ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 29

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

* Trả lời Vương Giáo Thọ (Đại Thọ):

Chẳng biết mọi người sau khi phân biệt, hằng ngày công phu như thế nào? Nếu được mùi vị trong lý tánh, được mùi vị trong kinh giáo, được mùi vị trong câu nói của Tổ Sư, được mùi vị ở chỗ mắt thấy tai nghe, được mùi vị trong lúc động chân cất bước, được mùi vị ở chỗ tâm tư ý tưởng, đều không có ích lợi gì cho công việc. Nếu muốn lập tức ngừng nghỉ, lẽ ra phải từ chỗ được mùi vị trước đều chớ gánh vác việc người kéo lại bỏ mất chỗ mò dưới nước không được, nắm chặt cán dao, đường lý đường nghĩa, tâm ý thức đều không hiện hành giống như cây đất, ngói đá chẳng sợ rơi vào không, đây là chỗ đương nhân buông bỏ thân mạng, không được xem thường, không được xem thường. Người thông minh lanh lợi phần nhiều bị thông minh làm chướng ngại, do đó mà mắt đạo không mở, gặp việc không giải quyết được. Chúng sanh từ vô thỉ đến nay bị tâm, ý, thức sai sử nên lang thang trong sanh tử không được tự tại, nếu muốn thoát ra sanh tử, làm người vui sướng thì phải một đao cắt đứt làm hai đoạn, cắt đứt đường tâm ý thức, mới có chút phần tương ưng. Nên ngài Vĩnh Gia nói rằng: tổn pháp tài diệt công đức, không thể không do tâm ý thức này, há lừa dối người ư? Vừa được ân huệ chỉ dạy, các thứ thú hướng trong đó đều là bệnh mà Tông Cảo bấy lâu nay đã quở trách, biết là việc thông thường bốc lên sau ót, lại hướng về chỗ không có mũi mò dưới nước, không có mùi vị, thử thực hành công phu xem. Như có vị Tăng hỏi Triệu Châu rằng: con chó có Phật tánh hay chăng? Ngài Triệu Châu đáp: không. Người thông minh bình thường, vừa nghe nêu lên liền dùng tâm ý thức lãnh hội suy lường dẫn chứng, phải nói được có chỗ dặn dò, nào ngờ không cho dẫn chứng, không cho suy lường, không cho dùng tâm ý thức lãnh hội, dù dẫn chứng được, suy lường được, lãnh hội được cũng chỉ là việc bên cạnh tình thức trước đầu lâu, bờ sanh tử sẽ không đắc lực, mà nay khắp thiên hạ đều gọi họ là Thiền sư Trưởng lão biết được lý lẽ, không ra khỏi tin tức viết lại trong sách của mọi người. Còn các loại tà giải không ở trong lời nói. Mật Thủ Tọa Công Cảo gặp Hán ở trong Bình Phổ Dung Hội, chỉ được yếu lĩnh của Phổ Dung, hắn tự cho là an vui, nhưng chỗ tạo tác cũng không ra khỏi tin tức trong sách của mọi người, nay mới biết lỗi, được chỗ an vui riêng này mới biết Tông Cảo không có chút lừa dối nhau. Nay chỉ cho đến gặp nhau, khi rảnh rỗi thử để cho hắn thổ lộ xem, lại khế hợp được ý của mọi người không? Ông lão tám mươi vào hội trường chân thật chẳng phải là trẻ nhỏ đùa giỡn. Nếu sanh tử đến không đắc lực thì dù nói được lý lẽ, hòa hội được có trở xuống, dẫn chứng được sự khác nhau, chỉ là việc làm của bọn ma quỷ, đều không dính dáng chút nào việc của ta. Thiền môn mỗi thứ đều có chỗ hiểu biết khác nhau, pháp Duy thức thì sợ, đại pháp không hiểu, phần nhiều thường lấy bệnh làm thuốc, chẳng thể không biết.

* Trả lời Lưu Thị Lang (Quý Cao).

Nói rõ cho biết ngày 30 tháng chạp đã đến, hằng ngày cần phải quán sát như vậy thì tâm trần lao ở thế gian tự nhiên tiêu mất, tâm thần lao đã bị tiêu mất thì những ngày tới dựa vào tháng giêng vẫn còn lạnh. Người xưa nói rằng: Muốn biết nghĩa Phật tánh phải xem thời tiết nhân duyên, thời tiết này chính là thời tiết ra đời thành Phật ngồi tòa Kim cương hàng phục ma quân, xoay bánh xe pháp độ chúng sanh, nhập Niết-bàn của ông già Mặt vàng và Giải không nói là thời tiết ngày 30 tháng 12 chẳng riêng, chẳng khác, đến đây chỉ quán như vậy, quán theo đây thì gọi là chánh quán, quán khác đây gọi là tà quán, tà chánh chưa rõ thì không khỏi chuyển biến theo thời tiết khác, nếu không theo thời tiết thì chỉ nhất thời không bỏ được, chỗ bỏ được không thể bỏ, lời này cũng không được, theo trước chỉ là giải không cư sĩ chứ chẳng phải người khác.

Đức Phật là bậc đại Thánh, có thể không tất cả tướng, thành tựu trí muôn pháp, nhưng không thể dứt bỏ định nghiệp, huống là bạc địa Phàm Phu ư! Cư sĩ đã là người trong đó, có lẽ cũng thường nhập vào tam-muội ấy. Xưa, có vị Tăng hỏi một bậc lão túc rằng: Thế giới nóng như thế, không biết trốn chỗ nào? Lão túc đáp rằng: trốn ở trong vạc nước sôi và lò lửa.

Hỏi: Nếu ở trong vạc nước sôi, trên lò lửa thì làm sao trốn?

Đáp: Vì các khổ không thể đến, xin cư sĩ trong bốn oai nghi hằng ngày chỉ cần thực hành công phu như vậy, lời của Lão túc nói không được lơ là. Đây là Diệu Hỷ được phương thuốc hiệu quả, chắc khế hợp đạo này và biết tướng tâm này của cư sĩ, cũng không cho dễ dàng truyền trao, chỉ cần một niệm tương ưng, bỏ vạc nước sôi xuống không cần vạc nước sôi khác sử dụng thì làm cho người ta phát cuồng chẳng thể không biết. Một niệm tương ưng với bỏ, không cần tìm cái khác cũng chỉ ở trong bốn oai nghi của cư sĩ, chỗ sáng thì sáng như mặt trời, chỗ tối thì tối như mực đen, nếu tin thì tiện tay lấy được, vì bản địa phong quang soi sáng không có lầm người, cũng có thể làm chết người, cũng có thể cứu sống người. Nên Phật tổ thường lấy thuốc này hướng vào vạc nước sôi, lò lửa than làm thầy thuốc trị bệnh sớm thoát sanh tử khổ não của chúng sanh. Gọi là Đại Y Vương, chẳng biết cư sĩ có tin chăng? Nếu nói ta tự có phương thuốc được giữ kín cha con không truyền thì không cần phương pháp khéo léo là trốn trong vạc nước sôi, lò than nóng, mà lại mong cư sĩ bố thí.

* Trả lời Lý Lang Trung (Tự Biểu).

Sĩ Đại Phu học đạo này, chẳng sợ không thông minh mà chỉ sợ quá thông minh thôi, chẳng sợ không có tri kiến, mà chỉ sợ tri kiến quá nhiều thôi. Nên thường hành trước thức một bước, mê thì tin tức tự tại dưới gót chân. Tà kiến bậc thượng, hòa hợp thấy nghe hay biết làm chính mình, dùng cảnh giới hiện tượng làm pháp môn tâm địa. Bậc hạ đùa giỡn với nghiệp thức, nhận ở ngoài cửa miệng, giũ hai miếng da nói huyền nói diệu, thậm chí phát cuồng không thắt chặt mấy chữ, nói lời bậy bạ, chỉ Đông vẽ Tây. Bậc hạ hạ lấy lặng chiếu không lời, rỗng không tịch mặc, mắc kẹt vào hang quỷ, tìm rốt ráo an vui, ngoài ra các loại tà giải không ở trong lời nói mà có thể biết được, xung mật v.v… quy y lãnh hội giáo pháp, vui mừng khôn xiết, lại không còn nhóm hợp thù tạc của tướng thế đế, chỉ đem chí hướng đạo mạnh mẽ của mọi người liền nhập vào mối quan hệ sắn bìm thì thiền chẳng khác Đức Sơn, Lâm Tế và Pháp Nhãn Tào Động, chỉ vì người học không có chí quyết định rộng lớn, mà sư gia cũng không có pháp môn dung thông rộng lớn, nên chỗ vào có khác nhau, rốt ráo trở về chỗ vốn có, hoàn toàn đáng tiếc rất khác nhau. Ví dụ như muốn Diêu Hỷ nhờ sách chỉ bày chỗ quan trọng chính yếu thì chỉ cần cầu chỉ bày một niệm chính yếu này là đã đâm đầu vào chậu nhựa, không thể ở trên tuyết mà thêm sương. Tuy nhiên có hỏi cũng chẳng thể không trả lời, xin mọi người hãy dùng việc tự xem kinh giáo hoặc thoại đầu từ bấy lâu nay, hoặc chỗ nhờ người khác giác ngộ chỉ bày được mùi vị hoan hỷ, cùng một lúc buông xuống, y như đứa bé ba tuổi còn chưa biết gì, có tính thức mà chưa thực hành, lại hướng về chỗ chưa khởi tìm một niệm chính yếu của thoại đầu trước khán tới khán lui, khi cảm thấy chuyển mất cái mũi, tất vuông càng không yên tĩnh, chẳng được tha hồ thong thả, đây là chỗ quét sạch đảnh ngàn Thánh, thường ngồi học đạo phần nhiều vì chỗ này mà bỏ cuộc. Nếu mọi người tin tưởng thì chỉ cần y cứ vào chỗ chưa khởi cầu chỉ bày một niệm chính yếu trước khán, khán tới khán lui, chợt biết ngủ thức chẳng phải việc khác. Đây là công phu đắc lực xưa nay của Diệu Hỷ, biết ông có chí quyết định, nên kéo bùn lấp nước đưa vào một trận bại hoại này, ngoài điều này ra không thể chỉ bày riêng, nếu có thể chỉ bày thì chẳng phải chính yếu.

* Trả lời Lý Bảo Vân (Mậu Gia).

Nêu ví dụ: Nếu căn tánh ám độn, mà cố gắng tu trì, cuối cùng chưa được chỗ siêu ngộ. Lúc Tông Cảo ở Song Kính trả lời câu hỏi của Phú Quý Thân, rất giống với câu hỏi này, có thể biết người có căn tánh ám độn chắc chắn là không ám độn, lại muốn hướng đến chỗ nào để tìm siêu ngộ? Sĩ Đại Phu học chỗ này lại phải mượn chỗ ám độn để vào, nếu chấp vào am độn tự cho rằng ta không có phần thì bị ma am độn nhiếp giữ. Vì chỗ thấy biết lâu nay phần nhiều đem tâm cầu chứng ngộ, vì ở trước khởi chướng ngại nên tránh tri kiến của mình không thể hiện tiền, chướng này cũng chẳng phải từ bên ngoài đến, cũng chẳng phải việc khác, chỉ là chủ nhân ông này có thể biết ám độn, nên Hòa thượng Đoan Nghiêm thường ở trong thất tự kêu rằng: chủ nhân ông! Lại tự đáp rằng: dạ. Ngày khác chớ bị người lừa dối! Lại tự trả lời rằng: dạ dạ. Xưa nay may mắn có được tấm gương sáng như thế, hướng về chỗ nầy thức tỉnh xem là cái gì? Chỉ chỗ thức tỉnh này cũng chẳng phải là người khác, mà là người có thể biết ám độn này, người có thể biết ám độn cũng chẳng phải là người khác mà chính là bổn mạng nguyên thần của Lý Bảo Văn. Đây là Diệu Hỷ ứng bệnh cho thuốc, bất đắc dĩ chỉ bày sơ lược cho cư sĩ con đường trở về nhà ngồi vững vàng mà thôi. Nếu liền nhận định lời cùng, thật gọi đây là bổn mạng nguyên thần thì là nhận thức thần làm chính mình, càng mất giao thiệp. Nên Hòa thượng Trường Sa nói rằng: người học đạo không biết chân thật thì chỉ là nhận thần thức trước kia là gốc sanh tử từ vô lượng kiếp đến nay, người si mê gọi là người vốn có. Phần trước nói rằng: mượn ám độn để vào, chỉ xem thì có thể biết được ám độn này, rốt ráo là cái gì? Chỉ khán trong đây không cần cầu siêu ngộ, khán tới khán lui bất chợt cười lớn, ngoài điều này ra thì không thể nói được.

* Trả lời Hướng Thị Lang (Bá Cung).

Nêu ví dụ: như ngộ và chưa ngộ, mộng và tỉnh là một, về nhân duyên, ông già Mặt vàng nói rằng: ông dùng tâm duyên nghe pháp, pháp này cũng là duyên, nghĩa là đến người không mộng, chẳng phải vô của hữu vô, nghĩa là mộng và không mộng là một mà thôi, lấy đây mà quán thì Phật mộng trống vàng, Cao Tông mộng truyền thuyết, Khổng Tử mộng trông hai cột cái, cũng không thể hiểu được mộng và không mộng. Lại quán thế gian giống như việc trong giấc mộng, trong giáo tự có thành văn, chỉ mộng chính là hoàn toàn vọng tuởng. Nhưng chúng sanh điên đảo cho cảnh giới trước mắt hằng ngày là thật, đâu ngờ toàn thể là mộng, ở trong đó lại khởi lên luống dối phân biệt, cho tâm tưởng hệ niệm thần thức rối ren là thật mộng, trong điên đảo lại điên đảo. Nên Phật đại từ bi tâm lão Bà tha thiết, đều có thể vào khắp tất cả pháp giới, tất cả bụi nhỏ trong biển an lập, ở trong mỗi hạt bụi dùng pháp môn tự tại trong mộng để khai ngộ số chúng sanh nhiều như trong bụi trong biển thế giới, trụ vào tà định thì nhập vào chánh định. Đây cũng chỉ bày cho tất cả chúng sanh điên đảo lấy cảnh giới có thật trước mắt làm biển an lập khiến cho ngộ mộng và chẳng phải mộng đều là huyễn thì toàn mộng là thật, toàn thật là mộng, không thể lấy, không thể bỏ, đến người không mộng cũng như vậy mà thôi. Thư gởi đến hỏi, chính là chỗ nghi của Tông Cảo lúc ba mươi sáu tuổi, đọc vào bất giác gãi được chỗ ngứa, cũng từng vì câu hỏi này mà được Tiên sư viên ngộ, dùng tay chỉ nói rằng: dừng vọng tưởng, dứt vọng tưởng. Tông Cảo lại nói rằng: như khi Tông Cảo ngủ chưa say, Phật đã khen thì theo đó mà thực hành, chỗ Phật giữ thì không dám trái phạm. Từ trước nương theo thầy và tự công phu, chỗ được vụn vặt lúc tỉnh táo đều được thọ dụng, và lúc nửa tỉnh nửa mê trên giường, đã làm chủ tể không được mà mộng thấy được của báu thì trong mộng vui mừng vô hạn, mộng thấy người dùng dao gậy ép ngặt mình và các cảnh giới ác thì trong mộng buồn rầu sợ hãi, tự nghĩ, thân nầy vẫn còn, chỉ vì chủ tể không được, huống chi đất, nước, lửa, gió phân tán, các khổ hoành hành, làm sao không bị thay đổi, đến đây mới vội vàng. Tiên sư lại nói rằng: đợi khi ông nói rất nhiều vọng tưởng dứt bặt thì ông thì ông tự đến một chỗ thường ngủ thức, lúc đầu nghe cũng chưa tin, mỗi ngày ta tự nhìn lại, thức và ngủ rõ ràng là hai đoạn thì làm sao dám mở miệng lớn để nói thiền, trừ phi Phật nói ngủ thức hoàn toàn là vọng ngộ thì bệnh này của ta không cần trừ. Lời Phật nói quả nhiên chẳng lừa dối người, chính vì tự mình chưa rõ. Sau này nhờ nghe Tiên sư nêu chỗ xuất thân của Chư Phật, gió mát từ phương Nam thổi đến, bỗng nhiên bỏ vật chướng ngại mới biết lời nói của ông già mặt vàng là chân ngữ, thật ngữ, bất cuống ngữ, bất vọng ngữ, không khi người, thật đại từ bi, dù có tan thân mất mạng cũng không thể đáp đền. Vật chướng ngại đã trừ, mới biết khi mộng chính là khi thức. Đức Phật dạy: ngủ thức là một, mới tự biết đạo lý này, đem ra trình cho người không được, nói cho người cũng không được, xin hỏi Diệu Hỷ khi chưa ngộ, khi đã ngộ có khác nhau hay không? Bất chợt nương vào chân thật được khai thông, thận trọng chí thành đọc từng chữ trong giáo lý, chẳng phải hỏi thiền cũng chẳng bị vặn hỏi, nên không tránh khỏi đem chỗ nghi ngờ lúc xưa để thổ lộ. Xin cư sĩ thử đem lời vô lễ của lão Bàng mà thức tỉnh, chỉ nguyện không các chỗ có, tuyệt đối đừng thật các chỗ không, trước đem cảnh giới trước mắt hằng ngày làm giấc mộng, sau đó lại đem cảnh giới trong mộng dời đến trước mắt thì trống vàng của Phật, truyền thuyết của Cao Tông, dựng hai cây cột trước của Khổng tử, quyết chẳng phải là mộng.

* Trả lời Trần Giáo Thọ (Phụ Khanh).

Đạo này vắng lặng, không ra khỏi hôm nay. Tà sư nói pháp như chùm trái ác xoa, mỗi người đều tự cho rằng được đạo Vô thượng, đều khởi xướng tà thuyết, huyễn hoặc kẻ phàm ngu, nên Tông Cảo mỗi mỗi đều nghiến răng tức giận đối với họ, không tiếc thân mạng muốn nâng đỡ họ, khiến cho hạt giống trí tuệ biết được bổn phận của mình, không rơi vào lưới tà kiến, muốn được một hạt giống Phật không mất trong cõi chúng sanh, cũng không nhận bừa sự che chở của ông già Mặt vàng, cái gọi là đem thân này dâng cho cõi trần, ấy gọi là báo ân Phật, nhưng cũng là một việc làm không biết thời, không lượng sức. Mọi người đã là người trong đây thì chẳng được không nói việc trong đây, nhân viết bất chợt đến đây thôi.

* Trả lời Lâm Phán Viện (Thấu Chiêm).

Nêu ví dụ: như tìm một lời và tin công phu của đạo nhân, đã xem kinh Viên Giác, trong kinh đâu chỉ một lời mà thôi, các đại Bồ-tát theo chỗ nghi của mình mà thưa hỏi. Đức Thế tôn phân tích rõ ràng cho họ nghe, phần lớn lý lẽ, chỗ cung cấp thoại đầu trước cũng ở trong đó. Kinh chép rằng: bất cứ lúc nào cũng không khởi vọng niệm, ở trong các tâm vọng cũng không mất, ở trong cảnh vọng tưởng không thêm hiểu biết, không phân biệt chân thật, lão Hán khi xưa ở trong am Vân Môn, thường tụng rằng: lá sen tròn tròn như tấm gương, củ ấu nhọn nhọn như cái dùi, gió thổi cánh tròn bông liễu rụng, mưa tuôn phấn hoa vàng lê bay, chỉ để bài tụng này ở phía trên, lại dời văn kinh xuống phía dưới, tụng lại là kinh, kinh lại là tụng, thử công phu như vậy xem, chớ lo ngộ hay không ngộ, trong lòng không được gấp, cũng không được hưỡn, như cách chỉnh dây đàn, gấp hưỡn vừa chừng thì khúc điệu tự thành. Coi là chỉ gần gũi bọn xung, trau chuốt lẫn nhau, đạo nghiệp chẳng có ai không làm xong, chúc mừng, chúc mừng!

* Trả lời Hoàng Tri Huyện (Tử Dư):

Nhận được thư, biết một việc lớn nhân duyên này rất mạnh, bậc đại trượng phu, việc làm đã làm đúng như vậy, vô thường mau chóng, sanh tử là việc lớn, trải qua một ngày thì bỏ mất việc tốt một ngày, đáng sợ, đáng sợ! Các vị tuổi còn rất trẻ, chính là lúc tạo nghiệp, chẳng biết tốt xấu, có thể quay tâm này trở về học Vô thượng Bồ-đề. Đây là bậc hảo hán lanh lợi khó được đệ nhất trên thế giới. Trong cõi năm trược có việc gì đặc biệt hơn nhân duyên này, nhân lúc sắc lực còn khỏe mạnh mà sớm quay đầu, sức mạnh ấy hơn trăm ngàn muôn ức bội, Lão Hán âm thầm vui mừng cho mọi người. Trước đây viết pháp ngữ, có thường khán kỹ chưa? Thứ nhất nhớ lấy, không được khởi tâm động niệm trong lòng vội vàng muốn ngộ, vừa khởi niệm nầy thì bị niệm này làm bít lấp con đường, không bao giờ được ngộ. Tổ Sư nói rằng: chấp vào lỗi tính toán sẽ rơi vào con đường tà, buông bỏ thì tự nhiên không thể đi hay ở. Đây chính là việc nửa tin nửa mật cho người của Tổ Sư, chỉ là chỗ phí sức hằng ngày đâu cần phải làm. Trong môn này không cho phí sức, Lão Hán thường nói lời này với mọi người, chỗ đắc lực chính là chỗ tiết kiệm sức lực, chỗ tiếc kiệm sức chính là chỗ đắc lực. Nếu khởi một niệm tâm hy vọng tìm chỗ ngộ nhập rất giống với người ngồi trong nhà mình lại hỏi người khác tìm chỗ đứng chẳng khác, chỉ đem hai chữ sanh tử dán trên chót mũi, đừng quên, thường tỉnh thoại đầu, nêu tới nêu lui, chỗ sanh đã thuần thục, chỗ thuần thục đã sanh. Lời này đã viết vào trong sách của Đạo Nhân Không Tướng, xin trao đổi với nhau xem sách nầy thì rất tiện lợi.

* Trả lời Nghiêm Giáo Thọ (Tử Khanh).

Chỗ chân thật đến không nghi ngờ, như chất thép vẩn đục luyện thành chất thép mới, dù ngàn Thánh ra đời, hiện vô lượng cảnh giới cao quý, thấy việc ấy cũng như không thấy, huống là ở đây khởi lên đạo lý đặc biệt cao quý. Xưa Dược Sơn ngồi thiền, có lần Thạch Đầu hỏi rằng: ông làm gì ở đây? Dược Sơn đáp rằng: không làm việc gì cả. Thạch đầu hỏi: thế thì ngồi không. Dược Sơn đáp: ngồi thẳng là làm. Thạch đầu như vậy, xem gương người xưa, một cái ngồi không này làm sao cũng không được. Thời nay kẻ sĩ học đạo phần nhiều ở chỗ ngồi không mà ngừng bặt. Gần đây tòng lâm không có bọn lỗ mũi, nghĩa là phái Mặc Chiếu, lại có một loại dưới chân vốn không hề chấm đất, nhận được bóng sáng của cửa miệng này thì một bề cuồng phát. Mà nói lời bình thường không được, chỉ khởi thiền hội giống như bọn này, gọi nghiệp thức là bổn mạng nguyên thần, lại không thể cũng nói việc của mình. Đại Sư Vân Môn có nói rằng: ánh sáng không xuyên qua thì có hai thứ bệnh: Tất cả chỗ không thấy rõ có vật trước mặt là một, hai là thấu được tất cả pháp không ẩn hiện, y như có vật này cũng là ánh sáng không xuyên qua. Pháp thân cũng có hai thứ bệnh, được pháp thân, vì pháp chấp không quên thấy mình, vẫn còn ngồi bên cạnh pháp thân. Dù thấu được pháp thân, vượt qua không được, cẩn thận xem xét lại có hương vị gì? Cũng là bệnh. Nhưng hôm nay người học pháp thật, cho việc thấu qua pháp thân, vượt qua không được, cẩn thận xem xét lại có hương vị gì? Cũng là bệnh. Nhưng nay người học pháp thật, cho việc thấu qua pháp thân, vượt qua không được, cẩn thận xem xét lại có hương vị gì? Cũng là bệnh. Nhưng nay người học pháp thật, cho việc thấu qua pháp thân là cuối cùng, nhưng Vân Môn lại cho là bệnh, không biết thấu qua pháp thân rồi hợp thì sao? đến đây như người uống nước, nóng lạnh tự biết, không cần hỏi người khác là việc tai họa. Cho nên nói rằng: chỗ chân thật đến không nghi ngờ. Như thép cũ luyện thành chất thép mới, như khi người ăn cơm đã no rồi thì không thể hỏi người là ta no hay chưa. Xưa, Hoàng Bá hỏi Bách Trượng rằng: người xưa dùng pháp gì để chỉ bày cho người? Bách Trượng chỉ vào chỗ ngồi của Hoàng Bá nói rằng: con cháu đời sau sẽ truyền trao điều gì? Bách Trượng phất tay áo đứng dậy nói rằng: Ta sẽ nói ông là người ấy. Đây là cách làm người. Nhưng hướng đến chỗ tự tin xem, lại dứt được tin tức tự tin chưa? Nếu dứt được tin tức tự tin thì tự nhiên không chấp sự phân biệt ở cửa miệng người khác. Lâm Tế nói rằng: nếu ông dừng được niệm niệm tâm truy cầu thì chẳng khác Đức Thích-ca, chẳng phải lừa dối người. Bồ-tát trụ đệ Thất địa vì tìm tâm trí Phật chưa thoả mãn nên gọi là phiền não, chỉ là không có chỗ an bày của ông, dính một chút ngoài dự đoán không được. Mấy năm trước có Hứa Cư Sĩ nhận được cửa miệng này đem thư đến trình kiến giải rằng: hằng ngày rỗng rang phóng khoáng, chẳng đối đãi một vật, mới biết muôn pháp và ba cõi tất cả vốn không, chỉ là an vui buông bỏ. Thân chỉ bày làm bài kệ rằng:

Chớ tiếc chỗ trong sạch

Chỗ sạch khốn cho người

Chớ ham nơi vui vẻ

Vui vẻ khiến người cuồng

Như chiếc bình đựng nước

Theo vuông tròn, dài ngắn

Buông bỏ, không buông bỏ

Lại xin suy nghĩ kỹ,

Ba cõi và muôn pháp

Chẳng về sao có quê

Nếu chỉ tiện như thế

Việc này rất kỳ quặc

Nói cho Hứa Cư sĩ

Gia thân là họa ương

Mở rộng mắt ngàn Thánh

Không cần mong cúng tế.

Buổi sáng mát mẻ, chợt nhớ lại được, đạo bạn của Tử Khanh lúc đầu được vào đây, còn nghi ngờ Sư nói: là bóng sáng bèn đem chỗ nghi ngờ công án xưa nay ra đối chiếu mới thấy chỗ thất bại của Ngài Triệu Châu, bất giác ghi chép sắn bìm như hứa.

* Trả lời Trương Thị Lang(Tử Thiều):

Mọi người đem sở đắc của mình làm mẫu mực, vừa thấy người qua đường vào bùn vào nước thì muốn quét sạch cho mất dấu vết, thấy Tông Cảo kết tập chánh pháp nhãn tạng liền nói: Từ Lâm Tế về sau có mấy vị am chủ thích cơ phong này sao không nhận vào? Như Trung Quốc Sư nói nghĩa lý thiền chỉ dạy làm hư con trai, con gái người ta, quyết định có thể lược bỏ. Mọi người thấy nói đạo đúng như vậy mà không thích Trung Quốc sư nói Thiền Lão bà ngồi ở chỗ trong sạch, chỉ thích đập đá xẹt lửa, ngoài ra không cho một chút đạo lý khác, thật là đáng tiếc! Nên Tông Cảo dốc sức chủ trương nếu pháp tánh không rộng, sóng triều không dồn dập, tư kiến Phật pháp không mất, mạng căn sanh tử không dứt thì chẳng dám làm người vào bùn vào nước bốn cạnh dính đất như vậy. Bởi vì căn khí chúng sanh khác nhau nên từ trên các Tổ đều lập bày môn hộ, có đủ căn cơ chúng sanh, tùy cơ nhiếp hóa. Nên Trường Sa Cảnh Sầm Đại Trùng có nói rằng: nếu ta một bề biểu dương tông giáo thì trước pháp đường cỏ sẽ mọc cao một trượng, nhờ người coi viện mới được, đã rơi vào hàng cửa này, được người gọi là Tôn Sư phải tùy cơ chúng sanh nói pháp, như đập đá xẹt lửa, là loại căn khí này mới gánh vác nổi, căn khí dùng không đúng chỗ thì nóng vội đến thành công, Tông Cảo, há không biết thoát khỏi một niệm liền quá nhiều hang ổ là tánh khô khan, cho nên kết tập chánh pháp nhãn tạng không chia ra môn loại, bất luận Tông Vân Môn, Lâm Tế, Tào Động, Quy Ngưỡng, Pháp Nhãn, chỉ có chánh tri chánh kiến mới khiến cho người ngộ nhập, đều được thâu nhận. Thấy hai bậc lão túc Trung Quốc Sư và Đại Châu, thiền đủ các thể, nên thâu tóm cứu vớt loại căn khí này. Mọi người gửi thư đến hỏi rằng: quyết định có thể lược bỏ, xét theo ý ông, chánh pháp nhãn tạng chỉ trừ các nhà môn hộ, chỉ nhận người kiến giải như ông mới phải. Nếu vậy thì ông tự kết tập một quyển sách giáo hóa người có căn khí lớn thì có gì không được? không cần phải dạy Diệu Hỷ theo ý ông. Nếu bảo Trung Quốc Sư nói kéo bùn mang nước thì thiền lão Bà liền dứt mất, các Đại lão như Nham Đầu, Mục Châu, Ô Cữu, Phần Dương, Vô Nghiệp, Trấn Châu Phổ Hóa Định, Thượng Tọa Vân Phong, Duyệt pháp Xương Ngộ, hợp với con cháu đầy đất mà nay cũng lặng lẽ không người chủ hóa, các công hóa là người kéo bùn mang nước nói Thiền lão Bà ư? Nhưng Diệu Hỷ chủ trương Quốc Sư không phá trừ cấu uế, mới không chướng ngại nhau.

* Trả lời cho Từ Hiển Mô (Trĩ Sơn).

Các vị Hữu nhiều lần nhờ tiếng tâm của Diệu Hỷ, chỉ là muốn điều phục con trâu để giết con khỉ này mà thôi. Việc này chẳng phải ở lâu trong tòng lâm tham cứu rộng với các bậc tri thức, mà chỉ quý ở trong các bậc tri thức, và chỉ quý ở trong một lời một câu, gánh vác gọn nhẹ, không mang vòng quanh, y cứ vào điều thật mà nói tai họa đã gần (cách không đầy sợi tóc) bất đắc dĩ phải nói lời thẳng thắn nầy đã là quanh co rồi, nói lời thẳng thắn này đã là quanh quẩn rồi, nói lời thẳng thắn này đã là lần lựa rồi, huống lại lôi cành kéo dây, nêu kinh nêu giáo, nói lý nói sự, muốn rốt ráo ư? Người xưa nói rằng: chỉ có tinh vi tức là bụi, trâu đực chưa điều phục thì con khỉ ma-các chưa chết, dù nói được hằng sa đạo lý, đều không dinh dáng gì đến một chút việc của ta. Nhưng nói được hay không nói được cũng chẳng phải là việc bên ngoài. Lão Túc Giang Tây nói rằng: nói được cũng là tâm của ông, nói không được cũng là tâm ông, quyết muốn gánh vác gọn nhẹ, thấy Phật, thấy. Tổ sư như sống trong nhà oan trái, mới có chút phần tương ưng. Công phu như vậy lâu ngày chày tháng không cần khởi tâm cầu ngộ, Trâu đực tự điều phục, khi ma-các tự chết, nhớ lấy, nhớ lấy! Nhưng hướng về chỗ nhóm họp của tâm ý thức xưa nay thật có, lấy chỗ không được bỏ chỗ không được, khán thoại đầu này, vị Tăng hỏi Vân Môn: Thế nào là Phật, ngài Vân Môn đáp: Que chùi phân, khi khán không cần đem sự thông minh, lanh lợi, suy lường so sánh, đoán định, mười muôn tám ngàn cũng chưa phải là xa, chẳng phải không so lường không tính toán, không đoán định thì là gì? Ôi! Lại là gì đây? Hãy gác việc này lại.

* Trả lời Giáo Thọ Dương (Ngạn Hầu).

Trong cương mục của các vị lại có sự nhu hòa không thể nghĩ bàn, đến ngay một lời nói cũng ngàn liễu trăm đương, việc này rất thù thắng, nếu không gián đoạn ở trong cương mục thì khởi phát được mấy người, Phật pháp đâu đến ngày nay. Người chẳng có căn tánh Bát-nhã thì chẳng thể làm việc lớn như vậy. Nêu ví dụ: muốn khoảng mùa xuân mùa hạ sang năm chèo thuyền không đáy, thổi sáo không lỗ, cúng thí vô tận, nói lời vô sanh, phải hiểu rõ cái mũi vô cùng vô thỉ, bất hữu bất vô thì chỉ xin đến (thương lượng) bàn bạc với lão không mặt mũi này, chắc không sai lời này. Lại được đạo hiệu, chính vì muốn liên quan với nhau, đáng khen cư sĩ Khoái Nhiên. Nên Lão Nhân Chân Tịnh nói rằng: Đại đạo của Khoái Nhiên chỉ ở trước mắt. Chữ Thập dọc ngang bắt chước dễ nối liền chính là nghĩa này. Tông Cảo sống ở Trường Sa đã lâu, các vị ngày khác quả nhiên từ đây đến thì dưới rừng không vắng lặng.

* Trả lời Lâu Xu Mật.

Không biết chắc sau này chỗ ứng duyên hằng ngày có bị cảnh ngoài định đoạt hay không? Xem xét đống hồ sơ có thể bỏ ra chăng? Khi gặp chúng sanh, thì có thể chuyển động hay không? Ở chỗ vắng lặng, không có vọng tưởng chăng? Nên ông già mặt vàng có nói: tâm không vọng lấy pháp quá khứ, cũng không tham đắm việc ở vị lai, không có sở trụ ở hiện tại, thông suốt ba đời thảy đều vắng lặng. Việc quá khứ hoặc thiện hoặc ác, không cần suy lường, suy lường thì chướng đạo. Việc ở vị lai không cần tính toán, tính toán thì cuồng loạn. Việc hiện tại đến trước mặt, hoặc nghịch hoặc thuận cũng không cần để ý, để ý thì nhiễu loạn một tấc vuông, chi khi nào tất cả đến thì tùy duyên mà giao tiếp, tự nhiên khế hợp với đạo lý này, cảnh giới nghịch dễ phá, cảnh giới thuận khó phá, người nghịch ý ta chỉ tiêu một chữ Nhẫn này, định tỉnh ít giờ liền qua, cảnh giới thuận chỉ là không làm, chỗ trốn tránh như nam châm và sắt gặp nhau, hai thứ bất chợt hợp lại một chỗ, vật vô tình mà còn như vậy, huống là người làm nhiều việc, đã hiện hành vô minh toàn thân, thành cảnh giới này. Nếu người không có trí tuệ thấm thoát bị nó dẫn vào bẫy lưới, lại hướng vào trong mà tìm đường ra, cũng không khó khăn hay sao! cho nên bậc Tiên đức nói rằng: vào được thế gian, xuất thế gian chẳng khác chính là đạo lý này. Đời gần đây có một loại người tu hành mất phương tiện, thường nhận vô minh hiện hành, là vào thế gian, dùng pháp xuất thế gian gượng làm việc xuất thế chẳng khác, không đáng thương sao! Ngoại trừ người ở kiếp trước có thệ nguyện, tức thời biết được phá, làm chủ được không bị vật khác lôi kéo. Nên kinh Tịnh Danh có chép: Phật vì người Tăng thượng mạn nói lìa dâm, sân, si là giải thoát. Nếu người không Tăng thượng mạn thì Phật nói tánh của dâm, sân, si chính là giải thoát. Nếu tránh được lỗi này thì ở trong cảnh thuận nghịch không khởi tướng diệt mới lìa được danh từ Tăng thượng mạn, như thế mới có thể nhập được thế gian, gọi đó là Lão Hán có sức mạnh. Phần trên đã nói đều là việc đã trải qua xưa nay của Diệu Hỷ, nay hằng ngày cũng chỉ tu hành như vậy, xin ông khi còn trai tráng khỏe mạnh cũng nên nhập vào tam-muội, ngoài ra phải thường đem chữ vô của Triệu Châu mà thức tỉnh, lâu ngày thuần thục, chợt vô tâm đập bể thùng sơn, chính là chỗ thấu suốt.

Lại nữa về công phu hằng ngày, sách trước đã quan hệ rất nhiều nhưng chỉ y như cũ không biến không động, vật đến thì tiếp đãi, tự nhiên ta và vật như một. Người xưa nói rằng: phóng khoáng mặc tình đi ở, gương sáng biết được gốc nguồn, nói chứng thì không thể chỉ bày cho người, nói lý thì chẳng chứng không được, chỗ tự chứng, chỗ tự được, đưa ra tình người không được, chỉ tự mình chứng đắc hiển bày một chút trước mắt thì kia đây lặng lẽ khế hợp nhau. Ví dụ như từ đây không bị người lừa dối, không dụng công phu lầm, đại khái đã đúng, đã nắm được cán, như trâu đực thuần, dây vàm thường ở trong tay, ngặt vì bị phạm vào đám lúa non của người, bất chợt buông dây vàm, lỗ mũi không chỗ kiếm chác, ruộng bằng cạn tha hồ cỏ mọc lung tung. Lão Nhân Từ Minh nói: bốn phương buông bỏ ngăn chặn lại, tám hướng không gò ép thỏa thích dạo chơi, muốn thu chỉ bỏ dây vàm, hãy vuốt ve cho thuận, công phu thấm dần đã thuần thục, tự nhiên không bị ngăn lấp dụng ý. Công phu không được gấp, gấp thì hành động nóng vội, cũng không được hưỡn, hưỡn thì hôn trầm, quên lưu tâm đều là quá, ví như vung kiếm chém hư không, chớ nói đến kịp hay không kịp. Xưa, Tôn giả Nghiêm Dương hỏi ngài Triệu Châu rằng: một vật khi không đem đến là như thế nào? Triệu Châu đáp buông xuống. Nghiêm Dương hỏi: một vật đã không đem đến thì buông xuống cái gì? Châu đáp: buông không xuống thì gánh đi. Nghiêm Dương ngay lời nói liền đại ngộ. Lại, có vị Tăng hỏi người xưa rằng: con làm gì cũng không được thời vì sao? Người xưa đáp: Lão Tăng làm gì cũng không được. Vị Tăng hỏi: chỗ học của con, do đó mà làm việc gì cũng không được, Hòa thượng là bậc Đại thiện tri thức, vì sao làm việc gì cũng không được? Người xưa đáp: nếu ta làm việc gì cũng được, thì vì sao ông làm không được. Vị Tăng ngay lời nói liền đại ngộ. Chỗ ngộ của hai vị Tăng chính là chỗ mê của Lâu-Xu-Mật, chỗ nghi ngờ của Lâu-Xu-Mật chính là chỗ hỏi của hai vị Tăng. Pháp từ chỗ phân biệt mà sanh lại từ phân biệt mà diệt, diệt các pháp phân biệt là pháp vô sanh diệt. Tế Quán gởi thư đến, bệnh đã dứt

hết, đặc biệt sau khi chứng cũng bất sanh. Phần lớn gần nhau, cũng dần dần tiết kiệm sức lực, chỉ xin y cứ vào chỗ kiệm sức, nói giáo rộng rãi, bỗng nhiên đất nứt ra, liền rõ ngàn muôn, hãy cố gắng.

* Trả lời Tào Thái Uy (Công Hiển).

Tông Cảo tuy đã lớn tuổi rồi nhưng không dám chẳng cố gắng đem việc này khơi dậy với các nạp tử. Một hôm, sau khi ăn cháo xong bỏ nhãn hiệu luân phiên một trăm người vào thất, trong đó có phụ mệnh là Thượng Câu đến, cũng có sư tử cắn người, dùng pháp hỷ thiền duyệt này làm vui, dù không biết mệt cũng tạo vật được thương xót. Mọi người Phước tuệ lưỡng toàn, hằng ngày ở bên cạnh bậc Chí tôn mà lưu ý đến việc lớn nhân duyên này, thật là việc không thể nghĩ bàn. Đức Thích-ca nói rằng: người có thế lực không lâm vào cảnh hoạn nạn, người giàu sang học đạo rất khó, trăm kiếp ngàn đời nếu chẳng từng gánh vác thiện tri thức, trồng sâu hạt giống bát nhã thì đâu thể nào tin chắc như vậy, chỉ cần tin chỗ này, chính là nền tảng thành Phật thành Tổ, xin ông hướng vào chỗ niềm tin này mà rình chờ, lâu ngày tự nhiên thấu đáo. Nhưng tuyệt đối không được để ý sắp xếp tìm chỗ thấu đáo. Nếu lưu ý thì chần chừ. Đức Thích-ca lại nói rằng: Phật đạo không thể nghĩ bàn, ai có thể nghĩ được Phật. Lại nữa, Phật hỏi Văn-thù-sư-lợi rằng: ông nhập tam-muội không thể nghĩ bàn ư? Văn-thù đáp: không đúng! Bạch Đức Thế tôn! Con không thể nghĩ bàn, không thấy có tâm để nghĩ bàn thì làm sao mà nói nhập tam-muội không thể nghĩ bàn. Phát tâm đầu của con muốn nhập vào định ấy, như nay suy nghĩ thật không có tâm tưởng mà nhập tam-muội, như người học bắn cung, tập lâu ngày thì bắn khéo, sau này tuy vô tâm nhưng nhờ tập lâu ngày nên tên bắn ra đều trúng đích. Con cũng giống như vậy, ban đầu học tam-muội không thể nghĩ bàn, buộc tâm vào một duyên, nếu tập lâu thì thành thục, lại không tâm tưởng, thường có mặt với định, chỗ thọ dụng của Phật và Tổ Sư không hai không khác. Mấy năm gần đây, tòng lâm có một loại tà thiền lấy việc nhắm mắt giấu tròng, nói thao thao khởi vọng tưởng, gọi đó là việc không thể nghĩ bàn, cũng gọi đó là việc trước kiếp không, bên cạnh Oai Âm, vừa mở miệng liền gọi là rơi vào thời nay, cũng gọi là việc căn bản, cũng gọi là ánh sáng thông đạt rất thanh tịnh, cho ngộ là rơi vào đầu thứ hai, cho ngộ là việc bên cạnh nhánh lá. Bởi vì khi hắn cất bước đầu tiên là đã sai rồi, cũng không biết là sai, cho ngộ là kiến lập, đã tự mình không có cửa ngộ, cũng không tin có người ngộ, loại tà thiền này gọi là phỉ báng đại Bát-nhã, cắt đứt tuệ mạng Phật, dù ngàn Đức Phật ra đời cũng không cho sám hối. Mọi người có xét thử mắt người lâu rồi, giống như những hạng này đã đội lốt Sư tử lại kêu tiếng Dã Can chẳng thể không biết. Tông Cảo và mọi người tuy chưa được gặp gỡ tiếp chuyện nhưng tâm này đã thầm khế hợp nhau nhiều năm rồi. Trước đây trả lời bằng chữ, thật không bằng lễ, nay thiền nhân chuyên dứt bỏ pháp không, đời sau chí kính, nên không cần nhập tammuội khéo tư Duy, chỉ tín thủ tín ý như thế, bất giác sắn bìm như Hứa, xin cảm tạ không nhạy bén mà thôi.