ĐẠI TÙY CẦU TỨC ĐẮC ĐẠI ĐÀ LA NI MINH VƯƠNG SÁM HỐI PHÁP

1156A

Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Tám Ấn Tùy Cầu :

1. SÁM HỐI ẤN cũng có tên là BỒ ĐỀ TÂM ẤN:

Ngửa 2 bàn tay. Tay phải: đem ngón vô danh quấn phía sau lưng ngón giữa, lấy ngón trỏ móc đầu ngón vô danh. Tay trái cũng như thế. Đem 2 ngón cái đều vịn trên móng ngón út, 2 ngón giữa cùng trụ dính nhau. Ngửa lòng bàn tay hướng lên trên đặt ngay trái tim, tụng Chú.

2. BỒ ĐỀ CĂN BẢN KHẾ cũng có tên là THỌ KÝ ĐỈNH KHẾ ẤN:

Dựa theo Ấn trước. Sửa 2 ngón út giao nhau trong lòng bàn tay. Hai ngón cái, bên trái đè bên phải, đều vịn gốc ngón và đè trên móng ngón út. Hai ngón trỏ vịn lằn lóng trên của lưng ngón giữa

3. NHƯ LAI BÌNH ĐẲNG KHẾ cũng có tên là THÍ THANH LƯƠNG KHẾ ẤN:

Tay phải: duỗi thẳng 3 ngón trỏ, giữa, vô danh. Đem ngón cái vịn vằn thứ nhất trên lưng ngón út. Chẳng nói đến tay trái.

4. NHƯ LAI THANH TỊNH KHẾ: Trước tiên chắp 2 tay lại. Hai ngón út cài chéo nhau trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái. Cả 3 ngón trỏ, giữa, vô danh đều hợp dính đầu ngón. Hai ngón cái cũng hợp đầu ngón, dấu trong lòng bàn tay.

5. NHƯ LAI TIÊU NHẤT THIẾT ÁC ĐỘC KHẾ cũng có tên là NHẤT THIẾT HOAN HỶ KHẾ:

Y theo Bình Đẳng Ấn. Giao 2 cổ tay, bên phải đè bên trái. Ngửa lòng bàn tay hướng lên trên. Nếu bên ngoài có việc thì hồi hướng ra ngoài từ chối. Đây là DIỆT ĐỘC KHẾ .

6. NHẤT THIẾT TRÙNG (Loài trùng) ĐẮC PHẬT KÝ (Thọ ký) KHẾ:

Trước tiên chắp 2 tay lại. Dựng đứng 2 ngón út, co 2 ngón vô danh vào trong lòng bàn tay. Hai ngón giữa cài ngược nhau, bên phải đè bên trái trong lòng bàn tay. Hai ngón trỏ đều móc 2 ngón giữa. Hai ngón cái đều vịn bên cạnh lằn giữa của ngón trỏ. Hai ngón út đều cong lại sao cho đừng dính vào ngón vô danh.

7. BÍ MẬT KHẾ cũng có tên là TÂM TRUNG ẤN:

Trước tiên chắp 2 tay lại. Các ngón trỏ, ngón vô danh, ngón út cùng cài ngược nhau trong lòng bàn tay. Đem dấu đầu ngón cái bên trong lòng bàn tay và vịn trên móng cả 3 ngón (trỏ, vô danh, út).

8. GIẢI THOÁT KHẾ cũng có tên là HỘ NIỆM THẬP PHƯƠNG KHẾ:

Trước tiên chắp 2 tay lại, để ngay trái tim. Hơi co 3 ngón trỏ, vô danh, út vào trong lòng bàn tay sao cho các móng tay chung lưng nhau. Đem dấu đầu ngón cái vào trong lòng bàn tay và vịn bên cạnh lóng giữa của ngón vô danh. Ngón giữa giương mở ngang lóng tay cùng chung lưng

9. NHƯ LAI TÂM KHẾ:

Trước tiên ngửa lòng bàn tay phải. Dùng Tịnh Tâm quán. Đem ngón cái vịn bên cạnh vằn giữa của ngón vô danh. Bốn ngón còn lại nắm thành quyền.

_ Đức Phật bảo các Đại Chúng: “Sám Hối như vậy là tuân theo Bồ Đề sinh tất cả chư Phật. Lúc phát Tâm Bồ Đề thời tự mình chẳng khởi ý thấp kém, chẳng che dấu các tội, tức là Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

Này Thiện Nam Tử (Kulaputra)! Nên biết Bồ Đề Tâm Khế (Bodhi-citta-mudra) này chẳng thể nghĩ bàn. Tại sao vậy? Ta nhớ về thời quá khứ, Ta tu Hạnh Bồ Tát trải qua vô lượng kiếp, gom chứa Công Đức cũng vượt qua vô lượng kiếp. Tu học khổ hạnh như vậy trải qua ngàn hằng hà sa kiếp, nhưng rốt ráo vẫn không ghi được một điều nào. Tại sao thế? Vì Ta có Tâm Nguyện thấp kém và còn tội dư thừa (Hữu dư tội) nên kiếp kiếp sám tạ (sám hối cầu xin tha tội) vẫn chẳng hết được.Vì Sám chẳng hết nên dẫn đến tai họa. Vì tội lỗi của quá khứ nên dẫn đến việc gây ra chướng nạn khiến cho chẳng được thành Phật. Do tự tâm của Ta chân thật cầu chư Phật nên phát ra rất nhiều (Nhược Can) Thệ Nguyện. Phát Nguyện xong rồi, trong khoảng khắc Tịnh Tín (tin tưởng trong sạch) liền được Khế này, xưng là Nhất Thiết Chư Phật Đại Bồ Đề Tâm (Sarva-buddhānāṃ-mahā-bodhi-citta). Ta kết Khế này, lập Sám Hối ngay thì trong một thời đều dẹp tan được hết thảy chướng nạn. Mười phương chư Phật thọ ký, ban hiệu cho Ta trong tương lai được tên gọi là Thích Ca Mâu Ni (Śākya-muṇi) có đầy đủ mười Lựcbốn Vô Sở Úy .

Này Thiện Nam Tử! Giả sử có chúng sinh làm cho: thân của 10 vị Phật đổ máu, thân của 100 vị Phật đổ máu, thân của 1000 vị Phật đổ máu, thân của một vạn vị Phật đổ máu, thân của trăm ngàn ức vị Phật đổ máu cho đến thân của hằng hà sa số vị Phật đổ máu, thân của bất khả số bất khả số vị Phật đổ máu… mà kết Ấn này của Ta, tụng Tùy Cầu Tức Đắc Đà La Ni của Ta ba biến, cứ một câu một biến, một lần xưng danh tự. Nếu kẻ đó còn có tội dư thừa lộ ra với chúng sinh thì không thể có chuyện này. Tại sao vậy? Nếu có tội còn dư thừa lộ ra với chúng sinh thì tất cả chư Phật liền mất Bồ Đề.

Này Thiện Nam Tử! Nếu có một người khởi Tâm Từ Bi, kết Khế này của Ta, rộng vì Đại Thiên xưng nói. Vì chúng sinh nâng Ấn, chỉ khắp mười phương Giới thì tất cả tội chướng, bệnh, khổ não… của hết thảy chúng sinh đều tiêu diệt trong một thời không còn dư sót, liền chứng Sơ Địa (Càn Tuệ Địa: Śukla-vidarśaṇā-bhūmi) mà tất cả chúng sinh cũng chẳng hay biết.

Nếu vào cung Ma (Māra-pura), kết trì Khế này thì Ma Vương (Māra-rāja) thuận phục, nhớ lại việc xưa mà buông bỏ nghiệp Ma (Māra-karma)

Nếu vào cung vua (Rāja-pura), kết trì Ấn này thì nhà vua liền khởi Từ Nhẫn, dùng chính pháp trị người

Nếu gặp nạn về vua chúa, vào châu huyện bị gông cùm xiềng xích. Kết trì Ấn này thì được giải thoát khỏi nạn gông cùm xiềng xích, vua quan tự khai ân, cả hai bên được hòa vui.

Nếu có người ngày ngày làm việc này thì tất cả Thế Gian không có việc gì không điều thuận được, Long Vương vui vẻ hay tuôn mưa xuống. Hết thảy kẻ có Tâm tàn độc trong tất cả Thế Gian đều hòa vui.

Nếu vào nơi chiến đấu, dùng Ấn này chỉ vào thì quân của hai bên liền hòa giải, không một bên nào bị tổn hại.

Thiện Nam Tử! Ta dùng Ấn này, chẳng thể lấy điều gì so sánh được, cho nên chỉ dùng một ví dụ để biết.

Này Thiện Nam Tử! Chư Thiên ở mười phượng, cộng lại cả vạn vị cũng chẳng bằng sức lực của một vị Na La Diên (Nārāyaṇa). Các Na La Diên ở mười phương thế giới, cộng lại cả vạn vị cũng chẳng bằng sức lực của một vị Bồ Tát. Tất cả Bồ Tát ở mười phương thế giới, cộng lại cả vạn vị cũng chẳng bằng sức lực của đầu một sợi lông của một Đức Như Lai

Này Thiện Nam Tử! Giả sử một vị Phật hay làm mọi thứ sức lực chẳng thể nghĩ bàn cũng chẳng giống như sức lực của vô lượng chư Phật. Tại sao thế? Vì tất cả Như Lai cùng trụ trì, cùng tùy hỷ, cùng ấn khả cho nên tất cả Như Lai đều từ đây sinh ra. Bồ Tát (Bodhisatva), Kim Cương (Vajra) âm thầm hỗ trợ cho đến Bồ Đề không có Nhị Kiến (tức Đoạn KiếnThường Kiến. Hoặc Vô KiếnHữu Kiến).

Này Thiện Nam Tử! Nếu nói về công dụng của Khế này thì trọn cả kiếp cũng chẳng thể nói hết được, cũng chẳng thể luận bàn được.Nếu có chúng sinh muốn đến Phật Vị, khởi đầu được chút ít về Khế này thì vẫn hơn Bậc Sơ Địa vì Bậc này cũng chưa nghe biết, cũng chẳng thể nói đủ được.

Căn Bản của Bồ Đề sinh từ một Tâm, sinh từ một Pháp, sinh từ cái thấy sai khác

(Dị Kiến), sinh từ sự chặt đứt yêu ghét, sinh từ sự xa lìa nghiệp giết chóc, sinh từ Tịnh Thổ vô thủy, sinh từ Pháp quyết định, sinh từ Chất Trực Vô Vi, sinh từ sự nhu hòa thuận nhẫn, sinh từ sự dũng mãnh tinh cần, sinh từ lòng thương xót tất cả chúng sinh, sinh từ Đại Từ Bi, sinh từ sự không sợ hãi (vô úy), sinh từ sự khổ đau của nạn, sinh từ sự chẳng buông bỏ chúng sinh, sinh từ sự kính dưỡng cha mẹ, sinh từ sự hiếu thuận với sư trưởng, sinh từ Tâm chẳng nóng nảy, sinh từ Tâm chẳng hèn kém, sinh từ sự tĩnh ba nghiệp. Này Thiện Nam Tử Đây là Bồ Đề Căn Bản Khế

Thiện Nam Tử! Tất cả Thiên Tiên, Rồng, Thần, bốn vị Thiên Vương, Kim Cương, Thanh Văn, Bích Chi Phật, chúng Thánh của bốn Quả với Bồ Tát Ma Ha Tát hành việc của Bồ Tát mà được thông suốt đầy đủ thì không bao giờ có việc đó. Tại sao thế ? Như việc này là Hạnh (Caryā) của chư Phật, trừ khi Đức Phật dùng năng lực bên ngoài (ngoại năng) hành việc này tức là thân Phật chẳng thể nghĩ bàn cho nên đây chẳng phải là việc của Bồ Tát.

Này Thiện Nam Tử! Cho đến Bồ Tát, Kim Cương chẳng trì Khế này, giả sử đạt đến Pháp Vân Địa (Dharma-megha-bhūmi) cũng chẳng được Thọ Ký (Vyākaraṇa). Tại sao thế? Vì không có Bồ Đề vậy.

Thiện Nam Tử! Nếu có người hoặc tu một Pháp, trăm Pháp, ngàn vạn Pháp, bất khả số Pháp mà chẳng trì Ấn này thì không có phần của một Pháp, chúng Thánh chẳng vui, Thiên Thần chẳng giúp. Nghiệp Linh đã tu, chỉ được thông chút ít, cùng làm chung với Ma Vương, cũng chẳng phải Chính Sĩ (Bậc tu hành chân chính) .

Nếu trì Khế này không gián đoạn thì tịnh và bất tịnh, trì và chẳng trì, cúng dường và chẳng cúng dường, cho đến gây tạo đủ các nghiệp bất thiện mà có thể ở trong một niệm tạm nhớ Khế này, giữ gìn chẳng quên, ắt sau khi chết sẽ sinh về cõi Trời Thiện Trụ (Sutiṣṭa), chứng Bồ Đề Vương (Bodhi-rāja), cũng được làm Quán Đỉnh Kim Luân Vương của Đại Thiên Giới.

Nếu hay tịnh Tâm với Thân, một ngày 12 thời mà 10 thời tạo ác chỉ có hai thời ghi nhớ suy tư về Niết Bàn của Pháp chẳng sai lầm, chẳng thoái lui thì nhục thân (thân máu thịt) liền chứng Bồ Đề, bay bổng dạo chơi (du đằng) khắp mười phương giống như Phật, không sai khác.

Thiện Nam Tử! Như Khế này là nguồn gốc của hết thảy Ấn Khế trong mười phương thế giới. Thời Đại Thần, Đại Dược Xoa Vương, Bồ Tát, Kim Cương, tám Bộ Trời Rồng thường đến vệ hộ như Phật không khác, chỉ trừ Đức Như Lai ra không ai có được sức lực này. Chư Hữu sở tu, liền tự cầm đến cũng không có thiếu sót chút nào. Trí Tuệ Môn văn Phật Trí Giả (Bậc theo môn Trí Tuệ nghe về Trí Tuệ của Phật) thảy đều hiểu thấu. Trí của Bồ Tát cũng chẳng thể nói đủ được.

Khế này không có bản lưu hành, bí mật chẳng được nói ra. Như Thần Thông này gia hộ thì đã bảo cho mọi người, tuy thấy chúng mà chẳng thấy người vay mượn. Tại sao thế ? Vì mệnh căn mỏi mệt vậy. Thần thông đắc được, chỉ tự mình biết thôi.

 

– BÁT GIA BÍ LỤC ghi rằng: “Đại Tùy Cầu Bát Ấn Pháp, một quyển (Duy Cẩn- Nhân Vận)

Bởi vì đảm nhận Pháp này. Diên Bảo năm thứ ba, năm Ất Mão, tháng Giêng ghi chép xong_ Kim Cương Thừa, Phật Tử TĨNH NGHIÊM (37 tuổi)

_ Thiên Minh cải nguyên, năm Tân Sửu, tháng năm nhuận _ Dùng Tạng bản của Vũ Trị Tuệ Tâm viện, viết chép xong_ Viện Trí Tích ĐÔNG VÕ TỪ NHẪN

_ Hưởng Hòa cải nguyên, mùa Thu năm Dậu, tháng bảy_ Dùng Bản này chép xong, liền đối chiếu với Quốc Tự (chữ Hán) sửa chữa và khắc lên bản gỗ để in_ Phong Sơn Sa Môn KHOÁI ĐẠO ghi, một lần kiểm tra xong

_ Hưởng Hòa năm thứ ba, tháng tư, ngày mồng năm_ Lúc trời rạng sáng, cầm bút ghi_ TỪ THUẬN

_Hết_

Hiệu chỉnh xong vào ngày 25/08/2001

 


TÔNG QUYẾN TĂNG CHÍNH

ở nơi truyền khẩu của Đường Quốc Sư

1156B

Hán dịch: Nước Đại Đường_, Chùa Tổng Trì, Sa môn THÍCH TRÍ THÔNG
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

1. ĐẠI TÙY CẦU CĂN BẢN ẤN:

Hai tay cài chéo các ngón bên trong lòng bàn tay rồi nắm lại thành quyền (Nội tương xoa), hợp dựng 2 ngón giữa, đặt 2 ngón trỏ phía sau lưng 2 ngón giữa rồi hơi co lại như móc câu. Hợp dựng 2 ngón út, 2 ngón cái rồi hơi co lại, liền thành.

Tiếng Phạn nói Phộc Nhật-La (Vajra). Đời Đường dịch là Ngũ Cổ Kim Cương (Chày Kim Cương có 5 chấu)

2. NHẤT THIẾT NHƯ LAI TÂM CHÂN NGÔN:

Úp tay trái, ngửa tay phải sao cho dính lưng nhau. Ngón giữa trợ lưng cùng móc cứng nhau như hình cây búa, liền thành.

Tiếng Phạn nói Bạt La Thú (Paraśū). Đời Đường dịch là Việt Phủ (Cây Búa)

(Ấn ghi là: Dựng lưng 2 bàn tay, ngón giữa cùng móc nhau)

 

3. NHẤT THIẾT NHƯ LAI TÂM ẤN CHÂN NGÔN:

Hai tay cài chéo các ngón bên trong lòng bàn tay rồi nắm lại thành quyền. Dựng 2 ngón giữa dính đầu nhau rồi co lại khiến cho tròn trịa, liền thành

Tiếng Phạn nói Bả La Bá xả (Prapāśa). Đời Đường dịch là: Sách (sợi dây)

4. NHẤT THIẾT NHƯ LAI KIM CƯƠNG BỊ GIÁP CHÂN NGÔN ẤN:

Chắp hai tay lại. Co lóng giữa của 2 ngón trỏ khiến bằng phẳng, đồng thời 2 đầu ngón dính nhau, liền thành.

Tiếng Phạn nói Kiệt Nga (Khaḍga). Đời Đường dịch là Kiếm (cây kiếm)

 

5. NHẤT THIẾT NHƯ LAI QUÁN ĐỈNH CHÂN NGÔN ẤN:

Hai tay cài chéo các ngón bên ngoài rồi nắm lại thành quyền (Ngoại tương xoa) Hợp dựng 2 ngón vô danh, đem 2 ngón út giao nhau, liền thành.

Tiếng Phạn nói Chước Yết La (Cakra). Đời Đường dịch là Luân (bánh xe)

6. NHẤT THIẾT NHƯ LAI KẾT GIỚI ẤN CHÂN NGÔN:

Hai ngón cái vịn trên móng 2 ngón út. Dựng hợp các ngón còn lại như hình Tam Kích Xoa (cây giáo có 3 chỉa) liền thành.

Tiếng Phạn nói Để lị Thú La (Triśūla). Đời Đường dịch là Tam Cổ Xoa

 

7. NHẤT THIẾT NHƯ LAI TÂM TRUNG TÂM CHÂN NGÔN ẤN:

Hai tay cài chéo các ngón bên ngoài rồi nắm lại thành quyền. Dựng 2 ngón trỏ trụ đầu ngón dính nhau như hình báu. Kèm cứng 2 ngón cái, liền thành.

Tiếng Phạn nói Tiến Đá Ma Ni (Cintāmaṇi). Đời Đường dịch là Bảo (viên ngọc báu Như Ý)

8. NHẤT THIẾT NHƯ LAI TÙY TÂM CHÂN NGÔN ẤN:

Ngửa tay trái đặt ngay trái tim, dương 5 ngón tay. Đem tay phải úp trên tay trái cùng hợp nhau bằng phẳng, liền thành.

Tiếng Phạn nói Ma Ha Vĩ Nễ-Dã Đà La Ni (Mahā-vidya-dhāraṇī). Đời Đường dịch là Đại Minh Tổng Trì .

Từ Giác Đại Sư nói Đại Tùy Cầu Ấn chính là Nội Phộc Ngũ Cổ Ấn

9. TÔN THẮNG PHẬT ĐỈNH ẤN:

Chắp tay giữa rỗng, co 2 phong (2 ngón trỏ) sao cho móng ngón tay cùng đối nhau. Đem 2 Không (2 ngón cái) vịn bên cạnh 2 Phong (2 ngón trỏ) như thế búng ngón tay

10. VĂN THÙ CĂN BẢN ẤN :

Chắp tay giữa rỗng, úp 2 Hỏa (2 ngón giữa) vịn 2 Thủy (2 ngón vô danh) sao cho đầu ngón trụ dính nhau. Co 2 Phong (2 ngón trỏ) vịn ngay trên 2 Không (2 ngón cái) .

Lại nói Nội Phộc. Hợp dựng 2 Địa (2 ngón út), co 2 Phong (2 ngón trỏ) đặt nằm ngang trên 2 Không (2 ngón cái) .

11. MÃN TÚC CÚ ẤN:

Hợp 2 Địa (2 ngón út) như cây kim. Hai Thủy (2 ngón vô danh) móc nhau bên trong lòng bàn tay. Hai Hỏa (2 ngón giữa) như hình báu. Co 2 Phong (2 ngón trỏ) vịn trên 2 Không (2 ngón cái)

Chân Ngôn là: “A vĩ la hồng khiếm”

Trinh Quán năm thứ 19, tháng ba, ngày 12 Truyền Đại Bi Tam Muội Gia Chân Ngôn là:

“Quán Âm bát nột mang, sâm mãn đá cốt đà nẫm _ Át duệ thiền tá gia, tát la-bả tát đát-bả, xả dã tát đá , tát-bả ha”

 

Hiệu chỉnh xong vào ngày 13/05/2014