiện tại là cảnh đời hạnh phúcan lạc và giải thoát.

Tóm lại, nếu chúng ta biết tu theo Phật và chịu đi theo con đường mà Phật Tổ đã đi và đã đến năm xưa, thì cho dù trong cuộc sống hằng ngày có lo âu, trỉu nặng thế nào, chúng ta vẫn làm được “Tứ Quang Bồ Tát để thấy rằng trái đất mà chúng ta đang trú ngụ nào có khác chi cõi Tây Phương Cực Lạc, những nẻo đường mà chúng ta đang đi qua quả là tuyệt đẹp với những con đê, bờ ao, ruộng lúa xanh tươi… Lúc đó dù cuộc sống nầy có bận rộn thế mấy, chúng ta vẫn tìm được cho mình một khoảng trời cao rộng, thanh thản cho tâm hồn. Lúc đó thân, tâm, trí, tánh sẽ toát ra ngũ phần hương tuyệt vời (giới hươngđịnh hương; huệ hương; giải thoátgiải thoát tri kiến hương). Lúc đó còn ai nữa mong cầu về chi cõi Tây Phương Cực lạc vì cõi Ta Bà nầy đã hoàn hoàn toàn thay tên đổi họ rồi.

Cổ đức dạy: “Duy Tâm Tịnh Độ.” Vâng khi người con Phật đã tìm ra “Đường Giải Thoát” chơn thật thì ai nấy cũng sẽ là “Tứ Quang Bồ Tát,” mà nơi cư ngụ của Bồ Tát nếu không là Tây phương Cực Lạc thì cũng là cõi trời Đâu SuấtMười phương ba đời chư Phật đều phải tu mới dần dần được viên thành Phật quảChúng ta là những người con Phật hậu bối, không lẽ các Đức Như Lai đã vì lòng từ bi mà trao truyền lại cho chúng ta tất cả từ phương tiện đến hành trang đi vào đường giải thoát, thế mà chúng ta lại do dự chần chờ. Mong cho ai nấy đều phát tâm tìm đường giải thoát để lần tiến về Đâu SuấtTây Phương Cực Lạc hay quê hương Phật. Mong lắm thay!!!

488. HÃY TRỞ VỀ VỚI CHÍNH MÌNH

Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng dạy dỗ tứ chúng trong các kinh điển của Ngài: “Khổ đau phiền não hay an vui hạnh phúc là tự nơi chính mình, chứ không phải hướng ngoại cầu hình cầu tướng mà được. Tất cả chúng sanh mọi loài đều do bởi nghiệp lực của chính mình làm sở hữu, làm nhân duyên, làm thân thuộc, cũng như tất cả những gì đang xãy ra quanh mình.” Phật đã dạy quá rõ ràng trong bài pháp ngắn nầy. Do chính mình tạo nghiệp mình phải lăn trôi trong luân hồi sanh tử, thì cũng tự mình phải quay trở về với chính mình chuyển hóa, cải tạo những nghiệp chướng sâu dầy nầy, chứ không ai khác có thể làm được điều nầy, ngay cả Phật. Bên cạnh sự trình bày thật rõ ràng về giáo lý của “khổ tập diệt đạo,” Đức Thế Tôn còn xác nhận rằng bằng nỗ lực riêng của mình, nghĩa là tự trở về với chính mình, con người có thể thực hiện được giải thoát ngay trong đời nầy.

Theo đạo Phật, trong con người có một khả năng gần như vô tận, có thể tiếp nhận nhiều kiến thức và có thể điều chỉnh mọi lệch lạc của tâm lývật lýsinh lý và tư duy của tự thân. Đây chính là khả năng giác ngộ mà Đức Phật hằng nhắc nhở tứ chúngCon người có thể quay trở về với chính mình, tận dụng khả năng nầy qua nỗ lực của tự thân bằng cách tu tập theo Đạo đế mà Đức Phật đã chỉ dạy trong Kinh Chuyển Pháp LuânTuy nhiêncon người có những căn trí bất đồng, có người chóng hiểu, có người chậm hiểu, có người nặng nghiệp tham, có người nặng nghiệp sân, có người nặng nghiệp si, có người tâm tạp loạn, và có người tâm tánh đoan chánh, vân vân, nên con người phải được giáo hóa tùy theo căn cơ trình độ. Chính vì thế mà Đức Phật đã đặt ra rất nhiều pháp môn làm phương tiện thiện xảo cho chúng ta có thể quay trở về với chính mình mà tu tâm dưỡng tánh.

Kỳ thật nghiệp là cái gì chúng ta không thể thấy được, nhưng tác động của nó là một sức hút không thể chối cãi được. Chính sức hút nầy đã cuốn trôi chúng sanh trong vòng luân hồi sanh tử triền miên. Người con Phật chơn thuần muốn chấm dứt khổ đau phiền não sẽ không có con đường nào khác hơn là hãy trở về với chính mình để tự chuyển hóa. Chư Phật, chư Bồ Tát và chư Tăng Ni chỉ là những đạo sư dẫn dắt chúng ta trong lúc si mê u muội, khi đã thấy đã biết vì đâu mà có khổ đau phiền não và làm sao diệt khổ để có cuộc sống an lành hạnh phúcchúng ta phải quay trở về với chính mình mà tự độ. Hãy nhìn lại chính mình với đoạn đời đã qua, có thể tóc ta hãy còn đen, có thể tóc ta đang điểm sương, hay có thể tuyết đã phủ đầy trên mái tóc ta… Ai trong chúng ta rồi sẽ phải kinh qua những móc thời gian không tránh được nầy.

Dù đi quanh đi quẩn như thế nào trong tam đồ lục đạo, ai trong chúng ta rồi cũng sẽ phải một lần quay trở về với chính mình để tự chuyển hóa những nợ nần năm cũ. Thế sao mãi đến giờ nầy chúng ta hãy còn lang thang trong vô định? Đã gần hết cuộc đời vẫn chưa biết mình sẽ đi về đâu mà vẫn chưa chịu tìm trở về với chính mình. Hỡi những người con Phật chơn thuần! Hãy quay về với chính mình để tìm lại sự sống thực, để từng sát na ta tỉnh thức cả tư tưởng lẫn hành vi, để luôn cảm nhận cái thấy biết chơn thật mà tự thuở giờ mình vẫn cóHạnh phúc của một con người chịu quay trở về với chính mình là cả một vũ trụ bao la không một vẩn mây, là sống hài hòa với thiên nhiên và mọi người, là tình yêu thương không phân biệt thân sơ bạn thù, là sự linh mẫn tuyệt vời để thích ứng với mọi hoàn cảnh.

Chính niềm an lạc và hạnh phúc của người biết quay về với chính mình sẽ đưa người ấy tới tuyệt đỉnh của nhân đạo và thiên đạo để chuẩn bị cho một cuộc hành trình trở về với chân thiện mỹ mà mình đã một lần dại dột xa rời. Người con Phật chơn thuần hãy cố quay trở về với chính để thấy phiền não tham sân si là cội rễ của bất thiệntừ ái nhiễm, mong cầu, phẫn hận, não, tật đố, hoài nghibất tín, hôn trầm… Chúng chính là những nhân tố xấu khiến chúng ta luôn bị não loạnbất an, không hài hòa, không tự tại… và cuối cùng đi đến gây tội tạo nghiệp.

Người chịu quay trở về sống với chính mình sẽ tinh tấn học hỏi giáo lý tuyệt vời của Phật; tuy nhiên, người ấy không mắc chứng trầm kha của những kẻ túy sanh mộng tử, chỉ một bề oang oang với lý thuyết. Ngược lại, con người ấy luôn phản quang tự kỷ để luôn chuyển những lỗi lầm của mình. Thế nên con người ấy luôn tự cải thiện, luôn thấy lỗi mình chứ không thấy lỗi người, luôn hành trì những giáo lý của Đức Từ Phụ để có một cuộc sống đáng sống, sống mà không hổ thẹn với chính mình và những người quanh mình. Người con Phật chơn thuần! Đức Từ Phụ đã chỉ dạy quá rõ ràng những gì cần thấu triệt, cần trau dồi và cần buông bỏ để được thực sự trở về với chân tâm thật tánh của chính mình. Giờ đến lượt chúng ta phải phát đại hùngđại lựcđại trí và đại từ bi mà quay về với chính mình.

Chúng ta đã lăn trôi từ vô thỉ, dong ruổi đó đây gây tội tạo nghiệp ngất trời, lấy khổ làm vui, lấy não phiền làm an lạc…Chúng ta đã nói một đàng làm một nẻo nhiều lắm rồi quý vị ơi! Hãy bình tâm mà suy gẫm lại coi chúng ta đã bao lần miệng nói thương mà tâm vẫn ghét, bao lần miệng nói buông bỏ mà tâm nầy ý nầy vẫn bám víu, bao lần miệng nói từ bi hỷ xả mà thân tâm ý vẫn tham sân si, bao lần miệng nói khiêm cung từ tốn mà thân tâm ý vẫn ngã mạn cống cao, bao lần miệng nói quân tử mà tâm địa lại tiểu nhân hèn hạ, miệng nói quảng đại bao dung mà tâm địa bỏn xẻn keo kiết… Làm sao kể cho xiết cái khẩu Phật tâm xà của chúng sanh đây quý vị ơi! Chúng ta đã từ vô thỉ sống trong huyễn ảo của Ta Bà, xin hãy cố một lần quay lại với chính mình để sống thật đơn giản mà cao thượng, trong đó sẽ không có tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, không có dục vọng chiếm hữu để phải mắc kẹt vào những mắc xích vô minh.

Phật tử chơn thuần phải luôn cảnh giác cuộc đời nầy nào khác chi một đấu trường, có không, còn mất, hư nên, phải quấythành bại, giàu nghèo, sang hèn, vân vân. Hãy quay về sống với chơn tâm thật tánh của chính mình rồi sẽ thấy ngay cả cái mà bấy lâu nay chúng ta ôm ấp cũng không có thật, huống là những thứ viễn vông như tài sảnsự nghiệpdanh vọngquyền uycông hầu khanh tướng. Hãy quay về với chính mình để thấy rằng không có thứ gì trường cửu. Hãy quay về mà sống tu với chính mình để cho dù còn đang ở trong trần ai mà không lem lấm bụi trần ai. Tất cả đều như tuồng ảo ảnh, tất cả rồi sẽ qua đi, chỉ có chân tâm thật tánh là tài sản duy nhất theo với chúng sanh cho dù chúng sanh ấy có vào địa ngục hay lên thiên đàng.

Hãy quay ngay trở về với chính mình để tự thấy mình đang vướng gì và đang cần tu những gì. Một khi đã quay lại được với chính mình thì mình sẽ thấy rõ tự thuở giờ mình đã lăn trôi trong sanh tử tử sanh chỉ vì tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, con đường duy nhất để chấm dứt lăn trôi là từ bỏ những thứ nầy, con đường độc đạo để chấm dứt sanh tử tử sanh là không làm các việc ác, chỉ làm các việc lành và luôn giữ cho tâm ý thanh sạch. Quay lại với chính mình để có khả năng buông bỏ những câu chấp mà bấy lâu nay ta hằng ôm ấp. Đức Phật đã nhiều lần dạy dỗ: “Chớ nên chấp phápChánh pháp mà có lúc còn phải bỏ, huống là phi pháp.” Thật vậy, nếu chúng ta không chịu quay lại với chính mình thì khó lòng mà chúng ta thấy được những thứ nầy lắm vì không ai biết mình hơn chính mình hết quý vị ơi!

Nói gì thì nói, con đường trở về với chính mình thật là thiên nan vạn nanCon người có kẻ phàm phu nhưng cũng có bậc Thánh trí, nếu phàm phu chúng ta biết xử dụng cái khả năng giác ngộ mà Phật đã chỉ dạy, biết về nương nơi Phật là đấng toàn giác, biết về nương nơi giáo pháp thậm thâm vi diệu của Ngài, biết vận dụng khả năng sẳn có để rảo bước theo các vị trưởng tử Như Lai, biết tương tức tương nhập thì Thánh có thể dắt dìu phàm đi về vùng đất Phật. Chính vì thế mà Đức Phật hằng nhắc nhở tứ chúng: “Khi mê thầy độ, khi ngộ thì tự độ độ tha.” Hàng hậu bối chúng ta dù biết rằng con đường “Trở về với chính mình” là con đường độc đạo, nhưng trước khi biết đường biết nẻo mà quay trở về với chính mình, chúng ta cần có những bậc Thánh nhơn làm người hướng đạo đưa đường dẫn lối chứ không “đui tu mù luyện” để sa hầm sụp bẫy của tà ma ngoại đạo.

Bước “trở về với chính mình” đòi hỏi người Phật tử nhiều đấu tranh và nghị lực của chính mình, đòi hỏi chúng ta phải bằng mọi cách tự chiến thắng lấy mình. Chính vì thế mà Đức Phật đã từng nhắn nhủ với tứ chúng: “Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình để được quay về sống với chơn tâm thật tánh là một chiến thắng vẻ vang nhất.” Đạo Phật nói dễ khó làm. Nói quay về thì dễ, mà quay được về hay không mới là khó. Mặc dù Phật đã khẳng định: “Phật tánh ở Phật thế nào thì Phật tánh ở chúng sanh cũng như thế ấy.”

Tuy nhiênchúng sanh có hùng lực trí lực đâu để mà tìm trở về với cái Phật tánh mà mình đã một lần dại dột xa lìa? Nói như vậy không có nghĩa là bi quan yếm thế, nhưng nói để cùng nhau tự hiểu và tự cố gắng thêm nữa. Phật là một chúng sanh chịu tìm về với chính mình và đã thành Phật. Thế mà chúng ta giờ nầy vẫn còn đây! Dù mai mắn được thân người, nhưng có ai trong chúng ta có thể đoan chắc là chúng ta sẽ không là trùng dế, trâu ngựa ở kiếp lai sanh??? Thấy như vậy để một lần quyết tâm tìm về với chính mình. Mong lắm thay!!!

Pages: 1 2 3 4 5 6