ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
TẬP VIII
Thiện Phúc
(Tổ Đình Minh Đăng Quang)

428. Nguyện An Lành
429. Tại Gia Hay Xuất Gia ?
430. Hạnh Phúc Đời Người
431. Tu Nhà
432. Chuyển Hóa Rồi Sẽ Thấy
433. Nơi Cao Siêu Tột Cùng Của Đạo Phật
434. Ba Đại Nguyện Của Người Con Phật
435. Cảm Niệm Vu Lan

428. NGUYỆN AN LÀNH 

Nguyện ngày an lành đêm an lành,
 Đêm ngày sáu thời đều an lành,
 Tất cả các thời đều an lành
 Ngưỡng nguyện từ bi thường gia hộ.”

Đó là những lời nguyện dễ thương của những người Phật tửxuất gia cũng như tại gia. Mỗi khi tụng kinhchúng ta đều cầu nguyện cho nội gia quyến thuộc đến những người chưa hề quen biết đều được an lành, người người đều an lạc, nhà nhà đều hạnh phúc thảnh thơiĐạo Phật dễ thương là ở chỗ nầy. Kinh điển Phật từ cao siêu đến đơn giản, đều khuyến hóa mọi loài làm lành lánh dữ, lợi mình nhưng không quên lợi người. Người con Phật từ những người mới bước chân vào đạo đến những bậc hành thâm Bát Nhã đều luôn đi vào đời chỉ với hạnh nguyện: “thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh.” Trong cuộc tu giải thoát, người con Phật luôn liên tưởng đến sức hộ trì của chư Phật (ngưỡng nguyện từ bi thường gia hộ), nhưng cũng luôn nhớ rằng Phật tại tâm, nên phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, phải tự mình ăn chayniệm Phậtlàm lành lánh dữ, và tự làm thanh sạch tâm ý của chính mình trong thiền định. Cõi nước an lành của người con Phật có thể là Tây Phương Cực Lạc, mà cũng có thể là Ta Bà Tịnh Độ ở ngay trong đời nầy kiếp nầy. Oâi dễ thương làm sao cái lý “nguyện ngày an lành đêm an lành!” Nếu trong cõi nước nầy mà ai cũng nguyện và hành trì được như vậy thì hạnh phúc và thảnh thơi biết dường nào !

Đạo Phật là đạo của thực tiển, thế nên những gì Phật tử nói ra đều phải là thực tiển thì mới được gọi là chơn thuần. Khi nguyện an lành người con Phật cũng phải cố gắng dụng công tu hành sao cho cả mình và người đều an lànhDụng công thế nào cũng được, niệm Phậttrì chútụng kinh, ngồi thiền… tất cả đều không ngoài phương châm đi tìm an alnh cho mình và cho người. Tất cả những pháp môn và những lời di huấn của Đức Từ Phụ từ Lục Độ Ba La Mật (Bố thíTrì giớiNhẫn nhụcTinh tấnThiền định và Trí tuệ), Văn, Tư, Tu, Giới, Định, Tuệ… đều được Phật nói ra nhằm giúp chúng sanh được nghiệp sạch tội tiêu, để hiện đời an lạc và cuối đời giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Dù cho bậc tự cho là mình đã hành thâm Bát Nhã mà đêm ngày sáu thời chưa an lành, tức là phiền não chưa dứt, nghiệp tình chưa sạch, thì vẫn phải luân lưu trong ba nẻo sáu đường. Như vậy, người con Phật chơn thuần, muốn được “các thời đều an lành” phải nhiếp thuận theo lòng từ bi của chư Phật để từ thân, khẩu, ý đều được trọn lành, không trái với đạo đức. Làm được như vậy thì cho dù không ngưỡng nguyện đi nữa, chư Phật Từ Bi vẫn luôn gia hộ vì lúc đó ông Phật nơi chính mình đã tìm về được với chơn tâm thật tánh rồi còn gì ? Làm được như vậy thì từ đây thẳng về Tây Phương không phân cách vì làm gì có chuyện phân cách bờ mé của thế giới an lành? Cõi an lành, cõi Tây phương Cực lạc, cõi vô khổ… là cõi của miên trường an lạc, không có sự khổ. Trong cõi ấy không ai có lòng điên đảo mộng tưởng. Ngược lại, trong cõi ấy, ai ai cũng chân thực phát Bồ Đề tâm để tiếp tục thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh. Những chúng sanh tại gia chúng ta có thể nào an trụ trong cõi nước như vậy không ? Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước chính Đức Thích Tôn Từ Phụ đã khẳng quyết với tứ chúng rằng nếu đạo nầy chỉ dành cho tỳ kheo, mà tỳ kheo niưu bà tắc và ưu bà di không được lợi lạc thì ta đã không thị hiện. Câu khẳng quyết nầy của Phật Tổ đã trả lời quá rõ ràng rồi còn gì ? Những người con Phật tại gia nào chịu thọ trì Tam Quy Ngũ Giới, chịu hiếu dưỡng mẹ cha, phụng thờ sư trưởng, cũng như phát tâm từ bi hỉ xả trong mọi tình huống, chịu hộ trì Tam Bảo không tiếc thân mạngvì chính Tam Bảo là mẹ đẻ của mọi sự an lành cho chúng sanh muôn loài. Chỉ một lời nguyện “an lành” thật đơn giản nhưng nó lại hàm chứa tất cả lòng từ bi bao la của chư Phật cũng như của những đứa con hậu bối của Ngài. Nó có khả năng làm xoa dịu khổ đau phiền não cũng như trầm luân khổ hãi của chúng sanh mọi loài. Nếu ai trong chúng ta cũng đều nguyện và hành trì được như vậy thì bờ mê đâu còn, bến giác đâu xa.

Người con Phật chơn thuần không nguyện an lành một cách tiêu cực vì không ai có thể ban cho mình an lành, hoặc giáng họa hoạn cho mình. Hiểu biết như vậy người con Phật luôn vâng lời Phật dạy, luôn đi thẳng vào đời mang an lành đến cho mình, cho người và cho đời. Nguyện an lành là tự tu cho mình và giúp người cùng tu bằng cách phát tâm chia xẻ những gì mình biết, mình đã thực hành và đã thấy được an lạc tự tại, từ phát tâm nói pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật, hoặc in kinh ấn tống đem phát cho mọi người để họ cũng được an lạc tự tại như mình. Đó là cách nguyện an lành hiệu quả và thù thắng nhứt trong các lời nguyện. Đem các lời chỉ dạy của Phật ra phổ truyền để cho mọi người đều được đồng đăng bỉ ngạn. Tất cả chỉ vì lợi ích của chúng sanh, vì nền móng của đạo pháp, vì an lành của mọi người mà nguyện và hành trì. Nguyện các thời đều an lành là phải tự mình sửa chữa những hư đốn sai lầm nơi chính mình, sửa sao cho xấu thành tốt, tà vạy thành chơn chánh, si mê thành giác ngộphàm phu thành thánh thiện, và chúng sanh thành Phật. Nguyện đêm ngày sáu thời đều an lành là trong sáu thời ấy ta thảy đều an trú trong chánh niệm, là luôn tự trau dồi đức tánh tốt và các hạnh lành để thân không tà vạy và tâm không nhiễn trược. Những người con Phật chơn thuần quyết không để cho lời nguyện cao đẹp nầy nằm yên trong đại tạng hay chỉ được nói ra ở đầu môi chót lưỡi. Ngược lại, người con Phật chúng ta quyết cùng nhau nguyện, quyết cùng nhau tu, quyết cùng nhau tận diệt tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Chúng ta cương quyết theo chân Phật, sống một đời thật an lành, quyết từ b mọi mưu sâu kế độc, bỏn xẻn ích kỷtự lợitự áikiêu căngngã mạncống cao để thầm thầm tiến tu. Nguyện an lành còn có nghĩa là tu hành hiệp nhứt, chứ không năng thuyết bất năng hành. Nói từ bi là thực hành cho bằng được trong từng bước đi qua. Thấy ai nghèo đói túng thiếu, ốm đau, hoạn nạnchúng ta không thể làm ngơ, mà ngược lại phải một tiền chia hai, một bánh xẻ đôi, dù nhỏ mọn thế mấy, mà chúng ta làm được với tâm thành khẩn, đó là thực hành rốt ráo lời nguyện an lành cho sanh chúng. Nguyện an lành còn là tự tạo cho chính mình có đầy đủ nghị lực bỏ ác làm lành, cố gạt bỏ những phàm tánh từ lừa đảo, gạt lường, đến sân si, thù hận. Nguyện an lành là tự mình quay vào bên trong ông Phật của chính mình mà phát Bồ Đề tâm, chứ không phải chỉ lau chùi bề ngoài cho bóng láng, hoặc khẩu Phật tâm xà, hoặc nguyện cho có nguyện, hoặc nguyện bằng hình thức bề ngoài mà lòng vẫn chấp chứa đủ thứ mưu sâu kế độc, hoặc những toan tính lọc lừa, thì nguyện để làm gì ?

Chúng ta đã bao đời bao kiếp bo bo giữ lấy nghiệp trần. Có thể chúng ta đã từng biện giải hí luận trong hết các bộ tam tàng kinh điển, nhưng chưa bao giờ chúng ta thật sự suy gẫm lấy một câu Phật dạy. Hãy cùnf nhau nhớ về một thời điểm cách nay gần hai ngàn sáu trăm năm, trước khi Phật Tổ thị hiện, khi ấy chúng sanh chưa có con đường nào để lựa chọn ngoài mê đồ tăm tối trong ba nẻo sáu đường, nhưng bây giờ chẳng những chúng ta có thể nguyện, mà còn có thể hiện thực những lời nguyện ấy nếu chúng ta chịu vâng giữ lời Phật dạyVậy thì chúng ta còn chần chờ gì nữa hỡi những người con Phật ? Ai trong chúng ta cũng nên luôn nhớ rằng dù chỉ gây tội tạo nghiệp trong giây phút, nhưng lắm khi cả đời hoặc nhiều đời phải chịu khổ nơi tận cùng địa ngục. Nếu chúng ta không khéo tu hành hướng thượng ngay từ bây giờ, để thân nầy một phen đọa lạc thì muôn kiếp khó tái hồi. Dẫu biết rằng con đường tu trước mặt hãy còn đầy dẫy chông gai ma chướng, nhứt là những đứa con hãy còn tại gia, nhưng không vì thế mà chúng ta không nguyện an lành. Hãy cố quay trở về bắt chước Phật mà thực hiện cho bằng được một chữ “không” ngay trước tất cả những căn bịnh trầm kha của sanh chúng thì chúng ta sẽ tìm thấy an lành ngay trong đời nầy kiếp nầy. Người đời vọng ngôn vạy ngữ, nay ta bắt chước Phật, “không” vọng ngôn vạy ngữ, thế là an lành. Người đời tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… nay ta bắt chước Phật “không” tham, sân, si… thế là an lành.

Quý vị ơi ! Coi vậy mà chúng ta không còn nhiều thì giờ nữa đâu để mà lần lựa đợi chờ. Những nghiệp chướng sâu dầy mà chúng ta đã tích lũy từ nhiều đời kiếp không dễ gì chúng ta có thể tháo gỡ được chúng trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, dù muốn hay không muốn, ai trong chúng ta rồi cũng phải tu, nếu không bây giờ thì cũng vạn triệu kiếp về sau nầy. Nếu chúng ta không chịu phát tâm tu hành ngay từ bây giờ, e rằng một khi đọa lạcchúng ta sẽ không còn có cơ hội nào nữa đâu. Quỷ vô thường sẽ đến, thân nầy rồi sẽ hoại diệt, có còn chăng một lời nguyện an lành. Mong lắm thay !

429. TẠI GIA HAY XUẤT GIA ? 

Có người cho rằng đời sống gia đình là hố thẳm của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, cũng như của bao điều tranh chấpđố kỵ và cãi vã. Nơi chứa vựa nhu cầu và sự thiếu thốn, nơi cư trú của bao khổ đau phiền não, cũng như bao nhiêu sự trái lòng thất bại… Chỉ có cắt ái ly gia mới mong tìm được một đời sống an tịnh. Nói như vậy là vô tình bi quan hóa đạo Phật. Nói như vậy là vô tình nói ngược lại những điều Phật dạy. Đức Thích Tôn Từ Phụ đã không từng khẳng định rằng nếu đạo nầy chỉ dành riêng cho tỳ kheo hay tỳ kheo ni, thì Ngài đã không thị hiện. Thật vậy, không lẽ mọi người tu theo Phật đều phải xuất gia ? Hơn nữa chính Phật đã khẳng định không có Bồ Đề ngoài phiền não, không có Niết Bàn ngoài cõi Ta Bà uế trược nầy, cũng như không có đạo ngoài đời. Thêm vào đó, nếu ai cũng xuất gia thì lấy ai hộ trì Tam Bảo ? Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật đã dạy: “Tâm, Phật, và chúng sanh không sai khác.” Phật và chúng sanh chỉ khác nhau ở chỗ giác và mê. Hễ giác là Phật, còn mê là chúng sanh. Phật đã dạy rõ ràng quá, thế mà vẫn còn có người ngộ nhận rằng vì chán ngán quá cõi đời nên từ bỏ tất cả mà đi tu.

Đồng ý xuất gia sẽ có nhiều thuận duyên hơn tại gia. Với khung cảnh thanh tịnh của nhà chùa sẽ tốt hơn bất cứ khung cảnh nào ngoài đời. Đồng ý câu kinh tiếng kệ trong chùa không bao giờ gây phiền chuốc não như công ăn việc làm ngoài thị tứ. Đồng ý tiếng chuông ngân sẽ tạo cho người xuất gia một trạng thái an bình và hạnh phúc hơn là tiếng điện thoại hay lời than phiền la lối của chủ nhân ở sở làm. Đồng ý còn bôn ba bương chãi ngoài đời là còn phải vật lộn với tiền tài, vật chất, hơn thua, được mất, thành bại, nhục vinh… Đồng ý cuộc sống thế gian vui ít buồn nhiều với quá nhiều hệ lụy của khổ đau phiền nãoTuy nhiênnhân duyên mỗi người mỗi khác. Đủ duyên xuất gia thì cuộc tu giải thoát dễ bề thành tựu hơn. Chưa đủ duyên xuất gia thì tại gia vẫn tu được nếu chịu nhiếp tâm hướng thượngGia đình Bàng Long Uẩn và cư sĩ Duy Ma Cật không là những thí dụ điển hình đó hay sao ? Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, xuất gia hay tại gia, ở chùa hay ở nhà, nếu quyết tâm tu trì thì cuộc sống là thánh thiện và đạo hạnh không thể nghĩ bàn. Quyết tâm tu trì ở đây không chỉ ở hình thức bề ngoài, không chỉ ở cạo tóc nhuộm áo. Quyết tâm tu trì ở đây là quyết tâm sửa đổi, không chỉ lời nói và hành động bên ngoài, mà ngay cả suy tư bên trong, nhứt nhứt đều phải an trú trong chánh niệm. Nói năng trong chánh pháp, mà im lặng cũng trong chánh pháp. Chỉ cái gì đáng nhìn mới nhìn; chỉ cái gì đáng nói mới nói; chỉ cái gì đáng nghe mới nghe… Ngay cả những cái đáng nhìn, đáng nói, đáng nghe, nếu cần cũng không nhìn, không nên nói, không nên nghe. Càng đóng lục căn lại nhiều chừng nào càng tốt chừng ấy. Mọi sự mọi việc đều phải vì lợi lạc của mình và của người mà làm, chứ không vị kỷ tư lợi. Những tâm niệm tà vạy vọng động, dù vi tế thế mấy, cũng cần phải quyết tâm loại bỏ ngay từ trong trứng nướcĐồng ý những người xuất gia với quá trình tu luyện và buông xả, sẽ có được một phong thái ung dung tự tại dễ dàng hơn những người tại giaTuy nhiên, những đứa con tại gia, nếu chịu dụng công tu tập, nếu chịu buông bỏ những vướng mắc của thường tình thế tục, nhữõng tài, danh, sắc, thực, thùy, nếu biết tri túc trong cuộc sống hằng ngày, cũng như không mê kụy hình tướng hư ảo bên ngoài, thì xuất gia hay tại gia cũng chỉ là những hình tướng hư ảo bên ngoài không hơn không kém.

Thật tình mà nói, nếu không khéo thì không riêng gì những đứa con tại gia bị vướng mắc bởi những danh từ hư vọng như kỹ sư, bác sĩtiến sĩvân vân, mà ngay cả những đứa con đã cạo tóc nhuộm áo vẫn bị những danh từ như Ni CôNi SưĐại ĐứcThượng Tọa, hay Hòa Thượng trì kéo như thường. Không khéo thì cả xuất gia lẫn tại gia đều phải đi xuống, mức độ đi xuống còn tùy ở lòng chấp trướcngã mạncống caosân hận, và ganh ghét của từng người. Thấy như vậy để mỗi người chúng ta cần phải cẩn trọng hơn. Chiếc áo cái đầu không làm nên nhà tu, cũng như quần là áo lụa không làm nên những con người đạo đức. Cái tốt và cái quý ở đây là mình phải sống thật với chính mình. Phải từng phút từng giây biết mình đang nghĩ gì và dự định làm gì, từ vui, buồn, thương, ghét, đến sân hậnsi mêngã mạn, cống cao… Biết để tự sửa, biết để sớm hồi đầu, biết để tận diệt cái “ngã” đã bao đời xô đẩy chúng ta lăn trôi.

Không phải chỉ riêng những người tại gia là bị vướng mắc bởi tham, sân, si… Thật tình mà nói, những đứa con tại gia của Phật cũng giống như bầu trời vầng vũ u ám của tham, sân, si, thế nên giông tố sân hận có đùng đùng nổi lên cũng là chuyện bình thườngCẩn trọng là những người xuất gia, họ như trời quang mây tạnh, không vướng một chút mây mù sân hận, thế mà không khéo tu, lại để cho giông tố sân hận đùng đùng nổi lên, đó mới là chuyện không tưởng. Nói những điều nầy không phải và không nhằm chỉ trích một ai. Ngược lại, trong tinh thần “tương tức tương nhập” mà Đức Từ Phụ đã căn dặn năm xưa, nên những người con Phật cùng nói nhau nghe, cùng nghe nhau nói, để tăng tục cùng nhau cẩn trọng và vững tiến trên bước đường tu tập. Không riêng những người tại gia của phàm tình thế tục mới chấp thân,chấp tướngchấp pháp, hoặc chấp nhà cao cửa rộng, ruộng vườn, tài sảnvân vân. Người xuất gia cũng phải nên cẩn trọng, chớ không nên khinh xuất những vọng tâm vi tế nó trổi lên và đụt khoét nát cả quá trình tu tập của chính mình. Ngoài những công việc lặt vặt trong chùa, phải vận dụng tất cả thời gian mình có được, để ôn tầm bối diệp và tu tập thiền quán. Ngay cả lúc bàn tán chuyện đạo cũng phải canh chừng cái tâm viên ý mã nầy, chứ không thể dễ ngươi được đâu. Ngay cả chuyện tiếp xúc với Phật tử cũng phải coi chừng cái tâm phân biệt nó biến mình thành “ngã mạn cống cao” hồi nào mình cũng không hay. Là người tu ở chùa, thọ dụng của đàn na tín thí, phải cố dụng công tu hành sao cho lý sự viên dung, để dẫn dắt người khác. Đương nhiên nhờ quá trình tu tập mà mình được hơn người, nhưng không vì thế mà khinh mạn người khác. Nghiệp ai nấy trả, phước ai nấy hưởng. Ngài xưa Ngộ Đạt Quốc Sư chỉ vì một phút chợt nẫy lên ý nghĩ cống cao ngã mạn mà phải suốt mấy năm liền lang thang trả nghiệp.

Xã hội văn minh vật chất hôm nay thật khó cho con người tịnh tâm tu tập. Suốt ngày quần quật với chuyện sinh kế, không còn thời gian đâu để mà tu hành hướng thượng. Tệ hại hơn nữa, trong xã hội nầy, từ lề lối giáo dục đến cung cách sống, hình như chân lý là một xa xỉ phẩm. Chính xã hội nầy đã cướp mất cuộc sống bình dịan lạc và hạnh phúc của con người. Người tại gia mà tỉnh thức để nhận biết ra rằng tiện nghi của xã hội văn minh vật chất giúp ta thoải mái đâu chưa thấy, chỉ thấy nó mang lại rắc rối và làm cho chúng ta loạn động thêm lên. Người xuất gia cũng thếnếu không khéo thì tiền chùa, tiền bills điện, nước, gas và những thứ lỉnh kỉnh khác có thể chiếm hết thời giờ tu tập của mình. Ngày xưa Phật “cô thân vạn lý du” để hóa độ chúng sanh, còn các thầy tổ có người “chín năm diện bích,” như Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Có người sống hằng mấy năm trời trong rừng sâu núi thẳm, không một chút tiện nghi như Lục Tổ Huệ Năng, thế mà các Ngài đã thành Phật thành Tổ. Còn chúng ta hôm nay ? Xã hội văn minh vật chất với những tiện nghi đầy đủ. Hãy suy gẫm lại xem coi những thứ ấy có giúp ích gì cho chúng ta hay không ? Những thứ ấy có làm cho ta cảm thấy đủ thoải mái để buông xả và tu hành hay không ? Hay chính những tiện nghi vật chất ấy đã che lấp mất đường về bỉ ngạn của chúng ta ? Thật tình mà nói, những thứ ấy lợi lạc đâu chưa thấy, chỉ thấy chúng đã trì kéo không biết bao nhiêu tăng tục đi xuống và đi xuốngNếu không khéo thì không cần đâu xa, chính những tiện nghi vật chất hằng ngày lại chính là những thứ gây ra cho ta nhiều phiền toái nhứt. Nếu không khéo thì những người tại gia sẽ phải làm ngày tám tiếng vẫn chưa thấy đủ, tranh thủ làm mười, mười hai hoặc mười bốn, mười sáu tiếng mỗi ngày… Cứ như vậy mà phải quần quật suốt năm nầy qua năm nọ, lắm khi chả thấy ánh mặt trời, chả hít thở được không khí trong lành của ban mai hay ban tối.

Thật tình mà nói, chỉ có tại những xứ văn minh vật chất nầy mới có những vị xuất gia mang khăn gói đi làm. Thật là đáng buồn!!! Có nhiều nơi không đủ Phật tử yểm trợ và cúng dường, nên chư tăng ni cũng phải đi làm thêm để lo vừa lo được cho chùa, vừa cố giữ viền mối đạo. Đồng ý tiện nghi vật chất rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngày, nhưng sự an lạc của tâm hồn lại cần thiết hơn nhiều. Nếu tâm mà bịnh, không sớm thì muộn thân nầy rồi cũng bịnh. Người Phật tử chơn thuần, xuất gia hay tại gia, phải vô cùng cẩn trọng, phải luôn tri túc và sẳn sàng buông bỏ những gì cần buông bỏNếu không khéo thì một lúc nào đó chúng ta sẽ biến thành những tên nô lệ hồi nào không hay. Chính vì thế mà các bậc cổ đức luôn khuyên nhủ chúng ta cần phải tu như lửa đốt đầu. Mà thật vậy, hình như lúc nào lửa cũng muốn bốc cháy ngay trên đỉnh đầu của chúng ta, từ lửa tham, lửa sân, đến lửa dâm, vọng… Thế mà chúng ta nào biết kinh vì. Một ngày ta sống là một ngày ta chết, hoặc giả là một ngày ta đi gần đến nhà mồ. Cuộc sống chúng ta nào khác chi một thứ “thủy thiểu ngư,” tức là cá cạn nước. Mọi sự mọi vật trên thế gian nầy đều là những thứ bất toàn giả tạm, còn để chờ hết, có để chờ không, vinh để chờ nhục, đẹp để chờ xấu, thắng chờ bại, và ngay cả sự sống cũng vậy, sống để chờ chết. Không ai ngờ trước được một cuộc đổi đời, mới hôm nào đây lên xe xuống ngựa, mà bây giờ tứ cố vô thân, mới công hầu khanh tướng đó rồi khố rách áo ôm, cơ hàn đói lạnh liền theo đó. Ngay cả thân nầy mới đó đà mất đó. Một hơi thở ra mà không thở vào là đã đổi đời.

Những người con Phật chơn thuần, bất luận tại gia hay xuất gia, phải luôn nhớ rằng chúng ta là những kẻ vô minh đang lữ hành trên sự bất toàn. Tuy nhiên, nếu chúng ta sớm thức tỉnh hồi đầu quay về với ngọn hải đăng Phật pháp thì chắc chắn một ngày không xa nào đó, chúng ta sẽ có được cái trí tuệ cần thiết để nhìn thấu cuộc đời, từ đó chúng ta sẽ có khả năng lìa mê ly khổ. Trong cuộc sống cám dỗ của vật chất hôm nay, chúng ta phải luôn nhớ rằng chúng ta là những sinh vật yếu đuối, rất dễ bị sa ngã trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống. Nhớ để tự cảnh tỉnh lấy mình. Cổ nhân thường dạy: “ bảy mươi chưa chắc mình lành.” Một người con Phật chơn chính sẽ không dễ ngươi trước mọi cám dỗ vì cám dỗ nào cũng tàn độc vô cùngĐồng ý tự đấu tranh để chiến thắng lấy mình không phải là chuyện dễ, nhưng không vì thế mà chúng ta không phấn đấu. Thói thường mình hay gắt gao và khó khăn với người khác, nhưng lại quá dễ duôi và hay tự tha thứ cho chính mình. Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng khẳng định trong Kinh Lăng Nghiêm rằng: “Tâm, Phật, và chúng sanh không sai khác.” Tuy nhiên, chính ta cứ mãi làm chúng sanh, cứ mang thân làm khách phong trần. Chính vì quá dễ duôi và hay tha thứ cho chính mình mà chúng ta chả bao giờ tri hành hợp nhất, rốt rồi chúng ta chỉ là cái bồ sách không hơn không kém. Thiên hạ ba bồ sách, lắm khi chúng ta đã có được hai bồ, nhưng cho dù có đủ ba bồ đi nữa, cũng không ích lợi gì vì chúng ta có thực sự hành trì ngày nào đâu ?

Người con Phật chơn thuần, không nhứt thiết phải là xuất gia, phải luôn t tân dưỡng tánh và phát triển nội tâm để đời sống mình luôn thăng hoa hướng thượng. Phải luôn nhớ lời Phật dạy mà tiến tu, chứ không nên đui tu mù kuyện, cũng không nên làm cái đãi sách vô nghĩa. Ngược lại, phải tiêu hóa tất cả những gì mình đưa vào, để thấy rằng tri hành hợp nhất là chuyện không dễ, từ đó mà dập tắt được tánh kiêu căng tự phụ. Phải dồn hết mọi nổ lực tiến tu và tự chuyển hóa bản thân bản tâm của chính mình, những mong rồi đây mình cũng sẽ có cơ hội giúp đở người khác cùng bước lên nẻo đạo an lạc và hạnh phúc như mình. Phải tu làm sao cho hôm nay được khá hơn hôm qua và ngày mai rồi sẽ tươi sáng hơn hôm nay. Luật vô thường và sinh trụ dị diệt có thể nghiền nát thân tứ đại nầy, nhưng sẽ không bao giờ nghiền nát được công đức và trí tuệ của một con người biết tu theo Phật. Thế nên đam mê dục lạc vật chất và bồi bổ thân tứ đại nầy bao nhiêu đi nữa, rồi thì trong hạn kỳ nào đó nó cũng rã rời. Dù có thâu thập bao nhiêu của cải và dù có hưởng thụ như thế nào đi nữa, rồi thì thân tứ đại nầy cũng không thoát khỏi luật hoại diệt. Chỉ có lắng nghe lời Phật dạy để không bao giờ bồng bột chạy theo những khoái lạc tạm bợ nhứt thời, thì công đức và trí tuệ mới mong phát triên và tam đồ ác đạo mới mong tránh khỏi.

Chúng ta đang tạm trú trên quả địa cầu, nơi mà sức quay tự nó đã trên hai ngàn dậm một giờ, đó là chưa kể sức quay quanh mặt trời của nó. Chính vì thế mà mọi sự mọi vật đều đang chuyển động, từ khúc cây đến cục đá, dù chúng ta vẫn thấy chúng ta đứng yên, nhưng âm ỉ bên trong là một sự chuyển động không ngừng nghỉ. Con người chúng ta cũng vậy, thân và tâm ta luôn chuyển biến liên tục như dòng thác đổ. Trong thân thì các tế bào sinh, rồi phát triển, rồi già, rồi diệt. Thân của hôm nay không còn là thân của hôm qua nữa. Tâm chúng ta lại cũng như vậy, nó thay đổi và biến dịch trong từng sát na, không cách chi mà chúng ta đắp bờ ngăn mé nó được đâu. Con đường duy nhứt trước mặt là con đường ngược chiều mà Phật và chư Tổ đã đi và đã đến: lội ngược dòng đời. Chỉ có vậy chúng ta mới không cho rằng đời sống gia đình là hố thẳm của tham, sân, si…Chỉ có vậy chúng ta mới san bằng những tranh chấpđố kỵ và hận thù… Chỉ có vậy chúng ta mới mong buông bỏ bớt nhu cầu để biết thế nào là đủ trong cuộc sống hằng ngày. Nếu ai trong chúng ta cũng dám lội ngược dòng đời, dám lấy từ bi hỉ xảbố thí lợi tha, khiêm cung từ tốn, đi thẳng vào đời thì còn nói gì nữa đến xuất gia hay tại gia ? Nếu ai trong chúng ta cũng đều nhận biết rằng tất cả những khổ vui trong đời mình đều phát xuất từ những nhân dữ hay nhân lành do chính mình đã tạo tác trong một quá khứ nào đó thì xuất gia cũng như tại gia sẽ luôn biết sợ “gây nhân” và từ đó làm việc gì chúng ta cũng luôn nghĩ đến hậu quả của nó. Những người con Phật cũng nên luôn nhớ rằng đạo Phật đặt giác ngộ lên trên tất cả vì chính giác ngộ là ngọn hải đăng đưa đường dẫn lối cho chúng ta đi về nẻo Bồ Đề giải thoát. Có thấy khổ đau phiền não xô đẩy chúng ta triền miên trong luân hồi sanh tửchúng ta mới tìm cách ly khổ. Có thấy tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiếnác kiếnbiên kiến, sát, đạo, dâm, vọng… là những nhân tố chính kết thành đau khổchúng ta mới chịu buông bỏ chúng. Do đó dù tại gia hay xuất gia, hễ giác ngộ, hễ thấy biết được chân lý là có cơ giải thoátTuy nhiên, thấy biết chân lý và dám hành trì theo chân lý không phải là chuyện dễ. Thấy tham, sân, si, là tam độc, nhưng đâu phải dễ gì buông bỏ chúng. Chính vì thế mà Đức Phật đã dạy: “Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng chính mình. Chiến thắng những tham, sân, si mạn, nghi, tà kiến … nơi chính mình mới là chiến thắng vẻ vang nhứt.”

Dù xuất gia hay tại gia, mỗi hoàn cảnh đều có những khó khăn riêng của nó. Tuy nhiên, phải thực lòng mà nói, những người tại gia lúc nào cũng phải đạp lên chông gai thử thách mà tiến bước. Tại gia luôn phải trực diện với những cám dỗ, từ nhục dục đến vật chất xa hoa, từ sắc đẹp đến âm thanh du dương, mùi hương nồng đượm, vị ngon vị ngọt đến những xúc chạm êm dịu, danh vọng, từ tài danh sắc thực thùy đến những ảo vọng đáng sợ của trần thế. Những thứ này luôn thôi thúc người tại gia trong từng nhịp đập con tim. Những đứa con Phật tại gia phải chiến đấu với bản thân bản tâm một cách liên tục vì như Đức Từ Phụ đã từng khẳng định: “Phật và ma chỉ cách nhau một sợi chỉ. Giác Phật mê ma.” Chính vì thế mà những đứa con Phật tại gia, nếu quyết chí tu hành, phải luôn cẩn trọng. Nếu chưa làm được như lời Phật dạy là không lấy nhiễm tâm mà nhìn những cái đáng nhìn, nghe những cái đáng nghe, ngữi những cái đáng ngữi, nếm những cái đáng nếm, xúc chạm những cái đáng xúc chạm… mà thôi. Làm được như vậy, dù chưa được như Phật, chúng ta cũng không hổ ngươi mang danh con Phật. Đừng bao giờ yếu lòng theo những cám dỗ của thường tình thế tục. Chúng ta đã lăn trôi trong luân hồi sanh tử từ vô thỉ vẩn đến hôm nay cũng chỉ vì cái tâm ô nhiễmtham áisi mê, cũng chỉ vì chúng ta quá tự dễ duôi và buông lung theo ngũ dục, tự cam tâm làm nô lệ cho tham, sân, si… Bây giờ con đường trước mặt tự mình chọn lấy, lội ngược hay lội xuôi dòng đời ? Đồng ý xuất gia có nhiều cơ hội tốt hơn, nhưng lội ngược hay lội xuôi dòng đời không hoàn toàn bắt buộc phải cạo tóc nhuộm áo. Lắm khi đã cạo tóc, đã nhuộm áo, nhưng tâm nầy vẫn như chưa cạo chưa nhuộm bao giờ. Thậm chí lắm khi bề ngoài đã xuất gia mà bên trong thân nầy tâm nầy vẫn cứ lội xuôi dòng. Những mong các bậc Tôn Túc Cao Minh niệm tình tha thứ, nói như vậy không phải để chỉ trích một ai, mà nói như đánh một tiếng chuông nhỏ, trong tinh thần tương tức tương nhập, những mong ai tu theo Phật cũng đều cảnh tỉnh như nhau. Vì cám dỗ là cám dỗcám dỗ không phân biệt tại gia hay xuất giacám dỗ không phân biệt tuổi tác. Cám dỗ muôn đời vẫn là cám dỗ, chúng thật đáng ghê và đáng sợ vô cùngXuất gia hay tại đều có thể bị lôi cuốn bởi tài, sắc, danh, thực, thùy, và tham ái nhục dục. Dù trẻ hay dù già, dù xuất gia hay tại gia, những lôi cuốn của tài, sắc, danh, thực, thùy vẫn luôn sẳn đợi, lúc vi tế khi thô thiển. Trẻ thì bị lôi cuốn theo trẻ, già thì bị lôi cuốn theo già, tại gia bị lôi cuốn theo tại gia, còn xuất gia thì bị lôi cuốn theo xuất gia. Một người tu hành đã lâu đến khi già cả, tay rung mắt mờ, chỉ cần một niệm vi tế khởi lên về mong cầu ao ước sao cho tay đừng rung, mắt đừng mờ, thân đừng già… có thể bị dẫn đến những thứ mong cầu khác, to lớn và tệ hại hơn. Có ai dám khẳng định rằng tôi đã thiền một đời nên không thể nào bị những thứ nầy lôi cuốn ? Có thể những lôi cuốn ấy vi tế đến độ chúng ta không thấy được, nhưng lôi cuốn nào cũng vẫn là lôi cuốn. Người con Phật chơn thuần phải luôn kham nhẫn và phải quyết tâm như vầy: “thà chịu uống nước đồng sôi cho thân nầy tan rữa, chứ không để cho những lôi cuốn trì kéo chúng ta đi xuống.”Vì một khi đã đi xuống, dù có muốn đi lên trở lại, không phải là chuyện dễ. Thế mới thấy những lời khuyên nhủ của Phật thật là cao quý vô cùng. Ngài không cho việc bay trên trời hay đi trên mặt nước là điều đáng khâm phục vì con chim con ngỗng đều có thể làm được. Điều đáng trân quý nhứt cho những người con Phật là biết chế ngự và chiến thắng chính mình.

Đồng ý tiến tài vật chất là những thứ rất cần cho cuộc sống hằng ngày, nhưng tiền tài vật chất có thật sự mang lại hạnh phúc cho con người hay không ? Có tiền mà biết dùng tiền vào những phúc lợi cho mình và cho người thì đồng tiền ấy không đáng sợ. Ngược lại, có tiền một lại muốn tiền hai thì quả thật đồng tiền ấy đáng sợ vô cùng vì tiền lôi kéo mà chúng ta cam tâm làm nô lệ cho tham, sân, si. Mạn nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng… Lắm khi vì tiền tài vật chất mà chúng ta bất cần đạo nghĩa. Người con Phật phải luôn thấy được mục đích tối hậu của mình là gì ? Đi theo Phật hay chạy theo tiền ? Câu hỏi không cần câu trả lời. Ai muốn chạy theo tiền thì cứ chạy. Ví bằng ai muốn đi theo Phật thì phải luôn cẩn trọng trong cuộc mưu sinh. Tiền chỉ là phương tiện nhứt thời, chứ không là cứu cánh vĩnh cửu của những người con Phật. Như vậy người con Phật vẫn mưu sinh, vẫn kiếm tiền để nuôi mình, nuôi gia đình, giúp đở cho kẻ cơ hàn cũng như hộ trì Tam Bảo… nhưng chỉ kiếm tiền bằng những phương cách lương thiện. Đối với người con Phật, sự giàu có không bao giờ được tính bằng tiền của vật chất, mà chỉ tính bằng luân lý đạo đứcNgày xưa Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng khẳng định với tứ chúng rằng: “Trong cõi nước nầy, ai là người giàu hơn kẻ hiếu hạnh, ai nghèo hơn kẻ bất hiếu; ai giàu hơn người từ bi hỉ xả, ai nghèo hơn kẻ tham sân si; ai giàu hơn người bác ái vị tha, ai nghèo hơn kẻ ích kỷ bỏn xẻn; ai giàu hơn người biết khiêm cung từ tốn, ai nghèo hơn kẻ ngã mạn cống cao; ai giàu hơn người biết nhu hòa nhẫn nhục, ai nghèo hơn kẻ sân hận ngút trời; ai giàu hơn người biết ái ngôn ái ngữ, ai nghèo hơn kẻ tà ngôn vạy ngữ.” Phật còn dạy chúng ta nhiều thứ lắm. Tuy nhiên, chính Phật cũng không muốn nói nhiều, vì Ngài biết rằng càng về thời xa Phật, sẽ có lắm kẻ chỉ biết có nói mà không thiết tha gì đến hành trì, như vậy nói nhiều cũng chỉ bằng thừa. Người con Phật chơn thuần, nhứt là những đứa con tại gia, vẫn đi thẳng vào đời nhưng phải luôn biết đủ trong mọi tình huống, biết sống trọn vẹn trong những giây phút hiện tại. Nếu làm được như vậy thì đúng như lời Phật dạy, dù nằm trên đất vẫn thấy vui, vẫn thấy an lạc và hạnh phúc. Làm được như vậy thì cho dù có tiền tài vật chất hay không, chúng ta vẫn cảm thấy thảnh thơi và thoải mái.

Đồng ý ai lại chẳng thích cái hay cái đẹp, nhưng người con Phật phải cẩn trọngcoi chừng bên trong cái vỏ bọc đường ấy là thuốc đắng, bên trong lớp vỏ đẹp đẽ ấy là những thứ nhơ nhớp bất tịnh. Đừng bao giờ dễ ngươi khinh thường hoặc tự cho bản lãnh mình cao, nhìn cái đẹp mà không sợ cái tâm tham ái chấp thủ nó ập tới. Thật tình mà nói, ngoài Phật ra chắc chưa ai dám khẳng định như vậy. Hãy quay về học lấy chữ “chỉ” mà Phật Tổ đã trao truyền năm xưa, để mà biết “dừng” lại đúng chỗ. Hãy tập quán sát để thấy được bản mặt thật của vạn pháp, để chỉ nhìn những cái đáng nhìn trong công cuộc giải thoát của chúng ta mà thôi. Hơn thế nữa, lúc nhìn chiếc lá xanh, ta nhớ đến lúc lá vàng rồi lá rụng, để từ đó suy gẫm được thân phận con người từ lúc sanh ra, lớn lên, rồi già, rồi, bịnh, rồi chết, cũng không khác chi và không chậm hơn tiến trình lá xanh, lá vàng, lá rụng là mấy nếu đem so với vũ trụ bao la vô cùng vô tận nầy. Người con Phật phải thấy được như vậy để mà tinh tấn hơn trong việc tu hành. Thấy được như vậy thì cho dù mắt nầy có thấy vạn sự vạn vật đi nữa, cũng chỉ là những tiến trình lợi ích cho việc tu tập của ta mà thôi.

Có người cho rằng quyền uy danh vọng là mấu chốt của sự thành bại, hơn thua, cũng như hạnh phúc của cuộc đờiLịch sử nhân sinh đã cho ta thấy ngược lại, càng cao danh vọng càng dày gian nan. Cuối đời nhà Lý ở nước ta, hoàng tử Lý Long Tường đã không từng là một vương tử với đầy đủ danh vọng và quyền uy đó sao ? Thế mà chỉ một cuộc vật đổi sao dời, ông đành phải ôm hận ly hương muôn thuở. Vào thế kỷ 18 bên trời Âu, Nã Phá Luân với quyền uy danh vọng tột đỉnh, thế mà lúc cuối đời phải mạng tuyệt thui thủi nơi hoang đảo. Còn nhiều thứ nữa đáng cho chúng ta suy gẫm lắm, chẳng hạn như Việt Nam sau cuộc đổi đời 1975, đã có biết bao người rơi rớt từ trên đỉnh danh vọng quyền uy và phải ôm hận cả đời. Những người con Phật chơn thuần nếu không cam tâm làm bèo giạt hoa trôi, hoặc lặn ngụp trong biển đời sa đọa, phải cố gắng tu hành sao cho có đầy đủ đại hùngđại lựcđại trí và đại từ bi của nhà Phật mới mong thoát khỏi móng vuốt của danh vọng quyền uy, để không còn phải sát phạt lẫn nhau chỉ vì những cái hư giả ảo tưởng của trần thế nầy nữa. Cũng như sắc đẹp, danh vọng quyền uy cũng chỉ là những hư ảo phù du, thế nhưng vì tham ái chấp thủ mà con người ta luôn thao thức hoài mong, khi chưa có thì muốn cho có, khi có ít thì muốn có nhiều, khi có nhiều lại muốn có nhiều hơn, để rồi đến khi bị mất mát thì khổ não sầu bilắm khi gây tội tạo nghiệp cũng chỉ vì muốn duy trì quyền uy danh vọng. Thậm chí có người cả đời đeo đuổi theo danh vọng, đến khi sắp lìa bỏ thân tứ đại nầy vẫn còn khổ não vì “cầu bất đắc.” Đồng ý ngoại trừ Phật ra, chắc ai trong chúng ta cũng khó mà dửng dưng trước danh lợi uy quyền, đã khó dửng dưng thì thôi, lắm kẻ còn dong ruổi tìm cầu, trong đạo cũng như ngoài đời. Thật tình mà nói, nếu không khéo thì những danh vị bác sĩ, kỹ sư, luật sư, tiến sĩ… hoặc hòa thượngthượng tọađại đứcni côni sưvân vân và vân vân sẽ kéo lôi cả tăng lẫn tục cùng nhau đi xuống. Hãy tự thành thật với chính mình đi rồi sẽ thấy, cái tâm mong cầu được người khác tôn vinh lấn lướt cái tâm thực tu thực hành của mình nhiều lắm. Vì muốn được trọng nễ hoặc vì tiền mà ta muốn làm bác sĩ hay kỹ sư hơn là vì muốn đem một chức nghiệp chuyên môn ra để phục vụ quần sanh. Cũng như vậy, dù vi tế thế mấy, chúng ta lúc nào cũng muốn được tôn xưng với danh vị hơn là muốn thực sự sống đời tịnh hạnh và thanh bần của một người tu. Thường thì chúng ta chỉ thích mang danh để tự mãn với mình và tự kiêu với đời, chứ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, ác kiến… vẫn có thừa. Người con Phật chơn thuần phải luôn canh cánh bên lòng rằng nếu mà càng tu ta càng muốn được cái gì đó thì nên coi chừng mình đã tu sai rồi. Chẳng hạn như với người tại gia đến chùa tu học, mà vẫn còn mong ham chức nầy tước nọ, vẫn mong ham hội trưởng nầy, hội phó nọ thì phải coi chừng. Với người xuất gia cũng vậy, tâm mà còn ham mong chức vị hòa thượngthượng tọa, thì cũng phải coi chừng mình đã tu sai đường rồi. Người con Phật hãy nhìn thẳng vào tấm gương rạng ngời của Đức Từ Phụ, Ngài đã gạt bỏ tiền tài vật chất, chối bỏ cung phi mỹ nữ sắc nước hương trời, Ngài đã dám xem danh vọng quyền uy như đôi dép bỏ, thế nên Ngài giải thoátChúng ta há có con đường nào khác hay sao hỡi những người con Phật ?

Tóm lại, dù xuất gia hay tại gia, nên luôn biết kinh vì tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Phải luôn biết dừng lại để quán sát, để thấy rằng tài, sắc, danh, thực, thùy, nếu ta không khéo tri túc, chúng sẽ lôi kéo chúng ta đi xuống, mà một khi đã đi xuống thì khó lòng vươn lên hướng thượng được, cũng như một khi đã mất thân nầy, bao giờ mới mong được tái hồi ? Người con Phật nên luôn biết tận dụng những giây phút mình có được, phát tâm Bồ Đề, dù xuất gia hay tại gia. Đừng thụ động ích kỷ nữa, cái chi mà người xuất gia làm được, người tại gia cũng có thể làm được, miễn là phải phát đại hùng đại lực, nếu chưa được bây giờ thì sẽ được trong tương lai, chưa được không có nghĩa là không được. Vậy thì ngay trong cuộc sống tại giachúng ta vẫn có thể lập công bồi đức để tạo được sự an lành hạnh phúc cho ta và cho người. Hãy noi gương những cư sĩ Bàng Long Uẩn, hay Duy Ma Cậtđi thẳng vào đời nhưng không bao giờ lãng xao ôn tầm kinh điển và tu tập thiền định với lý tưởng phục vụ cao cả. Người con Phật hãy cố noi gương Phật, đi thẳng vào đời chỉ với một mục đích duy nhất: thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh. Mong lắm vậy!!!

430. HẠNH PHÚC ĐỜI NGƯỜI

Đời người như một giấc mơ,
 Trăm năm nào khác cuộc cờ đổi thay.”

Quả đúng vậy ! So với không gian vô cùng và vũ trụ vô tậnđời người không dài hơn một giấc mơ hay một cuộc cờ. Với bao chìm nổi lênh đênh, với bao tranh đua hơn thiệt, gẫm lại rồi đời người còn nhanh hơn bóng câu qua cửa sổ hay ánh điển chớp trong con vầng vũ… Thế mà ít ai trong chúng ta chịu chấp nhận những gì mình đang có. Ngược lại, chúng ta cứ mãi đi tìm, lắm khi tìm cái gì mình cũng không biết, lắm khi chưa tìm được cái nầy thì đã mất cái kia. Thật sự chúng ta đang đi tìm cái gì đây hở quý vị ? Tiền tài vật chất cũng cần cho cuộc sống, nhưng chúng không phải là cứu cánh của cuộc đờiGia đình cha mẹvợ conanh chị em… nếu chưa đủ duyên xuất gia tu giải thoát thì người con Phật tại gia vẫn phải lập gia đình và mưu cầu hạnh phúc tại giaTuy nhiên, người biết đạo không bị đắm chìm trong cuộc sống, không chạy đua theo xa hoa, không bước đi bằng những bước trĩu nặng của khổ não ưu phiềnCon người ấy vẫn lo cho gia đình, nhưng không xem bổn phận và trách nhiệm của mình đối với gia đình là gánh nặngCon người ấy vẫn đi thẳng vào đời, nhưng không quên lời Phật dạyvẫn có hạnh phúc gia đình, nhưng không quên hạnh phúc tâm linhCon người ấy vẫn biết thưởng thức ánh nắng ấm của mùa Xuân, nhưng không than vãn về sự oi bức của mùa Hè. Con người ấy luôn trân quý vẻ đẹp của mùa Thu, nhưng không hất hủi và trốn chạy sương Đông lạnh lẻo.

Hạnh phúc đời người theo quan điểm của Đạo Phật thật đơn giản và thực tế, chứ không phức tạp mơ hồHạnh phúc ấy nằm ngay trong tầm tay của mỗi chúng ta chứ không do ai mặc khải hay ban bố. Người con Phật đi vào đời bằng những bước chân của chính mình, bằng cách dẫm đạp lên những chông gai thử thách để tìm hạnh phúc đích thực cho tâm linhCon đường đi đến chân thiện mỹ của người con Phật phải được xây dựng bằng năng lực và sức phấn đấu của tự thân. Tuy nhiên, điểm tối quan trọng trong đạo Phật là hạnh phúc phải được xây dựng bằng chất liệu “tình thương” đúng theo tinh thần từ bi hỉ xả của nhà Phật. Ngoài chất liệu ấy ra, không còn một chất liệu nào khác được chấp nhận trong đạo Phật. Vì nếu không khéo, rất có thể chỉ vì hạnh phúc của mình mà mình nỡ nhẫn tâm dẫm đạp lên sự đau khổ và ngay cả sinh mạng của tha nhân. Người con Phật luôn xây dựng hạnh phúc bằng hạnh nguyện độ sanh và luôn cố gắng làm đẹp đạo tốt đời. Thật tình mà nói, Niết Bàn hay Thiên Đàng chỉ là những danh từ trừu tượng rỗng không nếu chúng ta không thực nghiệm được chúng ngay trong đời nầy kiếp nầy. Với đạo “Phật Sống,” Niết Bàn là đây nếu người con Phật biết xây dựng hạnh phúc cho mình, cho gia đình mình, cũng như biết góp công góp sức xây dựng một xã hội đạo đức lành mạnh. Lúc Phật còn tại thế, trong một chuyến quá duyên khất thực qua một xóm Bà La Môn, một vị Bà la Môn đã hỏi Phật vì sao mà cuộc sống của Phật và Tăng đoàn đơn giản và đạm bạc, nhưng trông Phật và quý thầy lúc nào cũng tự tại và an lạc thế nầy ? Phật đã trả lời vị Bà La Môn rằng: “Sở dĩ chúng tôi luôn an lạc và tự tại là vì chúng tôi chỉ một bề sống tu với những gì chúng tôi đang có trong hiện tạiChúng tôi không buồn lo hối tiếc cho quá khứ, cũng như không thắc mắc gì đến tương lai.” Bài pháp ngắn của Phật hàm ý cả một bí quyết sống thành công và hạnh phúc cho những người con Phât hậu bối sau nầy. Tại sao nhiều lần bị vặn hỏi về vũ trụ và nguồn gốc con người thì Phật lại từ chối không trả lời ? Tại sao Phật lại không chịu nói hết cho chúng sanh những gì Ngài liễu ngộ ? Một bậc Chánh Đẳng Chánh Giác như Phật, một bậc tinh thông thiên địa như Ngài, không phải Ngài không có câu trả lờiTuy nhiên, Ngài biết rằng dù Ngài có nói đi nữa thì cũng bằng thừa, vì chúng sanh căn tánh ám độn mà lại muốn đi tìm biết những chuyện viễn vông. Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng còn đầy mà đòi nghe đòi biết Niết Bàn, làm gì có lẽ ấy ? Chúng ta như người đang bị trúng tên độc, đã u mê không chịu nhổ tên ra, mà còn lải nhải muốn tìm biết coi ai đã bắn mũi tên nầy, tên làm bằng chất gì và chất độc gồm những chất gì, vân vân và vân vân. Thật là tội nghiệp cho chúng ta quá quý vị ơi !

Lúc Phật còn tại thế, Ngài đã từng nhắn nhủ với tứ chúng rằng: “Dù xuất gia hay tại giamục đích của người tu Phật phải là chuyển mê khai ngộ và ly khổ đắc lạc.” Vấn đề ở đây là làm sao chuyển mê khai ngộ và ly khổ đắc lạc ? Đến chùa tụng kinh niệm Phật chăng ? Tọa thiền để minh sát thân tâm chăng ? Tìm đọc giáo lý và học thuộc những lời Phật dạy chăng ? Tất cả chỉ là một phần của vế đầu trong tiến trình tu tập giải thoát. Phần chính trong tiến trình ấy vẫn chính là tự thân thực nghiệm những lời Phật dạy. Người con Phật nên luôn mang lời Phật dạy mà áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, nên luôn sống đời phạm hạnh. Dù xuất gia hay tại giamực thước của cuộc sống hạnh phúc vẫn là đời sống phạm hạnh. Hãy nhìn vào tấm gương rạng ngời của Đấng Cha Lành thì chúng ta sẽ thấy, Phật có gì ngoài tam y bá nạp, một que cây làm gậy và một bình bát bể, thế nhưng tại sao lúc nào Ngài cũng an lạc và tự tại ? Cuộc sống phạm hạnh của Ngài là một câu trả lời sống thực nhứt cho những đứa con hậu bối của Ngài. Trong suốt 49 năm hoằng pháp lợi sanh, đã có mấy lần Phật bàn luận với tứ chúng về Niết Bàn ? Vâng mục đích tối hậu của đạo Phật là chứng ngộ Niết Bàn, nhưng Phật biết quá rõ căn tánh của chúng sanh muôn loài nên Ngài luôn dạy mọi người nên “đem vui cứu khổ.” Mà thật vậy, nếu mọi người đều vâng giữ lời Phật dạy, đem vui cứu khổ thì hiện đời sẽ an lạc và hạnh phúc. Mà hiện đời an lạc và hạnh phúc thì cuộc đời nối tiếp sẽ là gì nếu không là an lạc và hạnh phúc ? Đồng ý tiền tài vật chất rất cần thiết cho cuộc sống hằng ngàyTuy nhiên, có tiền của mà ích kỷ bỏn xẻn, có ít lại muốn có nhiều, có nhiều lại muốn nhiều thêm… kẻ đó chỉ là những tên nô lệ cho tham lam chứ có ích gì cho sanh chúng ? Người con Phật thà chịu uống nước đồng sôi cho thịt nát thân tan, chứ quyết không làm nô lệ cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Người con Phật chơn thuần, nếu chưa dứt hẳn được những độc tố nầy thì ít ra chúng ta cũng phải ráng giữ sao cho thân khẩu ý được thanh sạch. Làm được như vậy là cuộc sống nầy cũng an lạc và hạnh phúc, cuộc tu nầy cũng tự tại lắm rồi vậy.

Muốn sống hạnh phúc, người con Phật không có con đường nào khác hơn là làm lành lánh dữ. Muốn không gây oán thù thì đừng giết hại hoặc làm não loạn ai. Muốn không rai rức ân hận thì đừng trộm cướp giựt dọc của ai. Muốn vợ chồng yên ấm tin yêu thì đừng tà hạnh với ai. Muốn được mọi người tin cẩn tín nhiệm thì đừng ăn nói quàng xiên, nói lời láo khoét, nói lưỡi hai chiều, hoặc nói lời đâm thọc. Muốn cho tinh thần linh mẫn thì đừng uống những chất cay độc… Ngoài ra, đã mang danh con Phật, thì không thể chỉ lo riêng cho bản thân và gia đình mình, còn thì sống chết mặc ai. Cuộc sống hạnh phúc của Phật tử là biết tùy khả năng mình mà giúp đở họ hàng làng xóm những gì mình giúp được, từ tiền của vật chất đến khuyên lơn an ủi, hoặc nói lời chân thật thế nào cho người bớt sợ hãi, hoặc hướng dẫn cho họ sống theo lẽ đạo. Nhưng trên hết, muốn được cuộc sống hạnh phúc, người Phật tử phải thanh lọc tâm ý sao cho bớt đi những nhiễm ô của trần tục. Trong Kinh Hạnh PhúcĐức Phật đã dạy rõ ràng rằng không có gì hạnh phúc cho bằng sống với tâm hồn yên tịnhĐạo Phật là đạo hướng về “Tâm,” như vậy người con Phật muốn sống đúng theo lẽ đạo cũng phải hướng về “tâm” mà sống. Thật vậy, tâm hồn có thanh sạch thì thân thể nầy mới mạnh khỏe và cuộc sống nầy mới yên vui hạnh phúc được. Tâm người nào không vướng víu vào tham lamích kỷsân hậnsi mê thì cuộc sống của người đó là một chuỗi dài yên vui hạnh phúc. Người con Phật phải luôn nhìn vào gương hạnh sống tu của Đức Từ Phụ để cố mà noi theo gương từ bi hỉ xảbình đẳng vị tha, từ đó đem áp dụng vào cuộc sống cuộc tu hằng ngày của chính mình. Dù biết rằng trên đời nầy khó kiếm được ai có thể hành xử y như Phật Tổtuy nhiên, muốn có một cuộc sống hạnh phúcchúng ta không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tu tập theo những đức tính nhẫn nhục và sống đời phạm hạnh của Ngài. Làm được như vậy, dù chưa giải thoát rốt ráo, hay chưa vượt thoát khỏi kiếp người, nhưng ít ra cuộc sống nầy cũng hài hòa, an lạctự tại và hạnh phúc lắm rồi vậy, chứ không còn sống say chết mộng, hoặc xây lâu đài trên cát nữa.

Người con Phật nên luôn nhớ rằng nền tảng giáo lý của đạo Phật không dựa vào huyền thuyết, tâm linh con người không bất biến, mà cũng không được cải biến từ tha lực. Theo đạo Phậttâm linh của chúng sanhđặc biệt là tâm linh của con người, là một sự trôi chảy liên tục của tâm thức và tiềm thức. Đây chính là mấu chốt trong việc mưu cầu hạnh phúc của nhân loạiĐức Phật đã giúp cho con người mưu tìm hạnh phúc bằng cách vừa hạn chế bớt sự trôi chảy của dòng tâm thức, vừa không khơi dậy những gì đã được nằm yên trong tiềm thức. Ngài đã nói rõ với tứ chúng rằng: “Quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa tới. Hãy sống cho thật trọn vẹn với những giây phút mà mình đang có. Đó mới đích thực là một cuộc sống hạnh phúc !” Như vậy, chừng nào mà con người chưa kiểm soát được sư trôi chảy của tâm thức cũng như sự khơi dậy của tiềm thức, chừng đó con người chưa thật sự có được hạnh phúc. Nền văn minh vật chất hiện tại có khả năng đưa con người đến được những tinh cầu xa xôi, có khả năng làm cho đời sống con người tiện nghi và thoải mái hơn, nhưng nền văn minh nầy sẽ không góp được phần nào cho hạnh phúc của nhân loại vì nó luôn thôi thúc lòng tham bất tận của con người. Chỉ có tự thân thực nghiệm theo giáo lý Phật Đà, vừa tu tập tâm thức, vừa rèn luyện trí thức, vừa thúc liễm thân tâm mới mong có được cuộc sống hạnh phúc thật sự.

Khi nói đời là bể khổ, Đức Phật không chủ trương chối bỏ đời hay bi quan hóa thế nhân. Ngược lại, Ngài chỉ muốn nói lên sự thật, Ngài chỉ muốn dóng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh mọi người về thực chất của cuộc đời, liền theo đó Ngài bèn hướng dẫn cho chúng ta phương cách diệt khổ để đạt được hạnh phúc tương đối trong cuộc sống cho những ai chưa đủ duyên xuất gia. Riêng đối với những ai đã đủ cơ duyên xuất gia thì Ngài lại chỉ cho phương cách mưu tìm hạnh phúc tuyệt đối và miên viễn. Trong Kinh Hạnh PhúcĐức Phật đã chỉ dạy rõ ràng rằng trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật, chúng ta có thể gom về một mối: khổ hay bất toại nguyện. Đầu dây mối nhợ của cuộc sống hạnh phúc là đây. Khi biết rằng khổ đau là không hạnh phúc, bất toại nguyện là không hạnh phúc thì người con Phật đã tìm ra một nửa đáp số cho vấn đề rồi, phần còn lại là làm sao cho không khổ, làm sao để không còn bị hệ lụy bởi bất toại nguyện nữa là hạnh phúc. Kỳ thật bất toại nguyện chỉ là một trạng thái xung đột giữa ý muốn của ta và những diễn biến xãy ra trong đời sống hằng ngày. Mà ý muốn của ta là gì nếu không là sự kết hợp của tiềm thức và tâm thức ? Giả dụ như chúng ta muốn có một cái áo màu xanh lá cây, không tự nhiên mà ta lại muốn như vậy. Trong một quá khứ nào đó, màu xanh lá cây đã được tiềm thức chứa chấp, bây giờ tiềm thức cho ta xem lại cuốn phim xưa, nhắc ta nhớ đến một màu “xanh lá cây” thân thương nào đó. Trong khi tâm thức là những suy nghĩ liên tục, được sự hổ trợ của tiềm thức, tạo thành ý muốn của chúng ta. Theo Phật, muốn giải quyết vấn đề “cầu bất đắc” nầy, người tu theo Phật phải bằng mọi cách kiểm soát và chế ngự cho bằng được cuộc xung đột nầy. Đây là cuộc chiến khó khăn nhứt trong mọi cuộc chiến vì chính Đức Phật đã khẳng quyết rằng chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng lấy mình. Tuy nhiên, dù muốn hay không muốn, người con Phật phải tự tâm kiên cố chận đứng ngay những cuốn phim quay lại của tiềm thức hầu loại bỏ hết mọi tư niệm luyến ái, tham cầu… Màu “xanh lá cây” có thể rất thân thương trong một quá khứ mà mình chưa biết “đạo,” nhưng bây giờ đã khác. Bây giờ chúng ta đã biết đạo, đã có Phật, Pháp, Tăng làm Tam Bảo dẫn đường, không cớ gì để cho tiềm thức tiếp tục khống chế và hành hạ ta nữa. Người con Phật nên nhìn lại bản thân mình, nên sống một cuộc sống thật đáng sống. Làm việc gì cũng nên suy đi nghĩ lại về hậu quả của nó. Con người chúng ta hơn vạn sự vạn vật ở chỗ chúng ta biết suy tưởng. Nếu chúng ta không dùng cái khả năng “suy tưởng” ấy, hóa ra chúng ta tự đồng hóa mình với những vật “vô tri vô giác” hay sao ? Tuy nhiên, người con Phật chơn thuần chỉ dùng khả năng suy tưởng của mình cho “hạnh phúc” và “chân lý” chứ không dùng nó để du hành vào những giấc mộng không tưởng, để rồi hết đời nầy đến kiếp khác, lúc nào chúng ta cũng sống say chết mộng.

Tóm lạiđạo Phật chính là con đường và là con đường duy nhứt đưa đến diệt khổĐạo Phật chính là lối sống thực tiển, chứ không là một triết thuyết để cho người đời học hỏi suông. Ngày xưa Châu Lợi Bàn Đà Già không có khả năng nhớ đến hai chữ “chữu, tảo,” thế nhưng Ngài vẫn giải thoát ngay trong hiện đời của Ngài. Tại sao vậy ? Tại vì Ngài chỉ một lòng hành trì những gì Phật dạy, chứ không dong ruổi đó đây “hí luận biện giải.” Ngài y cứ theo lời Phật dạy, bỏ hết tâm trí nhìn vào tờ giấy lúc còn trắng tinh nguyên, đến lúc ngả màu vàng lợt, rồi vàng đậm, rồi màu nâu, rồi đen, rồi hoại diệt… Thế là Ngài liễu ngộ lý vô thường và bất tịnh của vạn sự vạn vật ngay khi quan sát sự hoại diệt của tờ giấy. Cũng từ đó Ngài liễu ngộ được “hạnh phúc chân thật” nơi chính con người của Ngài. Mới hôm nào tờ giấy còn trắng tinh nguyên, còn được sự ưa thích của mọi người, mà hôm nay giấy đã hoại diệt và không còn được ai ngó ngàng tới nữa! Đời con người ta gẫm lại có hơn chi tờ giấy nầy đâu thưa quý vị ? Mới hôm nào đây tóc đen da thẳng, mà hôm nay tóc bạc da nhăn. Mới hôm nào đây mắt sáng tai tinh, mà hôm nay mắt mờ tai điếc. Mới hôm nào đây thân thể hồng hào tráng kiện, mà hôm nay thân thể xanh xao bịnh hoạn. Còn nhiều thứ làm cho chúng ta chợt nhớ về “mới hôm nào” lắm quý vị a. ! Không ai trong chúng ta có thể kham nổi sự dong ruổi của “tâm thức” và sự khơi dậy của “tiềm thức” đâu quý vị ơi ! Xin hãy quay ngay về lời Phật dạy để thấy rằng sống trong cuộc đời vô thườngbất tịnhvô ngã, và khổ đau nầy, mà bớt hệ lụy bởi vô thườngbất tịnh và vô ngã thì cuộc sống nầy là an tịnh và hạnh phúc hơn. Đừng tưởng rằng đạo Phật chủ trương bi quan yếm thế khi Phật nói rằng đời là biển khổ của dục vọng. Khi nói như vậy Phật muốn nhắc nhở con người rằng ngoài dục vọng ra, con người còn có nhiều thứ khác cao siêu và thanh thoát hơn dục vọng nhiều. Thật vậy, Phật đã từng khẳng định một khi những mê mờ của dục vọng bị xóa tan thì trí huệ hiển lộ, mà trí huệ càng tăng thì sức công phá dục vọng càng mãnh liệt, từ đó tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng cũng bị đẩy lùi dần, do đó mà cuộc sống nầy trở nên tươi đẹp và hạnh phúc hơn. Hạnh phúc đời người theo quan điểm đạo Phật là đây, chứ không siêu hình huyễn ảoTuy nhiênbản chất cố hữu của giáo lý nhà Phật vẫn là nói dễ khó làm. Con đường trước mặt của những người tu theo Phật hãy còn chông gai và hãy còn dài. Người con Phật phải
cố gắng hết sức mình để cho dù chưa là giải thoát rốt ráo, cuộc sống nầy đã là an lạc và hạnh phúc lắm rồi vậy. Mong lắm thay !!!

431. TU NHÀ

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại khoa học thực nghiệm, thời đại mà con người chỉ tin vào những điều đã được chứng thực bởi mắt thấy tai nghe. Điều nầy không thích hợp trong giáo lý của những tôn giáo thờ phụng thần quyền mê tín, nhưng với Phật giáo lại vô cùng thích hợp vì giáo lý nhà Phật luôn nhấn mạnh đến chân lý có thể kiểm nhận được. Tuy nhiên bản chất muôn thuở của con người vẫn thích nói hơn thích làm, thích khoa trương bề ngoài hơn là trau chuốc nội tâm. Chính vì thế mà từ sau thời Phật, chúng ta vẫn thấy rất nhiều vị phát tâm cạo tóc nhuộm áo, thế mà không có mấy vị qua được bến bờ khô ráo. Vì sao lại có trạng huống như vậy ? Như trên đã nói, sự khoa trương bề ngoài hơn là trau chuốc nội tâm, và thích nói hơn thích làm chính là những rào cản làm trì trệ bước tiến tu của ta. Bên cạnh đó, danh vọng hảo huyền cũng là một trong những nhân tố quan trọng đưa chúng ta đi xuống. Nhiều khi chúng ta sẳn sàng buông bỏ, nhưng nếu không khéo thì chúng ta chỉ buông bỏ gia đình tài sản, để rồi vướng víu vào những hư danh như hòa thượngthượng tọa, đại đức… Đối với đạo Phật, sự hiểu biết của phàm phu càng nhiều thì sự vướng mắc càng lớn. Nhiều khi đã là một nhà bác học ngoài đời, nhưng với trong đạo, kẻ đó chỉ là người mới tập đi chập chững.

Đạo Phật là đạo của nội tâm, nghĩa là nội tâm càng vắng lặng an tịnh thì cuộc sống càng hạnh phúc và an lạc. Ngay trong thời Đức Phật còn tại thế, Ngài đã từng khẳng định: “Nếu đạo nầy không mang lại an lạc và hạnh phúc cho mọi người, thì ta đã không thị hiện. Nếu đạo nầy chỉ mang lại lợi lạc cho tỳ kheo mà tỳ kheo ni không được lợi lạc, thì ta đã không thị hiện. Nếu đạo nầy chỉ mang lại lợi lạc cho tỳ kheo và tỳ kheo ni mà ưu bà tắc và ưu bà di không được lợi lạc, thì ta đã không thị hiện.” Phật muốn nhắn nhủ gì với chúng ta hỡi những người con Phật ? Ý Phật rất rõ ràng, không lẽ tỷ tỷ người trên thế giới nầy đều phải xuất gia thì mới tu được theo Phật hay sao ? Nếu đủ duyên lành từ nhiều đời kiếp trước, nên kiếp nầy mai mắn được xuất gia và ngày ngày sống tu trong ánh Từ Quang của Phật Tổ, ngày ngày tỉnh giác được mọi cội nguồn của khổ đau phiền não thì còn gì bằng ? Nếu được xuất gia tu tập thì cơ duyên hàng phục kỳ tâm sẽ có cơ thành đạt nhiều hơn vì dù muốn dù không, cửa chùa vẫn là một nơi hết sức đặc biệt, dù là chùa ở Việt Nam, hay chùa bên Tây bên Mỹ. Thế còn những người tại gia thì sao ? Ngày xưa ông bà cúng ta thường nói: “Thứ nhứt tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa.” Thật vậy, cuộc sống hằng ngày trong gia đình không sao tránh khỏi những va chạm. Chén trong sóng còn phải khua, huống là cuộc sống va chạm hằng ngày ! Tuy nhiên, nếu ai trong chúng ta cũng biết lấy chánh pháp làm kim chỉ nam cho cuộc sống thì chúng ta sẽ không còn bị thôi thúc bởi những vọng tình khao khát. Nếu chúng ta thấu triệt được luật sanh trụ dị diệt thì tự nhiên những lo âu xao xuyến sẽ bị giải trừ, và những khổ đau phiền não sẽ bị đoạn tận. Thật tình mà nói, đa phần chúng ta hay dong ruổi tìm cầu, nhưng quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa tới. Chúng ta sẽ được gì nếu ta cứ lang thang lẩn thẩn trong quá khứ và tương lai ? Chân lý chính là những giây phút hiện tại, những công việc chúng ta đang làm, chứ không phải quá khứ, cũng không phải tương lai, không phải trong sách vở, cũng không phải lời nói, lại càng không phải bởi nhàn đàm hí luậnĐạo Phật là con đường “sống cao thượng,” chứ không phải là con đường “nói hay ho.” Nếu sống tỉnh thức và thấu biết cội nguồn của bổn tâm và tự tánh, thì dù là tu nhà, vẫn có được cuộc sống an lạc và hạnh phúc như thường. Dù tại gia mà luôn tỉnh giác đây là khổ, vì sao có khổ, làm thế nào để chấm dứt khổ đau phiền não để luôn an trú trong an nhiên tự tại, thì cuộc sống ấy quả là xứng đáng vô cùng. Dù sống tại gia mà không tranh chấp, không gây gỗ hay ganh ghét thù hận, thì cuộc sống ấy là gì nếu không là đáng sống ? Dù tại gia mà không cam tâm làm nô lệ cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng… thì cuộc sống ấy là gì nếu không là giải thoát ? Tại gia mà luôn đượm nhuần từ bi hỉ xảbác ái vị tha, ôn nhu hòa nhã, khiêm cung từ tốn, thì cuộc sống đó có khác chi một vị Bồ Tát tự nguyện nhập thế ? Tại gia mà luôn tỉnh giác rằng các pháp hữu vi luôn biến đổi, sanh già bịnh chết là đương nhiên, khổ đau phiền não là những tất yếu của thế giantham dục và chấp trước chỉ tạo thêm vướng mắcvân vân và vân vân, thì chắc chắn con người tại gia ấy sẽ đủ luôn tỉnh giác để đem những giáo lý tuyệt vời của nhà Phật vào cuộc sống hằng ngàyCuộc đời của con người nầy là gì nếu không là vươn lên hướng thượng ? Người tại gia mà dám gan dạ nhìn thẳng vào lẽ thực của nội tâm và ngoại cảnh để thấy rằng mọi trạng huống trên đời nầy đều tạm bợ vô thường do bởi duyên hợp duyên tan, từ đó dám cởi bỏ mọi quyền uy danh vọng huyễn giả và phát tâm tu thiệt, con người đó dù chưa đoạn tận luân hồi sanh tử, cũng đã cởi bỏ được nhiều lắm những hệ lụy của khổ đau phiền não, và cuộc sống cuộc tu cũng đã an lạctỉnh thức và hạnh phúc lắm rồi vậy! Tu nhà mà dám can đảm dứt bỏ tánh tham lambỏn xẻn, keo kiết; mỗi khi có lỗi lầm, dám chấp nhận sai trái và tìm cách sửa sai; mỗi khi lòng sân hận trổi dậy liền biết và cương quyết từ bỏ; những lúc tánh ganh tỵ, hoặc tâm ngã mạn cống cao không muốn thấy ai hơn mình trổi dậy, liền biết mà thẳng thắn diệt tận; những khi nhuốm mở lời dối trá độc địa, nói lưỡi hai chiều, bèn tự biết hổ thẹn mà đoạn tận ngay, vân vâncon người đó đúng là một người con Phật gương mẫu. Trong Kinh Di GiáoĐức Phật đã dạy tứ chúng qua những bài di huấn trước khi Ngài nhập diệt rằng: “Nếu chiếc áo cà sa mà làm nên được thầy tu thì ai trên thế gian nầy cũng có thể làm thầy tu được. Nếu chiếc áo cà sa mà có oai lực mặc khải cho một người diệt trừ được tham lamganh tỵbỏn xẻnsân hậnsi mêác tâmtà kiếnngã mạncống caodâm dật, sát, đạo, vọng ngôn vạy ngữ, vân vân, thì có lẽ thế gian giờ nầy không còn bóng dáng của loài ma. Vì lẽ đó Như Lai không bao giờ mặc nhiên chấp nhận những ai mặc áo cà sa là sa môn. Một vị sa môn đúng nghĩa, theo Phật, không nhứt thiết phải là một người đã đoạn tận tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Tuy nhiên, mỗi khi có tham, sân, si trỗi dậy phải biết chúng là xấu xa đê tiện, chúng là nguyên nhân của khổ đau phiền não, từ đó phải gắng sức mà đoạn tận.” Những người con tại gia tu nhà của Phật đã thấy chưa ý của Ngài ? Dù tăng hay dù tục, dù tu nhà hay tu chùa, một khi đã quyết chí tu theo Phật là phải tự trắc nghiệm lấy tự thân, phải luôn cảnh giác để thấy cho được mình đang muốn gì và mình đang làm gì. Dù tu chùa hay tu nhà, người con Phật không bao giờ lãng xao lời Phật dạy: “Thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh.” Chính vì thế mà Phật luôn nhắn nhủ tứ chúng trong Kinh Hoa Nghiêm rằng: “Quên mất cái tâm cầu đạo hóa chúng mà tu hành các thiện pháp, đều là tu theo ma đạo.”

Trong thời Phật còn tại thế, Ngài đã từng khuyến tấn hàng đệ tử tại gia nên tiếp tục mưu sinh, nhưng mưu sinh bằng những phương thức lương hảo, dùng tiền kiếm được lo cho gia đình đầy đủ, còn thì giúp đở những kẻ cùng khổ và hộ trì Tam Bảo. Người tu nhà luôn nhớ bên cạnh hạnh nguyện hướng thượngchúng ta còn những bổn phận phải lo của một người tại giaTrong thời Phật còn tại thế, Ngài đã từng nói: “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế.” Như vậy chỉ tự mình lo tu mà thờ ơ bổn phận với gia đình, không phụng dưỡng cha mẹkhông giáo dục con cái, không thương yêu bảo bọc vợ chồng, không giúp đở bà con thân thuộccon người ấy không phải tu theo Phật.

Nếu chưa đủ cơ duyên để xuất gia nên vẫn phải tu nhà thì người Phật tử phải luôn nhớ và phải luôn tâm niệm cương quyết áp dụng những lời Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày, sao cho từ đầu đến chân, từ phong thái đến cách ăn cách nói cũng đều giống Phật. Người con Phật tu nhà, dù chưa có đầy đủ uy đức trang nghiêm để thâu phục và cảm hóa lòng người như Phật, thì ít ra cũng nêu được những gương hạnh lành trong cuộc sống hằng ngày. Nên nhớ rằng từ ý nghĩ, lời nói và hành động hằng ngày của ta đều có một tác dụng rất lớn với mọi người trong gia đình. Những lời ái ngôn và những hành động cao thượng, thiện lành sẽ ảnh hưởng sâu đậm vào tiềm thức con trẻ bây giờ, và sau nầy các em sẽ hành xử và sống y như chúng ta đang hành xử và đang sống bây giờ. Một người tu nhà mà biết vâng giữ năm giới căn bản Phật dạy thì ngay trong gia đình ấy sẽ không có sát sanhtrộm cắptà dâmvọng ngữ hay rượu chè, hoặc sì ke ma túy; người tu nhà mà chịu hành trì đúng như lời Phật dạy “cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người” thì trong gia đình người ấy sẽ không có lối sống nhị biên mâu thuẫn. Một người tu nhà mà không cam tâm làm nô lệ cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, thì cả nhà ấy dần dà rồi cũng sẽ không tham, sân, si… Ngoài ra, dù tu chùa hay tu nhà, chúng ta không nên xét lỗi người mà hãy xem xét những sơ xót của chính mình trong cuộc hành xử hằng ngày. Dù phải đương đầu với vô vàn chướng duyên nghịch cảnh, người con Phật lúc nào cũng phải bình tĩnh và kiên tâm, lúc vui cũng như lúc buồn, lúc vinh cũng như lúc nhục, lúc được cũng như lúc thua, lúc sang cũng như lúc hèn… Tất cả những dầu sôi lửa bỏng, những vinh nhụcthăng trầm, thị phi…rồi cũng sẽ qua đi. Phật tử tu nhà nên luôn nhớ rằng chúng ta hãy còn quá nhiều chướng duyên che lấp trí tuệ quang minhchúng ta đang gặp phải nhiều bất lợi hơn các bậc tu chùa, tinh thần chúng ta lúc nào cũng vô vô minh minh, nếu không khéo chúng ta sẽ bị sân hận si mê làm cho mù quáng hơn, từ đó gây phiền chuốc não cho nhiều người khác quanh ta. Dù hãy còn tu nhà nhưng ai cấm chúng ta lấy ân trả oán, ai cấm chúng ta lấy tinh thần từ bi hỉ xả của nhà Phật ra hành xử với những sân hậnganh ghétđố kỵ, hơn thua trên đời nầy ? Người tu nhà phải nên luôn nhớ lời Phật dạy: “không phải tự nhiên mà có những oán thù trên đời nầy, phải nợ nần nhiều đời nhiều kiếp lắm nay mới tao ngộ và vướng víu với nhau bằng những ân nghĩa oán thù.” Như vậy y cứ theo lời Phật dạy, lấy ân báo oán còn là một thượng sách trả nghiệp cho chúng sanh trong cõi Ta Bà nầy. Ngoài ra, người tu nhà còn cần phải luôn tỉnh giác về luật thành, trụ, hoại, không của vạn sự vạn vật, người ấy để thấy đời người dù nam hay dù nữ, nào khác chi hoa nở hoa tàn. Hoa nở thì xinh tươi, hoa tàn thì héo úa. Hiểu được như vậy thì chồng vợ thủy chung hơn, vì con người ấy luôn biết rằng cái con người đẹp đẽ xinh tươi hôm nay rồi sẽ phải già phải xấu ngày mai, biết và chấp nhận như vậy mới mong xứng đáng là một người con tại gia của Phật.

Ngoài ra, người Phật tử tu nhà phải luôn tinh tấn tu hành bằng cách thường xuyên đến chùa nghe pháp, nghe rồi phải tìm cách ứng dụng pháp ấy vào cuộc sống hằng ngày sao cho từ lời nói đến việc làm đều hòa dịu và hướng thượng. Người tại gia tu nhà luôn gặp nhiều chướng duyên nghịch cảnh nên chuyện tiến tu không thong dong như người xuất giaTuy nhiên, không thong dong có nghĩa là sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn, như không có nghĩa không làm được. Thói thường người đời chỉ lo vụ lợi, háo danh, háo sắc, háo quyền…, người con Phật chân chánh không bị lôi cuốn vào những cái “háo” nầy. Ngược lại chỉ một bề giảm thiểu dục vọng và hướng về thoát ly sanh tử. Dù tu nhà, nhưng tâm nguyện tu hành không bao giờ thối chuyển, không bao giờ mỏi mệt, dù biết rằng con đường “thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh” chông gai hơn trèo non lặn biển, người tu nhà cũng quyết một lòng không dời đổi. Dù tu nhà, nhưng người con Phật không một phút nào dám khinh xuất dễ ngươi, mỗi khi lầm lỗi là nhứt tâm sám hốitâm nguyện tu hành trước sau như một, chứ không trước siêng năng sau lười biếng, hoặc trước tốt sau xấu, trước thì thực tâm nhưng sau đó bị danh lợi quyền thế chen lấn, dẫu vẫn mang tiếng tu nhưng tâm đã hoàn toàn bị vọng nghiệp chi phối. Người tu nhà phải luôn canh cánh bên lòng lời khuyên nhủ của các bậc cổ đức: “Nhứt niên Phật tại tiền, nhị niên tam niên Phật thăng thiên.” Dầu tu nhà nhưng luôn nhớ rằng Phật vì chúng sanh mọi loài mà thị hiện cứu đời, chúng ta dù chưa làm được như Phật nhưng ít ra, lúc nào cũng lấy hạnh nguyện độ sanh cứu đời của Phật Tổ làm hạnh nguyện của chính mình. Dù hãy còn tại gia, người con Phật chơn thuần luôn quyết tâm không tự mình giải thoát, còn thì sống chết mặc ai. Người tại gia luôn nguyện giúp đời dù phải ngày ngày phải gánh lấy oan gia chướng nghiệp, cũng cương quyết không thối chuyển. Dù hãy còn tại gia, dù ngày ngày vẫn phải đương đầu với bao chướng duyên nghịch cảnh, không ai có thể bắt ép chúng ta chạy theo thường tình thế tục. Một khi đã quyết chí tu hành là phải tu đúng y như Phật, dù có thịt nát xương tan, cũng quyết đem cái tâm vô tướng, phát cái nguyện vô tướng, làm cái hạnh vô tướng… chứ không vì bất cứ thứ gí khác. Làm được như vậy mới xứng đáng là một người con Phật. Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ rằng đừng vì ngã mạn mà vọng tưởng rằng nay ta đã biết tu rồi là ta đã cao thượng hơn thiên hạ, ta ăn chay là ta đã hay, còn người ăn mặn là người dở, vân vân. Làm như vậy chẳng những ta không tu, mà theo Phật đó là một cách hủy báng chánh pháp tàn độc nhứt, vì bất cứ ai sống gần với hạng người nầy đều sẽ ghét cay ghét đắng đạo Phật. Người con Phật tu nhà phải luôn vô cùng cẩn trọng vậy !

Tóm lại, người Phật tử nếu chưa đủ cơ duyên xuất gia thì tu nhà vẫn tốt, miễn sao phải luôn canh cánh bên lòng rằng tất cả mọi sự mọi việc trên đời nầy đều từ con người, đều do con người và đều vì con người. Thấy biết như vậy để không ỷ lại vào ai, hay lệ thuộc hoặc cam tâm làm nô lệ cho bất cứ một thế lực ngoại lai nào. Thấy biết như vậy để luôn cố dụng công áp dụng Phật pháp vào cuộc sống hằng ngày sao cho cuộc sống luôn được thăng hoa hướng thượng. Người tu nhà ngoài chuyện cố gắng vâng giữ và hành trì ít nhất là ngũ giới căn bản, còn phải tinh tấn tận diệt tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, cũng như luôn phát triển những hạnh lành từ từ bi hỉ xả, nhu hòa nhẫn nhục, đến khiêm cung từ tốn, bác ái vị tha. Dù biết rằng mục tiêu tối hậu của người con Phật là giải thóa tmọi hệ lụy của khổ đau phiền não, cũng như giải thoát khỏi sự lăn trôi trong tam đồ lục đạoTuy nhiên, nếu chưa đủ cơ duyên xuất gia tu giải thoát, không lẽ chúng ta lại không tu ? Không lẽ vì chưa đủ cơ duyên xuất gia rồi chúng ta lại tiếp tục cam tâm làm nô lệ cho tham, sân, si… để rồi hết đời nầy đến kiếp khác cũng lại khổ đau phiền não không dứt ? Thời gian trôi nhanh như thoi đưa, nó đi đi mãi không chờ đợi ai, trong khi gió vô thường vẫn thổi, mưa hoại diệt vẫn rơi, phút chốcmà chúng ta đã trưởng thành, rồi tráng niên, rồi già, rồi chết. Nếu chúng ta không cố gắng tu ngay từ bây giờ, dù chỉ tu nhà, chúng ta sẽ không còn cơ hội nào khác nữa đâu hỡi những người con Phật !!!

432. CHUYỂN HÓA RỒI SẼ THẤY

Hơn hai mươi sáu thế kỷ về trước, Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng nhắc nhở tứ chúng hãy tự mình chuyển hóa rồi sẽ thấy. Thế gian đa dạng, chúng sanh đa loại, thế sự đa đoan, không mong gì ai cũng theo ý mình, không mong gì ai cũng chuyển hóa. Chính vì thế nên trong Luận Bảo Vương Tam MuộiĐức Phật đã dạy rằng: “Lấy bệnh khổ làm thuốc thần, lấy hoạn nạn làm giải thoát, lấy khúc mắc làm thú vị, lấy ma chướng làm bạn đạo, lấy khó khăn làm thích thú, lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đở, lấy người chống đối làm nơi ngao du, coi thi ân như đôi dép bỏ, lấy sự xả bỏ làm vinh hoa, nhìn oan ức như cửa ngỏ đạo hạnh.”

Đức Thế Tôn đã nhìn thấy rõ tâm tánh của chúng sanh trong phàm tình thế tục, thế nên Ngài mới khuyến tấn các đệ tử của Ngài nên lấy sự tự chuyển hóa làm kim chỉ nam trong vấn đề tu tậpThế gian đa sự, trở ngại thì nhiều thông suốt thì ít, nên Phật dạy rõ ràng hễ chấp nhận trở ngại thì lại được thông suốt. Ngược lại, hễ cầu mong thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Nếu người con Phật chịu bình tâm suy gẫm những gì xãy đến với mình đều có nhơn duyên của nó, chứ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Hiểu được như vậy, chúng ta sẽ thấy ngay rằng, bịnh khổhoạn nạn, khúc mắc, chướng ngại, khó khăn. Kẻ tệ bạc, người chống đối, sự oan ức… không tự nhiên mà đến. Chúng ta đã từng gieo nhân tạo duyên cho những thứ nầy trong quá khứ, hoặc trong đời quá khứ. Đã gieo nhân tạo duyên, không cớ gì mà quả không trổ. Vậy thì cho dù chúng ta có mong cầu hay nguyện cầu thế mấy cũng chỉ phí mất thì giờ và gây loạn động thân tâm thêm thôi, vì quả rồi sẽ trổ. Chính vì vậy mà Đức Từ Phụ đã từng khẳng định với tứ chúng rằng chỉ có sự “tự chuyển hóa” là con đường gần nhứt giúp ta trả quả giải nghiệp để ung dung tự tại đi vào nẻo Bồ Đề.

Chúng ta ai lại không biết “bịnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất.” Thế nhưng miệng nầy vẫn nhập những thứ gây ra bệnh hoạn, vẫn uống những chất cay độc; và miệng nầy vẫn không ngừng nghỉ cho ra những thứ gây ra họa hoạn, vẫn ngày ngày nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời độc ác đâm thọc… Chúng ta đã từ vô thỉ gây tội, tạo nghiệp do bởi tham, sân, si phát sanh từ thân, miệng, ý. Nay muốn “tự chuyển hóa” để hóa giải nghiệp chướng không phải là chuyện của một ngày một bữa, không phải chỉ tụng kinhniệm Phật hay ngồi thiền dăm ba cử mà đoạn trừ được nhứt thiết chướng duyên phiền não. Lại càng không cầu lạy Phật Tổ để Ngài ban cho mình đừng bệnh khổ, hay hoạn nạn. Người Phật tử chơn thuần phải tích cực chấm dứt nhập khẩu (cho vào miệng) những chất có thể gây ra bịnh khổ, cũng như chấm dứt xuất khẩu (nói ra) những lời có thể chuốc họa vào thân.

Hãy nhìn xem trên mặt địa cầu nầy, xen lẫn từ bình nguyên, đến núi non, biển cả, sông ngòi, ghềnh thác… có nơi nào bằng phẳng và không trở ngại đâu ? Thế mà khi tu đạo chúng ta lại mong cầu cho không bị chướng ngại. Núi non và biển cả phải trải qua nhiều nguyên đại chuyển biến của địa cầu, chứ không tự nhiên mà có. Đường đời cũng vậy, trở ngại không tự dưng đến. Có thể một kiếp nào đó trong quá khứ, ta đã từng gây tội tạo nghiệp, ta đã gây trở ngại cũng như làm người khác vướng mắc trong cuộc sống cuộc tu của họ, thế nên giờ nầy phải trả. Phải chi chúng ta không có Phật Tổ thì cũng cam, đằng nầy Phật Tổ đã ân cần chỉ dạy tận tường, thế mà chúng ta không chịu phát nguyện lớn, quy mệnh chư Phật mười phương, làm một cuộc cúng dường cao tuyệt, quả là uổng cho một kiếp người. Từ ngày Thích Tôn thành đạo đến nay đã gần hai mươi sáu thế kỷ, thế mà lời dạy ân cần của Ngài vẫn còn vang vọng như mới hôm nào.

Người con Phật phải trả nghiệp bằng cách nào ? Ai trong chúng ta đều cũng phải công nhận rằng chúng ta luôn có khuynh hướng đi xuống, chứ không đi lên. Dù chúng ta có cố gắng giữ gìn giới luật thế mấy, hoặc dù chúng ta cố gắng tu hành thiện pháp thế mấy, thì trong tận cùng của mỗi người chúng ta lửa vẫn âm ỉ cháy ngầm, từ lửa tham, sân, si, đến lửa mạn, nghi, tà kiến, ác kiến… Bên trong lớp vỏ nhân hậu thuần lương, ai trong chúng ta cũng phải đau xót mà công nhận rằng những mầm mống tham lamích kỷ, tật đố, ghét ganh, độc ác… vẫn ngầm cuồng cuộn bên trong. Hãy tự thành thật với chính mình rồi sẽ thấy, càng được người cung kính bao nhiêu, thì chúng ta phải cần nên cẩn trọng bấy nhiêu, vì chúng ta nào có xứng đáng với những tán tụng nầy ? Như vậy con đường “tự chuyển hóa” duy nhứt của người con Phật là con đường tự mình giải tội hóa nghiệp cho mình, con đường tự xem trở ngại như bạn đạo làm cho chí nguyện ta thêm kiên cường trên bước đường tu tập.

Cũng như vậy, oan khiên không tự nhiên mà ập đến với mình. Nếu tiền kiếp mười đời của Ngộ Đạt là Diên Án, không xử oan Triệu Thố thì làm gì một bậc Quốc Sư tiếng tăm lẫy lừng như Ngộ Đạt, lại phải lang thang trả nghiệp trong suốt mấy năm liền ? Người con Phật chơn thuần nên luôn nhớ rằng hễ gieo nhân, tạo duyên là phải lãnh quả, không thể nghĩ bàn. Không cớ gì gieo ớt mà gặt cam hay không gặt gì hết ! Nếu đã gieo ớt, lại tưới nước bón phân (tạo duyên), thì ớt phải nẩy mầm phát triển, và cuối cùng quả ớt phải trổ. Người con Phật phải thấy rõ như vậy để biết rằng nhiều khi mình cho là “oan” nhưng lại chả “oan” tí nào, vì biết đâu rằng đó chỉ là hậu quả tất yếu của tiền nghiệp mà thôi. Thế nên Đức Từ Phụ đã dạy tứ chúng hãy tự chuyển hóa bằng cách ung dung trả nghiệp. Hãy coi oan ức như cửa ngỏ đưa mình vào cung điện của “đạo hạnh.” Cung điện “đạo hạnh” dù không thấy cũng như không ai trong chúng ta có thể sờ mó được bằng thân thể, nhưng không ai trong chúng ta không thể không một lần bước qua nếu muốn trở thành người con Phật chơn thuần. Xin mọi người chúng ta hãy can đảm thêm lên hỡi những người con Phật ! Tiền của vật chất mà thường tình thế tục cho là quý báu, cũng cần cho cuộc sống hằng ngày, nhưng không phải là điều kiện tất yếu. Hãy tự suy gẫm lại mà xem coi tài, sắc, danh, thực, thùy… có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống cuộc tu hôm nay hay không ? Thưa không đâu quý vị ạ ! Báu vật của người biết tu phải là “giới đức và đạo hạnh.” Người biết tu luôn tự tạo cho mình cơ hội tiến tu và phát triển trí tuệ trong mọi tình huống, vì chỉ có trí tuệ mới có khả năng giúp chúng ta soi thấu bản mặt thật của vạn hữu. Chỉ có trí tuệ mới giúp cho chúng ta thấu triệt tánh chất vô thườnghuyễn ảo của ngũ dục trần thế. Chỉ có trí tuệ mới giúp được ta biện biệt thiên viên, chánh tà, chân ngụy, tiểu đại, thiện ác, tốt xấu, thị phi… Chỉ có trí tuệ mới giúp chúng ta không che dấu lỗi mình, cũng như không bươi móc lỗi người. Chỉ có trí tuệ mới giúp cho chúng ta thấy được rằng trên bước đường tu hành khó giữ “sơ tâm” vô cùng, vì sơ tâm cũng giống như một cục “pin” mới, nếu không khéo, chúng ta chỉ biết có xài mà không biết đến việc gìn giữ và nuôi dưỡng cái sơ tâm ấy.

Ngoài raĐức Phật còn dạy những phương cách tự chuyển hóa thù thắng khác nhằm giúp chúng ta tự thanh tịnh và hướng thượng ngay trong đời nầy kiếp nầy. Muốn tự chuyển hóa bản thân bản tâm, người tại gia dù phải đương đầu với vô vàn chướng duyên nghịch cảnhcon đường duy nhất vẫn là “trì giới.” Giới luật của nhà Phật chính là ngọn “hải đăng,” là sao “Bắc Đẩu” giúp chúng ta không lầm đường lạc nẻo trên đường trở về đất Phật. Hành trì giới luật còn giúp chúng ta xa lìa tà nghiệp, giữ thân khỏi phóng túng, giữ tâm không buông lungGiới luật chẳng những giúp ta tiết chế danh, tài, sắc, thực, thùy; mà còn giúp ta giữ gìn chánh niệm để mắt không ngó điều bất chánh, tai không nghe lời tà vạy, miệng không nói lời ác độc, mũi không ham thích mùi thơm, lưỡi không thèm khát vị ngon, thân không ham muốn những xúc chạm êm ái…Người Phật tử chơn thuần luôn tự chuyển hóa bằng cách luôn biết hổ thẹn trước những việc làm sai trái, phải luôn tinh tấn tu hành vì quỷ vô thường lúc nào cũng rình rập lấy mình. Người Phật tử chơn thuần phải luôn nhớ rằng ai trong chúng ta rồi cũng phải ra đi với hai bàn tay không, cuộc đời vô thường nầy sẽ đòi lại tất cả những cái mà chúng ta gọi là “có.” Như vậy rốt rồi chúng ta không “có” cái gì hết ngoại trừ những “nghiệp báo” còn sót lại. Người Phật tử chơn thuần phải luôn thấy rằng tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng… là những con rắn độc, nếu chúng ta chịu đi với chúng thì không chóng cũng chầy, chúng ta sẽ quay lại giết hại chúng ta. Chính vì thế mà Đức Phật đã dạy muốn tự chuyển hóa trước nhất phải tự mình đối trị sự nóng giận. Khi sân giận phát sinh, mình phải biết nó đang phát sinh để tìm cách chận đứng hoặc làm cho nó dịu xuống. Muốn dứt trừ sân giận, con đường tự chuyển hóa thù thắng là phải “nhẫn nhục.” Nhẫn những cái đáng nhẫn và nhẫn luôn những cái không đáng nhẫn. Kỳ thật, chúng sanh bị vô minh che lấp nên chúng ta còn thấy cái đáng nhẫn và cái không đáng nhẫn, chứ với chư Phật, cái “nhẫn” nào cũng nên và cũng đáng như nhau. Nhẫn, nhẫn, nhẫn, oan gia tùng thử tận. Nhẫn là sự tự chuyển hóa nhằm chấm dứt sân giận tuyệt vời nhứt. Người con Phật nên luôn nhớ không chỉ nhẫn nhục trước những nghịch cảnh khó khăn, những khúc mắc ma chướng hay những oan gia trái nghiệp, mà còn phải để ý theo dõi những cám dỗ của thuận cảnh nữa. Phải biết rằng trong các thứ lửa, lửa “sân” là tàn độc nhứt, nó không chỉ thiêu đốt cả rừng công đức, mà nó còn đoạn tận sự tu tập ngàn đời của ta. Hãy cố gắng theo dõi những biến chuyển thật vi tế trong ta để biết và để thấy rằng “tật đố” của người còn dễ thấy dễ nói, chứ “tật đố” của mình thì khó thấy và khó biết vô cùngChúng ta thường hay phản ứng nhất thời và nông nỗi mỗi khi gặp chuyện gì bất toại. Thí dụ như khi gặp trở ngại và bạc đãi là liền giận dỗi bỏ đi, còn khi gặp những thứ mình ái mộ ham thích, thì chúng ta thường hay lưu luyến tríu mến. Khi nghe lời nói vuốt ve nịnh bợ thì chúng ta thích thú và muốn nghe hoài. Ngược lại, chúng ta chán ghét những ai nói lời chân thật khó nghe, chúng ta không bao giờ muốn nghe những điều “trung ngôn” với những lẽ thật phủ phàng. Chính vì thế mà Đức Từ Phụ đã khẳng định với tứ chúng rằng “nhẫn nhục” là một phương pháp “tự chuyển hóa” và “cảm hóa” tuyệt vời nhứt. Hơn nữa người tu theo Phật lúc nào cũng nhớ kim chỉ nam của người tu theo Phật: “cứu khổ ban vui.” Nghĩa là lúc nào người con Phật cũng canh cánh bên lòng cái tâm nguyện đem an lạc và hạnh phúc tới cho kẻ khác. Như vậy mỗi khi sắp sửa sân giận, người con Phật nên một phút lắng lòng xem coi mình là ai, nếu còn thấy mình là con Phật với đầy đủ lòng từ bi, thì thương xót chúng sanh không hết, ai nỡ nào lại sân giận ?

Con đường “tự chuyển hóa” trong đạo Phật không phải là sự đè nén hau dồn nén những cảm thọ, mà là phương pháp tự giúp cho thân tâm phơi bày tất cả những trục trặc hay trở ngại để rồi tìm cách tận diệt chúng. Chẳng hạn như “nhẫn nhục.” Nhẫn nhục không phải là sự đè nén bởi sợ sệt sự cường bạo của kẻ ác cho qua thời qua buổi. Người con Phật vì thấy rõ tai hại của sân hận nên nhẫn nhục, nên không dùng bạo động, thế thôi ! Cũng như vậy, nhún nhường không là một sự hạ mình một cách hèn hạ, mà là tự hạ mình để cùng hòa mình với mọi người. Nhún nhường hay khiêm cung từ tốn là một cách “tự chuyển hóa” tuyệt vời, vì do bởi nhún nhường mà kiêu mạn đoạn tận, do bởi nhún nhường mà ta luôn biết phục thiện, luôn dám can đảm sám hối mọi tội lỗido bởi nhún nhường mà ta luôn thấy ta kém cõi, người hay ho, từ đó ta mới ưa cung kính và cầu học với các bâc trưởng thượng, cũng từ đó ta mới được tha nhân yêu kính. Nhún nhường không phải là sự tâng bốc hay dua nịnh người khác. Nhún nhường làm cho con người trở nên cao thượng, trong khi dua nịnh tâng bốc làm cho con người trở nên hèn hạ và mất hết phẩm giá. Người con Phật luôn giữ cho tâm ngay thẳng, luôn khiêm cung từ tốn, nhưng không tự hạ mình để a dua tâng bốc một ai.

Bên cạnh những pháp môn “tự chuyển hóa” trên, thiểu dục tri túc (ít ham muốn mà thường hay biết đủ) cũng là một phương cách “tự chuyển hóa” tuyệt vờiĐức Phật vẫn thường dạy: “vì ham muốn đua đòi nhiều mà con người phải chịu khổ đau phiền não nhiều.” Như vậy muốn tự chuyển hóa để cuộc đời giảm đi khổ não thì chúng ta phải luôn ít ham muốn mà thường hay biết đủ. Lòng tham của chúng sanh là vô cùng vô tậnham danh, ham tài, ham sắc, ham ăn, ham ngủ nghỉ… Hễ ham muốn được toại nguyện thì cười vui thỏa thích, ví bằng bất toại thì khổ não u sầu. Trên đời nầy đâu có cái gì cho không, thế nên để thỏa mãn sự ham muốnchúng ta phải trang bị đầy đủ tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng… do đó mà ta cứ gây nhân tạo nghịp và hậu quả là phải liên tục lăn trôi trả quả. Người tại gia, nếu chưa diệt dục được như chư Phật và chư Bồ Tát, thì cũng nên thiểu dục tri túc để “tự chuyển hóa” dần dần những nghiệp chướng từ vô thỉ. Phải cố mà ít ham muốn và thường hay biết đủ mới mong giải thoát khỏi mọi hệ lụy của khổ đau piền não và thoát khỏi bể trầm luân. Người con Phật chẳng những luôn thiểu dục tri túc, mà còn phải cố gắng tinh tấn tu trì những lời Phật dạy mới mong “tự chuyển hóa” một phàm nhân thành thánh nhân, một chúng sanh thành PhậtHành thiện không hành ác, không nói suông mà được. Trí tuệ chân thật không đọc sách mà có. Tội lỗi nghiệp chướng không lấy nước rửa mà hết được. Muốn hành thiện không hành ác, muốn có trí tuệ, muốn giải trừ nghiệp chướng… chúng ta phỉ liên tục “tự chuyển hóa,” và chuyển hóa liên tục không ngừng nghỉ, không mỏi mệt, không thối chuyển. Làn được như vậy chúng ta mới mong đoạn trừ hết thảy phiền não để đi đến quả vị vô thượng Niết Bàn. Mong cho ai nấy đều có khả năng vâng giữ lời Phật dạy để “tự chuyển hóa” và cùng giúp nhau chuyển hóa, để một ngày không xa nào đó, pháp giới chúng sanh đồng thành Phật quả. Mong lắm thay !!!

433. NƠI CAO SIÊU TỘT CÙNG CỦA ĐẠO PHẬT

Đạo Phật là đạo thế nào mà một cư sĩ dốt cả chữ lẫn pháp như Huệ Năng lại được Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn trao truyền y bát làm Tổ đời thứ sáu của Thiền Phái Thiếu Lâm ? Đạo Phật là đạo thế nào mà một thầy giáo thọ tinh thông tam tạng kinh điển, có khả năng giảng pháp thao thao bất tuyệt, và đã từng làm giáo thọ sưcho cả ngàn đồ chúng như Đại Sư Thần Tú, lại phải đi về phương Bắc với vẻ chán chường khi biết thầy mình đã trao y bát cho Huệ Năng ? Theo Đức Phật thì đạo Phật không là một cái gì cao xa không nắm bắt được; đạo Phật cũng chẳng là lời nói bí mậtđạo Phật lại càng không phải là thần quyền hay mê tín dị đoanĐạo Phật không viễn vông hay giáo điều. Ngược lại, đạo Phật nhắm thẳng hướng đi thực tiển cho nhân loại. Điểm cao siêu tột cùng của đạo Phật là liễu sanh thoát tử, là giải thoát khỏi sanh, già, bịnh, chết, cũng như vượt thoát mọi hệ lụy của khổ đau phiền nãosan bằng mọi bất công của xã hội để mọi người đều có một cuộc sống tỉnh thứcan lạc và hạnh phúc như nhau.

Trong đạo Phật, khộng ai phải vâng phục ai. Trong đạo Phật Phật, không có ai là Phạm Thiên, hay Sát Đế Lợi (vua chúa), lại cũng chẳng có ai là Phệ Xá (nông, công, thương) hay Thủ Đà La (nô lệ). Theo Phật, chỉ có những chúng sanh bình đẳngĐạo Phật nhìn con người qua phẩm hạnh, đạo đức và trí tuệ, chứ không phải là giàu sang quyền quý. Nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật là ở chỗ con người dám bỏ ác làm lành và tự thanh tịnh hóa chính mình. Nơi đó con người dám noi gương Đức Phật để cải thiện bản thângia đình và xã hội cho được tốt đẹp hơn. Nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật là nơi mà một con người bình thường dám can đảm loại bỏ phàm tánh để trở thành ưu việt, là nơi mà con người dám lội ngược dòng vô minhtham áichấp trước để được sống đời an nhiên tự tại. Thật đúng như vậy, nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật là nơi mà mọi thứ đều được buông bỏbuông bỏ và buông bỏtừ ý nghĩ đến lời nói và hành động. Hãy nhìn tấm gương rạng ngời của Đức Từ Phụ rồi sẽ thấy, càng gần lúc nhập diệt, cuộc sống cuộc tu của Thế Tôn càng đơn giảnđạm bạclời nói của Ngài càng trở nên bình dị khiêm nhường. Với Ngài, vạn pháp ở ngay trong tâm chứ không ở hình tướng bên ngoài. Tu là tự trở về chứ chẳng phải đi đâu, nên Ngài đã quay về với chính mình, phản quang tự kỷ và tận diệt tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng… đến độ cả thân, khẩu, ý đều trong sạch. Ngài đã tận diệt cái “Ngã” từ thô thiển đến vi tếChúng hội của Ngài có nơi nào dưới 1250 vị đâu ? Thế nhưng Ngài luôn tâm niệm như nhứt: giảng kinh nói pháp để hóa độ chúng sanh chứ không phải để thâu thập nhân tài cho giáo đoàn. Ngài đã từ bỏ quần là áo lụa, cao lương mỹ vị, cũng như kẻ hầu người hạ để ăn cơm hẩm, uống nước lạt, mặc áo thô, đi chân đất. Ngài đã từ bỏ cung vàng điện ngọc để một thân một mình vạn lý du. Đi đâu đến đâu Ngài cũng nhìn mọi người bằng ánh mắt từ bi hỉ xả. Đó ! Nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật đơn giản và rõ ràng qua nếp sống tu trì của chính Thế Tôn.

Tuy nhiênbản chất cố hữu của đạo Phật là nói dễ khó làm. Chính vì thế mà đã gần hai ngàn sáu trăm năm nay, bao nhiêu người đã nói được về cái nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật, nhưng chả bao giờ đi tới được như Thế Tôn đã tới năm xưa. Nói hết mê là ngộ, nhưng chừng nào chúng ta mới chịu hết mê để được ngộ đây ? Chỉ một việc nhỏ “hết mê được ngộ” mà chúng ta còn chưa làm được, chứ đừng nói chi đến chuyện thành đạo như Phật Tổ năm xưa. Cái trục trặc chính của chúng ta là chẳng bao giờ mình chịu đoái hoài đến kho báu nhà mình, mà cứ chạy đông chạy tây. Hãy tự thành thật với chính mình xem coi một ngày 24 giờ, 1440 phút, 86.400 giây, chúng ta đã được chúng ta có được mấy giây ngộ và mấy giờ mê ? Thật tình mà nói, chưa chắc gì chúng ta đã có được 6.400 giây ngộ, nghĩa là chưa ngộ được lấy dăm ba phút. Những người con Phật hãy bình tâm suy gẫm lại mà xem. Phật đã là một tấm gương sống quá rõ ràng, thế nhưng chúng ta lại cố tình không chịu thấy. Phật dạy vạn vật vô thường huyễn giả, thế mà chúng ta vẫn cứ nhìn mọi thứ như thường hắng và có thật, từ danh vọngquyền uyđịa vị, đến tiền bạc, xác thân, gia đình…Phật dạy mọi thứ ở đời hợp là chờ tan, thành là chờ hoại, sanh là chờ tử… thế mà chúng ta cứ ngỡ hợp nầy là hợp mãi, thành nầy là vĩnh hằng, sanh nầy là trường sanh bất tử… thì làm sao mà không khổ đây ?

Nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật cho những người tại gia là dám noi gương từ bi hỉ xả của Đức Phật và dám áp dụng những điều nầy vào nếp sống thực tiển hằng ngày. Dám thấy tham, sân, si, mạn. Nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng là những con rắn độc, nên cương quyết chối từ làm nô lệ cho chúng. Nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật không phải là những kinh điển đệ nhứt của giáo lý, cũng không phải là những bài thuyết pháp thâm sâu, mà là hiện thực từ bi hỉ xảbác ái vị tha, khiêm cung từ tốn, bố thí lợi tha, ái ngôn ái ngữ… là khuyến tấn mọi người cùng tích cực yêu thương nhau, giúp đở lẫn nhau trong nếp sống cá nhângia đìnhxã hội, làng nước, để mọi người cùng được an lạc hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại và cùng nhau hành trình về đất Phật. Đồng ý nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật là giải thoát rốt ráo, là Niết Bàn miên viễn, nhưng trong đời sống hiện tạigiáo lý nhà Phật vẫn luôn thực tiển cho tiến trình tốt đạo đẹp đời. Giáo lý ấy vẫn luôn là những chất liệu cần thiết cho một xã hội mẫu mực trong hiện tại. Nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật là tấm gương sống rạng ngời của Đức Từ Phụ; nơi có sự kết hợp hài hòa giữa từ bi và trí tuệ, giữa tri thức và hành động; nơi có đầy đủ đại hùngđại lực và đại từ bi; nơi đó nếp sống của con người luôn hồn nhiên; nơi luôn có sư nhịp nhàng giữa tâm hồn và thể xác. Nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật luôn thiếu vắng những tự phụ kiêu căng và luôn sẳn sàng tiếp nhận hoa thơm cỏ lạ từ bất cứ phương trời nào đưa tới. Nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật không độc tôn dành cho riêng Phật, cũng không độc tôn dành cho riêng những người con Phật. Chính Đức Từ Phụ đã khẳng quyết một giáo lý vô biên cương cho đạo Phật: “Cái gì hợp với lẽ phải đạo đức và chơn lý, cái đó thuộc về đạo Phật.” Vâng ! Nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật là hình ảnh của những lẽ phảichân lý và đạo đức, là những mẫu người lương thiện, là một cuộc sống an lành hạnh phúc. Nơi đó không có sự hành hạ của tam độc (tha, sân. Si) và lục tặc (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp). Nơi đó không có sự say mê, cố chấp, gạt lường, ganh tỵ, giận hờn, đố kỵ… Nơi cao siêu tột cùng của đạo Phật là nơi mà mọi người, từ xuất gia đến tại gia đềunhiếp tâm bố thítrì giới, nhẫn nhục… là nơi mà mọi người đều sống chung yêu thương và giúp đở lẫn nhau, không tranh đua hơn thiệt, cùng hòa hợp tư tưởng. Nơi đó mọi người đều được bình đẳng về nhân phẩm, quyền sống, sự sống… Mọi người luôn tự biết trách nhiệm của mình, chứ không trách trời oán đất, dù trong bất cứ tình huống nào. Nơi tột cùng cao siêu của đạo Phật không phải là nơi hư vô chân không. Ngược lại, nơi đó có đầy đủ thiện ác, duy chỉ một điều khác biệt là chúng sanh trong cõi nước ấy, mỗi khi lầm lỗi liền biết và liền sửa lỗi, và những ai làm thiện đều được mọi người hoan hỷ khuyến tấn, những ai phạm ác thì liền tự biết, tự sám hối và tự sửa chữa. Hãy nhìn lại mà xem hỡi những người con Phật ! Nơi ấy là đây, là cuộc sống trong từng giây phút hiện tại, nơi có đủ đầy sinh, trụ, dị, diệt, nhưng nào có thua chi cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà?

434. BA ĐẠI NGUYỆN CỦA NGƯỜI CON PHẬT

Cuộc đời như một giấc mơ, đúng như vậy. Thân tứ đại nầy từ nương nhờ các duyên và bẩm thọ di thể của cha mẹ mà tạo thành, rồi phát triển, lớn lên, rồi già, bịnh, chết. Tứ đại nương nhau mà thành, rồi tứ đại lại chống trái nhau mà hoại. Sanh, già, bịnh, để rồi trong một sát na là đã hoại diệt, đã qua một đời khác. Đời người nếu đem so với sự bao la vô cùng vô tận của vũ trụ, còn thua một ánh điển chớp, một cánh hoa sớm nở tối tàn, hoặc giả một giọt sương mai trên đầu cỏ, chợt có liền không.

Tuy nhiênmột đời mà biết làm lành lánh dữ và cứu giúp chúng sanh là một đời xứng đáng. Vâng, một đời tu cho tròn ba đại nguyện: làm lành, lánh dữ, cứu giúp chúng sanh là một đời giải thoátĐạo Phật đơn giản và dễ nói như vậy đó. Tuy nhiên, lắm kẻ một đời tự xưng là con Phật, hoặc giả một đời cạo tóc nhuộm áo, vẫn chưa thực hành được ba đại nguyện nầy. Miện nói làm lành lánh dữ, mà ý thì nghĩ dữ, thân thì bạo hành. Miện nói cứu giúp chúng sanh mà tay lại gom góp của chúng sanh làm của riêng cho mình. Làm sao làm lành lánh dữ khi mà hở ra là tụm ba tụm năm để nói toàn những chuyện thị phi của thường tình thế tục ? Làm sao làm lành lánh dữ khi lúc nào miệng nầy cũng oang oát, ong óng ? Chúng ta nào biết rằng những giây phút thị phi, oang oát, ong óng đó chẳng những chính là những nhân đau khổ của địa ngục cho chính mình, mà còn cho những người quanh mình nữa.

Cái trục trặc của chúng ta là chúng ta cứ mãi mê chạy theo phàm tục. Đã chạy theo từ vô lượng kiếp, thế mà vẫn chưa biết kinh vì. Giờ được làm người, mà cứ để cho ngày giờ lặn mất, năm tháng trôi qua. Phật dạy làm lành lánh dữ thì ta lại làm dữ lánh lành. Phật dạy buông bỏ thì ta lại ôm đồm tất cả những gì có thể ôm đồm được. Phật dạy chớ nên hưởng dụng sung túc thì ta lại ra sức dồn chứa và trau tria xác thân hư huyễn nầy. Phật dạy ly dục thì ta lại tham đắm và say mê chẳng dứt. Phật dạy lý sự viên dung thì ta chỉ biết có lý mà không màng đến sự. Chính vì thế mà chúng ta chẳng biết gì đến thúc liễm thân tâm, đi đứng lất khất, nằm ngồi lăng xăng, chẳng biết phép tắc, chứ đừng nói chi đến oai nghi của người con Phật. Phật dạy nên thân cận thiện hữu tri thức thì ta lại thân cận thầy tà bạn ác, thử hỏi làm sao mà thói hư không tăng trưởng và tật xấu không chất chồng ?

Người con Phật chơn thuần phải phát tân làm lành, lánh dữ và cứu giúp chúng sanh, vì đây chính là ba đại nguyện của người con Phật. Theo đúng luật nhân quả của nhà Phật, gây nhân làn ắt gặt quả lành. Làm lành sẽ mang lại kết quả trước mắt là tự thân tâm mình hoan hỷ với một sự an vui toàn vẹn, do đó mà cuộc sống của chúng ta luôn an nhiên tự tại. Hễ nói tới lành là nói tới cái gì trong trắngtinh khiết, không ô trược, không vướng bợn nhơ của trần thế. Nếu trong xã hội nầy ai cũng làm lành thì bất công bị xóa bỏ và mọi người sẹ yêu thương nhau hơn. Chỗ nào có người làm lành, chỗ đó sẽ không có phỉnh phờ giả dối, hay vô lý bất công. Chỗ nào có người làm lành thì chổ đó có đầy đủ từ bi hỉ xảbác ái vị tha, cũng như an lạc thái bình. Ngược lại chổ nào có ngượi làm dữ, thì cỗ đó có tương sát tương tàn, có cá lớn nuốt cá bé, thú lớn ăn thú nhỏ, người ăn thú, cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua. Nơi đó con người sẳn sàng. Dùng đủ mọi phương kế để chèn ép và hãm hại lẫn nhau. Chính vì thế mà ngay từ những ngày đầu khai đạo, Đức Thế Tôn đã khuyên nhủ giáo đoàn của Ngài là phải luôn làm lành lánh dữ. Ngài đã khuyên điều lành dù nhỏ thế mấy cũng nên làm; điều ác dù nhỏ thế mấy cũng phải đoạn trừ. Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Từ Phụ đã căn dặn tứ chúng rằng chỉ có phát đại nguyện làm lành mới có thể bước vào nhà Như Lai được.” Người con Phật làm lành như một tấm gương cho mọi người noi theo để chuyển hóaCon người sanh ra, không ai trẻ mãi, không ai mạnh mãi, không ai sống mãi không chết, cũng không ai vui mãi không khổ… Thật tình mà nói, trong cuộc sống hằng ngày không biết bao nhiêu sự dữ vây quấn lấy chúng ta. Mỗi cái nhấc chân là chúng ta đã gây tội tạo nghiệp, thế mà chúng ta vẫn khinh khỉnh lặn hụp không chút kinh vì. Người con Phật chơn thuần có thấy không ? Chúng ta như những tội phạm không hơn không kém, nay muốn chuyển hóa, muốn đền bù vào tội lỗi mà mình đã gây tạo, không xin mà được, không cầu mà khỏi. Hầu hết các tôn giáo đều khuyến tấn con người phải vừa “vâng phục,” vừa “cầu nguyện ơn trên” để được ban cho ân sủng cứu rỗi. Những người con Phật chơn thuần phải vô cùng cẩn trọng ! Làm gì có “ân đại xá” trên đời nầy ? Ai đã từng chứng minh được là mình được đại xá ? Tất cả chỉ là những cái “bánh vẽ” với mục đích đánh lạc hướng con người đi vào thần quyền mê tín. Tệ hại hơn nữa, có nhiều tôn giáo kích bác sự khuyến tấn “làm lành lánh dữ và thanh tịnh tự tâm của đạo Phật” trên những lập trường mờ ám. Họ cho rằng một con người cả đời làm phước, mà một phút lỡ lầm phạm phải tội lỗi vẫn phải suốt đời sa đọa, nếu không chịu vâng phục. Ngày xưa Đức Khổng Phu Tử có dạy rằng: “Cả đời làm lành, điều lành chưa đủ; một ngày làm ác, điều ác có dư.” Vâng ! Một giây làm ác đã là nhiều, huống là một ngày. Tuy nhiên, nói như vậy Đức Khổng Tử không có ý khuyên chúng ta buông xuôi cho trời đất, rồi không chịu làm lành lánh dữ. Những tôn giáo tin theo thần quyền mê tín đã diễn dịch sai lạc ý nghĩa của Đức Khổng Tử và họ cho rằng nếu cứ đà “làm lành chưa đủ, làm ác có dư” nầy thì còn cách nào hơn là vâng phục thần quyền để được tha tội và cứu rỗi ? Quả là một sự cố ý diễn dịch sai lạc với chủ đích lôi kéo tín đồ. Những người con Phật chơn thuần hãy vô cùng cẩn trọng ! Khi cổ nhân nói “cả đời làm lành, điều lành chưa đủ” là quý ngài muốn khuyến tấn hậu bối chúng ta hãy làm lành, làm lành và làm lành, vì không biết bao nhiêu mới gọi là đủ cho việc “làm lành.” Khi quý ngài nói “một ngày lám ác, điều ác có dư” là quý ngài muốn nhắn nhủ hậu bối chúng ta đừng ỷ mình đã từng làm lành, rồi không chịu kinh vì việc ác. Những người con Phật hãy bình tâm suy gẫm lại mà xem, chúng ta đã từ vô thỉ lặn hụp trong si mê lầm lạc và đã lăn trôi gây tội tạo nghiệp không biết bao nhiêu mà kể cho xiết. Bây giờ muốn chuyển hóa thì trước tiên phải làm lành lánh dữ, nghĩa là phải chấm dứt gây tội tạo nghiệp, không có ngoại lệ, không có thần quyền nào có thể cứu vớt những kẻ gây tội tạo nghiệp không chút kinh vì. Trong các buổi thuyết pháp của Phật lúc Ngài còn tại thếThế Tôn đã khuyên nhủ mọi người rằng khi thân nầy chưa làm lành lánh dữ, thì khoan hẳn đi sâu vào kho tàng kinh điển Phật để bươi móc những “tánh không,” “vô thường,” “khổ,” “vô ngã,” “bất nhị,” “Bát Nhã,” vân vân. Trong kinh A HàmĐức Phật đã nói rõ: “Muốn đi xa phải tập đi gần, muốn lên cao phải bắt đầu từ nơi thấp, muốn cất nhà phải xây nền.” Ý của Phật đã quá rõ ràng rồi còn gì ? Ngài vẫn giảng “tánh không” trong khi đó Ngài lại bảo hễ chưa làm lành lánh dữ thì khoan hẳn học tánh không. Cũng như vậy, chưa đắp nền thì khoan vội xây nhà vì làm như vậy, không chóng thì chầy căn nhà ấy cũng phải sụp đổ. Phật đã ân cần chỉ dạyqúa rõ ràng: mọi sự mọi vật ở đời rồi sẽ tan hoại, chỉ có những hạnh lành là quý báu.

Hơn nữa, làm lành lánh dữ trong đạo Phật còn mang một ý nghĩa thâm thúy dễ thương vô cùngLàm lành lánh dữ là không sát sanh hại vật, là nuôi dưỡng lòng từ bi, là tôn trọng sự công bằng và bình đẳng cho mọi ngườiLàm lành lánh dữ là không gây thù chuốc oán, không đố kỵ ganh ghét, không gây phiền chuốc não cho ai… Làm lành lánh dữ là không trộm cướp, không ỷ mạnh hiếp yếu, không trốn xâu lậu thuế, không lường gạt giựt dọc, không cân non đong thiếu, không mua rẻ bán mắc, không đầu cơ tích trử, không cho vay nặng lãi… Làm lành lánh dữ là không vọng ngữ vạy ngôn, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời đâm thọc, không nói lời thêu dệt và ác độc… Làm lành lánh dữ là không đắm sắc mê hình, không tà dâm tà hạnh, không nghĩ ngợi bất chánh… Làm lành lánh dữ là không dùng những chất cay độc hại thân hại người, vân vân và vân vân.

Người con Phật chơn thuần nếu không muốn tiếp tục đắm mình trong tội lỗi, lăn trôi trong ba nẻo sáu đường, phải trước tiên phát đại nguyện “làm lành lánh dữ.” Đừng hoài công nguyện cầu thần linh tha tội một cách vô ích. Hãy quay về với chính bản thân bản tâm mình mà làm lành lánh dữ rồi sẽ thấy sự lợi lạc của nó. Kỳ thật bản chất con người không phải là hoàn toàn chứa đựng những thứ xấu xa tội lỗi. Đức Thích Tôn Từ Phụ đã không từng khẳng định rằng “Ngài là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành” hay sao ? Nghĩa là cho dù chúng ta có lăn trôi từ vô lượng kiếp, có gây tội tạo nghiệp bao nhiêu, hoặc cho dù chơn tâm chúng ta có bị mây mù vô minh che lấp thế mấy, thì chơn tâm ấy vẫn hiện hữu trong mỗi con người chúng taNgặt vì bị vô minh che lấp nên mầm “lành” khó nẩy. Bây giờ quyết tu theo Phật là quyết chí làm lành lánh dữquyết chí gạn lọc sao cho tâm tánh được thanh sạch, gội rữa hết những lỗi lầm trong quá khứ cũng như hiện tạiđồng thời phải cố gắng phát triển những đức hạnh cao thượng. Chúng ta hơn các loài hữu tình khác ở chỗ có lý trí, có tình cảm, và có bộ óc biết tư duyTuy nhiênchúng ta phải tư duy làm sao cho hợp với lẽ phải và chơn lý thì mới được gọi là chánh tư duyNếu không có chánh tư duy thì biên kiếntà kiếnác kiến và đủ thứ kiến thủ tà ngụy sẽ làm chủ nhân ông tâm nầy và do đó chúng ta phải hứng chịu khổ đau phiền não triền miên.

Muốn làm lành lánh dữ như lời Phật dạy, phải lấy chơn tâm mà suy nghĩ, nói năng cũng như thực hành; và phải vì hạnh nguyện cứu giúp chúng sanh mà làm. Người Phật tử chơn thuần nên luôn cẩn trọng rằng dù việc làm có thiện lành thế mấy, mà không vì mục đích phục vụ chúng sanh, thì tất cả đều là vọng ngụy không nên làm. Nếu ai trong cõi nước nầy cũng đều phát nguyện được ba nguyện lớn trên đây (làm lành, lánh dữ, và phục vụ chúng sanh) thì chúng ta đang tiến lần đến cọng nghiệp tốt đẹp cho toàn cõi Ta Bà. Nói là “nếu” chứ kỳ thật đây là một điều kiện tất yếu vì y như lời Phật dạy: “Rồi đây chúng sanh nào cũng phải làm lành lánh dữ và phục vụ chúng sanhnếu không bây giờ thì cũng vạn triệu kiếp về sau nầy.” Chư Phật và chư Tổ đều phải từng qua con đường nầy, chúng ta há có con đường nào khác sao quý vị ? Người Phật tử chúng ta không chủ quan, hay tự cho rằng giáo lý đạo mình là cao tuyệt. Tuy nhiêncon đường nầy Phật Tổ đã đi qua và Ngài đã đến chỗ hạnh phúcan lạc và tự tại ngay trong cuộc sống cuộc tu của Ngài. Chuyện Phật Tổ đã hơn hai ngàn sáu trăm năm, thế mà gương hạnh làm lành lánh dữ và phục vụ chúng sanh của Ngài vẫn còn rạng ngời như ánh quang minh của mới hôm nào. Tấm gương “văn, tư, tu” của Ngài vẫn còn đó, giáo lý Phật Đà vẫn còn đó, giáo lý ấy chính là giáo lý duy nhứt đưa con người đến giác ngộ và giải thoát.

Người con Phật chơn thuần phải luôn thấy rõ rằng cõi nước mà chúng ta đang sống đây chỉ là một cõi Ta Bà đau khổcon người nói riêng và chúng sanh nói chung, chỉ vui trong đau khổ, chỉ vui trong tạm bợ, vui để chờ buồn. Cuộc đời nầy được nối kết bằng một chuỗi dây xích của vô minhràng buộcchấp thủtham áidục vọngsân hậnngã mạncống caonghi hoặctà kiếnác kiến, sát, đạo, dâm, vọng, tham lam, trộm cướp, tà dâmvọng ngữ, nói lưỡi hai chiều, nói lời đâm thọcđộc ác, khổ đau, phiền não… Con đường duy nhứt để chăt đứt những mắc xích ác nghiệt nầy là làm lành lánh dữ và phục vụ chúng sanh. Một khi ai trong chúng ta cũng làm lành lánh dữ và biết phục vụ chúng sanh thì chúng sanh còn sân hậntham lam, trộm cướp làm chi nữa ? Một khi đã làm lành lánh dữ và phục vụ chúng sanh thì vô ngãbất tịnhvô thường, và u mê phải chào thua, hoặc chúng chỉ còn là những từ ngữ nhạt nhẽo vô nghĩa mà thôi. Lúc đó là gì nếu không là khổ đau đoạn tận ?

Tóm lạilàm lành lánh dữ là y cứ theo lời Phật dạy mà thực hành giáo lý nhân thiên, từ đó thân tâm mới được thanh sạch, đồng thời trí tuệ và lòng từ bi cũng sẽ phát triển. Đây chính là nền tảng căn bản cho đại nguyện phục vụ chúng sanh, để tiến lên hàng Bồ Tát Đạo. Lúc nầy Bồ Táttại gia hay xuất gia, đều cũng phải tiếp tục làm lành lánh dữ, để khỏi sa đọa trở lại trong ba nẻo sáu đường. Bên cạnh đó, người Phật tử lúc nào cũng phải tinh tấn hành trì lục Ba La Mật, từ Bố ThíTrì GiớiNhẫn Nhục, đến Tinh TấnThiền Định và Trí TuệBố thí chính là đức hạnh lợi tha thực tế và cao cả. Trì giới là phương cách diệt trừ phiền não cho mình và cho người thù thắng nhứt. Nhẫn nhục sẽ mang lại an hòa cho pháp giới chúng sanhTinh tấn thiền định sẽ giúp cho chúng sanh phát chân huệ, từ đó không còn chấp trước phân biệt, do đó mọi pháp đến đi trong tịnh lự. Lúc đó chúng ta không còn ái dục, không còn vô minh, không còn đau khổ… Lúc đó, chẳng những tự mình có đủ tiềm năng vượt thoát khỏi căn nhà lửa tam giới, mà mọi người sẽ đồng nắm tay nhau cùng vượt qua cơn giông tố bão bùng để tiến về cõi vô ưuvô sanh và vô diệt.

435. CẢM NIỆM VU LAN

Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ. Vâng, đó là hai đặc điểm căn bản của đạo PhậtTuy nhiên, trong cơn khủng hoảng trầm trọng hiện tại giữa cá nhângia đình và xã hộichúng ta mới thấy rằng đạo Phật đã đóng góp không nhỏ trong việc cải thiện đời sống từ cá nhân, đến gia đình và xã hội. Theo đạo Phật, được sanh ra làm người đã là cơ hội hãn hữu, được sanh ra trong gia đình hiếu hạnh và đạo đức lại càng hãn hữu hơn. Mỗi người Việt Nam chúng ta đều phải thừa nhận rằng chúng ta có đủ hai điều hãn hữu trên: được sanh ra làm người và được làm người Việt Nam với truyền thống hiếu hạnh trong gia tộc gắn bó. Phải thực tình mà nói, dân Việt Nam chúng ta không có nền văn minh vật chất cao tột như văn minh Âu Mỹtuy nhiên, khó có quốc gia nào có thể qua mặt được chúng ta về tình gia tộc, về tình cha mẹ thương con, cũng như về tình con thương yêuhiếu thảo và phụng dưỡng mẹ cha trong lúc tuổi xế chiều như dân tộc Việt Nam chúng ta. Trong mỗi con người Việt Nam chúng ta, tình cha nghĩa mẹ đã trở thành tình cảm thiêng liêngLẽ sống của người Việt Nam từ ngàn xưa vẫn là ân cha, nghĩa mẹ, công thầy. Kịp đến khi đạo Phật được du nhập vào Việt Nam cách nay gần hai ngàn năm, thì dân ta lại có cơ hội thấm nhuần đạo lý và hiếu hạnh cao tuyệt của nhà Phật. Kể từ đó nếp sống của dân ta lúc nào cũng bàng bạc với cả đạo lý dân gian lẫn những pháp âm tuyệt vời của Phật. Bên cạnh những câu ca dao truyền khẩu chúng ta còn có những bài học hiếu hạnh đạo đức tuyệt vời của chư Phật và chư Bồ Tát như:

Mẹ già như chuối ba hương, 
 như xôi nếp một, như đường mía lau.”

Hoặc “Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 Một lòng thờ mẹ kính cha, 
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Hoặc “Nuôi con chẳng quản chi thân
 Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.”

Trong Kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật đã đem sự cao tuyệt của đạo mầu vào lẽ sống thực trong đời sống hằng ngày:

“Ân cha hiền như núi cả, ân mẹ hiền to như bể rộng.
Thế nên phận làm con không gì hơn niềm hiếu thuận đem vật nhỏ mọn nuôi dưỡng cha mẹ trong lúc bóng xế về chiều. “Ở đời lấy gì làm sáng, lấy gì làm tối ? Cha Mẹ hiền còn sống gọi là mặt trời giữa trưa chói sángCha Mẹ hiền khuất bóng gọi là mặt trời đã lặn. Cha Mẹ hiền còn sống gọi là mặt trăng sáng tỏCha Mẹ hiền mất rồi gọi là đêm tối âm u.”

Những người con Phật có thấy không ? Phật là một Bậc trọn lành mà còn thốt lên những lời như vậy, huống là chúng ta ? Dù có hiếu kính cha mẹ thế mấy, lắm khi chạnh lòng xét lại ta vẫn thấy mình hãy còn vô vàn thiếu xót. Ngày xưa Lão Lai bên Tàu, tuy tuổi đã trên bảy mươi và đang là người có quyền thế trong vùng, nhưng vẫn ngày ngày mặc áo hoa hòe sặc sở ra sân múa hát cho cha mẹ được vui lúc tuổi già bóng xế. Lục Tổ Huệ Năng, lúc Ngài chưa xuất gia vì nhà nghèo và cha mất sớm nên ngày ngày đã phải vào rừng kiếm củi về đổi gạo nuôi mẹ. Bồ Tát Mục Kiền Liên, dù tự mình đã tu thành đạo quả, nhưng vẫn chạnh lòng nhớ đến những cực hình của vong mẫu nơi tận cùng địa ngục, nên Ngài đã khẩn thiết xin Phật cùng chư Hiền Thánh Tăng hộ niệm cho vong mẫu thoát được cảnh đọa đày nơi ngạ quỷ. Trong Đọạn Trường Tân Thanh, đại thi hào Nguyễn Du đã đưa lên hình ảnh một Vương Thúy Kiều trọn hiếu trọn đạo, dù biết rằng con đường mình sắp bước vào là “Đoạn Trường,” là phải lưu lạc trong chốn phong trần, nhưng là người con hiếu thảo, Thúy Kiều đã lựa chọn “Đoạn Trường” không đắn đo suy nghĩ, vì chỉ có cơ hội nầy là cơ hội báo hiếu ngàn năm một thuở trong kiếp nhân sinh của mình. Chính Nguyễn Du đã hết lời ca ngợi Kiều với những vầng thơ cao tuyệt như sau: “Như nàng lấy hiếu làm trinh, Bụi nào cho vẩn được mình ấy vay !” Vâng đúng vậy ! Có bụi nào làm vẩn được tấm lòng hiếu thảo cao tuyệt nơi Thúy Kiều ? Trong xã hội ngổn ngang của Viêt Nam hiện tại, đã không thiếu gì những nàng “Kiều” vô danh, nhưng đáng trân quý vô cùng. Những người con Phật xin hãy lắng lòng suy gẫm lời Phật dạy: “Hiếu hạnh vi bách hạnh chi tiên.” Hiếu hạnh đứng đầu trong các hạnh. Đạo lý báo hiếu là một nét đậm hết sức đặc thù trong triết lý nhà Phật. Chính đạo lý nầy chẳng những dạy cho người con Phật về hiếu hạnh với cha mẹ, mà nó còn dạy cho chúng ta về cung cách đối xử, yêu thương và gần gủi tha nhân nhiều hơn. Ngày xưa Đức Khổng Tử đã nói về thâm ân của cha mẹ như thế nầy: “Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân.” Nghĩa là có lên non mới biết non cao, có nuôi con mới biết công của phụ mẫu là cao tột đến dường nào. Những người con Phật chơn thuần cho dù có đang sống trong bất kỳ chế độ nào, hoặc trong bất kỳ nền văn minh nào, nếu không phản quang tự kỷ cho tận tường lối sống hiện tạichắc chắn sẽ có một ngày ân hận vì chợt nhận ra rằng trái tim hiếu tử năm nào của chúng ta đã hoàn toàn khô héo úa tàn. Thật tình mà nói, một khi trái tim yêu thương dành cho cha mẹ đã cạn nguồn xúc cảm yêu thương, thì trái tim ấy sẽ không còn biết xúc cảm yêu thương trong bất cứ tình huống nào. Nếu có chăng chỉ là ngượng ngập giả dối mà thôi.

Đồng ý tu theo Phật là phải đi theo con đường “giải thoát rốt ráo,” con đường nầy sẽ không bao giờ hiển lộ nếu chúng ta không hành trì “giới, định, tuệ.” Tuy nhiên, người con Phật nếu đã không trọn vẹn với đạo đức thế gian, thì khoan hẳn nói đến đạo đức Phật, vì đó chỉ là những câu nói trên đầu môi chót lưỡi, hoặc những ý nghĩ không tưởng mà thôi. Chính vì thế mà trong Kinh Nhẫn Nhục, Đức Từ Phụ đã nhắn nhủ rằng: “Điều thiện cao tột, chẳng gì bằng điều hiếu hạnh. Điều cùng hung cực ác chẳng gì bằng bất hiếu.” Thấy như vậy chúng ta mới biết rằng chữ “hiếu” trong đạo Phật không đơn giảnhoặc giả chỉ là một đạo lý thông thường. Chữ “hiếu” trong đạo Phật chính là pháp “nhập môn” của cả Tăng lẫn tục. Nhà Như Lai sẽ không bao giờ chứa chấp kẻ bất hiếu. Mà thật vậy, thế gian còn không dám chứa chấp kẻ bất hiếu vô nghì, nói chi đến nhà Như Lai ? Người Phật tử, nhứt là người Phật tử Việt Nam, đã hấp thụ những nền đạo lý cao tuyệt của nhân loại, sẽ không bao giờ dám lơ là với “hiếu” đạo, vì “hiếu” đạo không đơn thuần là một ân nghĩa, mà còn là một biển tình, một pháp “nhập môn” của đạo Phật. Không biết yêu thương và nhớ đến công ơn sâu dầy của cha mẹ, thì lòng dạ nào nhớ được đến ân chúng sanh xa xôi diệu vợi ?

Trong thời Như Lai còn tại thế, Ngài đã chứng kiến những cảnh thương yêu cung kính không phải lẽ. Một lần quá duyên khất thực trong một xóm Bà La Môn, có một vị nữ thí chủ nhà nghèo, muốn cúng dường Phật món ngon quý mà cả cha lẫn mẹ của thí chủ đã thèm thuồng bấy lâu nay. Khi thí chủ mang đồ cúng dường tới, Phật bảo thí chủ nên đem về mà cúng dường cho cha mẹ đang trông ngóng ở nhà. Liền theo đó Phật bèn giảng cho tứ chúng rằng: “Cha mẹ hiện tiền như Phật tại thếphụng sự cúng dường cho cha mẹ tức là phụng sự và cúng dường Như Lai không sai khác.” Người con Phật chơn thuần, xin hãy lắng lòng nghe lời Phật dạy, hãy cố mà trả ân báo hiếu ngay bây giờ và ở đây chứ đừng chờ đừng đợi, vì “mẹ già như trái chín cây, gió đưa mẹ rụng biết ngày nào đây.” Vâng ! lời hát ru trong ca dao truyền khẩu Việt Nam thật ngắn, nhưng thắm thía làm sao cái tình cha nghĩa mẹ. Cha mẹ đã một đời hy sinh và mòn mỏi vì con, nay thì thân tứ đại ấy đã già như trái chín cây, bổn phận làm con là phải chăm sóc và phụng dưỡng các người ngay từ bây giờ chứ còn đợi đến chừng nào ? Thế gian nầy đã có bao người đợi và mấy người phải ân hận nuối tiếc vì sự bất hiếu của mình ? Chắc là nhiều nhiều lắm, thế nhưng hình như chúng ta vẫn chưa học được bài học ân hận vì bất hiếu của những người đi trướcchúng ta vẫn ung dung dẫm vào bánh xe đã một lần nghiền nát tâm tư của những kẻ đã từng ân hận vì tội bất hiếu. Những người con Phật chơn thuần quyết không u mê dẫm lại vết xe gãy đổ của những kẻ vô nghì. Người con Phật quyết ngay từ bây giờ nói được với cha mẹ những lời ân cần thăm hỏi khi cha mẹ hãy còn linh mẫn, hãy còn cảm niệm được những lời thương yêu chân thật từ một đứa con có hiếu. Người con Phật chơn thuần ngay từ bây giờ hãy đến dâng cho cha mẹ chén cơm, đôi đủa, tách trà trong lúc các ngài ăn còn biết ngon, uống còn biết ngon. Những người con Phật có hiếu với cha mẹ xin hãy dạy dỗ con cái mình biết kính trên nhường dưới, và bài học nầy phải được thực tập ngay chính nơi các bậc cha mẹ của mình. Xin đừng để cho cháu chắc hổn láo với ông bà mà chính mình phải mang tội. Người con Phật cũng nên luôn nhớ rằng cha mẹ già có khó tính cũng là những biến chuyển tâm lý bình thườngchúng ta rồi cũng sẽ nối gót theo các ngài, mà không chừng đến phiên mình, mình còn khó tính đến năm bảy lần hơn. Đừng để một mai cha mẹ qua đời, chúng ta mới chạnh lòng nhớ lại thì đã quá muộn màng.

Trong Kinh Tâm Địa Quán, Đức Thích Tôn Từ Phụ đã giảng cho tứ chúng về sự nghèo giàu của người tu Phật như sau: “Người trong thế gian ai giàu hơn hết ? Bi mẫu sống còn gọi là giàu có; bi mẫu qua đời gọi là nghèo khổ. Khi còn bi mẫu gọi mặt trời trưa; bi mẫu qua đời gọi mặt trời lặn. Khi còn bi mẫu gọi đêm trăng sáng; bi mẫu qua đời là đêm không trăng.” Vâng ! Còn bi mẫu là giàu, còn bi mẫu như mặt trời trưa, như đêm trăng sáng. Vâng ! Còn bi mẫu là còn tất cả. Phật mà còn nói như vậy, huống là chúng ta ? Những người con Phật chúng ta có ai lại không nhớ và không biết đến câu ca dao rất phổ thông trong dân gian Việt Nam: “Dẫu xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phước cứu cho một người.” Đúng vậy ! Với kẻ sơ mà ta còn nghĩ được như vậy, huống là với những bậc sanh thành và dưỡng dục ta ! Tuy nhiên, trong xã hội văn minh vật chất hôm nay, nơi mà con người phải ra sức lao lực bằng tất cả tim óc của mình để đổi lấy miếng cơm manh áo. Đó là chưa nói đến những kẻ cố tình vong ân bội nghĩa, chỉ ngày ngày dong ruổi theo công danh sự nghiệp, hoặc mê dại đắm đuối theo ái tình danh lợi, không còn thiết chi đến ân thâm phụ mẫu, chứ đừng nói chi đến chúng sanh hay bá gia bá tánh. Đã thế đến khi có lấy được một vài ngày rảnh rổi thì lại bị cuốn hút vào những thú vui hưởng thụ vật dục, đốt mòn tình thương. Người con Phật chơn thuần hãy nghĩ lại mà xem, dù chúng ta đang sống tha hương nơi đất khách quê người, nhưng không ai có quyền bắt buộc mình phải quên đi, bỏ đi truyền thống cao đẹp của người Việt Nam; không ai có quyền bắt chúng ta phải bỏ đi cuộc sống hiếu hạnh ngàn đời đã được truyền lại từ đời nầy sang kiếp nọ. Những người con Phật nên luôn nhớ rằng truyền thống cổ truyền cao đẹp muôn đời của chúng ta vẫn là: “Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên.” Dù mình đang làm ông nầy bà nọ, dù quyền uy tột đỉnh, ai trong chúng ta cũng nên nhìn lại để thấy hình hài nầy, vóc dáng nầy, và ngay cả công danh sự nghiệp nầy do đâu mà có ? Nếu không có những bậc sanh thành ra ta, há ta có được tất đất ngọn rau hay manh quần tấm áo ? Nếu không có những bậc sanh thành ra ta, há chúng ta có được thân nầy để vinh danh với đời ? Chính Đức Phật đã dạy trong các kinh điển của Ngài: “Chánh báo thế nào thì y báo cũng như thế đó.” Nếu đời nầy ngày ngày chỉ biết đấu tranh vì tham ái ngũ dục thì đời kế tiếp rồi cũng sẽ y như vậy. Nếu thế hệ nầy không chú trọng đến luân thường đạo nghĩa, không hiếu kính mẹ cha thì thế hệ sau rồi cũng sẽ y như vậy. Người con Phật chơn thuần phải luôn nhớ rằng chính những thúc bách của vật dục trong xã hội hôm nay đãõ từ từ biến chúng ta thành những kẻ vô hồnChúng ta vô hồn với người sơ kẻ lạ đã đành, đằng nầy chúng ta lại nhẫn tâm vô hồn với những người thân thương nhứt trong đờicha mẹ chúng ta. Hãy gẫm lại đi hỡi những người con Phật ! Làm con theo đạo nghĩa thế gian còn phải luôn luôn nghĩ tưởng và đền đáp công ân sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Làm con phải hiếu theo nghĩa nhà Phật cần phải canh cánh bên lòng một chữ “hiếu” rộng bao lavô cùng vô tận đến với chúng sanh mọi loài. Nói như vậy có vẻ xa vời quá; tuy nhiên, đó là con đường tất yếu mà người con Phật nào cũng phải một lần đi qua, không có ngoại lệ. Làm con dù trong bất cứ tình huống nào cũng phải hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Hơn thế nữa, người hiểu đạo phải khéo léo và tế nhị hướng dẫn cha mẹ đi vào con đường đạo đức chân chánh, để giúp các ngài xa lìa các cội rễ của khổ đau phiền não. Làm chồng mà cố ý ngăn cản không cho vợ báo hiếu, là một trọng tội. Làm vợ mà ngăn cản không cho chồng trả hiếu hay phụng dưỡng mẹ cha, cũng là một trọng tội “bất hiếu.” Phật tử chúng ta nên vô cùng cẩn trọng ! Mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải bằng mọi cách thắp sáng “Ánh Đạo Vàng” của Phật Tổ bằng cách sống thật hiếu hạnh với cha mẹ hiện đời, cũng như tinh chuyên tu hành để hồi hướng công đức đến cửu huyền thất tổ được tiêu trừ khổ nạngiải thoát trầm luân.

Người con Phật chơn thuần lúc nào cũng nên nghĩ rằng trong tương quan trùng trùng duyên khởi từ vô thỉ vẩn đến hôm nay thì pháp giới chúng sanh ai cũng có thể đã từng là cha là mẹ của mình được. Do đó người con Phật lúc nào cũng phát tâm Bồ Đề: thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh. Từ phát tâm Bồ Đề sẽ dẫn đến đủ thứ thiện tâm mang lại sự giải thoát cho ta và cho người trong hiện đời. Chỉ cần công ân cha mẹ hiện đời, chính Phật đã nói dù Ngài có trụ lại suốt kiếp để nói cũng không cùng không cạn. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Từ Phụ đã nhắn nhủ: “Giữa các loài hai chân, chánh giác là tối thắng. Trong các loài con cái, hiếu thuận là tối thắng.” Đức Phật đã mở rộng cho đàn hậu bối một chân trời hiếu hạnh bao la vô cùng. Cho dù ta có hai vai cõng vác mẹ cha đi giáp vòng hòn núi Tu Di trong vô lượng kiếp vẫn không đáp đền được mải mai công ân sâu dầy ấy. Những người con Phật phải luôn nhớ rằng dù vật đổi sao dời, lòng hiếu thảo với cha mẹ không thể nào được phép đổi dời. Tuy nhiênphụng dưỡng mẹ cha bằng vật chất không chưa đủ, chưa gọi là trọn hiếu. Đối với các bậc cha mẹ không có niềm tin nơi Tam Bảo, bổn phận làm con là phải khuyến khích sao cho cha mẹ có tín tâm; đối với các bậc cha mẹ có lòng tham lam bỏn xẻn, bổn phận làm con là phải khuyến tấn cha mẹ rộng lòng bố thí; đối với các bậc cha mẹ ôm lòng tin theo tà kiến ác kiến thì bổn phận làm con là phải khuyến tấn cha mẹ đi vào đường chánh kiến, phải khuyến tấn làm sao không đi ngược lại đạo lý của một người con và không làm tổn hại danh dự của mẹ cha. Hơn thế nữa, người con Phật chúng ta phải luôn tinh chuyên tu hành, làm việc trọn lành, và nguyện y cứ theo chân các Ngài Mục LiênĐịa Tạng mà đi thẳng vào đời dù trong bất cứ tình huống nào. Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, những người con Phật chúng ta hãy tự nguyện với hồn thiêng sông núi, hãy tự hứa với những bậc anh linh chí hiếu, hãy tự hứa với Đức Đại Hiếu Mục Kiền Liêncon người của muôn đời hiếu hạnh, và cũng tự hứa với chính mình là kể từ đây mình quyết chí lấy đạo hiếu làm đầu như lời Phật dạy. Hãy luôn tự nguyện và tự hứa với lòng mình dù duyên kém phước mỏng, sanh ra trong thời không có Phật, nhưng những tấm gương rạng ngời của chư Phật và chư Bồ Tát vẫn còn đây, Phật pháp vẫn còn đây, những vị Tôn Túc chơn Tăng vẫn còn đây, chúng ta phải sống phải tu như thế nào cho dù chưa được giác ngộ giải thoát trong cảnh giới Tây Phương Cực Lạc, thì ngay trong hiện đời nầy chúng ta cũng tròn lắm đầy lắm nhân đạo hiếu nghĩa !!! Người con Phật chơn thuần hãy tự nguyện cố gắng bằng hết khả năng mình yêu đạo, thương đời và luôn học theo hạnh nguyện hạnh đức của chư Phật và chư Bồ Tát, tận dụng từng sát na mình có được để tu trì với chỉ một mục đích duy nhứt: thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanhTuy nhiên, điểm tối quan trọng cho cuộc sống của một chúng sanh “con người” là hễ ân cha mẹ chưa trọn thì đừng nói chi đến ân chúng sanh hay đạo quả giải thoát. Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, mùa “giải đảo huyền,” mùa “xá tội vong nhân,” những người con Phật chúng ta xin hãy cài cho nhau những cánh hoa, dù đỏ hay dù trắng, cùng nhau cầu nguyện không chưa đủ, cùng nhau phụng dưỡng vật chất cho cha mẹ đời nầy cũng chưa đủ; mà mọi người chúng ta hãy cùng khuyến tấn nhau tu hành tinh tấn, và cùng nhau hồi hướng công đức nầy đến pháp giới chúng sanh, để một ngày không xa nào đó không còn một ai mang tiếng bất hiếu, cũng không còn thế giới nào mang tên Ta Bà. Mong lắm thay !

Pages: 1 2 3