ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 16

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

Đệ tử nối pháp: trụ trì Thiền Viện Năng Nhân ở Kính Sơn là Thiền sư Tuệ Nhật Uẩn Văn Kính Dâng.

Phó Kinh Cán thỉnh Sư giảng chung cho đại chúng.

Sư nói: Đạo hữu Kinh Cán và Diệu Hỷ lúc đầu không quen nhau, vì năm ngoái đến Hoành dương, đặc biệt ghe thăm vấn nhau. Vừa gặp nhau lần đầu mà giống như bạn cũ, bởi tin một việc nhân duyên lớn mà đến. Vì sao? Vì há không thấy trong hội Hoa Nghiêm, Bồ-tát Trí Thủ hỏi Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi rằng:

“Thưa Phật tử! Vì sao Bồ-tát không có lỗi ở ba nghiệp thân, miệng, ý?”

Văn-thù đáp: “Do khéo dụng tâm thì được tất cả công đức cao quý”.

Vì nói trong bốn oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm, một trăm bốn mươi đại nguyện gọi đó là thực hành công đức lớn thanh tịnh không trược loạn. Công đức này đều từ Tín địa (Thập tín, Thập địa) mà phát khởi. Vì thế, ngài Văn-thù khắp vì người đã phát lòng tin, không thỉnh bạn.

Dùng bài kệ hỏi Bồ-tát Hiền Thủ rằng: “Nay ta đã vì các Bồ-tát nói Đức Phật thuở xưa tu hạnh thanh tịnh. Nhân giả cũng phải ở trong hội này mà giảng nói công đức cao quý của việc tu hành”.

Bồ-tát Hiền Thủ dùng kệ đáp: “Ở trong đó nói: Dùng oai lực pháp hiện trong thế gian thì được Thập địa, Thập tự tại cũng là nghĩa ban đầu mới phát tâm từ Tín địa mà phát khởi. Sau cùng, Thiện Tài đến trước lầu gác Tỳ-lô, Di-lặc đã nói một trăm hai mươi tâm Bồ-đề cho Thiện Tài nghe cũng là nghĩa nầy, trong đó có một thí dụ: Như sư tử đầu đàn rống lên, sư tử con nghe tiếng này Tăng thêm sự mạnh mẽ, còn những loài thú khác nghe tiếng rống này liền ẩn núp. Phật dụ cho sư tử đầu đàn, tâm Bồ-đề dụ cho tiếng rống. Cũng như vậy, các Bồ-tát nghe thì thêm lớn công đức, người khác nghe thì lui sụt, cũng là nghĩa nầy. Đã có tín căn tức là căn bổn thành Phật, bỗng nhiên tương ứng với hiện hành liền chứng Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Như Đức Thích-ca, ban đầu ở trước núi Chánh giác, ngẩng đầu lên thấy sao mai xuất hiện, bỗng nhiên ngộ đạo, liền khen rằng: “Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ. Như lai, chỉ do vọng tưởng chấp trước mà không chứng được”.

Nghĩa là: trên đến Chư Phật mười phương, dưới đến chúng sanh sáu đường bốn loài bò bay máy cựa, đối chỗ ta ngộ, dùng ấn bình đẳng, một ấn ấn định không hề khác nhau.

Ông hãy xem: Đức Thích-ca vừa ngộ đạo liền thấy được sự rộng lớn như vậy, song sau mới khởi lòng từ, vận lòng bi trong biển sanh tử, không ở bờ này, không ở bờ kia, cũng không trụ giữa dòng mà có khả năng chuyên chở chúng sanh từ bờ này đến bờ kia không đắm chìm giữa dòng sanh tử. Đạo lý nầy không ngoài lòng tin của chính mình. Do đó, Cư sĩ Vô Tận chú thích kinh Hải Nhãn, nêu thuyết Phật thành tựu rằng: Thỉ giác hợp với Bổn giác gọi là Phật. Ông tuy là người thế tục nhưng vừa được căn bổn gọi là Thỉ giác. Từ lúc sao mai mọc khởi lòng tin, bỗng nhiên giác ngộ tự tánh xưa nay là Phật, đại địa hữu tình cũng không khác nhau.

Vô Tận cho rằng Thỉ giác hợp với Bổn giác mới thành Phật. Người tham thiền có thể thông suốt được như vậy rồi song sau thân tâm nghỉ ngơi, biết giữ mặt mũi xưa nay không gần tâm thô. Bậc Thánh xưa được liền đối với chỗ được đó dứt sanh diệt, cũng không trụ tâm vắng lặng, gọi là vắng lặng hiện tiền. Ở chỗ vắng lặng này được hai điều cao siêu:

  1. Trên hợp với Chư Phật trong mười phương, cùng từ lực với Đức Như lai.
  2. Dưới hợp với chúng sanh sáu đường, đồng một bi ngưỡng với chúng sanh.

Như ở trước nói: Vận lòng từ bi cứu khổ các đường ác.

Chúng sanh vì bất giác nên trôi lăn trong sanh tử, bậc tiên giác nếu không có lòng từ bi thì làm sao ở trong giới hạn chúng sanh, không biết rằng ân Phật khó báo đáp.

Đạo hữu Kinh Cán thỉnh ngài Diệu Hỷ giảng chung cho đại chúng, không riêng vì việc nghiên cứu học hỏi, suy tìm sự tu hành mà thôi, cốt yếu cùng với chúng hiện tiền nói một số bệnh thiền. Cho nên Liễu Tử Hậu đã đem giáo nghĩa Thiên thai giảng cho Tư Nam nghe, trong đó nói về bệnh thiền rất nhiều. Nói thật ra, giáo nghĩa của Thiên Thai Trí Giả dùng ba quán không, giả, trung nhiếp tất cả pháp, dạy mọi người

dùng bổn giác tu hành. Còn thiền thì không dùng văn tự, phải ngộ thỉ giác mới được.

Diệu Hỷ năm mười bảy tuổi đã nghi ngờ việc này, tham thiền đúng mười bảy năm mới ngừng nghỉ. Lúc chưa được thường tự suy nghĩ: nay ta đã chừng này tuổi mà không biết khi chưa gá sanh vào cõi Diêmphù-đề này, ta từ đâu đến, trong tâm đen như sơn, không biết chỗ đến. Đã không biết chỗ đến thì sanh đại ngã. Sau một trăm năm khi chết, lại hướng đến chỗ nào mà đi, trong tâm vẫn nương vào chỗ đen tối mênh mang khi xưa, không biết chỗ đi. Đã không biết chỗ đi tức là tử đại, gọi là vô thường mau chóng, sanh tử việc lớn. Như vậy các ngươi, hội chỗ nào, nghi chỗ nào? Hiện tại ngồi đứng, chỗ rõ ràng rành mạch, nói pháp nghe pháp, chủ bạn cùng tham vấn. Diệu Hỷ lóc hai mảnh da, răng bị bể, rốn lồi ra, trong miệng đau đớn. Ở đây nói, nói là tiếng, tiếng này ở, trong đầu lâu của các vị, đầu lâu của các vị cùng ở trong tiếng của Diệu Hỷ. Thế giới này một ngày nào đó hoại diệt rồi, lại hướng đến chỗ nào an trú? Đã không biết chỗ an trú thì gá thân vào thai lừa bụng ngựa cũng không biết, sanh lên cung trời vui vẻ cũng không hay.

(79) Thiền Hòa Tử bình thường trong kinh luận thâu thập được điều căn bản, hỏi người soạn ra cũng không biết.

Sĩ Đại phu học chín bộ kinh, mười bảy sách sử được căn bản, hỏi người biên soạn cũng không biết. Lìa văn tự, bặt dứt suy nghĩ. Hỏi người khác việc trong nhà mình, mười cái thì năm cặp cũng không biết. Việc trong nhà người biết được, hiểu rõ ràng như vậy, tương lai tùy nghiệp thọ báo, cuối cùng chỗ bổn mạng nguyên thần của mình gá vào đâu, có thể không thương xót ư? Do đó, người xưa đến đây như cứu lửa cháy đầu, tìm thầy để giải quyết, cốt yếu được tâm địa khai thông, không nghi sanh tử. Nhưng có người học mới biết, có người sanh ra đã biết.

Người học mới biết, như có vị Tăng hỏi Triệu Châu:

  • “Con mới vào chốn tòng lâm, xin thầy chỉ dạy”.Triệu Châu hỏi: “Ăn cháo chưa?” – Ăn cháo rồi.
  • Rửa bát chưa?

Vị Tăng nghe lời nói của Triệu Châu hoát nhiên đại ngộ, ngay lời nói được dừng nghỉ, liền biết chỗ đi của sanh tử. Diệu Hỷ thường nói không dễ, vì Tăng này có sức mạnh. Triệu Châu đem một trăm hai mươi cân Diêm Tử để trên vai vị Tăng. Vị Tăng này gánh đi một hơi được một trăm hai mươi dặm không nhìn lại. Như đem ngôi vị Phạm Vương trao cho kẻ phàm phu, trong lòng được thỏa thích, phát khởi sức từ, vận dụng nguyện bi. Đây là người do học mà biết.

Người sanh ra đã biết, như Triệu Châu làm Sa-di, cùng thấy bổn sư đi bộ đến chỗ ngài Nam Tuyền. Ngài Nam Tuyền đang nằm nghỉ, thầy bổn sư đảnh lễ trước rồi Triệu Châu mới đảnh lễ.

Ngài Nam Tuyền hỏi: – Vừa rời chỗ nào?

  • Vừa rời Thụy tượng.
  • Có thấy Thụy tượng (điềm lành) chăng?
  • Thụy Tượng thì không thấy, chỉ thấy Như lai ngồi trước mặt.

Ngài Nam Tuyền bèn đứng dậy hỏi:

  • Người là Sa-di có chủ hay Sa-di không chủ?
  • Sa-di có chủ.
  • Chủ ở chỗ nào?
  • Đầu xuân rất lạnh, kính mong tôn thể Hòa thượng được muôn phước.

Ngài Nam Tuyền bèn gọi Duy-na bảo:

“Sắp xếp chỗ nghỉ riêng cho Sa-di”.

Ngày hôm sau, Triệu Châu lại hỏi: Thế nào là Đạo?

  • Nam Tuyền không đánh bằng gậy, không hét, không bàn luận chỗ cao sâu, không nói nghĩa nhiệm mầu, không câu chấp vào kinh, không dẫn luận, không nêu công án của người xưa, không nói sự, không nói lý, chỉ nhìn thẳng Triệu Châu đáp:

“Tâm bình thường là đạo”.

Triệu Châu đã lý hội được tâm bình thường rồi, bèn hỏi:

  • Lại có thể nương vào đó tiến đến chăng?
  • Nghĩ tiến đến là trái.
  • Khi không Nghĩ làm sao biết là Đạo?
  • Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký, nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể nói phải quấy?

Triệu Châu ngay lời nói này được ngộ lý.

Ngài Nam Tuyền nói:

Đạo không thuộc biết và chẳng biết, ngài Khuê Phong gọi đó là Linh Tri; Ngài Hà Trạch gọi đó là Tri, một chữ Tri đó là cánh cửa của những điều nhiệm mầu.

Ngài Hoàng Long Tử Tâm nói: Một chữ Tri là cửa của muôn điều tai họa, phải thấy ngài Khuê Phong, ngài Hà Trạch thì dễ, thấy ngài Tử Tâm thì khó. Đến đây phải vượt khỏi nhãn thức. Nói dường như người được truyền cho người không được.

Do đó, Tiên sư Viên Ngộ nói: Thiền của Triệu Châu chỉ ở ngoài miệng, khó đối phó với người. Như người khác khéo dụng binh mà không mang theo lương thực, dù có nhận lương thực cung cấp, cuối cùng cũng bại trận mà thôi.

Có một vị Tú tài hỏi Triệu Châu:

  • Phật không trái sở nguyện chúng sanh phải chăng?
  • Phải.
  • Con muốn xin cây gậy trong tay Hòa thượng được chăng?
  • Người quân tử không đoạt cái sở thích của người.
  • Con không phải là quân tử.
  • Ta chẳng phải Phật.

Lại có một vị Tăng hỏi Triệu Châu:

  • Thế nào là ý của Tổ sư?

Triệu Châu dập chân xuống giường thiền.

Tăng nói: Không chỉ cái này là đúng chăng?

  • Thì bỏ đi.

Lại có một vị Tăng hỏi ngài Triệu Châu:

  • Các phương đều từ trong miệng nói, Hòa thượng chỉ bày mọi người như thế nào?

Triệu Châu đem gót chân để lên lò lửa chỉ bày.

Tăng nói: Chớ cho là không?

  • Vừa nhận được gót chân của ta.

Lại có một vị Tăng hỏi:

  • Thế nào là Triệu Châu?
  • Cửa Đông, cửa Nam, cửa Tây, cửa Bắc.
  • Con không hỏi cái đó.
  • Ông hỏi cái hào Triệu Châu của ta phải không?

Tăng lại hỏi: Thế nào là đạo?

  • Ở ngoài tường.- Con không hỏi cái đó – Ngươi hỏi đạo gì?
  • Con hỏi Đại đạo.
  • Đại đạo chung cho cả Trường An. Như vậy, không hề được vô sự, không hề được nhiệm mầu, không hề được kỳ lạ, không hề được bình thường, Triệu Châu không ở trong vô sự, không ở chỗ nhiệm mầu, không ở chỗ kỳ lạ, không ở chỗ bình thường, cuối cùng ở chỗ nào?

Người có mắt sẽ phân biệt rõ.

Lão này có lúc nói: Khi chưa xuất gia bị Bồ-đề sai khiến, sau khi xuất gia thì sai khiến được Bồ-đề. Các người bị mười hai giờ sai khiến, ta sai khiến được mười hai giờ.

Lại nói: Một chữ Phật ta không thích nghe, một chữ Phật còn không thích nghe thì đuốc sáng của Đạt-ma là mặt đỏ của Lão. Bồ-tát Thập Địa là gánh phân, Đẳng giác Diệu giác là phá phàm phu, Bồ-tát Niết-bàn là buộc cọc lừa, mười hai phần giáo là mớ giây lau ghẻ. Tứ quả, Tam hiền, Sơ tâm, Thập địa, là quỷ giữ mã xưa. Như vậy, đã không đến được ruộng đất này, sự lý này không hề được. Người học đi nhanh bước dài, liền đem câu thiền cốt yếu chỉ để đối đáp với người. Vả lại, chẳng phải đạo lý này. Do đó trong thất Diệu Hỷ thường hỏi Thiền Hòa Tử, gọi trúc bề thì xúc phạm, không gọi Trúc bề thì trái. Không được nói năng, không được không nói, không được suy lường, không được dự đoán trước, không được giũ tay áo mà đi, tất cả đều không được. Như vậy, liền đoạt mất trúc bề, ta lại cho đoạt mất như vậy. Ta nói nắm tay thì xúc phạm, ta nói không nắm tay thì trái, như vậy làm sao má đoạt được. Lại thỉnh Hòa thượng phóng hạ. Ta lại phóng hạ. Ta nói lộ trụ thì xúc phạm, không nói Lộ trụ thì trái, như vậy làm sao đoạt được. Ta nói núi sông đất đai thì xúc phạm, không nói núi sông đất đai thì trái, như vậy làm sao đoạt được.

Có Trưởng lão Chu Phong nói rằng:

“Ngươi khán thoại đầu trúc bề của Hòa thượng, như tịch thu tài sản của người thì phải bảo người nạp tài vật.

Diệu hỷ nói: Thí dụ này rất hay. Ta thật cần người nạp vật, như vậy không có chỗ xuất ra lại phải giết Tử Lộ đi, hoặc quăng xuống sông, hoặc xô vào lửa, trở mình rồi mới chết, chết rồi ung dung sống lại. Kêu làm Bồ-tát thì vui vẻ, kêu làm giặc thì không ưa, y như trước chỉ là người thời xưa.

Do đó, người xưa nói: Buông tay từ trên vực thẳm thì tự mình phải chịu, sau sống lại không nói dối ông. Đến đây mới khế hợp với lời nói của Trúc bề.

Lại nói kệ:

“Một chữ Phật còn không thích

Sanh tử có gì quan hệ.

Đương cơ gặp mặt khó nhìn nhau.

Nói nghĩa tám chỗ trả về trong Lăng-nghiêm”.

Duyệt Thiền nhân thỉnh Sư giảng chung cho Đại chúng nghe.

Vị Tăng hỏi: Lâm Tế dạy chúng rằng: Có lúc đoạt người không đoạt cảnh, có lúc đoạt cảnh không đoạt người, có lúc đoạt cả người và cảnh, có lúc người và cảnh đều không đoạt.

Thế nào là đoạt người không đoạt cảnh?

Sư nói: “Ngoài Tam thiên thật dối trá”.

Tăng hỏi: Thế nào là đoạt cảnh không đoạt người?

Sư đáp: Nhổ cái nêm nhọn trong mắt ra.

Tăng hỏi: Ngài Lâm Tế nói: Hơi nóng mặt trời phát sanh gấm đẹp, đứa trẻ xõa tóc trắng như tơ, chẳng hay lời đáp của Hòa thượng giống hay khác.

Sư đáp: Ăn phân người là sự ưa thích của loài chó.

Tăng hỏi: Vương đã đi khắp thiên hạ, đem quân trấn giữ ngoài biên giới để trừ giặc như thế nào?

  • Đi đến còn tự mình có thể, mà nay sai Lang Đương.
  • Một con đường vào cửa Niết-bàn của Bạc-già-phạm trong mười phương.

Chẳng hay họ Vương hiện nay sống hay chết?

  • Sống ư? Chết ư?
  • Xưa nay lẽ ra không rơi, rõ ràng trước mắt- Nhổ mũi tên sau ót.
  • Như trong mười hai giờ không nương tựa một vật, người đến, Sư có tiếp không?
  • Cái gì gọi là một vật.
  • Không thể nói lại lời kệ.

Sư nói: ngại che giấu việc giết người. Bèn nói: Chết ư? Sống ư? Chẳng được chẳng mất, không nói không nói, có lý có sự. Nếu hướng đến chỗ có lý có sự thì được vào. Chỉ ở trong giáo thừa lúc hiện lúc biến mất. Nếu ở chỗ chẳng được chẳng mất được vào thì dám bảo đảm trong mười hai giờ không có chỗ an thân lập mạng. Đã chưa có chỗ an thân lập mạng thì không biết chỗ ở của họ Vương, nếu biết được chỗ ở của họ Vương tức là biết chỗ an thân lập mạng của mình.

Lại nói: Nay họ Vương sống hay chết? Hay không sống không chết? Nếu nói không sống thì chết sao? Nếu nói không chết thì sống ra sao? – Nếu nói vừa sống vừa chết lại là lời nói đùa. Nếu nói không sống không chết thì là lời nói trái nhau. Lìa bốn câu dứt trăm phi, ngay đó như hạt ngọc sáng trong lòng bàn tay, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán. Dưới mỗi gót chân đường nhân sạch làu làu, sanh tử như mộng huyễn, như hoa đốm trong hư không, đến đi như mây nổi như trăng đáy nước. Nếu chưa được hoàn toàn, dù như thật thấy thì sanh ngày xưa cũng không hề sanh, diệt ngày nay cũng không hề diệt, cũng là không mộng mà nói mộng. Vì sao?

  • Sanh mà không sanh như hư không trong gương.

Diệt mà không diệt như trăng đáy nước. Chính là chỗ nào? Là chỗ xuất thân của họ Vương. Nếu gửi gắm đi được thì nay họ Vương cùng các người nắm tay vào biển vắng lặng hoàn toàn, hoặc chưa được như vậy thì thời tiết có nóng lạnh sẽ rút ngắn tuổi thọ của ông, có quỷ thần ganh ghét phước của ông.

Lại nói: Đây là lúc sắp lên tòa làm Vương Mẫu, thỉnh ông già Diệu Hỷ nói về ý chỉ sâu xa. Vả lại, pháp làm sao nói, không thấy đạo, pháp cũng không thể thấy, nghe, hay, biết. Nếu trải qua thấy nghe hay biết thì là thấy nghe hay biết chớ chẳng phải cầu pháp. Thấy nghe hay biết đã không thể dùng để vào đạo, thì không thấy, không nghe, không hay, không biết là gì. Hồi lâu, to tiếng nói: Lại là cái gì? Diệu Hỷ ra sức nói, chỉ nói được việc này quyết định không ở trong ngôn ngữ. Do đó, từ trước các vị Thánh thứ lớp xuất hiện ra đời đều dùng phương tiện khéo léo, lo lắng trong lòng chỉ sợ mọi người chấp trên ngôn ngữ. Nếu trên ngôn ngữ thì một đại tạng giáo năm ngàn bốn trăm mười tám quyển nói quyền nói thật, nói có nói không, nói đốn nói tiệm, há chẳng phải ngôn ngữ ư? Vì sao Đạt-ma từ phương Tây đến, chỉ truyền tâm ấn, không lập văn tự, ngôn ngữ, chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, vì sao không nói truyền huyền, truyền diệu, truyền ngôn, truyền ngữ, chỉ cần đương nhân mỗi người ngay đó rõ được bổn tâm của mình, thấy bổn tánh của mình. Sư đã không được mà nói tâm nói tánh thì lộn xộn quá rồi. Cốt yếu là nhổ hết gốc sanh tử, không được ghi nhớ lời nói của ta. Dẫu nhớ được một Đại tạng giáo cũng như dốc bình đổ hết nước ra, gọi là chở phân vào, không nói là chở phân ra, bị những thứ này làm chướng ngại Chánh biến tri của mình, không được hiện tiền, thần thông của mình không thể phát ra, chỉ chạy theo bóng sáng trước mắt. Lý hội thiền, lý hội đạo, lý hội tâm, lý hội tánh, lý hội kỳ lạ, lý hội huyền diệu, giống như quơ cây xuống nước tìm trăng, uống phí tâm thần. Như lai nói những người này thật đáng thương. Người xưa hễ có nói một lời, nửa bài kệ, thì lập một vòng tròn Kim cương không trơn phẳng (tức vòng Kim cương giống như có gai nhọn) bảo ông hãy nuốt vào, bảo ông phải thấu suốt. Nếu anh linh riêng thoát ra ngoài tình trần, vượt ngoài lý tánh thì vòng Kim cương gai góc này là đồ chơi của loài quỷ, là cơm nước của quỷ thần. Bởi một niệm không thể duyên khởi vô sanh, chỉ hướng về tâm ý thức để làm kế sống. Vừa thấy tôn sư thương mến động niệm liền hướng về trong miệng tôn sư đòi hỏi nghĩa huyền, nghĩa diệu, lại bị Tông sư lộn nhào một cái, nguyên thần bổn mạng tự mình y như xưa không biết chỗ ở dưới gót chân đen lay láy, y trước chỉ là thùng sơn, chỉ như đến Thượng tọa hỏi câu: Đoạt người không đoạt cảnh, chỉ biết trên sách vở mà nghĩ tương lai. Đúng như pháp mà đáp cho ông ta, lại lý hội không được. Hỏi một đoạn chưa rõ, lại hỏi một đoạn nữa, như người quê mùa đem truyền miệng khiến cho giống nhau. Nay ta không tiếc lời nói (khẩu nghiệp) vì các người chú giải một thiên:

Ngài Lâm Tế một hôm dạy chúng: Có khi đoạt người không đoạt cảnh; có khi đoạt cảnh không đoạt người, có khi người cảnh cả hai đều đoạt; có khi cả hai người và cảnh đều không đoạt, hội không? Hồi lâu, Sư nhìn hai bên rồi xuống tòa, đó chính là kiếm báu kim cươngVương. Ta hôm qua nói: Đem các chất độc của con rết, rắn độc, bò cạp bỏ vào trong hũ, ông thử đem tay bỏ vào trong đó để lấy một chất không độc ra. Nếu lấy ra được thì không ngại ở sự có chút phần tương ưng. Nếu lấy ra không được thì căn tánh của ông chậm lụt, xưa không lanh lẹ. Ngặt cho Diệu Hỷ không được. Ngài Lâm Tế lúc đó nói mấy câu đùa giỡn, mặt mũi hiện tiền. Từ đây ông không hề thấy được, nếu ông lãnh hội được ý này, sau loạn lạc ba mươi năm, không thiếu tương muối. Trên lầu chuông niệm tán giống như dưới chân giường trồng rau, há ở đây mà mở miệng. Phải biết trong bùn lấy có gai nhọn. Lúc đó, có Khắc Phù Đạo, lý hội được ý của ngài Lâm Tế liền hỏi: “Thế nào là đoạt người không đoạt cảnh?” Ngài Lâm Tế lúc đó không biết trong đó được bao nhiêu lời lẽ rảnh rang rộng dài, được hợp ý liền nói: Sức nói của mặt trời phát sanh gấm đẹp, đứa trẻ xỏa tóc trắng như tơ, các người lại hội gì?

Hai câu: “Sức nóng mặt trời chiếu, Pháp sư gấm đẹp, đứa trẻ xỏa tóc trắng như tơ”. Một câu là tồn cảnh, một câu là đoạt người.

Khắc Phù lại có kệ:

“Đoạt người không đoạt cảnh

Duyên tự mang dối trá”.

Sư nói: Có gì dối trá.

  • Muốn cầu ý chỉ huyền diệu suy lường lại trách cứ gì?
  • Vu khống tội người, viên ngọc sáng rực rỡ, bóng quế ở Tà-bà.
  • Sao không nói sớm, gặp mặt không lầm lẫn. Lại mắc vào lưới.

(1) Sư nói tiếp:

Ô hay dường khúc mới đáng nghe.

Lại bị gió thổi trong điệu riêng.

Bài kệ này đại khái ở nơi “viên ngọc sáng rực rỡ, bóng quế ở Tabà”.

Bởi hai câu này là cảnh.

Người học hỏi không đoạt cảnh, muốn cầu ý chỉ nhiệm mầu suy lường, trở lại trách gì? Đại ý chỉ là không thể suy nghĩ bàn luận mà người lại nghĩ bàn, lại nhìn nhau một lần thôi, liền bị vướng vào lưới ngôn ngữ.

Bài tụng này của Khắc Phù, chuyên nói: Sức nóng mặt trời chiếu phát sanh mầu gấm đẹp. Do đó có câu:

“Viên ngọc sáng rực rỡ

Bóng quế ở Ta-bà”.

Chính là giữ cảnh mà đoạt người. Cho nên nói: “Gặp mặt không lầm lần, trở lại vướng vào lưới” là nghĩa đoạt người. Đề Hồ, thuốc độc dùng một cách, người có mắt mới phân biệt được.

Lại hỏi: Thế nào là đoạt cảnh không đoạt người?

Đáp: Vương Linh đã đi khắp thiên hạ, đem quân trần giữ biên cương, trừ giặc xâm lấn.

Sư nói: Vương Linh đã đi khắp thiên hạ là đoạt cảnh rồi. Dem quân trấn giữ biên cương trừ giặc là giữ người mà không đoạt.

Tụng rằng:

“Đoạt cảnh không đoạt người,

Thường nói chỗ nào chân”.

Sư nói: Cũng cần nhàn rỗi dễ làm đê điều.

Hỏi thiền, thiền là vọng

Xét lý, lý không gần.

Sư nói: có việc tốt chẳng bằng không có.

Trời chiếu ánh sáng lạnh

Núi xa mầu càng mới Sư nói:

“Đứa nghèo nghĩ nợ xưa

Hội thẳng được nhiệm mầu”.

Đây cũng là bụi trong mắt.

Sư nói: Tự đứng lên, tự ngã xuống, ông phải hội hai câu: Trời chiếu ánh sáng lạnh Núi xa mầu càng mới.

Là cảnh, thật hội được nhiệm mầu, cũng là bụi trong mắt, liền đoạt được rồi.

Còn: Người cảnh đều đoạt, người cảnh đều không đoạt, đều là y lời hỏi của người học mà đáp rồi lại hỏi: thế nào là người cảnh đều đoạt?

Đáp: Cùng phần dứt tin, ở riêng một nơi.

Ca-diếp mỉm cười. Hội gì mà sợ người biết, lại hội gì mà ở trong thất thầm truyền trao. Thiền của ta đây bằng lòng cho người nghe, không bằng lòng cho người hội. Như chỗ chú giải về bốn điều cầu lựa chọn trên, như vậy các người đều nghe hội rồi. Ý của ngài Lâm tế quả như vậy ư? Nếu chỉ như vậy thì tông chỉ của Lâm tế hét truyền đến ngày nay. Như vậy các người nghe Diệu Hỷ nói được chỗ ở, toan cho rằng chỉ ở đây. Ta thật hướng về các người nói, đây là lần thứ nhất ác khẩu, nếu ghi một chỉ nguyên dưới gót chân thì đó là căn bản của sanh tử. Như vậy các người ở các nơi học được trong huyền lại huyền, trong diệu lại diệu, đây là phân thiền gì? Một bề chỉ thấy trong đãy da toan cho rằng thật có việc gì, chớ có lầm, các Thượng tọa cần phải tham thiền của Diệu Hỷ, các nơi học đều được. Hướng về thế giới phương khác, trăm người không biết, trăm người không hội, thật là luống tâm. Các vị ấy lúc hội rồi lại nói kệ:

Không Có các Tỳ-kheo sắp vui vẻ,

Vì Mẫu Vương Thị thỉnh giảng rộng.

Diệu Hỷ bèn lên giường khúc lục, lo lắng trong lòng.

Từ trước pháp vốn lìa lời nói, không cần suy nghĩ phân biệt, nói địa ngục và cõi trời, bốn Thánh sáu phàm đều dứt bặt. Dầu có Ma vương làm nạn thì kiếm báu Kim cương sẽ chặt đầu. Họ Vương nuôi con phải tham thiền, chỉ một niệm hằng không diệt, trong khoảng búng ngón tay lần rõ các pháp môn, Thích-ca, Di-lặc đều vượt hơn. Như đem chất độc bôi trên trống, lúc đánh, nghe tiếng đều nhức não, vô biên phiền não đều dứt, nghiệp trước ương họa xưa như nước nóng đổ lên tuyết, một câu cuối cùng là thích nghi, bất động muôn dặm hét một tiếng rồi xuống tòa.