ĐẠI THỪA NGHĨA CHƯƠNG

SỐ 1851

QUYỂN 05

Đời Tùy, Pháp Sư Tuệ Viễn soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

(Phần Đầu)

PHẦN PHÁP NHIỄM:

Chia làm 60 môn

NGHĨA PHIỀN NÃO: Có 30 môn – Trong quyển này có 23 môn 1- Nghĩa hai chướng.

  1. Nghĩa ba chướng.
  2. Nghĩa ba căn, ba đạo, ba độc, phiền não.
  3. Nghĩa ba sử.
  4. Nghĩa ba lậu.

– Nghĩa bốn phược, bốn lưu, bốn nguy.

  1. Nghĩa bốn thủ.
  2. Nghĩa bốn thân kiết.

– Nghĩa năm trụ địa.

  1. Nghĩa năm cái.
  2. Nghĩa năm kiết sử phần hạ.
  3. Nghĩa năm kiết sử phần thượng.
  4. Nghĩa năm san.
  5. Nghĩa năm tâm tài.
  6. Nghĩa năm tâm phược.

1- Nghĩa sáu cấu.

  1. Nghĩa bảy lậu.
  2. Nghĩa bảy sử .

1- Nghĩa tám mạn.

  1. Nghĩa tám thứ ác giác.
  2. Nghĩa tám vọng tưởng.
  3. Nghĩa tám đảo.23- Nghĩa chín kết.

1. NGHĨA HAI CHƯỚNG.

Chia ra hai môn:

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Thể tướng.
  1. Giải thích tên gọi:

Chướng, tùy theo nghĩa mà nói khác nhau nên có nhiều loại: Hoặc gọi là Phiền não, hoặc gọi là Sử, hoặc gọi là Kiết, hoặc gọi là Triền, hoặc gọi là Phược, hoặc gọi là Lưu, hoặc gọi là Nguy, hoặc gọi là Thủ, hoặc gọi Lậu, hoặc gọi là Cấu, hoặc gọi là Hoặc, hoặc gọi là Chướng, như vậy chẳng phải một.

Nghĩa rối loạn gọi là phiền não, theo đuổi trói buộc gọi là Sử, nhóm kết sinh tử gọi là Kiết, trói buộc chúng sinh gọi là kết, ràng buộc người tu hành gọi là Triền. Lại nữa, trói buộc tâm cũng gọi là triền, người tu hành trôi giạt gọi là nguy, khiến chúng sinh bị các điều nguy làm khổ nên gọi là Lưu, chấp giữ cảnh giới gọi là Thủ, trôi chảy không dừng giống như ghẻ nhọt bị chảy mủ nên gọi là Lậu, nhiễm ô tâm thanh tịnh gọi là Cấu, mê sở duyên nên gọi là Hoặc, làm ngại Thánh đạo gọi là Chướng. Khác nhau như thế nhiều vô lượng vô biên, nay theo một nghĩa chỉ nói là Chướng.

Nói sơ về tên gọi như thế.

  1. Thể tướng:

Có hai nghĩa: Lược nói tướng năm trụ, theo năm trụ đó để phân biệt hai chướng.

1. Năm trụ:

Như trong kinh Thắng-man nói: Kiến nhất xứ trụ địa, dục ái trụ địa, sắc ái trụ địa, hữu ái trụ địa, và vô minh trụ địa.

Tên gọi như thế, thể trạng thế nào?

Năm kiến trong ba cõi gọi là Kiến nhất, xứ. Tất cả phiền não trong Cõi Dục trừ Vô minh và kiến, gọi là Dục ái, tất cả phiền não cõi Sắc trừ Vô minh và kiến, gọi là Sắc ái; tất cả phiền não trong cõi vô sắc, trừ Vô minh và kiến, gọi là Hữu ái, Vô minh trong ba cõi gọi là Vô minh địa. Trong nghĩa Vô minh lại có hai: Nhiễm ô và không nhiễm ô: Vô minh Mê lý gọi là Nhiễm ô; vô tri trong sự gọi là không nhiễm ô, hai loại này hợp lại gọi là Vô minh trụ địa.

Nghĩa này sẽ nói đầy đủ ở trong chương Năm Trụ.

2. Phân biệt về chướng:

Chướng chia ra ba thứ:

Bốn trụ phiền não là Phiền não chướng, vô minh trụ địa là Trí chướng.

Năm trụ tánh kiết là Phiền não chướng, trong sự vô tri là Trí chướng.

Tánh của năm trụ và sự trong vô tri đồng là Phiền não, phân biệt duyên trí là Trí chướng.

a. Theo trong lần đầu: Chia ra bốn môn:

  1. Định tướng chướng.
  2. Giải thích tên chướng.
  3. Nói về chỗ đoạn.
  4. Đối chướng nói về giải thoát.
  1. Định tướng chướng: Vì sao biết được Bốn trụ phiền não là Phiền não chướng, Vô minh trụ địa là Trí chướng?

Dùng Kinh Thắng-man đối chiếu luận Địa Trì, xét mà biết. Trong Kinh Thắng-man nói: người Nhị thừa chỉ dứt bốn trụ không dứt vô minh. Trong luận Địa Trì nói: người Nhị thừa Phiền não chướng tịnh, chẳng phải Trí chướng tịnh, Phiền não tịnh như chỗ dứt Bốn trụ trong Thắngman, chẳng phải Trí chướng tịnh, giống như không dứt vô trụ địa.

Nói sơ về Định như thế.

  1. Giải thích tên gọi:

Năm trụ kiết đều có thể rối loạn, đều làm chướng trí.

Vì sao Bốn trụ chỉ gọi là Phiền não, còn Vô minh trụ địa gọi là Trí chướng?

Lý thật đều chung, nay chỉ khác nhau hai chướng, ẩn hiện khác tên, nếu theo ẩn hiển mỗi thứ tùy công năng mạnh nên có hai tên khác nhau. Kết của Bốn trụ phiền não hiện khởi phát nghiệp vời sinh, nghĩa rối loạn mạnh nên chỉ gọi là Phiền não, hoặc của tâm khác, khác thể với giải, sơ mà che xa, chướng trí nhỏ nhiệm không gọi là Trí chướng; vô minh ám hoặc chánh trái với hiểu biết thân mà che gần, nghĩa chướng Trí mạnh nên gọi là Trí chướng, nhậm tánh vô tri chẳng phải hiện khởi, không có năng lực phát nghiệp, vời lấy khổ báo, rối loạn nhỏ nhiệm, không gọi là Phiền não.

Về Danh nghĩa như thế.

3. Nói về chỗ dứt:

Tạm chia ra hai bậc:

Phân biệt đối nhau giữa Đại thừa và Tiểu thừa.

Phân biệt đối nhau giữa Đại thừa thế gian và xuất thế gian.

* Phân biệt đối nhau giữa Đại thừa và Tiểu thừa:

Chia làm ba môn:

  1. Ẩn hiển lẫn nhau:

Người Nhị thừa chỉ dứt Phiền não, bậc Bồ-tát chỉ dứt trí chướng. Người Nhị thừa chẳng phải không trừ Trí chướng, chỗ dứt rất nhỏ nhiệm, ẩn kín theo thô, cho nên không nói. Bồ-tát chẳng phải không dứt trừ Phiền não, chỗ dứt rất nhỏ nhiệm, ẩn thô theo tế, cho nên không nói.

2. Hơn kém về hình tướng:

Nhị thừa hiểu biết cạn cợt, chỉ dứt phiền não, Bồ-tát hiểu biết rộng lớn, hai chướng đều dứt. Nên Địa Trì nói: Thanh văn, Duyên giác phiền não, chướng tịnh, chẳng phải trí chướng tịnh Bồ-tát chủng tánh đầy đủ hai tịnh.

3. Theo thật mà nói chung:

Người Nhị thừa hai chướng đều dứt, Bồ-tát cũng vậy.

* Nói theo thế gian và xuất thế gian trong Đại thừa nói:

Từ Giải Hạnh trở xuống gọi là Thế gian, Sơ địa trở nên gọi là Xuất thế gian. Trong đây chia ra bốn môn:

(a). Bỏ thô nói tế:

Bồ-tát Địa Tiền đối với hai chướng ấy đều chưa dứt. Sơ địa trở lên đều dứt hai chướng. Nên trong kinh Niết-bàn nói:Địa Tiền đầy đủ tánh phiền não bởi lý do này.

(b). Nói về ẩn hiển lẫn nhau:

Thế gian, Địa tiền chỉ dứt phiền não; Sơ địa trở lên chỉ dứt Trí chướng. Địa tiền chẳng phải không đoạn Trí chướng, chỗ dứt nhỏ nhiệm, ẩn tế theo thô cho nên không nói; Sơ Địa trở lên cũng dứt phiền não, ẩn thô theo tế, cho nên không nói.

(c) Hơn kém về hình tướng:

Địa Tiền hiểu biết yếu kém nên chỉ dứt phiền não, Địa Thượng hiểu biết cao siêu, nên dứt cả hai chướng.

(d). Nói chung theo thật.

Dứt được cả hai chướng Thế gian và xuất thế gian.

Tướng trạng như thế nào?

– Trong Phiền não chướng có hai loại: Tử kiết và quả phược.

Phiền não Tử kiết: địa tiền đã dứt

Phiền não Quả phược: Địa thượng đã dứt.

TrongTử kết lại có hai thứ: Chánh sử tác ý mà sinh và dư tập nhậm tánh mà khởi. Chánh sử phiền não, Thanh văn, Duyên giác cho đến tập chủng đều dứt kiết. Kiết sử tập khởi, chủng tánh trở lên đến Sơ địa đã dứt rốt ráo, cho nên trong Địa Trì nói: A-tăng-kỳ đầu vượt qua Giải Hạnh trụ vào Hoan Hỷ địa, đoạn trừ phiền não đường ác trong tăng thượng, chánh sử bất thiện gọi là tăng thượng, tập gọi là trung, lúc vào Hoan hỷ thì dứt hết tập khí.

Trong quả phược cũng có hai loại: Chánh sử tác ý hiện khởi và tập khí nhậm vận mà sinh. Chánh sử phiền não là ái Phật, ái Bồ-đề v.v… bắt đầu từ Sơ địa thì dứt trừ lần lần đến Bất Động địa thì dứt sạch nên Địa Trì nói: A-tăng-kỳ thứ hai vượt qua Thất trụ vào Bát địa, phiền não sâu kín đều được dứt bỏ, Bát địa trở lên trừ tập khí còn sót, nên Địa Trì nói: Tăng-kỳ thứ ba dứt trừ tập khí, vào tối thượng trụ.

Trong trí chướng cũng có hai loại: Mê tướng và mê Thật. Pháp do tình khởi gọi là tướng, không thể ngộ giải, biết nó vốn không nên nói là mê. Như lai tạng tánh gọi là thật, không thể thông đạt tận cùng nên nói là mê tướng. vô minh mê tướng là chỗ dứt của Địa Tiền; vô minh mê thật là chỗ dứt của Địa thượng.

Mê tướng vô minh lại có hai loại: Mê tướng lập tánh và mê tánh lập tướng. Mê tướng, dối nhóm pháp vọng nên cho là tướng, vì không biết dối nhóm nên lập tướng quyết định. Mê tánh: Là do tình nên không khởi, không có tánh mà cho là tánh vì tánh mê này lập tướng nhân duyên. Mê tướng vô minh, Thanh văn, Duyên giác cho đến tập chủng đoạn dứt sạch. Mê tánh vô minh: Chủng tánh trở lên cho đến Sơ địa, đều dứt trừ hết.

Vô minh Mê Thật cũng có hai loại: Mê thật tướng và mê thật tánh. Thật tánh vắng lặng là pháp vô vi. Thật tướng này không thể biết là vắng lặng vô vi nên gọi là mê tướng. Trong Như Lai Tạng có hằng sa Phật pháp chân thật hiện hữu. Thật tánh này không thể chứng ngộ tột cùng nên nói là mê tánh. Hai vô minh này không nhất định. Nếu theo Địa Kinh: Sơ địa trở lên cho đến Lục địa trừ là mê tướng, cho nên chứng đắc nhu thuận nhẫn, Thất địa trở lên dứt mê thật tánh cho nên chứng đắc thể Vô sinh nhẫn.

Nếu theo kinh Niết-bàn: Thì từ địa thứ chín trở xuống lại dứt tướng mê, cho nên nói là thấy nghe Phật tánh. Thập Địa trở lên dứt mê thật tánh, cho nên nói là mắt thấy Phật tánh. Từ đây ta nghiệm thấy Phiền não chướng thì trước sau đều dứt, Trí chướng cũng vậy.

Nói về trị đoạn sơ lược như thế.

4. Đối chướng để phân biệt hai giải thoát:

Dứt phiền não chướng được tâm giải thoát, đoạn trí chướng được tuệ giải thoát. Nghĩa này được? Chia làm ba:

  1. Nói về ẩn hiển lẫn nhau:

Chư Phật, Bồ-tát dứt Phiền não chướng là tâm giải thoát thế đế dứt trừ Trí chướng là tuệ giải thoát chân đế.

Vì sao? Vì phiền não nhiễm sự nên dứt phiền não, tâm giải thoát thế đế lúc dứt phiền não lý thật tùy có tất cả giải thoát, theo chủ gọi tên, chỉ nói tâm giải thoát.

Vô minh chướng lý nên dứt vô minh. Lúc tuệ giải thoát chân đế dứt vô minh là lý thành tất cả giải thóat, theo chủ gọi tên nên chỉ nói tuệ giải thoát.

  1. Đối với chướng phân biệt rộng hẹp:

Lúc dứt Phiền não chỉ dứt tâm nhiễm ái trong sự, cho nên thế đế là tâm giải thoát.

Lúc dứt Trí chướng trừ vô minh địa và dứt vô minh thô trong sự nên hai đế là tuệ giải thoát.

  1. Tùy nghĩa nói chung:

Dứt phiền não chướng hai đế là tâm giải thóat, thế đế là tâm giải thoát, nghĩa như giải thích ở trước. Chân tâm thoát là vì tập khí vi tế của ái kiết đồng một thể tánh với vô minh địa, trói buộc chân tâm. Lúc dứt phiền não, chân đế là tâm giải thoát như kinh Niết-bàn nói: Dứt trừ Trí chướng; thì Hai đế là Tuệ giải thoát, đầy đủ như trước đã giải thích.

b. Trong lần thứ hai: Cũng có bốn môn:

Định tướng chướng. Giải thích tên chướng Nói về chỗ đoạn.

Đối chướng nói về giải thoát.

1. Định tướng chướng:

Làm sao biết được tánh kiết trong Năm trụ là Phiền não chướng, trong sự vô tri là Trí chướng. Như Kinh Niết-bàn nói: Dứt trừ tất cả tham, sân, si… được tâm giải thoát vì tất cả sở tri không chướng ngại nên được tuệ giải thoát. Tham, sân, si tức là tánh kiết phiền não trong Năm trụ. Nên biêt, tất cả sở tri được vô ngại là trừ sự vô tri. Lại như Địa Kinh nói: Nên biết Phật vô ngại là tuệ giải thoát là tánh kiết của Năm trụ làm Phiền não chướng.

Lại, trong Tạp Tâm nói: Như Lai dứt trừ hai pháp vô tri: Dứt nhiễm ô và dứt bất nhiễm. Nhiễm ô vô tri tức là năm trụ tánh kiết phiền não, bất nhiễm vô tri tức là tâm vô minh trong sự; xét về những điều này, nên biết, lấy tánh kiết của năm trụ làm Phiền não chướng, vô tri trong sự làm Trí chướng.

Nói sơ lược như vậy.

  1. Giải thích tên gọi:

Vì sao tánh kiết phiền não trong năm trụ là Phiền não chướng? Vô tri trong sự là Trí chướng?

Năm trụ tánh kiết có thể khởi phần đoạn sinh tử và biến dịch sinh tử làm rối loạn người tu hành gọi là Phiền não chướng. Hoặc ám trong sự có thể chướng chủng trí minh giải Như Lai, cho nên nói là Trí chướng.

Danh nghĩa như thế.

  1. Nói về chỗ đoạn:

Chỗ đoạn chia làm ba:

Thế và xuất thế đối nhau phân biệt.

Công dụng vô công dụng đối nhau phân biệt.

Phân biệt nhân quả.

Thế gian và xuất thế gian có ba nghĩa: a. Nói về ẩn, hiển lẫn nhau:

Địa Tiền dứt trừ tánh kiết trong năm trụ do xả tướng hướng thuận chân như. Sơ địa trở lên dứt trừ Trí chướng, vì Địa Thượng khế hợp pháp giới, biết rõ các pháp không chướng ngại, nên Địa Kinh nói: Trong Sơ địa tất cả văn tụng chú thuật thế gian không thể cùng tận.

  1. Hình tướng hơn kém:

Bồ-tát Địa tiền chỉ dứt phiền não, Bồ-tát Sơ địa trở lên trí hạnh rộng lớn, trừ được hai chướng.

  1. Luận chung theo thật:

Bồ-tát Địa tiền, địa thượng đều dứt hai chướng.

Trong đối nhau thứ hai: Nghĩa cũng có ba: a. Nói về ẩn hiển lẫn nhau:

Thất địa trở xuống chỉ dứt Phiền não, Bát địa trở lên chỉ dứt Trí chướng, như cõi Phật thanh tịnh trong Bát địa, dứt trừ vô tri trong tất cả sắc, trong Cửu địa, biết rõ tâm hành của chúng sinh nên dứt trừ tất cả vô tri của tâm hành, trong Thập địa ở đối với các pháp được tự tại thù thắng, dứt trừ vô tri trong đất cả pháp, các địa này đều là trừ sự vô tri.

  1. Hình tướng hơn kém:

Thất địa trở xuống chỉ dứt phiền não, Bát địa trở lên đều dứt hai chướng.

  1. Nói chung Theo thật:

Thất Địa trở xuống dứt được cả hai chướng, Bát địa trở lên cũng đều như vậy.

Trong đối nhau thứ ba: Nghĩa cũng có ba: a. Nói về ẩn hiện lẫn nhau:

Từ Kim cang địa trở xuống dứt Phiền não chướng, trong Như Lai địa chủng trí hiện khởi liễu đạt tất cả các pháp khác nhau, dứt trừ Trí chướng vì sự vô tri khó dứt trừ, đến quả vị Phật mới hết.

  1. Hình tướng hơn kém:

Kim cang trở lại chỉ dứt trừ phiền não, quả vị Như Lai dứt cả hai chướng

  1. Theo thật nói chung:

Giai vị Chủng tánh trở lên cho đến Như Lai địa hai chướng đều dứt.

Nói về chỗ Trị như thế.

4. Đối chướng nói về giải thoát:

Dứt phiền não chướng được tâm giải thoát, dứt trừ Trí chướng được tuệ giải thoát.

Tâm giải thoát có hai thứ: Tâm hành thế gian của Phật, Bồ-tát và tâm đệ nhất nghĩa của Phật, Bồ-tát là tâm dứt bốn trụ. Thế đế tâm thoát vì dứt vô minh nên Nghĩa đệ nhất đế tâm được giải thoát. Tuệ thoát là chiếu nhất thiết chủng trí thế gian được giải thoát.

c. Trong lần thứ ba: Cũng có bốn môn:

Định tướng chướng.

Giải thích tên chướng.

Nói về chỗ đoạn.

Đối chướng nói về giải thoát.

1. Định tướng chướng:

Làm sao biết được tánh kiết sử của Năm trụ và sự vô tri là Phiền não chướng, trí phân biệt là Trí chướng?

Như trong kinh Thắng-man ghi: Ngũ trụ và sự khởi đồng gọi là Phiền não nên biết rõ năm trụ và sự vô tri là Phiền não chướng, trí phân biệt là Trí chướng. Luận Bảo Tánh nói: Có bốn thứ chướng không được tịnh, ngã, lạc, thường của Như Lai:

Duyên tướng: Là vô minh địa, vì chướng này không được rốt ráo chân tịnh của Như Lai.

Nhân tướng: Là nghiệp vô lậu, vì tướng này không được chân ngã.

Sinh tướng: Là ý sinh thân, vì chướng này không được chân lạc.

Hoại tướng: Là sinh thân biến dịch, vì chướng này nên không được chân thường.

Trong kinh ấy nói: Vì thế chắc chắn biết nghiệp chướng vô lậu không được chân ngã.

Phân biệt duyên trí là trí chướng. Lại như Địa luận chép: Trong địa thứ sáu nói: Nhân tịnh của Trí chướng sự là chẳng phân biệt không và Tam-muội, vì không phân biệt là Trí chướng tịnh, biết là dùng trí phân biệt cho nó là Trí chướng. Lại trong kinh Lăng Già nói: Tuệ vọng tưởng sở tri là diệt Niết-bàn trong ngã tướng, diệt Tuệ sở tri mới là Niếtbàn. Vì thế nên biết, Tuệ vọng bị diệt là chướng.

Lại Ngài Long Thọ nói: Như địa vị giác quán so với địa dưới là thiện, so với thiền thứ hai là tội lỗi, cho đến địa vị Phi tưởng so với dưới là thiện, so với đạo xuất thế là tội lỗi. Như thế, tuệ quán so với thế gian là thiện, so với thật tướng cũng là tội lỗi. Đã nói tội lỗi, thì sao chẳng phải chướng?

Nói sơ lược như vậy.

2. Giải thích tên gọi:

Thể của tánh kiết sử trong Năm trụ và sự vô tri là pháp vô tri ám hoặc, rối loạn nên gọi là Phiền não. Trí phân biệt làm trở ngại chân, chứng tuệ vô phân biệt nên gọi là Trí chướng.

Hỏi: Trí này hiển bày chân đức, sao lại nói chướng?

Đáp: Trí này trừ ám hoặc có năng lực hiển bày chân, cho nên trong kinh gọi là Liễu nhân. Nhiều nghĩa trở ngại chân nên gọi là Chướng. Như thuốc trị bệnh, nếu không bỏ thuốc thì thuốc lại thành bệnh. Ở đây cũng giống như thế.

Vì sao trở ngại chân?

– Như Duy-ma nói: Vắng lặng là Bồ-đề, diệt các tướng nên trí này là tướng, nên nó là Chướng. Không quán là Bồ-đề. Vì xa lìa các duyên nên trí này là duyên, nên nó là Chướng. Không hành là Bồ-đề vì không nhớ nghĩ, trí này nhớ nghĩ là Chướng. Đoạn là Bồ-đề vì đoạn các kiến chấp. Trí này là kiến chấp nên nó là chướng. Lìa là Bồ-đề vì lìa các vọng tưởng. Trí này vọng tưởng nên nó là chướng. Chướng là Bồ-đề vì chướng các nguyện, trí này là nguyện cho nên là Chướng. Bồ-đề chân thật sáng suốt, trí này có tánh tối tăm cho nên là Chướng. Như tánh thọ v.v…, Ở thế gian là hành khổ. Các lỗi như thế không thể trình bày đầy đủ, vì đều trái với chân đức nên gọi là Chướng.

Nói về danh nghĩa như thế.

3. Nói về chỗ đoạn:

Chỗ đoạn có hai:

Địa tiền, Địa thượng phân biệt đối nhau.

Thẳng theo địa thượng thế gian và xuất thế gian phân biệt đối nhau.

* Theo đối nhau ban đầu: Lại có ba nghĩa: a. Nói về ẩn hiển lẫn nhau:

Từ địa vị Giải hạnh trở xuống là tăng tướng tu dứt Phiền não chướng từ Sơ địa trở lên tu tướng xả dứt trừ Trí chướng.

Thế nào là Tăng tướng?

Có thể dứt phiền não, phiền não chính dùng ám hoặc làm bệnh. Từ xưa đến nay, tu tập minh giải, duyên trí dần dần thêm lớn, dần dần xả bỏ ám hoặc, khi đến địa vị giải hạnh thì minh giải càng thêm sáng hoặc chướng cùng tận nên nói là dứt.

Thế nào là xả tướng để dứt Trí chướng?

Trí chướng chánh là lấy phân biệt làm lỗi, Sơ địa trở lên chứng được thật của mình, duyên tu dần dần xả, lỗi phân biệt dứt gọi là dứt Trí chướng.

  1. Hình tướng hơn kém:

Bồ-tát địa tiền chỉ dứt phiền não, Sơ địa trở lên đối trị sâu rộng, hai chướng đều dứt.

  1. Theo thật nói chung:

Hai chướng Địa tiền, Địa thượng đều dứt, phiền não cũng trừ, nghĩa này có thể biết.

Thế nào là Địa tiền diệt được Trí chướng?

Hiểu trong sự thức vì dần dần dừng diệt, trí trong vọng thức dần dần hiện tiền. Như Địa Trì nói: Bồ-tát chủng tánh sáu nhập cao siêu, lần lượt nối tiếp, từ vô thỉ, pháp ấy đã như vậy. Nên biết, tức là đã được thật chứng hạnh đức chân thật, đâu không xả vọng. Vì thế nên biết, Địa Tiền cũng dứt Trí chướng.

Đối nhau ban đầu đã xong.

* Theo Địa thượng phân biệt đối tướng thế gian và xuất thế gian:

Sơ địa, Nhị địa, Tam địa gọi là thế gian. Tứ địa trở lên gọi là xuất thế gian, trong đó chia ra ba môn:

a. Nói về ẩn hiển lẫn nhau:

Tam địa trở xuống là hạnh thế gian, dứt Phiền não chướng; Tứ địa trở lên là Tuệ chân thật xuất thế dứt trừ Trí chướng.

Thế nào là thế gian dứt trừ Phiền não chướng?

Như Địa Luận nói: Sơ địa dứt trừ chướng ngã phàm phu, ngã phàm phu là kiến nhất xứ trụ địa. Trong Nhị địa dứt trừ phiền não làm khởi lên việc phạm giới, phiền não phạm giới tức là ba loại trụ địa: Dục ái, sắc ái và hữu ái. Tam địa nói về dứt trừ ám tướng văn, tư, tu v.v… các pháp vọng chướng, ám tướng tức là vô minh trụ địa.

Thế nào là xuất thế gian có công năng dứt Trí chướng?

Trí chướng có ba:

Trí chướng: Tâm phân biệt không và hữu ?

Thể chướng: Kiến lập thể của thần trí.

Tướng trạng thế nào?

Duyên trí chánh quán các pháp phi hữu, phi vô, xả ngại phân biệt có-không ở trước. Tuy xả ngại phân biệt có-không mà vẫn còn thấy mình là năng quán. Như là sở quán. Nếu thấy mình là năng quán thì tâm khác với Như; Như là sở quán thì Như khác với tâm. Do thấy tâm khác với Như chưa thể xả bỏ hết ngại thần trí, gọi là thể chướng.

Trị tưởng:

Nói chung, hai loại vừa rồi đều là trị tưởng, chỉ một môn này là rốt ráo trong trị nên đặc biệt đặt tên cho nó là trị. Nhưng trị tưởng này cũng là duyên trí đối trị phá ngại thần trí ở trước, tâm thật hợp với Như. Tuy hợp Như, nhưng nói về thể tánh kia vẫn là pháp sinh diệt của bảy thức làm chướng chân như chứng Tuệ Vô sinh diệt, nên gọi là Chướng.

Phân biệt Chướng như thế.

Trị đoạn là thế nào?

Ban đầu từ Tứ địa cho đến Thất địa dứt trừ Trí chướng, vào Bát địa dứt trừ Thể chướng. Bát địa trở lên đến Như Lai địa dứt Trị tưởng.

Thế nào gọi là dứt trí?

Tứ, Ngũ, Lục địa quán Không để phá Hữu, bỏ trí phân biệt chấp có, nên trong địa luận đã nói rộng. Tứ địa Quán sát các pháp không sinh không diệt, bỏ tâm kiêu mạn phân biệt, hiểu pháp. Trong Ngũ địa quán sát. Phật pháp ba thời bình đẳng, xả bỏ tâm kiêu mạn phân biệt, thân thanh tịnh. Trong địa thứ sáu quán pháp bình đẳng, xả bỏ tâm kiêu mạn phân biệt nhiễm tịnh. Ở giai vị này đều là quán Không, phá tâm chấp có. Trong địa thứ bảy quán các pháp Như, xả tâm phân biệt chấp Không ở trước. Lìa các việc như thế gọi là dứt Trí chướng.

Ở địa thứ tám dứt trừ thể chướng như thế nào?

Trong bảy địa trước tuy quán pháp Như vẫn còn thấy tâm mình là năng quán, Như là sở quán. Do thấy như thế nên tâm khác với Như, không thể rộng lớn, nhậm vận, bất động. Vào địa thứ tám phá trí ngại này, quán sát ngoài Như vốn không có tâm, ngoài tâm không có Như, ngoài Như không có tâm, không có tâm khác Như. Ngoài tâm không có Như nên không có Như khác tâm, không có tâm khác Như, không thấy năng tri; không có Như khác tâm nên không thấy sở tri. Năng sở đã mất nên đều đồng một tướng, liền xả công dụng tâm phân biệt. Vì xả công dụng nên hạnh bình đẳng với Như, rộng lớn bất động gọi là vào Bát địa.

Lúc thành tựu đức này gọi là dứt chướng về thể.

Từ Bát địa đến Như Lai địa dứt trừ trị tưởng thế nào?

Bát địa vừa rồi dứt thể chướng, trị tưởng vẫn còn nên Bát địa nói: Địa thứ tám này tuy không có chướng tưởng, nhưng trị tưởng chẳng phải không có. Trị tưởng này từ Bát địa trở lên, dứt trừ theo thứ lớp đến Phật địa mới sạch.

Trừ trị tưởng như thế nào?

Dứt phân biệt nên chân tướng hiện tiền nên biết pháp vốn chỉ chân, xưa nay không vọng. Do lực thấy chân không vọng này nên đối trị được vọng, pháp trước không sinh pháp sau, pháp sau không thành quả báo của pháp trước, thế là diệt tận, đến cực vi tế không còn cần dùng quán giải để phá dẹp, chỉ có thể dùng năng lực tu, lần lần xả bỏ. Từ Bát địa trở lên, nhờ sức huân tu khiến trị tưởng kia lần lượt tự tiêu diệt, chân chứng hạnh đức lần lượt tự hiệ. Đến Như Lai địa thì dứt sạch vọng tưởng chân đức tròn đủ gọi là trừ trị tưởng.

Phần thứ nhất nói về ẩn hiển lẫn nhau. b. Hình tướng hơn kém:

Sơ, Nhị, Tam địa đối trị yếu ớt, chỉ dứt phiền não. Tứ địa trở lên đối trị rộng sâu, hai chướng đều dứt.

c. Nói chung theo thật:

Bắt đầu từ Sơ địa cho đến Phật địa, nên biết mỗi niệm đều dứt hai chướng. Duyên trí dần sáng dứt Phiền não chướng, chân đức dần hiện, dứt trừ Trí chướng.

Trị đoạn như thế.

4. Đối chướng để nói về giải thoát:

Trong môn này dứt trừ phiền não, cùng sinh hai môn giải thoát; dứt Trí chướng cùng hiện hai môn giải thoát.

Tướng trạng như thế nào?

Lúc tu đối trị dứt phiền não, đạo năng trị phải nương chân mà khởi chân bị nương thường chuyển theo vọng nên dùng vọng tu huân phát chân tâm, khiến trong chân kia sinh hai đức giải thoát. Chân đức tuy sinh vẫn cùng bảy đức duyên trí hòa hợp, bị trí ấy che ẩn nên chân đức không hiện dứt trừ trí ấy chân đức mới hiện. Giống như in dấu, dấu hợp với bùn, khiến trên bùn chữ tự nổi lên. Chữ trên bùn tuy có nhưng bị con dấu che mất nên không được bày. Bỏ con dấu kia chữ mới hiện.

Chân đưc cũng như thế.

Nghĩa hai chướng vì sâu xa nên rất khó chỉ theo đại cương lược nêu ý chỉ.

2. NGHĨA BA CHƯỚNG:

Chia ra hai môn:

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Chổ dứt.

1. Giải thích tên gọi:

Ba chướng là da, thịt và xương. Luận về thể tánh thì chỉ có một vô minh nên trong Địa Trì nói là Trí chướng ví có thô tế khác nhau nên chia làm ba:

Tướng trạng như thế nào?

Những việc làm chướng Pháp thân như tủy v.v…, là chướng ngôi bậc không đồng của vô minh như da, thịt, xương. Phẩm vô minh thô nổi cạn như da nên theo ví dụ nói là Da chướng. Vô minh bậc trung sâu hơn, như thịt nên từ ví dụ gọi là thịt chướng. Phẩm vô minh tế rất sâu như xương, theo ví dụ đặt tên nên gọi là Cốt chướng. Cũng có thể từ nơi bị chướng gọi tên. Pháp Sở chướng là thân, theo thứ bậc thì có bốn: Da, thịt, xương và tủy. Bồ-tát Pháp thân Địa tiền như da. Pháp thân của Bồtát từ Sơ địa trở lên cho đến Thất địa như thịt. Pháp thân Bồ-tát Bát địa trở lên cho đến Thập địa như xương. Pháp thân Như Lai địa như tủy.

Năng chướng vô minh khác nhau có ba: Thô, trung và tế.

  • Phẩm vô minh thô có hai nghĩa, nghĩa gọi là Da chướng:

Phẩm vô minh thô ở cùng một chỗ với hạ phẩm Pháp thân thành tựu trước kia, tương tợ bệnh trong da của người đời nên gọi là Da chướng.

Phẩm vô minh thô làm chướng hạ phẩm Pháp thân chưa khởi nên gọi là Da chướng.

  • Trung phẩm vô minh cũng có hai loại nghĩa nói là thịt chướng da ngoài.

Trung phẩm vô minh ở cùng một chỗ với trung phẩm Pháp thân thành tựu trước kia, tương tợ như bệnh trong thịt của người đời nên gọi là thịt chướng.

Vô minh Trung phẩm làm chướng Pháp thân trung phẩm chưa khởi nên gọi là chướng da ngoài.

  • Vô minh Tế phẩm cũng có hai nghĩa nói là chướng xương.

Vô minh Vi tế đồng ở một chỗ với Pháp thân vi tế thành tựu trước

kia, tương tự như bệnh trong xương của người đời nên gọi là xương chướng.

Vô minh Vi tế là chướng Pháp thân vi tế chưa khởi nên gọi là xương chướng.

Tủy của Pháp thân tinh thuần, vượt ra khỏi hệ lụy nên không nói chướng. Theo nghĩa vi tế để chia đúng lý thì cũng có nên trong Địa Luận nói: Ở Như Lai địa cũng có chướng vi tế. Danh nghĩa như thế.

2. Nói về chỗ đoạn:

  1. Chướng Da:

Băt đầu từ địa Giải hạnh cho đến Hoan hỷ địa thì dứt sạch, nên Địa Trì nói: A-tăng-kỳ đầu trụ qua Giải hạnh, vào Hoan hỷ địa thì dứt chướng da.

  1. Chướng da trong: ( phù là da trong, nếu nói thịt thì cũng có thể được, vì đó là phần trong của da ngoài)

Bắt đầu từ Sơ địa cho đến Bát địa dứt rốt ráo nên Địa trì nói: Atăng-kỳ thứ hai qua Viễn Hành địa trụ vào Bất động địa, là dứt chướng da trong.

  1. Chướng xương:

Bắt đầu từ Bát địa cho đến Như Lai địa, rốt ráo tận cùng, nên Địa Trì nói: Qua A-tăng-kỳ thứ ba là hoàn toàn trụ vào Như Lai địa, thì dứt chướng xương, giải thoát tương tục, cũng như nghĩa ba chướng được nói ở đây.

Nói sơ lược như thế.

3. NGHĨA BA CĂN, BA ĐẠO, BA ĐỘC PHIỀN NÃO.

– Chia làm bốn môn:

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Phế lập.
  3. Nói về đối tướng khác nhau.
  4. Lựa chọn hơn kém.

1- Giải thích tên gọi:

Ba căn: Là tham, sân, si.

Cảnh nhiễm gọi là Tham, phẫn nộ gọi là Sân, ám hoặc gọi là Si, ba loại này đứng trước phiền não tư rồi phát sinh tư nghiệp nên gọi là Căn.

Ba đạo: Là tham, sân và tà kiến.

Tham, sân đồng như trước. Tà kiến: Lầm chấp trái lý gọi là Tà, tâm tà tìm cầu gọi là Kiến.

Vì sao trong ba căn ở trước, căn thứ ba gọi là Si mà trong ba đạo này nói là Tà kiến?

Luận Thành Thật giải thích: Tăng thượng trong si gọi là Tà kiến, làm mạnh phiền não Tư ắt là tăng thượng nên nói là Tà kiến. Ba pháp này là phiền não đằng sau tư, chung với Tư trước nên gọi là Đạo.

Ba độc: Tên gọi đồng như ba căn. Vì sao không đồng với ba đạo mà đồng với ba căn?

Trong ba căn si gọi là rộng nên nó đồng. Trong ba đạo, nghĩa tà kiến hẹp nên nó không đồng. Nhưng ba độc này nhiếp chung tất cả phiền não ba cõi. Tất cả phiền não có thể hại chúng sinh giống như rắn độc, cũng như rồng độc, cho nên theo ví dụ gọi tên là Độc. Danh nghĩa như thế.

2- Đối mười sử lựa chọn phế lập:

Hỏi: Trong mười sử ba căn nhiếp đủ mấy sử ?

Theo như Tỳ-đàm chỉ thâu nhiếp ba sử là tham, sân, si, không nhiếp bảy sử kia.

Vì sao như thế?

Đáp: Tương truyền dùng năm nghĩa kiếp lập ba căn:

Nói tham v.v… chung khắp sáu thức nên nói là Căn. Vì nó có công năng sinh đủ tất cả ác nên không đồng với mạn v.v… chỉ ở nơi ý địa.

Chung với năm hạnh là mê bốn Đế và chướng tu đạo, vì có năng lực sinh đủ tất cả nghiệp ác nên nói là Căn, không đồng với kiến, nghi chỉ hạn cuộc ở kiến đế.

Có đủ tánh sai sử, sức mạnh có thể sinh tất cả nghiệp ác nên nói là Căn, không đồng với triền, cấu, san, tật v.v…

Lúc dứt thiện căn thì làm phương tiện, nên chứng tỏ nó là bất thiện căn, không đồng với tất cả phiền não vô ký.

Có năng lực phát nghiệp, không đồng với kết thành tánh quá khứ, vị lai nên phải hiện hành mới phát nghiệp.

Lại ba loại này phần nhiều làm não hại chúng sinh nên gọi riêng là bất thiện căn. Lại ba loại này chúng sinh khởi nhiều, cho đến con kiến v.v… cũng thường khởi cho nên gọi riêng là bất thiện căn. Nếu theo Luận Thành Thật thì ba bất thiện căn thu nhiếp đủ mười sử. Ngay tướng hai sử tham, sân mỗi thứ là một sử; tám sử kia gọi chung là si. Vì sao? Vì nương ba thọ và ba cảnh. Ba thọ là khổ, lạc, xả; nương khổ sinh sân, nương lạc sinh tham, nương xả sinh si. Ba cảnh là trái, thuận và không trái thuận, nương nghịch sinh sân, nương thuận sinh tham, không trái không thuận sinh si. Tám sử khác đồng nương cảnh dung hợp, trong xả thọ mà khởi nên gọi chung là si.

Kế nói về ba đạo:

Hỏi: Trong mười sử ba đạo thu nhiếp đủ mấy sử?

Nếu theo Luận Tỳ-đàm thì thu nhiếp đủ năm sử là tham, sân, tà kiến, giới thủ và kiến thủ. Trong năm sử hai đạo sử trước ngay tướng mà mỗi sử thâu nhiếp một tên, còn ba sử sau hợp làm nghiệp đạo tà kiến. Vì năm sử này là tăng thượng, thông với tư nghiệp phát động thân miệng, cho nên gọi là ác nghiệp đạo.

Vì sao không nhiếp năm nghiệp khác?

Thân kiến và biên kiến là vô ký, không được nói là nghiệp đạo bất thiện; nghi, mạn và si chẳng phải tăng thượng không thể chung với tư để phát động thân, miệng nên không nói.

Hỏi: Theo Luận Tỳ-đàm nói: Tà kiến v.v… mê lý phiền não. Không động thân, khẩu, vì sao nói là nghiệp đạo bất thiện?

Luận tự giải thích: Mê lý phiền não tuy không tạo nghiệp khởi động thân, miệng sát-na v.v… mà làm tác nhân xa v.v… khởi nên nói là nghiệp đạo. Nếu theo Luận Thành Thật thì thâu nhiếp bảy sử làm ba nghiệp đạo. Hai sử tham, sân ngay tướng mỗi thứ nhiếp một. Tâm của năm kiến gọi chung là tà kiến. Tông ấy nói tâm năm kiến cùng có năng lực phát khởi nghiệp bất thiện.

Nói về ba độc:

Hỏi: Trong mười sử, ba độc thâu nhiếp đủ mấy sử?

Nên biết ba độc rất rộng, thâu nhiếp đủ cả mười sử. Tham, sân mỗi thứ thuộc về một độc. Tám sử kia đồng gọi là si, đồng nương cảnh trung dung để xả thọ.

3- Y theo hai vòng phiền não trong ba cõi nói về tướng khác nhau giữa ba căn, ba đạo, ba độc.

Nói về ba căn:

Nếu theo Tỳ-đàm thì ba bất thiện căn chỉ ở cõi Dục, chẳng phải hai cõi trên. Trong hai cõi trên không có bất thiện. Theo cõi Dục gọi kiến đạo và tu đạo là hai vòng phiền não bất thiện căn, cùng có năng lực phát khởi tư duy bất thiện.

Nếu theo Luận Thành Thật thì ba bất thiện căn cũng ở cõi Dục chẳng phải hai cõi trên. Dù trong hai cõi trên khởi bất thiện cũng thuộc cõi Dục, cho nên nói nghiêng về cõi Dục.

Nhưng trong Luận Thành Thật, ở hai cõi trên cũng được nương, khởi bất thiện cõi Dục, không đồng với Luận Tỳ-đàm hoàn toàn không khởi giới địa đoạn. Lại trong cõi Dục, phiền não kiến đế chỉ nói quyết định là bất thiện căn. Tu hoặc thì không nhất định. Nếu so với nghiệp tư căn bản như sát v.v… hoặc phiền não tu đạo chẳng phải là bất thiện căn.

Vì sao? Vì lúc là phàm phu, phiền não tu đạo chỉ có năng lực thành tựu mà không có năng lực hiện hành; vì không hiện hành nên không thể phát khởi nghiệp tư bất thiện. Đến lúc thành Thánh, phiền não tu đạo tuy hiện hành, bậc Thánh không khởi những tu nghiệp như giết hại v.v… cho nên tu hoặc chẳng phải bất thiện căn. Nếu so với đả phược các hoặc tư, tu như thế cũng là bất thiện căn vì Bậc Thánh cũng khởi đả phược, v.v…

Nói về ba đạo:

Nếu theo Luận Tỳ-đàm, ba đạo phiền não cũng ở cõi Dục, trong hai cõi trên không có bất thiện. Theo cõi Dục cũng có cả hai loại: trong đó tham, sân chung với kiến, tu tà kiến nghiệp đạo chính là ở kiến hoặc.

Vì sao? Vì trong phiền não tu đạo không có tà kiến. Nếu theo Luận Thành Thật thì ba đạo phiền não đồng với ba căn trong Luận Tỳđàm chỉ có thể hơn, kém, trên, dưới là khác.

Nói về ba độc:

Ba độc phiền não hai vòng như nhau, nhiếp chung tất cả phiền não trong ba cõi, gọi là ba độc.

4. Ba môn đối nhau để nói về hơn kém:

Phiền não có ba: Thượng, trung và hạ.

Ba đạo phiền não chỉ ở phẩm trên, không có ở phẩm trung và phẩm hạ nên Tạp Tâm nói: trong đó tăng thượng nói là nghiệp đạo. Lại Luận Thành Thật nói: Phiền não chung với tư ắt là tăng thượng, nên nói là tà kiến.

Nếu nói về ba căn, thì xét cả phẩm trung và phẩm thượng, không chung với phẩm ha, phiền não phẩm hạ sâu kín nên không phát nghiệp.

Ba độc thì rộng, ba phẩm đều thu nhiếp nghĩa của ba căn.

Nói sơ như thế.

4. NGHĨA BA SỬ

Chia có ba môn:

  1. Giải thích tên gọi, nói về thể.
  2. Chỗ dứt.
  3. Đối ba chướng phân biệt đồng khác.

1- Giải thích tên gọi, nói về thể :

Nghĩa ba sử xuất xứ từ kinh Tương Tục Giải Thoát: Tánh phiền não theo để trói buộc gọi là Sử. Nghĩa của sử khác nhau, một môn nói ba:

Hại bạn sử.

Nuy sử.

Tế sử.

Nói về thể tánh là kiết để thành tánh bốn trụ, có thô tế khác nhau, được chia làm ba:

  1. Sử hại bạn:

Trong bốn trụ sử, sử của phẩm thô sinh ra các phiền não kiết hiện khởi. Phiền não sinh làm bạn với thô sử năng sinh. Từ Sơ địa cho đến Ngũ địa dứt trừ sử kia, bạn cũng đồng mất, gọi là sử Hại bạn. Vì thế, Kinh ấy nói: Hoặc bất câu sinh làm bạn với phiền não câu sinh. Từ Sơ địa cho đến Ngũ địa tu tập cấm ngăn không để nó hiện hành gọi là Hại bạn. Bất câu sinh là phiền não sở sinh hiện khởi, đối duyên hiện sinh, không đồng với tánh sử cùng báo khởi, gọi là bất câu sinh. Câu sinh là kiết năng sinh phẩm thô, tu lâu thành tánh, đồng khởi với báo, gọi là câu sinh. Phiền não bất câu cùng sinh với kiết sử, và theo nhau nên gọi là bạn, dứt sử địa kia bạn cũng đổ theo gọi là Hại bạn.

Ở đây nêu hại bạn để nói sơ về bạn sử.

  1. Sử yếu ớt:

Trong bốn trụ sử, sử bậc trung phẩm yếu ớt hơn sử trước nên không thể phát sinh phiền não hiện khởi nên gọi là Nuy ( ốm yếu).

  1. Sử vi tế:

Trong bốn trụ sử, sử hạ phẩm là tập khí còn sót, là sử sâu kín đối với sử ( thô) trước nên gọi là Tế. Danh nghĩa như thế.

2. Chỗ dứt :

Như trong kinh nói: Từ Sơ địa đến Ngũ đia dứt trừ hại bạn. Lục địa, Thất địa dứt xả các sử yếu ớt. Bát địa trở lên dứt sử vi tế. Từ Bát địa trở lên, chỗ nương của Trí chướng vô minh mỏng ít, nên khiến tập khí tứ trụ không hiện hành. Chỗ dứt như thế.

2. Phân biệt đồng và khác:

Nay ba sử này cùng với ba chướng da ngoài, da trong và xương khác nhau thế nào?

Ba sử là phiền não chướng, ba chướng kia là Trí chướng, nên kinh Tương Tục Giải Thoát nói: Theo Phiền não chướng nói ba sử, theo trong Trí chướng nói ba lỗi, ba lỗi giống như thế. Trong luận Địa Trì nói: da ngoài, da trong và xương thuộc Trí chướng, phiền não tức là hoặc của Tứ trụ, Trí chướng tức là Vô minh trụ địa. Nghĩa ba sử nói sơ như thế.

5. NGHĨA BA LẬU

Ba lậu là tất cả phiền não trôi chảy không dừng, nó giống như ung nhọt rỉ chảy nên gọi là Lậu. Kinh nói là ung nhọt rỉ chảy. Lậu sai biệt khác nhau. Toàn bộ môn lậu chia làm ba phần: Là Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu. Như Tạp Tâm nói: Tất cả phiền não trong cõi Dục chỉ trừ vô minh, nói là Dục lậu. Tất cả phiền não trong cõi Sắc và cõi Vô Sắc chỉ trừ Vô minh nên nói là Hữu lậu. Ngoại đạo nói cõi Sắc, cõi Vô Sắc là Niết-bàn vô lậu, dứt sạch kiết sử, đối trừ kiến chấp ấy được nói là có vô minh trong ba cõi, gọi là Vô minh lậu.

Hỏi: Vì sao vô minh trong ba cõi họp lại thành một lậu?

Vì tâm vô minh mê lý, lý tướng bình đẳng mà không thể phân biệt nên hay từ tâm mê mà nói là một.

Lại hỏi: Trong bốn lưu, bốn phược v.v… đều nói kiến chấp kia, vì sao trong lậu không nói là kiến lậu?

Đáp: Trong Tạp Tâm nói: Nghĩa chảy liên tục là nghĩa lậu. Tâm kiến chấp nhanh gấp, không thuận với nghĩa rót liên tục nên không nói kiến lậu.

Tuy không nói riêng nhưng nên biết nó đã thâu nhiếp trong hai lậu trước; nhưng trong ba lậu này thâu nhiếp chung tất cả hai thứ phiền não.

Nghĩa ba lậu nói sơ như vậy.

6. NGHĨA BỐN PHƯỢC BỐN LƯU, BỐN NGUY.

Bốn phược: Là Dục phược, Hữu phược, Vô minh phược va Kiến phược. Tuy có bốn tên mà thể tánh chỉ có ba: Kiến, ái, vô minh. Tâm chấp gọi là kiến, tình nhiễm cảnh nói là ái. Tâm si ám là vô minh.

Hỏi: Tất cả kiến sử nghi, mạn v.v… xếp vào chỗ nào? Nên biết, đều là phần ái, sở nhiếp có nghĩa thế nào?

Đáp: Xếp riêng vào ái, không ở chỗ khác, vì chia gốc, ngọn, lợi, độn nên như vậy. Vô minh là gốc, lý phân biệt là một. Ngoài ra đều là ngọn nên không được xếp vào chỗ khác. Lại nữa trong ngọn kiến là lợi hoặc, lý lại phải phân biệt, ngoài ra từ những độn khác không có được ở trong này. Vì nghĩa này nên các kiết nghi, mạn v.v… không xếp vào si kiến mà nhiếp trong ái.

Hỏi: Trong ái đã thâu nhiếp nhiều phiền não, vì sao còn gọi là thiên ái?

Đáp: Vì ái nặng nên nêu tên đó. Thí như thế gian vua đến vua đi, được gọi là chủ. Ấy cũng giống như thế. Theo ba loại này phần ái chia làm hai: Si và kiến mỗi thứ có một nên có bốn loại. Nên Tạp Tâm nói: Tất cả phiền não ở cõi Dục trừ vô minh kiến, được gọi là Dục phược. Tất cả phiền não ở cõi Sắc và Vô sắc, trừ vô minh kiến, nói là Hữu phược. Thế nào gọi là hữu?- Ngoại đạo nói: Sắc, Vô sắc hoàn toàn không có ái, vì phá kiến chấp nên nói là có. Vô minh trong ba cõi gọi là vô minh phược. Các kiến chấp trong ba cõi gọi là Kiến phược.

Hỏi: Làm sao để hợp ái, si và kiến lại?

Đáp: Nghĩa này giải thích rộng như chương Ngũ trụ. Nhưng bốn loại này trói buộc chúng sinh nên gọi là Phược, làm người tu hành trôi nổi nên gọi là Lưu, khiến cho chúng sinh bị khổ làm nguy nên gọi là Nguy. Danh nghĩa tuy khác mà thể tánh không khác. Trong bốn loại đó một loại đầu dừng ở tại kiến đế, lúc kiến đạo thì dứt, ba loại sau chung với hai loại kiến, tu. Cõi thượng và cõi hạ đều dứt. Nghĩa bốn phược nói sơ lược như thế.

7. NGHĨA BỐN THỦ

Đối cảnh chấp trước gọi là Thủ. Thủ chia bốn loại khác nhau: Dục thủ, ngã thủ (trong luận Thành Thật gọi là Ngã ngữ thủ) giới thủ và kiến thủ. Danh tự như thế. Trong đó các luận đều nói khác nhau. Nếu theo Luận Tỳ-đàm, tất cả các pháp phiền não độn sử trong cõi Dục duyên năm dục sinh, đồng gọi là Dục thủ. Trong đó, cũng có người chấp tự thân, theo số nhiều lập tên nên gọi là Dục thủ. Các phiền não độn sử trong hai cõi trên, trói buộc tự thân khởi, đều gọi là Ngã thủ. Trong ba cõi tâm giới thủ nói là giới thủ. Trong ba cõi bốn kiến chấp khác hợp thành Kiến thủ.

Hỏi: Vì sao bốn kiến chấp khác hợp thành Kiến thủ, riêng một giới thủ làm Giới thủ ư? Trong phẩm Tạp Tâm giải thích: Do đẳng đảm. Vì sao gọi là đẳng đảm ?

Vì giới thủ kia mạnh, tập nghiệp và trái chánh đạo, công lực bằng với bốn kiếp chấp khác nên nói là (đẳng đảm) đảm trách giống nhau.

Thế nào là trái đạo?

Như các ngoại đạo giữ giới không ăn v.v… cho là chánh đạo. Các đệ tử Phật giữ y phẩn tảo, trì giới hạnh v.v… cho là chánh đạo, trái với tám chánh đạo nên gọi là Trái đạo. Do công lực ngang bằng bốn kiến khác nên chỉ là một.

Nếu theo Luận Thành Thật chấp thân kiến gọi là chấp ngã ngữ, vì vô ngã thật ra là chỉ chấp tên gọi về ngã nên gọi là ngã ngữ, chẳng phải duyên nội báo gọi là Ngã ngữ, theo ngã kiến này khởi ra biên kiến, chấp thường, chấp đoạn. Nếu người dứt kiến phải giữ năm dục gọi là Dục thủ vì không có đời sau, tham vui hiện tại. Nếu người thường thấy có lợi có độn, nếu người lợi căn nói tinh thần là thường, khổ, vui không biến đổi, là không có tội phước nên khởi tà kiến nói là kiến thủ; nếu người độn căn thì chấp trì giới, mong cầu sự an lạc ở đời sau là giới thủ. Luận Thành Thật nói như thế, luận của các tông khác nhau, mỗi tông theo một nghĩa, khó định phải quấy.

Hỏi: Vì sao trong các lưu phược đều nói vô minh, trong bốn thủ không nói vô minh?

Tạp tâm giải thích: Nghĩa chấp thủ là hạnh nhanh nhẹn, tâm vô minh kia chẳng nhanh nhẹn cho nên không nói. Nghĩa bốn thủ nói sơ lược như thế.

8. NGHĨA BỐN THÂN KIẾT

Bốn loại thân kết như luận Thành Thật nói: Đối với thế gian, chấp vào thân mình, thân người không bỏ nên gọi là Thân kết. Kết chia bốn loại khác nhau: Tham tật thân kiết, sân nhuế thân kiết, giới thủ thân kiết và kiến thủ thân kiết. Bốn loại này cũng thuộc về tham, sân, si.

Một loại đầu là tham, loại kế là sân, hai loại sau là si.

Tướng trạng thế nào?

Luận Thành Thật giải thích: Đối với tài sản của người khác sinh tâm tham tật gọi là Tham tật kiết. Người khác không cho thì khởi sân nộ, thêm dao gậy v.v… gọi là Sân nhuế kiết. Hai loại này là nguồn gốc sinh ra sự đấu tranh của người tại gia, cũng gọi là Tùy thuận lạc. Nếu người chấp giữ giới vì Thánh đạo thanh tịnh vô lậu lại giữ giới chim, gà, nai, chó v.v… cho là chân tịnh gọi là Giới thủ kiết. Tức là chấp cho là chân thật, ngoài ra đều là nói dối gọi là Kiến thủ kiết. Hai loại này là nguồn gốc sinh ra đấu tranh của người xuất gia, cũng gọi là Tùy thuận khổ. Theo bốn loại này hai loại đầu là độn sử, hai loại sau là lợi sử. Bốn loại thân kiết nói sơ lược như thế.

9. NGHĨA NĂM TRỤ ĐỊA:

Chia ra tám môn:

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Nói về thể.
  3. Địa khởi khác nhau.
  4. Tâm tương ưng và bất tương ưng.
  5. Tức tâm, dị tâm.

– Phân biệt kiến, tu.

  1. Đối quả nói về nhân.
  2. Phần hạn của trị đoạn.

1. Giải thích tên gọi:

Nghĩa năm trụ như kinh Thắng-man nói: Kiến nhất xứ trụ địa, dục ái trụ địa, sắc ái trụ địa, hữu ái trụ địa, và vô minh trụ địa.

  1. Kiến: Là năm phiền não lợi sử, tìm cầu gọi là Kiến. Lúc vào kiến đạo nhất xứ thì đồng thời thời đoạn dứt gọi là Kiến nhất xứ, gốc làm chô nương cho ngọn gọi là Trụ, gốc sinh ngọn gọi là Địa.
  2. Dục ái: Là phiền não ở cõi Dục, trừ vô minh Kiến, dính mắc năm dục bên ngoài gọi là Dục ái. Cõi Dục chẳng phải không yêu sắc thân mình nhưng dính mắc dục tình nhiều nên gọi là Dục ái, lại để phân biệt cõi trên nên gọi là Dục ái. Nghĩa Trụ địa đồng như trước.
  3. Sắc ái: Là phiền não ở cõi Sắc, trừ vô minh kiến, xả năm dục bên ngoài, đắm trước sắc thân mình gọi là Sắc ái. Ở cõi Sắc không phải không yêu tâm mình, nhưng vì dính mắc tình sắc nhiều nên gọi là Sắc ái, lại vì phân biệt với ái cõi trên nên gọi là Sắc ái. Nghĩa Trụ địa đồng như trước.
  4. Hữu ái: Là các phiền não trong cõi Vô sắc, trừ Vô minh kiến, xả lìa tham sắc, yêu mếm tâm mình gọi là hữu ái, các hữu ái này nếu đặt tên theo tâm yêu thích thì lẽ ra gọi là tâm ái, nếu theo ngược cõi dưới để đặt tên gọi là Vô sắc ái, nay theo phá bệnh nên gọi là Hữu ái.

    Phá các bệnh nào?

Ngoại đạo phần nhiều chấp bốn định Vô Sắc cho là Niết-bàn, diệt trừ tâm ái, phá kiến chấp kia nên nói là Hữu ái. Nghĩa Trụ địa đồng như trước.

  1. Vô minh: Là tâm thể si ám, không có tuệ sáng gọi là vô minh. Nghĩa Trụ địa như trên.

Năm loại này làm rối loạn người tu hành nên gọi là Phiền não, sinh nghĩa như thế.

2. Nói về thể tánh:

Thể tánh có ba: Kiến, ái và vô minh.

Một loại đầu thuộc kiến hoặc, ba loại giữa thuộc ái, một loại sau thuộc vô minh.

Phiền não vô lượng, do nghĩa gì mà chỉ nói ba loại này?

Vì ba loại này nặng nên chỉ nói ba loại này, các kết đều theo nó ví như ở thế gian, vua đến vua đi, mọi người đều phải theo. Nên biết, trong tất cả phiền não, trừ kiến vô minh, các kết khác đều xếp vào ái.

Trong ái chứa đủ các kiết, vì sao chỉ nói là ái?

Thọ sinh trong ba cõi sức ái tăng trưởng mạnh, theo mạnh đặt tên nên chỉ gọi là ái.

Hỏi: luận Thành Thật nói: Trừ tham, sân, còn các phiền não khác đều xếp vào sử si, nay ở đây vì sao xếp vào ái?

Giải thích: Mỗi Pháp môn nói mỗi khác, không phải cùng một loại. Trong Luận Thành Thật chia theo ba thọ và ba cảnh giới để phân biệt ba độc; tham nương lạc thọ, thuận cảnh mà sinh; sân nương khổ thọ, trái cảnh mà phát; si nương xả thọ khởi ở cảnh giữa; trừ tham, trừ sân, các kiết khác đều nương cảnh giữa trong xả thọ mà khởi nên xếp vào si. Nay ở đây vì phần gốc, ngọn, lợi, độn, khác nhau không đồng, cho nên các kết đều xếp vào ái.

Tướng trạng thế nào?

Nghĩa này như trong chương Bốn Phược có phân biệt đầy đủ.

Vô minh là gốc, lý riêng là một, cái khác đều là ngọn, ngoài ra ở đây không còn có gì khác cả. Lại theo trong ngọn, kiến là lợi sử, lẽ ra phải riêng, các độn sử khác không có trong đây, cho nên các kết sử sân, mạn, nghi không xếp vào si kiến mà xếp vào ái, ái chia làm ba, kiến, si mỗi thứ có một, nên có năm trụ, kiến chung với ba cõi, vì sao lại nói là một?

Giải thích có hai nghĩa:

Kiến là mê tâm dễ dứt trừ, lúc vào kiến đạo, đồng thời dứt sạch.

Theo chỗ trị thâu nhiếp nên nói là một, vì thế trong luận nói: Dứt kiến hoặc giống như chặt đá.

Kiến mê lý sinh. Lý thì chung không riêng nên theo chỗ mê hợp, gọi đó là một.

Vì sao chia ái làm ba loại?

Giải thích có hai nghĩa:

Tánh ái triền miên khó thể dứt trừ, chỗ trị chẳng phải một nên chia làm ba. Nên trong luận nói: Dứt kết ái như cắt ngó sen mà dây tơ còn vương.

Ái duyên sự sinh sự, chia sắc tâm ra trong, ngoài khác nhau nên tùy theo sở duyên chia làm ba.

Vô minh trong ba cõi chẳng phải một chỗ trí, vì sao lại nói là một?

Bởi vô minh vi tế khó dứt, nếu theo phẩm trị xứ mà chia thì có vô lượng không chỉ hạn cuộc ở ba. Do nghĩa này nên không theo giới riêng nói là ba, nhưng lại theo vô minh mê lý ám hoặc, không duyên sự sinh, lý bình đẳng một vị nên từ chỗ mê nói là một.

Đây là theo một môn ly hợp như thế. Nếu vào môn khác thì si và kiến cũng được chia làm nhiều phần nên trong chín mươi tám môn sử, tâm si kiến chia ra thành nhiều. Thể tánh là như thế.

3. Nói về địa khởi khác nhau:

Trong bốn trụ, địa khởi khác nhau, giải thích chung có bốn:

  1. Phân biệt tánh sự: Chấp tánh phiền não trong sự thức gọi là Tánh, nói đó là địa. Tất cả phiền não kiến, ái khác… theo cảnh khởi riêng gọi đó là Sự, đều gọi là khởi. Nói chấp tánh trong luận Ngài Mã Minh gọi là chấp thủ tướng, cũng gọi là chấp tương ưng nhiễm các kiến, ái khác v.v… trong luận Ngài Mã Minh gọi là kế danh tự tướng, theo tên chấp ngã và sinh các kiết sử gọi là kế danh tự tướng.
  2. Phân biệt gốc ngọn: Trong sự trước, mười sử là địa; mười triền, sáu cấu là chỗ phát khởi.

    Sử, triền, cấu có khác nhau gì?

Như Luận Tỳ-đàm nói: Căn bổn tăng thượng nói là Sử, nương kết sử sinh dịch lỏng gọi là Triền Cấu.

Dịch lỏng là gì?

Như trong bình chứa đầy bơ mật, chất lỏng chảy tràn ra ngoài, kết dính với nhau gọi là triền, kết nhẹ gọi là Cấu (cấu nhiễm).

  1. Phân biệt thành khởi: Tất cả phiền não huân tập lâu thành tánh gọi là Địa.

    Thành ở chỗ nào?

    Thành tại bốn thức, đối duyên hiện sinh gọi là Khởi.

  2. Phân biệt trước sau: Tất cả phiền não trước có năng lực sinh phiền não sau, gọi là Địa, phiền não sau nương phiền não trước gọi là Khởi. Theo trong vô minh, như trong kinh Thắng-man nói: Vô minh là địa, hằng sa là khởi. Nghĩa này được chia làm hai:
  3. Phân biệt thô, tế trong si. Trong vọng thức buông thả vô tri là vô minh địa, duyên mà chẳng dứt là hằng sa hoặc.
  4. Phân biệt si, vọng: Trong vọng thức, tâm si ám vô minh địa, vọng tưởng phân biệt nói là hằng sa hoặc như kinh Địa Trì nói: Hàng phàm phu ngu si chẳng biết đúng thật như thế là Vô minh địa. Do nhân duyên này khởi tám vọng tướng tức là hằng sa hoặc.

Lại nữa, như luận Khởi Tín nói: Trong vọng thức, nghĩa được chia ra sáu lớp.

  1. Vô minh địa: Là tâm căn bổn không hay biết.
  2. Nghiệp thức: Vọng niệm bỗng khởi động theo vô minh bất giác ở trước.
  3. Chuyển thức: Tâm tưởng thô dần chuyển khởi cảnh ngoài.
  4. Hiện thức: Vọng tâm khởi pháp như sóng hư vọng ứng hiện từ tâm, như trong gương sáng hiện các hình sắc.
  5. Trí thức: Đối với pháp do vọng tâm hiện ở trứơc chia ra trái thuận, nhiễm tịnh, v.v… khác nhau.
  6. Bất đoạn thức: Cũng gọi là Tương tục thức, vọng cảnh dẫn tâm, tâm theo vọng cảnh liên tiếp không dừng, giống như sóng biển.

Một lớp đầu là vô minh địa, năm vọng tri sau là hằng sa hoặc.

Hỏi: Nếu đây là hằng sa thì trong hai chướng nên thuộc về Trí chướng, vì sao trong luận nói một loại đầu là trí ngại ( chướng) năm loại sau là phiền não ngại?

Giải thích: Hai chướng thứ bậc không nhất định. Năm trụ đối nhau bốn trụ cập khởi đều là phiền não, vô minh cập khởi đều là Trí chướng, nên trong kinh Địa Trì nói: Tám vọng Vô minh đồng là Trí chướng. Theo vô minh lại luận tùy nghĩa, chỗ khởi hằng sa lại là phiền não. Vô minh trụ địa riêng làm Trí chướng nên là thuyết này.

Hỏi: Trong sự thức, chấp tánh vô minh thuộc về địa nào?

Tất cả ái kiến trong vọng thức thuộc về địa nào?

Giải thích: Bất định. Lược có hai nghĩa:

  • Ẩn hiển lẫn nhau: Trong sự thức, chấp tánh vô minh, lấy gốc theo ngọn thu nhiếp thành bốn trụ; tất cả ái, kiến trong vọng thức lấy ngọn theo gốc xếp vào vô minh.
  • Theo nghĩa nói chung: Tất cả ái, kiến trong vọng thức đều thuộc bốn trụ. Tất cả vô minh trong sự thức cũng thuộc về vô minh. Địa khởi như thế.

    4. Nói về nghĩa tương ưng và bất tương ưng:

    Trong đây có hai:

    • Đối tâm thức để nói về nghĩa tương ưng và bất tương ưng.
    • Theo thể của hoặc để nói về nghĩa tương ưng và bất tương ưng.

    1. Đối tâm: Tâm có ba thứ:

    Tâm sự thức là thức thứ sáu.

    Tâm vọng thức là thức thứ bảy.

    Tâm chân thức là thức thứ tám

Tất cả phiền não trong sự thức có nghĩa tương ưng, bất tương ưng. Phiền não hiện khởi tương ưng với tâm là nghĩa thế nào?

Tâm sở phiền não khác với tâm, đồng duyên với tâm nên nói là tương ưng, như tưởng, thọ v.v… Nên Ngài Mã Minh nói: Tâm khác với niệm, đồng trí đồng duyên nên gọi Tương ưng.

Tánh thành là bất tương ưng, tức là nói về tâm thể, là tánh phiền não, không có tâm sở riêng tương ưng với tâm là nói tâm vương kia cùng tương ưng, nên tất cả phiền não trong vọng thức cũng có nghĩa tương ưng và bất tương ưng. Nghĩa này thế nào?. Như Ngài Mã Minh nói: Nghĩa trong vọng thức được chia sáu lớp, như trên đã nói rõ. Trong sáu loại này, bốn loại căn bản gọi là Bất tương ưng nhiễm, hai lớp sau cùng gọi là Tâm tương ưng nhiễm, nghĩa tương ưng được giải thích như trước Bất tương ưng. Bất tương ưng là thể tánh của vọng tâm, là phiền não, chẳng phải ngoài tâm có riêng phiền não tương ưng với tâm gọi là bất tương ưng. Nên luận nói: Ngay tâm bất giác thường không riêng khác gọi là Bất tương ưng.

Hỏi: Thế nào là tương ưng thô?

Giải thích: Thô có lúc tác ý tưởng riêng mà khởi nên khác với tâm, tương ưng với tâm. Tế là tánh thành, chẳng phải khởi riêng nên cùng một thể với tâm, gọi là bất tương ưng.

Tất cả phiền não đối với chân tâm cũng có nghĩa tương ưng và bất tương ưng. Chân vọng hòa hợp gọi là Tương ưng, chân vọng khác tánh, gọi là Bất tương ưng, nên Địa Kinh nói: Tâm tương ưng và Bất tương ưng. Luận giải thích: Bất tương ưng là được giải thoát mãi mãi.

2. Y theo thể của hoặc nói về nghĩa tương ưng và bất tương ưng:

Hoặc có bốn thể: Vô minh địa. Vô minh khởi Bốn trụ địa. Bốn trụ khởi.

  1. Trong bốn lớp này vô minh trụ địa chắc chắn là bất tương ưng, nên Thắng-man nói: Tâm bất tương ưng vô thỉ vô minh, tâm thức trong vọng thức là vô minh nên bất tương ưng.
  2. Vô minh khởi: Kinh nói tương ưng, nên kinh Thắng-man nói: Ở trong vô minh khởi phiền não, sát-na tương ưng theo nghĩa nói về tế thì trong đó cũng có nghĩa bất tương ưng. Làm sao biết được?

Như Ngài Mã Minh nói: Nghiệp thức, chuyển thức, hiện thức là bất tương ưng nhiễm. Trí thức, tương tục thức là tương ưng nhiễm. Năm loại này đều từ vô minh khởi, nên biết cũng có nghĩa bất tương ưng.

Hỏi: Nếu vậy, sao trong kinh Thắng-man một bề nói là tương ưng?

Đáp: Vì phân biệt vô minh nên nói lệch như vậy.

  1. Bốn trụ địa nói chung về tướng thô thì chỉ có tâm tương ưng, theo nghĩa vi tế thì cũng có nghĩa tương ưng và bất tương ưng. Phần hiện hành là tương ưng với tâm, tánh thành là đồng thể với tâm. Gọi bất tương ưng vì có nghĩa này. Trong Tạp Tâm, một nhà nói: Sử nhất định là tâm tương ưng, một nhà nói: Sử nhất định là nghĩa bất tương ưng. Vậy, tâm này đã gồm cả hai thì không nên chấp một bên.
  2. Bốn trụ khởi: Hoàn toàn tương ứng, do bốn trụ ấy khởi thô nên khác với tâm. Vì thế, kinh Thắng-man nói: Bốn trụ khởi là sát-na tương ưng.

    5. Nói về nghĩa tức tâm, dị tâm:

Ở đây theo giải tâm để nói về tức và dị, theo tướng mà chia thì Hoặc của bốn trụ, hoàn toàn là Dị tâm, không chung với tất cả Giải tâm. Vô minh tức tâm, tế ám cùng chung với thô giải.

Hỏi: Nếu nói hoặc của bốn trụ không chung với giải, gọi là Dị tâm, lúc khởi kiến giải tu mà hoặc chưa dứt. Lúc đó tu hoặc há không chung kiến giải hay sao?

Giải thích: Không chung với giải, hoặc vì hai tâm không cùng khởi.

Hỏi: Nếu không cùng khởi, thì sự hiểu về kiến đế lẽ ra phải đối trị tu hoặc.

Giải thích: Chẳng phải tâm đối trị, vì không duyên chung nên không cùng khởi. Tuy không cùng khởi mà tu đạo thì hoặc được cùng chung kiến giải nên không gọi là Trị.

Hỏi: Nếu nói tâm không cùng duyên tu hoặc, kiến giải không cùng khởi thì lẽ ra vô minh và giải cũng như thế, duyên gì mà được cùng?

Giải thích: Không như hoặc của tu đạo vì nó khởi phiền não nên không được sinh khởi với giải.

Vô minh là nhậm tánh vô tri, chẳng phải tác ý khởi nên được đồng thể với khởi giải kia.

Tướng chia như thế.

Theo nghĩa nói chung, bốn trụ vô minh đều có nghĩa tức tâm, dị tâm.

Trong bốn trụ ấy có thô có tế. Thô thì đối duyên tác ý hiện sinh, hoàn toàn đồng thể với giải tâm. Tế là đồng thể với vô minh kia, nhậm tánh thành tựu, được nghĩa giải, thô đồng thể.

Trong vô minh cũng có thô và tế: Dị tướng vô minh là thô, tự tánh vô minh nói là tế. Đối với các pháp mê mà không rõ, minh giải trái nhau gọi là dị tướng. Vọng thức tâm thể, tánh là vô tri, dù đối với các pháp duyên chiếu rõ ràng, vẫn là ám hoặc, gọi là tánh vô minh. Như người trong mộng tuy có chỗ liễu mà tánh là tâm hôn mê tối tăm cũng như tánh thọ lạc là hành khổ. Ở đây cũng như thế. Hai vô minh này đều có nghĩa tức tâm, dị tâm. Dị tướng vô minh so với phẩm trước để đối trị thì hoàn toàn tức tâm. Lúc đối trị phẩm trước khởi, Vô minh phẩm sau vẫn còn ở tâm. So với đối trị tự phẩm và đối trị phẩm trên thì hoàn toàn là Dị tâm. Lúc trị kia khởi, vô minh phẩm trước đã dứt mất, tư tánh vô minh so với đối trị phẩm trước và đối trị tự phẩm hoàn toàn tức tâm tâm. Lúc trị này khởi, tự tánh vô minh chưa dứt mất, so với đối trị phẩm trên hoàn toàn là Dị tâm. Lúc khởi trị sau, niêm vô minh trước đã dứt mất.

Hỏi: Nếu nói tự tánh vô minh đồng thể với phẩm tự trị được, làm sao dứt được?

Giải thích: Dứt ở đây là chẳng phải giải sinh. Hoặc diệt gọi là Đoạn. Do trí đồng thể, thuận theo sức chân khiến nó chính là tự thể, tự tánh vô minh lại không dẫn sau nên nói là dứt. Nghĩa này như trong chương dứt kiết ở sau, có phân biệt đây đủ.

6. Phân biệt năm trụ theo đối kiến và tu:

Trong đây chia làm ba loại:

  1. Ẩn hiển lẫn nhau:

Một trụ địa chỉ cho chướng Kiến đế, bốn trụ địa sau chỉ cho chướng Tu đạo. Trong Kiến đạo chẳng phải không dứt bốn trụ sau, ẩn độn theo lợi nên chỉ nói kiến. Trong Tu đạo chẳng phải không dứt kiến trụ địa đầu, lợi ẩn theo độn nên không nói.

2. Phân biệt khó dễ:

Một trụ địa đầu chỉ chướng Kiến đế, bốn trụ địa sau là chướng chung cả Kiến và tu.

Vì sao như thế? Vì Kiến hoặc dễ dứt, lúc vào Kiến đạo thì tất cả đều dứt, cho nên nói nghiên về nó.

Kiến trụ địa đầu làm chướng Kiến đạo, nên trong Địa luân nói: Các Kiến phược lúc đến Kiến đạo thì dứt, bốn trụ địa sau khó dứt. Nhất xứ không chế trước sau mới dẹp, nên nói bốn trụ địa sau chuyển chướng kiến, tu.

3. Nói theo thật:

Năm trụ phiền não đều chướng Kiến, tu; bốn trụ địa sau chướng chung có thể tự hiểu.

Kiến trụ địa đầu chướng tu thế nào?

Giải thích: Kiến hoặc tức là hai thứ tâm chấp ngã, lý vô ngã không thể chóng thấy, dần dần chứng các địa sẽ biết rõ tâm ngã không thể chóng dứt, tu lên các địa mới dứt dần dần.

Trong Địa Kinh nói: Địa thứ tư dứt trừ thân kiến là xả bỏ phiền não. Trong địa thứ sáu dứt trừ hai ngã. Vì lìa chướng cao siêu. Nên biết. Kiến hoặc cũng chướng Tu đạo. Nếu nói Kiến hoặc chướng chung Tu và kiến thì làm sao gọi là nhất xứ trụ địa được? Nhất xứ là: Vì từ hai môn trước mà nói, nói chung theo thật mới gọi thẳng là Kiến trụ địa không gọi là Nhất xứ.

Kiến tu là như thế.

7. Đối với sinh tử phân biệt nhân:

Sinh tử có hai: Phần đoạn và biến dịch.

Sinh tử trong ba cõi gọi là Phần đoạn, pháp thân sinh diệt của bậc Thánh Ba thừa gọi là Biến dịch. Trong năm trụ, bốn trụ địa trước làm nhân cho sinh tử Phần đoạn, nên kinh nói: Lại như chấp duyên nghiệp nhân hữu lậu mà sinh ba cõi, chấp duyên là bốn Trụ địa.

Hỏi: Bốn trụ làm sao tạo nhân?

Giải thích: Có hai nghĩa:

  • Nương bốn trụ tạo nghiệp dẫn sinh nên nói là Nhân.
  • Do bốn trụ nhuận nghiệp thọ sinh nên gọi là Nhân.

Theo Luận Tỳ-đàm: Tất cả phiền não cùng có thể nhuận.

Nếu theo luận Thành Thật: Ái kết có thể nhuận, các hoặc khác giúp đỡ. Địa Kinh cũng nói vậy: Vô minh làm nhân cho biến dịch. Vì thế kinh Thắng-man nói: Vô minh làm duyên, nghiệp vô lậu làm nhân sinh ba loại sinh thân: Của A-la-hán, Bích-chi và Bồ-tát.

Hỏi: Vì sao Vô minh làm nhân cho biến dịch?

Giải thích: cũng có hai:

  • Do vô minh khởi nghiệp vô lậu sinh quả biến dịch nên nói là Nhân.
  • Theo vô minh khởi quả báo biến dịch nên nói là Nhân.

Hỏi: Vì sao vô minh khởi được nghiệp vô lậu?

Giải thích: Cũng có hai nghĩa:

  • Trước làm nhân sau: Do vô tu minh trước khởi trị vô minh sau.
  • Đồng thời nhân: Vô minh là tâm thể của bảy thức. Theo tâm thể này khởi nghiệp vô lậu, như theo tâm ngủ mà khởi biết trong mộng.

Kinh Thắng-man nói: nghiệp Vô lậu sinh nương vô minh địa.

Lại hỏi: Vì sao Vô minh khởi quả báo biến dịch?

Giải thích: Cũng có hai:

  • Trước làm nhân sau: Do vô minh trước không rõ chân như khiến vô minh sau khởi báo sinh diệt biến dịch.
  • Nhân đồng khởi: Vô minh tức là tâm thể của bảy thức, nương tâm thể này khởi quả biến dịch, như nương tâm ngủ khởi thân trong mộng nên nói là nhân. Lý thật lúc phàm, vô minh trụ địa cũng khởi phần đoạn, theo tâm vọng tưởng khởi sinh tử, như nương tâm ngủ mà khởi thân trong mộng. Kinh Niết-bàn nói: Thân và phiền não có cùng một lúc, tuy cùng một lúc nhưng phải do phiền não mà được có thân, không hề do thân mà khởi phiền não, như nhân có đèn mà có bấc đèn, chẳng phải do bấc đèn mà có đèn.

Ở đây so với vô minh để nói đồng thời, chẳng phải so với bốn trụ cũng khởi quả biến dịch, phiền não ái Phật sẽ được quả Pháp thân biến dịch, ít ỏi cho nên không nói.

8. Nói về phần hạn trị đoạn:

Nghĩa Trị đoạn như trong phần hai chướng có nói rõ nay chỉ nói sơ lược trong đó có hai:

  1. Phân biệt theo Đại thừa, Tiểu thừa đối nhau.
  2. Phân biệt Thẳng theo thế và xuất thế gian Đại thừa đối nhau.

1. Phân biệt theo Đại thừa và Tiểu thừa: Nghĩa có ba:

  1. Nói về ẩn hiển lẫn nhau:

Trong pháp Tiểu thừa chỉ dứt bốn trụ, trong pháp Đại thừa chỉ dứt vô minh. Kinh Thắng-man nói: Thanh văn, Duyên giác dứt trừ Bốn trụ, không dứt vô minh, vô minh trụ địa chỉ Phật mới dứt. Trong pháp Tiểu thừa chẳng phải không có Phần đoạn vô minh, chỗ đoạn nhỏ nhiệm, ẩn tế theo thô nên không nói dứt; nếu có vô minh đều nhiếp về bốn trụ. Trong pháp Đại thừa cũng chẳng phải không có Phần đoạn Bốn trụ, chỗ đoạn tướng nhỏ niệm, ẩn tế theo thô, cho nên không nói.

2. Hình tướng hơn kém:

Tiểu thừa hiểu kém nên chỉ dứt bốn trụ, Đại thừa đối trị rộng nên dứt chung Năm trụ. Kinh Địa Trì nói: Chủng tánh Phiền não chướng tịnh Thanh văn chẳng phải Trí chướng tịnh, chủng tánh Bồ-tát đầy đủ hai tịnh. Hàng Thanh văn phiền não chướng tịnh nên biết là dứt Bốn trụ, Bồ-tát đầy đủ hai tịnh, nên biết là dứt Năm trụ.

3. Y theo thật mà nói chung:

Trong pháp Tiểu thừa phần đoạn Năm trụ, Đại thừa cũng vậy. Trong pháp Tiểu thừa trừ Ái, trừ kiến tức là Bốn trụ vô minh được dứt là khí phần vô minh thứ năm.

Phần đối nhau thứ nhất đã xong.

2. Thẳng theo trong thế và xuất thế Đại thừa phân biệt đối nhau:

Giải hạnh trở xuống gọi là Thế gian. Sơ địa trở lên gọi là xuất thế.

Trong đây có bốn loại:

  1. Bỏ thô nói tế:

Bồ-tát địa tiền đều chưa dứt Năm trụ phiền não. Sơ địa trở lêntrừ hết kiết sử trong Năm trụ. Kinh Niết-bàn nói: Bồ-tát Địa Tiền có đủ tánh phiền não là do đây. Nhưng Sơ địa thì lý thật trở lên niệm niệm đều dứt Năm trụ, tùy tướng chia riêng chẳng phải không có trước sau.

Trước sau như thế nào?-Sơ địa Kiến đạo dứt trụ địa đầu. Nhị địa trở lên đến Thất địa dứt ái kiết, dứt trụ địa trong ba cõi: Dục ái, sắc ái và hữu ái, Bát địa trở lên dứt trừ vô minh, trước sau như thế.

2. Nói về ẩn, hiển lẫn nhau:

Thế gian và Địa Tiền chỉ dứt Bốn trụ. Sơ địa trở lên chỉ dứt vô minh. Địa Tiền chẳng phải không có phần đoạn vô minh,vì chỗ đoạn nhỏ nhiệm nên tế ẩn theo thô nên chỉ nói dứt trừ Bốn trụ. Sơ địa trở lên chẳng phải không có nghĩa đoạn trừ bốn trụ, do chỗ đoạn nhỏ nhiệm nên ẩn thô theo tế nên chỉ nói dứt trừ vô minh. Tuy không có văn nói về vô minh, nghĩa cũng nên theo giáo chứng minh. Điều ấy có thể tự biết.

3. Hình tướng hơn kém:

Địa Tiền kiến giải kém nên chỉ dứt Bốn trụ, Địa thượng kiến giải cao siêu nên dứt hết cả Năm trụ.

4. Nói chung theo thật:

Địa tiền, Địa thượng đều dứt Năm trụ bắt đầu từ chủng tánh dứt trừ Năm trụ, hai chướng thanh tịnh cho đến Phật địa đều cũng như thế.

Nghĩa Năm trụ khó nói cho đủ, nên theo tướng thô mà nói sơ lược như thế.

10. NGHĨA NĂM CÁI:

Chia làm năm môn:

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Thể tánh.
  3. Ly hợp.
  4. Thứ lớp.
  5. Đối hạnh nói về cái.

1. Giải thích tên gọi :

Năm cái (năm phiền não ngăn che) là: Tham dục, sân nhuế, ngủ nghỉ, trạo hối và nghi. Đối năm dục bên ngoài, nhiễm ái là tham, phẫn nộ là sân, về ngủ nghỉ thì các luận giải thích khác nhau. Theo Luận Tỳđàm: Tất cả phiền não đắm mê cảnh giới, không thể chịu đựng gọi là thùy; hân tâm mờ tối, chẳng biết tâm có năng lực duyên tất cả các cảnh giới gọi là Miên; năm thức vô dụng gọi là thân hôn muội, ý thức chìm lặng gọi là tâm hôn muội, tâm yếu không biết, năng lực duyên rộng tất cả cảnh giới nên nói là duyên.

Nếu theo Luận Thành Thật: tâm nặng về ưa ngủ là Thùy, nhiếp tâm lìa giác gọi là Miên.

Trạo hối: Tháo động gọi là Trạo, đối với việc làm luyến tiếc gọi là Hối. Hối với pháp, do dự nói là Nghi. Năm loại này vì sao gọi là Cái (ngăn che). Luận giải thích có bốn nghĩa: Nghĩa chướng, nghĩa phá hoại, nghĩa đọa, nghĩa nằm.

  1. Nghĩa chướng:

Luận tự ví dụ: Ví như cây nhỏ bị cây to che nên không nở hoa kết quả. Cũng vậy, chúng sinh cậy tâm cõi Dục bị phiền não che ngăn không thể sinh hoa giác ý và quả sa-môn nên gọi là Chướng (là nghĩa cái).

2. Phá hoại:

Năm loại này phá hoại tất cả các pháp thiện ở thế gian và xuất thế gian nên gọi là Phá hoại (Là cái).

3. Đọa:

Năm loại này khiến cho người điên đảo rơi vào ba đường, đọa lạc sinh tử nên gọi là Đọa (Là cái).

4. Ngọa:

Năm loại này khiến cho người luân hồi ba đường, ngủ mãi trong sinh tử nên gọi là Ngọa ( Là cái).

Chướng đầu trong bốn chướng chính là nghĩa ngăn che, phá hoại v.v… ba loại sau là nói thêm nghĩa lỗi kia.

Hỏi: Che đậy là khác, giải thích chung là một. Giống như mắt, trong đó chia ra nghĩa có phải, trái. Như Luận Tỳ-bà-sa dùng bốn trường hợp để nói rõ: cái mà chẳng phải phú là năm cái quá khứ, vị lai. Nghĩa này thế nào?

Cái là nghĩa chướng, có nơi không có Đạo gọi là Chướng, chỗ phiền não quá khứ, vị lai thành tựu sẽ không có thánh đạo nên được gọi là Cái. Nói về phú là phiền não hiện khởi che lấp tâm người khiến không tỉnh ngộ nên gọi là Phú; phiền não quá khứ, vị lai thành mà không hiện hành, chỗ tâm hiện khởi không có che lấp này, không thể niệm thiện, ưa tìm tịnh pháp nên không gọi là Phú.

Phú không gọi là cái: Ngoài năm cái, trên các phiền não hiện hành khác là Kiến, mạn, vô minh trong cõi Dục và tất cả phiền não ở hai cõi trên chẳng phải cái. Điều này sẽ giải thích riêng ở sau.

Vừa phú vừa cái: Là năm cái phiền não hiện hành.

Chẳng phải cái chẳng phải Phú: Là Kiến, mạn, vô minh trong cõi Dục và tất cả phiền não ở hai cõi trên, các phiền não quá khứ, vị lai chẳng phải thuộc năm cái này nên không gọi là Cái, không che tâm hiện tại nên không gọi là Phú. Danh nghĩa như thế.

2. Nói về thể tướng:

Ở đây chia ra sáu môn:

1. Phân biệt nhiều ít. 2. Phân biệt sử triền.

  1. Phân biệt sáu thức.
  2. Phân biệt ba cõi.
  3. Phân biệt ba tánh.

. Phân biệt theo thời.

  1. Phân biệt nhiều ít là:

Luận Tỳ-bà-sa nói: Năm ấm này gọi là năm thể, bảy loại chia làm ba mươi. Năm tên gọi như trên. Bảy thể: Tham, sân, si là ba, hợp với thùy, miên, trạo, hối là bảy. Ba chục loại là: Tham dục, sân nhuế, thùy miên và trạo đến kiến, tu đạo thì dứt chung, bốn đế kia so với Tu đạo, mỗi thứ chia làm năm thành hai mươi lăm; nghi chỉ là Kiến dứt, theo đế chia làm bốn; hối chỉ đến Tu đạo thì đoạn, nói theo tu là một, chung với trước hợp thành ba mươi loại.

Nhiều ít là như thế.

2. Phân biệt theo sử triền:

Sử là mười sử, năm kiến chấp và nghi, tham, sân, si, mạn là mười.

Triền là mười triền: Vô tàm, vô quý, thùy, hối, san, tật, trạo, hôn, phẫn và phú là mười. Nghĩa sẽ giải thích như sau:

Trong bảy thể của cái: Tham, sân và nghi là Sử phiền não; bốn món khác là Triền.

Hỏi: Vì sao trong sử triền chỉ nói bảy loại này là năm cái, loại khác không nói?

Trong Luận Tỳ-bà-sa, một luận sư nói: Đây là Đức Thế Tôn nói hữu dư, vì giáo hóa người nên soạn luận này.

Cù-sa giải thích: Năm thứ này làm chướng thánh đạo và phương tiện đạo của chúng sinh cho nên nói nghiêng về. Lại năm thứ này đều chướng nhân quả, vì thế nên nói nghiêng về. Chướng lúc tu nhân là: Năm phiền não này, lúc hiện mỗi thứ ắt không sinh được thiện tâm hữu lậu và tâm vô ký không ẩn một, huống chi là Thánh đạo và phương tiện đạo. Chướng lúc chứng quả là: Quả năm cái đọa trong đường ác ắt là chướng, tất cả các công đức thiện. Vì chướng náy quá nặng nên nói nghiêm về nó. Lại nữa, trong Luận thành Thật nói: năm chướng này có năng lực chướng định mạnh, vì thế nói nghiêng về. Hai loại tham, sân nhiễm ô nên chướng; thùy và miên hôn trầm nên chướng; trạo cùng với hối động loạn nên chướng; tâm nghi, do dự, bại hoại điều lành, phương hại hạnh người cho nên là Chướng.

Hỏi: Trong sử, vì sao năm kiến phiền não chẳng phải là Cái?

Đáp: Luận Tỳ-bà-sa nói: Cái có thể diệt tuệ, năm kiến là tuệ, không thể tuệ trở lại diệt tuệ, vì thế không nói. Lại vọng chấp nơi kiến cũng trái với thánh tuệ, chẳng phải là sự duyên động, sức chướng định yếu, vì thế không nói.

Vì sao mạn sử không nói là cái?

Luận Tỳ-bà-sa nói: Cái là che lấp tâm, mạn làm cho tâm cao lên. Tâm che chìm không hiện cho nên không nói. Lại nói mạn sử cậy sở trường của mình, khinh khi lăng nhục người, người có tâm mạn, không ngại là mình hơn mà cầu thiện pháp, có hành nghĩa này nên không nói là Cái.

Vì sao si sử không nói là Cái?

Luận Tỳ-bà-sa nói: Phú là nghĩa che. Năm loại tham, sân v.v… dụng che chướng bằng nhau, vì thế nói vô minh che chướng dụng nhiều hơn, chẳng phải năm loại kia giống như vậy. Trong năm loại này không nói vô minh. Lại nữa, vô minh rất sâu nặng, chẳng phải năm loại này, vì thế không nói. Như tội phỉ báng pháp không dựa vào năm tội nghịch. Lại nữa tánh vô minh ít phân biệt, nghĩa chướng định yếu, vì thế không nói. Lại nữa, vô minh sâu kín khó biết, trí tuệ bậc thánh mới đẹp, thường hành trong định, chẳng phải chỗ trị của định, cho nên không nói.

Hỏi: Trong Triền chẳng có tàm, chẳng có quý, vì sao không nói là cái ?

Đáp: Vì lỗi này hiện thô, phải tu giới để ngăn, chẳng thể dùng định đoạn được nên không nói. Lại nữa, vô tàm, vô quý là có chung trong bất thiện địa, chẳng có pháp đối trị riêng cho nên không nói.

Vì sao san và tật không nói là Cái?

Vì trái với việc lợi người, không hại: Tâm thiện của mình, cho nên không nói.

Vì sao phẫn và phú chẳng phải là Cái?

Nghĩa phẫn theo sân, nghĩa phú theo tham, nên không nói riêng.

3. Theo sáu thức phân biệt năm cái:

Theo Luận Thành Thật, tất cả các cái đều ở ý thức, trong tâm hạnh khởi ý thức. Tông ấy nghĩa chung ba tánh, năm cái bất thiện, nên ở đất ý. Năm thức của tông kia đều vô ký; năm cái bất thiện, nên không ở trong đó.

Theo Luận Tỳ-đàm, sáu thức đều có chung ba tánh, năm cái bất thiện. Sáu thức đều có tướng chung. Tuy nhiên, trong đó có chia ra chung, riêng. Nghĩa này thế nào?

Tham, sân, thùy, trạo chung khắp sáu thức; miên, hối và nghi chỉ ở đất ý. Bởi năm thức lúc thức chấp cảnh rõ ràng, hả ngủ lại có, vì thế không ngủ. Một niệm năm thức không có tánh tư lượng, không nói được mất là không hối, không thể phân biệt thị phi, vì thế không có nghi.

4. Theo ba cõi phân biệt năm cái:

Nói chung năm cái đều ở cõi Dục. Trong đó, nói nghĩa vi tế, thì có chung có riêng. Thùy miên và hối chỉ ở cõi Dục. Tham, nghi, thùy, trạo có mặt khắp ba cõi. Ở đây, tuy nói chung khắp mà trong đó, chỉ riêng cõi Dục là nói năm cái, chẳng phải ở hai cõi trên.Vì sao như thế?

Luận Tỳ-bà-sa nói: Vì hai cõi trên không có bất thiện. Luận Thành Thật giải thích: Vì cái ở cõi Dục hoàn toàn chướng định, cái hai cõi trên chẳng phải chướng hoàn toàn.

5. Y theo ba tánh phân biệt các cái:

Thiện, ác, vô ký là ba tánh. Nói chung năm cái đều là bất thiện trong đó có nghĩa chung và riêng. Sân chỉ là bất thiện vì chung với vô tàm vô quý, tham, nghi, thùy, trạo. Theo Luận Thành Thật thì chúng đều bất thiện. Theo luận Ty-đàm thì ba tánh này chung với ác, vô ký ở cõi dục gọi là bất thiện. Ở hai cõi trên thì gọi là vô ký Ẩn một. Tuy có hai nghĩa nhưng ở đây chỉ lấy bất thiện làm cái thể của miên và hối chung cả ba tánh ở đây chỉ lấy miên hối bất thiện cho là năm cái, ngoài ra không nói.

Hỏi: Vì sao chỉ nói bất thiện là năm cái?

Đáp: Luận Tỳ-bà-sa nói: Vì đối với pháp thiện nên nói.

Thế nào là phần pháp thiện?

Là bốn niệm xứ. Thế nào là bất thiện?

Là năm cái. Theo lỗi thô nặng mà nói năm cái, nên chỉ nói bất thiện.

6. Theo lúc khởi để nói về nhiều ít:

Theo lúc khởi tham, ba cái đều sinh, gọi là tham, thùy, trạo. Trong lúc khởi tham, bốn cái đều sinh, là ba cái trước thêm một miên. Sân, si và hối đều đồng như thế, tương tợ với tham. Lúc thức khởi thùy, hai cái đều sinh là Thùy và Trạo. Trong lúc ngủ khởi thùy, ba cái đều sinh, hai cái trước lại thêm một miên. Thể tướng như thế.

3. Phân biệt ly hợp:

Vì sao lập riêng tham, sân và nghi làm cái; hai loại khác hợp lại ư ?

Giải thích có ba nghĩa:

  1. Phân biệt mạnh yếu theo sử triền: Tham, sân và nghi là tánh của sử, năng lực che chướng mạnh nên lập riêng làm cái, loại khác là tánh triền, sức che chướng yếu, nên hợp hai loại làm cái.
  2. Y theo sinh duyên để nói về ly hợp: Nhân duyên sinh này được nói trong luận Thành Thật: Trong Luận Tỳ-bà-sa nói đó là ăn. Nhân duyên phiền não giúp sinh phiền não nên gọi là Ăn.

Tướng trạng như thế nào?

Tham, sân và nghi sinh nhân duyên khác nên lập riêng làm cái.

Thế nào là duyên khác?

Luận Tỳ-bà-sa nói: Tham dùng tưởng tịnh làm thức ăn, vì sắc là tịnh khiến sinh thực nhiễm. Sân dùng tưởng hại làm thức ăn, vì đối với chúng sinh sinh tưởng oán hại nên sinh sân nhuế. Nghi dùng tưởng do dự pháp thế gian làm thức ăn, vì đối với việc thế gian do dự không rõ nên sinh tâm nghi.

  • Thùy và miên, nhân sinh đồng với duyên, nên lập chung làm Cái.

Thế nào là sinh duyên?

Duyên chia ra làm năm, như luận Thành Thật nói:

Đơn chí lợi: Là bệnh thích ngủ nghỉ, trong Tỳ-bà-sa nói là say mộng.

Tâm ưu sầu không hỉ lạc: Luận Tỳ-bà-sa nói là sầu phẫn.

Tần thân: Luận Tỳ-bà-sa nói là há hốc (khiếm khư- ngáp) Ăn uống không điều độ: Luận Tỳ-bà-sa nói là ăn không tiêu.

Tâm chìm lặng bị ứ hơi: Luận Tỳ-bà-sa nói là chết giấc.

  • Trạo và hối nhân sinh đồng với duyên nên hợp thành cái.

Thế nào là sinh Duyên?

Duyên kia làm bốn:

Thân lý giác: Trong Luận Tỳ-bà-sa gọi là nghĩ đến thân thuộc.

Cõi nước giác: Trong Luận Tỳ-bà-sa gọi là nghĩ đến cõi nước.

Bất tử giác: Trong Luận Tỳ-bà-sa gọi là niệm bất tử.

Niệm sở cánh hỉ lạc chi sự: Nhớ nghĩ việc làm cho vui vẻ thêm.

Theo duyên như thế.

  1. Theo đối trị để nói về ly hợp:

Như Luận Tỳ-bà-sa nói tham, sân và nghi, mỗi pháp đối trị riêng nên lập cái riêng. Tham dùng quán bất tịnh để đối trị, Sân dùng quán từ bi để đối trị. Si quán nhân duyên mà đối trị. Thùy và miên cùng lấy trí huệ để đối trị, hợp thành một cái. Trạo và hối cùng dùng thiền định để đối trị hợp thành một cái. Ly hợp là như thế.

4. Nói về thứ đệ:

Như Thành Thật nói: Tất cả phàm phu thường khởi tham dục, nên trước nói về tham.

Vì đắm trước dục, người khác xâm phạm thì tức giận, nên kế là nói về sân nhuế.

Kinh nói theo ái sinh sân, ganh tỵ, v.v… người này bị tham, sân làm rối loạn ắt là muốn ngủ nên kế nói về ngủ nghỉ.

Ngủ nghỉ ít thành tham, sân nhiễu động tâm nên kế là nói về trạo.

Vì trạo động nên không đủ thiện lợi đối với việc tu thiện, khiến sinh lo buồn, hối hận, nên kế nói về hối.

Vì trạo hối nên đối với pháp xuất ly không thể chánh tín, liền khởi niệm là có giải thoát, là không giải thoát, nên kế nói về nghi.

Phiền não khởi thì chưa hẳn là cái nên nói như thế. Thứ lớp là như thế.

5. Đối hạnh nói về cái:

Có nghĩa chung và riêng, có ba môn:

  1. Nghĩa riêng theo ba học để nói về năm cái:

Như Luận Tỳ-bà-sa và Luận Thành Thật nói: Hai cái tham và sân phát ra nghiệp ác, chướng giới mạnh, nghiêng che giới phẩm. Trạo hối động loạn chướng định mạnh, nghiêng che định phẩm. Ngủ nghỉ, hôn trầm nghĩa chướng tuệ mạnh, nghiêng che tuệ phẩm. Tâm nghi hoại thiện, trở ngại chánh hạnh, che chung ba phẩm.

2. Riêng theo chỉ, quán để nói về năm cái:

Như Kinh Thâm Mật Giải Thoát nói: Trạo hối động loạn nghĩa chướng định mạnh, thiện che hạnh chỉ. Thùy miên và tâm nghi không rõ ràng, nghĩa chướng tuệ mạnh, nghiêng che quán hành. Tham, sân, uế trược che cả chỉ quán.

3. So sánh chung các hạnh để nói về cái:

Năm phiền não này chướng chung các hành, vì chướng chung nên Luận tỳ-bà-sa nói: Người có cái này còn không có thể sinh thiện pháp hữu lậu, huống gì thánh đạo và phương tiện đạo. Ngài Long Thọ nói: Dứt năm cái sẽ đắc được sơ thiền v.v… Trong Địa Luận Thập địa nói:

Dứt năm cái được bốn tâm vô lượng. Năm cái là như thế.

ĐẠI THỪA NGHĨA CHƯƠNG

QUYỂN 5 (Phần Đầu)

(HẾT)

Pages: 1 2