đẳng khởi

Phật Quang Đại Từ Điển

(等起) Phạm: Samutthànaô, Pàli: Samutthàna. Các pháp sinh khởi cùng một lúc. Có thể chia làm hai loại: 1. Năng đẳng khởi: Tâm sở Tư là nhân dấy sinh tất cả pháp, nó có khả năng sinh ra thân nghiệp, ngữ nghiệp và sau sát na thứ 2 nó đồng thời tồn tại với thân nghiệp, ngữ nghiệp. Năng đẳng khởi này lại có thể chia làmhai loại là Nhân đẳng khởi và Sát na đẳng khởi: a) Nhân đẳng khởi (Phạm: Hetusamutthàna): Khi gây nghiệp, thì ý nghiệp là nhân đầu tiên sinh ra nghiệp đối ứng với quả nên gọi là Nhân. b) Sát na đẳng khởi (Phạm:Tat-kwaịasamutthàna): Tâm, tâm sở và nghiệp khởi lên trong cùng một sát na khi tạo nghiệp. Ngoài ra, có thuyết gọi Nhân đẳng khởi là Chuyển tâm, gọi Sát na đẳng khởi là Tùy chuyển tâm. Còn các bản dịch cũ như luận Đại tì bà sa quyển 17, quyển 170, luận Câu xá quyển 13, thì đều dịch là Sinh nhân đẳng khởi, Câu sát na duyên khởi. Các kinh Đại thừa thì thường gọi là Chuyển và Tùy chuyển chứ không dùng Đẳng khởi, nhưng từ khi luận Du già sư địa quyển 1, quyển 5 sử dụng danh từ Đẳng khởi thì các nhà chú thích đời sau đều dùng theo danh từ này. 2. Sở đẳng khởi: Từ một pháp nào đó mà sinh ra một pháp khác. Như Đẳng khởi thiện là từ nơi Tự tính thiện, Tương ứng thiện, v.v… mà sinh ra Thân thiện nghiệp, Ngữ thiện nghiệp. Còn Đẳng khởi bất thiện thì từ Tương ứng bất thiện, Tự tính bất thiện mà sinh ra Thân bất thiện nghiệp, Ngữ bất thiện nghiệp… [X. luận Đại tì bà sa Q.113; luận Hiển dương thánh giáo Q.12; luận Thuận chính lí Q.36].