ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 05

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

Đệ Tử nói pháp Thiền sư Tuệ Nhật, trụ trì Thiền viện Năng nhân ở Kính Sơn là Uẩn văn kính dâng.

Ngày 23 tháng 11 niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ 2, sư chùa Báo ân Quang hiếu, ở Minh châu, khai đường. Sau khi đọc sớ, niêm hương chúc Thánh thọ rồi sư liền đến tòa. Hòa thượng Thiên Đồng đánh bạch chùy bảo:

– Pháp hội của hàng Đại thừa phải quán nghĩa Đệ nhất.

Sư bảo: Nghĩa đế đệ nhất. Hòa thượng Thiên Đồng đánh một tiếng kiền chùy mà đâu có ai tri ân báo ân.

Vị Tăng hỏi: Bảo Thọ khai đường, Tam Thánh hoành thân đều đồng ý giúp đỡ, đệ tử hiện muốn nghe chúc Thánh.

Sư đáp: Da trâu bịt ngoài trụ cột.

Vị Tăng hỏi: Trời cao đất dày vô cùng vô tận, công đức của Phật thật khó suy lường.

Sư bảo: Ngàn Thánh cùng truyền bát không đáy.

Vị Tăng hỏi: Bây giờ thì thế nào là chim mổ?

Sư đáp: Nếu khán thì có phần.

Vị Tăng hỏi: Có phải là việc biết ân báo ân hay không?

Sư đáp: Mặc cho khoan ngọc, đập ngói.

Vị Tăng hỏi: Không tính đến đức của Thượng thù thiên tử chỉ dựa vào trầm hương ngày hôm nay.

Sư đáp: Tương đối rõ ràng hơn một tí

Hỏi: Đức Thế Tôn đưa cành hoa sen lên, ngài Ca-diếp mỉm cười.

Đức Thế Tôn nói: “Ta có chánh pháp nhãn tạng Niết-bàn diệu tâm, nay giao phó cho Ma-ha Ca-diếp”. Thế nào là chánh pháp nhãn tạng?

Sư đáp: Nhổ cây đinh trong mắt.

Vị Tăng hỏi: Thế nào là Niết-bàn diệu tâm?

Sư đáp: Hãy mau lễ ba lễ.

Vị Tăng hỏi: Nếu vừa rồi con trình bày vấn đề này thì làm sao biết được toàn bộ cơ phong Pháp vương đã hiện bày?

Sư đáp: Biết.

Vị Tăng hỏi: Như pháp hội ngày nay có khác gì với pháp hội Linh Sơn hay không?

Sư đáp: Cùng khắp.

Vị Tăng hỏi: Vì sao từ đây mặt trời Phật thêm sáng, gió đạo mãi thổi mát.

Sư đáp: Vẫn là nước đục bắn vào người.

Tăng lễ bái, sư liền bảo: Phật pháp sâu xa mầu nhiệm, lìa tướng lời nói, ngôn ngữ, lìa tướng văn tự, lìa tướng tâm duyên, không thể dùng hữu tâm để tìm cầu; không thể dùng vô tâm mà nắm bắt được, không thể dùng ngôn ngữ để tạo tác, không thể dùng sự vắng lặng mà thông hiểu được. Giống như mặt trống bôi chất độc, một khi nghe tiếng trống ấy thì não vỡ thành trăm mãnh, giống như lửa dữ, đến gần nó lại còn cháy lan ra phía trước. Đúng là vách đứng cao muôn trượng, dẹp hết Thánh phàm, dù có trí như Thu Tử biện tài như Duy-ma chư Phật ba đời đồng thời xuất hiện, thì cũng phải độn thổ ba thước, có tự tại như thế, có thần thông như thế thì chỉ chất người cho lão Hồ biết chứ không đồng ý cho lão Hồ hiểu. Cho đến nhét giẻ vào miệng thì làm sao há được. Nhưng cho dù không dung chứa một cây kim mà tư thông với xe ngựa để phóng trên một tuyến đường thì vẫn phải có bàn luận với nhau.

Bỗng sư dông gậy, hỏi: Có nghe hay không? Tất cả chướng ngại thì cuối cùng cũng tỏ ngộ, được niệm mất niệm chẳng phải không giải thoát, thành pháp, phá pháp đều gọi là Niết-bàn, trí tuệ, ngu si đều chung với Bát-nhã.

Sư lại dộng gậy, bảo: Vầng mặt trời ngập tràn con mắt, muôn dặm không treo nơi một áng mây. Phật xưa và Lộ Trụ giao tiếp nhau, Tân-la và Chiêm-ba chiến đấu nhau thì bất luận. Các ông hãy y theo lời Mã Tổ nói: ngay nơi tâm này chính là Phật, làm sao bàn bạc, lại ủy tất chăng? Thái Bình vốn là Tướng Quân Trí, thế mà lại cho Tương Quân, gặp Thái Bình. Sư lại dộng gậy xuống đất, nêu: Quốc Vương Tây Thiên hỏi Tôn giả Ba-la đề rằng: Ta muốn thành Phật nhưng không biết thế nào là Phật?

Tôn giả đáp: Thấy tánh là Phật Vua hỏi: Sư thấy tánh chưa?

Tôn giả đáp: Ta thấy Phật tánh.

Vua hỏi: Phật Tánh ở đâu?

Tôn giả đáp: Tánh ở tác dụng.

Vua hỏi: Tác dụng là gì mà nay ta không thấy.

Tôn giả đáp: Hiện giờ là tác dụng ngay cả bản thân vua cũng không thấy.

Vua hỏi: Có ở trong ta không?

Tôn giả đáp: Chẳng phải vua không có tác dụng mà là vua không dùng, cho nên khó gặp.

Vua hỏi: Nếu phải dùng thì chỗ nào xuất hiện.

Tôn giả đáp: Nếu lúc xuất hiện thì có tám nơi.

Vua hỏi: Hãy nói cho ta nghe tám nơi Phật tánh?

Tôn giả đáp: Ở trong thai gọi là thân, ở đời gọi là người; ở mắt gọi là thấy, ở tai gọi là nghe, ở mũi gọi là phân biệt mùi, ở lưỡi gọi là bàn nói, ở tay gọi là cầm nắm, ở chân gọi là di chuyển, chạy đi. Hiện khắp đầy đủ. Hằng hà sa giới thâu nhiếp trong một hạt bụi. Người hiểu biết là Phật tánh, người không hiểu gọi là tinh hồn.

Vua nghe lời nói ấy tâm liền tỏ ngộ.

Sư bảo: Xin hỏi pháp hội của Đại chúng, hãy nói quốc vương Tây thiên có ngộ được Phật tánh không? Có ngộ được tinh hồn hay không? Nếu nói theo tám chỗ thì ngộ được, chỉ là tinh hồn, nếu lìa tám chỗ thì cái gì gọi là Phật tánh? Ở đây đã nhiều lần báo đáp được đầy đủ ơn Phật, ân vua. Nếu đã không báo đáp được thì vua A-dục vì những người dưới mà giải thích.

Im lặng hồi lâu, sư đáp: Chim loan, chim trạc, kỳ lân đều xinh đẹp, hương chiên đàn cũng giống như hương hoa. Hòa thượng Thiên Đồng lại đánh bạch chùy, bảo: lặng quán pháp của bậc Pháp vương, pháp của bậc Pháp vương như vậy, sư nhóm họp đại chúng hỏi rằng:

– Các người hãy ghi nhớ lời của Hòa thượng Thiên Đồng. Sư liền xuống tòa.

Một hôm, sư vào viện bảo trụ trì nhóm họp đại chúng, dạy rằng:

lò rèn dùng để tôi luyện ý nghĩa cái sống cái chết, ghét cái kềm cái chùy, không lạ gì chủ nhân không mặt mũi. Pháp như thế nên không gượng làm. Pháp đã như vậy nên không cưỡng làm. Hãy nói: Câu đầu tiên là gì? Có ủy tất không? Bẻ hết cần câu lại trồng trúc, bất luận công trình liền nghỉ ngơi.

Một hôm, sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Đột xuất phá vở tròng con mắt, bốn phương tám hướng vọt lên, phía Đông vọt lên phương Tây biến mất. Chỉ như ba bước của Dương Kỳ bước đi nhún nhảy của con lừa, ý chỉ như thế nào?

Sư đáp: Chẳng có ý chỉ

Vị Tăng hỏi: Chẳng phải chỉ chỗ này là chỗ thọ dụng của Dương Kỳ phải không?

Sư đáp: Là chỗ thọ dụng của Dương Kỳ.

Vị Tăng hỏi: Thế nào là quét sạch ngọc kỷ phong và người lúc ấy đều chắp tay?

Sư đáp: Phẩm tựa, thứ nhất.

Vị Tăng hỏi: Chẳng hay còn dính mắc chỗ nào, rơi vào chỗ nào?

Sư hỏi: Ông hãy nói rơi vào chỗ nào?

Vị Tăng hỏi: Sư là Pháp vương, đối với pháp được tự tại. Sáng đến Tây thiên, chiều về Đông độ thì thế nào?

Sư đáp: Quảy chiếc dép cỏ.

Vị Tăng hỏi: Cảm ơn Hòa thượng chỉ dạy Sư hỏi: Ông được cái gì?

Vị Tăng đáp: Ngày hôm nay đích thân con thấy Đại Thiền sư.

Sư đưa cái phất trần lên hỏi: Ông ở trước cái phất trần nhìn thấy hay ở sau phất trần mà nhìn thấy?

Vị Tăng thưa: Trước sau nhất thời đều gom lại.

Sư bảo: Xuyên qua cái lỗ mũi ông, đổi lại con ngươi ông Vị Tăng thưa: Hòa thượng phí sức làm gì?

Sư hét một tiếng, bèn nêu: Hòa thượng Nam Tuyền mới vào viện, tri sự Thủ Đầu thỉnh vào phương trượng.

Có vị Tăng hỏi: Sư trở về trượng thất sẽ chỉ dạy cho đệ tử điều gì?

Ngài Nam Tuyền đáp: Canh ba hôm qua đã mất trâu, sáng nay thức dậy lại mất lửa.

Sư bảo: Đầu tiên, Diệu Hỷ ở chỗ vua A-dục cũng chưa từng mất trâu, chưa từng mất lửa. Có người hỏi: Sư trở về trượng thất sẽ chỉ dạy cho người học điều gì? Sư nói với ông ta: đói thì ăn, khát thì uống, rảnh rỗi thì ngồi, mệt nhọc thì ngủ. Hãy nói: Ta và ngài Nam Tuyền giống nhau hay khác nhau. Nếu nói được thí chấp thuận ông là nạp Tăng. Nếu nói không được thì ba mươi năm sau mới vào trong phương trượng này sẽ nói với ông. Sư liền xuống tòa.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Ngài Đại Mai nói Tâm ấy chính là Phật. Ngài Mã Tổ nói chẳng phải tâm, chẳng phải Phật. Vậy ai đúng ai sai?

Sư đáp: Cả hai đều đúng.

Vị Tăng hỏi: Vàng không thể đục vàng, nước không rửa được nước.

Sư đáp: Sao ông biết?

Vị Tăng hỏi: Hương thơm cỏ dại ngàn năm trước ai cùng biết, gió mát xoáy đất đâu có cùng cực?

Sư đáp: Lại bị gió thổi vào trong điệu khác

Vị Tăng hỏi: Trong giáo nói: Lìa tướng nói năng, tướng văn tự, lìa tướng tâm duyên thì cuối cùng bình đẳng không có đổi dời. Xin Hòa thượng lìa ngôn đẳng không có đổi dời. Xin Hòa thượng lìa ngôn ngữ nói tướng.

Sư đáp: Hôm nay ông ở chỗ nào an thân lập mạng?

Vị Tăng hỏi: Lông mày của Hòa thượng kết xoắn lại với nhau, hỏi đáp đều đầy đủ.

Sư đáp: Tốt lắm, lìa lời nói tướng.

Vị Tăng hỏi: Trắc trắc bình bình đề không dính mắc, lo lo buồn buồn nói vẫn là không.

Sư đáp: Bẻ đầu ngọn của cần trúc kính mong liên tâm, sư bảo: Sáng nay là mồng một tháng chạp. Hàng năm đến tháng này là mọi việc sắp xong. Quá khứ, hiện tại, vị lai nhất thời đến nhập.

Nói rồi sư đưa phất trần lên bảo: Chỉ có cái này là không vào để giữ gìn xã tắc. Vì sao như thế? Các ngươi không nghe nói có thể là chủ của muôn vật không suy tàn theo thời tiết bốn mùa.

Một hôm, Thiên Đồng thỉnh sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi:

– Tạm mượn một câu hỏi cho là bóng cỏ thì thế nào?

Sư đáp: Chẳng luống uổng công phu này.

Vị Tăng hỏi: Nếu không thuận tiện thì Hòa thượng có trả lời không?

Sư đáp: Vâng.

Vị Tăng hỏi: Hôm nay làm thế nào để nghe được những điều chưa nghe?

Sư đáp: Đã nghe được điều gì?

Vị Tăng hỏi: Trước kia chưa đánh trống mà đã nghe Hòa thượng nói rồi.

Sư hỏi: Nghe được điều gì?

Tăng thưa: Con đâu biết Hòa thượng có lúc nhớ, có lúc không?

Sư bảo: Sai lầm ở dưới gót chân.

Vị Tăng hỏi: Ngài Triệu Châu hỏi một am chủ rằng có gì? Có gì? An chủ đưa nắm tay lên.

Triệu Châu bảo: Chỗ nước cạn không thể chèo thuyền, ý này thế nào?

Sư đáp: Quyền.

Vị Tăng thưa: Ngài Triệu Châu còn hỏi am chủ, am chủ cũng đưa nắm tay lên, vì sao ngài Triệu Châu lại nói có dấu vết thì có đoạt lấy?

Sư đáp: Chỉ là cái nắm tay.

Vị Tăng thưa: Đã là cái nắm tay, vì sao hai chỗ đều bàn luận?

Sư bảo: Ông nên xem hai chỗ ấy.

Vị Tăng thưa: Chẳng hay hôm nay Hòa thượng có gặp Thiên Đồng và đại chúng ở một nơi không?

Sư đáp: Có.

Vị Tăng thưa: Ân lớn khó đáp đền, liền lễ sư ba lễ thưa:

Thả lưỡi câu xa muôn dặm nhưng ô chùy trụ ngàn dặm. Lưới trời giăng bủa để đánh bắt cá côn cá kình. Đây là dụng tầm thường của lão Thiên Đồng. Hôm nay, vua A-dục đã bắt được, đã vào núi chiêm ngưỡng lễ bái. Khách nghe chủ phân tích rồi liền lên tòa này. Đến trong đây nói cái gì thì được? Có phải là nói tâm nói tánh hay không? Nói huyền nói diệu, nói lý nói sự được không? Tất cả đã không được. Không thể nghĩ ngợi gì. Đã không thể nghĩ ngợi còn không thể nói tâm, nói tánh, nói huyền, nói diệu, nói lý, nói sự, đâu không thể lưu bố thí đó được? Vậy làm sao gọi là thuận buồm xuôi gió, đó chưa phải là chỗ dụng của nạp Tăng. Tuy vậy nhưng tạm mượn uy quang của chủ nhân cho đại chúng dự vào thời tiết, hãy nói hôm nay là thời tiết gì? Loài sâu đo uốn thân là muốn duỗi ra. Đập nát hột đào mới thấy được nhân bên trong, nhân ở trong đã thấy thì đạo này nêu ra thường tình. Hãy nói ra một câu thường tình là gì? Còn gửi gắm hay không?

Ánh sáng của con mắt lấp lánh phá tan bốn thiên hạ, chủ minh đây nói là người làm ruộng. Lại nói: Vừa đến Mông đường đầu lão nhân, Vị Tăng hỏi ngài Hương Lâm: Thế nào là nạp y hạ sư.

Hương lâm đáp: Tháng chạp lửa đốt núi.

Sư bảo: Đây là lời nói của Hương Lâm Thượng Đầu. Hôm nay cho vua A-dục đến Lâu sấu chưa dám hứa. Vì sao chưa dám hứa? Chọn người làm Phật nếu không như mắt này thì cho dù ngàn năm vẫn là trò hề.

Sư Thượng đường bảo: Cùng gặp nhau nên không nêu ra, nêu ý thì liền biết có. Đấng sừng sững bất động, chân bước không rời đất. Đã là đấng Bất động thì đâu còn đi. Sư hét một tiếng, bảo:

Y hi tợ khúc mới chịu nghe lại bị gió thổi vào điệu khác.

Sư Thượng đường nói: Ngài Đan Hà đốt tượng Phật gỗ, lông mi của viện chủ rơi, chim bay lông rớt xuống đất, cá lội nước đục. Sư hét một tiếng, hỏi: Là gì? Phải biết kỳ lân thật sự chỉ có một cái sừng.

Tham!

Ngày đầu năm, sư Thượng đường bảo: Một năm có ba trăm sáu mươi ngày. Sáng nay là ngày đầu của năm. Mọi người có cái chủ nhân ông, trâu nước ngậm cái đuôi chuột già. Thậm sa vui đó là hỷ. Từ điện Phật đi ra ba cửa, Tăng đường thẳng vào trong nhà kho, nhà trù. Xin hỏi đại chúng có nghĩa dời hay không?

Tự nói: Có, làm sao không dời nghĩa lệnh hành chánh của vua truyền về hướng Đông, hoa nở trên cành cây hướng Nam.

Đến lúc Tư Phước thỉnh sư Thượng đường, cử Hòa thượng Hương Thành Thuận tụng bài Hoàng Long Tam Quan rằng: Lão Hòa thượng Hoàng Long, có ba câu nói chốt. Sơn Tăng nối pháp ngài, hôm nay vì vua nêu. Vì vua nêu, mèo con đã mở trói cho chuột già. Thiền sư Quảng Giám Anh thấy bài tụng này, liền nói. Tốt thì tốt, chỉ sợ người học làm việc luống uổng.

Sư bảo: Lành thay lời nói thật, Sơn Tăng hôm nay cũng có bài tụng rằng.

Lời nói của Hoàng Long bao trùm cả đất trời, từ xưa kín đáo không thông gió, hàng con cháu theo lệ này thừa hưởng. Tóm lại, mèo con thả chuột.

Đến lúc Ngài Tuyết Đậu thỉnh sư Thượng đường, câu bình thường vô sinh; câu diệu huyền vô tư, câu thể minh vô tận. Một mũi tên nhọn bắn phá ba câu then chốt. Nhà kia vốn đã có chứng cớ, sao là nhà kia vốn đã có chứng cớ? Không ai còn lại vì từ trước đã có nhiều ý khí.

Nhà kia đã từng đạp lên thượng đầu quan sư, lại nêu: Tăng hỏi Thiền sư Minh Giác: Thế nào là bổn nguyện của chư Phật?

Thiền sư Minh Giác đáp: Vũ Trích Nham hoa. Sư nói: Thiên Phong hàn sắc, vũ trích nham hoa (ngàn mũi nhọn lạnh ngắt, mưa rơi xuống cánh hoa trên núi cao). Hôm nay cứ đúng thời đúng tiết, nếu là bổn nguyên của chư Phật thì không được động vào. Vì sao không được động vào? Chỉ có mình chủ nhân Tuyết Đậu ở đây.

Đến lúc Khải Hà thỉnh sư Thượng đường, sư bảo, vừa đến Thiền sư Mông Đường Đầu Pháp Thúc nêu ngài Lâm Tế hỏi nhân duyên Long Quang. Khách nghe chủ phân tích đâu dám không y theo nghiêm lệnh lược cho các nhân hạ chú cước. Long Quang ngồi y trên tòa, tuy không nói nhưng nghe những điều ấy như sét đánh bên tai. Ngài Lâm Đường Đầu Pháp Thúc nói: Trong đó là chỗ ông bại chắc. Diệu Hỷ nói: “Đêm dài, đường xa, thôi đem lửa”, mọi người đều thổi tắt lửa, đi trong bóng đêm.

Sư Thượng đường nêu: Một hôm, Ngưỡng Sơn cùng Lại An ngắm mưa. An nói: Thích mưa tịch xà-lê. Ngưỡng Sơn hỏi: Thích ở chỗ nào?

– Lại An không đáp được.

Ngưỡng Sơn bảo: Mổ giáp lại nói được.

Lại An hỏi: Thích ở chỗ nào?

Ngưỡng Sơn dùng tay chỉ mưa.

Lại An liền thôi hỏi.

Sư bảo: Một người chỉ biết xem mưa, một người chỉ biết chỉ mưa. Xem xét kỹ càng ở tương lai rất giống như cây đinh dao động mái chèo. Bấy giờ, A-dục đợi, ông ta nói được chỗ nào? Chỉ nói với ông ta: Giọt nước xuyên qua tròng con mắt ngâm cho thối rữa cái lỗ mũi, có một vị nạp Tăng đi đến, bảo: Vua A-dục cũng là cây đinh dao động mái chèo, còn hứa cho ông có đủ hai mắt.

Sư Thượng đường nêu: Sư ông Ngũ Tổ nói: có một vị Tăng hỏi Ngài Triệu Châu: Thế nào là diệu chỉ Thiền tông?

Triệu Châu đáp: Cây Bá trước sân.

  • Sao biết? Tiện thì không phải vậy.
  • Thế nào là diệu chỉ Thiền tông?
  • Sao biết?
  • Mới vừa bắt đầu vậy.

Sư bảo: Có nên biết sư ông Ngũ Tổ không? Sau não thấy mặt chẳng ai tới lui sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi:

-Tham Thiền phải thấu rõ được võng trần lao, học đạo phải hẹn lúc thoát ra vòng già sinh. Núi bạc vách sắt không hướng bối, lồng vàng và cây táo gai không thường tranh giành. Đây là chỗ dụng tầm thường của học, chẳng hay chỗ thấy của Hòa thượng thế nào?

Sư đáp: Ngày mùa xuân trời trong tạnh, chim hoàng anh hót.

Vị Tăng thưa: Hôm nay ít ra cũng đại ngộ.

Sư bảo: Nghe tiếng nước trên bờ đổ xuống dòng sông.

Vị Tăng thưa: Từ trên bậc Thánh rốt cuộc sẽ là gì? Pháp làm sao bằng người?

Sư đáp: Sẽ là gì? Pháp vì sao bằng người?

Vị Tăng hỏi: Sao gọi Trúc bề là xúc, không gọi trúc bề là bối?

Sư đáp: Tín nhận vâng làm, mau lễ ba lễ.

Tăng lễ bái, sư bảo: Sáng nay là ngày 20 tháng 2, còn là Thanh minh hàn thực. Linh Vân không thấy hoa đào, đâu tin trong khúc cong có đoạn thẳng. Sư liền dộng gậy, bảo: là khúc cong hay? Là đoạn thẳng? Sư ném gậy, bảo: luống dối nhiều không bằng thật ít. Tham!

Sư Thượng đường nêu: Tu sơn chủ bảo: là cây trụ mà không thấy cây trụ, chẳng phải cây trụ không thấy cây trụ. Thị phi đã dứt trừ rồi, trong phải quấy tiến thủ.

Sư nhóm họp đại chúng rồi dạy: Phải quấy đã bỏ rồi mỗi người phải xét lại mình. Hãy nói quan sát chính mình là gì?

Im lặng hồi lâu sư bảo: Chẳng phải mệnh lệnh bảo đánh vào cây trụ ở ngoài đồng.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Có không? Có không? Am Chủ đưa nắm tay lên, còn là đầu môi không? Sư liền xuống tòa.

Sư Thượng đường bảo: Người xưa nói thì giả đốt hương thành nhiều việc. Đại chúng hỏi han chuyển cái chấp mau đến chỗ sâu kín. Nói gì mà rất giống như không bị bệnh mà châm cứu. Ấn mắt thấy hoa đốm giữa hư không, nếu là vua A-dục thì không phải vậy. Thị giả đốt hương chẳng phải là phần ngoài đại chúng hỏi han, lý phải như vậy. Nếu làm việc Phật pháp mà bàn bạc thì thân còn sống đọa vào địa ngục. Sư xuống tòa.

Ngày lễ tắm Phật, sư Thượng đường bảo, chưa lìa khỏi cõi trời Đâu-suất đã giáng sinh vào cung vua, chưa rời khỏi thai mẹ đã độ tất cả mọi người. Đó là sự hiện nêu ra, phu nhân Ma-da ở trong vườn Tỳ Lam vịn cành cây vô ưu, bên hông phải sinh ra Thái tử Tất-đạt. Cho đến chín rồng từ đất phu nước tắm thân vàng Thái tử. Từ dưới đất vọt lên hoa sen vàng để nâng chân Thái tử. Đây là phần tựa. Một tay chỉ trời một tay chỉ đất, rống tiếng rống sư tử. Trên hư không cho đến bốn duy không ai chẳng tôn kính. Đây là phần Chánh tông. Hôm nay A-dục chuyên làm việc lưu thông. Sư liền dông gậy xuống đất một cái, bảo: Ông già Thích-ca đến. Rồi sư đưa gậy lên bảo: Tịnh pháp giới Thân vốn không hiện ra và mất đi, nguyện lực đại Bi thị hiện thọ sinh. Bốn giai đọan khác nhau đã nêu trên thâu quy về khoa trên. Sư ném gậy nói hạ tọa và đại chúng đồng đến trên điện, lại giảng kinh đầu tiên.

Châu xá nhân thỉnh sư lên tòa, có vị Tăng hỏi: Chư Phật ba đời đã nói rồi, Hòa thượng làm gì?

Sư đáp: Lệnh này nước Ma-kiệt-đà đích thân thi hành.

Vị Tăng hỏi: Việc hôm nay không như thế sao?

Sư đáp: Kiếm đã bỏ lâu rồi, ông vừa khắc thuyền.

Vị Tăng hỏi: Con biết Hòa thượng cắt đứt đầu lưỡi của Thiên hạ?

Sư đáp: Quả thật không phải như vậy sao?

Vị Tăng hỏi: Nói đầu mối thì rõ ràng như ban ngày, mở mắt thì người rơi vào nhà tù, vị Tăng liền lễ bái.

Hỏi: Thích-ca Di-lặc vẫn còn là tôi tớ, chẳng hay họ là ai?

Sư bảo: Ông là người ở thôn Nhất mai. Chớ có vì họ mà an danh lập tên. Sư nói: Người ở thôn ấy có tên gì?

Vị Tăng hỏi: Lời nói trước ở đâu?

Sư đáp: Rốt ráo ông nói người kia là ai?

Vị Tăng thưa: Nhà không nhỏ khiến không thành quân tử.

Sư bảo: Chưa tránh khỏi người di chuyển theo đôi chân.

Hỏi: Thế nào là ý lớn của Phật pháp?

Sư đáp: Lão Tăng không có ý lớn cũng chẳng phải như thế.

Vị Tăng hỏi: Đã là không thì làm sao Hòa thượng được tin tức này?

Sư đáp: Vua A-dục cũng không có tin tức này. Tin tức này, chư Phật ba đời nói không kịp, Tổ sư nhiều đời truyền không đến. Đã nói không kịp, truyền không đến thì Triệu Châu, Di-lặc cũng là tên gọi suông. Thích Ca, Di-lặc đã là tên gọi suông thì gọi cái gì là tôi tớ? Gọi cái gì là chủ? Cái nào là sinh? Gọi cái gì là tử? Cái nào là xưa? Cái nào là nay? Đã vô sinh lại vô tử, đã không xưa cũng không nay, sạch trọi trơn, dứt thừa đương. Trần trùng trục không có tổ hang. Như vậy thì thường thế giới mười phương không trong không ngoài. Đó là cõi Phật Tịnh Diệu, là Phật không thể suy nghĩ, bàn luận, là cõi Phật không thể lường, là cõi Phật không thể nói. Đã có những cõi Phật như thế. Như xá nhân cung sử nay mời Diệu Hỷ nêu lên đoạn này vì một nhân duyên lớn là truy tiến tiên tỷ Thái Phu nhân họ Du. Hãy nói, Phật ở đâu?

Im lặng hồi lâu, Sư bảo: Một hạt bụi một cõi Phật, một chiếc lá moat Đức Phật Thích-ca.

Sư Thượng đường bảo: Vừa hết hạ năm ngày, cây cột giữa đồng lại biết đầu mối bỗng đập vào cái chụp neon, khắp vì mọi người vào nhà, còn có ai biết hổ biết thẹn hay không? Im lặng hồi lâu, sư bảo: Mây trắng bỗng dưng bay đến mây xanh, trăng sáng khó chiếu xuống trời trong.

Vào ngày vía, sư Thượng đường giống như người cầm thước đo hư không, lại có người đếm bước chân đi của chính mình. Hư không chẳng thể có bờ mé, tuổi thọ của vua cũng giống như thế. Lý thì như vậy, còn thì thế nào. Sư xuống tòa cùng đại chúng đến trước Vô Lượng Thọ Như Lai, năm vóc sát đất, khải kiến đạo tràng Thiên Thân Thánh tiết. Kính can bạch.

Sư Thượng đường nêu: Ngài Mục Châu vừa thấy vị Tăng, bảo:

– Hiện Thành công án, đánh cho ông ba mươi hèo.

Tăng thưa: Mỗ giáp như vậy.

Triệu châu liền đánh.

Sư bảo: Tuy sáo không lỗ nhưng vỗ vào chiên để quyết định. Chính là năm âm thông suốt sáu luật hài hòa, chú ý xem xét ở tương lai. Chưa khỏi bị người bàng quan chê cười. Hãy nói: Ai là người bàng quan? Im lặng hồi lâu, sư bảo: không được động vào. Động vào là đánh gãy lưng lừa của ông.

Sư Thượng đường bảo: Hôm nay là sáng mồng tháng trời mưa tầm tả. Ngãi nhân và môn thần nhóm họp chuyện trò với nhau. Hãy nói, họ nói gì? Thiền sư Tuyết Đậu dùng một cái miệng nuốt Phật Tổ.

Sư Thượng đường nêu: Một hôm nọ ngài Phổ Hóa ở trước Thiền Đường của Ngài Lâm Tế ăn rau sống. Lâm Tế thấy, bảo: Rất giống con lừa.

Phổ Hóa liền giả tiếng lừa kêu.

Lâm Tế mắng: Là tên giặc.

Phổ Hóa bảo: Giặc! Rồi liền đi ra.

Sư bảo: Một tiếng lừa kêu, hai tiếng giặc, để cho các nơi làm nguyên tắc. Giặc chính, giặc cỏ thì không cần bàn luận. Mở cửa để đại thí không bít lấp.

Sư Thượng đường, bảo: Đã mắc vào xưởng Tào sẽ đi từ sai đến sai. Cỡi lên Thánh Tăng thì cứ mãi an vui. Long tượng chà đạp, giày xéo chẳng phải là chỗ làm của lừa. Nực cười các nơi vọng sinh xuyên tạc. Thôi đừng xuyên tạc, kỳ lân tốt chỉ có moat sừng.

Sư Thượng đường bảo, hôm nay là sáng mùng tháng 7, hãy đánh trống thỉnh khắp, xem trời trong xanh không một gợn mây. Giống như thiếu hơn một nữa. Thế nào là một nữa đó, im lặng hồi lâu, sư bảo không có người quá giá đánh cho nhất quán.

Sinh nhật của Kinh Thị Lang, thỉnh sư thăng tòa có vị Tăng hỏi: Vì sao con lừa ở Dương kỳ chỉ có ba chân.

Sư đáp: Sa-di ăn cỏ nước.

Vị Tăng hỏi: Như thế sao là trước mặt tặng quà nhau còn không dung hợp.

Sư đáp: Chớ có lừa bịp Minh Đầu.

Vị Tăng thưa: Đã là cỡi con lừa ngược cao to trở về, vì sao còn giết Hoàng Phiên Xước?

Sư đáp: Chẳng phải cảnh giới của ông?

Vị Tăng thưa: Quả táo nào là quả táo của ngày hôm nay?

Sư đáp: Vẫn không cô phụ lão Tăng.

Tăng thưa: Ân lớn khó đáp đền. Liền lễ bái.

Sư bảo: Con lừa ở Dương kỳ chỉ có ba chân, ông đã cỡi lên một con lừa cao to trở về, còn giết Hoàng Phiên Xước. Diệu Hỷ ba mươi năm trước đã chú cước (đã đạp lên, nay bị lão Tăng này đối) trước chúng trời người chia cắt một phần ở trên. Không giống tiểu tiểu, đến nỗi Hòa thượng Dương Kỳ vỗ tay cười ha ha. Núi sông đất đai, muôn tượng sum la nhất thời ca múa. Lúc nào sẽ như thế, hãy nói, người nào làm chứng minh? Cho nên nói: Khắp nơi đều là chỗ chân thật, đặt vào nơi chân thật. Mỗi hạt bụi đều là người xưa nay. Lời nói chân thật thì âm thanh không hiện, chánh thể đường đường không còn thân. Thế nào là đường đường chánh thể chưa rời cõi trời Đâu-suất đã giáng sinh vào cung vua? Chưa ra khỏi thai mẹ đã độ tất cả mọi người? Há chẳng phải là đường đường chánh thể ư? Nếu là hội của đường đường chánh thể thì cô phụ Thích-ca, Lão Tử. Nếu chẳng phải là hội của đường đường chánh thể thì cô phụ chính mình, chính mình đã cô phụ thì làm sao được gặp ông già Thích-ca. Nếu vào trong đây khêu được một tuyến đường thì mới biết ông già Thích-ca đang ở cung trời Đâu-suất. Nương vào vầng mặt trời, voi sáu ngà giáng vào thai của phu nhân Ma-da, việc này chỉ là thị hiện. Lúc sinh Thái tử, thời tiết rất đạp. Đến khi một tay chỉ trời một tay chỉ đất, thái tử nói: “Trên trời, dưới thế gian chỉ có ta là tôn quý. ” Cũng là chỉ cho ta vì tất cả mà thị hiện tướng sinh. Nếu vào đây thấy được thì không riêng ông già Thích-ca hà hơi thở một hơi mà cùng với cha mẹ hà hơi. Không riêng sinh thân cha mẹ hà hơi mà cùng với luôn luôn loài hữu tình thở một hơi thở. Ngay lúc đó hãy nói, nương vào ân lực của ai, im lặng hồi lâu, sư bảo: Múa kiếm vung rìu, khai thị cho người.

Sư Thượng đường nêu. Hòa thượng cầu chi, có ai hỏi điều gì thì chỉ đưa một ngón tay lên, lại tự giả trò, bảo: Ta ở chỗ trời rồng được Thiền ở đầu moat ngón tay, thọ dụng cả đời không hết. Sau này Long Da có bài tụng rằng.

Câu-chi đưa một ngón tay nói cho vua biết, sáng sinh diều hâu bay trên trời cao. Nếu không có khả năng bay đến đỉnh Bạt sơn thì ngàn dặm quạ và ngựa không dễ cỡi.

Sư bảo: Nếu Hòa thượng Dương Chi không được Long Da hà hơi thì dường như đã chôn vùi thiền ở đầu một ngón tay này rồi. Diệu hỷ đã nêu như thế sao, không khỏi theo sau cũng có chú cước. Một ngón tay của Hòa thượng Câu-chi, ăn cơm no rồi mới thôi. Lưng quấn mười muôn vòng, cưỡi hạc bay đến Dương châu.

Sư Thượng đường bảo: Mưa lâu không tạnh, vừa tạnh lại mưa. Thiên đạo biến hóa, muôn vật được chỗ nơi. Mưa lâu không tạnh, im lặng hồi lâu, sư lại nhóm họp đại chúng đến dạy: lão già Vân Môn không bằng lòng. Tham!

Tết Trung thu, sư Thượng đường nêu: Có lần Ngưỡng Sơn và Trường Sa ngắm trăng. Ngưỡng Sơn đưa tay chỉ trăng bảo: Mọi người đều có mặt trăng này, nhưng dùng không được Trường Sa đáp:

Vậy thì mời ông dùng.

Ngưỡng Sơn bảo: Làm sao dùng?

Trường Sa bước gần tới trước đạp nhào Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn liền bảo: Xuống phía dưới giống như con hổ.

Sư bảo: Một vầng trăng trong ánh sáng lạnh chiếu soi cả muôn dặm, người lanh lợi thì chiếc lá rơi cảm nhận được mùa Thu. Nói lời chân thật nghe trái tai. Nghỉ không nghỉ, thôi chẳng thôi, Tiểu Thích-ca có cơ hội lấp hang hổ. Hổ già lại không còn răng nanh. Lúc đang nhảy lên đâu vội vàng. Bỗng nhiên lộn nhào chẳng bằng ông. Trong chúng có người xuất gia tại gia nào được hai lão này nêu ra hay không? Im lặng hồi lâu sư bảo: Nếu có thì cũng đưa gậy đánh trăng.

Sư Thượng đường, Triệu Châu từ viện Đông đi đến viện Tây. Nhà kín nát như bùn, khoét tám lỗ cho tròng áo đơn vào, đất trơ trọi vẽ cái sàng xảy gạo, sư hét một tiếng, hỏi là cái gì? Đầu mái hiên diêm mưa nhỏ giọt, gà đến canh năm thì gáy.

Sư Thượng đường nêu, Hòa thượng Bàng Sơn nói: Giống như Kính Sơn ngọn núi cao lẻ loi vòi vọi như Thạch Hàm ngọc, chẳng biết ngọc không một dấu vết. Nếu được như thế thì mới là xuất gia chân thật.

Sư bảo: Vua A-dục thì không như vậy. Nếu như vậy thì dụi mắt thấy hoa đốm giữa hư không.

Hòa thượng Thiên Đồng gửi thư đến. Sư nhận thư bảo: Người xưa nói: Một câu rốt sau mới đến cửa nhà lao phải dứt trừ bến mê, không chung cho Phàm Thánh. Rồi sư cầm bút viết. Đây là câu rốt sau của Hòa thượng Thiên Đồng dứt trừ bốn mê. Thường nêu lên tin tức. Còn gửi gắm không? Nếu như chưa gửi gắm thì lại thỉnh Duy-ma phân tích rõ ràng. Nói rồi, sư liền lean tòa, bảo: Cờ pháp đẩy cột pháp gãy, sông pháp khô cạn, mắt pháp tiêu diệt. Tuy như vậy nhưng chính là lời nói chân thật của Thiên Đồng. Hãy nói sự thế nào? Tri âm tri hậu còn ai biết?

Ngày mùng một tết, sư Thượng đường bảo, hôm qua là ngày cuối cùng của tháng 12, hôm nay là ngày đầu tiên của năm mới. Trâu đi hổ đến nhanh that, lịnh Đông quân đã thi hành, thế sao là đã thi hành lịnh?

Thụy tuyết là thế giới trải bạc rồi, mọi người nắm tay ở của Phổ Hiền.

Vì Hòa thượng Phật Trí Dụ dời tháp, dùng tay chỉ huyệt, bảo:

Diệu Hỷ và sư huynh đều là bậc viên ngộ. Diệu hỷ dời đến Kính Sơn, sư huynh dời đến đây. Tuy cùng sư huynh đồng sinh nhưng không cùng sư huynh đồng tử, tám lạng và nửa cân. Xanh hồng đối với bích tím. Có hợp thời không? Nên trở về cội nguồn để chỉ một câu thì thế nào? Im lặng hồi lâu, sư đáp; su huynh ca hát, trâu bùn gầm rống, sư đệ có lẽ quên tướng ngựa gỗ kêu, chợt mở mắt người sống trên đảnh. Dưới núi Mậu Sơn là chân quy.