ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 13

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

Đệ tử nối pháp trụ trì thiền viện Năng nhơn, Kính Sơn là Thiền sư Tuệ Nhật Thần Uẩn nghe dâng lên.

Sư đến Vân Phong tham kiến Bồ-đề Hội Thỉnh Phổ Thuyết, hỏi xong bèn nói: “Lão tướng Bồ-đề ngồi bao vây, khi giặc bên ngoài nghe ngựa hí, tấc dao không thí, mật quân ma tan vỡ, trước lướt gió rồi thẳng hạ cờ”. Hang giáo pháp của ngài Tuyết Phong chân thật nghỉ trong đó, mọi người đều có tâm báo ân Phật, ân Tổ, mỗi người đều giữ gìn mưu lược an nước an nhà, trí tuệ như ngài Thu Tử, biện tài như ngài Mãn Từ.

Ngài Vân Môn ngày nay đến chỉ được có phần kết lưỡi. Nhưng Quan không cho việc xe ngựa chung riêng, đã đến nơi đây không thể vô ích, mượn mưu lược oai quang của người chủ, cùng đại chúng đến thời tiết, bèn đứng dậy dộng gậy, nói: Lại gửi gắm đều là gì? Trời cao bầy voi chánh, biển rộng trăm ngàn sông đổ về. Vỗ bàn một tiếng lại nói: đại phàm người tham học, phải giữ được bổn phận mới được, nếu không giữ được bổn phận, chỉ là kẻ đánh mất mình, giống như vừa lên đến tòa hỏi: “Ba tiêu dộng gậy nói: “Bổn phận họ đáp, lại lý hội không được. Như nay mỗi vị các nơi lầm bàn luận nhiều ít, các người học mắt đã không sáng, đưa ra một câu hỏi kẻ trên giường thiền mà toan hợp với lời đúng là đạo, vịn qua cầu gãy, bạn trở về thôn vô minh, nói mỗi câu mỗi câu cách đạo, ta đáp được huyền, đáp được diệu, người học không biết tốt xấu, mừng đến đem trong túi da, đến chỗ thích hợp được mặc, thì lại ấn khả. Tôn Sư không chấp phương tiện, không sắp xếp, không trong sạch, ẩn chứa trong chí khí, khinh bạc người ưa tạo nghiệp địa ngục, ông xem họ thật ngưng nói thiền, đều không tính toán, y cứ vào câu hỏi của người học, ăn nói tự do, lại không ngăn ngại, tự nhiên như gió thổi nước, chỉ vì họ thấy thật nói thật. Như Bồ-tát Phổ Hiền từ tam-muội cõi Phật Hoa Trang Nghiêm xuất định. Bồ-tát Phổ Tuệ như mây đưa ra hai trăm câu hỏi, Bồ-tát Phổ Hiền như bình rót ra hai ngàn lời đáp, không hề suy nghĩ tính toán. Bởi được pháp tự tại, lời nói xứng với pháp tánh. Như người đời nay không hề đích thân chứng ngộ, chỉ lo bàn tính trăm thứ, ngày mai sắp lên tòa, suốt đêm ngủ không được, trên pho sách này nhớ được hai câu, trên pho sách kia nhớ được hai câu, tụ tập đánh hét nói được một ít, như hoa như gấm, bị người mắt sáng coi thường, chỉ thành một trận cười, xin khuyên các vị, Tôn sư mắt sáng khó được gặp gỡ. Đã được gặp rồi, giống như dựa một tòa núi Tu-di. Phải lùi bước, buông bỏ nhiều nhân ngã vô minh từ trước, trên sách vở ghi nhớ học được chút ít, bát để sang một bên, không cần gượng làm chủ tể, giờ khác ngày khác vua Diêm-la đánh mông quỷ, lại là đánh gượng làm chủ tể như thế. Chẳng phải ngài Vân Môn coi thường các vị, chỗ lời nói đây có phần đưa ra trước mắt liền có một ngàn năm trăm vị Thiện tri thức làm chứng cho ông, không hướng về trong đây nói, thì còn hướng về chỗ nào nói? Cho nên việc nầy quyết định không ở trên lời nói, nếu ở trên lời nói, thì một đại Tạng giáo các nhà bác học các vị khắp trong trời đất, chẳng lẽ không nói lại giáo môn Trực chỉ của Đạt-ma từ Tây trúc đến làm gì, rốt ráo chỗ nào là chỗ chỉ thẳng, ông đã khởi tâm tà vạy.

Có vị Tăng hỏi ngài Triệu Châu: “Thế nào là ý của Tổ sư từ phương Tây đến?”

  • Triệu Châu đáp: “Cây bách ở trước sân”.
  • Lại có vị Tăng hỏi ngài Đỗng Sơn: “Thế nào là Phật?”.

Đỗng Sơn đáp: “Ba cân gai”.

  • Có vị Tăng hỏi ngài Vân Môn: “Thế nào là Phật?”- Vân Môn đáp: “Que chùi phân”.

Ông toan đem tâm nương gá, họ chuyển cong vẹo, pháp vốn không cong vẹo, chỉ vì người học dùng tâm cong vẹo mà học. Dầu học được trong cái huyền, lại trong cái huyền diệu lại diệu, rốt cuộc không thể địch nổi sanh tử, chỉ thành trào lưu học nói, vốn là người vô sự, trở lại bị những chất độc trong tâm thức, tạo tác chướng ngại không được tự tại, cho nên giáo pháp Trung đạo không thể thấy nghe, hay biết. Nếu như thực hành thấy nghe hay biết, thì thấy nghe hay biết đây, chẳng phải cầu pháp. Ví như có người hỏi đường trong thành đi từ chỗ nào, người chỉ nói rằng: “Từ trong đây đi”, nghe nói đi liền, đã sai rồi, đây toan tính như thế nào, tri kiến giải hội do suy nên bị mất huyền diệu, tâm thị phi chẳng bỏ, ông phải chân thật tham cứu, nhưng tất cả phải buông bỏ, giống như người chết, trăm điều không biết, trăm điều không hiểu, đột nhiên đến chỗ không biết không hiểu, được một đây ông phá, Phật cũng không làm sao được. Chẳng nghe người xưa nói: “Vách núi buông tay tự mình gánh chịu, sống lại tuyệt đối không được khinh ông hay sao?”. Các vị đã đến Vân Môn tham thiền, thì đều không phải là dễ dàng. Đây là Tông sư mắt sáng, đáng để nương gá, hoặc là ngài Chân Hiết khuyên người phát tâm Bồ-đề, sanh tâm bài bác chê bai rằng: “Đã xưng là Thiền sư, tự mình có việc bổn phận của tông môn, chỉ lo mệt nhọc, lại giống như tọa chủ. Ta lại hỏi ông, cái gì là việc bổn phận, khổ thay? Tự mình đã không thể làm lành, lại cười người khác làm lành, nhân ngã sanh diệt, ganh ghét như thế không trừ, tự cho đó là đúng, Thiện tri thức đã không khuyên người phát tâm Bồ-đề, không thể dạy người đi giết phóng lửa, đây là trên giường khắc gỗ cong, chẳng phải là chỗ của ông đánh dẹp danh lợi, ganh ghét sanh diệt. Dùng mắt đạo quán sát, như vạc sôi lò than rừng kiếm núi đao, đồng kích động trống pháp, các vị trời, rồng, thần đều nhóm họp, mắt đạo không sáng, các trời, rồng, thần thấy miệng ông phun ra khói đen, đâu không sợ sệt, thà không thấy giáo pháp Trung đạo, chưa được cho là được, là Tăng thượng mạn, chê bai bậc đại trí tuệ, không chịu sám hối, thí như người nghèo tự dối xưng là Đế vương tự chuốc lấy tru diệt, huống lại là bậc Pháp Vương, tại sao dối trộm, nhân địa không chân, vời lấy quả báo quanh co, phải là chân thật mới được.

Hễ là người xưng Thiện tri thức: Dẫn dắt tất cả chúng sanh, khiến họ thấy Phật tánh, phải nên quán sát căn cơ lập giáo, cho thuốc đúng bịnh, không thể nói với ba loại người trong thôn xóm: “Sáng dộng gậy đến Tây lai, chiều trở về Đông độ, trên cây quạt nhảy đến tầng trời ba mươi ba, ở trong lỗ mũi trời Đế-thích, cá chép biển Đông đánh một cái giống như bồn đổ. Tuy là bổn phận nói năng, dạy họ như thế nào để hội lý, ông lão Thiền Hòa Tử này tìm kẻ hở của họ không được, huống chi người thế tục thân ở trong lưới trần, hiện hành vô minh. Nếu không có phương tiện thiện khéo léo dẫn dắt để họ thuần thục, thì làm sao lãnh hội được hiểu được, ý đây đều phải bỏ, từ một đến hai mươi lộ trình đến nhà còn xa. Một người vào trong xã phát tâm chuyển hóa nhiều người làm lành, đâu không có lợi ích, đây là việc bổn phận của Thiện tri thức làm, đâu phải là gượng làm.

() Ngài Vân Môn hạ này ở trong nhân rộng, khai mở đèn tâm, thật, tùy nhà giàu nghèo, nói những thô thiền, trong nhà người học hỏi một câu, như không suy nghĩ tính toán, tánh thiên chân tự nhiên nói được một câu, nếu lại ép buộc một câu, toan bàn không ra, một gậy chẻ xương, không có sự trơn láng khác, bỗng nhiên đánh một cái nửa cái, lại dạy lên Tuyết Phong, đến Đại Lô Bị, việc đồng một nhà, sớm đến ngài Chân Hiết nêu việc, Đức Thế tôn vào đại thành Xá-vệ khất thực, ăn cơm xong thâu y bát, rửa chân trải tòa mà ngồi. Ngài Tu-bồ-đề thưa rằng: “Ít có! Bạch Đức Thế tôn”. Chân Hiết thưa: Đức Thích-ca may mắn tự mình đáng thương được, ngài Tu-bồ-đề bước ra nói ít có “ngay nơi đó băng tiêu ngói bể, khen đại chúng Đức Thích-ca không hề nói một chữ, ngài Tu-bồ-đề thấy cái gì mà liền nói ít có”, các ông phải hiểu. Nhưng về ngài Chân Hiết, “chỗ băng tiêu ngói bể” thì hiểu, bỗng nhiên khám phá được, việc tham học một đời đã xong, chỉ như ngài Chân Hiết, tầm thường thấy người học, phần nhiều nhận gương hiểu biết, cầu tri kiến tìm giải hội, không có lúc dừng nghỉ, không được tự mình dạy người hướng ra bên ngoài gánh vác, y cứ vào thật mà bàn luận, một câu nầy đã là nhiều rồi. Đây là một thời kỳ phương tiện, như ngón tay và mặt trăng chỉ bày cho người, cần phải nhìn thấy mặt trăng, không nhận đầu ngón tay. Như ngày nay nhận lầm, đâu từng hội giải phương tiện. Đã không biết lời nói phương tiện, lại cái tòa trong bụng của Đức Phật Nhiên Đăng, dưới núi Hắc trong hang quỷ ngồi bất động, được xương mông sanh chai, nằm mộng thấy nước trong miệng vẫy đất y trong bụng mầu đen dằng dặc ở trước.

Đêm nay Vân Môn nói chuyện trước chúng trời, người cùng các bậc Thánh, mỗi người tự nhớ lấy, nói nhiều cách đạo càng xa, vừa đến ngài Chân Hiết có một đoạn công án chưa hiểu, Vân Môn vì họ mở gút cho.

Xưa, có một Lão Túc hỏi ngài Lâm Tế: “Vừa mới gặp nhau đề khởi tọa cụ rằng: “Lễ bái là phải, hay không lễ bái là phải”. Ngài Lâm

Tế hét, Lão túc liền lễ bái.”

  • Lâm Tế nói: “Đây là giặc”.
  • Lão Túc nói: “Giặc giặc liền đi ra”.
  • Lâm Tế nói: “Chớ nói vô sự là tốt”. Vị Thủ tọa đứng hầu kế bên.
  • Lâm Tế nói: “Lại có lỗi hay không”.
  • Thủ tọa nói: “Có”.
  • Lâm Tế hỏi: “Khách có lỗi, hay chủ có lỗi?”- Thủ tọa nói: “Cả hai đều có lỗi”. – Lâm Tế nói: “Lỗi ở chỗ nào” – Thủ tọa liền bước ra.
  • Lâm Tế nói: “Chớ nói vô sự là tốt”.
  • Sư nói Lâm Tế trong tối đã thua một thẻ, lại đến trong sáng được một lần, tuy nhiên có thua có được, có sáng có tối, ngặt vì kẻ bàng quan xấu xa.

Lại nói: Ai là kẻ bàng quan? Giây lâu Sư nói: “Nếu đến các nơi, không được nêu lầm”.

Đại sư Định Quang thỉnh Sư giảng chung cho mọi người.

Có vị Tăng hỏi: một pháp nếu có, thì Tỳ-lô rơi vào phàm phu, muôn pháp nếu không, thì Phổ Hiền mất cảnh giới kia, cách đây hai đường, thỉnh Sư nói mau.

Sư nói: “Quạ rùa lột xác bay lên trời”, nói tiếp: “Thân thiết đã nhờ Sư chỉ bày, một câu không có tư lợi hữu tình”.

Sư nói: “Sống thế nào là chỗ thân thiết”. Vị Tăng nói: “Đêm qua thanh phong sanh bát cực, sáng nay dòng nước tràn trước khe”. Sư nói: “Cho đến bất luận về lỗi”. Tăng nói: “Chư Phật vốn không hề ra đời, cũng lại không có nhập Niết-bàn, do nguyện lực rộng lớn vốn tự tại, thị hiện vô biên pháp ít có, pháp đây không thể dùng suy nghĩ tâm sở hành, tức chẳng phải pháp ít có, đã chẳng phải pháp ít có, pháp đây chẳng thật cũng chẳng hư, đã chẳng thật hư, nói là có cũng không được, nói là không cũng chẳng được, nói là vừa có vừa không cũng chẳng được, nói là chẳng phải không chẳng phải chẳng không cũng chẳng được, nói là chẳng phải không chẳng phải chẳng không cũng chẳng được. Chẳng thấy hay sao? Vừa rồi thiền khách hỏi: một pháp nếu có, Tỳ-lô rơi vào phàm phu, muôn pháp nếu không thì Phổ Hiền mất cảnh giới kia, cách đây hai đường, thỉnh Sư nói mau. Vân Môn đáp rằng: “Lột lúa quạ rùa bay lên trời, các người làm sao phân biệt rõ, là có hay không? Là hư hay thật? Thử khám phá ra, nếu không, lại dẫn vài dây sắn bìm, cho nên trước Thánh đạo, có khi trước chiếu sau dụng, có lúc trước dụng sau chiếu, có lúc chiếu dụng đồng thời, có lúc chiếu dụng không đồng thời. Nếu là trước chiếu sau dụng, thì mắt của mọi người mù, nếu là trước dụng sau chiếu, thì mắt của mọi người sáng. Nếu vừa chiếu vừa dụng đồng thời, thì nửa mùa nửa sáng. Nếu cũng chiếu dụng đồng thời, thì toàn sáng toàn mù, bốn thứ nầy thì nói, có một cái thì có khách không có chủ, có một cái thì có chủ không khách, có một cái thì khách chủ đều không, có một cái thì hoàn toàn có đủ khách chủ. Tức nay trong chúng, hoặc có kẻ không chịu người dối đến nói: “Trong đây cái gì còn, nói có nói không, nói hư nói thật, nói chiếu nói dụng, nói khách nói chủ, túm ngực áo ném xuống giường thiền, đập một cái tan nát, cũng quái lạ họ không được, lại có người như thế. Nếu không, thì cái muỗng trong tay Vân Môn, buông đi nắm ở nói có nói không, nói hư nói thật, nói chiếu nói dụng, nói khách nói chủ, đều do trong đây, lại nói tức nay bỏ đi thì tốt”. Giây lâu nói: “Mắt người sáng, mắt người mù, một tay đẩy, một tay kéo, chẳng phải ba yếu ba huyền, cũng chẳng phải bốn thứ liệu giản, rốt cuộc là gì?” Đưa phất trần lên nói: “Côn cầu của Tuyết Phong, gánh bản của Mục Châu”. Lại nói: Các người đều nói: “Đến đây tham thiền, ta lại hỏi ông: “Thiền làm sao để tham, đã là vô thường mau chóng sanh tử việc lớn, chẳng phải chuyện trẻ con hay sao?” Mà đời nay mỗi người đều nói: “Tôi sợ chết mà tham thiền, tham tới tham lui, ngày tháng lâu dài, đánh vào trong hang sắn bìm, chỉ được một trận dối trá, đối với tự mình phần trên thêm được những thứ bừa bãi, lại không bằng khi chưa vào chúng, không cho là nhiều việc, đây là do trên ngọn một phen lầm, không gặp người tốt, thay nhau làm như xưa, cho đến như thế. Gần đây Phật pháp đáng thương, ma mạnh pháp yếu, người tu thiền, mỗi người có một bụng thiền, đến chỗ đánh trăm cỏ giống nhau, con lừa già được dừng nghỉ, bình thường đến các ông nói: “Tổ sư từ phương Tây đến, chỉ là người chứng minh, cũng không có đạo thiền để truyền cho người. Nếu có đạo thiền để truyền, thì mỗi người tự truyền cho cha mẹ, truyền cho sáu thân quyến thuộc đi. Đã không thể truyền thì phải ngay nơi mỗi người tự ngộ mới được, ông khởi tâm cầu ngộ, đã lầm rồi, huống gì biết nhiều hiểu nhiều, lung tâm hiểu loạn.

() Không thấy Hòa thượng Hương Nghiêm ở trong hội của ngài Bá Trượng, rất thông minh lanh lợi, mấy năm tham thiền không được, chỉ vì biết nhiều hiểu nhiều. Ngài Bà Trượng sau chuyển hóa đến ngài Quy Sơn. Quy Sơn nói: “Ta nghe ông ở chỗ Tiên sư Bá Trượng, hỏi một đáp mười, hỏi mười đáp trăm, đây là ông thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng, là cội gốc sanh tử, khi cha mẹ chưa sanh, thử nói một câu xem. Hương Nghiêm bị ngài Quy Sơn hỏi một phen, mãi bị hoang mang, về lại trong liêu đem những văn tự thường ngày xem qua từ đâu xét lỗi, muốn tìm một câu mới đối đáp được, ý không thể được, bèn tự than rằng: “Bánh vẽ không thể đỡ đói”. Thường thượng đường, xin ngài Quy Sơn nói rõ, Quy Sơn nói: “Nếu ta nói giống ông, về sau ông sẽ mắng ta, ta nói là ta nói, không hề có quan hệ đến việc của ông”.

Hương Nghiêm vì sao không được, trong bụng chỉ lo buồn, lại lấy làm lạ Quy Sơn không nóu rõ cho họ nghe, bèn đem văn tự ngày trước nhóm lại, dùng lửa đốt, rồi nói: “Thôi thôi, đời này không học Phật pháp, lại làm cơm cháo cho chúng Tăng lâu dài, được khỏi mệt nhọc tâm thần, từ một đời này buông xuống, thiền cũng không suy nghĩ, đạo cũng không suy nghĩ, thiện cũng không suy nghĩ, ác cũng không suy nghĩ, khi cha mẹ chưa sanh cũng không suy nghĩ, ngay đời nay cũng không suy nghĩ, Lăng-già bốn quyển tất cả buông bỏ”. Lại từ biệt ngài Quy Sơn qua Nam dương thăm viếng di tích của Tuệ Trung Quốc Sư, dừng nghỉ ở am Trác. Một hôm, trừ bỏ cỏ cây, do gió thổi bay ngói gạch, bỗng nhiên va vào một cây trúc nghe một tiếng cắc, bất giác đánh vào lỗ mũi khi cha mẹ chưa sanh, ngay lúc đó như bịnh gặp thầy thuốc, như tối được đèn, như nghèo được của báu, như con gặp mẹ, vui mừng khôn cùng, bèn tắm gội đốt hương, từ xa hướng về lạy ngài Quy Sơn than rằng: “Hòa thượng đại bi, ân đức còn hơn cha mẹ, đương thời nếu vì con nói rõ, thì đâu có việc ngày này, bèn có bài tụng:

“Một cái đánh quên sở tri

Ông xem người khác được

Phát ngôn tự là khác nhau

Ban đầu nghe chạm trúc thành tiếng

Bỗng nhiên đại ngộ

Tâm sở ngộ liền dứt tiêu tan”.

Như ngài Di-lặc búng ngón tay, cửa lầu gác liền mở, sai ngài Thiện Tài vào, Thiện Tài tâm vui mừng, vào rồi lại đóng, lại là đạo lý nầy, chỗ ngộ của ngài Hương Nghiêm đã bặt tin tức. Khi cha mẹ chưa sanh việc đã hiện tiền, vừa làm bài tụng đã là việc của người hữu vi, ở sau chú giải rằng: “Lại không nhờ sửa sang, thay đổi con đường xưa, không rơi vào cơ im lặng, khắp nơi không dấu vết, oai nghi ngoài thanh sắc, người ở các nơi đạt đạo, đều nói căn cơ thượng thượng, phần nhiều thấy Thiền Hòa Tử, thích đi đến chỗ hỏi Trưởng lão, nhà của Trưởng lão không có cửa, lại vì người khác giải thích: “Ông sợ ngài Hương Nghiêm nói chưa được rõ ràng, nên lại phải chú giải”.

Lại có một bọn người cũng nói: “do chạm vật thành tiếng, có chỗ ngộ, hoặc hỏi họ ông thử nói xem, lại chạm vật thành tiếng rằng: “Nhiều ít rõ ràng, có cái gì giao thiệp, rất giống cách giày mà gãi ngứa”, làm sao được cuộc sống vui lại không thấy.

Thuở xưa, Hòa thượng Câu-Chi khi ở trong am, do có một vị Ni đến, đi xung quanh giường giây của Ngài một vòng rồi nói: “Nói được thì cởi nón, ngài Câu-Chi ngay đó nói không được, vị ni phất tay áo bỏ đi”.

  • Hòa thượng Câu-Chi hỏi: Sao không ở lại.
  • Ni đáp: Nói được thì ở.
  • Câu-Chi không nói được.

Khi vị Ni đi rồi, ngài Câu-chi tự than rằng: “Ta tuy là bậc Trượng phu, lại không bằng phụ nữ, lại muốn đốt am xuống núi”. Bỗng nhiên tôi nằm mộng thấy vị thần bảo rằng: “Hòa thượng không nên xuống núi. Hãy đợi, sẽ có nhục thân Đại sĩ đến nói pháp cho Hòa thượng”.

Qua mấy ngày quả nhiên thấy Hòa thượng Thiên Long đến, Hòa thượng Câu-chi bèn nêu câu nói giống như trước.

Hòa thượng Thiên Long nói: “Ông hỏi ta, ta cho ông nghe”.

  • Hòa thượng Câu-chi hỏi: “Nói được thì bỏ mũ”.
  • Hòa thượng Thiên Long bèn dựng lên một ngón tay. Ngài CâuChi bỗng nhiên đại ngộ. Về sau, hễ có ai hỏi gì, Câu-chi chỉ đưa một ngón tay, Ngài thường nói: “Ta được thiền một ngón tay của Hòa thượng Thiên Long, một đời thọ dùng cũng không hết”.

Hòa thượng Lang Da Giác, thường có bài tụng rằng: “Câu-Chi một ngón tay dạy ông biết, buổi sáng diều hâu bay lên trời. Nếu không đưa ra cái đảnh nhổ lực núi, ngựa chạy ngàn dặm không dễ gì cỡi”. Ông xem một bài tụng nầy, lại hiểu được thiền một ngón tay nầy rõ ràng, làm sao học được? Cạnh ngài Câu-chi có Đồng tử cùng đến, thường thấy người hỏi việc Hòa thượng, cũng bắt chước đưa ngón tay để đối. Có người cho rằng ngài Câu-Chi nói: “Vị Đồng tử nầy của Hòa thượng là vì hiểu Phật pháp hay sao?” Hễ có người hỏi đồng tử, thì đồng tử đều như Hòa thượng đưa ngón tay. Ngài Câu Chi nghe được. Một hôm, đem giấu một con dao trong tay áo, kêu Đồng Tử đến gần nói rằng: nghe nói ông cũng hiểu Phật pháp, phải chăng? Đồng tử nói: Phải.

Hòa thượng Câu-chi nói: “Thế nào là Phật”, Đồng Tử đưa một ngón tay, bị ngài Câu Chi nắm lấy, dùng dao chặt đứt, Đồng tử kêu la bỏ chạy, ngài Câu-Chi bèn kêu Đồng tử, Đồng tử quay đầu lại, CâuChi nói: “Thế nào là Phật”, Đồng tử bất giác đưa ngón tay ra, không thấy đầu ngón tay, bỗng nhiên đại ngộ. Kỳ lạ thay! Tin hiểu Phật pháp không thể truyền, không thể học. Ngài Câu-Chi được chỗ không ở trên đầu ngón tay. Chỗ ngộ của ngài Hương Nghiêm không ở bên tiếng chạm cây trúc là đạo, lại ở chỗ nào? Một thời nói xong, các người cũng hiểu như thế, việc nầy chẳng phải khó, chẳng phải dễ, nhưng sai mảy may đi ngàn dặm, xin khuyên các vị, lùi bước tự xem, tất cả sẵn đủ, lại ngay đó lãnh hội, không dùng phí sức, ông toan khởi động một mảy lông, lại là ngàn muôn dặm, không có liên quan. Các người đã ở trong đây, phải sanh tâm hổ thẹn, không được bỏ qua thời gian dễ dàng. Nếu không giữ lời nói thành thật, đối với Bát-nhã, dùng cái gì làm tin cho người. Không thấy Thiền sư Phần Dương Vô Nghiệp nói hay sao? “Xem bậc Đạo nhân người xưa kia, sau khi đắc ý, thì hang đá am tranh, cho đến trong chỗ chặt chân, nấu cơm ăn, trải qua hai, ba mươi năm, danh lợi không bận lòng, tài sản vật báu không còn nhớ nghĩ, quên hết nhân thế, () ẩn tích trong núi rừng, nhà vua mời mà Ngài không đến, chư hầu thỉnh mà Ngài không đi, đâu đồng với bọn ta tham danh ưa lợi chìm ngập đường đời, như người bị thua bại có chút mong cầu mà quên đại quả, đốt cháy huynh đệ lúc đó đã nói lời như thế, lại dạy họ thấy việc làm của chúng ta như ngày nay, quá hổ thẹn hoảng sợ giết người, anh em, thời gian đáng tiếc, thời gian không đợi người, mỗi người hãy tự lo tinh thần cho thấu suốt, cũng không luống uổng được Phật che chở, cũng không cô phụ chí bình sanh học đạo, ngày thành đạo Thượng tòa tự đến Tuyết Phong, ba lần xin vào thất nói: “Mãi bị vô thường mau chóng, sanh tử là việc lớn, việc mình chưa rõ, xin Ngài mở bày”. Nhân đó nêu việc của ngài Mã Tổ: chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, dạy hắn khán, lại cùng Hòa thượng chú giải một bài, không được làm hội đạo lý, không được làm hội vô sự, không được làm hội tiếng đá lửa, tia chớp ánh loé, không được biết trước về hạ ý căn, không được nêu về chỗ lãnh hội, chẳng phải tâm không phải Phật chẳng phải vật, phải làm như thế, hắn bèn nghi chấp, lại không dám mở miệng, ngày nay lại đốt hương lễ bái rằng:

“Đạo mầu học Bát-nhã

Phần nhiều có ma chướng

Muốn thỉnh chiều nay đối trước chúng trời người.

Nêu bày Bát-nhã để nương sám hối.

Nguyện tất cả hữu tình trong pháp giới đều được đốn ngộ Bát-nhã sâu xa.

Đồng báo ân Phật”.

Ngài Vân Môn nói: “Bậc Thánh xưa nói: “Tâm sợ khó sanh, tâm lành khó phát, tự chưa được độ”, mà trước độ người là Bồ-tát phát tâm, đã biết tội sợ, hồi tâm hướng đạo, đây cũng ít có, bèn theo lời thỉnh kia, vì hắn sám hối, lại tội tánh không ở trong, ngoài, chặng giữa, thì sám hối cái gì? Nhưng chẳng có bậc Thánh có tội, cũng chẳng có phàm phu nào không có tội. Phàm phu tạo tội, đều từ tâm vọng tưởng khởi, đều không có thật thể, tuy không có thật thể, nhưng khi thọ báo cũng phải vong thọ, như bóng theo hình, không thể trốn tránh, tuy thọ nhận quả báo, cũng không có thật thể, cho nên nói, nếu tội tánh có tự thể, thì cùng tận thế giới hư không không thể dung thọ. Vì sao? Vì phàm phu gây ra tội nhiều, nay nói Thượng tọa khởi một tâm niệm, muốn đến Phật quả Vô thượng Bồ-đề. Tâm nầy một phen phát thì tội đã gây ra cỏ khô chất cao giống núi Tu-di, tâm đã phát như hột cải cho vào lửa, thảy đều đốt hết không còn sót, lại tin được như thế. Một tâm niệm nầy đã phát, đương thời thành Phật đã xong, tột mé đời vị lai không bao giờ lui sụt. Lấy gì làm kinh nghiệm, không thấy trong giáo trời Đế-thích bạch Bồ-tát Pháp Tuệ rằng: “Thưa Phật Tử, Bồ-tát khi mới phát tâm Bồ-đề, công đức có được bao nhiêu”.

Bồ-tát Pháp Tuệ nói: “Nghĩa nầy rất sâu, khó nói khó biết, khó phân biệt, khó tin hiểu, khó chứng, khó thực hành, khó thông đạt, khó tư duy, khó độ lượng, khó đi vào”. Tuy nhiên, ta nương nhờ năng lực oai thần của Phật, mà nói cho ông nghe: dù cho có người, dùng tất cả nhạc cụ, cúng dường chỗ nào có chúng sanh trong A-Tăng-kỳ thế giới ở phương Đông, trải qua một kiếp, rồi sau đó họ giữ gìn năm giới, phương Nam Tây Bắc bốn duy, trên, dưới, cũng giống như vậy. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người nầy có nhiều chăng?

Trời Đế-thích nói: Công đức của người nầy chỉ có Phật mới biết, còn tất cả người khác không biết.

Bồ-tát Pháp Tuệ nói: Công đức vủa người nầy, so với công đức mới phát tâm của Bồ-tát, trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, như vậy ức phần trăm ức phần ngàn ức phần trăm ngàn ức phần, cho đến A-Tăng-kỳ phần, vô số vô lượng vô biên không thể nói phần, không thể nói không thể nói phần, cũng không bằng một, thứ lớp dẫn dắt chúng sanh, bờ mé dục lạc các căn khác nhau, từ mười đến trăm, từ trăm đến ngàn, từ ngàn đến muôn, từ muôn đến ức, từ ức đến không thể nói không thể nói A-Tăngkỳ số chúng sanh, đều khiến họ giữ năm giới mười điều lành, cho đến người thứ hai lại hơn số người trước lần lượt đến trăm người, số một người hơn một người, đều khiến họ chứng quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-phật, công đức có được so với công đức mới phát tâm của Bồ-tát, trăm phần không bằng một, cho đến không thể nói toán số thí dụ cũng không thể bằng. Vì hết những thí dụ kia không có chỗ nào so lường được với một tâm niệm nầy, cùng với chư Phật ba đời bình đẳng không hai không khác.

Tiếng Phạm là Sám-ma, Hán dịch là Hối quá. Nghĩa là dứt tâm nối nhau, một phen sám hối không bao giờ tạo trở lại. Tâm nầy một phen phát khởi thì không bao giờ lui sụt. Nếu ngay đó vô tâm, thì công đức mới phát tâm, so với công đức vô tâm, trăm phần ngàn phần trăm ngàn phần, trăm ngàn muôn ức phần, cho đến tính số thí dụ không thể nói không thể nói A-Tăng-kỳ phần, cũng không bằng một.

Vì sao? Vì khi mới phát tâm, bình đẳng với ba đời Chư Phật, tâm

nầy còn không có Chư Phật ba đời dò dẫm đến nơi, cho nên công đức một niệm vô tâm, lại không có chỗ suy lường. Nếu thế thì không sống cũng không chết, không Thánh cũng không phàm, không nhân cũng không ngã, không Phật cũng không pháp. Nếu thấy được như vậy, là sám hối chân thật. Nói Thượng tọa đã có chí khí Đại trượng phu, quyết định phải tham thiền, nhưng phải là khoát nhiên đại ngộ, ngay đó vô tâm, mới được an vui. Nếu không ngộ, chỉ là miệng nói được mấy cái vô vô, lại đưa ra mấy chỗ không của người xưa nói, lầm chứng cứ rồi lại nói: “Ta được nghỉ ngơi”, ta lại hỏi ông lại nghỉ được chưa? Chính là đem tâm vô tâm, nếu đem tâm bỏ vô tâm, tâm lại thành hữu, như thế nào kiên quyết không được, bậc Thánh xưa quở trách vì rơi vào ngoại đạo không ngơ, hồn người chết không tản mát, chê bai Đại Bát-nhã, không chịu sám hối. Tuy là nhân lành mà vời lấy quả ác, kiến giải như thế, như đạp gai tre lau sậy, đánh giết trăm ngàn muôn thú, rất có tội lỗi, lo chấp như thế còn có một bụng nghi. Nếu tự mình không nghi, mới có phương tiện, quyết nghi cho người khác. Nếu tự mình có nghi, thì làm sao trừ được nghi cho người, muốn trừ được nghi cho người, lại cùng người thêm một lớp nghi. Có chỗ nói mắt ta vốn chân chánh, vì Sư nên tà, các người phải biết tự mình không nghi mới có khả năng trừ nghi cho người.

Thuở xưa, Đức Thế tôn ở trong hội Linh Sơn nói pháp, có năm trăm vị tỳ-kheo đắc định Từ thiền, đủ năm thứ thần thông, nhưng chưa được Pháp nhẫn, dùng túc mạng trì thông mỗi người tự thấy đời quá khứ, giết cha hại mẹ và các tội trọng, ở trong tự tâm mỗi người hoài nghi.

() Đối với pháp sâu xa không thể chứng nhập, lúc này ngài Văn-thù biết chúng nghi sợ, bèn nương thần lực Phật, tay cầm gươm bén, ép bức Như Lai. Đức Thế tôn bèn bảo ngài Văn-thù rằng: “Thôi thôi, không nên gây tội nghịch, không được hại ta, ta sẽ bị hại”. Nầy Văn-thù-sư-lợi: “Ông từ xưa đến nay, không có ngã nhân, chỉ do nội tâm thấy có ngã nhân, khi nội tâm khởi thì ta sẽ bị hại, tức gọi là hại, thế là năm trăm Tỳ-kheo tự ngộ bổn tâm như mộng như huyễn, ở trong mộng huyễn không có ngã nhân. Cho đến có thể sanh chỗ cha mẹ sanh bấy giờ năm trăm vị Tỳ-kheo, đồng tiếng nói kệ khen ngài Văn-thù rằng:

“Văn-thù bậc đại trí

Thâm đạt được nguồn pháp

Tự tay cầm kiếm bén

Ép bức thân Như lai

Như kiếm, Phật cũng vậy

Một tướng không có hai

Vô tướng vô sở sinh

Trong đây giết cái gì?”

Nầy đại chúng! Văn-thù tuy vì chúng quyết nghi, phí lực không ít. Vân Môn ngày nay vì Đạo Thượng tọa mà quyết nghi, lại không dùng kiếm bén, chỉ có cái chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, nếu ở trong đây giải bỏ nghi tình, thì đi khắp thiên hạ. Nếu không được như vậy, thì cho chú giải lại, một dao chặt đứt đường sanh tử, khai mở đảnh môn chánh nhãn, vô biên nghiệp chướng đều tiêu hết, rốt cuộc như thế nào? Hàn Sơn Thập Đắc ở Thiên thai, dùng cây phất trần đánh dưới giường thiền một cái, hét một tiếng, xuống tòa.

Đại Tuệ Phổ Giác Thiền sư giảng chung cho đại chúng.