đàn chỉ

Phật Quang Đại Từ Điển

(彈指) Khảy móng tay. Dịch ý từ chữ Phạm: acchaỉà. Ở Ấn độ, đàn chỉ có bốn nghĩa: 1. Biểu thị sự thành kính vui mừng: Theo phẩm Thần lực trong kinh Pháp hoa quyển 6 nói, thì tiếng hắng dặng và khảy móng tay của chư Phật truyền khắp đến mười phương, cả cõi đất nổi lên sáu thứ chấn động. 2. Biểu thị sự thông báo: Cứ theo kinh Hoa nghiêm quyển 79 (bản dịch mới) chép, thì đồng tử Thiện tài đến trước lầu gác của bồ tát Di lặc khảy móng tay, cửa liền mở ra, Đồng tử bước vào. 3. Biểu thị sự ưng thuận: Cứ theo kinh Tăng nhất a hàm quyển 28, có hai vị vua Rồng đến xin đức Thế tôn cho phép họ làm ưu bà tắc, Thế tôn khảy móng tay ưng thuận. 4. Chỉ cho đơn vị thời gian: Khảy móng tay chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn gọi là Nhất đàn chỉ hoặc Nhất đàn chỉ khoảnh. Theo luận Đại trí độ quyển 83 nói, thì một đàn chỉ có 60 niệm. Còn luận Câu xá quyển 12 thì nói (Đại 29, 62 thượng): Như cái khảy móng tay nhanh của tráng sĩ có 65 sát na, như thế gọi là 1 lượng sát na. [X. kinh Bồ tát xử thai Q.2; kinh Quán vô lượng thọ; Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.18; Tổ đình sự uyển Q.3]. (xt. Nhất Đàn Chỉ, Sát Na).