ĐÀM CHÂU QUY SƠN LINH HỰU THIỀN SƯ NGỮ LỤC

SỐ 1989

MỘT QUYỂN

Sa-môn Ngữ Phong Viên Tín ở Kính Sơn.
Và Vô Địa Địa chủ nhân Quách Ngưng Chi biên tập.

Sư húy là Linh Hựu, họ Triệu, người Trường Khê, tỉnh Phúc Châu. Năm 15 tuổi Sư xuất gia, thế phát với Luật Sư Pháp Thường chùa Kiến Thiện. Sau đó, Sư đến chùa Long Hưng ở Hàng Châu thọ giới, rồi nghiên cứu giáo lý Đại thừa, Tiểu thừa.

Năm 23 tuổi, Sư đến Giang Tây tham yết Ngài Bách Trượng. Bách Trượng vừa thấy Sư bèn cho nhập chúng, Sư là người đứng hàng đầu trong số chúng tham học.

Một hôm Sư đứng hầu Bách Trượng.

Bách Trượng hỏi: Ai?”.

Sư thưa: Con.

Bách Trượng nói: Ông vạch trong lò xem có lửa không?

Sư vạch ra xem và thưa: Không có lửa.

Bách Trượng đến vạch sâu trong lò được một chút lửa, đưa lên nói: Ông nói không có lửa vậy đây là cái gì?

Nhân đó Sư tỏ ngộ, bèn lễ tạ và trình bày chỗ giải ngộ của mình Bách Trượng nói: Đây là ngã rẽ tạm thời.

Kinh nói: Muốn thấy Phật tánh phải quán thời tiết, nhân duyên. Thời tiết đã đến như mê chợt ngộ, như quên bỗng nhớ, mới rõ được vật không từ ngoài mà được”.

Cho nên Tổ Sư nói: Ngộ rồi đồng với chưa ngộ, không tâm cũng không pháp. Chỉ là không hư vọng, phàm Thánh xưa nay tâm pháp vốn 30 tự đầy đủ. Ông nay đã vậy, tự khéo giữ gìn.

Ngày kế Sư theo Bách Trượng vào núi làm rẫy, Bách Trượng nói:

Đem lửa đến được không?

Dạ được.

Bách Trượng hỏi: Chỗ nào?

Sư cầm một cành cây thổi vài cái, rồi trao cho Bách Trượng.

Bách Trượng nói: Như mọt đục gỗ (Kính Sơn Cảo nói: Nếu Bách Trượng không nói câu sau thì Sư bị điển tọa lừa” )

Lúc Sư làm điển tọa, Tư-mã Đầu-đà nêu lời Dã hồ hỏi Sư: Thế nào?

Sư lay cửa ba cái.

Tư-mã Đầu đà nói: Thật là thô.

Sư nói: Phật pháp nói cái gì thô với tế.

Ngày nọ, Tư-mã từ Hồ Nam đến nói với Bách Trượng: Thời gian ngắn ở Hồ Nam tìm được ngọn núi tên Đại Quy, là nơi cư trú của1500 thiện tri thức.

Bách Trượng nói: Lão tăng ở được không?

Tư-mã nói: Chẳng phải nơi Hòa thượng ở được.

Bách Trượng hỏi: Vì sao?

  • Hòa thượng là người xương, núi ấy là núi thịt, dù có ở thì đồ chúng chẳng đầy một ngàn người.

Bách Trượng hỏi: Trong chúng của ta, có người nào ở được không?

  • Đợi xem

Bấy giờ, Hoa Lâm Giác là Đệ nhất tòa, Bách Trượng sai thị giả mời đến.

Bách Trượng hỏi: Người này thế nào?

  • Tư-mã bảo Hoa Lâm tằng hắn một tiếng, đi vài bước, rồi thưa với Bách Trượng: “Người này không được.”

Bách Trượng sai thị giả gọi Sư, lúc ấy làm Điển tòa, Tư-mã vừa thấy Sư bèn nói:

  • Đây chính là chủ nhân của Quy Sơn. Tối đến Bách Trượng vời Sư vào thất dặn rằng: Ta hóa duyên ở đây thắng cảnh Quy Sơn ông nên ở đó, tiếp nối tông của ta và độ người hậu học.

Hoa Lâm nghe thế đến nói: Con là thượng thủ, tại sao Linh Hựu được trụ trì?

Bách Trượng nói: Nếu ông có thể đối trước chúng nói một lời xuất cách, ta sẽ ông cho làm trụ trì.

Bách Trượng liền chỉ tịnh bình hỏi: Không được gọi tịnh bình. Vậy ông gọi đây là cái gì?

Hoa Lâm nói: Không thể gọi là khúc cây vậy.

Bách Trượng lại hỏi Sư. Sư đạp đổ tịnh bình rồi đi ra.

Bách Trượng cười nói: Đệ nhất tòa này thối lui.

Bá Trượng bèn sai Sư đến Quy Sơn. Núi Quy Sơn cao vút không có bóng người lai vãng, chỉ có các loài rắn, sói, cọp, beo. Sư đến đây cất am tranh, hằng ngày lượm trái lật, trái dẻ làm thức ăn. Trải qua bảy năm không có người đến. Một hôm Sư tự nghĩ: “Đạo cốt tiếp vật lợi sinh, nay ta ở một mình thì không đúng. Sư bèn đi lần xuống núi, gặp cọp sói. Sư bảo: “Nếu ta có duyên với núi này, các ngươi nên đi tránh chỗ khác. Nếu ta không có duyên ở đây thì các ngươi cứ ăn thịt ta đi” Sư nói xong các loài thú dữ đều đi tứ tán. Sư trở về Am sống yên như trước. Chưa đầy một năm, Thượng tọa Lại An cùng với một số chúng từ Bách Trượng đến phụ giúp Sư. Lại An nói:

– Tôi và Hòa thượng làm Điển tòa. Đợi khi tăng chúng có khỏang 500 người mới làm việc. Dân cư sống dưới núi dần dần nghe tiếng. Họ rũ nhau lên núi cất một ngôi chùa cho Sư. Soái Lý Cảnh Nhượng, tâu vua cho biệt hiệu chùa là Đồng Khánh. Tướng quốc Bùi Công Hưu cũng từng lui tới thưa hỏi áo nghĩa sâu xa của Phật pháp. Người học Thiền trong thiên hạ kéo đến, trong số đó có người đã đắc pháp với Thiền Sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Cho nên đời gọi là tông Quy Ngưỡng.

* Sư thượng đường nói: Phàm tâm của người học đạo thì phải ngay thẳng, chân thật không dối gạt, không lưng, không mặt, không lừa phỉnh, trong tất cả thời thấy nghe bình thường không có chiều uốn, cũng chẳng phải nhắm mắt, bịt tai Chỉ cần tâm không chạy theo vật là được. Từ trước chư Thánh chỉ nói:

– Một phía lỗi lầm. Như vậy thì tâm sẽ nghĩ nhiều việc ác, đó việc tình kiến tưởng tập. Ví như nước mùa Thu trong lặng không lay động, không chướng ngại, người như vậy mới gọi là Đạo nhân, cũng gọi là người Vô Sự.

Khi ấy có Tăng hỏi: Người đốn ngộ có tu không?

Sư bảo: Nếu khi người ngộ được gốc thì họ tự biết, tu cùng không tu là lời nói hai đầu. Như nay, có người sơ tâm tuy theo duyên được một niệm đốn ngộ chân lý nơi mình, nhưng vẫn còn tập khí từ vô thỉ kiếp chưa thể hết sạch ngay, nên dạy hắn trừ sạch dòng thức tạo nghiệp hiện tại tức là tu. Không nói có một pháp riêng dạy hắn tu hành thú hướng.

Từ nghe nhập được lý, nghe và lý sâu mầu, tâm Sự tròn sáng

không ở chỗ mê lầm hiện thời, dẫu có trăm ngàn diệu nghĩa thăng trầm, hắn vẫn được ngồi yên mặc áo, tự biết tạo sinh kế. Nói tóm lại, chổ lý chân thật không nhận một mảy bụi, trong cửa muôn hạnh, không bỏ một pháp. (*Thật tế lý địa bất thọ nhất trần, vạn hạnh môn trung bất xã nhất pháp).

Nếu được như thế là đơn một dao đâm thẳng vào(đơn đao trực nhập), thì tình phàm Thánh dứt sạch, hiện bày chân thường, lý Sự không hai, tức là Phật như như.

Đặng Ẩn Phong đến Quy Sơn, bèn vào nhà tăng cởi, y bát máng lên bảng. Quy Sơn nghe Sư thúc đến, Sửa soạn oai nghi vào nhà Tăng chào. Ẩn Phong thấy Quy Sơn đến bèn làm thế nằm, Quy Sơn liền trở về phương trượng. Ẩn Phong bỏ đi. Giây lâu Quy Sơn hỏi thị giả: Sư thúc còn ở đó không?

Thị giả thưa: Đi rồi

Quy Sơn hỏi: Khi đi có nói gì không?

Thị giả thưa: Không nói lời nào.

Quy Sơn: Chớ nói không nói, tiếng ông ta vang như sấm.

* Vân Nham đến Quy Sơn.

Sư hỏi: Nghe trưởng lão ở Dược Sơn làm Sư tử phải không?

Vân Nham đáp: Đúng vậy

Sư nói: Làm mãi có khi cũng phải dẹp.

Vân Nham nói: Cần làm thì làm, cần dẹp thì dẹp.

Sư hỏi: Lúc dẹp, Sư tử ở đâu?

Vân Nham nói: Dẹp rồi.

( Pháp Xướng Ngộ nói: Đẹp như một trường Sư tử, chỉ có đầu mà không đuôi. Lúc ấy, nếu ta thấy Quy Sơn nói dẹp rồi thì Sư tử ở đâu, bèn

thả kim mao, dạy ngay Quy Sơn ẩn mình vào không lộ ) Sư hỏi Vân Nham: Bồ-đề lấy gì làm tòa? Vân Nham nói: Lấy vô vi làm tòa Vân Nham lại hỏi Sư.

Sư đáp: Lấy pháp không làm tòa.” Lại hỏi Đạo Ngô: “Thế nào?”. Đạo Ngô nói: Ngồi cũng cho y ngồi, nằm cũng cho y nằm. Có một người không ngồi không nằm, nói mau! nói mau! Sư bèn thôi.

Sư hỏi Vân Nham: Nghe ông ở Dược Sơn lâu rồi phải không?

  • Phải.
  • Thế nào là tướng đại nhân Dược Sơn?
  • Niết bàn hậu hữu

-Thế nào là Niết bàn hậu hữu?

  • Nước rưới không dính.

Vân Nham lại hỏi Sư: Tướng đại nhân Bách Trượng thế nào?

  • Oai nghi vòi vọi, sáng rỡ. Trước tiếng chẳng phải tiếng, sau sắc chẳng phải sắc. Con muỗi đậu trên con trâu sắt, nên không có chỗ cắm mõ.

Sư hỏi Đạo Ngô: Từ đâu đến?

Đạo Ngô: Khán bệnh đến.

Vân Nham: Có mấy người bệnh, có mấy người không bệnh?

Sư nói: Không bệnh. Chẳng phải Trí đầu đà?

Đạo Ngô: Bệnh và không bệnh đều không liên hệ đến việc khác.

Nói mau! Nói mau!

Sư nói: Nói được cũng không can thiệp đến ông ta

Đức Sơn đến tham, vắt áo lên pháp đường, đi qua đi lại, nhìn phương trượng nói: Có không, có không?

Sư lại ngồi, không liếc nhìn. Đức Sơn nói: Không! Không Bèn đi ra (Tuyết Đậu nói “Khám phá rồi”) Đến đầu cửa Đức Sơn mới nói:

– Tuy vậy cũng không được qua loa”. Bèn đầy đủ oai nghi rồi lại gặp nhau, vừa đến cửa liền đưa tọa cụ lên nói: Hòa thượng” Sư định lấy phất trần. Đức Sơn liền hét, phất tay áo đi ra. ( Tuyết Đậu: Dính vào lời khám phá vậy ). Đến tối Sư hỏi Thủ tòa: Vị tăng mới đến khi sáng còn không?

Thủ tọa thưa: Ngay khi đó y trở ra pháp đường, mang giầy cỏ đi luôn.

Sư nói: Gã ấy sau này lên đỉnh cô phong dựng am cỏ quở Phật mắng Tổ (Tuyết Đậu Hiển nói: Trên tuyết thêm Sương”, Ngũ Tổ dạy: “Đức Sơn rất giống người giặc tâm rỗng rang. Quy Sơn cũng giặc qua rồi mới giương cung)

  • Thạch Sương đến Quy Sơn làm Mễ đầu.

Một hôm sàng gạo. Sư nói: Vật của thí chủ chớ có ném bừa bãi.

Thạch Sương nói: Không có.

Sư nhặt một hạt rơi dưới đất nói: Ông nói không vứt bừa bãi. Vậy đây là cái gì?

Thạch Sương không đáp.

Sư lại nói: Chớ khinh hạt này, trăm ngàn hạt đều từ hạt này sinh ra.

Thạch Sương nói: Trăm ngàn hạt từ hạt này sinh ra, không rõ hạt này từ đâu sinh ra.

Sư cười to hả hả. Về lại phương trượng.

  • Giáp Sơn ở Quy Sơn làm Điển tọa.

Sư hỏi: Hôm nay ăn thức ăn gì?

Giáp Sơn nói: Hai năm cùng một mùa Xuân – Được được, việc đang tu.

– Rồng ngũ trong Tổ của phượng hoàng.

Ngưỡng Sơn hỏi:Thế nào là ý của Tổ Sư từ phương Tây đến?

Sư chỉ lồng đèn nói:Lồng đèn rất đẹp.

Ngưỡng Sơn nói: Chớ chỉ đây là gì?

Sư nói: Cái này là gì?

Ngưỡng Sơn nói: Giống lồng đèn.

Sư nói: Quả nhiên không thấy một ngày.

  • Sư dạy chúng: Như nhiều người chỉ được đại cơ, không được đại dụng.

Ngưỡng Sơn đem câu này hỏi Am chủ dưới núi rằng: Hòa thượng nói gì? Ý chỉ thế nào?

Am chủ nói: Nói lại xem.

Ngưỡng Sơn định nói thì bị Am chủ đá nhào. Ngưỡng Sơn về kể lại cho Sư nghe. Sư cười ha ha.

  • Sư cùng chúng đi hái trà. Sư bảo Ngưỡng Sơn: Suốt ngày hái trà chỉ nghe tiếng của ông mà chẳng thấy hình của ông. Hãy hịên hình của ông cho ta thấy coi.

Ngưỡng Sơn liền đập cây trà.

Sư nói: Ông chỉ được dụng, không được thể của nó.

Ngưỡng Sơn thưa: Con chưa biết Hòa thượng thế nào?

Sư im lặng.

Ngưỡng Sơn nói: Hòa thượng chỉ được thể của nó mà không được dụng của nó.

Sư nói: Cho ông ăn ba mươi gậy.

Ngưỡng Sơn nói: Gậy của Hòa thượng con ăn, gậy của con ai ăn.

Sư nói: Cho ông ba mươi gậy.

Thủ Sơn nói: Phàm là Tông Sư phải đủ trạch pháp nhãn mới được. Lúc ấy không phải Quy Sơn thì ai nâng rào đở vách.

Lang Lang Giác nói: “Năm canh ngủ dậy sớm”. Lại có người đi đêm nói:”Nếu không có Quy Sơn kịp thời đánh phá. Thái Châu. Bạch Vân Thủ Đoan nói: Cha con theo nhau ý khí tương hợp, cơ phong đổi nhau, cùng thời cáu gắt. Tuy nhiều như thế, rốt cuộcvì sao nói được cả thể và dụng. Quy Sơn cho ông 30 gậy. Cũng là duyên nuôi dưỡng ông”. Tương Sơn Cần nói:” Ông Trương mới làm bạn với ôngLý, đợi phạt ông Lý một chén rượu. Ngược lại bị ông Lý phạt một chén.

Trong tay người khéo tay, trình khéo tay. Ngọc Tuyền Liên nói:” Dù thể dụng lưỡng toàn, cũng đâu có thể đương đầu lỗi quấy, lỗi thì nên dừng. Cho ông 30 gậy như vậy”.

Ba chén rượu trang điểm mặt công tử, một cành hoa cài lên đầu mỹ nhân )

* Có lần Sư đang ngồi, Ngưỡng Sơn vào.

Sư nói: Huệ Tịch nói mau, chớ vào viện khác.

Ngưỡng Sơn nói: Huệ Tịch tin cũng không lập.

Sư nói: Ông tin cũng không lập, không tin cũngkhông lập Ngưỡng Sơn nói: Chỉ là Huệ Tịch lại tin ai?

Sư nói: Nếu thế tức là Định tánh Thinh văn.

Ngưỡng Sơn nói: Huệ Tịch Phật cũng không lập

Sư hỏi Ngưỡng Sơn: Kinh Niết Bàn 40 quyển, bao nhiêu quyển là Phật nói, bao nhiêu quyển là ma nói?

Ngưỡng Sơn nói: Đều là ma nói.

Sư nói: Sau này không ai có thể làm gì được ông.

Ngưỡng Sơn nói: Huệ Tịch là việc, hành vi ở chổ nào?

Sư nói: Chỉ quý ở trí tuệ, chứ không nói ở hành vi của ông.

* Có lần Ngưỡng Sơn giặt áo, đưa lên hỏi Sư: Con không ở đây là thế nào?

Sư nói: Hòa thượng có thân mà vô dụng.

Hồi lâu Sư hỏi: Đang lúc như thế thì ông làm sao?

Ngưỡng Sơn nói: Chính như thế.

– Hòa thượng có thấy y không?

Sư đáp: Ông có dụng mà không có thân.

Sau đó bỗng Sư hỏi Ngưỡng Sơn: Trong mùa xuân ông có lời chưa đầy đủ, thử nói xem?

Ngưỡng Sơn nói: Chính thế nên kỵ nói

Sư nói: Trí của Đình tù trưởng

Sư lấy tịnh bình cho Ngưỡng Sơn, Ngưỡng Sơn định nhận, Sư rụt tay lại nói:

Là cái gì?”

Ngưỡng Sơn nói:

Hòa thượng còn thấy cái gì?

Sư nói: Nếu thế đâu cần phải đến ta tìm

Ngưỡng Sơn nói: Tuy thế trong đạo nhân nghĩa, dâng bình chế nước cho Hòa thượng, cũng là việc bổn phận.

Sư bèn đưa tịnh bình cho Ngưỡng Sơn.

* Có lần Sư cùng Ngưỡng Sơn đi, Sư chỉ vào cây bá hỏi: Trước mặt là gì?

Ngưỡng Sơn nói: Cây bá.

Sư lại hỏi Vân Điền, ông ta cũng nói cây bá.

Sư nói: Vân Điền sau này cũng có 500 đồ chúng.

Quy Sơn nói: Sơn tăng thì không vậy.

Vân Điền Công Tử: Tôi không như ông.

Hãy nói là Đại viên đúng hay là sơn tăng đúng? Nếu phân biệt được thì cho ông trạch pháp nhãn nếu không phân biệt được thì Phật pháp dẫy đầy sinh diệt.

Thần Đỉnh Nhượng nói: Đây là ý ở chổ Vân Điền hay là ý ở phần Ngưỡng Sơn. Lại là điều không như thế. Chư Thượng tòa: Tất cả các pháp như vậy, lại không cần sinh Sự,đó là cha con họ thuyết pháp, cùng nói mới biết).

* Sư hỏi Ngưỡng Sơn: Từ đâu đến?

Ngưỡng Sơn nói: Từ trong ruộng đến.

    • Lúa tốt gặt được chưa?

Ngưỡng Sơn làm thế gặt lúa.

Sư nói: Ông vừa đến,thấy xanh hay thấy vàng.

Ngưỡng Sơn nói: Thấy không xanh, không vàng.

Ngưỡng Sơn nói: Sau lưng Hòa thượng là gì?

    • Ông có thấy không?

Ngưỡng Sơn cầm bông lúa nói: Hòa thượng đâu từng hỏi cái này?

Sư nói: Đây là ngỗng chúa chọn vú Sữa.

Sư hỏi Ngưỡng Sơn: Trời lạnh hay người lạnh?

Ngưỡng Sơn nói: Mọi người ở đây.

Sư nói: Sao không nói thẳng?

Ngưỡng Sơn: Vừa đến cũng không quanh co, Hòa thượng thế nào?

Sư nói: Cần phải theo dòng

    • Sư thượng đường nói: Giữa mùa đông rất lạnh là việc hàng năm.

Ánh mặt trời xoay vần muôn đời là gì?

Ngưỡng Sơn bước tới trước khoanh tay rồi đứng.

Sư nói: Thật tình ta biết ông không đáp được câu hỏi này.

Hương Nghiêm nói: Con trả lời thiên lệch câu này.

Sư bước tới trước hỏi: Hương Nghiêm nói đi! Hương Nghiêm đứng im.

Sư nói: Lại gặp Huệ Tịch không biết.

    • Có lần Sư ngồi, Ngưỡng Sơn từ phương trượng đi qua.

Sư nói: Nếu là Tiên Sư Bách Trượng thấy ông phải ăn gậy mới được.

Ngưỡng Sơn nói:Việc hôm nay thế nào?

Sư nói: Lấy hai miếng da hợp lại.

Ngưỡng Sơn nói: Ân này khó đền.

Sư nói: Chẳng phải ông bất tài, nhưng tại lão túc già.

Ngưỡng Sơn: Ngày nay đích thân thấy Sư ông Bách Trượng đến.

    • Ông thấy chỗ nào?
    • Không nói thấy chỉ là không khác.

Sư nói: Trước sau là tác gia.

Sư hỏi Ngưỡng Sơn: Việc nay bỏ qua một bên. Việc xưa nay thế nào?

Ngưỡng Sơn vòng tay bứơc đến gần.

Sư nói: Đó là việc ngày nay, còn việc xưa thì thế nào?

Ngưỡng Sơn lễ bái.

(Tương Sơn Cẩn nói: Ngưỡng Sơn tuy khéo trước tiến sau lùi, phát minh xưa nay, khó nói ý Quy Sơn hút chất nước trong bánh bao, ép cát tìm dầu. Tuy vậy, thử nghĩ: Ngưỡng Sơn khoanh tay ý thế nào? Nếu biết được việc hành cước xong hoặc chưa như vậy, lão tăng không cô phụ mọi người. Mà chính mọi người cô phụ lão tăng).

* Có lần Động Sơn, Hương Nghiêm đứng hầu Sư đưa tay lên nói:

Người như thế thì ít. Không như thế thì nhiều.”

Hương Nghiêm từ đông qua tây đứng. Ngưỡng Sơn từ tây qua đông đứng.

Sư nói: Nhân duyên này sau 30 năm như đem vàng ném xuống đất.

Ngưỡng Sơn nói: Cũng cần Hòa thượng đề xướng mới được Hương Nghiêm nói: Thì nay cũng không ít.

Sư nói: Hợp lấy cái miệng.

(Nam Đường Tĩnh nói:

– Voi chúa hú, Sư tử rống,cư địa bàn không sao băng gọi là đẩu, ném xuống đất là tiếng vàng. Chín khúc Hoàng Hà trong xanh.)

  • Có lần Sư đang ngồi, Ngưỡng Sơn bước vào, Sư lấy hai tay giao nhau dạy. Ngưỡng Sơn làm người nữ lể bái.

Sư nói: Như thế!Như thế!

  • Có lần Sư ngồi trong phương trượng, Ngưỡng Sơn bước vào. Sư nói: Huệ Tịch! gần đây Tông môn thế nào?

Ngưỡng Sơn nói: Có người suy tính việc này.

    • Sư hỏi: Huệ Tịch thế nào?
    • Huệ Tịch chỉ khó khăn đến thì nhắm mắt, khỏe mạnh thì tọa thiền. Cho nên chưa từng nói được.
    • Đến đất ruộng này cũng khó được.
    • Theo chỗ Huệ Tịch thì chỉ một câu như thế cũng không được.
    • Ông làm một người cũng không được.
    • Thánh nhân từ xưa đều là như thế.
    • Có người cười ông trả lời như thế.
    • Người biết cười là cùng Huệ Tịch đồng tham.
    • Viêc xuất đầu thế nào?

Ngưỡng Sơn nhiễu quanh gường thiền một vòng.

Sư nói: Bày phá xưa nay.

(Tương Sơn Cẩn nói: Gảy khúc đàn khác,thấy lá rơi biết mùa thu, từ xưa đến nay đắp xây con đường chim huyềndiệu, cho cha con ông ta ngao du, nếu trong rừng gai còn thiếu ngộ, lấy gì thể nghiệm. Chỉ như Ngưỡng Sơn nhiễu giường thiền một vòng. Quy Sơn nói: Cắt vở xưa nay như nạp tăng mắt sáng thì với ông ta một chút cũng không được.) * Có lần Ngưỡng Sơn, Hương Nghiêm đứng hầu.

Sư nói: Quá khứ, vị lai, hiện tại, Phật Phật nói đồng, người người được đường giải thoát.

Ngưỡng Sơn nói: Thế nào là con đường người người giải thoát?

Sư quay nhìn Hương Nghiêm nói: Tịch tử hỏi sao không đáp?

Hương Nghiêm nói: Nếu nói quá khứ vị lai hiện tại con chỉ có chổ đáp.

Sư nói: Ông làm sao mong đáp?

Hương Nghiêm nói: “Trân trọng” rồi đi.

Sư lại hỏi NgưỡngSơn: Trí Nhàn đáp như thế còn khế hợp với ông không?

Ngưỡng Sơn nói: Dạ không.

Sư nói: Còn Ông thì sao?

Ngưỡng Sơn cũng nói: “Trân trọng” rồi đi. Sư cười ha ha nói: Như nước hòa với Sữa.

* Có một hôm, Sư đưa một chân lên bảo Ngưỡng Sơn: “Ta hằng ngày được mọi người đỡ, cảm ân họ không hết”.

Ngưỡng Sơn nói: Lúc ấy trong vườn Cấp Cô Độc và ở đây không

khác.

Sư nói: Cần phải nói mới được.

Ngưỡng Sơn nói: Khi trời lạnh mang vớ cho ông ta, cũng không ngoài việc bổn phận.

Sư nói: Không phụ ban dầu, ông nay đã thấu triệt.

Ngưỡng Sơn nói: Thế thì cần phải đáp câu này.

Sư nói: Thử nói xem.

    • Ngưỡng Sơn: Thành thật như lời nói.
    • Sư nói: Như thế! Như thế!

Sư hỏi Ngưỡng Sơn: Sinh, trụ, dị, diệt ông hiểu thế nào?

Ngưỡng Sơn nói:

    • Khi một niệm khởi không thấy có sinh, trụ, dị, diệt.
    • Ông đâu được di pháp?
    • Hòa thượng vừa hỏi gì?- Sinh, trụ, dị, diệt – Gọi là di pháp.

Sư hỏi Ngưỡng Sơn: Ông hiểu thế nào là Diệu tịnh minh tâm?

Ngưỡng Sơn đáp: Sơn hà, đại địa, ngày tháng, trăng sao. – Sư nói: Ông chỉ được việc này – Hòa thượng vừa hỏi gì?

    • Diệu tịnh minh tâm- Gọi là việc gì?

Đúng như thế! Như thế!

  • Trong hội Thạch Sương có hai thiền khách đến nói: Ở đây không một người hiểu thiền. Sau khi phổ thỉnh bữa củi, Ngưỡng Sơn thấy hai thiền khách nghỉ, bèn lấy một cây củi đến hỏi: Có nói được không?

Cả hai không đáp. Ngưỡng Sơn nói: Đừng nói không người hiểu thiền.

Ngưỡng Sơn về kể cho Sư nghe: Hôm nay có hai thiền khách bị Huệ Tịch khám phá.

Sư nói: Ông khám phá chỗ nào?

Ngưỡng Sơn kể lại câu chuyện như trước.

Sư nói: Ông lại bị ta khám phá.

( Vân Cư Tích nói: Chỗ nào là chỗ Quy Sơn khám phá Ngưỡng Sơn )

  • Một hôm Sư đang nằm ngủ, Ngưỡng Sơn hỏi, Sư bèn quay mặt vào vách.

Ngưỡng Sơn nói: Hòa thượng làm sao thế?

Sư thức dậy nói: Ta vừa nằm mộng, ông thử nói cho ta xem. Ngưỡng Sơn lấy một chén nước rửa mặt cho Sư. Chốc lát, Hương Nghiêm cũng đến hỏi.

Sư nói: Ta vừa nằm mộng,hãy nói rõ cội nguồn cho ta nghe.

Hương Nghiêm rót một chén trà đến.

Sư nói: Kiến giải của hai ông hơn Thu tử.

(Tương Sơn Cẩn nói: Trong mộng nói hứa cho Quy Sơn, diêu dụng thần thông, phải là hai ông chở trà qua sông, xưa nay tuổi già tâm đơn lẽ, thương tiếc con, đến môn hạ nạp tăng. Một người ở ngoài cửa,một người trong cửa, còn có một người thiên giới không từng cất chứa, mắt Phật nhìn không thấy. Nam Đường Tĩnh nói: Vạch cỏ xem gió, ngũ một mình trên đĩhh Cô Phong, trống không đàn; khúc hát không sinh. Quy Ngưỡng, Hương Nghiêm đỉnh ba chân, đến cỏ không phí Sức mây, mặc cho phân ngàn trăm ức thân.)

Nhân tăng hỏi Sư: Thế nào là yếu chỉ Thiền tông?

Sư dựng phất trần, sau đó Tăng gặp Vương Thường Thị Thị hỏi: Quy Sơn mấy ngày gần đây có nói câu gì không Tăng kể lại lời trước đây.

Thường Thị nói: Huynh đệ trong đó bàn luận thế nào?

Tăng nói: Mượn sắc minh tâm, nhờ vật hiển lý.

Thường Thị nói: Không phải đạo lý này, Thượng tọa mau trở về tôi xin gởi một lá thư đến Hòa thượng, Tăng nhận thư cầm về đưa Sư. Sư mở ra xem thấy vẽ một tướng tròn ( ) bên trong viết một chữ nhật, Sư dùng chân xóa đi.

Sư nói: Ai ngờ ngoài ngàn dặm lại có tri âm.

Có lần Ngưỡng Sơn hầu thưa rằng: Tuy thế cũng chỉ là kẻ tục.

Sư nói: Còn ông thì sao?

Ngưỡng Sơn lại vẽ một tướng tròn ( ), trong đó vẽ một chữ nhật, rồi lấy chân bôi đi. Sư liền cười lớn.

Có lần Sư đang ngồi, Ngưỡng Sơn hỏi: Hòa thượng sau khi trăm tuổi, có người hỏi pháp đạo tiên. Sư trả lời thế nào?

Sư nói: Một cháo một cơm.

  • Trước mặt có người không chịu lại là thế nào?
  • Tác gia Sư tăng.

Ngưỡng Sơn liền lễ bái.

Sư nói: Gặp người không được kể lầm.

Sư hỏi Ngưỡng Sơn: suốt ngày bàn luận cùng ông thành được việc gì? Ngưỡng Sơn vẽ một đường giữa hư không.

Sư nói: Nếu không phải là ta đều bị ông mê hoặc.

Ngưỡng Sơn hỏi: Trăm ngàn vạn cảnh một khi đến thì thế nào?

Sư đáp: Xanh không phải vàng, dài không phải ngắn.

Các pháp trụ vào vị trí của nó, không can hệ đến việc ta.

Ngưỡng Sơn liền lễ bái.

Làm tương Sư hỏi Ngưỡng Sơn phải dùng bao nhiêu muối. – Con không biết, không muốn trả lời Sư nói lại là lão tăng biết.

Ngưỡng Sơn nói: Không biết dùng bao nhiêu muối?

  • Ông đã không biết, ta cũng không đáp.

Đến tối Sư lại hỏi Ngưỡng Sơn: Nhân duyên hôm nay ông làm sao chủ trì?

  • Đợi hỏi thì đáp.
  • Hiện hỏi
  • Tai điếc mắt mờ, thấy nghe không hiểu,- Phàm có hỏi đáp phát ra lời nói không được.

Ngưỡng Sơn lễ tạ.

  • Ông nay quên trước mất sau, không phải nho nhỏ.

Sư bảo Ngưỡng Sơn: Ông phải hồi quang phản chiếu, người khác không biết chờ ông hiểu. Ông thử đem thật hiểu hiến cho lão Tăng xem.

Ngưỡng Sơn nói: Nếu dạy con tự xem thì đến đây không viên vị cũng không một vật không hiểu được hiến Hòa thượng.

  • Chỗ không viên vị, vốn là ông làm chỗ hiểu, chưa lìa tâm cảnhĐã không viên vị, chỗ nào có pháp? Lấy vật gì làm cảnh? – Vừa đến ông hiểu thế phải không?
  • Phải.
  • Nếu thế là đầy đủ tâm cảnh pháp, chưa thoát khỏi tâm ta.

Vốn là có hiểu đâu nói không hiểu hiến cho ta, cho ông hiển tín vị, ẩn nhân vị.

Nhân thấy Ngưỡng Sơn đến Sư bèn lấy năm ngón tay vẽ giữa đất một đường Ngưỡng Sơn lấy tay vẽ một đường, Sư lại nắm tai mình, giựt giựt năm ba cái mới thôi.

Ngày nọ Sư thấy Hương Nghiêm, Ngưỡng Sơn làm bánh, Sư nói:

Tiên Sư Bách Trượng đương thời được đạo lý này.

Ngưỡng Sơn và Hương Nghiêm nhìn nhau nói: Người nào đáp được lời này?

Sư nói: Có một người đáp được

Ngưỡng Sơn hỏi: Ai?

Sư chỉ con trâu bảo: Nói! Nói!

Ngưỡng Sơn chạy lấy một bó cỏ đem đến, Hương Nghiêm múc một thùng nước đem đến để trước mặt con trâu. Con trâu đang ăn. Sư bảo: Cho gì? Cho gì? Chẳng cho gì? Huệ Tịch và Trí Nhàn đồng lễ.

Sư hỏi: Khi sáng hoặc khi tối.

Một hôm Sư thúc trình ngữ: Ngoài thanh sắc cho ta cùng thấy.

Khi ấy có Thượng tọa U Châu, Giám Huyền trình ngữ rằng: Không từ đây ra người ấy không mắt.

Sư không nhận.

Ngưỡng Sơn ba lần trình ngữ: Lần đầu nói: Thấy lấy chẳng thấy lấy.

Sư nói: Nhỏ như đầu sợi lông, lạnh như Sương tuyết.

Lần thứ hai nói: Ngoài thanh sắc, ai cầu thấy nhau.

Sư nói: Chỉ kẹt phương ngoài nghe thấy.

Lần thứ ba nói: Như hai gương chiếu nhau, trong đó không hình tượng.

Sư nói: Lời này đúng, ta muốn ngươi chẳng sớm lập hình tượng vậy.

Ngưỡng Sơn lại hỏi: Hòa thượng ở chỗ Sư ông Bách Trượng làm sao trình ngữ?

Ta đối với chỗ tiên Sư Bách Trượng trình ngữ rằng: như trăm ngàn gương sáng soi hình, ánh sáng chiếu nhau, trần trần sát

sát, mỗi mỗi không nương nhau, Ngưỡng Sơn nhân đó lễ bái.

Ngày nọ Sư hỏi Hương Nghiêm: Ta nghe ông ở chỗ Tiên Sư Bách Trượng hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, ông là người thông minh lanh lợi, ý biết thức tưởng cội nguồn sinh tử. Giờ đây hãy nói thử một câu khi cha mẹ chưa sinh xem?

Hương Nghiêm bị câu hỏi này, mịt mờ không đáp được. Trở về liêu, đem hết sách vở đã học qua tìm một câu đáp trọn không thể được, Sư than rằng: Bánh vẽ chẳng no được bụng đói. Đến cầu xin Quy Sơn nói phá.

Sư nói: Nếu ta nói cho ông, sau này ông ông sẽ chữi ta. Ta nói là việc của ta, không can hệ gì ông?

Hương Nghiêm bèn hết sách vở đã thu thập được đồng thời đốt hết. Sư nói: Đời này không học Phật pháp nữa chỉ là Tăng thường làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần. Sư khóc từ biệt Quy Sơn, thẳng đến Nam Dương chỗ di tích của Quốc Sư Huệ Trung. Sư trụ tại đây. Ngày nọ

nhân cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch, ném trúng cây tre vang tiếng.

Sư chợt tỉnh ngộ, phát lên cười, Sư trở về tắm gội đốt hương nhắm hướng Quy Sơn đãnh lễ, ca tụng rằng: Hòa thượng đại từ, ân đức như cha mẹ. Khi trước nếu vì con nói rồi thì đâu có ngày nay. Sư làm bài tụng:

Nhất kích vong sở tri (Dịch) Một tiếng quên sở tri

Cánh bất giả tu trì Chẵng cần phải tu trì

Động dung dương cổ lộ Đổi sắc bày đường xưa

Bất đọa thiểu nhiên ki ( cơ) Chẳng rơi cỏ lặng yên

Xứ xứ vô túng tích. Nơi nơi không dấu vết Thinh sắc ngoại oai nghi Oai nghi ngoài sắc thinh Chủ nhân đạt đạo giả Những người bậc đạt đạo.

Hàm ngôn thượng thượng ki (cơ) Đều gọi thượng thượng cơ.

Sư nghe được bảo Ngưỡng Sơn: Ông là người đã thấu triệt.

Ngưỡng Sơn nói: Đây là tâm cơ ý thức; thuật được thành, đợi con tự khám phá qua.

Sau đó Ngưỡng Sơn gặp Hương Nghiêm nói: Hòa thượng ca ngợi Sư đệ phát minh việc lớn, ông thử nói xem. Hương Nghiêm đọc bài tụng trước cho Ngưỡng Sơn nghe. Ngưỡng Sơn bảo: Đây là do tập khí nhiều đời ghi nhớ mà thành. Nếu có chánh ngộ thì làm bài tụng khác xem.

Hương Nghiêm lại nói tụng rằng:

Khứ niên bần vị thị bần

Kim niên bần thủy thị bần

Khứ niên bần du hữu trác chùy chi địa

Kim niên bần chùy dã vô

(Năm xưa nghèo chưa thật nghèo

Năm nay nghèo mới thật nghèo

Năm xưa nghèo vẫn còn có đất cắm dùi

Năm nay nghèo dùi cũng không)

Ngưỡng Sơn nói: Như lai Thiền cho Sư đệ hiểu. Tổ Sư thiền cho mộng thấy.

Hương Nghiêm lại có bài tụng: Ngã hữu nhất ki ( cơ ) (Ta có một ki ( cơ )

Thuấn mục thị y Chớp mắt chỉ y

Nhược nhân bất hội Nếu người chẳng hội

Biệt hoán Sa di Riêng gọi Sa di)

Ngưỡng Sơn gật đầu và về thưa lại Quy Sơn: Đáng mừng Sư đệ.

Trí Nhàn đã ngộ Tổ Sư thiền.

Huyền giác nói: Thử nghĩ: “Như Lai Thiền và Tổ Sư thiền là phân hay không phân. Trường Khánh Lăng nói:

Một khi ngồi lại”. Vân Cư Tích Vi nói: Trong chúng bàn luận: Như lai Thiền cạn, Tổ Sư thiền sâu.

Chỉ có Hương Nghiêm lúc ấy sao không hỏi: Thế nào là Tổ Sư Thiền nếu đặt được lời chỗ nào có.

Lang Lang Giác nói: Vũ Đế cầu tiên không được tiên, vua giả ngồi ngay lại thăng thiên.

Quy Sơn nói: Hương Nghiêm đáng gọi trên không mãnh ngói, dưới không dộng chùy, phơi bày rõ ràng không thể lấy. Nếu không phải Ngưỡng Sơn, giống như bỏ qua gã này. Vì sao? Không được Sức Sương tuyết, đâu biết tiết tháo cây tùng, cây bá.

Kính Sơn Cảo nói: Về già Quy Sơn giống như dạy được một tượng gỗ thịt, rất là đáng thương. Lại thế nào là chỗ đáng thương, mặt giáp mặt nhau tay chân động, đâu biết lời nói là người khác.)

Sư thượng đường nói: Các ông chỉ được đại cơ, không được đại dụng. Lúc ấy Cửu Phong trong chúng đi ra. Sư gọi lại. Cửu Phong không quay nhìn.

Sư nói: Gã này chịu làm pháp khí. Ngày nọ từ biệt Sư nói: Con từ biệt Hòa thượng ngoài ngàn dặm, không lìa tả hữu.

Sư xúc động nói: Khéo làm. Linh Vân lúc đầu ở Quy Sơn, nhân thấy hoa đào mà ngộ đạo. Có kệ rằng:

Tam thập niên lai tầm kiếm khách

Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi

Tự tòng nhất kiến đào hoa hậu

Trực chí như kim cánh bất nghi

(Ba mươi năm tìm trang kiếm khách

Bao phen lá rụng lại đâm chòi

Từ ngày thấy được hoa đào nở

Thẳng đến hôm nay sạch hết nghi).

Sư xem kệ nói: Sở ngộ của ông ta khế hợp với sở ngộ của mình”.

Sư nói: Từ duyên ngộ đạo, mãi không thối mất, khéo từ hộ trì”.

Thượng Lâm tham Sư.

Sư nói: Đại đức từ đâu đến?

  • Áo dày mũ trụ đầy đủ.
  • Cởi hết rồi đến gặp Đại Đức.
  • Cởi rồi.

Sư quát: Giặc còn chưa đánh cởi làm gì.

Không đáp.

Ngưỡng Sơn nói thay: Thỉnh Hòa thượng trừ đi hai bên.

Sư lấy tay từ chối “dạ dạ”

Thượng Lâm sau đó tham Vĩnh Tần mới thấu hiểu ý chỉ này.

Sơ Sơn đến tham gặp Sư dạy chúng rằng: “Cao sĩ hành cước phải ngủ nghĩ trong thinh sắc, ngồi nằm trong thinh sắc mới được. Sơ Sơn nói: Thế nào là câu “không rơi vào thinh sắc?” Sư dựng phất trần.

Sơ Sơn nói: Đây là câu “rơi vào thinh sắc”.

Sư ném phất trần, trở về phương trượng. Sư nói: Không khế hợp”. Bèn từ giã Hương Nghiêm, nói: Sao không ở?

Sơ nói: Con và Hòa thượng không có duyên.

  • Có nhân duyên gì thử nêu xem?

Sơ Sơn bèn nói lại lời trước đây.

Hương Nghiêm nói: Con có lời này.

Sơ Sơn nói: Nói gì?

Hương Nghiêm: Lời nói phát ra chẳng phải tiếng, trước sắc không vật.

“Vốn có người trong đây”Bèn dặn Hương Nghiêm: Sau này có chỗ ở con lại đến gặp ta, rồi đi.

Sư hỏi Hương Nghiêm: Xà-lê hèn kém hỏi lời sắc thinh ở đâu rồi?

Hương Nghiêm: Đi rồi.

  • Thử nêu xem.
  • Hương Nghiêm nói lại lời như trước.

Sư nói: ông ta nói gì?

  • Rất chịu con.

Sư cười nói: Ta nói gã hèn này có ưu điểm, vốn chỉ ở đây. Gã này đi rồi, dù ở núi cũng không có củi đốt, ở gần nước cũng không có nước uống. Rõ ràng nhớ lấy. Nhân có Tư Quốc đến tham, Sư chỉ trăng dạy ông ta. Tư quốc lấy tay gạt ba cái.

Sư nói: Không nói ông không thấy, chỉ là chỗ thấy rất thô.

Sư ngồi ở pháp đường, Khố đầu đánh mõ, Hỏa đầu ném ngọn lửa đi. Vỗ tay cười lớn.

Sư nói: Trong chúng có người nào, lại gọi đến hỏi: Ông làm gì?

Hỏa đầu nói: Con không ăn cháo mà bụng no, cho nên thích.

Sư liền gật đầu: ( Sau đó Kính Thanh nói: Sẽ biết không có người

trong chúng Quy Sơn. Ngọa Long cầu nói: Sẽ biết có người trong chúng) Quy Sơn-nhân vách bùn, Lý Quân Dung đến, Cụ Công Thường, cho đến sau lưng Sư cầm cái hốt đứng. Sư quay đầu thấy bèn nghiêng nê bàn làm thế lấy bùn. Lý bèn chuyển hốt, làm thế tiến tới bùn. Sư ném lên bàn, cùng về phương trượng.

(Nham Đầu nghe nói: Ôi! Phật pháp bao la. Đại tiểu Quy Sơn, nê bích không rõ. Minh Chiêu Khiêm nói: Lúc ấy làm thế nào khỏi bị Nham Đầu kiểm điểm. Thay nói:

Lại chuyển nê bàn làm thế nê bích, rồi ném trở về. Hoàng Long Tân nói: Nham Đầu nhằm danh ngôn, thật không biết Quy Sơn, Quân Dung làm khéo thành vụng về ) Nhân lúc Thị Ngự vào tăng đường, Sư hỏi: Như nhiều Sư tăng là Tăng ăn cháo cơm hay là Tăng tham thiền?

Sư nói: Cũng không phải Tăng ăn cơm cháo, cũng không phải là Tăng tham thiền.

Thị Ngự nói: Ở đây làm gì?

– Thị Ngự tự hỏi ông ta xem.

Ngày nọ Sư thấy Lưu Thiết Ma đến bèn nói: Trâu cái già đến.

Lưu nói: Ngày tới Đài Sơn đại trai hội, Hòa thượng đi không?

Sư bèn duỗi chân làm thế nằm, Lưu bèn đi ra.

Tịnh Từ Nhất nói: Duỗi chân thế nằm không đi.

  1. Lưu Thiết Ma Khang Sa mà đi, có gì can thiệp. Thật không biết, lão Quy Sơn bình sinh một cánh tay uốn không cong, bị Lưu Thiết Ma đẩy một cái té nhào đến nay dậy không được. Nếu muốn đỡ Quy Sơn. Xin Đại chúng hạ một chuyển ngữ. Chúng không nói, Sư lấy gậy cùng lúc đuổi giải tán.

Ngày nọ, Sư gọi viện chủ, viện chủ đến.

Sư nói: Ta gọi viện chủ, ông đến làm gì? Viện chủ không đáp. (Tào Sơn thay nói: cũng biết Hòa thượng không gọi tôi. Lại sai thị giả gọi Thủ Tòa; Thủ Tòa đến Sư nói: Ta gọi Thủ Tòa ông đến làm gì? Thủ Tòa cũng không đáp.

Tào Sơn thay nói: Nếu sai thị giả, e không đến. Pháp Nhãn nói: Vừa đến thị giả gọi.)

Thượng đường Tăng ra nói: Thỉnh Hòa thượng thuyết pháp cho chúng.

Sư nói: Ta vì ông thấu được khó khăn.

Tăng lễ bái ( người sau kể lại cho Tuyết Phong, Phong nói người xưa được tâm lão bà.

Huyền Sa nói: Hòa thượng Tào Sơn đều nói sai việc cổ nhân.

Tuyết phong nghe vậy hỏi Huyền Sa: Chỗ nào là chỗ nói sai việc cổ nhân?

Đại tiểu Quy Sơn bị tăng kia hỏi đáng được nhiều thứ vụn vặt. Tuyết Phong sợ hãi.) Có tăng đến lễ bái, Sư làm thế đứng dậy. Tăng thưa: Xin Hòa thượng không phải đứng dậy.

Sư nói: Lão tăng chưa từng ngồi.

Con chưa từng lễ.

Vì sao không lễ?

Tăng không đáp.

(Đồng An thay nói: Hòa thượng không lạ.

Tăng hỏi không làm chiếc nón trên đỉnh Quy Sơn, không xa đến được chớ lao dịch thôn.

– Thế nào là chiếc nón trên đỉnh Quy Sơn?

Sư gọi: Đến gần đây. Tăng đến gần, Sư đạp cho một cái.

Sư hỏi Tăng: Từ đâu đến?

Tây Kinh đến.

Có thư của ông chủ Tây Kinh đến không?

Không dám vọng thông tin tức.

Tác gia Sư tăng, thiên nhiên còn có.

Canh hết bánh tàn ai là người không ăn?

Riêng có Xà-lê không ăn.

Tăng làm thế ói ra.

Sư nói: Đỡ lão tăng bệnh này ra. Tăng bèn ra.

Tăng hỏi: Thế nào là đạo?

Vô tâm là đạo.

Con không hiểu.

Hội lấy không hiểu.

Thế nào là không hiểu?

Chỉ là ông không phải người khác.

Lại nói: Người thời nay chỉ thẳng xuống hễ lấy không hiểu chính là tâm ông, chính là Phật ông, nếu hướng ngoài được một tri một giải lấy làm đạo hiền, lại không can thiệp gọi là vào đống phân, không gọi ra đống phân, ô nhiễm ruộng tâm ông. Cho nên đạo không phải là đạo.

Có một vị Tăng hỏi: Từ đâu đến?

Hà Nam đến.

Vệ Quốc hỏi: Sông Hoàng Hà có xanh không?

Tăng không đáp.

Sư nói thay: Con cáo nhỏ cần qua thì qua, đừng nghi làm gì?

Sư dạy chúng: Các ông, mời người trình sở ngộ xem.

Khi ấy có Thượng tọa Chi Hòa làm lễ.

Sư nói: Không nghĩ thiện không nghĩ ác, chính lúc này còn là Bản lai diện mục của Thượng tọa Chí Hòa ta.

Chí Hòa thưa: Chính lúc này là chỗ con buông thân mạng.

Sư nói: Ông chớ rơi vào không.

Con nếu thấy có hư không có thể rơi, đâu từng là chỗ buông thân mạng.

Đến đây sao không hỏi đi?

Con đến đây cũng không thấy có Hòa thượng đáng hỏi.

Ông bạc phước, đỡ tông ta không nổi.

Sư nhân thấy Ngưỡng Sơn và Bắc Am chủ, lên hỏi: Khi ấy có quan khách uống trà.

Sư bèn chỉ quan nhân nói: Đồng tham Cổ Phật đến.

Am chủ nói: Sau trăm năm tìm người này nêu lời khó được.

Sư nói: Quan nhân thấy, chính mình nói cũng không được.

Am chủ nói: Ngưỡng Sơn không cam đối này.

Sư nói: Làm Am chủ cũng khó được.

Ngày nọ, Sư trình bày đứng dậy như ý. Lại vẽ vòng tướng ( )nói:

Có người nói được thì được như ý này, nói nói!

Khi ấy có tăng nói: Như ý này vốn không phải là Hòa thượng.

Sư nói: Được mà vô dụng.

Lại có Tăng nói bày cho con cũng không có chỗ.

Nhân Tăng hỏi Sư: Chư Thánh trước đây cho đến nay, ý chỉ Hòa thượng thế nào?

Sư nói: Trước mắt là vật gì?

Chẳng chỉ đây phải không?

Cái nào?

Vừa đến chỉ đối.

Ông nghĩ cái gì, chớ sinh Sự.

Tưởng Sơn Cẩn nói hỏi rất hiểm: Chỗ đáp rất xa, cả hai không hiểu.

Tăng hỏi: Thế nào là thật Bách Trượng?

Sư xuống thiền sàng vòng tay đứng.

Thế nào là thật Hòa thượng?

Sư lại ngồi.

Sư thượng đường nói: Lão tăng sau khi trăm tuổi làm con trâu dưới

núi, bên hông trái viết năm chữ: Quy Sơn Tăng Linh Hưu. Lúc ấy gọi là tăng Quy Sơn là con trâu hay là Tăng Quy Sơn?

Gọi thế nào mới đúng?

Ngưỡng Sơn lễ bái mà lui.

(Vân Cư Tích nói: Sư không hiệu khác, là Phước Bảo, thay làm vòng tròn đỡ cây chuối xanh, thay là tướng trâu này trình.

Lại nói: Người đồng đạo mới biết.

Nam Tháp Dũng nói: Một ngàn năm trăm thiện tri thức chỉ được một nửa, cuối đời. Lúc này làm tướng này trinh.

Lại nói: Nói cũng nói rồi, rõ cũng rõ rồi, ngộ thì giữ gìn. Dũng nói: Hòa thượng dùng phương tiện dạy người.) Sư phô dương tông giáo, phàm hơn 40 năm, người đạt đạo vô số.

Ngày mồng tháng giêng, niên hiệu Đại Trung thứ Ngài tắm rưả sạch sẽ, ngồi yên thị tịch thọ 83 tuổi, hạ lạp 4 xây tháp ở núi này, vua ban thụy hiệu là Đại Viên Thiền Sư, tháp hiệu là Thanh tịnh.