ĐẠI TUỆ PHỔ GIÁC THIỀN SƯ
NGỮ LỤC

SỐ 1998A

QUYỂN 01

Hán dịch: Thiền sư Đại Tuệ Nhập Tạng.

 

Đệ tử nối pháp Thiền sư Tuệ Nhật trụ trì Thiền viện Năng nhân ở Kính sơn là Uẩn Văn.

Kính dâng.

Ngày 21 tháng 7 niên hiệu Thiệu Hưng năm thứ 7, ở viện Minh khánh, phủ Lâm an, sư lên pháp tòa đưa tờ sớ lên bảo với đại chúng:

– Tướng công Lưu Thủ đã nhập Tam-muội Thiện tri chúng nghệ. Trên đầu ngòi viết lông xưa phát ra luồng sáng rực rỡ. Sư ngồi yên không động đầu lưỡi diễn thuyết bốn mươi hai môn Bát-nhã Ba-la-mật. Giảng xong, sư hỏi đại chúng có tin chắc không? Néu ai còn nghi ngờ thì hãy trình bày để tôi nói lại, khiến người chưa nghe được nghe, người chưa tin phát khởi lòng tin.

Đọc sớ xong, sư chỉ pháp tòa hỏi đại chúng: Có thấy không?

Quét sạch con đường Phật xưa, chạy trốn ngàn yêu trăm quái. Cho dù là Tu-di Đăng Vương cũng mau lễ ba lễ. Nói xong, sư hét một tiếng, lên tòa niêm hương:

– Cung kính dâng nén hương này, kính cẩn vì bậc chí Tôn Bắc Biện. Thượng chúc Nam Sơn thượng thọ.

– Cung kính dâng nén hương này; phụng vì Lưu Thủ Đại Thừa tướng, Thư Văn võ quan liêu thường cư lộc vị.

– Cung kính dâng nén hương này. Hễ ai trộm nhìn thì tròng mắt liền khô, ngữi mùi thì não môn liệt. Gặp sang thì giá trị gấp đôi cõi Ta-bà. Gặp tiện thì không đáng một xu. Hôm nay, đối trước trời, người tôi hướng về Lô Trung đốt hương phụng vị thành Đô Phủ, Chiêu Giác Thiền tự, tiên Thiền sư đại Hòa thượng Viên Ngộ để báo ân pháp nhũ. Niêm hương xong, sư Thượng đường đánh kiền chuỳ, bảo rằng:

Chúng Long tượng Pháp Diêncòn phải quán Đệ nhất nghĩa. Xưa nay khắp nơi đều y theo lệ cũ. Cho đến cả ngàn Đức Phật Thế Tôn xuất hiện ở đời đều lên tòa này nói pháp. Ít ra cũng gạn đục khơi trong. Nếu có người quyết trốn tránh thì lấy đâu ra chứng cứ!

Lúc ấy, có vị Tăng bước ra lễ bái.

Sư nói: Trên mặt tuyết thêm sương.

Kế, có vị Tăng bước lên phía trước hỏi: Trời người đều tập trung ở trường tuyển Phật khai Tổ lịnh, phải khởi xướng thế nào?

Sư đáp: Chim khờ bay ngược gió.

Tăng hỏi: Khắp thế giới này vẫn không tìm được chốn về. Rõ ràng một điểm trong tòa đã tròn đủ.

Có thể gọi là: Bồ-đề đã qua ba mùa xuân Đêm đêm hoa nở thơm lừng thế giới.

Sư đáp: Xây dựng là dính mắc, đập phá cũng dính mắc.

Tăng hỏi: Mùi hương thơm ngát tỏa từ lò.

Trên tòa gió mát thổi hiu hiu.

Sư bảo: Nói suông.

Tăng hỏi: Vì sao vườn cây Thiếu Thất đua nhau nở hoa, nguồn nước phái Tào Động lại càng trong hơn.

Sư đáp: Đó là chi thứ hai.

Tăng hỏi: Tri âm thì chẳng cần đưa ra nhiều vấn đề dồn dập.

Người thông suốt phải biết sợ sự mờ tối bên trong.

Sư đáp: Lanh lợi đấy.

Tăng hỏi: Hỏi một câu, đáp một câu là cô phụ tánh linh. Nêu lên chuyện xưa chuyện nay là làm chìm mất tiên tổ. Bỏ hai phàm trù này thì thế nào là đúng?

Sư đáp: Hóa thân ra hai nơi để xem.

Tăng hỏi: Đường độ hai, ba phen tỏ ra nghiêm túc, Tây Thiên cũng đã năm bảy lượt nhướng mày.

Sư đáp: Trời không che riêng, đất không chở riêng.

Tăng hỏi: Hỏi đáp như thế chứng tỏ đã trải qua một công phu tu tập lâu dài, một câu chúc Thánh xin sư mau trả lời.

Sư đáp: Mặt trời, mặt trăng thường là thiên nhãn, chiếu thẳng ra chốc lát trở thành thọ sơn.

Tăng hỏi: Sơn hà, xã tắc thêm khí lành, trời đất cỏ cây thấm nhuần ân?

Sư đáp: Lại nói kệ nữa.

Tăng nói: Xin sư cho phép người học được nêu lên tin tức của riêng mình.

Sư bảo: Không được phép.

Tăng thưa: Vậy con xin Hòa thượng nói.

Sư bảo: Đã không cho phép còn nói cái gì?

Tăng thưa: Xin được chẻ củi Chu Vân Thủ, để làm truyền thuyết mãi cho người.

Sư bảo: Ở đây chỉ thiếu một câu.

Lại có một vài vị Tăng tranh nhau đi ra.

Sư bảo đứng lại, hỏi:

– Nếu nghiền nát cả đất đai cỏ cây ra thành bụi. Mỗi hạt bụi có một cái miệng. Mỗi cái miệng có đủ tướng rộng dài vô ngại. Mỗi tướng lưỡi rộng dài phát ra vô lượng lời lẽ khác nhau. Mỗi lời lẽ có vô lượng nghĩa mầu khác nhau. Như vậy số bụi ở trong đó có bao nhiêu nạp Tăng. Mỗi nạp Tăng có đầy đủ: Miệng, tướng lưỡi rộng dài, âm thanh, ngôn từ, nghĩa mầu như thế, đồng thời đến trăm nghìn vấn đề khó khăn. Mỗi vấn đề lại khác nhau.

Một tiếng ho của trưởng lão Kính Sơn cùng lúc giải đáp được tất cả các câu hỏi. Ngay lúc đó, ở giữa hư không làm được vô lượng, vô biên Phật sự rộng lớn. Mỗi Phật sự bao trùm cả thế giới. Cái gọi là một sợi lông hiện thần biến thì tất cả chư Phật đều nói kinh. Trong vô lượng kiếp đều giới hạn thì thế nào?

Náo loạn môn đình thì được. Nhưng nếu dùng mắt chánh pháp để nhìn, để quan sát thì đúng là nghiệp thức mang mang không có một y cứ nào. Một điiểm nhỏ, môn hạ của Tổ sư cũng không dính mắc huống chi là câu nói nhanh, gọn làm hiển bày phong cách lời nói để thượng tông thừa không chìm mất, làm nạp Tăng cười nức mũi. Cho nên nói, một mảy đều lông cũng làm nghiệp nhân ràng buộc trong ba đường; liếc mắt đưa tình thì muôn kiếp phải bị gông xiềng trói buộc. Lời nói của bậc Thánh hay kẻ phàm đều là âm thanh luống dối; hình tướng đẹp đẽ hay xấu xí gì cũng là ảo sắc. ngươi tham lam tìm kiếm mà không biết mệt mỏi ư?nhưng nếu có ai chán nó thì trở thành cái hoạ lớn. Hãy xem các bậc tiên đức nói thế nào. Nếu như quốc gia không dùng binh khí mà chỉ dùng đức thì bổn phần sự cũng chẳng phải là đối đãi. Nay sơn Tăng nêu ra điều đó thì cũng giống như không mộng mà nói có mộng là thích bốc mũi bỏ lái. Nếu kiềm chế hành động, lời nói, việc làm của mình thì tương lai sẽ có chỗ khế hợp.

Ngày nay cũng chỉ chống gậy mà không có ai hạ được độc thư hay sao? Nếu báo đáp được ân không ai có khả năng báo đáp là giúp thêm sự giáo hóa vô vi. Cũng như không làm điều gì trái ngược là giữ gìn của báu. Bỗng dưng sư rút lấy gậy, bảo: Ngang nhiên nêu lên, không tà, hoàn toàn là chánh khiến, chặt đứt ngu si để thế giới hòa bình, trí tuệ bỗng vụt sáng, sư hét một tiếng, tạ từ, tôi không ghi chép. Sư nêu tiếp:

Hôm nọ, vua Thường Thị và ngài Lâm Tế đồng đến Tăng đường.

Thường Thị hỏi: Tăng đường này ở xa, chúng Tăng xem kinh có được không?

Lâm Tế đáp: Không xem kinh được.

Thường Thị hỏi: Có học thiền không?

Lâm tế đáp: Không học Thiền.

Thường Thị bảo: Kinh cũng không xem, thiền cũng không học, vậy thật ra là làm cái gì?

Lâm Tế đáp: Tất cả ngôn giáo đều y theo một việc là thành Phật hoặc thành Tổ.

Thường Thị hỏi: Mạt vàng tuy quý nhưng rơi vào mắt thì làm xốn xang là thế nào?

Lâm Tế đáp: Ta sẽ gọi ngươi là lão già mũi dãi lòng thòng.

Sư bảo: Lão già Lâm Tế cầm chaỳ kim cương và kiếm báu của nhà vua, chí khí cao cường xông ra khắp vũ trụ, ngang dọc trong thiên hạ, xem mọi việc bình thường như bị một hình phạt nhẹ của vị quan này, liền thấy băng tan, ngói gạch vỡ, còn nói: vị quan này rất có sở trường, nghe được tất cả các bài tụng là việc ít có, hiếm thấy ở thế gian và xuất thế gian. Giống như chỉ thêm một ít gia vị vào canh là đủ sức xoay chuyển bánh xe chánh pháp của Như Lai. Ân đức sâu dày, tôi chỉ biết nể phục, trân trọng. Bậc Thượng thủ lại đánh bạch chùy, bảo: đúng là pháp quán của bậc Pháp vương, pháp của Pháp vương là như vậy.

Lúc sơn Tăng chưa rời khỏi Tuyền châu, sư vào viện Tăng và cũng gặp mọi người. Phủ Lâm An cũng cho mọi người gặp sư. Thế rồi sư vào núi, đánh trống pháp, đi đứng, ngồi nằm uy nghiêm. Mội người ngơ ngác đưa mắt nhìn nhau. Nhưng vì sao lại không biết nhau cho thật rõ ràng. Sư quay lại bảo sở đắc còn trì trệ.

Ngay buổi chiều tiểu tham, sư bảo: Đạo lớn ở ngay trước miệng, ở ngay trước mắt mà khó thấy, khó nhìn. Muốn biết chân thể của đạo lớn thì không thể lìa sắc thanh và ngôn ngữ. Sư cầm phất trần đưa lên nói “đây là sắc” rồi vỗ vào giường thiền bảo: Cái này là thanh. Sơn Tăng chỉ vào âm ba của cái miệng bảo: Đây là ngôn ngữ. Ngôn ngữ này là chân thể của đạo lớn. Sư hét một tiếng bảo rằng: Thấy, nghe này chẳng phải thấy nghe, không có thanh sắc nào khác để hiến tặng vua. Nếu ai hiểu được tất cả mọi việc trong thanh sắc này là “không” thì thể và dụng của nó phân mà bất phân. Còn nếu vừa phân chia, cũng dứt trừ thì giống như trời mưa xuống mặt đất thấm ướt. Nếu cơn mưa nhỏ thì đất ẩm ướt được hai mươi chín ngày; còn nếu mưa lớn thì được ba mươi ngày. Nếu không phân chia thì Kim cang và Thổ Địa lau chùi lưng, kỳ cọ xương cốt.

Vị Tăng hỏi: Người xưa nói, một câu sau rốt mới đưa người học đến bờ mé, vượt khỏi bến mê không chung cho Phàm Thánh. Vậy câu rốt sau là gì?

Sư im lặng hồi lâu đáp: Đừng nói mớ. Rồi sư vỗ vào giường Thiền, xuống tòa.

Một hôm, sư Thượng đường bảo đại chúng, ngày xưa Dương Kỳ lão tổ vác cày, kéo bừa, tháo nước đẩy rất nhiều bùn để hiện thần thông cho con cháu xem. Xong việc, sư nấu trà trong những chiếc ấm khác nhau. Một hôm, sư lên pháp tòa cầm những cái ấm đưa lên, có vị Tăng hỏi Lợi Sơn: Các hình sắc đều trở về “không”, vậy “không” trở về nơi nào?

Lợi Sơn đáp: Đầu lưỡi không lè ra khỏi miệng.

Tăng hỏi: Vì sao như thế?

Lợi Sơn đáp: Vì bên ngoài vốn như một.

Sư bảo: Sự thì cất trong hòm kín nhưng lý thì ứng với mũi tên nhọn cắm bên ngoài. Muốn hiểu được thì phải quay về Lợi Sơn. Còn nếu là Kính sơn thì không như vậy. Có người hỏi, tất cả những gì có hình sắc đều trở về “không”, vậy “không” trở về chỗ nào? Hoa thược dược nở ra mặt Bồ-đề; chiếc lá rơi xuống chạm vào đầu Dạ-xoa. Vì sao như thế? Vì nếu bàn bạc và chấp nhận thì không lừa dối nhau.

Sư lên pháp tòa nêu, ngài Nam Tuyền nói với Mã Tổ ở Giang Tây: tâm ấy là Phật. Vương lão sư vì sao không nói: Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật? Vì sao hỏi còn có lỗi gì. Ngài Triệu châu lễ bái rồi đi ra.

Lúc đó, có vị Tăng đến hỏi ngài Triệu Châu: Thượng tọa lễ bái rồi đi ra là thế nào?

Triệu Châu đáp: Ông hãy hỏi Hòa thượng Thủ.

Tăng đến hỏi, sư vừa khuyên răn Hòa thượng là ý gì?

Ngài Nam Tuyền bảo là đã lĩnh hội được ý của lão Tăng.

Sư bảo: Hai lão già này tuy khéo động đầu ngón chân trong đôi hia nhưng dứt khoát không biết hổ thẹn với người bàng quang trong thiên hạ.

Ngày đại tường của Hòa thượng Viên Ngộ, sư niêm hương chỉ ra chân rằng: Châu này gió thổi cỏ linh lăng. Từ nay họ thích đánh nhau, còn đi vào chỗ ồn náo. Vì sao cảnh vắng lặng mà ưa làm náo động?

Ngày này năm trước mới trở về nhà. Con đường ngày này năm trước vẫn nguyên vẹn không thay đổi. Sư quay sang hỏi đại chúng, vì sao con đường vẫn không đổi thay, phải giải thích thế nào đây?

Một ngụm nước trong một vòm trời mát rượi, sư liền đốt một nén hương chiên đàn, dâng môt chén trà lên Hòa thượng.

Sư Thượng đường cầm gậy hét một tiếng, may mà tiếng hét xuất phát từ lòng thương xót chúng sinh. Đặc biệt, lão Hồ vừa đánh vừa hét là thế nào?

Sư ném gậy xuống, bảo: Tổ sư nói, một niêm bất sanh muôn pháp không sai lầm. Đã không sai lầm thì không pháp; đã bất sanh thì không có tâm, sẽ theo cảnh mà mất đi, cảnh sẽ năng mà ẩn chìm. Cảnh là từ năng cảnh; năng là từ cảnh năng. Đại tiểu Tổ sư lại làm tọa chủ kiến giải. Kính Sơn thì không như vậy. Mắt không tự nhìn; dao không tự cắt; ăn cơm để khỏi đói; uống nước cho đỡ khát. Đặc biệt, Lâm Tế, Đức Sơn còn rất say mê, uổng phí công sức vừa đánh vừa hét. Còn những công án vừa đánh vừa hét khác, Mạnh Bát Lang Hán, làm sao ngăn được?

Sư Thượng đường nêu câu chuyện, ngài Tu-bồ-đề ngồi tĩnh tọa uy nghiêm, các vị trời rải hoa cúng dường.

Tôn giả hỏi: Người nào trên hư không đã rải hoa khen ngợi ta?

– Con là Phạm thiên.

Tôn giả hỏi: Vì sao ngươi khen ngợi?

– Con tôn kính Tôn giả vì Tôn giả khéo nói Bát-nhã.

– Ta không hề nói một chữ Bát-nhã, vì sao ông nói là khéo nói?

Sư liền hét một tiếng, bảo: Chẳng phải đã lấp kín ngôn ngữ mà còn cái miệng của Phạm Thiên hay sao? Hai ngàn năm sau khỏi bị Đức Sơn xét nét. Vậy mà còn nói, ngài Đức Sơn không còn chỗ nào để người đời phê phán, tự hỏi, có chỗ nào là chỗ bị người đời phê phán là không đúng, là nhiều chuyện chăng?

Sư Thượng đường bảo, đáy sông có bùn nên bò nhai sanh sắt. Kiều-phạm-bát-đề động đầu lưỡi, thần biển nổi giận lấy roi san hô quất vào nước, núi chúa Tu-di đau không tả xiết. Bá Trượng xuống gường Thiền.

Sư Thượng đường tung ngọc bích làm cây thông cao một ngàn thước để ngã. Một con suối cắt đứt hồng trần liền nhận biết được mặt mũi xưa nay. Hãy gọi người đề thơ Đức Kiều.

Sư đến chùa Hải hội ở huyện Lâm an, lên tòa cầm sớ nói với chúng: văn từ bóng bẩy nhưng chưa rõ ràng sáng sủa, nói lên sự đối đãi hai mặt. nếu văn chương bóng bẩy và rõ ràng thì ý nghĩa được phơi bày.

Văn đã không thông mà còn che đậy nên phải nhọc sức phân trần! Nếu giọng nói trong trẻo thì một khi tuyên sớ đã vang khắp rồi. Sư quay sang nhìn đại chúng, bảo:

– Tôi biết học sĩ ở huyện này đã phô bày Đệ nhất nghĩa đế cho mọi người. các ngươi có hiểu không? Nếu hiểu thì hôn nay xin đàn một khúc nhạc. còn nếu chưa được thì Kính Sơn sẽ đàn khúc Lục Sàng

Thượng nói về “thoát không”

Sư lên tòa niên hương, chúc Thánh rồi lại niêm hương rằng:

– Cung kính dâng nén hương này, chư Phật không biết, quỷ thần không hay. Chẳng phải là chỗ sanh ra của trời đất. Cũng không phải tự nhiên mà được. hôm trước trong thành đã từng nêu ra, trời người đều nhóm họp, bốn chúng cũng đến dự. Trong lúc ấy, sợ có người chưa biết dừng nên không tránh khỏi thấy cái mới mà nói toạc ra. Sư liền đốt hương đến tòa, có vị Tăng hỏi: cơ phong tốt mãi vần xoay, Bồ-tát hiện thân Tể Quan, mặt trờiPhật tỏa sáng, Lô lão xướng khúc thiếu lâm, chúc Thánh khai đường xin nghe pháp yếu.

Sư đáp: Kinh trời động đất.

Tăng hỏi: Tuy sư vừa nhỏ giọt nước suối Tào Khê nhưng bốn biển đã tuôn mưa đáp lại ta rồi.

Sư đáp: Mùa thu chim nhạn mới bay về bốn biển.

Tăng hỏi: Vua Kim Luân thống trị tam thiên thế giới; ngọc quý, ngỗng trời sống dai đến cả ngàn muôn năm.

Sư đáp: Ai không mong muốn điều đó.

Tăng hỏi: Tam Thánh nói, ta gặp người, người liền xuất hiện; xuất hiện thì chẳng phải là người. Y chỉ thế nào?

Sư đáp: Giết người không dùng dao.

Tăng hỏi: Ngài Hưng Hóa nói, ta gặp người, người không xuất hiện; xuất hiện thì liền là người, là thế nào?

Sư đáp: Đời sống con người cần gì đao kiếm.

Tăng hỏi: Giữa lúc đi và chưa đi thì thế nào?

Sư đáp: Hai đầu ở xa không có râu ria.

Tăng hỏi: Chuyên làm lưu thông đi.

Sư đáp: Hôm nay Kính Sơn mất sự lanh lợi. Phật pháp đến nay không ở chỗ hỏi đáp. Cứ hỏi mãi thì giống như Phổ Tuệ, Vân Hưng; còn giải đáp thì giống Phổ Hiền, Bình Tả. Nếu không biết yếu chỉ mầu nhiệm ấy chỉ trở thành những lời nói chơi, trong đạo có lợi ích gì? Cứ như thật mà bàn luận thì tất cả đều ghi ngờ cuồng loạn, đều là loanh quanh luẩn quẩn ngoài rìa. Cho nên bậc Đại giác Thế Tôn vì một việc nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời. Ngài dùng vô số phương tiện khéo léo, sâu xa mà thành tựu chúng sinh; khai thị cho chúng sinh ngộ nhập tri kiến Phật. Đầu tiên Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ-đề, rồi Ngài đến vườn Nai. Đầu tiên giáo hóa Kiều-trần-như và chuyển pháp luân Tứ đế; bốn mươi chín năm hành hóa, Đức Phật nói pháp hơn ba trăm sáu mươi hội. Tùy theo căn cơ chúng sinh mà Phật nói pháp giáo hóa. Khiến cho tất cả mọi loài đều nghe pháp, hiểu pháp và thoát khỏi sinh tử. Sau cùng, lúc sắp nhập diệt, Phật ở trước trăm ngàn trời người đưa cành hoa lên cho tất cả mọi người nhìn thấy, chỉ có Kim Sắc Đầu-đà(Ngài Đại Ca-diếp) là mỉm cười, Phật nói:

– Ta có chánh pháp nhãn thạng Niết-bàn diệu tâm, nay giao phó cho ngươi. Từ Tây Thiên lần lượt truyền qua hai mươi tám vị, đến Đông Độ lần lượt truyền qua sáu vị. Các đại lão Hòa thượng lần lượt lấy tâm truyền tâm, nối tiếp nhau không để đứt đoạn. Nếu không biết yếu chỉ mầu nhiệm này thì đã chìm trong tri kiến, rong ruổi theo ngôn từ. Chánh pháp nhãn tạng lưu bố tới ngày nay phải là cái không cầu các Thánh, không trọng tánh linh của chính mình, là bậc đạo nhân xuất cách mới đảm trách được việc lớn lao này. Các ông không thấy ngày xưa Mã Đại sư ở Giang tây bảo hàng tri thức ở Tây Đường dâng một quyển sách nổi tiếng lên Kính Sơn, một Thiền sư của đất nước. Thiền sư của đất nước một khi mở địa bàn ra thấy tất cả tướng tròn đầy, liền tìm bút đối với Trí Tạng và chấm một chấm giữa tướng tròn đầy ấy. Trí Tạng quên mất việc ấy đâu phải là ngăn tin tức? Nếu thương lượng mà ngăn tin tức thì không đúng. Mọi người nên giải thích thế nào cho rõ? Lúc ấy làm sao thọ dụng? Vừa biết trong sớ của học sĩ huyện có lời nói:

– Tướng tròn đầy của Mã Sư xa thanh quy cả ngàn dặm. Cơ phong của Lão Phong nhất thời đột phá các nghi ngờ. Đã phá được nghi ngờ thì việc đã rõ ràng dưới gót chân của mọi người.

Việc lớn đã rõ thì mười hai thời xoay vần trong khoảnh khắc. Một tiếng ho nhẹ thì không chỗ nào chẳng phải là diệu dụng của Phật.

Đã là diệu dụng của Phật thì chẳng phải từ người mà được; đã chẳng phải từ người mà được thì cũng chẳng phải từ chính mình; đã chẳng phải từ chính mình thì trong không phóng ra, ngoài không xâm nhập. Ngoài đã không xâm nhập thì vắng bặt các duyên ; trong không phóng ra thì trong tâm đã điều hòa, hơi thở ổn định. Hơi thở đã ổn định thì vắng các duyên ngoại. Tức tà thông với trí Nhất thiết không còn chướng ngại. Đã không còn chướng ngại thì chính là trí Nhất thiết, trí Thanh tịnh, vô nhị, vô nhị phần, vì vô phân biệt, vô đoạn. Ngay lúc đó là gì? chẳng phải là pháp thế gian cũng chẳng phải là pháp xuất thế gian. Nắm bắt được cuộc chiến giữa hai nước Chiêm-ba và Tân-la, há là phần ngoài ư? Tuy như vậy nhưng sự việc là ở đây. Như quốc sư Trung thì còn nói gi? Như sư Khâm bị sư Mã nghi ngờ, cuối cùng người nào thoát ra được? Nếu nhất định thoát ra được thì tôi đồng ý với các người: tất cả đều thoát khỏi sự ngăn cách của các đạo nhân. Trong số đó có người chưa đạt được. Kính Sơn y cứ theo sự nghi ngờ mà kết án. Im lặng hồi lâu, sư bảo: ở trong nhà nói là khách, nhưng đến cái nôm thì dễ mà bắt cá thì khó.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Trong hội Linh Sơn, Ca-diếp đích thân nghe; trước núi Thiếu thất, ngài Thần Quang được truyền tâm ấn thì hôm nay dưới pháp tòa này ai là người tri âm?

Sư đáp: Sứt mẻ đầu lưỡi.

Tăng hỏi: Có thể nói, họ Biện trên sân khấu có nhiều ngọc chưa mài giũa, Túc Cao Tân là môn hạ của Mạnh Thường?

Sư đáp: Gạch đá vụn không nhọc lượm ra.

Tăng hỏi: Trước mũi nhọn có gì khác, trong câu không có gì riêng tư?

Sư đáp: Ai là người tri âm?

Tăng hỏi: Phượng vàng múa trước vách Thiếu thất, gà ngọc hót trên đỉnh Kính sơn.

Sư đáp: Lại là hai công án.

Tăng hỏi: Ngài Đạt-ma từ Tây đến chỉ đơn giản là truyền tâm ấn, chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật. Còn Đức Sơn vào cửa liền cầm gậy; ngài Lâm Tế vào cửa liền hét, chẳng biết là giống nhau hay khác nhau?

– Sư thở dài.

Tăng hỏi: Thế nào là không rời chỗ này mà vẫn thường rõ ràng trong sáng. Tìm thì biết, anh không thể thấy.

Sư đáp: Cá bơi trong nước đục.

Tăng hỏi: Tại sao làm hỏng trái cân rồi dùng sắt rèn lại?

Sư đáp: Dẫn dụ không chấp mắc.

Tăng hỏi: Chỉ rõ một nơi để y ta quán sát mà sinh về.

Sư bảo: Đánh cho ba mươi gậy.

Tăng hỏi: Không chấp mắc mọi việc thì không tạo tác. Tạo tác, chấp mắc chẳng phải là sợi dây tự trói mình. Không chấp mắc, không tạo tác, trong khoảng khắc đồng tử Thiện Tài lên lầu, ma thầm chắp tay, ngài Phổ Hóa vào chợ rung chuông.

Sư Thượng đường nêu câu nói của Bàng Sơn, ánh trăng tròn vạnh chiếu trùm muôn vật. Ánh sáng chẳng phải chiếu xuống cảnh vật, cảnh vật cũng không giữ ánh trăng. Ánh sáng và cảnh vật mất thì là vật gì?

Ngài Đổng Sơn hỏi: Khi ánh sáng và vật chưa mất lại là vật gì?

Sư đáp: Đàn cò trắng sà xuống ruộng ngàn muôn tuyết, chim hoàng anh bay lên một nhành hoa.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Quy ngưỡng đương thời chỗ gặp nhau, cắm xuống, chắp tay, ý thế nào?

Sư đáp: Hai mắt đối với hai mắt.

Tăng hỏi: Đứt một dây đàn biết âm thanh giảm, cha con đàn đến cách điệu cao.

Sư đáp: Ông hãy nói chỗ cắm cuống, chỗ xoa tay.

Tăng hỏi: Đầu trúc mối tơ từ sư làm, bất phạm thanh ba ý tự khác.

Sư bảo: Lại đi đâu?

Tăng thưa: Hữu cú vô cú giống như cây mây leo nhờ lên cây cổ thụ. Bích Nhãn Hồ Ly không biết rơi vào chỗ nào?

Sư đáp: Còn hỏi rơi vào chỗ nào! Bỗng sư cầm gậy nhóm họp đại chúng đến bảo: Hãy xem! Hãy xem, đến thẳng đây mau nhìn vào. Rồi sư ném gậy.

Ra khỏi Khanh Quy, sư Thượng đường nêu, sư ông ngũ Tổ ra khỏi đội ngũ trở về dạy chúng rằng: “Ra khỏi đội ngũ nửa tháng, mắt không thấy mũi. Cái mất lại là Tổ sư Thiền nhặt được xương cốt của họ Đổng. Hãy nói về đâu xếp đặt được”? một phần thờ Phật Thích-ca, một phần tờ tháp Phật Đa Bảo. Pháp Tôn của Kính Sơn ra khỏi đội ngũ hơn tám mươi ngày mắt mũi thường gặp nhau, cũng chẳng phải là thiền của Tổ sư có thể mất, cũng chẳng biết nhặt xương cốt của họ Đổng. Đã không nhặt xương cốt của họ Đổng thì không thờ Phật Thích-ca Mâu-ni, cũng không phụng thờ tháp Phật Ca-diếp. Cuối cùng được cái gì? ban đêm yên tĩnh. Nước lạnh, cá không ăn, thuyền chở đầy ấp ánh trăng về.

Sư Thượng đường hỏi:

– Ngày 2 tháng chạp năm ngoái có tin gì? Ngày 2 tháng chạp năm nay không có một tin tức gì? nếu có tin tức gì thì phần việc trên của các ngươi, Kính Sơn không tham dự. Nếu không có tin tức gì thì phần việc trên của Kính Sơn, các ngươi không có phần.

Có người nói: Kinh Sơn chưa biết tin tức gì, bỗng sư cầm gậy bảo, không được động vào, động vào là đánh bể lưng lừa. Sư ném gậy, xuống tòa.

Ngày mùng một tháng giêng, sư Thượng đường cầm cây gậy vẽ chữ váo hư không, bảo: buổi sáng cầm bút thì muôn việc đều tốt. Ngay lúc đó, Nạp Hựu Khánh không thể thích nghi. Nếu thực hành thế đế lưu bố khắp nơi thì rất khế hợp. Còn ở trong Phật pháp bàn bạc thì sợi lông trắng giữa hai đầu chân mày rơi xuống đất. Sư giơ cao gậy, xuống tòa.

Hôm nọ, sư Thượng đường bảo, bán sắt được vàng ròng; cầu mưa được ngọc tuyết. Ngọc Ngũ Phong mài thành thì hàng ngàn cây bạc đơm hoa kết quả, long vương ban xuống những điều tốt lành, Phổ Hiền hiện ra tướng xấu, pháp môn bí mật của chư Phật ba đời, hôm nay nhất thời đều tiết lộ. Tuy vậy, nhưng ở đây có một chỗ đáng nghi ngờ. Hãy nói, nghi cái gì?

E rằng sau lúc mặt trời mọc còn để lại trò cười trên sân khấu.

Sư Thượng đường bảo:

Đêm rằm tháng giêng trời trong trăng dịu

Đâu đâu cũng rực ánh đuốc đèn

Ánh lửa lấp lánh ấm cả một vùng

Thần đêm quên mất bệnh đau đầu.

Sư Thượng đường nêu câu nói của một vị Tăng hỏi ngài Trường

Sa: Làm sao xoay chuyển núi sông, đất đai về với mình?

Trường Sa đáp: Làm sao xoay chuyển được mình về với sông núi, đất đai?

Sư bảo: Chuyển xoay sông núi, đất đai về với mình thì dễ, chuyển xoay mình về với sông núi, đất đai là chuyện khó. Có người nói được câu không khó không dễ thì hãy đến Kính Sơn xin cây gậy ở trong tay ngài.

Sư Thượng đường nói: Giữa mùa xuân năm ấy mưa mãi không tạnh, đây là tờ tráp của Vân Môn. Rồi sư quay sang nhìn đại chúng bảo: Trong tráp lại nói, thẹn vì sợ giết người. Cư sĩ Bất Động đến, sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Ngài Kính Sơn dàn trận rồng rắn, cư sĩ lẽ loi đơn chiếc, phải làm sao gặp nhau?

Sư đáp: Lão Tăng đánh trống.

Tăng hỏi: Có một con cọp già gõ vào răng nó?

Sư đáp: Ông nghe tiếng sấm sét không?

Tăng thưa: Chỉ là một đứa học trò được nuông chiều?

Sư bảo: Nếu ta nói thì ông phải làm trăm món.

Tăng hỏi: Chào mừng cuộc sống.

Sư thở dài, bảo: Mắt không thì cả vũ trụ này không có một vật, Đại tọa đang mỉm cười, ai dám dòm lén? Chọn Phật chọn quan đều đã xong, cùng nắm tay đi trên đường, nhưng không cùng trở về. Hỏi đại chúng: Đã cùng đường lại nắm tay, vì sao không cùng về. Đừng lầm tiếng hạc với tiếng oanh vũ. Sư lại nêu ra câu hỏi của Lục Tuyên hỏi ngài Nam Tuyền: Ban đầu Pháp sư cũng rất kỳ quái, pháp sư giảng đạo trời đất và cho mình và vật vốn cùng một bản thể. Ngài Nam Tuyền bèn chỉ cây hoa trước sân, rồi gọi đại phu bảo: Khi ngươi thấy một gốc cây khô thì cũng giống như mộng.

Sư đáp: Đó cũng là một công án được lưu truyền trong chốn tòng lâm hơn ba trăm năm nay. Trong thế gian có vô số vị Thiện tri thức ra đời nhưng chưa có ai phán đoán rõ ràng với ông ta. Hôm nay, Kính Sơn lại phán đoán với ông ta. Nếu xét về lý thì chẳng những Nam Tuyền coi thường ông ấy mà Lục Tuyên còn một điểm chưa được và cho dù như thế cũng chưa động đến một sợi lông dưới chân ông. Còn nếu xét về sụ thì chẩng những Lục Tuyên xem thường ông mà Nam Tuyền còn một điểm chưa được. việc đó cũng chưa phải là mộng thấy. Hiện tại mồ hôi của ông ta rất nặng mùi, có người đến mách: Nhiều người nói lý, nói sự với Kính Sơn là hướng về ông nói nhưng vẫn còn dính mắc đối với sự lý.

Sư Thượng đường bảo: Một là không thể nào thành đôi mà hai cũng chẳng thể thành đôi. Sư hét một tiếng, hỏi là cái gì? Kiếm hiệu Cự Khuyết, Châu gọi là Dạ Quang.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Lão Đông Sơn cũng nêu ra như thế, lão sư Viên Ngộ cũng nêu ra như thế, chẳng biết sư nêu ra như thế nào?

Sư đáp: Một tay không vỗ được, hai tay vỗ vào nhau kêu bốp bốp.

Tăng hỏi: Vàng không dạt được vàng, nước không rửa được nước Sư đáp: Mình đã mắc lỗi cũng không biết!

Tăng hỏi: Trên là trời, dưới là đất, làm gì có lỗi lầm.

Sư đáp: Vàng không dát được vàng, nước không rửa được nước.

Tăng hỏi: Đi ngay đến để mau nhìn thấy.

Sư đáp: Không thoát ra khỏi cái cũ nên mới nêu ra.

Vị Tăng hỏi ngài Đầu Tử: Đại tạng giáo điển còn dựa vào việc đặc biệt này không?

Đầu Tử đáp: Diễn xuất Đại Tạng giáo.

Có một vị lão Tôn túc nói: Giảng vào Đại Tạng giáo.

Sư bảo: Giảng ra giảng vào gì cũng không ngoài hai lão. Nếu dựa vào việc đặt biệt thì ba đời sáu mươi kiếp cũng chưa nằm mộng thấy.

Ngày nọ, Thiền sư Vô Thường thượng đường, vừa lên pháp tòa, chưa kịp đánh trống, sư đã vì mọi người vào bùn, vào nước. Mối quan hệ của sư với mọi người rất khắng khít. Kính Sơn không thể nào phủ thêm bùn lên trên đất. Sư xuống tòa.

Sư Thượng đường gọi Vĩnh Gia đến bảo:

– Trăng soi, gió thổi bóng thông dưới lòng sông, trăng sáng suốt đêm, chỗ nào là trăng? Phật tánh giới châu tâm địa ấn. Ráng mây đỏ là áo trên thân.

Sư đáp: Đó là vị thầy thích cho ba mươi gậy. Còn hỏi lỗi ở đâu? Không hợp với việc trộm vật của thường trụ bỏ vào bát.

Sư Thượng đường dạy: Nên như vậy, biết như vậy, thấy như vậy, tin hiểu chẳng sinh pháp tướng.

Sư đưa cái phất trần lên hỏi: Cái phất trần của Kính Sơn này gọi là pháp tướng gì? Pháp tướng đã không thật có còn biết cái gì? Sư phất qua một cái, hỏi đây là pháp tướng, thế nào gọi là phất trần? Phất trần đã không thật có thì biết như thế, thấy như thế, tin hiểu như thế còn có lỗi gì? Một câu chuyển thể làm sao sinh đạo?

Hôm nay là sáng mồng một tháng tư, sư Thượng đường bảo: Toàn bộ sự vật ở đây đều không có tin tức, nạp Tăng phơi cỏ đã lâu mà chẳng khô. Còn ngày vui đầu đông nêu ra, hãy tham.

Ngày làm lễ tắm Phật, sư Thượng đường, bảo: Sáng nay chính là tám tháng tư Mẫu hậu Ma-da sinh Tất-đạt.

Chín rồng bên ngoài phun nước đến,

Bỗng sen bảy báu từ đất hiện,

Điểm ngực điểm hông xưng Độc Tôn

Miệng nói những lời không khoe khoang,

Đều thật trụ thế hơn bảy tuần.

Bốn mươi chín năm khỏi buồn thương

Ngờ có Vân Môn, lão Bả sư

Ngay một gậy phải đánh cho chết.

Người người đều nói đền ơn Phật

Đem thâm tâm này thờ cõi bụi.

Chỉ có Kính Sơn là không vậy.

Đã không như vậy làm sao hợp?

Sư xuống tòa, dộng gậy xuống hỏi đại chúng rằng: Có nghe gì không?

Hỏi rồi sư lại đưa gậy lên nói: Bồ-tát Quán Thế Âm đến ở trên đầu cây gậy của Kính Sơn, miệng lẩm bẩm nói:

– Các hành pháp vô thường là pháp sinh diệt, sinh diệt diệt rồi, vắng lặng diệt hiện tiền.

Sư cầm cái lư Tu-di trên tay rồi đi về hướng cái xích đu. Cứ như vậy thì làm sao thấu suốt được? Có khác gì so sánh mười muôn tám ngàn gậy. Còn hỏi, cây gậy của Kính Sơn có gì đặt biệt.

Sư ném gậy nói: Không đáng nửa xu.

Sư Thượng đường bảo:

– Kính Sơn không có một tấc ruộng vườn. Nay tuỳ nghi kết chúng duyên, lười bàn luận về đạo, biếng nói về thiền, dùng cây gậy để chọn ra mỗi thứ đều tròn đầy. Không dùng hơi thở, không dùng tâm và vọng tưởng khác. Mọi người ăn cơm rồi ngủ một giấc thật ngon. Ngủ ngon thì không thể không được. Nhưng nếu có người trong khi ngủ mộng thấy cơm và tiền thì làm sao? Có khác gì nghe mang máng một khúc nhạc rồi bị gió thổi qua điệu khác.

Sư Thượng đường có vị Tăng hỏi:

– Pháp thân có ba thứ bệnh, bốn thứ ánh sáng. Ánh sáng thì bất luận, chẳng hay pháp thân còn có đủ bốn đại hay không?

Sư đáp: Đầy đủ.

Tăng hỏi: Thế nào là pháp thân?

Sư đáp: Đất, nước, gió, lửa.

Tăng hỏi: Thế nào là bốn đại?

Sư đáp: Thùng sơn không lanh lợi.

Tăng hỏi: Pháp thân hướng thượng còn có việc gì không?

Sư đáp: Nếu hướng hạ thì hiểu được, nói rồi sư bèn nêu, có một vị Tăng hỏi ngài Triệu Châu: Làm thế nào để vượt khỏi người thấp hèn? Ngài Kính Sơn đáp ông ta là heo bùn, chó ghẻ. Nếu ông ta có hỏi đầu lưỡi của ngài Kính Sơn có tự tại không thì tôi cũng đã biết ông ta là thùng sơn.

Sư Thượng đường có vị Tăng hỏi:

– Dứt muôn cơ duyên, ngồi một mình ở chỗ trống, giống như việc hướng hạ, thế nào là việc hướng thượng?

Sư đáp: Trước mặt người ngu si không nói mộng.

Tăng thưa: Lão Hòa thượng rất kín đáo.

Sư bảo: Mắt mọi người cũng khó xem thường.

Tăng hỏi: Như câu hỏi của một vị Tăng hỏi ngài Đổng Sơn: “Thế nào là Phật?” Ngài Đổng Sơn đáp là ba cân gai, là thế nào?

Sư đáp: Cánh chim đại bàng xòe ra trùm cả mười châu, những con

chim bay ngoài bìa cánh nó hót líu lo.

Tăng hỏi: Hôm qua trời tạnh, hôm nay trời mưa.

Sư đáp: Phân chia thời giờ không tương ứng. Ba ngày sau hãy khán, sư vỗ vào giường Thiền, xuống tòa.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Tình sinh, trí cách, tưởng biến, thể khéo, tình chưa sinh thì cách từ đâu được?

Sư đáp: Vốn là cai túi đựng cơm.

Tăng hỏi: Chưa rõ ý chỉ thế nào?

Sư đáp: Cách. Bèn cầm gậy đưa lên bảo, Tam Thánh nói, ta gặp người thì người xuất hiện, xuất hiện thì chẳng phải là người. Sư dộng gậy xuống, bảo: Giặc trong thân đã hiển lộ, buông thả quá thì không thể được.

Ngài Hưng Hóa nghe vậy nói: Ta gặp người thì người không xuất hiện, xuất hiện thì lại là người. Rồi dộng gậy xuống, bảo: giặc trong thân đã hiển lộ thì không thể buông thả quá. Đại phàm tông sư quyết đoán sai đúng nên phải mở mắt trí tuệ cho người. Không thể làm cái gậy vô tri vô giác ngày xưa. Còn nói, hai lão già này có lỗi gì?

Sư ném gậy xuống tòa, nói: Rồng rắn dễ bàn luận, nạp tử khó xem thường.

Sư lên pháp tòa, có vị Tăng hỏi ngài Đổng Sơn: Khi thời tiết nóng lạnh thì tránh né nơi nào?

Ngài Đổng Sơn đáp: Sao không đến chỗ không nóng không lạnh?

Tăng hỏi: Thế nào là chỗ không nóng, không lạnh?

Ngài Đổng Sơn đáp: Nóng thì nóng giết xà-lê, lạnh thì lạnh giết xà-lê.

Tăng hỏi lão Tôn Túc: Thời tiết thế nào gọi là nóng? Khi thời tiết nóng thì đến chỗ nào để ẩn tránh?

Vị Tôn Túc đáp: Vào trong vạc nước sôi và lò than hồng để tránh nóng.

Tăng hỏi: Ở trong vạc nước sôi và lò than hồng làm sao tránh được?

Vị Tôn Túc đáp: Nhiều nổi khổ không thể kể đến.

Sư bảo: Hai vị Tôn Túc, một người duỗi tay vào trong lạnh nóng; một người duỗi tay ra ngoài lạnh nóng. Người duỗi tay vào trong lạnh nóng vì không thấy có tướng lạnh nóng. Người duỗi tay ra ngoài lạnh nóng vì đồng với thân thể nóng lạnh. Cho nên ngài Kính Sơn hỏi mọi người cần bàn rõ được không? Nếu bàn rõ được thì nam Thiên Thai, bắc Ngũ Đài. Còn không bàn rõ ràng được thì hôm nay nóng như hôm qua.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: Trong giao tiếp, bụi bụi nói, cõi cõi nói đều không xen hở, đều không biết lấy gì làm lưỡi?

Sư vỗ vào góc phải của giường Thiền một cái.

Tăng hỏi: Thế Tôn không nói mà nói rõ, Ca-diếp không nghe mà nghe hết.

Sư gõ vào góc trái giường Thiền.

Tăng hỏi: Biết ngày hôm nay khiến cho khỏi luống uổng công hạnh?

Sư đáp: Biết bằng thức là rất dở tệ.

Rồi sư nêu, Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: Có biết người thấp hèn hay không?

Ngài Nam Tuyền đáp: Nhà Đàn-việt trước núi làm một con trâu.

Triệu châu bảo: Cám ơn câu trả lời đó.

Nam tuyền nói: Canh ba đêm hôm qua trăng dọi vào song cửa sổ. Ngài Vân Phong bảo: Nếu Nam Tuyền không nói câu sau thì đã ngâm chăn mền đánh phá Châu Thái.

Sư bảo: Lão Vân Phong mất còn một con mắt, thật không ngờ vì lời nói sau lập tức đánh phá Châu Thái.

Sư Thượng đường nêu, ngài Hưng Hóa hỏi Duy-na Khắc Tân: Ông làm vị thầy dắt dẫn được bao lâu? Việc đó không đưa vào sự giữ gìn xã tắc.

Ông hiểu rõ nên không vào hay không hiểu nên không vào? Đều là không gì.

Ngài Hưng Hóa liền đánh, bảo: pháp chiến của Duy-na Khắc Tân đã thua, phạt năm quan tiền và phải thết đãi một bữa cơm ở trai đường.

Hôm sau ngài Hưng Hóa tự đánh kiền chuỳ bảo: Pháp chiến của Duy-na đã thất bại, phạt năm quan tiền và bắt ông phải thết đãi một bữa cơm ở Thiền đường rồi đuổi ra khỏi viện. Hòa thượng Vân Cư Vũ nói: Vàng đã luyện nên không đổi mầu, sao ngài Hưng Hóa boả phải cẩn thận nghiêm mật? Chẳng những Duy-na Khắc Tân cũng khó đảm nhận tất cả mà ngày nay dường như chỉ thông thường chuyển hóa được một ít.

Sư hỏi: Vân Cư nói chi? Chưa khỏi uốn thẳng một vật cứng bị cong. Kính Sơn thì không như vậy. Phải làm cho con cháu nể mặt, phải chuyển hướng xoay chiều mới được.

Sư Thượng đường, có vị Tăng hỏi: ngài Lâm tế nói, sau khi ta tịch diệt, không được diệt mất chánh pháp nhãn tạng của ta.

Tam Thánh bước ra bảo: Ai dám diệt mất chánh pháp nhãn tạng của Hòa thượng? Thế nào là chánh pháp nhãn tạng?

Sư đáp: Kẻ giặc mặt sân, làm sao biết được chánh pháp nhãn tạng?

Lâm Tế đáp: Có người hỏi thế, ông còn làm gì? Tam Thánh liền hét một tiếng, ý chỉ thế nào?

Lâm Tế đáp: Ai biết chánh pháp nhãn tạng của ta thì hãy đến đây.

Ở gần bên con lừa mù thì không hiểu được, ý chỉ thế nào?

Sư đáp: Lanh lợi đã tác động đến quân tử.

Sư bèn nêu, vua nước Kế tân cần kiếm hỏi Tôn giả Sư Tử:

  • Thầy đã đắc năm uẩn đều không chưa?
  • Đã đắc uẩn không rồi.
  • Thầy đã thoát được sinh tử chưa?
  • Đã thoát khỏi sinh tử rồi.
  • Có thể cho ta cái đầu của Tôn giả được không?
  • Thân còn chẳng phải là cái ta có, huống chi là đầu.

Vua liền chém đầu Tôn giả, đầu Tôn giả vừa rơi, sửa trắng phun vọt lên thành vòi, cao hơn một trượng, cánh tay vua tự rớt xuống.

Tuyết Đậu bảo:

– Bậc tác gia quân vương đúng là đây. Hòa thượng Hoàng Long Ngộ Tân hỏi Tuyết Đậu: Đã là bậc tác gia quân vương, vì sao cánh tay rớt?

Sư đáp: Mạnh Bát Lang Hán còn đi đâu?