ĐẠI THỪA PHÁP UYỂN NGHĨA LÂM CHƯƠNG

SỐ 1861

QUYỂN 06

Tác giả: Sa-môn Khuy Cơ

TAM BẢO NGHĨA LÂM

Tam bảo, lược dùng sáu môn để phân biệt:

  1. Nói về chủng loại.
  2. Nêu ra thể tánh.
  3. Giải thích tên gọi.
  4. Nói về phế, lập.
  5. Nói lên sự khác nhau.
  6. Giải thích trở ngại, vặn hỏi.

– Thứ Nhất, Nói về chủng loại: Có sáu chủng loại:

  1. Thể chung.
  2. Thể riêng.
  3. Nhất thừa.
  4. Ba thừa.
  5. Chân thật. 6- Trụ trì.

Thể chung: Kinh Thắng-man chép: “Nghĩa thứ nhất quy y: là quy y rốt ráo, không khác với Như Lai, không khác với hai quy y, Như Lai tức ba quy y”. Niết-bàn quyển 10 nói: “Nếu chấp Tam bảo thường trụ, đồng với chân đế, thì đây tức là thệ nguyện trên hết của chư Phật”. Lại nói: Nếu người tu tướng khác lạ đối với Tam bảo, thì phải biết rằng, người này đã có giới cấm, đều không đầy đủ, còn không thể được Bồ-đề Nhị thừa, huống chi được đại Bồ-đề. Lại nói: Phật tức là pháp, pháp tức là Tăng, cho đến Phật tánh tức là pháp thân, nên nói là đồng thể”.

Thể riêng: kinh Niết-bàn quyển 5, Phật bảo: “Kiều-Đàm-Di! Chớ cúng dường ta, nên cúng dường Tăng. Nếu cúng dường Tăng, thì được cúng dường đầy đủ ba quy, Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề nói: Trong chúng tăng không có Phật, không có pháp, sao lại nói rằng cúng dường chúng tăng là được cúng dường đầy đủ ba quy? Ta lại bảo: Ông thuận theo lời ta nói: Tức cúng dường Phật, vì được giải thoát, nên tức cúng dường Pháp. Chúng tăng thọ lãnh, tức cúng dường tăng. Cho nên, ba quy không được làm một. Này người thiện nam! Như Lai đôi khi nói một là ba; nói ba là một. Nghĩa y như thế, cảnh giới chư Phật, hàng Thanh văn, Duyên giác không thể biết được”.

Nhất thừa: Kinh Thắng-man chép: “Nói pháp đạo nhất thừa, được pháp thân rốt ráo, ở trên, lại không nói sự pháp Nhất thừa”.

Chúng ba thừa: “Có sợ sệt mà quy y, thì chẳng phải quy y rốt ráo. Luận Hiển Dương chép: Thiện Thệ khéo nói ba thân mầu nhiệm, vô uý, vô lưu chứng giáo pháp, thượng thừa chân thật. Mâu ni tử. Nay, ta chí thành, trước khen ngợi thiền. Luận Phật Địa chép: Cúi đầu ruộng phước tốt lành vô thượng, ba thân, hai đế, chúng nhất thừa. Pháp Hoa cũng nói: Trong cõi nước Phật ở mười phương, chỉ có pháp nhất thừa”.

Ba thừa: Kinh Thắng-man chép: “đối với thế gian chưa độ, không dựa vào thế gian, đối với đời sau v.v… làm chỗ quy y vô tận. Quy y thường trụ: Nghĩa là Như Lai ứng chánh đẳng giáo. Pháp: Tức nói đạo Nhất thừa. Tăng: là chúng ba thừa. Ý Kinh Thắng-man kia nói là ba thân mà người Ba thừa đã thể hiện, gọi là Phật bảo. Giáo, lý, hạnh, quả, mà người nhị thừa đã tu, phương tiện nhất thừa, gọi là pháp đạo nhất thừa, vì cuối cùng quy y nhất thừa”.

Bài kinh Tựa Tạp Tập chép: “Kính lễ Đại Giác Tôn như thế, pháp mầu không có chi bằng, các chúng Thánh, lại nói rằng: Ba thân Phật này là nghĩa khác nhau, phải biết rằng, trong đây, cũng khen ngợi công đức của pháp, tăng”.

Pháp bảo: Thuộc về nghĩa nhân, quả, v.v… của tự tánh.

Tăng bảo: thuận theo tu học này, sinh ra, các lời nói đã biểu thị tất cả Tam bảo.

Ý của An Tuệ, đồng với thuyết mà Thiên Thân đã nói: “Tâm không có bè đảng, nghiêng lệch, vì có năng lực đều kính trọng, nên nói các biểu, các Thánh chúng, v.v… Nhiếp luận cũng chép: Cúi đầu Đại giác, các Như Lai, pháp mầu không có chi bằng, chúng chân Thánh vì không có phân biệt riêng, nên chung cho ba thừa”.

Chân thật: Phật bảo ba thân; pháp bảo của ba thừa: Tất cả giáo, lý, hạnh, quả vô lậu; tất cả Thánh chúng ba thừa: Trụ hướng, trụ quả, trụ đạo, gọi là Tăng bảo, Tam bảo đồng chân thật của Đại, Tiểu thừa”.

Quyển thứ 5 kinh Thập Luân nói: “Sa-môn có bốn loại”:

1. Sa-môn đạo thắng: Vô học ba thừa đã lìa bỏ chi Hữu; hoặc Bồtát Đại thừa không như duyên người khác. Đối với tất cả pháp, thấy biết không có chướng ngại. Nhiếp thọ lợi ích, yên vui tất cả hữu tình, đều gọi thuộc về Sa-môn đạo thắng. Đều chỉ cho tăng, nghĩa vượt hơn”.

2. Sa-môn thị đạo: Tăng, nghĩa vượt hơn kia và tăng thế tục. Trong đó, hoặc có cũng là thuộc về Sa-môn thị đạo. Nếu có người thành tựu giới biệt giải thoát, là phàm phu chân thiện, cho đến đầy đủ chánh kiến thế gian, người ấy vì do ghi nhận nói là sức biến hiện, có khả năng giảng nói rộng cho người khác nghe, chỉ bảy các pháp Thánh đạo, gọi là Sa-môn thị đạo phẩm thấp nhất.

Thứ hai Dự lưu, thứ ba Nhất lai, thứ tư Bất hoàn.

Bồ-tát Thập địa nói: Đây là Sa-môn thị đạo thứ năm.

3. Sa-môn Mạng đạo: Nếu có người thành tựu giới Biệt giải thoát, thực hành phép tắc thanh tịnh đầy đủ; vì dùng đạo để mạng được sống còn, nên gọi là mạng đạo. Lại, đại Bồ-tát vì lợi ích cho hữu tình, tu hành đầy đủ sáu pháp đến bờ kia, cũng gọi là Mạng đạo.

Ba hạng Sa-môn Thắng đạo, Thị đạo, Mạng đạo như thế, gọi là ruộng phước chân thật của thế gian.

Y cứ vào kinh kia nói: Phàm phu chân thiện, vâng giữ giới Biệt giải thoát, đầy đủ chánh kiến, nói pháp Thánh đạo, gọi là Thị đạo. Phàm phu v.v… ở trước, giữ đủ sáu chi giới, gọi là Mạng đạo. Hai loại Sa-môn này, được gọi là ruông phước chân thật của thế gia, nên Tam bảo chân thật chung cho loại phàm phu. Nếu việc này không như vậy, thì Thánh đạo hiện tiền, dứt bỏ phiền não. Trong thì lý không tranh cãi, ngoài thì sự hòa hợp, có thể gọi là Tăng bảo. Giả thiết phi Sa-môn trụ Thánh đạo: Về lý, vì không có tranh cải, nên đều gọi Tăng bảo, vì đồng chủng loại với các Sa-môn. Nếu các phàm phu trụ giới, trụ kiến, cũng nhập thuộc về tăng bảo chân thật ấy, thì phi Sa-môn trụ giới, kiến, so sánh cũng thuộc về Tăng bảo. Về lý, sự cả đều chẳng phải hòa hợp, thì làm sao gọi là tăng, vì hai nghĩa ruộng phước và Tăng bảo riêng, nên chẳng phải ruộng phước của phàm phu cũng thuộc về chân Tăng bảo.

Nếu thừa nhận hai hạng Sa-môn phàm phu là chân Tăng bảo, nghĩa là vì sự hòa hợp; loại khác không phải như vậy.

Trong hai thuyết thì thuyết sau là tốt.

Trụ trì: Sau cùng, đức Thế Tôn khi sắp bát Niết-bàn, đã lên an cư trên tầng trời Đao-lợi để nói pháp. Vua Ưu-điền, v.v… nhớ Phật, kính mến kim dung, bèn cho khắc gỗ chiên đàn làm tượng, để cúng dường. Đức Phật từ trời Đao-lợi, vừa mới bước xuống thềm báu, thì pho tượng Chiên đàn đứng dậy đón rước, lễ bái. Đức Thế Tôn dịu dàng xoa đầu pho tượng mà thọ ký rằng: “Sẽ trụ trì ở vị lai, thực hiện Phật sự một cách rộng rãi”. Nên kinh Hoa Nghiêm chép: “Mười vị Phật, năm vị trước, trong Phật thế tục, có Phật trụ trì”. Lại, kinh khác nói: đối với người chưa được hoá độ, đều cũng đã tạo ra nhân duyên sẽ được hóa độ, tức là di hình Xá-lợi và pho tượng, đều thuộc về Phật bảo trụ trì”.

Sau Phật diệt độ, pháp có ba thời, là: chánh, tượng, mạt, đủ ba thứ: Giáo, hạnh, chứng gọi là Chánh pháp; chỉ có giáo, hạnh, gọi là tượng pháp; có giáo, không có chi khác, gọi là pháp mạt.

Hai giáo hạnh này thuộc về hữu lậu; văn tự lá bối, đều là Pháp Bảo trụ trì; ba pháp vô lậu là chân Pháp Bảo.

Trong hai loại Sa-môn: Thị đạo và Mạng đạo, thì phàm phu, giữ giới cụ túc, đủ loại kiến, v.v… là chánh, tượng, Mạt phát có thể trụ trì đó là Tăng trụ trì.

Lại, Kinh Thập Luân chép: “loại thứ tư trong bốn loại Sa-môn, gọi là Sa Mô Ô đạo. Mặc dù chẳng phải chân thật, nhưng cũng được nằm trong số ruộng phước. Tăng không có hổ thẹn, đối với chánh pháp của ta, cũng gọi là thây chết trong biển Thánh chúng, cần phải đuổi đi, vì không phải đồ đựng Thánh. Ta đối với người đó không xưng là Đại sư; kẻ ấy đối với ta cũng khôn phải đệ tử, có tâm hổ thẹn đối với xá-lợi, hình tượng ta và giới đáng yêu của bậc Thánh, sinh tâm kính tin sâu đậm. Tự mình không có tà kiến, cũng khiến cho người khác không có, có khả năng nói chánh pháp, luôn khen ngợi, không bao giờ chê bai, thường xuyên phát ra chánh nguyện, sám hối tùy thuộc số phạm, nghiệp chướng đều dứt trừ, phải biết rằng người này tin giới của Tam bảo, năng lực vượt hơn các ngoại đạo, gấp cả trăm ngàn lần, so với Luân vương còn không theo kịp, huống chi là hữu tình khác, nên khuyên hữu tình nói như vầy: Ở trong pháp ta, cạo bỏ râu tóc, ta không bao giờ pháp cho hủy nhục, trách phạt. Người xuất gia này, chư Phật ba đời luôn từ bi hộ niệm”.

Cho nên, khinh chê, tức là chê chư Phật. Có tăng không có xấu hổ, phá hủy giới cấm, chẳng phải pháp khí Thánh, tự khởi tà kiến, cũng bảo người khác khởi, bài báng, chê bai Ba thừa, không khen ngợi Nhất thừa.

Hạng Bí-sô phá giới, tội ác như thế, đã lừa dối, mê hoặc hữu tình, khiến chúng nẩy sinh ác kiến. Thầy và đệ tử đều cùng đoạn tuyệt gốc lành, sẽ đọa địa ngục. Thây chết như thế, sẽ sình trương lên, cháy sém, hôi hám. Nếu giao du, ở chung, đồng sự với kẻ áy, thì sẽ bị tiêm nhiễm, huân tập nhơ nhuốc, hôi hám, mất đi Thánh pháp tài, thầy và đệ tử đều cắt đứt gốc lành, sẽ phải đọa địa ngục.

Cho nên, nếu không có ba loại Sa-môn đầu, ở trong đạo ô nhiễm, dù phá giới không hủy hoại chánh kiến, gần gũi, thừa sự, lắng nghe pháp yếu, không nên gần gũi Bí Sô với hành vi ác, giới kiến đều hủy hoại.

Xem xét ý văn trước, đầu tiên, kẻ không có hổ thẹn cũng được gọi là Tăng bảo trụ trì và tượng tăng Thượng tọa, v.v… cũng giống như vậy. Nhưng quyển thứ tư trong kinh ấy nói: Nếu có Bí-sô đối với các giới ác trọng của tánh căn bản, phạm bất cứ một tội nào, dù gọi Bí-sô ác hạnh phá giới, mà ở trong hòa hợp tăng thân giáo, luật nghi đã được, cũng không đoạn tuyệt, cho đến ruồng bỏ thi-la đã học, cũng có khí thơm bạch pháp theo đuổi. Các vị vua chúa v.v… không có luật nghi, không nên khinh mạn và trách phạt vua kia dù không phải pháp khí, chúng thanh tịnh, tạp nhạp ô uế, vì không bỏ giới nên cũng vượt hơn người tại gia. Người phạm tội tánh, còn nên như thế, huống chi trái phạm các tội già nhỏ khác.

Văn này tức là nói tăng không có hổ thẹn đầu tiên hủy hoại giới, vì có kiến, nên được có giới; về sau, kẻ không có hổ thẹn, gốc lành đã dứt, giới cũng không có theo, chẳng phải trụ trì gồm thâu trụ trì khiến gốc lành người khác sinh, vì pháp thuộc về hữu, nên gốc lành kia khiến khéo diệt, vì pháp diệt theo, nên không phải thuộc về trụ trì.

– Thứ hai, là nêu ra thể tánh: Tam bảo đồng thể, tức pháp giới thanh tịnh, chân như, pháp thân. Kinh Niết-bàn chép: “Phật tức là pháp, pháp tức là tăng, tăng tức là thường, thường tức hư không, hư không tức Phật tánh, Phật tánh tức pháp thân, Tịch tĩnh căn trong phần Nhập Bất Nhị Pháp Môn của kinh Thuyết Vô Cấu Xứng nói Phật, pháp, tăng bảo, phân biệt làm hai: Nếu liễu đạt Phật tánh tức là pháp tánh. Pháp tức tánh tăng”.

Tam bảo như thế, đều là tướng vô vi, bình đẳng như không v.v… các pháp cũng như vậy, thấu đạt được danh này, ngộ được pháp môn không hai, nên Tam bảo thể riêng, Phật dùng ba thân Phật làm tự tánh. Như Tam thân nghĩa lâm nói: “Pháp, nghĩa là dùng bốn pháp: giáo, lý, hạnh, quả thuộc về vô lậu của ba thừa làm tánh giáo, nghĩa là âm thinh, danh, cú, văn, thân, như tổng nghĩa lâm nói: Lý, nghĩa là hai đế, lý bốn đế v.v… Lý này có hai thứ.

  1. Thật tánh các pháp của cảnh trí căn bản, tức là lý hai không.
  2. Cảnh trí hậu đắc vì biến hóa giống với thật tánh kia, hạnh mười sáu đế, v.v… nghĩa là Ba thừa nhân Thánh đã khởi các hạnh của hai lợi.

Quả, nghĩa là Ba thừa vô học đã được quả của hai chuyển y trong bài tựa Kinh Tạp Tập, chỉ nói cảnh của trí căn bản, chân như, gọi là lý Pháp bảo. Lược không có lý cảnh đối tượng biến hóa của Hậu đắc, chỉ nói nhân hạnh Thập địa của Đại thừa, không nói là nhân của Nhị thừa đã tu hành, chỉ nói pháp quả hữu vi của Đại thừa, không nói là thân, v.v… biến hóa khác, cũng thuộc về pháp quả.

Thể của pháp như thế, nếu nói riêng, thì lý mà nhân đã chứng là lý Pháp Bảo, nhân mà bậc Thánh tu hành là hạnh pháp bảo. Quả của hai chuyển y trong vị Vô học là quả Pháp bảo; ngôn giáo sở hữu là Pháp bảo giáo. Pháp thể khác nhau, gọi là Pháp Bảo; đi suốt qua năm pháp tụ, có thể y chỉ nghĩa đức, kể cả người giả, tùy thuộc đối tượng thích hợp gọi là Phật, Tăng bảo. Năm uẩn giả: Và nghĩa Pháp thân là Phật bảo, chỉ lấy người giả làm Tăng bảo, là ba sai biệt. Thánh chúng Ba thừa, đủ lý sự hòa, gọi là Tăng bảo. Vì đủ giới, kiến, vô lậu v.v…, nên có thể y chỉ người giả, mới gọi là Tăng bảo.

Bồ-tát Thập Địa đều là địa vị Thánh, đa số đồng loại phát ra; Lân giác, Độc giác, cõi trời cũng như vậy, vì chủng loại Tăng bộ hành vượt hơn riêng lẻ.

Trong kinh Báo Ân chép: Phu nhân Lộc nữ có năm trăm Thái tử xuất gia tu đạo, cùng một lúc đều được quả Bích-chi, không theo thầy thọ, gọi là Độc giác, có đa số đồng xuất, gọi là bộ hành.

Như sáu tầng trời cõi dục v.v… của hai cõi trên; hai quả; bốn quả, không có tướng xuất gia, về sự chẳng phải hòa; về lý, vì không có tranh cãi; chủng loại tăng này, đều gọi là Tăng Bảo, không đồng với đồ đựng thân hữu lậu của tông khác, làm y chỉ vô lậu, vì cúng dường và tổn hại, nên sinh ra tội, phước.

Du-già quyển 64 chép: “Trước thọ quy y ba thừa đều nhận lấy Kiến đạo trở lên. Thanh văn có năm”:

1- Địa; 2- Trí; 3- Tịnh; 4- Quả; 5- Công đức chứng đắc.

Địa: Nghĩa là kiến, tu và các địa rốt ráo. Độc giác có ba, cho đến tám hạng Đại thừa cũng vậy, chỉ nhận lấy Thánh, chẳng phải Phàm. Luận Di giáo chép: Tăng trưởng tu hành: Thế và xuất thế gian, chúng ta đều NamMâu: bậc Thánh Nhị thừa gọi là tu thế gian.

Nhất thừa: tất cả Tam bảo của nhất thừa căn bản, với chủng tánh bất định, phương tiện đã tu, hoặc pháp, hoặc tăng cũng thuộc về thể Tam bảo nhất thừa.

Kinh Pháp Hoa có hai xe dê và nai là nhân của xe bò; “hóa thành” cũng là phương tiện quý báu, nên kinh Thắng-man chép: Chánh pháp trụ, chánh pháp dịêt, Ba-la-đề mộc-xoa, Tỳ-ni, xuất gia, thọ cụ túc.

Vì sáu xứ này là Đại thừa, nên nói: bốn xứ đầu là pháp; hai xứ sau là tăng, nên làm phương tiện của Nhất thừa. Hai bảo cũng thuộc về Nhất thừa. Nghĩa này rộng, như Nghĩa Lâm Nhất Thừa nói: Mặc dù hai pháp bảo, tăng của chủng tánh nhất định; về sau, không quy Đại, do đẳng của pháp đẳng, cũng gọi là Nhất thừa, như trong mười nghĩa của Nhiếp luận, v.v… nói: Ba thừa: Phật bảo ba thân, gọi Phật ba thừa. Giáo dù lập khác, nhưng không phải tông đã nói, không cần giải thích lạ.

Phật Bảo Đại thừa, thân, v.v… tự tánh thọ dụng của người khác, biến hóa chỉ là Phật bảo của Nhị thừa. Mặc dù chúng địa tiền cũng được thấy Bồ-tát Thập địa, chẳng phải Phật Đại thừa, chúng địa tiền kia chẳng phải là chúng thuộc Tăng bảo Đại thừa, vì Tăng kia hiện là Phật kia, chẳng phải là chúng thuộc Tăng Bảo Đại thừa, vì tăng kia hiện là Phật kia. Nếu thừa nhận phàm phu, cũng thuộc Tăng bảo, ấy là không có nghĩa này. Đại thừa căn bản và phương tiện tu giáo, lý, hạnh, quả, Pháp bảo Đại thừa. Lân giác, Độc giác và tánh định khác, đã tu bốn pháp, đều tùy thuộc đối tượng thích ứng, pháp bảo của Nhị thừa tùy thuộc đã tu bốn pháp vô lậu này, có thể người tu giả, đều là Tăng bảo ba thừa kia.

Chân thật: Tức đồng thể đã nói ở trước kia. Nhất thừa của thể riêng, Ba thừa của nghĩa thật Tam bảo, chỉ nhận lấy địa vị Thánh, gọi là Tăng bảo. Lý hòa trở lên, phiền não cắt đứt, đắc đạo, đắc quả, đáng quý, đáng trọng, xứng đáng gọi là Tăng bảo. Đầu tiên, đạo vượt hơn đầu tiên, hoàn toàn trong bốn Sa-môn.

Thị đạo, Mạng đạo, đều nhận lấy phần ít. Chủng loại của bậc Thánh là thuộc về Tăng bảo. Thị đạo phàm phu, Sa-môn Mạng đạo, dù có giới, kiến, có khả năng làm lợi ích chúng sinh, là ruộng phước chân thật, không phải thuộc về Tăng bảo, vì không có Thánh đạo, nên nghĩa ruộng phước, nghĩa báu rộng, vì cuộc hạn, nên Tam bảo đồng thể, bỏ giải thích, nói về thật, không phải gồm thâu bốn đế, y cứ giải thích chỉ thú rõ ràng thuộc về Diệt đế. Về thể riêng thì có Nhất thừa, ba thừa, chân thật đều chung cho Diệt, Đạo, y cứ theo trụ trì ở dưới cũng thuộc về khổ, tập. Trụ trì, nghĩa là Phật bảo, chỉ dùng bốn xứ làm tánh. Xá-lợi và tượng sắc, hương, vị, xúc làm tự tánh.

Pháp bảo dùng chung cho năm uẩn làm tánh. Giáo, nghĩa là tiếng, pháp xứ, chữ là bối, nghĩa là bốn xứ hạnh gọi là ba nghiệp. Hoặc tánh năm uẩn, nên pháp bảo này, năm uẩn, bảy xứ dùng làm tự tánh, chỉ vì hữu lậu; tượng Thượng tọa, v.v… trong tăng trụ trì; bốn xứ làm tánh.

Trong hai loại Sa-môn Thị đạo, và Mạng đạo, các loại phàm phu kể cả Sa-môn ô đạo thứ tư, hủy hoại giới có kiến không dứt gốc lành. Ăn năn chủng loại tội, năm uẩn giả, suốt qua mười hai xứ dùng làm tự tánh.

– Thứ ba, là giải thích tên gọi: Đầu tiên, là giải thích tên chung, có ba là số, nghĩa là Phật, Pháp, Tăng. Ba hạng này xưng là báu, gồm có sáu nghĩa:

Luận Bảo Tánh, hỏi: Vì sao Phật, Pháp, chúng tăng gọi là báu?

Kệ nói:

Chân bảo đời ít có.

Sáng sạch và thế lực.

Làm trang nghiêm thế gian.

Trên hết và bất biến.

Dựa vào thứ sáu kia tương tự, tương đối, chúng tăng, Phật pháp gọi là báu.

  1. Thế gian khó được, chúng sinh không có điều lành, thì trăm ngàn muôn kiếp không thể được, vì chân bảo thế gian này ít có.
  2. Không nhơ: Vì lìa tất cả các hạnh hữu lậu, rất sáng sạch.
  3. Oai đức có sáu thần thông, oai đức tự tại có thế lực.
  4. Trang nghiêm thế gian, vì có công năng trang nghiêm thế gian.
  5. Mầu nhiệm: vì là pháp xuất thế gian trên hết, nên sáu không thể đổi khác, vì được tám pháp thế gian vô lậu, không thể nghiêng động, vì thường không biến đổi, như bảy thứ châu báu của thế gian, đủ sáu tướng này, ba thể cũng vậy, nên đều gọi là báu, kèm số để giải thích. Tương đối tương tự, là nghĩa thí dụ.

Tiếng Phạm là Quất-đà, lược lầm là Phật. Kinh Niết-bàn chép: Phật gọi là Giác, đã tự giác ngộ, lại giác ngộ người khác. Dụ như có người giác biết có giặc, giặc không có khả năng làm, Bồ-tát có khả năng giác biết Vô lượng phiền não, đã giác liễu xong, khiến các phiền não không có khả năng làm gì được, nên gọi là Phật.

Bồ-tát Địa nói: Đối với pháp ba tu vì bình đẳng khai giác nên gọi là Phật.

Luận Phật Địa nói: “Đủ hai thứ trí hay giác biết người khác. Người có giác đều có tuệ riêng, y chủ đặt tên”. Đạt-ma nói: “Kinh Pháp Phần Quảng nói: “Phép tắc, gọi là Pháp”. Thành Duy Thức nói: “Pháp, nghĩa là gìn giữ phép tắc, hay gìn giữ tự tướng, vì phép tắc sinh hiểu biết”.

Kinh Niết-bàn chép: “Pháp, gọi là bất giác. Tăng-già dịch là Chúng. Đối với lý, đối với sự, vì không có chống trái, tranh cãi”. Tăng này có ba thứ:

  1. Tăng lý hòa: Ba vị trở lên, dù mới gọi là Tăng, nhưng Lân giác, Độc giác và bậc Thánh khác. Nếu vì độc nhất phát ra chủng loại kia, nên cũng được gọi là Tăng.
  2. Tăng sự hòa: Ba vị trở lên, đều là thể của tăng, vì phần nhiều để biện luận. Pháp của nước kia, từ một, gọi là một; từ hai gọi là Thân; từ ba người trở lên, đều gọi là Nhiều, như nói về sự pháp; bốn người mới thành. Một người bạch rằng: “Đại đức tăng nghe, ba người đã hòa được gọi là Tăng”.

Nếu bốn là tăng, thì há người năng bạch mà tự bạch hay sao?

Vì muốn biểu thị rõ hòa hợp từ nhiều người. Từ ba vị trở lên, đều được gọi là Tăng.

  1. Nói về tăng sự: Nghĩa là bốn vị, năm vị, mười vị, hai mươi vị. Trong bạch chủ thể, đối tượng, đầy đủ hòa hợp, vì nói về sự pháp, nên không đúng, nghĩa là thể hòa. Pháp này, tăng lên, đều không đúng. Có sáu cách giải thích; chỉ một danh từ, vì không có phân biệt, nếu nói theo chữ báu, thì cả ba đều là Trì nghiệp thích.

– Thứ tư, Nói về phế, lập: Lược có bốn nghĩa. a- Luật Tăng-kỳ chép: Vì trái với Tam bảo của tà ngoại đạo, nên Kinh Ưu-bà-tắc giới nói: “Nếu quy y Phật rồi, thà bỏ thân mạng, không bao giờ quy y trời Tự tại, v.v…”.

Nếu quy pháp rồi, thì không bao giờ quy y sách vở của ngoại đạo.

Nếu quy y tăng rồi, thì không bao giờ quy y tà chúng ngoại đạo.

Niết-bàn, Thành Thật nói cùng đồng với kinh này.

b- Phẩm Tam bảo, luận Bảo Tánh quyển hai chép: “Vì y cứ vào nghĩa của ba thứ”:

  1. Vị thầy Điều ngự.
  2. Pháp của vị thầy kia.
  3. Thầy trò kia.

Đã chứng vô lượng, vì chủng loại đồng, nên lập ra một pháp, có thể chứng nhân, quả, vì hai loại riêng, nên chia thành Thầy, trò.

c- Luận kia lại nói: “Vì người căn cơ bậc thượng, nhận lấy Bồ-đề Phật, nói đối với Phật bảo, vì người căn cơ bậc trung, cầu trí tự nhiên, đạt pháp nhân duyên, nói là đối với pháp bảo, vì người căn cơ bậc hạ, nương thầy thọ pháp, lý sự, không trái, nói là Tăng bảo”, nên luận kia nói: “Vì nương tựa sáu hạng người, nên nói Tam bảo”.

  1. Đại.
  2. Trung.
  3. Tiểu thừa.

Như thứ lớp, tin Phật, tin pháp, tin tăng, nên nói sáu hạng người.

  1. Các chỗ đều nói: “Phật như thầy thuốc; pháp như thuốc hay; tăng như người săn sóc bệnh, nên Tam bảo này không thêm, không bớt”.

– Thứ Năm, Nói rõ sự khác nhau: Du-già quyển 64 chép: “Do sáu thứ tướng, khác nhau của Tam bảo”.

(1). Vì tướng: Nghĩa là tướng giác ngộ tự nhiên là Phật bảo.

(2). Vì nghiệp: Nghĩa là chuyển nghiệp chánh giáo là Phật bảo. Bỏ nghiệp cảnh đối tượng duyên (sở duyên) của khổ phiền não là pháp bảo. Nghiệp mạnh mẽ thêm lớn là Tăng bảo.

(3). Vì tín giải thoát: Nghĩa là đối với Phật bảo, nên phải gần gũi, kính thờ tin hiểu. Đối với pháp bảo, nên mong cầu chứng đắc tin hiểu, đối với Tăng bảo, luôn luôn hòa hợp, đồng một Pháp tánh, trụ chung tin hiểu.

(4). Vì tu hành: Nghĩa là đối với Phật bảo, nên tu cúng dường, kính thờ sự chánh hạnh; đối với Pháp bảo, nên tu chánh hạnh, phương tiện Dugià; đối với tăng bảo, nên tu thọ chung của, pháp, chánh hạnh.

(5). Vì tùy thuộc niệm, nên dùng tướng khác, để thuận theo niệm Phật bảo; nên dùng tướng khác để thuận theo niệm Pháp bảo; nên dùng tướng khác để thuận theo niệm Tăng bảo. Rằng là Đức Thế Tôn, cho đến nói rộng.

(6). Vì sinh phước: Nghĩa là nương tựa Phật bảo, một hữu tình sinh phước rất vượt hơn; đối với Pháp bảo, tức nương tựa pháp này sinh phước trên hết; đối với Tăng bảo, dựa vào nhiều hữu tình, sinh phước hơn hết.

– Thứ sáu, Giải thích trở ngại, vặn hỏi:

Đầu tiên, là y cứ vào nghĩa chung, có mười câu hỏi đáp:

Hỏi: Đã nói về Tam bảo; thứ lớp thế nào?

Đáp: Hoặc có thứ lớp; hoặc không có thứ lớp. Tam bảo đồng thể, vì tánh phần của nghĩa nhất thể không có hơn, kém, nên không có trước, sau, nhưng tùy thuộc nghĩa riêng, cũng có trước, sau. Chủ thể giác, đối tượng giác, thuận theo giác có khác, trình bày sự khác nhau trước, sau của Phật, Pháp, Tăng. Tam bảo của tướng riêng, theo thứ lớp có năm:

  1. Thứ lớp nhân, quả: Do tăng trước tu, tiếp theo viên mãn quả Phật, sau được quả pháp.
  2. Thứ lớp cảnh, hạnh: Dùng pháp làm cảnh; tăng tu hạnh Thánh, viên mãn quả Phật.
  3. Thứ lớp thầy trò: Kinh Niết-bàn chép: “Thầy của chư Phật là cái gọi là Pháp”. Trong kinh Báo Ân cũng nói: “Trước hết là pháp, kế nói Phật bảo, sau nói Tăng bảo”.
  4. Thứ lớp hơn, kém: Các giáo đều nói: “Phật, Pháp, Tăng bảo, chủ thể giác, pháp kia, đối tượng giác, thọ theo vì có hơn, kém.
  5. Thứ lớp tùy tín: Do trước thấy giới, hạnh, oai nghi của Tăng, đã sinh tín rồi, kế là tâm quy y đế, v.v… là đối tượng chứng; sau, đối với vị thầy kia, cũng sinh tôn sùng, kính mến, nên Tăng, Pháp, Phật, thứ lớp như thế.

Như Vụ Tử, v.v… ra đường thấy oai nghi nhàn nhã, vắng lặng của Mã Thắng, xin nghe “sự hiểu biết”. Đã nghe khổ đế, ấy là được Sơ quả; sau, đi đến chỗ Phật, quy ngưỡng nghe pháp, thành A-la-hán.

Thứ hai: Hỏi: Tam bảo, đối tượng quy, bảo nào rộng, bảo nào hẹp?

Đáp: Cả ba đều là thể rộng, vì chung cho trụ trì; hoặc thể không có riêng, vì quy y chân thật.

Thứ ba: Hỏi: Phật thuộc về Tăng hay không thuộc về tăng?

Đáp: Kinh nói: “Trong chúng tăng, không có Phật, không có pháp”.

Hỏi: Sao nói cúng dường chúng Tăng, thì được cúng dường đầy đủ Tam bảo?

Đáp: Đức Phật tự bảo rằng: Ông theo lời ta nói, là cúng dường Phật; vì được giải thoát, tức cúng dường Pháp; chúng Tăng người thọ lãnh pháp, tức cúng dường Tăng. Thế nên, ba quy không được là một.

Xem xét ý kinh kia, Đức Phật không phải thuộc về Tăng.

Nếu như vậy, thì sao Du-già quyển 60 chép: “Do ruộng của năm thứ tướng, thành rộng lớn. Thứ năm, là thanh tịnh cùng cực, nối nhau cuối cùng, nghĩa là A-la-hán và Phật là Đại Bí-sô tăng đầu tiên”.

 

Đã nói rằng, Bí sô và Phật là hàng đầu, sao nói Phật không thuộc về Tăng bảo?

Đáp: Ngoại đạo xuất gia đều giả gọi là Tăng, Tăng là khác với học trò kia, và Phật là đứng đầu, đủ chứng tỏ đệ tử Phật, chẳng phải Phật, tức tăng, đồng với đại chúng bộ, v.v… nói: “Phật không thuộc về tăng”. Hóa Địa bộ nói: “Vì trong tăng có Phật, nên thí cho tăng, ấy là được quả lớn, chẳng phải thí cho riêng Phật. Vì tăng không được, vì Phật cũng được, nên Pháp Tạng bộ nói: “Nghĩa là đức Phật dù thuộc về ở trong tăng, nhưng thí riêng quả Phật vĩ đại không phải Tăng, vì muôn đức viên mãn, vì ruộng không phải vượt hơn. Nếu y cứ vào nghĩa kia, thì Phật thuộc về Tăng, nên Du-già nói: “Và Phật là Đại Bí-sô tăng đứng đầu”.

Đã thế, theo thuyết Niết-bàn đã nói, làm sao đi suốt qua?

Đáp: Đại Thắng Sinh chủ không biết Phật là người cạo tóc, mặc y nhuộm, cũng thuộc về Tăng, vì tùy ý sinh chủ kia, nên tạo ra thuyết riêng, chứ không nhất định nói là Phật chẳng thuộc về Tăng, nên nói: “Đôi khi nói một là ba, nói ba mà là một”, vì cảnh giới Phật, người khác không thể biết được. Trong hai thuyết, nên cầu chánh lý.

Thứ tư: Hỏi: Phật, pháp, tăng bảo, hơn, kém nhau có thể biết. Vì sao Phật, tăng gây tổn thương, giết hại thì thành tội nghịch? Còn làm hủy hoại, tổn hại đối với pháp, lại không thành tội nghịch?

Đáp: Phật, Tăng ở chúng sinh, hóa độ Nhị thừa, do đó nói là nghịch, chê bai Pháp, thật là tội nặng. Bồ-tát dẫn dắt nên đặt tên là nghịch.

Kinh Tát-giá-ni-càn Tử chéo: “Thứ ba là năm tội nghịch, chê bai pháp Ba thừa, nhất định là pháp phi lý: chướng ngại, lưu nạn, ẩn lấp, che giấu. Tội thứ tư, mới nói làm cho thân Phật chảy máu, giết bậc Vô học, v.v..” Bát-nhã, Pháp Hoa cũng nói: “Chê bai pháp sẽ đọa địa ngục Vô gián ở khắp mười phương, nên làm cho pháp Bồ-tát cũng thành nghịch”.

Thứ năm: Hỏi: ba thân, tổn hại hóa thân, thì thành tội nghịch, nhân sát của Tăng bảo có thành tội nghịch không?

Đáp: Pháp thân, báo thân không có tổn hại, chỉ có hóa thân mới gọi là nghịch. Vô học Phước tăng thêm, thành tội nghịch chỉ có quả, lý thật nói lỗi tăng, còn được gọi là nghịch, huống chi giết mạng Hữu học, mà không phải tội nghịch ư? Làm cho thân Phật chảy máu, còn gọi là nghịch, báo chê bai pháp, về lý, cũng thành tội nghịch, chỉ vì Phật y cứ dễ tổn hại. Tăng dựa vào ruộng vượt hơn, chung cho vì Nhị thừa gọi nghiêng về tội nghịch.

Thứ sáu: Hỏi: Tăng bảo của ba thừa, Bồ-tát thành tôn quý, làm tổn hại, giết chết Thập Địa, lẽ ra phải trở thành tội nghịch mới đúng?

Đáp: Tùy loại hóa sinh, năm nghịch không có dừng lại. Bồ-tát trái với tội đồng loại, mười địa tổn hại, cũng do nghịch mà thành.

Thứ bảy: Hỏi: Phước, tội trái nhau, cúng dường tăng vượt hơn Vô học, riêng tội phước trái nhau, vì vô học không phải nghịch đối với tăng, nên nói là thỉnh riêng năm trăm vị La-hán, không bằng theo thứ lớp tăng thỉnh một vị?

Đáp: Tâm, cảnh của tội sát đều tăng thêm, sát Vô học gọi là nghịch. Ruộng, tình, phước cúng đều trội hơn, đối với phước tăng mà làm nhiều. Hoặc dựa vào tương tự tội phước của Đại thừa.

Thứ tám: Hỏi: Hữu học, Vô học đồng sự hòa mà gọi là Tăng bảo” Sinh phàm, sinh Thánh, đều có tăng mà đồng thuộc về báu phải không?

Đáp: Về lý hòa, sự hòa, hai Thánh không có tranh cãi. Sự hòa phi lý, phàm sinh có trái, nghĩa báu, đáng quý trọng. Tăng phàm chẳng phải báu.

Thứ chín: Hỏi: một Phật, một pháp, cũng xưng Phật pháp; một vị tăng, hai vị tăng được gọi là tăng không?

Đáp: Phân biệt sự, gọi là tăng, từ chúng mới gọi là tăng. Xem xét, giữ gìn phép tắc, tùy thuận một, đều gọi là Phật Pháp.

Thứ mười: Hỏi: Kinh Thập Luân chép: “Có bốn hạng tăng”.

  1. Thắng nghĩa.
  2. Thế tục.
  3. Dê câm.
  4. Không hổ thẹn.

Nghĩa là Phật, Bồ-tát Thập Địa, Độc giác, bốn quả, gọi là tăng Thắng nghĩa. Nếu các hữu tình có tướng tại gia, không cạo râu tóc, không mặc Ca-sa, dù không được thọ tất cả giới biệt giải thoát xuất gia, tất cả Yết-ma, Bố-tát, tự tứ, đều ngăn chận, khiển trách mà có pháp Thánh, vì được quả Thánh, nên Thánh xuất gia trước, bậc Thánh tại gia này đều là tăng Thắng nghĩa. Có người cạo râu, tóc, mặc pháp phục Casa, thành giới xuất gia, gọi là tăng Thế tục. Đây là y cứ vào loại xuất gia phàm phu có trí. Nếu không biết rõ tội và phi tội, phạm và không phạm, không biết phát lộ, ngu xuẩn, thô lỗ, đần độn, không nương tựa người lành, không chịu đến nghe, không thường xuyên thưa hỏi tạo tội phước gì? Gọi là Tăng dê câm.

Nếu các hữu tình vì mạng sống, nên quy ý ta, xuất gia, hủy phạm giới hạnh, không biết hổ thẹn, không sợ quả khổ, ôm ấp trong tâm việc hủ bại, như loài ốc sên nhơ bẩn, tiếng tù và, bước đi của chó, lời nói dối trá, không có thật, phiền não thêm nhiều, không hề có nghiệp vượt hơn, đắm say sáu cảnh lợi dưỡng, tiếng khen, dâm dật, chê bai chánh pháp, gọi là tăng không có hổ thẹn.

Hỏi: Trong đây, người nào thuộc về Tăng bảo?

Đáp: Hạng người đầu tiên là hoàn toàn; hoặc kế là một, ít vị Thánh, gọi là Tăng bảo. Tiếp theo hai hạng sau, hoàn toàn là tăng phàm, không thuộc về báu.

Tiếp theo y cứ vào chủng loại, có ba lượt hỏi đáp:

1- Hỏi: Dùng thừa đối với báu, báu có khác đồng; dùng báu đối với thừa, thừa có đồng, khác hay không?

Đáp: Giáo không có hiển bày riêng, về lý, lẽ ra cũng là chung, chỉ nói ba thứ giáo, hạnh, phương tiện thừa. Bàn luận về lý, quả thừa cuối cùng chỉ một, không ngăn chận tánh nào, ý nghĩa ba con thú lội qua sông, dùng chia làm ba, chuyển y cuối cùng vì chứng nghiêng lệch, viên mãn, mà chẳng phải một, nên bàn bạc về nghĩa quả lý, chia ra ba thừa; hoặc báu được chia ra gốc, ngọn của pháp, nên triển khai hai môn đồng, biệt. Thừa dùng vận tải, vì sinh căn cơ, nên không có một thể, ba nghĩa, bằng nhau, không bằng nhau, giải thích mặc tình lấy, bỏ.

2- Hỏi: Vì sao Tam bảo có một ba thừa? Nghĩa nào ba thừa không có ba, một bảo?

Đáp: Thừa thuận theo căn cơ mà lập, báu theo thừa sáng; báu y cứ đáng quý trọng, thừa không lập theo; hoặc báu dù đáng quý trọng, nhưng theo đuổi ba căn để chia làm ba; thừa đã vận chuyển sinh, cũng thuận theo báu chia làm ba.

a- Hoặc dùng vật báu theo thừa mà dễ sáng tỏ; thừa theo đuổi vật

báu mà khó sáng tỏ. b- Trái ngược lẫn nhau mà thành.c- Cả hai đều không có sai lầm.

3- Hỏi: Báu thuận theo căn cơ mà lập, giả thừa nhận trụ trì. Thừa đối với căn cơ chúng sinh, lẽ ra phải triển khai tạp nhiễm, vì sao chỉ nói không hệ thuộc là thừa?

Đáp: Chân thật gọi là báu, đồng với nghĩa không hệ thuộc lợi ích đáng quý trọng, trụ trì thuận theo mà lập. Thừa thuận theo chân thật, không hệ thuộc gọi là Thừa. Vận chuyển hữu ích, sinh tạp nhiễm cũng vận chuyển.

Tiếp theo, y cứ vào thể tánh, có sáu hỏi đáp:

  1. Hỏi: Tăng là nghĩa Chúng. Từ ba vị trở lên gọi là Tăng. Về mặt lý, thể không khác, vì chân như đâu có nghĩa Tăng?
  2. Hỏi: Thể của ba thừa là riêng, hội sau, quy về Nhất thừa. Tam bảo khác nhau, chung quy có thể thành ở một báu hay không?

Đáp: Vận chuyển chúng sinh có ở ban đầu, sau, hội hai quy về Nhất thừa, đáng quý trọng có ở hơn, kém, cuối cùng đều quy một báu. Hoặc báu đáng quý trọng có đồng, riêng biệt mà không có hội. Thừa, là y cứ ở vận tải, nói ba, một mà gọi là quy, bằng nhau và không bằng nhau, cũng tùy thuộc ở lấy, bỏ.

a. Hỏi: Dùng thừa đối với báu, đều thừa nhận hội quy; lấy báu đối với thân, lẽ ra cũng hội quy, nghĩa là hội ứng, hóa, quy về pháp thân?

Đáp: Chấp thừa cùng cực mà trụ quả, khiến tiến tới tập mà nói về quy; không có chấp thân mà không tiến, nên đối với thân mà không có hội. Nếu nói hơn, kém, thì các giáo sẽ rõ nét, sáng sủa.

b.

Hỏi: đã thừa nhận thể Tam bảo có tương đồng, dị biệt, lẽ ra phải thừa nhận ba thân cũng có thể đồng mới phải?

Đáp: Bảo thuận theo căn cơ mà lập. Đối với ưa chấp mà gọi là đồng, khác. Lợi thân, căn riêng, không có tình chấp mà chỉ khác. Hoặc sự khác lập riêng, lý bình đẳng, sáng suốt đồng. Báu đã một, ba thì thân cũng ba, một chỉ vì thân khác khó hiểu, các giáo bày ra nhiều, thể đồng đẳng dễ biết, bậc Thánh không nói.

c. Hỏi: Thuận theo căn cơ, biểu hiện bảo, bảo có một, ba; Thuận theo thừa, hiện thân Phật có ba, một phải không?

Đáp: Vì thể của thừa tức là bảo, nên có một, ba; vì Phật chẳng phải Nhị thừa, nên không có ba, một.

d. Hỏi: Thuận theo căn cơ, biểu hiện bảo, bảo một, ba; Thuận theo thừa, hiện thân Phật có ba, một phải không?

Đáp: Phật đều là quả cùng cực, chẳng phải nhị thừa kia, vì triển khai có hơn, kém, nên có ba, một. Hoặc dù hóa làm ba thân, Pháp thân năm phần, gọi là pháp thân. Thân sinh ở cung vua, gọi là báo thân; thân tùy loại khác, gọi là hóa thân.

Ba thân của Nhất thừa, như trước đã nói, nên giải thích câu hỏi trước có ngang bằng, không ngang bằng.

Kế là y cứ giải thích tên gọi, có ba câu hỏi đáp:

đHỏi: Gìn giữ tự tướng chân như, chánh có thể gọi là pháp, chẳng phải hòa, không có giác, thì làm sao gọi là Phật, tăng được.?

Đáp: Giác tánh, giác y, giác bổn, gọi là giác. Lý hòa, sự thuận, gốc chúng, gọi là Tăng.

e. Hỏi: Chủ thể Học, hơn kém, Phật, Tăng, mở rộng làm hai, Pháp nhân, quả, đối tượng học, lẽ ra chẳng phải một mới phải?

Đáp: Có chướng, không chướng, để biểu thị rõ tu chủ thể học dễ biết, vì mở rộng hai, có vượt hơn, không có vượt hơn, để chứng minh đối tượng học, vì khó hiểu rõ, nên chỉ có hai.

f. Hỏi: Hơn, kém khó hiểu rõ, hợp pháp là một. Sự, lý đễ biết, pháp triển khai làm hai phải không?

Đáp: Đạo Thầy trò khác nhau, Phật, Tăng là hai, nghĩa phép tắc ngang bằng nhau, pháp chỉ là một.

Kế là y cứ vào phế lập có ba câu hỏi đáp:

g. Hỏi: Kinh Thắng-man v.v… chép: “Có nhất thừa” Kinh Niếtbàn, v.v… chép: “Có Nhị thừa”. Ví như nhà vua khiển xe bốn ngựa, muốn cho xe lừa mà theo kịp ngựa, thì không có việc đó”.

Kinh Pháp Hoa v.v… chép: “Có Ba thừa, nghĩa là xe dê, nai, bò”. Kinh Thiện Giới, v.v… chép: “Có bốn xe: ba xe trước thêm voi”.

Kinh Thắng-man v.v… cũng nói có bốn: Nghĩa là không có nghe phi pháp, chúng sinh do gốc lành của người, trời mà thành tựu. Người cầu Thanh văn, truyền trao thừa Thanh văn. Người cầu Duyên giác, trao cho thừa Duyên giác. Người cầu Đại thừa, trao cho Đại thừa.

Trong kinh Lăng-già, nói có năm thừa: ba thừa định, tánh bất định tánh là bốn, thứ năm, A-xà-đề có hai:

    1. Có tánh mà dứt mất gốc lành.
    2. Bồ-tát có tâm đại bi: trong luận Trang Nghiêm cũng nói có năm: Bốn thừa trước, như trước, thừa thứ năm có hai:
    3. Tức có tánh mà dứt mất gốc lành, nghĩa là tạm thời không có.
    4. Không có tánh. Nghĩa là cuối cùng không có. Kinh Thiện giới, v.v… cũng nói có năm: bốn thừa đầu như trước, thừa thứ năm chỉ một, nghĩa là không có chủng tánh.

Vì sao nói thừa có khác nhau này, không nói thân báu có môn khác? Đáp: Thừa thuận theo căn cơ mà lập; Phật y cứ vào giác, vì khác với tánh báu đáng quý trọng, nên không có thêm bớt.

h. Hỏi: Vì sao chứng tịnh lập riêng môn giới, trong lập báu, không mở ra giới báu?

Đáp:

1- Chứng tịnh là đối tượng tín.

2- Nhân giới lập riêng. Nghĩa báu hóa độ ba căn. từ chung gọi là pháp bảo. Bốn thứ chứng tịnh, do hai nhân lập, do tin Tam bảo, lìa nhân đường ác. Vì tín, giới nên nhân lìa nghèo hèn, nên tin ngoài pháp, lập riêng tịnh giới.

i. Hỏi: Do đâu tùy niệm thêm sáu, thêm ba? Đối tượng cung kính, đáng quý trọng, tức không có thêm, bớt?

Đáp: Niệm duyên khiến gần gũi người kia; niệm hạnh khiến người kia tiến tu, thêm sáu, thêm ba, sáu mươi tùy niệm trọng, chỉ nói ba quy, nên không có thêm bớt.

Tiếp theo, y cứ vào sai biệt, có một câu hỏi đáp:

Hỏi: Vì sao chỉ nói tướng riêng của Tam bảo, không nói chẳng có tướng riêng?

Đáp: Không có tướng riêng, đã bày tỏ rộng; có luận khó của nghĩa riêng, cần giải thích đủ, hợp với lượt hỏi đáp ở trước, có hai mươi lăm.

PHÁ MA LA NGHĨA LÂM:

Nghĩa phá ma-la, dùng bảy môn để phân biệt:

  1. Nêu tên gọi khác nhau.
  2. Giải thích tên gọi, nêu ra thể.
  3. Nói về phế lập.
  4. Nói về sở chướng.
  5. Năng phá khác nhau.
  6. Thứ lớp chân phá.

– Chỉ bày tướng lúc hàng phục.

1) Nêu tên gọi khác nhau: Ma có hai thứ: a- Phần đoạn phẩm ma. b- Biến dịch phẩm ma.

Phẩm An Lạc Hạnh trong kinh Pháp Hoa, chép: “Như Lai cũng giống như thế, dùng năng lực trí tuệ thiền định, được cõi nước pháp, vua trong ba cõi, mà các ma vương không chịu khuất phục thuận theo, các tướng Hiền, Thánh của Như Lai đã chiến đấu với chúng. Người có công kia cũng vui mừng, ở trong bốn chúng, vì nói các kinh, sao cho tâm họ vui vẻ, cho đến lại ban cho họ thành Niết-bàn, nơi là sẽ được diệt độ, dẫn dắt tâm họ, khiến họ vui mừng, mà không nói cho nghe Kinh Pháp Hoa này”.

Đây là nói Nhị thừa, trước vì đã phá diệt, nên biết chỉ Ma là phần đoạn. Phẩm phiền não chướng đã gây chướng ngại Nhị thừa, gọi đó là Ma.

Phẩm Sở tri chướng, đã gây chướng ngại Nhị thừa, gọi đó là Ma.

Phẩm Sở Tri Chướng, gây chướng ngại đối với Bồ-tát, biết rõ cũng là ma.

Kinh Thắng-man nói: “Hữu tức bốn Thánh đế, vô tác bốn Thánh đế, Như Lai ứng chánh Đẳng giác, đầu tiên mới giác biết, nhưng về sau, chúng sinh bị chứa giữ trong vỏ trứng vô minh, Như Lai đã dùng phương tiện giảng nói, đã phân tích hai chết, hai uẩn, hai phiền não, biết rõ ma trời cũng có hai loại: Hoặc nói ba ma: Pháp Hoa lại nói: “Như Lai cũng giống như thế, là Đại Pháp vương trong ba cõi, dùng pháp giáo hóa tất cả chúng sinh, nhận thấy quân của Hiền, Thánh chiến đấu với ma năm ấm, ma phiền não, ma chết, có công huân vĩ đại, diệt ba độc, ra khỏi ba cõi, xé rách lưới ma. Bấy giờ, Như Lai cũng rất vui mừng, không nói là ma trời, hoặc nói bốn ma”. Du-già, v.v… chép: “Thản nhiên an tọa tòa Bồ-đề mầu nhiệm, hàng phục bốn ma, đủ thế lực vĩ đại, gọi là Bạc-giàphạm”. Luận Phật Địa nói có bốn ma.

  1. Ma phiền não.
  2. Ma uẩn.
  3. Ma chết.
  4. Ma trời tự tại.

Hoặc nói tám ma: Phần đoạn, biến dịch, đều có bốn, cho nên Bồtát cho rằng phân biệt và sở tri chướng là phiền não. Về mặt lý, cũng nhất định có ma phiền não của phẩm biến dịch sinh tử. Lại, nói tám ma, Kinh Niếtbàn nói: “Trên bốn ma, lại thêm bốn đảo; hoặc nói mười ma”. Trong Tạp Tạng nói: “Dục, lo rầu, đói khát, ái, ngủ say, sợ hãi, hoài nghi, độc và tự cao, danh lợi, khinh mạn. Quân của các ngươi như thế, tất cả đều không có khả năng phá nổi mũi tên trí, dao định của ta, sẵn sàng đập vỡ nát bình đất khi các người đổ nước vào”.

2) Giải thích tên gọi, nêu ra thể: Đầu tiên là giải thích tên gọi, sau nêu ra thể. Trong giải thích tên gọi, đầu tiên là giải thích tên chung; sau giải thích tên riêng. Tên chung: Tiếng Phạn nói: “Ma-la, dịch là khuấy rối, chướng ngại, phá hoại: Vì khuấy rối thân, tâm; chướng ngại pháp lành; phá hoại sự việc vượt hơn, nên gọi là ma-la”.

Ở đây, nói lược là ma. Các ma là gọi chung, ba v.v… là Đới số thích. Lại, nói rằng: “Ba-ty-dạ, dịch là kẻ ác. Thiên ma là tên riêng, Ba-tuần là lầm, thành tựu pháp ác, trong tâm có ý ác, cho nên Thiên ma Ba-tuần là nêu cả hiệu và tên.

Giải thích tên riêng: Có thể phân tích, có thể cắt từng đoạn, gọi là phần đoạn. Phẩm là nghĩa loại. Biến đổi, chuyển dịch, gọi là biến dịch. Nghĩa phẩm như trước. Phần đoạn, phẩm biến dịch, tức ma, trì nghiệp thích. Phần nhiều, khuấy rối, gọi là phiền não. Chứa nhóm sắc v.v… gọi là Uẩn. Sắp hết, đang hết, hết rồi, gọi là chết. Dụng thần, sáng sạch, tự tại, gọi là trời. Bốn thứ này tức là ma, là Trì nghiệp thích. Niết-bàn chép: “Tám ma: bốn ma đầu tiên, như trước, vô thường, vô học, vô ngã, vô tịnh, thể trái ngược, tức là ma, cũng Trì nghiệp thích”.

Tên mười ma: đáng ưa danh; tâm dục; buồn bã; gọi là lo rầu; mong cầu; ăn uống, gọi là đói khát, say đắm dục, gọi là ái, khiến tâm mờ tối, gọi là ngủ say, có e sợ, gọi là sợ hãi; do dự hai đầu, gọi là nghi; tổn não thân, tâm, gọi là độc. Mong được tiếng khen, tham của, gọi là danh lợi, tự đề cao, lăng nhục người khác, gọi là cao mạn, dục, v.v… tức là ma, cũng trì nghiệp thích. Trong đây, giải thích các tên gọi khác nhau, trong số thêm bớt thì đồng nghĩa là loại thích. Kế là nêu ra thể của ma, thể của hai ma: y cứ vào phẩm Hữu tạo thô tứ đế. Sự cảnh thô cạn của phàm phu, Nhị thừa, lâp thể ma phần đoạn, y cứ vào phẩm thô cạn của phàm phu, Nhị thừa mà lập thể ma phần đoạn, y cứ vào phẩm Vô tác tế tứ đế. Sự cảnh mầu nhiệm của phàm phu Đại thừa, lập thể ma biến dịch. Về sau, chỉ chướng ngại Bồtát. Đầu tiên, chướng ngại chung Nhị thừa. Nhị thừa cầu giải thoát, vì các ma kia có thể làm chướng ngaị giải thoát. Bồtát cầu bồ-đề, vì bị bốn ma tế biến dịch làm chướng ngại.

Thể của ba ma: Tất cả phẩm phiền não chướng của kiến, tu, gọi là ma phiền não. Do bị hoặc đã cảm các pháp năm uẩn, gọi là ma uẩn. Dựa vào năm uẩn này, vô thường, chết mất, sắp chết, đã chết, gọi là ma chết. Không lấy xúc chết, chỉ là sắc uẩn, vì xúc xứ hẹp; cũng không lấy chi tử, vì sắp chết, đang chết, chẳng phải đã chết, nên chết tức là tướng diệt. Bất tương ưng hành uẩn, nương tựa năm uẩn giả, bỏ chúng đồng phần, vì nhập quá khứ, vì phá hoại mạng sống lâu, nên gọi là Ma; hoặc gồm cả chi chết, sắp chết, đang chết, ép ngặt thân tâm, vì hủy họai mạng sống lâu; hoặc gồm cả xúc chết, chạm sát sờ mó, khiến sinh khổ não, vì hao hụt mạng sống lâu.

Thể của bốn ma: Sở tri phiền não, hoặc hiện hành, hoặc hạt giống và tùy thuộc đối tượng thích ứng, pháp tập khí v.v… gọi là ma phiền não. Năm uẩn của hai cái chết: phần đoạn, biến dịch, gọi là ma uẩn. Phần đoạn mất, không có sự sắp chết, đang chết, mà là tướng trạng chết rồi diệt, gọi là ma chết. Hai vị biến dịch đang chết, sắp chết gọi là ma chết. Nếu trạng thái chết kia đã diệt rồi, ấy là không phải thể của ma, thì đó là ma thiên tử của tầng trời Tha hóa thứ sáu, quyến thuộc và Bồtát giải thoát không suy nghĩ bàn luận đã hóa ra, gọi là ma trời tự tại.

Thể của tám ma: một trăm hai mươi tám phiền não căn bản và hạt giống, hiện hành, tập khí Tùy phiền não phần đoạn, tức ma này đã chiêu cảm các loại năm uẩn thô, gọi là ma uẩn phần đoạn, tức năm uẩn này cùng tận rồi chết, sắp chết, đang chết, gọi là ma chết phần đoạn. Thiên tử thứ sáu và quyến thuộc, gọi là thiên ma phàn đoạn, vì thô, thấp kém, vì loại phàm thật, vì phá hoại sự thật, nên các sở tri chướng biểu hiện hạt giống, tập khí, gọi là ma phiền não biến dịch, mà Bồ-tát đã tùy phân biệt và tất cả sở tri chướng là phiền não. Quả của năm uẩn biến dịch sinh tử, gọi là ma uẩn biến dịch. Ma này ở vị đầu tiên, không có bỏ hết sau cùng. Kinh Vô Cấu Xưng chép: “Ngồi làm ma vương, đa số là các Bồ-tát giải thoát không thể suy nghĩ bàn luận”. Kinh Cổ Âm Vương chép: “Cha của Phật A-di-đà, hiệu là Nguyệt Thượng; mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan, Ma vương gọi là Vô Thắng. Điều-Đạt, tên là Tịch, chỉ có rồng, voi, hay gây ra chiến tranh với rồng, voi. Bồ-tát Thập Địa sắp thành Phật, há ma vương phàm mà có thể chống trả lại? Lẽ tất nhiên, Đại Bồ-tát hóa thành ma vương, chiến đấu với Bồ-tát”.

Lại, thể của tám ma, đầu tiên là phẩm Tứ phần đoạn; bốn phẩm sau thuộc về chướng phân biệt sở tri, là bốn dảo của Nhị thừa.

Thể của mười ma: Ma dục, nghĩa là năm cảnh trần, thể là đối tượng dục, sinh ra tham dục, từ quả đặt tên, gọi là dục. Vì thể của dục, phiền não, tưc miên bất định. Sự sợ sệt, tức năm sợ:

  1. Sợ không sống, do phân biệt ngã, nuôi nấng sinh ái khởi.
  2. Sợ tiếng ác: Hành động không lợi ích, có hy vọng khởi.
  3. Sợ chết: Do có tưởng mất mát, hư hoại của ngã kiến.
  4. Sợ cõi ác: Không gặp chư Phật, nghiệp ác sinh khởi.
  5. Khiếp sợ chúng: Nhận thấy điều mình đã chứng, nghĩ là thua kém người khác vượt hơn.

Thể của sự sợ sệt Sơ, Nhị, phần nhiều là tham dục, yêu của cải, tiếng khen. Sợ thứ ba, thứ năm, phần nhiều là ngã ái. Thể của sợ thứ tư là tuệ đều có tham, không có tham. Hoặc thể là hổ thẹn, vì chống cự pháp ác, nên thể của nghi như danh. Độc là ba độc: tham, giận, vô minh. Danh, nghĩa là tiếng khen; lợi, nghĩa là của cải, tài sản, thể chúng tức là mạn, đây là tùy thuộc đối tượng thích hợp, chỉ nói hoặc uẩn dùng làm quân ma. Hoặc nói ma trời, dùng ma trời này làm quân.

3) Nói về phế, lập: Lập hai ma: Đối tượng chướng có hai: a- Phẩm Niết-bàn. b- Phẩm Bồ-đề.

Y cứ vào phẩm đầu của chướng, lập ma của phẩm Phần Đoạn. Y cứ vào phẩm sau của chướng để lập ma của phẩm biến dịch. Hoặc trí có hai:

  1. Trí phẩm trung.
  2. Trí phẩm thượng.

Sở tri của trung trí, lập ma đầu tiên; sở tri của thượng trí lập ma sau, hoặc pháp hữu lậu có hai: 1- Thô. 2- Tế.

Y cứ vào pháp thô để lập ma phần đoạn; y cứ vào pháp tế để lập ma của phẩm Biến dịch. Hữu tác, vô tác, an lập, phi an lập cũng nói như thế.

Ba ma: Chỉ nói Thinh văn, cuối cùng vì thường bị ma hàng phục, nên ma trời che lấp tâm A-nan, không nghe Phật hỏi về sự kiện nhập Niếtbàn. Ổ-Ba-Cúc-Đa đang ngồi thiền quán, bất chợt bị ma vương cắm hoa lên đầu, dù khởi thần thông, cũng có thể chế phục, chẳng phải cuối cùng bị khuất phục, nên lược bỏ không nói, thật ra cũng có thể hàng phục.

Lại, nói bốn ma, không nói nghiệp: Vì hoặc nhân sinh, tử là gốc vượt hơn. Do hoặc đã khởi uẩn vượt hơn chẳng phải nghịêp; uẩn chung, nghiệp riêng, không lập ma riêng, vì trong hai nhân quả không phải cao siêu, nên ba sinh, già, bệnh đều kém thua cái chết. Từ vượt hơn làm ma, không lập ba thứ, chỉ chết thêm tác dụng, lập riêng làm ma.

Pháp lập ba ma: Nghĩa là hoặc, uẩn, chết; tình lập một ma, gọi là Trời Tự tại. Kinh Vô Thượng Y chép: “Trong ba cõi có bốn thứ nạn, không được pháp thân bốn đức của Như Lai”:

  1. Nạn phiền não.
  2. Nạn nghiệp.
  3. Nạn sinh báo.
  4. Nạn lỗi lầm.

Sinh tử biến dịch có bốn:

  1. Sinh tử phương tiện.
  2. Sinh tử nhân duyên.
  3. Ba hữu có sinh, tử.
  4. Không có sinh tử.

Như thứ lớp, phối hợp với trước, trước là phần đoạn, sau là biến dịch, chỉ một thứ nghiệp không lập làm ma, vì sự khuấy rối, phá hoại, chướng ngại yếu kém.

Vì pháp đã là sáu, tình chia ra giả, thật, nên thành tám ma. Phẩm Bát ma phiền não chướng Niết-bàn, có nhân, quả dị thục. Y cứ vào pháp, tình, chia ra bốn phẩm sở tri chướng đầu tiên, vì không có quả dị thục, nên không nói là hữu tình. Vì nói Nhị thừa khởi chướng bốn đức Niết-bàn, nên nói bốn ma sau, mười ma tùy theo. Ma trời phần nhiều khởi phiền não và uẩn. Vì mười tướng này tăng thêm cho nên nói thiên lệch; vì chướng trí định, nên lược bỏ không nói những thứ khác.

4) Nói về sở chướng: Ma phần đoạn trong hai ma, chướng ba thừa; ma biến dịch chướng ngại Bồ-tát. Đầu tiên, chướng ngại Niếtbàn giải thoát; sau, chướng ngại diệu trí Bồ-đề; phiền não chướng trong ba ma có thừa, chướng uẩn không có thừa; chướng chết, sinh sống lâu. Ba ma trước trong bốn ma như trước. Ma trời hay chướng ngại tất cả phẩm thiện, vì chướng ra khỏi cõi dục và ba cõi, nên trong tám ma đầu tiên. Hai chướng phần đoạn, biến dịch dù khác, nhưng chướng riêng giống nhau. Bốn ma đầu trong tám ma sau, như trước đã nói. Bốn ma sau vì chướng đủ bốn đức của Đại Niết-bàn, mười ma chướng riêng hai môn trí, định, nói mũi tên dài hai nhận mà có thể phá. Hoặc dưới đã nói thể của ma, chủ thể trị, tức là đối tượng chướng, đến dưới đây sẽ biết.

5) Sự khác nhau của chủ thể phá: Có sáu môn khác lạ:

  1. Thể của chủ thể phá thật, phá ba ma trước, chánh chứng chân trí. Sự sống của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không thọ thân hữu lậu đời sau. Do trí chướng chân, hữu kia mới diệt. Do có thần thông, mới khuất phục ma trời, cũng trí làm gốc, hậu trí làm tánh.
  2. Kinh Đại Tập chép: “Biết khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo”. Như thứ lớp, có thể phá tan ma trời Tự Tại, uẩn, phiền não, chết.
  3. Lại nữa, quán khổ hữu lậu, các hành vô thường, các pháp vô ngã, Niết-bàn vắng lặng, như thứ lớp có thể phá hoại uẩn hoặc, chết trời.
  4. Lại nữa, quán không, vô tướng, vô nguyện; đủ ba quán này xong, hồi hướng Bồ-đề; như thứ lớp phá hoại bốn thứ.

Lại nữa, quán thân, thọ, tâm, pháp, như thứ lớp, phá hoại bốn thứ.

  1. Luận Trí Độ chép: “Vì Bồ-tát đắc đạo, nên diệt tan ma phiền não; vì được thân pháp tánh, nên phá dẹp ma uẩn. Vì được đạo và thân pháp tánh, nên phá tan ma chết. Thường, nhất tâm nhập tam-muội bất động, phá tan ma trời. Về nghĩa đã nói ở trước, đều thuận theo tướng tăng thêm; thuận theo bốn hành tướng riêng đã tu trước kia, phối hợp nghĩa tương đương, không phải chánh chứng chân, một niệm có sự khác nhau của hành tướng này, như lý nên biết, lẽ ra đều là nguyên do phối hợp nhau của giải thoát, e rằng văn rộng rườm rà, vì dễ nên không thụât lại”.

6) Vị chân phá thứ lớp: Bốn ma phần đoạn. Bồ-tát Thập trụ, đầu tiên, là Phát Tâm trụ, chia thành mười Tín. Kinh Hoa Nghiêm chép:

“Sơ Phát Tâm trụ, có khả năng thị hiện tám tướng thành đạo. Đã chế phục ma trời của phẩm phần đoạn, đã được thần thông, ma kia đâu thể làm chướng ngại”.

Trong sinh quý trụ thứ tư, đã chế phục, phân biệt các ma phiền não, đạo tư lương chế phục dần. Trong đạo gia hạnh, có khả năng chế phục tức khắc. Sơ tâm của Sơ địa, chánh dứt hết thể phân biệt. Phiền não câu sinh kia, trong đạo gia hạnh, chế phục dần. Sơ Địa trở lên, có thể chế phục ngay, nhưng sức cố ý có khi cũng khởi, mà không bị mất. Bát Địa trở lên, tất cả ma đều không hiện hành. Hạt giống Kim Cương đoạn, nếu theo luận Pháp Hoa của Thiên Thân thì: “Sơ địa trở lên, thọ biến dịch sinh, tức chế phục uẩn chết”. Nếu theo Duy Thức, có người đến Bát địa, nói về biến dịch. Tâm mãn của Thất địa, mới bỏ hai ma: uẩn, chết. Hai loại Bồ-tát đã tu gia hạnh, vì ý ưa riêng lẻ, nên kinh Vô Cấu Xưng đã khen đức của Bát địa trở lên rằng: “Hàng phục ma oán, chế phục các ngoại đạo, nói Bồ-tát kia đủ đức, chẳng phải nay mới bắt đầu phá”.

Lại, phá đủ bốn ma, vì phải là Bát địa trở lên nên được Phật khen. Luận Phật Địa chép: “Sơ địa trở lên, lìa bốn ma thô, Bát địa trở lên, có thể lìa ma tế. Lại, ma phần đoạn, gọi là thô. Vì sơ địa lìa, nên bốn ma biến dịch cũng tồn tại tên tế chưa lìa. Nếu phân biệt chướng sở tri của ma, trong phẩm Biến Dịch, thì trong trụ thứ tư đã lìa chướng sở tri loại bạn vô minh không chung, chế phục dần trong đạo tư lương, có thể chế phục ngay hết trong đạo Gia hạnh. Sơ địa dứt hẳn; câu sinh sở tri chướng trong sáu thức kia. Thập địa, đoạn từng phần, Bát địa trở lên, tất cả không hiện hành. Trong bảy thức, cho đến trong đạo Gia hạnh Kim Cương, mới đoạn trừ không khởi. Chướng sở tri câu sinh này và hạt giống sáu thức, một thời gian trong đạo Vô gián Kim Cương, mới dứt bỏ hai ma uẩn, và chết của biến dịch, Duy thức có hai thuyết:

1. Đạo Kim Cương khởi, đều đã xả bỏ, vì với hạt giống của hai chướng, đều bỏ cùng lúc, vì với hạt giống của hai chướng, đều bỏ cùng lúc; chánh giữa không như vậy. Đạo giải thoát khởi, mới bỏ; vì không trái với đạo Vô gián. Phật A-di-đà đã có ma vương. Các vị trở lên so sánh có sai lầm gì? Phải là đại Bồ-tát mới có thể làm chướng việc ma vĩ đại. Nếu trụ Bồ-tát, mới hàng phục ma trời; nếu đã thành Phật, thì Bồ-tát Thập địa không có khả năng làm chướng ngại.

Đã ra khỏi ba cõi, lại đâu cần hàng phục? Bốn đảo, bốn ma tức chướng sở tri, vì bốn ma đầu tiên chẳng khác với trước, nên không nói riêng.

2. Thời gian biểu thị Hóa thân của Đức Thích-ca, vì hàng phục tướng hóa. Tâm Kim Cương khởi, phá tan phiền não ma, bởi sự sống lâu của phần thứ năm, nhập diệt vô dư. Phá tan ma uẩn kia, sau ma vương cầu xin, Phật lưu lại ba tháng, để chỉ bày rõ được tự tại đối với cái chết, pha tan ma chết kia, nhưng phá ma trời, hai văn không nhất định. Kinh Niết-bàn nói: “Dưới tàn cây Bồ-đề, ma vương não loạn, e ra khỏi ba cõi, Bồ-tát nhập định từ, khởi tam ma địa sấm rống, liền phá tan ma trời; đồng với kinh Pháp Hoa chép: “Đại Thông Trí Thắng phá ma quân xong, sắp được A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-Bồ-đề, mà pháp chư Phật không hiện ở trước”.

Kinh Đại Bát Niết-bàn nói tám tướng thành đạo, được Bồ-đề xong, mới phá ma trời, vì thuận theo căn cơ, Bộ chấp đều có khác, không cần hòa hợp.

NGHĨA LÂM BA TUỆ.

Về nghĩa ba Tuệ, lược dùng mười môn để phân biệt:

  1. Nêu ra thể.
  2. Giải thích tên gọi.
  3. Sở duyên.
  4. Phế, lập.
  5. Địa vị.
  6. Các trí gồm thâu nhau.
  7. Sự khác nhau về pháp hạnh.
  8. So sánh đồng, khác giữa các Đà-la-ni.
  9. Chứng địa khác nhau.
  10. Phân biệt các môn.

– Thứ nhất, nêu ra thể: Thuộc về Tuệ biệt cảnh của ba tự tánh này, vì gọi ba tuệ, nên chung cho hiện và chủng. Luận Hiển Dương quyển 1 chép: “18 hiện quán. Nghĩa là trí do văn thành, trí do tư thành; trí do tu hành, nên nói là trí”.

Có thuyết nói: “Ba trí này chỉ là ý thức. Hoặc thức thứ bảy, tám tương ưng với tánh tuệ, chẳng phải năm thức đều có, vì năm thức không thể duyên giáo lý”.

Luận Duy Thức quyển 6 chép: “Trong mười một thiện; năm thức chỉ có mười, vì tự tánh tán động, không có khinh an, nên nói là trong thân Phật không có năm thức, nên mắt, v.v… không thể lắng nghe pháp. Điều lành trong năm thức chỉ là sinh đắc, vì không rõ biết sáng suốt”.

Nghĩa là “Năm thức cũng có văn, tu; Duy thức có thuyết: “Năm thức có khinh an, thiện do định dẫn phát vì cũng có sự điều hòa, vui thích, nên trí thành sở tác đều cùng tất nhiên có khinh an, nên nhất định có tu tuệ”.

Vì sao năm thức dù không có phân biệt, do thức thứ sáu phân biệt dẫn sinh có phân biệt hoặc, ý tuệ dẫn phát mà không có văn tuệ, dù không duyên riêng, hoặc danh, hoặc nghĩa; Thể của âm thanh đi chung với danh, tức là giáo. Tai đã duyên tiếng kia, đâu chẳng phải là văn tuệ? Tư tuệ duyên sâu, gọi đối tượng thuyên giải nghĩa. Năm thức có thể không có nghe thô duyên giáo; Năm thức lẽ ra có, ý văn tuệ dẫn năm thức khéo sinh, do nghe mà thành, bạn loạn của văn tuệ, cũng thuộc về văn tuệ, vì do văn mà thành. Nếu có khả năng dẫn ý, nghe gia hạnh thiện, đã dẫn năm thức sinh đắc thiện, lẽ ra cũng hay dẫn ý thức thứ sáu là năm thức được dẫn bởi phân biệt hoặc, chỉ là câu sinh”.

Nếu như vậy, thì không nên chung cho kiến đạo đoạn, vì ấy là trái với Thánh giáo.

Nếu đích thân nghe gần tiếng, mới nói là nghe, thì tuệ ý lẽ ra là sai quấy? Nếu vì nghe tiếng, do nghe kia thành, nên năm lẽ ra cũng có?

Du-già quyển 13, văn Địa Tuệ chép: “Danh, cú, văn, thân, giác tuệ là ưu tiên. Lắng nghe, lãnh thọ, đọc tụng nghĩ nhớ, tiếng đồn, do địa thành. Ý luận Du-già kia nói: “Giác tuệ là ưu tiên, là tuệ sinh đắc, vì đầu tiên, tối tăm, yếu kém, sau, là lắng nghe, v.v… đều là văn tuệ, vì khả năng hiểu rõ, sáng suốt, nên nhĩ thức đều có hiểu rõ sáng suốt. Ý thức cũng là văn tuệ. Không hiểu rõ sáng suốt, nghĩa là thuộc về sinh đắc tuệ. Do văn tuệ này chỉ nhận lấy ý thức tương ưng với tánh tuệ, loại bạn được dẫn cũng chung cho năm thức tương ưng với tánh tuệ. Bảy thức duyên ngoài, quả Phật của tám thức khởi, vì không có văn tuệ, nên tư tuệ chỉ nhận lấy ý thức đều có tuệ. Năm không phải bạn giúp đỡ, vì hành tướng nông cạn, nên chẳng phải thứ tám đều có tu tuệ nhất định đi suốt qua tám thức đều có. Nói thể tánh tuệ do tu thành như trước, chỉ nói đối tượng thành không nói tuệ, ấy là chung cho bốn uẩn, hoặc tánh năm uẩn”.

– Thứ hai, giải thích tên gọi: Đầu tiên là nêu; sau là giải thích.

Nêu như sau:

  1. Tuệ do văn thành.
  2. Tuệ do tư thành.
  3. Tuệ do tu thành.

Giải thích tên gọi: Trước là giải thích tên chung; sau là giải thích tên riêng.

Giải thích tên chung: Tuệ, nghĩa là phân biệt, lựa chọn. Ba là số, đới số thích. Văn là chủ thể nghe, tức là nhĩ thức, chủ thể nghe ở tiếng, thành nghĩa là sinh trưởng viên mãn. Thể của tuệ như trước, dùng nghe làm nhân, do tuệ của văn mà thành, gọi là tuệ do văn mà thành, Y sĩ thích.

Tư nghĩa là tư duy số, do tư duy, trù tính, so lường, tuệ vượt hơn mới sinh, do tương ưng với tư mà thành tuệ, gọi là tuệ tư thành, Lân cận thích. Hoặc do đối với tuệ do tư mà thành, Y chủ thích.

Tu: Nghĩa là chứng, vì cảnh minh chứng, nên thể tức số định; do định tương ưng với tuệ đã thành, Lân cận thích. Hoặc tuệ do định mà thành, cũng là y sĩ thích. Nếu chỉ nói văn tuệ, tư tuệ, tu huệ thì sẽ lạm quá, trì nghiệp thích, không có lân cận, v.v.., nói đối tượng thành kia, thì không có lỗi này.

– Thứ ba là Sở duyên: (đối tượng duyên). Câu-xá quyển 22, các Sư Tỳ-Bà-sa nói: “Tuệ do nghe mà thành chỉ duyên cảnh danh, vì chưa thể bỏ văn mà quán nghĩa. Luận Tỳ-Bà-Sa quyển 42 chép: “Huệ do văn mà thành, đối với tất cả thời gian, dựa vào danh, hiểu rõ nghĩa”.

Nghĩ đến giáo ba tạng và giáo huấn của thầy, bạn, có ý nghĩa gì?

Tùy thuộc vào đối tượng nghĩ nhớ kia, đều có thể hiểu rõ. Nhưng vị thành tựu thật sự chỉ duyên nghĩa. Nay, y cứ vào vị đầu tiên mà nói, chỉ duyên danh, tuệ do tư mà thành duyên cảnh danh, nghĩa, có khi do văn dẫn sinh nghĩa; có lúc do nghĩa dẫn phát văn, chưa hòan tòan bỏ văn, mà vì xem nghĩa, nên tuệ do tu thành chỉ duyên cảnh nghĩa; đã có thể bỏ văn, nên chỉ xem nghĩa. Bà-sa lại chép: “Đối với tất cả thời gian, không dựa chọn danh mà hiểu rõ nghĩa. Ví như có người bơi lội, chìm nhanh xuống nước sâu, người chưa từng học, không bỏ đối tượng nương tựa, từng học thì chưa thành, hoặc bỏ, hoặc chấp, kẻ từng khéo học, không đối đãi với đối tượng nương tựa, tự lực bơi lội qua sông, phải biết rằng ba tuệ như thứ lớp cũng vậy”.

Có người nói: “Nếu như vậy, thì tư tuệ sẽ không thành, nghĩa là tư tuệ này đã duyên chung danh, duyên nghĩa. Như thứ lớp, lẽ ra do văn, tu mà thành. Nay hiển rõ ba tướng, không vượt qua riêng, nghĩa là những người tu hành dựa vào nghe chí giáo mà được sinh tuệ vượt hơn, gọi là văn sở thành; y cứ vào tư duy chánh lý, được sinh ra tuệ vượt hơn, gọi là tư sở thành; y chỉ tu đẳng trì, đã sinh tuệ vượt hơn, gọi là tu sở thành. Nói lời nói sở thành, là chỉ rõ ba tuệ vượt hơn là ba văn, tư v.v… nhân sở thành, cũng như thế gian bảo bò v.v… như thứ lớp nói: “Là do ăn mà thành”. Nay, quán ý thế gian kia, Thiên Thân chính là nhận lấy nghe, chỉ duyên giáo; tư chỉ duyên nghĩa; tu tuệ cũng vậy. Nhưng trong phân biệt các môn Tỳ-BàSa, chỉ có một thuyết: “Ba thứ tuệ này đều duyên theo danh, nghĩa, mà trái với ở đây”.

Nay, y cứ vào Đại thừa, văn tuệ duyên chung, hoặc danh, hoặc nghĩa.

Du-già quyển 13 chép: “Thế nào là địa do văn thành? Nghĩa là nếu nói lược về danh, cú, văn thân, vô lượng khác nhau ở xứ năm minh, giác tuệ là đầu, lắng nghe, lãnh thọ, đọc tụng, nhớ nghĩ. Lại, đối với nghĩa y chỉ danh thân, cú thân, văn thân, hiểu rõ không có trái ngược.

Như thế, gọi là địa do văn mà thành”.

Văn đầu tiên trong đây, nói duyên vào danh. Văn sau duyên nghĩa. Nhưng Du-già quyển 11 kia chép: “Tác ý duyên pháp, nghĩa là tuệ do văn mà thành tương ưng với tác ý, không nói duyên nghĩa, nghĩa là vì duyên giáo nhiều, nên chưa thể bỏ văn mà xem nghĩa, dùng giáo làm đầu, mới nhận lấy nghĩa, chỉ nói duyên pháp. Về lý, thật sự duyên chung, tuệ do tư mà thành”.

Có nghĩa: “Chỉ duyên vào nghĩa”.

Du-già quyển 16 chép: “Tự tánh của tư tuệ, thông thờng, đối tượng suy nghĩ chỉ dựa vào nghĩa, không dựa vào văn, mặc dù luận kia cũng nói: “Tư duy, lựa chọn các pháp; tư duy Tố-đác-lãm và nghĩa Già-tha, chẳng phải văn kia”.

Du-già quyển 11 lại chép: “Tác ý duyên nghĩa, nghĩa là vì tuệ, do tư mà thành, nên luận kia lại nói: “Tuệ do tu mà thành tương ưng với tác ý, cũng chỉ duyên nghĩa, không duyên ở văn, các trí Hậu đắc trong Thập Địa, v.v… có duyên giáo, kia là văn tuệ, cũng không phải tu tuệ”.

Luận Thập Địa chép: “Bát địa trở lên, có khả năng tư duy, giữ gìn đối với tất cả pháp, như thứ lớp, tức là văn, tư, tu tuệ. Bát địa trở lên, tâm định nối nhau, duyên ngoài giáo pháp. Vì đã nói là văn, nên biết tư, tu chỉ duyên theo nghĩa, trù tính, lo nghĩ hai nghĩa chứng, giải có khác nhau, ở trong thân Phật, nói không có văn, tư, chỉ có tu tuệ duyên chung với danh, nghĩa, nếu nghe người khác dạy bảo, thì không phải tu tuệ, tánh tu kia là gì? Nên biết được tu tuệ duyên danh, nghĩa, nhưng đều chứng giải thoát”.

Nghĩa như thật: Du-già quyển ; trong kinh Giải Thâm Mật quyển ba, Bồ-tát Từ Thị bạch rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu tuệ do văn thành, do tư thành, tu thành, đều duyên nghĩa, thì sẽ có gì khác nhau? Này người thiện nam! Tuệ do nghe mà thành, y chỉ ở văn, chỉ như ý thú chưa tốt của thuyết kia, chưa hiện ở trước, thuận theo giải thoát, chưa thể lãnh thọ, thành nghĩa giải thoát. Tuệ do tư mà thành cũng dựa vào văn, không chỉ như thuyết, cũng với ý thú thiện, chưa hiện ở trước, thuận theo giải thoát, chưa thể lãnh thọ thành nghĩa giải thoát. Nếu các Bồ-tát nhờ tu mà thành tuệ, cũng y cứ vào văn, cũng không y cứ ở văn, cũng như thuyết của luận Thập Địa kia, cũng không như thuyết, có thể với ý thú khéo léo, phần dồng của sự sở tri, ảnh tượng đã hiện hành của tam-ma-địa hiện ở trước, tích cực thuận theo giải thoát, đã hay thọ lãnh thành nghĩa giải thoát. Đó gọi là sự khác nhau của ba thứ nghĩa riêng”.

Thuyết của luận Thập Địa như sau: “Ba Tuệ đều duyên danh nghĩa: Đầu tiên, là dựa vào sự lắng nghe, lấy văn làm trước để quán sát nghĩa, gọi là văn tuệ. Kế là dựa vào tư duy lo nghĩ, dùng nghĩa làm trước mà xét văn, gọi là Tư tuệ. Kế là y cứ vào tu, đều có ở văn, nghĩa, chứng kiến giải thoát, hiểu rõ ràng, sáng suốt, gọi là tu tuệ”.

Đây là ở Vị nhân của Bát địa trở lên, có phần nghĩa của một thể; Thất địa trở lên, đều có thể riêng. Ở trong địa vị Phật, không có chưa từng được, đều không có văn, tư, chỉ có tu tuệ. Nhưng các Thánh giáo đều thuận theo đối tượng thích nghi của văn tư kia, thêm vào nhau, nói riêng duyên danh, nghĩa khác, về lý, thật ra là như vậy.

– Thứ tư, là phế, lập: Luận Thập Địa quyển nhất chép: “Như khát nước, thì nghĩ đến nước lạnh; như đói, suy nghĩ đến thức ăn ngon; như bệnh, nghĩ đến thầy thuốc giỏi; như đàn ong bu quanh mật, chúng ta cũng giống như thế, nguyện được nghe pháp cam lộ”.

Thí dụ này có bốn nghĩa:

  1. Vâng giữ.
  2. Giúp sức.
  3. Xa lìa.
  4. Hạnh yên vui.

Nghĩa này thế nào?

Như nước không nhai, hễ được thì uống. Cũng như thế văn tuệ, đầu tiên nghe, thì thọ lãnh, thuận theo nghe mà vâng giữ, như nhai ăn, do sự giúp sức của thân mà thành. Cũng như thế, tư tuệ như pháp đã nghe, nhờ sự giúp đỡ của lực trí được thành; như uống thuốc hay, thuốc vận hành, thì hết bệnh. Như thế, huệ văn, tư đủ, thuận theo nghĩa thích đáng, như pháp tu hành, xa lìa tất cả thói tai hại phiền não, như mật; đối tượng nương tựa của đàn ong, ưa thích chỗ đi, đứng. Như thế, hiệu quả của tuệ văn, tư, tu, chỗ nương tựa của Thánh. Nói ba dụ trước, do ba tuệ này không bớt, không thêm; ong bám theo mật, dụ cho quả Thánh. Lại, tu nhân Thánh có bốn hạnh cao quý, gần gũi Thiện sĩ, lắng nghe chánh pháp, suy nghĩ đúng lý, như giáo tu hành. Đầu tiên, một phước hạnh; sau, hạnh của ba tuệ. Nay, nói hạnh tuệ không bớt, không thêm. Lại, đối tượng phép tắc, gương mẫu, lược có hai môn:

  1. Người lành.
  2. Pháp vượt hơn, Pháp có hai: a- Giáo. b- Lý.

Nói chung, Tập thực hành pháp vượt hơn, lược có hai vị:

  1. Tán.
  2. Định.

Y cứ vào tập pháp vượt hơn, đầu tiên là giáo; sau là lý, văn, đầu tiên, duyên giáo vượt hơn; Tư, vì sau duyên lý vượt hơn, nên chia làm hai thứ: Tu tuệ dù có thế gian, xuất thế gian, nhưng chứng giải thoát chẳng khác, hợp thành một tuệ. Lại, nhân sinh tử lược có hai thứ:

  1. Hoặc.
  2. Nghiệp.

Phần nhiều người khởi nặng, chỉ có si và nghi, do cảnh si mê, không đạt được chân, vọng; do nhân quả của nghi không chịu tu tạo, dùng hai môn này, bèn khởi nghiệp ác; vì loại trừ si, nên khiến đầu tiên, lắng nghe. Vì dứt trừ hòai nghi, nên tiếp theo, suy nghĩ lý mầu, vì chấm dứt nghiệp ác, nên về sau, nói tu tuệ. Nhân sinh, tử, diệt quả khổ, thuận theo tu, không có đạo xuất thế, trở thành giác ngộ vắng lặng. Lại, có ba tùy hoặc thường hiện hành:

  1. Không chánh tri.
  2. Niệm luống dối.
  3. Tán loạn.

Mặc dù hành tướng riêng, nhưng đều có công năng dứt trừ. Chính chủ thể dứt trừ, nghĩa là thể chỉ tánh tuệ, nên nói ba tuệ như thứ lớp chế phục, đoạn trừ. Lại nhân xuất thế, giản đơn có hai thứ:

1- Phước. 2- Trí.

Huệ là tướng trí, riêng vượt hơn nên được gọi tên; pháp còn lại là tướng phước, vì kém nên kết phải nói.

Ở trong trí, lược có ba phẩm. Nghĩa là phẩm hạ, trung, thượng. Đầu tiên là tu; kế là tu; sau tu khác lạ.

Do ba phẩm này, mà chia tuệ thành ba. Lại khi tuệ khởi do ba thế lực:

  1. Lực của người.
  2. Lực của mình.
  3. Lực cùng có. Lại do ba lực: a- Lực tư lương. b- Lực tự tánh. c- Lực đều có.

Lại, do ba lực:

  1. Lực ngoài.
  2. Lực trong.
  3. Lực trong ngoài cùng có.

Lại, do ba lực:

  1. Phần nhiều do lực giáo.
  2. Phần nhiều do lực nghĩa.
  3. Phần nhiều do lực định.

Như thứ lớp ba tuệ đều do năng lực kia khởi, nên nói ba tuệ không bớt, không thêm. Môn này tức phân biệt không nói pháp khác là sở thành của năng lực kia, mà chỉ nói nhân ba đã khởi diệu tuệ, gọi là thành, quả của năng lực kia, cũng là nghĩa phế, lập.

– Địa vị thứ năm có hai:

  1. Vị Phàm, Thánh ba thừa.
  2. Vị chín địa ba cõi.

Vị Phàm, Thánh của Ba thừa. Mặc dù có ba tuệ phát tâm, nhưng chưa nhất định, gọi là trụ phàm ngoại, mà phát tâm quyết định, mới là vị phàm nội. Nếu là địa vị Nhị thừa, thì văn tuệ sẽ tồn tại trong phần giải thoát. Vị năm định tâm, tư. huệ tồn tại ở vị hai niệm xứ; tu tuệ tồn tại ở các vị sau này của Noãn. Đây là y cứ vào tùy tăng mà nói là vị của ba tuệ. Nhưng thật ra trong vị nhân, quả của phàm, Thánh đều chấp nhận sinh khởi. Dù thể của Noãn, v.v… không phải là văn tuệ, nhưng vị cũng khởi chung, chỉ trong kiến đạo không có văn tuệ, tư tuệ, vì về lý, nhất định quán. Về người đại thừa, luận Duy thức chép: “Chỉ trong vị tư lương, tánh tướng của Duy thức, lắng nghe, tư duy, có thể tin hiểu sâu sắc; Đối với trong vị gia hạnh, có khả năng chế phục, dứt trừ đối tượng nhận lấy, chủ thể nhận lấy, dẫn phát chân kiến. Ý văn luận kia chép: “Vị bốn mươi tâm khởi văn tuệ, tư tuệ, tu tập Duy thức, bốn gốc lành, về sau mới khởi tu tuệ. Từ phần nhiều thêm tu, chẳng phải về lý thật như vậy”.

Trong kinh Hoa Nghiêm chép: “Vị Thập Trụ, Sơ phát tâm, trụ tám tướng thành đạo, có khả năng hiện thần thông. Lại, luận Du-già quyển 65 chép: “Bồ-tát Tỳ-Bát-Xá-Na, hoặc định, hoặc sinh, do tâm của cõi Vô Sắc liễu đạt pháp ba cõi và pháp vô lậu. Đây không phải vị quyết trạch phần, vì không sinh ở địa kia, nên địa kia không có, nên vị tư lương tu hạnh của tuệ, chưa có khả năng quán lý, vì trong vị gia hạnh, mới có thể quán lý”. Luận Duy thức chép: “Vị tư lương, đối với tánh, tướng, lắng nghe, suy nghĩ không nói là tu tuệ, mặc dù thể của quyết trạch phần chỉ tu tuệ, nhưng vị khởi văn, tư, vì thân cõi Dục, nên đối với vị Kiến đạo, chỉ có tu tuệ, bên trong quán đế lý, vì chẳng phải tâm tán, nên hạt giống văn, tư tuệ kia được tu; Bảy địa vị ở tu đạo về trước, trong tâm định, tán đều chấp nhận sinh khởi”.

Tam địa trở lên, vô lậu nối nhau, không có tâm tán. Kinh Thập Địa chép: “Bát địa trở lên, đối với tất cả pháp, có khả năng tư duy, khả năng gìn giữ”.

Luận Duy thức kia gỉai thích: “Như thứ lớp, tức là văn, tư, tu tuệ. Dù thể của một tuệ, trong một sát-na, có thể nhận lấy thể giáo ngoài mà tìm tòi về nghĩa, gọi là văn tuệ, có công năng suy tính, so lượng sâu sắc, trước lý, sau văn, gọi là tư tuệ. Đối với hai văn, tư này, có thể chứng minh rõ ràng, thì gọi là tu tuệ. Trí Thánh nhanh chóng, đối với nghĩa của một niệm tuệ dù chia làm ba, nhưng thật sự không có tự thể riêng”.

Có thuyết nói: “Chỉ là thuộc về tu tuệ, chẳng phải là văn, tư; văn, tư giả nói, thật sự là tu tuệ. Hai thừa Đại, Tiểu không có cõi Sắc cũng có thể tư; trong cõi Vô Sắc có thể của văn tuệ. Nếu sau Bát địa khởi văn, tư thật, thì lẽ ra phải thừa nhận địa Sắc cũng có tư tuệ, Vô sắc có văn. Dù nói trời Vô Sắc, bên Phật, lập nghiêng lệch sự nghe pháp, v.v… chỉ y chỉ tu tuệ, vì duyên nghĩa giáo, như Mục-kiền-liên, ở cạnh ao khỉ vượn, nhập định vô sở hữu xứ, nghe tiếng rống của voi điên, chỉ tu tuệ văn, chẳng phải văn tuệ”.

Chín địa ba cõi: Địa cõi Dục có hai: Văn, tư sở thành. Địa của cõi bất định, chẳng phải địa lìa nhiễm. Nếu khi muốn tu, vì rơi vào tư, nên tâm cõi Dục, vì hành tướng thô. Địa cõi sắc có hai, do văn, tư mà thành. Nếu khi muốn tư duy, vì rơi vào tu, nên vì hành tướng tế của tâm địa cõi trên, do Vô Sắc này cũng không có tư tuệ. Địa trên dù có tuệ với tư đều có, nhưng không do tư thành tướng chẳng phải hiểu rõ sáng suốt. Các tánh thiện: “Hoặc là sinh đắc, hoặc là định của văn, tu, chẳng phải tư tuệ. Cõi Vô Sắc có một, nghĩa là tức tu tuệ, chủ yếu do nhĩ căn lắng nghe pháp, dẫn phát tuệ sở thành, vì cõi Vô Sắc kia không có nhĩ căn, nên không có văn tuệ. Mâu thuẫn với cõi khác vì không thuận nhau. Nếu do nhĩ căn kia dẫn phát thô, tế, xa, khác, như Mục-kiền-liên chẳng phải thuộc về văn tuệ, tuệ do văn thành suốt qua sáu địa. Bốn Tĩnh lự cõi Dục và Trung gian Vị chí tĩnh lự, siêng cầu tướng của địa căn bản. Vị thiện không có chấp nhận khởi văn tuệ tán; hoặc ở Thất địa thêm Vị chí đầu tiên; hoặc ở năm địa, lại trừ Trung gian. Vì sao Trung gian nói không có văn tuệ, không thừa nhận ba địa trên, địa Vị chí không có? Do đây, nên biết thuyết đầu tiên là hay nhất.

Tư tuệ chỉ ở một địa cõi Dục. Tu tuệ hữu lậu: 1 địa: tám căn bản, 39

tám cận phần. Trung gian tĩnh lự, vô lậu: ở Thập địa: Cõi Sắc sáu trừ ba Vị chí trên, bốn căn bản địa ở cõi Vô Sắc; nói là địa phi tưởng có tâm vô lậu, vì dẫn đến diệt định. Nhưng ở địa dưới được khởi văn tuệ hữu lậu ở địa trên. Đối pháp quyển 5 đều nói: “Năng lực dục, nghĩa là người đã ở tĩnh lự thứ hai, nhập Sơ tĩnh lự xong, nếu muốn dùng tâm xuất v.v… của địa tĩnh lự thứ hai, thì có thể hiện tiền mà xuất định, tất cả địa khác, như lý, nên biết”.

Tâm tu tuệ đã nhập định của người kia, tâm đã xuất của định thứ hai, chẳng phải sinh đắc thiện. Các luận đều nói: “Nếu sinh địa kia mới khởi sinh đắc thiện ở địa ấy thì lẽ ra tâm định đã xuất là văn tuệ”.

Có nghĩa: “Định đã xuất (đối tượng xuất định) là tu tuệ, tâm khác của hữu lậu, vô lậu, gọi là xuất, chủ yếu là sinh ở địa kia, khởi văn tuệ của địa kia. Bát địa trở lên, tâm luôn luôn là một loại”.

Thế nào gọi là xuất?

Đã như vậy, thuần túy vô lậu, làm sao khởi văn tuệ? Nên hành tướng khác, phần khác, gọi là xuất. Sự trước cũng thừa nhận văn tuệ gọi là xuất, ba tuệ vô lậu khởi chung địa trên, dưới. Địa trên không khởi tư duy hữu lậu của địa dưới; tu hai tuệ, tư duy không có địa khởi, vì tuệ thuộc một địa, nên địa trên cũng chẳng khởi văn tuệ của địa dưới; Ba tuệ hữu lậu là vì tánh nghiệp, vì đều chán, bỏ.

– Thứ sáu, các trí gồm thâu nhau: trong kinh Thắng-man chép:

  1. Trí tâm pháp; thuyết kia nói là trí chán khổ, cầu Niết-bàn, rốt ráo chỉ tu quán Như Lai tạng vì nhàm chán mọi nỗi khổ, nên dùng phương tiện chung cho hai”. Lại, nói hai trí, nghĩa là trí Thánh đế đầu tiên.
  2. Không có hai trí Thánh đế, vì người kia chỉ tu tuệ đầu tiên, là trí an lập đế; sau là trí phi an lập đế. Kinh kia nói Nhị thừa dùng trí đế đầu tiên để dứt trừ các phiền não. Chư Phật, Thế Tôn đã dùng trí Thánh đế không có hai để dứt các trụ địa, nên chẳng phải thuộc về văn, tư. Lại nói: “Có hai thứ trí không Như Lai tạng”:
  3. Trí không Như Lai tạng, nghĩa là duyên hoặc lìa; hoặc thoát; hoặc đoạn; hoặc khác với trí tạng phiền não.
  4. Trí bất không Như Lai tạng, nghĩa là duyên trí Phật, pháp không suy nghĩ, bàn luận, vượt quá số cát sông Hằng không lìa, không thoát, không đoạn, không khác; đầu tiên, là quán phiền não làm che lấp trí, vì không chân thật, nên gọi trí đó là Không. Về sau, quán trí bị hoặc che khuất của pháp thân. Về lý, vì chân thật, nên gọi bất không; rốt ráo thành mãn, cũng chỉ tu tuệ, phương tiện chung cho cả hai. Lại, có hai thứ, nghĩa là trí thế tục, trí Thắng nghĩa.

3- Đều chung cho hai:

Có thuyết nói: “Trí đầu tiên, chỉ là hữu lâụ; trí sau chỉ là vô lậu. Vì trong các giáo chỉ nói vô lậu”. Lại, Tạp Tập chép: “Có ba thứ trí vô phân biệt”.

  1. Tri túc vô phân biệt.
  2. Không có điên đảo vô phân biệt.
  3. Không có hí luận vô phân biệt.

Trí đầu tiên, chỉ có tư, tu, nói là các phàm phu tùy thuộc ở một pháp vô thường, v.v… cuối cùng suy nghĩ đã sinh hỷ túc. Hai trí sau chỉ có tu tuệ, nói là các Thinh văn ở trong các uẩn, vì trừ bốn đảo, quán sát như lý, được trí xuất thế, đạt được vô ngã, vì là trí phẩm trung, nên nói các Bồ-tát biết pháp hí luận, dứt trừ pháp tướng, được trí Thánh xuất thế vắng lặng cùng cực, là Hậu trí. Lại, có ba trí vô sinh nhẫn: Vô sinh nhẫn bản tánh, Vô sinh nhẫn tự nhiên và Vô sinh nhẫn hoặc khổ. Như thứ lớp, tức là trí vô lậu duyên cảnh ba tánh, cũng chỉ tu tuệ. Lại có bốn trí, nghĩa là viên cảnh, v.v… Hai trí đầu tiên, chắc chắn chỉ có tu tuệ, trí diệu quán sát.

Có nghĩa: Chỉ tu tuệ.

Có nghĩa: Chung cho ba tuệ, trí thành sở tác.

Có nghĩa: Chỉ tu tuệ.

Có nghĩa: Chung cho văn, tuệ. Vì thừa nhận khởi trí này ở Thập Địa, nên về nghĩa so sánh như trước. Lại, có bốn trí. Nghĩa là sự sinh của ta đã hết; phạm hạnh đã lập; việc phải làm đã làm xong, không thọ thân sau. Như thứ lớp, tức là: bốn trí vô học Khổ, diệt, đạo, tập, chân thật thành mãn ở trong định khởi, chỉ là tu tuệ. Vị phương tiện trước cũng chung cho văn, tư. Nhưng trong các giáo, phần nhiều nói tu, nghĩa là vì căn bản. Lại, bốn tầm, tư, tầm, tư chỉ cho hữu lậu; Thật trí chung cho vô lậu. Kinh Thắngman chép: “Thuận theo pháp trí, nghĩa là năm thứ phương tiện khéo léo, quán sát thành tựu”.

  1. Quán sát lập ra cảnh giới căn, ý, giải.
  2. Quán sát nghiệp báo.
  3. Quán sát sự ngủ nghĩ của A-la-hán.
  4. Quán sát tâm tự tại, ưa thú vui về thiền.
  5. Quán sát thông tự tại của bậc Thánh A-la-hán, Bích-chiphật, Đại lực Bồ-tát.

Năm thứ quán sát này, cuối cùng thành mãn, chỉ là tu tuệ. Vị phương tiện đầu tiên cũng chung cho văn, tư. Kinh Thắng-man kia tự nói: “Sau khi ta diệt độ, trong đời vị lai, các đệ tử của ta thuận theo tín, tăng thượng tín, dựa vào niềm tin sáng suốt, thuận theo pháp trí, tự tánh tâm thanh tịnh. Đệ tử kia đã bị ô nhiễm phiền não, mà được rốt ráo. Rốt ráo này, là nhân tố nhập đạo Đại thừa. Lại có sáu trí hiện quán”:

  1. Hiện quán tư.
  2. Hiện quán tín.
  3. Hiện quán giới.
  4. Hiện quán trí, hiện quán đế.
  5. Hiện quán biên, hiện quán đế, trí.
  6. Hiện quán rốt ráo.

Đầu tiên chỉ có tư huệ; Ba hiện quán sau, là tu tuệ, hai hiện quán còn lại, chẳng phải tuệ. Đây là y cứ vào tự tánh. Nếu nhận lấy đều hiện hành, tùy thuộc đối tượng thích ứng của tự tánh, phần pháp Bồ-đề làm tự tánh.

Luận Đối pháp quyển 13 chép: “Hiện quán có mười”:

  1. Pháp.
  2. Nghĩa.
  3. Chân.
  4. Sau.
  5. Báu.
  6. Bất hành.
  7. Cứu cánh
  8. Thinh văn.
  9. Độc giác.
  10. Bồ-tát.

Pháp là Văn tuệ, vì nhiều duyên giáo, nghĩa là tư tuệ. Vì nhiều duyên lý, nên sau chân, rốt ráo đều chỉ tu tuệ. Như thứ lớp, tức là trí đế, rốt ráo biên đế trí.

Vì ba hiện quán, nên báu tức là tín, không hiện hành, tức là giới, đều như trước đã nói. Ba hiện quán sau, y cứ vào thừa được ở đây có khác, tùy thuộc thích ứng, gọi là tuệ. Du-già quyển 69 nói mười trí: “Thế tục trí; pháp trí; loại trí; khổ trí; tập trí; diệt trí; đạo trí; tận trí; vô sinh trí; tha tâm trí”.

Thế tục trí, có chung thuộc về ba tuệ vô lậu, tám trí trung gian chỉ có vô lậu, chỉ có tu tuệ. Tha tâm trí sau, có chung vô lậu, cũng chỉ tu tuệ. Lại, có mười trí lực, gọi là xứ, phi xứ, cho đến trí lậu tận, chỉ có trong sự nối nhau của Như Lai, chỉ có vô lậu, chỉ có tu tuệ”.

Luận Đối pháp quyển ba chép: “Mười ba trí là: Trí tín giải; trí đạo lý; trí không phân tán; trí nội chứng; trí Tha tánh; trí hạ; trí thượng; trí nhàm chán tai hoạn; trí chẳng khởi; trí vô sinh; trí sinh; trí rốt ráo; trí đại nghĩa”.

Luận Đối pháp kia tự giải thích: “Ba trí đầu tiên, tức ba tuệ, thứ tư là trí thắng nghĩa; thứ năm là trí tha tâm; thứ sáu là trí pháp; thứ bảy là trí loại. Bốn thứ tiếp theo là trí rốt ráo bốn đế, tức trí Tận vô sinh”.

Tiếp theo, chín thứ trí trước chỉ là tu tuệ. Trí đại nghĩa, tức trí Đại thừa, chung cho thuộc về ba tuệ, rốt ráo chỉ tu”. Lại luận Hiển Dương quyển 16 đồng chép: “Quán sát bốn đế, khởi mười sáu hạnh trí trước, là đối tượng y chỉ của sau sau, nghĩa là vì đối trừ bốn điên đảo, nên bốn hạnh của khổ đế”:

  1. Vì dứt trừ đảo thường, nên khởi hạnh vô thường.
  2. Vì dứt trừ điên đảo lạc, tịnh, nên khởi hạnh khổ.
  3. Vì dứt trừ đảo ngã, nên khởi hạnh không.
  4. Tức vì trừ ngã này, do ngã không khác, các hạnh quán không, vì tánh không của ngã”.

Ngoài hạnh quán này, do ngã chẳng khác, các hạnh quán không, vì chẳng có ngã. Thể của hạnh quán này, vì chẳng phải tánh ngã, là hai khác nhau. Kế là đối với bốn thường, lạc, ngã, tịnh, ái tập đế; khởi tập nhân, sinh duyên bốn hạnh. Tiếp theo, là đối với diệt này, chứng được đạo đế, khởi đạo, như hạnh, phát ra bốn hạnh, đều chỉ có tu tuệ, có chung vô lậu; trong vị thành mãn, chỉ tu vô lậu.

Luận Hiển Dương quyển 1 chép: “Hiện quán có mười tám thứ”:

  1. Văn.
  2. Tư.
  3. Trí do tu sinh.
  4. Trí thuận quyết trạch phần.
  5. Kiến đạo.
  6. Tu đạo.
  7. Rốt ráo.
  8. Trí thế tục bất thiện, thanh tịnh.
  9. Trí thế tục thiện, thanh tịnh.
  10. Trí thắng nghĩa.
  11. Trí có phân biệt hạnh thanh tịnh, bất thiện.
  12. Trí có phân biệt hạnh thanh tịnh, thiện.
  13. Trí vô phân bịêt hạnh thanh tịnh, thiện.
  14. Trí hạnh trước cuả thành sở tác.
  15. Trí thành sở tác.
  16. Hậu trí thành sở tác.
  17. Trí Thinh văn, v.v…
  18. Trí Bồ-tát, v.v…

Căn cứ vào hiện quán thể, chỉ tu tuệ, văn v.v… giúp tu năm hiện quán. Trong đây có năm loại. Y cứ vào trí đạo của năm vị có bảy. Ba tuệ văn, v.v… trong phần giải thoát mà vì thiết lập, nên y cứ vào trí quán hai đế có ba. Quán trí thế tục, vì có hai cảnh thiện, bất thiện khác nhau.

Y cứ vào hạnh chủ thể duyên có ba, vì hai loại: Hữu lậu, Vô lậu, trong đó có phân biệt khác nhau.

Y cứ vào hai không, hai chân trí có ba: Gia hạnh, căn bản, hậu đắc, vì là riêng.

Y cứ vào thừa có hai: Thinh văn, Bồ-tát, vì Đại tiểu khác nhau.

Du-già quyển 10 chép: “Bốn mươi bốn trí, nghĩa là quán chi già, chết là bốn”:

  1. Khổ già, chết.
  2. Tập già, chết.
  3. Diệt cõi già chết.
  4. Hành diệt cõi già chết.

Cho đến chi hành, đều thực hành quán này. Vô minh không có nhân, vì thiếu trí chủng, nên không gọi là Quán. Xưa, Bồ-tát ngồi dưới cội Bồđề, quán chi duyên khởi tạp nhiễm, thuận nghịch; ở trong quán nghịch mà thực hành quán này. Vì y cứ vào phương tiện đầu tiên, nên các luận nói ngang bằng nhau, thức lùi trở lại, đều chỉ tu tuệ, đến lúc thành tựu, vì tu quán tuệ, nên đầu tiên, là quán gia hạnh, cũng chung cho văn tư: bảo cho biết tướng phàm phu chỉ thuộc hữu lậu, thật là vô lậu. Luận Du-già chép:

“Bảy mươi bảy trí, nghĩa là hai trí, duyên già, chết hiện tại có hai trí”.

    1. Duyên sinh hiện tại mà có già chết.
    2. Chẳng phải không duyên sinh hiện tại mà có già chết. Tự thân hiện tại, vì chính mình đã làm, nên duyên già chết quá khứ có hai trí: a- Duyên sinh vị lai mà có già chết. b- Chẳng phải không duyên sinh ở vị lai mà có già chết.

Mặc dù vị lai chưa khởi, nhưng vẫn chấp nhận có nghĩa hoàn diệt tạp nhiễm. Nay, vì quán tạp nhiễm, nên thành hai trí. Trí đầu tiên trong ba bờ mé này, quán quả có nhân, làm sáng tỏ nguyên do của quả đó.

Hậu trí quán quả có nhân, vì chẳng phải không quyết định đả phá vọng chấp ngoài; nhân bất bình đẳng, không có nhân mà sinh.

Sáu trí trước này, được gọi là trí chân thật. Trí Pháp Trụ thứ bảy, quán chi không gồm thâu pháp, vì các nghĩa biết khắp của tuệ hữu lậu, nên biết chung giáo pháp duyên khởi của ba đời, gọi là chi không gồm thâu. So sánh thân bậc Thánh giả cũng có Trí pháp trụ. Trong thân phàm phu cũng có trí chân thật, quán giáo, quán chi, khởi bảy trí; cho đến chi hành cũng có bảy trí này, vì thiếu chủng trí, nên loại trừ chi vô minh, cuối cùng quán thành, chỉ thuộc về tu tuệ. Đầu tiên, vị gia hạnh cũng chung cho văn, tư”. Du-già chép: “Trí các thần thông, trí của môn giải thoát, trí vô ngại giải, trí không có tranh cãi, năng lực của nguyện trí; niệm, trụ, không có sợ hãi, trí Nhất thiết chủng, đẳng trí của Phật pháp không chung”.

Năm thần thông trước, vì có chung vô lậu nói là thân phàm phu và Thánh khởi; sau chỉ có vô lậu, vì thuộc về hai trí. Sáu trí đều tu tuệ; trí của môn giải thoát chỉ có vô lậu, vì thuộc về tu tuệ môn giải thoát, nên thuộc về tám trí không; vô nguyện thuộc về sáu trí; vô tướng thuộc về năm trí, trí vô ngại giải, cho đến trí Phật pháp không chung, chỉ là tu tuệ, tùy thuộc vào đối tượng thích ứng của tu tuệ, có chung vô lậu ở A-la-hán v.v… và thân Như Lai.

– Thứ bảy: Sự khác nhau giữa các pháp hạnh: Pháp hạnh có 10 mười: Biện Trung biên quyển 3 có bài tụng rằng: Rằng viết chép cúng dường

Cho người đọc, vạch, nghe Vâng giữ chánh mở bày Đọc tụng, tư duy, tu.

Người thực hành mười pháp hạnh, được nhóm phước vô lượng, vì cao siêu, vì vô tận, do dẫn dắt người khác không dứt.

Đại Tỳ-Bà-Sa quyển 42 nói rằng: “Nếu đối với mười hai phần giáo của ba tạng mà thọ lãnh, gìn giữ, truyền đọc, rốt ráo truyền bá phổ biến, gọi là tuệ do nghe mà thành. Nương tựa vào ba tạng này phát sinh tuệ do tư mà thành; dựa vào đây mà phát sinh tuệ do tu mà thành. Đây là đoạn phiền não, chứng đắc Niết-bàn, như dựa vào quặng vàng sinh vàng, dựa vào vàng sinh Kim Cương, Kim Cương này có công năng đập nát vật đá, v.v… của núi”.

Bình luận: “Nêu ra thuyết này: “Nếu thọ lãnh, vâng giữ truyền đọc, cuối cùng, phổ biến rộng mười hai phần giáo của ba tạng, là tuệ sinh đắc. Dựa vào ba tạng giáo này phát sinh tuệ do văn mà thành; dựa vào đây, phát sinh tuệ do tư mà thành; dựa vào đây, phát sinh tuệ do tu mà thành. Đây là dứt trừ phiền não, chứng đắc Niết-bàn, như dựa vào hạt giống sinh mầm, dựa vào mầm sinh cọng; chuyển sinh cành, lá, hoa, quả”.

Y cứ luận Du-già quyển 13 chép: “Thế nào là địa do văn mà thành? Nghĩa là nếu nói lược, thì đối với danh, cú, văn, thân của năm xứ minh, có vô lượng khác nhau. Giác tuệ đứng đầu, lắng nghe, thọ lãnh, đọc tụng, nghĩ nhớ. Lại, đối với nghĩa của giáo ba tạng kia, nhận hiểu rõ ràng không trái. Như thế, gọi là địa do văn mà thành”.

Ý trong luận này nói: “Đối với vô lượng khác nhau danh, cú, văn thân của năm xứ minh, tuệ giác làm đầu tiên, là tuệ sinh đắc, lắng nghe, thọ lãnh, đọc tụng, nghĩ nhớ. Lại nhận hiểu rõ ràng, không trái ngược đối với nghĩa giáo pháp ba tạng kia, mới được gọi là văn tuệ, tức biểu thị rõ tướng chung. Đối với năm giáo minh, tuệ giác tối tăm, thua kém, sở hữu tâm thiện, gọi là tuệ sinh đắc. Sự lắng nghe về sau, tác ý khác nhau, tâm thiện sáng suốt, rõ ràng, gọi là văn tuệ, chẳng phải chủ yếu trước hết, đối với giáo ba tạng, lắng nghe, thọ lãnh đều là tuệ sinh đắc, chỉ đối với ba tạng, không phải dùng công sức sinh ra tâm lành, tuệ giác tối kém, gọi là tuệ sinh đắc, vì không thuận với xuất thế, chẳng phải công sức khởi tánh sáng suốt, rõ ràng, đọc hiểu nghĩa văn, vì mặc tình mà khởi, gọi là tuệ sinh đắc, nên dù thọ lãnh, vâng giữ giáo ba tạng, v.v… nhưng cũng có sinh đắc. Nếu đối với ba tạng, chủ yếu dùng công sức, thì sẽ sinh tâm thiện tuệ giác vượt hơn, sáng suốt, gọi là thiện gia hạnh, thuận với xuất thế gian, do công năng khởi tánh rất sáng tỏ. Đọc, hiểu nghĩa văn, gia hạnh mà khởi, gọi là văn tuệ, nên biết được thọ lãnh, gìn giữ giáo ba tạng v.v… cũng có văn tuệ không như vậy, thì làm sao đối với giáo của năm minh, tuệ giác là đầu gọi tuệ sinh đắc? Lắng nghe, thọ lãnh, gọi là Văn tuệ. Biện Trung Biên chép: “Tuệ do văn thành tư duy Đại thừa, khiến cho gốc lành giới được thêm lớn. Tuệ do tư thành tư duy Đại thừa, chánh ngộ nhập thật nghĩa đã cầu, tuệ do tu thành, tư duy Đại thừa, khiến cho sự nghiệp mà mình đã mong cầu, được hòan thành, viên mãn, gọi là chủ thể thu nhập địa tu trị”.

Ba tuệ nhiệm mầu này dùng mười pháp hạnh mà làm bạn giúp đỡ. Do tám pháp hạnh đầu tiên thọ thuộc mười pháp hạnh, gọi là Văn tuệ; pháp hạnh thứ 9 gọi là tư huệ, thuộc về tu tuệ của pháp hạnh thứ mười. Do ba tuệ này tu các pháp hạnh đối với Đại thừa này, được quả rất lớn:

1- Vì rất vượt hơn. 2- Vì vô tận.

Do khả năng gồm thâu ích lợi cho các hữu tình khác. Cho nên, Đại thừa nói là rất vượt hơn, do dù chứng đắc Niết-bàn vô dư, đem lại lợi ích cho sự người khác mà thường không dứt. Vì thế, Đại thừa được gọi là vô tận.

Kinh Pháp Hoa chép: “Thọ trì kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giải thích, hoặc viết chép, người này sẽ được tám trăm công đức của mắt, cho đến một ngàn hai trăm công đức của ý”.

Nếu thọ trì, đọc tụng ba tạng, thì chỉ được tuệ sinh đắc, làm sao có được thực hành mười pháp hạnh, được nhiều nhóm phước?

Năm hạng pháp sư thành sáu ngàn đức, gia hạnh sức dụng của pháp lành mới sinh tâm hiểu rõ ràng, sáng suốt, vì được đối tượng thích ứng. Do đây, nên như thuyết mà Đại thừa đã nói.

– Thứ tám, nói về sự đồng, khác giữa các Đà-la-ni: Đà la ni có hai:

  1. Chủ thể gìn giữ các kinh, v.v… nói là Đà-la-ni nghe, gìn giữ.
  2. Đối tượng gìn giữ: Địa Bồ-tát nói: “Đà-la-ni có bốn”: a- Pháp. b- Nghĩa. c- Được nhẫn của Bồ-tát. d- Minh chú Đàla-ni, Hán dịch là Tổng trì.

Các luận đều nói: Dùng niệm, tuệ làm tánh. Nghe, gìn giữ trong đây tức là văn tuệ; đối tượng gìn giữ trong đây tức cảnh văn tuệ. Nghe các nghĩa như pháp, v.v… ghi nhận sáng suốt không quên, gọi là nghe, gìn giữ.

Đối với nghĩa này, lẽ ra phải có phân biệt, vì sao văn tuệ gọi riêng là Tổng trì, mà không nói tư, tu, cũng thuộc Tổng trì?

Nghe từ phần ngoài, tuệ vượt hơn bên trong sinh, vì tuệ đầu tiên duyên theo cảnh tán của sự việc, nên phân biệt văn chưa thành tựu mà không giữ gìn, gọi riêng là Tổng trì. Hai tuệ tư, tu, nhân phần trong khởi, về nghĩa quyết định vì chẳng phải tuệ đầu tiên, nên về lý, có thể có công năng trì, vì phân biệt nghĩa nhỏ hẹp, nên không gọi là gìn giữ. Vì thế đối với ba địa, nói dứt trừ hai thứ ngu:

    1. Ngu tham dục: chướng ngại tu tuệ.
    2. Ngu nghe, gìn giữ viên mãn Đà-la-ni, làm chướng ngại tuệ văn, tư tổng trì, vì không nói tham dục chướng tổng trì.

Có nghĩa là nghe, gìn giữ tức là văn tuệ. Đẳng trì nghĩa pháp, cũng là cảnh đối tượng gìn giữ của tuệ tư, tu. Văn tuệ nghe chung các nghĩa như pháp, v.v… đã ghi nhận sáng suốt không quên, gọi là văn trì. Hai tuệ tư, tu, với năng lực nhân bên trong khởi, có thể tư duy bốn nghĩa như pháp, v.v… của chủ thể tư, chủ thể tu, ghi nhận sáng suốt không quên, lập bốn trì kia. Không như vậy, thì ba địa đã được văn trì, văn trì bốn nghĩa như pháp, v.v… kia; ngu tổng trì văn, tư dứt chướng xong. Lại nói: “chín địa đoạn, tuệ sau sau nói về ngu Đà-la-ni tự tại”. Thành Duy thức quyển 9

chép: “Vô lượng pháp đã nói Đà-la-ni tự tại. Nghĩa là Nghĩa vô ngại giải, tức đối với tổng trì tự tại, đối tượng giải thích, vì trong một nghĩa, biểu hiện tất cả nghĩa, nên vô lượng danh, câu, chỉ có Đà-la-ni tự tại, chủ thể giải thích; đối với danh, câu, chữ, vì biểu hiện tất cả danh, câu chữ, nên đối tượng gìn giữ kia, tùy thuộc chủ thể gìn giữ kia, vì ba địa đã được, nên hai tuệ: tư, tu năng gìn giữ, tiềm ẩn nhau, sức phần trong sinh. Nghĩa phân biệt nhỏ hẹp, nói là văn tuệ của đối tượng gìn giữ, tất nhiên, là từ sức duyên bên ngoài khởi; nghĩa phân biệt vượt hơn, tướng của chủ thể gìn giữ tăng thêm, không nói đối tượng gìn giữ, nên Duy thức chép: “Ngu hai viên mãn nghe, gìn giữ Đà-la-ni, tức là trong đây, làm chướng tuệ văn, tư của tổng trì, nghĩa là vì tư tuệ cũng gọi Đàla-ni, nên biết được thuyết của chín địa nói là dứt trừ ngu Đà-la-ni tự tại, được vô ngại giải, v.v… của nghĩa pháp, tức là đối tượng gìn giữ của Đà-la-ni của tu tuệ”.

– Địa thứ chín chứng khác nhau: Phẩn Pháp sư Công Đức trong kinh Pháp Hoa chép: “Sau Như Lai diệt độ, nếu có người nào thọ trì kinh này, hoặc đọc, hoặc tụng, hoặc giảng nói; hoặc viết chép, thì sẽ được một ngàn hai trăm công đức của ý, dùng ý căn thanh tịnh này, cho đến nghe một bài kệ, một câu, thấu suốt vô lượng nghĩa, vô biên, hiểu nghĩa này xong, có thể giảng nói một câu, một kệ, đến một tháng, bốn tháng, cho đến một năm, các pháp đã nói, thuận theo nghĩa thú của pháp đó, đều không trái với thật tướng, mặc dù chưa được trí tuệ vô lậu, nhưng ý căn người kia thanh tịnh. Như đây là người có đối tượng tư duy, nói năng, suy tính, so lường, đều là Phật pháp, đều chân thật”. Văn này biểu thị rõ chưa nhập mười địa, chứng được hai tuệ văn, tư cao quý.

Lại, phẩm Thường Bất Khinh chép: “Bồ-tát Bất khinh thực hành hạnh không khinh thường. Đến khi sắp qua đời, ở giữa hư không, nghe đủ hai mươi ngàn muôn ức bài kệ kinh Pháp Hoa mà Phật Oai Âm Vương đã nói, đều có thể nhớ chắc (thọ trì), liền được sáu căn thanh tịnh như trên, lại thêm mạng sống lâu hai trăm muôn ức na-do-tha tuổi. Sau khi qua đời sẽ được gặp hai ngàn ức Phật, đều hiệu là Nhựt Nguyệt Đăng Minh. Sau đó lại gặp hai ngàn ức Phật, đều hiệu là Vân Tự Tại Đăng Vương. Trong pháp chư Phật này, thọ trì, đọc tụng, vì bốn chúng nói kinh điển này, nên được mắt thường thanh tịnh, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, các căn thanh tịnh, đối với bốn chúng nói pháp, tâm không chút sợ sệt”.

Ý kinh kia nói: “Bồ-tát Bất Khinh khi sắp qua đời, nghe kinh Pháp Hoa, sáu căn thanh tịnh, thêm mạng sống lâu, là bốn vị gốc lành trước thấy đạo, không nói được thường, vì sáu căn thanh tịnh, nên không nói thuyết pháp, vì tâm không có sợ sệt”. Do đây, chắc chắn không phải vị Thánh Thập Địa nói. Sau khi qua đời sẽ được gặp nhiều Đức Phật, được sáu căn thường thanh tịnh, tâm không khiếp sợ khi nói pháp, chứng nhập Sơ địa. Do đây, chắc chắn biết chẳng phải là phần vị bốn mươi tâm giải thoát; vị ấy qua đời, chưa được các căn thường thanh tịnh, vì tâm không sợ sệt, nên soi rọi xa văn trước, dù chưa được trí tuệ vô lậu, nhưng ý căn của Bồ-tát kia vẫn được thanh tịnh như thế ấy, là vì bốn gốc lành của quyết trạch phần. Đây là nói được trội hơn trước địa văn, tư, là do Bồ-tát tu thành”. Nhiếp luận v.v… nói: “Vì sao Tam địa gọi là Phát Quang?”

Vì đối tượng nương tựa của đẳng chí, đẳng trì không có lui sụt, là chỗ y chỉ của đại pháp quang minh.

Vô Tánh giải thích: “Rằng trong địa này, đã chứng định ít có, vì phát ra trí sáng soi rõ các pháp, nên gọi là Phát Quang. Các định tĩnh lự, gọi là đẳng trì, các định Vô Sắc gọi là Đẳng chí. Hoặc đẳng trì, nghĩa là tâm tâm tánh cảnh. Nói Đẳng chí, nghĩa là chánh thọ hiện tiền”. Duy thức lại chép: “Địa 1, 2, 3 tu hành thí, giới, tương đồng với thế gian. Văn trước nói trong địa thứ ba, được tu tuệ vượt hơn. Nhiếp luận của Thiên Thân, Duy thức, luận Thập Địa, v.v… đều nói mười chướng. Thứ ba, là tánh chậm lụt, quên mất pháp văn, tư, tu. Đây là nói ba địa được ba tuệ vượt hơn. Lại, Thập địa, v.v… nói: “Mười Ba-la-mật, không thêm bớt, nghĩa là trong Mười địa đối trị mười chướng, chứng mười chân như, vì không có thêm bớt”.

Đây là biểu thị rõ Năm địa được đẳng trì vượt hơn, chánh hạnh tu tập định Ba-la-mật, tùy theo khả năng, cũng tu các độ khác. Nhiếp luận của Thiên Thân chép: “Nghĩa y chỉ của nghịêp tự tại, nghĩa là giới pháp này là đối tượng nương tựa của nghiệp tự tại thân, v.v… Và đối tượng nương tựa tự tại của môn tam-ma-địa Đà-la-ni”.

Nếu biết như thế, được nhập Thập địa, Thập địa nói ở đây mới được định vượt hơn. Tổng đoạn văn trước, ba tuệ hữu lậu được cao siêu, nghĩa là đối với bốn gốc lành dứt chấp phân biệt, được tu vô lậu ở Sơ địa, dứt

chướng chậm lụt được ba tuệ vô lậu, soi rọi pháp Đại thừa, ở địa thứ ba, chánh tu các định, vào ra tự tại, lợi mình, lợi người, trừ chướng tán lọan, ở địa thứ năm, đối với tất cả pháp có khả năng tư duy, gìn giữ một dụng tuệ chia thành ba tuệ: Ở địa thứ tám, như kinh Thập Địa đã nói rộng trước đây, đã được biện tài vô ngại và Đà-la-ni vượt hơn y chỉ tu tuệ; ở địa thứ chín, khởi đại thần thông, khắp các cõi mười phương, thực hành rộng lợi lạc. Ở địa thứ mười, do giáo này nói địa chứng khác nhau, dùng lý để tìm văn, không trái nhau.

– Thứ mười, các môn phân biệt, gồm có mười môn:

1- Hỏi: Ba tuệ như thế, có bao nhiêu duyên tự tướng? Bao nhiêu duyên cộng tướng?

Đáp: Vấn đề này có nhiều thứ, lược nói có ba:

  1. Tự tướng (cụ thể): Pháp sắc, thinh, v.v… gọi là tự tướng. Sắc uẩn vô thường, v.v… đều là cộng tướng (khái niệm).
  2. Sự tự tướng: Pháp xanh, vàng, v.v… gọi là Tự tướng (tướng riêng); các Xứ như sắc, thinh, v.v… gọi là tướng chung (cộng tướng).
  3. Tự tướng tự tướng: Không thể nói tánh, gọi là Tự tướng. Tướng khác có thể nói, v.v… gọi là cộng tướng. Dẫn rộng lý, giáo, như nghĩa nên biết. Chứng tự tướng của tự tướng, chỉ tu tuệ được, tự tướng cộng tướng khác chung cho văn, tư tuệ. Lại, luận Phật Địa chép: “Sự khác nhau của tự tướng, cộng tướng, so sánh nghĩa cũng vậy”.

2- Hỏi: Có bao nhiêu nhân? Bao nhiêu quả? Đáp: Vấn đề này có hai thứ: a- Hơn kém sinh nhau. b- Hơn kém tu lẫn nhau.

Y cứ vào nghĩa đầu: Văn là nhân của ba tuệ; Tư là nhân của hai tuệ; Tu là nhân một tuệ. Tu là quả của ba tuệ; Tư là quả của hai tuệ, văn là quả của một tuệ. Do thua kém là nhân vượt hơn; sự vượt hơn là quả thua kém.

Nếu y cứ vào nghĩa đồng loại riêng, thì không hợp lý, vì tư chẳng phải nhân của tu; tu chẳng phải nhân quả của tư, vì giới khác, nên y cứ vào nghĩa sau. Nếu khiến cho phần thế, huân tập phát dụng tăng thêm. Nghĩa nhân như trước đã nói. Nếu do đây, khởi huân tập tu thể kia, với thế lực tăng thêm mạnh mẽ. Về sau, hiện ở trước, rất sáng suốt thanh tịnh: Tuệ do văn thành, chỉ có nhân của văn tuệ; Tuệ do tư thành là nhân của tư tuệ; Tuệ do tu thành là nhân của ba tuệ. Hai tuệ văn, và tư không dựa vào định sau. Khi thế lực thấp kém hiện ở trước, không thể điều khiển thế lực người khác, sau khi thêm vượt hơn, sinh ra sáng, sạch; vì tu tuệ không như vậy, nên là nhân của người. Hoặc pháp vượt hơn sau là nhân thua kém trước. Vì tu khiến trội hơn, nên pháp thua kém sinh trước, chẳng phải nhân vượt hơn sau. Do thế lực yếu kém, không thể khiến cho chuyển biến sáng, sạch về sau.

Hỏi: Tương ưng với bao nhiêu căn?

Đáp: Tuệ do văn thành, tương ưng với bốn căn: Nghĩa là từ khổ căn, vì ở năm thức, đối với pháp vượt hơn ở trên, lo buồn muốn chứng tương ưng với ưu căn; ở trong cõi Sắc, tương ưng với lạc căn, hoặc năm căn đều có. Thừa nhận loại văn tuệ có ở năm thức, cũng khổ căn đều có.

Nghĩa như thật. Trừ khổ, ưu, lạc, hỷ, xả đều có. Sư lo buồn muốn chứng tương ưng với từ tuệ. Tánh chẳng phải văn tuệ. Vì chẳng phải ép ngặt, nên chẳng phải ưu căn đều có, vì chẳng phải năm thức, nên tuệ do tu thành, lạc, hỷ, xả đều có, chẳng phải là pháp của địa tán, vì tán không có năm.

Hỏi: Có bao nhiêu Đẳng trì, Đẳng chí và Đẳng dẫn đều có?

Đáp: Đều tương ưng với đẳng trì, vì số định của cảnh riêng. Có nghĩa là: “Văn, tư không phải Đẳng dẫn, Đẳng chí, đều có thừa nhận sau Bát địa có văn, tư”.

Hỏi: Có bao nhiêu pháp cùng chung với mười một món thiện?

Đáp: Có hai tuệ: khéo tư, khéo tu, chung với mười một món thiện.

Luận Thành Duy thức thừa nhận có khinh an trong cõi Dục, văn tuệ tán xa, chỉ có mười pháp khác. Vị tán đã khởi không có khinh an.

Nghĩa thật: Ba tuệ, mười một thiện đều có thừa nhận tâm vô lậu vì có văn, tư.

Hỏi: Có bao nhiêu bất định có chung với bốn?

Đáp: Ba tuệ đều tương ưng với tầm, từ, vì trong vị định tán đều chấp nhận khởi, nên hối, miên không tương ưng với tu tuệ, vì định, tán khác nhau.

Nghĩa là: Hối, miên không phải văn, tư đều có hành tướng thô bỉ và vì mờ tối qua loa, văn, tư tế vượt hơn và vì rộng rãi, sáng suốt.

Nghĩa thật: Văn, tư cũng là hối, miên đều có, văn, tư ăn năn điều ác, trong vị ngủ nghỉ, lắng nghe giáo pháp, vì nghĩa lo nghĩ, như Thành Duy Thức quyển nói.

– Hỏi: Có bao nhiêu hệ thuộc, v.v… ba cõi?

Đáp: Nghĩa là Văn hệ thuộc cõi Dục, Sắc; Tư chỉ hệ thuộc cõi Dục; Tu chung cho hệ thuộc hai cõi trên và không hệ thuộc.

Nghĩa thật: Văn Tuệ chung cho hệ thuộc cõi Dục, Sắc và không hệ thuộc. Tư tuệ hệ thuộc cõi Dục và không hệ thuộc. Tu tuệ như trước. Hai tuệ: Văn và tư chung cho không hệ thuộc, nghĩa là chỉ dựa vào địa cõi Sắc, vì văn có chủng loại, vì hành tướng của tư rộng, ba thứ đều bị hệ thuộc, không hệ thuộc.

Hỏi: Có bao nhiêu hữu học, v.v…?

Đáp: Tuệ do tu thành chung cho ba thứ, hai tuệ văn, tư.

Có nghĩa: Chỉ phi học, phi vô học.

Thật nghĩa: Chỉ hữu học và phi học, phi vô học, vì nói Phật không có. Nếu thân Vô học có thuận theo thiện vô lậu, thì cũng gọi là người Vô học. Hai tuệ văn, tư cũng chung cho Vô học, duyên chung ba thứ.

Hỏi: Có bao nhiêu phiền não do thấy đạo mà dứt trừ?

Đáp: Nếu lìa ràng buộc thì dứt.

Nghĩa là Văn, tư chỉ do tu đoạn, vì chẳng ô nhiễm nên không do kiến đoạn, vì chẳng phải vô lậu nên không phải đối tượng dứt trừ.

Thành Duy thức chép: “Mười một món thiện v.v…, không phải đối tượng dứt trừ của Kiến”.

Luận Du-già chép: “Năm căn như tín, v.v… chỉ do tu đoạn, vì chẳng phải đối tượng dứt trừ, Tuệ do tu thành, chỉ do tu đoạn và chẳng phải đối tượng đoạn, vì chung cho vô lậu, nên y cứ vào không sinh đoạn, cũng chung cho kiến đoạn; nói là định, v.v… vô tưởng chỉ do kiến đoạn, như trong Duy thức quyển 8 nói là nghĩa của hai đoạn”.

Hỏi: Có bao nhiêu gia hạnh đắc, ly nhiễm đắc và sinh đắc?

Đáp: Ba thứ tuệ này đều chẳng phải sinh đắc, vì chẳng phải tối tăm mê muội, nên đều là gia hạnh đắc, vì gia hạnh thiện, nên đều lìa nhiễm đắc, lìa chướng của ba địa, được ba tuệ vượt hơn, lìa nhiễm Bát địa, vì được ba tuệ vô lậu, nên cũng lìa nhiễm của chín địa, vì được tu tuệ vượt hơn, nên dù có sự tu tập của đời trước. Ba tuệ này trong hiện đời, tất nhiên không có được, nên chẳng phải sinh đắc, chủ yếu là cần một chút công sức, mới có thể được.

Phật được thành: Nhất định do lìa nhiễm đắc, vì không có gia hạnh. Thanh văn, Độc giác và vị Bồ-tát, chung cho hai thứ đắc. Bát địa trở lên, không có gia hạnh cố gắng, khích lệ, vì có gia hạnh tự nhiên.

NGHĨA LÂM BA LUÂN

  1. Nêu ra thể.
  2. Giải thích tên gọi.
  3. Phế, lập.
  4. Biểu thị rõ tướng.
  5. Ba thừa năng khởi.
  6. Đối tượng tạo tác của ba thân.
  7. Hóa độ riêng hữu tình.

Thứ nhất, là nêu ra thể: Du-già quyển 69 chép: “Năm thần thông trước, phàm phu Hữu học khởi: Đều là hữu lậu. Vô học khởi: đều là vô lậu. Phàm phu là Hữu học, cho nên đạo yếu kém, nên Vô học đã khởi, vì thế đạo mạnh mẽ. Nếu Phật đã khởi, thì chỉ là vô lậu, trí chung cho vô lậu. Luận kia chép: “Dùng hai trí: Tận và Vô sinh làm tánh, vì duyên lậu tận, nên chỉ là vô lậu, thân lậu tận khởi trí thông lậu tận Ala-hán, v.v… dùng mười trí làm tánh. Trong đây có nghĩa: “Thân lậu tận thành, gọi là vô lậu, chẳng phải nghĩa đoạn lậu, tức chứng tỏ ba luân cũng chung cho hữu lậu”. Du-già quyển 69 chép: “Dùng tất cả tĩnh lự của các thần thông, v.v… để làm y chỉ, vì đều có khả năng dẫn sinh, nên dừng Vô sắc cũng có trí lậu tận. Các Bồ-tát v.v… thuận theo dùng tâm vô lậu kia, để hiểu rõ tất cả pháp, cũng có thể y cứ vào pháp vô lậu kia, biến hóa các cảnh, v.v… như đứng bên cạnh Phật và hương cung điện v.v… vì tác dụng hẹp, mà không gọi chung cho tâm cõi Sắc rộng, trừ địa Vị chí có thể có các thông, vì định, tuệ ngang bằng”.

Du-già quyển 3 chép: “Vì ba luân tức thông, nên đồng ở thông, chẳng phải ở địa khác”.

Thứ hai là giải thích tên gọi: Du-già quyển 9 hỏi: “Như nói ba luân ba đời thanh tịnh, làm sao biết được?”

Đáp: Vì tự tánh của biến kế sở chấp, nên pháp bình đẳng, bình đẳng ở quá khứ, vị lai, hiện đời, bởi lẽ khi dùng tuệ như thật chánh quán sát pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, không có lưu luyến, hy vọng, chấp mắc thì đó gọi là ba luân ba đời thanh tịnh”. Luận Hiển Dương quyển 1 chép: “Tất cả, nghĩa ba luân”:

  1. Cảnh sở tri (đối tượng biết).
  2. Trí năng tri (chủ thể biết của tri).
  3. Người, chủ thể biết.

Luận kia chép: “Các hành có chung ba pháp này. Vì dứt bỏ pháp chấp, nên quán thể của ba pháp là không”. Vì dẹp bỏ chấp kia, nên trên đây đều chẳng phải nghĩa đã nói này. Nay, sẽ nói về ba thứ dẹp bỏ: Người chưa tin, khiến sinh niềm tin thanh tịnh, đối với người đã tin, thì bảo nên tu hành; đối với người tu hành, thì giúp cho họ được hiệu quả, gọi là ba luân.

Kinh Thập luận quyển 6 chép: “Như thế, Như Lai và các Bồ-tát sở hữu thân thông ghi nhận nói lời răn dạy, ba thứ tác dụng của luân vượt hơn không có ngăn ngại”. Ba là số, tức là kinh Thập luân kia nói: “Như bánh xe mà vua Chuyển luân ngồi. Hoặc đầu tiên, đi trên bánh xe”. Ý đầu tiên kinh kia nói: “Y chỉ sự vận chuyển, gọi là Luân, đối tượng y chỉ của bậc Thánh ba thừa, từ vận, vận người khác, vận chuyển có đến chỗ kia, lập dùng luân (bánh xe) để gọi”.

Ý sau của kinh kia nói: “Như xe báu là vật của vua Chuyển Luân.

Đầu tiên là đi, có thể dẹp bỏ, không khước từ trấn đóng, vì đã chế phục. Ba luân cũng như vậy, đối với người chưa tin, khiến sinh niềm tin, v.v…

người trước đã tin v.v…, thì khiến quyết định v.v…, là Đới số thích”.

Du-già quyển 25 cũng gọi ba thần biến truyền trao, răn dạy, Ba thần biến đó là:

1- Thần biến của sức thần.

2- Thần biến ghi nhận nói.

3- Thần biến giáo hóa, dắt dẫn.

Du-già quyển 2 cũng gọi ba thứ thần biến giáo thọ:

  1. Thần biến thần cảnh.
  2. Thần biến ghi nhân nói.
  3. Thần biến răn dạy.

Quả do tu thành, trí đủ oai đức, tức dạng khó suy lường, gọi là thần biến. Chuyển đổi không nhất định, gọi là biến. Biến, nghĩa là cảnh; thần, nghĩa là trí. Thần của cảnh, có công năng biến đổi; cảnh của thần (trí), đối tượng biến đổi, đều Y chủ thích. Thần tức biến; biến thuộc chủ thể biến, Trừ nghiệp thích.

Trong đây chỉ lấy hai cách giải thích: Đầu và sau. Truyền dạy, khuyến khích điều lành của người kia nẩy sinh; răn dạy, tiêu diệt điều ác của người kia; vừa dạy bảo, vừa khuyên răn; dạy và răn khác nhau, hai cách giải thích đều được. Tác dụng một thứ thần cảnh vượt hơn, sáng tỏ, chủ thể biến, chủ thể hóa, vì gọi đúng là thần biến, nên trong sáu thông, gọi riêng là thần thông, tha tâm, tưởng dụng lậu tận, chẳng phải tăng thêm, không bằng thần cảnh, trong sáu thông, không xưng với thần, trong ba luân cũng gọi là Thần, có năng lực chuyển biến tâm người, hay khéo lậu tận.

Dụng vượt hơn vì pháp khác; Ba pháp khác so sánh thua kém, cũng không gọi là luân.

Du-già quyển 25 chép: “Ba thứ đều gọi là truyền trao, răn dạy. Ba thứ đều khiến thiện sinh, ác diệt, vì hai thứ khác”.

Quyển 2 chép: “Ba thứ đều gọi là thần biến truyền dạy, chỉ khiến cho việc lành phát sinh, chẳng phải nói điều ác diệt. Hoặc sao cho hễ việc lành sinh tức là ác tiêu diệt, nên ba thần biến cũng là Trì nghiệp thích. Chiết phục, trấn áp công dụng của hai lợi, gọi là Luân. Thể diệu vô thường, bày ra đức của dụng, gọi là thần biến. Ba thừa gọi chung, lập danh từ thần biến. Bồ-tát, Như Lai được gọi là luân, vì y chỉ chiết phục, vận chuyển vượt hơn”.

Thập Luân lại chép: “Luân: Nghĩa là đối với pháp, không bị trở ngại, cũng như ánh sáng mặt trời soi rọi khắp tất cả, căn khí ba thừa, tùy thuộc vào đối tượng thích nghi, giảng nói chánh pháp, không có đối tượng chấp khắp. Đây là nói soi rọi cùng khắp, không có ngăn ngại, cũng như vầng mặt trời, nên pháp mà người Nhị thừa khởi, chẳng phải luân. Lại, thần biến của Phật, Bồ-tát: Vì vượt hơn Nhị thừa, lại thêm oai lực, nên Du-già quyển

3 chép: “Chư Phật, Bồ-tát lược có ba thứ oai lực thần biến”. Nhưng CâuXá luận quyển 2 chép: “Gọi ba thị đạo: Chủ thể thị hiện, chủ thể dẫn đạo đắc; danh từ thị đạo. Nay, lời nói thị đạo của Đại thừa chỉ thuộc về răn dạy. Thị hiện giáo hóa, dẫn dắt, khen ngợi, khích lệ, chúc mừng, tức kinh xưa nói: “Thị giáo, lợi hỷ”.

Nếu hai thứ ban đầu cũng gọi thị đạo thì thị đạo lợi hỷ, ba luân có chung, ấy là trái với nghĩa tông, nên luận kia lập danh, chẳng phải thuyết của luận này nói.

Tên riêng của ba luân, Tạp Tập quyển 1 chép:

  1. Luân thần biến.
  2. Luân ghi nhận tâm.
  3. Luân răn dạy.

Về nghĩa thần biến, như trước đã giải thích: Thần biến tức luân, là Trì nghiệp thích. Mặc dù biết thần này năng biến, năng hóa; hóa lược, biến rộng, từ rộng đặt tên. Lại, biến là ưu tiên, mới khởi hóa được. Từ đầu tiên gọi là thần biến; về sau, từ thuyết đầu tiên nói: “Tâm, nghĩa là chủng loại khác nhau của tâm người khác. Ghi nhận, nghĩa là nhận thức riêng, thức phân biệt tâm kia, gọi là ghi nhận tâm. Mặc dù cũng có khả năng ghi nhận tâm sở của người khác, vì tâm là chủ, nhưng chỉ nói là ghi nhận tâm, sự ghi nhận của tâm, y chủ thích. Ghi nhận tâm thức luân, cũng là Trì nghiệp thích. Giáo, nghĩa là dạy bảo cho biết, khiến cho việc lành của người kia sinh; Răn, nghĩa là răn nhắc sao cho điều ác của người kia diệt; dạy và răn khác nhau, tương vì thích; vừa dạy, vừa răn, Trì nghiệp thích, dạy, răn tức là luân, giải thích nghĩa như trước”.

Du-già quyển đầu gọi là thần lực, thần biến. Ghi nhận nói thần biến, thần biến giáo hóa, dẫn dắt. Thần cảnh trí, tác chứng thông, gọi là thần. Có danh lực oai thế, vừa là thần, vừa là lực, tức gọi là thần biến. Nghĩa ghi nhận, như trước đã nói, nghĩa là ngôn thuyết, y cứ vào trí ghi nhận nói năng. Nói của ghi nhận, ghi nhận của nói. Nay, nhận lấy cách giải thích sau. Ghi nhận là vì thông nên ghi nhận, tức nghĩa giáo thần biến, như trước đã giải thích. Đạo, nghĩa là dẫn dắt, thể của dẫn dắt là thị hiện; hoặc thể tức răn. Giáo đạo tức thần biến. Du-già gọi là thần biến cảnh, thần biến, ghi nhận nói thần biến, thần biến răn dạy. Thần nghĩa là thông; cảnh, nghĩa là đối tượng biến, đối tượng hóa, thần của cảnh; cảnh của thần. Nếu theo cách giải thích đầu tiên, vì thần là thông, nên thần cảnh tức là thần biến, hai pháp còn lại cũng vậy, đều Trì nghiệp thích.

Nếu nhận lấy cách giải thích sau, thần biến của cảnh, cảnh là vì đối tượng biến, nên được Y chủ thích.

Thứ ba, là phế, lập, gồm có bảy nghĩa:

1/ Du-già quyển 2 chép: “Do thần cảnh, thần biến, hay hiện các thứ cảnh giới thần thông, khiến cho người khác sinh tâm tôn trọng cùng cực, do người kia đối với mình vì sinh tâm tôn trọng đối với mình, nên đối với hệ thuộc tai nghe. Du-già tác ý cùng cực sinh cung kính, do ghi nhận nói thần biến, hay tìm cầu sự khác nhau giữa tâm hạnh người khác. Do thần biến răn dạy, như căn, như hạnh, như đối tượng ngộ nhập, nói chánh pháp cho nghe, đối với đối tượng tu hành thì răn dạy thích đáng”.

2/ Hoặc chưa phát tâm vì tạo ra thần biến, không tu chánh hạnh, ghi nhận riêng tâm mình, chưa có chứng đắc mà vì răn dạy.

3/ Lại, luận Thập Địa quyển 5 chép: “Đầu tiên, một Thần thông là thân nghiệp thanh tịnh. Hai thông thiên nhĩ và tha tâm trí, là khẩu nghiệp thanh tịnh, hai thông: Túc mạng, và trí sinh tử là ý nghiệp thanh tịnh. Một thần thông là đến được chỗ chúng sinh; hai thông: thiên nhĩ và tha tâm, có thể biết vì nói nghĩa pháp âm, vì biết tâm người khác, nên thuận theo các thứ tiếng nói, đều có thể biết hết”.

Y cứ vào các thứ tên khác của nghĩa này, nói là vì thuận theo dụng của chúng sinh, nên hai thông khứ, lai đều biết chúng sinh, được thích ứng thọ hóa độ ở quá khứ, vị lai.

Ý luận kia nói: “Dụng của thần cảnh tăng thêm, riêng, thân nghiệp thanh tịnh, thiên nhĩ nghe tiếng kia; hoặc nói tiếng pháp âm, trí tha tâm biết ý người kia, mới nói pháp mầu, khiến cho ngữ nghiệp của mình thanh tịnh. Hai thông khứ, lai biết cảnh giới không có trở ngại, khiến cho ý nghiệp thanh tịnh. Dù thiên nhãn thông cũng thấy mầu đen, trắng v.v… của tâm người kia. Vì nói pháp mầu, ngữ nghiệp thanh tịnh của mình. Do nói trí sinh tử vì biết ý nghiệp tịnh của pháp vị lai, nên lược bỏ không nói. Dù lậu tận biết chung thế gian, phi thế gian, cũng là ý nghiệp tịnh. Vì nói Bồ-tát Tam địa, được năm thông, vì tịnh hóa ba nghiệp của mình, thành ra cũng không nói, nên ba luân này vì tịnh hóa ba nghiệp không bớt, không thêm”.

4/ Lại, vì thị hiện ba thân, ý, ngữ, như ba nghiệp theo thứ lớp đó, vì biến hóa nên không bớt, không thêm.

5/ Luận Câu-xá chép: “Chỉ ba thứ này dẫn đối tượng hóa độ sinh, khiến phát tâm đầu tiên rất là vượt hơn”.

6/ Hoặc ba thứ này dẫn sinh ra trái với chánh pháp và trong xứ: Vì khiến phát tâm.

7/ Lại, chỉ ba thứ này, khiến đối với Phật pháp, như thứ lớp quy phục, tin nhận, tu hành, được gọi là thị đạo; ba thứ còn lại không được như vậy.

Thứ tư, là nói về tướng: Tướng thần biến đầu tiên, lược có hai thứ:

1- Chủ thể biến. 2- Chủ thể hóa.

Chuyển vận được pháp khác, có vật tự tánh, khiến thành vật khác, gọi là chủ thể biến; tùy thuộc dục, vì tạo ra các việc chưa có, nên gọi là chủ thể hóa, chủ thể biến, đó là mười tám thần biến:

  1. Rung chuyển.
  2. Thịnh vượng.
  3. Lưu bố.
  4. Thị hiện.
  5. Chuyển biến.
  6. Qua lại.
  7. Cuốn lại.
  8. Duỗi ra.
  9. Mọi tượng vào thân.
  10. Đồng loại qua cõi.
  11. Biểu lộ rõ ràng.
  12. Giấu hình.
  13. Việc làm tự tại.
  14. Hàng phục thần thông người khác.
  15. Thí cho biện tài.
  16. Thí cho sự nhớ nghĩ.
  17. Thí cho sự yên vui.
  18. Tỏa ra ánh sáng rực rỡ.

Chủ thể hóa có ba:

  1. Hóa làm thân.
  2. Hóa làm cảnh.
  3. Hóa làm lời nói.

Hóa làm thân: Hóa thân mình thành thân người khác; hóa thân người khác thành thân mình, hoặc một, hoặc nhiều, loại như thế, v.v..

Hóa thành cảnh: Hóa giống như các thứ báu, thức uống ăn, tiền của, các dụng cụ như thế, v.v…

Hóa thành lời nói: Âm thanh hay, âm thanh dở, hệ thuộc mình, người, tất cả như thế.

Kế là, ghi nhận sự khác nhau của tướng tâm có sáu:

    1. Ghi nhận có triền, có tùy miên, lìa triền, lìa tâm tùy miên.
    2. Ghi nhận có nhiễm, nguyện tà, không có nhiễm, tâm chánh nguyện.
    3. Ghi nhận ba cõi thấp kém, trung bình, vượt hơn, tâm năm đường.
    4. Biết ba thọ tương ưng với tâm.
    5. Dùng một ghi nhận một; dùng một ghi nhận nhiều tâm.
    6. chư Phật, Bồ-tát ghi nhận các căn của hữu tình, vượt hơn, thua kém, các thứ thắng, các thứ cõi, hạnh, thuận theo thích ứng trong hành Niết-bàn, xứ yên ổn.

Tướng răn dạy sau: Nghĩa là khả năng biết thật được phiền não cùng tận, hoặc mình, hoặc người khác, đối với các lậu tận đã được, chưa được, cho đến nói rộng. Biết đối tượng hóa kia đối với lậu tận được lìa tăng thượng mạn. Hoặc nói có năm, cái gọi là ngăn cấm, khai cho, can ngăn, khuyên răn, quở phạt, xua đuổi, chúc mừng, an ủi; hoặc khiến cho lìa dục, thị hiện, dạy bảo, dẫn thọ, khen ngợi, khích lệ, chúc mừng. Như luận Hiển Dương quyển 12 chép: “Hoặc giáo thọ có bốn”:

  1. Không có trái ngược.
  2. Dần dần.
  3. Giáo.
  4. Chứng.

Như Thanh Văn Địa quyển 2 chép: “Tướng của ba luân trước, như Bồ-tát Địa quyển 3 nói”.

Thứ năm là Ba thừa năng khởi: Ba thừa đều khởi ba thần biến. Thanh Văn Địa quyển 25 chép: “Nghĩa là A-la-hán có tám giải thoát, định tĩnh lự, v.v…, có khả năng lớn, đủ thế lực vĩ đại, có thể khéo vì người khác, thị hiện ba thần biến truyền trao, răn dạy, nên biết rằng, Độc giác cũng có thể biểu hiện thần biến này, phải có giải thoát, mới khởi ba thứ, nên có bộ hành mà không thể khởi. Lại, ba thần biến tức là ba thông”.

Bồ-tát Địa chép: “Chư Phật, Bồ-tát và người nhị thừa: Oai lực thần thông có chung, không chung, lược do ba tướng”:

1. Vì vi tế: chư Phật, Bồ-tát đối với vô số lượng các loại hữu tình. Và, các sự lợi ích của phương tiện kia, đều biết như thật, đều có khả năng tạo tác.

2. Phẩm loại: Tất cả phẩm loại oai lực thần thông đều thành tựu.

3. Thế giới, dùng tất cả thế giới, tất cả giới hữu tình làm cảnh thần thông. Thanh văn chỉ dùng hai ngàn thế giới hữu tình làm cảnh thần thông; Độc giác chỉ dùng ba ngàn thế giới làm cảnh thần thông, do Độc giác kia chỉ vì điều phục một thân mà tu chánh hạnh, chẳng phải các hữu tình. Cho nên, cuối cùng chỉ dùng một cõi làm cảnh thần thông. Các giáo phần nhiều đều nói: “Độc giác thường dùng thần thông hóa ra vật; Thanh văn thường dùng ghi nhận tâm nói pháp; chư Phật thường dùng lậu tận để răn dạy”.

Thứ sáu, là đối tượng tạo tác của ba thân: thân tự tánh của chư Phật, Bồ-tát kia, và chân lý thường vắng lặng, không có tác dụng, không ngoài lợi ích chúng sinh, không khởi ba luân. Nhưng luận Bát nhã: “Vì chọn công quy bổn, nên nói như vầy: “Ứng, hóa chẳng phải chân Phật, cũng chẳng phải người nói pháp, thật ra không có tác dụng, chẳng khởi ba luân này, phải chứng ba luân kia, mới vượt hơn. Thân tự thọ dụng, tánh thần thông thật vì thật trí, nên nối nhau yên lặng, không có tác dụng lợi sinh, cũng không khởi ba luân. Thể tức là trí tục sở hữu kia, thân biến hóa kia, khởi ba thứ này, hóa độ tà kiến, v.v… vì nhập pháp v.v… nên thân tha thọ dụng. Các loài chúng sinh đã được hóa độ, dù không có ác kiến v.v… thuận theo đối tượng hóa độ đó, khiến nhập, vị trên cũng thể hiện ba luân, nên Đức Phật A-di-đà cũng hóa hiện thần thông ghi nhận tâm, răn dạy. Mặc dù kinh Lăng-già chép: “Sự khác nhau về nói pháp của pháp thân Phật, chọn công quy về bổn, đồng với luận Bát-nhã, thật sự không có tác dụng khởi lên việc nói pháp”.

Thứ bảy, là hóa độ riêng lẻ hữu tình: Ba luân của Đức Thế Tôn năng hóa độ các loại hữu tình của ba cõi: “Bồ-tát Địa nói: “Thần thông của chư Phật dùng tất cả cõi, tất cả hữu tình làm cảnh, nên ghi nhận tâm, răn dạy, nghĩa ấy quyết định như vậy. Nhị thừa đã dùng ba thứ hóa độ cõi Dục, cõi sắc, Bồ-tát địa chép: “Thần thông của Thanh văn dùng hai ngàn cõi; thần thông Độc giác dùng ba ngàn cõi làm cảnh giới, nên ghi nhận tâm, răn dạy hữu tình kia cũng vậy”.

Bên cạnh hóa độ đã thế, trên, dưới nên suy nghĩ. Ba luân của Thế Tôn có khả năng hóa độ năm đường, như phát ra ánh sáng soi rọi ngục Vô Gián, nói Đà-la-ni, địa ngục đến nghe. Nhưng vì nỗi khổ của địa ngục kia ép ngặt, không được yên vui. Hàng Nhị thừa kia không thể hóa dộ hữu tình trong địa ngục kia, có thể đi khắp bốn đường, vì oai thế thấp kém, nên hóa độ chung bốn loài sinh. Loại núi nhỏ, v.v… vì đều thọ lãnh hóa độ, nhưng trừ châu ở phía Bắc, Đức Thế Tôn dù đến mà không nhận hóa độ, nhưng ba luân của Thế Tôn năng hóa độ Ba thừa; Nhị thừa thì ba thứ hóa độ v.v… và, hạ thừa chẳng phải Thượng thừa, nếu là phàm phu thì có khả năng hóa độ họ; hữu tình có tánh, đều dùng ba luân để hóa độ; hữu tình không có tánh dùng ba luân mà không đắc quả.

Cho nên, kinh nói: “Dù lại phát tâm, hết lòng thực hành tinh tấn, nhưng cuối cùng, không thể chứng Vô thượng Bồ-đề”.

ĐẠI THỪA PHÁP UYỂN NGHĨA LÂM CHƯƠNG QUYỂN 6

(HẾT)