ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG
TẬP I
Thiện Phúc
(Tổ Đình Minh Đăng Quang)

31- Giáo lý của đạo Phật?
32- Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.
33- Chúng ta nhìn sự vật bằng cái nhìn như thế nào?
34- Cái gì đã tạo cho ta có cái nhìn Nhị Biên?
35- Ai đưa chúng sanh tới chỗ trầm luân khổ ải?
36- Nhờ đâu mà ta đến được bến bờ Chánh Đẳng Giác?
37- Xuất gia có phải là phương tiện duy nhất để tu không?
38- Người tu nhìn tri kiến Phật như thế nào?
39- Tu và đời sống hàng ngày của chúng ta?
40- Phương pháp hành trì – Tu và áp dụng giáo lý vào cuộc sống như thế nào?

31. GIÁO LÝ CỦA ĐẠO PHẬT

Giáo lý của đạo Phật bao gồm trong ba tạng kinh điển là Kinh, Luật và Luận. Kinh là những lời mà Đức Phật Thích Ca đã nói khi Ngài còn tại thế, nhằm dạy chúng sanh dứt trừ hết phiền não và đạt đến quả vị Niết Bàn. Luật là những giới luật mà Đức Phật đã đặt ra cho các đệ tử, nhằm răn chừa các điều dữ, tu tập các điều lành và trau dồi thân tâm cho thanh tịnh. Luận là những sách do đệ tử của Phật viết ra để bàn giải rõ ràng nghĩa lý mầu nhiệm trong kinh, luật, hoặc quyết đoán lẽ phải và tà kiến khiến cho người đời khỏi bị nhầm lẫn.

Tại sao lại gọi là đại thừa và tiểu thừa?

Thừa có nghĩa là chở hoặc là cỗ xe, ý muốn nói giáo lý của Phật có công năng như một chiếc xe đưa chúng sanh từ chỗ trần lao phiền não đến cảnh giới an vui thanh tịnh, từ biển khổ luân hồi đến Niết Bàn giải thoátĐại thừa là cỗ xe lớn, chở được nhiều người còn tiểu thừa là cỗ xe nhỏ chở được ít người. Sở dĩ trong giáo lý, Phật nói là có đại thừa và tiểu thừa vì căn cơ và sự hiểu biết của chúng sanh không đồng nhau chứ đạo Phật chỉ có một Phật thừa, không hai mà cũng không có ba.

Ai cảm thấy chỉ có khả năng giải thoát cho mình thôi thì có khuynh hướng tiểu thừa, còn ai có khả năng tự độ cho mình và độ cho người để cùng nhau đi đến Niết Bàn thì có khuynh hướng đại thừa.

Đạo Phật đem lại cho chúng ta những lợi ích nào?

Đạo Phật đem lại cho người tu hành một quả vị là không bao giờ bị luật vô thường chi phối, là chơn thường. Đạo Phật còn mang đến cho ta một sự an vui toàn vẹn và bất tận, là chơn lạc. Ngoài raĐạo Phật còn có khả năng giúp ta diệt trừ những chi phối ràng buộc để đi đến giải thoát hoàn toàn, ấy là chơn ngã. Đạo Phật còn giúp cho người tu hành gạn lọc những ô trọc của cõi đời để được sống trong tinh khiết, ấy là chơn tịnh.

Tóm lạiđạo Phật không chỉ đem đến cho to lợi ích trong vị lai, mà là lợi ích ngay trong đời nầy. Nhờ tinh thần Từ Bi của Đạo Phật mà xã hội và nhân loại sẽ yêu thương nhau hơn. Ánh sáng trí tuệ của đạo Phật sẽ làm cho xã hội và nhân loại bớt si mê lầm lạc, thấy đâu là giá trị thật, đâu là phỉnh phờ giả dốiCuối cùngtinh thần bình đẳng của đạo Phật sẽ san bằng những bất công của xã hộinhân loại và làm cho cảnh giới ta bà nầy được sáng sủa, an vui hơn.

Làm thế nào để đạt được những lợi ích vừa kể của đạo Phật?

Chúng ta đã biết rõ ràng những lợi ích của đạo Phậttuy nhiên, nếu chúng ta không học và hành theo những gì Phật dạy thì chỉ giống như nước đổ lá môn, có bao giờ thấm đâu, và như vậy thì những lợi ích ấy sẽ chẳng bao giờ đến với chúng ta cả. Vậy muốn có lợi lạc, ta phải học giáo lý và cuộc sống đức hạnh của Phật, cố gắng thực hành cho bằng được những điều hay lẽ phải, những từ, bi, hỉ, xả, hoan hỉtinh tấnthanh tịnh. Có học và hành theo đạo hạnh của Ngài thì chúng ta không đang trên đường giải thoát nữa mà chúng ta đang giải thoát đấy.

Cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ, Đức Thế tôn đã trình bày cặn kẻ quan niệm của Ngài đối với kiếp sống con người kinh qua những thực nghiệm mà Ngài đã thấu đáo. Trong ba tạng kinh điển, Đức Phật đã lấy con người làm tiêu chuẩn. Khi đề cập đến Phật giáo là đề cập đến con người qua quá khứhiện tại và vị lai. Phật đã nói rõ con người do đâu phát sanh, tại sao sanh ra và sau khi chết sẽ đi về đâu?

Mỗi người chúng ta đều có riêng một vũ trụ quan, và không vũ trụ quan nào giống vũ trụ quan nào. Tuy nhiên, chung qui không ngoài hai sự vui và khổ. Ai nhìn đời bằng con mắt vui tươi hạnh phúc ấy là lạc quan; còn ai nhìn bằng đau khổ chán chường, ấy là bi quanPhật giáo khi quan niệm “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước bể cả” hoặc mạt sát thân nầy ô uế, bất tịnhgiả trá, tạm bợ… là bi quan yếm thế hay lạc quan? Để trả lời câu hỏi nầy, chúng ta hãy nhìn các nhà sư chân chính, nhìn gương mặt vui tươi điềm đạm, lúc nào cũng cười nói vui vẻ và hiền hòa, lúc nào nụ cười cũng chợt n· trên môi thì đủ thấy Phật giáo bi quan hay lạc quan.

Đức Phật vạch rõ cho chúng ta thấy những khổ đau, những bất tịnh và ô uế của con người không phải để cho ta chạy trốn những đau khổ và bất tịnh ấy, mà để cho chúng ta biết nhìn thẳng vào khổ đau để có sức chịu đựng, để tìm cách phá bỏ vĩnh viễn xích xiềng đau khổ.

Con người và cuộc sống luôn luôn mâu thuẫn. Làm con người ai cũng mong được sống lâu, trẻ mãi, và mạnh khoẻ không đau ốm. Nhưng cái thân tứ đại nó không cho phép như vậy, nó bắt chúng ta phải đau, khổ, bịnh, chết. Chính sự mâu thuẩn nầy là một nổi khổ vô tận của con người. Một thí dụ khác của sự mâu thuẫn là trong nắng hạn, ai cũng cầu mưa. Thế nhưng nếu mưa cứ đổ mãi, đường sá ngập lụt, hoa màu tàn rụi thì ta lại kêu rêu ta thán. Sự xung đột giữa tình cảm và lý trí cũng là một niềm đau khổ triền miên của con người.

Phật giáo nhận chân được sự đau khổ của chúng sanh, song Phật giáo cũng vạch ra những ưu điểm nơi con người: “Con người có suy tưởng, có quả cảm, có trí tuệ, nên dễ tiến tu.” Đức Phật đã dạy: “Nhơn thân nan đắc.” là thân người khó được, hoặc: “Thiên niên thiết thọ khai hoa dị, nhất thất nhơn thân vạn kiếp nan.” tức là ngàn năm cây sắt trổ bông còn dễ, một phen mất thân nầy muốn được lại còn khó hơn cây sắt trổ bông. Chính vì vậy mà Phật giáo chủ trương tích cực tu tập một đời để nó đừng luống qua vô nghĩa.

Đức Thế Tôn đã dạy rằng đọa địa ngục thì quá khổ sở, ngạ quỷ thì quá đói khátsúc sanh thì ngu si, còn lên cõi trời thì quá sung sướng không thể tu được, chỉ có làm người là đủ điều kiện để tiến tu hơn cả. Đức Phật đã luôn nhắc nhở rằng con người phải nhận thức sự khổ đau là những chất liệu cần thiết để đắp xây ngôi đền đạo đức. Có hiểu được cuộc đời là xấu xa đau khổcon người mới lo tìm cách sửa đổi từ nếp sống và tâm hồn cho tươi đẹp và trong sạch hơn.

Tóm lạigiáo lý của đạo Phật vạch cho chúng ta thấy rõ đau khổ gây ra bởi sự mâu thuẫn giữa con người và thiên nhiên, giữa tình cảm và lý trí. Nếu chúng ta tu hành thì chúng ta có thể xoay chuyển những mâu thuẫn ấy trở thành thuận hòa thì tự nhiên đau khổ phải vỡ tanĐức Phật chỉ cho chúng ta thấy những khổ đau nó tiềm ẩn nơi đâu để mà chúng ta có thể đương đầu và chịu đựng và tin mình có đủ trí tuệ, có đủ khả năng rứt bỏ ra ngoài sự ràng buộc khốc hại của nó. Bao giờ lý trí của chúng ta hoàn toàn làm chủ tình cảm là lúc ấy cơ hội diệt khổ sẽ không xa. Phật giáo dạy cho con người nhìn thẳng sự thật và nói thẳng sự thậtPhật giáo nói kiếp người là khổ đau, thân người là ô trược; nhưng ta phải mượn thân nầy làm con thuyền qua bờ thanh tịnh và an lạc.

32. NHÂN, THIÊN, THANH VĂNDUYÊN GIÁCBỒ TÁT VÀ PHẬT.

Chư Phật tùy theo căn cơ của chúng sanh mà thuyết phápCăn cơ của chúng sanh có khác, nên Pháp của Phật cũng có những mức độ khác nhau. Đối với những ai chỉ mong được hưởng phước thế gian, hoặc trong cõi trời, thì Phật dạy về Nhân thừa và Thiên thừa. Đối với những ai cầu được giải thoát khỏi sự sống chết, thì Phật dạy về Thanh Văn hoặc Duyên Giác. Riêng đối với những người có lòng từ bi bao la, mong muốn tế độ chúng sanh đồng thành Phật, thì Phật dạy về Bồ Tát thừa, tức là Đại Thừa.

Dù là tùy theo căn cơ mà giảng phápbản nguyện của Đức Thế Tôn vẫn là muốn cho khắp cả chúng sanh đều thành Phật Đạo. Đức Phật chia ra làm năm thừa chỉ là chỉ dạy cho chúng sanh từng bước, từ thấp đến cao để đi đến chỗ viên mãnthành Phật đạo.

Thanh Văn là những người nghe hiểu Phật pháp. Thấy sự vật qua lăng kính đau khổ nên quyết chí tu hành theo Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) mà chứng quảTứ Đế là đạo lý căn bản của hàng Thanh Vănđồng thời cũng là cơ sở của các đạo lý khác trong đạo Phật. Hàng Thanh Văn biết rằng tiếp tục luân hồi là khổ, nên hết tâm cầu đạo giải thoát. Hàng Thanh Văn hiểu rằng khổ tạo bởi nghiệp và nếu siêng năng tu tập thì có thể giải trừ.

Duyên Giác thừa là những bậc tu hành nhìn thấy hoa rơi, lá rụng mà nghĩ đến cái vô thường của vạn vật. Các ngài quyết chí tu hành theo pháp quán sát 12 nhơn duyên, phăng lần từ vô minh đến sinh tử diệt, rồi phăng ngược trở ra để được giải thoát. Phép nầy chủ yếu quán sát tất cả sự vật cho đến luân hồi, đều do nhân duyên hội họp lại thì gọi là sanh, nhân duyên tan rã thì gọi là diệt, sự thật vốn không có cái gì sanh, mà cũng không có cái gì diệt cả. Thí dụ tờ giấy là một hợp nhất của nhiều thứ từ cây thông ở rừng, người đốn thông, người chở thông về nhà máy, người thợ, hóa chất, v..v… Nếu thiếu một trong những thứ ấy thì làm gì có được tờ giấy. Quán sát như thế, thì nhận rõ được các tướng của sự vật đều giả dốikhông thật, theo duyên mà khởi, rồi cũng theo duyên mà thay đổi, không có gì là chắc là thật cả. Các ngài thấy rằng nếu vô minh diệt thì hành diệt; hành diệt thì thức diệt; thức diệt thì danh sắc diệt; danh sắc diệt thì lục nhập diệt; lục nhập diệt thì xúc diệt; xúc diệt thì thọ diệt; thọ diệt thì ái diệt; ái diệt thì thủ diệt; thủ diệt thì hữu diệt; hữu diệt thì sanh diệtsanh diệt thì lão, tử, ưu, bi, khổ não đều diệt. Như thế ta thấy rằng 12 nhân duyên của luân hồi là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu nầy đến khâu khác, đời này đến đời khác. Đầu dây mối nhợ của cái dây chuyền nầy là vô minhvậy thì hãy chặt đứt cái móc vô minh đi thì dây chuyền tự nhiên tan rã.

Bồ Tát thừa tức là đường tu của các vị Bồ Tát, nhằm tự giácgiác tha, đến giác hạnh viên mãn và thành Phật Đạo. Bồ Tát nhìn sự vật tánh không , tất cả sự vật đều do các duyên tương trợ lẫn nhau mà sanh khởi, nên không có thực thể. Chính vì thấy cái không có thực thể đó mà chư Bồ Tát đã thực hành hạnh “không chấp.” Không chấp của cải của mình nên đem bố thíkhông chấp thân tâm nên diệt được tham, sân, si; không chấp cái ta nên nhẫn nhục chịu đựng mà không thấy khổ… Các ngài sở dĩ có đủ trí huệ để đạt được chân lý vì các ngài luôn tinh tấnkhông giải đãi, không dần dà làm việc thiện và tạo cho mình cái tâm an trụ. Đi đôi với những công hạnh giác tha, nghĩa là hiện ra nhiều thân trong các loài để hóa độ chúng sanh. Chỉ khi nào công hạnh giác tha được viên mãn thì công hạnh tự giác mới thật sự viên mãn.

Phật nhìn “chơn không hiện hữu,” nghĩa là Phật nhìn các tánh, pháp hay sự vật từ xưa đến giờ tự nó nó vắng lặng, tự nó nó tỉnh. Chính những yếu tố bên ngoài, tức là những cái duyên đã làm cho vật thể trở nên động. Thí dụ như không khí tự nó nó rất tỉnh, nếu không có sự thay đổi nhiệt độ thì làm gì có gió. Nước biển tự nó nó lặng, nếu không có gió thì làm gì có sóng… Giống như con người vậy, thí dụ như mình đang ăn, có ai đến bảo sao anh, chị ăn hỗn, sao anh hoặc chị ăn đồ thừa đồ cặn. Ta đâm ra sân si mà chửi rủa thì quả thật giống như biển dậy sóng. Cái việc người ta bảo mình ăn hỗn hoặc ăn thừa, ăn cặn tự nó nó như nước vậy, nếu ta không vì sân si mà chửi rủa, mà khởi gió thì nước vẫn là nước chứ làm gì có sóng.

Tóm lại muốn hiểu thấu cái vắng lặng của các pháp, ta hãy nhìn chư pháp bằng cái nhìn của Phật: “Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng.” Chính Đức Thế Tôn đã khẳng định con người ta cũng thế, tánh cũng vắng lặngTuy nhiên những cái duyên từ bên ngoài sẽ có khả năng biến con người thành Bồ Tát hoặc thành quỷ dạ xoa. Ấy là do mình tự chọn lấy.

33. CHÚNG SANH NHÌN SỰ VẬT BẰNG CÁI NHÌN NHƯ THẾ NÀO?

Thói thường chúng ta nhìn sự vật bằng bề ngoài chứ không thấy được chiều sâu, mà nhìn bề ngoài thì làm sao mà thấu hiểu được hết nghĩa lý của nó. Nếu chúng ta nhìn bề mặt mà quên hoàn cảnh và điều kiện chung quanh, thì chẳng những chúng ta gây khổ não cho người mà còn cho mình nữa. Thí dụ như ta thấy con trai anh A chẳng lo học hành gì cả mà chỉ lo theo bạn bè băng đảng thì ta vội kết tội cho thằng nhỏ hư hỏng, chứ nếu ta chịu khó nhìn hoàn cảnh và điều kiện xung quanh thì biết đâu ta sẽ biết rõ hơn lý do tại sao thằng bé lêu lỏng. Nó lêu lỏng có thể vì anh chị A chỉ lo vật chất mà quên mất đi cái phần tinh thần là cái phần rất cần thiết cho cuộc sống. Lại nữa anh chị A có thể là nạn nhân của một sự giáo dục sai lầm… Xa hơn nữa, nếu ta nhìn hoàn cảnh gia đình và trường học khác nhau có khi làm xáo trộn thằng bé, ở nhà cha mẹ dạy một đàng vào trường thầy cô dạy một nẻo. Với cái nhìn thô thiển như vậy rồi hàm hồ kết luận và đem về áp dụng cho chính gia đình mình thì quả tình tự mình đã tạo khổ cho mình.

Đức Phật nhìn cái xác phàm nầy là tạm bợ, được cấu tạo bởi đất, nước, lửa, gió. Còn chúng ta nhìn cái xác nầy bằng hình tướng mập, ốm, cao, thấp, đẹp, xấu… Chính cái nhìn biên kiến nầy mà vợ bỏ chồng, chồng bỏ vợ, người khen ta, ta chê người… và gây ra biết bao nhiêu là khổ não. Muốn dứt hết phiền não thì ta phải tập bỏ đi cái nhìn biên kiến thiên lệch để nhìn sự vật trong trạng thái thực sự của nó.

34. CÁI GÌ ĐÃ TẠO CHO TA CÓ CÁI NHÌN BIÊN KIẾN?

Thật khó mà diễn tả cho được cái tâm của ta vì nó không có hình tướng, dài, ngắn, lớn, nhỏ, vuông, tròn, xanh, trắng, đỏ … Ta không thể rờ mó nó được; tuy nhiên nhờ thấy được cái tác dụng của nó nên ta biết là ta có tâm. Tâm được cấu tạo ra sao và điều khiển thế nào? Người ta thường nói ta có tám cái tâm hay là tám cái Thức: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, ý căn, và tàng thức hay A lại da.

Trong tám thức trên “Ý” là khôn lanh và tính toán còn “ý căn” hay mạt na thức hay chấp ngã, nó là đầu mối của cái nhìn biên kiến và là gốc của mọi si mê phiền não. Còn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý giống như những công nhân và quản lý của một hảng xưởng mà thôi, ý căn sai bảo gì là làm đó.

Như trên ta đã biết ai là nguồn gốc của cái nhìn biên kiếnÝ căn là đầu dây mối nhợ, như vậy muốn có được cái nhìn như thị của chư Phật ta phải tu theo như chư Phật và quán vô ngã, phá trừ si mê chấp ngã và phiền não chướng. Khi ngã chấp và pháp chấp hết rồi thì phiền não chướng và sở tri chướng cũng dứt, thì quả vị Bồ Đề và Niết Bàn cũng sẽ không xa.

35. AI ĐÃ ĐƯA CHÚNG SANH ĐẾN CHỖ TRẦM LUÂN KHỔ HÃI?

Thật tình mà nói, ngoài ta ra có ai có thể đưa ta đến chỗ trầm luân khổ hãi đâu? Nói như vậy có quá đáng lắm không? Có nhưng cũng không, vì nào có ai muốn mình trầm luân khổ hãi bao giờ, ngặc vì giặc gây ra khổ hãi phiền muộn nó ở tâm ta chứ ở đâu, nhưng chúng ta không biết chúng là ai thành ra chúng ta chẳng những không trị được chúng mà thường là ta tiếp tay cho chúng nữa. Vậy thì chúng là ai và làm thế nào để tránh tiếp tay cho chúng.

Trước hết nói về tham lamTham lam là tánh hay để ý rình dòm những gì của người mà ta ưa thích rồi lửa dục nó thúc ta tìm cách đoạt lấy. Sự tham lam là vô cùng vô tận, tham cho ta, tham cho vợ ta, cho con ta, cho thân bằng quyến thuộc ta… Những cuộc xâu xé tranh giành và ngay cả chiến tranh chung qui cũng tại lòng tham mà ra. Là Phật tử nếu ta tự xét ta có tánh tham thì phải gắng tập cho được cái câu “Thiểu dục tri túc” nghĩa là ít ham muốn mà thường hay biết đủ. Có như thế tâm ta sẽ thanh tịnh hơn và ta sẽ cảm thấy hạnh phúc với những gì mà ta có.

Sân là sự nóng nảy. Người có tánh nóng nãy gặp những gì trái ý thì bực dọc, mặt đỏ rần hoặc tái mét trông hình tướng xấu xí vô cùng. Cái “sân” nhiều khi nó đưa chúng ta đến chỗ đánh đập chém giết lẫn nhau. Phật tử muốn diệt trừ cái “sân” trong ta thì phải tập tánh nhẫn nhục. Có nhẫn nhục rồi thì tự nhiên cái sân nó mất chỗ đứng trong ta.

Si là si mê hoặc vô minh tức là không sáng suốt. Đối với sự vật hiện tiềntâm tánh mờ ám, không có trí huệ sáng suốt để phán đoán đúng hay sai, hay hoặc dở, tốt hoặc xấu, lợi hay hại… Chính cái si mê nầy nó đưa ta đến những hành động tội lỗi chẳng những có hại cho mình mà còn cho người nữa.

Trong ba thứ tham sân si, thì “Si” là độc ác hơn cả vì nếu trí ta sáng suốt phán đoán đúng sai kịp thời thì không có si mê u muội thì tham sân cũng chẳng làm gì đặng. Ta nên luôn nhớ: “Bất úy tham sân khởi, duy khủng tự giác trì.” nghĩa là ta không sợ cái tham sân nó khởi dậy trong ta mà ta chỉ sợ mình si mê giác ngộ chậm mà thôi.

Mạn là ngã mạn cống cao tức là phách lối, lấn lướt, hiếp đáp người. Con người ta vì ỷ mình có tiền bạc, tài năng và quyền uy mà khinh rẻ, hiếp đáp người khác, chẳng kính trọng người già cả. Bởi cái tánh hiên hiên tự đắc coi trời không bằng vun, ta là trung tâm của vũ trụ, nhìn quanh ta như chỉ có ta chứ không có ai khác (mục hạ vô nhơn) nên chẳng ai ưa. Thực tình mà nói, những kẻ ngã mạn cống cao nhiều khi họ đâu có tài cán gì, mà tại cái cố hữu của họ cho mình là hơn hết, mình là trung tâm của vũ trụ nên không kính phục ai. Hể cứ h· ra là oang oác (thùng rỗng kêu to). Cái gì của mình cũng hay, cái gì của người cũng dở từ đó chẳng chịu học hỏi. Những người ngã mạn cống cao rất tổn đức, ngày qua ngày tội lỗi càng chồng chất. Là Phật tử nên tự kiểm điểm chính mình xem ta có ngã mạn cống cao không, nếu có hãy diệt trừ nó đi, vì ngã mạn cống cao không bao giờ có chỗ đứng trong “từ bi hỉ xả” của nhà Phật.

Nghi là nghi hoặc, hay nghi ngờNghi ngờ những đạo lý chơn chánh mà lại đem lòng tin những việc tà dại. Đối với những điều phước thiện lại do dự chẳng làm và chính cái nghi nó làm cản trở sự tu tiến của ta . Ta nghi cả những người đã dạy cho mình những tinh hoa của lẽ sống. Nhiều khi còn hàm hồ nghi ngờ và nói xấu thầy tổ nữa là khác. Từ cái nghi nó dẫn ta đến cái không chí tâm, mà chí tâm làm sao được khi tâm ta còn vướng mắc cái nghi. Tóm lại, những người có tánh hay nghi, đối với bạn bè không cả tin, trong gia đình không cảm thấy thân mật và gần gủi được ai cả, và từ đó tự mình cô lập mình với bên ngoài. Những người nghi còn vướng phải một tội khác nữa là tuy bên trong họ nghi, nhưng mặt ngoài họ vẫn giả nhân giả nghĩa, vẫn niềm nở với bạn bè, gây nên cảm giác không thật cho kẻ khác. Là Phật tử, ta nên cẩn thận trong trong mọi việc, không vội tin ai nhưng phải cương quyết diệt trừ cho bằng được cái nghi trong ta. Có như thế ta mới cảm thấy gần gủi với gia đình và bạn bè được.

Thân kiến hoặc là chấp thân. Ta thường hay chấp là ta có thật rồi trong đời sống hàng ngày cái gì cũng vì ta, tranh danh đoạt lợi cũng vì ta. Chẳng những tranh đoạt cho ta mà còn tranh đoạt cho gia đình và quyến thuộc nữa. Thật cái chấp thân là một tai họa vì bao nhiêu tranh chấp tương sát, chiến tranh đều do cái chấp thân mà ra. Phật tử nên sáng suốt nhìn thấy rằng thân nầy giả hợp chứ không thật có, để từ đó ta phá trừ đi cái thân kiến. Một khi đã phá được cái chấp thân rồi thì tự nhiên cái tánh ích kỷ vị ngã cũng sẽ không còn nữa, do đó mà ta sẽ có một cuộc sống đầy tình thương và vị tha.

Biên kiến tức là thấy có một bên hoặc chấp có một bên. Có người thì chấp rằng khi chết rồi thì mất hẳn vì thế giới bao lakhông gian vô tận, chết rồi là mất, tội gì phải bỏ công bỏ của ra làm phước… Từ cái biên kiến đó khiến họ hưởng thụ, chứ chẳng muốn tu nhơn tích đức gì cả, họ thấy đời một khi chết rồi chẳng còn giá trị gì cả nên mặc tình làm những điều tội lỗiSở dĩ hằng ngày có những vụ tự tử cũng do nơi cái biên kiến ấy mà ra. Họ cho rằng chết là hết, là không còn đau khổ nữa nên mỗi khi gặp những ngang trái trắc trở, họ không trầm tỉnh sáng suốt để tìm phương giải quyết mà chỉ biết chết là hết, rồi đi quyên sinh. Cái biên kiến nầy nhà Phật gọi là “Đoạn kiến ngoại đạo.” Thật ra người chết rồi không phải thường còn cũng không phải thường mất hẳn, mà tùy theo nghiệp lực lành hay dữ để luân hồi lên xuống, người Phật tử nên diệt trừ biên kiến.

Kiến thủ tức là bảo thủ sự hiểu biết sai lầm của mình. Hành vi đã sai lầmý kiến lại thấp thỏi nhưng lại không biết mà lúc nào cũng bảo thủ cho mình là hay, là giỏi, là đúng đắn hơn hết, ai nói cũng chẳng nghe, ai khuyên cũng chẳng chịu. Nhiều khi biết mình làm như thế là sai, nói như vậy là trật nhưng cứ khư khư giữ lấy cái của mình chỉ vì cái kiến thủ nó lấn lướt ta, đưa ta từ sai lầm nầy đến sai lầm khác và nên nhớ rằng tài của ta chỉ là một hạt cát trong triệu ức hạt cát khác của sa mạc mà thôi.

Giới cấm thủ nghĩa là cứ khư khư giữ lấy những điều cấm kỵ vô lý không phải là nhân giải thoát mà là chấp theo những tục lệ thế gian giết heo bò trong những kỳ giổ kỵ, hoặc thậm chí giết người để tế thần. Phật tử chân chính hoàn toàn chống lại những chuyện trên.

Tà kiến hoặc mê tín như thờ ông táo, bình vôi, xin xăm, bói quẻ, coi ngày, cúng sao, cúng hạn… Ta nên coi chổ tạo nhơn của ta lành hay dữ, chánh hay tà chớ không nên mê chấp vào mê tín dị đoan. Thật tình mà nói thì cái ông sao La Hầu hay Kế đô gì đó mà chiếu ta hoặc rơi trúng ta thì đâu phải một mình ta lãnh đâu mà cả trái đất nầy cũng lãnh đủ. Đừng nói chi Phật tử, ngay cả chùa chiền nhiều khi cũng bày ra xin xâm. Đó là những sai lầm tai hại của một số người hoặc vì tiền bạc hoặc vì kém hiểu biết mà nhẫn tâm biến ngôi chùa thành nơi làm thương mại. Là Phật tử chân chánh, chúng ta phải cương quyết dẹp tan những mê lầm tai hại đó.

Phật tử chúng ta nên biết rằng chính những tham, sân, si, mạn nghi, thân kiếnbiên kiếnkiến thủgiới cấm thủ, và tà kiến đã xiềng xích trói cột chúng sanh vào phiền não và sanh tử luân hồi. Chính những thứ nầy đã sai khiến chúng sanh làm nô lệ cho đủ thứ thất tình lục dục, lăn lộn trong ba cõi dục, sắc và vô sắc giới hoặc quanh quẩn ở sáu đường địa ngụcngạ quỷsúc sanh, thiên nhơn, và a tu la để mà chịu khổ.

Phẫn tức là tức giận trước việc gì. Do nghịch cảnh mà cái “sân” của ta nổi lên từ đó sanh ra cái “phẫn.” Phẫn là giận nghẹn ngào chẳng nói ra tiếng, mặt mày tái mét, mất hẳn sự ôn hòa nhã nhặn. Có người phẫn vì tình duyên trắc trở, muốn mà không được, bị cha mẹ cản ngăn, từ đó sanh ra giận, giận mình tại sao lại sanh ra trong gia đình nầy… Có khi phẫn vì ta thua người và cũng có khi phẫn vì ganh tị. Cổ nhân đã nói “dĩ hòa vi quí” ôn hòa nhã nhặn là cái quí. Là Phật tử, mỗi khi tức giận nổi lên, phải định tâm niệm Phật để dằn nó xuống và giữ cho được chữ “hòa.”

Hận hay hờn, có lúc hờn mát nghĩa là hờn một chút, có lúc hờn thiệt nghĩa là hờn hoài không bỏ, hờn thâm xương. Dù hờn mát hay hờn thiệt thì cũng chỉ làm khổ ta mà thôi, vì người manh tâm hờn thấy cái gì cũng chướng tai gai mắt, thấy ai cũng muốn gây, thấy cái gì cũng không vừa ý mình. Là Phật tử ta nên luôn nhớ: “oan gia nghi giải bất nghi kết” nghĩa là việc oán thù nên cởi mở chớ không nên trói cột thêm. Có làm được như vậy tâm ta mới thanh tịnh, lòng ta mới có được “từ bi hỉ xả.”

Não là buồn rầu ray rứt, từ giận đến phẫn, hờn rồi não. Chính phẫn, hờn, và não chúng làm cho lòng ta không vui được rồi từ đó cứ cằn nhằn cửi nhửi không muốn hỏi han ai mà cũng không muốn ai hỏi han mình. Có ai hỏi thì nói xui xị, cộc lốc, hoặc nếu có ai đụng đến mình là mình gây liền. Thật tình mà nói cái “não” hoặc buồn man mác nầy, tuy nó không ra gì nhưng chính nó đã làm khổ ta và những người quanh ta.

Phú là che dấu những tội lỗi của mình làm và không chịu phát tâm sám hối. Mấy ai mà không phạm lỗi, có điều là mình có biết mình đã phạm lỗi hay không. Khi ta biết ta phạm lỗi thì ta có cơ may sửa chữa những lỗi lầm đó, mới biết những di hại của nó mà không dám tái phạm nữa. Còn người che dấu tội mình giống như đi trong u minh vậy, đâu có thấy đường sá gì. Đến khi đụng phải vật gì, đầu bể, sứt trán thì việc đã xong rồi.

Tật là tật đố hay ganh ghét. Thấy ai hơn mình là ganh ghét nổi lên. Thấy người vinh hiển thay vì tùy hỉ mà vui với người thì mình lại lấy làm xốn mắt, khó chịu trong lòng, lộ ra cử chỉ nhún trề. Đây là loại tiểu nhơn đê tiện. Là người Phật tử phải cố dẹp tật đố đi để vui với cái vui của kẻ khác, thấy ai giỏi ta phải xem xét coi ta phải học ở họ những gì và ta phải nên làm những gì để được giỏi như họ.

Xan là bỏn xẻn, rít, keo kiết. Hạng người nầy lúc nào cũng bo bo xếp kỹ từ cây kim sợi chỉ, có một đồng phải bằng mọi cách kiếm thêm một đồng nữa để được hai, chứ có đời nào chịu bố thí cho ai. Biết được nghề hay chỉ khăng khăng giữ lấy chứ không dạy cho ai, nếu có dạy thì cũng chỉ sơ xài thôi. Những người như vậy chỉ biết dự trử từ thức ănvật chấtcủa cải, tiền bạc đến nổi hư mụt, hoặc bị mối ăn rồi trách đất kêu trời. Hạng người keo kiết nầy lúc sống thì chẳng ai ưa mà lúc chết thì thành ngạ quỷ để chịu cảnh đói khát lạnh lẽo.

Cuồng là dối gạt người, vì danh lợi mà đi dối gạt người hiền hậu thật thà. Có rất nhiều người đã dùng “khẩu Phật tâm xà,” chuyên môn gạt gẫm lừa phỉnh người khác. Là Phật tử nên tự kiểm điểm lại coi mình có cuồng không để mà sửa đổi tu tâm.

Kiêu là kiêu căng, ỷ mình có danh vọng, tiền tài, uy quyền rồi đâm ra kiêu căng. Gặp người không thèm tiếp, chẳng chào hỏi. Ai hỏi chẳng trả lời, hiên hiên tự đắc (mục hạ vô nhơn). Người kiêu căng thì chỉ tự làm tổn âm đức thôi. Là Phật tử nên tự xét lại mình mà bỏ đi tánh kiêu căng.

Siểm là bợ đở, a dua, nịnh nọt. Đối với mgười giàu có quyền thế nhà cao cửa rộng thì nịnh bợ chìu luồn cho được lòng người. Cố gắng trau chuốt lời nói không thật để nịnh hót, làm bộ cung kính khen ngợi người để lợi dụng tiền của hoặc công lao của người. Phật tử nên nhớ đừng bao giờ lợi dụng ai bằng siểm nịnh.

Vô tàm tức là không biết xấu hổ. Người vô tàm thì việc gì cũng dám làm, không phân biệt phải trái.

Vô quí tức là không biết thẹn khi làm việc sai quấy với ai, thấy người hiền không biết kính trọng, gặp việc phải chẳng màng, làm việc quấy không sợ người chê cười. Chính vì những điều đó mà tội lỗi ngày càng chất chồng.

Điệu cử là lao chao có nghĩa là tâm tính không trầm tỉnh. Ngồi chẳng yên như con lật đật, đùi rung bần bật, nói năng lắp bắp mà oang oác, cười cợt không ngừng, tánh tình không ra người lớn chút nào. Là Phật tử ta quyết không làm con nít lâu năm.

Hôn trầm tức là mờ mịt. Trong khi thiền, cũng như lúc nghe kinh một lát là mơ mơ màng màng, ngủ chả phải ngủ mà tỉnh chả phải tỉnh, vì tai vẫn nghe nhưng chả hiểu gì cả.

Tán loạn là rối loạntâm trí dong ruổi không định do đó không sanh trí huệ là không đoạn được vô minh.

Tất cả những điệu cử, hôn trầm và tán loạn nầy là những chướng ngại rất lớn cho những người tu học.

Phóng dật là buông lung, không biết tự kềm hãm lấy mình, không giữ giới pháp mà mình đã thọ. Người đời vì buông lung mà sanh ra cờ bạc, rượu chè, ăn chơi, phá tán để rồi đi đến tán gia bại sản.

Bất tín là không tin. Không tin ở nhơn quả tội phước, không tin điều hay lẽ phải, không tin giáo pháp chơn chánh của thánh hiền. Vì không tin nên không làm do đó mà sanh ra biếng nhác. Hạng người nầy tâm tánh thường đen tối.

Giải đãi là biếng nhác không muốn làm từ việc nhỏ đến việc lớn, hoặc làm cẩu thả, hoặc làm nửa chừng rồi bỏ.

Thất niệm nghĩa là không nhớ hoặc không chăm chú, để ý đến việc làm của mình. Chính cái thất niệm nầy nó làm ta hỏng rất nhiều việc. Hãy cố gắng định tâm để diệt trừ thất niệm.

Bất chánh tri tức là hiểu biết không chánh đáng, hiểu tà vạy, hiểu mê lầm từ đó làm sai, làm trật. Phật tử mỗi khi làm việc gì phải phán đoán cho kỷ để tránh những hành vi không hay.

36. NHỜ ĐÂU MÀ TA ĐẾN ĐƯỢC BẾN BỜ CHÁNH ĐẴNG CHÁNH GIÁC?

Đức Thế Tôn đã khai thị cho ta, còn ngộ và nhập hay không là nhờ ở đạo quân trung thành bảo vệ và giúp đỡ ta. Vậy đạo quân ấy là những ai?

Tín là lòng tinĐức Phật đã dạy: “Lòng tin là mẹ sanh ra các công đức.” Vì có tin ở nhơn quả phước báo nên ta mới tránh dữ làm thiện vì có tin ta mới quyết chí tu học và giữ giới để khỏi bị đọa trong tam đồ ác đạo.

Tinh tấn là siêng năng. Đối với việc dữ, siêng năng dứt trừ, đối với việc lành siêng năng làm. Chính nhờ siêng năng mà nhiều thầy tổ đã chứng được đạo.

Tàm là sự xấu hổ. Có biết xấu hổ ta mới quyết tránh không làm những điều không phải.

Quí là thẹn với người. Là con người làm việc gì không đúng với lương tâm của mình thì biết xấu hổ, biết thẹn với người. Tóm lại biết hổ thẹn là đức tính tốt. Phật tử lúc nào cũng cần biết hổ thẹn thì mới tránh làm việc xàm bậy được.

Vô tham tức là không tham lam tiền tài vật chất vì biết các pháp vô thường. Không dục sắc đẹp, chẳng màng danh vọng chỉ biết an phận tùy duyên. Hể không có tham lam thì không có tranh giành tức là không có chiến tranh.

Vô sân là không nóng nảy, giận hờn. Sân hận là một là một tai hại rất lớn: “Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai” có nghĩa là niệm một điều sân hận thì trăm ngàn tội chướng đều sanh ra, hoặc “ăn nóng quá mất ngon, giận quá mất khôn.” Không sân hận là một kiện tướng dẹp trừ phiền não. Hãy tu pháp quán “Từ Bi” để trừ lòng sân hận và được nhẫn nhục an vui.

Khinh an tức là thân nhẹ nhàng thơ thới, làm việc vui vẻ không mờ mịt, từ đó trí huệ mới sáng suốt và suy tính việc gì cũng mau ra lẽ.

Bất phóng dật là không buông lung, biết tự kềm thúc. Biết lo làm việc lành, không buông lung theo cờ bạc, rượu chè, phá traiphạm giới, hoặc là những điều ích kỷ hại nhân.

Hành xả là làm mà không cố chấp. Nếu gặp điều trái ý làm cho ta đau khổ thì ta phải xả bỏ ngay thì ta mới không khổ, nhược bằng ta cố chấp thì lòng ta sẽ giữ mãi những bực tức nặng trĩu. Khi làm việc lành không nên cố chấp mà nhớ mãi, nghĩ mãi đến nó mà có khi sanh ra tánh tự cao, tự đắc, hoặc cho như thế là đủ rồi không cần làm thêm nữa.

Bất hại là không làm gì tổn hại cho ai. Nếu ta không làm được lợi ích cho họ thì thôi chứ không nên làm tổn hại. Luôn nhớ “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” nghĩa là cái gì ta không muốn thì đừng làm cho kẻ khác.

Như trên ta đã phân định rõ ai là giặc phiền giặc não và ai là những trung thần giúp ta tinh tấn trên đường tu học. Lúc nào ta cũng nên nhớ rằng trí huệ Phật là do kết quả của sự tu hành nhiều đời nhiều kiếp và do sự gần gủi với chư Phật. Qua nhiều đời kiếp chư Phật đã biết diệt trừ những tên giặc phiền não và nuôi dưỡng những trung thần đã giúp các Ngài đạt thành chánh đẳng chánh giác.

Trí huệ của Phật rất sâu và hữu vô lượng môn. Trí huệ đó rất khó hiểu và khó vào. Tri kiến Phật rất rộng lớn sâu xavô lượng vô ngạithập lực từ vô úy đến thiền địnhTri kiến Phật thì cho dù tất cả Thanh văn và Bích Chi họp chung lại cũng không suy lường được. Như vậy ta không thể dùng cái thế kiến của phàm phu để mà suy lường tri kiến Phật vì phàm phu nhiều khi chuyện thế gian mà còn chưa suy lường được huống hồ suy lường những tri kiến của Phật.

Tóm lạitri kiến của Phật chỉ có “tu” mới được chứ không thể nào dùng thế trí mà suy lường. Tuy nhiên, ở đời nầy có rất nhiều hạng người tự cho mình biết nhiều và biết như thế là đủ lắm rồi. Đó là những “Thế trí biện thông” trong Phật giáo, hạng nầy chỉ chuyên gây phiền não và đau khổ mà thôi. Đi tới đâu cũng oang oác cho là mình biết hơn người và đôi khi còn cho là mình hơn các thầy nữa. Chẳng những họ tạo phiền não cho chính họ mà họ còn gây não phiền cho nhiều người khác nữa.

37. XUẤT GIA CÓ PHẢI LÀ PHƯƠNG TIỆN DUY NHẤT ĐỂ TU HAY KHÔNG?

Tôn chỉ của đạo Phật là giải thoát khỏi sinh tử và xuất gia là phương pháp tốt nhất. Tuy nhiênxuất gia mà không thực tu và tâm còn chất chứa đầy não phiền thì làm sao mà giải thoát cho được. Đừng hiểu lầm vô chùa để xa lánh thế gian là tu, xa lánh những phiền não của thế gian là trốn chạy chứ không phải tu theo đạo Phật. Tu theo đạo Phật là phải biết cội nguồn của đau khổphiền não để mà diệt chúng. Trái lại, những người tu tại gia mà biết tìm cách giải thoát cho mình, cho người thì vẫn chứng quả như thường. Tuy là chưa được rốt ráo hoàn toàn nhưng cũng đã rất gần với cảnh giới giải thoát rồi.

Tóm lạicứu cánh của chúng ta là thành Phật quả, mà xuất gia là một phương tiện tốt để đạt được cứu cánh và rút ngắn con đường tu của ta.

38. NGƯỜI TU NHÌN TRI KIẾN PHẬT NHƯ THẾ NÀO?

Tu là tập cho ta tâm địa thương yêubồ tát chứ đừng bỏn xẻnCứu cánh của tu là thành Phật và trong chiều sâu tâm hồn chúng ta ai cũng muốn đạt được quả vị Niết Bàn, ai cũng muốn thành Phật. Phật ở đây là sự giác ngộtỉnh táoyêu thương và phước trí đầy đủ.

Khi tu, ta nhìn và thấy sự vật đúng như cái “như thị” của nó. Lúc giận ta biết ta giận và ta nói ta giận, khi ghét ai ta nói ta ghét… vì có nói được như vậy ta mới phân tích tìm hiểu lý do tại sao ta giận ta ghét… để từ đó ta có cơ hội sửa chữa. Lúc chưa tu thì chạy theo cái vui, buồn, thương, ghét. Lúc tu rồi thì cũng thấy những vui, buồn, thương, ghét đó nhưng không bao giờ chạy theo chúng.

39. TU VÀ ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY CỦA CHÚNG TA

Một ngày nó chả là bao so với cuộc sống của chúng ta, nó lại càng chả có là bao so với kiếp, vô lượng kiếp, hoặc a tăng kỳ kiếpTuy nhiên, một ngày mà ta biết tu, một ngày mà ta chịu đi với Phật thì ta biết chắc là ngày đó ta không đi với ma vương ác quỉ. Ngày đó ta không đi với xấu ác, mà trái lại ngày đó ta đi với “từ bi hỉ xả,” ấy là một ngày đầy ý nghĩa trong cuộc sống của ta.

Trong cuộc sống hàng ngày của ta trong cõi Ta Bà ác trược nầy, ta không cho một niệm xấu nổi lên ấy là ta được một niệm tu vậy. Tuy nhiênchúng ta phải biết rõ mục đích việc tu của chúng ta, tại sao tu? Và tu đến bao giờ? thì chúng ta mới đạt được chánh quả. Làm cái gì mà không có mục đích thì sớm muộn gì ta cũng bỏ cuộc. Cuộc sống hàng ngày của chúng ta luôn có những hoàn cảnh làm cho ta phiền não khổ sở. Không khổ vì cái mắt thì cũng khổ vì cái tai; mà không khổ vì cái tai thì cũng khổ vì cái lưỡi. Không khổ vì cái lưỡi thì cũng khổ vì cái thân, cái ý… Những thứ nầy nó đưa ta lẩn quẩn trong bể khổ, khổ vì tai còn vướng tiếng, lưỡi còn vướng vị ngon, miệng còn oang oác, ý còn chạy rong.

Thực trạng đời sống luôn luôn có những đau khổ và phiền não. Muốn thoát khổ chúng ta phải tinh tấn tu học, tu làm sao cho sáu căn sáu trần của ta không tạo nghiệp chướng, không chạy theo cái lôi cuốn bên ngoài. Có như thế tâm ta mới thanh tịnh và cuộc sống ta mới an lạctốt đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ nói suông thôi thì biết cho đến bao giờ chúng ta mới thoát khổ. Chúng ta phải nổ lực để kiếm cho ra sự an lạc, phải công phu bái sámthiền định… thì ta mới tìm được nó.

Hãy phát từ tâm với tất cả lòng thànhtùy cơ duyên mà áp dụng Phật pháp vào đời sống hàng ngày, tu và hành trì ngay trong từng bước đi, ngay trong từng lời nói. Đó là chân lý của cuộc sống vậy.

40. PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ – TU VÀ ÁP DỤNG GIÁO LÝ VÀO CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO? 

Khi ta nói mà không làm thì đó chỉ là tư tưởng mà thôi, đến khi ta thực sự hành trì thì đó mới là sống thực với giáo lý. Ta hãy thử chiêm nghiệm xem thế nào là thiền quán? Thiền quán là phương pháp định tâm trong đời sống hàng ngày của ta, vì sao? Thiền giúp ta định tâm, để biết ta đang làm gì và từ đó trí tuệ ta sẽ sáng suốt hơn.

Thói thường nhìn đạo Phật một cách sai lầm, nhìn đạo Phật trên khía cạnh bi quanyếm thế… nghĩa là ai chán đời mới đi tu, chứ họ không ngờ đạo Phật rất sống động và đạo Phật nó gắn liền với cuộc sống hằng ngàyĐạo Phật có đầy đủ “Bi Trí Dũng” và lòng từ bi của đức Phật có khả năng chuyển hóa những đau khổ phiền não thành thanh tịnh và an lạcĐạo Phật dạy ta lấy ân báo oán thì oán cừu tiêu tan. Cho dù ta đến với cửa Phật với những ưu tư phiền não, nhưng với lòng “từ bi hỉ xả” của cửa Phật, những ưu tư đau khổ ấy cũng vơi đi.

Ta nên luôn nhớ rằng khi ta đối đầu với một vấn đề mà ta nhịn được ấy là ta đã tu, nhược bằng chưa được ấy là còn trầm luân. “Nhịn” không có nghĩa là ta thua, mà là nhịn để được an lạc như cổ nhân đã nói: “một sự nhịn có chín sự lành.”

Tâm hãy bảo miệng bớt nói đi, nếu có nói thì nên nói những lời ái ngữ chứ đừng nói chuyện thị phi tranh chấp vì chúng chỉ đem đến khổ s· và phiền não cho ta mà thôi. Khi ta nói ra điều gì nên nói với một cái tâm hoan hỉ vì làm sao ta phát ra được ái ngữ khi tâm ta chất đầy sân hận.

Tóm lại, tu và hành trì kinh quả thật là không dễ. Tuy nhiên, nếu chúng ta chịu khó tu và hành trì, ấy là ta đã vượt qua được đại tam nan sự của chúng sanh rồi. Ấy là:

“Nhơn thân nan đắc; Phật pháp nan văn; và Chúng tăng nan hội.”

Đó là ba điều rất khó thực hiện. Vì được thân ta đã là khó, gặp được Phật pháp lại càng khó hơn, và có cơ duyên được gặp chúng tăng thuyết pháp thì lại càng hi hữu hơn nữa. Ba điều khó nhứt ta đều được như vậy không lý nào ta hoài công mà bỏ mất cái cơ hội hãn hữu nầy.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12