ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN NGHĨA SỚ
Chùa Tịnh ảnh, Sa-môn Tuệ Viễn soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

(Phần 1)

GIẢI THÍCH CÁCH 2:

Chia làm bốn môn:

  1. Ấn định chướng tướng
  2. Giải thích tên chướng
  3. Nói chỗ dứt trừ
  4. Đối chướng nói về giải thoát

1. Ấn định tướng:

Định tướng của chướng làm sao biết được? Năm trụ tánh kết là phiền não chướng, vô tri trong sự là trí chướng?

Như Niết-bàn nói dứt trừ tất cả tham sân si… được tâm giải thoát tất cả sở tri không chướng ngại nên được Tuệ giải thoát. Tham sân si… tức là năm trụ tánh kiết phiền não, tất cả sở tri được vô ngại là nên biết tức là trừ sự vô tri.

Lại nữa, như Địa Kinh nói Phật vô ngại là Tuệ giải thoát, nên biết tức là trừ sự vô tri; xa lìa si nhiễm là tâm giải thoát nên biết tức là năm trụ tánh kiết là phiền não chướng.

Lại nữa, Tạp Tâm nói, Như Lai dứt trừ hai thứ vô tri:

1. Dứt nhiễm ô2. Dứt bất nhiễm ô.

Nhiễm ô vô tri tức là năm trụ tánh kiết phiền não, bất nhiễm ô vô tri tức là tâm vô minh trong sự. Y cứ theo đây để xem xét những điều này sẽ biết: Năm trụ tánh kiết kia là phiền não chướng, vô tri trong sự là trí chướng.

2. Giải thích tên chướng:

Năm trụ tánh kiết làm sinh khởi sinh tử biến dịch và phần đoạn, làm não loạn và nhọc hành giả, nên gọi là phiền não chướng.

Ngu mê trong sự làm chướng ngại hạt giống Như Lai hiểu biết rõ ràng, cho nên nói đây là trí chướng.

3. Nói rõ về pháp dứt trừ:

Có ba chỗ khác nhau:

  1. Đối nhau phân biệt thế gian, xuất thế gian
  2. Đối nhau phân biệt công dụng, vô công dụng
  3. Đối nhau phân biệt nhân quả

1. Đối nhau phân biệt thế gian, xuất thế gian:

Chia làm hai:

2. Ẩn hiển lẫn nhau:

Địa tiền dứt trừ năm trụ tánh kiết vì kia xả tướng để thú hướng thuận theo chân như. Sơ địa trở lên dứt trừ Trí chướng vì Địa thượng kia khế hợp pháp giới, rõ biết các pháp vô chướng ngại, nên Địa Kinh nói trong Sơ địa tất cả văn tụng chú thuật thế gian không thể cùng tận.

3. Hình tướng hơn kém:

Bồ-tát Địa tiền chỉ dứt phiền não, Sơ địa trở lên trí hạnh rộng lớn nên dứt cả hai chướng.

4. Đối nhau phân biệt công dụng và vô công dụng, có hai nghĩa:

1- Ẩn hiển lẫn nhau:

Thất địa trở lên chỉ dứt phiền não, Bát địa trở lên dứt trừ trí chướng. Như trong Bát địa thanh tịnh cõi nước Phật, dứt trừ vô tri trong tất cả sắc. Trong Thất địa, rõ biết hạnh sơ tâm dứt trừ tất cả tâm hạnh vô tri. Trong Thập địa đối với pháp được tự tại thù thắng, dứt vô tri trong tất cả pháp. Đây là đều là dứt sự vô tri.

2- Tướng trạng hơn kém:

GIẢI THÍCH CÁCH 3:

Thất địa lại chỉ dứt phiền não, Bát địa trở lên dứt cả hai chướng.

5. Đối nhau phân biệt nhân quả: Có hai nghĩa:

1. Ẩn hiển lẫn nhau

Kim Cang lại chỉ dứt phiền não chướng. Trong Như Lai địa chủng trí hiện khởi rõ biết tất cả các pháp khác nhau, dứt trừ trí chướng. Vì sự vô tri khó dứt trừ, đến quả vị Phật mới hết.

2. Tướng trạng hơn kém

Kim Cang lại chỉ dứt phiền não, quả Đức Như Lai dứt cả hai chướng.

6. Đối chướng phân biệt về giải thoát:

Dứt phiền não chướng được tâm giải thoát, dứt trừ trí chướng được tuệ giải thoát.

Nói tâm giải thoát, có hai loại:

Hạnh thế gian tâm của Phật, Bồ-tát Đệ nhất nghĩa tâm của Phật, Bồ-tát.

Vì dứt tứ trụ, thế đế tâm giải thoát; vì dứt vô minh chân đế tâm giải thoát.

Nói tuệ giải thoát là các Nhất thiết chủng quán chiếu thế gian biết được giải thoát.

Chia làm bốn:

  1. Ấn định tướng chướng
  2. Giải thích tên chướng
  3. Nói về pháp phải dứt bỏ
  4. Đối chướng nói về chỗ giải thoát

1. Ấn định tướng chướng:

Ấn định tướng của chướng là làm sao biết năm trụ tánh kiết và sự vô tri là phiền não chướng, Trí phân biệt là trí chướng? Theo kinh Thắng Man nói năm trụ và khởi đồng gọi là phiền não nên biết rõ năm trụ và sự vô tri là phiền não chướng.

Trí phân biệt là trí chướng là như luận Thật Tánh nói có bốn thứ chướng không được Thường Lạc Ngã Tịnh của Như Lai:

Duyên tướng, nghĩa là vô minh địa; do chướng này nên không được chân tịnh rốt ráo của Như Lai.

Nhân tướng, nghĩa là nghiệp vô lậu; do chướng này nên không được chân ngã.

Sinh tướng, là thân Ý sinh; do chướng này nên không được chân lạc.

Hoại tướng, nghĩa là sinh tử biến dịch; do chướng này nên không được chân thường.

Luận kia đã nói nghiệp chướng vô lậu không được chân ngã, cho nên biết chắc chắn trí Phân biệt duyên là trí chướng.

Lại nữa theo Địa Kinh ở địa thứ sáu nói trí chướng tịnh nhân sự, nghĩa là Không Tam-muội bất phân biệt, vì bất phân biệt là trí chướng tịnh nên biết rõ tức là trí dụng phân biệt, là trí chướng.

Lại nữa, kinh Lăng Già nói “Vọng tưởng phân biệt tuệ, nếu dứt trừ thì được Niết-bàn của Phật”. Diệt phân biệt tuệ mới gọi là Niết-bàn, nên biết rõ vọng tuệ bị diệt là chướng.

Lại nữa, Long Thọ nói như giác quán kia, nhìn xuống là thiện, nhìn về độ Nhị thiền thì là tội lỗi, cho đến Phi tưởng nhìn xuống là thiện, nhìn về đạo xuất thế tức là tội lỗi.

Duyên trí cũng thế, nhìn về thế gian là thiện, nhìn về thật tánh kia cũng là tội lỗi. Đã nói tội lỗi thì làm sao không chướng ngại.

2. Giải thích tên gọi:

Thể năm trụ tánh kiết và sự vô tri là pháp ngu mê, lao nhọc nên gọi là phiền não, Duyên trí chướng ngại chân như nên gọi là trí chướng.

Hỏi: Trí này năng hiển bày chân nên trong kinh nói là liễu nhân, vì sao nay nói là trí chướng?

Đáp: Có nhiều nghĩa, trở ngại chân như nên gọi là chướng, như thuốc trị bệnh nếu không bỏ thuốc, thuốc lại thành họa. Ở đây cũng như thế!

Thế nào là trở ngại chân như?

Theo kinh Duy-ma thì vắng lặng là Bồ-đề vì diệt các tướng trí này là tướng cho nên là chướng. Chẳng quán là Bồ-đề vì lìa các duyên, trí này là duyên cho nên là chướng. Chẳng hành là Bồ-đề vì không nhớ nghĩ, trí này là nhớ nghĩ cho nên là chướng. Dứt là Bồ-đề vì dứt trừ các kiến chấp, trí này là kiến chấp cho nên là chướng. Lìa Bồ-đề vì lìa vọng tưởng, biết là vọng tưởng cho nên là chướng. Chướng là Bồ-đề vì chướng các nguyện, trí này là nguyện cho nên là chướng. Bồ-đề thật sáng suốt, trí này tánh mờ tối cho nên là chướng; như lạc thọ của thế gian tánh là hành khổ, các lỗi như thế không thể nêu hết, đều trái với chân đức nên gọi là chướng.

3. Phân biệt pháp phải dứt bỏ: Chia làm hai:

  1. Đối nhau phân biệt Địa tiền Địa thượng
  2. Theo Địa thượng đối nhau phân biệt thế gian, xuất thế gian

1. Đối nhau phân biệt Địa tiền và Địa thượng:

Chia làm hai:

2. Ẩn hiển mà nói lẫn nhau:

Giải hạng rồi trở xuống vì tăng tướng tu nên dứt phiền não chướng, Sơ địa trở lên vì xả tướng tu nên dứt trừ trí chướng.

Vì sao tăng tướng dứt được phiền não? Phiền não chính vì ngu ám mê lầm thành ra tai họa, từ lúc đầu đến nay tu tập hiểu biết duyên trí càng thêm, ngu ám mê lầm bớt dần, đến khi được Giải hạnh hiểu biết tăng thượng hoặc chướng hết sạch, gọi đó là dứt.

Thế nào là xả tướng dứt trừ trí chướng? Trí chướng chính là do phân biệt thành lỗi. Sơ địa trở lên chứng cùng tột chí chân thật của chính mình, duyên tu xả dần, lỗi phân biệt diệt gọi là dứt trí chướng.

1. Hình tướng hơn kém:

Bồ-tát Địa tiền chỉ dứt phiền não, Sơ địa trở lên đối trị sâu rộng dứt cả hai chướng. Nếu nói về sự dứt trừ hiểu biết sự thức thì Địa tiền cũng được, nhưng chẳng nói làm gì.

2. Theo Địa thượng phân biệt tương đối xuất thế gian:

Sơ địa, Nhị địa, Tam địa gọi là thế gian, Tứ địa trở lên gọi là xuất thế gian, trong đó cũng phân biệt hai môn:

1. Ẩn hiển mà nói lẫn nhau:

Tam địa thì lại tu dứt phiền não chướng thế gian, Tứ địa trở lên chân tuệ dứt trừ trí chướng xuất thế.

Thế nào là thế gian dứt phiền não chướng? Như Địa luận nói Sơ địa dứt trừ chướng Ngã tướng của phàm phu. Phàm phu ngã chướng tức là Kiến nhất xứ trụ địa. Trong Nhị địa dứt trừ sẽ phá được Hoặc phiền não. Phá hoặc phiền não tức là ba thứ trụ địa: Dục ái, Sắc ái, Hữu ái. Ở Tam địa dứt trừ ám tướng, các pháp vọng chướng Văn tư tu…. Ám tướng tức là Vô minh trụ địa cho nên biết địa vị thế gian chỉ dứt phiền não chướng.

Thế nào là Xuất thế dứt được trí chướng?

Trí chướng có ba loại:

Trí chướng là tâm có không

Thể chướng là kiến lập thể thần trí

Tướng trạng thế nào? Nghĩa là duyên trí kia chánh quán các pháp chẳng phải có chẳng phải không, xả bỏ ngăn ngại của phân biệt có không ở trước. Tuy xả bỏ ngăn ngại phân biệt có không mà vẫn thấy mình là năng quán, Như là sở quán. Thấy mình là năng quán thì Tâm và Như khác nhau, Như là sở quán thì Như và Tâm khác nhau. Do thấy tâm mình khác với Như nên chưa thể xả hết ngăn ngại của thần trí, nói là Thể chướng.

Trị tưởng, nói chung hai loại trên đều là trị tưởng, nhưng trong môn trị này rốt ráo hơn nên gọi là trị tưởng. Trị tưởng này cũng là duyên trí đối trị phá chướng ngại của thần trí ở trước, chân thật tâm hợp như.

Tuy lại hợp Như mà luận, Thể kia cũng là pháp sinh diệt của bảy thức, chướng ngại việc chân chứng tuệ vô sinh diệt nên gọi là chướng.

Phân biệt chướng như thế, thế nào là trị đoạn?

Bắt đầu từ Tứ địa cho đến Thất địa dứt trừ trí chướng, vào Bát địa dứt Thể chướng, Bát địa trở lên đến Như Lai địa dứt trừ trị tưởng.

Thế nào là dứt trí chướng? Địa thứ bốn, năm, sáu quán Không phá Có, xả bỏ trí phân biệt chấp Có nên trong Địa kinh có nói rộng, Tứ địa quán sát các pháp bất sinh bất diệt, xả bỏ chướng ngã mạn phân biệt hiểu pháp. Trong địa thứ năm quán sát Phật pháp ba đời bình đẳng, lìa bỏ tâm ngã mạn phân biệt thân tịnh, Địa thứ sáu quán pháp bình đẳng lìa bỏ tâm ngã mạn phân biệt nhiễm tịnh. Các địa này đều là tâm quán Không, phá chấp Có.

Ở Địa thứ bảy quán các pháp Như, xả tâm phân biệt chấp Không, lìa như thế … gọi là dứt trí chướng.

Thế nào là Bát địa dứt trừ thể chướng?

Trong bảy địa trước tuy quán pháp Như vẫn thấy tâm mình cho là năng quán, như là sở quán. Vì thấy như thế nên Tâm và Như khác nhau, không thể nhậm vận Bất động nhập vào Địa thứ tám, phá các chướng ngại này, quán sát ngoài Như vốn không có tâm, ngoài tâm không có Như. Vì ngoài Như không có tâm nên chẳng có tâm khác như, ngoài tâm chẳng có Như nên không có Như khác Tâm. Vì chẳng có tâm khác Như nên không thấy năng tri, chẳng có Như khác Tâm nên không thấy sở tri. Năng sở không còn, đồng là một tướng, bèn xả công dụng phân biệt của ý. Vì xả công dụng nên Tâm hành và Như bình đẳng. Bất động rộng lớn gọi là vào Bát địa, khi thành tựu đức này gọi là dứt thể chướng.

Thế nào là vào Bát địa cho đến Như Lai địa dứt trừ trị tưởng? Trước địa thứ tám, tuy dứt trừ thể chướng mà trị tưởng vẫn còn, nên Bát địa nói Địa thứ tám này tuy không có tướng chướng mà chẳng phải không có trị tưởng. Nhưng trị tưởng này Bát địa trở lên dứt trừ dần dần cho đến Phật mới hết.

Kia làm sao đoạn? Nghĩa là vì dứt phân biệt nên tướng chân như hiện tiền, biết pháp chỉ là chân, xưa nay không có vọng. Do cái thấy chân thật này, vì không có năng lực của vọng nên khiến cho vọng được yên; trước không sinh sau, sau không khởi trước, ngay đây được diệt tận.

2. Hình tướng hơn kém:

Sơ địa, Nhị địa, Tam địa đối trị ít và yếu nên chỉ dứt phiền não. Tứ địa trở lên đối trị sâu rộng nên hai chướng đều dứt. Nếu nói chung, bắt đầu từ Sơ địa cho đến Phật địa nên biết niệm niệm dứt khắp hai chướng. Duyên trí sáng dần dứt phiền não chướng, chân pháp hiện dần dứt trừ trí chướng.

Trị đoạn như thế.

4. Đối chướng nói về giải thoát:

Theo chương này, dứt trừ phiền não thì hai thứ giải thoát cùng sinh, dứt trừ trí chướng thì hai thứ giải thoát cùng hiển. Tướng trạng thế nào?

Ban đầu khi tu đối trị dứt phiền não, cách đối trị sẽ nương chân mà khởi, chân như bị nương thường theo vọng mà chuyển, nên dùng vọng tu để huân phát chân tâm khiến trong chân kia sinh ra hai đức giải thoát. Chân đức tuy sinh, mà duyên trí hòa hợp với thức thứ bảy, bị kia che khuất nên chân đức không hiển hiện. Dứt trừ trí ấy chân đức mới hiện. Đó cũng như đóng dấu, con dấu hòa hợp với bùn khiến trên bùn kia chữ và hình theo đó sinh khởi. Chữ trên bùn tuy sinh mà bị con dấu che khuất nên không hiển hiện được, bỏ con dấu đi, chữ kia mới hiện. Kia cũng như thế, ý nghĩa hai chướng khó so sánh cùng tột, vả lại theo đại ý của Đại Cương Lược Thọ thì trong luận này, nói về hai chướng, đây là lần giải thích thứ hai.

Giải thích cách ba

Ngũ trụ cùng nhìn về Tứ trụ và khởi đều là phiền não chướng, vô minh và khởi đều là trí chướng nên theo Địa trì thì vô minh là vọng, đồng là trí chướng.

Trong vô minh tùy nghĩa nói thêm, chỗ khởi hằng sa lại là phiền não. Vô minh trụ địa riêng là trí chướng cho nên trong luận này chỉ cho vô minh trụ địa là trí chướng, hằng sa tâm nhiễm là phiền não chướng.

Hỏi: Trong Sự thức kia chấp tánh vô minh là thuộc về địa nào?

Trong vọng thức có ái kiến là thuộc về địa nào?

Đáp: Không nhất định, lược có hai nghĩa:

Ẩn hiển mà nói lẫn nhau

Chấp tánh vô minh trong Sự thức kia là gốc theo ngọn, từ căn bản cho đến chi mạt về sau đều xếp vào Tứ trụ, chỗ có ái kiến trong vọng thức kia là ngọn theo gốc nên xếp vào vô minh.

Theo nghĩa mà nói chung

Trong vọng thức tất cả kiến chấp đều thuộc về Tứ trụ, trong sự thức tất cả vô minh cũng thuộc về vô minh. Giải thích theo văn Chia làm hai:

  1. Phân biệt chướng
  2. Giải thích nghĩa tướng kia.

Từ “Nghĩa này thế nào” trở xuống.

1. Phân biệt chướng:

Ý nghĩa tâm nhiễm là từ “Nghiệp thức” cho đến “Tục thức” là nói về tâm nhiễm. Làm chướng trí căn bản chân như là hằng sa hoặc nghiêng về nghĩa mệt nhọc (não loạn), chướng trí vắng lặng chân như. Ý nghĩa vô minh là căn bản vô minh địa. Chướng trí tự nhiên nghiệp thế gian. Vô minh là nghĩa mê ám kia nên chướng Phật chủng trí hiểu biết chân chánh. Nghiệp tự nhiên là nghiệp tạo tác không thể nghĩ bàn. Pháp sở chướng là chứng giáo nhị đạo, hai quả pháp (thân) và báo (thân). 2. Giải thích Chia làm hai:

  1. Phiền não
  2. Trí chướng

1. Phiền não chướng:

Nghĩa này thế nào là đặt câu hỏi phát khởi. Vì nương tâm nhiễm là nghiệp thức, là thức thứ nhất trong vô minh chi mạt, nên gọi là nương. Nói năng kiến năng hiện vọng chấp cảnh giới là chuyển thức, hiện thức, trí thức; lược bớt không nói thức tương tục cũng được vì đây là thể của sáu thức nên không nói. Trái với tánh bình đẳng là vì tâm nhiễm là tâm phân biệt chân tâm vắng lặng nên trái ngược nhau. Lý do trái ngược nhau đoạn sau sẽ nói. Vì tất cả pháp thường hằng vắng lặng không khởi tướng đây nêu lý lược bỏ, không có tướng hoặc nhưng ở đây tự hiểu. Bất giác vô minh khởi vọng là giải thích chướng trái với pháp. Vô minh si ám mê lầm, chủng trí thì sáng suốt chân thật, cho nên trái nhau.

Tiếp theo là giải thích lý do.

Vì không thể biết được tất cả các cảnh giới thế gian là nêu lên nguồn gốc chướng ngại các cõi, nên nói hai chướng.

5. Nói về nghĩa xả tướng diệt: Chia làm hai:

  1. Nói thẳng xả diệt
  2. Hỏi đáp hiển bày thêm.Từ “Hỏi ” trở xuống.

1. Nói thẳng xả diệt: Chia làm ba:

  1. Nêu thể hoặc
  2. Nói theo người.

Từ “Lại nữa thô trong thô” trở xuống. 3. Nói về xả tướng diệt Từ “Hai loại này” trở xuống.

1. Nêu thể hoặc:

Lại nữa tướng sinh diệt có hai loại là nêu lên tổng quát số lượng kia. Tương ưng với tâm là hai thức sau và sáu thức. Bất tương ưng với tâm là bốn trụ căn bản.

2. Nói theo người:

Thô trong thô là cảnh giới phàm phu là sáu thức. Tế trong thô là hai thức trí thức và Tương tục thức. Thô trong tế là tâm nhiễm; hằng sa chi mạt nên gọi là thô. Cảnh giới Bồ-tát là Chủng tánh trở lên cho đến Kim cang tâm. Tế trong tế của cảnh giới Phật là thức vô minh căn bản.

6. Xả diệt tướng: Chia làm hai:

G1. Lý do khởi

G2. Lý do diệt

Từ “Nếu nhân diệt” trở xuống.

1. Lý do khởi:

Hai thứ sinh diệt nương vô minh huân tập mà có là vì gốc các hoặc, lấy ngọn nói gốc. Y nhân nghĩa là nương Bất giác tức là vô minh. Duyên theo cảnh giới sáu trần, đầy đủ nhân duyên này thì sinh diệt được dựng lập.

2. Nói về tướng diệt:

Nếu nhân diệt thì duyên diệt là cảnh giới không tự có, do tâm mà thành nên trong phần đầu có nói ba cõi luống dối chỉ do một tâm tạo, tâm năng thành diệt thì cảnh sở thành cũng diệt. Vì nhân diệt tâm bất tương ưng diệt là nói mất gốc nên hết ngọn, là nghiệp chuyển hiện thức. Vì duyên diệt tâm tương ưng diệt vì cảnh giới mất nên tâm mất theo cảnh. Ở đây nói vì tâm Bất tương ưng kia vọng nên cảnh giới cũng vọng, vì cảnh giới vọng tâm tương ưng cũng vọng.

7. Phân biệt hiển bày lần nữa:

Trong đây trước hỏi sau đáp, ý nghĩa câu hỏi là:

Nếu tâm diệt, thì làm sao tương tục? Tương ưng, Bất tương ưng đều diệt, thì chúng sinh sẽ không có tâm làm sao có tương tục?

Nếu tương tục thì vì sao nói diệt? Vọng tâm thường tương tục làm sao chúng sinh diệt vọng thành chân được?

Đây là nhắm ngay vọng tâm gạn hỏi tới lui để cật vấn.

Câu đáp có ba phần:

– Pháp thuyết

– Nêu dụ

– Hợp dụ

– Pháp thuyết:

Diệt chỉ là tướng tâm diệt là vọng thức. Chẳng phải tâm thể diệt đây là chân thức. Vọng thức hết thì hoàn toàn không trở ngại chân thức vẫn có. Chân thức thường hằng có nên chúng sinh chẳng phải đoạn diệt, vì vọng thức cuối cùng sẽ diệt nên chúng sinh thành chân.

– Nêu dụ:

Gió là dụ cho vô minh, nước dụ cho chân thức, động dụ cho vọng thức. Nếu nước diệt thì gió dừng hẳn vì không có chỗ nương. Đây là đặt ví dụ giả thiết, chẳng phải không có nước, nhưng vì muốn nói lên nghĩa nương cho nên nói như thế. Vì sao mà biết? Vì lập thí dụ, chẳng phải thật. Đoạn sau giải thích vì nước không diệt, tướng gió nối tiếp; chỉ có gió diệt nên tướng động cũng diệt theo, chẳng phải nước diệt, cho nên biết đây là lập ví dụ.

  • Hợp dụ:

Vô minh hợp với dụ như gió ở trên. Nương tâm thể là hợp với dụ “nương nước” ở trên.

Mà có động là hợp với dụ “có tướng động” ở trên. Nếu tâm thể diệt hợp với ví dụ giả thiết. Vì thể chẳng diệt nên tâm được nối tiếp là bác bỏ giả thiết, hợp với dụ vì nước không diệt nên tướng gió nối tiếp. Chỉ có si diệt nên tâm cũng diệt theo là hợp với dụ “chỉ có gió diệt nên tướng động diệt theo”. Chẳng phải tâm trí diệt là hợp với dụ chẳng phải nước diệt ở trên.

TIẾT B3. Nghĩa chân vọng:

Huân tập Chia làm ba:

  1. Nêu lên pháp thể huân
  2. Giải thích sơ lược nghĩa huânTừ “Nghĩa huân tập là” trở xuống.
  3. Trình bày rộng tướng huân

Từ “Thế nào là huân tập khởi nhiễm” trở xuống.

1. Nêu lên pháp thể huân:

Lại nữa có bốn thứ huân tập là nêu số lượng chung. Pháp nhiễm pháp tịnh sinh khởi không dứt là công năng của huân tập. Pháp tịnh là thức thứ tám. Nhân nhiễm là thức vô minh. Vọng tâm là trong thức thứ bảy bắt đầu từ Nghiệp thức cho đến Tương tục thức gọi chung là Nghiệp thức. Cảnh vọng là tất cả cảnh giới luống dối từ tâm vọng tưởng sinh khởi. Bốn loại này là pháp thể huân, bốn loại này cũng là Như Thị Như Thật trong luận Địa Trì, phàm ngu không biết khởi tám vọng mà sinh ba việc. Chân Như huân tập cũng là Như thị như thật kia.

Vô minh huân tập phàm ngu kia cũng không biết, Vọng tâm huân tập cũng là tám vọng tưởng kia. Vọng cảnh huân, cũng là chỗ sinh của Sự luống dối đầu tiên trong ba việc kia.

Hỏi: Vì sao Sự thức và Sự căn trần không nói là huân tập?

Đáp: Trong mục này vì chưa bàn về ngọn ngành huân tập sinh khởi nên không nói.

2. Giải thích sơ lược nghĩa huân:

Chia làm ba:

  1. Nêu tên
  2. Thí dụ
  3. Hợp dụ

Từ “Đây cũng như thế” trở xuống.

1. Nêu tên:

Nghĩa huân tập là nêu tên.

2. Thí dụ:

Quần áo thế gian là ví dụ thể tánh của pháp nhiễm là tịnh. Thật không có mùi thơm là dụ cho hành dụng. Nếu có người dùng hương xông ướp sẽ có mùi thơm là dụ cho hành giả tùy duyên huân tập nên có công dụng nhiễm và tịnh.

3. Hợp dụ:

Ở đây cũng như thế, trong chân vốn không có nhiễm do vọng huân nên có nhiễm, trong vọng vốn không có tịnh do chân huân khiến cho có tịnh. Cho nên trong vọng kia có được phương tiện đối trị khởi hạnh. Ý nghĩa giải thích như thế.

3. Hiển bày rộng về tướng huân: Chia làm hai:

  1. Nói về huân tập khởi nhiễm
  2. Nói về huân tập khởi tịnh

Từ “Thế nào là huân tập khởi pháp tịnh” trở xuống.

1. Nói về huân tập khởi nhiễm:

Chia làm hai:

  1. Theo bốn loại trước nói về thứ lớp huân tập tướng sinh
  2. Nói riêng chỗ khởi huân tập khác nhau.

Từ “Vọng cảnh huân tập này” trở xuống.

1. Y theo bốn loại trước nói thứ lớp huân tập tướng sinh:

Thế nào là khởi pháp nhiễm không dứt là nêu tên. Vì y pháp thứ nhất là chân như khiến có pháp thứ hai là vô minh nhân nhiễm, vì có vô minh tức có pháp thứ ba là vọng tâm, vì có vọng tâm nên có cảnh giới vọng thứ tư. Vì có cảnh giới duyên nên tức là huân tập vọng tâm khiến kia đắm nhiễm, tạo nghiệp chịu khổ. “Niệm” là ái, “Trước” là dính 666 mắc, nghĩa là kiến chấp.

2. Nói riêng về chỗ khởi huân tập khác nhau:

Từ ngọn phăng tìm gốc, lần lượt nói rõ. Pháp thể năng huân có bốn nên sở huân cũng có bốn, mà nghĩa diệt trong chánh văn không có chỗ khởi chân như huân tập. Vọng cảnh huân tập này có hai loại là nêu tên. Cảnh huân tập này khởi Sự thức. Niệm là ái, thủ là kiến, tức là mười kiết sử. Khởi tâm huân tập là phần thứ hai, nghiệp thức là thức thứ bảy, huân tập sinh khởi quả vọng thức nghĩa là chịu khổ biến dịch nhỏ nhiệm của Bồ-tát Nhị thừa, tức là “chánh quả”. Thêm lớn thức phân biệt sự là sáu thức duyên “do quả”. Nghiệp hệ khổ quả của phàm phu là khổ thô phần đoạn. Trong vô minh huân khởi vọng thức là quả gần, khởi sự thức là quả xa.

Chân như huân tập cũng có hai thứ:

Khởi vô minh

Khởi vọng tâm

Vì chân như kia vô phân biệt, khởi vô minh, vì tánh giác biết sinh khởi vọng tâm.

Chân như huân tập không có trong phần giải thích, nhưng suy luận có thể biết trong chương môn có đầy đủ nghĩa này.

2. Huân tập khởi tịnh: Chia làm hai:

  1. Chân vọng huân nhau khởi tịnh
  2. Chỉ có chân huân tập khởi tịnh.

Từ “Nghĩa chân như huân tập” trở xuống.

1. Chân vọng huân tập lẫn nhau khởi tịnh:

Chia làm hai:

  1. Nói chung về huân vọng
  2. Nói riêng về vọng huân khởi tịnh.Từ “Vọng tâm huân tập” trở xuống.

1. Nói chung về huân vọng: Có hai cách giải thích

Pháp sư Tuệ Viễn giải thích:

Thế nào là khởi pháp tịnh không dứt là đoạn văn này nói có sự chấp trước.

Ưa cầu Niết-bàn.

Từ “Vì có pháp chân như” trở xuống.

Để nhiếp lại phần chân như huân tập ở trên, sau đó mới giải thích câu “Thế nào là khởi pháp tịnh”.

Khởi tịnh.

Từ “Vì vọng tâm này” trở xuống.

– Khởi tịnh:

Chia làm hai:

2a. Vọng huân chân

2b. Chân huân vọng 2a. Vọng huân chân Chia làm hai: a1. Năng huân a2. Sở huân

Từ “Vọng tâm huân” trở xuống.

Ở đây có hai cách giải thích khác nhau tùy quan niệm nhưng không tổn hại nhau.

Cách giải thích thứ hai:

Thế nào là huân tập khởi tịnh là nêu tên. a. Chánh nói về chân huân vọng Từ “Cái gọi là” trở xuống.

Vì có chân như vô minh làm cho khởi tịnh, chán sinh tử cầu Niếtbàn, đó là chân huân vọng.

b. Nói về vọng huân chân

Vì có vọng tâm chán lìa sinh tử cầu Niết-bàn, cho nên huân tập tâm chân như, tự tin tự tánh của mình chỉ là chân như, ngoài trí không có pháp, thấy chỉ do vọng tâm điên đảo nên biết không có cảnh ngoài, cho nên tu tập các thứ phương tiện lìa niệm khởi chân. Tuy có tu mà không chấp không niệm, nhờ năng lực tu lâu ngày vô minh sẽ dứt, vì vô minh dứt nên vọng tâm chẳng sinh, vọng tâm chẳng sinh nên cảnh vọng cũng diệt theo, vì cảnh giới vọng diệt nên tâm tướng đều bặt hết, gọi là Niết-bàn. Vì đã được Niết-bàn, nghiệp dụng không thể nghĩ bàn tự nhiên thành tựu đầy khắp pháp giới.

Nhân duyên đều diệt Nhân là tâm, Duyên là cảnh. Niết-bàn là Pháp thân Phật thanh tịnh. Nghiệp không thể nghĩ bàn là Phương tiện của Báo thân Phật.

2. Nói riêng về vọng huân khởi tịnh:

Vọng tâm huân là thức thứ sáu và thức thứ bảy.

Thức Phân biệt Sự là Phàm phu Nhị thừa chán khổ sinh tử thú hướng về Niết-bàn. Đây là phương tiện tu hành huân phát chân như trong thức thứ sáu.

Ý huân tập là các Bồ-tát thấy pháp luống dối không tham chấp, biết pháp chân như vắng lặng an ổn nên phát tâm mạnh mẽ hướng về đại Niết-bàn. Đây là phương tiện tu hành huân phát chân như trong thức thứ bảy. Kia nói thức thứ bảy là chỉ cho Ý, chẳng phải ý thức trong thức thứ sáu.

2. Chỉ có chân huân vọng: Chia làm hai:

1. Hiển bày nghĩa huân vọng 2. Biểu hiện Lý thể bình đẳng.

Từ “Lại nữa chân như tự thể tướng là” trở xuống Hỏi: Chỗ hiển bày và sự biểu hiện khác nhau thế nào?

Đáp: Chỗ hiển bày nghĩa là trong lý chân như này tùy duyên tu tập sẽ hiển bày. Chuyển lý thành hạnh, do Duyên chiếu biết, dứt hoặc được hiển bày, nên gọi là “chỗ bày”.

Cái gọi là biểu hiện là lý thể chân như bình đẳng một vị, bặt lời lìa tướng, nhưng lý chẳng tự hiển bày, nương pháp để biểu hiện nên gọi “chỗ hiển”. Pháp không tự thành, nhờ lý huân chân pháp mới thành cho nên trong lý này có hai nghĩa nơi đây sẽ phân biệt.

1. Hiển bày ý nghĩa huân vọng: Chia làm hai:

  1. Nói về chân huân vọng
  2. Theo chỗ tu nói về nghĩa chân vọng dứt và không dứt.

Từ “Lại nữa pháp nhiễm” trở xuống.

1. Nói về chân huân vọng: Chia làm hai:

  1. Pháp năng huân
  2. Người sở huân

Từ “Thể dụng huân tập này” trở xuống.

1. Pháp năng huân: Chia làm ba:

  1. Nêu chung
  2. Nêu các chương môn
  3. Giải thích hai chươngTừ “Tự thể huân là” trở xuống.

2. Nêu chung:

Chân như huân tập có hai nghĩa là nêu tên.

1. Nêu các chương môn

Từ “Thế nào” trở xuống, gồm có thể và dụng.

2. Giải thích hai chương

Từ “Tự thể tướng huân tập là” trở xuống.

– Chia làm hai:

  1. Giải thích thể huân tập
  2. Giải thích dụng huân tập

– Từ “Dụng huân tập là” trở xuống.

1. Giải thích thể huân tập

– Chia làm hai:

  1. Nêu lên thể ấy
  2. Hỏi đáp giải thích thêm

1. Nêu lên thể ấy:

Pháp vô lậu là bản thể của Pháp thân, tánh của Pháp thân Phật.

Tánh tác nghiệp không thể nghĩ bàn là tánh của Báo thân Phật. Vì có năng lực huân tập của hai tánh này nên làm cho sinh khởi sự hiểu biết hư vọng về dứt Hoặc, rồi sau đó chuyển lý thành hạnh. Địa tiền gọi là tánh chủng và tập chủng, Địa thượng gọi là chứng đạo và giáo đạo, quả Phật gọi là Pháp thân và Báo thân Phật, nói theo pháp luống dối thì gọi là Tánh tịnh phương tiện Niết-bàn.

2. Hỏi đáp hiển bày thêm.

Chia làm hai:

  1. Hỏi
  2. Đáp
  3. Hỏi

Ý nghĩa câu hỏi là nếu chân huân tập vọng, khởi lên hạnh lành thì tất cả chúng sinh đều có chân như tại sao không huân tập đồng nhau phát tâm khởi tu hạnh lành để nhập Niết-bàn, mà các chúng sinh vì sao lại có lòng tin và không có lòng tin hơn kém nhau, trước sau vô lượng sai khác như thế?

  1. Đáp:

Chia làm hai:

  1. Nói nguồn gốc của chân vọng.Đáp thẳng câu hỏi trên.
  2. Nói về duyên tu đối trị là lời đáp xa.

– Từ “Lại nữa, các Phật pháp có nhân duyên” trở xuống. 1. Nói nguồn gốc của chân vọng – Chia làm ba:

  1. Nói về chân
  2. Cội gốc của vọng.

– Từ “Mà có” trở xuống.

3. Kết luận khó biết.

Từ “Chỉ có Như Lai” trở xuống.

1. Nói về chân:

Chân như vốn có một nghĩa là trong các chúng sinh Lý chân như là một xưa nay không hai, nên khi thành Phật là do Lý thành (Phật) vì vậy chỉ có một Phật, không có hai Phật. Vì sao lại gọi là chư Phật? Đây là y cứ theo nơi chốn mà nói như thế, chẳng phải đối với Lý có nhiều Phật, đây là nguồn gốc của chân như.

2. Cội gốc của vọng:

Nhưng nếu như thế thì vì sao chúng sinh lại sai khác nhau? Vì có vô lượng vô minh thành tựu xưa nay, đó là gốc.

Các phiền não trên nhiều hơn cát sông Hằng là vô minh chi mạt. Ngã kiến, ngã ái là chỗ khởi của bốn trụ. Các Hoặc này đều nương theo vô minh. Vô minh huân tập chân như như thế, chân như tùy duyên mà sai khác không giống nhau. Ví như hư không vốn là một mà tùy theo chỗ chứa lại có lớn nhỏ khác nhau, nếu phá chỗ chứa, thì hư không sẽ không có tướng lớn nhỏ. Ở đây cũng như thế, tùy theo duyên nhiễm mà căn cơ có mau chậm khác nhau, nếu lìa duyên nhiễm thì bình đẳng một vị, không có thượng, hạ hơn kém nhau.

Hỏi: Nếu chân như ban đầu giống nhau vì sao sinh khởi nhiễm dày mỏng khác nhau?

Đáp: Vô thỉ vô minh… cùng một phẩm loại không có thô tế, trí thức về sau đắm nhiễm chẳng đồng vì tâm suy nghĩ khác nhau, thức tương tục về sau sinh khởi thành có cạn sâu nên quả báo hơn kém cao thấp không giống nhau, lợi độn sai khác. Nhưng nghĩa này phàm phu chẳng thể biết được.

3. Kết luận về sự khó biết:

Vì chỉ có Như Lai mới biết nên Đại Kinh nói Bồ-tát Thập trụ thấy chỗ kết thúc không thấy chỗ bắt đầu, Phật mới thấy chỗ bắt đầu và kết thúc một cách rõ ràng cùng tột.

2. Tùy đối trị: Chia làm ba:

  1. Pháp thuyết
  2. Nêu ví dụ

Từ “Như trong cây” trở xuống.

  1. Hợp dụ

Từ “Chúng sinh cũng như vậy” trở xuống

1. Pháp thuyết:

Có nhân có duyên Nhân là nội tâm, Duyên là duyên bên ngoài.

Ý nghĩa ví dụ là trong cây tuy có lửa mà không thể tự đốt, chúng sinh tuy có tánh chân như mà không thể huân một mình, tự thành Niếtbàn, hợp dụ sẽ hiểu.

Chỉ dạy giáo hóa được lợi ích vui mừng là ba lần chuyển pháp luân bốn đế. Thị là thị chuyển, Giáo là khuyến chuyển, Lợi Hỷ là chứng chuyển. Thị chuyển là chỉ dạy Khổ đế, chỉ dạy Tập đế, chỉ dạy Diệt đế, chỉ dạy Đạo đế. Khuyến chuyển là khuyến khích nên biết Khổ, nên dứt Tập, nên tu Đạo, nên chứng Diệt. Chứng chuyển là Khổ ta đã biết, Tập ta đã dứt, Đạo ta đã tu, Diệt ta đã chứng. Cũng có thể hiểu là chỉ bày cho các khổ phải biết rõ, dạy cho nguyên nhân của khổ nên dứt, lợi ích của đạo nên tu, chỗ vắng lặng an vui nên chứng. Vì bốn đế này là chân lý nhập đạo, nên dùng bốn đế hướng về đạo Niết-bàn.

2. Chương giải thích dụng: Chia làm ba:

1. Nêu số lượng chung 2. Nêu ra hai chương môn. Từ “Thế nào” trở xuống. 3. Giải thích hai chương môn

3. Nêu số lượng chung:

Dụng huân tập là nêu tên. Tức là năng lực duyên bên ngoài của chúng sinh là Phật và Bồ-tát chứng Như khởi dụng, nhiếp hóa chúng sinh, khiến tu pháp lành.

4. Nêu ra chương môn:

Duyên khác nhau ở đây là sự giáo hóa của Ứng thân. Duyên bình đẳng thuộc về chân thân.

5. Chương giải thích: Chia làm hai:

1. Giải thích duyên khác nhau 2. Giải thích duyên bình đẳng

Từ “duyên bình đẳng là” trở xuống.

1. Chương giải thích thứ nhất: – Chia làm ba:

  1. Giải thích khác nhau
  2. Nói theo thời gian xa và gần.

Từ “Duyên này có hai” trở xuống.

  1. Nói theo lợi ích

Từ “Hai duyên xa và gần này” trở xuống.

2. Giải thích khác nhau:

Hạnh thêm lớn là được lợi ích khi tu hành. Duyên thọ đạo là được lợi ích khi đắc đạo.

3. Giải thích duyên bình đẳng:

Chư Phật Bồ-tát phát nguyện lớn đã lâu thệ độ tất cả, do năng lực huân tập gốc lành này nên tự nhiên thường theo tất cả chúng sinh, tùy vào sự thấy nghe của chúng sinh mà thị hiện, nghĩa là thị hiện Pháp thân bình đẳng của Như Lai. Do Trí lực đồng thể là quán chiếu khổ đau kia, khiến các chúng sinh nương vào năng lực Tam-muội mà bình đẳng thấy Phật. Ở đây thuộc về chân thân, năng huân cũng như thế.

2. Người sở huân: Chia làm hai:

1. Nêu tên và số lượng

Nghĩa là Thể dụng huân tập này phân biệt có hai loại.

2. Kể tên, tức giải thích.

Chưa tương ưng là phàm phu, Nhị thừa, Bồ-tát Địa tiền.

2a. Thể chưa tương ưng.

2b. Dụng chưa tương ưng.

Từ “Chưa được tự nhiên” trở xuống.

Ý thức là thức thứ bảy và thức thứ sáu. Trong vọng thức tâm này tín thuận tu hành mà chưa lìa bỏ được niệm phân biệt để tương ưng với Thể thật. Tu hành chưa được nghiệp tự tại là chưa được hạnh tự tại vô công dụng.

Hỏi: Bồ-tát Địa tiền năm đời tự tại, vì sao chưa được nghiệp tự tại?

Đáp: Ẩn tế theo thô cho nên ở đây mới nói.

Đã tương ưng là từ Pháp thân xuất thế của Bồ-tát Sơ địa trở lên, khiến xả bỏ vọng tâm, trừ diệt vô minh khế chứng chân như, tương ưng với Pháp thân Phật Như Lai không có phân biệt. Chỉ nương Pháp thân tu hành tự nhiên thú hướng biển trí tuệ của Phật.

2. Chân vọng dứt hết và không hết:

Từ “Lại nữa, pháp nhiễm này” trở xuống.

Chia làm hai:

  1. Lập chánh đạo lý
  2. Giải thích lý do.

Từ “Nghĩa này thế nào” trở xuống.

1. Lập chánh đạo lý:

Lại nữa, pháp nhiễm là nêu pháp, từ vô thỉ đến nay huân tập không dứt cho đến khi vừa thành Phật, sau đó mới dứt sạch. Tịnh pháp từ ban đầu đến rốt sau, vẫn thường có không dứt mất.

2. Giải thích lý do:

Chân Như thường huân nên tâm vọng, cảnh vọng sẽ diệt, chuyển lý thành hạnh thì Pháp thân hiển hiện.

Khởi dụng huân là tương ưng với dụng.

Từ trước đến đây là phần E1. Nói về chân vọng huân tập lẫn nhau, trong đây có phần H2. Nói Chân vọng hết và không hết, chẳng nói tóm lược.

2. Chỗ tiêu biểu lý thể bình đẳng kia:

Từ “Lại nữa, tự thể tướng chân như là” trở xuống.

Chia làm hai:

  1. Nói về pháp tiêu biểu
  2. Phương pháp tu xả bỏ để thú hướng về.

Từ “Lại nữa, hiển thị” trở xuống.

1. Nói về pháp tiêu biểu: Chia làm hai:

  1. Thể tiêu biểu
  2. Nói về sở thuyết kia, nghĩa là hành phápTừ “Lại nữa, dụng chân như” trở xuống.

1. Thể tiêu biểu: Chia làm ba:

  1. Ba nghĩa lược nêu
  2. Giải thích tóm tắt trước sau.Từ “Hỏi rằng” trở xuống.
  3. Giải thích phần lập nghĩa trước.

Từ “Lại do nghĩa nào” trở xuống. 1. Nghĩa lược nêu, Chia làm ba:

  1. Nêu chung
  2. Giải thích riêng.

Từ “Cái gọi là” trở xuống.

  1. Phần kết.

Từ “Đầy đủ như thế” trở xuống.

1. Nêu chung. Chia làm hai:

1. Nêu tên

Lại nữa, tự thể tướng chân như là chân như tức Thể, gọi đó là tướng.

N2. Giải thích Chia làm ba:

  1. Nói lý không nghiêng lệch
  2. Nói lý thể là thường

Từ “Chẳng phải mé trước sinh” trở xuống.

  1. Lý pháp đầy đủ.

Từ “Từ xưa đến nay” trở xuống.

1. Nói lý không nghiêng lệch:

Tất cả phàm phu, Nhị thừa, Bồ-tát, chư Phật là nêu người. Không có thêm bớt là Lý Thể. Nếu nói về nghĩa tu hành thì phàm thánh rất khác nhau, nhân quả sai biệt, nhưng Lý thể thì đồng một vị giống nhau, Lý thể trong phàm phu, Nhị thừa không bớt, Lý thể trong Bồ-tát Phật cũng không thêm.

2. Nói về thường hằng:

Chẳng phải trước sinh là nói trước kia, xưa nay không có tướng sinh. Chẳng phải sau diệt là nói không hề hoại diệt. Hành đức gọi là sinh, không diệt gọi là bất diệt, nói cách khác là chẳng sinh chẳng diệt, trong lặng thường hằng. Rốt ráo thường hằng là sự thường hằng trên hết.

3. Lý pháp đầy đủ:

Lý này chẳng phải thành lập riêng, từ xưa đến nay Lý tự đầy đủ tất cả công đức.

2. Giải thích riêng:

Có sáu câu:

Cái gọi là tự thể vì có nghĩa đại trí tuệ sáng suốt đây là một câu.

Trong lý chân thật này có đủ tất cả tánh công đức của Tam-muội, trí tuệ, thần thông, giải thoát, đà-la-ni… cũng như trong vọng có đầy đủ tất cả tánh của tám mươi bốn ngàn phiền não, tuy sau chẳng hiện hành mà thật có.

Nói tánh trí tuệ trong Lý kia, để làm nghĩa trí tuệ sáng suốt, cho nên kinh Hoa Nghiêm nói trong tâm nhiều như vi trần của tất cả chúng sinh có trí Như Lai, Trí Vô sư, trí vô tướng vô ngại, trí rộng lớn,…

Hỏi: Nếu thế vì sao phẩm Bồ-tát trong Đại Kinh nói: “Nếu nói trong thân chúng sinh có đủ mười Lực, bốn Vô úy… thì chẳng phải đệ tử ta, đó là đại tà kiến”; đoạn sau lại nói “Vì chúng sinh có tánh đang thấy”. hai kinh trái nhau làm sao hiểu?

Đáp: Các văn kinh này đều nói về hạnh đức. Nếu theo hành đức mà nói hiện có mười Lực, bốn Vô úy đó là đại tà kiến, nhưng chẳng phải không có Lý thể.

Lại nói quả tánh vì đang được, nên gọi là đang thấy, cho nên kinh này nói như của báu của cô gái nghèo, như của báu trong tối, vốn tự có sẵn, chẳng phải nay mới có. Luận này nói Lý, các văn kinh này chẳng phải một, cho nên chẳng trái nhau.

Nghĩa chiếu khắp pháp giới. Hai câu này là tâm đồng một thể tánh với pháp, duyên xen lẫn nhau, nhưng nghĩa chia ra Tâm và Pháp.

Tâm là năng chiếu, Pháp là sở chiếu.

Hỏi: Tự thể chiếu này vì sao gọi là chiếu?

Đáp: Như trong vọng tâm có đủ tất cả các pháp luống dối, trong chân tâm này cũng có đủ tất cả pháp. Vì đồng thể nên dùng tâm nhiếp pháp, không ngoài một pháp; dùng pháp nhiếp tâm thì tâm đầy đủ pháp giới vi trần… Tâm tùy theo pháp kia thành các thứ công đức, vì tâm pháp giới xưa nay thanh tịnh vốn không ám không chướng gọi là nghĩa chiếu tất cả pháp giới.

Vì nghĩa chân thật giác biết. Ba câu này che đậy tâm chân thật giác biết. Có người giải thích rằng chân thức chẳng phải là thức chỉ là Lý Không, có nghĩa làm Thể cho thức nên gọi là Thức. Đây là lời sai lầm không nên thọ trì. Chính tâm chân thật giác biết gọi đó là thức, sao lại nói một bề chấp là Không? Từ đó có thể nói Thể Chân Thức có nghĩa Bát Không, chẳng nói nghĩa Không cho đó là thức, cho nên là Duy Thức luận nói đối với ngoại đạo phàm phu kia chấp trước Ngã, Ngã sở cho nên tất cả pháp sắc… là cảnh giới Không, chẳng lìa lời nói.

Tất cả đều không lìa cảnh giới nói năng là chỗ sở hành của Phật Như Lai chỉ có chân thức, chẳng có thức nào khác. Lấy đâu làm tiêu chuẩn để xem xét thì biết rõ, chẳng cho Không là chân thức. Trong kinh này là vì phân biệt chân tướng không có luống dối là chân thật, Linh sáng của thần tri gọi là thức tri.

Vì có nghĩa tự tánh tâm thanh tịnh đây là câu thứ tư. Xưa nay không chướng ngại gọi là tự tánh tâm thanh tịnh, vì lý thể tôn quý ở chỗ vô cấu nên gọi là thanh tịnh.

Nghĩa Thường Lạc Ngã Tịnh là lý đức của câu thứ năm, tuy chúng đối đãi với sinh tử nhưng chủ yếu không ngoài bốn câu này.

Vì có nghĩa mát mẻ bất biến tự tại đây là câu thứ sáu. Vì thể vô nhiễm gọi là thanh tịnh, vì là chỗ sinh diệt không dời đổi nên gọi là “bất biến tự tại”.

3. Phần kết:

Chia làm hai:

  1. Kết về đức hạnh
  2. Kết về tên gọi

Đầy đủ không thể nghĩ bàn Phật pháp nhiều hơn số cát sông Hằng như thế là kết luận trước về Đức. Không thể khen ngợi riêng nên nêu chung. Chẳng lìa bốn câu đã nêu trên cũng là Tịnh, Ngã, Lạc, Thường. Từ đó trở xuống là phần kết thúc về tên gọi.

Bao gồm chứa nhóm gọi là Tàng, các pháp chứa nhóm gọi là Pháp thân. Nếu nói riêng thì khi ẩn mới gọi là tàng, lúc hiện là Pháp thân.

2. Hiển bày lần nữa:

Trước hỏi sau đáp. Ý nghĩa câu hỏi ở trên đã nói chân như dứt bặt lời vì sao trong đây lại nói đầy đủ các thứ công đức, trên dưới nói trái nhau.

Đáp có hai phần:

  1. Chánh đáp
  2. Giải thích lý do

Từ “Nghĩa này” trở xuống.

1. Chánh đáp:

Tuy có các công đức mà không có tướng khác nghĩa là đoạn này không trái với đoạn trên, tuy có mà không có tướng Có, nên chẳng ngại đối với Không; tuy Không mà chẳng có tướng Không, nên chẳng ngại với Có. Thường Có thường Không nên nói đồng một vị nghĩa là các công đức này đều đồng một vị. Nghĩa này thế nào? Chỉ là một chân như.

2. Giải thích lý do: Chia làm ba:

  1. Chánh giải thích
  2. Chuyển thích
  3. Kết

3. Chánh giải thích:

Vì sao một vị là hiển bày nghĩa câu trên.

Nghĩa này thế nào trở xuống là vì vô phân biệt, không có kia đây nên không có phân biệt, nên gọi là một vị.

Cho nên không có phân biệt là hiển bày nghĩa câu trên.

4. Chuyển giải thích:

Vì lìa tướng phân biệt, xa lìa tướng phân biệt của thức thứ sáu và thứ bảy nên gọi là Lìa.

2. Kết:

Ở đây không có hai là nói về Có và Không ấy chẳng có hai Thể.

3. Giải thích riêng: Chia làm hai:

  1. Phân biệt sơ lược lý do
  2. Giải thích riêng nghĩa trênTừ “Nghĩa này thế nào” trở xuống.

1. Phân biệt sơ lược lý do:

Lại do nghĩa thế nào mà nói là sai biệt là nói về tên gọi. Vì nương tướng nghiệp thức sinh diệt chỉ bày là nếu Vô không có đối đãi, mà vì đối vọng thức phân biệt nên được nói là khác nhau.

2. Giải thích riêng nghĩa trên:

Chia làm hai:

1. Giải thích rộng sáu câu trong phần giải thích riêng ở trên 2. Tổng kết đoạn trên

Từ “Cho đến” trở xuống.

1. Giải thích rộng sáu câu trong phần Giải Thích Riêng ở trên:

Chia làm hai:

  1. Giải thích riêng hai câu đầu
  2. Giải thích chung bốn câu sau

2. Giải thích riêng hai câu đầu:

Vì tất cả Pháp đoạn trên đã nói các pháp nhiều như cát sông Hằng. Xưa nay chỉ là tâm, thật không có niệm nghĩa là chỉ có chân không có vọng. Mà có vọng tâm nghĩa là vô minh, vì có vô minh nên sinh khởi những phần sau. Bất giác khởi niệm là nghiệp thức. Thấy các cảnh giới là chuyển thức. Nên nói vô minh là kết luận về tên gọi. Các Hoặc này nương vào lý mà sinh khởi, lại mê chân lý nên tâm tánh không khởi.

Không khởi nghĩa là chẳng phải tri, trái lại là vô tri nên gọi là “không khởi”. Tâm mê lầm phân biệt là sinh, dùng phân biệt chấp lấy chân, chân vẫn không phân biệt nên gọi là không khởi. Thần tri vẫn còn nên nói “tức là nghĩa Đại trí tuệ sáng suốt”. Đây là giải thích câu đầu.

Nếu tâm khởi thấy là ắt tâm phân biệt, phải có tướng chẳng thấy, đây là vì phân biệt nên có tướng, vì có thiên về chấp có, phải có tướng chẳng thấy; nên biết hữu tri là tướng, gọi là vọng tâm. Tâm tánh lìa thấy tức tri mà không có tướng tri, chẳng duyên mà chiếu, tức là nghĩa “chiếu khắp pháp giới”. Thần tri mầu nhiệm nên đều chiếu, nhưng chẳng duyên nên rỗng sáng không dính mắc. Do không có ngăn ngại nên gọi là “chiếu 68 khắp pháp giới”.

  1. Giải thích chung:

Nếu tâm có động đây là ba tướng sở huân.

Bốn câu trên đây đều giải thích ngược.

Chẳng phải chân thức tri là giải thích ngược lại nghĩa chân thật thức tri ở trên. Không có tự tánh là giải thích ngược lại tự tánh thanh tịnh tâm ở trên. Chẳng phải thường… là giải thích ngược lại thường lạc ngã tịnh ở trên. Nóng bức suy biến chẳng tự tại là giải thích ngược lại nghĩa thanh tịnh bất biến tự tại ở trên. Vì ba tướng không dời đổi cho nên đầy đủ bốn câu.

2. Giải thích phần kết về đức ở trên:

Từ “Cho đến” trở xuống.

Chia làm hai:

1. Giải thích phần kết về đức hạnh 2. Giải thích phần kết về tên gọi

1. Giải thích phần kết về đức: Chia làm hai:

1. Giải thích phản nghĩa

Nghĩa là có đầy đủ nghĩa vọng nhiễm nhiều hơn cát sông Hằng.

2. Giải thích xuôi:

Vì đối lại nghĩa này nên tâm tánh không động sẽ thị hiện tướng công đức thanh tịnh nhiều hơn cát sông Hằng.

2. Giải thích phần kết về tên gọi: Chia làm hai:

1. Trình bày chỗ sai:

Nếu tâm có khởi cũng chỉ thấy pháp trước mặt để niệm là có chỗ thiếu (không thấy được).

2. Trình bày chỗ đúng:

Pháp tịnh có vô lượng công đức như thế, tức là một tâm không có hai, lại không có cái niệm cho nên đầy đủ, gọi là Pháp thân, Như Lai tạng.

2. Nói về sở thuyết kia:

Từ “Lại nữa chân như dụng là” trở xuống.

Sở thuyết là hạnh đức, đức chẳng tự hiển bày, nương lời nói được hiển, do tu hành mà được thành tựu.

Chia làm hai:

  1. Nói về hạnh đức kia
  2. Thấy nghe được lợi ích khác nhau

Từ “Dụng này có” trở xuống…

1. Nói về hạnh đức kia: Chia làm bốn:

  1. Hạnh giáo hóa lúc tu nhân
  2. Dùng nhân tu để răn đức

Từ “Ở đây do nghĩa nào” trở xuống…

3. Quán chân đế

Từ “Lại cũng” trở xuống…

4. Quán tục đế

Từ “Chỉ theo” trở xuống…

1. Hạnh giáo hóa lúc tu Nhân:

Lại nữa, dụng chân như là nêu tên.

Chia làm hai:

1. Phần giải thích

Từ “Nghĩa là” trở xuống…

Phát tâm Từ bi rộng lớn là gồm bốn thứ… (Bốn Vô lượng tâm), tu các Ba-la-mật là sáu Độ. Nhiếp hóa chúng sinh là bốn Nhiếp pháp, lập thệ nguyện rộng lớn là bốn thệ nguyện rộng lớn.

Bốn câu này nói về thể tánh các hạnh giáo hóa chúng sinh.

1. Nói về thời tiết:

Độ hết chúng sinh không giới hạn số kiếp, tột mé vị lai.

Vì xem chúng sinh như thân mình là nói về tâm bình đẳng kia, trong đó có hạnh bình đẳng, chẳng phải tu hạnh Không, mà không chấp chúng sinh đây là trừ chấp. Nếu chấp trước tướng chúng sinh thì không độ được chúng sinh, đây là tu hạnh Không.

2. Nói về đức hạnh: Chia làm hai:

  1. Duyên chiếu
  2. Chân chiếu

1. Duyên chiếu:

Nghĩa này thế nào là đặt câu hỏi phát khởi, nghĩa là biết như thật đây là duyên chiếu. Trí tuệ khế lý gọi là biết đúng như thật, tất cả chúng sinh bình đẳng với thân chân như của chính mình vì thể chẳng khác. Ở đây nói về trí thể, kế đến sẽ nói về trí dụng.

Vì có trí đại phương tiện như thế cho nên trừ diệt vô minh, thấy Pháp thân sẵn có của chính mình.

2. Chân chiếu:

Tự nhiên mà có nghiệp không thể nghĩ bàn là Báo thân. Các thứ diệu dụng là Ứng thân. Đây là dụng của hạnh. Tức cùng chân như trùm khắp tất cả chỗ là vì hạnh tức lý.

1. Quán chân đế: Chia làm hai:

2. Giải thích căn bản:

Lại không có tướng của dụng để được vì không thể có dụng khác thể.

3. Giải thích:

Vì sao không thể được? Chư Phật chỉ là Pháp thân, Trí thân. nghĩa chân thật bậc nhất, đây là chân quán. Như mười thân tương tác trong Hoa Nghiêm. Theo chân mà nhìn thì không có dụng nào khác, là quán sinh tử.

4. Quán tục đế:

Chỉ tùy theo thấy nghe của chúng sinh mà được lợi ích nên nói là dụng.

Dụng này có hai thứ.

2. Được lợi ích khác nhau Chia làm hai:

  1. Người năng kiến
  2. Thân sở kiến

Từ “Lại nữa, phàm phu có thể thấy” trở xuống.

1. Người năng kiến:

Dụng này có hai thứ đây là nêu sơ lược.

2. Thức phân biệt sự:

Thức phân biệt sự là thức thứ sáu.

Vì không biết do chuyển thức hiện nên thấy từ bên ngoài đến là các sắc có thể thấy đều nương chuyển thức mà khởi. Đây là cội nguồn sinh khởi, vì không biết từ tâm mình hiện ra nên chấp là từ bên ngoài đến

  1. Nghiệp thức:

Nghiệp thức là thức thứ bảy. Sơ phát ý là Bồ-tát Địa tiền. Chỗ trụ nương vào quả báo của thân tức thế giới Hoa tạng. Thường hay trụ trì không hoại không mất đây là quả báo tịnh độ, nên kinh Hoa Nghiêm nói Pháp giới bất khả hoại Liên hoa tạng thế giới hải.

2. Thân sở kiến: Chia làm hai:

  1. Sự thấy biết của phàm phu.
  2. Sự thấy biết của Bồ-tát.Từ “Lại nữa” trở xuống.

1. Sự thấy biết của Phàm phu:

Nói chẳng phải tướng thọ vui là trong giáo lý Tiểu thừa nói Phật vô thường, chỉ nhờ tu hành nên trí tuệ thêm lớn thôi, cho nên có đủ khổ, vô thường vì thế chẳng phải thọ vui.

2. Sự thấy biết của Bồ-tát:

Chia làm hai:

  1. Trình bày
  2. Hỏi đáp

1. Trình bày:

Tịnh tâm là Sơ địa.

2. Hỏi đáp Chia làm ba:

1. Đáp

2. Giải thích

Từ “Cái gọi là” trở xuống…

3. Tổng kết sự cao quý

Từ “Đây chẳng phải tâm thức” trở xuống…

Nói Pháp thân này, vì là sắc thể là có người giải thích Pháp thân không có sắc, ứng thân mới có sắc. Ở đây không có nghĩa như thế, như trong chánh văn trình bày.

Trong kinh Thắng Man nói: Sắc Như Lai vô lượng Trí tuệ cũng như vậy.

Kinh Ương-quật-ma-la nói Pháp thân Cù-đàm, sắc vi diệu thường trong lặng. Lại nữa ý nghĩa suy từ phần giữ năm giới, mười giới có quả báo người, trời thì vì sao có đủ muôn hạnh lành lại chiêu cảm quả báo không có sắc không có cõi nước ư? Trong khi phần trên nói chỗ trụ nương vào quả báo các thứ trang nghiêm.

2. Phương pháp tu xả: Chia làm ba:

1. Pháp thuyết

2. Thí dụ

Từ “Như người” trở xuống

3. Hợp dụ

Từ “Chúng sinh cũng như vậy” trở xuống

Lại nữa, hiển bày từ môn sinh diệt vào môn chân như này là nêu sơ lược. Từ cạn vào sâu, từ nghĩa vô thường đi vào nghĩa vô ngã, khoảng giữa từ cửa vô ngã vào cửa chân như tám không, thật ra chỉ là chân thật nhưng vì tướng che đậy nên chẳng hiểu chẳng biết. Trừ khi phá được tướng này liền biết chân như, hãy hiểu đại ý như thế.

Pages: 1 2 3 4