dân tộc tôn giáo

Phật Quang Đại Từ Điển


(民族宗教) Tông giáo được toàn dân tộc tin theo, vốn được phát triển từ tông giáo của các bộ lạc nguyên thủy. Tín ngưỡng tông giáonày được kết hợp chặt chẽ với ý thức dân tộc, vị thần linh được sùng bái chính là vị thần che chở giữ gìn cho dân tộc ấy, thậm chí còn được coi là nguồn gốc hoặc tổ tiên của dân tộc. Do sự phát triển của văn hóa dân tộc và sự nảy sinh tư tưởng quốc gia, tông giáo dân tộc thường trở thành là tiền thân của tôn giáo quốc gia thời cổ. Trên cơ sở thống nhất hóa và tiến bước nữa mà xác định hóa, tông giáo dân tộc dần dần hình thành thể hệ giáo nghĩa được hệ thống hóa cùng với tư tưởng thần học bước đầu và điển chương nghi lễ lấy chủ tế làm trung tâm mà tổ chức thành thể chế… tất cả điều kiện văn hóa ấy, đạt đến trình độ dân tộc tương đối cao mà sản sinh ra kinh điển tông giáo. Nói một cách chung chung, các tông giáo dân tộc ở thời kì đầu là thuộc tính toàn dân, không truyền bá ra ngoài, cho nên thường theo sự diệt vong của dân tộc mà tiêu mất. Nhưng cũng có khi do sự tiếp xúc lâu dài và hòa nhập với dân tộc khác mà cái đặc sắc dân tộc cố hữu vẫn tiếp tục tồn tại, đồng thời, tính toàn dân càng yếu dần đi, như Bà la môn giáo, Thần đạo giáo chẳng hạn. Trường hợp Do thái giáo vốn thuộc tông giáo dân tộc, sau khi người Do thái lưu lạc khắp nơi trên thế giới, tông giáo của họ vẫn được tiếp tục lưu truyền như xưa và, trong số người Do thái đến một trình độ tương đương, đã đồng hóa với nền văn hóa của nước sở tại mà họ cư trú, nhưng vẫn bảo tồn nét đặc sắc tông giáo dân tộc của họ: đó là trường hợp đặc biệt của tông giáo dân tộc.