ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 04

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

Đệ tử nói pháp, Thiền sư Tuệ Nhật, trụ trì thiền viện năng nhân ở Kính sơn là Uẩn Văn kính dâng.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Vách đứng muông trượng có cho bàn bạc hay không?

Sư đáp: Vách đứng muôn trượng không cho bàn bạc

Vị Tăng hỏi: Biết rằng tim Hòa thượng cũng là một khối thịt đỏ?

Sư đáp: Đã biết còn hỏi làm gì?

Tăng hỏi: Thế nào là chân thật vách đứng muôn trượng không cho bàn bạc?

Sư đáp: Đang ăn cơm mà nhai phải hạt cát.

Tăng hỏi: Nếu như vậy thì cho đệ tử bước tới trước ba bước.

Sư đáp: Ông không ngộ nên phải lùi ra sau ba bước mới đưọc. Sư nói tiếp.

Nước Ma-kiệt-đà vì ở trên đường bằng, trước đỉnh Thiếu thất hoàn toàn không có cơ phong. Bàn huyền nói diệu cũng chỉ là giật gấu vá vai. Nêu lên điều xưa để làm sáng tỏ việc nay cũng chỉ là vung đất vãi cát chứ không liên quan gì đến việc của ta. Tuy như vậy nhưng cũng phải đến thửa ruộng này mới được. Thật đến thửa ruộng này thì phải gần gũi thế nào? Sư hét một tiếng, bảo chữa trị vết thương nhưng không trị được lại còn cầm đốt ngải cứu.

Sư Thượng đường nêu: Ngài Nam Tuyền dạy chúng rằng.

Canh ba đêm qua Văn-thù, Phổ Hiền đánh nhau. Mỗi người đều bị đánh hai mươi gậy, do đó mà ra khỏi viện.

Ngài Triệu Châu bước ra khỏi chúng, bảo: Hòa thượng đánh răn dạy ai hiểu được?

Ngài Nam Tuyền bảo: Vương Lão Sư có lỗi gì?

Triệu Châu liền làm lễ.

Sư bảo: Ngài Nam Tuyền không có lỗi, miệng hay rước họa.

Ngài Triệu Châu Lễ bái, giặc cỏ đại bại, Kính Sơn không như vậy, kết án cứ nghi. Ngài Văn-thù Phổ Hiền còn lỗi một bên.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Hôm nay Phật phát ra ánh sáng trợ giúp cho việc phát hiện nghĩa thật tướng thế nào là phát ra ánh sáng?

Sư hỏi: Ông ăn cháo chưa?

Tăng đáp: Đệ tử đã ăn cháo rồi.

Sư hỏi: Ông có thấy ánh sáng không?

Tăng đáp: Chẳng biết có thấy được không?

Sư bảo: Xưa nay vốn đã không thấy, ngày nay Phật phát ra ánh sáng giúp cho phát hiện nghĩa thật tướng.

Sư đưa gậy lên bảo: Chư Phật thời quá khứ, chư Phật thời hiện tại, chư Phật thời vị lai đều ở trên đầu cây gậy của Kính Sơn, đồng phát ra ánh sáng rực rỡ, chiếu khắp pháp giới mười phương. Đến nỗi núi sông, đất đai, muôn tượng sum la nhất thời lễ bái, sư dộng gậy xuống đất, bảo:

“Hướng xuống văn dài, gửi gắm ở ngày sau. ”

Sư Thượng đường nêu có vị Tăng hỏi ngài Đồng An.

– Thế nào là gia phong của Hòa thượng?

Ngài Đồng An đáp: Gà vàng ôm con trở về trời cao, Thỏ ngọc mang thai ỏ tử vi.

Vị Tăng hỏi: Nếu đột nhiên gặp khách đến thì sẽ đối đãi như thế nào?

Đồng An đáp: Sáng sớm vượn hái quả vàng quăng đi. Chiều tối chim phượng lại tha về.

Sư bảo: Gia phong của ngài Đồng An vẫn kỳ quái, gia phong của Kính Sơn thì không như vậy.

Có người hỏi: Thế nào là gia phong của Hòa thượng thì hãy đến ông ta hỏi. Đồn thời một bát cơm Hòa-la, thiền đạo đúng sai đều không biết. Bỗng gặp khách đến thì sẽ đối đãi ra sao, bánh hấp không vớt lên được.

Ngày giải hạ, sư Thượng đường, giơ gậy lên, bảo:

Một trăm hai mươi ngày hạ không thiếu, cột sương hiện thần thông, đèn lồng soi hang quỷ, thấu suốt mà không thấu suốt, lại đến đầu gậy để ông quyết định. Sư dông gậy xuống đất.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Lúc Tâm và Phật đều mất thì như thế nào?

Sư đáp: Lão bà bán quạt, tay che mặt trời, sư nói tiếp: Tâm và Phật không hai, muôn vật và ta như một thì không còn thấy có tướng của tâm và Phật. Đã không thấy có tướng của tâm và Phật thì tất cả tâm là Phật, tất cả Phật là tâm. Đã không thấy có tên muôn vật và ta thì tất cả muôn vật là ta, toàn thể cái ta là muôn vật. Nếu mỗi ngày ứng dụng hai trong sáu thời. Chứng nhập như thế thì hoặc tâm, hoặc Phật, hoặc ta, hoặc vạn vật, thất điên bát đảo đều được thọ dụng. Sư liền lấy một cọng cỏ bện thành thân vàng cao trượng sáu, rồi tháo thân vàng cao trượng sáu này thành một cọng cỏ. Cho dù như thế nhưng phải đề phòng lỗi của môn hạ Kính Sơn. Đánh gãy lưng ông, ông cũng không nói.

Sư Thượng đường nêu, giáo nói: Còn dùng phương tiện khác trợ giúp để hiển bày nghĩa đệ nhất. Sư dộng gậy xuống đất một cái, bảo: Đây là phương tiện khác. Kia là nghĩa đệ nhất.

Sư ném gậy, bảo: Con đại trùng (hổ) trong nón giấy vừa cười vừa sợ người.

Sư Thượng đường nêu: Cảnh Thanh hỏi Huyền Sa: Đệ tử muốn vào Tòng lâm, xin sư chỉ hộ đường vào.

Huyền Sa bảo: Ông có nghe tiếng suối reo hay không?

Cảnh Thanh đáp: Thưa có nghe.

Huyền Sa bảo: Hãy từ trong đây mà vào.

Cảnh Thanh ở đây biết chỗ nào.

Sư ông Ngũ Tổ bảo: Quả thật là được vào, mặc cho bốn phương tám hướng. Nếu chưa được như vậy thì không được rời xa nơi đây.

Sư bảo: Nếu như thật được vào thì phải lìa xa nơi đây.

Nói xong, sư xuống tòa.

Cư sĩ Song Hòe Trịnh Vũ Công vì Thiền sư Phật Đăng vào tháp thỉnh sư lên tòa.

Hỏi: Thế nào là men theo dòng chảy không dừng, chân chiếu không bờ mé nói tợ ông. Người lìa danh tướng thì khỏi phải thưa trình, thổi lông, gấp cần phải mài. Pháp huynh Thiền sư Phật Đăng đã hai mươi năm thổi sợi lông này. Với mắt trời của bậc siêu nhân lìa tướng lìa danh, phá tà bày chánh, đảo lộn cái dụng dọc ngang mà không đụng chạm đến mũi nhọn. Tất cả Phật sự to lớn đã trọn thành. Thật là chỉ có trước không có sau. Nói rồi sư quay sang nhìn đại chúng, bảo.

Trong pháp hội hôm nay đúng là Thiền sư Phật Đăng đã thổi lại sợi lông, vì các ông mà vào bùn vào nước. Tất cả vì để nhắc đến thời tiết. Có ai còn nhớ ơn không? Nếu có công thì không lãng phí, có lẽ là chưa hẵn như thế nhưng Kính Sơn không khỏi ngạc nhiên còn nêu ra một câu nói xưa: Ngày xưa Hòa thượng Sơ Sơn xây Tháp Thọ xong thì giám viện đến bạch Hòa thượng Sơ Sơn. Hòa thượng Sơ Sơn hỏi:

Ông trả bao nhiêu tiền cho người thợ?

Giám viện thưa: Tất cả đều do Hòa thượng.

Sơ Sơn hỏi: Vậy ông đem ba tiền trả công cho ông ta, đem hai tiền trả công cho ông ta, đem một tiền trả công cho ông ta. Nếu nói được thì cùng ta đích thân xây tháp.

Giám viện không đáp được.

Lúc đó, Hòa thượng La Sơn ở trong am trên Đại Lãnh. Khi giám viện đến đó, La Sơn hỏi: Ông từ đâu đến?

Giám viện đáp: Từ chỗ Hòa thượng Sơ Sơn đến.

La Sơn hỏi: Mấy ngày gần đây ông có nói lời gì không?

– Giám viện liền kể lại những lời đã nói.

La Sơn hỏi: Có ai nghe không?

Giám viện đáp: Không có ai nghe.

La Sơn bảo: Ông trở về nêu giống như Hòa thượng Sơ Sơn nói

Đại Lãnh nghe nêu rồi bảo: Nếu đem vài quan tiền trả công cho người thợ thì Hòa thượng cả đời này chắc chắn không xây được tháp. Nếu đem hai quan tiền trả công cho người thợ thì Hòa thượng và người thợ cùng đưa ra một tay. Nếu đem một quan tiền trả cho người thợ thì giống như lông mi người thợ rớt xuống.

Giám viện trở về kể lại cho Sơ Sơn nghe. Sơ Sơn liền hướng về Đại Lãnh lễ bái, than rằng:

E là không người, Đại lãnh có cổ Phật. Thế rồi một luồng ánh sáng chiếu vào thân ta và tất cả chỗ này.

Hòa thượng nói với Giám Viện rằng: Ông hãy đi đến Đại Lãnh nói là lời Hòa thượng giống như hoa sen nở vào tháng chạp.

Giám viện bèn chuyển lới nói ấy đến La Sơn. Hòa thượng La Sơn bảo: Lông rùa đã dài ra mấy trượng.

– Các ngươi có biết hai vị Hòa thượng này rơi vào chỗ nào không? Có lẽ là chưa được như thế. Cho nên Kính Sơn hôm nay sẽ là người xưa, người nay đã quyện thành một khối. Sơ Sơn đã đem một quan tiền, hai quan tiền, ba quan tiền để trả công cho người thợ. Còn cư sĩ Long Hòe thì gom góp lại thành hai trăm ngàn đã vì Phật Đăng mà cám ơn người thợ rồi. Khỏi phiền giám viện tới lui hỏi người khác. Một đóa sen nở vào tháng chạp đã là rất hiếm. Thiền sư Phật Đăng đã hái về cắm trong tháp để làm chuẩn mực cho tòng lâm. Lông rùa dài mấy trượng để gửi gắm cho trời và Thiền sư tùy thời thọ dụng. Xin hỏi đại chúng: Hãy nói Kính Sơn có cho ở trong đó hay khoong Im lặng hồi lâu, sư nói: Chẳng phải là bên ngoài, vẫn là một người nhàn rỗi trong thiên hạ.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Có cõi Phật không được ở thì thế nào?

Sư đáp: Ở thì tận đến gốc rễ.

Tăng hỏi: Không có cõi Phật mà vội đi qua thì thế nào?

Sư đáp: Xà-lê khởi động.

Vị Tăng hỏi: Đệ tử đến chỗ nào thì đi dép?

Sư đáp: Tháo gở lại chụp trên đầu, gỡ đầu lại dính vào sừng

Vị Tăng hỏi: Đi hơn ba ngàn dặm mới gặp được người không còn lầm lạc thì thế nào?

Sư đáp: Lầm, lầm!

Vị Tăng hỏi: Một trăm hai mươi ngày hạ đã viên mãn, có người hỏi: Thế nào là lời nói của Kính Sơn thì làm sao trả lời cho họ?

Sư đáp: Kính Sơn đã nói gì?

Vị Tăng hỏi: Sao nói là lược dầy bằng trúc thì vướng mà không gọi là lược dầy bằng trúc thì quay lưng.

Sư đáp: Sao ông biết?

Vị Tăng hét một tiếng, bảo: Ba mươi năm sau có nhiều người cười nơi đây, sư nói: Đâu hẳn là ba mươi năm sau, mà ngay ngày nay đã có nhiều người cười rồi Tăng bèn nói: Bình thường thì nói cho mọi người nghe.

– Nói là lược dầy bằng trúc vướng mắc chứ không nói lược dày bằng trúc quay lưng. Không được đem đến đây đảm nhận, không được tự ý bói một quẻ, không được phê bình, không được im lặng. Có người hỏi cuối cùng thì thế nào thì nên nói với họ rằng cũng không có rốt ráo, cũng không thế nào cả. Ngay lúc ấy thì thế nào? Bốn góc bịp đổ, chính các ông phải hứng lấy, phân biệt rõ ràng thân thể và tay chân thì mới vượt lên được và có thể phủ trùm ba cõi, đề xướng bốn sinh, có lẽ là phòng ngừa trước tai vạ. Chính vì căn tánh các người còn chậm lụt nhưng chẳng ai trách lầm Kính Sơn được.

Sư Thượng đường nêu, Pháp sư Tăng Triệu nói: Các pháp không khác.

Khởi nói: Tiếp nối mạng sống của vịt trời, cắt đứt mạng sống chim hạc, đỉnh núi cao bình yên với nhiều khe nước, về sau không khác gì hay sao?

Đại Sư Vân Môn nói: Cái dài thì tự nhiên dài, cái ngắn thì tự nhiên ngắn. Sư nói tiếp: Chính là pháp trụ, pháp lập, là tướng thường trụ của thế gian.

Nói rồi sư đưa gậy lên bảo: Cây gậy chẳng phải là pháp thường trụ. Sư lại cầm gậy nhóm họp đại chúng đến bảo: Nếu các ông móc con mắt ra thì có nhìn thấy pháp bất dị của Pháp sư Tăng Triệu ở chỗ nào hay không? Nếu gõ vào xương cho tủy chảy ra thì có thấy pháp thường trụ của Đại Sư Vân Môn ở chỗ nào không? Sư ném gậy, bảo: Khán phân thân (hóa thân) ở hai nơi, sư xuống tòa.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Tông của con không có lời nói, ngôn từ thật không có một pháp cho người thì thế nào?

Sư đáp: Quả cân năm vị.

Vị Tăng hỏi: Vì sao nhà ngoại Dương có mùi hôi?

Sư đáp: Vì sao đầu lưỡi của ông lại chấm đất?

Vị Tăng hỏi: Lại bị Hòa thượng dắt dẫn rồi.

Sư liền đánh vị Tăng ấy.

Vị Tăng hỏi: Ngài Càn Phong dạy chúng rằng: Nêu một thì không được nêu hai. Buông ra hơn một thì mắt kẹt vào thứ hai. Ý chỉ thế nào?

Sư đáp: Dùng lông lạc đà để câu quả bí đao.

Vị Tăng hỏi: Có cho đệ tử xoay mình hít thở cho thỏa lòng thỏa dạ hay không?

Sư đáp: Cho phép ông xoay mình.

Sư lại hỏi: Thế nào là hít thở cho thỏa lòng thỏa dạ?

Tăng bước tới trước hít thở một hơi.

Sư bảo: Kẻ vọc bùn này.

Vị Tăng hỏi: Giống như Ngài Vân Môn nói: Người từ Thiên Thai đến rồi đi về Kính Sơn thì thế nào?

Sư đáp: Chuột già ăn muối.

Tăng hỏi: Làm sao biết được mùi vị của nó?

Sư đáp: Ông mau lễ bái đi. Sư lại nói tiếp: Mưa đã lâu không tạnh, hôm nay bỗng nhiên trời tạnh. Việc của môn hạ Tổ sư cần gì trình bày.

Sư Thượng đường nêu: Có vị Tăng hỏi ngài Vân Môn.

  • Thế nào là mắt chánh pháp?

Vân Môn đáp: Rộng khắp.

Có vị Tăng hỏi ngài Phong Huyệt.

  • Thế nào là mắt chánh pháp?

Phong Huyệt đáp: Đui mù.

Sư bảo: Hai vị tôn túc đều đáp một câu chuyển ngữ, có ưu khuyết gì không? Nếu nói có ưu khuyết thì thật là con mắt đui mù. Nếu nói không hơn kém thì đúng là rộng khắp. Rốt cuộc thế nào? Mây ngủ trên đầu núi vẫn không tan ra, nước chảy dưới khe vẫn không vội vàng.

Trương Thị Lang đến thượng đường, có vị Tăng hỏi:

  • Đại Điên vì Hàn Văn Công mà làm thủ tọa. Ý chỉ thế nào?

Sư đáp: Cá ngát trên cần trúc mỗi ngày một ngàn dặm. Vị Tăng thưa: Đệ tử chưa hiểu, xin sư ban ân.

Sư bảo: Còn phải gạn đục nơi đây lần thứ hai

Vị Tăng hỏi: Thủ tọa giữ lại ba cái răng dưới để đi qua nơi nào?

Sư đáp: Qua chỗ giữ răng

Vị Tăng hỏi: Chẳng ai nhạo báng Thủ Tòa cả.

Sư đáp: Ông thấy đạo lý gì? Nói gì?

Vị Tăng hỏi: Ai biết được sóng khỏi ở xa, riêng được đắn đo suy nghĩ?

Sư đáp: Ông chớ chê bai Kính Sơn.

Vị Tăng hỏi: Hôm nay Thị Lang hỏi Hòa thượng được bao nhiêu tuổi? Sức khỏe thế nào?

Sư đáp: Ông ấy nói là năm mươi hai tuổi.

Vị Tăng hỏi: Nói là chê bai Kính Sơn có được không?

Sư đáp: Ông đã xem thường Thị Lang. Người xưa nói: Tông môn của ta không có câu cú ngôn ngữ, thật không có một pháp cho người vì sao nói sớm đã ngâm toàn thân vào trong hầm phân rồi. Nếu muốn nhảy ra thì thân thể sẽ ra sao?

Hỏi: Hướng Thượng, hướng hạ, ba yếu, ba huyền trong bát đầy tuyết, sao Bắc Đẩu chiếu lên thân là ý chỉ thế nào? Khởi không ở cạnh hầm phân còn đào hầm phân lên. Tuy như vậy nhưng nếu ở trong hầm phân mà biết hít thờ một chút thì mới biết chư Phật ba đời và tất cả Tổ sư qua các đời, các bậc Hòa thượng từ xưa đến nay đều biết hết. Tất cả đều ở trong hầm phân xoay bánh xe đại pháp có lẽ là phòng ngừa trước tai vạ. Chớ có nhảy xuống hầm phân.

Sư Thượng đường nêu: Có lần Mã Tổ và Nam Tuyền, Bách Trượng, Tây Đường ở dưới ánh trăng Trung thu. Mã Tổ chỉ trăng bảo:

– Thế nào là thời gian hợp lý?

Tây đường nói: Đúng lúc tu hành.

Bách Trượng nói: Đúng lúc cúng dường.

Nam Tuyền phất tay áo, liền đi.

Mã Tổ bảo: Kinh nhập vào tạng, Thiền trở về biển, chỉ có nguyện rộng vượt ngoài khắp các vật.

Sư bảo: Các ngươi có biết bốn đại lão sư này rơi vào chỗ nào không? Nếu chưa biết thì hãy nghi bài tụng, đất nước thanh bình mới quý con cái hiếm, nhà giàu sang thì mới nuông chiều trẻ con, mọi người đều ra tay, kia đây không được lợi ích.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Pháp cụ túc của phàm phu mà phàm phu không biết thì thế nào?

Sư đáp: Cũng là một tin tức

Vị Tăng hỏi: Pháp cụ túc của bậc Thánh mà bậc Thánh nhân không biết thì thế nào?

Sư đáp: Cũng là một tin tức

Vị Tăng hỏi: Chẳng hay tin tức gì?

Sư đáp: Gặp người không hiểu mà cười, giỡn với vật mà không biết tên

Vị Tăng hỏi: Nếu không có dòng nước chảy thì có nên qua núi khác không?

Sư đáp: Tu sơn chủ đến.

Hỏi: Một người ở trên đỉnh Cô Phong không biết đường ra thì thế nào?

Sư đáp: Cũng là một tin tức.

Vị Tăng hỏi: Vì sao Hòa thượng xoay mặt về vách đứng cao muôn trượng?

Sư đáp: Ông thử xoay về vách đứng cao muôn trượng nói một câu xem.

Vị Tăng hỏi: Giảo trường Hà vì tô lạc mà biến mặt đất thành vàng ròng?

Sư đáp: Nêu thư thả, chậm rãi. Một người ở trên đỉnh cô phong không có đường ra một người ở ngã tư đường cũng không xác định được hướng đi. Chẳng phải Thích-ca Văn cũng chẳng phải Duy-ma-cật, nếu đến đây nhận biết được mặt mũi thật thì mới hiểu được lời nói của Tu sơn chủ. Pháp cụ túc của phàm phu, phàm phu không biết, pháp cụ túc của bậc Thánh, bậc Thánh không hay. Nếu bậc Thánh hiểu thì chính là phàm phu; nếu phàm phu biết thì chính là bậc Thánh. Phàm phu, bậc Thánh ở trên đỉnh Cô Phong, ở nơi ngã tư đường hay ở nơi đây, nếu chưa biết được thì hãy chờ lạnh rồi khán.

Sư Thượng đường nêu: Có vị Tăng hỏi sư ông Ngũ Tổ: Lúc Ngưu Đầu chưa gặp Tứ Tổ thì tại sao trăm chim gắp hoa đến hiến dâng?

Tổ đáp: Nghèo và hèn là điều tệ xấu của người đời.

Sư hỏi: Sư ông ngũ Tổ đã trả lời như thế nào?

Tuy là khéo đến được Cô Phong nhưng lời nói đâu có làm người nghe kinh sợ. Kính Sơn cũng không nói hai lời chuyển ngữ. Nếu cùng gặp sư ông thì lúc Ngưu Đầu chưa thấy tứ Tổ tại sao trăm chim gắp 32 hoa hiến dâng cho ngài rồi đậu trên nóc nhà tranh hót vèo von. Sau khi Ngưu Đầu gặp Tứ Tổ thì chim không gắp hoa hiến tặng nữa. Vì trong điện Phật đã đào được Đông Ty.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Nói nín, động tĩnh đều không can thiệp vào, không nói, không nín, không động tĩnh cũng không can thiệp vào thì thế nào?

Sư đáp: Mình làm mình chịu.

Sư nói tiếp tướng Phật và chúng sinh vốn không khác nhau chỉ vì mê ngộ nên đi khác đường. Tuy nói khác đường nhưng lúc mê đó đã từng ngộ, cho nên nói: Giống như thể của hư không chẳng có các tướng nhưng không chống đối các tướng kia phát huy trong nó. Nếu thường thấy được như thế thì mới tin rằng. Chưa lìa khỏi Đâu-suất đã giáng sinh vào cung vua, chưa thoát khỏi thai mẹ đã độ hết tất cả chúng sinh. Đó là lời nói chân thật, chẳng phải là cuống ngữ. Nếu tin được thì thọ dụng vô cùng, còn tin không được thì cũng đồng ý trong đây.

Sư Thượng đường nêu: một không được nêu hai, nếu buông thả thì mắc kẹt vào thứ hai. Còn nếu nạp Tăng ăn cơm để no, uống nước để hết khát, không tiêu Vân Môn đến đi vòng quanh để lánh. Đã không cho tiêu Vân Môn đi vòng quanh để lánh sao hôm nay chỉ có ăn cơm để no, uống nước để hết khát. Nếu như thế cũng chỉ là Hoàng Long khéo léo.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Tay không mà cuốc đất, đi bộ lại cỡi trâu thì thế nào?

Sư đáp: Lươn, cá luống vào chum dầu.

Vị Tăng hỏi: E rằng có râu đỏ Hồ, lại có xích Hồ râu đỏ.

Sư đáp: Người đi trên cầu, cầu chảy nước không chảy.

Vị Tăng hỏi: Như Phó Đại sĩ nướng cá trong quán rượu để tiếp đãi người, chẳng hay Hòa thượng nướng thứ gì để tiếp đãi người?

Sư đáp: Hướng về tất cả mọi nơi để tiếp đãi người.

Vị Tăng hỏi: Không biết Hòa thượng được bao nhiêu chỗ?

Sư đáp: Chỉ có cây cột sơn này ông không biết. Sư nói tiếp. Tay không lại cuốc đất, trong cơm có đậu. Đi bộ mà cỡi trâu thì trong chốc lác mắc vào đầu ngón chân. Người đi trên cầu lừa chết bao nhiêu người. Cầu chảy nước không chảy, còn một ít so sánh thì làm sao nhấc lên được, mới tin mà nói. Di-lặc thật là Di-lặc, hóa trăm ngàn ức thân, lúc nào cũng chỉ dạy mọi người, nhưng người đều không hay biết. Sư vỗ vào giường thiền, xuống tòa.

Sư Thượng đường có vị Tăng hỏi: Tất cả không có gì đến thì thế nào?

Sư đáp: Nhíu mày nhớ đường xưa, không rơi vào tiểu cơ.

Vị Tăng hỏi: Nếu cắt một sợi tơ thì tất cả tơ đều bị đứt hết.

Sư đáp: Trẻ con nhà giàu đáng yêu.

Vị Tăng hỏi: Nơi máy chuyển động như mê, như ngây dại.

Sư hỏi: Máy chạy về hướng nào?

Vị Tăng hỏi: Nơi chim gáy hót tỏa hương thơm.

Sư bảo: Không còn dính chấp mắc.

Vị Tăng hỏi: Hòa thượng đã gặp Phổ Hóa ở đâu?

Sư đáp: Mũi tên xuyên nắng hồng mới là người bắn chim. Sư đáp: Không dính mắc.

Sư tiếp: Mũi tên xuyên nắng hồng mới là người bắn chim.

Hãy nói, lúc mũi tên chưa lìa dây cung còn ở bên bóng nắng hồng thì có tin tức gì không? Lúc mũi tên đã lìa khỏi dây cung thì tin tức rơi vào chỗ nào? Nếu biết được chỗ mũi tên rơi xuống thì đầu mũi tên bắn phá ba cửa ải. Sau mũi tên đã vạch ra một con đường, nếu chưa được như thế thì tránh dưới nỏ.

Sư Thượng đường nêu. Vị Tăng hỏi ngài Ba Tiêu: Không vướng vào các duyên, xin sư chỉ thẳng.

Ba Tiêu đáp: Có hỏi thì có đáp.

Sư bảo: Tuy Ba Tiêu khéo dùng các việc dao kiếm để xem xét tỉ mỉ tương lai rất giống như trốn bóng vào lúc giữa ngày, phụ lòng vị Tăng này. Hôm nay, có người hỏi Kính Sơn: Không dính mắc các duyên, xin sư chỉ ngay. Sư nói với ông ấy rằng. Tinh tinh tuy biết nói nhưng rốt ráo cũng là loài súc sinh.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi tâm ấn của Tổ sư có hình dáng giống như con trâu sắt, thì hãy gác lại, như chín năm xoay mặt vào vách đá thì thấu hiểu được việc gì?

Sư đáp: Thân nằm ngang hợp với vũ trụ, đầu người nhô ra chỗ nào?

Vị Tăng hỏi: Quảng một chiếc dép về Tây có còn đầu mối hay không?

Sư đáp: Không còn đầu mối.

Tăng nói: Con biết Hòa thượng dùng cơ phong này.

Sư đáp: Đúng.

Vị Tăng liền hét một tiếng, sư cũng hét, bảo: Vừa rồi khéo, một tiếng hét kinh trời động đất. Kính Sơn cũng hét theo. Hoàn toàn không được cái lỗ mũi. Nếu đã không hội được chỗ lỗ mũi, nếu hiểu một điều thì sẽ thông suốt hết tất cả, sẽ xỏ xuyên qua lỗ mũi của mọi người trong

thiên hạ. Nếu đến chỗ trời đất rung chuyển chính mình lại bị người khác xỏ mũi. Ngay lúc đó làm sao tránh khỏi lỗi này. Than ôi! Không có chỗ đi, không có chỗ đi.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Chỉ đưa ra một chứ không được đưa ra hai. Nếu buông thả thì mắc kẹt vào thứ hai, đệ tử ngay lúc này thỉnh sư nêu ra một.

Sư đáp: Y cứ vào lệ xưa sáu lần sáu là ba mươi sáu.

Vị Tăng hỏi: Chẳng biết có đúng không?

Sư đáp: Tuy một việc này là thật nhưng hai việc khác thì không thật.

Vị Tăng làm lễ.

Sư bảo: Nêu ra một chẳng được nêu hai. Buông thả là kẹt vào thứ hai. Giống như củ cải ở Trấn châu, chẳng biết trong Linh Chiếu lam có được không? Nếu vào trong đó hạ được một chuyển ngữ thì hôm qua có người từ Thiên thai đến rồi trở về Nam nhạc. Nếu hạ không được thì Tuyết Phong nói:

Sư Thượng đường nêu: Có vị Tăng hỏi Lục Tổ.

– Ý chỉ của Hoàng Mai ngài lãnh hội được không? Tổ đáp: Người hiểu Phật pháp thì lãnh hội được Vị Tăng hỏi: Hòa thượng có lãnh hội được không?

Tổ đáp: Ta không hiểu Phật pháp.

Sư liền gọi đại chúng đến hỏi: Các ông có thấy Tổ sư Không? Nếu Không thấy thì Kính Sơn chỉ ra cho, chuối rừng, chuối rừng có lá hay không?

Bỗng một trận cuồng phong thổi đến, giống như trong chùa Đại tướng quốc ở Đông kinh, hành lang phía Đông của ba mươi sáu viện rơi xuống. Y ca sa của Hòa thượng họ Vương bị rách, cuối cùng thì thế nào, sư trở về thiền đường uống trà.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Một người ở trên cây, miệng ngậm một cành cây mà tay không vịn cành, chân không đạp cành, chẳng biết có trả lời được phần nào Không?

Sư đáp: Đáp được một câu.

Luân hỏi: Đệ tử hỏi trên cây, sao Hòa thượng lại đáp dưới cây?

Vì ông ở dưới cây hỏi.

Vị Tăng hỏi: Có được mắt của đại chúng hay không?

Sư đáp: Đương nhiên kà Không được.

Vị Tăng hỏi: Chỉ như cây chưa mọc, tin tức chưa dao động thì ngài Hương Nghiêm đến chỗ nào mà hiểu được câu thoại đầu này?

Sư đáp: Vừa rồi từ thùng sơn đến.

Vị Tăng hỏi: Hòa thượng nói: Gọi là lược dày bằng trúc thì tiếp xúc, không gọi là lược dày bằng trúc thì gải lưng. Có phải là tùy chỗ người sử dụng hay không?

Sư đáp: Không.

Vị Tăng hỏi: Thế nào là thành bại, hư giả?

Sư đáp: Hư giả, giống như người ở trên cây, miệng ngậm cành cây mà tay Không vịn cành chân, không bám cành. Ở dưới cây có người hỏi diệu chỉ của Thiền tông, nếu trả lời thì tang thân mất mạng, còn không trả lời thì trái với điều họ hỏi. Ngay lúc đó, Hương Nghiêm đã nói lời gì? Nếu như không chịu nương tựa thì gọi là Thượng tọa Hổ Đầu. Có một vị Tăng bước ra hỏi.

Người ở trên cây thì không hỏi, người ở dưới cây lại nói một câu. Ngài Hương Nghiêm cười ha… ha… Sư bảo: Nguy hiểm.

Kính Sơn ở, đây hai lần nguy hiểm. Có một lần như trời che khắp, đất chở hết. Lần khác gần như Không màng đến việc giao thiệp. Thế thì Kính Sơn đã chọn được cái gì? Nếu chọn ra được thì đích thân thấy được ngài Hương Nghiêm và làm cho Thượng tọa Hổ Đậu, không có nơi an thân lập mệnh. Còn nếu không chọn được thì nó sẽ trở thành công án của Kính Sơn. Để làm bàn đạp cho ông và người khác. Nên nói lược dày làm bằng trúc thì chải đầu, còn lược dày không làm bằng trúc thì gải lưng.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Trong giáo nói là tinh tấn chân thật, ấy là chân pháp cúng dường Như Lai. Nếu như con chó đã không có Phật tánh thì làm sao gọi là chân pháp.

Sư đáp: Chỉ vì không có Phật tánh này nên gọi là chân pháp.

Vị Tăng hỏi: Đệ tử y cứ theo điều mình thấy mà vẫn không đúng.

Sư bảo: Ông thử đặt ra xem.

Vị Tăng lễ bái. Sư bảo: Cái lễ bái này vẫn còn là bịa đặt. Sư nói tiếp: Là tinh tấn chân thật, gọi là chân pháp cúng dường Đức Như Lai. Con chó đã không có Phật tánh thì làm sao gọi là pháp chân thật?

Sơn Tăng đáp: Chỉ vì không có Phật tánh này nên gọi là pháp chân thật. Các người có tin hiểu được không? Nếu tin hiểu được thì hội Linh Sơn vẫn còn nghiễm nhiên, còn nếu không tin hiểu không được thì hãy đợi Đức Phật Di-lặc ra đời để hỏi.

Sư Thượng đường nêu có một vị Tăng hỏi ngài Triệu Châu: Con

từng nghe Hòa thượng đích thân gặp ngài Nam Tuyền, có thật vậy hay không?

Ngài Triệu Châu đáp: Củ cải được sản xuất từ Trấn châu.

Vị Tăng hỏi: Muôn pháp trở về một pháp, một pháp trở về đâu?

Ngài Triệu Châu đáp: Ta ở Thanh Châu may một cái áo đơn nặng bảy cân.

Lão phu Vân Cư Thuấn nói: Củ cải sản xuất ở Trấn Châu thì to, áo đơn ở Thanh châu thì nặng nên phải hiểu ý ở đây: Gà gáy vào canh năm.

Sư hỏi: Vân Cư nói gì? Rất giống như nơi quen biết thân thiết thì rất khó quên. Nếu là Kính Sơn thì không như vậy, củ cải được sản xuất từ Trấn châu thì to, áo đơn ở Thanh châu thì nặng gấp đôi chỗ khác. Nạp Tử có hết lòng cầu tôn chỉ thì cũng giống như con muỗi chích vào đinh sắt.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Thần thông du hí thì không thể không có, Tôn giả Phật pháp cần phải có lão Tăng mới được. Chẳng hay ông ta đã y cứ vào đạo lý nào?

Sư đáp: Chỉ biết mở miệng cười chứ không biết đầu lưỡi dài.

Vị Tăng hỏi: Hôm nay sao lại bị Hòa thượng cười?

Sư đáp: Sao gọi là vang theo tiếng?

Vị Tăng hỏi: Thần thông du hí thì chẳng thể không có. Tôn giả Phật pháp phải trở về với Kính Sơn, mới được sư hỏi: Ông có gặp Kính Sơn hay không?

Tăng thưa: Ít khoa trương.

Sư bảo: Có mắt như mù. Thần thông du hí rõ ràng là Ngưỡng Sơn Không hiểu. Điều quan trọng mầu nhiệm trong Phật pháp rõ ràng bậc La-hán không biết. Tuy đây kia Không biết nhau nhưng đâu có ai thiếu thốn. Đã không thiếu thốn thì cái dài là pháp thân dài, cái ngắn là pháp thân ngắn, cái tròn là pháp thân tròn, cái vuông là pháp thân vuông. Còn ngộ cái gì? Cho nên biết rằng: Cái dài thì chẳng phải dài; cái ngắn cũng chẳng phải ngắn; cái tròn cũng chẳng phải tròn, cái vuông cũng chẳng phải vuông. Tất cả đã không như vậy thì gọi cái gì là pháp thân? Sư hét một tiếng, bảo: Nhà tù ở Kịp Hợp Đình là trí lâu dài.

Vào ngày vía, sư Thượng đường niêm hương xong, bỗng nhiên sấm dội vang rền, rồi cơn mưa liền trút xuống.

Sư bảo: Rung sấm pháp, đánh trống pháp. Mây lành giăng phủ vẫy nước cam lồ, hôm nay sấm pháp đã vang rền, trống pháp cũng đã đánh rồi. Mây lành đã giăng phủ, nước cam lồ cũng đã vẫy xong. Đứng về sự cũng hợp, đứng về lý cũng hợp. Sự lý đã hợp thì còn nói gì nữa?

Sư xuống tòa cùng đại chúng đến Đại Phật điện, khai bày với Càn Long Thánh tiết.

Sư Thượng đường nêu, ngài Đổng Sơn hỏi Tam phong Am chủ.

– Ông tên gì?

Am chủ đáp: Nói được.

Đổng Sơn hỏi: Sao không nói việc hướng thượng?

Am chủ đáp: Nếu nói việc hướng thượng thì không gọi là nói được Đổng Sơn chắc chắn điều đó.

Sư bảo: Nếu nói được việc hướng thượng thì không nói là được. Đã gọi là không nói được thì nói việc hướng thượng cũng Không thể được. Đã không nói việc hướng thượng thì làm sao hợp ý với Đỗng Sơn. Im lặng giây lát, sư bảo: Người trí nhờ nghe mà bỗng nhiên nắm bắt được, nếu chẳng đợi trong giây lát thì phải mất đầu.

Hòa thượng Tuyết Đậu Trì thượng đường, có vị Tăng hỏi: Nếu sư chùa Đông là Thục Nhã còn thì Tuệ Tịch Không bị cảnh buồn tẻ vắng vẻ. Giống như ngày hôm nay, Hòa thượng Tuyết Đậu đã đến đây, chẳng hay phải tiếp đãi thế nào?

Sư đáp: Xưa nay đều như vậy.

Vị Tăng hỏi: Đâu phải một mình Kính Sơn không bị cảnh buồn tẻ vắng vẻ này? Mà là một ngàn bảy trăm chúng cũng có liên lụy.

Sư hỏi: Ông thấy được đạo lý gì?

Vị Tăng đáp: Hai cái gương cùng chiếu thấu suốt, không che lấp một dấu vết nào.

Sư hỏi: Đập bể gương rồi, để ông cùng thấy.

Vị Tăng hỏi: Hai cái miệng, một cái không có lưỡi. Đó là tông chỉ của con. Làm sao bàn luận được?

Sư đáp: Kẻ ôm trụ cầu mà tắm, nắm dây neo mà lại xô thuyền đi.

Vị Tăng hỏi: Nếu là tông chỉ của Lâm Tế thì phải làm thế nào?

Sư đáp: Con chó ngậm miệng. Ngưỡng Sơn nói nếu sư chùa Đông còn thì Tuệ Tịch Không bị cảnh buồn tẻ vắng vẻ. Ngưỡng Sơn chỉ biết phần mình chứ không biết có người. Kính Sơn thì thì không như vậy. Nếu sư thúc Tuyết Đậu ở đây thì nạp Tăng trong thiên hạ không chịu cảnh cô quạnh buồn tẻ. Vì sao không thấy? Xưa kia, Tuyết Đậu có nói:

Cây lạnh thì toàn cơ phong đáng chê cười.

Nước mùa Thu nêu ra một nửa diệt khiến cho Bát cực đảnh mục

đáng Không tự phân chia, cân đong để thấy người này, chứ xe của vua chạy nhanh.

Sáng mùng bốn tháng giêng, sư Thượng đường, Nạp Tăng thả hạt dẻ xuống. Tuy không cho mặc chiếu nhưng mọi người đều xoay mặt vào vách. Đã Không cho mặc chiếu thì sao phải xoay mặt vào vách? Không thấy sư ông Bạch Vân có nói: Nhiều nơi thì thêm một số người, ít nơi thì bớt một số người hay sao?

Ngày lễ tắm Phật, sư Thượng đường, bảo cây chuối không nghe tiếng sấm nổ, hoa quỳ không có mắt mà xoay theo hướng mặt trời. Thích-ca, Lão Tử đều vô sinh. Đúng vào sáng ngày này mỗi năm tất cả nơi đều làm lễ tắm Phật. Đã vô sinh mà còn tắm cái gì? Có điều thì vướng mắc vào điều, còn không có điều thì vướng mắc vào lệ.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Đạo không có chỗ nơi, nên nói đạo ở con người. Pháp thì thấy nghe, dứt nó ở trí. Lúc Không khởi một niệm thì có Phật pháp hay chăng?

Sư đáp: Không có Phật pháp.

Vị Tăng hỏi: Vì sao không có Phật pháp?

Sư đáp: Vì ông đã trụ trong niệm này.

Vị Tăng hỏi: Hòa thượng y cứ vào đâu để biết đệ tử trụ trong niệm này?

Sư đáp: Khởi niệm, không khởi một niệm chưa phải là chỗ các ông xả bỏ thân mạng. Một niệm vừa sinh giống như rồng được nước, như hổ về rừng. Toàn thể đi đâu? Toàn thể ở chỗ như thế thì lãnh hội được điều gì? Còn bán một trăm hai mươi đôi giày cỏ để đi du phương mới được. Vì sao? Vì trong khi nhà vua ta không có dao kiếm.

  • Một hôm, Trương Thị Lang thỉnh sư lên tòa, có vị Tăng hỏi:
  • Mười phương đồng nhóm họp, mỗi người đều học là vô vi. Đây là trường chọn người làm Phật, tâm không thi đậu trở về thì thế nào?

Sư hỏi: Đề mục nói cái gì?

Vị Tăng đáp: Sao cùng nhau vướng vào cây quế tiên? Cần phải bẻ cành cây thứ nhất ở trên cung trăng.

Sư bảo: Hôm nay lão già này mới thưa.

Vị Tăng hỏi: Tuy như vậy nhưng mùa hạ này quyết định làm Thiền trạng nguyên.

Vị Tăng liền lễ bái rồi hỏi Thị lang: Ông đã thấy chỗ sao còn giống như năm ngoái.

Sư đáp: Năm nay và năm ngoái chỉ cách nhau ba trăm sáu mươi ngày.

Vị Tăng nói: Không ai chê Thị lang được, Thị lang không có tin tức này.

Sư bảo: Đã không có tin tức này thì đã thấu hiểu nguyên do còn nói càn làm cái gì?

Vị Tăng hỏi: Miệng của người xưa nói được cũng không liên can đến việc của mình. Hoài bảo của mình đã tuôn ra. Kẻ bàng quan bên ngoài có mắt mà như mù, có miệng như câm thì làm sao thưởng thức được? Trở thành Thiền trạng nguyên cũng không khó. Như thế mới vào của Kính Sơn chứ chưa thể vào nhà Kính Sơn được. Nếu vào được nhà Kính Sơn thì Thiền trạng nguyên bắt đầu dùng được, Thiền trạng nguyên mới dùng được. Nhưng nho trang nguyên thì không dùng được. Xin hỏi đại chúng mặt trước vì sao dùng được? Mặt sau vì sao không dùng được?

Sư bèn quay nhìn xung quanh, hỏi: Các vị có biết Kính Sơn đi vào nơi nào không? Nếu biết chỗ rơi của Kính Sơn thì Thiền trạng nguyên chính là Nho trạng nguyên, Nho trạng nguyên chính là Thiền trạng nguyên. Hôm nay lại nêu lên Thiền và Nho. Hãy nói, nếu phải nói một câu thì làm sao nói? Nên biết khăng khăng tuyên giáo là cứu sống ông nội của trạng nguyên.

Ngày giải hạ, sư Thượng đường bảo: Ngài Văn-thù an cư ba nơi, chí công chẳng phải là Hòa thượng Nhàn. Ngài Ca-diếp muốn thi hành chánh lệnh nhưng chưa khỏi trước mắt còn phải gặp quỷ. Hãy nói: Hôm nay việc gì đã xãy ra dưới cửa Kính Sơn? Sau khi sư xuống tòa, mọi người đều cảm động nên đãnh lễ ba lạy.

Sư Thượng đường nêu: Có một vị Tăng hỏi ngài Vân Môn: Làm sao hiểu được pháp thân, cú thân?

Vân Môn đáp: Tàng thân trong Bắc đẩu.

Sư bảo: Lão Vân Môn nói cái gì? Chỉ đáp được pháp thân, cú thân chứ chưa thấu hiểu pháp thân cú thân. Hôm nay, có ai hỏi Kính Sơn thế nào là thấu hiểu được pháp thân và cú thân thì hãy đến để ông ta trả lời. Trong mắt tiêu minh phát ra chợ đêm, trên lưỡi con hổ đánh cái xích đu.

Sư Thượng đường, bảo: Sáng nay là tết Đoan ngọ, ngài Văn-thù, Thiện Tài bận nên không đến, giết người cứu người thuốc không linh, chính là tự thêm ba cân sắt vào sau ót. Bỗng nhiên sư dộng gậy xuống đất, bảo trí lực nhiệm mầu của Bồ-tát Quán Thế Âm có công năng cứu khổ nạn cho thế gian. Rồi sư ném gậy, bảo con rắn nào đã chui xuống đất?

Sư Thượng đường nêu: Mã Tổ bảo Trí Tạng quyển sách nổi tiếng phải là Quốc Nhất Tổ sư. Tổ sư mở ra thì thấy một hình tròn liền dùng bút chấm vào một chấm. Quốc sư Tuệ Trung ở Nam dương nghe được bảo: Khâm sư dường như bị Mã sư nghi ngờ.

Sư đáp: Mã sư vào giữa mùa đông thì lạnh nóng. Còn Quốc Nhất Tổ sư vào đầu mùa hạ thì ấm dần ra. Tuy lạnh nóng khác nhau, nhưng kia đây đều là thời tiết. Quốc sư Trung vì sao lại nói Khâm sư như bị Mã sư nghi ngờ? Có còn ủy tất không? Không có gió mà lá sen lay lay thì chắc chắn có cá bơi lội. Sư xuống tòa.

Sư Thượng đường nêu: Quốc sư nói: Lời dối trá cũng quay về với lẽ thường, hợp với đạo. Bàn luận về đến thì không để lại dấu vết.

Ngài Vân Môn bảo: Đưa kiền chùy lên, dựng phất trần, cũng là thời gian trong khoảnh khắc. Nếu xem xét ở tương lai thì cũng chưa hẳn là không có dấu vết.

Sư hét một tiếng, hỏi: Nói sảng cái gì đó?

Nói rồi trong khoảnh khắc sư lại đưa phất trần lên bảo: Ngay trong một khoảnh khắc này, Kính Sơn đã đưa phất trần lên. Nếu tìm kiếm dấu vết trong đó thì cũng như đọa địa ngục, như bị tên bắn.

Sư Thượng đường nêu, đạo của ta dạy chúng rằng: Cái cao lại chẳng do cao tột, giàu chẳng phải do phước đức cao vời, vui cũng chẳng phải do thiên đường, khổ chẳng phải do địa ngục. Người quen biết nhau thì đầy khắp trong thiên hạ, nhưng hiểu được lòng ta có mấy người?

Sư bảo: Kính Sơn thì không như vậy: Cao thì ở tột đỉnh, giàu thì ở phước đức cao vời, vui ở nơi thiên đình, khổ ở địa ngục. Khi biết đo phía dưới cái mũ thì biết được nỗi buồn của người xưa.

Sư Thượng đường nêu: Ngài Mục Châu hỏi Tú Tài:

– Tiền Bối sửa sang kinh gì?

Tú Tài đáp: Sửa sang kinh dịch.

Mục Châu hỏi: Trong kinh dịch nói: Thiên hạ hàng ngày dùng mà không biết, chẳng hay họ không biết cái gì?

Tú Tài đáp: Họ không biết cái đạo trong ấy.

Mục Châu hỏi: Cái gì là đạo?

Tú Tài không trả lời được

Mục Châu nói: Quả thật là không biết.

Sư bảo: Tú Tài tuy không nói nhưng đã thầm khế hợp với Mục Châu nhưng chỉ thiếu một phen sau rốt. Nếu lúc đó Kính Sơn nghe được câu nói “quả thật là không biết” của Mục Châu thì sẽ vỗ tay cười ha ha, cho dù biết được Mục Châu chẳng thua kém gì ông.