(Phần Cuối)

11. NGHĨA NĂM HẠ PHẦN KẾT:

Năm hạ phần kết là: Tham dục, sân nhuế, thân kiến, giới thủ và nghi.

Ái cõi Dục tham năm dục bên ngoài nên gọi là Tham dục, cũng có thể tâm tham mong muốn cảnh trước mắt nên gọi là Tham dục.

Nghịch cảnh thì tức giận gọi là Sân.

Đối với thân thấy có ngã gọi là Thân kiến.

Chấp giữ giới làm đạo nên gọi là Giới thủ. Thật ra, cũng có thể chấp giữ bố thí v.v… là đạo nhưng vì người thế gian phần nhiều chấp giới nên nghiên về Giới thủ. Y cứ vào lẽ thật nên nói là chấp v.v… Tạp Tâm nói: “Trong đây dứt các thứ chỉ nói là Giới thủ”.

Do dự chân lý gọi là Nghi.

Nhưng năm loại này, theo Luận Thành Thật thì đủ bốn hạ phần kết nên gọi là hạ: Giới hạ, quả hạ, nhân hạ và sở chướng hạ.

  1. Giới hạ: Tham dục, sân nhuế chỉ ở cõi Dục, chẳng phải hai cõi trên, gọi là giới hạ, nên luận Thành Thật nói: “Tham dục, sân nhuế không ra khỏi cõi Dục”.
  2. Quả hạ: Chấp tham, sân, giới là quả của ba đường ác nên gọi là Quả hạ, Luận Thành Thật nói: Tham dục, sân nhuế gọi là sinh đường ác. Giới thủ cũng vậy, như giữ giới trâu thành thì làm trâu, nếu giữ không thành thì khởi tà kiến, phỉ báng không nhân quả, đọa vào địa ngục. Các giới chim, gà, chó cũng giống như thế.
  3. Nhân hạ: Thân kiến, giới thủ và nghi chỉ khởi ở hàng phàm phu, bậc Thánh không có nên gọi là nhân hạ. Luận Thành Thật ghi: ” Thân kiến, giới thủ và nghi này chẳng vượt khỏi hàng phàm phu. Vì thế, sở chướng hạ chính là thân kiến, giới thủ và nghi. Vì các pháp này làm chướng Sơ quả nên gọi là Sở chướng hạ.

    Hỏi: Mười sử đều chướng Sơ quả, vì sao chỉ nói ba pháp này là chướng Sơ quả? Kinh Niết-bàn nói: “Ba loại này nặng nên nói nghiêng về, ví như thế gian vua đến, vua đi, là chủ được gọi tên, ở đây cũng giống như thế”.

Lại kiến và nghi trong mười sử, sáu sử này chỉ chướng kiến đế lúc vào Kiến đạo, tên và thể đều dứt sạch. Tham, sân, si, mạn chứng cả kiến đạo và tu đạo. Vì chướng chung nên lúc vào Kiến đạo chỉ dứt trừ từng phần. Vì không dứt sạch nên chẳng gọi là Đoạn. Theo chỗ đoạn trước, trong sáu sử, ba sử này là gốc, các sử khác đều theo, Thân kiến là gốc, Biên kiến là tùy. Vì theo Thân kiến chấp đoạn, chấp thường, Giới thủ là gốc, Kiến thủ là tùy. Vì theo Giới thủ khởi Kiến thủ kia làm thù thắng, nghi lại là gốc, Tà kiến là tùy. Vì theo tâm nghi khởi Tà kiến, chỉ nay theo gốc nói nghiêng về Thân kiến, giới thủ và nghi làm chướng Sơ quả, cái khác đều tuỳ, cho nên không nói. Vì ba gốc kia nhiếp ba tùy, không cần nói riêng Biên kiến, Tà kiến và Kiến thủ làm Hạ kiết.

Hỏi: Vì sao không nói si, mạn làm hạ phần kết?

Vì không có bốn hạ vừa rồi, Luận Thành Thật nói như thế. Nêu theo Tỳ-đàm, chánh đủ hai hạ, gọi là Hạ kiết:

  1. Giới hạ: Tham dục, sân nhuế chỉ ở cói Dục:
  2. Nhân hạ: Là thân kiến, giới thủ và nghi chỉ khởi ở phàm phu. Chính văn nói như thế.
  3. Quả hạ: Luận tuy không nói, nhưng y theo Thành Thật cũng không hại.
  4. Sở chướng hạ: Hoàn toàn khác nhau.

Vì sao vậy? Vì trong pháp Thành Thật nói Thân kiến, Giới thủ và Nghi chắc chắn chướng Sơ quả, cho nên cần lập sở chướng hạ. Trong Luận Tỳ-đàm, chỗ chướng của ba kiết này không nhất định. Giới chướng Sơ quả, người đoạn theo thứ tự thì đoạn được. Giới chướng Nhị quả, vượt lên trên Tư-đà-hàm, thì đoạn được. Giới chướng tam quả, vượt khỏi A-na-hàm thì đoạn được giới thủ này. Do nghĩa này nên không có sở chướng hạ.

Nêu sơ lược về năm hạ phần kiết như thế.

12. NGHĨA NĂM KIẾT PHẦN THƯỢNG:

Năm kiết thượng phần như trong kinh nói là: Vô minh, kiêu mạn, trạo hí, sắc nhiễm và vô sắc nhiễm.

Tâm si ám gọi là Vô minh.

Tự đưa mình lên, lấn nhiếp người gọi là kiêu mạn.

Ý tháo động gọi là Trạo hí.

Tham ái ở cõi Sắc, thượng sắc thân của mình gọi là Sắc nhiễm. Phiền não tham ái trong cõi Vô sắc, ái trước tâm mình, gọi là Sắc nhiễm.

Như trong năm loại này đầy đủ ba thượng gọi là Thượng kiết; Giới thượng, nhân thượng và sở chướng thượng.

  1. Giới thượng: Năm loại này đều chung ở hai cõi trên khởi, nên gọi là Giới thượng. Luận Thành Thật nói: Có người nói cõi Sắc, cõi Vô sắc vì giải thoát nên nói là Thượng kiết.
  2. Nhân thượng: Năm loại này đều người tu học từ khởi nên gọi là Nhân thượng. Luận Thành Thật nói: Năm loại này đều là hạnh của người học nên nói là Thượng kiết.
  3. Sở chướng thượng: Năm loại này làm chướng chung đối với quả Vô học nên gọi là Thượng kiết.

Nếu chia ra sắc, vô nhiễm sắc và trạo hí kia ở cõi trên khởi nên gọi là thượng kiết.

Hỏi: Cõi Dục cũng khởi trạo hí, vì sao chỉ nói thượng giới kiết?

Luận Thành Thật giải thích: trong hai cõi trên không có phiền não thô, trạo hí rõ ràng nên nói nghiêng về như vậy. Vô minh, kiêu mạn, hai loại này khởi từ người học vì người cõi trên nên gọi là Thượng kiết.

Hỏi: Si, mạn, thì phàm, thánh đều có, sao chỉ nói người học khởi?

Giải thích: Đúng Lý thì thật phàm, thánh đều khởi, nhưng ở đây chỉ lấy phần người học khởi làm thượng kiết.

Hỏi: Nếu vậy thì phàm, thánh đều có tham, sân; sao không lấy phần khởi bậc thánh để làm thượng kiết?

Trong Kinh nói: Tham dục, sân nhuế là kiết, phần hạ. Nhưng ở đây, tham, sân thuộc cõi dưới, tướng trạng đã rõ ràng, nên theo cõi dưới mà phán định là kết sử phần hạ. Đã định hạ kiết thì không nên nói khởi từ bậc thánh để làm thượng kiết.

Nếu nói chướng quả thì không khác với giải thích ở trước. Năm loại này làm chướng chung quả Vô học nên gọi là thượng kiết.

Hỏi: Hạ kiết làm chướng quả dưới năm phần thượng kiết làm chướng quả trên hai quả giữa gì làm chướng?

Giải thích: Theo trong năm phần hạ kiết, hai kiết tham sân vì khởi từ cõi dưới nên nói là hạ kiết, nếu nói chướng quả thì chướng chung cả hai quả giữa kia, năm phần thượng kiết nói sơ lược như vậy.

13. NGHĨA NĂM SAN

Nghĩa năm San như Luận Thành Thật nói: Chấp chặt không buông gọi là San. San tùy cảnh chia làm năm:

  1. Bỏn sẻn về chỗ ở
  2. Bỏn sẻn về nhà ở
  3. Bỏn về bố thí4- Bỏn sẻn về khen ngợi 5- Bỏn sẻn về pháp.

1. Bỏn sẻn về chỗ ở:

Có người chỗ mình ở sinh tâm tham tiếc. Họ nghĩ: Một mình ta ở, không cần người khác, để ta tự do, là lỗi xan này. Có năm loại:

  • Đối với các Tỳ-kheo chưa đến không muốn cho đến.
  • Đối với các Tỳ-kheo chân chánh đã đến rồi thì tức giận không vui.
  • Muốn cho đi.
  • Cất chứa vật của Tăng không muốn cho.
  • Đối với tăng khi cho vật dụng thì sinh tâm ngã sở, chấp là ơn đức.

Năm lỗi này người này đối với pháp có chung còn không thể xả, huống chi những thứ khác của mình. Do lỗi này nên hoàn toàn không có phần giải thoát.

2. Bỏn sẻn về nhà ở :

Có người đối với sự qua lại nhà thế tục sinh tâm bỏn sẻn. Vị ấy nghĩ: Ta đối với nhà này thường vào ra một mình, không cần người khác nếu có người khác thì phải để ta vượt trội hơn. Lỗi bỏn sẻn này cũng có năm thứ:

  • Người tại gia có việc không vui, thì đồng lo với họ.
  • Người tại gia có việc lợi ích, đồng vui với họ.
  • Làm mất phước thù thắng của người tại gia.
  • Làm cho người thọ nhận không được vật bố thí.
  • Đọa sinh làm quỷ ở cầu xí và các chỗ xấu ác trong nhà ấy.

3. Bỏn sẻn về bố thí:

Có người đối với vật bố thí, sinh tâm bỏn sẻn, nghĩ rằng: Phải để một mình ta được bố thí vật dùng ở đây người khác không được, nếu có cho người khác thì chớ cho hơn ta. Lỗi bỏn sẻn này cũng có năm quả báo:

  • Thường sinh vào nhà nghèo khổ.
  • Khiến người bố thí không được làm hước.
  • Khiến người thọ không được tài lợi.
  • Chế diễu người lành.
  • Tâm thường buồn khổ.

Do lỗi này nên đời sau đọa vào địa ngục, nếu được làm người, thường ở chỗ nghèo cùng, không có tài sản.

4. Bỏn sẻn về khen ngợi:

Có người đối với việc khen ngợi người khác sinh tâm bỏn sẻn nghĩ rằng: Khiến họ chỉ khen ta, đừng khen người khác, chớ khen người khác hơn ta, gọi là bỏn sẻn về khen ngợi. Lỗi bỏn sẻn này cũng có năm thứ:

  • Nghe khen người khác tâm thường xao động.
  • Mỉa mai chế diễu người tốt.
  • Đề cao mình, hạ thấp người khác.
  • Thường bị bêu tên xấu.
  • Đối với trăm ngàn đời sau tâm thường không thanh tịnh.

5. Bỏn sẻn pháp:

Có người đối với pháp sinh tâm bỏn sẻn, lại nghĩ rằng: Khiến chỉ có ta biết mười hai bộ kinh, đừng để người khác biết, nếu khiến người khác biết thì chớ để cho họ hơn ta. Lại mình biết nghĩa mà giữ kín không nói. Lỗi này có bảy thứ:

  1. Sinh ra thường bị mù tối.
  2. Thường bị ngu si.
  3. Trong đời có nhiều kẻ thù, không được tự do
  4. Lui sụt mất mầm thánh.
  5. Kẻ thù của chư Phật.
  6. Xa lánh người thiện.
  7. Không điều ác nào mà không làm.Năm nghĩa bỏn sẻn sơ lược như vậy.

14. NGHĨA NĂM TÂM TÀI

Nghĩa năm tâm tài như luận Thành Thật nói: Tài là chặt chồi cây. Tội nghi báng phát sinh trong tâm như các loại độc ở đời sinh hại chồi cây, nên nói là Tâm tài, có năm loại: Nghi Phật, nghi pháp, nghi giới, nghi pháp giáo hóa, dèm pha người thiện.

  1. Nghi Phật:

Có người không có lòng tin chân chính đối với Phật nghĩ rằng:

Phật là đại tà, là lớn trong các thầy lớn.

2. Nghi pháp:

Có người không có lòng tin chân chính đối với pháp nghĩ rằng:

Kinh Pháp Phật nói là tà. Phật nói cho ngoài đạo nghe là pháp tà.

3. Nghi giới:

Có người không có lòng tin chân chính đối với giới nghĩ rằng: Vì Phật có nói: Giới pháp là trên hết, vì ngoại đạo nói: Giới trâu v.v… là hơn hết.

4. Nghi người giáo hóa:

Có người đối với pháp môn của năm độ v.v… tâm không thật tín, nghĩ rằng: Năm độ này có thật khiến cho người được Niết-bàn không?

5. Dèm pha người:

Có người vô cớ dèm pha Tỳ-kheo thanh tịnh khiến người khinh khi xem thường.

Trong năm tâm ấy, một loại đầu là trái với tâm kính Phật.

Ba tâm giữa là trái với tâm kính pháp.

Một tâm sau, trái với tâm kính tăng.

Nghĩa năm tâm tài nói sơ lược như thế.

15. NGHĨA NĂM TÂM TRÓI BUỘC

Năm tâm phược, luận Thành Thật nói: Phiền não ác pháp trói buộc tâm không buông bỏ nên gọi là Tâm trói buộc. Tâm trói buộc không đồng, lược có năm loại: Tham thân mình, tham năm dục bên ngoài, ưa hội họp với chúng tại gia, xuất gia, đối với lời bậc Thánh tâm không ưa thích, đối với pháp lành được ít cho là đủ. Năm phược như thế.

16. NGHĨA SÁU CẤU

Có bảy môn:

  1. Kể tên, giải thích.
  2. Đối sử triền để nói về sai biệt.
  3. Đối mười sử để nói về chỗ nương khác.
  4. Phân biệt theo thức.
  5. Phân biệt theo giới.
  6. Phân biệt theo tánh.
  7. Phân biệt theo đạo.
  1. Nêu tên, giải thích:

Nghĩa sáu cấu như Luận Tỳ-đàm nói: Hại, hận, cuống, cao, siểm, não.

Đối với các chúng sinh có ý tàn hại gọi là Hại.

Chê ghét không buông bỏ là Hận.

Dối trá gọi là cuống.

Tự cao gọi là Cao.

Tà vạy gọi là Siểm.

Lo buồn gọi là Não.

Sáu loại này đều làm nhơ bẩn tâm thanh tịnh nên gọi là Cấu.

2. Đối sử triền để nói về sai biệt:

Như Tạp Tâm nói: Căn bổn tăng thượng trong phiền não là sử. Giống như chất lỏng chảy ra gọi là Triền cấu. Trong kinh ấy có thí dụ: Như bình chứa đầy mật tô, chất lỏng chảy ra mật tô được đựng dụ cho sử phiền não, chỗ chất dịch chảy ra dụ cho Triền cấu. Theo đây sinh ra giống như chất lỏng chảy ra. Nghĩa trói buộc chặt gọi là Triền, nghĩa trói buộc nhẹ nói là Cấu. Trong Tạp Tâm chú thích như thế.

3. Đối mười sử để về chỗ nương khác:

Như Tạp Tâm nói hai cấu và hận, hại nương sân nhuế mà sinh. Do sân sai khiến nên muốn tàn hại người khác, cũng do sân mà kết oán hận không buông bỏ.

Hai cấu cuống và cao nương tham dục mà sinh. Do tham sai khiến nên khi dối người khác, giữ tài lợi của họ. Lại do tham nên được tự lợi cao, cũng vì tham nên ái trước thân mình, khiến tâm tự cao.

Cấu và siểm nương năm kiến mà sinh, chẳng phải người thông minh lanh lợi thì không có siểm.

Cấu não nương kiến thủ mà sinh. Vì người kiến thủ chấp điều nhỏ cho là hơn, cầu hơn không được bèn sinh não, nên Tạp Tâm nói:

Hại, hận nương sân, nhuế

Cuống cao nương tham dục

Là dối nương năm tà kiến, do sinh này nói nương quả kiến thủ là não, cho nên phải biết.

4. Phân biệt theo thức :

Thức là sáu thức, sáu cấu này khởi lên ở đất ý không chung với năm thức Luận Tỳ-đàm và Luận Thành thật nói giống như ở đây.

5. Phân biệt theo cõi:

Cõi là ba cõi. Trong sáu cấu: Hại, hậnvà não là tánh sân nhuế, chỉ có ở cõi Dục. Siểm và cuống, cực trên của Sơ thiền có siểm kia. Qua trời Đại Phạm ở cõi Sơ thiền dối gạt Phạm chúng, nói ta hơn hết, đừng đến chỗ Phật. Lại vì siểm nên Tỳ-kheo Hắc-xỉ đến hỏi vặn Phật. Phật im lặng không đáp, cầm tay Hắc-xỉ đến chỗ vắng để tìm. Tìm đến cõi Tam thiền. Nếu theo luận Thành Thật thì Thượng giới tuy khởi mà bị lệ thuộc ở cõi Dục. Phiền não cõi ấy phải nương gá nơi khởi.

6. Phân biệt theo tánh:

Tánh là ba tánh.

Trong sáu cấu này: Hại, hận và não đều bất thiện, ba cấu còn lại thì không nhất định. Cấu ở cõi Dục luôn luôn bất thiện; ở Thượng giới thì các tông nói khác nhau: Nếu theo Luận Thành Thật thì cũng là bất thiện. Theo Luận Tỳ-đàm thì các cấu Thượng giới đều là vô ký.

7. Phân biệt theo đạo:

Đạo là kiến đạo và tu đạo. Sáu loại này là phiền não của Tu đạo, nếu Tu đạo dứt thì duyên sự sinh, không chung với Kiến đế. Nghĩa sáu cấu nói sơ như thế.

17. NGHĨA BẢY LẬU

Nghĩa bảy lậu trong Kinh Niết-bàn có phân biệt đầy đủ.

Như Luận Thành Thật nói nghĩa bảy lậu; như Kinh Thất lậu, ứng với nghĩa trong Kinh Niết-bàn. Tất cả phiền não chảy mãi không ngừng. Như máu mũ nơi vết thương nên gọi là lậu.

Lậu chia khác nhau, một môn nói bảy, bảy tên là kiến lậu, tu lậu, căn lậu, ái lậu, thân cận lậu, thọ lậu và niệm lậu.

Kiến lậu:

Vì theo chướng đặt tên, phền não kiến, nghi làm chướng Kiến đạo nên gọi là Kiến lậu.

Tu lậu:

Cũng theo chỗ chướng đặt tên phiền não của ba lậu chướng Tu đạo nên gọi là Tu lậu.

Căn lậu:

Như trong kinh nói: Mắt, tai, mũi v.v… có năng lực phát sinh nên gọi là căn gọi là Căn, theo căn sinh lậu nên gọi là Căn lậu.

Ác lậu:

Tất cả voi ác, vua ác, nước ác, bạn ác v.v… làm tổn hại người, là ác, ác sinh ra lậu nên gọi là Ác lậu.

Thân cận lậu:

Gần gũi bốn việc: Y phục, thức uống ăn, nhà cửa, thuốc men mà sinh lậu gọi là Thân cân lậu.

Thọ lậu:

Thọ ác giác sinh ra các lậu là thọ lậu. Ba ác giác như kinh Niếtbàn nói: Dục, sân và não là ba Ác giác.

Niệm lậu:

Tà niệm gọi là niệm, niệm sinh ra lậu gọi là Niệm lậu.

Danh nghĩa như thế.

Trong bảy lậu, hai lậu trước là thể của trong bảy lậu, năm loại sau là nhân duyên sinh lậu. Thể là tất cả các phiền não kiết, theo các đường khác nhau nên chia làm hai loại: Chướng Kiến đế là Kiến lậu, chướng Tu đạo là Tu lậu. Theo năm nhân duyên sinh lậu sau: Căn, ác, thân cận là dueyn của Lậu; thọ và niệm là nhân Lậu. Theo duyên có trong, có ngoài: Căn Lậu là trong, hai lậu khác là ngoài. Ngoài có trái, thuận: Ác lậu là trái, thân cận là thuận. Ba loại này cũng có năng lực giúp xa sinh lậu nên nói là Duyên. Theo trong nhân, nhân thọ ba ác giác sinh ra lậu, thọ là nhân, nhân đối với tà niệm mà khởi lậu nên nói niệm là nhân.

Hỏi: Kinh nói thọ, tưởng, xúc, dục đồng là lậu nhân, nay vì sao không nói là nhân?

Giải thích: Đều là Thánh giáo, ẩn hiển mà nói. Nghĩa bảy lậu nói sơ như vậy.

18. NGHĨA BẢY SỬ

Nghĩa bảy sử như Tạp Tâm nói: Hễ cái gì chạy theo sự trói buộc thì gọi là Sử. Sử được chia khác nhau:

1. Bảy sử là: Tham dục sử, hữu ái sử, sân sử, si sử, mạn sử, kiến sử, nghi sử. Như bảy loại này giống như mười sử. Tham chia làm hai, năm kiến hợp thành một, nên có bảy:

Tham dục sử: Tâm tham cõi Dục, tham cầu năm dục gọi là Tham dục sử.

Hữu ái sử: Tâm tham ái ở hai cõi trên gọi là Hữu ái sử. Vì ngoại đạo cho cõi Sắc và Vô sắc là Niết-bàn, không có tham ái, để phá kiến chấp đó nên nói là có.

Phẫn nộ gọi là Sân.

Ngu ám gọi là Si.

Tự đưa mình lên gọi là Mạn.

Cầu tà gọi là Kiến.

Do dự gọi là Nghi.

Nghĩa này giải thích đầy đủ như trong chương Mười Sử.

Hỏi: Vì sao tâm tham ái được chia theo hai cõi mà tâm khác không như thế?

Giải thích: Tâm tham nhiễm việc mà sinh, sự chia ra trong, ngoài, trên, dưới riêng biệt nên theo chỗ nhiễm trên dưới chia làm hai. Lại nữa, tham ái thọ sinh cõi trên cõi dưới, sức trói buộc tăng mạnh nên chia làm hai, cái khác không như vậy nên hợp thành một.

Tương trạng như thế nào?

Như Sử sân chánh ở cõi Dục, cõi trên không có sân nên nói là một. Si kiến và nghi, phiền não mê lý, lý đồng một vị, nên theo chỗ mê chung làm một, không theo giới chia riêng làm hai. Mạn sử tuy là duyên sự mà sinh, đưa cao mình lên, hạ thấp người khác, hai cõi ấy tương đồng không có nhiều tướng khác nhau nên hợp thành một, không đồng với tham sử; cõi Dục tham ngoài, cõi trên tham trong. Lại nữa, Mạn sử đối với cõi trên và cõi dưới sức trói buộc mỏng nhẹ, cho nên không chia. Cái vì theo tướng chung mà nói, nếu vào trong chín mươi tám môn sử cũng tùy cõi mà phân chia thành nhiều.

Nghĩa bảy sử giải thích sơ lược như thế.

19. NGHĨA TÁM MẠN

Nghĩa tám mạn xuất xứ từ kinh Niết-bàn, trong luận Thành Thật có giải thích đầy đủ. Đưa cao mình lên, dèm chê người khác gọi là Mạn. Mạn được chia khác nhau, có tám loại là mạn; đại mạn, mạn mạn, bất như mạn, kiêu mạn (cũng gọi là ngạo mạn), ngã mạn, tăng thượng mạn và tà mạn.

Trong tám mạn này năm loại trước đối với người để phân biệt, ba mạn sau theo chỗ ỷ lại để phân biệt.

Theo năm mạn trước, một mạn đầu sinh ở cảnh giới thấp và cảnh giới ngang mình. Kế có một mạn chỉ ở chỗ bằng mình mà sinh. Ba loại sau ở cảnh giới trên.

Mạn là đối với người dưới tự cao, đối với người ngang hàng chấp là bằng, lỗi này nhẹ nên gọi thẳng là Mạn.

Hỏi: Pháp này không có dèm che, vì sao gọi là Mạn?

Đáp: Luận Thành Thật giải thích: Trong đây có lỗi chấp ngã tướng nên nói là Mạn.

Đại mạn là đối với người ngang hàng tự cho là hơn, gọi là Đại mạn.

Mạn mạn là đối với người hơn nói ta hơn họ, lỗi này rất nặng gọi là Mạn mạn.

Bất như mạn: người khác hơn mình nhất định chẳng làm bạn, nói mình yếu kém gọi là Bất như mạn.

Dùng nhiều cách dèm chê người khác nên nói là Mạn.

Ngạo mạn là có người đối với cha mẹ, thầy tổ không hề cung kính gọi là Ngạo mạn.

Năm loại trước đối với người mà nói.

Ba loại sau theo chỗ tự thị để phân biệt.

Ngã mạn là người đối với ấm vọng chấp là ta, chấp ngã, tự cao nên gọi là Ngã mạn.

Trong các mạn này là tâm chấp ngã, nhưng ngã mạn này cả phàm, thánh, ở phàm gọi là Thị tướng ngã mạn, trong học tâm gọi là Bất thị tướng. Mê Kiến đế gọi là Thị tướng mạn, không mê Kiến đế gọi là Bất thị tướng.

Tăng thượng mạn là thật không chứng được quả thánh mà nói mình đắc gọi là Tăng thượng mạn, vì thánh pháp là tăng thượng.

Tà mạn là không đức mà tự cao, cậy ác lăng nhục người gọi là Tà mạn. Theo tám loại này Ngã mạn là chung, các mạn khác là riêng. Nghĩa tám mạn nói sơ lược như thế.

20. NGHĨA TÁM LOẠI ÁC GIÁC

Nghĩa tám thứ ác giác xuất xứ từ luận Địa Trì. Trong tâm nghĩ việc tà gọi là Giác, Giác trái với chánh lý nên gọi là Ác. Ác giác chia ra tám loại khác nhau. Tên tám loại này là dục giác, sân giác, hại giác, thân lý giác, quốc độ giác, bất tử giác, tộc tánh giác và khinh vũ giác.

Suy lường việc có thể đáng tham ở thế gian mà khởi tâm mong muốn gọi là Dục giác.

Suy tính việc oán ghét ở thế gian mà khởi tâm sân gọi là Sân giác, cũng gọi là Nhuế giác.

Nghĩ biết đánh mắng cho đến đoạt sinh mạng gọi là Hại giác, cũng gọi là Não giác.

Nhớ nghĩ thân thích gọi là thân lý giác.

Nghĩ sự an nguy ở thế gian gọi là Quốc độ giác.

Thân bất tử vì chứa nhiều đồ đạc gọi là Bất tử giác. Lại chứa nhiều đồ đạc giúp thân mạng sống cũng gọi là Bất tử giác.

Suy nghĩ về dòng họ, hoặc cao hoặc thấp, gọi là Tộc tánh giác.

Nghĩ đến chê người khác gọi là Khinh vũ giác, vũ cũng như mạng vậy.

Tám thứ này giống như bốn sử của Tu đạo. Dục Thân, cõi nước thuộc về phần Tham; Sân, hại thuộc về phần Sân; Bất tử giác thuộc về phần Si; Tộc tánh, Khinh vũ thuộc về phần Mạn. Tám giác như thế

21. NGHĨA TÁM VỌNG TƯỞNG

Chia ra ba môn: Giải thích tên, nhân khởi, đối năm trụ cộng tướng thu nhiếp.

1. Giải thích tên gọi:

Nghĩa tám vọng tưởng xuất xứ từ luận Địa Trì. Lầm chấp không chân gọi là Vọng, tâm vọng chấp tướng gọi là Tưởng.

Tâm pháp chẳng phải một, vì sao chỉ nói là vọng tưởng, không nói vọng thọ và tâm pháp khác?

Phân biệt giữ tướng là nghĩa của tưởng, nên nói nghiêng về như vậy.

Tuy là nói tưởng, nhưng các pháp khác cũng đều tùy các vọng tưởng khác nhau mà chia làm tám thứ, bắt đầu từ tự tánh cho đến cùng trái nhau.

Tự tánh: Chấp tự thể của pháp gọi là Tự tánh. Pháp thật không có tánh mà vọng cho là có nên gọi là Vọng tưởng.

Sai biệt: Đối với Tự tánh xứ, chấp tướng các pháp chung riêng, đây, kia nên nói là Sai biệt.

Nhiếp thọ chứa nhóm: Đối với pháp Tự tánh sai biệt ở trước, giữ tướng nghiệp dụng hòa hợp, trong nghiệp dụng này tiếp nhận nhiều pháp nên gọi là Nhiếp thọ. Trong Nhiếp thọ này chứa nhóm nhiều pháp nên gọi là Tích tụ, tâm chấp thủ này gọi là vọng tưởng nhiếp thọ tích tụ.

Ngã, Ngã sở: Trong pháp Nhiếp thọ tích tụ có nội có ngoại. Đối với nội pháp vọng nói có người, gọi là Ngã vọng tưởng. Đối với ngoại pháp nói Ngã sở, gọi là Vọng tưởng Ngã sở.

Niệm vọng tưởng: Trong pháp chấp ngã sở ở trước, chấp giữ thuận, nghịch, giữa, chia ra ba cảnh chấp cảnh giới thuận, cho là vừa ý, đáng yêu đáng nhớ gọi là Niệm vọng tưởng.

Không niệm: Chấp giữ cảnh giới nghịch cho là trái ý, không đáng

nhớ nghĩ gọi là Không niệm, chẳng phải không có duyên nói là không có niệm, bởi đối với tâm tham đặt tên, không vì chỗ ái niệm của tâm tham nên gọi là Không có niệm.

Niệm: Nếu đối với tâm sân, cảnh nghịch là chỗ nghĩ nhớ của tâm sân, cũng gọi là Niệm.

Câu vi: cảnh giới ở giữa, ngược với hai loại trên, gọi là Câu vi, (đều trái ) chấp có câu vi gọi là Vọng tưởng. Về Danh nghĩa như thế.

2. Nhân khởi:

Trong môn thứ hai, có bốn nhân khởi: Tám vọng sinh ba việc, riêng tám vọng nói tướng nhân khởi, chỉ theo ba việc nói tướng nhân khởi, tám vọng ba việc và đối với tất cả nghiệp khổ phiền não nói về tướng nhân khởi.

  1. Tám vọng sinh ba việc: Như trong luận nói ba việc là:
  2. Việc luống dối: Là cảnh giới vọng tưởng do tâm khởi, cảnh này không chân nên nói là luống dối.
  3. Việc Kiến ngã mạn: Tâm điên đảo, đối với thân chấp là ngã, chấp ngã rõ ràng gọi là Kiến, trong Ngã kiến này trên cảnh kết thêm một lần nữa, không đồng ngã vọng tưởng trong tám thứ, chấp mình chê người gọi là Ngã mạn.
  4. Việc tham, nhuế, si: Thuận cảnh nhiễm ái gọi là Tham, cảnh nghịch tức giận nói là Nhuế, cảnh giữa không rõ ràng gọi là Si.

Ba việc như thế, vì sao tám vọng sinh ba việc này?

Như trong luận nói: Ba vọng tưởng đầu sinh ra việc luống dối, nên luận nói: Tự tánh khác nhau nhiếp thọ chứa nhóm, ba vọng tưởng này là chỗ luống dối, duyên sự luống dối do đây mà sinh. Như nương tâm mộng sinh cảnh mộng. Hai vọng tưởng kế sinh việc Kiến mạn. Nghĩa là nương tâm ngã, ngã sở nhẹ, khởi thân kiến sâu kín và ngã mạn nặng. Ba vọng tưởng sau khởi tham, nhuế, si: Niệm vọng sinh tham, bất niệm sinh nhuế, câu vi sinh si.

2. Theo tám vọng nói về tướng nhân khởi:

Theo tám vọng này lược nhiếp thành ba, rộng chia làm năm.

  • Ba là: Ba vọng trước là một, hai vọng kế làm một, ba vọng sau làm một. Ba vọng trước là gốc, theo ba vọng này khởi ngã, ngã sở, theo ngã, ngã sở khởi vọng ba vọng sau.
  • Năm là: Ba vọng đầu mỗi thứ là một, hai vọng kế chung là một, ba vọng sau là một. Theo năm loại này, tự tánh vọng tưởng là căn bổn, theo đây khởi vọng tưởng sai biệt, là đối pháp chấp tự tánh chấp tướng sai biệt. Luận nói: Ở chỗ tự tánh khởi vọng tưởng khác nhau, nương sai biệt này khởi vọng tưởng nhiếp thọ tích tụ, nghĩa là ở chỗ chấp trong pháp sai biệt, chấp dụng của tích tụ hòa hợp. Nương vào dụng tích tụ hòa hợp này khởi ngã và ngã sở theo ngã. Ngã sở khởi Niệm, Bất niệm và Câu tương vi v.v… Vì ngã đối với sở liền có các cảnh trái, thuận, giữa khác nhau, nên khởi ba thứ vọng như các niệm v.v…

3. Theo ba việc nói về tướng nhân khởi:

Như trong luận nói: Theo việc luống dối khởi việc Kiến mạn, bởi mê cảnh giới luống dối nên khởi kiến mạn. Theo kiến ngã mạn sinh tham, nhuế, si. Vì kiến ngã vừa ý thì sinh tham, trái ý thì sinh sân, cảnh ở giữa không rõ ràng liền sinh vô minh nên từ Kiến mạn sinh tham, nhuế, si.

4. Theo tám vọng và ba việc cùng đối với tất cả nghiệp khổ phiền não:

Nói về tướng nhân khởi. Trong đó khai, hợp, rộng, lược chẳng phải một, hoặc nói là hai, hoặc chia làm bốn, hoặc chia làm bảy, hoặc chia làm chín.

– Hai là: Như trong luận nói là vọng tưởng và duyên sư vọng tưởng. Trong tâm gọi cảnh là duyên sự tưởng. Từ duyên sự vọng tưởng hiện tại như vô minh, hành khởi năm quả hiện tại, không biết hiện tại duyên sự vọng tưởng khởi duyên sự vọng tưởng hiện tại, như từ năm quả sinh ái, thủ v.v… không biết vọng tưởng duyên sự hiện tại lại khởi vọng tưởng duyên sự vị lai như từ ái v.v… khởi sinh tử ở sau. Duyên sự sinh rồi cũng lại sinh duyên sự vọng tưởng. Tâm cảnh như thế làm nhân sinh khởi lẫn nhau, tất cả sinh tử trôi lăn không dừng.

Hai tưởng như thế.

  • Bốn là:
  1. Căn bổn mê lý vô minh.
  2. Tám vọng.
  3. Ba việc.
  4. Tất cả quả báo sinh tử.

Theo căn bổn mê lý vô minh kia khởi tám vọng khởi, nương tám vọng tưởng khởi ba việc, nghĩa khởi như trước, theo ba việc khởi tất cả quả báo sinh tử.

Luận nói: Như thật, như thế phàm ngu không biết khởi tám vọng tưởng sinh ra ba việc, tất cả chúng sinh khí thế gian tăng, phàm ngu không biết, tức là mê lý vô minh thứ nhất, khởi tám vọng tưởng tức là thứ hai, sinh khởi ba việc tức là thứ ba, tăng tưởng thế gian thức là thứ tư.

* Bảy là:

  1. Căn bổn vô minh.
  2. Ba vọng tưởng trước trong tám vọng tưởng.
  3. Hai vọng tưởng kế.
  4. Ba vọng tưởng sau.
  5. Tham, nhuế, si…
  6. Nghiệp.
  7. Khổ.

Bảy môn này thứ lớp sinh khởi lẫn nhau: Ở căn bổn mê lý vô minh khởi ba thứ vọng tướng tự tánh v.v… Theo tự tánh mà khởi ngã, ngã sở. Theo ngã, ngã sở khởi niệm, bất niệm, câu tương vi v.v… Theo niệm kia mà khởi tham, sân, si. Theo tham, sân, si khởi các hành nghiệp. Theo các hành nghiệp khởi khổ sinh tử.

Bảy tướng như thế.

* Chín là:

  1. Vô minh căn bổn.
  2. Ba vọng tưởng trước trong tám vọng tưởng.
  3. Việc luống dối trong ba việc.
  4. Tưởng về ngã, ngã sở trong tám vọng tưởng.
  5. Việc Kiến, ngã mạn trong ba việc.
  6. Niệm, bất niệm v.v… trong tám vọng tưởng.
  7. Việc tham, nhuế, si trong ba việc.
  8. Hạnh nghiệp.
  9. Sinh tử.

Chín loại này thứ lớp sinh lẫn nhau: Theo vô minh đầu, khởi ba loại vọng tướng tự tánh v.v…; theo ba vọng này khởi lên việc luống dối, nghĩa của khởi như trước. Theo việc luống dối khởi ngã, ngã sở; theo ngã, ngã sở khởi việc kiến mạn; theo việc kiến mạn khởi niệm, bất niệm, câu tương vi v.v… vì kiến ngã nên đối với pháp này thì có sinh trái, thuận v.v…; theo niệm v.v… khởi tham, sân, si; theo theo tham sân si khởi các hành nghiệp mà thọ quả báo sinh tử. Nhân khởi như thế.

3. Đối với năm trụ, cộng tướng thu nhiếp:

Năm trụ là: Kiến nhất xứ trụ địa, dục ái trụ địa, sắc ái trụ địa, hữu ái trụ địa và vô minh trụ địa. Nghĩa này giải thích rộng như ở chương Năm Trụ. Nói chung tám thứ này đều là vô minh. Chướng trí, tịnh trí chỗ xa lìa tìm ngọn giữ gốc thuộc về năm trụ.

Ba loại đầu trong tám loại là vô minh địa, chỉ trong vô minh có địa có khởi, nhậm tánh vô tri nói là địa, tác ý phân biệt gọi là khởi, ba vọng trước này do tác ý khởi là khởi chẳng phải địa; nên luận nói: Như thế như thật, phàm phu không biết khởi tám vọng tưởng, phàm ngu không biết là vô minh địa, vọng tưởng khởi là vô minh khởi.

Hai vọng tưởng kế là kiến nhất xứ địa trong năm trụ, chỉ theo kiến có địa có khởi, tưởng mỏng nhẹ là có ngã nhân và có ngã sở nói là địa. Trong tâm nặng cùng cực chấp cứng ngã, nhân nói là khởi, ngã và ngã sở. Hai vọng tưởng này kiến chấp mỏng nhẹ, chẳng phải chấp nặng nên nói là địa, chỗ sinh kiến mạn là khởi.

Ba vọng tưởng sau là ba thứ trụ địa: Dục ái, sắc ái, hữu ái. Nhưng theo ái cũng có địa có khởi, tưởng mỏng nhẹ, đối với cảnh giới bên ngoài chấp ba cảnh thuận, giữa, trái, nên nói riêng là địa. Theo địa này sinh tham, sân, si… nói là khởi.

Ba vọng tưởng sau là tâm chấp tướng mỏng nhẹ nên nói là Địa, chỗ sinh tham v.v… là khởi.

Theo vô minh ẩn tế hiện thô; trong kiến ái hiện tế, ẩn thô. Nghĩa phải trái, nghĩa tám vọng tưởng nói sơ như thế.

22. NGHĨA TÁM ĐẢO

Chia ra chín môn:

  1. Giải thích tên gọi, nói về tướng.
  2. Xếp loại theo giáo.
  3. Theo người nói về định.
  4. Nhân khởi điên đảo.
  5. Đối với ba điên đảo nói về đồng khác.

– Đối với hai chấp ngã cùng thu nhiếp nhau.

  1. Đối với mười sử cùng thu nhiếp nhau.
  2. Phân biệt đối cảnh.

– Trị đoạn khác nhau.

1. Giải thích tên gọi nói về tướng:

Đảo là tà chấp ngược cảnh gọi là Đảo. Đảo theo cảnh phân biệt khó dùng hạn lượng tính toán, nay y cứ một môn để nói về tám loại, tên tám loại là thường, lạc, ngã, tịnh, vô thường, vô lạc, vô ngã, vô tịnh.

Trong tám loại đó, bốn loại trước do mê pháp sinh tử hữu vi, gọi là Hữu vi đảo, nếu theo chỗ lập gọi là Vô vi đảo. Bốn loại sau mê Niếtbàn vô vi gọi là Vô vi đảo, nếu theo chỗ lập gọi là Hữu vi đảo.

Bốn loại trước là sinh tử vô thường vọng cho là thường, sinh tử thật khổ vọng cho là vui, sinh tử vô ngã vọng cho có ngã, sinh tử bất tịnh vọng cho là tịnh, nên gọi là điên đảo.

Hỏi: Sinh tử thật là vô thường, khổ, vô ngã v.v… vì sao chúng sinh chấp là pháp thường, lạc, ngã, tịnh?

Như trong luận nói: Tướng hữu vi dường như che đậy liên tục nên không biết vô thường, vọng chấp là thường. Oai nghi ngăn che nên không biết thật khổ, vọng chấp cho là vui. Tạo nghiệp ngăn che nên không biết chẳng có ngã, vọng chấp là ngã. Da mỏng ngăn che nên không thấy bất tịnh, bên chấp là tịnh.

Lại Hỏi: Trong kinh nói pháp sinh tử có đủ năm nghĩa: Vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh, ở đây vì sao chỉ nói bốn loại cho là bốn đảo?

Ly hợp này trong A-đà-na có phân biệt đầy đủ. Nếu theo pháp sinh tử vô ngã, chia vô ngã thành hai nên có năm nghĩa.

Như Luận Thành Thật nói: Chúng sinh rỗng không gọi là Không, pháp thể rỗng không gọi là Vô ngã. Trong kinh Duy-ma nói: Chúng sinh không gọi là Vô ngã, pháp thể không gọi là Không. Nên Kinh ấy nói: Chúng sinh là đạo tràng vì biết vô ngã nên tất cả pháp là đạo tràng; vì biết các pháp rỗng không do chia vô ngã thành hai này nên nói có năm nghĩa, trái với năm loại này, đảo cũng nên như vậy, nay ở đây chỉ nói bốn.

Lại Hỏi: Lý vô ngã chung cả nhiễm tịnh, nay sao ở đây lại nói nghiêng về sinh tử là vô ngã?

Nhưng ngã, vô ngã nghĩa có thông và bít, trong Ưu-đàn-na có phân biệt đầy đủ, nay xin nói lại. Nghĩa ngã và vô ngã phân biệt đối tướng gồm có bốn thứ:

  • Theo thẳng hai tình giải hoặc phân biệt đối tướng: Sinh tử có ngã, Niết-bàn vô ngã, vì dính mắc ngã thế gian thọ sinh nên nói là có ngã.

    Kinh nói: Thế gian thọ sinh đều do dính mắc ngã, nếu lìa chấp ngã thì không thọ sinh. Văn kinh đã nói rõ như vậy.

  • Theo pháp đối tướng hư thât: Sinh tử không có ngã, Niết-bàn có ngã. Pháp sinh tử hư dối không thật, lại không tự tại, nên gọi là Vô ngã.

Niết-bàn chân thật đủ tám tự tại nên gọi là có ngã.

Kinh nói: Sinh tử vô thường, vô ngã, vô lạc, vô tịnh. Niết-bàn là thường, lạc ngã, tịnh.

*Theo như lý để thông suốt các pháp: Sinh tử và Niết-bàn đều vô ngã. Kinh nói: Từ pháp ngã không của phàm phu, cho đến pháp sinh tử không, pháp Niết-bàn của chư Phật.

  • Theo giả dụng là thật tánh để quán suốt các pháp: Sinh tử, Niết-bàn đều có ngã sinh tử Ngã có hai loại:

Ngã giả danh của thế đế, là năm ấm hòa hợp thành người. Kinh nói: Chúng sinh Phật tánh không lìa sáu pháp là năm ấm và ngã, nên biết giả dụng đều có ngã chứ chẳng phải không có ngã.

Ngã của Phật tánh. Ngã là Phật tánh. Kinh nói: Hai mươi lăm cõi có ngã hay không? Phật nói có ngã, ngã là Như Lai tạng tánh.

Trong sinh tử có hai nghĩa ấy nên gọi là có ngã. Niết-bàn cũng vậy, các pháp hòa hợp giả danh là Phật, là giả ngã. Phật tánh hiện thành thể Pháp thân, Pháp thân là thật ngã.

Nghĩa ngã và không ngã chung và riêng như thế.

Nói sinh tử đều không có ngã, Niết-bàn có ngã, vì nói sinh tử là không có ngã, đối với đó nói đảo, hạn cuộc ở hữu vi.

Bốn vô vi là Niết-bàn, thật là thường, lạc, ngã, tịnh, vọng nói không, nên gọi là đảo đảo.

Hỏi: Niết-bàn thật là pháp thường, lạc, ngã, tịnh, vì sao chúng sinh khởi bốn điên đảo này?

Đáp: Như Lai vì tùy thế gian mà giáo hóa nên thị hiện đồng một pháp hữu vi. Vì chúng sinh không biết, chấp vào đó nên mê chân, khởi ra điên đảo này.

Hỏi: Niết-bàn bao hàm nhiều nghĩa, vì sao chỉ nói bốn pháp này là điên đảo?

Giải thích: Niết-bàn tuy gồm nhiều nghĩa, nay theo một môn nói về bốn loại này.

Trong kinh luận có năm nghĩa, lý do kiến lập như chương Niếtbàn có phân biệt rộng: Lìa bốn bệnh, ngược bốn đảo, trừ bốn chướng, dứt bốn lỗi, báo trả bốn nhân.

  • Lìa bốn bệnh: Sinh tử có vô thường, vô ngã, vô lạc, vô tịnh, trái lại nói Niết-bàn là thường, lạc, ngã, tịnh.
  • Ngược bốn đảo: Như trước nói bốn đảo vô vi trái ngược mà nói bốn đảo này.
  • Trừ bốn chướng: Như luận Bảo Tánh nói:

Duyên tướng là vô minh địa, chướng chân tịnh của Phật, trái lại nói Phật là chân tịnh.

Nhân tướng là nghiệp vô lậu, chướng chân ngã của Phật, trái lại nói Phật là chân ngã.

Sinh tướng là ý sinh thân. Vì ý này sinh khổ ấm thân, chướng chân lạc của Phật, trái lại nói Phật là chân lạc.

Hoại tướng là biến dịch tử chướng chân thường Phật, trái lại nói Phật là chân thường.

  • Dứt bốn lỗi: Như luận Bảo Tánh nói:

Nhất-xiển-đề phỉ báng chánh pháp, dứt lìa kia được chân thường của Phật.

Ngoại đạo chấp ngã, dứt lìa được Phật chân ngã.

Thanh văn sợ khổ, dứt lìa được Phật chân lạc.

Bích-chi xả tâm, xả các chúng sinh, dứt lìa nó thì được Phật chân thường.

  • Báo trả bốn nhân: Như luận Bảo Tánh nói:

Tín tâm: Trừ phỉ báng pháp trước, được quả thanh tịnh.

Bát-nhã: Trừ chấp ngã trước, được chân ngã của Phật.

Tam-muội: Trừ sự khổ trước, được chân lạc của Phật.

Đại bi: Thường tùy chúng sinh, trừ xả tâm trước, được chân thường của Phật.

Vì năm nghĩa này, theo Niết-bàn kiến lập bốn đức để đối ngược với kia nên nói là bốn bảo. Tướng đảo như thế.

2. Theo giáo để nói về định:

Giáo chia ra Đại thừa, Tiểu thừa khác nhau trong đó có ba loại:

  1. Nói về ẩn hiển lẫn nhau:

Trong pháp Tiểu thừa, chỉ nói bốn đảo thường, lạc, ngã, tịnh để khiến chúng sinh biết pháp vô thường, khổ của hữu vi. Nhưng trong Tiểu thừa kia tùy thấy Như Lai khổ, vô thường v.v… mới là chánh kiến, không gọi là điên đảo, vì Phật hiện đồng với pháp hữu vi cho nên không nói bốn đảo vô vi.

Trong pháp Đại thừa chỉ nói bốn đảo vô vi vô thường, vô ngã, khổ v.v… để giúp chúng sinh biết pháp vô vi thường, lạc, ngã, tịnh, hướng về Đại Niết-bàn, nên nói bốn đảo ấy.

Bốn đảo hữu vi trong pháp Tiểu thừa đã nói nên không lặp lại nữa, nếu có nói cũng đồng với Tiểu thừa, vì chẳng khác nên không nói.

2. Phân biệt Đại thừa khác Tiểu thừa:

Trong pháp Tiêu thừa chỉ nói bốn đảo hữu vi như thường v.v… Trong pháp Đại thừa nói đủ tám đảo. Tiểu thừa không nói bốn đảo vô vi, như nghĩa giải thích trước. Trong pháp Đại thừa muốn giúp cho chúng sinh biết lỗi sinh tử, cần nói bốn đảo hữu vi để giúp chúng sinh hướng về pháp Đại thừa thường, lạc, ngã, tịnh nên phải nói bốn đảo vô vi.

3. Theo nghĩa nói đủ:

Trong pháp Tiểu thừa nói đủ bảy đảo. Trong pháp Đại thừa nói đủ tám đảo. Bảy đảo Tiểu thừa trong tám đảo trừ đảo vô ngã. Nói bảy loại khác là nói phàm phu đối với hữu vi khởi đủ bốn đảo. Đối với Niết- bàn Tiểu thừa khởi ba đảo: Thường mà thấy vô thường, vui mà thấy là khổ, tịnh mà thấy là bất tịnh.

Vì sao thường thấy là vô thường?

Ngoại đạo chấp cõi trời Vô Tưởng cho là Niết-bàn, quả báo ở cõi ấy hết rồi lại nói tất cả Niết-bàn là vô thường.

Lại nữa: Vì sao vui thấy là khổ ?

Ngoại đạo tâm niệm hiện thấy người đời hoặc thiếu một tai, hoặc thiếu một mắt, cho đó là khổ, huống chi không có tất cả, há không phải là khổ lớn? Nên khởi khổ đảo. Vì thế kinh nói: Phàm phu thà chịu làm loài dã càn ngu si, không cầu Nê-hoàn vì lo sợ.

Lại nữa: Vì sao lầm chấp là bất tịnh?

Ngoại đạo nghĩ rằng: Hiện thấy thế gian dao cắt thây chết, dao là bất tịnh, vì đạo trừ kiết, đạo cũng bất tịnh, vì đạo bất tịnh được Niếtbàn, nên biết Niết-bàn cũng là bất tịnh.

Lại có người nói: Thân cõi Dục tức là Nê-hoàn, thấy thân bất tịnh dơ ác này là chân, nên Nê-hoàn cũng là bất tịnh. Vì thế, họ nói Niếtbàn bất tịnh.

Vì sao khởi đảo vô ngã?

Trong Tiểu thừa không nói Niết-bàn cho là ngã, không được ngược lại nói là đảo vô ngã.

Hỏi: Nếu Niết-bàn Tiểu thừa cho thường, lạc, ngã, tịnh là đảo, vì sao Kinh nói: Niết-bàn Tiểu thừa chỉ có lạc, tịnh, không có thường ngã?

Giải thích: Có lý do, vì trong pháp Đại thừa nói người Tiểu thừa tuy vào vô dư nhưng tâm tưởng vị lai chắc chắn lại sinh, nên nói Niếtbàn Tiểu thừa là vô thường. Trong pháp Tiểu thừa chỉ nói diệt, ẩn, không nói sinh, nên người Tiểu thừa chấp giữ Niết-bàn Tiểu thừa cho là thường. Lại trong Đại thừa nói Niết-bàn Tiểu thừa là không đầy đủ, cuối cùng phải chuyển hướng về Đại thừa nên gọi là Vô thường. Trong giáo lý Tiểu thừa không nói trở lại nên nói là Thường.

Hỏi: Lúc tâm tưởng vị lai sinh, vì sao được sinh?

Vì gốc đã tu, nghiệp vô lậu là nhân, vô minh làm duyên cho nên được sinh. Sinh ở đây là biến dịch sinh.

Lại Hỏi: Vô dư diệt rồi, tâm tưởng sau lại sinh, Niết-bàn hữu dư diệt rồi, phiền não sau có sinh trở lại chăng?

Giải thích: Không sinh trở lại

Vì sao? Vì phiền não vốn thấy lý mà diệt nên không bao giờ sinh, trí bị diệt vốn chỉ dừng diệt, chẳng phải thấy lý đoạn, do đó lại sinh.

Lại Hỏi: Nếu trong pháp Đại thừa nói Niết-bàn Tiểu thừa lại cần thay đổi gọi là vô thường, cần thay đổi lẽ ra chẳng phải là lạc, tịnh?

Giải thích: Lý đáng lẽ cũng nên đồng như vậy. Chỉ vì thay đổi là nghĩa vô thường, không gọi là thường, nhưng theo chỗ được là vắng lặng, lìa nhiễm nên nói là lạc tịnh. Tiểu thừa như thế. Trong pháp Đại thừa nói đủ tám đảo, nghĩa giải thích như trên. Giáo phân biệt sơ lược như vậy.

3. Nói theo người :

Người là phàm phu, Nhị thừa, trong đó có ba loại:

Nói về ẩn, hiển lẫn nhau: Phàm phu chỉ khởi bốn đảo như thường v.v… không biết sinh tử vô thường v.v… nên nói Phật thường, lạc, ngã, tịnh giống như mình, cho nên không khởi bốn đạo vô vi. Hàng nhị thừa tuy có bốn đảo vô vi, bố đảo hữu vi nhưng trước đã xả lìa nên không khởi. Vì thế, họ cho là Phật có vô thường, vô ngã, bất tịnh như mình nên khởi điên đảo.

Phân biệt cuối khác đầu:

Phàm phu bắt đầu chỉ có bốn đảo hữu vi: thường v.v… bốn đảo vô vi phàm phu chưa khởi, nghĩa giải thích như trên.

Người Nhị thừa khởi đủ tám đảo, bởi người Nhị thừa chưa xả tập khí điên đảo hữu vi, cho nên vẫn khởi bốn đảo hữu vi. Lại nữa, người Nhị thừa chưa được pháp Không, chưa biết tự tánh các pháp là vô thường nên có thường đảo; chưa biết tự tánh các pháp là hoại khổ nên có lạc đảo; chưa biết các pháp dối lập, vô ngã nên có ngã đảo; không được rốt ráo thể không của pháp tịnh nên có tịnh đảo. Kinh Niết-bàn nói rằng: Tỳ-kheo đối với pháp khổ, vọng chấp là vui, cho đến bất tịnh vọng chấp là tịnh, văn ấy rõ ràng. Người Nhị thừa đối với pháp vô vi chánh khởi bốn đảo, lý vẫn còn dễ biết.

Hỏi: Nhị thừa đối với Niết-bàn của mình còn không khởi điên đảo

nên nói vô thường v.v… vì sao khởi điên đảo nói Niết-bàn của Như Lai là vô thường v.v…?

Giải thích: có lý do.

Trong pháp Tiểu thừa chỉ nói thường diệt là Niết-bàn, nên đối với Niết-bàn không nói vô thường, bất tịnh, khổ v.v… chỉ nói vô ngã. Đối với Phật, đắc thường diệt Niết-bàn cũng đồng với cái thấy này, nhưng người Nhị thừa, thấy thân trí mình khổ, vô thường v.v… nên nói Phật cũng đồng như vậy, nên khởi bốn đảo.

Tùy nghĩa nói đủ:

Phàm phu, Nhị thừa đều khởi tám đảo, phàm phu đối với pháp hữu vi khởi bốn điên đảo. Lý còn dễ biết, vì sao khởi bốn đảo vô vi kia?

Phàm phu cũng nghe Như Lai đồng có pháp hữu vi thế gian là khổ, vô thường v.v… nên đối với vô vi khởi bốn điên đảo. Nên trong kinh Niết-bàn nói: Phàm phu có tám tà đảo vậy, Nhị thừa khởi đủ, nghĩa giải thích như trên.

Y cứ theo người như thế.

4. Nói về nhân khởi điên đảo:

Tám đảo này vì sao sinh ra? Duyên gì mà khởi ?

1. Vì sao sinh ra?

Tám đảo nhân nơi ba đảo mà sinh. Kinh Niết-bàn nói: Nhân ba khởi tám. Trong môn sau sẽ nói rộng.

Hỏi: Đã biết nhân ba khởi tám, vậy trong tám ấy có được cùng khởi chăng?

Giải thích: Cũng được.

Trong đảo hữu vi thì ngã, tịnh là gốc, theo đây tập khởi hai đảo thường lạc, theo ngã khởi thường, do tịnh chấp lạc.

Địa Kinh nói: Hai đảo ngã, tịnh gọi là tâm ác, chẳng phải chuyên niệm hạnh, hai đảo thường, lạc gọi là ác ý, là chuyên niệm hạnh. Căn bổn nhóm khởi là nghĩa tâm, nhân duyên hiện khởi là nghĩa ý, ngã, tịnh là gốc nhóm họp thường, lạc nên gọi là Tâm. Tập lâu thành tánh chẳng phải tác ý mới khởi, gọi là chẳng phải chuyên niệm. Thường lạc là ngọn do nhân duyên hiện khởi nên gọi là ý, tác ý mà phát gọi chuyên niệm hạnh, đều là nghịch lý nên gọi chung là ác. Bốn đảo vô vi đối ngược hữu vi, gốc ngọn rất dễ biết? Vô ngã, bất tịnh trở lại là căn bổn, hai pháp còn lại là ngọn. Do chấp vô ngã nên nói là vô thường, vì chấp bất tịnh liền nói thật khổ.

Sở nhân như thế.

2. Sở duyên như thế nào?

Tám đảo đều duyên thánh giáo mà sinh, giáo có xưa, nay nên pháp được sinh cũng khác; bốn đảo hữu vi, duyên giáo lý xưa sinh; bốn đảo vô vi, theo giáo lý nay khởi.

  1. Thế nào là hữu vi duyên giáo lý xưa sinh?

Như kinh Niết-bàn nói: chư Phật quá khứ nói Niết-bàn là thường, lạc, ngã, tịnh. Sau khi Phật diệt độ, các ngoại đạo sao lược kinh Phật, đặt là kinh điển của mình. Lại được nghe có bốn thứ danh tự thường, lạc, ngã, tịnh, tuy nghe tên ấy nhưng không hiểu được nghĩa của nó. Lại đối với thân mình vọng tưởng kiến lập nói có thường v.v… Kinh Niếtbàn nói: thuở xưa lúc Như Lai làm Bồ-tát, tùy sự giáo hóa mà thị hiện ở thế gian, vì các chúng sinh nói Phật tánh là thường, lạc, ngã, tịnh. Về sau, Bồ-tát thiên hoá về cõi khác, chúng sinh khi xưa thường theo Bồtát nghe có tên thường, lạc, ngã, tịnh mà không hiểu nghĩa ấy, liền nói thân mình là thường, lạc, ngã, tịnh. Do chúng sinh lần lượt theo nhau tụ tập, cho đến hôm nay vẫn nói thân mình là thường, lạc, ngã, tịnh. Như người trong mộng nói mớ “dao dao!” Nên Kinh nói: Cái gọi là ngã, tất cả phàm phu nói đều là Phật nói, nếu lìa Phật nói, thì thế gian không có danh tự ngã. Thường, lạc, cũng như thế.

2. Thế nào vô vi theo giáo lý nay khởi?

Trong kinh nói: Như Lai vì giáo hóa chúng sinh nên cũng đồng hữu vi vì muốn cho chúng sinh biết lỗi hữu vi nên nói thân mình là vô thường, khổ, v.v… khiến cho họ cùng biết. Chúng sinh nghe rồi liền nói Như Lai thật đồng với hữu vi vô thường, khổ v.v… bốn đảo vô vi do đó mà khởi.

Nhân khởi điên đảo nói sơ lược như thế.

5. Y theo ba đảo nói về đồng khác kia :

Trước nói ba đảo, sau nói về đồng khác.

1. Ba đảo: Là tâm, tưởng, kiến.

Các tông phái giải thích ba nghĩa này khác nhau, chia làm bốn: a. Theo Tỳ-bà-xà-bà-đề:

Thể của Pháp tâm, tâm sở tuy cùng lúc mà dụng chia ra trước sau, nên có ba loại.

Thuyết ấy thế nào?

Trước là tưởng, kế là tâm, sau là khởi kiến đảo. Ban đầu khởi tướng vi tế nói là có thường v.v… gọi là tưởng đảo. Kế lại khởi tâm, duyên vào tưởng trước chấp nhất định có, gọi là Tâm đảo. Sau kiến thành tựu, đối với chỗ thấp, chấp kiến rõ ràng nói là Kiến đảo. Như luận Đại Trí Độ trong phẩm Tùy Hỉ cũng đồng thuyết này. Văn luận nói: Trước khởi tưởng đảo, tâm kế sau kiến. Nhưng trong văn kia nói chỗ đoạn ba đảo của Tiểu thừa không nói Đại thừa vì chỗ dứt của Đại thừa không giống ở đây nói.

2. Theo chỗ nói của Đạt-ma-đa-la:

Thẳng theo đồng thời, pháp tâm, tâm sở chia đảo ra ba nghĩa: Tâm là tâm vương, tưởng là tâm sở tưởng, kiến là tuệ sở. Trong ba loại này kiến là thể đảo, tâm tưởng chẳng phải đảo tương ưng với kiến, bị kiến làm loạn gọi chung là đảo.

Hỏi: Kiến làm đục loạn tất cả tâm pháp, vì sao chỉ nói loạn tâm loạn tướng?

Đáp: Tâm là chủ nên chỉ nói tâm: tưởng hay chấp tướng, thêm sức mạnh kiến nên chỉ nói tưởng. Lại Tạp Tâm nói: Tâm và tưởng, người đời nói nhiều, nên nói nghiêng về đó.

3. Theo Thành Thật:

Theo bốn tâm chia làm ba loại.

Trong tông kia, bốn tâm: thức, tưởng, thọ, hành có trước sau. Theo bốn tâm này, cho ba tâm trước là ba đảo, thức là tâm đảo, tưởng là tưởng đảo, thọ là kiến đảo. Bởi tâm thọ biết cảnh rõ ràng nên nói là Kiến. Thể tâm, tưởng, kiến này chẳng phải đảo, có chỗ cho rằng thể sinh bốn điên đảo kiến ở trong hành, vì nhân theo quả nên gọi chung là đảo. Lại trong ba tâm này đều có tánh chấp trước nên nói là điên đảo.

Hỏi: Trong tông này, sáu thức đều có bốn tâm, ba tâm trong thức nào là ba đảo?

Đáp: Theo nghĩa trước thì chỉ ở ý thức được thành bốn đảo chỉ ở tại ý, nên nếu theo nghĩa sau tất cả đều như vậy.

4. Theo Đại thừa:

Theo nghĩa tâm của bảy thức chia ba đảo. Tánh của bảy thức vọng tâm trái với lý, pháp điên đảo gọi là tâm đảo, theo tâm này lại vọng khởi tất cả cảnh giới như theo tâm mộng lại có tất cả cảnh giới mộng. Sinh tâm cảnh này vọng chấp phân biệt là tưởng đảo. Đối với pháp bị chấp kiến lập quyết định là thật, chấp kiến rõ ràng nói là kiến đảo. Nên phẩm Thập Tạng trong kinh Hoa Nghiêm trước nói tâm đảo, kế là nói tưởng, sau là nói kiến. Lại đối với các pháp, ban đầu khởi tưởng vi tế, chấp cho là có, gọi là tưởng đảo, khởi lại tâm duyên gọi là tâm đảo, chấp kiến rõ ràng gọi là kiến đảo. Lai theo kiến đảo trước tùy nghĩa phân chia cũng được nói ba:

Đối với các pháp kiến lập pháp thể gọi là tâm đảo, đảo này vẫn là tự tánh vọng tưởng.

Kế đối với chỗ chấp trong pháp tự tánh, chấp tưởng sai biệt nói đây là sắc, đây là phi sắc v.v… gọi là tướng đảo. Đảo này vẫn là vọng tưởng sai biệt.

Sau, đối với pháp tự tánh sai biệt, chấp tướng nghiệp dụng hòa hợp gọi là kiến đảo vẫn là nhiếp thọ chứa nhóm vọng tưởng.

Ba đảo như thế.

2. Nói về đồng khác:

* Trước đối tâm bốn đảo hữu vi nói về đồng khác. a. Theo Tỳ-bà-xà-bà-đề:

Bốn đảo hữu vi tức là ba đảo, trong tưởng có đủ bốn; Tâm, kiến cũng vậy, chỉ có đầu, cuối nhiều ít là khác, nói như thế là lập mười hai đảo.

  1. Theo Đạt-ma-đa-la:

Bốn đảo hữu vi tức là kiến đảo. Tâm tưởng chẳng phải đảo, tương ưng với đảo, theo nhau gọi là Đảo.

2. Theo Luận Thành Thật:

Bốn đảo, ba đảo đều hoàn toàn khác nhau. Ba đảo là nhân của ba tâm trước, bốn đảo là quả ở trong hành.

3. Trong pháp Đại thừa:

Bốn đảo ba đảo đều khác nhau. Ba đảo là nhân, bốn đảo là quả. Ba đảo là đảo mê lý nên nói là Nhân. Bốn đảo là mê pháp tưởng đảo nên gọi là quả.

Hữu vi như thế. * Kế nói về vô vi.

  1. Theo Tỳ-bà-xà-bà-đề:

Ba đảo vô vi cùng ba đảo: tâm, tưởng, kiến đồng một thể. Trong tưởng đủ ba tâm, kiến cũng như vậy.

2. Theo Đạt-ma-đa-la:

Đối với pháp vô vi ba đảo: vô thường, vô lạc, bất tịnh thể là kiến đảo, chẳng phải tâm, chẳng phải tưởng.

3. Theo Luận Thành Thật:

Ba đảo tâm, tưởng, kiến là nhân. Ở ba tâm trước, trong pháp vô vi, ba đảo là quả. Ở tâm hành, thì trong pháp Đại thừa, bốn đảo vô vi đều sai biệt với tâm, tưởng, kiến. Tâm, tưởng, kiến đều là mê lý đảo. Bốn đảo vô vi là mê pháp tướng đảo, cho nên khác nhau.

Hỏi: Vừa nói: tâm, tưởng, kiến trong pháp Đại thừa là mê lý đảo,

nói là nhân. Tám đảo là mê pháp tướng đảo, nói là quả. Tướng trạng như thế nào?

Đáp: Trước vì ba đảo mê lý Như; chấp trước lập pháp tướng sinh tử, Niết-bàn pháp, lập tướng mê Như nên nói là ba đảo. Đối với chỗ lập trong pháp sinh tử, không biết như thật, vọng chấp là thường v.v… Bốn đảo hữu vi do đó mà sinh. Lại đối với chỗ lập trong pháp Niết-bàn, không biết như thật, vọng chấp vô thường, khổ, vô ngã v.v… bốn đảo vô vi do đó mà khởi. Cho nên ba đảo tự mê lý nên nói là nhân, tám đảo mê đối với pháp tướng nhiễm tịnh nói đó là quả. Ba đảo, tám đảo đồng khác như thế.

6. Đối hai chấp ngã thuộc về cộng tướng Thế nào là hai ngã?

  • Chúng sinh chấp ngã: Trong các tâm nhóm họp kia lầm chấp ngã nhân.
  • Pháp chấp ngã: Trong pháp ấm vọng chấp có tánh nhất định.

Hai ngã như thế, nay dùng hai đảo này phân biệt theo đảo.

1. Trước nói theo bốn đảo hữu vi:

Theo tên để định hai thứ chấp ngã, trong bốn đảo này thuộc về ngã đảo, theo nghĩa nói chung. Trong hai thứ ngã mỗi thứ có đủ bốn đảo. Nếu trong năm ấm hợp dụng kiến lập ngã, nhân là chúng sinh ngã, là chấp ngã này là thường, lạc, tịnh. Thường, lạc v.v… nay tuy chẳng phải ngã kiến, theo nhau xếp vào chúng sinh ngã. Ngài Long Thọ nói: Nếu chấp thần là thường là chúng sinh ngã. Lạc, tịnh cũng vậy. Nếu đối với pháp ấm kiến lập định tánh là pháp chấp ngã, tức là ngã này là thường, lạc, tịnh; Thường, lạc, v.v… này tuy chẳng phải ngã kiến, theo xếp vào pháp chấp ngã. Ngài Long Thọ nói: Nếu chấp pháp thường là pháp chấp ngã thì lạc, tịnh cũng vậy.

Hỏi: Như thế pháp chấp ngã có khác ra sao với pháp chấp của ba đảo?

Giải thích chung ba đảo cũng là pháp ngã, trong đó phân biệt tâm ba đảo mê tánh lập tướng.

Hỏi: Pháp chấp ngã mê tướng lập tánh nay tướng trạng như thế nào?

Đáp: các pháp tình, tướng do tánh vô vi. Tâm ba đảo mê vô tánh này lập tướng nhân duyên. Trong ngã đảo, pháp trước ngã mê tướng nhân duyên được lập tướng nhân duyên được lập là định tánh. Có sự khác nhau như vậy.

Nói sơ lược như thế.

2. Nói về vô vi:

Đảo vô vi là mê lấp chân pháp, vọng chấp vô ngã, vô thường, lạc, tịnh.

Đây là tà kiến, chẳng thuộc về hai ngã.

7. Đối mười hai sử phân biệt các đảo

Mười sử là: Thân kiến, biên kiến, tà kiến, giới thủ, kiến Thủ nghi, tham, sân, si, mạn.

Ở thân thấy ngã gọi là Thân kiến.

Chấp đoạn lập thường gọi là Biên kiến.

Phỉ báng các pháp không nhân quả gọi là Tà kiến.

Chẳng phải chân thật đối trị vọng cho là năng tịnh, gọi là Giới thủ.

Chấp kém làm hơn gọi là Kiến thủ.

Đối với đạo, do dự gọi là Nghi.

Cảnh nhiễm gọi là Tham.

Phẫn nộ gọi là Sân.

Si ám gọi là Si.

Tự cao chê bai người khác gọi là Mạn.

Trong mười sử, năm sử trước là lợi sử, năm sử sau là độn sử. Nghĩa này giải thích rộng như chương Mười Sử, nay đối mười sử phân biệt các đảo.

Trong đây trước đối với bốn đảo hữu vi phân biệt tướng, các kinh luận khác nhau, phân biệt cũng khác.

  1. Theo Tỳ-bà-xà-bà-đề:

Bốn đảo thường v.v… phần ít ba sử trong mười sử, không trọn ba sử. Theo ngã kiến chấp giữ ngã kiến cho là ngã đảo. Ngã sở kiến không nói là đảo. Trong biên kiến chấp giữ thường kiến, cho là thường đảo không chấp đoạn kiến. Theo kiến thủ chấp giữ hai thứ kiến, tịnh làm lạc, tịnh đảo, tất cả các pháp khác thì chấp kém làm hơn, đều không chấp giữ. Vì loại này nặng nên nói nghiêng về đảo, ngã sở kiến v.v…nhẹ nên không nói.

2. Theo Đạt-ma-đa-la:

Muốn cho bốn đảo trong mười sử hoàn toàn thâu nhiếp hai sử và một phần nhỏ. Trong ngã đảo hoàn toàn thâu nhiếp ngã kiến. Hai đảo lạc tịnh hoàn toàn thâu nhiếp kiến thủ. Thường đảo như trên. Trong biên kiến chỉ thuộc về một bên.

  1. Luận chủ Tạp Tâm: Vẫn theo giải thích ở sau.
  2. Thành Thật: Cũng giống như thế.

Hỏi: Vì sao chỉ nói các loại này là bốn đảo?

Tạp Tâm nói đầy đủ ba nghĩa, cho đây là đảo: Nghĩa sử dứt chấp, vọng đặt tự hữu kiến lập, hoàn toàn là đảo, hoàn toàn trái chánh đạo. Sử dứt là phân biệt năm độn. Vọng trí là phân biệt đoạn kiến, tà kiến không chỗ lập. Hoàn toàn nói là đảo, phân biệt khác với giới thủ vì người giữ giới thủ giống như quả báo giới trì cấm.

Bốn đảo hữu vi nói sơ lược như vậy.

Kế nói về vô vi.

Trong đảo vô vi, thường mà thấy vô thường, ngã mà thấy không ngã, lạc mà thấy chẳng lạc, tịnh thấy bất tịnh, là thuộc về tà kiến. Thường là sinh diệt, lạc thấy là khổ, tịnh chấp là uế, những thứ này đều là tâm vọng đặt chẳng phải là phỉ báng không. Trong Tỳ-bà-sa gọi tà trí, chẳng phải là tà kiến, nếu thâu nhiếp chung đó cũng là tà kiến, không có nghĩa nào khác.

Hỏi: hai thứ đoạn và thường đối nhau cùng gọi là biên kiến; vô thường thấy là thường, thường thấy vô thường, hai loại này cũng đối, do nghĩa gì không cùng gọi biên kiến mà đối với thường pháp lầm chấp là vô thường là tà kiến?

Giải thích chung lẽ ra như thế. Nay chỉ vì nói một pháp dị kiến là biên kiến, dị pháp dị kiến không gọi là biên kiến, một pháp dị kiến gọi là biên. Đối với một pháp kia nêu biên để nói lên vô thường thấy thường, thường thấy vô thường. Dị pháp dị kiến, không đối một pháp nên biên không hiển bày, không gọi là biên.

Nếu thế thì vô thường thấy thường, lẽ ra cũng chẳng phải là biên kiến, vì sao nói thiên về thường kiến là biên kiến?

Vì thường kiến kia đối và đoạn, biên chẳng phải vô thường. Thâu nhiếp sử như thế.

8. Theo cảnh mà nói về đảo.

Cảnh chia vô lượng, nay chỉ theo hai môn: bốn Đế, năm ấm để phân biệt.

Trước theo cảnh nói về hữu vi đảo, sau nói về vô vi đảo.

Trong phần nói về hữu vi, trước nói theo đế, sau nói về năm ấm.

Theo đế như thế nào?

Luận Tỳ-đàm nói: Chỉ mê khổ đế, thấy được khổ thì liền dứt. Tạp Tâm nói: Bốn đảo không thể tìm căn từ xa nên không duyên tập, diệt đạo mà dối nói tập là gốc khổ nên gọi là Căn. Nếu tìm đến căn liền biết tự thân khổ, vô thương v.v… thì tự nhiên không khởi bốn đảo hữu vi, nên không duyên.

Trong Luận Thành Thật: Một loại tịnh đảo chỉ mê khổ, tập; Hai đế khổ tập là bất tịnh; hai đảo thường, lạc mê khổ, tập, đạo. Ba loại này đều là vô thường và khổ mê ba loại này chấp thường, chấp lạc đều gọi là điên đảo. Một loại ngã đảo mê chung bốn đế. Luận Thành Thật bốn đế đều vô ngã.

Đại thừa cũng như vậy.

Đối với ấm:

Nghĩa có chung và riêng.

Nói riêng: Mê sắc chấp tịnh, mê thọ chấp lạc, mê thức chấp thường, mê tưởng chấp hành, mà chấp ngã nơi.

Nói chung: Mê năm ấm, khởi chung bốn đảo thường, lạc, ngã, tịnh.

Hữu vi như thế.

Kế nói về vô vi. Trong đây trước nói theo bốn đế, sau nói về năm ấm.

Theo đế:

Trong pháp Tiểu thừa thì đảo vô thường, khổ; chỉ mê diệt đế. Đảo bất tịnh là mê cả diệt, đạo. Hai đế diệt và đạo đều là tịnh. Mê đạo chỉ được gọi là Đảo bất tịnh chứ không được gọi là đảo vô vi, mê đạo đế chẳng phải Vô vi. Tiểu thừa không nói vô ngã là đảo nên bỏ qua không nói.

Trong pháp Đại thừa bốn đảo vô vi mê cả diệt đạo. Chân thật diệt đạo đều là pháp thường, lạc, ngã, tịnh.

Đối với ấm:

Trong pháp Tiểu thừa, vô thường, vô lạc mê nơi diệt, không duyên ấm mà sinh. Trong đảo bất tịnh mê diệt đế, không duyên ấm mà sinh. Mê đạo đế là duyên năm ấm khởi, mê pháp năm ấm vô lậu, duyên ấm này cũng không được gọi là vô vi đảo vì duyên pháp ấm chẳng phải vô vi.

Trong pháp Đại thừa, thì bốn loại vô thường v.v… duyên với pháp năm ấm Như Lại mà khởi.

Trong chung và riêng đối với hữu vi ở trước cùng hiển, rất dễ hiểu.

9. Nói về trị đoạn khác nhau:

Bốn đảo hữu vi, trong Luận Tỳ-đàm có nép phục, có vĩnh viễn.

Kiến đạo trở xuống đều hàng phục để dứt trừ.

Kiến đạo trở lên đều dứt hẳn.

Theo hàng phục dứt trừ:

Có chung có riêng:

Biệt tướng niệm xứ, phục riêng bốn đảo: Quán sắc bất tịnh phục trừ tịnh đảo, quán thọ là khổ phục trừ lạc đảo, quán tâm vô thường phục trừ thường đảo, quán pháp vô ngã phục trừ ngã đảo. Tổng niệm đã qua cho đến pháp đệ nhất thế gian lại duyên chung năm ấm phục chung bốn đảo.

Theo dứt hẳn:

Luận nói khác nhau.

Như trên, lập mười hai đảo, trong kiến bốn đảo hoàn toàn sạch. Trong kiến đế đạo trong thường đảo, ngã đảo, tâm tưởng đảo cũng dứt sạch trong đạo kiến đế. Hai đảo lạc, tịnh trong tâm tưởng đảo, kiến tu đạo cùng dứt. Vì trong kiến đạo, dứt trừ hai đảo lạc, tịnh không sạch bậc hữu học có tập hành dục sự. Như luận Đại Trí Độ trong phẩm Tùy Hỉ cũng nói giống như đây.

Như Đạt-ma-đa-la nói bốn đảo hữu vi ở tại kiến đạo, không đến trong tu đạo, nếu vậy, thì người hữu học vì sao hành dục?

Giải thích: Bậc Thánh tuy không có bốn đảo nhưng do phiền não dẫn dắt nên vẫn hành dục sự, như người đói vội ăn nuốt thức ăn không thanh tịnh.

Theo Thành Thật: đại vị để phân, Kiến đạo trở xuống đều hàng phục dứt trừ. Trong kiến đạo đều dứt hẳn.

Theo thật nói chung, trong bốn nhẫn hiện tại cũng phân đoạn. tông kia nói: trong bốn nhẫn hiện tại, không có hiện kiến

Y theo pháp Đại thừa, đại vị để phân: Thế gian hàng phục dứt trừ, Sơ địa thì dứt hẳn.

Theo thật nói chung, chủng tánh trở lên từng phần có dứt hẳn, rốt ráo dứt hẳn ở Sơ địa. Nên Địa Luận chép: Các kiến chấp trói buộc lúc Sơ địa đoạn.

Hỏi: Nếu bốn đảo hữu vi sạch ở Sơ địa, vì sao trong Địa Kinh phẩm Tứ địa mới nói xa lìa thân kiến, ngã mạn?

Trong Tam địa kia chỗ xa lìa là tâm ngã kiến trong ba đảo, vì trong Tam địa cũng thấy có giả ngã, chứ chẳng phải không, Tứ địa mới lìa. Cũng có thể ở đây y cứ tướng địa mà nói: Tam địa trở xuống tướng đồng với phàm phu, cho nên không nói xa lìa chấp ngã. Tứ địa xuất thế mới nói lìa.

Trong pháp hữu vi, bốn đảo như thế.

Kế nói về bốn đảo vô vi.

Luận Tỳ-đàm: Bốn hiện nhẫn tâm học quán bốn đế, hàng phục dứt trừ đảo kia, kiến đạo dứt hẳn.

Luận Thành Thật không nói đảo này, lý thật thì có.

Trị đoạn như thế nào?

Trong địa văn, tư duyên riêng bốn đế, thứ lớp hàng phục, bỏ bốn hiện nhẫn, thứ lớp dứt hẳn. Trong pháp Đại thừa nơi chốn trị đoạn đồng với hữu. Trong mười tín vị đối với Đại Bồ-đề, chân tín thành tựu, chánh là làm phục dứt trừ. Chủng tánh trở lên tùy phần mà dứt hẳn, Sơ địa cùng tận.

Nghĩa tám đảo nói sơ như thế.

23. NGHĨA CHÍN KẾT

Chín kết là phiền não ám hoặc, trói buộc người tu hành nên gọi là Kết. Lại trói buộc tâm nên cũng gọi là kết; cũng hay kiết tập tất cả sinh tử nên gọi là kiết; nghĩa kết như thế. Nhưng nghĩa kết này tùy luận mà chia khác nhau khó lường. Nay theo một môn để nói về chín loại. Tên chín loại là ái kết, sân kết, si kết, mạn kết, nghi kết, kiến kết, thủ kết, san kết và tật kết. Tên gọi như thế.

Trong chín loại đó, Bảy loại trước giống như tâm mười sử, năm kiến hợp thành hai. Năm loại khác mỗi thứ có bảy loại, thêm san và tật nên hợp thành chín.

Tướng trạng như thể nào?

  1. Ái kiết: Đối với cảnh thuận tham nhiễm gọi là Ái. Đây là Tham sử.
  2. Sân kiết: Đối với cảnh nghịch phẫn nộ gọi là Sân, đây là Sân sử.
  3. Si kiết: Đối với cảnh trung dung duyên mà không rõ nên gọi là Si, đây là Si sử.

Tướng chung tuy đồng nhưng có rộng hẹp khác nhau. Si sử rộng, Si kiết hẹp. Trong Si sử có hai vô minh: Bất cộng và tương ưng.

  • Bất cộng: Duyên với lý sự mà không rõ, không cùng khởi với tất cả phiền não gọi là Bất cộng.
  • Tương ưng: Trừ Bất cộng ở trước, trong tất cả phiền não khác, tâm ám chướng gọi là Tương ưng. Ở đây chỉ giữ Bất cộng vô minh để xếp vào Si kết.

Vì sao? Vì trong chín kết cần giữ tác ý độc lập, lấy đó làm kết. Vì độc lập thì sức cứng mạnh. Tạp Tâm nói: Phiền não độc lập vào trong chín kết.

  1. Mạn kiết: đối với người mà tự cao gọi là Mạn, ở đây giống như Mạn sử.
  2. Nghi kiết: Đối với chánh đạo do dự không quyết định nên gọi là Nghi, ở đây giống như Nghi sử.

. Kiến kiết: Là Thân kiến, Biên kiến và Tà kiến. Ba điên đảo này suy cầu nên gọi là Kiến, đây chính là sử của Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến

7. Thủ kiết: Hai loại kiến thủ và Giới thủ, chấp giữ cảnh giới nên gọi là Thủ kiết. Đây giống như sử của Giới thủ, Kiến thủ

Hỏi: Vì sao Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến hợp lại thành Kiến kiết; Giới thủ, Kiến thủ hợp lại thành thủ kiết?

Tạp Tâm giải thích: Vì danh đẳng và sự đẳng:

  • Danh đẳng: Theo Tạp Tâm giải thích: Thân kiến, Biên kiến và Tà kiến là tên gọi của người nữ. Giới thủ, Kiến thủ là tên gọi của người nam. Nam nữ đối nhau nên gọi là Đẳng.

    Vì sao gọi ba kiến đó là Nữ?

Nữ là người trong nhà. Tự thân Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến mê lý nghĩa ở bên trong nên lấy thí dụ từ chỗ mê gọi là Nữ.

Vì sao Giới thủ, Kiến thủ gọi là Nam?

Nam là người bên ngoài. Giới thủ và Kiến thủ từ cái khác mà khởi, không tự thân mê lý, nghĩa ở bên ngoài nên theo ví dụ gọi là Nam.

Nghĩa danh đẳng như thế.

  • Sự đẳng: Là đây kia, mỗi mỗi là tánh mười tám sử nên nói là sự Đẳng.

    Mười tám sử gồm?

Trong kiến kiết ba cõi, mỗi cõi có sáu nên có mười tám. Cõi Dục có sáu: cõi Dục tà kiến mê chung bốn Đế là bốn, Thân kiến và Biên kiến chỉ mê Khổ đế là hai, chung với trước là sáu. Cõi Dục có sáu, cõi Sắc và Cõi Vô sắc cũng đồng như vậy nên có mười tám.

Trong thủ kiết ba cõi, mỗi cõi có sáu, cũng có mười tám. Cõi Dục có sáu: Kiến thủ cõi Dục mê chung bốn đế tức là bốn Giới thủ mê Khổ đế và Đạo đế là hai, chung với trước nên nói là sáu. Cõi Dục đã vậy, Sắc và cõi Vô sắc cũng đồng như thế, nên có mười tám.

Sự đẳng như thế đầy đủ hai nghĩa này: Ba kiến là một, hai kiến là một.

Luận Thành Thật thì không phải như thế. Luận ấy nói mười sử đều mê Bốn Đế nên không thể nói là danh đẳng, sự đẳng. Nhưng vì hai thủ lỗi nặng nên phân biệt là Thủ kiết.

Thế nào là lỗi nặng? Như phẩm Chín kiết trong luận Thành Thật nói: Lỗi của Giới thủ khó có thể lìa bỏ.

Người thế gian phân biệt chấp giữ do cho đó là đạo, không thấy lỗi ấy. Như người trong đạo, chấp y phấn tảo cho là đạo, v.v… các hàng ngoại đạo chấp khổ hành cho là đạo. Lại chấp giới này sinh trái với tám chánh đạo, vì cớ này, nên tuy có sở hành nhưng đều không có sở đắc, lại khiến người bị khổ hai đời: các thứ khổ hạnh như giữ giới trâu, giới gà v.v…, hiện đời chịu khổ, sẽ đọa đường ác, chịu khổ đời sau. Giới thủ như thế.

Lỗi kiến thủ là chấp trước tất cả các pháp hư vọng, không được chân thật, nên biết đều là năng lực của kiến thủ.

Tướng trạng của lỗi như thế. Vì có lỗi này nên nói là Thủ kiết, chẳng phải do danh đẳng.

8. San kiết: Đối với bản thân và tài sản của mình sẻn tiếc không xả nên gọi là San.

. Tật kiết: Đối kỵ người khác hơn mình gọi là Tật. Hai loại này giống như bỏn sẻn, tật ghen ghét, trói buộc trong mười Triền (mười sử trói buộc). Vì sao trong mười Triền chỉ nói hai Triền này là kiết?

Luận tự giải thích: Sẻn, tham, ghen ghét độc lập, vì lìa hai thứ đó nên vào trong chín kết tự sức khởi một mình, không hợp với cái khác nên nói độc lập.

Hỏi: Tất cả phiền não đều do vô minh, thùy miên và trạo cử…. Vì sao nói riêng?

Giải thích: Có lý do.

Vô minh, thùy, trạo ở đâu cũng có, kia đây đều chung, nên bỏ qua không nói. Trừ việc này ra không khởi cùng tất cả các sử nên nói là độc lập. Sẻn và ghen ghét này chỉ nói bất thiện, chẳng phải thiện, vô ký nên nói lìa hai.

Vì sao chỉ nói độc lập làm kiết?

Ở đây giải thích như trên.

Phiền não độc lập sức nó cứng mạnh, trói buộc vững chắc nên nói là Kết. Lại bảy kết trước đều là độc lập, ở đây nay đồng với bảy kiết ấy chỉ giữ độc lập.

Hỏi: Vì sao chỉ lìa hai phiền não cho đó là kiết?

Đáp: Phiền não bất thiện sức kia mạnh mẽ, trói buộc bền chắc, cho nên giữ riêng.

Hỏi: Nếu như thế thì Thân kiến, Biên kiến trong bảy kiết trước chỉ là vô ký, tất cả phiền não trong hai cõi trên cũng là vô ký, chẳng phải tánh bất thiện, vì sao gọi là kiết?

Giải thích: Bảy loại trước là tánh sử. Tánh sử cứng mạnh, dù cho vô ký, cũng có khả năng trói buộc nên nói là kiết. Cái khác chẳng phải tánh sử, thế lực mỏng nhẹ, phải cần bất thiện mới cột trói được. Do đó, nên không chung với bảy loại trước.

Hỏi: Vì sao thùy miên, trạo cử chẳng phải là kiết?

Luận tự giải thích: Hai triền thùy, trạo đều khởi trong các kiết trên không gọi là độc lập, lại chung với bất thiện, ô uế, vô ký, không nói lìa hai, là vì không chấp thủ.

Lại Hỏi: Vì sao miên và triền chẳng phải kiết?

Luận tự giải thích: Miên tương ưng với tất cả các sử nên chẳng phải độc lập. Miên chung với ba tánh nên chẳng lìa hai. Vì thế nên chẳng chấp.

Hỏi: Vì sao vô tàm, vô quý chẳng phải kết ?

Luận tự giải thích: Vô tàm, vô quý tuy lìa hai mà chẳng độc lập nên chẳng phải kết. Vô tàm vô quý này chỉ chung với bất thiện cõi Dục nên gọi là lìa hai.

Hỏi: Vì sao hối, triền không nói là kiết?

Luận tự giải thích: Hối tuy độc lập mà chẳng lìa hai nên chẳng phải kết. Vì trong thiện và bất thiện đều có Hối.

Hỏi: Vì sao hai triền phẫn, phú chẳng phải kết?

Luận tự giải thích: Phẫn, phú tuy độc lập mà lại lìa hai, có người sai khiến là thuộc tánh sử cho nên không nói.

Phẫn là tánh sân, phú là tánh tham.

Như thế nên chỉ lập tánh triền. Trong luận Địa Trì cũng nói giống ở đây.

Hỏi: Vì sao sáu cấu chẳng phải kết?

Luận tự giải thích: Phiền não trói buộc chặt gọi là Triền, phiền não trói buộc nhẹ gọi là Cấu. Trong trói buộc gấp, một chút cũng không còn chấp, huống chi cột nhẹ, cho nên không nói.

Luận Thành Thật thì không như thế. Luận ấy nói thế nào?

Hai triền bỏn sẻn và ghen ghét là phiền não xấu nên nói là kiết, không còn nghĩa nào khác.

Thế nào là xấu hại?

Luận tự giải thích: Do có bỏn sẻn nên bỏn sẻn thân, tài sản; thấy

người nghèo khổ mà không có tâm cứu giúp, vì ganh ghét người khác được lợi. Lại nữa, tham, sân rất nhiều tội lỗi, đọa đường ác phần nhiều do tham, sân. Do lỗi này nên trong tham xuất hiện bỏn sẻn, trong sân xuất hiện ghen ghét. Lại bỏn sẻn và ghen ghét phần nhiều não hại trời, người nên nói nghiêng về nó. Cái khác không như thế, bỏ qua không nói.

Chín kết như thế.

Hỏi: Lại có pháp tương ưng pháp với kiến làm ái kết chăng? Hệ chẳng phải là kiến kiết, hệ mà được gọi là kiến sử, phải sử chăng?

Tạp Tâm nói: Có. Nói rằng trong Kiến đạo, tập trí đã sinh, diệt trí chưa sinh. Bấy giờ đối với diệt đạo đế trở xuống, Giới thủ, Kiến thủ, tương ưng tâm pháp và chẳng phải tâm pháp sinh, trụ, diệt v.v… Vì diệt đạo trở xuống bị ái kết buộc, vì ái duyên với hữu lậu sinh mà chẳng phải kiến kiết tự thân tất tà kiến từ. Diệt đạo đế trở xuống duyên lý sinh, không duyên hữu lậu, nên không thể trói buộc pháp này. Mười một biến sử từ khổ, tập đế trở xuống đã đoạn trừ nên không thể trói buộc pháp này. Vì thế, không gọi kiến kiết trói buộc mà vì đồng thời Giới thủ, Kiến thủ trói buộc nên gọi là Kiến sử. Bởi do trong chín kết hai thủ ấy chẳng phải kiến kiết nên không gọi là Kiến kiết; trong mười sử gọi là Kiến sử.

Chín kiết nói sơ như thế.

ĐẠI THỪA NGHĨA CHƯƠNG

QUYỂN 5 (Phần Cuối)

(HẾT)

Pages: 1 2