ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 24

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

LÀ THIỀN SƯ TUỆ NHẬT UẨN VĂN, DÂNG LÊN

* Chỉ dạy Thành Cơ Nghi (Lý Cung)

Phật dạy: nếu có người muốn biết cảnh giới Phật thì phải thanh tịnh ý của mình như hư không, dứt bỏ vọng tưởng và các chấp trước, khiến cho tâm sở hướng đều vô ngại, quyết có chí học Vô thượng Bồđề này, thường khiến cho chỗ một tấc vuông rỗng rang rộng lớn, không dính mắc vào ngôn thuyết, không rơi vào vắng lặng, không ngôn, không thuyết cả hai đều chớ nương tựa, hai việc thiện ác không lấy, không bỏ, nhật dụng trong hai mươi sáu thời đem tâm quét sạch so sánh suy lường, không đắm trước vào chỗ vắng lặng, trong không bung ra, ngoài không cho vào, như mây trong hư không, bọt trên dòng nước, chợt có chợt không, chỉ cần hướng vào đây trở mình ném thẳng qua thái hư thì lúc nào không an bài được nó, không dùng được nó. Vì sao? Đại pháp xưa nay là như vậy chẳng phải gắng gượng làm. Không nghe Đức Thích-ca nói: không chấp vào lời nói của chúng sanh, tất cả việc hữu vi là luống dối, dù không nương vào ngôn ngữ để nói cũng không dính mắc vào chỗ vô nói năng. Thời nay kẻ sĩ đại phu học đạo, lâu nay bị thông minh lanh lợi sai khiến. Phần nhiều đối với ngôn ngữ của người xưa làm đạo lý, muốn nói phần giáo cho biết, nào ngờ xương khô trên đầu, quyết định không có nước để tìm, dù có nghe thiện tri thức quở trách cũng bằng lòng, lìa tướng nói năng, tướng văn tự, lại ngồi vào chỗ vô ngôn, vô thuyết bất động trong hang quỷ dưới núi đen, muốn tâm sở hướng về chỗ không trở ngại cũng không phải khó ư! Đã là vô thường mau chóng, sanh tử việc lớn, quyết định có chí, chỉ chọn Vô thượng Bồ-đề. Các việc thế gian đều luống dối không thật, một gạch sổ toẹt. Lại hướng về chỗ không thể bỏ, từ từ nhìn kỹ là có hay không, chỉ được chỗ tâm vô dụng, chỗ miệng không mở. Trong một tấc vuông giống như một hòn sắt nóng, chẳng cần bỏ mất, chỉ y cứ vào đây để khán thoại đầu. Tăng hỏi Vân Môn: người giết cha mẹ rồi đến trước Phật sám hối, khi giết Phật giết Tổ thì sám hối với ai? Vân Môn đáp: Lộ, nếu người có chí quyết định thì chỉ cần khán chữ lộ này, đem tâm suy lường phân biệt trong trần lao, dời lên chữ lộ, đi đi, ngồi ngồi đều đem chữ Lộ này ra để thức tỉnh, chỗ ứng duyên hằng ngày, hoặc vui hoặc giận, hoặc thiện hoặc ác, chỗ kính thờ bậc tôn trưởng, giao hảo bạn bè, đọc kinh sử bậc Thánh chỉ là thời tiết thức tỉnh. Chợt không hay không biết, hướng lên chữ lộ dứt bặt tin tức, pháp tam giáo bậc Thánh đã nói không dính mắc mỗi việc đều hỏi người, tự nhiên trên đầu sáng suốt, mọi vật đều hiện rõ. Phật đâu không nói rằng: Bồ-tát Ma-ha-tát dùng trí tuệ không chướng ngại tin tất cả cảnh giới thế gian là cảnh giới của Như lai. Người xưa nói rằng: nhập được thế gian và xuất thế gian vô dư liền là đạo lý này. chỉ sợ không chí quyết định và không có niềm tin quyết định. Không có niềm tin quyết định thì có tâm lui sụt, không có chí quyết định thì sở học không được thấu đáo. Lại điều gì là có niềm tin quyết định mà không có tâm lui sụt, có chí quyết định mà sở học được thấu đáo? Thuở xưa, Thiền sư Trí Nhan đời thứ hai ở núi Ngưu Đầu người Khúc A, họ Hoa, lúc trẻ đã có trí tuệ hơn người, người cao bảy thước sáu tấc, làm tướng nhà Tùy, thường lấy cung treo lên làm túi lọc nước, kẻ tùy tùng đến múc dùng, nhiều lần theo đại tướng chinh phạt đều lập được chiến công. Vào niên hiệu Vũ Đức đời Đường, ông mới bốn mươi tuổi, bèn xin xuất gia, đến núi Hoàn Công ở Thư Châu làm đệ tử Thiền sư Bảo Nguyệt. Một hôm, Sư đang ngồi yên chợt thấy một vị Tăng lạ mình cao hơn một trượng, thần tư sáng sủa, lời nói trong sáng, bảo Nhan rằng: Thầy đã tám mươi đời xuất gia, phải càng thêm tinh tấn, nói xong liền biến mất. Lại nữa, có lần Sư nhập định trong hang, nước trong núi dâng lên dữ dội, Nhan vẫn thản nhiên bất động, dòng nước ấy tự nhiên rút hết. Có người đi săn ngang qua đó thấy thế bèn sửa lỗi tu hiền. Lại có hai người thuở xưa cùng tòng quân, nghe Nhan ẩn trốn, bèn cùng nhau vào núi tìm gặp mà nói rằng: Tướng quân có điên không, tại sao lại ở đây? Nhan nói: ta điên sắp tỉnh, cái điên của ông đang phát khởi, hễ ham sắc dâm, thanh tham vinh dự, thích nuông chiều, trôi lăn sanh tử, do đâu mà tự ra được. Hai người cảm ngộ than thở rồi ra về. Niên hiệu Trinh Quán Sư trở về Kiến nghiệp, vào núi Ngưu Đầu yết kiến Thiền sư Lãn Dung, phát minh Đại sự. Lãn Dung bảo Nhan rằng: Tôi nhận tin chân quyết của Đại Sư chỗ được đều mất, nếu có một pháp hơn Niết-bàn, thì tôi nói cũng như mông huyễn, hễ một hạt bụi bay lên che phủ trời, một hạt cải rơi mà lấp đất. Nay ông đã thấy qua diệu này, tôi còn nói thế nào, hóa đạo ở Sơn Môn sẽ giao phó cho ông, Nhan bèn làm Tổ Sư đời thứ hai ở núi Ngưu Đầu. Đây chính là có niềm tin quyết định mà không có tâm lui sụt, có chí quyết định mà học đến chỗ thấu đáo. Pháp do bậc Thánh tam giáo nói đều có phương pháp khéo ngăn các điều ác, để chánh nhân tâm, tâm không chánh thì gian tà vì lợi mà đến, tâm chánh thì trung nghĩa do lý mà theo. Lý là lý của lý nghĩa, chẳng phải là lý của nghĩa lý. Như Tôn Trượng Tiết Sử thấy việc nghĩa liền làm, tỏ rõ chân mạnh mẽ phi thường, chính là lý này.

Thiền sư Khuê Phong nói rằng: làm việc có nghĩa là tâm tỉnh ngộ, làm việc vô nghĩa là tâm cuồng loạn, cuồng loạn là do tình niệm, lúc lâm chung bị nghiệp lôi kéo. Tỉnh ngộ không do tình, lâm chung chuyển được nghiệp, cũng là lý này. Đức Phật dạy: lý thì đốn ngộ, thừa ngộ đều tiêu, sự thì tiệm trừ, nhân lần lượt hết, cũng là lý này. Lý Trưởng giả nói rằng: viên dung không ngăn ngại hành bố tức một mà nhiều, hành bố không ngại viên dung tức nhiều mà một, cũng là lý này. Vĩnh Gia nói rằng: một chỗ có đủ tất cả chỗ, một pháp bao trùm khắp tất cả pháp, một mặt trăng hiện khắp tất cả dòng sông, trăng dưới tất cả dòng sông đều có một mặt trăng nhiếp lấy, cũng là lý này. Hoa nghiêm nói rằng: Phật pháp không lìa pháp thế gian, nếu thấy được chỗ chân thật ấy thì tất cả không khác nhau, cũng là lý này, khác nhau là do người chớ chẳng phải tại pháp. Trung nghĩa gian tà cùng sanh chung, trung nghĩa là ở trong gian tà, như Thanh Tịnh Ma-ni Bảo Châu bị rơi dưới đất bùn, dù trải qua trăm ngàn năm cũng không thể dơ bẩn. Vì sao? vì bản tánh thanh tịnh. Gian tà ở trong trung nghĩa, như chất tạp độc để trong bình sạch, dù trải qua trăm ngàn năm cũng không thể biến đổi. Vì sao? Vì bản tánh vốn nhơ uế. Phần trước đã nói, khác nhau tại người chớ chẳng phải tại pháp, là đạo lý nầy vậy. Như hai người gian tà và trung nghĩa, cùng đọc sách bậc Thánh, sách bậc Thánh là pháp, vốn không khác nhau về gian tà mà lãnh hội có sự sai khác. Kinh Tịnh Danh chép: Đức Phật dùng một âm thanh giảng nói pháp, chúng sanh tùy loài đều được hiểu. Bậc sĩ trung nghĩa thấy việc nghĩa thì bản tánh phát, kẻ gian tà thấy lợi thì bản tánh phát như nam châm hút sắt, như lửa gặp của khô, dù muốn kiềm chế cũng không được, như Tôn Thượng Tiết sư hùng mạnh hơn người, xướng đại nghĩa ở trong muôn chúng, khi kinh ngạc cũng là bản tánh trung nghĩa, mà thấy nghĩa thì phát khởi, không tạo tác, không sắp xếp. Trong giáo lý, cái gọi là thí như đại lực dũng sĩ Ma-ha-na-già, nếu ra oai phẫn nộ thì ở trên trán ông ta sẽ hiên lên một vết sẹo, nếu vết sẹo chưa hợp với cõi Diêm-phù-đề thì tất cả người dân không thể hàng phục được. Phật vì người phát tâm Bồ-đề mà nêu ra ví dụ này. Tâm Bồ-đề là tâm trung nghĩa, tên khác mà thể thì giống nhau, nhưng tâm này mà tương ngộ với nghĩa thì thế gian, xuất thế gian, một tấm lưới vung ra thì không thiếu, không dư. Tôi tuy là người học Phật nhưng có lòng thương vua, lo cho nước và bậc sĩ đại phu trung nghĩa, v.v… nhưng sức đã không thể, mà tuổi tác thì ngày càng lớn, chí thích chánh ghét tà, cùng sanh chung với chúng sanh. Vĩnh Gia có nói: Dù cho vòng sắt quấn trên đầu mà định tuệ tròn sáng không hề mất. Tôi tuy không nhạy bén nhưng dám ngay đó tự tin không nghi ngờ. Quý Cung chí thú bất phàm, thời trai trẻ khỏe mạnh chính là lúc rong ruổi trần lao, có thể do lúc này mà quay lại học Vô thượng Bồ-đề, chẳng phải đời trước có trồng gốc đức thì dâu thể tin chắc, giữ được định, làm được chủ tể, nguyện tâm này bền chắc trước sau như một, xúc cảnh gặp duyên, không biến đổi, không dao động, mới gọi là bậc đại nhân có sức mạnh, vô thường mau chóng, sanh tử việc lớn. Nếu niệm niệm lấy một phần việc lớn nhân duyên này làm chưa xong chưa nói thì liền siêu chứng, là xem xét được chỗ ứng duyên hằng ngày có rất nhiều nghiệp ác chướng đạo, huống chi một niệm tương ưng chuyển phàm thành Thánh, không dối gạt nhau. Xưa nay, từ khi có kiểu làm lành bác cực quần thư chỉ cần biết chỗ dụng tâm của bậc Thánh, biết rõ tâm mình là chánh, tâm chánh thì các thứ tạp độc, các thứ tà thuyết sẽ không nhiễm ô nhau. Quý Cung lập chí học Nho thì phải mở rộng đầy đủ. Sau đó suy ra cái còn lại có thể cùng với vật. Vì sao? vì học không đến chỗ cùng cực thì chẳng gọi là học, học đến chỗ tột cùng mà dùng không được thì chẳng phải là học, học không thể hóa độ chúng sanh là chẳng phải học, học đạt đến chỗ thông suốt thì văn cũng ở trong đó, võ cũng ở trong đó, sự cũng ở trong đó, lý cũng ở trong đó, trung nghĩa hiếu đạo, cho đến phương pháp trị mình trị người, an nước, an bang đều ở trong đó. Ông già Thích-ca nói rằng: Thường ở trong đó kinh hành và ngồi nằm chính là tin tức này, chưa có ai trung với vua mà không hiếu với cha mẹ, cũng chưa có ai hiếu với cha mẹ mà không trung với vua, nhưng bậc Thánh đã khen thì y theo mà thực hành, chỗ bậc Thánh quở trách thì không dám trái phạm, đối với trung, hiếu, lý, sự, trị mình, trị người chẳng thể không chu toàn, chẳng thể không biết rõ. Tôn Thượng Tiết Sứ lập công lớn, khải hoàn trở về, Lý Cung một bước vọt lên mây xanh, thành thị môn, có võ có văn không thể nghi ngờ. Lý Cung hãy cố gắng.

* Chỉ dạy Mạc Tuyên giáo (Thuận Phủ) làm học, hành đạo là một.

Vì học thì học chưa đến bậc Thánh, mà mong thì sẽ đến. Làm đạo thì cầu an tâm đối với mình và chúng sanh, vật và mình như một thì đạo học đều đầy đủ. Kẻ sĩ Đại Phu không hiểu các sách chẳng riêng trị mình, tìm giàu sang vui sướng. Đạo học gồm có rộng rãi, đầy đủ. Sau đó, suy mình lên có thể bằng chúng sanh. Học giả cận đại. Phần nhiều bỏ gốc chạy theo ngọn, trái chánh hợp tà, chỉ vì học hành đạo mà nổi tiếng, chuyên lấy của nhà giàu sang to rộng làm nghĩa quyết định, nên tâm không chánh, bị vật chuyển. Ngạn ngữ có câu, chỉ thấy đầu dùi nhọn mà không thấy đầu đục vuông. Đâu không biết ở Nho giáo thì lấy việc chánh tâm làm đầu, tâm đã chánh thì lỗ mãng điên bái đều khế hợp với đạo này. Phần trước đã nói nghĩa vì học hành đạo là một. Ở trong giáo lý của ta thì nói rằng: Nếu chuyển được vật thì đồng với Như lai. Ở Lão Thị thì nói rằng: lòng từ là tiết kiệm, không dám làm trước thiên hạ, có thể như vậy mà học, không cần cầu hợp với đạo này, tự nhiên âm thầm hợp nhau. Phật nói tất cả pháp là vì độ tất cả tâm, ta không có tất cả tâm, đâu cần tất cả pháp. Nên biết đọc kinh xem giáo, thông hiểu các sách, lấy việc thấy trăng quên ngón tay, được cá quên nôm làm nghĩa bậc nhất thì không bị văn tự ngôn ngữ chuyển, mà chuyển được ngôn ngữ văn tự. Không thấy có một vị Tăng hỏi Hòa thượng Quy Tông: sơ tâm như thế nào thì được nhập xứ? Hòa thượng Quy Tông gắp cục lửa gõ vào nắp nồi ba cái, hỏi: nghe không? Vị Tăng đáp: nghe, Hòa thượng nói: Sao ta không nghe, lại gõ ba tiếng nữa hỏi: có nghe chăng? Vị Tăng đáp: không nghe, Tông nói: Vì sao ta nghe, vị Tăng im lặng. Tông nói: Quán Âm Diệu trí lực, năng cứu khổ thế gian. Đạo hữu Nhuận Phủ đời trước trồng cội đức, tin chắc phần việc lớn nhân duyên này, niệm niệm không đứt quãng, nhưng trong tất cả ngôn ngữ, văn tự chưa thể thấy mặt trăng quên ngón tay, được cá quên nôm. Nếu ở chỗ chỉ bày của Quy Tông mà am hiểu thì mới biết Bồ-tát Quán Âm ngộ được viên thông, không hai không khác với nghĩa nghe và không nghe của ngài Quy Tông, vì sao biết điều ấy đúng? Vì lúc đầu ở trong cái nghe, nhập lưu quên sở, chỗ nhập đã vắng lặng, hai tướng động tĩnh, rõ ràng bất sanh. Tướng động không sanh là pháp diệt của thế gian sanh diệt, tướng tĩnh không sanh thì không bị tịch diệt, tướng tĩnh chẳng sanh thì không bị vắng lặng ràng buộc, như ở giữa hai đầu này không trụ tướng động, cũng không bị tướng tĩnh làm khốn đốn, thì Quán Âm đã nói sanh diệt đã diệt, vắng lặng hiện tiền. Được mảnh ruộng này mới được thân tâm như một, ngoài thân không còn thừa, trên đều rõ, trên vật hiển lộ, chẳng phải gắng gượng làm, pháp là như thế, Nhuận Phủ nên cố gắng.

* Chỉ dạy Tuân Phác Thiền Nhân:

Tổ thứ mười ba là Ca-tỳ-ma-la đến thăm Tổ thứ mười bốn Long Thọ ở trong hang núi. Tổ Long Thọ biết trước Tổ Ca-tỳ-ma-la đến liền ra đón rước, vừa gặp nhau liền nói rằng: núi sâu cô tịch chỗ rỗng rắn ở, bậc Đại đức chí tôn sao phí thần túc đến đây? Ma-la nói: Tôi chẳng phải là bậc Chí tôn, đến đây thăm Hiền giả. Long Thọ thầm nghĩ rằng: Vị sư này được tánh quyết định, rõ mắt đạo rồi sao? là bậc đại Thánh nối tiếp chân thừa chăng? Ma-la nói: Ngài tuy dùng tâm nói nhưng tôi đã biết ý, chỉ làm xong phận xuất gia lo gì tôi phải là Thánh hay không. Long Thọ nghe dạy liền xin xuất gia. xưa nay bậc Tôn túc vì pháp cầu người, thầy giỏi hơn trò, động dây đàn biệt khúc, một lời một câu, một cái im lặng đều không luống phí, có thể nói tâm mắt soi nhau như keo sơn hợp nhau. Nay thì không phải như vậy, kẻ làm thầy người, quanh năm suốt tháng cùng người học chạy theo sắn bìm quan hệ xoắn xuýt không hề biết được việc ấy được hay không, rõ hay không rõ, người học cũng không phân biệt được thầy mình là tà hay chánh. Bởi do sơ học tâm thô, thầy trao lỗ mãng, vì Thánh tâm thanh đạm, tà pháp sanh ra một cách ngang trái, như những hạng này muốn báo ân hết sức to lớn của bậc tiên đức, cái gọi là rõ mắt đạo nối tiếp chân thừa, cũng không phải là khó hay sao? Tham thiền học đạo không làm việc khác, chỉ muốn ngày ba mươi tháng chạp, khi nhắm mắt buông tay, một mảnh ruộng này, ranh giới xung quanh hiện thật rõ ràng, chẳng cùng ai bàn tán nói chôi. Thời cận đại đạo này vắng lặng, thầy trò không tin nhau, cần phải đặt lên tờ giấy cũ những điều ác hại, bất tài bất tịnh trao cho người học gọi đó là người hiểu thiền, khổ thay! khổ thay! đạo ta mất rồi. Không thấy ngày xưa Hòa thượng Lâm Tế từ giã Hoàng bá. Bá hỏi: ông đi đâu? Ngài Lâm Tế nói: không phải Hà Nam thì Hà Bắc. Hoàng Bá liền đánh, Tế nắm chắc gậy và xô lại một cái, Hoàng Bá cười lớn ha ha, liền bảo thị giả đem thiền bản của tiên sư Bách Trượng đến, Tế cũng gọi thị giả đem lửa đến. Hoàng Bá nói: Ông hãy đem đi, sau đó ngồi trong thiên hạ, cái lưỡi đi hay ở. Sau này ngài Quy Sơn nhắc lại câu này hỏi Ngưỡng Sơn rằng: Lâm Tế chẳng cô phụ Hoàng Bá chăng? Ngưỡng Sơn đáp: không đúng. Quy Sơn hỏi: ông thì sao? Ngưỡng Sơn đáp: biết ân mới hiểu được báo ân, thấy ông ấy quá mức người, lớt phớt bộc lộ trong loại khác một chút tài năng, khác với người bình thường. Sau nầy Lâm tế quả nhiên hưng khởi tông chỉ của Giang Tây ở Hà Bắc, cái gọi là bước chân rồng voi này, con lừa chẳng thể làm được.

Thiền nhân Tuân Phác, xưa từng theo hầu Lão sư Viên Ngộ ở Tưởng Sơn và làm bạn đạo với trưởng lão Đàm Ý ở Tường Vân. Hai người đều ở chỗ lão sư, được chút ít cho là đủ, trong lòng tự hứa, lỗ mũi bầu trời xa xăm, vì cho rằng đời không có người lầm lỗi. Mùa xuân năm Giáp Dần, tôi từ Giang Tả đến Phúc Kiến, ý đã khai pháp ở huyện Bồ Điền, chư Tăng khắp nơi tập trung bàn luận về thiền. Phác cũng theo hạnh ấy, tướng là ý nghĩ và việc làm, tôi biết việc ấy chưa vững vàng, e rằng sai lầm người học, cho nên viết thư gởi cho ý, khiến xin nghỉ tạm. Ý vì sợ được mất nên không vội đi. Bèn do tiểu tham, chỉ trích dữ dội lỗi ấy, dán bảng ngoài cửa để báo cho bốn chúng biết. Ý nghe việc ấy bất đắc dĩ phải phá hạ đê, tôi vặn hỏi sở chứng của ông, vẫn như lúc xưa, chẳng khác chút nào, bèn chí thành bảo ông ấy rằng: kiến giải của ông như thế nào mà dám kế thừa Lão nhân Viên Ngộ, nếu muốn việc này được rốt ráo liền rút lui khỏi viện. Ý nói: vậy tôi cuối hạ về am. Ý quả nhiên không nuốt lời, cùng Phác tiếp đến, hai người cùng vào trong thất, rất lâu mà hai người đều chưa tạo được sự chân thật cho mình. Một hôm, hỏi Phác: Tam Thánh Hưng Hóa thở ra hay không thở ra, làm người hay không làm người. Ông nói đi! Hai lão này có chỗ xuất thân hay không? Phác đánh một cái vào gối tôi. Tôi nói: chỉ vậy, một cái tát này là Tam Thánh thở ra, hay là Hưng Hóa thở ra, nói mau, nói mau. Phác dự tính, tôi bèn đập một gậy vào giữa đầu mà bảo rằng: thứ nhất ông không được quên, một gậy này đã lâu mà chưa thâm nhập. Một hôm, nhân cho phép một vị Tăng vào thất, tôi hỏi vị Tăng rằng: Đức Sơn thấy vị Tăng vào cửa liền đánh, Lâm Tế thấy Tăng vào cửa liền hét, Tuyết Phong thấy Tăng vào cửa thì nói gì? Mục Châu thấy vị Tăng vào cửa liền nói hiện thành công án, đập ông ba mươi gậy, ông nói đi, bốn lão này còn có chỗ làm người hay không? Vị Tăng đáp: có. Tôi nói rằng: Tờ công văn, vị Tăng suy nghĩ, tôi liền hét, Phác nghe chợt cởi bỏ, những ác tri ác giải trước kia, nay bèn trở thành một vị nạp Tăng tự tại, tuy nhìn lên mắt chưa mở hết nhưng biết rõ việc ở trên, quả là không hạn lượng, đây thật đáng vui mừng. Ý cũng nối tiếp nhau, ngay một lời nói cẩn thận chắc chắn, nay đều mạnh mẽ sắc bén, hướng về trước mới biết tôi lâu nay dụng tâm không ở thế đế.

Sau rằm thượng nguyên năm Ất Mão, Phác đến xin nghỉ, về Trường Khê thăm mẹ, lại xin pháp ngữ, nhờ Tín bút viết lời người xưa để giữ lại. Hòa thượng thấy bạn lành Phật Nhẫn đắc pháp thượng thủ, phê bình sáu ông.

Thượng nhân kia mắng Phật chửi Tổ, có mắt chọn pháp không kém ông già họ Bàng, thử lấy việc nầy trình lên ông lão ấy, sẽ có sự

phê phán, vẫn mời lão tướng này làm chứng. Trước hạ lại quay về, một việc lớn nhân duyên rốt ráo cuối cùng cẩn thận chớ để rơi quả cân xuống giếng. Đạo nhân một phút bay lên ngàn dặm như gió, lại không chắc làm sách cất giữ sáu ông.

* Chỉ dạy Thiền Nhân Diệu Đạo.

Đại Sư Định Quang tên là Diệu Đạo hỏi ngài Vân Môn rằng: tâm tánh này mê ngộ trước sau như thế nào? Xin chỉ dạy cho chỗ quan trọng. Vân Môn hồi lâu không trả lời. Diệu Đạo lại hỏi. Vân Môn cười lớn nói rằng: nếu nói chỗ quan trọng thì không thể chỉ bày với người, nếu chỉ bày được thì không quan trọng. Diệu Đạo nói: Há chẳng phải là phương tiện cho người hướng đến hay sao? Vân Môn đáp: nếu nói về phương tiện thì tâm không mê ngộ, tánh chẳng có trước sau, chỉ do người lập có mê ngộ kiến chấp trước sau, muốn hiểu rõ tâm nầy thấy tánh này, mà tâm này tánh này liền theo sự điên đảo thác loạn của người lưu nhập vào đường tà không rõ. Vì không rõ tâm này, tánh này là mộng huyễn, mà vọng lập hai thứ danh ngôn, cho trước sau mê ngộ là thật, nhận tâm này tánh này là chân thật, đâu không biết, vừa thật vừa không thật, vừa vọng vừa chẳng vọng, thế gian và xuất thế gian chỉ là giả mượn lời nói, nên kinh Tịnh Danh chép: pháp chẳng thể thấy, nghe, hay, biết, chẳng cần cầu pháp. Lại người xưa nói: nếu chấp tự tâm mình là rốt ráo thì sẽ có vật khác, người khác làm đối trị. Lại nữa, Đức Phật bảo Phú-lâu-na rằng: ông dùng tướng sắc không, tướng khuynh đảo để quyết định ở Như lai tạng, mà Như lai tạng là sắc không trùm khắp pháp giới. Ta dùng Diệu Minh bất sanh bất diệt hợp với Như lai tạng, mà Như lai tạng do Diệu Giác tròn sáng soi khắp pháp giới. Như lai tạng chính là tâm này tánh nầy, nhưng Phật quyền chỉ tướng sắc không, khuynh đảo, quyết định là sai, cho Diệu Minh bất sanh bất diệt là đúng. Hai điều này là được ngữ trị loại bệnh mê và ngộ, chẳng phải ý nhất định của Phật, là phá chấp mê ngộ, tâm tánh trước sau làm lời thật pháp. Chẳng thấy Bồtát Kim Cương Tạng nói hay sao? Rằng: tất cả ba đời chỉ là ngôn thuyết, tất cả các pháp trong ngôn thuyết không có nơi y cứ, tất cả lời nói trong các pháp cũng không có chỗ y cứ. Nếu mê ngộ, được mất, trước sau hiểu rõ thì tâm này sáng suốt như ánh trăng, tánh này rộng lớn bằng hư không. Đương nhiên dưới gót chân phát ra ánh sáng rung chuyển mặt đất soi thấu mười phương, người thấy ánh sáng này đều chứng Vô sanh pháp nhẫn, đến lúc nào tự nhiên cùng với tâm tánh này thầm khế hợp nhau, mới biết là xưa vốn không mê, nay vốn không ngộ, ngộ tức là mê, mê tức là ngộ, trước tức là sau, sau tức là trước, tánh tức là tâm, tâm tức là tánh, Phật tức là ma, ma tức là Phật, một đường thanh tịnh bình đẳng, không có việc bình đẳng hay không bình đẳng đều thường rõ ở trong tâm ta, chẳng nhờ vào cách khác, đã được như thế cũng là bất đắc dĩ mà nói, không thể cho là thật. Nếu cho là thật thì lại không biết phương tiện, nhận định lời cứng nhắc càng thêm luống dối, lần lượt mê loạn không mong ngày tỏ ngộ. Trong đây, không có chỗ dụng tâm nếu chẳng biết là việc bình thường, dẹp qua một bên, còn quay lại nhìn. Mã Đại Sư nói: tức tâm là Phật, phi tâm phi Phật, chẳng phải là tâm, chẳng phải là Phật, chẳng phải là vật. Cây bách trước sân của Triệu Châu, núi Tu-di của Vân môn, chỉ quả cân của Đại Ngu, cục đất của Tôn giả Nghiêm Dương, chẳng vọng tưởng của Phần Dương, Câu-chi giơ một ngón tay, rốt ráo là đạo lý gì? Đây chính là phương tiện của Vân Môn, Diệu Đạo hãy suy nghĩ.

* Chỉ dạy Thiền Nhân Trí Nghiêm.

Đạo chẳng thể học, học mà được thì chẳng phải thật được, đạo cũng chẳng thể không học, không học cũng không mong được, học và không học, được và không được, ở đạo này rõ ràng không liên can nhau. Xin mau soạn tác phẩm đặc sắc, hướng về chỗ không liên can chuyển thân một cái thì tâm học, tâm vô học, được tâm hay chẳng được tâm cũng như nước sôi rưới vào tuyết, mới biết từ trước cao quý đều vốn là tự bản thân mình nói chung không dính dáng gì đến việc quỷ thần hoang dã, cho nên Ngài Mục Châu thấy vị Tăng vào cửa liền nói rằng: có lỗi với Lão Tăng. Hai Lão như chim cánh vàng vỗ cánh rẽ nước biển bắt rồng ăn thịt. Dòng u mê bàn bạc như thế nào, tiến hành như thế nào, có còn là đạo lý làm người nữa chăng? Không thể nghe nói như thế liền chỉ dừng nghỉ như thế, lại dừng được cũng chưa. Người xưa mắng là bị rơi vào hồn ngoại đạo rỗng mất, người chết không tan, phải được gọn nhẹ vô sự. Nhưng ở chỗ không đáng học thử tiến lên một bước xem, nếu tiến được một bước này thì ba thừa mười hai phần giáo là lão Hòa thượng trong thiên hạ nói ngang, nói đứng, nói thẳng, nói cong, nói lời khen ngợi, nói lời chê bai, nói lời thế tục, nói rõ ràng, sẽ rất nóng dường như tiếng kêu, Nghiêm Thiền lại tin tưởng chăng, chớ ghi lấy lời tôi.

* Chỉ dạy Thiền Nhân Tri Lập.

Thuở xưa, Hòa thượng Linh Vân, do thấy hoa đào mở mà chợt ngộ đạo, có bài kệ rằng: ba mươi tuổi đi tìm kiếm khách, mấy lần lá rụng lại trổ cành, trừ sau khi thấy hoa đào nở, mãi đến hôm nay lại chẳng nghi. Hòa thượng Quy Sơn gạn hỏi sở ngộ của Hòa thượng Linh Vân và khế hợp, mới ấn khả rằng: theo duyên đạt ngộ không bao giờ lui mất.

Lại nữa, Hòa thượng Tuyết Phong làm thọ tháp có khắc chữ rằng:

hễ từ duyên có thì trước sau mà thành hoại, chẳng trừ duyên được thì trải qua nhiều kiếp vẫn thường còn, chỗ thấy của hai bậc tôn túc này, hãy nói là một hạng hay hai hạng. Nếu nói là một hạng thì một người cho từ duyên mà được là đúng, một người cho từ duyên mà được là sai. Nếu nói hay hạng thì không thể nào hai đại lão lập môn hộ để gây ra nghi ngờ cho người đời sau. Ôi! Ngỗng đầu đàn chọn sữa, loài vịt chẳng thể làm được. Thiền Nhân Trí Lập có biết hai đại lão rơi vào chỗ nào chăng? Nếu không biết thì Vân Môn sẽ nói cho ông nghe để phá trừ lưới nghi, hai nguyên nhân một có, một cũng chẳng giữ, nhất tâm bất sanh muôn pháp thì không có lỗi, hai phần trên khác nhau, thu về khoa trên. Ôi!

* Chỉ dạy Thiền Nhân Diệu Thuyên.

Nạp tử tham thiền, điều quan trọng là để sáng tỏ tâm địa. Tú tài đọc sách thì phải thi đậu, đọc sách năm xe mà không thi đậu thì suốt đời chỉ là Tú tài, gọi là quan nhân thì sai. Nạp tử tham thiền tâm địa không sáng thì chang thể hiểu sanh tử là việc lớn, suốt đời chỉ là phàm phu, gọi là Phật thì lầm, chỉ hai cái sai lầm nầy, quả thật có việc ấy hay thật không có việc ấy. Nói thật có thì người đọc sách thi đỗ làm quan, thường thấy có, nói thật không thì người tham thiền làm Phật, không hề chính mắt trông thấy. Lấy đây đổi kia thì bên tám lạng, bên nửa cân. Thuyết này rất cạn cợt mà cũng rất sâu xa, thường người học vì có chỗ đắc nên tâm tham cứu đến chỗ vô sở đắc bèn rơi rớt xuống hầm hố rất nhiều. Vân Môn nói lời này bèn thành có tên gọi mà không có thật. Thật ra cái gọi là đề hồ thượng vị là thứ quý báu ở đời, gặp những người này thì sẽ biến thành thuốc độc. Xưa, Thiền sư Trí Thường đến Tào Thoát yết kiến Tổ Sư, nêu chỗ chỉ bày tâm yếu của Hòa thượng Đại Thông. Tổ Sư theo đó mà nghi ngờ, liền nói kệ rằng:

Chẳng thấy một pháp còn không thấy.

Dường như mây nổi che mặt trời,

Không biết một pháp giữ không biết,

Lại như hư không loé ánh chớp.

Cái thấy biết này chợt hưng khởi, lầm nhận không hề hiểu phương tiện, ông nên một niệm tự biết lỗi thì ánh linh quang của chính mình hiện rõ. Thường nghe kệ xong lập tức nghi tình phủi sạch và được đại ngộ. Tổ Sư phương tiện bèn kể một bài kệ trình lên Tổ Sư rằng: không vào thất của Tổ sư, mù mịt hướng về hai đầu. Thiền nhân Diệu Thuyên muốn biết thật có việc ấy hay không, rơi vào chỗ nào chớ chẳng lo

30 phàm phu và Phật, Tú tài và quan nhân; chỉ biết dùng phương tiện của Vân Môn. Nếu có thể biết được Triều Dương cách Tào Khoát không xa thì việc ấy có lẽ chưa đúng, dưới gót chân lại lưu ý đến Hòa thượng Đại Điên.

* Chỉ dạy Thiền Nhân Xung Mật.

Tranh luận về mắt rồng rắn, loài cầm thú như hổ và tê giác, nếu chẳng phải kẻ sĩ đã vượt qua cách lượng, không ràng buộc trần duyên thì liền cho thuyết này là nói rộng, nên tông phong Lâm tế khó kế thừa. Học giả thời gần đây phần nhiều vốn dùng tất lưỡi tranh chấp dữ dội, thích đem việc nói bừa nói càn ngang dọc, hét bừa hét loạn làm tông chỉ. Vừa ép ngặt vừa đánh đập, như đá lửa, như ánh chớp, dự tính không được, cười lớn ha ha, nói không rơi vào ý căn. Đâu không biết chính là nghiệp thức giở mánh khóe, há chằng phải là lừa dối người và tự lừa dối mình, lầm mình và lầm người khác ư? Chẳng thấy Lâm Tế đứng hầu Đức Sơn, Đức Sơn quay lại nói: có việc muốn hỏi ông được chăng? Lâm Tế nói: Lão hỏi điều gì? Sơn định đưa gậy lên đánh thì Lâm Tế liền hất ngã xuống giường thiền, Sơn liền thôi. Lại nói hai lão này vang danh như thế lại có chỗ thương lượng chăng? Tin biết bước chân của bậc Long rồng voi thì lừa chẳng thể làm được, chẳng phải chân thật có mắt này, được dụng này, thì chưa tránh khỏi trong cái được mất mà so lường tính toán. Lại Lâm Tế cùng Phổ Hóa ở Trân Châu, có lần đến nhà thí chủ thọ trai, Tế hỏi? Đầu một sợi lông có thề chứa cả biển lớn, hạt cải dung nạp cả núi Tu-di, là thần thông diệu dụng, là pháp ông như vậy. Phổ Hóa liền hất đổ mâm cơm. Tế nói: quá thô. Hóa nói: Đây là chỗ nào, mà nói thô nói tế, Tế liền thôi. Ngày hôm sau lại cùng nhau đến nhà một thí chủ thọ trai, Tế lại hỏi: Hôm nay cúng dường sao giống hôm qua? Hóa lại hất đổ mâm cơm. Tế nói: phải là phải, nhưng quá thô. Hóa nói rằng: lão này mù quáng, Phật pháp nói thô tế gì. Tế liền thôi. Lại nói Lâm Tế hai lần ngừng còn có phần thương lượng hay không? Nếu có thì thuơng lượng như thế nào? Thiền nhân Xung Mật ở tùng lâm rất lâu, thường thương lượng được, giảng nói được, phê phán được, tự cho rằng vô cùng đơn giản. Sau này mới biết lỗi, bèn lập tức bỏ ra, y cứ vào chỗ không bàn bạc để thực hành công phu, nay mới nhìn thấy tin được, mới biết việc này truyền không được, học không được, tính toán không được, bàn bạc không được. Hầu ta từ phương Nam đến, liền theo nhau đến bờ vắng lặng, xem bốn năm, nhờ tôi nêu thoại đầu của Tiên sư là Đạo Nhân Tịch Thọ đã nói là chẳng phải tâm chẳng phải Phật, chẳng phải vật. Chợt đi đến bên là lửa, nhặt được một hạt đậu rang ăn xong.

Từ đây Hương Tích diệu cúng cũng vô tâm đi đến, nhưng bánh chưng không gởi cho hắn một ít, ăn một bữa không được. Lý do đặc biệt tôi tạm trở về Chiết Giang, mang theo cốt lõi này cầu chỉ dạy, vẫn tặng cho hai bài kệ rằng:

Che trời lấp đất một điểm ấy,

Không xưa không nay, bặt gánh vác.

Dối gạt thần trao cho Thiền giả,

Mặc các vị tối tăm so lường,

Lừa mù diệt mất mắt chánh pháp,

Tông phong Lâm Tế mới nổi lên,

Đáng thương kẻ giúp mua bán Phật,

Che lấp tận cùng thương lượng sai.

* Chỉ dạy giảng chủ Đạo Minh.

Xưa Mã Tổ hỏi Lượng tọa chủ rằng: nghe nói ông giảng được nhiều kinh luận phải chăng? Lượng đáp: không dám. Tổ lại hỏi: sẽ giảng về điều gì? Đáp: Sẽ giảng về Tâm. Tổ nói: Tâm như người thợ khéo, ý như họa sĩ, thế nào giảng được kinh? Lượng đáp: Tâm đã giảng không được, chớ hư không giảng được chăng? Tổ nói: lại hư không giảng được. Lượng không bằng lòng dũ tay áo bỏ đi. Tổ bèn kêu: “Tọa chủ”, lượng ngoái đầu nhìn lại, hoát nhiên khế ngộ, bèn làm lễ rồi đi, thẳng về Tây Sơn dứt bặt tin tức, lập tức quét sạch con đường phàm Thánh. Như người đời nay chợt có chợt không hoặc từ cửa miệng của Sư gia mà nhận được, trong lúa mạch có bột mì là do gạo làm ra, lại tìm hiểu biết trong lúa trong gạo, sư gia phải biết nói ta đã được, lý này sợ sư gia không biết, những hạng như vậy chỉ nhận được cái trước lừa, sau ngựa, muốn được như Lượng tọa chủ ngay lời nói của Mã Tổ lập tức quên sở chứng của mình, cũng chẳng phải khó hay sao? Bởi vì Lượng Công đập bể chất thép cũ thì đúc thành sắt mới, nên có thể ngàn liễu trăm đương, liền thoát ra khỏi hang ổ giáo thừa mầu nhiệm, tức thời trước sau, giữa đều dứt, hiểu không một pháp có thể làm được. Không hiểu đạo lý, như nay người giảng xưa nghe Tôn Sư nói lại là hư không giảng được, lại hướng lên hư không sờ Đông mó Tây, không nghi ngờ thì phỉ báng. Tọa chủ Đạo Minh cũng là người giảng kinh, biết được một điểm ấy quyết định không ở trong văn tự ngôn ngữ, văn tự ngôn ngữ chính là nêu mặt trăng và ngón tay. Muốn tìm thiện tri thức lý giải chỗ lìa tướng nói năng, lìa tướng văn tự, lìa tướng tâm duyên nên phải đến tìm Diệu Hỷ. Diệu Hỷ thương người chí thành, viết ra đoạn công án này để chỉ bày, một hôm chợt hướng về văn tự viết trên giấy, biết được tin tức truyền riêng ngoài giáo, mới biết trong lúa mạch không có bột mì, chẳng phải gạo làm ra, biết rõ như thế liền có thể lúc giảng, chưa giảng, đem một con rắn chết làm cho sống lại, nhảy lăn lóc, nói hư không giảng giải kinh, hư không chẳng giảng giải kinh, nói chung là việc trong nhà mình, trong giáo ngoài giáo lại thấy không làm rồi, chưa rồi. Hai cái thấy đã mất thì khi giảng tức là khi chưa giảng, lúc không giảng tức là lúc giảng, lúc im lặng là nói, lúc nói là im lặng, mở rộng cánh cửa bố thí không bất lấp, là chân ngữ, là thật ngữ, như ngữ, không dối gạt, không lừa phỉnh. Nói năng như thế, thật giống như không mộng mà nói mộng, mở mắt đái dầm, làm như thế cũng bị ba mươi gậy. Tuy như vậy cũng chỉ đem chữ giả danh dẫn dắt chúng sanh, cũng không gây trở ngại cho việc giảng kinh, lý giải tin tức truyền riêng ngoài giáo của Tổ Sư. Đạo Minh chỉ như vậy mà thực hành công phu, chỉ như vậy mà giảng kinh luận, không trở ngại giấy đã hết, lại cắt đứt sắn bìm này.

* Chỉ dạy Thiền Nhân Diệu Tông.

Bậc Cổ Thánh nói: Đạo không cần tu, nhưng chớ ô nhiễm. Sơn Tăng nói: Nói tâm nói tánh là ô nhiễm, ý đắm trước suy nghĩ là ô nhiễm, chỉ nay bình giấy bút như thế là đặc biệt ô nhiễm. Ngoài ra, xét đến cùng thì như thế nào? Dinh mắc vào chỗ thật đắc lực, kiếm báu kim cương chém thẳng vào đầu, chẳng lo việc nhân gian là đúng hay sai. Thiền nhân Diệu Tổng chỉ cần tham cứu như thế.