ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 30

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

* Trả lời Vinh Thị Lang (Mâu Thật).

Được lưu tâm muốn rốt ráo một việc lớn nhân duyên này, đã nói xong về tâm này. Thứ nhất không cần gấp, gấp thì càng chậm, lại không được hưỡn, hưỡn thì lười biếng, như cách chỉnh dây đàn không được thẳng quá, cũng không được dùn quá mà phải vừa chừng mới thành khúc điệu, chỉ cần hướng tới chỗ ứng duyên hằng ngày, thường như rình bắt, ta và người có thể quyết đoán được việc phải trái đúng sai, được ân lực của ai, cuối cùng từ nơi nào mà lưu xuất, rình tới rình lui, chỗ sanh lâu nay tự thuần thục, chỗ sanh đã thuần thục thì chỗ thuần thục lại sanh, đó là chỗ thuần thục. Năm ấy, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới, hai mươi lăm cõi, vô minh nghiệp thức, suy lưỡng, tính toán, tâm thức, ngày đêm hừng hực như ngựa hoang không tạm ngừng nghĩ, mạng lưới này làm cho người lang thang trong sanh tử, khiến cho người làm việc không tốt. Túi lưới này đã xuất hiện thì Bồ-đề Niết-bàn chân như Phật tánh liền hiện tiền, đương lúc hiện tiền cũng không lường hiện tiền. Nên người xưa khế chứng ngộ rồi liền hiểu đạo, khi mở mắt như ngàn mặt trời, muôn tượng không thể trốn khỏi ảnh chất, lúc căng tai ra thì như hang sâu, âm thanh lớn nhỏ đầy đủ. Như những việc này, không cần nhờ người khác, không mượn sức khác mà tự nhiên hướng đến chỗ ứng duyên sinh hoạt tự tại. Nếu chưa được như vậy mà lại đem tâm suy lường trần lao ở thế gian này trở về chỗ suy lường không kịp, thử suy lường xem, điều gì là chỗ suy lường không kịp. Vị Tăng hỏi Triệu Châu: Con chó có Phật tánh hay không? Triệu Châu đáp: không, chỉ một chữ này, trước hết ông có mánh khóe gì xin sắp xếp xem, xin tính toán xem? Suy lường tính toán sắp xếp không chỗ nào để buông bỏ liền được. Chỉ khi nào cảm thấy trong lòng bứt rứt, trong tâm phiền muộn thì đó chính là lúc tốt, thức thứ tám lần lượt không hiện hành, khi cảm thấy như vậy thì chẳng cần buông bỏ, chỉ y cứ vào chữ vô này mà thức tỉnh, nêu đi nêu lại, chỗ sanh tự thuần thục, chỗ thuần thục tự sanh. Mấy năm gần đây trong tòng lâm có một loại xướng tà thuyết làm tông sư người, bảo người học rằng: các ông chỉ cần giữ gìn vắng lặng, mà không biết thứ đó là vật gì, tĩnh là người gì? Lại nói tĩnh là nền tảng, mà không tin có ngộ, nói ngộ là cành lá. Lại dẫn chứng câu vị Tăng hỏi Ngưỡng Sơn: người thời nay có cần ngộ không? Ngưỡng Sơn đáp: ngộ thì chẳng phải không, ngặt vì rơi vào đầu thứ hai, người ngu si trước mặt không được nói mộng, liền làm pháp hội thật, nói ngộ là rơi vào đầu thứ hai, đâu ngờ rằng ngài Quy Sơn tự có lời cảnh giác người học, thật là tha thiết, nói rằng nghiên cứu đến lý tột cùng, lấy ngộ làm phép tắc, lời này còn mắc kẹt ở chỗ nào, không thể nào ngài Quy Sơn lại lầm lẫn cho người đời sau, muốn dạy cho họ rơi vào đầu thứ hai. Tào Các Sử cũng lưu tâm đến việc nầy, Sư nói: ông ta bị bọn tà sư làm cho lầm lẫn, so ra cũng như sách này, rất buồn rầu viết ra, và sự thông minh tri thức của ông đây có chỗ rất cao hơn người, không được nhận lầm mới được nói là pháp hội thật. Nhưng Tông Cảo chưa được nhìn tận mắt nên thầm buồn quá mức. Nghe nói lão cư sĩ cũng cùng với người bạn đạo này có quan hệ sắn bìm với nhau, khi rảnh rỗi thử hỏi hắn lấy sách ra xem thử, mới biết Diệu Hỷ hẹn nhau, không gặp mà kia đây đã có nghĩa khí hợp nhau, lại không có lợi thế giao thiệp, đã viết một tờ xong lại thêm một tờ giấy nữa, không cần lộ ra cử chỉ và sắc mặt. Sách này cũng như vậy, sách trước gởi nhờ là người trong đây nên nói rằng: không bao giờ được nói Lão lão Đại đại vì nguyên do gì, nếu như vậy thì việc tốt ở trước mặt, quyết định bỏ qua. Khi viết tuy giống như qua loa nhưng cũng cơ cảm hợp nhau, cũng bất chợt nhờ viết trên giấy, ông tin được Diệu Hỷ và liền đem làm việc, chỗ ứng duyên hằng ngày liền mở rộng Pháp môn này, ý để đền ơn Thánh chúa, cầu bậc hiền tài trị an thiên hạ, thật không phụ sự hiểu biết của mình, xin mỗi người kham nhẫn, trước sau chỉ như hôm nay mà làm. Phật Pháp và thế Pháp hợp lại thành một khối, vừa cày ruộng, vừa chiến đấu lâu ngày thuần thục, một công mà được hai lợi ích, há chẳng phải thắt eo lưng mười muôn mối, cưỡichạt lên Dương Châu hay sao?

Lại ví dụ: tiếng chuông kêu lậu tận, làm vua chí thành thì trị an trăm họ, trị có nghe người thưởng thức tiếng đàn, xin ông hễ làm việc gì cũng nên vững tâm chịu đựng, ngay cảnh thuận nghịch chính là lúc cố gắng, cái gọi là đem thâm tâm này thờ phụng chúng sanh trong số cõi nhiều như bụi, ấy gọi là báo đền ân Phật. Xưa nay, người học đạo, chỉ cần ở trong cõi thuận nghịch mà thọ dụng, nghịch thuận hiện tiền, thì sanh khổ não, giống như xưa nay không hề dụng tâm ở chỗ này. Tổ sư nói rằng: cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu ở trong tâm, nếu tâm gượng gọi thì vọng tính từ đâu mà khởi, vọng tình đã không khởi thì chân tâm tha hồ biết khắp, xin ở trong cảnh thuận nghịch thường khởi quán như vậy, lâu ngày sẽ không sanh khổ não. Khổ não đã không sanh, thì sẽ chuyển Ma vương thành thiện thần hộ pháp. Trước đây, Lão lão Đại đại nói lý do gì, lời nói vẫn còn, há quên rồi ư? Muốn biết nghĩa Phật tánh, phải quán thời tiết nhân duyên, vì Cư sĩ trước đây có hơn mười năm nhàn rỗi, tự có thời gian nhàn rỗi. Ngày nay làm quan quyền hành trong tay, nên có thời gian bận bịu, khi nghĩ đến nhàn rỗi là ai nhàn rỗi, khi bận bịu là ai bận bịu, phải tin đạo lý, lúc bận cũng có lúc nhàn, lúc nhàn cũng có lúc bận, đang trong lúc bận phải thay chúa thượng khởi ý của ông, khoảnh khắc không được tạm quên, tự cảnh giác tự quán sát, lấy gì báo đáp. Nếu thường khởi niệm ấy thì trên vạc nước sôi lò than nóng, núi đao rừng kiếm cũng phải bị hướng về phía trước, huống là một ít cảnh giới thuận nghịch trước mắt vì hợp đạo, vì đạo này khế hợp với ông nên không nể tình, thổ lộ hết cả.

* Trả lời Quan Huỳnh Môn Ty Tiết Phu.

Nhận được sách hoàn toàn có nhiều quan hệ sắn bìm, bất ngờ liền hiểu việc làm như vậy, thật là làm được việc, sống thoải mái thật là người tự chứng tự đắc đáng mừng, đáng mừng! Nhưng chỉ như vậy, xưa nay dạy người nói vị quan này không theo bổn phận, ăn nói lung tung, bọn họ tự có chung nhân ái, ngoại trừ người có chứng có ngộ mới biết. Nếu nghe tiếng nước chảy thì tha hồ mà khoan rùa đập ngói, lại phê phán Như lai thiền, Tổ sư thiền, chỉ ăn gậy của Diệu Hỷ. Lại nói là thưởng y phạt y, các vị lại nghi trong ba mươi năm.

* Trả lời Tôn Tri Huyện.

Nhờ tu kinh Kim Cương, mà may mắn được tùy hỷ một lần. Thời Cận Đại, Sĩ Đại Phu chịu để ý nội điển như các vị thì thật là ít có. Không được ý thú thì không thể tin như vậy. Không có mắt xem kinh thì không thể thầm đoán nghĩa sâu xa nhiệm mầu trong kinh, thật là hoa sen trong lò lửa. Rõ vị đã lâu chẳng thể không nghi ngờ, các vị chê các Thánh Sư phiên dịch sai lầm mà làm lộn xộn bổn thật, câu văn thêm bớt, trái với ý Phật. Lại nói: mình mới trì tụng liền biết lỗi ấy, muốn tìm định bản sửa lại sai lầm ấy nhưng đã quen giả dối lâu rồi, hùa theo một luật, may được tạng gốc ở Kinh đô, mới có nơi y cứ. Lại nghiên cứu tìm ra đầu mối trong luận tụng của Thiên Thân và Vô trước thì ăn khớp nghĩa ấy, bèn tỏ rõ không nghi ngờ nữa. Lại vì hai vị sư Trường Sơn, Cô Sơn đều theo câu mà trái nghĩa, chẳng biết các vị dám phê phán như thế thì chắc chắn đã từng thấy bổn Phạm dịch vào thời Lục triều, hoàn toàn bị các sư phiên dịch sai lầm mới không nghi ngờ. Đã không có bản Phạm mà liền đem ý kiến chủ quan mà lược bỏ ý Thánh thì lại không nói đến việc chiêu cảm nhận lãnh quả hủy báng Thánh giáo, đọa vào địa ngục Vô gián, Sư nói: rằng có người thấy biết. Lại như các vị xem xét lỗi của các sư, lại mắc kẹt vào bản tâm mình. người xưa có nói rằng: quan hệ cạn mà nói sâu thì gây ra trái đạo. tông Cảo không hề quen biết các vị, các vị đem kinh này cầu ấn chứng, muốn lưu truyền hạt giống Phật muôn đời trong cõi nhân gian, đây là việc tốt bậc nhất. Nhưng lại cho Tông Cảo là người trong đó, đem tin tức trong đó chờ đợi nhau ở ngoài hình khí. Nên chẳng dám không trình lên. Thuở xưa, Quốc Sư Thanh Lương soạn bộ sớ Hoa Nghiêm muốn sửa lại chỗ sai lầm của Sư nhưng không được bổn Phạm, chỉ viết ở cuối kinh mà thôi. Như trong phẩm Phật bất khả tư nghị pháp chép: tất cả Phật đều có vô biên thân, sắc tướng thanh tịnh rộng lớn nhập vào các cõi mà không đắm nhiễm. Thanh Lương chỉ nói rằng: Phẩm Phật bất khả tư nghị Pháp quyển thượng, tờ thứ ba, hàng thứ mười ghi: tất cả Chư Phật xưa xa lìa các chữ. Ngoài ra bổn kinh rời rạc, đều chú thích ở cuối kinh. Thanh Lương cũng là Thánh sứ, nhưng không thể thêm bớt, chỉ dám ghi ở cuối kinh thì biết rằng người biết pháp là sợ. Lại trong kinh có nhiều báu lưu ly, Thanh Lương nói rằng: e là Phệ-lưu-ly, bản cũ viết sai cũng không dám sửa, cũng chỉ chú thích ở cuối kinh như vậy thôi. Các sư phiên dịch ở thời Lục Triều đều chẳng phải là kẻ sĩ hiểu biết nông cạn, trường phiên dịch, có người dịch âm, có người dịch nghĩa, có người nhuận văn, có người chứng tiếng Phạm, có người chánh nghĩa, có người hiệu đính bổn Phạm lại vọng thêm vào, lược bỏ mà muốn người đời sau tin chắc cũng không khó sao? như nói Trường Thủy theo câu mà trái nghĩa, không có bản Phạm chứng minh tại sao quyết định ngay cho đó là sai. Ông tuy là người giảng, mà không giống với người giảng khác, từng tham học với Thiền sư Lang Nhị Quảng Chiếu, nhờ thưa hỏi Lang Nhị rằng: trong Kinh Thủ-lăng-nghiêm, Phúlâu-na hỏi Phật rằng: Thanh Tịnh bản nhiên vì sao chợt sanh ra núi sông, đất đai, nghĩa ấy như thế nào? Lang Nhị bèn trả lời rằng: Thanh Tịnh bản nhiên vì sao chợt sanh ra đất đai? Trường Thủy ngay lời nói liền đại ngộ. Sau này mới xuất gia xưng là Tọa chủ. Vì Tọa chủ phần nhiều là tìm hàng số đen, các vị nói theo câu mà chẳng theo nghĩa, Trường Thủy chẳng phải không thấy biết, cũng chẳng phải là người tìm hàng số đen, vì không có đủ tướng nên đắc A-nậu-bồ-đề. Văn kinh phần nhiều rõ ràng, văn này rất cạn cợt, tự các vị cầu kỳ thái quá, muốn lập dị giải mong người theo mình thôi. Các vị dẫn luận của Vô Trước rằng: vì pháp thân nên thấy Như lai, chớ chẳng phải vì tướng đầy đủ. Nếu vậy thì Như lai tuy không cần dùng tướng đầy đủ để thấy nhưng cần tướng đầy đủ là do được A-nậu-bồ-đề, vì lìa chấp trước này nên kinh chép: Tu-bồ-đề ý ông nghĩ sao, Như lai có thể dùng tướng thành tựu đắc A-nậu-bồ-đề, Tu-bồ-đề chớ khởi nghĩ như vậy, nghĩa này rõ ràng nói tướng đầy đủ làm nhân, vì tướng là tự tánh của sắc. Luận này phần lớn nói rõ ràng, chỉ tự các vị thấy biết sai lầm thôi. Sắc là duyên khởi của tướng, tướng là duyên khởi của pháp giới. Thái Tử Lương Chiêu Minh nói: chớ nghĩ rằng Như lai không vì tướng đầy đủ mà được A-nậu-bồ-đề. Trong hai mươi hai phần, lấy phần nầy làm phần không đoạn không diệt, e rằng Tu-bồ-đề không dùng tướng đầy đủ thì duyên khởi diệt. Bởi vì, Tu-bồđề ban đầu ở trong thai mẹ đã biết vắng lặng, phần nhiều không trụ tướng duyên khởi. Sau này dẫn phần cuối luận của Bồ-tát Công Đức Thí: nếu tướng thành tựu là thật có thì tướng này khi diệt sẽ gọi là đoạn. Vì sao? vì có sanh nên có đoạn, lại sợ người không biết, lại nói rằng: Vì sao? Vì tất cả là pháp là tánh vô sanh cho nên lìa hai bên thường và đoạn, xa lìa hai bên là tướng pháp giới, không nói tánh mà nói tướng: nghĩa là pháp giới là duyên khởi của tánh, tướng là duyên khởi của pháp giới, không nói tánh mà nói tướng: Lương Chiêu Minh nói bất đoạn bất diệt là thế, phần này lại rõ ràng, vì các vị cầu kỳ thái quá, gượng sanh tiết mục mà thôi. Nếu lược bỏ kinh Kim cương, hễ có người xem Đại Tạng Giáo thì mỗi người tùy theo ý kiến chủ quan của mình mà hiểu, đều lược bỏ bớt. Như trong Chỉ Luận Ngữ của Hàn Thoái chép: vẽ chữ là viết chữ, là bổn cũ sai lầm, theo kiến thức của Thoái thì có thể sửa đổi, mà chỉ như luận nầy ở trong sách hay sao? Cũng là người biết pháp đáng sợ vậy. Thiền sư Khuê Phong Tông Mật soạn Viên Giác sớ sao, Tông Mật đối với Viên Giác có chỗ chứng ngộ mới dám hạ bút, vì trong kinh Viên Giác nói tất cả chúng sanh đều chứng Viên Giác, Khuê Phong cải chứng là có, nói dịch là sai lầm mà không thấy bản Phạm, cũng chỉ luận ở trong sớ như vậy, không dám sửa chữa Kinh. Sau này, Hòa thượng Lặc-Đàm Chân Tịnh soạn Giai chứng luận, trong luận mắng Khuê Phong là lão thúi phá hoại phàm phu. Nếu tất cả chúng sanh đều có Viên giác mà không chứng ngộ thì súc sanh vĩnh viễn làm súc sanh, ngạ quỷ mãi làm ngạ quỷ, tận mười phương thế giới đều là cái chày sắt không lỗ, lại không có một người phát tâm chân thật về nguồn, phàm phu cũng không cần cầu giải thoát. Vì sao? Vì tất cả chúng sanh đều có đủ tánh Viên giác, bèn lấy kinh nầy làm y cứ. Nếu tạng bổn ở kinh đô từ ngoài châu phủ đưa vào, như hai tạng kinh của Kinh Sơn đều là triều đình lúc hưng thịnh ban cho, cũng là kinh ngoài châu phủ đã viết, có sai trong muôn một, làm sao sữa chữa. Các vị nếu không có nhân ngã thì chắc chắn cho lời của Diệu Hỷ là chí thành, không cần câu nệ ở một sai lầm lớn xưa nay, trên nếu chấp kiến giải của mình là đúng, quyết định muốn sữa chữa, muốn tất cả mọi người (mắng) chửi thì tha hồ khắc bản ấn hành, Diệu Hỷ cũng chỉ được tùy hỷ khen ngợi mà thôi. Ông đã được bỏ người đem kinh đến cầu ấn khả, tuy không biết nhau nhưng lấy pháp làm thân, nên bất chợt buồn rầu xúc chạm vào chỗ ngang bướng của ông, thấy ông chí thành cho nên nể tình. Các vị muốn cùng tột giáo thừa, tạo ra nghĩa sâu kín, nên tìm một giảng sư danh tiếng đức hạnh toàn tâm toàn ý cùng tham cứu tường tận, dạy suốt từ đầu đến cuối một hạng là chú ý vào lưới giáo. Nếu cho vô thường mau chóng, sanh tử việc lớn là việc mình chưa rõ thì phải toàn tâm toàn ý tìm một bổn phận làm nhà, có khả năng phá vỡ hang ổ sanh tử cho mọi người, cùng nương công phu, chợt đập bể thùng sơn, chính là chỗ thấu suốt. Nếu chỉ muốn làm trò cười nói tất cả các sách ta đều thông đạt, thiền ta cũng biết, giáo ta cũng biết, lại có thể xem xét được chỗ không đúng của các dịch chủ giảng sư tiền bối, tỏ ra ta có tài, ta hiểu biết, thì bậc Thánh Tam Giáo đều có thể xem xét cũng không cần tìm người ấn khả, sau đó cho phép đi qua. Thế nào? Thế nào?

* Trả lời Trạng Nguyên Trương Xá Nhân (An Quốc):

Các vị quyết muốn rốt ráo việc này, thì chỉ thường khiến cho chỗ tấc vuông rỗng rang vắng lặng, vật đến liền ứng phó, như người tập bắn cung, lâu ngày sẽ bắn trúng đích. Đạt-ma bảo Nhị Tổ rằng: ông chỉ dừng các duyên bên ngoài, trong tâm không thô động, tâm như bức tường thì sẽ vào đạo. Như người đời nay vừa nghe nói lời này liền gạt đi, hướng đến chỗ dốt nát ngu si, ương ngạnh tự dằn nén trong lòng. Muốn được tâm như tường vách, Tổ Sư nói: Người nhận lầm không hề hiểu phương tiện. Nham Đầu nói rằng: vừa như thế, liền không phải như thế, câu đúng cũng bỏ đi, câu sai cũng bỏ, đây chính là cách ngoài dứt các duyên, trong tâm không thô động, dù chưa được nếm đất vỡ cũng không bị lời nói chuyển, thấy mặt trăng thì thôi nhìn ngón tay, về đến nhà thì thôi hỏi đường, tình thức chưa tan thì lửa tâm hừng hực, ngay lúc như thế, chỉ đem chỗ nghi thoại đầu ra thức tỉnh. Như vị Tăng hỏi Triệu Châu: con chó có Phật tánh hay không? Châu đáp: không, miễn là thức tỉnh, giác ngộ, tả đến cũng không phải, hữu đến cũng không phải, lại không được đem tâm đợi ngộ, lại không được hướng đến chỗ khởi lên mà gánh vác, lại không được khởi tâm hiểu huyền diệu, chẳng được khởi tâm bàn bạc có không, chẳng được khởi suy tính không của thật không, cũng không được ngồi trong vỏ vô sự, không được hướng về chỗ đập đá nháng lửa, ánh chớp mà lãnh hội, chỉ được không chỗ dụng tâm, khi tâm không có chỗ thì chớ sợ rơi vào không, đây lại là điểm tốt, bất chợt chuột chui vào sừng trâu liền thấy đảo đoạn, việc này chẳng phải khó, cũng chẳng phải dễ, ngoại trừ người nào kiếp trước đã từng gieo trồng hạt giống trí Bát-nhã sâu xa, từng ở trong nhiều kiếp từ vô thỉ đến nay gánh vác chân thiện tri thức, huân tập được chánh tri chánh kiến vào trong linh thức, xúc cảnh gặp duyên ở chỗ hiện hành xây trụ vững chắc, như ở chỗ muôn người, nhận được cha mẹ mình, lúc ấy không cần hỏi ai tự nhiên tìm tâm chẳng khó. Vân Môn nói rằng: chẳng thể hễ nói liền có, hễ nói không liền không, chẳng thể khi bàn bạc thì có, khi không bàn bạc thì không. Lại tự nêu ra rằng: hãy nói khi không bàn bạc là cái gì? Lại sợ người không biết, nên tự nói rằng: lại là gì? Mấy năm gần đây, thiền có nhiều đường, hoặc lấy một hỏi một đáp, cuối cùng nhiều hơn một câu làm thiền giả. Hoặc đem nhân duyên nhập đạo của người xưa xúm nhau bàn bạc rằng: đây là giả, kia là thật, lời này huyền, lời kia diệu. Hoặc đại hoặc biệt làm thiền giả. Hoặc lấy mắt thấy tai nghe hòa hợp ở trong ba cõi do tâm muôn pháp, do thức làm thiền giả, hoặc dùng vô ngôn vô thuyết ngồi trong hang quỷ dưới núi đen, khép mi nhắm mắt, gọi đó là tin tức khi cha mẹ chưa sanh của bên bờ oai âm vương, cũng gọi là lặng mà thường soi làm thiền giả. Như những hạng người này, không cầu diệu ngộ là rơi vào đầu thứ hai, cho ngộ là lừa dối người, cho ngộ là sáng lập, tự mình đã không hề ngộ cũng không tin có ngộ. Diệu Hỷ thường nói với các nạp tử ấy rằng: tài nghệ khéo léo thế gian, nếu không có chỗ ngộ, còn không được sự tinh diệu của nó, huống chi là muốn thoát khỏi sanh tử mà chỉ dùng cửa miệng nói tĩnh, liền muốn tiếp nhận, phần nhiều giống như cắm đầu chạy về hướng Đông mà muốn lấy vật ở hướng Tây, càng tìm càng xa, càng gấp càng chậm, bọn người này thật đáng thương xót. Trong giáo họ là người phỉ báng Đại Bát nhã, cắt đứt tuệ mạng của Phật thì dù ngàn Phật ra đời cũng không thông sám hối, tuy là nhân lành mà ngược lại vời lấy quả ác, thà đem thân này nghiền nát như cát bụi, chứ không bao giờ lấy Phật pháp làm nhân tình, quyết phải đương đầu với sanh tử, phải đập bể thùng sơn này mới được, dè dặt không để bị tà sư đi theo vuốt ve, dùng con dấu bí xanh ấn định liền cho rằng ta ngàn liễu trăm đương. Bọn người này như cây lúa đực, trúc lau. Các vị là người thông minh hiểu biết, sẽ không chịu lũ ác độc này, nhưng cũng sợ tha thiết dụng tâm rồi cầu mong mau được hiệu quả, thấm thoắt bị họ nhiễm ô, nên tùy ý quan hệ như Hứa bị người mắt sáng thấy được một trận bại hoại, tuyệt đối nghe nhau chỉ cần đem một chữ “vô” của Triệu Châu thức tỉnh chỗ ứng duyên hằng ngày, chớ để xen hở. Người xưa có nói rằng: nghiên cứu đến tột cùng lý lấy ngộ làm khuôn phép, nếu nói được hoa trời rơi loạn, không ngộ vẫn là si cuồng chạy bên ngoài, cố gắng lên không được lơ là.

* Trả lời Thang Thừa Tướng (Tiến Chi).

Thừa tướng đã lưu tâm vào phần việc lớn nhân duyên này, trong cõi thiếu kém, luống dối không thật, hoặc nghịch hoặc thuận đều là thời tiết phát cơ, chỉ thường khiến cho chỗ tấc vuông rỗng rang thanh tịnh, việc cùng làm hằng ngày tùy theo phần mà bỏ ra, xúc cảnh gặp duyên, thường dùng thoại đầu thức tỉnh, đừng mong mau hiệu quả, nghiên cứu lý cùng tận, lấy ngộ làm nguyên tắc, nhưng tuyệt đối không được có ý chờ ngộ. Nếu có ý chờ ngộ thì bị tâm chờ ngộ làm chướng ngại mắt đạo, càng gấp càng chậm, chỉ thức tỉnh thoại đầu, chợt hướng về chỗ thức tỉnh tâm sanh tử dứt chính là chỗ về nhà ngồi an ổn, đã được thế rồi tự nhiên thấu được các thứ phương tiện của người xưa, các thứ dị giải tự mất. Trong giáo nói: dứt tâm sanh tử, dẹp tâm rối rắm, rửa tâm cấu uế, bỏ tâm chấp trước khiến tâm động chuyễn, khi động chuyễn cũng không có đạo lý động chuyễn tự nhiên trên đầu sáng suốt, trên vật hiển bày, chỗ ứng duuyên hằng ngày, hoặc sạch hoặc dơ, hoặc mừng hoặc giận, hoặc thuận hoặc nghịch, như hạt châu tròn lăn trên mâm, không xoay mà tự chuyển, được thời tiết này đưa ra tình người không được, như người uống nước nóng lạnh tự biết. Trung Quốc sư có nói: nói pháp có chỗ được, ấy là tiếng của Dã Can, việc này thấy rõ như ban ngày, chân thật tự thấy được, Tà sư làm không được. Hôm kia cũng có nói chuyện, việc này không truyền trao, vừa nói có huyền diệu kỳ lạ, sáu lỗ tai không đồng lời bàn bạc, tức là lừa dối nhau, liền thích kéo lấy, trúng vào mặt liền phỉ nhổ, Thư sinh làm đến chức Tể Tướng là người rất cao quý trong pháp thế gian, nếu không rõ việc này tức là dối đến cõi Diêm-phù-đề ở phía Nam. Khi làm một lần thâu lấy kết quả của nhân, mang được một thân nghiệp ác ra đi. Trong giáo nói: tạo si phước là kẻ thù của đời thứ ba. Sao gọi là đời thứ ba? đời thứ nhất tạo si phước chẳng thấy tánh, đời thứ hai nhận si phước không hổ thẹn, không làm việc tốt, một bề tạo nghiệp, đời thứ ba nhận si phước, không hề làm việc tốt, khi thoát ra khỏi vỏ rỉ dột, rơi vào địa ngục như tên bắn, thân người khó được, Phật pháp khó gặp, thân này không độ ngay đời này thì độ vào đời nào? người học đạo này phải có chí quyết định, nếu không có chí quyết định, thì như nghe tiếng người nói, thấy người nói phía Đông liền theo người đi về hướng Đông, nói Tây liền theo người đi về hướng Tây. Nếu có chí quyết định thì nắm chắc làm chủ tể. Lãn Dung nói: nếu có một pháp hơn Niết-bàn, ta nói cũng như mộng huyễn chẳng thật, lại có tâm tình gì quan hệ với nhau, xin ông giữ vững chí này, lấy được trong tay làm nghĩa quyết định thì dù đại nghĩa hữu tình, làm cho ma vương muốn đến não loạn cũng không có cơ hội, công phu trên Bátnhã luống bỏ. Nếu có ý ở trên thì dù đời nay chưa liễu ngộ cũng trồng sâu được hạt giống, đến lúc qua đời cũng không bị nghiệp thức lôi kéo rơi vào các đường ác, đổi lại cái vỏ mục này có trở lại cũng không thể mê hoặc được ta, hãy xét cho kỹ.

* Trả lời Phàn Đề Hình (Mậu Thật).

Nêu ví dụ: như làm được Phật sự mà không hiểu thiền ngữ thì chẳng khác, chẳng đồng với người không hiểu, nhưng biết mà thực hành được thì chính là thiền ngữ. Biết thiền ngữ mà không thể làm Phật sự, thì giống như người ngồi trong nước mà than khát, ngồi cạnh mâm cơm mà kêu đói, phải biết thiền ngữ chính là Phật sự, Phật sự chính là thiền ngữ, năng hành năng hiểu, ở người không ở pháp. Nếu tìm giống tìm khác trong đó thì là chỉ lên hư không mà sanh thật giải, trong pháp căn cảnh luống tạo điều quái lạ, như trước khi làm thì cầu càng gấp càng chậm, càng gần càng xa, muốn được tâm dứt khoát rỗng rang thì chỉ cần đem chỗ năng và bất năng, hiểu và không hiểu, giống và không giống, khác và chẳng khác, có thể suy lường như vậy, tính toán như vậy, quét sạch đến thế giới phương khác, lại hướng về chỗ không thể quét mà khán, là có hay không, là giống hay khác, bỗng nhiên tâm tư ý tưởng dứt bặt, lúc ấy tự không cần hỏi người.

* Trả lời Hòa thượng Thánh Tuyền Khuê.

Đã được người ngoài che chở có ý chăm sóc nhau, tự có thể gác bỏ việc người, thường làm Phật sự với các nạp tử, lâu ngày sẽ tự cao siêu. Lại hướng về trong phòng cùng nhau cẩn thận, không được chứa đựng tình người, không đuợc cùng y bỏ mất, chỉ giống như dùng bổn phận dạy y tự ngộ tự đắc, mới là bậc tôn túc làm thể tài cho người. Nếu thấy y chần chừ không tiến cử, liền chú thích ở dưới, chẳng những làm mù mắt họ, cũng chính là mất đi phương tiện, chẳng biết dùng người trong bổn phận của mình, tức là duyên pháp của chúng ta chỉ như vậy. Nếu được một nửa bổn phận này cũng không phụ chí nguyện bấy lâu nay.

* Trả lời Trưởng Lão Cổ Sơn Đãi.

Đặc sứ đến, nhận sách và tín hương v.v… biết khai pháp xuất thế, xướng đạo ở Thạch Môn, không quên chỗ xưa nay, thắp hương cho Nhạc Trưởng lão kế thừa tông phái Dương Kỳ, đã gánh vác việc này phải sáng suốt tổ chức giáo từ đầu đến cuối. Đem một việc tự chứng tự ngộ bấy lâu nay, bước đầu ở trong trượng thất, như gánh một gánh nặng một trăm hai mươi ký đi qua chiếc cầu khỉ, trượt chân vấp ngã, không thể bảo đảm tính mạng mình, huống chi lại nhổ đinh rút chốt cho người, cứu giúp người khác. Người xưa nói rằng: việc này như tám mươi ông già vào hội trường, đâu phải là chuyện trẻ con. Lại, người xưa nói rằng: nếu ta cứ biểu dương tông giáo, trước pháp đường bỏ sâu một trượng, phải nhờ người trông viện mới được. Nham Đầu nói rằng: trước khi chưa đi ỉa vừa thấy liền trơ mắt. Yên Quốc sư không vượt qua khe hở của thạch môn, Mục Châu hiện thành công án đánh ông ba mươi gậy. Phần Dương Vô Nghiệp đừng vọng tưởng. Lổ Tổ hễ thấy vị Tăng vào cửa liền ngồi xoay mặt vào vách, khi làm người sẽ không mê mờ loại thể tài này, mới không mất tông chỉ ở trên. Xưa, ngài Quy Sơn bảo Ngưỡng Sơn rằng: xây cờ pháp lập tông chỉ ở một phía, đầy đủ năm duyên mới được thành tựu. Năm duyên là: duyên ngoại hộ, duyên đàn việt, duyên nạp tử, duyên thổ địa, và duyên đạo. Nghe nói Xưởng Đài Triệu Công là do ông thỉnh chủ cho đến Chánh Ty Nghiệp Trịnh Công đưa ông vào việc, hai vị này là bậc học thức trong thiên hạ, theo đây mà xét ông đối với năm duyên đủ chút ít, mỗi khi có nạp tủ từ Phúc Kiến đến thì đều khen ngợi trù trì hết mức, đàn việt quy tụ, Sĩ Đại Phu ngoại hộ, trụ trì không bị ma làm chướng ngại, nạp tử nhóm họp, có thể nhân lúc còn khỏe mạnh liên tiếp cùng nạp tử khơi dậy việc nầy, khoảng thời gian duỗi cánh tay phải được tuyệt vời, không được thô lỗ. Bởi vì, mấy năm gần đây có một hạng người nông cạn, đi khắp nơi học được một đống một gánh giống như thiền, thường Tông Sư vội vàng bỏ qua, bèn đến nhờ Hư Tiếp Hưởng ấn thọ lẫn nhau, lừa gạt người sau, khiến cho chánh tông phai nhạt, mất hết cơ phong, chỉ thẳng đơn truyền chẳng thể không cẩn thận. Ngũ Tổ Sư Ông lúc trụ ở Bạch Vân, có lần trả lời thư của Hòa thượng Linh Nguyên rằng: hạ này các trang trại không thu hoạch một hạt thóc, không cho là việc lo buồn, điều đáng buồn là trong một giảng đường mấy trăm nạp tử, suốt mùa hạ mà không có một người thấu được thoại đầu con chó không có Phật tánh, e rằng Phật pháp sẽ diệt mất. Ông xem, chủ pháp dụng tâm của tông sư đâu từng lấy tài sản nhiều ít, bao nhiêu sơn môn lớn nhỏ là nặng nhẹ, gạo muối mịn phải làm nhanh chóng. Ông đã đứng ra gánh vác danh từ thiện tri thức này, phải một bề lấy bổn phận tiếp đãi người từ các phương đến, đã có kho chứa của cải bổng lộc, dặn dò biết nhân biết quả, biết việc, chia quản lý xếp bộ phận khiến họ nắm vững, thường nêu lên đại cương an Tăng không cần nhiều, chán khất thực hằng ngày, thường dạy người làm tiếp có dư, tự nhiên không phí sức. Nạp tử vào thất, xuống đao nặng nề không được kéo bùn dẫn nước như Thiền sư Tuyết Phong Không, khoảng thời gian ở Vân Cư, Vân Môn gặp nhau, Lão biết hắn không tự lừa dối, là người trong Phật môn này nên một bề lấy bổn phận kiềm chuỳ như hắn, sau đó tự sai đi ở chỗ khác, đại pháp đã rõ, hướng về chỗ kiềm chuỳ nhận qua cùng lúc được thọ dụng, mới biết diệu Hỷ không lấy Phật pháp làm tình người. Năm ngoái chuyển được một quyển ngữ lục đến, gấp rút khốn khổ không mất tông chỉ của Lâm Tế, nay đưa vào trong các liêu cho các nạp tử xem, Lão nhờ viết lời bạt, đặc biệt phát huy, khiến bổn phận nạp tử làm cách thức nói pháp trong tương lai. Nếu để lão ban đầu vì hắn kéo bùn dẫn nước nói Thiền Lão Bà thì sau khi mở mắt chắc chắn sẽ mắng ta, không nghi ngờ gì, cho nên người xưa nói rằng: ta không trọng đạo đức của tiên sư mà chỉ trọng tiên sư không bị ta nói rõ, nếu bị ta nói rõ thì đâu có ngày nay, chính là đạo lý này. Triệu Châu nói rằng: nếu bảo Lão Tăng theo căn cơ của y để tiếp người thì tự có ba thừa, mười hai phần giáo tiếp họ rồi, Lão Tăng trong đây chỉ đem việc mình để tiếp người, niếu tiếp không được thì chính là học giả có căn tánh ám độn, chớ không dính dáng đến việc của Lão Tăng. Xin hãy suy nghĩ.