Đại Thừa
Ngũ Uẩn Luận

-Đại Tạng Kinh, quyển thứ 31 trang 848 từ phần giữa bên mặt đến trang 850 phần dưới bên mặt

-Ngài Bồ Tát Thế Thân tạo luận
-Ngài Huyền Trang Tam Tạng Pháp Sư, phụng chiếu dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán
-Thích Như Điển dịch từ chữ Hán ra chữ Việt, năm 1985.

 

Đức Bạc Già Phạm (Bhagavat – tức Đức Phật) đã lược nói Ngũ Uẩn gồm có:

  • Một là Sắc Uẩn
  • Hai là Thọ Uẩn
  • Ba là Tưởng Uẩn
  • Bốn là Hành Uẩn
  • Năm là Thức Uẩn

Thế nào là Sc Un ?

-Là 4 chất lớn, và 4 chất lớn nầy tạo ra sắc vật.

Thế nào là 4 cht ln ?

-Là những gì thuộc về đất, thuộc về nước, thuộc về lửa và thuộc về gió.

Thế nào là thuc về đất ?

-Là có tánh cứ

Thế nào là thuc v nước ?

-Là có tánh lưu chuyển.

Thế nào là thuc v la ?

-Là có tánh nóng.

Thế nào là thuc v gió ?

-Là có tánh di động nhẹ nhàng.

Bn cht ln ny to ra Sc Un như thế nào ?

-Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân – Sắc, thanh, hương, vị, xúc tạo thành Sắc Uẩn vậ

Thế nào gi là nhãn căn ?

-Là sắc làm cảnh thanh tịnh sắc

Thế nào là nhĩ căn ?

-Là thinh làm cảnh thanh tịnh sắ

Thế nào là t căn ?

-Là hương làm cảnh thanh tịnh sắc

Thế nào là thit căn ?

-Là vị làm cảnh thanh tịnh sắc

Thế nào là thân căn ?

-Là tiếp xúc làm cảnh thanh tịnh sắc

Thế nào là sc ?

-Là đối với mắt hình sắc hiện ra rõ ràng.

Thế nào là thinh ?

-Là đối với tai nghe được nhiều loại khác nhau. Không chấp thọ nhiều loại âm thanh sinh ra, là nghe được nhiều loại âm thinh.

Thế nào là hương ?

-Là đối với mũi, biết được mùi tốt, mùi xấu và mùi lạ.

Thế nào là v ?

-Là đối với lưỡi, biết được vị ngọt, vị nồng, vị nhạt, vị cay, vị đắng, vị mặt

Thế nào là xúc ?

-Là đối với thân, trừ 4 chất lớn và nơi tiếp xúc với tánh trơn, tánh rít, tánh dầy, tánh mỏng, tánh lạnh, đói, khát v.v…

Thế nào gi là Vô Biu Sc ?

-Là có biểu nghiệp và tam ma địa hay sanh ra sắc, không thấy, không đối lại được.

Thế nào là Th Un ?

-Là lãnh nạp 3 thứ, khổ, vui và không khổ, không vui. Khi vui mất đi thì có sự mong muố Khổ là lúc sanh ra đã có ý chia lìa. Khổ không vui là không có 2 sự mong muốn kia.

Thế nào là Tưởng Un ?

-Là cảnh giới thu nạp nhiều hình tướng khác nhau.

Thế nào là Hành Un ?

-Là trừ thọ tưởng, các tâm pháp và tâm bất tương ưng hành.

Thế nào tên gi là tâm pháp ?

-Là các pháp kia và tâm tương ưng.

Nhưng ti sao vy ?

-Là xúc, tác, ý, thọ, tưởng, tư. Muốn liễu nghĩa được trí tuệ của Tam ma địa, phải tin sự hổ thẹn, không tham thiện căn, không sân thiện căn, không si thiện căn, tiến bước nhẹ nhàng, không buông lung xả bỏ, nguy hại, tham, sân, mạng, vô minh, kiến nghi, phẫn hận, buồn bực, ghen ghét keo kiệt, nói dối ton hót, kiêu hại, không hổ thẹn, không chìm đắm mờ ám cho đến không tin giải đãi, phóng dật, vọng niệm, tán loạn đều cũng không biế Việc ác (ngủ nghỉ) phải làm dẫn đến chỗ sai quấy.

Đó là các tâm pháp. Năm điều đó là biến hành, năm điều đó là biệt cảnh, mười một thứ thiện, sáu thứ phiền não và tùy phiền não, bốn thứ bất quyết định.

Thế nào là xúc ?

-Là 3 hòa hợp phân biệt làm tánh.

Thế nào là tác ý ?

-Là hay làm cho tâm phát ngộ làm tánh.

Thế nào là tư ?

-Là công đức không mất đi và hình tướng xa lìa tâm tạo tác ý nghiệp làm tánh.

Thế nào là dc ?

-Là có thể nắm giữ sự hy vọng làm tánh

Thế nào là thng giãi ?

-Là việc quyết định, tức như đã hiểu nghĩa làm tánh.

Thế nào là nim ?

-Là tập quán ra lệnh cho tâm không nhớ, minh ký làm tánh.

Thế nào là Tam Ma Địa ?

-Là nơi quán xét sự việc, ra lệnh cho tâm một cảnh không tán loạn làm tánh.

Thế nào là hu ?

-Là nhận trạch pháp làm tánh. Hoặc như lý dẫn đến, hoặc không như lý dẫn đến, hoặc không dẫn đến đầy đủ.

Thế nào là tin ?

-Là trọng chơn lý thật nghiệp quả, đứng đắn, thuận theo tâm tịnh làm tánh.

Thế nào là tàm ?

-Là tự tăng thượng và pháp tăng thượng, dựa vào việc làm sai xấu làm tánh.

Thế nào là quý ?

-Là thế tăng thượng, nương vào việc sai xấu tội ác làm tánh

Thế nào là vô tham ?

-Là đối trị của tham ra lệnh cho sự tham lam sâu đậm, vô trước làm tánh.

Thế nào là vô sân ?

-Để đối trị sân, lấy bi làm tánh.

Thế nào là vô si ?

-Để đối trị si, phải làm điều đứng đắn làm tánh.

Thế nào là tinh tn ?

-Đối trị với sự giải đãi, phải lấy tâm dũng mãnh làm tánh.

Thế nào là khinh an ?

-Đối lại với việc nặng, phải lấy thân tâm hay điều phục làm tánh.

Thế nào là không phóng dt ?

-Đối trị lại với phóng dật, tức là không tham cho đến siêng năng nương vào thiện pháp và tức là sửa đổi cái kia trở thành thiện pháp vậ

Thế nào là x ?

-Tức là không tham cho đến siêng năng nương vào phép nầy vậ Giúp đỡ được tâm sở hữu, tánh tâm bình đẳng, tánh tâm chánh trực, không phát ngộ tánh. Lại do điều nầy, trừ đi được sự ô nhiễm bên trong, không nhiễm ở yên.

Thế nào là bt hi ?

-Đối lại với hại, lấy từ bi làm tánh.

Thế nào là tham ?

-Là năm Uẩn thu nhập những nhiễm ái làm tánh.

Thế nào là sân ?

-Là có tánh vui tác hại làm tánh.

Thế nào là mn ?

-Có tất cả là 7 mạn: Một là mạn, hai là quá mạn, ba là mạn quá mạn, bốn là ngã mạn, năm là tăng thượng mạn, sáu là ti mạn, bảy là na mạ

Mn là thế nào ?

-Là muốn phần thắng về mình, hoặc mọi mưu kế cho mình. Tâm cao mạn làm tánh.

Thế nào là quá mn ?

-Tất cả mọi mưu kế đều muốn thắng về mình. Tâm cao mạn làm tánh.

Thế nào là mn quá mn ?

-Là thắng được mưu kế về cho mình. Tâm cao mạn làm tánh.

Thế nào là ngã mn ?

-Vì sự thu dụng của năm Uẩn tùy theo thấy về mình hoặc thấy mình đượ Tâm cao mạn làm tánh.

Thế nào là tăng thượng mn ?

-Là chưa chứng đắc được pháp mà gọi là ta đã đượ Tâm cao mạn làm tánh.

Thế nào là ti mn ?

-Là nhiều phần tốt tính thành ít. Tâm thấp hèn làm tánh.

Thế nào là na mn ?

-Là không được mà nói là đượ Tâm cao mạn làm tánh.

Thế nào là vô minh ?

-Là vì nghiệp quả tích tụ lâu đời, không biết làm tánh.

Đây lại có 2 loại. Lúc mới sanh ra đã phân biệt sinh khởi. Lại do ham muốn tham sân, triền phược, nên vô minh. Có 3 tên bất thiện căn, đó là tham bất thiện căn, sân bất thiện căn và si bất thiện căn.

Thế nào là kiến ?

-Có 5 loại thấy: Một là Tát già na kiến, hai là biên chấp kiến, ba là na kiến, bốn là kiến thủ, năm là giới cấm thủ.

Thế nào là Tát già na kiến ?

-Là sự thu dụng vào ngũ uẩn tùy theo sự quán sát mình hoặc nơi mình. Nhiễm ô huệ làm tánh.

Thế nào là biên chp kiến ?

-Vì do tăng thượng lực mà ra. Chấp vào thường hoặc chấp vào không thườ Nhiễm ô huệ làm tánh.

Thế nào gi là na kiến ?

-Hoặc chê nhơn, hoặc chê quả, hoặc chê tác dụng, hoặc hủy nát việc tố Nhiễm ô huệ làm tánh.

Thế nào gi là kiến th ?

-Đó là sự kiến chấp thứ 3 nương vào các uẩn, theo sự thấy tối thượng và tối cực mà có. Nhiễm ô huệ làm tánh.

Thế nào là gii cm th ?

-Đó là giới cấm và nơi kia nương vào các uẩn, theo sự quán sát thanh tịnh làm giải thoát, làm xa lìa. Nhiễm ô huệ làm tánh.

Thế nào là nghi ?

-Đó là những điều mà sự trừu tượng làm tánh, trong các phiền não, sau điều thấy thứ 3 và nghi, chỉ có phân biệt khởi và qua câu sinh cũng như phân biệt khở

Thế nào gi là phn ?

-Là gặp trước mắt việc không có lợi, tâm tổn não làm tánh.

Thế nào gi là hn ?

-Là kết oán, không xả bỏ làm tánh.

Thế nào gi là phúc ?

-Là do tội phản chứa nhóm làm tánh

Thế nào là não ?

-Do lời nói độc ác làm tánh.

Thế nào là tt ?

-Do việc thạnh hành, tâm đố kỵ làm tánh.

Thế nào là khan ?

-Do tướng cho sai khác, tâm keo rít làm tánh.

Thế nào là cung ?

-Là lời hứa nhưng không thực có làm tánh.

Thế nào là sim ?

-Là tích chứa sự nịnh hót làm phương tiệ Tâm khúc mắc làm tánh.

Thế nào là kiêu ?

-Là những việc nhiễm trướ Tâm nương cậy làm tánh.

Thế nào là hi ?

-Làm tổn não các hữu tình làm tánh.

Thế nào là không tàm ?

-Là làm việc tội lỗi; nhưng không tự xấu hổ làm tánh.

Thế nào là không quý ?

-Là làm việc tội lỗi; nhưng không xấu hổ lấy làm tánh.

Thế nào là hôn trm ?

-Là tâm không điều hòa, không chịu nương vào, bị che lấp là tánh.

Thế nào là điu c ?

-Là tâm không tịch tịnh làm tánh.

Thế nào là bt tín ?

-Là tin vào đối trị, do nghiệp quả thuận theo không chánh tín.

Thế nào là gii đãi ?

-Là đối lại với tinh tấn, do các việc thiện nơi tâm không dõng mãnh làm tánh.

Thế nào là phóng dt ?

-Là do tham, sân, si, giải đãi vậ Tâm phiền não không giữ gìn. Do các việc thiện không tu tập là tánh.

Thế nào là tht nim ?

-Là niệm bị nhiễm ô, các thiện pháp không sanh, minh lý làm tánh.

Thế nào là tán lon ?

-Là tâm tham, sân, si, phân chia, lưu chuyển làm tánh.

Thế nào là bt chánh tri ?

-Là thân, ngữ, ý hiện tiền làm không chánh, nương trụ làm tánh.

Thế nào là ác tác ?

-Là tâm biến hối làm tánh.

Thế nào là thùy miên ?

-Là không tự tại chuyển tâm đến chỗ cuối cùng làm tánh.

Thế nào là tàm ?

-Là hay tìm cầu lời nói phân biệt, tư huệ sai biệt, lấy tâm trần làm tánh.

Thế nào là tý ?

-Là hay dò xét, quan sát lời nói, phân biệt tư huệ sai biệt, khiến tâm nhỏ mọn làm tánh.

Thế nào là tâm bt tương ưng hành ?

-Là nương vào sắc tâm của tâm pháp để phân chia. Kiến lập không thật, không có khả năng tạo lập, quyết định tánh sai biệt và tánh không sai biệ Vì sao gọi như thế ? Tại vì được, không, còn hết đều có tưởng cả. Thân mạng cũng đồng phân chia như vậy. Sanh, già, ở lại với đời là vô thường. Danh thân, cú thân, văn thân đều là những loại sai biệt tánh như vậy.

Thế nào gi là đắc ?

-Là được thành tựu, điều nầy có 3 loại : Thuận theo chủng tử, thuận theo tự tại và thuận theo hiện tiền.

Như cái đó ứng vào vậy.

Thế nào là vô tưởng đắc chí ?

-Là lìa khỏi sự tham nhỏ, sau đó lìa khỏi sự tham lớ Do vì xa lìa tư tưởng, tác ý làm đầu vậy. Bất hằng hiện hành tâm, tâm pháp diệt làm tánh.

Thế nào là dit đẳng chí ?

-Là xa lìa vô sở hữu xứĐầu tiên theo việc cầu thắng tiến. Do làm ngưng tư tưởng, tác ý làm đầu. Bất hằng hiện hành và hằng hành nhứt phân tâm, tâm pháp diệt làm tánh.

Thế nào là vô tưởng s hu ?

-Là kết quả của vô tưởng đẳng chí. Vô tưởng hữu tình trong trời đất sinh ra. Bất hằng hiện hành tâm, tâm pháp diệt làm tánh.

Thế nào là mnh căn ?

-Là được phân chia bên trong đồng đề Vì nghiệp trước dẫn đến. Ở lại thế gian làm tánh quyết định.

Thế nào là chúng đồng phn ?

-Là tất cả các loài hữu tình có tướng giống nhau làm tánh.

Thế nào gọi là sanh ?

-Là trong chúng đồng phần, các hành vốn không, nay có làm tánh.

Thế nào là già ?

-Là tất cả các hành tướng biến đổi liên tục sai biệt làm tánh.

Thế nào là tr ?

-Là tất cả các hành tướng liên tục chuyển đổi làm tánh.

Thế nào là vô thường ?

-Là tất cả các hành tướng suy giảm làm tánh.

Thế nào là danh thân ?

-Là các pháp tự tánh tăng lời nói làm tánh.

Thế nào là cú thân ?

-Là các pháp sai biệt tăng lời nói làm tánh.

Thế nào là văn thân ?

-Là các chữ làm tánh, hay biểu thị rõ rệt hai loại trướ Lại có tên là hiếu. Do tên nầy có nghĩa là nương vào ý nghĩa hoàn toàn rõ rệt. Lại có tên là chữ, phi sai biệt môn, nương vào sự biến đổi vậy.

Thế nào là d sanh tánh ?

-Là các thánh pháp không được làm tánh.

Tất cả các loại đã nói gọi là Hành Uẩn.

Thế nào là thc un ?

-Là sở duyên cảnh liễu biệt làm tánh. Còn có tên là tâm ý. Do tập họp lại mà nhiếp lấy ý vậ Là tối thắng tâm, là A Lại Da Thức. Vì sao vậy ? Vì trong thức nầy các chủng tử đã huân tập từ xưa cho đến nay vậy. Lại nữa cái duyên nầy không thể phân biệt được. Trước sau chỉ có một loại tương tục biến chuyển. Lại do điều tòng tận diệt đến vô tưởng, vô tưởng sở hữu khởi lên vậy. Biết được tên của cảnh, chuyển thức kia sống trở lại. Chờ đợi duyên duyên khác nhau hoán chuyển vậy.

Nhiều thời gian tiếp nối qua lại chuyển đổi. Lại vì sanh tử bây giờ lưu chuyển nên trở lại vậy. A Lại Da Thức hay tàng chứa tất cả chủng tử. Lại hay chứa tướng ngã mạn, lại cũng nương nơi thân làm cảnh giới vậy. Tức cũng có tên là A Đà Na Thức. Hay giữ thân nầy, là ý cao nhất, là duyên A Lại Da Thức làm cảnh. Ngã mạn, ngã si, ngã kiến, ngã ái v.v… là những thức tương ưng vậy. Trước sau một loại tương tục biến chuyển. Trừ những bậc đã chứng A La Hán và đã chứng được thánh đạo hiện tiền.

Hi : Ý nghĩa làm sao mà nói tên là Un ?

Đáp : Vì có sự tích chứa, nên có tên là Uẩn. Vì các hình ảnh hay thâu nhận vào các sắc khác nhau, nhiếp lấy tất cả nên gọi chung là Uẩn. Lại có thập nhị xứ. Đó là : Nhãn xứ, Sắc xứ, Nhĩ xứ, Thinh xứ, Tỉ xứ, Hương xứ, Thiệt xứ, Vị xứ, Thân xứ, Xúc xứ, Ý xứ, Pháp xứ. Mắt cho đến 5 thứ khác sắc, thanh, hương, vị, xứ, như trước đã giải thích, gọi là Xúc xứ. Đó là 4 chất lớn mà trước đây đã nói một phần của Xúc. Ý xứ tức là Thức Uẩn vậy. Pháp xứ tức là Thọ Tưởng Hành Uẩn không nương vào sắc và vô vi.

Thế nào gi là vô vi ?

-Là hư không vô vi, phi trạch diệt vô vi, trạch diệt vô vi và chơn như.

Thế nào là hư không ?

-Là có khả năng dung chứa các sắc.

Thế nào là phi trch dit ?

-Là có khả năng diệt, nhưng không xa rời sự trói buộĐiều nầy là như thế nào ? – Là xa rời các phiền não đối trị mà hầu hết các uẩn thì không sanh.

Thế nào là trch dit ?

-Có khả năng diệt, và xa rời sự trói buộĐiều nầy nghĩa là như thế nào ? Đó là do phiền não đối trị mà hầu hết các uẩn không sanh

Thế nào là chơn như ?

-Là các pháp, pháp tánh, pháp vô ngã tánh.

Hi : Vì ý nghĩa gì mà có tên là X Na ?

Đáp : Là cửa ngõ sanh trưởng các thức, nên nghĩa là Xứ.

Lại có 18 giới. Đó là Nhãn giới, Sắc giới, Nhãn thức giới, Nhĩ giới, Thinh giới, Nhĩ thức giới, Tỉ giới, Hương giới, Tỉ thức giới, Thiệt giới, Vị giới, Thiệt thức giới, Thân giới, Xúc giới, Thân thức giới, Ý giới, Pháp giới và Ý thức giới.

Mắt cùng các giới và sắc cùng các giới, như đã nói ở trong đây, có 6 thức giới vậy. Là nương vào mắt và căn duyên màu sắc mà có cảnh. Có tánh liễu biệt. Ngôn ý giới là thức không gian diệt, là mong muốn tỏ bày ra nơi đệ lục ý thức và thành lập rộng ra 18 giới vậy. Đó là sắc uẩn, tức 10 xứ, 10 giới và pháp xứ, pháp giới, một phần của thức uẩn tức ý xứ và 7 tâm giới. Thừa ba uẩn và sắc uẩn và sắc uẩn, một phần hợp với các vô vi tức pháp xứ pháp giới.

Hi : Vì nghĩa gì mà nói tên là Gii ?

Đáp : Vì hay giữ lại tánh không tác dụng tự tướng nên có tên là Giới.

Hi : Vì nghĩa gì mà nói là Un vy ?

Đáp : Vì muốn đối trị 3 loại ngã chấp.

Đây là 3 loại ngã chấp:  là tánh ngã chấp, thọ giả ngã chấp và tác giả ngã chấp.

Lại nữa 18 giới nầy có sắc – là một phần ít của 10 giới tức sắc uẩn tự tánh.

Bao nhiêu vô sắc tức sở dư giới.

Bao nhiêu hữu kiến tức nhứt sắc giới Bao nhiêu vô kiến tức sở dư giới

Bao nhiêu hữu đối là 10 hữu sắc giới. Nếu mà những thứ nầy là xứ thì có chướng ngại, là có nghĩa khác.

Bao nhiêu vô đối,là sở dư giới

Bao nhiêu hữu lậu là 15 giới và 3 phần nhỏ sau, do nơi phiền não khởi lên vậy, là hiện sở hành xứ.

Bao nhiêu vô lậu là 3 phần nhỏ sau.

Bao nhiêu dục giới hệ là tất cả.

Bao nhiêu sắc giới hệ là 14, trừ hương, vị, tỉ, thiệt thức.

Bao nhiêu vô sắc giới hệ là 3 phần sau.

Bao nhiêu bất hệ là vô lậu giới.

Bao nhiêu uẩn sở nhiếp là trừ vô vi.

Bao nhiêu thâu uẩn sở nhiếp là hữu lậu.

Bao nhiêu thiện, kỉ bất thiện, kỉ vô ký, tức 10 thông, 3 loại, 7 tâm giới và sắc thanh pháp giới, 8 vô ký.

Bao nhiêu thị nội – là 12, trừ sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp giới.

Bao nhiêu thị ngoại – là 6 tức sở trừ.

Bao nhiêu vô duyên – là 7 tâm giới và phần ít pháp giới tâm sở hữu pháp.

Bao nhiêu vô duyên – là ngoài 10 và một ít pháp giới.

Bao nhiêu hữu phân biệt – là phần nhỏ của ý giới, ý thức giới và pháp giới.

Bao nhiêu chấp thọ – là 5 nội giới và phần nhỏ của 4 giới, tức sắc, hương, vị, xúc.

Bao nhiêu phi nhiếp thọ – là dư 9 và một nhỏ của 4.

Bao nhiêu đồng phần – là 5 nội hữu sắc giới, do tự thức và cảnh giới vậy.

Bao nhiêu bỉ đồng phần – là từ các thức không cho đến các tự loại vậy.

Dịch xong ngày 15 tháng 8 năm 1985 – PL 2529