ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 06

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

Đệ tử nối pháp Thiền sư Tuệ Nhật, trụ trì Thiền viện Năng nhân ở Kính sơn là Uẩn Văn kính dâng.

Ngày 10 tháng giêng niên hiệu Thiệu Hưng thứ 2, sư nhận lời thỉnh đến trụ Thiền tự Quảng lợi ở núi A-dục Vương thuộc Minh châu. Mong được tạ ân. Sư đưa sắc chỉ, giải thích rộng cho đại chúng. Đạt-ma không đến Đông độ, Nhị Tổ không ở Tây thiên. Ánh thường quang của mọi người đều hiện tiền, mỗi người đều là vách đứng cao muôn trượng. Hãy nói: Từ đâu đến? Nếu biết được chỗ đến thì thọ dụng vô cùng. Nếu không đúng thì lại thỉnh ngài Duy-ma nói cho thật rõ ràng, cũng để mọi người hiểu được lời nói. Sư niêm hương chúc Thánh rồi lên tòa bảo:

– Vượng khí mới ở trước Thiện pháp đường, sách trời đến từ chin lớp thành chỉ dựa vào một câu nói vô tư. Thượng chúc bệ hạ thọ ức muôn xuân.

Ngày 2 tháng 2, sư ở Cảnh đức Linh ẩn thuộc phủ Lâm an khai đường, đưa tờ sớ lean, dạy chúng rằng: Đây là ông già Thích-ca trong bốn mươi chín năm nói pháp, hơn ba trăm sáu mươi hội nói không hết. Trọn tất cả ở trong nay đâu còn vướng vào văn tự. Hai tay gửi gắm Kính Sơn. Sơn Tăng đã trình bày nghĩa mầu rõ ràng. Cứ giải thích như thế. Nếu phô diễn được ân vua, ân Phật thì nhất thời đã báo đáp nay đủ. Có lẽ không như vậy nên xin trình bày rõ ràng. Sư đối trước chúng đọc sơ. Đọc sớ rồi sư chỉ pháp tòa bảo: Trên đỉnh Tỳ-lô mọi người đều có chí đi trên đỉnh Tỳ-lô.

Hỏi: Ở ngã tư có mười con đường không biết đi con đường nào? Mọi người phải biết đầu đường? Im lặng hồi lâu sư bảo khán! Rồi liền lean tòa niêm hương, chúc Thánh. Lại niêm hương rằng: Kính can dâng nén hương này. Ở cung trời Đâu-suất thì gọi là Tiên-đà-bà, ở cung trời Thiện biến hóa thì gọi là Đoạt ý, ở bên ao A-na-bà-đạt-đa thì gọi là Liên Hoa Tạng. Hãy nói, ở trong tay Kính Sơn gọi là gì?

Im lặng hồi lâu, sư đáp: Chẳng những lão Viên Ngộ mà người

xem thì có phần liền gặp chư Phật ba đời ra đời, chẳng dám chính mắt liếc nhìn. Sư liền đốt hương đến tòa Hòa thượng Linh Ẩn đánh bạch chùy bảo:

– Những vị tài giỏi trong chúng hội nên quán nghĩa Đệ nhất.

Sư bảo: Nếu bàn về nghĩa Đệ nhất thì năm thứ mắt không thể nhìn, hai tai khó nghe. Phải nghe kỹ, phải rõ ràng, phải tự quán. Tác là quán, gọi là chánh quán, nếu quán khác gọi là tà quán. Tà chánh chưa phân biệt rõ ràng, có nghi xin hỏi.

Vị Tăng hỏi: Đấng Điều Ngự xuất thế, ba lần xoay bánh xe pháp ở cõi Đại thiên. Đạt-ma từ phương Tây đến chín năm ngồi xoay mặt vào vách núi Thiếu thất. Hôm nay Hòa thượng vì nước khai đường, chẳng hay vượt Phật vượt Tổ như thế nào?

Sư đáp: Ở trong hư vội vàng vẽ chữ Vạn.

Vị Tăng hỏi: Đến nỗi bốn chúng chiêm ngưỡng, muôn họ vui hát ca dao.

Sư đáp: Lại bị Thượng toạ nói.

Vị Tăng hỏi: Cho dù nói cũng chỉ được một nửa, chưa biết hướng về Phật; Hòa thượng nói được không?

Sư đáp: Bát giác Ma bàn đi trong hư không.

Vị Tăng hỏi: Đã được Túc Tông Đế hỏi Quốc sư Tuệ Trung: Thế nào là mười thân của Đấng Điều Ngự?

Quốc sư Tuệ Trung đáp: Đàn-việt đi trên đỉnh Tỳ-lô, chẳng hay ý chỉ thế nào?

Sư nói: Xưa nay đều rõ ràng.

Vị Tăng hỏi: Đỉnh môn có mắt, đâu thể xem thường, vượt ngoài xưa nay mà làm là người biết.

Sư bảo: Thâu nhiếp các câu hỏi ở hội Linh Sơn với câu hỏi hôm nay là giống nhau hay khác nhau.

Sư đáp: Ta nghe như vầy.

Vị Tăng hỏi: Thế nào là Linh Sơn đích thân thấy nêu, hôm nay lại được nghe lại.

Sư hỏi: Nghe được việc gì?

Tăng thưa: Hai cái đầu cùng ngồi đoán thì tám hướng nổi lên gió nhẹ.

Sư hỏi: Ăn chay thì lưỡi dài ba dặm, Tăng lẽ bái.

Lại có một vị Tăng khác bước ra, sư nói: Hỏi thoại đầu thì hãy dừng, giả sử câu hỏi như, trăm con sông tranh nhau vọt lên, câu trả lời như biển cả nuốt hết các dòng nước chảy. Chứa đựng tất cả các dòng nước, đến nỗi cái lưỡi của Duy-ma-cật và Thu Tử cũng vô ngôn, đối với bổn phận sự hoàn toàn không quan hệ. Hãy nòi: Đối với bổn phận sự nêu ra vấn đề gì? Sư đưa phất trần lên hỏi: Có thấy không? Rồi sư vỗ vào giường thiền hỏi: Có nghe không? Thấy nghe rõ ràng là cái gì? Hôm nay Thánh chủ ở đây được điều đó, dùng tâm ấn Diệu Minh, ấn chứng pháp giới hải Hoa Tạng ở mười phương. Chỉ ở trong một trần, ở trong một trần rủ y giáo hóa. Giảng nói công đức cao quý rộng lớn vô lượng vô biên giống như hư không, không thể suy nghĩ bàn luận. Thánh long rộng lớn như hư không, không thể suy nghĩ bàn luận. Thánh học rộng lớn như hư không, không thể suy nghĩ bàn luận. Cho đến Thánh trí, Thánh tuệ, Thánh từ Thánh thông tất cả đều rộng lớn như hư không, không thể suy nghĩ bàn luận. Cái không thể suy nghĩ bàn luận này cũng không thể suy nghĩ bàn luận, tất cả đều ở trong một hạt bụi, đều là thường phần của Thánh tâm. Chẳng phải giải bày ở một thuật khác, các quan văn võ nay nghẹt cả triều, được dùng diệu minh tâm ấn đến dưới gót chân của mọi người. Một ấn là ấn định, không còn một mảy lông tóc nào cho là tiết lộ. Cái gọi là việc vua việc dân. Những đều rõ ràng, những đều không khác nhau. Về sau sắp đến lúc co duỗi tự tại tha hồ quyết định. Đều là thường phần của tâm ta chứ không nương nhờ thuật khác. Hôm nay trong hội một Tăng một tục, hoặc nam hoặc nữ, hoặc sang hoặc hèn đều được dùng diệu minh tâm để ấn chứng cho, thì tùy theo căn tánh đều được thọ dụng, mỗi mỗi rõ ràng, mỗi mỗi đều không khác nhau, đều là thường phần của tâm ta, chẳng nhờ ở thuật gửi gắm không? Chỉ dựa vào một giọt nước Tào Khê mà khắp các cõi đều mưa dầm, báo đáp vua ta. Liền đem tất cả mảy may những pháp lành về Bát-nhã mà ở trên đã nêu mà chúc cho Thượng Hoàng đế tuổi thọ vô cùng.

Kính nguyện đức nhân của vua Nghiêu trùm khắp, mặt trời mặt trăng của vua Tề sáng rỡ, đức vua Thang che chở, đều là sự vững chắc của đất trời.

Cung Hoàng thái hậu, đại nội thiên quyến, kính nguyện đồng rõ chánh nhân Bát-nhã, đều được Kim cang chủng trí.

Lại nêu vua Ba-tư-nặc hỏi Phật: Trong thắng nghĩa đế còn có thế tục đế hay không? Nếu nói có thì trí không ứng với một, nếu nói không thì không ứng với hai. Nghĩa một, hai là nghĩa gì?

Phật bảo, này Đại vương! Ông ở thời quá khứ chỗ Phật Long Quang từng hỏi về nghĩa này, nay ta không nói ông cũng nghe. Không nói không nghe cũng là một nghĩa, hai nghĩa.

Sư vời đại chúng nói: Rõ ràng hướng về đạo còn tự không biết, huống chi che lấp tương lai ngày nay. Có người hỏi: Trong thắng nghĩa đế của Kính Sơn còn có thắng nghĩa đế hay không? Nếu nói có thì không ứng với một, nếu nói không thì trí chẳng phải hai. Nghĩa một, hai là nghĩa gì?

Chỉ nói với ông: Thứ nhất là sáng thay! Bầy tôi tốt thay! Gọi là một nghĩa, cũng gọi là hai nghĩa. Lúc chính đáng như thế còn có việc hướng thiện hay không?

Hồi lâu sư nói: Mặc cho lớn cũng từ đất mà khởi, lại cao đâu thể được trời, lập ra các từ đã lâu, kính mong trân trọng.

Hòa thượng Linh Ẩn lại bạch chùy nói: Quán rõ pháp của Pháp vương, pháp của Pháp vương như thế. Xuống tòa, vào viện thượng đường nói:

Người xưa dạy rằng: Đi thì thật không đi, giữa đường khéo làm tốt. Đến thì thật không đến, giữa đường chớ bớt nguy. Xin hỏi đại chúng, đã không đi thì làm tốt cái gì? Đã không đến có gì bớt nguy? Diệu Hỷ rời Kính Sơn mười tám năm, nhưng nay trở về cũng không thấy có làm tốt, cũng không thấy có bớt nguy, ba cửa vẫn mở về hướng Nam như cũ. Vì sao như thế? Hồi lâu nói: Mà nay bốn biển trong như gương, hành nhân chớ cừu thù với con đường.

Sư Thượng đường nói: Hôm nay ngày 1 tháng 3 đã mưa như trút. Nông phu vỗ bụng ca hát, muôn tượng sum la cũng múa may. Xin hỏi đại chúng: Nông phu vỗ bụng lý hợp như thế, muôn tượng sum là vì sao nổi lên múa?

Còn gửi gắm không? Chẳng thấy nói: Một nhà có việc tốt dẫn dắt được trăm nhà bận.

Sư Thượng đường nói: Phật tử ở đất này chính là Phật thọ dụng; thường ở trong đây kinh hành và ngồi nằm. Nói xong, sư gõ phất trần vào giường thiền nói: Trí Nhất thiết trí cùng khắp vô chướng ngại. Ông già Thích-ca đến, nói hôm qua, có người từ Lô Sơn đến lại được tin Giang Tây, miệng chén hướng lên trời, lồng đèn treo cột trụ, bốn phương tám hướng đến cùng một lúc, chính là không có chỗ ông tránh né. Đã không có chỗ tránh né thì làm sao bàn luận, còn gửi gắm không? Quay lại mà giao thiệp với nhau, nếu không vẫn là đứng.

Ngày lễ tắm Phật, sư Thượng đường nói: Chín mươi bảy tướng đại nhân, trang nghiêm, vi diệu thanh tịnh pháp thân, thị hiện đản sinh ra khỏi thai mẹ; vì chúng sinh nên làm Phật sự. Lại thế nào là làm Phật sự? Hồi lâu nói: Hạ tọa và Thủ tọa đại chúng cùng vào biển nước thơm của Như Lai, giúp lão này xoay bánh xe đại pháp.

Sư Thượng đường nêu: Tăng hỏi Triệu Châu đệ tử vừa vào tòng lâm, xin sư chỉ dạy.

  • Ông ăn cháo chưa? Ăn cháo rồi.
  • Rửa bát đi.

Vị Tăng ấy ngay lời nói bỗng có tỉnh ngộ.

Sư nói, các phương nêu lên rất nhiều, chú cước phía dưới cũng không ít.

Chưa từng có một người nói ra rõ ràng. Ăn cháo rồi lại rửa bát, hãy nói: Còn biết chỉ bày hay không?Đậu đen xưa nay hợp với tương, Tỳ-kheo-ni nhất định là sư cô.

Thượng đường nêu: Một hôm, Triệu Châu luận nghĩa với thị giả Văn Viễn. Đấu thua không đấu thắng; người thắng thì thua bánh.

Viễn nói: Xin Hòa thượng lập nghĩa.

  • Ta là một con lừa.
  • Mỗ giáp là bao tử lừa.
  • Ta là phân lừa.
  • Mổ giáp làm con trùng trong thân lừa.
  • Ông làm gì trong đó.
  • Mổ giáp qua hạ trong đó.
  • Hãy đem bánh đến.

Sư nói: Văn Viễn qua hạ trong đống phân lừa, mặt đỏ không bằng nói thẳng. Triệu Châu tham chút lợi, thua được bánh, xem xét tương lai cũng là người Phổ châu đưa giặc. Hãy nói cuối cùng thế nào?

Hồi lâu nói: Ngỗng đầu đàn chọn sữa, thật ra chẳng phải loài vịt.

Sư Thượng đường nói: Chính khi nói tri kiến, tri kiến tức là tâm, tâm chính là tri kiến, tri kiến tức là ngày nay. Như ngày nay thì tạm gác qua. Cổ Phật giao tiếp với cột trụ, Chiêm-ba và Tân-la đối đầu, gặp nhau sau đỉnh Viên quang muôn dặm, Vân môn tàng thân trong Bắc đẩu. Mục Châu gánh củi, Triệu Châu hái trà, làm sao bàn luận.

Bèn hét một tiếng nói: Nếu không hét thì trụ, giống như loạn đi sáu mươi con giáp. Xuống tòa.

Sư Thượng đường nêu: Hòa thượng Đỗng Sơn cuối hạ dạy chúng: Đầu thu cuối hạ, huynh đệ đi đông đi tây. Cần phải đi chỗ muôn dặm không tấc cỏ. Người lần lượt hạ ngữ đều không khế hợp. Có vị Tăng truyền lời này đến Thạch Sương.

Sương nói: Sao không nói ra cửa là cỏ. Đỗng Sơn nghe lời này chấp nhận, nói ở Lưu Dương có Cổ Phật ra đời.

Sư nói: Muôn dặm không tấc cỏ, chỉ xin đi như thế, ra cửa lại là cỏ, mỗi người đều có y cứ, đâu bó buộc. Gió mát trăng rọi người Thư châu, thỏ lạnh dần xa duyên cỏ xuân.

Trung thu, sư Thượng đường nói:

– Người có tâm ngắm trăng, trăng vô tâm chiếu người, có không thành một khối, mới được hoảng hốt bèn dơ gậy dộng xuống đất nói: Cái này không thể không sợ; ném xuống, nói: Nếu biết đánh đổ chẳng phải vật khác, mới tin ngang dọc chẳng phải trần.

Sư Thượng đường nói: Mới vào Trung thu tháng tám, lại ra rằm tháng chín, sư giơ gậy dộng xuống một cái nói: Chỉ có cái này không đổi, sư ném gậy xuống, nói: Một chúng tai nghe mắt thấy.

Thượng đường nói: Một, hai, ba, bốn, năm, năm, bốn, ba, hai, một, lại lấp mấy ngàn lần đều không ra khỏi ngày nay. Hãy nói: Việc ngày nay thế nào?

Hồi lâu sư nói: Gió sương thổi đất đến, pháp thân cũng bền chắc. Sư Thượng đường nêu:

Bàn Sơn nói: Một con đường hướng lên ngàn Thánh, không truyền.

Từ Minh nói: Một con đường hướng lên ngàn Thánh không như vậy.

Sư nói: Không truyền, không vậy, miệng biển khó tuyên, trên đỉnh Tu-di thả thuyền sắt.

Sư Thượng đường nêu: Tăng hỏi Tuyết Phong: Khe xưa sông lạnh thì thế nào?

  • Trừng mắt không thấy.
  • Khi uống thì thế nào?
  • Không từ miệng vào.

Triệu Châu nghe nên cười ha ha, nói: Không thể từ mũi vào. Vị Tăng lại hỏi: Khe xưa sông lạnh thế nào?

  • Khổ.
  • Uống thì thế nào?
  • Chết.

Tuyết Phong nghe vậy bèn nói: Triệu Châu cổ phật bèn từ xa làm lễ nói: Từ đây không lời đáp.

Sư nói: Tuyết Phong không lời đáp, nghi giết bao nhiêu người. Triệu Châu nói khổ, mặt đỏ không bằng nói thẳng. Nếu là Diệu Hỷ thì không như vậy: Khe xưa sông lạnh thì thế nào? Đến sông đỡ mái chèo, ra núi giúp dân cày ruộng, khi xuống thì sao? Ngực bụng lạnh trong lời này có hai cánh cửa, nếu người phân biệt được, cho ông có mắt tham học.

Lui về viện, sư Thượng đường nói: Đi là nhân lúc đứng, đứng là quả lúc đi, đi đứng và nhân quả không thể, không không thể, hét một tiếng nói ở đây là nơi nào, nói đi nói ở, nói nhân nói quả, nói có thể nói, không thể nói. Tuy như vậy, ở đậy lại có người có ưu điểm, hãy nói đáng ở đâu: Hồi lâu nói: Lý lại từ cử liên vần xướng; thôn ca xã múa lại mới mẻ.

Nhân ngày vía, sư Thượng đường nói: Tâm đồng thế giới hư không; nói đồng pháp hư không, khi chứng được hư không, không phải, không quấy, không pháp. Đã không phải, không quấy, không pháp gọi là quả Phật Bồ-đề vô thượng, cũng gọi là chân như Phật tánh, cũng gọi là Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa.

Cho nên nói: Bát-nhã ba-la-mật-đa có công năng sinh ra tất cả pháp chư Phật, có công năng sinh ra tất cả pháp, Bồ-đề giải thoát, có công năng thành tựu được pháp quốc vương vô thượng, có thể thành tựu được việc làm của chúng sinh. Ví như hạt ngọc Ma-ni, thể nó đầy đủ tính chất.

Có công năng hàng phục được rồng dữ, các quỷ thần ác, có thể theo như ý sở cầu của lòng người. Lại thế nào là việc như ý? Hạ tọa và đại chúng cùng đến đại điện Phật, khải kiến Thiên thân, ngày vía kính bạch. Sư Thượng đường nêu: Pháp Nhãn hỏi Tu Sơn Chủ: Mảy may có sai, trời đất cách xa, ông làm sao hội?

Tu Sơn Chủ nói: Mảy may có sai, trời đất cách xa.

Nhãn nói: Thế thì hội đâu được.

  • Mỗ giáp chỉ như thế, chẳng hay Hòa thượng thế nào?
  • Mảy may có sai, trời đất cách xa.

Tu lễ bái.

Sư nói: Pháp Nhãn và Tu Sơn Chủ tơ đến lụa đi, miên miên mật mật chống đỡ môn phong Địa Tạng, có thể gọi là tròng mắt, ánh sáng sinh. Nếu là môn hạ Đức Sơn, Lâm Tế lại mua giày cỏ hành cước mới được. Vì sao như thế? Mảy may có sai, trời đất cách xa, chỗ nào đưa đến tin tức này.

Sư Thượng đường nói: Sáng nay ngày mùng tháng , đại quỷ vỗ tay, tiểu quỷ múa, bỗng nhiên gõ vào câu đối thần, hai tay vỗ bụng kêu oan khổ.

Ngải nhân nói: Chớ nói khổ, bèn dộng gậy xuống đất một cái, nói chỉ có một chỗ chịu trở về. Trở về, không trở về, trở về mà lại giao 392 thiệp, ném gậy xuống đất nói: Ông không y theo giai vị mà trụ. Tham!

Sư Thượng đường nói: Nay là nửa tháng sáu nhớ được một tắc công án cũ, dộng gậy xuống đất một cái nói:

  • Gậy này nuốt pháp thân, cột trụ bên cạnh trộm mắt nhìn, xem không xem lấy lên. Đời Tần độc ác, tuy như thế nhưng một tắc công án cũ này Diệu Hỷ mổ xẻ lại cho ông ta. Sư ném gậy xuống đất, nói:
  • Muôn biệt và ngàn sai ta nói nhất quán.

Giải hạ, sư Thượng đường nói: Một trăm hai mươi ngày cấm túc, ba mươi lăm ngày đi bên ngoài, lấy cái đấu nấu ấm trà khác nhau, trâu bùn biết làm sư tử hống. Sáng nay Phán Tuế đã châu viên, lấy được cái mũ mất cái miệng, lấy Đại viên giác làm già lam, bảy lần bảy vẫn là bốn mươi chín.

Sư Thượng đường nói: Sông thu xanh cạn, sương trắng và khói bay, lành thay Quán Thế Âm; toàn thân vào cỏ hoang, trong cỏ không cần suy tính. Vì sao như thế? không biết vợ đại ca vốn là chị dâu.

Sư Thượng đường nói: Một nửa xuân ngoài cửa, phòng núi đều không biết, đáng thương cây gậy, trong tối tự bẻ cành, bèn giơ gậy lên nói:

  • Cái này là cây gậy, cái kia là bẻ cành, ném gậy xuống nói:
  • Thẳng xuống cũng đến mắt thôi nháy.

Sư Thượng đường nêu: Càn Phong dạy chúng: Nêu một không được nêu hai, nêu hai phóng qua, một rơi vào thứ hai.

Vân Môn ra chúng nói: Hôm qua có người từ Thiên Thai đến, lại đi đến Kính Sơn. Càn Phong bèn gọi Duy-na nói ngày tới không được phổ thỉnh sư nói: Càn Phong rửa mặt sờ mũi, Vân Môn ăn cơm nhắm cát.

Người bỗng gặp nhau vốn lại là kẻ thù xưa, tuy nhiên như vậy, chỉ cho lão Hồ biết, không cho lão Hồ lãnh hội.

Sư Thượng đường nói: Lấy đi chẳng phải vật khác, ngang dọc chẳng phải trần, núi sông và đất đai, toàn bộ thân Pháp vương, nói xong sư dộng gậy xuống đất nói: Cái này là gậy, cái kia là thân Pháp vương. Lại giơ lên nói: Cái này là thân Pháp vương, cái kia là gậy, rồi ném gậy xuống đất nói: Đã lấy lại chẳng phải vật khác là cái gì?

Đã là đầu lại chồng thêm đầu, sư hét một tiếng, nói: Lại là cái gì?

Sư Thượng đường nói: Nay là đầu tháng 10, vì anh lại tính toán, hai cái năm trăm đồng, xưa nay là nhất quán, đỉnh môn đủ mắt người, nhớ lấy công án này. Nay Thượng hoàng đế lập kinh đô, sai nội tri khách vào núi cúng dường, La-hán chúc Thánh thỉnh lên tòa: Vị Tăng hỏi: Phật Di-lặc tương lai hạ sinh, trên đầu sợi lông hiện trời đất, hiện Thế Tôn Vô Lượng Thọ, ánh sáng rực rỡ chiếu khắp hà sa giới. Năm trăm vị A-la-hán Thiên thai ở tùy duyên phó cảm chẳng phải không hoàn tất, song Kính Phong đầu lão tác gia, vượt các phương tiện làm sao nói. Sư bảo: Phật hiện tại, vị lai đều đồng một danh hiệu. Vị Tăng lại nói: Thế thì trên trời, dưới nhân gian phải guy y. Sư nói: Sư tử trong hang sư tử, chiên đàn trong rừng chiên-đàn. Lại nói: Có thể gọi pháp ấy trụ ngôi pháp, tướng thế gian thường trụ.

Sư nói: Cành trúc bén đón tâm sen.

Lại nói: Chính đáng như thế chưa rõ là trăng gió nhà ai.

Sư nói: Pháp đó trụ ngôi pháp, tướng thế gian thường trụ, đều nương ân lực này.

Lại nói: Như thế thì một thân có nhờ trời đất rộng, muôn việc không lo trời trăng cao.

Sư nói: Rồng được nước lại thêm ý khí, hổ gặp núi sắc thêm uy lực.

Lại nói: Mới đạo đến đây chỉ được binh theo ấn chuyển, tướng theophù hiệu mà thực hành.

Sư nói: Nạp Tăng lanh lợi khoảnh khắc liền chuyển.

Lại nói: Người về nước lớn mới biết quý, nước đến sông đều màu xanh.

Sư nói: Điểm.

Vị Tăng nói: Chỉ như trong giáo nói, trời người đắc đạo đây làm chúng.

Tam bảo ở đây hiện thế gian, lấy pháp màu này cứu chúng sinh, hễ thọ không lui thường vắng lặng, thế nào là pháp màu.

Sư nói: Sắt sống đúc thành thép lấy xong.

Lại nói: Chỉ nhờ tin tức đúng này, cành vàng lá ngọc, muôn muôn xuân.

Sư nói: Trên trời có sao đều chầu về Bắc đẩu; nhân gian không có nước chẳng chầu Đông.

Vị Tăng lễ bái, nói: Ai không nói thế.

Sư bèn nói: Muốn biết nghĩa Phật tánh, nên quán thời tiết nhân duyên. Nếu thời tiết đến thì lý này tự rõ. Xin hỏi đại chúng thế nào là lý tự rõ? Sư giơ phất trần lên nói. Có thấy không? Lại gõ vào giường thiền nói: Có nghe không? Nghe thấy rõ ràng là cái gì? Nếu ở đây đề khởi được thì ân Phật, ân Hoàng đế cùng lúc báo đáp đủ. Nếu chưa được như

vậy thì Kính Sơn phá bỏ sắn bìm đi. Lại giơ phất trần lên nói: Khán! Khán! Thế Tôn Vô Lượng Thọ ở Kính Sơn, đầu phất trần phát ra ánh sáng rực rỡ chiếu bất khả thuyết bất khả thuyết, lại bất khả thuyết cõi Phật bụi nhỏ số thế giới, xoay bánh xe đại pháp trong các thế giới, làm Phật sự rộng lớn vô lượng vô biên. Trong đó, hoặc phàm hoặc Thánh, hoặc chánh hoặc tà, hoặc cỏ hoặc cây, hữu tình vô tình gặp ánh sáng này đều được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Cho nên chư Phật ở đây mà được đầy đủ trí Nhất thiết chủng. Các đại Bồ-tát ở đây mà được thành tựu các Ba-la-mật, Bích-chi-phật, Độc giác cũng ở đây mà được.

Ra đời không có Phật hiện thần thông ánh sáng, các chúng Thanh văn vào lúc ban đêm đến thỉnh. Năm trăm vị A-la-hán ở đậy mà được, đắc tám giải thoát và sáu thần thông. Trời người ở đây mà được, thêm lớn mười điềm lành. Tu-ll ở đây mà trừ được kiêu mạn; địa ngục ở đây mà được vượt lên Thập địa, ngạ quỷ, súc sinh, bốn cõi chín loài tất cả hữu tinh ở đây mà được, tùy theo căn tánh mà được thọ dụng. Đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ phát ra ánh sáng rực rỡ làm các phật sự xong rồi, sau đó lấy nước trong bốn biển lớn rưới trên đảnh Thế Tôn Di-lặc, thọ ký cho A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, lúc bổ xứ làm Phật sự Thế Tôn Vô Lượng Thọ có thần thông như thế, có sự tự tại như thế, có oai thần như thế, đến đây còn có người biết ân báo ân hay không? Nếu có ra đời gặp được Kính Sơn chứng minh cho ông. Nếu không nghe lấy một bài tụng, pháp giới mười phương đến miệng người, pháp giới tất cả tức trong lưỡi, chỉ nhờ miệng và đầu lưỡi này, chúc anh ta thọ không ngừng dứt ức muôn năm nay thêm nguồn phước, như nước biển xanh mãi không hết, trong hang sư tử sinh sư tử, phượng hoàng định ra hang Đan sơn, là điềm tốt lành trùm khắp chín châu, cỏ cây côn trùng đều sung sướng. Cúi đầu việc không thể suy nghĩ bàn luận, dụ như sao nhiễu quanh trăng sáng. Vốn nay giảng nói diệu già-đà, chân thật nói trong nghĩa đệ nhất. Du Ngự Cán thỉnh sư Thượng đường, nói: Chia cách hai mươi năm, bỗng gặp nhau như trăm vàng tinh luyện, hoàn toàn sắc không đổi, thỉnh ta xoay bánh xe pháp, thêm lớn nguyện Bồ-đề, thẳng xuống bặt mối nghi, bèn ngộ mặt mũi xưa nay.

Sư Thượng đường nêu: Hòa thượng Viên Thông Tú dạy chúng: Thiếu lâm chín năm ngồi lạnh, vừa bị Thần Quang khán phá, như nay ngọc đá khó phân, chỉ được dây răng chỉ buộc, một cái này, một cái kia, lại một cái. Nếu là người mắt sáng thì đâu cần nói phá.

Sư nói: Kính Sơn ngày nay không khỏi đuôi cho thân chuột. Cũng có một ít, Lão Hồ chín năm nói đọa, đáng tiếc lúc ấy phóng qua, lại cho kẻ im lặng chiếu; hang quỷ nhiều năm ngồi nhập định. Một cái này, một cái kia, lại một cái. Tuy nhiên khổ miệng dặn dò lại giống như gió qua đầu cây.

Kết hạ, sư Thượng đường nói: Một năm một lần giải, một năm một lần kiết. Chỉ là việc này; đâu cần phải nói nhiều, không nói nhiều dính mắc. Cân, chùy cứng như sắt.

BÀI MINH TRÊN THÁP THỜ THIỀN SƯ ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC

Thiếu Sư Bảo Tín Quân Tiết Độ Sứ sung Lễ

Tuyền Quán Sứ Ngụy Quốc Công Trương Tuấn soạn.

Ngày 10 tháng đầu niên hiệu Long Hưng, Thiền sư Đại Tuệ Tông Cảo thị tịch tại Minh Nguyệt đường ở Kính Sơn. Hoàng Đế nghe vậy bùi ngùi kính tiếc. Hoàng đế ra lệnh lấy Minh Nguyệt đường làm am Diệu Hỷ, ban thụy là Phổ Giác, tháp tên Bảo Quang, ân sủng càng rộng lớn. Môn đồ của sư chôn cất nhục thân ở sau am, sai Liễu Hiền đến thỉnh bài minh. Trước là vua khi làm phổ an Quận Vương nghe tiên sư thường sai nội đô giam đến Kính Sơn ra mắt sư. Sư làm kệ tặng vua, vua rất hài lòng. Khi vua ở Kiến Đề lại sai nội trị khách thỉnh sư ở trong núi nói pháp cho chúng, đích thân vua viết chữ lớn “am Diệu Hỷ” và rất khen ngợi gởi đến sư. Lại năm thứ hai vua còn tại vị bèn ban cho sư hiệu là Thiền sư Đại Tuệ. Năm tới lại ban tên Thần Hàn, vì ngự bảo ghi nhớ ân sủng, để phong cho sư nhưng sư đã thịc tịch.

Kính mong chúa Thượng, Thánh thần, anh võ vốn không xuất thếmà chỉ nhìn một kẻ phương ngoại như thế.

Bởi sư họ Thích, gọi là người tài giỏi hơn người vào lúc ấy, trung thành, cảm cách được lý trời, cho nên trên động tâm của thần đều biết là đặc biệt. Than ôi! Thạnh thay! Từ Thánh hiền xưa lấy truyền tâm làm việc học, thành minh hợp thể, biến hóa hưng khởi. Giáo trong bốn phương chỉ tâm rỗng không làm rốt ráo giải thoát. Bởi được một mà không thấy các dụng, và chỗ cốt yếu ngộ nhập. Hoặc có mấy người tận tâm đối với việc làm. Đời sau ba tông đều thịnh hành. Lâm Tế Chánh truyền, gọi là được người, vượt ngoài thinh trần, không lập một pháp, cội nguồn dứt hẳn, lấy chứng làm cùng tột, chấn động khắp nơi, mọi việc làm không ngại như sư tử, du hý tự tại, được vô úy hoàn toàn. Đây vốn không thể lấy trí để biết, dùng thức để hiểu. Lâm Tế Lục truyền đến Dương Kỳ, Dương Kỳ tái thế, mà Thiền sư Viên Ngộ khắc cần, đắc pháp với Ngũ Tổ Diễn, trùm khắp hai triều đại, đạo ấy rất thạnh hành.

Sư thật nối pháp ngài Viên Ngộ, càng sáng rực thêm.

Sư húy là Tông Cảo, người ở Ninh Quốc thuộc Tuyên Châu, họ Hề, năm mười bảy tuổi làm phù đồ không muốn ở quê, theo thầy kinh luận, xuất hành bốn phương. Lúc đầu theo các Lão túc Tông Tào Động du hóa được người khen: Quả là ý Phật tổ, sau đó đến yết kiến Chuẩn Trạm Đường. Chuẩn thấy sư có lông mày liền với mắt; hồi lâu bảo sư rằng: Ông bàn luận đều trôi chảy, đặc biệt chưa thể địch lại với sự sống chết. Nay ta bị bệnh nguy khốn, ngày kia nếu gặp Xuyên Cần sẽ làm được việc của ông. Cần tức là sư Viên Ngộ. Chuẩn Trạm thị tịch, sư yết kiến thừa tướng Trương Công Vô Tận, tìm bài minh khắc trên tháp thờ của Chuẩn Trạm, môn đình của Vô Tận cao hơn thiên hạ. Người cũng ít thấy, một lời của sư khế hợp sáng chiều cùng trò chuyện; gọi am ấy là Diệu Hỷ, tự là Đàm Hối, lại bảo ông nhất định thấy sư Viên Ngộ, ta giúp ông đi. Sư chuẩn bị hành lý đến kinh đô thấy cần ở Thiên Ninh. Một hôm, Cần thăng đường, sư hoát nhiên ngộ, bèn thưa với Cần. Cần nói chưa, ông tuy có đắc nhưng đại pháp vốn chưa tỏ.

Lại ngày nọ, Cẩn nêu Hòa thượng Diễn có lời hữu cú vô cú sư ngay đó được pháp an vui hoàn toàn.

Cần vỗ tay nói: Mới biết ta không khinh ông, tự cho là ngang dọc phấn khởi, không có chỗ nào nghi ngờ trong lòng. Đại Tứ nói: như Tô Trương hùng biện, dụng binh của Tôn Ngô, như dẫm xéo nước chuyển đá tròn ở sườn núi ngàn thước.

Các lão túc đều là yếu, chẳng phải bén. Lúc ấy, Hiền sĩ đại phu thường tranh với ngài. Nhã là Hữu Thừa Lữ Công Thuấn rất tôn kính ngài, bèn tâu lên nên được ban cho ngài chiếc y màu tím hiệu là Phật Nhật Đại Sư. Hiểu sự thay đổi của nữ chân, muốn chọn lấy mười vị Thiền Tăng, sư cũng trúng tuyển, thế rồi được khỏi. Bởi như người có tướng bèn qua sông về phương Nam. Viên Ngộ Phương Chủ Vân Cư Tịch, bầu sư làm đệ nhất tọa, truyền trao cho chúng Tăng được mở mang rạng rỡ. Chẳng bao lâu sư vào núi Vân cư ở với Cổ Vân Môn, người học đến rất đông. Sau đó, do loạn nên tránh, chạy về Hồ nam, dần dần đến Giang hữu rồi vào đất Mân. Ở đó, sư cất am rồi ở đó. Lúc đó, người theo sư mới có năm mươi ba vị, chưa được năm mươi ngày mà đắc pháp được mười ba vị. Trước đây chưa từng có, sau này đều có, Giác Lập bèn ứng thỉnh cấp sự Giang Công thiếu minh.

Ở am Vân Môn, nơi một khe nhỏ, Tuấn ở vào thời Thục. Cần chính lấy lời dặn của sư gọi là chân đắc pháp tuỷ. Tuấn đến chầu, rước sư đến Kính Sơn thuộc Lâm An, đạo pháp được hưng thạnh một thời.

Trăm nhà đua nhau đến chỉ sợ sau nay lễ bái môn ấy, chỉ sợ không được thấy, cho đến không có chỗ dung, ngàn Tăng đại các cũng ở đó, gồm có hơn hai ngàn chúng đều giao lưu với Tuấn Ngải, lúc bất giờ gọi là Khanh. Như Thị lang Trương Công Tử Thiều là chẳng nghịch phản mà cuối cùng ở đây sư gặp họa. Bởi những người quan trọng e rằng họ bàn luận về sự xấu xa của họ. Đốt y hủy điệp đàn đều ở Hoành châu, mười năm sau dời đến Mai châu. Đất Mai Châu chướng khí tịch mace, môn đồ mang lương thực theo ngài, dù chết cũng không hối hận. Than ôi! Phải quấy mà lấy chân mặc vào tâm minh được ư? Lại năm năm, Thái Thượng hoàng đặc ân thả về, năm tới lại hoàn y phục cho Tăng. Hư tịch bốn phương đều đón rước. Sau đó, vì triều mệnh nên ở lại chùa Dục vương. Chúng nhóm họp ăn rất nhiều, nhưng không có mưu sinh, bèn khai hoang đất đến mấy ngàn khoảnh.

Vua ban cho tên hiệu là Bát-nhã. Lại hai năm dời đến Kính Sơn, sư đến ở núi này, đao tục rất kính mến, thấy như thân thiết với mình. Tuy tuổi già mà dẫn dắt bậc sau không biết mỏi mệt. Sư ở Minh Nguyệt đường một năm, lúc sắp thị tịch đích thân viết di chúc và gởi đến Thanh Biệt Hữu Tướng Thang Công, lại tặng sách cho Tuấn, Liễu Hiền thỉnh kệ. Lại lấy bút viết chữ không thiếu loạn. Sư tuy là kẻ bên ngoài mà nghĩa là đốc thúc gần gũi vua, thường kịp thời việc, thương vua, lo thời thế, thấy từ khí sư luận bàn rất chính xác.

Buổi chiều từ Kính Sơn đến Châu Lăng thấy Tuấn, bèn rơi lệ nói: Người trước chẳng may không có người nối pháp. Mồ trách nhà nghèo lấy gì ngưỡng nguyện, xin một cấp sứ danh tịch công trọng, hễ có người chịu thì đi. Tuấn cũng bồn chồn, bèn tâu với tộc đệ là đạo nguyên thờ sư rất thân hậu. Sư đã về ở Minh Nguyệt đường, đội nắng đi về quê, sửa sang mồ mã mà còn như thế. Sứ vì Nho ta há chẳng phải là danh sĩ? Mà học Phật cũng cao siêu tự lập ở đương thời, chẳng phải bậc tài giỏi trượng phu hay sao? Cuối cùng bị Quang Long dâng viễu vô cùng. Thật có dẫn đến như thế, vì thế ban cho ngự thư. Xây Các tạng ở am Diệu hỷ và với núi Bất ma này. Sư thọ bảy mươi lăm tuổi, năm mươi tám hạ lạp. Tăng tục theo sư đắc pháp không chỉ mấy mươi vị mà còn đều có danh tiếng ở đời. Các bậc tiên sư Đỉnh Nho Tư Nhạc, Di Quang Ngộ Bổn, Thú Tịnh Đạo Khiêm, Tuân Phác Tổ Nguyên Xung Mật đều đã qua đời:

Thái phu nhân nước Tần của ta cũng từng hỏi đạo với sư.

Than ôi! Ta biết sư sớm thì tâm này mặc khế, chưa nói trước đồng, từ dung đáp nhận, mãi tới sáng hôm sau không mỏi mệt. Nhân gian rất vui ai cũng suy nghĩ, thật đáng tiếc sư không còn nơi rừng núi ban ân tuệ cho người. Nhưng lấy đạo mà xem thì đâu có thể ẩn hiện đến đi, tìm lại trong hài cốt sư, ta thật biết sư nên soạn bài minh, bài minh như sau:

Tử sinh là một

Chẳng tưởng chẳng nói

Chứng triệt liễu ngộ

Một dứt ngàn kiếp

Than sư làm gì

Hết lòng trung hiếu

Muốn dắt quần mê

Hướng về Chánh giáo

Vui cười tức giận

Phật sự sáng sủa

Tình sinh trí cách

Nghi báng sinh khởi

Mặt trời vòi vọi

Xưa nay chẳng dời Sư là đạo đức.