ĐẠI TUỆ ĐỘ KINH TÔNG YẾU

SỐ 1697

MỘT QUYỂN

Tân La Thích Nguyên Hiểu soạn

Thuyết Kinh này chia ra làm sáu phần riêng biệt giải thích: 1. Đại ý; 2. Tông kinh; 3. Tên kinh; 4. Duyên khởi; 5. Giáo; 6. Văn.

Phần I: ĐẠI Ý:

Bát-nhã là chí đạo, vô đạo phi đạo, vô chí bất chí. Trống vắng không chỗ nào là không vắng lặng; rổng rang không chỗ nào không đến. Mới biết thực tướng vô tướng, nên không chỗ nào là chẳng tướng, chơn chuế thì không có sự sáng nên không có gì là không sáng. Không có cái sáng, không có cái gì là không sáng; thì ai diệt si tối mà đắc tuệ sáng. Không có tướng, không có cái gì chẳng phải là tướng; sao chẳng phá cái danh giả để thuyết về thực tướng. Ấy tuy giả danh vọng tướng nhưng đều là chơn tính. Nhưng bốn biện thì không thể nói tướng đó. Thực tướng Bát-nhã huyền bí lại càng huyền bí thêm. Tham nhiễm si tối đều là tuệ sáng nhưng năm nhãn không thể thấy soi sáng của nó. Quán chiếu Bát-nhã làm giảm bớt càng giảm bớt sự tham nhiễm si tối.

Kinh này lấy Bát-nhã làm tông. Vô thuyết, vô thị, vô văn, vô đắc, là cách nói dứt tuyệt mọi hý luận. Vì không có cái bày tỏ nên bày tỏ được tất cả. Vì không có cái đắc, nên đắc được tất cả. Sáu độ vạn hạnh được tròn đầy viên mãn ở đó; năm nhãn vạn đức từ đấy mà sinh ra; thành kho tàng chính của Bồ-tát, thành mẹ chơn thật của chư Phật. Sở di vô thượng pháp vương khi sắp nói kinh này. vì tôn trọng Bát-nhã, chính mình tự trãi tọa cụ ma ngồi trời mưa bốn loại hoa để cúng dường, mặt đất chấn động sáu cách để báo hỷ; đại sĩ mười phương ở nơi cực xa đều đến; chư thiên hai giới từ phương xa hạ hào quang đến hầu. Thường đế bảy tuổi, đứng thẳng, chẳng màng vết thương xương tủy! Thiên hà một tòa, nghe đó liền được thọ ký Bồ-đề. Đến như đường ngu là vua thiên hạ, châu khổng là chúa quần tiên mà vẫn do chư thiên bày giáo, không dám làm trái với. Lấy đó mà suy, thì họ còn thua xa vậy! Sao có thể cho là ngang mặt trời nay chôn diển Bát-nhã của pháp vương ta chư thiên mà tính ngưỡng không dám trái với lời phạt dạy phụng thờ hàng mà luận được! Ngươi đã tin nhận tứ cú, phước lớn như hư không, xả bỏ thân mạng nhiều như cát sông Hằng còn chẳng hể huống mời là; khởi lên một niệm báng bổ, thành tội nặng ngũ nghịch; đọa ngục vô gián ngàn kiếp cũng chẳng đền bù lại được!

Ma ha Bát-nhã Ba-la-mật là tiếng Ấn Độ; Trung Hoa dịch là đại tuệ độ. Do không có cái để biết, nên không có cái gì là không biết; gọi đó là tuệ. Vì không có chỗ đến, cho nên không chỗ nào là không đến, gọi đó là độ. Bởi như vậy, nên không có gì mà không thể làm được; có thể sinh ra đại nhân vô thượng, có thể hiển bày được quả lớn vô biên. Bởi nghĩa đó, cho nên gọi là đại tuệ độ.

Kinh nghĩa là Thường, là pháp. Vì thường tính vô sở hữu, cho nên làm phép tắc thường hằng cho tiên Hiền Hậu Thánh. Vì pháp tướng rốt ráo không, cho nên làm nguyên tắc chơn thật cho người ngược dòng về nguồn.

Kinh này có sáu trăm mười sáu phần. Lấy bốn trăm phần trước làm phần đầu; trong phần đầu có bảy mươi tám phẩm; trong đó, trước hết, nói về duyên khởi kinh, cho nên đặt tên phẩm thứ nhất là phẩm duyên khởi.

Phần II: TÔNG KINH:

Kinh này lấy Bát-nhã làm tông. Nói tóm lược thì Bát-nhã gồm có ba thứ: 1. Văn tự Bát-nhã; 2. Thật tướng Bát-nhã; 3. Quán chiếu Bátnhã. Kinh này lấy hai thứ Bát-nhã sau làm tông. Vì sao? Vì văn tự đã là giáo năng thuyên. Hai thứ Bát-nhã sau là ý chỉ sở thuyên của nó.

Nay muốn hiển bày ý nghĩa của tông đó; lược chia làm ba phần: 1.Thật tướng; 2. Quán chiếu; 3. Hợp chung hai thứ Bát-nhã.

1. Thật Tướng: (Tướng Thật Của Tướng Bát-nhã)

Về thật tướng của chư pháp, có nhiều thuyết khác nhau

Nói về tướng, Bát-nhã là thực tướng của các pháp; có nhiều thuyết khác nhau:

– Có thuyết cho rằng: Y tha khởi biến kế sở chấp trên tự tính. Tự tính mãi mãi không có, cái hiển bày chơn như, đó là thực tướng, bởi cái tính y tha khởi, thật chẳng rỗng không.

Du già luận nói: Nếu cái thức được kiến lập do tưởng bị huân tập bởi các ngôn từ, thức đó duyên theo sự tướng của các sắc; rồi kế chấp cho rằng, đó là tính của các sắc; thì nên biết rằng, tính đó chẳng phải là vật thật có, chẳng phải là thắng nghĩa có; mà chỉ là biến kế sở chấp tự tính; nên biết là giả có. Nếu thức được kiến lập do tưởng bị huân tập bởi ngôn từ; nếu sự tướng các sắc của nó duyên với tính lìa ngôn thuyết; thì nên biết tính đó là vật thật có, là thắng nghĩa có. Cứ thế mà rộng nói…

– Có thuyết nói: Tính y tha là không, chơn như cũng không; như vậy mới là thực tướng của các pháp. Như đoạn văn dưới đây: Sắc vô sở hữu bất khả đắc; thọ – tưởng – hành – thức vô sở hữu bất khả đắc; cho đến như pháp tính thật tế vô sở hữu bất khả đắc. Lại nói; thực tướng của các pháp làm sao có, các pháp không có gì cả! Như vậy có sự việc đó mà không biết, gọi là vô minh…

– Hoặc có thuyết nói: Tính y tha khởi cũng có cũng không bởi thế tục cho nên có; bởi thắng nghĩa cho nên không; không tức chơn như; chơn như bất không; như vậy gọi là thực tướng của các pháp. Như đoạn văn sau: Vì pháp thế tục cho nên nói có nghiệp báo; trong đệ nhất nghĩa thì không có nghiệp, không có báo. Du Già Luận nói: Bởi ở trên thắng nghĩa nên càng không có thắng nghĩa nào nữa.

– Hoặc có thuyết nói: Pháp Môn Nhị Đế chỉ là giả nói, chẳng phải thực tướng; phi chơn phi tục, phi hữu phi không, như vậy mới gọi là thực tướng của các pháp. Như đoạn văn sau: Hữu sở đắc và vô sở đắc đều bình đẳng, đó gọi là vô sở đắc. Luận nói: Bởi nếu điên đảo mà có thật một chút, thì đệ nhất nghĩa đế cũng phải có thực!

Hỏi: Những điều các sư thuyết, cái gì là thật?

Đáp: Các sư thuyết đều là thật. Vì sao? Vì đều là thánh điển, nó không trái ngược nhau; vì thực tướng của các pháp là dứt tuyệt các hý luận; không có cái đúng, nên không có cái gì là không đúng. Ví như Thích Luận nói: “Tất cả thật, tất cả chẳng thật và tất cả thật cũng chẳng thật. Tất cả chẳng thật chẳng không thật. (Nhất thiết thực, nhất thiết phi thực và nhất thiết thực diệt phi thực, nhất thiết phi thực phi bất thực.) Đó gọi là thực tướng của các pháp.

Theo trên có thể nói tứ cú là thực tướng, thứ tự của tứ cú giống như bốn thuyết đã nói ở trên. Bởi lìa chấp trước mà nói thì đều nên; nếu có chấp truớc, nói mà thủ thì đều phá hoại; cho nên chẳng phải là thực tướng. Lìa hẳn tứ cú thì không thể phá hoại; như vậy mới gọi là thực 23 tướng các pháp. Như bài tụng sau đây trong Bách luận:

Hữu, phi hữu, đều phi

Các tông đều tịch diệt

Trong đó muốn thắc mắc

Rốt ráo chẳng thể trung.

Hoặc có thuyết: Nương theo kinh Đại Bát-nhã này, lấy Như Lai tạng làm thực tướng Bát-nhã, như trong phần lý thú dưới đây đã nói:

“Bấy giờ, Thế Tôn lại nương vào tướng của Như Lai. Nhất thiết trú trì tạng pháp; vì các hữu tình mà tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật đa; nhất thiết hữu tình trú trì biến mãn thậm thâm lý thú thắng tạng pháp môn”. Nghĩa là, tất cả hữu tình đều là Như Lai tạng, vì tự thể của Bồtát. Phổ Hiền biến khắp. Tất cả hữu tình đều là kim cang tạng; vì được kim cang tạng tưới rửa. Tất cả hữu tình đều là chánh pháp tạng; vì đều chuyển theo chánh ngữ. Tất cả hữu tình đều là Diệu nghiệp tạng; vì tất cả sự nghiệp đều nương vào đó mà gia hạnh. Đức Phật thuyết “Trú trì thậm thâm lý thú thắng tạng pháp” như vậy rồi; nói với kim cang thủ Bồ-tát: Nếu có người nghe được pháp môn “Thắng Tạng Lý thú Bátnhã đầy khắp” như vậy, rồi tín giải, thọ trì, đọc, tụng, tu tập; thì có thể thông đạt pháp tính của thắng tạng mau chứng vô thượng chánh đẳng Bồ-đề.”

Như Bảo Tính Luận nói: “Từ vô thủy kiếp đến nay, Tính làm nơi nương trụ cho các pháp; nương vào tính mới có các Đạo và chứng quả Niết-bàn”. Trường Hành giải thích rằng: “Kệ đó nói rõ nghĩa gì? “cái Tính từ vô thủy kiếp đến nay”. Câu đó như trong kinh nói; chư Phật Như Lai nương vào Như Lai tạng mà thuyết; các chúng sanh không có bổn tế, không thể biết được.” Cái được gọi là Tính, như các bậc thánh, thì kinh Thắng Man nói: “Thế Tôn Như Lai tạng là kho chứa pháp giới; là kho chứa pháp thân xuất thế gian; là kho chứa thượng thượng xuất thế gian; là kho chứa pháp thân tự tính thanh tịnh; là kho chứa Như Lai tự tính thanh tịnh” Theo năm câu đó Nhiếp Đại Thừa Luận và Phật tính luận đã dùng năm ý nghĩa này để giải thích vô tướng. Luận nói: “Cái được gọi là Tính tự nó có năm ý nghĩa: 1. Nghĩa về Tự tính chủng loại; 2. Nghĩa của nhân; 3. Nghĩa của sinh; . Nghĩa bất hoại; . Nghĩa bí mật. Nay kinh này nói: “Tất cả hữu tình đều là Như Lai tạng, vì là tự thể biến khắp của Phổ Hiền Bồ-tát”; nghĩa là ý của Bồ-tát đó, làm cho tất cả hữu tình thành một pháp giới duy nhất, không có hữu tình nào riêng khác do. Nhờ đạo lý đó, huân tu lâu ngày do đó tự tâm đối khác khắp các hữu tình lấy đó làm tự thể. Bồ-tát như vậy, tùy phần quán tâm mà còn được như vậy; huống nữa là các Như Lai đã đầy đủ quán tâm. Do đó các hữu tình đều là Như Lai tạng sở nhiếp tron gọi là Như Lai tạng; Như Lai tạng, được giải thích như vậy. Phật tính luận nói: Tất cả chúng sanh đều ở trong Như Lai Trí; đều được các Như Lai nhiếp trì. Nói “sở nhiếp chúng sanh là Như Lai tạng”; bởi những thứ thuộc về Như Lai đều gọi là Như Lai tạng.

“Vì được kim cang tạng tưới rửa”; nghĩa là tất cả đại viên cảnh trí có được ở Phật địa tương ưng với những thứ thuộc về Tịnh thức. Chủng tử biến dị thành các hữu tình, vì thành quả Đẳng lưu, cho nên gọi là được tưới rửa.

“Bởi đều chuyển theo chánh ngữ”; nghĩa là Phổ Hiền Bồ-tát biến thành các hữu tình, thời tùy tự chánh ngữ biến dị sinh, cho nên hữu tình đều là chánh pháp.

“Đều là Diệu nghiệp tạng”; nghĩa là nhờ lực huân tập từ bên trong Như Lai tạng, cho nên sinh ra hai loại nghiệp của các hữu tình, đó là tránh khổ và cầu lạc. Với các sự nghiệp thiện, tất cả gia hành thiện tâm đều nương dựa vào hai nghiệp đó mà sinh, cho nên nói: “Tất cả sự nghiệp nương vào đó mà gia hành”; do đạo lý đó, nên gọi là Diệu nghiệp.

2. Tướng Của Quán Chiếu Bát-nhã:

Luận thuyết có nói: “Các Bồ-tát từ khi bắt đầu phát tâm, thì cầu nhất thiết chủng trí.” Trong khoảng giữa thời gian từ lúc sơ phát tâm đến lúc đắc nhất thiết chủng trí; các Bồ-tát biết rằng tuệ thực tướng của các pháp là Bát-nhã Ba-la-mật. Nói chung là thế, nhưng trong đó có sự khác nhau, như luận văn dưới đây nêu các thuyết bất đồng. Nay lấy trong những luận đó, rút ra bốn nghĩa:

1. Có người nói: vô lậu tuệ nhãn là tướng của Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Vì trong tất cả tuệ, tuệ đứng đầu có tên gọi là Bát-nhã Ba-lamật; căn của tuệ vô lậu là đệ nhất.

2. Có người nói: Bát-nhã Ba-la-mật là tuệ hữu lậu. Vì sao? Bồ-tát đắc đạo dưới gốc cây mới đoạn dứt kết sử, trước tuy có đại trí huệ, có vô lượng công đức, nhưng các phiền não chưa đoạn dứt; vì vậy Bồ-tát Ba-la-mật là trí tuệ hữu lậu.

3. Có người nói: Trí tuệ hữu lậu hay vô lậu của Bồ-tát đều gọi chung là Bát-nhã Ba-la-mật. Vì sao? Bồ-tát quán Niết-bàn, thực hành Phật đạo; vì chuyện ấy, phải là vô lậu. Vì chưa đoạn kết sử, sự lại chưa thành biện cho nên phải gọi là hữu lậu.

4. Có người nói: Tướng của Bát-nhã Ba-la-mật là bất khả đắc; hoặc hữu hoặc vô, hoặc thường hoặc vô thuờng, hoặc không hoặc thật, là Bát-nhã Ba-la-mật; không nhiếp bởi các giới, nhập, phi hữu vi, phi vô vi; phi pháp, phi phi pháp; không thủ, không xả; không sinh, không diệt; ra ngoài tứ cú hữu vô; chính là vô sở trước. Thí như lửa nóng, bốn bề không thể tiếp xúc, vì sẽ cháy tay. Bát-nhã Ba-la-mật cũng như vậy, không thể tiếp xúc vì sẽ đốt cháy tay tà kiến.

Hỏi: những người trên nói về Bát-nhã Ba-la-mật, cái gì là thật?

Đáp: có người nói; mỗi mỗi đều có lý, đều là thật cả! Như kinh nói: “Năm trăm tỳ khưu, mỗi người đều nói về nghĩa của nhị biên và trung đạo, Đức Phật nói: Đều có đạo lý.”

Có người nói: lời đáp sau cùng là thật. Vì sao? Vì không thể phá, không thể hoại. Nếu có pháp, dù cái có đó nhỏ như tơ hào thì đều có lầm lỗi; có thể phá. Nếu nói không có, cũng có thể phá. Trong Bát-nhã Ba-la-mật đó, có cũng không, không cũng không có, chẳng có chẳng không cũng không; lời nói như vậy cũng không; đó gọi là tịch diệt vô ngại vô Hý Luận pháp. Do đó không thể phá, không thể hoại, nên gọi là chơn thật Bát-nhã Ba-la-mật, tối thắng không lỗi lầm. Như vua chuyển luân hàng phục kẻ địch, nhưng không tự cao. Bát-nhã Ba-la-mật cũng vậy; năng phá tất cả ngôn ngữ hý luận, nhưng cũng không có đối tượng phá. Ra ngoài thứ mười một đó tức trung.

Nói theo trên đây, thì nghĩa của ba thuyết trước là nương theo vết tích để hiển bày thật. Lấy cả địa tiền địa thượng, theo nghĩa hữu lậu vô lậu của Bát-nhã mà nói. Nghĩa của thuyết thứ tư là chỉ hiển bày trí vô phân biệt thuộc phần địa thượng. Chứng hiểu thực tướng, dứt các hý luận, vượt qua tứ cú, lìa xa năm tướng; cho nên cho cách nói sau cùng là thật. Đó là cách nói tối thắng, nhưng chẳng nhiếp hết tất cả trí tuệ, cho nên nói “các thuyết đều có đạo lý”; như đoạn văn sau: Bát-nhã Bala-mật nhiếp hết tất cả trí tuệ. Vì sao? Khi Bồ-tát cầu Phật đạo, phải học tất cả pháp, đắc tất cả trí tuệ, đó gọi là cầu trí tuệ của thanh văn, Bích chi Phật, và Phật. Trí tuệ đó có ba loại: Học Vô học, phi học phi vô học, phi phi học phi phi vô học. Trí là như càn tuệ địa, bất tịnh, an ban, dục giới hệ, tứ niệm xứ, noản pháp, đảnh pháp, nhẫn pháp, thế đệ nhất pháp.

3. Nói Chung Hai Loại Bát-nhã

Do phi nhất (chẳng một), cho nên giả nói là có hai loại: Nhưng lìa cả năng và sở, rốt ráo không khác. Nguyên do là vì khi Bồ-tát tu hành Bát-nhã, suy cầu tính, tướng của tất cả các pháp. Hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc sinh hoặc diệt, hoặc có hoặc không; như vậy tất cả đều vô sở đắc; không đắc tất cả tướng sở thủ; không khởi tất cả kiến năng thủ; bấy giờ lìa xa tất cả tướng, kiến, bình đẳng, chứng hiểu thực tướng các pháp là không hai không khác, không đầu không cuối, không sinh không diệt: phi hữu phi không. Vượt qua tất cả con đường ngữ ngôn, vĩnh viễn dứt tất cả xứ của tâm hành. Vì sao trong đó có hai loại Bát-nhã? Chỉ vì tất cả pháp, không có pháp nào là không giống như thế; vì vậy gượng gọi là thực tướng các pháp. Lìa tất cả mọi phân biệt, vì vậy cũng gọi là trí vô phân biệt. Vô trí nhưng chẳng phải thực tướng; vô thực tướng nhưng chẳng phải trí. Như luận thuyết nói: “Bồ-tát quán các pháp chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải ngã chẳng phải vô ngã, chẳng có chẳng không; cũng không có ấy đó là danh Bồ-tát thực hành Bát-nhã Ba-la-mật.” Nghĩa đó là xả tất cả quán; diệt tất cả ngữ ngôn; lìa tất cả tâm hành; từ xưa đến nay vốn không sanh không diệt, như tướng Niết-bàn. Các pháp cũng như vậy, đó gọi là thực tướng các pháp.

Hỏi: Quán chiếu Bát-nhã như có ba phần, phải không? Nếu có kiến phần, sao nói vô kiến? Nếu không có kiến phần, sao gọi quán chiếu? Có tự chứng phần để chứng tự thể thì thể trí đó khác với thực tướng; sao lại nói là không hai không khác? Nếu không có kiến phần cũng không có tự chứng, thì đồng với hư không, không được gọi là tuệ.

Đáp: Có giải thích cho rằng: Trí đó không có tướng, không có kiến, chỉ có tự chứng, chứng ở tự thể. Có người nói; nếu ở phạm trù, Hữu mà chia phần riêng biệt thì ba phần đều là vô. Nếu nương vào phạm trù không khác mà giả nói ba phần, thì ba phần đều hữu; tức là ở trong sự bình đẳng đó thì vô tướng làm tướng, vô kiến làm kiến. Không có cái tự chứng riêng khác, cũng chẳng phải là không tự chứng. Tự chứng như vậy thì không có gì là không chứng; vì thực tướng của các pháp, không có gì là chẳng tự có; cho nên cái tự chứng đó, đều là kiến. Kiến thực tướng là vô sở kiến; vì hữu sở kiến thì bất kiến thực; cho nên kiến phần đó đều là thực tướng. Như vậy ba phần vẫn chỉ là một vị. Nếu nói như vậy; thì hữu kiến hay bất kiến đều vô chướng vô ngại tức chính là giải thoát. Nếu lưu giữ cái năng kiến, tức rơi vào mé hữu, nếu không có kiến phần, tức rơi vào mé vô. Vì không lìa mé, tức bị trói buộc mắc dính. Như luận kệ nói:

Nếu người kiến Bát-nhã

Đó tức là bị trói buộc.

Nếu bất kiến Bát-nhã

Tức cũng gọi bị buộc.

Nếu người kiến Bát-nhã

Đó là đắc giải thoát.

Nếu bất kiến Bát-nhã

Thì cũng đắc giải thoát.

Tất cả phần trên là phần hai, hiển bày tông kinh.

Phần III: GIẢI THÍCH TÊN KINH

Ma Ha là đại; Bát-nhã là tuệ; Ba-la-mật là đến bờ kia, như luận đã nói. Như vậy ở phần này chia làm ba phần theo ba ý trên để giải: 1. Đại; 2. Tuệ; 3. Đến bờ kia.

1. Đại: Nói Đại là cách nói chung. Phàm tất cả những chuyện lớn, pháp lớn; tất cả oai đức, thần lực bất khả tư nghì, đều là do Bát-nhã mà thành biện. Vì nghĩa đó mà gọi là Đại. Như đoạn văn sau đây:

“Bát-nhã Ba-la-mật vì đại sự mà khởi; vì bất khả tư nghì sự mà khởi; vì bất khả xưng sự mà khởi; vì vô hữu lượng sự mà khởi; vì vô đẳng đẳng sự mà khởi.” Vì sao? Vì trong Bát-nhã Ba-la-mật bao gồm cả năm Ba-la-mật, bao gồm nội không, cho đến hữu pháp vô pháp không. Bao gồm bốn niệm xứ cho đến tám thánh đạo phần. Trong Bát-nhã Ba-lamật thâm sâu đó, còn bao gồm Phật thập lực cho đến nhất thiết chủng trí. Ví như vua Quán Đảnh, bậc tôn quý trong quốc độ, việc nước đều giao phó cho các đại thần, còn vua thì nhàn rỗi vô sự. Cũng như vậy, này Tu Bồ-đề! pháp của thanh văn, Bích chi Phật; hoặc pháp Bồ-tát hoặc pháp Phật tất cả đều ở trong tất cả Bát-nhã Ba-la-mật. Bát Ba-lamật có thể thành biện mọi chuyện đó…” tách riêng mà luận thì còn rất nhiều điều phải nói. Nay ở đây chỉ tóm lược giải thích bốn nghĩa: vì có thắng lực; vì đắc đa văn; vì sinh ra đại nhân; vì cho đại quả.

Vì có thắng lực nên gọi là đại: nghĩa là các Bồ-tát học được Bátnhã Ba-la-mật đa, cho nên có thần lực thù thắng bất khả tư nghì. Như kinh nói: Muốn lấy một sợi lông nâng các núi Tu Di trong ba ngàn đại thiên thế giới dòi qua vô lượng A tăng kỳ các quốc độ khác mà không làm nhiễu loạn chúng sinh ở trong đó thì phải học Bát-nhã Ba-la-mật.

– Vì được đa văn, nên gọi là đại:

Nghĩa là các Bồ-tát học Bát-nhã; cho nên các lời dạy của tất cả chư Phật thời quá khứ, vị lai, đã thuyết sẽ thuyết đều nghe biết được. Như kinh nói: chư Phật quá khứ đã thuyết, chư Phật hiện tại đang thuyết, chư Phật vị lai sẽ thuyết; muốn được nghe, để nghe rồi làm lợi mình và cũng làm lợi cho người khác, thì phải học Bát-nhã Ba-la-mật đa.

Luận nói: Bồ-tát có tam muội, gọi là tam muội quán ba đời chư Phật, nhập vào tam muội đó sẽ gặp chư Phật ba đời, nghe các ngài thuyết pháp.

Hỏi: Vì âm thanh của chư Phật ở thời quá khứ, vị lai đến với hiện tại nên Bồ-tát nghe được? Còn nếu nói âm thanh không đến với hiện tại, nhưng do lực tam muội nên nghe được, vậy khi âm thanh đã diệt mất hoặc chưa sinh ra thì sao? Nếu âm thanh đó đến với hiện tại, thì tại sao âm đã bị diệt lại còn sinh ra ở hiện tại? Vì sao âm thanh ở vị lai chưa sinh ra, lại hiện ra trước ở hiện tại? Nếu âm thanh đó không đến với hiện tại, thì âm thanh đó đã diệt, chưa sinh; chưa sinh ra, đã bị diệt tức là không có âm thanh; không có âm thanh mà nghe được sao?!

Đáp: Âm thanh quá khứ vị lai, tuy không đến hiện tại, nhưng nghe được là nhờ lực tam muội. Cũng như sắc cảnh bên ngoài bị vật cản, ngăn cách nhưng vẫn thấy được là nhờ lực thiên nhãn. Nên biết âm thanh quá khứ vị lai cũng vậy. Tuy thời gian có ngăn cách nhưng vẫn nghe được. Nghe được âm thanh đã từng có và sẽ có, chứ không phải nghe âm thanh đã diệt và chưa sinh. Nếu nhờ ở lực của chư Phật quá khứ vị lai, mà âm thanh đến với hiện tại và nghe được; thì phàm phu, nhị thừa đều nghe được cả, chẳng cần nhờ ở lực tam muội của Bát-nhã. Cho nên kinh này mới nói: “Đã thuyết, sẽ thuyết”. Sẽ thuyết tức là cái âm thanh sẽ có; đã thuyết tức là cái âm thanh đã từng có.

Hỏi: Bồ-tát hiện tại có thể nghe được âm thanh từng có và sẽ có. Phật lại chẳng thể làm cho âm thanh đến với hiện tại sao? Nay, nếu như chư Phật có thể làm cho âm thanh đến thì giống với câu hỏi trước; vì âm thanh sinh lại thì thành nghịch lý không đúng lý?

Đáp: Ai nói chư Phật không thể làm cho âm thanh đến, chỉ nói nghe đến chứ chưa phải là nhờ lực Bát-nhã! Nên biết, âm thanh pháp luân của chư Phật, khắp cả ba đời không thờ nào là không đến. Chủ thể đến và đối tượng đến đều không thể nắm bắt. Cho nên kinh Hoa nghiêm có nói: Thí như văn chương chữ nghĩa sở nhập tất cả số đều là sở nhập, vô sở nhập. Pháp luân cũng vậy, Như Lai chyển pháp luân, ba đời không nơi nào thời nào là không đến. Cái sở chuyển, vô sở chuyển cầu thì bất khả đắc. Tuy âm thanh quá khứ vị lai đến với hiện tại, nhưng chẳng phải sinh ra lại, cũng chẳng nghịch lý. Vì sao? Phật biết sự lâu dài của kiếp ba đời chính là khoảnh khắc cực ngắn của một niệm; nhưng không làm kiếp co ngắn lại, cũng không làm niệm kéo dài ra! Vì vậy nên biết âm thanh đó đến hiện tại không phải là sanh lại, nghịch lý hay lầm lỗi… như kinh kia có nói: “Vô lượng vô số kiếp tức là khoảnh khắc một niệm cũng không khiến cho kiếp lại. Vấn đề này dừng ở đây, giải 20 thích tiếp về bốn ý nghĩa.

– Vì sinh ra đại nhân, nên gọi là đại:

Bởi bốn loại đại nhân đều từ Bát-nhã mà sinh ra. Như luận thuyết có nói: trong tất cả thế gian, chư Phật ba đời trong mười phương là đại thứ nhất; tiếp đó có Bồ-tát, Bích chi Phật, thanh văn; đó là bốn đại nhân, đều do Bát-nhã Ba-la-mật sinh ra; cho nên gọi là đại.

– Vì cho quả lớn nên gọi là đại:

Vì có thể cho tất cả chúng sanh, quả vô biên vô. Như luận thuyết nói: “Lại nữa, có thể cho chúng sanh quả báo lớn, vô lượng vô tận, thường không biến hoại. Quả đó là Niết-bàn, nên gọi là đại. Năm quả khác không gọi là đại. Theo bốn ý nghĩa trên, Bát-nhã gọi là đại.

2. Tuệ: Tuệ là nghĩa giải liễu (hiểu rõ). Có thể hiểu rõ tất cả cảnh giới mà mình biết. Nghĩa vô tri là nghĩa của tuệ, vì hữu sở tri là không biết thực tướng. Nghĩa phá hoại là nghĩa hoại của tuệ, vì hoại tất cả pháp để gọi là tánh tướng có thể noi. Nghĩa bất là nghĩa của tuệ, vì giả danh mà chứng thực tướng. Nghĩa viễn ly là nghĩa của tuệ vì vĩnh viễn lìa tất cả tướng thủ trước. Nghĩa bất ly là nghĩa của tuệ, vì chứng hiểu tướng của tất cả pháp. Lại nữa, nghĩa vô ly, vô bất ly là nghĩa Bát-nhã, vì ở tất cả pháp đều hoàn toàn vô sở ly, vô sở bất ly. Nghĩa của vô hoại, vô bất hoại là nghĩa của Bát-nhã; vì ở tất cả pháp mãi mãi là vô sở hoại, vô sở bất hoại. Nghĩa vô tri, vô bất tri là nghĩa của Bát-nhã; vì do đắc được vô sở tri, vô sở bất tri. Nghĩa vô nghĩa, nghĩa vô phi nghĩa là nghĩa của Bát-nhã; vì không đạt được tất cả nghĩa, không đắc phi nghĩa. Những nghĩa như vậy, đã được giải thích chi tiết ở trong luận.

Mười nghĩa của Bát-nhã như vậy; nếu dựa theo nghĩa cảnh, trí chẳng phải một thì. Quán chiếu gọi là tuệ, là giải thích theo trì nghiệp. Thật tướng gọi là tuệ, là giải thích nương theo chủ. Nếu dựa theo môn của năng và sở không hai, thì cùng một thật tướng Bát-nhã, cũng là giải thích theo trì nghiệp.

Hỏi: Nếu Bát-nhã kia được phiên dịch là tuệ; vì sao trong luận nói hai chữ đó không xứng? Như đoạn văn sau nói: “Bất diệt xưng” là xưng danh trí tuệ; thực tướng Bát-nhã thậm thâm cực trọng; trí tuệ thì mỏng nhẹ, vì vậy không thể xưng gọi. Lại nữa, Bát-nhã thì nhiều, trí tuệ thì ít, cho nên không thể xưng gọi. Lại nữa, chỗ lợi ích của Bát-nhã thì rộng lớn, chưa thành thì có thể cho quả báo thế gian, thành rồi thì cho quả báo đạo. Lại nữa, vì cứu cánh tận tri, cho nên gọi là xưng. Bát-nhã Bala-mật không thểxưng, biết. Hoặc thường, hoặc vô thường, hoặc thực hoặc hư, hoặc hữu hoặc vô, với những nghĩa không thể xưng gọi như vậy; phải biết!

Đáp: Luận văn đó, ý chính muốn nói là danh từ trí tuệ không xứng với Thể của Bát-nhã; chẳng phải đó là xưng gọi Bát-nhã, không đúng với tên gọi trí tuệ. Vì sao? Vì câu văn “xưng danh trí tuệ”, ý nói có thể xưng danh là trí tuệ. “Bát-nhã thậm thâm cực trọng” là nói về thể của Bát-nhã. Lìa ngôn từ dứt tư tưởng. “Trí tuệ mỏng nhẹ” là nói tên gọi trí tuệ không lìa ngôn từ tư tưởng. Vì vậy mà tên gọi đó không thể xưng gọi là thể. Lại nữa, “Bát-nhã thì nhiều, trí tuệ thì ít”, bởi thể của Bát-nhã vô lượng vô biên, những cái biết, cái chứng thì vô hạn lượng; còn tên gọi trí tuệ thì có hạn lượng, có thể xưng, có thể biết, duy chỉ một tên gọi mà thôi. Vì vậy tên gọi cái ít không thể đặt tên cho thể nhiều; tiếp đến nói về “chỗ lợi ích của Bát-nhã thì rộng lớn” là nói thể của Bát-nhã phạm trù lợi ích rộng lớn, cái tên trí tuệ thì sở bất năng thuyên; nên nói không thể xưng. Thứ nữa là câu: “cứu cánh tận tri, nên gọi là xưng”, ý nói cái thể của trí tuệ, tên gọi cho sự tận tri biết hết; nhưng thể Bát-nhã đều là vô sở tri. Đó là thường, vô thường, hư, thực, hữu, vô, như vậy tất cả bất khả đắc; do đó mà nói không thể xưng. Lại nữa, vì biết hết cả thể tướng, nên có thể lấy danh để đặt tên cho thể tướng đó; nhưng tướng của Bát-nhã thì không thể biết. Vì thường, vô thường,… bất khả đắc; do đạo lý ấy cho nên không thể xưng. Lấy bốn nghĩa đó giải thích cho “bất khả xưng” là tỏ rõ danh và thể không tương xứng.

Hỏi: Thể của Bát-nhã là vô sở tri, cho nên danh từ chỉ cho sự tận tri (biết hết) không thể đặt tên cho nó, tức như lời giải thích trước. “Nghĩa vô tri là nghĩa của tuệ” thì danh từ vô tri đó có thể đặt tên cho thể của Bát-nhã?

Đáp: Danh từ vô tri cũng không thể đặt tên cho thể; vì sự thuyết minh so đối, không khả năng biểu thị. Chỉ so đối với tri; chớ chẳng biểu tỏ ở vô.

Hỏi: Nếu vậy, Nói “thâm thâm cực trọng” là nói cho cái thể đó, cho nên có thể biểu thị; mà đã có thể biểu thị được thì chẳng phải là “bất khả xưng” (không thể đặt tên). Nếu từ “thâm sâu” cũng không xứng; sao lại lấy từ đó để nêu thể?

Đáp: chữ “thâm sâu” cũng là thuyết minh so đối mà thôi, vì chỉ so đối với sự cạn cợt không được thâm sâu. Vì vậy từ đó cũng không xứng với thể; nhưng ý hướng của luận chủ là ở nơi thể Bát-nhã mà nói lời đó; ở nơi tên Bát-nhã mà nói từ “Mỏng manh”; để hiển bày ý đó, cho nên nói là “nêu thể”. Chứ chẳng phải là chữ “thậm thâm” (thâm sâu) mà có 22 thể gọi cho thể của Bát-nhã.

Hỏi: Nếu như vậy, thì ở trên lấy mười nghĩa để giải thích tên Bátnhã, đều không xứng với thể của Bát-nhã; cũng không xứng với nghiệp của Bát-nhã; sao lại nói là giải thích theo tài nghiệp?

Đáp: Bát-nhã chẳng thế, cho nên không đúng với các tên; nhưng chẳng không thế, cho nên có thể đúng với các tên. Lại nữa, lấy nghiệp giải thích, chỉ là giả nói, chẳng phải là thực vậy, cho nên không trái nhau.

3. Nghĩa của đến bờ kia: nghĩa của đến bờ kia rất nhiều. Căn cứ vào kinh luận này, lược ra bốn nghĩa:

1- Từ bờ sinh tử này đến bờ Niết-bàn kia; nên gọi là đến bờ kia. Như luận giải thích: Người của ba thừa nhờ Bát-nhã này mà đến bờ Niết-bàn kia, diệt tất cả lo khổ. Vì nghĩa đó cho nên gọi là Ba-la-mật.

2- Từ bờ hữu tướng này đến bờ vô tướng kia, gọi là đến bờ kia. Như luận giải thích: Bát-nhã Ba-la-mật này dùng hai pháp sắc và tâm suy cầu phá hoại, không được chắc thật vì nghĩa đó, gọi là Ba-la-mật.

3- Từ bờ trí này chưa mãn, đến bờ trí kia đã rốt ráo; cho nên gọi là đến bờ kia. Như luận giải thích: Bờ kia gọi là tận nhất thiết trí, tuệ biên trí, gọi là tướng không thể phá hoại. Tướng không thể phá hoại chính là như pháp tính thật tế. Vì nó thực cho nên không thể phá hoại. Ba sự đó nhiếp nhập trong Bát-nhã, cho nên gọi là Ba-la-mật.

4- Từ bờ này có bờ kia đến bờ không có này kia. Vì không có chỗ đến (vô sở đáo), cho nên gọi là đến bờ kia. Như đoạn văn sau đây: Bờ này bờ kia chẳng độ qua, cho nên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật. Kinh kim cổ nói: “Sinh tử, Niết-bàn đều là vọng kiến, năng độ vô dư, nên gọi là Ba-la-mật.”

Trong bốn nghĩa trên; nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ ba là trong nhân mà nói quả, là giải thích theo hữu tài. Nghĩa thứ hai và thứ tư là thuyết ở giai đoạn đã đến, là giải thích theo trì nghiệp. Nếu lấy tên gọi đại tuệ độ này làm năng thuyên thì giải thích nương theo chủ.

Phần IV: NHÂN DUYÊN THUYẾT KINH

Theo như luận thuyết đã viết:

Hỏi: Phật vì nhân duyên gì mà thuyết kinh Ma ha Bát-nhã Ba-lamật? Pháp của chư Phật không vì vô sự và nhân duyên nhỏ mà tự phát ngôn. Thí như vua núi Tu Di không vì vô sự và nhân duyên nhỏ mà rung động. Nay phải có những nhân duyên lớn gì Phật mới thuyết kinh này?

Đáp: Có rất nhiều nhân duyên; nay lóm lược thành sáu nhân: 1. Rộng bày Bồ-tát hạnh; 2. Vì không trái với lời thỉnh cầu của chư thiên; 3. Vì muốn đoạn dứt sự nghi ngờ của nhiều người; 4. Vì muốn trị các bệnh của chúng sinh. 5. Vì muốn thuyết đệ nhất nghĩa đế; 6. Vì muốn chế phục những luận nghị của các sư.

1- Vì muốn rộng bày Bồ-tát hạnh: Như luận thuyết nói: Phật đã trích dẫn nhiều thí dụ trong ba tạng, vì thanh văn mà thuyết pháp, nhưng lại không thuyết Bồ-tát đạo. Duy chỉ trong bổn nghiệp của Trung a hàm, Phật thọ ký Di lặc sẽ được làm Phật; nhưng cũng không thuyết nhiều loại Bồ-tát hạnh. Nay muốn vì Di lặc mà thuyết các Bồ-tát hạnh; vì vậy mà thuyết kinh này.

2- Vì không trái với lời thỉnh của Chư thiên: Luận thuyết nói: Bấy giờ, Bồ-tát dưới cây Bồ-đề, hàng phục được ma chúng, đắc vô thượng giác. Lúc ấy, phạm thiên vương chúa của ba ngàn đại thiên thế giới, tên là Thi Khí và chư thiên cõi sắc như Thích Đề Hoàn Nhân và chư thiên cõi Dục đều đến chỗ Phật, xin chuyển pháp luân. Bởi nhớ đến bổn nguyện và đại từ bi; cho nên nhận lời thuyết pháp. Các pháp thậm thâm chính là Bát-nhã Ba-la-mật. Vì vậy mà thuyết kinh này.

3- Vì muốn đoạn dứt sự nghi ngờ của người

Có người nghi Phật không đắc nhất thiết trí. Lý do vì sao? Các pháp là vô lượng vô số, làm sao một người mà có thể biết được tất cả pháp? Phật trụ Bát-nhã Ba-la-mật, thực tướng thanh tịnh như hư không, trong vô lượng vô số pháp, tự phát lời thành thật: “Ta là người Nhất thiết trí”. Để đoạn dứt sự nghi ngờ của chúng sanh, vì vậy mà thuyết kinh này.

Theo những lời trên; “phát lời thành thật” nghĩa là không vọng ngữ, vì có tướng lưỡi dài. Vì như ở đời ai cũng biết sách thế gian nói: “người có lưỡi dài đến mũi tức không vọng ngữ. Do đó Như Lai có Nhất thiết trí, từ đó đoạn trừ sự nghi ngờ của chúng sanh.

4- Vì muốn trừ các bệnh của chúng sanh

Luận nói: Tất cả chúng sanh do phiền não nên đã có những bệnh kết sử. Từ vô thủy đến nay, không có ai trị được; thường bị lầm đường vì thầy xấu ngoại đạo. Ta nay xuất thế làm là đại y vương, tích tập các thuốc pháp, các con nên uống. Vì vậy mà thuyết kinh này.

5- Vì muốn thuyết đệ nhất nghĩa đế

Luận nói: Phật muốn thuyết tướng của đệ nhất nghĩa Tất Đàn, cho nên thuyết kinh Bát-nhã Ba-la-mật này. Có bốn loại Tất đàn: 1. Thế giới Tất đàn; 2. Vị nhân Tất Đàn; 3. Đối trị Tất đàn; . Đệ nhất nghĩa tất đàn. Bốn Tất Đàn đó gồm thâu tất cả mười hai bộ kinh, tám vạn bốn 2 ngàn pháp tạng; đều chân thật, không trái ngược nhau.

6- Thế giới tất đàn: là pháp từ duyên hòa hợp mà có, nhưng không có tính riêng (của các duyên). Ví như xe do trục, bánh, thùng hòa hợp lại, nên có xe, mà xe thì không mang tính riêng biệt của từng phụ tùng. Người cũng như vậy, năm chúng hòa hợp nên có người, nhưng không có tính riêng biệt (chỉ các đại hòa hợp lại mà thôi).

Hỏi: “Như kinh nói: Một người xuất thế nhiều người được độ”. Lại nữa, trong kinh Phật Nhị Dạ có nói: “Phật từ đêm đắc đạo đến đêm Niết-bàn. Trong khoảng thời gian giữa hai đêm đó, những kinh giáo đã thuyết, tất cả đều thật, không điên đảo.” Nếu thật không có người, sao lại nói là “người?”

Đáp: Người; đứng về mặt thế giới thì có. Nhưng với đệ nhất nghĩa thì không có. Như như pháp tính, đứng về mặt thực tế thế giới thì không có. Với đệ nhất nghĩa thì có. Con người cũng vậy; với đệ nhất nghĩa thì không; với thế giới thì có. Vì sao? Vì có năm chúng nhân duyên cho nên có con người. Chứ chẳng như một người không có cái đầu thứ hai, cánh tay thứ ba … từ nhân duyên đó mà có giả danh; các tướng như vậy, gọi là thế giới Tất đàn.

– Vị nhân tất đàn: Quán tâm hành của người, để thuyết pháp. Ở trong một việc; hoặc nghe hoặc không nghe, như trong kinh nói: “Vì tạp báo nghiệp mà tạp sinh thế gian, đắc tạp xúc, tạp thọ:. Kinh khác lại nói: “Không có người đắc xúc, không có người đắc thọ”. Trước là vì người vì Đoạn kiến mà thuyết, sau là người Thường kiến; các tướng như vậy gọi là vị nhân Tất Đàn.

– Đối trị Tất Đàn là gì? Có pháp đối trị tức là hữu mà thuyết thực tính thì vô (không có). Như Bất tịnh quán đối với bệnh dục là thiện đối trị; nhưng đối với bệnh sân thì không gọi là thiện; chẳng phải là pháp dối trị. Cũng vậy, tâm từ đối trị bệnh sân là thiện, đối với bệnh tham dục thì chẳng thiện. Những tướng như vậy gọi là đối trị.

– Đệ nhất nghĩa tất đàn là gì? Tất cả pháp tính, tất cả luận nghị, tất cả phải trái đúng sai, nhất nhất đều có thể phá. Các pháp chơn thật mà chư Phật, Phật Bích chi, A la hán đã thực hành thì không thể phá, không thể hoại. Những cái không thông trong ba tất đàn trên, thì trong tất đàn này đều thông.

Tóm lại trong tất cả giáo môn chẳng ngoài hai tông đó là nhị đế, (thế đế và chơn đế ) nhưng vì thế đế có nhiều sai biệt cho nên trong đó chia làm hai loại. Ngoài hai loại này ra đều thuộc vế Tất đàn thư nhất. Hai Tất đàn ở giữa có gì khác nhau? Nói chung vị nhân Tất đàn đều là đối trị Tất đàn đối trị tất đàn cũng là vị nhân tất đàn mà ở trong cùng một sự có lúc thuyết là hữu, có lúc thuyết là vô (không có) khác nhau là do vì thuyết cho những người khác nhau cho nên gọi tên là vị nhân tất đàn, chẳng do bệnh khác nhau mà cho thuốc khác cho nên gọi là đối trị, chẳng phải là ở trong cùng một sự vì mà vì người thuyết khác, cho nên trong đó chẳng gọi là vi nhân. Ngoài hai loại đó ra mà thuyết về sự việc thế tục thì thuộc về thế giới Tất đàn. Hỏi: Chư Phật thuyết pháp đều vị nhân, đều để đối trị bệnh chúng sanh, vì sao hai loại tất đàn đầu và cuối không gọi là vì người, không gọi là đối trị?

Đáp: Thông tướng mà nói, có hỏi Như Lai cũng chỉ bày nếu có người đến hỏi;vì để là tỏ thẳng thế tục giả danh, hay là hiển bày thẳng thực tướng thắng nghĩa. Vì hai thứ nầy là do đế lý khác nhau; không do người khác nhau, cũng chẳng do bệnh khác nhau; cho nên lập riêng hai tất đàn; đầu và cuối là vậy.

Hỏi: Nếu nói con người, đối với thế đế là có, chẳng phải không có như cái đầu thứ hai của một người; thì trong uẩn, giới, xứ thì lấy pháp gì để nhiếp? Lại nữa, nếu có người, tức là có ngã, thì chẳng khác gì thuyết của Độc tử bộ?

Đáp: Tát-bà-đa tông nói: Không có người, không có pháp để nhiếp uẩn, giới, xứ. Còn Độc tử bộ thì nói: thật có người, có pháp. Bất tức bất ly, tuy không nhiếp uẩn, giới, xứ; nhưng ở tại tạng thứ năm bất khả thuyết.

Nay Đại thừa nói vì nhân duyên cho nên có, nhưng không có tính riêng biệt, các pháp sắc và tâm cũng đều như vậy. Nếu cho là thật có người, thì bị chấp vào mé tăng ích; nếu cho hoàn toàn không có người, thì bị chấp vào mé tổn giảm. Đại thừa thì không như vậy. Vì từ duyên mà co cho nên lìa mé tổn giảm, vì không có tính riêng biệt cho nên lìa mé tăng ích. Trong uẩn, giới, xứ; pháp gì nhiếp? Nhiếp trong, tâm bất tương ưng hành uẩn, trong hai mươi bốn giới xứ, chúng sinh cùng chia nhau mà nhiếp. Phải biết là được nhiếp do pháp giới, pháp xứ. Vấn đề này ngừng ở đây. Còn phải nói phần khác.

6. Vì muốn hàng phục chư luận nghị sư

Luận nói: Vì muốn cho các đại luận nghị sư như phạm chí trường trảo, sinh tín tâm trong Phật pháp; nên thuyết kinh này. Nếu họ không nghe được pháp đệ nhất nghĩa, ly tuyệt tứ cú, Bát-nhã Ba-la-mật; thì niềm tin nhỏ còn chẳng đắc được, huống chi là đắc đạo quả! Ở đây chỉ đưa ra một lý do về phạm chí trường trảo; các lý do khác ở trong luận đã có nói. Như vậy là đã lược thuật phần nhân duyên thuyết kinh.

Phần V: GIÁO

Nói về Phật giáo thkhi chia giáo lý đức Phật thì các thuyết khác nhau. Nay lược ra hai thuyết để xét phải trái. Có người nói, về phần hóa giáo, không ngoài hai lối: 1. Đốn giáo; 2. Tiệm giáo.

Trong niệm giáo có năm thời: 1. Tứ đế giáo; 2. Vô tướng giáo; 3. Ức dương giáo; . Nhất thừa giáo; 4. Thường trú giáo, tư cạn đến sâu, theo thứ tự mà thuyết. Nay kinh này là Bát-nhã giáo, thuộc thời thứ hai; gọi là vô tướng giáo.

Hoặc có thuyết nói: phần giáo xuất thế, không ngoài ba phẩm: Đó là ba loại pháp luân như trong kinh Giải Thâm Mật đã nói: Bồ-tát thắng nghĩa sinh nói với Đức Thế Tôn: Đầu tiên ở thời thứ nhất, trong rừng Thi Lộc, nơi Tiên nhân Ba-la-nê-tư bị đọa. Thế Tôn chỉ vì người phát thú thanh văn thừa, đã lấy tứ đế để chuyển pháp luân. Tuy pháp luân ấy rất kỳ lạ rất hiếm có, nhưng vẫn còn có cái trên nó, bao trùm nó; pháp luân ấy vẫn chưa liễu nghĩa, là chỗ đứng cho các sự tranh luận. Trước đây, trong thời thứ hai, Thế Tôn chỉ vì người phát thú hướng tu đại thừa, nương vào tất cả pháp không, vô tự tính, vô sinh, vô diệt, tự tính Niết-bàn xưa nay rỗng lặng; nên đã lấy tướng ẩn mật để chuyển chánh pháp; nhưng pháp luân ấy vẫn còn có cái trên nó, vẫn chưa liễu nghĩa, là nơi đứng chân cho những sự tranh luận. Nay ở thời thứa ba; Thế Tôn vì những người phát thú hướng nhất thiết thừa, nương vào tất cả pháp không vô tự tính, vô sinh vô diệt, xưa nay tịch lặng, tự tính Niếtbàn, không có tính tự tính; nên đã lấy tướng hiển bày rõ ràng để chuyển chánh pháp, không còn cái gì trên nó, không có gì bao trùm được nó. Đó là liễu nghĩa; chẳng làm chỗ đứng cho những tranh luận. Nay kinh Đại phẩm này cùng các Bát-nhã đều đã được nhiếp trong pháp luân thứ hai.

Hỏi: Hai sư đó thuyết, cái nào là thật?

Đáp: Hai loại giáo môn, ba loại pháp luân cùng ở một lối, một mục đích, cũng đều có đạo lý của nó. Nhưng họ nói kinh Đại phẩm này đều thuộc thời thứ hai thuộc pháp luân thư hai lý ấy không đúng; vì trái với kinh luận. Như trong luận này, khi giải thích phẩm Tất Định, đã có nói: “Tu Bồ-đề nghe kinh pháp Hoa thuyết: Nếu ở chỗ Phật, làm một công đức nhỏ, cho đến vui cười đùa bợt xưng một tiếng nam mô Phật, sẽ làm Phật.” Lại nghe trong phẩm A-tỳ-bạt-trí, “có thối, bất thối” như phẩm tất định trong kinh pháp Hoa. Vấn đề này nhất định, là các kinh khác thuyết, thì có thối, có bất thối. Vì vậy nay mới hỏi là Tất định hay là không tất định,… do đó biết rằng, biết được khi thuyết kinh này là sau thời thuyết kinh pháp Hoa. Mà cho rằng nằm trong thời thứ hai thì không đúng lý!

Hỏi: Nếu nói kinh này nằm sau thời kinh pháp Hoa Như kinh nhân vương nói: “Bấy giờ, đại chúng đều nói: Đại giác Thế Tôn, trước đây đã vì đại chúng chúng con mà hai mươi chín năm thuyết Ma ha Bát-nhã; Kim cang Bát-nhã; Thiên vương vấn Bát-nhã; Quang tán Bát-nhã Bala-mật. Hôm nay, Như Lai phóng hào quang lớn ấy là định làm chuyện gì?

Đáp: Ma ha Bát-nhã, chẳng phải chỉ có một, mà là rất nhiều, có lúc nói ở trước, lúc khi nói ở sau, như luận thuyết nói: Kinh này hai mươi hai ngàn kệ, Đại Bát-nhã trăm ngàn kệ như trong Long vương cung, A-tu-la cung, Thiên cung thì ngàn ước vạn tỷ kệ; vì nghĩa đó, cho nên không trái ngược nhau. Luận đó lại còn nói: “Lại nữa, có hai loại thuyết pháp: 1. Tránh xứ; 2. Vô tránh xứ. Tránh xứ là như các kinh khác. Nay muốn nói vô tránh xứ, cho nên thuyết kinh Ma ha Bát-nhã Ba-la-mật này. Từ đó chứng minh; kinh này cùng thời với thời thứ ba hiển liễu pháp luân; chẳng phải là nơi đứng cho các sự tranh luận. Nhưng nếu nói kinh này ở trong pháp luân thời thứ hai, thì kinh này phải làm chỗ cho sự tranh luận; điều đó không đúng, vì luận nói là vô tránh. Lại nữa, kinh này nói: Muốn cầu Bồ-đề ba thừa, phải học Bát-nhã Ba-la-mật. Lại nói; trong Bát-nhã Ba-la-mật, tuy không có pháp gì có thể đắc, nhưng có giáo của ba thừa. Như trong kinh Giải thâm mật cũng nói; tất cả Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, đều là một Đạo Diệu thanh tịnh, phải biết kinh này cùng thời thứ ba, vì những người phát tâm hướng đến Nhất thiết thừa. Lấy tướng hiển liễu rõ ràng để chuyển xe chánh pháp; nhưng trong pháp luân thứ hai đó nói, chỉ những người phát tâm hướng đến đại thừa, thì làm sao thuộc thời thứ hai đó được! Lại nữa, Hóa phẩm của kinh này nói: Nếu pháp có sinh diệt là Như Hóa; nếu pháp không sinh không diệt, cái đó gọi là vô cuống tướng Niết-bàn, pháp này chẳng biến hóa. Tu Bồ-đề nói: Như Phật đã nói, tất cả các pháp tính không, chẳng phải là Thanh văn tạo ra, cho đến chẳng phải chư Phật tạo ra; vậy thì một pháp Niết-bàn sao lại chẳng phải là Như Hóa? Phật nói: Đúng vậy! Đúng vậy! Tánh tất cả pháp thường không; nếu Bồ-tát i phát ý, mà nghe tất cả pháp đều là tính không, cho đến Niết-bàn cũng đều Như Hóa, tâm liền sợ hãi! Vì những Bồ-tát mới phát ý đó, mà phân biệt cho họ. Sinh diệt là Như Hóa, không sinh diệt là không Như Hóa. Tu Bồ-đề nói: Thưa Thế Tôn! Làm sao khiến cho Bồ-tát mới phát ý biết là tính 2 không? Phật bảo Tu Bồ-đề: chư pháp trước có nay lại không sao?

Với đoạn văn trên, đã chứng minh kinh này nói: Pháp Niết-bàn cũng là vô tự tính; nhưng trong pháp luân Thứ hai kia lại nói; tất cả các pháp không sinh không diệt, xưa nay tịch tĩnh, tự tính Niết-bàn; đâu có nói Niết-bàn tánh không tự tính. Trong pháp luân liễu nghĩa thứ ba nói: Tất cả các pháp không sinh không diệt cho đến Niết-bàn cũng không có tính tự tính; vì vậy mà biết tông của kinh này vượt qua thời thứ hai, cùng thời thứ ba. Lại nữa, kinh Hoa Nghiêm nói: sinh tử và Niết-bàn, cả hai đều hư vọng. Ngu và trí cũng như vậy; cả hai đều không chơn thực. Nay ở đây, kinh này nói: sắc, thọ, tưởng… như huyễn như mộng, cho đến Niết-bàn cũng như huyễn như mộng. Nếu có pháp nào hơn cả Niết-bàn, ta cũng lại thuyết như huyễn như mộng. Nên biết kinh này cùng kinh Hoa Nghiêm là vô thượng, vô dung không có gì trên nó. Không có gì bao trùm nó cứu cánh liễu nghĩa. Chỉ có những phần giáo môn thì mỗi kinh mỗi khác. Phần năm nói về giáo là như vậy.

Phần VI: Nói về văn thì theo sự giải thích trong luận.