ĐẠI THỪA KIM CƯƠNG KẾ CHÂU BỒ TÁT TU HÀNH PHẦN

Hán dịch: Đại Đường_ Thiên Trúc Tam Tạng BỒ ĐỀ LƯU CHÍ
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

_Bấy giờ Phổ Tư Nghĩa Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Làm sao để Bồ Tát tu hành ngộ nhập vào Tam Ma Địa Địa này?”

Đức Phật nói: “Này Thiện Nam Tử (Kula-putra)! Như không có ngộ nhập thì gọi là ngộ nhập, cũng ngay như nơi mà Ta đã ngộ nhập khi tu Bồ Đề (Bodhi)”

_Phổ Tư Nghĩa Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Thế nào là nơi mà Đức Như Lai đã ngộ nhập? Nguyện xin diễn nói”

Đức Phật nói: “Này Thiện Nam Tử! Xưa kia có vị vua tên là Kim Cương Kế Châu ở tại vườn rừng vắng lặng, ngồi Kiết Già, chính niệm suy nghĩ. Khi trụ như vậy thời ở bên phải tòa ngồi đột nhiên sinh ra một hoa sen lớn. Hoa ấy do mọi báu vi diệu hợp thành. Ấy là Rồng (Nāga) quấn quanh Chiên Đàn (Candana) bền chắc dùng làm cọng, vàng Diêm Phù Đàn (Jambūdana-suvarṇa) dùng làm lá, ngọc báu Ma Ni (Cintāmaṇi) dùng làm tua, báu Chân Thúc Ca (Kiṃśuka) dùng làm đài

Bấy giờ, mọi báu trên đài hoa sen tối thắng đột nhiên hóa sinh Thái Tử Tất Đà (Siddha) ngồi Kiết Già an lành rồi đứng dậy, bước xuống đài hoa sen rồi ngồi trên đầu gối bên phải của đức vua.

Khi ấy, Kim Cương Kế Châu Đại Vương vui vẻ thương mến Thái Tử Tất Đà. Liền dẫn theo với tám vạn bốn ngàn vị Vương Tử đều đến chỗ của Đức Phật Pháp Giới Ma Ni Sơn Nhật Quang Minh Vương Như Lai, A La Ha, Tam Miệu Tam Phật Đà (Buddha-dharma-dhātu maṇi-giri sūrya-prabhāya tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya) ấy nghe nhận Chính Pháp. Được nghe Pháp Giới Tăng Kế Dữ Kim Cương Như Lai Tâm Phẩm Tam Ma Địa như vậy xong thì đắc được năm Thần Thông

Vì sao gọi là Pháp Giới Tăng Kế Dữ Kim Cương Như Lai Tâm Phẩm Tam Ma Địa vậy?

Lúc đó, Đức Pháp Giới Ma Ni Sơn Nhật Quang Minh Vương Như Lai sẽ vì họ diễn nói. Đây tức là câu Chỉ La (Chỉ La cú), câu Kim Cương, câu Pháp, câu Ấn, câu , câu Tương Ứng, câu Mật, câu Trì, câu Thừa Sự, câu Chuyển, câu Trì Tẩu, câu Tốc Tật, câu Hiển Thị, câu Minh Chú. Nói câu (của) của Phẩm này xong, cột trói chúng Ma, câu cột trói của Chỉ La Hệ Phộc Ấn, tất cả các câu của nhóm cột trói… không có chỗ tranh luận. Đây gọi là Pháp Giới Tăng Kế Dữ Kim Cương Như Lai Tâm Phẩm Tam Ma Địa. Là điều mà Đức Pháp Giới Ma Ni Sơn Nhật Quang Minh Vương Như Lai ấy diễn nói

Này Thiện Nam Tử! Ông biết gì chăng? Xưa kia, Thế Giới xưng là Ma Ni Bảo Kim Ngân Sở Thành thì nay là Kim Lăng Già Ma La Da Sơn Thành. Thế Giới Ma Ni Bảo Kim Ngân Sở Thành là cõi Phật của Đức Pháp Giới Ma Ni Sơn Nhật Quang Minh Vương Như Lai

Này Thiện Nam Tử! Kim Cương Kế Châu Đại Vương đó từng ở cõi Phật của Đức Nhật Quang Minh Vương Như Lai trong Thế Giới Ma Ni Bảo Kim Ngân Sở Thành, làm Chuyển Luân Thánh Vương của một ngàn Thế Giới, há là người khác, nay tức là Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi bodhisatva)

Thiện Nam Tử! Kế Châu Đại Vương đó ở trong cõi ấy làm Chuyển Luân Vương, có một trăm ức người con, há là người khác, nay là các Bồ Tát đến từ mười phương, đều vì lắng nghe Pháp Giới Tăng Kế Dữ Kim Cương Như Lai Tâm Phẩm Tam Ma Địa

Này Thiện Nam Tử! Ông nên biết Thái Tử Tát Bà Tất Đà (Sarva-siddha) lúc đó có 28 tướng Đại Trượng Phu đū được thành tựu. Tại sao thế? Vì thân Ta tức là Thái Tử Tất Đà, từng ở trong vườn tược có âm thanh vi diệu của Châu Kế Đại Vương. Đức vua ấy chính niệm, ngồi ngay ngắn suy nghĩ thì ở bên phải (Đức vua), trên đài hoa sen Long Kiên Chiên Đàn Chân Thúc Bảo, (Ta) đột nhiên hóa sinh liền đi đến chỗ của Đức Phật Pháp Giới Ma Ni Bảo Sơn Nhật Quang Minh Vương Như Lai được nghe Pháp Giới Tăng Kế Dữ Kim Cương Như Lai Tâm Phẩm Tam Ma Địa chưa từng quên mất. Từ đó trở đi, trải qua vô lượng ức na do tha kiếp thường nghĩ nhớ. Do sức của Tam Muội (Samādhi) cho nên một kiếp nghĩ nhớ, một trăm kiếp nghĩ nhớ, một ngàn kiếp nghĩ nhớ, một trăm ngàn kiếp Ta cũng nghĩ nhớ chưa từng quên mất. Kiếp Thành (Varta-kalpa) cũng cũng nghĩ nhớ, kiếp Hoại (Saṃvarta-kalpa) cũng nghĩ nhớ, hoảng giữa của kiếp Thành Hoại thời Ta cũng nghĩ nhớ, cho đến ức na do tha trăm ngàn kiếp cũng thường nghĩ nhớ. Ở chỗ của một Đức Như Lai cũng nghĩ nhớ. Trăm Đức Như Lai, ngàn Đức Như Lai, trăm ngàn Đức Như Lai cho đến chẳng thể nói chẳng thể nói Đức Như Lai, câu chi na do tha Đức Như Lai cũng thường nghĩ nhớ. Ở chỗ của các Đức Như Lai A La Ha Tam Miểu Tam Phật Đà (Tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya), do được Pháp Giới Tăng Kế Dữ Kim Cương Như Lai Tâm Phẩm Pháp Môn nên chưa từng quên mất”

_Bấy giờ, Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ rằng:

“Ta nhớ đời quá khứ

Vô lượng vô số kiếp

Thấy các cõi thanh tịnh

Kim Bảo Hải Trang Nghiêm

Ma Ni Tịnh Thổ Vương

Hiệu là Kim Cương Kế

Có sức tự tại lớn

Thống lĩnh ngàn Thế Giới

Cho đến mười ngàn cõi

Không ai vượt qua được

Đầu đủ ngàn ức con

Hay phá các oán địch

Đều đủ hai mươi tám

Sắc tướng của Trượng Phu

Sáng sớm thăm Đại Vương

Vương Tử na do tha

Trong vườn rừng Hoan Hỷ

Ao, sàn rất nghiêm lệ

Trang sức các vật báu

Làm đèn cúng Thế Gian

Thấy tại các Như Lai

Bình đẳng đều khuyến thỉnh

Phổ Nhãn Đại Đạo Sư

Đấy là lúc khởi đầu

Ta gần gũi phụng sự

Để được nghe Chính Pháp

Tiếp có Phổ Hiền Phật

Tiếp có Hoa Đăng Phật

Tiếp có Kim Cương Đăng

Tiếp có Đại Đăng Phật

Tiếp có Tối Thắng Đăng

Tiếp có Pháp Đăng Phật

Tiếp có Công Đức Đăng

Tiếp có Bảo Đăng Phật

Tiếp có Bảo Tràng Đăng

Tiếp có Tài Đăng Phật

Tiếp có Kế Đăng Phật

Tiếp có Tịch Đăng Phật

Tiếp có Diệu Đăng Phật

Tiếp có Thanh Đăng Phật

Tiếp có Hương Đăng Phật

Tiếp có Vị Đăng Phật

Tiếp có Nguyệt Đăng Phật

Tiếp có Nhật Đăng Phật

Tiếp có Uy Quang Đăng

Tiếp có Liên Hoa Đăng

Tiếp có Ma Ni Đăng

Tiếp có Kiệt Ám Đăng

Tiếp có Tính Đăng Phật

Tiếp có Chủng Tộc Đăng

Tiếp có Thế Gian Đăng

Tiếp có Pháp Vương Đăng

Tiếp có Thắng Đăng Phật

Tiếp có Thù Thắng Đăng

Tiếp có Phạm Quang Đăng

Tiếp có Quang Minh Đăng

Tiếp có Nhân Gian Đăng

Tiếp có Đăng Đăng Phật

Tiếp có Tân Đăng Phật

Tiếp có Tích Đăng Phật

Tiếp có Trí Đăng Phật

Tiếp có Hiền Thiện Đăng

Tiếp có Giới Đăng Phật

Tiếp có Nhẫn Nhục Đăng

Tiếp có Tinh Tiến Đăng

Tiếp có Thiền Định Đăng

Tiếp có Bát Nhã Phật

Tiếp có Thí Xả Đăng

Tiếp có Đại Từ Phật

Tiếp có Đại Bi Phật

Tiếp có Đại Hỷ Phật

Tiếp có Đại Xả Phật

Tiếp có Chính Trụ

Tiếp có Công Đức Trụ

Tiếp có Uy Đức Trụ

Tiếp có Thắng Đăng Trụ

Tiếp có Tối Thắng Phật

Tiếp có Nghị Luận Phật

Tiếp có Phạm Xứ Phật

Tiếp có Nhân Gian Phật

Tiếp có Thiên Vương Phật

Tiếp có Đại Thừa Đăng

Tiếp có Tối Thắng Phật

Này Phật Tử! Tên gọi của nhóm Như Lai như vậy đều ở trong một kiếp hiện ra ở đời. Ta đều thừa sự như cúng tháp miếu, đều vì mong cầu Tam Ma Địa này.

Này Phật Tử! Lại vượt qua các kiếp ấy, lại vượt qua mười chẳng thể nói chẳng thể nói các cõi nước của Phật nhiều như số lượng bụi nhỏ, ở trong Đại Kiếp có Đức Phật hiệu là Ma Ni Sơn Nhật Quang Minh Vương Như Lai bắt đầu xuất hiện thời Ta gần gũi thừa sự vì mong cầu Tam Ma Địa này

Tiếp theo, lại có Pháp Giới Ma Ni Kim Cương Sơn Đỉnh Đăng Vương Như Lai thời Ta cũng thừa sự

Tiếp theo, lại có Đức Như Lai hiệu là Kim Sơn Ma Ni Phong Nhật Kế thời Ta cũng thừa sự

Tiếp theo lại có Ly Cấu Ma Ni Đăng Như Lai, tiếp theo lại có Pháp Giới Ma Ni Kim Cương Đỉnh Đăng Như Lai, tiếp theo lại có Kim Cương Vương Như Lai, tiếp theo lại có Hư Không Đẳng Ma Ni Kim Cương Như Lai, tiếp theo lại có Phước Đức Sơn Kim Cương Hiệu Như Lai…thời Ta cũng thừa sự

Tiếp theo lại có Chủng Tộc Đăng Vương Như Lai, tiếp theo lại có Ly Cấu Kim Cương Đăng Thủ Vương Như Lai, tiếp theo lại có Kim Cương Đăng Như Lai, tiếp theo lại có Kim Cương Như Lai, tiếp theo lại có Ly Cấu Quang Minh Kim Cương Như Lai…thời Ta cũng thừa sự

Tiếp theo lại có Tinh Tiến Kim Cương Như Lai thời Ta cũng thừa sự

Tiếp theo lại có Câu Lợi Xa Như Lai, tiếp theo lại có Kim Cương Kế Như Lai, tiếp theo lại có Câu Na Hàm Kim Cương Như Lai, tiếp theo lại có Kim Cương Tạng Như Lai, tiếp theo lại có Kim Cương Nguyệt Như Lai…thời Ta cũng thừa sự

Tiếp theo lại có Hải Nguyệt Như Lai, tiếp theo lại có Am Câu xá Như Lai, tiếp theo lại có Phổ Biến Ma Ni Kim Cương Kế Như Lai, tiếp theo lại có Na La Diên Kim Cương Như Lai, tiếp theo lại có Ly Cấu Nguyệt Như Lai, tiếp theo lại có Pháp Ái Như Lai, tiếp theo lại có Pháp Chân Như Lai, tiếp theo lại có Pháp Âm Thanh Như Lai, tiếp theo lại có Cam Lộ Âm Thanh Như Lai, tiếp theo lại có Cam Lộ Nguyệt Như Lai, tiếp theo lại có Cam Lộ Kim Cương Như Lai, tiếp theo lại có Cam Lộ Hoa Như Lai, tiếp theo lại có Cam Lộ Danh Xưng Như Lai, tiếp theo lại có Cam Lộ Nhật Như Lai, tiếp theo lại có Cam Lộ Quang Minh Như Lai, tiếp theo lại có Cam Lộ Xuất Hiện Như Lai, tiếp theo lại có Pháp Luân Âm Thanh Quanh Minh Xuất Hiện Như Lai, tiếp theo lại có Lôi Thanh Quang Minh Như Lai,

Tiếp theo lại có Chấn Đán Hương Như Lai, tiếp theo lại có Thiện Hương như Lai, tiếp theo lại có Thiện Quang Như Lai, tiếp theo lại có Phổ Tạng Như Lai, tiếp theo lại có Phổ Đỉnh Như Lai, tiếp theo lại có Nhật Nguyệt Như Lai, tiếp theo lại có Thiện Thương Chủ Như Lai, tiếp theo lại có Kim Sơn Quang Minh Như Lai, tiếp theo lại có Âm Thanh Quang Minh Như Lai, tiếp theo lại có Quyết Định Vô Sở Trụ Địa Như Lai, tiếp theo lại có Thắng Tràng Như Lai, tiếp theo lại có Xuất Hiện Uy Quang Như Lai, tiếp theo lại có Đại Diệm Như Lai, tiếp theo lại có Bảo Diệm Như Lai, tiếp theo lại có Đại Chân Như  Lai, tiếp theo lại có Nhật Nguyệt Quang Như Lai, tiếp theo lại có Chiên Đàn Hương Xuất Hiện Như Lai, tiếp theo lại có Sư Tử Tràng Như Lai, tiếp theo lại có Liên Hoa Quang Như Lai, tiếp theo lại có Kim Quyết Định Ma Ni Sơn Quang Minh Nhật Quang Vương Như Lai… thời Ta đều thừa sự nhóm Như Lai đó

Này Thiện Nam Tử! Như vậy, Ta cầu Pháp Môn này cho nên một kiếp nghĩ nhớ, trăm kiếp nghĩ nhớ, ngàn kiếp nghĩ nhớ, trăm ngàn kiếp cũng nghĩ nhớ, kiếp Thành (Vivarta-kalpa) cũng nghĩ nhớ, kiếp Hoại cũng nghĩ nhớ, khoảng giữa của kiếp thành hoại (Saṃvarta-kalpa) cũng nghĩ nhớ, cho đến chẳng thể nói chẳng thể nói kiếp Thành Hoại, ức na do tha trăm ngàn kiếp thời Ta cũng nghĩ nhớ.

Này Thiện Nam Tử! Ta ở chỗ của một trăm Đức Phật cũng nghĩ nhớ. Ở chỗ của một ngàn Đức Phật, trăm ngàn Đức Phật cũng nghĩ nhớ, cho đến chẳng thể nói na do tha trăm ngàn Phật cũng nghĩ nhớ. Ở chỗ của các Đức Như Lai A La Ha Tam Miểu Tam Phật Đà đó thời Pháp Giới Tăng Kế Dữ Kim Cương Như Lai Tâm Phẩm Tam Ma Địa này ở nơi ấy lắng nghe, Ta đều cúng dường thừa sự. Ta đối với Tam Ma Địa này, cuối cùng chẳng quên mất.

Thế nên Phật Tử! Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện muốn thanh tịnh ba nghiệp thì cần phải nguyện cầu Tam Ma Địa này. Hoặc có người: ưa thích nghĩa sáng tỏ; tướng của hình sắc (Rūpa: Sắc), âm thanh (Śabda: thanh), mùi ngửi (Gandha: hương), vị nếm (Rasa: vị), sự tiếp chạm (Spraṣṭavya:Xúc). Người yêu thích nghĩa của Pháp (Dharma). Người yêu thích Biện Tài. Người ưa thích Thần Thông (Abhijñā). Người ưa thích danh tiếng (Yaśa). Người ưa thích đoan chính. Người yêu thích Chú Thuật… cần phải đối với Tam Ma Địa này thọ trì, cúng dường, rộng vì người nói. Nếu có bốn Chúng: Tỳ Khưu (Bhikṣu), Tỳ Khưu Ni (Bhikṣuṇī), Ưu Bà Tắc (Upāsaka), Ưu Bà Di (Upāsikā), hàng Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dạ Xoa (Yakṣa), Càn Thát Bà (Gandharva), A Tu La (Asura), Ca Lâu La (Garuḍa), Khẩn Na La (Kiṃnara), Ma Hầu La Già (Mahoraga), Người (Manuṣya), Phi Nhân (Amanuṣya) với hàng Thích (Indra), Phạm (Brahma), Hộ Thế (Loka-pāla) cần phải mong cầu. Tại sao thế? Vì Pháp Môn (Dharma-paryāya) này bình đẳng nhiếp nhận chúng sinh bị khổ não, như kho báu của đất.

Người yêu thích Pháp Tài này là cái gương ánh sáng lớn chiếu thấu tỏ người bị rơi vào chỗ tăm tối của Vô Minh (Avidya), là ánh sáng điện lớn của người muốn đi vào con đường Niết Bàn (Nirvāṇa-mārga). Pháp Môn này là sự thông tuệ của người ngu

Này Phật Tử! Pháp Môn này đi vào trong Pháp của tất của chư Phật

Này Phật Tử! Ví như ba ngàn Đại Thiên Thế Giới (Tri-sāhasra-mahā-sāhasrāloka-dhātu) đem bảy báu chất đầy bên trong làm một phần. Nếu có người nghe Pháp Môn này thì quả báo gom chứa căn lành (Kuśala-mūla), Phước Đức (Puṇya) vượt hơn hẳn điều kia

Tạm gác qua việc đem bảy báu của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới làm một phần. Nếu chúng sinh trong sáu đường của hằng hà sa ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, hoặc có người có uy lực dũng mãnh thành tựu cõi chúng sinh ấy, đều đem cho hết thảy vật ưa thích cần dùng, cung kính tôn trọng.. lại trải qua vô lượng trăm ngàn vạn ức na do tha tuổi. Sau khi tất cả chúng sinh ấy diệt độ, lại vì họ làm tháp bảy báu màu nhiệm thì Phước Đức như vậy nhiều vô lượng vô biên. Nếu có người nghe Pháp Môn này thì Công Đức vượt hơn hẳn việc kia.

Tạm gác qua việc của tất cả chúng sinh trong hằng sa sáu đường. Nếu các Hữu (các cõi) trong hằng sa ba ngàn Đại Thiên Thế Giới… tám người của Chủng Tính (Gotra: gồm có bốn giai cấp Bà La Môn, Sát Đế Lợi, Phệ Xá, Thủ Đà La với bốn bậc Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Độc Giác) tùy tin theo Tùy Pháp Hành (Dharmānusārin: một trong 18 Hữu Học, một trong 27 Thánh Hiền), các Tu Đà Hoàn (Srotāpanna), Tư Đà Hàm (Sukṛtāgami), A Na Hàm (Anāgami), A La Hán (Arhant), các Bích Chi Phật (Pratyeka-buddha). Người đó ở vô lượng kiếp, trăm ngàn câu chi na do tha kiếp cung kính cung cấp: quần áo, giường năm, thuốc thang với vật thọ dụng yêu thích… thảy đều đem cho. Cho đến sau khi Bát Niết Bàn (Parivārṇa: nhập vào Niết Bàn) vì họ dựng tháp báu cao một ngàn Do Tuần (Yojana: 16 km) với chuông, võng báu trang nghiêm tháp ấy, ngày đêm sáu thời, hết lòng cúng dường các tháp miếu này. Nếu có nghe Pháp Môn này thì gom chứa được tư lương (Sambhāra) căn lành, Phước Đức vượt hơn hẳn Công Đức kia.

_Lại gác bỏ việc bốn sinh (4 loài chúng sinh: sinh trong trứng, sinh trong bào thai, sinh ở nơi ẩm thấp, sinh theo sự biến hóa) trong sáu đường ở ba ngàn Đại Thiên Thế Giới. Lại gác bỏ chuyện tám người tùy theo niềm tin thực hành Tùy Pháp Hành trong ba ngàn Thế Giới, hàng từ Sơ Quả (Quả vị đầu tiên là Tu Đà Hoàn) đến Đệ Tứ Quả (Quả vị thứ tư là A La Hán) với Duyên Giác, cho đến việc cúng dường các Bồ Tát Ma Ha Tát thuộc Đại Thừa (Mahā-yāna) với các Như Lai Ứng Đẳng Chính Giác trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới như lúc trước, cũng gác qua việc này

Nếu nhóm Thế Giới ngang bằng với mây, mưa, biển tràn đầy khắp hằng hà sa ba ngàn cõi nước (quốc thổ). Trong ấy Đạo Trường đã hay gom chứa cùng với hàng Kim Cương, Bồ Tát Ma Ha Tát với các Như Lai Ứng Đẳng Chính Giác…vị Đại Trượng Phu này suy nghĩ tính đếm rõ ràng, đem mọi loại quần áo, giường nằm, thức ăn uống, thuốc thang được yêu thích… cúng dường các Bồ Tát Ma Ha Tát với các Như Lai. Cúng dường, tôn trọng, cung kính, khen ngợi trải qua vô lượng năm, vô lượng trăm ngàn ức na do tha năm với vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp, cho đến chẳng thể nói chẳng thể nói cõi Phật nhiều như số bụi nhỏ trong na do tha kiếp… đã hay đắc được Kim Cương Tâm Định với các Như Lai Ứng Đẳng Chính Giác vào Bát Niết Bàn (Parinirvāṇa), tạo làm tháp bảy báu với lọng, chuông, lưới báu… cho đến cao hơn Thế Giới của Phạm Thiên (Brahma-loka: Phạm Thế). Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện nghe Pháp Môn này thì hay gom chứa tư lương Phước Đức, căn lành vượt hơn hẳn nơi đã được của người trước.

Này Phật Tử! Nay Ta vì ông dùng ví dụ nói. Do ví dụ này cho nên bậc Trượng Phu thông Tuệ đối với điều đã nói này hay được hiểu thấu, dấy lên niềm tin sâu nặng, chẳng sinh phỉ báng. Đối với nhóm như vậy hiểu chỗ của vị Pháp Sư, nên khời tôn trọng, hiếm có, yêu thích… như hướng đến Đức Phật

Này Phật Tử! Ví như có người đối với: chúng sinh Noãn Thai Thấp Hóa (4 loài chúng sinh: sinh trong trứng, sinh trong bào thai, sinh ở nơi ẩm thấp, sinh theo sự biến hóa) với tám người của Chủng Tính tùy theo niềm tin thực hành Tùy Pháp Hành từ Sơ Quả đến Quả thứ tư, Độc Giác cho đến ở Đạo Trường mà Đức Phật đã hành gom chứa Phước Đức, các Bồ Tát Ma Ha Tát với các Như Lai Ứng Đẳng Chính Giác nhiều như số hạt bụi nhỏ trong hết thảy cõi nước của Phật ở hằng hà sa ba ngàn Thế Giới….thảy đều đoạt lấy mạng sống của các vị ấy với phá hoại các Pháp

Này Phật Tử! Lại có Trượng Phu (Puruṣa) thành tựu chúng sinh với tất cả các Thanh Văn, Bích Chi Phật với tất cả nơi hành Đạo gom chứa tư lương (Sambhāra) của tất cả Bồ Tát kia cùng với Kim Cương đầy đủ Như Lai Tâm Định… với bậc đã đắc được, các Như Lai Ứng Đẳng Chính Giác, bậc có địa vị hiện tại… đều làm cúng dường hoa, hương, phan, lọng, thức ăn uống có các mùi vị, thức ăn Câu Đà Na, mọi loại vật dụng. Sau khi (các vị ấy) vào Niết Bàn lại làm tháp bảy báu cao đến cõi Phạm Thiên (Brahma-loka: Phạm thế) với lưới, chuông, chuông lắc tay trang nghiêm.

Hai người như vậy các tội phước sai khác. Luận sự lên xuống, xa gần, nhiều ít cho đến chẳng thể nói chẳng thế nói nhóm kiếp thành hoại…chẳng biết được bờ mé ấy

Phật Tử! Nếu có người nghe quả của Phước (Puṇya), Phi Phước (A-puṇya: chẳng phài là Phước, không có Thiện Đức, tội) như vậy, đối với Pháp Môn này sinh sự tin trọng sâu xa thì hết thảy tư lương gom chứa căn lành quyết định là tối thắng, chẳng biết được bờ mé ấy

_Lại nữa, nếu lại có người chê bai Pháp Môn này thì tội ấy rất lớn đến nỗi chẳng thể nói, chẳng biết được bờ mé ấy. Nếu có người tùy vui, tin nhận thì Phước Báo đắc được cũng rất rộng lớn, ở số kiếp nhiều như số hạt bụi nhỏ của núi Tu Di (Sumeru) cũng chẳng thể nói hết được.

_Này Phật Tử! Nay Ta lại ví dụ khiến cho các người có Trí hay được hiểu rõ, vào Pháp Môn này được lợi ích lớn. Điều ấy là gì vậy?

Này Phật Tử! Ví như có người đem một sợi lông chẻ ra làm một trăm phần, dùng một phần lông ấy lấy một giọt nước ở trong biển lớn. Ý ông như thế nào? Trong hai thứ nước ấy thì số nước do sợi lông lấy nhiều hơn hay nước trong biển nhiều hơn?…”

Phổ Tư Nghĩa nói: “Nước trong một sợi lông chẳng đủ để nói, còn số nước trong biển thì rất nhiều vô lượng vô lượng”

Đức Phật nói: “Này Phật Tử! Phước (Puṇya), Phi Phước (A-puṇya) mà Ta đã nói cũng như nước do sợi lông lấy, còn điều chưa nói kia cũng như nước trong biển. Nên biết như vậy”

_Lúc đó, Phổ Tư Nghĩa Bồ Tát lại bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Tuy con Trí nông cạn, nghe Giáo thuận nghịch của Pháp Môn này thành lợi ích lớn, lại vẫn còn suy nghĩ, sinh Tâm nghi ngờ nhiều. Nguyện vì con nói”

Đức Phật nói: “Lành thay! Lành thay! Tùy theo ý mà hỏi”

Phổ Tư Nghĩa nói: “Thế Tôn! Con thấy Sa Môn (Śramaṇa) hoặc Bà La Môn (Brāhmaṇa) với nhóm Già La Ca, Ba Lợi Ba Chước Ca, Ni Kiện Tử (Nigranthajñāni-putra) của Ngoại Đạo khác. Loại như vậy: hoặc nướng thân tu Khổ Hạnh (Duṣkara-caryā, hay Tapas), hoặc dựng đứng hai bàn chân, hoặc lại co đầu gối dùng áo quấn ràng bàn chân ngồi chổm hổm, hoặc dùng hai hòn đá đánh vào nhau lấy lúa đậu rồi ăn, hoặc dùng tro xoa bôi lên thân, hoặc lao mình từ sườn núi xuống, hoặc ngồi trên gai họn, hoặc nhóm Pháp đi vào trong nước với lửa, hoặc ăn phân bò, hoặc nhấc một bàn chân lên cao, hoặc dựng thẳng hai cánh tay, hoặc chỉ ăn rau, hoặc ăn rau cỏ đắng (bại tử), hoặc ăn lá cây, hoặc tắm nước lạnh, hoặc dùng nước sông Hằng tắm gội làm điều vui thích… Nhóm người như vậy đều muốn cầu xin Pháp giải thoát. Ngu Phu (người ngu), Ngoan Ngân (ngu xuẩn ngang bướng) cho đến quả báo như vậy, thì như thế nào?

Thế Tôn! Có các nhóm loại kiểm tra xem xét để biết các việc, do đó sinh kiêu mạn, vui, giận tự tại. Giả sử thế của người ngu chẳng thể biết rõ nhân quả thiện ác của nghiệp đã làm, đáng cho thì chẳng cho, chẳng đáng cho thì lại cho, thay đổi lòng vòng xứng với ý dùng làm thế lực. Nhóm loại như thế có quả báo như thế nào?

Thế Tôn! Lại có một loại đồng tu xuất gia, chẳng thể cung kính người có nghiệp Đức, phần lớn bao che cho Môn Đồ chẳng có lúc nào dạy bảo, điều đáng làm thì chẳng làm, phạm (làm trái phép) thì cho là chẳng phạm. Là Pháp hữu vi (Saṃskṛta), là Pháp vô vi (Asaṃskṛta), là Pháp thế gian (Loka), là Pháp Xuất Thế (Lokottara) lại tự mình chẳng hiểu, chẳng thể khiến cho người khác hiểu. Thế Tôn! Nghiệp này thành tựu sẽ sinh vào đường nào?

Lại nữa, Thế Tôn! Hoặc lại có người chẳng thể kính trọng cha mẹ, sư trưởng, chẳng bảo vệ gia tộc với bậc đáng tôn kính thì sẽ sinh vào nơi chốn nào?

Thế Tôn! Lại có một loại hành tham, sân, si với Đẳng Phần (cả 3 thứ tham sân si cùng dấy lên một lúc) thì nghiệp báo của người ấy lại sinh vào đường nào?

Thế Tôn! Lại có nhóm nghiệp: giết chóc, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời thêu dệt, nói hai lưỡi (Paiśunya: nói lời ly gián), nói lời ác, ganh tỵ, giận dữ, Tà Kiến… sẽ sinh vào nơi chốn nào?

Lại có một loại làm Pháp Chú thuật, chẳng theo Thấy thọ nhận, tự mình hư dối đưa ra Pháp thì sẽ sinh vào nơi chốn nào?

Thế Tôn! Lại có một loại là người ngu si, vượt Tam Ma Gia (Samaya) tự tại làm Pháp thì sẽ sinh vào nơi chốn nào?

Thế Tôn! Con suy nghĩ, thấy nghe…Ṇhư vậy, Tâm chẳng thể hiểu rõ. Nguyện xin vì con giải thích chỗ nghi ngờ của con để sinh lợi ích”

_Bấy giờ, Đức Như Lai tức liền khen ngợi Phổ Tư Nghĩa Bồ Tát Ma Ha Tát rằng: “Lành thay! Lành thay!”

Lại nữa, khen rằng: “Lành thay! Lành thay Phổ Tư Nghĩa!” Như vậy, khen ba lần.

“Ông vì lợi ích, thương xót các chúng sinh trong Thế Gian cho nên lại diễn mở đến nhân duyên, nghiệp thâm sâu mà hỏi như vậy. Ta sẽ vì ông phân biệt giải nói. Ông nên nghe cho kỹ! Hãy khéo nghĩ nhớ!”

Phổ Tư Nghĩa nói: “Con vui nguyện muốn nghe”

_Đức Phật bảo Phổ Tư Nghĩa: “Nếu có Sa Môn, Bà La Môn với các Ngoại Đạo: Già La Ca Ba Lợi Ba Chước Ca, Ni Kiện Tử…Như vậy khổ hạnh nướng thân, dựng hai bàn chân ấy dùng áo quấn ràng rồi ngồi, dùng hai viên đá đập vào lúa đẩu để làm Pháp ăn, dùng tro xoa bôi thân, dùng phân ô uế chôn thân chỉ ló cái đầu ra rồi xưng là Pháp giải thoát. Hoặc nằm trên đầu gai nhọn, ở nước sâu, dùng năm loại nhiệt nướng thân hoặc ném vào lửa. Hoặc ăn phân bò, thường nhấc một chân lân cao, hoặc dựng hai cánh tay. Hoặc chuyên ăn rau, hoặc ăn rau cỏ đắng, hoặc ăn lá cây. Hoặc dùng nước lạnh tẩy rửa, chịu sự rét buốt cầu trong sạch. Hoặc tắm ở sông Hằng rồi xưng là giải thoát. Các ngu si kia chuyên chấp làm , nghe Chính Pháp ấy thì sinh phỉ báng. Ta sẽ quả báo mà về sau kẻ ấy phải thọ nhận.

_Này Phật Tử! Kẻ ngồi xổm dùng quần áo quấn ràng thì đến trong Địa Ngục Đại Liên Hoa (Mahā-padma)

_Kẻ dùng hai viên đá đánh vào nhau lấy thức ăn sẽ sinh trong loài lạc đà, lừa

_Nếu kẻ dùng trong xoa bôi thân, vui thích làm Đạo sẽ sinh trong loài Tỳ Xá Xà (

_Nếu kẻ lao mình từ vách núi cao xuống, sẽ sinh trong loài La Sát (Rākṣasa) ở dưới nước

_Nếu kẻ lấy phân dơ bẩn chôn thân chỉ ló cái đầu ra, chấp làm Đạo, sẽ sinh ở Đại Địa Ngục rừng đao kiếm

_Nếu kẻ nhảy vào trong nước làm giải thoát sẽ sinh trong bụng của loài cá Ma Kiệt (Makara) lớn

_Nếu kẻ dùng năm loại nhiệt nướng thân, sẽ rơi vào Đại Ngục lửa lớn

_Nếu kẻ ăn phân bò làm trong sạch giải độc, sẽ rơi vào đường của loài heo, tự ăn phân ấy, sau đó lại sinh trong nẻo Quỷ đói (Preta)

_Nếu kẻ nhấc bàn chân lên tụng Chú, chấp làm Đạo, sẽ làm loài Hoạch Cước Dạ Xoa (Dạ Xoa có bàn chân lớn như cái vạc)

_Nếu kẻ dựng hai cánh tay nâng hướng lên trên đầu làm giải thoát, sẽ làm loài Quỷ đói có tóc dựng đứng lên

_Nếu kẻ chỉ ăn rau, lá cây, rau cỏ đắng sẽ mang thân trong nhóm lạc đà, lừa, bò, dê

_Nếu kẻ dùng nước lạnh với lấy nước đá trong sông Hằng làm Đạo, sẽ bị rơi vào Địa Ngục Hàn Băng

_Nếu có nhóm loại Ngoại Đạo như vậy chấp làm Chính Đạo dấy lên hành của Nghiệp sẽ sinh vào trong 60 với 32 các Địa Ngục

_Lại có người làm công việc kiểm điểm, tra xét… Hoặc do tự tại, hoặc do không có Trí, hoặc dùng thế lực, hoặc chẳng xấu hổ, ngang ngược chiếm đoạt. Hoặc đáng cho chỗ này thì đem cho chỗ kia. Hoặc cho vật hỗ trợ nhau thì coi thường sinh mạng tự thay đổi đem đi cho người. Hoặc đem vật cho Tăng ở mùa Đông thì mùa Hạ mới cho, hoặc vật cho trong mùa Hạ thì mùa Đông mới cho, hoặc vật cần cho mau thì lại cho chậm, hoặc có nhiều vật mà mau chóng dùng hết… Các nhóm như vậy đều trái ngược với , sau khi mệnh chung sẽ sinh trong 60 với 32 Địa Ngục. Ở trong ngục ấy chịu nhận hình thể tùy theo Nghiệp đều khác nhau. Hoặc ở một thân sinh vô lượng đầu mặt cũng sai khác: hoặc mặt ngựa, mặt Lạc Đà, mặt voi, mặt heo, mặt chuột, mặt chó sói, mặt cá Thác, mặt cá Đê Di, mặt cá Niêm Mang, mặt cá Cát La, mặt Cồ Nại Sa, mặt cáo mèo, mặt quạ đen, mặt Hồ Ly lông vàng, mặt Dã Can, mặt khỉ vượn, mặt Bách Tuế Trùng, mặt Bách Túc Trùng, mặt trâu, mặt gấu heo, mặt cáo, mặt sư tử, mặt: cọp, sói, mèo, bò… mặt thỏ, mặt dê, mặt chim kên kên, mặt chó, mặt Quỷ đói bị khát, mặt La Sát giận dữ, mặt các loài cầm thù ác khiến cho người sợ hãi… Như vậy loại cực ác đáng sợ ở trên một thân có các đầu mặt

Nghiệp Quả của nhóm này sinh vào Địa Ngục đao kiếm bén nhọn, chuyển động thân ấy chịu các khổ, khổ rất đau nhức, khổ mạnh bạo tàn ác, khổ thảm độc, khổ cướp đoạt mạng sống…. chịu các khổ như vậy. Tội ấy chưa xong phải trải qua ở chỗ ấy câu chi na do tha kiếp,đời đời thọ nhận thân đều cũng như vậy. Hoặc bên dưới một cái đầu có trăm ngàn thân phần. Hoặc trên một thân có trăm ngàn ức cái đầu, trong mỗi một cái đầu có trăm ngàn ức cái lưỡi, trong mỗi một cái lưỡi có trăm ngàn lửa mạnh nóng rực bị nhóm bò kéo cái cày sắt cày bừa nát hết cái lưỡi ấy… Như vậy trăm ngàn ức thân, mỗi mỗi đều có trăm ngàn ức Hộ Trùng (sâu bọ) mổ ăn thân ấy, khi khát thì uống máu ấy, khi đói thì ăn thịt ấy, bị khổ đói khát ép bức nên nhổ bứt tim gan ấy mà ăn nuốt… Như vậy chịu quả báo trải qua vô lượng năm, đến vô lượng kiếp, cho đến chẳng thể nói chẳng thể nói ức na do tha kiếp. Qua đó về sau lại sinh làm thân La Sát ở biển (hải la sát). Hoặc thời trải qua số kiếp nhiều như số bụi nhỏ của núi Tu Di, lại sinh trong loài Ngạ Quỷ đói khát, trong ấy lại trải qua ba vạn sáu ngàn kiếp của chư Thiên ở cõi Tịnh Cư (Śūdhāvāsa)

Nếu dùng toán số của Nhân Gian mà luận tức chẳng thể nói chẳng thể nói số kiếp. Từ trong Ngạ Quỷ bỏ thân thì mới sinh làm thân súc sinh: lạc đà, lừa, heo, chó… theo toán số của nhân gian thì trải qua mười ngàn tuổi, vì Chúng hợp với một ngày đêm ở Địa Ngục. Trải qua ở Địa Ngục trăm ngàn ức na do tha tuổi xong thì sinh vào nhà có chủng tính ác ở nhân gian, ở chỗ của loài người bị người ác ghét hủy nhụ… nhà Chiên Đà La (Caṇḍāla), nhà ép dầu, nhà làm tre trúc… chịu khổ cực nghèo túng. Như vậy sinh trong nhóm nhà ấy, đời đī thân thường bị bệnh ác, bụng lớn sưng vù… bị người khinh khi, thân rất thô xấu, rất ư gầy ốm, lại tham ăn, ăn không biết no, chân tay chẳng đủ, các Căn thiếu nhiều, thân thể loang lổ, Tính lại ngu ngốc… Như vậy triển chuyển khó được lìa khỏi.

Này Phật Tử! Chính vì thế cho nên biết việc của người, các chủ kiểm tra xem xét chẳng như Pháp sẽ bị quả báo, quyết định chẳng hư dối, cho nên cần dùng Tâm coi giữ việc ấy.

_Này Phật Tử! Lại có một loại Xuất Gia như vậy: Kiêu mạn láo lếu, Hoặc được người tôn trọng chịu sự sai khiến, hoặc làm thừa sự. Do đấy được tham, lợi dưỡng, danh tiếng mà chẳng cung kính bậc có nghiệp Đức. Lại chẳng vì chỗ của Hòa Thượng chịu làm việc, cũng chẳng hay tu hành Giới Biệt Giải Thoát. Thế nên, thường hay suy nghĩ: làm sao khiến cho ta được danh lợi lớn, như có trăm ngàn vị Trời theo hầu vây quanh. Nếu vào chùa, vào làng, thành, ấp, khu xóm cùng với kinh đô của vua… Nơi các Đồng Trụ (người cùng sống chung với nhau) cũng với Y Chỉ (người nương cậy lẫn nhau) chẳng hay dạy bảo Giới. Lại chẳng vì người nói Giới Luật nhẹ nặng. Đã tự mình chẳng hiểu lại chẳng khiến cho người khác hiểu. Tự mình chẳng điều phục an tịnh ẩn kín thì làm sao khiến cho người khác điều phục an tịnh ẩn kín, thật không có chuyện đó!… Tự mình hoại căn lành lại khiến cho nhóm người Đồng Trụ, Y Chỉ ấy cũng hoại căn lành. Người như vậy, khi mệnh chung tức cùng nhau rơi vào Địa Ngục Quyến Sách một kiếp lưu chuyển chịu khổ. Nhóm Đồng Trụ, Y Chỉ kia sinh vào 16 quyến thuộc Địa Ngục với Thủy La Sát (La Sát dưới nước) thường bị roi vọt, chất đồng ở biển khơi rưới vào miệng

Này Phật Tử! Người ngu si này sẽ sinh vào nơi chốn đấy.

_Này Phật Tử! Nếu có người chẳng thuận, khinh mạn, ứng đối với cha mẹ sẽ sinh trong loài chim yểng, chim sáo.

_Nếu chẳng biết tôn trọng cha mẹ, sư trưởng sẽ sinh trong loài lạc đà có âm tiếng lớn

_Nếu có người khinh mạn hàng Sa Môn, Bà La Môn sẽ sinh trong loài chim công có cái cổ dài

_Nếu có người chẳng kính Gia Trưởng sẽ sing trong loài heo, dê câm ngọng

_Nếu người hành tham uế sắc dục sẽ sinh trong ba nẻo ác, lại sinh làm người có các Căn bị ngắn, thiếu

_Nếu hành giận dữ (Dveṣa) sẽ sinh trong bốn nẻo hoặc cõi Diêm La (Yamadhātu)

_Nếu người hành Si (Moha) cũng lại như vậy, cho đến Đẳng Phần có tội báo như trên sinh không có đoạn tuyệt

_Người sát sinh sẽ đọa vào Địa Ngục, Súc Sinh, Quỷ đói, Diêm Ma La Giới. Nếu sinh trong loài người thì bị hai loại báo ứng: một là đoản mệnh, hai là nhiều bệnh

_Nếu người trộm cắp bị rơi vào ba nẻo ác. Hoặc sinh vào nhân gian chịu hai loại quả báo: một là nghèo túng, hai là dùng chung tiền của chẳng được tự tại.

_Người Tà Dâm cho đến Tà Kiến bị rơi cào nẻo ác với cõi Diêm La (Yamadhātu), khi được thân người đều có hai báo ứng: một là đoản mệnh, hai là nhiều bệnh. Ở tất cả nơi chốn, tất cả thời thường chẳng an ổn. Phật Tử! Nghiệp Báo như vậy nên biết rõ ràng

_Này Phật Tử! Có một loại người trì Chú, chẳng theo Thầy thọ nhận Pháp tam Ma Gia (Samaya), tự làm Pháp Chú tức kẻ ấy hủy báng Như Lai ba đời, liền bị Tỳ Na Dã Ca (Vināyaka) gây tàn hại, các Chú Pháp ấy cũng chẳng thành tựu, bị tội hư vọng.

Này Phật Tử! Chẳng theo Thầy, chẳng hiểu Tam Ma Gia cho nên người trì Chú kia tự chôn vùi mình với người khác, tức là lừa dối tất cả chư Phật ba đời ở mười phương”

_Bấy giờ, Phổ Tư Nghĩa Bồ Tát Ma Ha Tát ở trước mặt Đức Thế Tôn, muốn tuyên lại nghĩa ấy một lần nữa, nên dùng Kệ Tụng là:

“Khéo hiện sắc tướng đủ thành tựu

Trì Chú Vô Úy Đại Tiên Vương

Khéo trừ thói cáu giận đầu tiên

Như trăng phá Ám, con cúi lạy

Chủ trong người Trời, Chúng nương dựa

Sức Kim Cương bền chắc tự tại

Hay phá oán địch, cột phiền não

Thảy đều tồi phục các quân Ma (Māra-sena)

Uẩn Ma, Tử Ma nhóm Tự Tại

Tất cả giáng diệt không có sót

Chứng được Pháp Tứ Trụ (Thiên Trụ, Phạm Trụ, Thánh Trụ, Phật Trụ) Vô Úy

Giải thoát không ngại, gọi là Phật (Buddha)

_Xưa khi, lúc từng làm Thái Tử

Lìa dơ Hóa Sinh thời cảm hiện

Ở chỗ Nhật Quang Vương Như Lai

Thoạt tiên nghe Tam Ma Địa (Samādhi) này

Cuối cùng chẳng bỏ lìa tinh tiến

Vì cầu Tam Muội Vương như đây

Như vậy triển chuyển gặp chư Phật

Số hơn nhóm bụi của Tu Di (Sumeru)

Dùng Diệu Vật, hương, hoa cõi Trời

Cúng dường vô lượng Đại Đạo Sư

Tinh tiến mong cầu, Tâm chẳng lười

Nguyện được chứng vào Tam Ma Địa

_Buông bỏ thân, thịt với tay, chân

Vật dụng ưa thích, địa vị vua

Thường đem cho kẻ nghèo đi xin

Vì cầu Tam Ma (Samaya) Pháp khó được

_Ngàn vạn Tu Di vi trần Phật

Thừa sự, tu đủ Hạnh Bồ Tát (Bodhisatva-caryā)

Chưa từng dấy lên Tâm chán mệt

Thường luôn coi trọng Tinh Tiến (Vīrya) trên

Ở lúc Đông phần (mùa Đông) tu Khổ Hạnh (Duṣkara-caryā)

Kèm trì Cấm Giới, các Luật Nghi (Saṃvara)

_Có vật cúng thí, nếu xâm dụng (chiếm dụng vật công chẳng đúng với pháp, hoặc chiếm dụng vật của người khác)

Hoặc theo ngày giờ với Biệt Tăng (vị Tăng khác)

Sẽ bỏ thân này, nhận thân khác

Một thân ló ra vô lượng đầu

Mỗi một đầu như núi Di Lâu (Meru: núi Tu Di)

Sinh lưỡi dài như móc khóa sen

Trong mỗi một đầu, lưỡi như vậy

Trăm câu chi (Koṭi) cày bừa lưỡi ấy

Số như bụi nhỏ của Di Lâu (Meru)

Đói khát, nóng bức thiêu đốt thân

Lại đều mổ ăn thịt thân ấy

Nghiệp Báo các tội, loại như vậy

Hình voi, hình ngựa với hình heo

Hình sư tử, mèo, gấu, khỉ vượn

Triển chuyển thay đổi ăn thịt ấy

Đây là quả báo nghiệp tội ác

Rắn độc mạnh mẽ dấy sân nộ

Quạ với Huân Hồ, nhóm Dã Can

Chó với chim Thứu (loài kên kên), Câu La La

Cồ Nại Sa cùng chim ác khác

Ăn các chúng sinh nghiệp ác này

Trải qua kiếp thành (Vivarta-kalpa) với kiếp hoại (Saṃvarta-kalpa)

Vô lượng số kiếp của thành hoại

Ăn nuốt các chúng sinh nghiệp ác

Chúng hợp Địa Ngục rất ư ác

Lá kiếm (Địa ngục Kiếm Diệp) mạnh bén với dây đen (Kāla-sūtra: Địa ngục

Hắc thằng)

Lạnh, nóng (Địa ngục Lãnh Nhiệt) xé tan chi tiết (thân phần) ấy

Thiêu nấu mãnh liệt kẻ nghiệp tội

Sợi dây Đại Khiếu (Mahā-raurava: Địa ngục Đại Khiếu) như mũi bén

Với dây Hắc Thằng cũng như thế

Nát thịt thân ấy, mài đè ép

Cưa cắt các lóng xương trên dưới

Thảm thiết ràng cột khổ thiêu nấu

_Người tạo nghiệp ác, Tâm ân trọng

Lửa đói thiêu bức trợ nhau ăn

Chịu Ngục thiêu đốt đủ một kiếp

Lại trong nửa kiếp làm súc sinh

Khi Thành Kiếp (Vivarta-kalpa) thời sinh làm người

Thường sinh nơi nghèo hèn cực ác

Dòng tộc hèn kém, Chiên Đà La (Caṇḍāla)

Chẳng thể sinh vào dòng Quý Thắng

Thân thường loang lổ, nhiều bệnh hủi

Nhận các sắc loại quả báo tội

_Hoặc sinh cõi Dạ Xoa (Yakṣa), Quỷ đói (Preta)

Lại thường sinh vào nhà Chiên Đà (Caṇḍāla)

Mù lòa, chột mắt hoặc câm điếc

Hoặc gù lưng, què do tội cột

Sinh ra chẳng đầy đủ các Căn

Hoặc chân tay nhỏ, hoặc không có

Nói năng điên loạn, Tâm mê hoặc

Quả này đều do Nghiệp đưa đến

_Hoặc sinh ngục Khiếu Hoán (Rauava), Hắc Thằng (Kāla-sūtra)

Hoặc trong một kiếp với nửa kiếp

Sắc loại như vậy, các Khổ Báo

Nghiệp tội duyên sinh nhận Quả này

_Nếu được cho vật, chuyển sai khác

Hoặc cho trong Hạ (mùa hè), chuyển Đông Phần (mùa Đông)

Nương Nghiệp này, sinh trong tám nạn

Trong các nạn ấy rất nghiêm khốc

Sinh trong mười sáu loại quyến thuộc (quyến thuộc của 8 Địa Ngục nhỏ với 8

Địa Ngục lớn)

Các khổ thiêu nấu rất đáng sợ

Mười tám hoặc hai mươi hình loại

Đều do Nghiệp Duyên chịu Báo ác

_Nếu sinh Tâm khinh thường cha mẹ

Chẳng kính Tôn Giả với Lão Túc (Người già cả có đủ Đức)

Sau khi mệnh chung, đọa Súc Sinh

Các nhóm chim bay, loại yểng sáo

Người trượng trung hạ chẳng tôn kính

Sau khi mệnh chung, làm Súc Sinh

Hoặc làm chim công, loài cổ dài

Vì chẳng hiếu dưỡng với cha mẹ

Chẳng kính Quốc Đức, các Tôn Nhân

Sau khi mệnh chung, làm Súc Sinh

Nếu có kẻ khinh thường cha mẹ

Đạo làm heo, lừa ăn chẳng sạch

 

_Nếu các người Trí có Thông Tuệ

Đạt đến bờ kia của sinh tử

Cần phải tôn trọng, kính cha mẹ

Dùng làm ruộng Phước lớn vô thượng

Sinh vào nhà Chính Tín giàu có

 

_Nếu kẻ khinh thường các nghiệp Đức (Guṇa-karma)

Hộ Pháp , chư Thiên sẽ buông lìa

Các Quỷ Thần ác được thuận tiện

Chúng Dạ Xoa đến gây kinh sợ

 

_Nếu có kẻ khinh thường cha mẹ

Đời đời thường ở nhà nghèo túng

Trong tất cả thời bị khinh chê

Lại sinh làm đầy tớ ngu si

_Nếu có kẻ khinh thường cha mẹ

Không chút chọn được sự an vui

Vợ con, bạn thân đều bức não

Không thức ăn uống được no đủ

Cả nước cho ăn, thường chẳng đủ

Sinh làm Quỷ đói, Báo (quả báo) rất ác

_Nếu có kẻ khinh thường cha mẹ

Đều sinh làm La Sát ở biển

Sắc thân như lửa mạnh thiêu đốt

Ngày đêm luôn ăn nước sắt nóng

_Nếu có kẻ khinh thường cha mẹ

Với các bậc Tôn Đức già cả

Thường bị người ghét, lánh xa

Hết thảy Tâm thê thiếp cũng thế

_Như vậy mỗi mỗi loại sắc ác

Nói đến hết kiếp chẳng thể dứt

 

_Nếu chẳng gây lỗi với Tôn Giả

Gọi là người thông Tuệ có Trí

Ba loại tham sân si chẳng sinh

Nghiệp thân miệng ý thường an vui

_Nếu Tâm giận ác giết sinh mạng

Rơi trong bốn nẻo, khổ lâu dài

Trộm cướp, Tà Dâm với nói dối

Nói ác, hai lưỡi (nói lời chia rẽ), nói vô nghĩa (Saṃbhinna-pralāpa: Ỷ ngữ)

Các Nghiệp Quả Tham, giận dữ, si

Chẳng được niềm vui trong thân người

 

_Trong Tâm trong sạch, cho tài bảo

Thường cẩn thận giữ Nghiệp các Giới (Śīla)

Tu tập nhẫn nhục (Kṣānti) không chuyển lùi

Tinh Tiến (Vīrya) chẳng lười, vào thiền Định (Dhyāna)

Tỏ gương Bát Nhã (Prajñā), thường xa lìa

Đây tức sẽ được Tát Bà Nhã (Sarvajñā: Nhất Thiết Trí)

_Trọn chẳng phạm vào Tà Dâm Dục

Thường xa lìa lỗi nơi miệng, ý

Đấy tức sẽ được Đại Đạo Sư

Rồi vì chúng sinh diễn Chính Pháp

_Tâm giận dữ chẳng hề tạm có

Lìa Ma (Māra) trói buộc với Tà Kiến (Mithyā-dṛṣṭi)

Chẳng lâu sẽ làm đèn Thế Gian

Mười Pháp Thiện Minh hóa tất cả

 

_Nếu người trộm cắp với Tà Kiến

Đương lai sinh làm trùng Châm Khẩu (loài trùng có miệng nhỏ như cây kim)

Kẻ Tâm ác, ỷ ngữ (Saṃbhinna-pralāpa: lời nói uế tạp không có nghĩa), hai lưỡi

(Paiśunya: nói lời chia rẽ)

Thường dùng lời nói hoại Chính Pháp

Nếu có tập hành Pháp Ngoại Đạo

Vách cao lao thân, ngồi gai góc

Tà Kiến như vậy, cho tài vật

Sẽ được chút phần Tư Sinh Báo

_Ban cho, tu tập hướng chính đúng

Ắt được Quả Báo lớn không tận

 

_Nếu muốn thành tựu ba Đạo Trường

Đều cần Giáo Thọ, theo Thầy học

Chư Hữu (cái cõi) người chẳng theo Giáo Thọ

Hư vọng làm Pháp, chẳng chân thật

Do chẳng tôn trọng Đạo Sư nên

Chẳng thể hành dụng Mạn Trà La

 

_Nếu muốn Tối Thắng, nương Tối Thắng

Trong Thật Pháp Kinh Đại Phổ Tập

Tam Giới Tối Thắng Quảng Bác Trường

Chủng Tộc Kim Cương, báu Ma Ni

Liên Hoa, voi trắng, các cao quý

Chư Phật ở trong, vận tự tại

Đại Thắng Tự Tại Thù Pháp Bảo

Tối Thượng Nguyệt Man (vòng hoa mặt trăng tối thượng) Kim Cương Kế (bui tóc Kim Cương)

Bảo Man (vòng hoa báu) cùng với Nhật Quang Man (vòng hoa ánh sáng mặt trời)

Với Pháp Chu La Ma Ni Đỉnh

Tất cả đều vào Kim Cương Man (vòng hoa Kim Cương)Thần Chú ủng hộ đều do đây

Thường nên niệm tụng không đoạn tuyệt

Niệm niệm liền hay diệt tội chướng

Ngày đêm ba thời nối tiếp Chú

Quyết định lợi ích, không có nghi

 

_Hoặc tại chỗ cao, bên bờ sông

Các miếu Thần Linh, nơi thắng diệu

Chỗ yên lặng, mả mồ, cỏ dại

Quyết định thường luôn khất thực ăn

Đo đây thành tựu Mạn Trà La

Như Giáo, như thuyết xưng Yếu Đạo (con đường trọng yếu)

Được tương ứng nghĩa chân thật ấy

Ắt sẽ được thành nghĩa lý lớn

Thành tựu ba mươi hai loại công

Đã trì được Pháp Đạo Trường thật

Đây tên Bất Tổn thành Đẳng Yếu

Tức là ba loại Mạn Trà La

Hộ Ma (Homa) hộ cát trăm (100) biến thành

Do đây thành Tối Mạn Trà La

Trọn chẳng có nghi, niệm quyết định

Trong Pháp tối thắng, thường tin sâu

Chớ nên tụng nơi Chất Đa Chú (Citta-mantra: Tâm Chú)

Cũng chẳng kính lễ các Tà Thần

Hoặc chẳng lễ sự Thánh Thần khác

Là làm Tam Đẳng Mạn Trà La (Tam Bình Đẳng Mạn Trà La)

Nếu thường chẳng tổn hại mạng khác

Cũng chẳng phá hoại Tâm người khác

Do đó lìa Chú Mỵ vướng thân

Tức hay thành tựu Mạn Trà La

 

_Nếu y Cổ Dương (con dê đen) ăn thức ác

Tâm ác tổn hoại tụng các Chú

Chú Pháp đã làm, đều chẳng thành

Ấy tức lùi mất thành Chú Pháp

_Có thường hộ chày Kim Cương kia

Chẳng ăn nhóm dầu, mè, hoa, bánh

Người Trí nên làm Tối Thắng Chú

Nghĩa Chú Pháp đấy ứng sẽ thành

 

_Nếu chẳng tán thành Thầy, Giáo Thọ

Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) mau bám dính

Nếu hay theo Thầy, rồi làm Chú

Được các Như Lai quán đỉnh ấy

Chẳng hại người khác, chẳng dính Mỵ

Đây tên Tam Đẳng Mạn Trà La

 

_Người Trí nhún Tâm, nói Lý Thú

Nơi loại tôn ty, Tâm bình đẳng

Ở các Thế Gian chân thành tựu

Đã được Chú chân thật bình đẳng

 

_Ở trong nhiều người nói hư vọng

Đông Tây Nam Bắc đi chẳng lợi

Sự nghiệp đã làm chẳng xứng Tâm

Ấy chẳng nên nói Chú thành tựu

Người mỏng Phước dấy lên lầm lỗi

Tỳ Na Dạ Ca gây tổn hại

 

_Nếu hay vẽ tranh, Chú Pháp thành

Đốt hương, thắp đèn sáng… như Pháp

Chú Pháp thành tựu Phẩm Loại đấy

Từ (Maitra), có Bi (Kāruṇa), người chân thật

Triệu thỉnh các Chú Vương (Mantra-rāja) mười phương

Nói rõ, quyết định thật lợi ích

Dùng các vật cúng, Thể Tính thật

Các người trì Chú tu huân tập

Các Chú Giả ấy có Thông Tuệ

Ấy ứng thành tựu Mạn Trà La

Tam Thập Tam Thiên, nơi cát tường

Ngang đồng ba loại Tam Ma Gia (Samaya)

 

_Ta ứng Phẩm Loại Chú Pháp thành

Sức Phước Đức ấy chẳng thể nói

Nếu người tạo làm điều thứ nhất

Lý Thú Mạn Trà La đã nói

Như Tịnh Tín ấy làm Pháp thành

Ba loại Tam Ma Gia tương ứng

Dùng Minh Chú hoại nơi ba cõi

Nơi Tam Giới Chú đều thành tựu

Siệng năng dụng công gia thêm Hạnh

Chú Pháp đã làm đều được thành

 

_Hình chày Kim Cương, vẽ tương tự

Với hình hoa sen, tướng tốt đẹp Nên ở Lộ Địa Mạn Trà La

Tô vẽ Giới Đạo dùng châu báu

Người Trí hoặc như Pháp thành tựu

Đấy gọi Thật Chân rộng lợi ích

 

_Vẽ Đàn chẳng vẽ chày Kim Cương

Chẳng vẽ hình Phật với Phật Tử

Trì Chú Chế Tra (Ceṭa: nô bộc nam) với Chế Trưng (Ceṭī: nô bộc nữ)

Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) với Sứ Giả (Ceṭaka)

Đỗ Tra (Dūta:Thị Giả nam) Đỗ Để (Dūtī: Thị Giả nữ) Khẩn Già La (Kiṃkara:

tôi tớ)

Nên ngay trước Tượng đều vẽ thành

Tùy phần sức ấy cung kính, tin

Phụng hiến các Đạo Sư ở đấy

Thượng Vị đem cho nhóm Chế Tra (Ceṭa)

Với Tỳ Dã Ca (Vināyaka) khiến vui vẻ

Các Trì Chú Tiên nên bày cúng

Thành tựu như Pháp trước tượng Phật

_Đều khắp ở trong Mạn Trà (Maṇḍala) ấy

Vẽ ở trước Phật, như Pháp làm

An trí Đạo Trường, các cửa nẻo

Nên vẽ tượng Tỳ Na Dã Ca

Nên vẽ Thần Thủ Hộ Địa Phương Lại vẽ Trì Chú Tiên các núi

Chắp tay đều trụ trước mặt Phật

Chú Thần như vậy: hai mươi tám (28)

Mỗi một phương diện đều vẽ bảy (7)

Hình Nhật Nguyệt Thiên, hình Chú Thần Thủ hộ người trì, khiến thành tựu

Mặt Đông vẽ làm Nhân Đà La (Indra)

Mặt Nam vẽ làm Ô Thi La (Uśīra)

Mặt Tây vẽ làm Nhật Một Sơn (?núi có mặt trời lặn)

Mặt Bắc vẽ làm nơi Hương Sơn (Gandha-madāna)

Các núi vẽ làm Chú Tiên ngồi

Chắp tay hướng ngồi trước tượng Phật

Cột khóa cổ Tỳ Na Dạ Ca

Trụ ngay trước Trì Chú Đại Tiên

Sứ Giả ràng tay, cầm dây sắt

Nơi Chú Pháp làm tướng nhiễu loạn

Khẩn Na La (Kiṃnara) có ba mươi hai (32) Mỗi một phương diện đều có tám (8) Trong Đàn thanh tịnh, vẽ làm hình.

_Nếu người thành tựu Pháp Phật Đàn

Ngàn đèn, hoa Trời làm trang nghiêm

Ngàn bình nước thơm, vật cúng tạp

Kèn, đàn Cầm Sắt với Không Hầu (Vīṇā)

Khèn, Địch, Tiêu, Trống các âm nhạc

Sáo dài, Phương Hưởng (một loại khánh), các nhạc khí

Thứ các Thiên Thần có ưa thích

Ở trước tượng Phật, đến gõ đánh

Lại giăng mọi loại các lưới võng

Mọi loại Giới Đạo (lối đi giới hạn), các diệu sắc

Mọi loại bình báu… cúng như mây

Hay thành Pháp Mạn Trà (Maṇḍala, hay Maṇḍa: Đàn) thắng diệu

 

_Nếu bị Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) bám

Người ấy, rốt chẳng thành Thắng Pháp

Mau chóng hoại mất sức các Chú

Siêng hành, dùng sức cũng chẳng thành

Chẳng hành các Định, lìa tu tập

Chẳng ứng Thắng Đàn được thành tựu

Người ngu si đó làm Pháp này

Cuối cùng chẳng thành lợi thượng thắng

 

_Nếu hay y Giáo (Śāstra) làm Đàn Pháp

Đã hay đầy đủ mười hai năm

Chuyên tụng trì Chú, chẳng Nghiệp khác

Ở bờ cao hiểm với Tịnh Xứ

Dùng sức của Chú hay diệt tội

 

_Nếu muốn tụng Chú với Đàn Xứ

Thường dùng nhóm gạo tẻ, sữa, lạc (váng sữa đặc)

Ngày đêm đều dùng ba thời tụng

Khi tụng, hết sức, đủ biến số

Ngày tám, mười lăm với mãn tháng

Tu hành tập làm Mạn Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường)

Ắt sẽ liền được Thắng Thành Tựu

 

_Nếu có người suy nghĩ, phân biệt

Thành tựu Kinh Lý Thú tối thắng

Đào đất một trượng (10/3 m), lấy đất sạch

Bôi trát Tịnh Địa làm Đàn Pháp

Tắm gội sạch sẽ, mặc áo sạch

Như Pháp chí Tâm, cột niệm tụng

Hoặc ba, bốn khuỷu (khuỷu tay) bốn chín khuỷu

Lấy đất sạch tốt làm Tịnh Đàn

Nên thỉnh Kinh Đại Thừa Diệu Thắng

Làm Pháp hay được nhiêu ích lớn”

 

ĐẠI THỪA KIM CƯƠNG KẾ CHÂU BỒ TÁT TU HÀNH PHẦN

_Hết_

11/04/2015