ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN
Bồ-tát Mã Minh tạo luận
Tam tạng pháp sư Chân Đế dịch
Cao Hữu Đính dịch ra Việt văn

 

Chương 5
Đối Trị Tà Chấp

 Đối trị tà chấp, là tất cả tà chấp đều nương vào Ngã Kiến. Nếu xa lìa được Ngã thời không có tà chấpNgã kiến có hai loại. Hai loại ấy là gì?

Một là Nhân Ngã Kiến.

Hai là Pháp Ngã Kiến.

1. Nhân Ngã Kiến:

Nhân Ngã Kiến, là nương vào phàm phu mà nói có năm loại. Năm loại ấy là gì?

Một là nghe kinh nói Pháp thân Như Lai rốt ráo vắng lặng, giống như hư không, rồi vì không biết nói như thế là nhắm để phá chấp, liền cho rằng hư không là tánh của Như Lai.

Làm thế nào để đối trị?

Cần nói cho họ rõ rằng tướng hư không là cái hư vọng, thể của nó rỗng không, nó là cái không thật, chỉ vì đối đãi với sắc mà thành có. Nó có cái tướng có thể thấy được, khiến Tâm sanh diệt. Mặt khác, tất cả những cái Sắc, bản lai là tâm, ngoài Tâm không có Sắc thật. Nếu không có Sắc thời không có tướng của hư không. Tức như kinh nói: Tất cả cảnh giới chỉ do Tâm vọng khởi mà có. Nếu Tâm xa lìa vọng động, thời mọi cảnh giới đều diệt, chỉ có một Chân Tâm duy nhất, không đâu không cùng khắp. Đó gọi là Tánh Trí rộng lớn của Như Lai, hiểu theo nghĩa rốt ráo, không phải như tướng hư không.

Hai là nghe kinh nói các pháp thế gian rốt ráo thể không, cho đến các pháp Chân Như Niết Bàn cũng rốt ráo không, bản lai tự không, xa lìa mọi tướng, rồi vì không biết kinh nói như thế là nhằm để phá chấp, liền cho rằng tánh của Chân Như Niết Bàn chỉ là cái không.

Làm thế nào để đối trị?

Cần phải nói rõ rằng tự thể của Pháp Thân Chân Như chẳng phải thật không, vì nó có đủ vô lượng tánh công đức.

Ba là nghe kinh nói Như Lai Tạng không có thêm bớt. Thể của nó có đầy đủ tất cả tánh công đức, rồi vì không hiểu rõ, liền cho rằng Như Lai Tạng có cả Sắc lẫn Tâm với Tướng riêng sai khác nhau. Làm thế nào để đối trị?

Cần nói rõ rằng, nói Như Lai Tạng chỉ là nương vào nghĩa Chân Như mà nói, còn nói sai biệt là nhân vì cái nghĩa nhiễm ô của sanh diệt mà có thị hiện.

Bốn là nghe kinh nói tất cả những cái ô nhiễm của sanh tử trong thế gian đều nương vào Như Lai Tạng mà có, và tất cả các pháp đều không rời Chân Như, thế rồi vì không hiểu rõ, bèn cho rằng tự thể của Như Lai Tạng có đủ tất cả ô nhiễm sanh tử trong thế gian.

Làm thế nào để đối trị?

Cần phải biết rằng, Như Lai Tạng ngay trong bản chất chỉ có công đức thanh tịnh nhiều hơn số cát sông Hằng, không khác, không dứt, không lìa Chân Như. Còn các phiền não nhiễm ô nhiều hơn số cát sông Hằng, chỉ có một cách hư dối, tánh của chúng vốn không, từ vô thủy đến giờ chưa hề tương ưng với Như Lai Tạng. Nếu Như Lai Tạng, thể của nó có những cái hư dối mà khiến chúng nhập được Chân Nhưvĩnh viễn dứt trừ được hư vọng, thì đâu có thể như vậy được.

Năm là nghe kinh nói nương vào Như Lai Tạng nên có sanh tử và nương vào Như Lai Tạng nên đắc Niết Bàn, rồi vì không hiểu rõ, bèn cho rằng chúng sanh có thủy; Lại vì thấy có thủy bèn cho rằng Niết BànNhư Lai chứng đắc sẽ có ngày chấm dứt để trở lại làm chúng sanh.

Làm thế nào để đối trị?

Cần nói rõ rằng vì Như Lai Tạng không có tiền tế, cho nên tướng Vô Minh cũng không có thủy. Nếu nói rằng ngoài ba cõi ra, còn có chúng sanh bắt đầu sanh khởi, thì đó là thuyết của ngoại đạo. Lại nữa, Như Lai Tạng không có hậu tếNiết Bàn mà Chư Phật chứng đắc tương ưng với Như Lai Tạng cũng không có hậu tế vậy.

2. Pháp Ngã Kiến:

Pháp Ngã Kiến là, nương vào căn cơ chậm lụt của Nhị Thừa, cho nên Như Lai chỉ nói cho họ nghe Nhân Vô Ngã, và vì nói chưa rốt ráo, cho nên họ thấy có cái sanh diệt của năm uẩn, do đó khiếp sợ sanh tửhư dối nắm lấy Niết Bàn.

Làm thế nào để đối trị?

Cần nói rõ cho họ hiểu rằng cái Năm Uẩn, tự tánh không sanh thời cũng không diệt, bởi bản lai nó là Niết Bàn.

Lại nữa, rốt ráo xa lìa Vọng Chấp là nên biết cái Nhiễm và cái Tịnh chỉ là những cái đối đãi nhau, không có tướng riêng có thể nói được. Cho nên tất cả các pháp, từ ngay trong bản chất, chẳng phải Sắc, chẳng phải Tâm, chẳng phải Trí, chẳng phải Thức, chẳng phải Có, chẳng phải Không, rốt ráo không thể nói được cái Tướng của chúng. Nhưng sở dĩ có nói ra thì ta nên biết đó là phương tiện khéo léo của Như Lai, mượn ngôn thuyết để dẫn đạo chúng sanh. Còn chỉ thú của Ngài, là chỉ nhắm mục đích ly niệm để quy về Chân Như, bởi lẽ Niệm tất cả các pháp chỉ khiến Tâm sanh diệt, không vào được Thật Trí.

Chương 6
Phát Thú Đạo Hướng

 Phân biệt phát thú đạo hướng là phân tách cái Tướng Đạo mà tất cả Chư Phật chứng đắc, tất cả Bồ Tát phát tâm tu hành để mau đi đến đó. Lược nói phát tâm có ba loại. Ba loại ấy là gì?

Một là phát tâm của cấp Tín Thành Tựu.

Hai là phát tâm của cấp Giải Hạnh.

Ba là phát tâm của cấp Chứng.

Tín Thành Tựu Phát Tâm:

Phát tâm Tín Thành Tựu là nương vào những hạng người nào, tu theo những hạnh gì mà thành tựu được tín tâm, khiến cho họ đủ sức phát tâm?

Họ là hạng chúng sanh được mệnh danh là Bất Định Tụ. Nhờ có sức của căn lành huân tập cho nên họ tin quả báo của Nghiệp, khởi hành thập thiện, chán khổ sanh tử, mong cầu Vô Thượng Bồ Đề. Được gặp Chư Phật, đích thân cúng dường, tu hành tín tâm, trải qua một vạn kiếp, vì tín tâm đã thành tựu cho nên được Chư Phật Bồ Tát dạy cho phát tâm hoặc nhờ dấy lòng đại bi cho nên có thể tự phát tâm. Hoặc nhận thấy chánh pháp sắp diệt, vì muốn tạo nhân duyên để hộ trì chánh pháp mà có thể tự phát tâm. Do tín tâm thành tựu mà được phát tâm như vậy thì vào Chánh Định Tụ, rốt ráo không thối lui, gọi là trú trong hột giống của Như Lai, tương ưng với Chánh Nhân.

Nếu có những ai mà căn lành quá mỏng, vì từ nhiều kiếp đến nay phiền não quá sâu dầy, thì dù cho có được gặp Phật và được cúng dường Phật, nhưng họ cũng chỉ phát khởi được hột giống trời người, hoặc hột giống Nhị Thừa. Giả sữ họ có cầu pháp Đại Thừa đi nữa, thì căn tánh cũng bất định, có thể tiến có thể thối. Hoặc có cúng dường Chư Phật, nhưng chưa đầy một vạn kiếp, bổng gặp nghịch duyên, cũng gọi là có phát tâm đấy, nhưng đây là loại phát tâm vì thích sắc tướng của Phật. Hoặc nhân cúng dường chúng tăngphát tâmHoặc nhân gặp Nhị Thừa giáo hóa mà khiến phát tâm. Hoặc vì bắt chước người khác mà phát tâm.

Các loại phát tâm như thế thảy là Bất Định, rủi gặp nhân duyên xấu ác, có thể thối thất hoặc rơi vào đất Nhị Thừa.

Phát tâm của Tín Thành Tựu là phát những tâm gì? Nói ước lược thì có ba loại. Ba loại ấy là gì?

Một là Trực Tâm, tức là Tâm chánh niệm cái Chân Như.

Hai là Thâm Tâm, tức Tâm ưa thích quy tụ các hạnh lành về với mình.

Ba là Đại Bi tâm, tức là tâm ưa muốn diệt trừ tận gốc tất cả khổ đau cho chúng sinh.

Hỏi: trên nói Tướng của Pháp giới chỉ là một, Thể của Phật không hai. Tại sao không niệm chỉ một mình cái Chân Như, mà còn phải mượn phương tiện cầu học các hạnh lành?

Đáp: Ví như viên ngọc Ma Ni to, thể chất trong suốt, nhưng có vết quặng dơ. Mặc dù có nghĩ đến tánh quý của ngọc, nhưng nếu không biết dùng phương tiện mà dũa mài bằng nhiều cách thì không bao giờ ngọc ấy được sáng. Cái Chân Như nơi chúng sanh cũng vậy, thể của nó rộng suốt thanh tịnh, nhưng có vô lượng cấu nhiễm phiền não. Mặc dù có niệm Chân Như, nhưng nếu không biết dùng phương tiệnhuân tập tu hành bằng nhiều cách, thì cũng không được thanh tịnh.

Vì có cấu nhiễm nhiều vô lượng và có khắp trong tất cả các pháp, cho nên muốn đối trị là phải tu tất cả các hạnh lành. Nếu ai tu được tất cả các hạnh lành thì tự nhiên trở về với Chân Như và thuận chiều với Chân Như.

Nói ước lược thì phương tiện có bốn loại. Bốn loại ấy là gì?

Một là phương tiện hạnh tu căn bản. Ấy là quán tự tánh của tất cả các pháp vô sanh, xa lìa vọng kiến, không ở trong sanh tử. Lại quán tất cả các pháp do nhân duyên hòa hợp, nghiệp quả không mất mà khởi tâm đại bi, gây nên các phước đức để nhiếp hóa chúng sanh, không ở trong Niết Bàn. Không ở trong cả hai là vì tùy thuận tánh các pháp vốn vô trú.

Hai là phương tiện ngăn chặn điều ác. Ấy là thẹn mình hỗ người, sám hối tội lỗi, nhờ đó mà ngăn chặn điều ác không cho lớn thêm. Như vậy là vì tùy thuộc thuận tánh các pháp vốn xa lìa tội lỗi.

Ba là phương tiện phát khởi căn lành và tăng trưởng căn lành. Ấy là siêng năng cúng dườnglễ bái Tam Bảo, tán thántùy hỷ, khuyên mời Chư Phật giáo hóa. Nhờ Tâm thuần hậu kính yêu Tam Bảo ấy mà tín tâm được tăng trưởng, rồi mới có thể lập chí cầu đạo vô thượng. Lại nhân được sức gia hộ của Tam Bảotiêu trừ các nghiệp chướng, khiến căn lành không thối thất. Như vậy là tùy thuận tánh các pháp vốn xa lìa chướng ngại si mê.

Bốn là phương tiện đại nguyện bình đẳng. Ấy là phát nguyện hóa độ tất cả chúng sanh, cho đến tận cùng đời vị lai, không bỏ sót một ai, khiến tất cả đều rốt ráo vào vô dư Niết Bàn. Như vậy là tùy thuận tánh của các pháp vốn không đoạn tuyệt. Tánh các pháp rộng lớn, hiện diện cùng khắp tất cả chúng sanh; Tánh ấy bình đẳng không hai, không phân biệt bỉ thử, rốt ráo tịch diệt vậy.

Bồ Tát nhờ phát tâm ấy rồi, thời được thấy một phần nhỏ của Pháp thân. Đã thấy được Pháp thân, thời tùy theo nguyện lực riêng mà hiện ra được tám tướng lợi ích chúng sanh. Đó là: Từ Trời Đâu Xuất xuống, vào thai mẹ, ở trong thai, ra khỏi thai, xuất gia, thành đạo, giáo hóa, và vào Niết Bàn. Nhưng Bồ Tát ấy chưa được gọi là Bồ Tát Pháp Thân vì các nghiệp hữu lậu gây ra từ quá khứ lâu xa cho đến lúc đó chưa cắt đứt hết, cho nên sanh ra ở đâu thì tùy theo chỗ đó mà có những nghiệp khổ vi tế. Nhưng đó cũng không phải là bị nghiệp buộc ràng, vì có sức tự tại của Đại Nguyện. Như trong kinh có chỗ nói rằng còn bị thối đọa vào ác thú, thật ra thì không phải như vậy. Đó là chỉ vì các Bồ Tát sơ học chưa vào được Chánh Định Tụ mà giãi đãi, cho nên Phật nói như thế để họ sợ hãitinh tấn dõng mãnh hơn lên. Lại nữa, các Bồ Tát ấy sau khi đã phát tâm này thời không còn khiếp nhược, rốt ráo không sợ đọa vào đất Nhị Thừa. Dù nghe nói phải cần khổ tu hành trải qua vô lượng vô biên vô số kiếp mới đắc Niết Bàn, cũng chẳng khiếp sợ. Vì họ tin và biết tất cả các pháp, từ trong bản chất, đã là Niết Bàn rồi.

Giải Hạnh Phát Tâm:

Qua sự phát tâm của Giải Hạnh thì nên biết là đã trở thành thù thắng hơn. Vì Bồ Tát này từ Sơ Phát Tâm Chánh Tín đến nay, khi a tăng kỳ kiếp đầu sắp hết, thâm giải pháp tánh của Chân Như, tu phép Ly Tướng. Vì biết thể của pháp tánh xa lìa xan tham, cho nên tùy thuậntu hành Bố Thí Ba La Mật. Vì biết pháp tánh không nhiễm ô, xa lìa tội lỗi ngũ dục, cho nên tùy thuậntu hành Trì Giới Ba La Mật. Vì biết pháp tánh không đau khổ, xa lìa não hại của sân hận, cho nên tùy thuậntu hành Nhẫn Nhục Ba La Mật. Vì biết pháp tánh không có tướng thân tâm, xa lìa giãi đãi, cho nên tùy thuậntu hành Tinh Tấn Ba La Mật. Vì biết pháp tánh thường định, thể nó không loạn, cho nên tùy thuậntu hành Thiền Định Ba La Mật. Vì biết thể của pháp tánh thường trong sáng, xa lìa vô minh, cho nên tùy thuậntu hành Bát Nhã Ba La Mật.

Chứng Phát Tâm:

Phát tâm cấp Chứng là, từ địa vị Tịnh Tâm lên tới địa vị Cứu Cánh, Bồ Tát chứng cảnh giới gì? Đó là Chân Như, nhưng vì nương vào Chuyển Thức cho nên nói là cảnh giới. Thật ra thì cái chứng đó không có tướng cảnh giới mà chỉ là Trí Chân Như, mệnh danh là Pháp Thân.

Bồ Tát ấy trong khoảng một niệm, có thể đến các thế giới ở cùng khắp mười phương, cúng dường Chư Phật, thỉnh Phật chuyển Pháp Luân, chỉ vì mục đích mở đường chỉ nẻo, làm lợi ích cho chúng sanh, không nương vào văn tự. Có khi vì chúng sanh khiếp nhược mà thị hiện mau thành Chánh Giác, vượt qua tất cả các địa vị tu hành. Có khi vì chúng sanh lười biếng khinh nhờn mà nói “ta trải qua vô lượng vô số kiếp mới thành Phật đạo”. Thị hiện vô số phương tiện chẳng thể nghĩ bàn như thế, nhưng thật ra thì căn cơ chủng tánh của Bồ Tát ngang nhau, thì phát tâm ngang nhau, sở chứng cũng ngang nhau, không có chuyện vượt qua các địa vị được. Vì tất cả các Bồ Tát đều phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp tu hành. Chỉ vì chúng sanhthế giới không đồng nhau, các điều thấy nghe cũng như căn cơ, ham muốn và tánh tình có khác nhau, cho nên những việc mà Bồ Tát cấp chứng thị hiện ra cũng có sai khác.

Lại nữa, tướng của Tâm mà Bồ Tát ấy phát có ba loại với tướng rất vi tế. Ba loại ấy là gì?

Một là Chân Tâm vì nó không phân biệt.

Hai là Tâm Phương Tiện, vì nó khắp làm lợi ích cho chúng sanh một cách tự nhiên.

Ba là Tâm Nghiệp Thức, vì nó dấy khởi sanh diệt vi tế.

Lại nữa, Bồ Tát ấy khi công đức đã thành tựu viên mãn rồi, thì thị hiện thân rất cao lớn ở nơi cõi Sắc Cứu Cánh, trùm lên tất cả thế gian. Đó là cái tuệ giáctrong một niệm tương ưng, khiến cho vô minh lập tức rũ sạch, gọi là Trí Nhất Thiết Chủng, do đó mà tự nhiênNghiệp dụng không thể nghĩ bàn hiện ra khắp mười phương để làm lợi ích cho chúng sanh.

Hỏi: Hư không vô biên cho nên thế giới vô biênThế giới vô biên cho nên chúng sanh vô biênChúng sanh vô biên cho nên Tâm tạo tác sai khác cũng vô biênCảnh giới như vậy không thể chia cắt, khó biết khó hiểu. Nếu vô minh chấm dứt thì không có tâm tưởng, làm sao rõ biết được mà gọi đó là Trí Nhất Thiết Chủng?

Đáp: Tất cả cảnh giới, bản laiNhất Tâm, xa lìa tưởng niệm. Vì chúng sanh vọng quấy thấy có cảnh giới, cho nên tâm có chia cắt. Vì vọng tưởng khởi niệm không cân xứng với tánh các pháp, cho nên không thể rõ biết. Chư Phật Như Lai xa lìa tướng Kiến, không đâu không cùng khắp. Vì Tâm Chân Thật tức là Tánh của các pháp, Thể của nó soi sáng tất cả các pháp hư vọng, có diệu dụng của trí lớn mà hiện ra vô lượng phương tiện, rồi tùy theo chúng sanh ứng lại như thế nào đó mà được hiểu. tất cả những cái đó đều có thể mở bày nghĩa của pháp này pháp kia. Cho nên nó mới được gọi là Trí Nhất Thiết Chủng.

Lại hỏi: Nếu Chư Phật có nghiệp tự nhiên, hiện được ở khắp mọi nơi để làm lợi ích cho chúng sanh, và tất cả chúng sanh, hoặc thấy thân Ngài, hoặc nhìn thần biến, hoặc nghe Ngài nói, không một việc gì là không có lợi ích, thế nhưng tại sao thế gian phần nhiều không ai được thấy?

Đáp: Pháp thân của Chư Phật Như Lai bình đẳng hiện diện cùng khắp mọi nơi mà không tác ý, cho nên gọi là tự nhiên. Chỉ vì nương nơi tâm chúng sanhthị hiện, nhưng tâm của chúng sanh thì giống như tấm kiếng, nếu kiếng có bụi thì hình ảnh không hiện ra được. Cũng thế, tâm của chúng sanh nếu có bụi phủ thì Pháp thân cũng không hiện ra.

Pages: 1 2 3