ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
TẬP VI
Thiện Phúc
(Tổ Đình Minh Đăng Quang)

380. Lòng Nghi Hoặc Của Chúng Sanh
381. Về Với Đạo
382. Sám Hối
383. Con Đường Độc Đạo
384. Những Cái Dễ Thương Của Đạo Phật
385. Đạo Phật Không Phải Là Một Học Thuyết Suông
386. Người Biết Sống Biết Tu
387. Học Phật Tâm Phật
388. Bồ Tát Sợ Nhân, Phàm Nhân Sợ Quả

 

380. LÒNG NGHI HOẶC CỦA CHÚNG SANH 

Trong các ác pháp, “nghi hoặc” đứng hàng thứ năm (tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng…); tuy nhiên, phải nói cho rõ rằng “nghi” chính là ác pháp quan trọng đưa chúng sanh loanh quanh lẩn quẩn từ hết vướng mắc nầy đến vướng mắc khác. “Nghi” là cái gì mà ghê gớm như vậy? “Nghi” là tư tưởng đến những việc gì mà mình không chắc hoặc không biết. Như vậy “nghi” có nghĩa là buông lung cho tâm nầy ý nầy dong ruổi trong khu rừng vô minh của thường tình thế tục. Đức Thích Tôn Từ Phụ đã khẳng định trong các kinh điển của Ngài là chính “nghi hoặc” đã xiềng xích trói cột chúng sanh trong luân hồi sanh tử, chính “nghi hoặc” đã làm cho chúng sanh đi hết từ vướng mắc nầy đến vướng mắc khác. Chính cái “tâm viên ý mã” của chúng sanh nó bắt chúng sanh hết “nghi” rồi tới “hoặc.” “Nghi hoặc” những chuyện không đâu để rồi vướng mắcân hận và khổ sở. Lắm khi sự việc xãy ra vì muốn được phần mình, hoặc vì muốn chứng tỏ rằng mình ngay mình thẳng, nên tìm cách nầy chước nọ để nghi hoặc và đổ cho người. Thật tình mà nói, làm như vậy chỉ vạch áo cho người xem sự yếu đuối của mình mà thôi. Phật tử phải nên vô cùng cẩn trọng từ sự suy nghĩ, đến lời nói và hành vi của mình. Tất cả những tạo tác của mình, mình có thể che mắt thế gian, chứ làm sao che mắt được ông Phật nơi chính mình. Vậy thì cho dù có kêu la hoặc kêu gọi những “tượng Phật” làm chứng cho mình, không bằng về nhà đóng cửa lại rồi nhờ ông “Phật tự tâm” làm chứng cho mình. Phật tử thuần thành nên luôn cẩn trọng, vì cho dù ruộng phước điền của mình có cò bay thẳng cánh đi nữa, mà một phút “nghi hoặc” dấy lên, có thể đẩy chúng ta thẳng vào một khu rừng vô minh không có lối ra. Hãy suy gẫm câu chuyện người mất búa sau đây để ôn cố tri tân. Chuyện kể có hai anh chàng hàng xóm rất thân tên là Nghi và Oan, nhưng tình thân trở nên xa lạ chỉ vì sự mất búa của chàng Nghi. Thay vì ra công tìm kiếm xem coi búa mình thất lạc ở đâu, chàng tên Nghi lại ngờ cho anh bạn tên Oan đã lấy trộm búa của mình. Từ chỗ phát khởi lòng nghi ngờ ông hàng xóm ăn cắp búa, đi đến chỗ phát sanh ra đủ thứ vọng tưởng. Kể từ sau đó, nhứt cử nhứt động của Oan đều được Nghi nhìn và phán xét dưới nhãn quan của một tên trộm. Nghi chẳng những đã không có cảm tình với Oan, mà còn nhìn Oan như một tên trộm từ cách đi, tướng đứng, lời ăn tiếng nói cũng như hành động. Nhứt cử nhứt động của Oan đều được Nghi xem như là cử động của một tên trộm. Chẳng những thế, Nghi còn đi đồn phao với hàng xóm những tin thất thiệt về Oan. Gặp Oan ở đâu là Nghi trề trề nhún nhún ở đó. Thế rồi bẳng đi một dạo, một hôm tình cờ Nghi tìm được cây búa đã rỉ sét ở trong xó nhà. Nghi vô cùng ân hận vì đã ngờ bậy cho Oan. Từ đó mãi đến về sau, cái nhìn của Nghi đối với Oan cũng hoàn toàn thay đổi. Bấy giờ dưới mắt Nghi, Oan là một anh chàng hiền lương thật thà, là một anh bạn láng giềng dễ thương. Thế mới thấy lời nói của cổ nhân là đúng vô cùng : “Một nghi sanh mười ngờ, một ngờ sanh mười tội.” Nếu anh chàng tên Nghi đừng vội ngờ bậy cho người bạn tên Oan thì đâu đến nỗi sanh đủ thứ vọng tưởng nhún trề, hay phao tin thất thiệt cho tội nghiệp thêm cao dầy.

Chính Đức Thế Tôn đã từng dạy chúng đệ tử rằng : “tâm bình, thế giới bình.” Ngài muốn nhắn nhủ gì với chúng ta, có biết không hỡi những người con Phật? Nhứt thiết duy tâm tạo, tâm làm chủ tất cả. Hễ tâm nầy yêu thương, thì dưới mắt mình, cả thế giới nầy cũng là một thế giới của yêu thương. Hễ tâm nầy dung thứ, thì đi đâu đến đâu ta cũng chỉ thấy toàn những quảng đại bao dung. Hễ tâm nầy không tham, thì dưới mắt ta mọi người đều thanh liêm chánh trực. Hễ ta không cam tâm làm nô lệ cho “nghi hoặc,” thì ở sở, ở chợ, ở chùa, ta đều tin tưởng được mọi người. Đa phần người con Phật chúng ta luôn biết rằng tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng là xấu xa bỉ ổi, đâu có ai muốn đeo mang những thứ ấy vào đời cho thêm khổ. Ngặt nỗi phàm phu khó bỏ, thánh ý khó trì, nên hết ngày dài rồi lại đêm thâu, đi đâu đến đâu chúng ta chỉ mang một bao đầy ác pháp. Hết tham rồi tới sân, hết sân hận lại si mê, hết si mê đến ngã mạn cống cao, hết ngã mạn cống cao đến nghi hoặctà kiếnác kiến, sát, đạo, dâm, vọng… Còn nhớ không những lời Phật dạy hỡi những người con Phật? Đức Từ Phụ đã từng “lấy tâm chính trực làm cửa ngõ đạo hạnh” để tu đạo giải thoátchúng ta há có con đường nào khác? Với Thế Tônoan ức còn không cần phải biện bạch, chứ đừng nói chi đến mang tâm “nghi ngờ’ người khác để chứng tỏ ta đây là người trong trắng. Hãy đi thẳng vào đời với cái tâm “trong sạch” thì không cần phải “biện bạch” hay “thanh minh thanh nga” chi cả. Theo đúng chơn lý của Phật giáo thì ai làm nấy chịu, mắc mớ chi mình lại đi nghi với ngờ cho thêm nặng nghiệp? Như vậy, nếu chúng ta chưa có đủ khả năng độ tha, thì thôi ai làm gì mặc họ. Càng nghi ngờ càng vướng mắc, mà càng vướng mắc chừng nào thì càng khó tu đạo giải thoát chừng ấy. Phật còn không kham hết chúng sanhchúng ta làm sao kham nỗi đây? Thế thì tại sao chúng ta lại cam tâm mang thêm những vướng mắc không cần thiết ấy?

Ngoài ra, người mang tâm “nghi hoặc,” chẳng những nghi người, mà lắm khi còn nghi luôn cả chánh pháp nữa là khác. Những kẻ ấy đi đâu đến đâu cũng chỉ mang một thứ tâm “nghi” để gây não loạn cho người và cho đời, để rồi cuối cùng phải ca bài “Đường Vào Địa Ngục.” Tại sao lại như vậy? Dễ hiểu thôi! Tâm tư tình cảm của những kẻ cam tâm làm nô lệ cho “nghi hoặc” lúc nào cũng dấy động. Đối với chơn lý lại không chịu kính tin, trái lại còn nghi ngờ nữa là khác. Vì lúc nào cũng nghi cũng ngờ, nên đối với thầy hiền bạn tốt không theo, chỉ một bề ôm chân bọn ác tri thứcLắm khi vì “nghi hoặc” mà chính chúng ta cam tâm nhuộm đen toàn bộ tâm ý thanh sạch của chúng ta. Là người con Phật chơn thuần nên luôn cẩn trọng. Hãy suy nghĩ, nói năng và hành xử như Thế Tôn đã suy nghĩ, nói năng và hành xử năm xưa. Hãy tập buông bỏ tất cả. Hãy đến chùa, chung lưng đấu cật với chư tăng ni, ưu bà tắt và ưu bà di cùng nhau tu tập. Hãy làm mà không cố chấp. Người Phật tử chơn chánh không có tịch, không cần phải nhúc nhích. Nếu chúng ta không gian xảo, dối trá, hoặc lừa đảo hết đầu nầy đến đầu nọ, thì không sợ gì ta không được người khác tín nhiệm và tin tưởng. Thấy như vậy để ngay trong những hoàn cảnh ngang trái, cho dù có làm ta đau khổchúng ta cũng nên xả bỏ, chứ không nên mang tâm “nghi hoặc.” Làm bất cứ việc gì cũng đường đường chánh chánh và quang minh chánh trực thì không sợ ai nghi ngờ. Cho dù họ có nghi ngờ, mặc họ, ta không hơi sức đâu đi ôm ấp những thứ rác rưởi ấy cho thêm nặng nghiệp. Nên cố gắng ôn cố tri tân những lời Phật dạy “tâm bình, thế giới bình,” để đi thẳng vào đời xả thân hành đạo, chẳng những không vướng mắc, mà còn không gây não loạn hoặc làm tổn hại một ai. Đạo Phật là đạo của tự thân giác ngộ. Không một ai có khả năng giác ngộ dùm người khác được, ngay cả Phật. Vậy thì chuyện sanh, lão, bệnh, chết, cũng như chuyện nắng mưa giải thoát của người không ăn nhậu gì đến chuyện tu hành giải thoát của mình. Từ vô thỉ vẩn đến hôm nay, chúng ta đã lăn trôi tạo nghiệp, đã “nghi” và đã “hoặc” không biết bao nhiêu lần mà kể. Thân ta ngày hôm nay có thể là con trùng hay con dế trong kiếp kế tiếp nếu chúng ta cứ tiếp tục vọng tưởng với những nghi hoặc. Hôm nay được mang thân người là một cơ hội hản hữu, gặp được Phật pháp, lại càng hản hữu hơn. Nếu không vận công xa lìa khu rừng “Nghi Hoặc” thì quả là uổng cho một kiếp con người. Ví bằng ta cam tâm làm con trùng, con dế, con heo, con bò, con trâu, con ngựa… trong tương lai, để chịu vô lượng khổ, cũng như chịu ăn uống những đồ bất tịnh, ăn ngủ nơi lùm cây bụi cỏ, thì thôi miễn bàn. Còn ngược lại, nếu chúng ta muốn hướng thượng để trước mắt có cuộc sống thảnh thơi an lạc và cuộc tu tự tại giải thoát, xin hãy cố xa lìa khu rừng “Nghi Hoặc” càng sớm càng tốt. Người Phật tử chúng ta phải rán mà thấy cho được như vậy để sớm rán xa lìa khu rừng “nghi hoặc” kia đi. Hỡi những người con Phật! Hãy cố thấy được như vậy để sớm tu tỉnh tự thân cho thành một chúng sanh giác ngộ. Phật đã từng khẳng định với tứ chúng rằng con đường đi đến đời sống thánh thiện và tu hành giải thoát phải là con đường trống vắng sự hiện diện của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Như vậy nếu ta còn “nghi” đầu nầy, “hoặc” đầu nọ thì coi chừng sự vướng mắc của ta hãy còn nhiều lắm. Chừng nào mà chúng ta còn tự cho rằng mình hay mình giỏi, mình ngay thẳng, mình thánh thiện, còn thì những gì tệ hại nhứt là của người, chừng đó chúng ta hãy còn vướng mắc. Hãy bình tâm suy nghĩ lại xem hỡi những người con Phật! Chúng ta đã bao lần sống với từ bi hỉ xảquảng đại bao dung và đã bao lần “nghi hoặc,” hay vạch lá tìm sâu, phê bình nói xấu, hoặc thêu dệt thêm thắt lỗi lầm của người khác, để chứng tỏ ta đây là trong trắng ngay thẳng, vân vân và vân vânChúng ta là con Phật thì tại sao chúng ta lại không nhớ đến những bổn nguyện cao cả của chư Phật: “Nguyện nhận lãnh hết những tội lỗi gây ra bởi vô minh của chúng sanh cho đến khi nhứt thiết chúng sanh đều trọn thành Phật quả.” Còn bổn nguyện nào cao cả hơn bổn nguyện nầy hỡi những người con Phật?

Ngoài ra, một khi khi lạc bước vào khu rừng mang tên “Nghi Hoặc,” thì đạo tâm của chúng ta đương nhiên bị ô uế, con người chúng ta sẽ khó lòng có được những quan niệm khách quan, cũng như khó có thể nhận thức được đâu là chánh đâu là tà, đâu là chơn đâu là vọng, đâu là tiểu đâu là đại, đâu là thiên đâu là viên. Vì sao lại như vậy? Vì một khi đã “nghi” thì ta luôn khư khư chấp vào cái “nghi” của ta, luôn cho rằng ý nghĩ của ta là đúng, nên không còn biết lắng nghe ai nữa, không còn biết phân biệt đâu là chánh để theo, đâu là tà để tránh. Do đó mà ta cứ thẳng một đường đi vào địa ngục hồi nào không hay. Những người con Phật chơn chánh nên luôn cẩn trọng, để khỏi phải đời đời thơ thẩn trong khu rừng “Nghi Hoặc” của thường tình thế tục. Từ “nghi” người dẫn đến “nghi” đời. Từ “nghi” đời dẫn đến “nghi” đạo pháp. Từ “nghi” đạo pháp dẫn đến hủy báng giáo lý cao thượng mà Thế Tôn đã ân cần trao truyền. Hãy mau thức tỉnh hỡi những người con Phật! Mỗi ngày trôi qua là mạng ta giảm dần, như cá cạn nước, chứ nào có chi vui. Hãy mau thức tỉnh để tinh cần tu hành. Lời dạy dỗ của Phật Tổ năm xưa : “Tam giới như nhà lửa” quả là một chơn lý không thể nghĩ bàn. Kỳ thật, đi trong tam giới như đầu đội lửa, mà chúng ta nào hay biết, chỉ một bề cam tâm làm nô lệ cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Những người con Phật phải luôn cẩn trọng trên cả đường đời lẫn đạo. Phải cố thâu nhiếp lục căn sao cho thanh tịnh cả ba nghiệp thân, khẩu và ý. Thân không lộ vẻ “nghi hoặc,” miệng không nói lời “nghi hoặc,” và ý không nghĩ đến những điều nghi hoặc có thể làm não loạn tha nhân. Chẳng những thế, cho dù có bị tha nhân “nghi hoặc,” hay phao vu oan ức, hay chưởi mắng, hủy báng, khủng bố thậm tệ, người con Phật, nếu chưa đi đến chỗ giải thoát rốt ráo được, có thể buồn năm phút rồi thôi, chứ không buồn rũ rượi, buồn man mác, vì buồn như vậy có lợi ích gì cho nắng mưa giải thoát của mình đâu? Sự nhiễu loạn gây ra bởi sự “nghi hoặc” chẳng những làm nhiễu loạn người bị nghi, mà kẻ mang tâm “nghi” người cũng nào có được yên. Tâm địa họ sẽ luôn bị cắn rứt, vì không biết chắc những điều mình nghi có đúng hay không. Thế rồi từ chỗ lương tâm bị cắn rứt, họ đi đến chỗ đời đời hối hận ăn năn vì đã cố ý hay vô tình làm não loạn chúng sanh. Cho dù họ có thành tâm sám hối thì đứng về mặt tâm lý mà nói, lương tâm họ có được an ổn đôi chút, nhưng tội nghiệp mà họ đã gây ra cho người não loạn vẫn còn nguyên đó. Phật tử chơn thuần phải vô cùng cẩn trọng vậy!

Vẫn biết con đường tu tâm dưỡng tánh của người con Phật là thiên nan vạn nantuy nhiên, dù khó thế mấy, những người con Phật vẫn cương quyết đi đến nơi về đến chốn quê hương chân như mà chúng ta dã một lần dại dột xa lìa. Muốn được như vậy, việc trước tiên là chúng ta phải chấm dứt ngay cái tâm “nghi hoặc” của thường tình thế tục ngay từ bây giờ. Hãy lấy “chính tâm” mà suy nghĩ, nói năng và hành xử với thế nhân trong mọi trường hợp, thì tự nhiên khu rừng “vô minh” sẽ phải bị ánh sáng “trí tuệ” tràn lấp. Khi đó đi đâu đến đâu, chúng ta chỉ thấy toàn là những người đáng tin, đáng yêu và đáng giao du. Khi đó, cho dù chúng ta có phải đi về trong cõi Ta Bà nầy đi nữa, thì cõi Ta Bà ấy với ta không còn đáng sợ nữa đâu hỡi những người con Phật!

Tóm lại, những người con Phật luôn mang “từ bi hỉ xả” vào đời, và với tình yêu thương vô bờ vô bến ấy, chúng ta thương yêu tha nhân không hết, chứ nỡ đâu mang tâm “nghi hoặc” và gây phiền chuốc não cho người? Nếu chúng ta không làm cho gương mặt tha nhân thêm rạng rỡ, thì cũng xin đừng gây thêm những nếp hằn đau khổ trên những khuôn mặt đáng thương ấy. Hãy ôn cố tri tân bằng cách nhìn lại cái gương diệt vong của Tào Tháo năm xưa. Vì “đa nghi” mà họ Tào đã bớt bạn thêm thù. Vì đa nghi mà Tào Tháo đã nhẫn tâm giết hết cả nhà Ngũ Bá Xa, người đã đùm bọc Tào Tháo trong cơn khốn khổ nguy nan. Truyện kể thời Tam Quốc, Tào Tháo đang bị Đổng Trác đuổi bắt, nên phải chạy trốn đến trú ngụ tại nhà Ngũ Bá Xa. Bá Xa vì tình thân bạn cũ nên sai gia nhân giết heo và tự mình đi mua rượu về thiết đãi Tào Tháo. Sáng sớm, Tào Tháo nghe gia nhân trong bếp bàn nhau trói nó (heo) lại rồi chọc tiết, lại tưởng là gia nhân của Bá Xa muốn trói mình để giết. Ông bèn xách gươm xuống nhà sau chém hết gia nhân nhà Bá Xa, rồi lặng lẽ bỏ đi. Lúc Tào Tháo đi đến gần phố chợ thì gặp Bá Xa đang trên đường mua rượu về, cười nói vui vẻ. Bấy giờ Tào Tháo mới vỡ lẽ mình đã ngờ oan và giết oan cho gia nhân nhà Bá Xa, nhưng sự thể đã quá muộn. Để ém nhẹm nội vụ, Tào Tháo xông gươm giết luôn Bá Xa. Vì lòng nghi hoặc mà Tào Tháo đã tr• thành một tên cùng hung cực ác. Cũng chính vì “lòng nghi hoặc” mà tên Tào Tháo đã biến thành “Tào Tặc” làm nhơ danh sử sách ngàn thu. Những người con Phật chúng ta phải sống tu với tất cả lòng vị tha bác áiChúng ta chẳng những không ghét bỏ những người đã vì tư lợinhẫn tâm vu oan giá họa cho người, mà còn phát tâm đại bi thương sót cho những chúng sanh “nặng nghiệp” ấy. Chính Đức Thế Tôn đã từng dạy tứ chúng rằng kẻ gây nên lầm lỗi mà biết ăn năn sám hốitội lỗi ấy vẫn còn nhẹ hơn những kẻ ôm tâm “nghi hoặc,” mà vẫn khư khư cho rằng những thiển kiến của mình là đúng. Những người vì bị vô minh che lấp mà gây nên tội tình, thế nhưng biết công phu bái sám, thì những tội tình ấy hãy còn nhẹ hơn những kẻ đứng ngoài lề dèm pha chưởi rủa. “Nghi Hoặc” chính là những đám mây đen vần vũ bầu trời giác ngộ và giải thoát của chúng sanh. Trong giáo lý duyên khởi của đạo Phật, hễ cái nầy có thì cái kia có; cái nầy không có, thì cái kia cũng không. Chúng ta đã có quá nhiều những hệ lụy bắt buộc, nghĩa là những hệ lụy không thể tránh được trong cuộc sống hằng ngày. Không lý gì chúng ta lại gieo thêm hết “nghi hoặc” nầy đến “nghi hoặc” khác cho thêm nặng nghiệp. Hãy cố làm những đứa con có trí huệ của Phật bằng cách luôn hướng về ngọn hải đăng Phật pháp sáng ngời, để không phải mãi lăn trôi lạc bước trong sanh tử luân hồi. Đừng để cho tâm ý tự do dong ruổi trong khu rừng “Nghi Hoặc” nữa. Hãy lắng lòng nghe lời ân cần chỉ dạy năm xưa của Phật Tổ: “Chớ tạo các điều ác, vâng làm các điều lành, giữ tâm ý trong sạch.” Vì biết rằng “Nghi” là một ác pháp và là một cản trở tối quan trọng trong cuộc giác ngộ và giải thoát, nên người Phật tử chơn thuần quyết không “nghi.” Không “nghi” người, không “nghi” đời, và không “nghi” đạo sẽ làm nhẹ bớt rất nhiều những rác rưởi không cần thiết trên đường đi về đất Phật của chúng ta. Nếu trong quá khứ chúng ta đã từng nghe theo thầy tà bạn ác, đã từng dong ruổi trong khu rừng “Nghi Hoặc” làm não loạn tha nhân, xin hãy chí tâm sám hối ngay từ bây giờ, quyết từ nay không vọng tâm “nghi hoặc” một ai trong bất cứ tình huống nào. Ngược lại, luôn phát tâm thương xót và khuyên lơn tha nhân mau sớm xa lìa biển “Nghi” sông “Hoặc” để thân tâm người người cùng được an lạc như nhau. Hãy cố gắng lên hỡi những người con Phật! Ai trong chúng cũng đều có thể làm được điều nầy mà!

381. VỀ VỚI ĐẠO 

Đạo và đời là hai thái cực, tuy rằng không thể thiếu nhau, nhưng luôn mâu thuẫn và đối chọi nhau. Một bên thì có đầy đủ những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, hận thùganh ghétích kỷ, bỏn xẻn… Còn một bên thì muốn vượt thoát ra khỏi tất cả những thứ của thường tình thế tục nầy. Một bên thì tâm thức si mê với con người điên đảo, với những tham vọng và phiền nãonửa tỉnh nửa mênửa thức nửa ngủ. Còn bên kia thì tràn ngập những an lạc và tỉnh thức của cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoát.

Tại sao lại có hiện trạng như vậy? Trong kinh Hoa Nghiêm, Đức Từ Phụ đã dạy: “Tâm sanh nên các pháp sanh. Hễ tâm diệt thì các pháp diệt. Người thể đạt lý nầy, giác tánh như Phật đồng một thể.” Như vậy Đức Thế Tôn đã chỉ dạy quá rõ ràng về sự khác biệt giữa đạo và đời rồi còn gì. Đời thì buông lung cho tâm sinh tất cả tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng, cũng như chôn vùi cuộc đời vào trong biển đời phiền lụy của ngũ dục. Ngược lại, đạo thì thúc liễm thân tâm trong thế giới trang nghiêm thanh tịnh. Đời thì vướng bận bụi nhơ của thị phi hơn thiệt, trong khi đạo thì gạt bỏ hết những danh lợi của thường tình thế tục, chỉ biết một bề chăm lo tu tâm dưỡng tánh, chỉ biết một bề vun bồi phước đức và kết tụ bồ đề quyến thuộc. Đời thì chấp nê từng lời ăn tiếng nói, hơn thua nhau từng cử chỉ hành động, thậm chí có thể chém giết nhau vì những chuyện không đâu. Còn đạo thì ngược lại, không câu nệ chấp nê, mà xả bỏ và dung thứ tất cả, để cùng nhau sống tu an vui hòa nhã. Đời thì quyền cao chức trọng, xe đẹp nhà to, ăn sang mặc đẹp, công hầu khanh tướng. Nhưng đạo thì thanh bần tự tại. Đời là kênh kiệu, bất hòaganh ghét, dèm pha nói xấu nhau, hoặc làm những chuyện ác độc hại nhau. Còn đạo thì khiêm cung từ tốn, nhu hòa nhẫn nhụcthương yêu tha nhân hơn cả bản thân mình. Đời thì tự tung tự tác, không phân biệt thiện ác, chỉ làm theo sở thích, để mặc cho thân tâm nhơ bợn. Đạo thì chỉ làm những điều thiện, không làm những điều ác, và luôn giữ cho thân tâm thanh sạch. Đời thì buông lung tạo nghiệp, để mặc cho sóng đời sanh tử dập vùi, không muốn hoặc không chịu tìm hiểu nghiệp duyên nhân quả, sống cuồng sống vội cho hiện sinh mà quên mất đi nghiệp báo chập chồng ở tương lai. Đời là mong muốn, vui buồn, thương ghét… theo thế sự. Hễ được thì hả hê vui thích, còn bại thì áo não u sầu. Đời là oán thù, ganh tị hiềm khíchác độc gian xảo. Còn đạo thì luôn biết kinh vì nhân quả nghiệp báo, nên luôn biết gạn lọc tham đắm truy cầu, luôn biết sống tri túc trong hiện tại, không quay cuồng trong vui buồn thương ghét, nên dù thành hay dù bại. Người biết sống đạo vẫn luôn an nhiên tự tại, luôn an trú trong chánh niệm, do đó mà cuộc sống cuộc tu trong đạo luôn an lạc hài hòa. Đời là đầy vẫy những bạc đen lừa đảovinh nhục, sang hèn, tàn bạo hung hăng, đam mê cố chấpsát sanh hại vật, tham lam trộm cướp, tà dâm vọng ngữvật chất lợi danh… Còn đạo thì thẳng ngay trong sạchthanh bần lạc đạotừ bi hỉ xả, thương người mến vật, bố thí cúng dườngquang minh chánh trực. Đạo là thương xót nhau như thể anh em một nhà, giúp đở nhau trong tình đồng loại, luôn tha thứ lỗi lầm cho nhau. Sống theo đời là giận hờn không nguôi, là khen mình chê người, là rao lỗi tứ chúng, là đem sân báo sân, đem đánh trả đánh. Còn sống theo đạo là sống một cuộc sống thanh cao, không nô lệ vật chất, không làm hại một ai. Sống theo đạo là sống hòa mình với thiên nhiên vạn vật, không quay cuồng trong đua tranh vật chất, không khoe của đua tài, không tham muốn trái lẽ, không si mê ái dục. Đời là sanh già bịnh chết, là luân hồi sanh tử không ngừng nghỉ. Còn đạo là miên trường giải thoát, là con thuyền Bát Nhã đưa chúng sanh vạn loài đi về cõi vô sanh vô diệt.

Tất cả những trạng huống của cuộc đời nầy đều do vô minh mà nên nỗi. Vì vô minh mà lòng người nghiêng ngữa, không ai chịu thua ai, không ai tin ai, không ai chịu sống hài hòa với ai. Vì vô minh mà ai cũng tưởng mình là trùm thiên hạ, rồi mục hạ vô nhơn. Vì vô minh mà con người buồn hận tức tưởi, lo âu sợ hãi, mỗi ngày một chồng chất khổ đau phiền não. Người biết về với đạo là người đang lần mò tìm đường về chốn giác ngộ bồ đề, luôn biết hướng thượng, luôn biết cố gắng vươn lên để tự tìm cho mình và cho người những lý tưởng sống cao đẹp và quan trọng hơn hết là luôn biết tự cảnh tỉnh lấy mình. Tất cả vạn vật trên đời nầy, hễ hữu hình thì hữu hoại. Nếu lấy tâm phàm phu mà chấp trước những thành, trụ, hoại, không thì vướng phải chướng ngại phiền não là điều tất nhiên. Người hiểu đạo đi thẳng vào đời, an nhiên tự tạikhông chấp không mà cũng không chấp có, chỉ biết một bề lắng nghe Phật Tổ: “Hãy an nhiên tự tại trước mọi hoàn cảnh. Tất cả những pháp môn đều là phương tiệnchấp trước chi cho thêm vướng mắc nặng nghiệp.” Tuy nhiêncon người ta sống trên đời muốn hiểu được đạo không phải là chuyện dễ. Chính vì thế mà Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng khẳng định: “Thân người khó được, Phật pháp khó gặp.” Được thân người thì có mấy ai còn liên tưởng đến đã một thời cũng chính thân nầy đã từng là trâu bò heo ngựa, hoặc giả sâu bọ côn trùng? Thế nên khi được thân người thì đa phần chỉ mong làm sao trau tria cho cuộc sống nầy được sung mãn vật chất, còn thì không nghĩ gì đến nghiệp báo chập chùng nữa. Cảnh đời kỳ thật như bóng phù du chứ có gì đâu chắc thật? Thạch Sùng còn có lúc không có lấy mẻ kho nữa là? Vua Tần Bà Sa La một thời uy quyền khét tiếng, đâu có ngờ được cái ngày chết lạnh trong tù? Kỳ thật cảnh đời lắm nỗi trái ngang, xum vầy để chờ ly tán, vinh để chờ nhục, giàu sang phú quý để chờ nghèo khó hèn hạ, no chờ đói, đẹp chờ xấu, trẻ chờ già, nhà cao cửa rộng chờ tứ cố vô thân, vân vân và vân vân. Trên đời nầy tre nào muốn khóc măng, cha già nào muốn khóc con trẻ, trong cuộc xum vầy nào ai muốn biệt ly??? Ai cũng muốn xum vầy mãi, vinh mãi, giàu sang phú quý mãi, khỏe mãi, đẹp mãi, trẻ mãi, nhà cao cử rộng mãi, chứ nào ai muốn ly tán, nhục nhằn, nghèo khó, bệnh tật, già nua, chết chóc đâu? Nhưng sự đời là vậy. Hễ còn trong ba nẻo sáu đường là vẫn còn phải chịu sự chi phối của luật VÔ THƯỜNG, vẫn phải vui buồn thương ghét, vẫn tham,sân, si, mạn, nghi, tà kiến… vẫn phải đố kỵ ganh ghétbỏn xẻn, nhỏ nhen, chấp trước… vẫn phải tham đắm truy cầu, vân vân và vân vânCon đường duy nhất để thóat ra khỏi những trạng huống nầy là phải về ngay với “ĐẠO.” Về với đạo là về với chân lý, là chối bỏ cuộc sống mê mờ chấp trước, chối bỏ tất cả những tham đắm truy cầu của thường tình thế tục, là gột rữa tất cả những tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến. Về với đạo là tự tìm cho mình, cho người và cho đời một cuộc sống hạnh phúc và cuộc tu giải thoát. Nghĩa là tìm về với cuộc sống vị tha bác ái, cuộc sống được xây dựng trên tình thương yêu bao la rộng lớn của chư Phật, tình yêu của cảm thông và chia xẻ, cũng như tha thứ bao dung, hầu góp phần làm vơi đi những khổ đau nhục nhằn của chúng sanh trong cõi Ta Bà nầy. Về với đạo là về với nguồn suối Cam Lồ của từ bi hỉ xả, của ái ngữ lợi hành, của vị tha quảng đại. Người biết quay về với đạo là những cánh sen vươn lên từ trong bùn lầy hôi tanh mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Về với đạo là lập nguyện quyết tâm chấm dứt tất cả những ý tưởnglời nói hoặc hành động nào có phương hại, hoặc không có lợi cho người khác. Về với đạo là tự mình làm chủ lấy mình, là chối bỏ tất cả những thống trị của các thế lực từ bên ngoài. Ngược lại, về với đạo là tự quay ngay trở về với chính mình, với tất cả tin tưởng mãnh liệt rằng khả năng của con người, nếu chịu y nương theo những lời dạy dỗ của Thế Tôn, cũng sẽ thành Phật như Thế Tôn vậy. Về với đạo là tự mình chấm dứt khổ đau phiền não bằng những nỗ lực của chính mình. Về với đạo là quyết đem cả thân lẫn tâm cúng dường lên ngôi Tam Bảo, quyết dụng công làm tất cả những việc thiện lành, tránh xa những việc xấu ác, thanh lọc tâm ý cho trong sạch một cách liên tục và không mệt mỏikhông thối chuyển. Về với đạo là về với cuộc sống cuộc tu bình thường, nhưng thiếu vắng tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Ngoài ra, về với đạo còn là chối bỏ tất cả những niềm tin mù quáng, huyền hoặc và vô căn cứCon người biết về với đạo vẫn ăn, uống, ngủ, nghỉ, vẫn làm việc và mưu sinh, nhưng người ấy làm tất cả những thứ nầy trong tỉnh thức và chánh niệmCon người ấy vẫn làm những việc mà người đời làm, nhưng biết hộ trì lục căn nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý sao cho sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp không tự tung tự tác. Người biết về với đạo làm bất cứ việc gì cũng làm với tất cả lòng hoan hỉ và yêu thương chân thật. Về với đạo là mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, mũi vẫn ngữi, lưỡi vẫn biết vị… nhưng tâm ý người ấy không hề chạy theo những sắc, thinh, hương, vị… từ bên ngoài. Người biết về với đạo, dù chưa là “Nhất bát thiên gia phạn, cô thân vạn lý du. Kỳ vị sinh tử sự. Thuyết pháp độ xuân thu,” nhưng cũng đã tự nguyện chuyển hóa cả thân lẫn tâm hướng về con đường giác ngộ và giải thoátCon người ấy quyết phen nầy cố vượt thoát ra khỏi sự chi phối của luân hồi sanh tử, quyết phen nầy không dễ duôi để mặc, hoặc dung túng cho những thói hư tật xấu tự do dày xéo thân tâm nầy nữa. Con người ấy vẫn sống vẫn tu một cách bình thường, nhưng sống mà không có khát vọng khoái lạc, tu mà không có khát vọng chứng đắc.

Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới với những tiến bộ vượt bực về mọi mặt, những tín điều cứng nhắt và mù quáng chắc chắn phải sụp đổ, những áp chế về tín ngưỡng rồi sẽ phải suy tàn, để nhường chỗ cho trí tuệ và tình thương chân thật. Khoa học càng tiến bộ bao nhiêu thì những giáo lý và hình ảnh của Đức Phật càng rạng rỡ bấy nhiêu. Xã hội càng tiến đến bến bờ vực thẳm của bất an, băng hoại và tăm tối, thì những ngọn hải đăng Từ Bi Hỉ XảBát Chánh ĐạoTứ Nhiếp Pháp, Lục Hòa… của nhà Phật càng trở nên vô cùng cần thiết bấy nhiêu. Những người con Phật chơn thuần hãy quay trở về với đạo ngay từ bây giờ, chứ đừng chờ đừng đợi. Mưa vô thường vẫn rơi, gió vô thường vẫn thổi. Thời gian cứ trôi và trôi mãi, chứ có chờ có đợi ai đâu? Chúng ta đã vụn tu quá nhiều kiếp nên đến giờ nầy vẫn còn lăn trôi, có phải đúng như vậy không hỡi những người con Phật? Xin đừng lãng phí bất cứ giờ phút nào mình có được nữa hỡi những người con Phật! Hãy quay về với đạo, quay về sống tu theo nếp sống tu của Phật Tổ năm xưa. Mong lắm một ngày không xa nào đó, không còn cảnh người hiếp người. Lúc đó, chẳng những xã hội nầy không còn cảnh khốn cùng về mặt vật chất, mà tâm linh của con người cũng sẽ được thực sự giải phóng. Mong lắm ngày nào đó nhứt thiết chúng sanh sẽ cùng nắm tay chư Phật thong dong đi về cõi vô ưu.

382. SÁM HỐI 

Chúng sanh do bởi vô minh nên cứ lăn trôi tạo nghiệp, để rồi cứ mãi luân hồi sanh tử. Hết thân nầy đến lốt nọ, hết làm người đến làm thú, hết làm thú đến làm ngạ quỷ, hết ngạ quỷ đến địa ngụcvân vân và vân vân. Ví bằng ở đời mà biết tu nhơn tích đức, thì có được cơ may trở lại làm người hoặc làm trời. Tuy nhiên, dù làm người hay làm trời, chúng ta vẫn phải hết ngày dài rồi lại đêm thâu, dong ruổi đó đây mưu sinh để tự lo cho thân mình hoặc lo cho gia đình mình, rồi để lại của cải, phước báu và công đức, rồi già, rồi chết, rồi sanh lại làm một con gì đó, rồi lại cũng già cũng chết. Có khi nào chúng ta tự hỏi chính nơi chúng ta : “Nếu cứ mãi sanh, già, bịnh, chết như thế nầy thì quả là trục trặc vô cùng hay không?” Có khi nào chúng ta chợt tỉnh để nhận chân ra rằng sở dĩ chúng ta cứ mãi loanh quanh lẩn quẩn trong vòng sanh già bịnh chết kia cũng tại vì những đam mê ô trược của cuộc đời nầy đã trói chặt chúng ta hay không? Kỳ thật những ô trược, khổ đau và phiền não của thường tình thế tục chỉ là những huyễn giả, chúng huyễn giả hơn cả những giọt nước mưa xuyên qua ánh mặt trời, hoặc những vầng mây tụ tán. Thế nhưng chúng lại có một khả năng không thể tưởng tượng được: xô đẩy chúng sanh lăn trôi trong tam đồ lục đạo.

Nếu không có Đức Phậtvị đạo sư đã đốt lên ngọn đuốc sáng, soi đường cho vạn thế về sau nầy, thiết tưởng giờ nầy sự lựa chọn duy nhất của chúng sanh vẫn là mê đồ tăm tối. Tuy nhiên, ngọn đuốc ấy chỉ có giá trị khi nào những kẻ lạc đường trong đêm tối muốn được thoát ra. Ví bằng chúng ta cam tâm làm kiếp lăn trôi, thì còn gì nữa để mà bàn với luận. Đạo Phật là con đường sáng dắt người ra khỏi chốn tối tăm mù mịt, nó khiến người mê chợt tỉnh, kẻ ám độn vô minh chợt bừng sáng. Chuyện đạo Phật có khả năng đưa chúng sanh về cõi giác ngộ bồ đề là không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, việc trước tiên là chúng sanh phải thành khẩn nhận chân ra rằng chúng ta là những kẻ đang lăn trôi với vẫy đầy tội lỗi, chứ đừng như những kẻ say rượu, biết mình say, nhưng chẳng bao giờ chấp nhận mình say cả. Hỡi những kẻ say rượu, hãy can đảm nhận là mình đang say rượu! Hỡi những chúng sanh đang lăn trôi với vẫy đầy tội lỗi, hãy can đảm mà nhận rằng mình đang lăn trôi tạo nghiệp! Chỉ có như vậy chúng ta mới có cơ hội thật sự tu tâm dưỡng tánh mà lần bước về nẻo giác ngộ bồ đề. Có như vậy chúng ta mới chấm dứt được những tin tưởng quàng xiên để bước chân lên đường chánh tín. Có như vậy chúng ta mới có cơ hội thấy được từ vô thỉ chúng ta đã chập chồng tạo tội, nên bây giờ và mãi mãi về sau nầy nguyền quyết sám hối ăn năn chừa bỏ ác nghiệp, chỉ một bề hành trì thiện nghiệp và thanh lọc sao cho thân, khẩu, ý luôn thanh sạch. Hãy bình tâm suy gẫm lại mà xem, từ vô thỉ vẩn đến hôm nay, thân nầy tâm nầy đã sát và đã hại không biết bao nhiêu sanh linh mà kể. Chưa nói đến sát sanh hại vật để trưởng dưỡng thân nầy. Chỉ cái nhấc chân, hạ cẳng bước đi thôi là ta đã dẫm đạp lên vạn triệu chúng sanh nhỏ bé lạc loài. Vì tưởng rằng thân nầy là có thật là trường tồn, nên hết ngày dài rồi lại đến đêm thâu, ta đi khắp năm châu, gom góp hết tài nầy đến vật nọ, trưởng dưỡng lòng tham vốn dĩ đã cao chất ngất và không có đáy của chúng sanh, để chỉ đem về lo trau tria cho thân nầy. Tham luyến hết tài vật đến hương sắc, để rồi chẳng những tự gây phiền chuốc não cho mình, mà còn gây phiền chuốc não cho người nữa. Lại nữa, bấy lâu nay đã cạnh kề thầy tà bạn ác, nên sân si có thừa, kiêu căng ngạo mạn có dư, tà kiến biên kiến không ai bằng. Từ đó mà thay vì tin tưởng lời chỉ giáo của mười phương ba đời chư Phật, chúng ta lại buông lòng tự thị, để mặc cho tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng khống chế cả thân lẫn tâm, không còn biết thế nào là tàm, quí, khiêm cung, liêm sĩ nữa.

Hãy bình tâm suy gẫm lại mà xem, chúng ta với Đức Thích Tôn Từ Phụ há chẳng đồng là phàm phu hay sao? Thế sao Ngài được thành Phật, còn chúng ta vẫn cứ lăn trôi, chưa biết đến bao giờ mới thoát ra khỏi đây? Đức Phật đã thấy rồi cảnh khổ của tam đồ lục đạo, nên Ngài đã biết e sợ và chán xa, và từ đó Ngài đã phát đại nguyện phát tâm bồ đềtu tâm dưỡng tánh, xa lìa biển khổ tối mê, để lần bước về nẻo giác ngộ và giải thoát. Còn chúng ta? Chúng ta có con đường nào khác để đi chăng, nếu muốn được như Ngài? Không có con đường nào khác đâu quý vị ơi! Con đường duy nhất mà ai trong chúng ta rồi cũng phải một lần lên đường là con đường từ bỏ tất cả những vướng mắc của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Hãy biết e sợ và chán xa như Đức Từ Phụ đã e sợ và chán xa năm nào. Hãy biết sợ sự lăn trôi trong tam đồ lục đạo cũng chỉ vì thân, khẩu, ý buông lung phóng túng. Hãy biết chán xa tam đồ lục đạo với chập chùng những ác mộng của vô thường, khổ, không, vô ngãbất tịnh và hư giả. Chúng bất tịnh như ngay chính thân nầy với những mùi xú uế lâu ngày, gây ra bởi ghèn, nước mắt, nước mũi, mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện, vân vân. Chúng hư giả như những bọt nước nổi trôi bềnh bồng, như những vầng mây tụ tán. Từ biết e sợ và chán xa nầy, ta mới can đảm sám hối những tiền khiên hậu quá mà lần bước về nẻo giác ngộ bồ đề. Hãy học hạnh sám hối của chư Phật để sám hối tất cả các nghiệp chướng phiền não khổ đau gây ra bởi thân, khẩu và ý. Sám hối tất cả những tham lam, sân giận và si mê vì chúng chỉ là những nhân, duyên và nghiệp, chẳng những dọn đường cho chúng ta khăn gói đi về địa ngục, mà chúng còn làm đứt mất tuệ căn và tuệ mệnh của chúng ta nữa. Chính tham, sân, si là những tên giặc dữ, đã cướp mất tất cả các pháp lành, đã tạo ra các pháp ác và làm cho tâm ý chúng sanh vốn dĩ đã bợn nhơ, càng nhơ bợn thêm. Tham, sân, si cũng chính là những dòng thác chảy mạnh, cuốn hút chúng sanh vào bể khổ của luân hồi sanh tử. Chính vì lòng tham mà chúng sanh xâu xé và gây phiền chuốc não cho nhau. Chính vì một đốm lửa sân hận, mà muôn vạn mẫu rừng công đức phải thiêu rụi. Chính vì không có trí huệ sáng suốt mà chúng sanh suy nghĩ và tạo tác nên những điều phiền trược cho mình, cho người và cho đời. Bên cạnh ba con rắn độc tham, sân, si; những hùm beo hổ báo kiêu mạnnghi hoặctà kiến, sát, đạo, dâm, vọng cũng góp phần không nhỏ trong việc xây đường đưa ta vào địa ngục vô giánNgã mạn cống cao sinh ra phiền não ngạo nghễ. Bạ đâu nghi đó đưa ta đến chỗ nghi người, nghi pháp, nghi chánh đạo, rồi từ đó nẻo đạo không bước, chỉ cam lòng chạy theo đường tà, và cũng từ đó sanh ra đủ thứ biên kiếntà kiếnác kiến. Hễ con người bị tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến khống chế, thì con người ấy sẽ có đầy đủ những sát, đạo, dâm, vọng của thường tình thế tục.

Còn chần chờ gì nữa hỡi những người con Phật? Đến Quốc Sư Ngộ Đạtuy danh lừng lẫy cả Trung Quốc một thời, mà còn phải cúi đầu sám hốiChúng ta há có con đường nào khác chăng? Không còn con đường nào khác hơn là con đường SÁM HỐI mà năm xưa Quốc Sư đã phát lồ. Hãy nhìn thẳng vào những tội lỗi năm xưa của mình. Hãy tự mình công nhận và sám hối những lầm lỗi ấy, rồi quyết từ nay làm lành lánh dữ và tự thanh tịnh hóa tâm ý. Hãy nhìn thẳng vào thân nầy, đã bao đời bao kiếp trau tria tạo nghiệp, nay đã hết rồi những ngày tháng vô minhquyết chí thành sám hối ăn năn, để không còn nữa những chuỗi ngày điên đảo mộng tưởng, không còn nữa những ngày hư ảo của luân hồi sanh tử. Từ nay quyết thành tâm sám hốidiệt trừ tất cả những nguyên nhân hư ngụy của sanh tử luân hồi, quyết làm sáng tỏ trí tuệ sáng suốt của Như Lai, và quyết phen nầy phải trở về quê hương Chân Như mà mình đã một lần dại dột xa lìa.

Con đường sám hối nghiệp chướng không phải là một xa lộ thênh thang và dễ dàng đâu. Tuy nhiên, cho dù con đường ấy có thiên nan vạn nan thế mấy, những người con Phật cũng quyết đi và quyết đến, không thối chuyển, không mệt mỏi. Những người con Phật vững tin rằng nếu tự mình làm đúng những gì Phật khuyên Phật dạy, quyết chí tu hành tinh tấn, thì những vướng mắc phàm tục sẽ không còn là những vướng mắc nữa. Ngược lại, lúc ấy chúng ta sẽ đi về cõi Ta Bà chỉ với hạnh nguyện độ tha cứu đời mà thôi. Lúc ấy mưa vô thường vẫn rơi, nhưng không làm trôi được thân nầy; gió vô thường vẫn thổi, nhưng không làm bay được tâm nầy. Lúc ấy, lửa lòng (tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng) đà tắt hẳn. Chẳng những không phiền, không giận, không vui, không buồn, không thương, không ghét, không quyền tước sang giàu, không danh vọng công hầuLúc ấy không còn nữa những hướng ngoại cầu hình cầu bóng, mà chỉ một bề quay vào nội tâm, để ngày ngày sống với suối nguồn của từ, bi, hỉ, xả.

383. CON ĐƯỜNG ĐỘC ĐẠO 

Tại sao trên đời nầy có lắm vị Bồ Tát, tuy sống trong bùn lầy ô trược của thế gian mà vẫn sẳn sàng rũ bỏ tất cả từ tài sản đến thân mạng để gieo trồng cội phước Bồ Đề? Có những kẻ tuy đang sống trong cảnh ràng buộc mà vẫn trưởng dưỡng được tâm trí giải thoát? Lại có những người đang sống trong lầu son gác tía với đầy đủ những hưởng dụng vật chất và ngũ dục của thế gian, thế nhưng họ vẫn phát được đại nguyện độ sanh cao cả của chư Bồ Tát? Ngược lại, có lắm kẻ không có gì hết để luyến tiếc và tríu mến, thế nhưng họ vẫn cứ luyến tiếc và tríu mến? Theo giáo lý nhà Phật, tất cả chúng sanh trong cõi Ta Bà nầy đềy đến và đi vì nghiệp lựcNghiệp lực đưa đẩy chúng sanh nói chung và con người nói riêng, hết đến rồi đi, hết đi rồi đến, và cứ thế mà đi đến, đến đi không ngừng nghỉ. Cũng theo Đức Từ Phụcon đường độc đạo duy nhất có thể giúp chúng sanh và con người thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn nầy phải là con đường tu đạo giải thoát.

Tuy nhiên, trong muôn ức cõi chúng sanh, có mấy chúng sanh có đủ duyên tu đạo giải thoát? Không có bao nhiêu đâu. Thế nên Đức Phật luôn nhắc nhở tứ chúng: “được làm thân người là khó, gặp Phật ra đời và nghe được chánh pháp lại càng khó hơn, nghe được chánh pháp và chịu y nương theo chnh pháp để tu đạo giải thoát lại càng thiên nan vạn nan hơn.” Kỳ thật hãn hữu lắm mới được sanh ra vào thời có Phật. Chúng sanh nặng nghiệp và đã lăn trôi trong nhiều đời kiếp như chúng ta làm gì có được cái may mắn nầy? Thế nhưng không vì thế mà chúng ta không tu được đạo giải thoát. Trước ngày nhập diệt, chính Đức Thế Tôn đã ân cần dặn dò tứ chúng rằng: “trong thời không có Phật, các con nên lấy giáo pháp làm thầy để tiến tu giải thoát.” Như vậy ở đâu có giáo pháp của Phật là ở đó có thầy. Vấn đề ở đây là chúng ta có chịu y nương theo những giáo pháp ấy mà tu hành cho đến khi giải thoát rốt ráo hay không mà thôi. Giáo pháp của Phật không khó học, nhưng khó làm. Giáo pháp ấy dễ học đến độ đứa bé lên năm cũng học được, nhưng nó khó làm đến độ cụ già tám mươi chưa chắc đã làm xong.

Tại sao lại như vậy? Theo Đức Thích Tôn Từ Phụchúng sanh trong cõi Ta Bà ngũ trược ác thế nầy đa phần nặng nghiệp, mê đắm ngũ dục xấu ác, truy cầu danh lợi và công hầu khanh tướng, không biết hiếu thuận mẹ cha anh chị em, không biết thương người mến vật… Thậm chí có lắm người chẳng những không chịu thọ trì giới luật, mà còn làm đủ mọi chuyện tệ ác và hủy báng thánh nhân nữa là khác. Thế nhưng họ thuyết họ nói rất hay, hay đến độ lắm khi những người tu hành chân chánh nói cũng không lại. Nếu chỉ nói hay mà không hành cũng thành Phật, thì cái máy thu phát âm hoặc cái truyền hình đã thành Phật từ khuya rồi. Đạo Phật không bao giờ là đạo của lý thuyết hay triết thuyết, vì nếu thị hiện để sáng lập ra một triết thuyết suông thì Thế Tôn đã không thị hiện. Nếu chỉ nói mà không hành trì thì biết đến bao giờ chúng ta mới trừ khử hết được các mối ác trược dơ bẩn đây? Nếu chỉ miệng nói lục hòa mà thân ý luôn tranh chấp hận thù, miệng cứ cải vã và ý cứ bất đồng, cũng như luôn thấy mình khác người, hơn người, luôn ích kỷ bỏn xẻn với tha nhân thì làm sao có được cuộc sống phẩm hạnh thăng hoa? Muốn về cõi Phật, tức là về cõi của vô ưuvô sanh và vô diệt, mà ta cứ ngày ngày gây ưu chuốc sầu cho người cũng như tâm ý ta cứ hết sanh pháp nầy đến sanh pháp nọ, mà toàn là ác pháp, thì làm sao về được cõi Phật đây? Muốn thành Phật mà ở miệng cứ nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói lời thêu dệt; ở thân thì cứ sát sanh, trộm đạo, dâm dục; còn ở ý thì cứ tham, sân, si thì làm sao thành Phật đây? Tại sao vạn vật vô thường mà ta cứ chấp thường hằng, để rồi từ đó cứ ngày ngày lo trau tria cho vinh thân phì da?

Phật đã xuất hiện để dóng lên một tiếng chuông cảnh tỉnh, hoặc đốt lên ánh đuốc “chơn lý” soi sáng cõi Ta Bà u tối trầm luân nầy. Ngài đã mang lại cho cõi Ta Bà nầy một thứ nước Cam Lồ, nhằm tẩy rửa mọi ràng buộc não phiền ô trược của thế gian. Chính Đức Từ Phụ đã khẳng định : “Nước biển chỉ thuần một vị mặn, thì giáo pháp của Phật cũng chỉ thuần một vị giải thoát.” Phật pháp không buộc ai tin mà không làm, vì tin mà không làm ví bằng đừng tin cho phí thì giờ vô ích. Ai tin và hành trì Phật pháp một cách rốt ráo, không mệt mỏi và không thối chuyển, người ấy sẽ tránh được mọi phiền trược và chấm dứt luân hồi sanh tử của thế gian nầy.

Người con Phật chơn thuần, một khi đã thấu rõ Phật pháp và muốn thực sự nếm được vị giải thoát trên đường tu tập, người ấy phải cố mà xa rời tất cả những luận giải của thế gian, phải quán triệt cho được thực tánh vạn pháp vốn không. Ngay cả tâm nầy vốn dĩ cũng không, không hình, không dáng, không sắc, không thinh, không hương, không vị, không dữ, không hiền, không tốt, không xấu, không sanh, không diệt. Có chăng là do ý nầy câu chấp, rồi thân nầy tạo nghiệp. Có chăng là do ý nầy phan duyên với ác pháp làm cho tâm thể nầy đọa lạc hết trời người nhẫn đến a-tu-la, ngạ quỷsúc sanh, ngay trong đời nầy kiếp nầy, chứ không đợi đến một kiếp nào xa xôi. Người tu Phật phải biết chẳng những xả ly tất cả tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng; mà còn phải xả ly tất cả mọi thứ từ trong thân đến ngoài thân, từ trong tâm đến ngoài tâm, từ trong ý đến ngoài ý… Làm được như vậy, miệng không nói thiền, nhưng tâm vẫn thiền một cách rốt ráo; miệng không nói tịnh nhưng cả thân lẫn tâm đều tịnh một cách tuyệt vờiPhật tử chơn thuần phải thấy đó mà quyết tâm tu trì trong mọi hoàn cảnhkhông thối chuyển, không mệt mỏi. Phàm làm việc gì cũng nên nghĩ đến hậu quả của nó, chứ đừng buông lung phóng túng, để mặc cho ngũ dục thế gian lôi cuốn. Người biết nhận ra được con đường độc đạo mà năm xưa Đức Từ Phụ đã đi và đã đến là người luôn tri hành hợp nhất, nghĩa là nói thế nào thì làm cũng thế ấy. Con người ấy làm việc gì cũng bằng một tâm niệm chơn chánh, luôn biết làm lành lánh dữ và luôn biết tự tịnh kỳ ý, luôn biết cải sửa những tâm niệm xấu ác thành thiện lành. Dù cho cuộc sống nầy có loạn động thế mấy, người tu Phật chân chánh vẫn luôn cương quyết suy nghĩ chơn chánh, sinh sống và làm việc cũng bằng những phương tiện chơn chánh, luôn khiêm cung, hòa nhã và lễ độ với mọi người, dù cho người có mắng chưởi bạc ác chăng nữa.

Tóm lạiđạo Phật là con đường độc đạo duy nhất đưa con người đến tận bến bờ giải thoát rốt ráo. Chính con đường độc đạo nầy đã vớt biết bao nhiêu chúng sanh ra khỏi mê đồ tăm tối của thần quyền mê tín, của hận thù xâu xé, của khổ đau phiền não, của luyến ái tham dục… Giáo pháp nhà Phật có một công năng vô cùng huyền diệuGiáo pháp ấy đã dập tắt hết tất cả những giông bão trong tận cùng nội tâm của chúng sanhThiết nghĩ nếu không có giáo pháp nầy thì những cuồng phong bão lốc từ trong bản tánh của con người không thể nào khắc phục được. Tuy nhiên, muốn đến được bến bờ giác ngộ và giải thoátchúng sanh nào cũng phải một lần đi qua con đường độc đạo nầy, chứ không thể từ trên trời rơi xuống được. Muốn đi được trên con đường độc đạo nầy để đến được bên kia bờ, chúng ta phải tu luyện bản thân bản tâmtrì trai giữ giớitu tâm dưỡng tánh, tham thiền nhập định. Người tu Phật phải luôn nhận biết trách nhiệm của mình và của người. Người ấy luôn bớt tham muốn để sống một đời tri túc, luôn bớt nói năng quàng xiêng để sống một cuộc sống an tịnh, luôn bớt nghĩ ngợi mông lung để sống được một cuộc sống bình yên thanh thản. Những người con Phật chơn thuần hãy rán mà nhận chân cho được những điều nầy để dốc tâm dốc lòng hành trì cho bằng được những điều Phật dạy. Hãy hành trì đi rồi sẽ thấy ở đâu có giáo pháp và sự nhiếp tâm hành trì Phật pháp, là ở đó có cuộc sống hạnh phúcan lạctự tại và giải thoát. Ở đó có những chúng sanh đang lần thoát ra khỏi những ám độn si mê của Ta Bà tăm tối, lần bước vuợt thoát ra khỏi những níu kéo của nghiệp lực để đi về thế giới của an lạc thường hằng.

384. NHỮNG CÁI DỄ THƯƠNG CỦA ĐẠO PHẬT 

Có những người không thấu hiểu về đạo Phật, nên khi thấy bà con họ hàng thỉnh thoảng đi chùa đốt nhang lễ báilạy Phật, hoặc ăn chay vào những ngày rằm hoặc mùng một, hoặc xin xăm cầu tài cầu lộc, rồi cho rằng ấy là đạo Phật, thì quả là lầm to. Nếu chúng ta bình tâm để ý một chút, chúng ta sẽ thấy rằng vì sao mà đạo Phật đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ, chẳng những ở Việt Nam, Trung Hoa, các nước Đông Á, mà còn lan rộng khắp năm châu hoàn vũ nữa. Đạo Phật luôn tỏ ra là một tôn giáo của tình thương và trí tuệ, vì thế cho nên đạo Phật đã hòa nhập rất dễ dàng vào mọi miền của thế giớiĐạo Phật không bắt ép tín đồ phải từ bỏ những gì đã được truyền lại từ cha ông của họ, dù rằng những thứ ấy lắm lúc có phần không thích hợp với giáo lý nhà Phật. Tuy nhiênđạo Phật khuyên nhủ Phật giáo đồ không nên tin tưởng thái quá hay quàng xiênĐức Phật là hình ảnh tuyệt vời nhất của từ bi hỉ xả. Ngài đã luôn dạy tứ chúng rằng chỉ có tình thương và trí tuệ sáng suốt mới xóa tan được những chất ngất hận thù cũng như những cuồng vọng tham sân trong lòng người. Trong quá trình phát triển, đạo Phật chưa từng khởi xướng một cuộc chiến nào, chứ đừng nói chi đến mười hai mười ba cuộc thánh chiến ở các tôn giáo khác. Tại sao? Vì đạo Phật là đạo của từ bi hỉ xảĐạo Phật chủ trương đem tình yêu thương xóa bỏ mọi hiềm khích hận thùĐạo Phật chủ trương rộng lượng và tha thứNgoài rađạo Phật còn là đạo của tuyệt đối tự doĐạo Phật chủ trương quyền tự do tín ngưỡng là một quyền thiêng liêng tối thượng mà không ai được quyền bắt ép hay dụ dỗ ai. Chính vì thế mà chúng ta thấy đạo Phật không bắt ép người phối ngẫu của Phật giáo đồ phải theo đạo mình.

Còn nói về chuyện những người thỉnh thoảng đi chùa, hoặc ăn chay vào ngày rằm hay mùng một, có phải là họ tu theo đạo Phật hay không? Hoặc đi chùa lễ Phật để cầu an cầu siêu, vân vân và vân vân. Đó là những tập tục của nhiều đời, tuy không đúng hẳn theo nghĩa tu Phật, nhưng đi chùa dù sao vẫn đở hơn đi ta bàlễ bái Phật, dù chỉ là hình tượng, vẫn đở hơn lễ bái tà ma ngoại đạocầu an cầu siêu cho ai chưa thấy, tự tâm những người đến chùa đã thấy một trời an ổn trước nhất. Như vậy, dù không đi sâu vào Phật pháp, từ những cái đi chùalễ Phật, hoặc cầu an cầu siêu đã vô cùng dễ thương rồi. Tuy nhiên, một khi đã là Phật tử thuần thành thì phải hiểu giáo lý của Đức Điều Ngự và tu hành cho rốt ráo những lời dạy dỗ cao quý ấy. Những người con Phật phải biết tu nghĩa là sữa, tự mình sữa mình chứ không ai sữa dùm mình được, ngay cả Phật. Sữa cái gì? Sữa cái sát sanh hại vật thành không sát sanh; sữa cái tham lam trộm cướp thành rộng lòng bố thí; sữa nói dối thành ăn ngay nói thẳng; sữa tà dâm thành hạnh phúc lứa đôi chân chánh; sữa rượu chè be bét thành cuộc sống chơn chánh và có ý nghĩa. Người Phật tử chân chánh, ít nhất phải trang bị đầy đủ ngũ giới trước khi đi vào đời. Lúc nào cũng thỉnh Phật trụ thế nơi mình, chứ không vài ngày trong tháng tới chùa, nhìn hình tượng Phật, cho lắng lòng chút xíu thôi, còn thì cứ buông lung theo thường tình thế tục. Đạo Phật không chủ trương kiếp nầy đau khổ tạm bợ, nên phải bỏ để đi tìm cuộc sống đời đời ở một cõi xa xăm huyền hoặc nào, vì làm như vậy là vô hình chung trưởng dưỡng lòng tham cầu. Ngược lại, đạo Phật chủ trương không tham cầu, không tị hiềm ganh ghét, không tranh giành, không ích kỷ tự lợi. Trong đạo Phật, chỉ có sự buông xả chứ không có sự bám víu vào một thứ gì. Buông xả và buông xả đến một độ nào đó chánh pháp rồi cũng buông nốt. Những người con Phật không chủ trương đi tìm cầu một cái gì xa xăm, lại càng không chủ trương triết lý biện luận. Ngược lại, cuộc sống cuộc tu của người con Phật thật đơn giản:hành thiện, không hành ác và luôn để cho thân tâm thanh tịnh. Người con Phật không đem tội mình ra xưng với ai. Ngược lại chỉ thầm thầm tự mình sám hốiSám hối có nghĩa là sám kỳ tiền khiên, hối kỳ hậu quá. Nghĩa là cố thấy cho rõ những tội lỗi đã làm, nhằm tránh không tái phạm về sau nầy nữa, thế thôi. Chứ không thú tội để rồi phạm tội, để rồi thú, rồi phạm, rồi thú, vân vân và vân vânĐạo Phật không có cái mốt mỗi tuần hay mỗi tháng đi thú tội một lần, rồi về phạm tiếp để chờ lần tới. Những người con Phật luôn nhìn thẳng vào sự thật. Hễ có lỗi thì đi tìm coi tại sao phạm lỗi, để đừng tái phạm. Người con Phật luôn ngày đêm sữa đổi cái xấu để hướng về cái tốt, tự họ hướng thươnïg, chứ họ không cầu vọng ở ngoại lực nào hướng thượng dùm họ. Tự họ sữa lỗi và tha thứ cho họ, chứ họ không cầu khẩn đấng nào tha thứ cho họ cả. Đạo Phật không bao giờ chấp nhận chủ thuyết cho rằng con người là tội lỗi, là không hoàn toàn rồi bỏ mặc buông trôi, hoặc giả nhờ vào ân tam bảo, hoặc ân điển của ai đó. Đạo Phật hoàn toàn đồng ý nhân vô thập toàn; bởi chính cái chỗ vô thập toàn nầy mà những người con Phật mới phải tu trì, tu cho tới lúc thập toàn rốt ráo mới thôi.

Trong đạo PhậtĐức Phật cũng chỉ là một chúng sanh, nhưng là một chúng sanh đã giải thoát viên mãn. Ngài chưa bao giờ nói ý tưởng của Ngài là cao, ý tưởng của chúng sanh là thấp. Ngược lại, Ngài nói Ngài là Phật đã thành vì Ngài không còn bị bất cứ một áng mây mù nào che khuấtchúng sanh cũng sẽ thành Phật nếu chúng sanh chịu khó vẹt bỏ đi những đám mây mù ấy. Phật đã nói quá rõ những gì cần nói cho chúng sanh rồi còn gì. Ngài bảo hễ cái gì không thấy không biết thì đừng tin, ai đã từng chứng minh được là Phạm Thiên hiện hữu? Nếu chưa, xin hãy quay quay lại ngay chốn nầy mà lo cho cuộc sống, cuộc tu của mình. Có Phạm Thiên nào đã từng nói ờ các con xưng tội như vậy tốt lắm, hãy lấy cục gôm ra đây ta bôi cho mà hết tội. Nếu chưa, xin hãy quay ngay lại chỗ nầy để tự mình sám hối cho những lỗi cũ và không phạm phải những lỗi mới nữa. Những đứa trẻ, có thể vì không hiểu biết phải làm thế nào để hành động cho đứng đắn, nên mới xin người lớn tha tội mỗi khi phạm phải lỗi lầmChúng ta là những người lớn, ít nhất chúng ta phải tự mình dám đứng ra nhận lãnh trách nhiệm cho những hành vi sai trái của mình, chứ chạy đi xin ai tha tội cho đây? Người con Phật chân chánh luôn hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Có được như vậy, mỗi khi hành động điều gì chúng ta mới thật sự hành động như những con người đã trưởng thành. Không có một tội lỗi nào có thể làm ngăn cách Phật với chúng sanh cả, chỉ có bức màn vô minh che mờ làm cho chúng sanh không thấy rõ bên kia bức màn ấy là Phật, thế thôi. Chính bức màn vô minh ấy đã góp phần tạo ra đủ loại chúng sanh, từ ba đường thánh đến sáu nẻo phàm. Chính bức màn vô minh ấy đã tạo ra tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng và xô đẩy chúng sanh lăn trôi không ngừng nghỉ. Hễ vẹt được bức màn vô minh ấy thì lập tức từ bi hỉ xảrộng lượng khoan dungbố thí trì giới, nhu hòa nhẫn nhục, thương người mến vật sẽ tràn ngập lòng ta và lòng người. Tuy nhiên, muốn vẹt cho được bức màn vô minh không nói suông mà được, cũng không học suông mà được, lại cũng không tin suông mà được. Ai nói tin Phật, nói Phật pháp, học Phật pháp… mà không chịu hành trì, không chịu tự tu sữa thì cũng vô phương cứu chữa. Nếu chẳng chịu hành thiện, mà hành ác; chẳng chịu lợi tha, mà chỉ một bề tự lợi ích kỷ; chẳng chịu làm việc phước thiện, mà chỉ làm việc ác đức, thì cho dù có tin Phật, nói Phật pháp, hoặc học Phật pháp cả muôn đời muôn kiếp, cũng không có ân sủng nào có thể cứu mình được. Ngược lại, trước mắt người ấy là đường vào địa ngục đời đời.

Tóm lạiđạo Phật là đạo của chân lý. Bất cứ thứ gì đúng hợp với chân lý, với lẽ phải, cái đó là của đạo Phật. Cái gì huyễn hoặc, không đúng sự thật, không hợp với lẽ phải, hoacë mờ mờ ảo ảo, cái đó không phải là của đạo Phật. Như vậy sự thật đã được chư Phật và Thầy Tổ nói lên một cách rõ ràng và sáng tỏ quá rồi còn gì nữaTuy nhiên, cái dễ thương đáng quý của đạo Phật ở đây là đạo Phật đã hòa nhập rất dễ dàng vào bất cứ miền đất nào của địa cầu nầy mà không phải dùng đến thủ đoạn hay sự bắt ép nào cả. Đạo Phật chưa bao giờ chống báng bất cứ một hình thức nghi lễ nào trong dân gian, vì thế mà có lắm người hiểu lầm về đạo Phật. Đáng lý ở đây chúng ta cũng không nên nói làm chi vì theo đúng chân lý Phật dạy thì ngay cả oan khiên cũng không cần biện bạch cơ mà. Tuy nhiênchúng ta thấy cần phải nói cho mọi người thấy được cái dễ thương của đạo Phật, để từ đó tránh được những hiểu lầm có thể biến thành những trở ngại trên bước đường tu tập của chúng ta. Nên nhớ rằng tất cả mọi nghi thức bên ngoài, có thể xuất phát từ dân gian, nhưng cũng không sao, tất cả đều có thể được dùng như những phương tiện thiện xảo đưa người chưa biết đạo vào đạo, đưa người đã biết đạo rồi đi sâu hơn nữa vào những vùng hoa thơm cỏ lạ của chư Phật, và cuối cùng đưa tất cả chúng sanh về cùng nắm tay chư Phật, dạo khắp nẻo vô sanh của quê hương Cực Lạc. Bên cạnh những cái dễ thương của đạo Phật đó, người con Phật chớ quên rằng tu là tìm về bản mặt thật, với sự thật mà chúng ta đã một lần dại dột bỏ quên từ vô thỉ. Sự thật nầy không cách gì tìm được bằng khoa học kỹ thuật, cũng không bằng kinh băng hoặc máy điện toán, mà phải bằng tự thân thực nghiệm liên tục. Người con Phật phải kiên quyết, dù đến với Ta Bà nầy bằng tiếng khóc, sẽ ra đi với nụ cười mỉm của an nhiên và tự tại. Người con Phật cũng cương quyết không tiếp tục lăn trôi một cách vô ích nữa, không để cho vô minh điều khiển mọi tấn tuồng đến và đi. Xin hãy thanh lọc thân, khẩu, ý để giải thoát cho bằng được tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng ngay trong đời nầy kiếp nầy. Mong cho ai nấy đều tinh tấn tu hành để một ngày không xa nào đó pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật quả.

385. ĐẠO PHẬT KHÔNG PHẢI LÀ MỘT HỌC THUYẾT SUÔNG 

Có người cho rằng Khổng TửLão Tử và ngay cả Thích Ca, dù đã chế tác ra các học thuyết, họ cũng chỉ là con người, dù thông minh khôn sáng hơn người bình thường, những vị nầy cũng không làm sao sánh bằng Đấng Tạo Hóa. Quả là lời nói của những kẻ mù mờ không biết gì mà còn lớn lối theo kiểu thiên ma ba tuầnSở dĩ dám nói họ không biết gì là ở chỗ: Thứ nhất, lấy cái gì để chứng minh là có một đấng Tạo Hóa?

Thứ nhì, nếu không biết gì về Thích Ca thì xin đừng nói về Thích Ca, vì những gì Thích Ca đã nói cách nay trên hai mươi lăm thế kỷ, không phải là một học thuyết, lại càng không phải là chuyện để biện giải hí luận, mà là những triết lý sống hạnh phúc và tu giải thoátĐạo Phật sẽ không bao giờ là một học thuyết cho ai, lại càng không phải chỉ dành riêng cho ai. Đạo Phật không hạn hẹp trong một quốc độ nào. Đức Thích Ca có bao giờ chối bỏ Ngài đã từng là một con người đâu. Vâng, Ngài đã từng là một chúng sanh, nhưng chúng sanh ấy đã biết tu sữa từ ba bốn a tăng kỳ kiếp trước, thế nên ở kiếp cuối cùng, như một giọt nước làm tràn ly. Ngài đã đại ngộ và giải thoát rốt ráo. Cái đại ngộ và giải thoát rốt ráo của Ngài chẳng qua chỉ là sự vẹt bỏ được bức màn vô minh tăm tối, chẳng qua chỉ là sự chuyển mê thành ngộ, chuyển ác thành thiện, chuyển Ta Bà thành một nơi trống vắng khổ đau phiền não… Ngài không suy luận, thống kê, hoặc đúc kết kinh nghiệm của ai để biến thành Phật phápPhật pháp tự nó là một chân lý của ngàn đời. Chân lý ấy không phải của riêng Thái Tử Sĩ Đạt Tha, mà là của mười phương tam thế chư PhậtPhật Tổ Thích Ca là Đức Phật đã nhìn thấu suốt được hết những chân lý nầy và thấy rằng chúng sanh cõi Ta Bà có thể y nương theo chân lý ấy mà tu hành giải thoát. Ngài thấy rằng nếu đem chân lý ấy vào cõi nước nầy thì Ta Bà có thể biến thành Tịnh Độ. Thế là Ngài thị hiện để cứu độ chúng sanh, thế thôi. Đạo Phật đã hiện diện như một thực thể trong lòng của thế giới Ta Bà, trong lòng khổ đau của nhân loại. Nơi nào có chúng sanh đau khổ, nơi nào có sự mong cầu một cuộc sống an lạc và tỉnh thức, là nơi đó cần có hình ảnh của Đức PhậtXã hội Aán Độ vào thế kỷ thứ năm trước Công Nguyên là một thí dụ điển hình. Đó là một xã hội đậm nét phân chia giai cấp, người bốc lột người với chất ngất những phân ly, hận thùganh ghét. Thế là Phật Tổ thị hiện để cứu độ chúng sanh. Một điều thực tiển và có thể tin được là Ngài có thật. Xá lợi của Ngài vẫn còn được lưu giữ để thờ ở nhiều tịnh xá, triết lý của Ngài đã thanh tịnh hóa bớt đi cõi Ta Bà và đã giúp cho nhiều Thầy Tổ giải thoát.

Còn Đấng Tạo Hóa là ai? Chỉ là một danh từ trừu tượng và trống rỗng, chỉ có thể làm ông kẹ nhát những ai vừa ngu muội vừa khờ dại, chứ làm sao khống chế được những con người có trí huệ. Nếu nói theo một số những tôn giáo khác, cho rằng Đấng Tạo Hóa có quyền năng ban ân sủng cho mọi loài, đã tạo ra đất trời và sinh vật và thương yêu mọi loài mọi vật như cha thương con, thế thì tại sao ông ấy hay bà ấy lại chấp nhận để cho có quá nhiều những việc xấu xa bại hoại trên thế gian nầy? Tại sao ông hay bà ấy không làm cho nó tốt đẹp hoàn hảo? Tại sao con cái các Ngài mà đứa hã hê, còn đứa thì đau khổ? Tại sao ban ơn mà Ngài cũng ban không đồng đều? Thật tình mà nói, nếu có một đấng nào đó đã tạo dựng ra sự không đồng đều của thế gian, đấng ấy đáng bị trừng trị trước hơn ai hết vì cái tội dám đổi đen làm trắng, không công bình, và tâm hãy còn thiên vị. Con mà đứa thương đứa ghét. Kỳ thật theo thiển ý, đấng ấy còn phải đi học lại cách làm cha mẹ, để đối xữ với con cái cho được công bằng bác ái hơn.

Với đạo Phật, Đức Thích Tôn Từ Phụ không xưng nầy xưng nọ. Trong thời còn tại thế, Ngài chỉ ngày ngày chân đất, đi cùng khắp nơi nơi để hóa độ chúng sanh. Tấm gương của Ngài là sự thật. Ngài đã từ bỏ ngai vàng điện ngọc, danh lợi quyền thế, vì với Ngài chúng chỉ là những hư ảo giả tạm mà thôi. Còn với chúng ta? Chúng ta chỉ là những chúng sanh lăn trôi tạo nghiệp với đầy dẫy tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Chúng ta lúc nào cũng ngã mạn cống cao để rồi đi đâu, đến đâu cũng đều gây tội và tạo nghiệp. Chúng ta luôn bất mãn với hiện thực, chỉ vì tham vọng tìm cầu. Tham cái gì? Cầu cái gì? Có khi chúng ta cũng không biết, thế mà chúng ta vẫn cứ tham vẫn cầu. Cầu chưa được cái nầy thì đã mất cái kia. Chúng ta vẫn ngày ngày đi trong u u minh minh, không một chút kinh vì. Chúng ta luôn bị cuốn hút trước cơn lốc quay cuồng của cuộc sống văn minh vật chấtChúng ta nào hay biết rằng nếu Phật Tổ không thị hiệnthì giờ nầy chúng ta đâu có sự lựa chọn nào khác ngoài mê đồ tăm tối? Chính nhờ Phật Tổ thị hiện mà giờ nầy mới có những con người cao thượng, biết sống cho người, biết sống cao thượng, biết tìm về tận suối nguồn sâu thẳm của cuộc sống tâm linh thầm lặng và đáng tôn quý. Chính nhờ chân lý của đạo Phật đã đưa chúng ta về đây, về thanh tịnh hóa ngay cõi Ta Bà nầy. Nhờ không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ và không uống những chất cay độc, mà cuộc sống cuộc tu của người con Phật trở nên an nhiên tự tại hơn. Xã hội nầy mà ai cũng biết giữ năm giới thì đâu còn danh xưng Ta Bà nữa.

Đồng ý ai trong chúng ta cũng đều có chí nguyện xuất trầntuy nhiên, vì bị nghiệp thức dẫn dắt và ma chướng đưa đường, nên thay vì bước vào nẻo đạo, chúng ta lại bước vào chốn mê đồ tăm tối, để rồi cứ bị vật dục và khoái lạc khống chế và cuối cùng là hết lên lại xuống trong ba nẻo sáu đường của vòng lẩn quẩn luân hồi sanh tử. Chính nhờ có Phật và những đứa con xuất gia của Ngài dẫn dắt mà ái dục của chúng ta mới có cơ khô dần, trí huệ mới có cơ bừng sáng, ngã chấp mới có cơ được buông bỏ và những cơn sóng tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng mới có cơ được đoạn diệt. Thấy như vậy mới biết đạo Phật không phải là một học thuyết suông. Đạo Phật cũng không phải chỉ là những hình thức chùa chiền, tịnh xátự viện, với những nghi thức tụng kinh niệm Phật… Đạo Phật là hình ảnh của sự thực hành rốt ráo những lời Phật dạy để được thật sự đi vào nội tâm của chính mình, để nếu chưa xuất gia thì sẽ có một cuộc sống thanh thảnhồn nhiên và hạnh phúc; ví bằng đã xuất gia thì cuộc tu sẽ thanh bần lạc đạo và giải thoát rốt ráo.

Một mai mắn khác cho chúng ta là triết lý nhà Phật lại thích hợp và phổ cập trong dân gian Việt Nam vì bản chất cố cựu của người Việt chúng ta là chân chất hiền lành. Vì Việt Nam đã chịu ảnh hưởng Khổng Lão từ ngàn xưa nên khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam là thích hợp ngay với mọi ngườiMọi người, mọi cấp và mọi trình độ đều có thể học hiểu và hành trì Phật pháp một cách dễ dàng. Theo triết lý nhà Phật, căn cơ nào, trình độ nào đều cũng có thể nương theo Phật pháp mà tiến tu được. Những cụ già đi chùa lễ Phật, làm phước, làm công quả… những mong lúc chết được sanh về Tây Phương Cực Lạc. Thật sự lúc làm những điều nầy với cái tâm thiện lành, các cụ đang ở Tây Phương Cực Lạc rồi, chứ đâu cần phải mong cho mệt. Những ai tu theo hạnh bố thí, đâu cần phải mong cầu giải thoát. Ngay lúc bố thì, họ đã giải thoát tự thân khỏi tham lam bỏn rồi còn gì? Tóm lạiđạo Phật đơn giản như vậy đó, đừng tìm kiếm triết lý thực tiển của nhà Phật qua sách vở vì đạo Phật sẽ không bao giờ bất công với ai có khả năng, đừng mong cầu uy lực của Phật để xin được giải thoát. Người con Phật muốn sống hạnh phúc và tu giải, phải quay về tự thân tự tâm. Hãy cố mà quay về đi rồi sẽ thấy. Đừng bao giờ hồ đồ cho rằng Phật chỉ là một hệ thống tín ngưỡng và sùng lễ bái. Không đâu, Phật chỉ là một đạo sư tuyệt vời. Phật không ban phát ân huệ cho ai. Ngài chỉ đưa đường dẫn lối cho chúng ta ra khỏi mê lộ mà thôi, ra hay không ra là hoàn toàn tùy thuộc ở mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta cho rằng đạo Phật là một học thức suông, rồi cứ học, học mãi mà không hành trì thì hết kiếp nầy đến kiếp khác cũng chỉ lơ thơ lẩn thẩn ở trong rừng vô minh mà thôi. Hãy can đảm lên hỡi những người con Phật! Đã có người phá rừng tạo đạo rồi, mà chúng ta còn chần chừ không chịu mau bước ra khỏi khu rừng ấy thì cũng chỉ vô ích mà thôi, quả là uổng phí vô cùng! Cuối cùng ta nên luôn nhớ rằng: “làm ác cũng ta, nhơ bẩn củng ta, mà thiện lành trong sạch cũng ta, chứ không có một quyền năng nào khác có thể làm được.” Nghĩa là sáng sủa hay tối tăm mù mịt, tự mình chọn lấy, chứ không một ai có khả năng làm được chuyện đó. Muốn ra khỏi khu rừng vô minh hay không là hoàn toàn tùy thuộc ở ta. Hãy cất bước lên đi hỡi những người con Phật!

386. NGƯỜI BIẾT SỐNG BIẾT TU 

Rất nhiều Phật tử tu theo Phật, những mong khi chết được về Niết Bàn. Mong như vậy không có gì là sai trái cả; tuy nhiên, với đạo Phật không chỉ mong cầu, mà là thực tiển. Đạo Phật chẳng những là con đường giải thoát, mà còn là con đường hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại nữa. Nghĩa là đạo Phật đáp ứng được mọi nguyện vọng của chúng ta trong hiện tại cũng như vị laiPhật giáo xác nhận một sự thật hiển nhiên: đời là khổ. Nói thế không có nghĩa là yếm thế, mà ngược lại, nói như vậy và đặt nền tảng giáo huấn trên thực tại ấy để diệt khổ. Người con Phật đi thẳng vào đời với căn bản đạo đức và hạnh nguyện của nhà Phật để tự mình giải thoát khỏi mọi hệ lụy của tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng. Người con Phật không mong cầu giải thoát ở một kiếp nào xa xôi, hoặc mong cầu được bất cứ thứ gì trong hiện tại. Ngược lại, từng giây từng phút trong cuộc sống của người con Phật là một chuỗi dài buông xả và buông xả cho đến khi không còn gì vướng mắc, ấy là hạnh phúc tuyệt vời, là sự giải thoát rốt ráo của đời nầy kiếp nầy.

Trong Kinh Người Biết Sống Một Mình, Đức Từ Phụ đã dạy rằng:

“Đừng tìm về quá khứ
Đừng tưởng tới tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai thì chưa tới
Hãy quán chiếu sự sống
Trong giờ phút hiện tại
Sống chơn thật hiện tại
Kẻ thức giả an trú
Vững chải và thảnh thơi
Phải tinh tiến hôm nay
Kẻo ngày mai không kịp
Cái chết đến bất ngờ
Không thể nào mặc cả
Người nào biết an trú
Đêm ngày trong chánh niệm
Thì Mâu Ni gọi là
Người biết sống một mình.”

Như vậy Đức Thích Tôn Từ Phụ đã không vạch rõ cho chúng ta một con đường sống hạnh phúc và tu giải thoát lắm hay sao, mà chúng ta còn mơ chi cái Niết Bàn xa xôi nào nữa?

Hãy quay ngay về với cuộc sống hạnh phúc của hiện tại, không lo âu phiền muộn hoặc nuối tiếc những gì đã qua; không mơ tưởng những gì chưa đến, chỉ cần biết những việc cần phải làm trong hiện tại, thế là hạnh phúc, thế là giải thoát được hai phần ba những phiền trược của cuộc đời nầy rồi vậy. Đức Phật đã từng dạy rằng nhà cao cửa rộng, quyền quý cao sang, công hầu khanh tướng… chỉ là những con đường dẫn ta vào lo âu phiền muộn và đau buồn khổ sở. Những thứ đó nếu có được cũng chỉ là chờ mất hoặc hoại diệt, chứ đâu có vĩnh hằng? Khi bỏ thân tứ đại nầy, chúng ta có mang theo được gì đâu? Đời người như hoa nở chờ tàn, như trẻ chờ già, như khỏe mạnh chờ đau yếu bịnh hoạn, vân vân và vân vân… Mang thân làm chúng sanhchúng ta cứ chờ và chờ mãi với những đau ốm, già yếu và bịnh hoạn cho đến lúc đi vào cửa tử. Thế mà nào có được yên đâu? Hễ thân nầy già yếu, bịnh hoạn và hoại diệt, lại phải chịu mang thân khác, và cứ thế mà loanh quanh lẩn quẩn trong vô lượng kiếp khổ sở não phiền. Chỉ có sự giải thoát rốt ráo mới là con đường hạnh phúc vĩnh hằng. Chính Đức Thích Tôn Từ Phụ đã từng khẳng định rằng:

Chư pháp vô thường
Sanh sanh diệt diệt
Như hoa nở hoa tàn
Chỉ có tịch diệt là yên vui.

Quả thật lời Phật dạy không gì quý bằng, thế mà chúng ta nào có chịu nghe. Chúng ta như bướm dại hoa, như ong dại mật, cứ bưng tai bịt mắt đi vào con đường vô định của luân hồi sanh tửChúng ta như những kẻ túy sanh mộng tử, nghĩa là sống say chết mộng, chứ nào hay rằng mưa vô thường vẫn rơi, gió vô thường vẫn thổi, và lửa vô thường vẫn ngày đêm thiêu đốt chúng taĐạo Phật dạy chúng ta biết quay ngay trở về với chính mình để biết xả bỏ tất cả, để biết không tham trước, không sân hận, không si mê, không mạn nghi ác kiếnĐạo Phật là thực tiển như vậy đó, chứ không huyền hoặc xa mờ. Đạo Phật phải được đem áp dụng vào cuộc sống cuộc tu của chính mình, chứ đạo Phật không nhằm thỏa mãn cái hiểu biết của thường tình thế tục. Đạo Phật không nói suông chuyển mê thành ngộ, mà đạo Phật chuyển mê thành ngộ bằng cách sống cách tu mỗi ngày. Đạo Phật không nói bố thí suông, mà người con Phật đi vào đời làm bố thí. Thấy ai đói mà mình có ăn, thì mình giúp cho họ cũng có ăn. Thấy ai khát mà mình có uống, thì mình bèn giúp cho họ được uống. Thấy ai buồn mà mình có thể khuyên lơn, an ủivỗ về được, bèn khuyên lơn, an ủivỗ vềĐức Phật không chủ trương làm chán nản những ai muốn biết về nguồn gốc của con người, hoặc nguồn gốc của vũ trụtuy nhiên, theo Ngài, biết để làm gì cho thêm gút mắc, trong khi những gút mắc của cuộc sống hiện tại chúng ta chưa hoặc không giải quyết được. Chúng ta như những người trúng tên độc, hãy nhổ tên ra và trị cho lành vết thương cái đã, rồi hẳn hỏi xem ai bắn tên, bắn từ đâu và bắn với tốc độ nào..? Đạo Phật quả là thực tiển và đơn giảncứu khổ, ban vui, làm lành, lánh ác… Tuy nhiênmục đích tối hậu của đạo Phật vẫn là giác ngộ và giải thoát. Người con Phật với cuộc sống cuộc tu an vui tự tại, không vướng mắc, hết ngày nầy đến ngày khác, không còn đau khổ phiền não nữa thì là gì nếu không là Niết Bàn?

Thế nào là an vui tự tại trong đạo Phật?

Có sức khỏe, có tiền tài, địa vị và quyền uy trong xã hội có phải là an vui tự tại hay không? Có thể có, mà lắm khi lại là không. Với đạo Phật, an vui tự tại là sống cho mình mà cho người nữa. Sống thanh sạch, không ích kỷ bỏn xẻn, không nhiễu hại đến ai, không tham lam vô độ, không sân hận vô lối, không gây thù kết oán, không ỷ mạnh hiếp yếu… ấy là cuộc sống an vui tự tại. Người con Phật không vướng mắc vào những thứ phù du giả tạm mà phí mất đi thì giờ tu tập. Ngược lại, người con Phật quyết gạt bỏ ra ngoài những tiền tài danh vọng để đổi lấy cuộc sống thanh bần lạc đạo. Hãy nhìn tấm gương cao cả của Đức Thích Tôn Từ Phụ, Ngài đã lìa bỏ cung vàng điện ngọc, quyền uy địa vị thực hiện hạnh nguyện tự giácgiác tha.

Chúng sanh đã lăn trôi từ vô thỉ. Từ đâu đến đến cũng không biết, rồi từ đây đi đâu và chừng nào đi cũng không biết nốt. Duy chỉ một điều là chúng ta cứ mê chấp cho rằng mắt nầy, thân nầy, mũi nầy, lưỡi nầy là thật, rồi từ đó tìm cách duy trì, thế là mắc dính, thế là phiền não và đau khổ. Hãy lắng lòng suy nghĩ, bất cứ một người nào có trí khôn cũng đều thấy rằng ngũ uẩn giai không.Từ sắc, thọ, tưởng, hành thức đều biến đổi, đều không thật và bất ổn định. Hiểu được như vậy thì chúng thay đổi mặc chúng, mắc mớ gì ta phải lo âu phiền muộn. Với người con Phật, cái “ngã” là cái lầm chấp, chứ làm gì có thân nầy, tâm nầy. Đạo Phật là như vậy đó, đạo Phật thật gần gủi với chúng ta, chứ không phải đi tìm cầu một thứ gì xa vời. Đạo Phật không chống lại việc làm ra của cải vật chất, làm cho cuộc sống được thoải mái hơn. Tuy nhiên, để tránh bỏ tham ái, Phật khuyên chúng ta nên mưu sinh bằng những phương cách lương thiện và nên thường dùng tiền của mình làm ra mà bố thí cho người. Vì của cải vật chất có thể mang chúng ta đến những tinh cầu xa xôi, nhưng không mang lại cho ta sự an ỗn trong đời sống.

Hãy luôn nhớ lời Phât dạy mà tiến tu:”Hãy luôn nhớ lới Phật dạy mà tiến tu: “Thân người khó được, Phật pháp khó gặp. Được thân người, lại gặp Phât pháp, mà không tiến tu thì quả là uổng cho phí vô cùng. Hãy cố làm từ những việc nhỏ thiện lành, để tạo phước báu. Hãy sống chân chánh với chánh pháp của nhà Phật. Hãy luôn an trú trong Bát Chánh Đạo của nhà Phật, thì cho dù không mong cầu, cuộc sống ta là hạnh phúc lành mạnh, cuộc tu ta là con đưởng giải thoát đương nhiên. Sống mà không sanh lòng dục vọng, thì làm gì có chuyện oán thù ganh tị. Sống mà nhẫn nhục thì còn có sự bình an tĩnh lặng nào hơn. Còn xã hội nào hoàn hảo hơn xã hội của những người luôn biết sữa lỗi. Tóm lại, ai ai rồi cũng lão, bịnh, tử, có điều là chúng ta có chịu tiến tu để cho lão, bịnh, tử cứ đến và cứ đi một cách tự nhiên, mà ta không phiền muộn hay đau đớn trong tuyệt vọng. Làm được như vậy là chúng ta đang thong dong rảo bước trên đường đời hạnh phúc và đường tu tự tại và giải thoát vậy.

387. HỌC PHẬT TÂM PHẬT 

Ngay từ những ngày đầu lập quốc Phật, Đức Phật đã từng khẳng định rằng đạo Phật không phải là một tín ngưỡng mù quáng, cũng không phải là một môn đạo đức học bình thường. Nếu chỉ thị hiện để sáng tạo những thứ ấy thì Phật đã không thị hiện. Đức Thích Tôn Từ Phụ vì thấy đời là một bể khổ mênh môngchúng sanh lặn hụp vẫy vùng trong đó mà không tài nào thoát được, nên Ngài đã thị hiện để khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật, để cuối cùng cũng được giải thoát như mười phương ba đời chư Phật đã từng giải thoátTuy nhiêncon đường đi đến giải thoát không chỉ nói suông mà được. Muốn được giải thoát khỏi mọi hệ lụy buộc ràng của thế giới Ta Bà nầy, người con Phật chẳng những phải học Phật, mà còn phải có tâm và quyết tâm làm Phật nữa. Làm được như vậy thì con đường đi đến đất Phật không còn mù mờ nữa vì dưới ánh sáng tư tưởng của đạo Phật, tất cả những đặc tính cao quý nhất của con người đều được khai mở.

Đức Phật không là một thí dụ điển hình cho hậu thế muôn đời hay sao? Ngài cũng đã từng là một chúng sanh như bao chúng sanh khác, nhưng chúng sanh ấy đã nhiều kiếp từ bỏ sát sanh, trộm cướp, tà dâmvọng ngữ và uống những chất cay độcChúng sanh ấy đã giác ngộ và đã tu qua nhiều kiếp đời, biết sống tàm quý khiêm cung, biết thương xót đến hạnh phúc và an lạc của mọi loài chúng sanh, biết sống đời hoan hỉ và hòa hợp với mọi ngườiChúng sanh ấy chỉ biết lỗi mình, chứ không dị nghị lỗi người. Chúng sanh ấy đã từ bỏ những lời nói cay cú, siểm nịnh và độc ác làm tăng thêm hận thù đố kỵ. Ngược lại, chúng sanh ấy chỉ ngày đêm làm lành lánh dữ và luôn giữ cho thân khẩu ý hằng thanh tịnh. Đi đâu đến đâu Ngài cũng chỉ một bề gieo rắc những lời ái ngôn ái ngữ, chỉ nói những gì đáng nói, nói những lúc đáng nói và chỉ nói những lời chân thật có ý nghĩa và lợi lạc cho cuộc sống mà thôi. Đức Phật vì thương xót chúng sanh muôn loài nên Ngài đã nói lên hết những diệu pháp thậm thâm, nhằm giúp chúng sanh muôn loài cũng được giải thoát như Ngài. Ngài đã khẳng định đạo Phật không phải là đạo để học suông. Người con Phật phải vừa học Phật, mà cũng phải vừa có tâm làm Phật nữa. Phải được như vậy thì mới mong giải thoát khỏi những khổ não ê chề của cảnh giới Ta Bà nầy. Theo Ngài, cảnh giới Ta Bà nầy có đến tám vạn bốn ngàn phiền não khổ đau. Những khổ đau phiền não nầy không chỉ bám vào chúng ta trong kiếp nầy, mà chúng đã bám lấy ta từ vô thỉ. Muốn tận diệt chúng, không phải chỉ chạy chữa nhứt thời mà được. Ngược lại, chúng ta phải đào bứng tận gốc rễ những hệ lụy ấy. Đào bứng bằng cách nào? Đào bứng một gốc cây bình thường vẫn phải xoắn ống quần tay áo và cầm cuốc lên mà hành động. Đào bứng những nội kết của phiền não khổ đau còn phải hơn thế nhiều, không thể nói suông mà được. Con đường duy nhất để bứng tận gốc rễ những khổ đau phiền não là phải học Phật, phải có tâm làm Phật và phải quyết tâm làm Phật, ngay trong đời nầy kiếp nầy. Người con Phật tu hành không phải vì dáng vẻ bên ngoài, không nhằm để được ai kính nể trọng khen, mà chính là để cho tâm thần thanh tịnh thực sự, và không bị giao động trước mọi cám dỗ của thường tình thế tục.

Đức Từ Phụ đã từng khẳng định rằng trong muôn loại chúng sanh thì con người là một chúng sanh đặc biệt và linh diệu nhứt: “Nhân thị tối thắng.” Địa ngục thì vô vàn hình phạt não phiền. Ngạ quỷ thì vất vưởng cơ hàn. Súc sanh thì ô trược, ăn tạp uống tạp, không có lý trí tu hànhA tu la thì nóng nảy sân hận không ngừng. Còn cõi trời thì chỉ lo tận hưởng phước báu, không màng chi đến ngày mai. Chỉ có con người, khổ có, vui có, buồn có, sướng có… Con người có thể làm tất cả việc lành việc thiện cho mình và cho người. “Nhơn thị tối thắng, năng sanh nhứt thiết chư thiện pháp.” Tất cả đều phát sanh từ tâm tưởng của của con người: ” Tâm là người thợ tài ba, có thể vẻ hoặc tô đắp vô số hình tượng.” Theo Đức Từ Phụtai họa do thiên nhiên vũ trụ gây ra cũng chưa đáng sợ bằng những tai họa do con người làm. Cái đáng sợ nhứt của con người là lúc nào chúng ta cũng lấy thiên kiến của thường tình thế tục ra mà phân định thiện ác nhân quả. Tuy nhiên, Đức Từ Phụ đã khẳng định trong các kinh điển của Ngài con đường duy nhứt để thoát ra khỏi những hệ lụy của thường tình thế tục là phải học Phật và phải quyết tâm làm Phật, phải lấy giới luật làm mạng mạch trong cuộc tu hành giải thoát đầy gian nan thử thách nầy. Giới luật là chiếc cầu phao duy nhất cho con người bám lấy để vượt qua bể khổ sông mê. Người học Phật và quyết tâm làm Phật phải luôn nhớ lời dạy vàng ngọc của Đức Từ Phụ: “Được làm người là khó, gặp Phật ra đời là khó, được nghe giáo pháp của Ngài là khó, học và quyết tâm làm Phật lại càng khó hơn gấp vạn triệu lần.” Nhưng ai trong chúng ta rồi cũng phải một lần tu để làm Phật. Học làm Phật bằng cách nào? Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Từ Phụ đã ân cần dạy dỗ tứ chúng rằng: “Tội từ tâm khởi do tâm sám.” Tâm nầy đã vẻ vời và đã tạo không biết bao nhiêu là tội lỗi, thì phải từ tâm nầy sám hối và phục thiệnSám hối và phục thiện bằng cách học theo Phật và tu làm Phật. Người con Phật chơn thuần phải thấu hiểu và hành trì Phật pháp không thối chuyển, không mỏi mệt thì mới có cơ may được về cùng chư Phật thong dong dạo khắp cõi vô ưu. Cơn vô thường của sanh, già, bịnh, chết nào có hẹn kỳ, sớm còn tối mất nào khác chi hoa nở hoa tàn. Thở hắt ra mà không thấy thở vào là đã qua đời kiếp khác rồi còn gì? Những người con Phật có thấy không mà cứ gây thêm những chuyện tội ác, rồi tự rước lấy tai họa vào thân vào tâm. Vui chi cho lắm đời nay, để rồi đời sau phải mang còng mang gông vào thân.

Chúng ta đang quay cuồng trong cuộc sống loạn động hôm nay nào khác chi trẻ con đang nô đùa trong căn nhà lửa, lửa cháy đến nơi mà vẫn ham chơi và vỗ tay tán thưởng. Cũng như vậy, thân mạng nầy đã sắp tận tuyệt đến nơi mà ta nào có kinh vì, vẫn cứ tự mãn, vẫn cứ tham dục, vẫn cứ sân hậnsi mêtà kiến.., vẫn cứ lăn trôi tạo nghiệp triền miên, vẫn đua đòi chụp bắt ngũ dục. Ai trong chúng ta biết trước được ngày cuối tận của đời mình, thế mà ta vẫn cứ hứa bừa hứa cuội, để hưu trí rồi hẳn tu, hoặc để khi con Hai thằng Ba lập gia đình rồi hẳn tu… Có khi chúng ta chẳng bao giờ thấy được những ngày tháng ấy đâu quý vị ạ! Vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta hãy đến quỳ trước đài Vô Thượng Giác nguyện học theo Phật và quyết tâm làm Phật ngay trong đời nầy kiếp nầy:

Kính lạy Đức Thích Tôn Từ Phụ,
Con từ vô thỉ đã lăn trôi,
Đã gây bao tội ác bởi lầm mê,
Đắm trong sanh tử đã bao lần,
Nay đến trước đài vô thượng giác,
Biển trần khổ lâu đời luân lạc,
Với sanh linh vô số điêu tàn,
Sống u-hoài trong kiếp lầm than,
Con lạc lỏng không nhìn ra phương hướng,
Đàn con dại từ lâu vất vưởng,
Hôm nay trông thấy đạo huy hoàng,
Xin hướng về núp bóng từ quang,
Lạy Phật Tổ soi đường dẩn bước,
Bao tội khổ trong đời ác trược,
Vì tham, sân, si, mạn gây nên,
Thì hôm nay giữ trọn lời nguyền,
Xin sám hối để lòng thanh thoát,
Trí Phật quang minh như nhựt nguyệt,
Từ bi vô lượng cứu quần sanh,
Ôi từ lâu ba chốn ngục hình,
Giam giữ mãi con nguyền ra khỏi,
Theo gót Ngài vượt qua khổ ải,
Nương thuyền từ vượt khỏi ái hà,
Nhớ lời Ngài bờ giác không xa,
Hành thập thiện cho đời tươi sáng,
Bỏ việc ác cho đời quang đảng,
Đem phúc lành gieo khắp phàm nhân,
Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng,
Con nguyện được sống đời rộng rãi,
Con niệm Phật để lòng nhớ mãi,
Hình bóng người cứu khổ chúng sanh,
Để theo Ngài trên bước đường lành,
Chúng con khổ nguyền xin cứu khổ,
Chúng con khổ nguyền xin tự độ,
Ngoài tham lam sân hận ngập trời,
Phá si mê trí huệ tuyệt vời,
Con nhớ Đức Di-Đà Lạc Quốc,
Phật A-Di-Đà thân kim sắc,
Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm,
Năm tu-di uyển chuyển bạch hào,
Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc,
Trong hào quang hóa vô số Phật,
Vô số Bồ Tát hiện ở trong,
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh,
Chín phẩm sen vàng lên giải thoát,
Quy mạng lễ A-Di-Đà Phật,
Ở Tây phương thế giới an lành,
Con nay xin phát nguyện vãng sanh,
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ.

388. BỒ TÁT SỢ NHÂN, PHÀM NHƠN SỢ QUẢ 

Nhân và quả là những giáo lý căn bản quan trọng trong đạo Phật. Có lẽ nhân quả đã có từ trước thời Phật còn tại thế, nhưng đạo Phật là đạo của sự thậtđạo Phật chấp nhận những gì của sự thật, thế nên sự thật về nhân quả đã được Đức Thích Tôn Từ Phụ hoan nghênh và đặt lên hàng giáo lý căn bản trong đạo PhậtNhân quả là một nguyên lý mà trong đó con người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những hành động của mình. Nhân quả là một nguyên lý rất rõ ràng và khoa học. Hễ trồng thứ gì thì gặt thứ đó, không trồng thì không gặt. Với thường tình thế tục, có thể không trồng mà vẫn gặt, bằng cách đi xin hay ăn cướp ăn trộm, nhưng với “nhân quả của nhà Phật,” thì ai gieo nấy gặt và gieo thứ gì thì gặt thứ đó, gieo thứ gì thì hưởng thứ đó, không ai gieo trồng được dùm ai, không ai xin ai được, cũng không ai cho ai hoặc không đi ăn trộm ăn cướp của ai được.

Tại sao lại nói Bồ Tát sợ nhân, phàm nhơn sợ quả? Bồ Tát là những vị tu hành giải thoát nhiều đời kiếp. Với họ, luật nhân quả chi phối chúng sanh thế nào đà quá rõ ràng, không còn một chút mù mờ hoặc mơ hồ. Thế nên nhất cử nhất động của họ, họ đều biết kinh vì nơi những nhân bất thiện, vì nếu chưa phải là Phật, hễ gieo nhân ắt gặt quả. Gieo nhân bất thiện, ắt gặt quả bất thiện, không sai chạy đi đâu được. Từ vô thỉ con người đã lăn trôi trong luân hồi sanh tử, và cứ thế nhân quá khứ biến thành quả hiện tại, quả hiện tại tác động trên những thăng trầm trong cuộc mưu sinh mà biến thành nhân cho quả của vị lai. Cứ thế và cứ thế mà chúng sanh tiếp tục luân hồi sanh tửBồ Tát luôn biết rằng nhân dù nhỏ, khi gieo ra, cây sẽ lớn tàng, trái sẽ sum suê. Chẳng hạn như hột mận hột xoài, khi đem gieo rồi tưới nước bón phân, thì vài năm sau sẽ biến thành cây mận cây xoài và cho ra vô số những trái mận trái xoài. Sự gieo nhân trong hành động hằng ngày của chúng ta cũng như vậy. Một lời nói độc ác có thể gây phiền chuốc não và đưa đến cái chết cho chúng sanh khác. Với chúng sanh đang lăn trôi trên đường sanh tử, hãy còn mù mờ về nhân quảNên chi hễ thấy trái ngọt thì ưa thích, mà quả đắng quả cay thì ghét thì sợ. Thế nhưng lại không chịu suy xét, mà lại cứ gieo bừa, không chịu xem coi nhân nào sanh quả ngọt, nhân nào sanh quả đắng. Luật nhân quả có thể là một cái gì trừu tượng và vô hình vô tướng với những ai tâm tưởng hãy còn loạn động, nhưng với những bậc Bồ Tát thức giả, với những người nội tâm an tỉnh và giác ngộ được chân lý thì nhân quả là cái gì rất ư là rõ ràng và dễ hiểu vô cùng. Với những bậc Bồ Tát vì biết chắc rằng nhân đau khổ sẽ sanh ra những quả khỗ đau, nên chi họ rất dè dặt và cẩn trọng trong lúc gây nhân. Chính vì thế mà ngay trong đời kiếp nầy, những bậc Bồ Tát thức giả luôn có đời sống lành mạnh từ đi, đứng, nằm, ngồi, đến cách giao tế hằng ngày, cách ăn uống và ngủ nghỉ. Họ luôn ăn uống đều đo, ăn để có đầy đủ sức khỏe để sống để tu, chứ không phải sống để ăn cho khoái khẩu. Nên chi họ ăn những thứ không làm tổn hại đến chúng sanh, hoặc nếu có làm tổn hại, thì chỉ tổn hại rất ít. Lời ăn tiếng nói của họ luôn thanh tao hòa nhã. Họ không bao giờ thốt ra những lời thô lỗ cộc cằn hoặc chưởi rũa độc ác, khiến cho loạn tâm loạn tánh tha nhân và họ luôn tránh cho tha nhân có cơ hội tạo ra nghiệp chướng. Đi đâu đến đâu họ cũng mang theo bên mình câu châm ngôn của cổ nhân: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.” Nghĩa là cái gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác. Mình không muốn nghèo khổ đói rét thì đừng xâm phạm đến tài sản vật chất của ai. Mình không muốn ai gây thù kết oán với mình thì mình đừng kết oán gây thù với ai. Mình không muốn tật nguyền tàn phế, thì đừng đánh đập ai cho đến nỗi phải tật nguyền tàn phế. Mình không muốn con cái bất hiếu bất nghĩa thì mình đừng bất nghĩa bất hiếu với mẹ cha… Những bậc Bồ Tát thức giả luôn làm việc có chừng mực. Tâm họ luôn hướng về chánh niệm. Trí họ luôn thông minh sáng suốt và học hành tinh tấnTâm trí họ luôn vượt thoát khỏi những khái niệm chấp trước, những tư tưởng đen tối cũng như những ràng buộc tình cảm của thường tình thế tục. Họ không bao giờ nhìn ai bằng thành kiến hay định kiến. Ngược lại, họ luôn lắng nghe tha nhân. Đó là những nhân mà các bậc Bồ Tát thức giả gieo trong đời sống hằng ngày. Những bậc Bồ Tát thức giả luôn tránh gieo nhân, nhứt là nhân ác, dù nhỏ thế mấy cũng không gieo. Danh vọng, tiền tài, sắc, thực, ngủ nghỉ… không bao giờ cám dỗ được họ. Họ luôn biết những việc nào nên làm và những việc nào phải tránh. Thế nên hiện đời, chứ không nói đâu xa, họ được giải thoát khỏi mọi hệ lụy của não phiền đau khổ và đời sống họ thật là an lạc hạnh phúc, đời tu họ là miên trường giải thoát.

Phàm nhơn chúng ta thì ngược lại, nhân khổ đau phiền não cứ gieo mà cầu không khổ, làm sao được đây? Dù biết hay không biết, chúng ta vẫn cứ nhắm mắt làm liều, đến chừng khổ đau não phiền ập đến thì than trời trách đất. Trời đâu đất đâu cho ta than trách hỡi những người con Phật! Thấy như vậy để ngay từ bây giờ nếu chúng ta không chịu tỉnh tâm tu hành để thấy cho rõ luật vô thường sẽ không bỏ xót một ai, dù người đó là vua, quan, hay quyền cao chức trọng đến thế nào, cũng phải già, yếu, bịnh hoạn, xấu xí. Nếu chúng ta không chịu bình tâm suy nghĩ thì một ngày nào đó sẽ phải khổ buồn vì bất như ý. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng nghe nói đến Tần Thủy Hoàng, tán bạo bắt ép nhân dân đồ khổ đi tìm thuốc trường sinh và xây cất lầu đài cung điện nguy nga tráng lệ cho ông ta, nhưng rồi ông ta có sống được mãi để thụ hưởng những thứ đó đâu? Một Đại Đế như Tần Hoàng mà còn vậy, chúng ta nào có nghĩa gì! Phàm nhơn chúng ta do bởi vô minh che lấp mất đi trí huệ, thậm chí lắm kẻ còn u mê theo tà tín với đủ thứ xin xăm, bói tướng, bói quẻ, lên đồng lên cốt, cúng sao giải hạn, coi ngày, hoặc đốt giấy tiền vàng bạc… Xăm đâu mà xin, quẻ đâu mà bói, hạn đâu mà giải, ngày đâu mà coi, tiền mã đốt ra tro ai xài, vân vân và vân vân. Kỳ thật nếu ông sao La Hầu hay Kế Đô gì đó mà chiếu xuống bất kỳ ai trong chúng ta, thì cả địa cầu nầy phải lãnh đủ, cả địa cầu nầy phải tìm cách giải trừ chứ không riêng gì ai. Nói về ngày tốt ngày xấu, hễ mặt trời chiếu bên nào của địa cầu thì bên đó là ngày, còn bên kia là đêm và cứ thế mà xoay vầng, chứ có cố định đâu là ngày đâu là đêm. Cùng một điểm ban nãy là ngày thì bây giờ đã là đêm tối mịt mùng. Thế mà con người đặt số đặt tên cho ngày, rồi tự cho là ngày nầy tốt, ngày kia xấu. Những Phật tử chơn thuần phải vô cùng cẩn trọng, không thể dễ duôi bỏ mặc cho thân tâm dong ruỗi về những miền vô định. Tất cả đều do gây nhân mà có quả. Khi ta tạo nhân lành thì ta hưởng quả lành, khi ta tạo nhân dữ thì ta hưởng quả dữ, không chối cãi cũng như không trốn chạy đi đâu được. Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu tu hành theo các bậc Bồ Tát thức giả thì cho dù có lở tạo nhân ác, quả dữ cũng hoặc sẽ nhẹ đi hoặc không trổ.

***

Nguyện đem công đức nầy
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật Đạo

Pages: 1 2 3