ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 20

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

Muốn học đạo này, phải quyết định tin cho đầy đủ, gặp cảnh thuận nghịch, tâm không dao động, mới có phần hướng đến.

Đức Phật nói: niềm tin có thể dứt hẳn được gốc phiền não. Niềm tin có thể chuyển hướng đến công đức của Phật. Tin ở cảnh giới này không bị mê đắm, xa lìa các nạn, được vô nạn.

Lại nói: Niềm tin có công năng vượt ra chúng ma, thị hiện đạo giải thoát vô thượng đạo. Như trên nói, giáo có văn rõ ràng, Phật đâu có khinh người.

Nếu nửa tối nửa sáng, nửa tin nửa không tin thì khi chạm cảnh gặp duyên tâm sanh nghi ngờ. Đối với cảnh giới tâm sanh đắm trước.

Không thể đối với đạo này quyết định không nghi. Diệt gốc phiền não, xa lìa các nạn. Các nạn là không quyết định tin. Bị ám quỷ của chính mình quấy nhiễu.

Nếu một niệm duyên khởi vô sanh thì không vượt qua niệm này.

Tức là lúc vượt qua đường quỷ, gọi là đường quỷ cũng chẳng phải vật khác, là mê mờ tâm này. Ngoài tâm này vọng sanh các kiến chấp phân biệt, tâm này chạy theo vọng niệm khác nhau trôi lăn. Cho nên thành tưu cảnh ma quỷ, nếu tin được, thì tâm này quyết định xưa nay thành Phật, bỗng mất hết các kiến chấp, tức đường này là đường bồ-đề ra khỏi sanh tử của đương nhân.

Người tham thiền, xem Kinh giáo và nhân duyên của người xưa nói, chỉ có tâm địa rỗng rang, không cần hương đến thanh danh nghĩa cú, tìm huyền diệu, cầu ngộ nhập. Nếu khởi tâm nầy là chướng ngại cho chánh tri kiến của mình nhiều kiếp không có chỗ vào.

Bàn Sơn nói: Thí như huơ kiếm tung hư không, bất luận kịp hay không kịp, cũng không nên hốt hoảng.

Kinh Tịnh Danh chép: Pháp vượt qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, muốn thấu pháp này trước phải từ của sáu căn, làm cho không thiếu lỗi lầm, thế nào là lỗi lầm?

Vì bị sắc thinh, hương, vị, xúc, pháp chuyển mà không thể lìa hẳn.

Nên đối với kinh giáo và ngôn cú của người xưa là cầu tri kiến, tìm sự giải hội.

Nếu đối với kinh giáo và nhân duyên người xưa nói, không khởi niệm thứ hai biết đường về thì ở cảnh giới này, cảnh giới khác, không thể không như ý, không thể không tự tại.

Đức Sơn thấy vị Tăng vào cửa liền đánh, Lâm Tế thấy vị Tăng vào cửa liền hét, các vị Tôn túc ở các nơi gọi là nêu lên, giao phó thẳng. Diêu Hỷ gọi là thứ nhất ganh bùn gánh nước. Dù hướng đến một cây gậy, một tiếng hét, toàn thân gánh vác được rồi không phải kẻ trượng phu, bị vùi trong nước dơ. Huống lại một cây gậy một tiếng hét, cầu kỳ đặc tìm diệu hội. Chính là trong không nhai nhép lại không có nhai nhép.

Thượng sĩ nghe đạo như ấn ấn vào hư không, Trung sĩ nghe đạo như ấn ấn vào nước, hạ sĩ nghe đạo như ấn ấn vào bàn. Ấn này và hư không, nước, bùn không khác nhau. Vì bậc thượng trung hạ có khác nhau. Như nay muốn tắt vào đạo nầy và đập vỡ cái ấn, sau đó đến gặp Diệu Hỷ.

* Chỉ Dạy Đạo Nhân Chân Như.

Trần lao nhà lửa lúc nào mới thôi. An vui được một ngày lại như ngàn muôn ngày. Trong một ngày, tâm không tìm cầu, không vọng tưởng, không duyên theo các cảnh thì khế hợp với Chư Phật, Đại Bồ-tát ba đời, chẳng cần hòa hội, tự nhiên thành một khối.

Thế Tôn nói ví dụ nhà lửa chính là đó.

Kinh chép: Nhà này chỉ có một cửa, mà lại nhỏ hẹp, cac con nhỏ dại không thể dứt, thích chỗ vui nhộn, hoặc sẽ bị đọa lạc, bị lửa thiêu, ta sẽ nói việc sợ hãi, đầy đủ như trong kinh.

Nhà này chỉ có một cửa mà lại nhỏ hẹp, nghĩa là tín căn cạn hẹp. Ở trong nhà lửa, không có trí tuệ mà thích việc trần lao là vui. Không tin có đường ra nhà lửa, ngồi thanh tịnh diệu lạc. Nếu ở trong đó, tin được và biết được phá. Không mê đắm chỗ vui đùa của trẻ con, tâm không tìm cầu, không vọng tưởng, không duyên các cảnh. Tức trần lao nhà lửa nầy chính là chỗ thoát ra ba cõi. Vì sao? Vì Phật không nói ư? Ở tất cả cảnh không nương không trụ, không có phân biệt, thấy rõ pháp giới rộng lớn an ổn, hiểu rõ thế gian và tất cả pháp bình đẳng không hai. Cho nên Bồ-tát ở địa vị Viễn Hành địa vì dùng năng lực trí tuệ sở hành của mình nên vượt qua tất cả Nhị thừa. Tuy được cảnh giới Tạng Phật, mà thị hiện ở cảnh giới ma. Tuy vượt ngoài đường ma mà thị hiện thực hành pháp ma. Tuy thị hiện giống ngoại đạo, mà không bỏ Phật pháp. Tuy thị hiện thuận theo tất cả thế gian mà thường thực hành tất cả pháp xuất thế gian. Ở trong nhà lửa trần lao nầy chính là phương tiện.

Người học Bát-nhã xả bỏ phương tiện này mà thuận theo trần lao, chắc chắn bị quỷ dắt dẫn. Lại ở trong cảnh thuận theo gượng nói đạo lý, gọi là phiền não tức Bồ-đề, vô minh tức đại trí, mỗi bước đi trong có, mà miệng thì bàn không, không tự trách nghiệp lực lôi kéo, lại dạy người bác bỏ không có nhân quả.

Bèn nói: Uống rượu ăn thịt không ngại Bồ-đề. Ăn trộm, hành dâm chẳng ngại Bát-nhã. Với ý tưởng như thế thì tà ma ác độc vào trong tâm mà họ không hay biết. Muốn ra khỏi trần lao như đổ dầu cứu lửa, thật không đáng thương sao?

Những thứ trần lao là hạt giống Như lai, trong giáo có Văn rõ ràng. Thí như cao nguyên, lục địa không thể mọc hoa sen, nơi ẩn thấp, bùn lầy mới có hoa sen. Ở trong trần lao nhà lửa, đầu ra đầu vào, chịu vô lượng khổ. Rồi ở trong sự khổ sinh ra nhàm chán, mới phát tâm vô thượng Bồ-đề.

Những trần lao là hạt giống Như lai, chính là như vậy.

Người thế tục học đạo so với người xuất gia tất nhiên không giống nhau. Người xuât gia từ nhỏ xa lìa trần lao, không cung phụng cho cha mẹ ngọt ngon. Sáu thân không đoái hoài đến, thân ở già-lam thanh tịnh, mắt nhìn tướng Thánh bao dung, niệm niệm ở nơi đạo, tâm tâm không xen hở. Sách sở quán, chẳng phải chẳng sách Phật, việc sở hành chẳng phải chẳng Phật sự, không thấy có thể muốn.

Thọ cấm giới của Phật, người Phật khen ngợi mới dám y theo đó mà hành trì. Người bị Phật trách không dám trái phạm. Bậc tông sư có mắt sáng, thì hãy tìm hỏi, có bạn tốt có thể quyết định. Dầu có người tập khí chưa dứt, tạm thời phá luật nghi Phật, đã bị chúng tẫn xuất, bị người đời xem thường, muôn người không bằng một. Người thế tục ở trong nhà lửa, trong bốn oai nghi và tham sân si là bạn, nhưng hành vi việc làm, những điều nghe thấy đều là nghiệp ác.

Nhưng nếu ở trong đó đã được thấu suốt thì năng lực ấy hơn cả người xuất gia đến trăm ngàn muôn ức lần. Đã được thấu suốt rồi mới có thể gọi là phiền não tức Bồ-đề, vô minh tức trí tuệ, bổn nguyện rộng lớn vắng lặng. Trong diệu tâm thanh tịnh tròn sáng, thản nhiên không có một vật nào làm chướng ngại, giống như hư không, một chữ Phật 72 cũng là vật bên ngoài, huống chi có trần lao phiền não ân ái đối đãi ư?

Ở trong nhà lửa đã thấu suốt rồi không cần cầu xuất gia, tạo yêu làm quái, huỷ hình hoại phục, diệt thiên tánh, bặt tế lễ, gọi là người tội trong giáo. Phật không dạy người như thế. Chỉ nói người đáng dùng thân Phật để đổ thoát thì hiện thân Phật, tể quan nói pháp cho họ. Cho đến người đáng dùng thân tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di được độ thoát thì hiện thân ấy mà nói pháp cho họ.

Lại nói: Kinh doanh nghề nghiệp đều thuận theo chánh lý, không trái với thật tướng. Nhưng chỉ y vào bổn phận, theo sở chứng của mình, hóa độ đồng loại, cùng vào cửa này lại là báo ơn sâu của Phật.

Chỉ một niệm không xen hở, chẳng lo được hay không được, chính là kiếp trước không có duyên với Bát-nhã. Đời nay chưa đả phá thấu suốt, khi qua đời cũng không bị nghiệp ác lôi kéo. Hằng ngày trong mười hai thời cũng không bị trần lao làm khốn khổ, đời sau xuất đầu cũng được sẵn sàng thọ dụng. Học đạo không có phương cách gì khác, lấy ngộ làm phép tắc. Đời nay nếu không ngộ tận thì đến đời vị lai thường còn tâm này. Đời nay tuy chưa ngộ cũng gieo trồng được hạt giống Bát-nhã. Về đất tánh, đời đời không rơi vào đường ác, chẳng mất thân người, không rơi vào nhà tà kiến, không vào loài quỷ ma, huống chi hoa tâm bỗng phát minh? Ngay lúc ấy, chư Phật ba đời chứng minh có phần, các Đại Tổ Sư không có chỗ sắp xếp, phải quấy gượng làm, vì pháp như thế.

Đạo nhân chân như muốn học đạo này, chỉ y theo việc làm này, lâu ngày tự nhiên được, như ở trên nói, là một thời kỳ ứng bệnh cho thuốc. Như làm hội thật pháp lại là không đúng.

Người xưa nói: Thấy mặt trăng thôi nhìn ngón tay, về nhà thôi hỏi đường. Viết đến đây hứng tuy chưa dứt mà giấy đã hết, lại cắt đứt sự day dưa mấy ngày.

Đạo nhân Chân Như liên tục đến tạ rằng: ngày trước nghe lão sư hứng chưa hết, lại thêm hoa gấm chẳng biết có được không?

Ta đáp rằng: đã duỗi không co, lại là tiếp tục lằng nhằng này nói. Về đến nhà rồi, tự nhiên chẳng hỏi đường, thấy được trăng rồi tự nhiên không nhìn ngón tay nữa. Đức Phật nói một Đại Tạng giáo, dụ lớn ba ngàn, dụ nhỏ tám trăm. Đốn, tiệm, thiên, viên, quyền thật, bán mãn, đều là đạo lý này.

Kinh Tịnh Danh nói: Y nghĩa không y ngữ, y kinh liễu nghĩa, không y kinh bất liễu nghĩa. Phật chỉ nói nhân ngữ vào nghĩa, không nói nhân nghĩa vào ngữ. Nhà Thiền ngàn sai muôn khác, muôn thứ ngôn cú cũng như thế.

Người học đạo thời nay bất luận Tăng tục đều có hai thứ bệnh lớn.

Một loại không thể thấy trăng quên ngón tay, đối với ngôn cú mà nghe nói Phật pháp thiền đạo, không đối với ngôn cú mà bác bỏ hết.

Một bề khép mắt lại như chết, gọi là tĩnh tọa quán tâm mặc chiếu. Lại lấy tà kiến này, dụ dẫn không biết gì cả, Dung Sớ chép:

– Tĩnh được một ngày lại là một ngày công phu. Khổ thay! Thật không biết đều là kế sống của nhà quỷ. Bỏ được hai thứ bệnh lớn này mới được phần tham học.

Kinh nói: Không đắm vào ngôn thuyết của chúng sanh, tất cả việc hữu vi luống dối. Tuy không nương vào ngôn ngữ nói cũng không đắm trước ngôn ngữ.

Lại nói: Quán ngữ và nghĩa, chẳng khác chẳng phải chẳng khác.

Quán nghĩa và ngữ cũng giống như vậy.

Nếu nói nghĩa khác thì không do ngữ giải thích nghĩa, mà lấy ngữ vào nghĩa, như đèn chiếu cảnh sắc.

Cho nên nói: Y nghĩa không y ngữ, y kinh liễu nghĩa không y kinh bất liễu nghĩa, hai bệnh nói và im không thể dứt trừ, chắc chắn chướng đạo, chẳng thể không biết. Biết được rồi mới có phần tinh tấn hướng lên.

Thứ nhất: chớ lấy cái biết làm sự nghiệp, lại không cầu diệu ngộ. Nghĩa là cho rằng ta biết người không biết, ta hội người không hội, như vậy, là rơi vào lưới ngã kiến, bị ngã tướng sai sử. Khi chưa đủ mà nghĩ là đầy đủ bệnh này càng nặng hơn. Hai bệnh im lặng và nói năng thầy thuốc giỏi cũng bó tay. Bệnh này không dứt gọi là người Tăng thượng mạn tà kiến. Trừ đi những linh cốt lâu đời mới đến đây được, được một đường chuyển thân, đã chuyển thân được thì sẽ chuyển vật: đã chuyển được vật mới gọi là người liễu nghĩa. Đã liễu nghĩa rồi thì sẽ liễu tâm. Đã liễu tâm này, thì thử ở chỗ liễu mà sử dụng khéo léo. Vốn không thể liễu, ở chỗ không thể liễu, đứng lên mà đi, có khi lấy cọng cỏ làm thân vàng trượng sáu, có khi lấy thân vàng trượng sáu lại làm cọng cỏ, muốn thứ kiến hóa, thành tựu tất cả pháp, huỷ hoại tất cả pháp, bảy điên tám đảo đều không ngoài tâm vô sở hữu này. Chính lúc như thế, chẳng phải thiền Như lai, chẳng phải thiền Tổ sư, chẳng phải thiền tâm tánh, chẳng phải thiền Mặc chiếu, chẳng phải thiền đánh hét, chẳng phải thiền tịch diệt, chẳng phải thiền qua đầu, chẳng phải thiền truyền riêng ngoài giáo, chẳng phải thiền Năm nhà tông phái, chẳng phải thiền Đỗ Soạn của ông già Diệu Hỷ. Chẳng phải những thứ thiền như vậy, rốt ráo là cái gì? Đến đây chớ nói người khác lý hội không được. Lão Diệu Hỷ cũng tự lý hội không được. Đạo nhân chân như xin tự xem lấy.

Chỉ dạy Đạo Nhân Không Tuệ.

Gánh vác việc này chính là có tâm quyết định. Một gậy đánh không quay đầu. Nếu nửa tiến nửa lùi, nửa tin nửa không, thì dù được chỗ vào cũng cấm lò lớn nấu luyện không được. Huống gì muốn làm chủ tể trong chỗ ngàn sai muôn khác? Diệu Hỷ nói lời này như Thạch Đầu trong chợ mới biết. Đạo Nhân Không Tuệ không cần nghi ngờ.

Vừa được thân tâm an tĩnh, tất cả phải cố gắng, không được hướng đến chỗ an tĩnh mà cân nhắc. Trong giáo gọi là chỗ giải thoát hầm sâu đáng sợ, phải dạy chuyển lần lần như hồ lô trên nước, tự do tự tại, không bị gò bó, vào tịnh uế, chẳng ngại không chết. Ở với môn hạ nạp Tăng có ít phần gần gũi, nếu chỉ ôm được đứa trẻ không khóc, thì có chỗ dụng gì? Không tuệ suy nghĩ, Hòa thượng Đại Châu nói:

-Tâm theo vật là tà, vật theo tâm là Chánh. Tuy một khi ứng bệnh cho thuốc không khỏi gò đất với mũi tên, mà nay nghe chưa liễu, lời này mà không nghi thì Đại Châu phí tâm lão bà. Nghe đã hiểu, lời này mà không nghi thì tâm và vật đều là pháp dư. Cuối cùng thế nào: không cho đi đêm, tới sáng phải đến.

Đã có chỗ hướng đến, thoại đầu con chó không có Phật tánh, xem thường mà nêu lên điều này. Nếu nói biết là việc thường bèn thôi, ta nói người này mắt trí chưa sáng. Diệu Hỷ tuy giống đất bằng nổi sóng gió nhưng cũng không ngoài điều Tuyết Phong nói.

Vị Tiên Ngũ Thông hỏi Phật: Phật có sáu thần thông, ta có năm thần thông, thế nào là một thông. Phật liền gọi vị Tiên năm Thông, vì Tiên đáp dạ, Phật nói:

-Ông hỏi một thông ấy, nay ta có một người làm khối bùn thường ở chỗ một thông ấy, nhận lầm làm sao sáng.

Quốc Sư ba lần gọi thị giả. Lời Thụy Nghiêm gọi chủ nhân ông. Lời Mục Châu gánh cây, thoại đầu thùng sơn của Đầu tử, thoại đầu cầu lông của Tuyết Phong, thoại đầu Phật của Phong Huyệt. Sáu vị lão túc cổ chùy này, mỗi vị đều thiếu ngộ. Diệu Hỷ nói thế giống như dùng gậy đánh mặt trăng. Bàng quan xem, không xem chẳng cho là ngoài phần.

* Chỉ dạy Cư sĩ Quách Nhiên.

Học pháp thế gian đều như miệng nói tâm suy. Học pháp xuất thế gian dùng miệng bàn luận, tâm suy nghĩ thì xa. Phật không nói ư: Pháp ấy chẳng thể hiểu, suy nghĩ, phân biệt.

Vĩnh Gia nói: Tổn pháp tài, diệt công đức, do tâm ý thức này. Bởi tâm ý thức là ngôi nhà suy nghĩ phân biệt. Quyết muốn gánh vác một việc lớn nhân duyên này xin mạnh dạn tinh thần, lấy chỗ đến làm mũi nhọn, để làm điện sau này, gốc sanh tử một dao chém sạch. Chính lúc như thế, mới được miệng bàn tâm suy. Vì sao? Thức thứ tám đã trừ, thì ma sanh tử không có nơi tá túc. Quỷ sanh tử không có nơi tá túc thì suy nghĩ phân biệt là diệu trí Bát-nhã, bèn không có mảy may nào làm chướng ngại ta.

Cho nên nói: Quán Pháp lần lượt, dùng trí phân biệt, đúng sai xét định, chẳng trái pháp ấn, được đến mảnh ruộng này rồi đều là thông minh, đều nói đạo lý, đều là cảnh giới vắng lặng hoàn toàn, rốt ráo hoàn toàn, giải thoát hoàn toàn, chẳng phải vật khác.

Cho nên Bàn Sơn nói: Toàn tâm tức Phật, toàn Phật tức là người. Chưa được như vậy, phải đi đứng nằm ngồi chớ để tâm ý thức được dịp làm hại tiện, lâu ngày thuần thục, tự nhiên không dùng năng lực sắp đặt, suy nghĩ điều đó, Bàng Cư sĩ ngày nọ ngồi một mình trong am tranh, bỗng nói:

– Khó khó mười thạc dầu mè thoa trên cây.

Bàng Bà nghe vậy liền nói: Dễ dễ Tổ Sư trên đầu trăm đầu cỏ.

Con gái Linh Chiếu nói: Cũng không khó, cũng không dễ, đói đến thì ăn, mệt ngủ khò.

Diệu Hỷ nói: Ba người này cùng đi không cùng bước, cùng được không cùng mất. Nếu dùng tâm ý thức suy lường bói toán, chẳng những không thấy chỗ của ba người thế nào, mà trong mười hai thời cũng tự mê mờ bản địa sáng sủa của mình, không thấy mặt mũi xưa nay, không khỏi bị khó dễ, không khó dễ lôi kéo, không được tự tại, muốn được tự tại xin lấy điều ba người này nói làm một câu xem. Diệu Hỷ đã là mang bùn gánh nước, rửa chân rồi.

Người xưa nói: Chỉ cần khẳng định tâm mình, ắt không lừa dối nhau, chỉ sợ đương nhân không tin được. Chỗ hằng ngày ứng duyên, bị cảnh ngoài lôi kéo, không thể thuần một công việc, thì thành xen hở. Trong lúc xen hở, chưa khỏi tấc vuông quấy nhiễu. Chính khi quấy nhiễu tức là thời cơ tốt.

Phật nói: Bất cứ lúc nào cũng không khởi vọng niệm, đối với các vọng tâm, cũng không dứt diệt. Trụ cảnh vọng tưởng không thêm rõ biết, đối với không rõ biết, bất luận chân thật, chính là đạo lý này, đạo lý này nói cho người nghe không được. Chỉ người chứng ngộ nêu lên mới biết thế nào. Lương Võ Đế hỏi Đạt-ma: Trẫm xây chùa độ Tăng nhiều không thể tính kể, như vậy có công đức gì không?

Đạt-ma nói: Không có công đức.

  • Vì sao không có công đức?
  • Đây chỉ là nhân hữu lậu, quả nhỏ của trời người, như bóng theo hình, tuy có mà chẳng thật.
  • Thế nào là công đức chân thật?
  • Tịnh trí diệu viên, thể tự vắng lặng, công đức như thế không thể tìm ở thế gian.

Võ Đế hỏi: Thế nào là đệ nhất nghĩa Thánh đế?

  • Rỗng thên vô Thánh.
  • Người đối trước trẫm là ai?
  • Chẳng biết.
  • Không khế hợp.

Đạt-ma qua sông đến đất Ngụy.

Như nay muốn thấy công đức chân thật chẳng cần tìm cầu gì khác, chỉ hướng đến chỗ không biết mà tiến thủ. Nếu thấu được hai chữ này thì một đời tham học đã xong.

Tổ Sư nói: Tâm theo muôn cảnh chuyển, chỗ chuyển thật tối tăm, theo dòng nhận được tánh, không vui cũng không buồn. Người chân thật với tâm này, bên trong không thấy có pháp năng chứng, bên ngoài không thấy có pháp sở chứng. Tổ Sư nói chỗ chuyển và theo dòng đều là mê, tâm này hướng ra bên ngoài thủ chứng, đến còn đường giới hạn. Phật nói một Đại tạng giáo dụ lớn có ba ngàn, dụ nhỏ có tám trăm, chỉ nói văn tự trình hạn mà thôi. Nếu bảo Như lai thật có việc này thì chính là phỉ báng Phật, pháp, Tăng.

Lửa tâm dữ dội, rực rỡ không thôi. Tham sân si nối tiếp nhau như vòng xích không có đầu đuôi tương tục không có chỗ nối. Nếu chí khí không mạnh mẽ, ngày tháng thấm lâu, bất giác bị quỷ năm ấm nhiếp giữ. Nếu một niệm duyên khởi vô sanh, không lìa tham dục sân si, đảo dùng ấn của ma Vương, đuổi theo các bạn ma cho là hộ pháp thiện thần, lại chẳng cố gắng làm, vì pháp như thế, cho nên kinh Tịnh Danh nói:

– Phật vì người Tăng thượng mạn nói lìa dâm dục sân si là giải thoát. Nếu người không có Tăng thượng mạn, Phật nói tánh dâm nộ si là giải thoát. Tăng thượng mạn đại Xiển-đề mất hết gốc lành, là chúng sanh chẳng phải khí, không tin có Phật thừa, đầu bờ sanh tử có thể nhờ có thể nương. Những người này tuy không tin, nhưng đối với pháp bình đẳng không thiếu.

Bàng Cư sĩ hỏi Mã Đại sư: như nước không gân cốt, mà nâng được chiếc thuyền muôn hộc thì thế nào?

Tổ nói: Ta ở đây không có nước cũng không có thuyền, nói gì đến gân cốt. Ngay lời nói này Cư sĩ bỗng dứt các duyên, trở về Nam Nhạc, yết kiến Hòa thượng Thạch Đầu.

Ngày nọ, Thạch Đầu hỏi Cư Sĩ: sau khi tự thấy lão Tăng, việc hằng ngày là thế nào?

Cư Sĩ nói: Nếu hỏi việc hằng ngày của Mỗ giáp chính là chỗ không mở miệng.

Đầu nói: Biết ông như thế mới hỏi ông.

Cư sĩ bèn thuật kệ: việc hằng ngày chẳng khác, chỉ ta tự hài hòa, người người chẳng lấy bỏ, chỗ chỗ chẳng bày trái, đỏ tía là hiệu gì, gò núi dứt chấm bụi, thần thông và diệu dụng, bửa củi và gánh nước. Đây là kiểu tham thiền trong sĩ tục, quyết muốn việc rốt ráo này. Xin y phương thức của lão này. Kia đã là trượng phu, ta sao không như vậy, không thể lơ là, cố gắng cố gắng.

* Chỉ dạy Cư Sĩ Giác Không.

Dùng đạo này giác dân này là việc nhà Nho, Đức Phật cũng dạy: Tánh giác Diệu Minh, bổn giác minh diệu, lại Phật là giác. Ngạn Cử nói là bạn, Nho Thích đều học, nhưng không nghiêng lệch. Nhưng Thư Vĩ nói điều này rằng: giác nghĩa là cao xa, là chú đại thần, là chú đại minh, là chú vô thượng, là chú vô đẳng đẳng. Ngạn Cử đã biết ý này.

Chú Đại thần, chú đại minh, chú vô thượng vô đẳng đẳng, đâu cần Diệu Hỷ rửa chân lại.

Nhưng ý của Ngạn Cử chẳng phải chỉ muốn phát minh nghĩa này, để tự giác mà thôi, vì nhờ nghĩa này mà biết được điều chưa giác, khắp pháp thí cũng là dụng tâm của Phật, Bồ-tát.

Ta thích chí này, cho nên viết thẳng để dạy, phàm lên được nơi này, nên thấy nghĩa này mà mất đi sự cao xa. Nếu chấp sự cao xa cho là nghĩa thì chẳng những không liễu nghĩa này, mà cũng không thấy sự cao xa này. Nghĩa cao xa đều mất, tâm giác riêng sáng mới có thể với nói là giác. Nghĩa giác sâu xa, giảng nói không thể hết.

Kế là kệ chép: giác không, không giác không không.

Giác giác giác không, không không cũng không, muốn biết tin tức tốt vô cùng. Đô Lự Chỉ ở trong hiên này: tùy bút tùy ý, mỗi khi vẩy lấp đi mạng mà thôi.

* Chỉ dạy Tân Dụ Hoàng Huyện Uỷ.

Diệu Hỷ và lão nhân như thế. Mùa xuân năm Bính Tý niên hiệu Thiệu Hưng trước đây, xa gần khắp đình Xuyên Giang, vừa thấy thì được, giữa sắc thái văn từ tuy chưa nói mà tâm đã cho. Đã đến dịch xá, thổ lộ như phù hợp. Từ khi Khánh kiểm mắt người không nhường người xưa. Lại thích trong hội Bát-nhã được một vị anh linh có thể nâng đỡ ngọn cờ pháp này, nhưng đuốc đại pháp này là giúp đỡ trong ngoài nhà ta.

Ngày kế cùng đến Nhậm Tể ăn cơm, ăn cơm xong lại ngồi trên ghế. Lão nhân như thế bày hết chỗ uẩn, chữ chữ, câu câu, đều có rơi không giống lời sĩ đại phu ngày nay. Đời gọi miệng là trống, thiền nhân nói mộng một lần, đến đây mới tin Chư Phật ba đời nói mộng, Tổ sư sáu đời nói mộng, lão Hòa thượng trong thiên hạ nói mộng. Tức nay Diệu Hỷ vào lão nhân như thế.

Lại trong mộng nói mộng: bỗng nhiên có kẻ không đại lượng, biết đến trong mộng, mới tin lời nói của Chư Phật ba đời, chẳng phải mộng, lời Tổ Sư sáu đời chẳng phải mộng, lời nói của Hòa thượng trong thiên hạ chẳng phải là mộng. Vì sao? Vì mộng như giác, giác như mộng, nói giống không nói nên nói:

-Hai là do có một, một cũng chẳng giữ. Một niệm bất sanh, muôn pháp không lỗi. Pháp như thế, nói cũng như thế, im cũng như thế, Chư Phật ba đời cũng như thế, sáu đời Tổ sư cũng như thế. Lão Hòa thượng trong thiên hạ cũng như thế, Diệu Hỷ nay cùng lão nhân này những điều nói cũng giống như thế. Lão nhân như thế sẽ thọ dụng như thế, tu hành như thế, với người như thế, nói việc như thế, khiến người chưa được được vào cảnh giới như thế, đồng báo ân Phật, khiến Pháp như thế, trong cảng giới không chúng sanh nối nhau không xen hở. Lão nhân như thế không luống nói mộng, Diệu Hỷ không luống dối chứng minh, hãy nói:

  • Thế nào là đạo lý không luống dối chứng minh. Còn gửi gắm không? Thế nào là hãy cắt đứt sắn bìm?

* Chỉ dạy La Tri Huyện.

Kẻ thông minh lanh lợi thường ở dưới gót chân có lỗi lầm việc này. Bởi người thông minh lanh lợi thông đường ý, mới nghe người vừa nêu việc trong đó tâm ý thức bèn lãnh hội rồi. Cho đến chỗ thật đều bao la tối tăm chẳng biết thế nào, lại dùng tâm, ý, thức bình đẳng học được để dẫn chứng, miệng phải nói được, thì trong tâm suy lường tính toán được. Gượng xếp đặt, phải dạy cho hiểu rõ. Thật không biết, nhà thân làm đùa, quyết định không từ bên ngoài đến. Cho nên ngài Vĩnh Gia có nói:

-Tổn pháp tổn tài, diệt công đức đều do tâm ý thức mà ra. Cho nên quán nó, sự chướng đạo của tâm ý thức thật hơn rắn độc, hổ dữ. Vì sao? Vì rắn độc hổ dữ còn tránh được, kẻ thông minh lanh lợi lấy tâm ý thức làm nhà, đi đứng nằm ngồi đều báo đáp. Lâu ngày, bất tri bất giác nhồi thành một khối, cũng chẳng phải muốn thành một khối, vì vô thỉ đến nay đi được con đường này quen thuộc. Tuy vừa biết được xa lìa phá tướng dục cũng không thật có, cho nên nói:

-Rắn độc, hổ dữ còn tránh được, mà tâm ý thức thật không có chỗ tránh, trừ linh cốt đời trước.

Chỗ hiện hành hằng ngày nắm được vững, làm chủ được, biết được phá. Thẳng xuống một dao hai đoạn, bèn ở dưới gót chân làm sẽ đi, không cần đem tâm đợi ngộ, cũng không cần tính toán được vào lúc nào. Chỉ lấy điều quở trách của bậc Tiên Thánh, như tránh rắn độc hổ dữ, như qua quê hương trùng độc, giọt nước chẳng chỉ dạy vào miệng, nhưng sau đó lấy điều khen ngợi của bậc Thánh tam giáo, trong trà trong cơm,lúc vui lúc giận cùng bạn bè trao đổi nhau. Đợi thời gian dài phụng tôn, và lúc vợ con nhóm họp, lúc đi đứng nằm ngồi, chạm cảnh gặp duyên, hoặc lúc xấu lúc tốt, khi ở riêng nhà tối, chẳng được chốc lát xen hở. Nếu công phu như thế, đạo nghiệp không thành tựu, thì bậc Thánh tam giáo đều là người nói dối.

Sĩ đại phu ngày xưa trong chín Kinh mười bảy Sử, vui đùa hưng vong trị loạn, hoặc nghịch hoặc thuận, hoặc chánh hoặc tà, chẳng có việc nào không biết. Không có một việc nào không hội, hoặc xưa hoặc nay, biết hết hội hết, có một việc vừa biết, có một việc không hội, lại bị người gọi là kẻ ít học, không thấy biết. Việc nhà người thảy đều biết hết.

Khi hạ bút làm văn chương, như bình rót nước, không ngại tâm gấm miệng lụa. Trong tâm cũng suy nghĩ được, miệng cũng nói được phần hiểu. Chỗ hành lý của người, chỗ thuận nghịch của người, chỗ tà chánh của người, mỗi mỗi đều biết được thế nào, mỗi mỗi chọn lấy được, không mảy may thấu lậu. Cho đến hỏi người khác một cách từ tồn chậm rãi. Khi bạn chưa làm con của nhà Trương, Hoằng, lý, Đặng thì ở đâu mà an thân lập mạng, túc nay làm thông minh nói đạo lý, tranh người tranh ta. Dà vô minh khiến cho nghiệp thức, xem xét người khác, chẳng phải không thể phân biệt tà chánh, tốt xấu. Sau trăm năm lại đi đâu. Đã không biết chỗ đến tức là sanh lớn, nếu không biết chỗ đi tức là tử lớn. Vô thường nhanh chóng, sanh tử việc lớn chính là đạo lý này. Nhà Nho cũng nói:

– “Sống chết cũng lớn”. Cây đánh đầu người đá, thao thao nói việc thật. Ngày 30 tháng chạp, quỷ vô thường chết đến, không dùng miệng ông giải thích, không rời tức giận, không bỏ lỗi lầm.

Khổng Tử chỉ khen Nhan hồi: gọi là bậc Thánh không giận, không giận thì không bị huyết khí thay đổi. Nghĩa là bậc Thánh không lỗi, không lỗi thì chánh niệm riêng được giải thoát. Chánh niệm riệng được giải thoát thì thành một khối, thành một khối thì không hai.

Niệm tà phi mới liên quan đến chánh thì đánh làm hai mảnh, làm hai mãnh thì lỗi ấy đâu chỉ có hai mà thôi. Không tức giận, không lầm lỗi như thế mà thôi, chẳng cần bàn luận huyền diệu đặc biệt.

Sĩ đại phu học đạo tiên vương chỉ là tâm thuật chánh mà thôi. Tâm thuật đã chánh thì tà phi không liên quan. Tà phi đã không liên quan thì chỗ ứng duyên hằng ngày tự nhiên mỗi người đều rõ, hiển bày trên các vật. Tâm thuật là gốc, văn chương học hỏi là ngọn.

Người học thời gần đây phần nhiều bỏ gốc theo ngọn, tìm chương kiếm cú, học những lời hay ý đẹp để làm thắng tướng và dùng Kinh luật của bậc Thánh làm lời nói vô dụng, có thể không thương xót ư?

Điều Mạnh Tử nói không suy lường gốc ấy, mà muốn bằng ngọn. Cây một tấc vuông có thể khiến cao hơn lầu cao. Cố gắng giúp đỡ chút là xuân thu đỉnh thịnh. Liếc nhìn được chính là tâm nghiệp ác trần lao. Muốn học pháp ra khỏi sanh tử, chẳng phải đời trước trồng cội đức, thì không thể tin được, lấy được, trụ làm được chủ tể.

Thường lấy sanh tử nơi niệm, chính là hoa sen trong lửa. Đã cho việc sanh tử lại ở nơi niệm, thì tâm thuật đã chánh. Tâm thuật đã chánh thì hằng ngày ứng duyên sẽ không dùng sức sắp đặt. Đã không dùng sức sắp đặt thì không tà phi. Đã không tà phi thì chánh niệm an trụ. Chánh niệm đã an trụ thì lý tùy sự biến: lý tùy sự biến thì sự được lý dung. Sự được lý dung thì bớt sức lực mới giác. Khi bớt sức lực thì được năng lực vô hạn. Khi được như thế thì tâm ý thức không cần đè ép, tự nhiên an tĩnh. Tuy như thế nhưng chớ rơi vào chỗ vô ngôn vô thuyết. Bệnh nầy không trừ, cùng tâm, ý, thức chưa yên chẳng khác.

Cho nên Đức Phật nói: Không chấp trước vào ngôn thuyết của chúng sanh, tất cả sự hữu vi là luống dối, tuy không còn nhờ vào ngôn thuyết, nhưng cũng không đắm vào vô ngôn thuyết, mới trụ vào chỗ vô ngôn thuyết, thì bị mặc chiếu tà thiền huyễn hoặc. Những điều nói trước đây là rắn độc hổ dữ còn có thể tránh, tâm ý thức khó đề phòng, chính là đạo lý này. Khi hằng ngày ứng duyên, bỏ đi chỗ được tĩnh thì mới yên tĩnh. Khi tạp niệm khởi chỉ đưa thoại đầu. Vì thoại đầu như lửa gom lại, không tha thứ muỗi móng, rận rệp. Nêu đi nêu lại, lâu ngày chùy tháng bỗng nhiên tâm không có chỗ đến. Bất giác phát ra; Đương lúc ấy, sanh cũng không dính mắc người hỏi, tử cũng không người hỏi dính mắc. Không sanh không chết cũng không dính mắc người hỏi, làm như thế, nói như thế cũng không hỏi người, chịu như thế cũng không hỏi người. Như ăn cơm cháo đến khi no đủ tự nhiên không nghĩ về ăn. Ngàn nói, muôn nói, nói thẳng nói cong chỉ là như thế, nghi tình không phá.

Sau này bỗng nhiên mất đi, chân dẫm đạp lỗ mũi.

Diệu Hỷ lo lắng, viết nhiều ác khẩu, lại an chỗ nào.

Diệu Hỷ tự nói: Do đất mà té, từ đất mà đứng dậy, té hay dậy là ở người. Rốt ráo, không liên can đến việc mảnh ruộng này. Viết đến đây vì giấy hết lại cắt đứt sắn bìm.