ĐẠI TỲ LÔ GIÁ NA KINH
A XÀ LÊ CHÂN THẬT TRÍ PHẨM TRUNG
A XÀ LÊ TRỤ A TỰ QUÁN MÔN

(Cũng có tên là Tứ Trùng Tự Luân Mạn Đồ La Thành Thân Quán.
Cũng gọi là Tam Trùng Bố Tự Thành Thân Mạn Đồ La Quán Hạnh)

Phạn Hán dịch: Chùa Tịnh Ảnh, viện Tỳ Khởi, Ngũ Bộ Trì Niệm Tăng DUY CẨN thuật Thành Nhập Lý Quỹ Nghi , một quyển
Phạn Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Phàm nói A Xà Lê (Ācārye) là giải Chân Ngôn tối bí trong bí, Trí Đại Tâm. Chữ A gọi là Chủng Tử cho nên tất cả như vậy y theo Pháp đều nhận khắp. Nếu đối với Giáo Pháp này, hiểu Trí rộng lớn ấy, Công Đức lớn của Chính Giác thì nói tên là A Xà Lê. Đó tức là Như Lai, cũng tức tên là Phật. Tiếng Phạn ghi là Hãn Lật Đà (Hṛda). Hãn Lật Đà tức là Tâm chân thật, tức là chữ A

Phàm nói chữ A tức là mẹ của tất cả chư Phật, là nơi sinh của tất cả Chân Ngôn, rất ư thượng diệu, là chữ của Tâm Phật

Nếu nói âm bên trong chữ A tức là âm trong cổ họng. Nên biết chữ A này bày khắp tất cả chi phần, tức là nghĩa Vốn chẳng sinh

Phàm có hai âm. Một tên là A Sát La (Acala) là chữ căn bản cũng gọi là nghĩa Bất Động (Acala). Bất Động là nghĩa Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

Như hai âm tối sơ A A (A Ā) là chữ căn bản. Tiếp từ Y Y (I Ī) cho đến Ố Ao (O AU ) có 12 chữ đều là theo sự sinh tăng thêm, đều là tiếng người nữ

Chữ căn bản ấy là tiếng người nam. Tiếng người nam nghĩa là Tuệ, tiếng người nữ nghĩa là Định

Lại giải nói có 5 tiếng, tiếng của thể chữ A, tiếng của hành chữ A. Phàm từ Y Y đến Ố Áo có 12 chữ đều là tiếng của Tam Muội. Chữ Ám (AṂ) là tiếng chứng Tam Bồ Đề (Sambodhi: Chính Giác), Chữ Ác (AḤ) là tiếng vào Đại Bát Niết Bàn (Mahāparinirvāṇa)

Nếu thấy Ngưỡng Nhưỡng Noa Nẵng Mãng (ṄA ÑA ṆA NA MA)

tức đồng với điểm trên, cũng là tiếng chứng Tam Bồ Đề (Sambodhi)

Nếu thấy 8 chữ của nhóm Dã La (YĀ RĀ) tức đồng với điểm đặt bên cạnh

(Bàng Điểm) cũng là tiếng của Đại Bát Niết Bàn (Mahā-parinirvāṇa) Chữ căn bản ấy biến tất cả chốn , chữ tăng thêm cũng biến tất cả chốn

Căn bản, tăng thêm chẳng khác nhau đều dùng gốc thể của chữ căn bản mà vẽ thêm ở bên cạnh và góc của chữ. Chính vì thế cho nên căn bản, tăng thêm chẳng phải một chẳng phải khác. Giống như trong vật khí chứa đầy nước.Nhân vật khí giữ nước, nước chẳng lìa vật khí. Như vậy bèn cùng nhau y trì , hay biến khắp bên trong bên ngoài

Chẳng phải chỉ có chữ A biến tất cả chốn. Tiếp từ Ca Khư Nga Già Ngưỡng (KA KHA GA GHA ṄA ) cho đến chữ Khất-sái (KṢA) cũng biến tất cả chốn. Tại sao thế ? Đều là âm của căn bản , tức là chữ A

Lại như chữ ca (KA) mỗi mỗi đều tự có chữ theo sinh tăng thêm. Như trong chữ Ca tức có chữ Kế Cái (KI KAI) đều là tiếng người nữ, duyên thêm thể của chữ Ca vẽ thêm ắt thành chữ tăng thêm. Thể là nghĩa của Tuệ mà gia thêm là Định Tuệ cùng giữ nhau hợp mà làm một. Thể ấy chẳng mất , Chỉ Quán song hành cũng biến tất cả chốn, bởi thế tăng thêm biến ở căn bản, căn bản biến ở tăng thêm, theo sinh biến nơi Chủng Tử, Chủng Tử biến nơi theo sinh.

Sở dĩ tiếng Phạn ghi là Ổ Bà Phộc (Udbhava) cũng gọi là Phát Khởi giống như hạt giống sinh quả, quả lại thành hạt giống. Nay chữ A này tức đồng với hạt giống hay sinh nhiều quả, mỗi mỗi lại sinh trăm ngàn vạn bội cho đến triển chuyển vô lượng chẳng thể nói vậy. Xong thấy hạt biết quả, nhân đã như đây nên biết quả ắt như thế.

Nay chữ A này cũng như vậy, từ căn bản này là Trí tự nhiên không có thầy. Tất cả Trí Nghiệp từ đạy mà sinh bày các chi phần. Bày chi phần tức là Tự Tâm (tâm của mình). Do tự tâm này liền nhiếp tất cả thân phần, lìa tâm không có thân, lìa thân không có tâm cũng đồng với chữ A.

Nếu bày khắp chữ này liền đồng với chư Phật. Ấy là từ chữ có quả, tức là Phật hay chứng Chính Trí nên gọi là Chính Giác. Do biết Lý Tính của chữ này nên được tên của Như Lai. Tính Lý của chữ này là chữ A tức là nghĩa vốn chẳng sinh

Lại như người có tâm hay khắp chi phần đều chịu khổ, vui. Chữ A cũng biến tất cả chi phần tức là nghĩa tâm vốn chẳng sinh

Chữ A biến tất cả chữ. Nếu tất cả chữ không có chữ A tức chữ chẳng thành, cốt yếu có chữ A. Nếu chữ không có đầu tức chẳng thành chữ cho nên dùng chữ A làm đầu, theo một âm của chữ A

Phàm trong tất cả các tiếng đều có âm của chữ A , hẳn được âm của chữ A này. Theo âm biểu thị của chữ mà được có tiếng, sinh đã có tiếng. Sinh đã có tướng cho nên biến ở chi phần hay biểu thị cho tất cả Pháp của Thế Gian và Xuất Thế Gian

Nếu chỉ thấy âm chữ ấy tức hay nói rõ cái bên ngoài ở cái bên trong. Lại thiết yếu âm vận, ngữ ngôn, răng nanh, răng, lớp màng trên da, (?)… có được nơi biểu thị bên ngoài là: màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, đông, tây, nam , bắc, vuông, tròn, lớn, nhỏ, trên , dưới, tôn quý, thấp hèn, tất cả sự loại… mới có thể lĩnh giải.

Cho nên Kinh ghi là: “Bí Mật Chủ! Đây là Pháp Môn biến tất cả chốn”

Lại Kinh Hoa Nghiêm ghi là: “Tự Mẫu như vậy hay đối với tất cả Pháp khéo léo của Thế Gian với Xuất Thế Gian dùng Trí thông đạt, đến nơi bờ kia, phương cách đặc thù , nghề nghiệp khác lạ thành tổng hợp không có sót . Văn tự, toán số , tích chứa việc giải thâm sâu Y phương (ngành thuốc), Chú Thuật khéo chữa mọi bệnh. Có các chúng sinh bị Quỷ Mỵ bắt giữ, oán ghét, nguyền rủa, sao ác biến quái, thây chết chạy đuổi, điên khùng, gầy ốm , mọi loại bệnh tật đều có thể cứu chữa khiến cho khỏi bệnh . Lại khéo biết riêng: vàng, ngọc, châu bối, san hô, luu ly, Ma Ni, xà cừ, Kê Tát La …. Tất cả nơi sinh ra kho tàng báu, phẩm loại chẳng đồng, giá cả nhiều ít, thôn, dinh, làng, ấp, Đô thành lớn nhỏ, cung điện, vườn hoa, vườn thú, núi cao, suối , (?) thấm ướt

Phàm là nơi cư ngụ của tất cả mọi người. Bồ Tát hoặc hay tùy theo phương nhiếp hộ. Lại khéo quán sát Thiên Văn, Địa Lý, tướng người, tốt xấu, âm thanh của chim thú, khí hậu ra sao, năm được mùa hoặc phải tiết kiệm, sự an nguy của đất nước. Như vậy hết thảy kỹ nghệ của Thế Gian chẳng có gì không luyện tập bao gồm để biết tận nguồn gốc của nó”

Lại sở dĩ Kinh ghi là: “Này Bí Mật Chủ! Cho nên dùng chữ A làm đầu” . Chữ A tức là tâm của Chân Ngôn, chữ của Tâm Phật đã nói ở trên

A Xà Lê trụ ở Phật Địa, Nghĩa giống như chưa xong tức là trụ trong đây trụ Môn quán chữ A

Chự A này cũng gọi là Xa Ma Tha (Śamatha: Chỉ), cũng gọi là Trí của Tỳ Bát Xá Na (Vipaśyana: Quán), cũng gọi là Trí của Chân Bảo, cũng gọi là Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jñā-jñāna)

Bởi thế Kinh ghi là: Nhất Thiết Trí Trí, Căn Bản Trí Trí, Hậu Đắc Trí. Từ Hậu Đắc Trí khởi Đại Bi, từ Đại Bi khởi ba loại Hóa Thân

Phàm A Xà Lê nếu quán chữ này mà tương ứng tức là thân của mình đồng với thân của Tỳ Lô Giá Na Phật, cũng gọi là thân của Kim Cương Bất Hoại, cũng gọi là Phổ Hiện Sắc Thân, cũng gọi là ba loại Ý Sinh Thân

A Xà Lê là quán Luân của chữ A này giống như Luân của đuôi chim công , ánh sáng vây quanh. Hành Giả mà trụ trong ấy tức là trụ ở Phật Vị. Chính vì thế cho nên trong cái gương tròn của Pháp Giới thanh tịnh hiện ra chữ A. Bởi vậy từ chữ A xoay chuyển sinh ra các chữ, tức biến khắp trong tất cả danh tự của Chân Ngôn, xoay vòng qua lại trăm ngàn vạn bội, vào các Môn Tuyền Đà La Ni , tổng trì không ngại. Bởi thế chữ A xoay chuyển sinh ra ba Thân , bốn Trí mà chuyển bánh xe Pháp.

Nếu Hành Giả vì người làm A Xà Lê .Trước tiên nên xây dựng Đại Bi Thai Tạng Mạn Đồ La Vương (Mahā-kāruṇa-garbhodbhava-maṇḍala-rāja) trụ ở Phật Vị. Đem các chữ này hợp tập thành thân, liền trụ Phật Vị. Xong lúc Bố Tự (xếp bày chữ) thì chia làm bốn lớp, mỗi lớp đều có ba loại Quy Mệnh. Cái đầu là Sơ Phần, cổ họng là phần thứ hai, trái tim là phần thứ ba, lỗ rốn là phần thứ tư.

A a ám ác A Ā AṂ AḤ

Ca ca kiếm cước KA KĀ KAṂ KAḤ

Khư khư khiếm khước

KHA KHĀ KHAṂ KHAḤ

Nga nga nghiễm ngược

GA GĀ GAṂ GAḤ

Già già kiệm ngược

GHA GHĀ GHAṂ GHAḤ

Già già chiêm chước

CA CĀ CAṂ CAḤ

Xa xa xiêm xước

CHA CHĀ CHAṂ CHAḤ

Nhược nhược nhiễm nhược JA JĀ JAṂ JAḤ

Xã xã chiêm tiêu

JHA JHĀ JHAṂ JHAḤ

Tra tra chiêm trách

ṬA ṬĀ ṬAṂ ṬAḤ

Tha tha siểm sách

ṬHA ṬHĀ ṬHAṂ ṬHAḤ

Noa noa nam nạch

ḌA ḌĀ ḌAṂ ḌAḤ

Đồ đồ trạm thích

ḌHA ḌHĀ ḌHAṂ ḌHAḤ

Đá đa đam đát

TA TĀ TAṂ TAḤ

Tha tha tham thác

THA THĀ THAṂ THAḤ

Na na nạm nặc

DA DĀ DAṂ DAḤ

Đà đà đạm đạc

DHA DHĀ DHAṂ DHAḤ

Bả ba định bác

PA PĀ PAṂ PAḤ

Pha pha phiếm bạc

PHA PHĀ PHAṂ PHAḤ

Ma ma hàm mạc

BA BĀ BAṂ BAḤ

Bà bà phạm bạc

BHA BHĀ BHAṂ BHAḤ

Dã dã diêm dược

YA YĀ YAṂ YAḤ

[ Bản Kinh ghi thiếu phần này:  _ RA RĀ RAṂ RAḤ]

La la lãm lạc

LA LĀ LAṂ LAḤ

Phộc phộc noan phộc

VA VĀ VAṂ VAḤ

Xa xa đàm thước

ŚA ŚĀ ‘ŚAṂ ŚAḤ

Sa sa sam sách

ṢA ṢĀ ṢAṂ ṢAḤ

Sa sa tảm tác

SA SĀ SAṂ SAḤ

Ha ha hạm hoắc

HA HĀ HAṂ HAḤ

Khất-sái, khất-xoa, khất-sam, khất-sách

KṢA KṢĀ KṢAṂ KṢAḤ

Y ải ô ô lý lý lý lý ế ái ố áo

I Ī U Ū R Ṝ L Ḹ E AI O AU

Ngưỡng nhương noa nẵng mãng ṄA ÑA ṆA NA MA

Ngang nhương ninh nang mang ṄĀ ÑĀ ṆĀ NĀ MĀ

Ngược nhiêm nam nam noan ṄAṂ ÑAṂ ṆAṂ NAṂ MAṂ

Ngược nhược nạch nặc mạc

ṄAḤ ÑAḤ ṆAḤ NAḤ MAḤ

 

Phàm Pháp Bố Tự nên từ Bạch Hào ở khoảng giữa chân mày (tam tinh) của Hành Giả mà quán chữ Ca ( KA) xoay đuổi theo bên phải rồi chuyển khiến vòng lại , cùng tiếp nối bốn lớp cũng lại như vậy , mỗi mỗi hợp tập thành thân

Bởi thế Kinh ghi rằng: Ca tả tra đa bả (KA CA ṬA DA DHA), thoạt đầu, khoảng giữa, chặng cuối cùng gia thêm. Dùng Phẩm Loại của Đẳng Trì cùng nhập vào thì tự nhiên đắc được Bồ Đề Tâm Hạnh, thành Đẳng Chính Giác với Bát Niết Bàn. Tức là nghĩa của bốn lớp A a ám ác (A Ā AṂ AḤ) lúc đầu (sơ)

Lại 20 chữ của nhóm Ca tả tra đá đá (KA CA ṬA DA DHA) tức là nghĩa của chặng giữa (trung)

Y y (I Ī ) ấy đến Ố áo (O AU) có 12 chữ tức là gia thêm, dùng nghĩa Phẩm loại của Đẳng Trì

Lại Ngưỡng Nhưỡng Noa Nẵng Mãng (ṄA ÑA ṆA NA MA) đến Ngược Nhược Nặc Mạc (ṄAḤ ÑAḤ ṆAḤ NAḤ MAḤ) gồm có 20 chữ tức là nghĩa của tướng chặng sau (hậu tướng) cho nên gom lại mà nói là cùng vào tự nhiên

Lại giải chia ra làm ba phần. Cái đầu là Sơ Phần (phần khởi đầu) [màu vàng] , cổ họng, trái tim là Trung Phần (phần ở giữa) [màu trắng], lỗ rốn là Hậu Phần (phần sau cùng) [màu đen]

Nếu dùng chữ Ca (KA) làm Luân tức chẳng dùng chữ Kiếm (KAṂ), nếu dùng chữ Kiếm làm Luân tức chẳng dùng chữ Ca. Đấy là phát Tâm Bồ Đề, Hành Quả làm chặng giữa, Đại Tịch làm phần sau.Đó gọi là ba phần

A Xà Lê đã được ba lớp Thành Thân như vậy xong. Mạn Đồ La ấy với Đệ Tử cũng an bày như vậy. Ba việc đều thành. Đó gọi là Bí Mật Mạn Đồ La

Nếu chẳng đạt rõ ý thú trong việc này thì khó thể y theo Sự Pháp lúc trước mà làm, chẳng được gọi là khéo làm, uổng phí công phu ấy cũng không có nơi thành tựu vậy.

Lại Pháp Bố Tự này tức là Đại Bi Thai Tạng Tam Trùng Bí Mật Mạn Đồ La . Tự Phi Nhân (chẳng phải con người) tập Hạnh của Chân Minh. Người kham nhận truyền trụ mới dùng ý tưởng truyền cho, chẳng thể dùng văn ghi chép cho nên bậc Thầy dùng miệng trao cho (Kinh ghi rằng: Chỉ có nói Phẩm Tự Luân)

Y Y (I Ī) ấy đến Ố Ao (O AU) có 20 chữ đều rải bày ở bên ngoài Tự Luân (bánh xe chữ)

Lại Ngưỡng Nhưỡng Noa Nẵng Mãng (ṄA ÑA ṆA NA MA), Nghiệm Nhiêm Nam Nam Noan (ṄAṂ ÑAṂ ṆAṂ NAṂ MAṂ), Ngược Nhược Nạch Mô Mạc (ṄAḤ ÑAḤ ṆAḤ NAḤ MAḤ). Phàm 5 chữ tùy theo ba Luân mà chuyển cùng vào tự nhiên

Nay Luân này tức là nghĩa của ba Chuyển Pháp Luân. Hành Giả tương ứng như vậy bày chữ trì niệm, tức là thân của Trì Minh giống như Thần Lực gia trì của Đại Nhật Như Lai ngang bằng không có khác.

Luân này cũng có tên là Nhân Duyên Luân, Thầy với Đệ Tử và Mạn Đổ La đều như vậy an bày các chữ, cũng gọi là Luân của Bí Mật

Các chữ này cũng là chữ của tất cả Tâm Phật , cũng gọi là Luân của Chân Ngôn

Luân, tiếng Phạn là A Sát La Luân (Akṣara-Cakra) ấy là từ Luân chữ A sinh ra nhiều chữ nên gọi là Luân. Chữ A tức là Thể Tính Bồ Đề như Ma Ha Tỳ Lô Giá Na (Mahā-vairocana) trụ ở Thể Tính của Tâm Bồ Đề , mọi loại thị hiện Phổ Môn lợi ích, mọi loại biến hiện vô lượng vô biên Tuy Thùy Tích như vậy không cùng, xong thật thường trụ chẳng động, cũng không có khởi diệt giống như bánh xe tuy lại vận chuyển không cùng mà vị trí chính giữa chưa từng dao động. Do chẳng động cho nên hay chế mọi động cơ , động mà không động tức là nghĩa Vốn chẳng sinh của chữ A. Dùng không sinh không diệt mà sinh tất cả Luân chữ . Luân không cùng là tên gọi Luân Bất Động (Acala-cakra)

A Xà Lê nếu hay như vậy liễu đạt Luân Bất Động mà bày các chữ. Thể ấy tự nhiên, thân có nơi biểu tượng thì không có gì chẳng phải là Mật Ấn, miệng có nói điều gì đều là Chân Ngôn, ý thường dừng trụ thì không có gì không phải là Quán Môn.

Phàm có thấy, nghe, tiếp chạm, biết … đều quyết định ở Vô Thượng Bồ Đề , chỗ thành của Phước Lợi chân thật chẳng hư dối. Nếu hay như vậy tức đồng với Tỳ Lô Giá Na Như Lai mà làm việc Phật, thường chiếu Thế Gian

A Xà Lê nếu lúc niệm tụng , hoặc quán Cú Luân . Cú Luân là quán Tâm của Bản Tôn, có vòng sáng tròn trịa (viên minh) mà bày chữ của Chân Ngôn. Luân chuyển nối tiếp nhau rõ ràng hiện trước mặt. Quán Tự Luân (Akṣara-cakra: bánh xe chữ) này như sữa trắng, thứ tự lưu chú (chảy rót) vào trong miệng của Hành Giả. Hoặc rót vào đỉnh đầu nối tiếp nhau chẳng dứt tràn đầy thân ấy. Trong Viên Minh đó có chữ Chủng Tử , chữ thường sáng rõ giống như giòng nước chảy không tận. Như vậy cực nhọc trì tụng xong tức chỉ trụ nơi Tâm vắng lặng là chữ A

Lại nói ba lạc xoa số tức la ba mươi vạn biến

Nếu Hành Giả lại được thấy nhóm Chủng Tử, An của Bản Tôn tức theo trong Chủng Tử , An của Bản Tôn mà thấy Bản Tôn. Như vậy thành tựu xong liền hay an bày khắp các chữ mà thành Thẩ của mình (tự thể) Tức như thật biết tâm của mình, thành thân Biến Chiếu. Đó gọi là nghĩa của Lạc Xoa (Lakṣaṇa)

Nếu chẳng tương ứng như vậy thì ở trong trăm năm., niệm đủ ngàn vạn Lạc Xoa cũng chẳng được thành huống chi là ba lạc xoa sao ?!…

Nếu Hành Giả có ba tướng bình đẳng. Một là Thật Tướng của thân là một lạc xoa trừ tất cả sự dơ bẩn của Thân. Hai là Thật Tướng của Ngữ (lời nói) là hai lạc xoa trừ tất cả sự dơ bẩn của lời nói. Ba là Thật Tướng của Ý là ba lạc xoa trừ tất cả sự dơ bẩn của Tâm. Trừ xong ba điều dơ bẩn (Tam cấu) thì sinh ba Công Đức, chứng từng phần Công Đức của Như Lai. Như vậy, Nghiệp tương ứng trụ Bồ Đề Tâm Giới, thảy đều viên mãn tất cả Địa Ba La Mật. Tùy theo Pháp Giáo đã trụ đều y theo Minh Cấm (cấm giới của Minh) tùy theo ước nguyện thành quả, thường nên đối với ta người (tự tha) thương xót mà cứu hộ.

Kinh ghi rằng: Bí Mật Chủ bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Vì sao Đức Như Lai Ứng Cúng Chính Biến Tri được Nhất Thiết Trí Trí, rộng diễn phân bày mọi loại Đạo, diễn nói Nhất Thiết Trí Trí mỗi mỗi đều đồng với Ngôn Âm ấy, trụ mọi thứ uy nghi mà Đạo của Nhất Thiết Trí Trí chỉ có một Vị. Thế Tôn! Ví như tự tính của dất, nước, lửa , gió, hư không tràn khắp tất cả nơi chốn đều chẳng xuất ra Môn chữ A”

Bởi thế Kim Cương Thủ hỏi Đại Nhật Như Lai: “Trí Tuệ như vậy dùng cái gì làm Nhân, thế nào là gốc rễ, thế nào là cứu cánh?”

Đức Phật bảo: “Này Kim Cương Thủ! Tâm Bồ Đề là nhân, Bi là gốc rễ, phương tiện là cứu cánh. Bí Mật Chủ! Thế nào là Bồ Đề? Ấy là như thật biết tâm của mình”. Tức là một tướng của chữ A, cũng chẳng phải một cũng chẳng phải khác

Lại Kinh ghi rằng: “Kim Cương Thủ hãy lắng nghe! Nay Ta nói tu hành Hạnh Man Đồ La, đầy đủ Pháp Môn của Nhất Thiết Trí Trí. Bởi vì vạn vật cực tròn trịa không thể lại tăng thêm, vì Ứng vật mà tạm thay thế, cuối cùng dứt năng sự, tức diệu quả Đề Hồ, cội nguồn của ba Mật”. Biết tối chân thật ấy được gọi là A xà Lê nên ứng đủ phương tiện, biết rốt ráo điều Phật đã nói Cho nên Kinh ghi rằng: “Lại nữa, Bí Mật Chủ!

Chư Phật đã tuyên nói

An bày các Tự Môn

Phật Tử! Nhất tâm nghe

Chữ Ca ( KA) dưới yết hầu (cổ họng)

Chữ Khư (KHA) ngay nóc họng (hàm ếch)

Chữ Nga (GA) làm cái cổ (phần ghi chú lại ghi là cái đầu)

Chữ Già (GHA) trong yết hầu

Chữ Già (CA) làm gốc lưỡi (Thiệt căn)

Chữ Xa (CHA) ngay trong lưỡi

Chữ Nhược (JA) làm đầu lưỡi

Chữ Xà (JHA) chốn sinh lưỡi (Thiệt sinh xứ)

Chữ Tra (ṬA) làm ống chân

Chữ Trá (ṬHA) biết bắp đùi

Chữ Noa (ḌA) nói eo lưng

Chử Trà (ḌHA) dùng an ngồi (2 cái mông)

Chữ Đa (TA) phần sau cuối (hậu môn)

Chữ Tha (THA) biết cái bụng

Chữ Ná (DA) làm hai tay (2 bàn tay)

Chữ Đà (DHA) tên hông sườn

Chữ Ba (PA) làm cái lưng

Chữ Phả (PHA) biết lồng ngực

Chữ Ma (BA) làm hai chỏ (2 khủy tay)

Chữ Bà (BHA) dưới cánh tay

Chữ Mãng (MA) ở trái tim

Chữ Gia (YA) tướng âm tàng (Phần hạ bộ)

Chữ La (RA) gọi con mắt

Chữ La ( LA) làm vầng trán

Ải (I ) Y ( Ī ) hai vành mắt (I: vành mắt phải_ Ī: vành mắt trái)

Ổ Ô hai vành môi (_U: vành môi trên_ Ū: vành môi dưới)

Ế Ái hai lỗ tai (E: lỗ tai phải_  AI: lỗ tai trái)

Ố Ao hai gò má (O: gò má phải_AU: gò má trái)

Chữ Ám (AṂ) câu Bồ Đề

Chữ Ác (AḤ) Đại Niết Bàn

Biết tất cả Pháp này

Hành Giả thành Chính Giác

Của cải Nhất Thiết Trí

Thường trụ nơi Tâm ấy

Đời xưng Nhất Thiết Trí

Chính là Tát Bà Nhã (Sarva-jña)”

 

Y theo Thai Tạng Tỳ Lô Giá Na Kinh Tập Tự Mẫu Quán Hạnh Nghi , một bản _Hết_

 

Cự Đường, năm Khai Nguyên, Trung Tuần tháng ba_ Ngũ Bộ Trì Niệm DUY CẨNtập

Ứng Đức năm thứ hai, tháng mười một, ngày mồng hai_ Ở Nam Thắng Phòng, dùng

Bản thư của viện Tiền Đường_ NHÂN HÀO

Một Thiếp này phụng truyền hai Phẩm Thân Vương xong (CÔNG TRỢ) Bên trên, như Áo Thư khiến truyền thụ xong hai phẩm Tôn Trấn Thân Vương

_Hiệu chỉnh xong vào ngày 07/03/2012