ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 23

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

ĐỆ TỬ NỐI PHÁP TRỤ TRÌ THIỀN VIỆN NĂNG NHÂN Ở KÍNH SƠN ĐỜI TỐNG THIỀN SƯ TUỆ NHẬT UẨN VĂN DÂNG LÊN

* Chỉ Dạy cho cư Sĩ Trung Chứng (Quách Tri Huyện Trọng Kham)

Đại sư Trí Giả ở núi Thiên Thai, ngộ tam-muội Pháp Hoa, dùng ba quán không, giả, trung nhiếp chung một tạng giáo lớn không thiếu không dư. Nói không là không giả, là trung đều là không, nói giả là không phải không, không phải trung đều là giả. Nói trung là chẳng phải không chẳng phải giả, chẳng phải chẳng trung. Người được yếu chỉ này sẽ được truyền Đà-la-ni, là biết từ trên Chư Phật, chư Tổ đều chứng nhập từ hôm nay. Khi Viên Đại sư chứng nhập, do đọc Kinh Pháp Hoa, rất chân tinh tấn, ấy gọi là chân pháp cúng dường Như lai, bèn thấy Thích-ca Lão Tử nói kinh này ở Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan, hoặc có người gọi là biểu pháp, chỉ có cư sĩ Trương vô tận, do xem kinh Thủlăng-nghiêm, là người đầu tiên được chỗ trong tâm Kim Cương, chợt nghĩ đến sở chứng đương thời của Trí giả, thấy hội linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan, chẳng phải là biểu pháp, có bảo tôi rằng: khi chân thật chứng nhập thì toàn thân ở trong tâm Kim Cương. Lý Trưởng giả nói: vô biên cảnh giới, tự tha không ngăn cách ở trên đầu sợi lông, xưa nay người đời, trước sau không lìa đương niệm. Trí giả thấy hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan, chỉ chứng tam-muội nầy, không đợi dẫn dụ mà tự lặng lẽ gật đầu. Cảnh giới chúng sanh khác nhau, không bằng nhau, chỗ thấy không đồng, có được mất lẫn nhau, trừ trước có linh cốt chẳng bị pháp ràng buộc, không cầu pháp giải thoát, đối với kinh giáo và nhân duyên nhập đạo của người xưa, bỏ phương tiện mà tự chứng nhập thì cũng chẳng cần phải hòa hợp lựa chọn sắp sếp, tự nhiên thấy trăng qyên ngón tay. Thuở xưa, Hòa thượng Dược Sơn khi mới phát tâm cầu thiện tri thức đến chỗ Hòa thượng Thạch Đầu ở Nam Nhạc, bèn hỏi: Ba thừa, mười hai phần giáo, mỗ giáp thô thiển cũng mong xin được đón nghe, phương nam có chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật, quả thật con chưa rõ, xin thầy chỉ bày. Thạch Đầu đáp: như thế cũng không được, không như thế cũng không được, như thế chẳng như thế tóm lại cũng không được. Dược Sơn nghe nhưng không lãnh hội. Thạch Đầu nói: có lẽ ông chẳng có duyên ở đây, thôi hãy đến Giang Tây gặp Mã Đại Sư đi! Dược Sơn vâng lời, đi thẳng đến Giang Tây gặp Mã Sư, đem những lời đã hỏi Thạch Đầu ở trước mà hỏi lại Mã Sư. Mã Sư đáp: Ta có lúc dạy y nhướng mày trợn mắt, có khi không dạy y nhướng mày trợn mắt, có khi dạy y nhướng mày trợn mắt là đúng, có khi dạy y nhướng mày trợn mắt là không đúng. Dược Sơn nghe Mã Sư nói liền được trong tâm Kim cương, lại không có lạ lùng huyền diệu, có khả năng thông suốt tin tức, chỉ làm lễ mà thôi.

Mã Sư biết Dược Sơn đã chứng ngộ, cũng không nói riêng lý truyền trao, chỉ nói với Dược Sơn rằng: ông thấy cái gì mà lễ bái? Dược Sơn cũng không nói lý có thể trình lên giống như Mã Sư, chỉ đáp rằng: con ở chỗ Thạch Đầu như con muỗi đậu trên hông con trâu sắt. Mã Minh cũng không nói một lời nào liền ấn khả. Một hôm, chợt thấy Dược Sơn liền hỏi: gần đây ông thấy như thế nào? Sơn đáp: da lột hết rồi chỉ còn một cái chân thật. Mã Sư nói: chỗ được của ông có thể gọi là hòa hợp ở tâm thể, rộng khắp ở tứ chi, đã như thế thì dùng ba cây tre buộc vào da bụng tùy chỗ mà ở trên núi đi. Dược Sơn hỏi: Mỗ giáp là người như thế nào mà dám nói ở núi? Mã Sư nói: chưa có đi lâu mà không trụ, chưa có ở lâu mà không đi, muốn lợi ích không chỗ lợi ích, muốn làm không có việc làm, phải làm thuyền bè. Sơn ở đây không lâu, bèn từ giã Mã Sư đi ở núi, đây cũng là được hiệu nghiệm trong tâm Kim Cương.

Bạn đạo của Trọng Khanh là Diệu Hỷ, một người bạn chưa hề quen biết, vào mùa đông năm Bính Tý niên hiệu Thiệu Hưng, tình cờ gặp nhau ở Uyển Lăng, vừa thấy phong thái, chưa nói mà trong lòng đã khen, thường qua nhà ông ấy, liền được kính mến, do đó mà hỏi rằng: tự nói ở trong pháp môn chữ Trung có thú hướng, từ đó mỗi lần nói chuyện với nhau không hề có một lời nói đến việc thế gian. Người xưa cách sông ngang, xa thời tiết cũng có việc ấy. Làm chính trị không đòi hỏi khắt khe, mà gian xảo mọt nước là đảm lạc. Đây cũng chứng minh hiệu nghiệm trong pháp môn của chữ Trung. Đặc biệt đến vừa đúng tháng chín, chợt chuyển giới, do chỗ cốt yếu này mà đến cầu đạo hiệu. Vì nhớ đến lời của Trương Vô Tận, đại khái giống nhau với chỗ nhập môn hộ của Nhan và Trọng, nên đưa ra mối quan hệ chằng chịt ở trước, vẫn là lập đạo hiệu, gọi là Cư Sĩ Trung chứng. Nghĩa trung chứng trong nhà Phật gọi là tâm Kim cương, tâm chí trung gọi là trung thành, trong không định mới thấy việc làm mà tự lợi lợi tha, thế gian xuất thế gian, hoàn toàn không để lại ân hận. Trung chứng không nghiêng lệch, mà trên dưới tương ưng, như chẻ cây chiên đàn ra từng mảnh cũng chẳng phải cây khác. Không như người khác nói khi được đầy nước không thấm vào, việc làm thì tay chân đều lộ. Như thế hệ này muốn nhập vào pháp môn trung tự, phần lớn giống như đưa gậy đánh trăng cũng không khó gì, cư sĩ Trung chứng khích lệ. Diệu Hỷ ngày khác chợt xồng xộc từ ngoài bước vào, lúc ấy gặp nhau, lại nếu giữ chắc chữ này thì không phải trung.

* Chỉ dạy Từ Đề Hình (Đôn Lập)

Kẻ sĩ đại phu phần nhiều có chỗ tâm đắc cầu pháp vô sở đắc. Sao gọi là tâm có sở đắc? Là thông minh lanh lợi tính toán so lường suy nghĩ, sao gọi là pháp vô sở đắc? Sao gọi là tâm có sở đắc là thông minh lanh lợi tính toán so lường suy nghĩ, sao gọi là pháp vô sở đắc? Là không được suy lường, không được tính toán. Thông minh lanh lợi không có chỗ an ổn. Không thấy ông già Thích-ca trong hội Pháp Hoa, xá-lợi phất hết lòng ba lần thỉnh giáo, chỉ được không có chỗ mở miệng, sau đó gắng sức nói được chỗ có thể hiểu là pháp chẳng thể suy lường phân biệt. Đây là ông già Thích-ca ban đầu ngộ được việc nầy, mở bày pháp môn phương tiện để chỉ bày tướng chân thật cho kẻ ngu độn. Thuở xưa, Thiền sư Chân Giác ở Tuyết Phong tha thiết vì việc này mà ba lần đến Đầu Tử, chín lần lên Đỗng Sơn, nhưng nhân duyên không khế hợp. Sau nghe Đức Sơn Chu Kim Cương vương giáo hóa, bèn xây thất ấy. Một hôm, hỏi Đức Sơn: Từ tông phong ở trên dùng pháp gì để dạy người? Đức Sơn đáp: Tông ta không có ngữ cú, cũng không có một pháp nào cho người. Sau đó, lại hỏi việc từ trong tông thừa ở trên, người học lại có phần chăng? Đức Sơn liền đưa gậy lên đập bể thùng sơn. Lấy đó mà xét, suy lường tính toán, thông minh, lanh lợi ở trong pháp môn này một chút cũng dùng không được. Người xưa có nói: Bát-nhã như lửa lớn nhóm họp, gần nó thì bị đốt cháy, dự tính suy tư liền rơi vào ý thức.

Vĩnh Gia nói rằng: Hao pháp tài, mất công đức, đều do tâm ý thức này. Nên biết tâm ý thức chẳng những chướng đạo mà còn khiến cho người ta thất điên bát đảo, làm các việc bất thiện. Đã có tâm rốt ráo thì đạo này cũng phải có chí quyết định, không đến chỗ dừng nghỉ, giải thoát. Thệ xong, đời này không lui không đoạ. Phật pháp không có nhiều chủng trỉ, lâu dài khó được. Người thế gian, việc trong trần lao vô tận vô cùng, vứt bỏ xong một lớp lại một lớp khác đến, như mắt xích, như móc khoá nối nhau không dứt. Người ý chí thấp hèn thường cam lòng làm bạn lữ với nó, bất giác không biết bị nó lôi kéo đi. Từ đương nhân trước đã có sức nguyện mới lui bước suy lường. Vĩnh gia lại nói: thật tánh của vô minh là Phật tánh, thân không huyễn hóa thân tức pháp thân, pháp thân biết rõ không một vật, đến pháp thân tức là đương nhân ra khỏi sanh tử, trước đã nói là vô sở đắc pháp không thể cầu tâm có sở đắc, chính là đạo lý này. Sĩ Đại Phu một đời ở trong tính toán suy lường làm công việc, vừa nghe thiện tri thức nói không có pháp sở đắc trong tâm liền nghi ngờ, sợ rơi vào chỗ rỗng không. Diệu hỷ mỗi lần nghe người nói như vậy liền hỏi người khác, chỉ sợ rơi vào chỗ không này thì có trở lại không chăng? Mười cái có năm cặp, phân tích giải thích không nổi. Vì lúc thường chỉ lấy suy lường tính toán làm hang ổ, chợt nghe nói không được suy lường liền mù tịt, không dò xét chỗ mũi. Sao chẳng biết chỉ không dò xét chỗ mũi này thì tự mình không bỏ thân mạng cho đến thời tiết.

Đạo bạn của Đôn Lập tên là Tĩnh Khang Trung gặp nhau ở Di Môn, lúc ấy đang lúc mạnh khỏe trai trẻ, liền biết có giai đoạn việc lớn nhân duyên này, có thể thoát khỏi sanh tử, bèn đến người anh là Đôn nhờ giúp. Lúc bấy giờ, đến hỏi đạo với tiên sư Viên Ngộ nhưng diệu niên thân tâm chưa thuần nhất, chuyên chỉ vào việc hội lý, cách xa đến nay chợt hơn ba mươi năm rồi. Mùa thu năm Kỷ Mão niên hiệu Thiệu Hưng, tôi vì đến Dục Vương trải qua Do Việt Thượng. Bấy giờ, Đôn Tĩnh đề ra pháp luận chung mới được gặp lại, cầm tay nói chuyện thỏa thích, khi ngồi chỉ lấy một phần nhân duyên nầy làm chưa xong, chẳng bằng việc trần lao của thế gian, chẳng phải trăm kiếp nghìn đời từng nương thiện tri thức chân chánh trồng được hạt giống Bát-nhã trong tàng thức thì không thể nắm vững làm chủ thể, tin chắc mà không thoái tâm ban đầu như vậy thật là hoa sen trong lửa. Nhưng vì rất nhiều loại sách ở trong chín kinh mười bảy sử, vào quá sâu, thông minh cũng quá lắm, lý lẽ quá nhiều, định lực quá ít, bị chỗ ứng duyên của nhật dụng lôi kéo, nên ở dưới chân không thể khạc nhổ xuống đất làm dơ bẩn đất. Nếu lúc nào cũng chánh niệm hiện tiền, sợ tâm sanh tử không thay đổi thì ngày tháng dần lâu, chỗ sanh tự quen, chỗ quen tự sanh. Còn cái gì là chỗ quen? Là cái thông minh lanh lợi tính toán. Cái gì là chỗ sanh? là Bồ-đề Niết-bàn chân như Phật tánh, dứt suy nghĩ phân biệt, suy lường so tính không được dụng tâm sắp xếp như vậy thì chợt thời tiết đến. Hoặc ở trong nhân duyên nhập đạo của người xưa, hoặc do khi xem kinh giáo, hoặc ở trong ứng duyên nhật dụng, hoặc thiện hoặc bất thiện, hoặc thân tâm tán loạn, hoặc cảnh giới thuận nghịch hiện tiền, hoặc tâm ý thức tạm được yên tĩnh, chợt đạp đổ ngạch cửa, chẳng phải là việc sai.

* Chỉ dạy Trần Cơ Nghi (Minh Trọng).

Phật nói tất cả pháp để độ tất cả tâm, ta không có tất cả tâm thì dùng tất cả pháp làm gì? Pháp vốn không pháp, tâm cũng không tâm, tâm và pháp cả hai đều chẳng phải tướng chân thật, mà kẻ sĩ học đạo đời nay, phần nhiều sợ rơi vào không, khởi hiểu như vậy là lầm nhận phương tiện, chấp bịnh làm vui, thật đáng thương xót. Nên Bàng Cư Sĩ có nói: ông chớ sợ e rơi vào Không, rơi vào chỗ không cũng chẳng ghét. Lại nói: chỉ nguyện không các chỗ có, thiết chỗ thật các chỗ không. Nếu thấy được một câu nầy thì phá vỡ vô biên nghiệp ác vô minh lập tức bình bể nước chảy hết. Như lai đã nói một Đại Tạng Giáo cũng chú giải câu này không ra, đương nhiên nếu có quyết định tín tri thì có được pháp đại giải thoát này. chỉ ở chỗ biết được, cạy lật ngạch cửa trên đầu, thì một câu của Bàng Uẩn và thuyết Đại Tạng giáo của Phật, chẳng riêng chẳng khác, chẳng trước chẳng sau, chẳng xưa chẳng nay, chẳng ít chẳng nhiều, cũng chẳng thấy có tất cả pháp, cũng chẳng thấy có tất cả tâm, các thế giới mười phương rộng lớn như hư không, cũng chớ khởi chấp sự rộng lớn của hư không. Nếu thấy như vậy thì liền có người nói không, lại có người nghe nói không, lại có tất cả pháp để nghe, lại có tất cả tâm để chứng. Đã có thể nghe, có thể chứng, thì bên trong có tâm để chứng, ngoài có pháp để chứng, bệnh này mà không trừ thì trong giáo gọi là dùng ngã nói pháp, cũng gọi là phỉ báng Phật pháp Tăng. Lại trong giáo lý nói rằng: nếu chấp vào pháp tướng liền kẹt vào ngã, nhân chúng sanh, thọ giả. Nếu chấp vào tướng phi pháp liền kẹt vào ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Trước đã nói: tâm bên trong có thể chứng, pháp bên ngoài có thể chứng chính là lý này. Đệ tử Phật bày ra sự thật thà mộc mạc, biết thân là giả, biết pháp là huyễn, ở trong giả huyễn có thể thấy lời của Triệu Châu, con chó không có Phật tánh, bỗng nhiên rửa mặt, sờ vào lỗ mũi, có thư đến trình kiến giải thì thử nói thiền, như cọp sanh ba ngày đã ăn được thịt trâu, trong đó thông suốt chỗ tin tức, dù giống như cát đưa gậy đập xuống đất, có chỗ chướng ngại thì lún xuống đất mấy phân, không hề dính mắc thì hoàn toàn không kéo mũi, nhưng đại khái cơ bản đã đúng, mà đại pháp chưa hiểu rõ, cũng như bịnh thường của người sơ tâm nhập đạo. Nếu biết được là việc bình thường thì đổi hướng một bên, lại đem diệu môn quan trọng của Chư Phật, Chư Tổ nhất thời lấp kín, hướng về bên cạnh oai âm, xét đến chỗ sinh nhai, mới được tự tại đối với pháp.

Ông già Thích-ca nói rằng: nếu chỉ khen Phật thừa thì chúng sanh chìm trong khổ, tin biết việc như thế, vì sở chứng của ta mở rộng đầy đủ. Sau đó không bị pháp ràng buộc, không cầu pháp giải thoát, như vậy cũng được, không như vậy cũng được, như vậy không như vậy nói chung đều được, hễ có ngôn cú, hễ có chỗ thọ dụng như người tráng sĩ dang rộng cánh tay không nhờ sức mạnh người khác, tên đã rời khỏi dây cung, không có thể quay trở lại, chẳng phải gượng làm nên pháp như thế, rõ được như vậy mới có thể nói đến việc không thiện không ác, không Phật không chúng sanh v.v… mà nay đại pháp chưa rõ nếu lại nói ra lời lẽ nào thì e rằng sẽ đi vào chỗ mà Vĩnh Gia gọi là hoát đạt không, bác nhân quả, thờ ơ buông thả vời lấy ương họa, chẳng thể không biết, chỉ được gốc chớ lo ngọn, lâu ngày nhuần thấm được thành thục, không lo không thành một khối, cố gắng, cố gắng.

* Chỉ dạy Đạo Nhân Không Tướng (Hoàng Thông Pháp Thạch).

Phật là tấm gương của phàm phu, phàm phu lại là tấm gương của Phật, khi phàm phu mê thì toàn bộ hình ảnh sanh tử cấu nhiễm hiện trong gương của phàm phu, nhưng Phật vốn bất sanh bất diệt, cũng không mê ngộ, cũng không có gương, cũng không có bóng để thấy. Do phàm phu có ngần ấy nên tùy theo phàm phu mà phát minh ra thôi, nay muốn trừ bệnh của phàm phu, không khác với Phật Tổ, xin đập bể gương, vì ông mà nêu ra lời chú.

* Chỉ dạy Phương Cơ Nghi (Di Ngô).

Tổ sư nói rằng: tâm địa tùy thời nói, Bồ-đề cũng chỉ yên, sự lý đều vô ngại, ngay nơi sanh là vô sanh, muốn biết đạo lý này, chỉ đem chỗ được ngồi thiền bấy lâu nay và chỗ được xem kinh giáo, nhớ được trong ngữ lục, câu nói cửa miệng của tông sư lãnh xem được, nhất thời quét sạch cảnh giới phương khác, lại thông thả xem cho kỹ. Vì sao Đức Sơn thấy vị Tăng vào cửa liền đánh? Tại sao Lâm Tế thấy vị Tăng vào cửa liền hét. Nếu biết chỗ dụng của hai đại lão thì ở chỗ dùng hằng ngày xúc cảnh gặp duyên, không sanh khởi lưu bố thế đế cũng không khởi lý luận Phật pháp. Đã không kẹt vào hai bên, phải biết tự có một con đường sống. Không thấy hay sao Lâm Tế suốt ngày đứng hầu Đức Sơn, Đức Sơn giây lâu chợt quay lại nói: Lão Hán này lâu nay đã ngủ rồi. Lâm Tế nói: lão Hán nầy ngủ nói làm gì? Đức Sơn đưa rậy lên định đánh. Lâm Tế liền hất ngã xuống giường thiền, thấy vậy, ông ta hiểu việc. Bình thường tình cờ gặp nhau trên đường, tự nhiên mỗi người có một con đường xuất thân. Đời sau, Thiền sư Vân Phong Duyệt niệm rằng: hai người này làm nhà, một ép buộc, một gắng gượng, lược biểu hiện khuôn phép, phần lớn giống như nắm tay lên núi cao, tuy vậy vẫn chưa tránh khỏi cái xấu của kẻ bàng quan. Lại nói: ai là kẻ bàng quan? Giây lâu hét một hét. Theo chỗ thấy của Diệu Hỷ Vân Phong cũng chưa tránh khỏi hòa bùn hợp với nước, được cùng với hai lão hày, vừa giống như lãnh hội qua, vừa như hầm chôn. Lại nói: qua ở chỗ nào? Cư sĩ Di Ngô xưa đã trồng gốc đức, tin được phần việc lớn nhân duyên này, dù ở trong trần lao cũng có thể tự xem xét, dù chứa được một đao dứt làm hai, lập tức ngồi đoạn đầu của báo và hóa thân Phật, nhưng lại có chỗ tin nhập, như cọp sanh ba ngày đã ăn thịt được con trâu. Muốn đi ngàn dặm thì bắt đầu bằng một bước đầu tiên, một bước đầu tiên đã tiến lên tốt, chỉ cần Tăng cường thêm lên thì chắc chắn biết được chỗ bại khuyết của Chư Phật ba đời và chỗ bại khuyết của Tổ Sư sáu đời, chỗ bại khuyết của Diệu Hỷ, sau đó ở kho tàng của mình, chuyên chở gia tài của mình ra, cứu giúp tất cả, há chẳng phải là dụng tâm của Bồ-tát tại gia hay sao? Xin cố gắng, cố gắng!

* Chỉ dạy Đạo nhân Diệu Viên:

Muốn siêu thoát sanh tử, vượt qua biển khổ, nên phải dựng thẳng cờ tinh tấn, ngay đó tin là được đến, chỉ lo tin được sâu, thì đó là tin tức thoát khỏi sanh tử, vượt qua biển khổ, nên ông già Thích-ca nói: Đức tin là mẹ sanh ra các công đức, nuôi dưỡng tất cả pháp lành. Lại nói: tin có công năng xa lìa khổ sanh tử, tin sẽ được tâm địa Như lai. Muốn biết tâm địa của Như lai thế nào, thì cũng chỉ do chữ Tin này mà được biết. Đã tin rồi thì không cần khởi tâm động niệm, cầu ra khỏi sanh tử, chỉ trong mười hai thời niệm niệm không lìa, quyết định phải bắt tay làm mới là kẻ sĩ mạnh mẽ, nếu nửa tin nửa ngờ thì không nối nhau, việc này bất luận là nay hay nữ, giàu hay nghèo, lớn hay nhỏ đều bình đảng như nhau. Vì sao? Đức Thế tôn trong hội Pháp Hoa, chỉ độ được một Long nữ thành Phật, trong hội Niết-bàn chỉ độ được một người hàng thịt là Quảng Ngạch thành Phật. Nên biết hai người này thành Phật cũng không có công dụng riêng, cũng chỉ là lập tức tin mà được, càng không có niệm thứ hai, lại ngồi đoạn đầu báo, thân hóa thân Phật, vượt thẳng qua bờ sanh tử, cũng đặc biệt chẳng có đạo lý. Đạo nhân Diệu Viên tuy là nữ lưu lập chí khi chưa thành Phật, lại biết được nhân duyên kỳ lạ này, quyết định phải ra khỏi nhân sanh tử, đem giấy này xin chỉ bày, nhặt bút lau mồ hôi viết ra chỉ bày, nhưng vẫn cho khán thoại đầu. Tăng hỏi Mã Tổ: thế nào là Phật? Tổ đáp: Tức tâm là Phật. Đạo nhân Diệu Viên, hằng ngày chỉ khán như vậy, cố gắng! Cố gắng!

* Chỉ dạy cư sĩ Thái Hư (Đặng Trực Điện, Bá Thọ).

Kẻ sĩ lợi căn thượng trí sống trong cảnh giàu sang mà không bị thú giàu sang làm cho khốn đốn, có thể ở trong giàu sang làm lợi ích lớn cho loài hữu tình, nếu chẳng phải do nguyện lực đời trước thì không thể tin đến như vậy, đã tin rồi thì nên ở trong niềm tin bất diệt ấy nương vào năng lực nguyện của mình mà tùy duyên ứng dụng thì tự nhiên trên đầu đều rõ ràng, vật vật đều hiển hiện. Thuở xưa, Bồ-tát Phổ Hiền trong hội Hoa Nghiêm, nhập vào Tỳ-lô-giá-na Như lai tạng thân tam muội của tất cả Chư Phật, rộng nhập vào tất cả Chư Phật, rộng nhập vào tất cả tánh bình đẳng của Phật, có thể ở trong pháp giới thị hiện các hình ảnh rộng lớn vô ngại, đồng với biển pháp giới hư không, không có chỗ nào không tùy nhập, sanh ra tất cả các pháp tam-muội, có khả năng bao gồm rộng khắp pháp giới mười phương, biển trí quang minh của Chư Phật ba đời, đều từ đây sanh ra. Chỗ nào có các biển an lập mười phương đều có thể thị hiện, gồm chứa tất cả Phật lực giải thoát, trí các Bồ-tát, có thể khiến tất cả cõi nước nhiều như bụi, rộng có thể dung chứa pháp giới vô biên, thành tựu tất cả biển công đức của Phật, hiển bày các biển nguyện lớn của Như Lai, chỗ có pháp luân của tất cả Chư Phật đều lưu thông hộ trì khiến cho không dứt mất. Như trong thế giới này, Bồ-tát Phổ Hiền ở trước Đức Thế tôn nhập vào tam-muội này, như thế cùng tận pháp giới, hư không giới, mười phương ba đời vi tế vô ngại, ánh sáng rộng lớn, mắt Phật đã thấy, sức Phật có thể đến, thân Phật đã hiện. Tất cả cõi nước và tất cả bụi nhỏ của cõi nước này, trong mỗi hạt bụi có số cõi Phật như vi trần trong biển thế giới, trong mỗi cõi có số Chư Phật như bụi nhỏ trong biển thế giới, trước mỗi vị Phật lại có số Bồ-tát Phổ Hiền như bụi nhỏ trong biển thế giới, cũng đều nhập vào Tỳ-lô-giá-na Như lai tạng thân tam-muội của tất cả Chư Phật. Khi xuất định, chúng ở trong hội nghe pháp đều được tam-muội này, đều được năng lực tammuội này, không ai không được lợi ích cho mình. Cư Sĩ Thái Hư, Đặng Bá Thọ là người giàu sang lại không giống với dương nhân, hằng ngày hầu hạ Đức Chí Tôn, chỗ thấy nghe đều là việc không thể nghĩ bàn, có khác gì với Bồ-tát Phổ Hiền ở trước Đức Như lai nhập vào tam-muội Tỳ-lô-giá-na tạng thân? Nhưng e rằng bậc trung quên ý này, trong mười hai thời không thể chiếu quản trôi chảy vi tế, nhờ ân đem đến cho người thì không tương đương. Chư Phật ra đời, chư Tổ từ Tây đến, cũng không có một pháp nào để truyền trao. Vì sao? Vì có truyền có trao là pháp vô minh, là pháp hữu vi, chẳng phải pháp trí tuệ, chẳng phải pháp vô vi. Hòa thượng Nham Đầu có nói: nếu dùng pháp thật để bó buộc người thì đất cũng khó tiêu. Xưa, ở Nam Ấn Độ, người ở nước kia phần nhiều tin vào phước nghiệp, Tổ thứ mười bốn tên là Long Thắng, đặc biệt đến đó để giáo hóa họ. Họ nói rằng: người nào có phước nghiệp là bậc nhất ở thế gian, ông nói Phật tánh ai thấy được? Long Thắng nói: ông muốn thấy Phật tánh thì trước hết phải bỏ ngã mạn. Kia nói: Phật tánh lớn hay nhỏ? Long Thắng đáp: chẳng lớn chẳng nhỏ, chẳng rộng chẳng hẹp, không phước không báo, không sanh không tử. Đây là chỉ thẳng vào tâm yếu. Tất cả họ nghe xong đều ngộ chánh lý. Nhưng ngộ ở ngay người ấy chớ không từ người khác mà được. Phần trước đã nói rằng: Chư Phật ra đời, Tổ sư truyền trao cho nhau đều là pháp chẳng thật, là đạo lý. Phật pháp không có nhiều nhiều con, lâu dài khó có được người. Bá Thọ đang lúc còn trai trẻ khỏe mạnh, ở chỗ ứng duyên hằng ngày có thể tự cảnh giác. Hồi tâm nghiệp ác ở thế gian, phải học quả Phật vô thượng Bồ-đề, chẳng phải trăm kiếp ngàn đời kính thờ vô biên Chư Phật, các thiện tri thức, huân tập hạt giống trí Bát-nhã thì không thể tinh tấn, thanh tịnh, tự tại, ngay thẳng như thế. Cần cù chăm chỉ, đem việc lớn nhân duyên này ở trong niệm, đã có tâm này thì chẳng màng được ở lúc nào. Nếu cuối cùng vặn mũi không động thì chỉ xem thoại đầu nhập đạo của người xưa. Tăng hỏi Triệu châu rằng: Thế nào là ý Tổ Sư từ Tây đến? Châu đáp: Cây Bách ở trước sân. Tăng nói: Hòa thượng chớ dùng cảnh dạy người. Châu nói: ta không dùng cảnh dạy người. Vị Tăng nói: đã không đem cảnh dạy người, lại thế nào lá ý Tổ Sư từ Tây đến? Châu chỉ nói rằng: cây bách trước sân. Vị Tăng ngay sau lời nói liền đại ngộ. Bá Thọ chỉ ở chỗ đi đứng nằm ngồi hằng ngày đều thờ phụng ở chỗ Đức Chí Tôn, niệm niệm không xen hở, lúc nào cũng tỉnh thức, lúc nào cùng giác ngộ, chợt nhìn lên cây bách, tâm ý thức bặt dứt liền là chỗ từ đầu. Ở trên đã nói Bồ-tát Phổ Hiền ở trước Đức Thế Tôn nhập vào tammuội Tỳ-lô-giá-na Như lai Tạng Thân, khi xuất định, các chúng Bồ-tát ở trong hội đều được lợi ích, Nguyện Bá Thọ ở trước Đức Chí Tôn cũng thường nhập vào tam-muội ấy chợt xuất định, lợi ích của ông không hai không khác với Bồ-tát Phổ Hiền, cố gắng không được lơ là.

* Chỉ dạy Cư Sĩ Diệu Minh (Lý Tri Tỉng Bá Hòa).

Đạo do tâm ngộ chớ không ở lời truyền. Mấy năm gần đây người học đạo này, phần nhiều bỏ gốc chạy theo ngọn, bỏ chánh theo tà, không chịu suy cùng cội rễ, một mực chấp vào lời nói của tôn sư, dù nói được nước đầy không thấm rỉ, nhưng ở trong gốc phận sự rõ ràng mất liên quan. Người xưa bất đắc dĩ, thấy người học mê lầm nhận bóng, nên mở bày phương tiện dẫn dắt họ, giúp cho họ biết ánh sáng bản địa, thấy mặt mũi xưa nay mà thôi. Ban đầu cho nhân, pháp không thật, như Mã Tổ ở Giang Tây lúc đầu thích ngồi thiền. Sau đó bị Hòa thượng Nam Nhạc Hoài Nhượng đem viên gạch mài ngay chỗ ngồi thiền cũa

Mã Tổ. Mã Tổ xuất định hỏi: Hòa thượng mài gạch để làm gì? Hoài Nhượng nói: muốn thành tấm gương soi. Mã Tổ cười nói: mài gạch mà được thành gương sao? Hòa thượng Nam Nhạc Hoài Nhượng hỏi lại: mài gạch đã không thành gương thì ngồi thiền há được thành Phật ư? Vì Hòa thượng Hoài Nhượng có tâm hỏi Mã Tổ rằng: ông ngồi thiền để làm gì? Mã Tổ đáp: cầu thành Phật. Trong giáo lý cái gọi là trước dùng định động, sau dùng trí bạt. Mã Tổ nghe nói ngồi thiền đâu được thành Phật, bèn bị vướng mắc, liền đứng dậy kính lễ thưa rằng: Như thế nào là đúng? Hòa thượng Nam Nhạc Hoài Nhượng biết thời tiết nhân duyên đã đến, bèn bảo Mã Tổ rằng: ví như con bò kéo xe, nếu xe không đi thì đánh bò hay đánh xe? Lại hỏi: ông học ngồi thiền hay học ngồi làm Phật? nếu học ngồi thiền thì thiền chẳng có ngồi nằm, nếu học ngồi làm Phật thì Phật không có tướng định, ở trong phàp vô trụ không nên lấy bỏ nếu ông ngồi làm Phật tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi thì không đạt được lý ấy. Mã Tổ ngay sau lời nói bỗng nhiên lãnh hội, bèn hỏi: dụng tâm như thế nào mới hợp với tam-muội Vô tướng? Hòa thượng Hoài Nhượng đáp: ông học pháp môn tâm địa như gieo hạt giống, ta nói pháp yếu như thiên trạch kia, ông hợp duyên nên sẽ thấy được đạo ấy. Lại hỏi: đạo chẳng phải sắc tướng, làm sao thấy được? Hòa thượng Hoài Nhượng đáp: mắt pháp tâm địa thấy được đạo ấy, tam-muội Vô tướng cũng giống như vậy. Hỏi: có thành hoại hay không? Đáp: nếu dùng thành hoại tụ tán để thấy thì sai. Trước đã nói rằng: phương tiện dẫn dắt, đây là theo kiểu thứ nhất trong tông thừa ở trên. Cư sĩ Diệu Minh hãy theo đây mà tham cứu.

Thuở xưa, Hòa thượng Đại Châu ban đầu tham học với Mã Tổ, Tổ hỏi: ông từ đâu đến? Đáp: Từ chùa Đại Vân, ở Việt Châu đến. Tổ nói: đến đây muốn cầu việc gì? Đại Châu đáp: Con đến cầu Phật pháp. Tổ nói: của báu chứa trong nhà mình mà không trông coi, đem vứt bỏ, đến đây làm gì, tôi ở đây không có một thứ gì cả, tìm Phật pháp làm gì? Châu bèn lễ hỏi: cái gì là biển tuệ, kho báu trong nhà? Tổ nói: ngay hôm nay hỏi ta chính là kho báu của ông, tất cả đầy đủ không thiếu sót gì, sử dụng tự tại cần gì tìm cầu bên ngoài. Nay Châu nói rằng biết bản tâm mình không do tri giác. Sau này, ở Đại Châu hễ có người đến hỏi đạo, thì theo lời hỏi mà đáp, khai mở kho báu của mình, chuyên chở gia tài của mình như châu báu trên mâm, không chướng không ngại. Có vị Tăng hỏi: Bát-nhã có lớn chăng? Châu đáp: Bát-nhã là lớn. Hỏi: lớn bao nhiêu? Đáp: Không bờ mé. Hỏi: Bát-nhã có nhỏ chăng? Đáp: Bátnhã nhỏ. Hỏi: nhỏ cỡ nào? Đáp: nhìn không thấy. Hỏi: chỗ nào đúng, chỗ nào không đúng? Đáp: ông hãy khán, vị Tăng liền ngộ được kho báu của mình. Lại có chút pháp truyền trao cho người không? Diệu Hỷ thường nói đạo lý này cho người học. Nếu là kẻ sĩ chân thật thấy đạo, như chuông treo giữa hư không, như tiếng vang trong hang, gõ mạnh thì tiếng lớn, gõ nhẹ thì kêu nhỏ. Phật pháp thời cận đại thật đáng buồn, làm thầy người ta mà trước đem sự kỳ lạ huyền diệu chứa đựng trong lòng, xen nhau theo nếp cũ, tai miệng truyền trao cho là tông chỉ. Bạn là hại tâm người như thế không thể trị khỏi. Người xưa gọi họ là kẻ phỉ báng Bát-nhã. Ngàn Phật ra đời không cho sám hối. Đây là phương tiện khéo léo dẫn dắt người học của Thiền tông. Kiểu thứ hai, là cư sĩ Diệu Minh quyết định rốt ráo, nên như kiểu này mà tham cứu.

Đã giải thích xong tâm này thì phải tìm hiểu tác phẩm này, trước phải lập chí quyết định, xúc cảnh gặp duyên, hoặc thuận hoặc nghịch, phải giữ được định, làm chủ được, không theo các loại tà thuyết, khi ứng duyên hằng ngày thường đem hai chữ sanh tử, vô thường mau chóng dán trên chót mũi. Lại như người mắc nợ tiền ức bạc triệu không trả nổi, bị chủ nợ niêm phong cửa, buồn rầu sợ hãi, lo lắng vô cùng, tìm cầu không thể được. Nếu thường giữ tâm nầy thì có phần thú hướng, nếu nửa tiến nửa lùi, nửa tin nửa nghi, chẳng phải như ba nhà trong thôn không có trí ngu. Vì sao? vì họ trăm điều không biết, trăm điều không hiểu, lại không có nhiều ác tri, ác giác làm chướng ngại, một bề giữ cái ngu mà thôi. Người xưa có nói: nghiên cứu lý tột cùng, lấy ngộ làm phép tắc, mấy năm trở lại đây có nhiều vị tông, sư không tin ngộ, nói ngộ là lừa dối người, nói ngộ là kiến lập, nói ngộ là chấp định, nói ngộ là rơi vào đầu thứ hai, lại mang da sư tử, giả tiếng Dã can, nhiều không thể đếm xiết, không có người trạch pháp có mắt chọn pháp, thường gặp bọn huyễn hoặc này, chẳng thể không biết mà suy nghĩ mà xem xét. Các Tông Sư nầy chỉ dắt dẫn quần mê, khiến cho thấy trăng quên ngón tay là kiểu thứ ba. Cư sĩ Diệu Minh muốn thoát khỏi hang sanh tử, thực hành thuyết nầy gọi là chánh thuyết, thực hành thuyết khác gọi là tà thuyết, hãy suy nghĩ.

Sợ hãi sanh tử, gốc nghi nhổ không hết, trăm kiếp ngàn đời trôi giạt theo nghiệp chịu báo, trồi lên hụp xuống, không lúc nào ngơi nghỉ. Nếu mạnh mẽ tinh tấn, hoàn toàn nhổ hết, thì sẽ không lìa tâm chúng sanh mà thấy tâm Phật. Nếu kiếp trước có năng lực thệ nguyện, gặp thiện tri thức chân chánh dùng phương tiện khéo léo dạy dỗ thì có khó gì. Không thấy người xưa nói: sông hồ không tâm ngăn ngại người, Phật Tổ không ý lừa dối người, chỉ vì người qua không được, không được nói sông hồ không ngăn ngại người. Phật Tổ nói giáo tuy không lừa dối người, chỉ vì người học đạo này nhận lầm phương tiện, trong một lời một câu tìm huyền tìm diệu, cầu được cầu mất, do đó mà thấu đáo không nổi, chẳng được nói Phật Tổ không lừa dối người. Như người bị bệnh mù, không thấy ánh sáng mặt trời mặt trăng, đó là lỗi của người mù chớ chẳng phải lỗi mặt trời, mặt trăng. Đây là người học đạo này lìa tướng văn tự, lìa tướng phân biệt, lìa tướng ngôn ngữ. Kiểu thứ tư Cư Sĩ Diệu Minh hãy suy nghĩ.

Tâm nghi ngờ sống không biết chỗ đến, chết không biết chỗ đi, tâm chưa quên thì là sanh tử xen nhau, hướng đến chỗ giao nhau mà khán thoại đầu. Tăng hỏi Hòa thượng Triệu Châu rằng: con chó có Phật tánh không? Hòa thượng đáp không. Chỉ đem tâm nghi sống không biết chỗ đến, chết không biết chỗ đi này dời đến chữ không thì tâm xen nhau không vận hành, tâm xen nhau đã không vận hành thì tâm nghi sống chết đến đi sẽ dứt. Nhưng hướng đến chỗ muốn dứt chưa dứt xen nhau, thời tiết nhân duyên đến, chợt vọt ra một cái liền rõ, trong giáo chỗ gọi là dứt tâm sanh tử, dừng tâm bất thiện, bỏ tâm rối rắm, rửa sạch tâm cấu uế. Nhưng tâm đâu có cấu bẩn, tâm đâu có uế trược, đó là phân biệt thiện ác tạp độc, cũng gọi là bất thiện, cũng gọi là cáu bẩn, cũng gọi là rối rắm. Nếu chân thật buông bỏ chỉ một cái dầy đặc này, tức là rừng hương chiên đàn, chỉ có cáu bẩn này tức là thanh tịnh giải thoát, diệu thể vô tác, thể này xưa nay không ô nhiễm, không kiết sử, phân biệt không sanh, rổn rang sáng suốt tự soi chiếu, chính là đạo lý này. Đây là Tông Sư khiến cho người học bỏ tà về chánh. Kiểu thứ năm Cư Sĩ Diệu Minh chỉ dựa vào đây tham cứu lâu ngày tự sẽ phá vỡ.

Đạo chẳng thể không tồn tại, xuất xứ đều chân thật, chẳng lìa chân mà lập xứ, lập xứ tức là chân. Trong giáo lý, cái gọi là nghề nghiệp nuôi sống đều thuận theo chánh lý, không trái với thật tướng. Cho nên, Bàng Cư Sĩ có nói: việc hằng ngày chẳng khác, chỉ do mệnh tự tĩnh cờ hài hòa, mọi việc không lấy bỏ, nơi nơi chớ trái ngược, đỏ, tím cái nào là hiệu, gò núi bặt dấu, bụi thần thông đều là diệu dụng, gánh nước chẻ củi. Nhưng làm sao nhận được, không cầu diệu ngộ lại rơi vào chỗ vô sự. Không nghe Ngụy Phủ Lão Hoa Nghiêm nói: Phật pháp ở chỗ việc làm hằng ngày của ông, chỗ đi đứng nằm ngồi, ăn cơm, ăn cháo, chỗ nói năng qua lại, khởi tâm động niệm, điều gì mà không phải. Lại nữa, Hòa thượng Chân Tịnh có nói: tâm không nghĩ định, mỗi đều minh diệu, mỗi đều thiên chân, đều như hoa sen không dính nước, vì mê tự tâm nên làm chúng sanh, chúng sanh vốn là Phật, Phật vốn là chúng sanh, chỉ do mê ngộ nên có kia đây. Lại nữa, ông già Thích-ca có nói: pháp ấy trụ ngôi pháp, tướng thế gian thường còn. Lại nói: pháp ấy chẳng thể thấu hiểu, suy lường phân biệt. Đây cũng là tên khác của tâm không được nghĩ. Nếu ở chỗ ứng duyên không an bài không tạo tác, không nghĩ tâm so lường phân biệt so sánh thì tự nhiên rộng lớn, vô dục, vô y, không trụ hữu vi, không rơi vào vô vi, không khởi tưởng thế gian và xuất thế gian. Đây là bổn oai nghi hằng ngày, không mê mờ mặt mũi xưa nay, đây là kiểu thứ sáu.

Vốn vì việc lớn sanh tử, vô thường mau chóng, việc mình chưa rõ nên tham kiến lễ bái tôn sư cầu mở dây trói buộc sanh tử, lại bị bọn tà sư thêm dây thêm xích, trói buộc cũ chưa mở mà lại thêm trói buộc mới, lại không hiểu rõ được sự ràng buộc của sanh tử, chỉ một bề hiểu những chuyện tào lao gọi là Tông chỉ, việc vô cùng bức xúc ấy không gấp rút, trong giáo lý gọi là lỗi của tà sư, chẳng phải lỗi của chúng sanh, muốn không bị sanh tử ràng buộc chỉ thường dạy chỗ một tấc vuông rỗng rang rộng lớn, chỉ vì không biết tâm sanh đến chết đi, thường hướng về chỗ ứng duyên mà thức tỉnh, thức tỉnh được quen, lâu ngày tự nhiên rộng mở.

Khi biết được chỗ kiệm sức hằng ngày thì liền là chỗ đắc lực của người học đạo này. Chỗ đắc lực tiết kiệm sức vô hạn, chỗ tiết kiệm sức lại được sức vô hạn, các đạo lý này nói với người không được, trình với người không được, chỗ tỉnh lực và đắc lực, như người uống nước nóng lạnh tự biết. Diệu Hỷ suốt đời chỉ đem chỗ tỉnh lực để chỉ bày cho người, không dạy người làm câu đố.

Cũng chỉ tu hành như vậy, ngoài ra đặc biệt không tạo yêu nặn quái, chỗ đắc lực của mình người khác không biết, chỗ tỉnh lực của mình người khác cũng không biết, tâm sanh tử dứt bặt người khác cũng không biết, tâm sanh tử chưa quên người khác cũng không biết, chỉ bố thí pháp môn này cho tất cả mọi người, đặc biệt không có điều huyền diệu kỳ lạ nào để truyền trao. Cư Sĩ Diệu Minh quyết muốn tu hành như Diệu Hỷ, nhưng dựa vào thuyết này cũng không cần hướng ra ngoài tìm cầu đạo lý riêng, thật là chỗ Rồng đi thì mây tự bay theo. Huống là ánh sáng thần thông xưa nay tự có. Không nghe Hòa thượng Đức Sơn nói: ông chỉ vô sự trong tâm, vô tâm ở nơi sự thì rỗng rang linh không mầu nhiệm.

Nếu đầu sợi lông cho phép nói gốc ngọn thì đều là tự lừa dối. Đây là con đường thẳng tắt của người học đạo này, đây là kiểu thứ bảy.

Như bảy kiểu trên, Phật bệnh, pháp bệnh, chúng sanh bệnh, cùng một lúc nói xong, lại có kiểu thứ tám lại xin hỏi Đạo Nhân Diệu Viên, lại thay thế Đạo Nhân Diệu Viên. Phần dưới hoàn toàn chuyển ngữ rằng: việc lớn là thế chẳng phải việc nhỏ, Cư Sĩ Diệu Minh tự gánh vác.