ĐẠI THỪA A TÌ ĐẠT MA TẠP TẬP LUẬN
An Huệ Bồ-tát tập hợp
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 14

Phẩm 3 – 2: PHẨM ĐẮC TRONG QUYẾT TRẠCH PHẦN

Lại nữa, vô tránh, nghĩa là y chỉ tĩnh lự đối với việc phòng hộ người khác mà phải khởi phiền não, thì trụ trong cụ túc hoặc định hoặc tuệ và các tâm tâm pháp tương ưng với chúng. Sở dĩ vì sao? Người trụ vô tránh, là người muốn đi đến tất cả nơi nào hữu tình cần gặp, trước tiên ở nơi trụ xứ của mình dùng sức nguyện trí quán sát hữu tình kia là đối với ta sau này phiền não có hiện tiền chăng? Quán như vậy rồi, nếu biết đối với ta sau này sẽ xảy ra các phiền não như ái dục, giận ghét, xan tham, tật đố v.v… thì không đi đến, nếu sẽ không xảy ra thì đến, để có thể giúp người kia không khởi các phiền não tranh cãi, nên gọi là vô tránh.

Nguyện trí, nghĩa là y chỉ tĩnh lự đối với việc hiểu rõ sở tri nguyện trong cụ túc, hoặc định hoặc tuệ như trước đã nói. Sở dĩ vì sao? Vì người được nguyện trí là muốn hiểu rõ những điều cần phải hiểu biết trong 3 đời v.v… Trước tiên đối với những việc kia phát tâm chính nguyện, nguyện ta hiểu biết như thật như vậy như vậy, tiếp đến nhập tăng thượng tĩnh lự. Từ tĩnh lự đó khởi rồi, sở nguyện thành tựu, gọi là có thể hiểu rõ những gì cần hiểu biết.

Vô ngại giải, là có 4 vô ngại: 1. Pháp vô ngại giải, 2. Nghĩa vô ngại giải, 3. Huấn từ vô ngại giải, 4. Biện tài vô ngại giải.

Pháp vô ngại giải, nghĩa là y chỉ tĩnh lự đối với tất cả pháp tên gọi sai biệt vô ngại, trong cụ túc hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước đã nói. Tên gọi sai biệt nghĩa là y nơi vô minh v.v… đối với trong các tên sai biệt như vô trí, vô kiến, bất hiện quán v.v… vô ngại cụ túc hoặc định hoặc tuệ , cho đến nói rộng, gọi là pháp vô ngại giải.

Nghĩa vô ngại giải, nghĩa là đối với các tướng và trong ý thú vô ngại cụ túc hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Tướng, nghĩa là các pháp tự tướng cộng tướng. Ý thú, nghĩa là nghĩa riêng v.v… Nếu ở trong đây thông đạt vô ngại cụ túc gọi là nghĩa vô ngại giải.

Huấn từ vô ngại giải, nghĩa là đối với các ngôn ngữ địa phương và các ngôn từ giải thích các pháp, vô ngại cụ túc hoặc định hoặc tuệ, ngoải ra như trước nói. Các ngôn ngữ địa phương, nghĩa là vô lượng quốc gia thành ấp địa phương tùy theo ý tưởng của mình phát khởi các thứ ngôn ngữ khác biệt để giải thích các pháp. Ngôn từ, nghĩa là cái gì có thể phá hoại gọi là thế gian, cái gì có thể biến đổi hư nát gọi là sắc v.v… đại loại như vậy, nếu trong đó thông đạt vô ngại gọi là huấn từ vô ngại giải.

Biện tài vô ngại giải, nghĩa là đối với các pháp sai biệt vô ngại cụ túc hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Các pháp sai biệt, nghĩa là thật hữu, giả hữu, thế tục hữu, thắng nghĩa hữu v.v… nếu trong đó thông đạt vô ngại gọi là biện tài vô ngại.

Thần thông, nghĩa là 6 thần thông: 1. Thần cảnh thông, 2. Thiên nhĩ thông, 3. Tâm sai biệt thông, 4. Túc trụ tùy niệm thông, 5. Tử sinh thông, 6. Lậu tận thông. Thần cảnh thông, nghĩa là y chỉ tĩnh lự đối với các thứ oai đức thần biến cụ túc hoặc định hoặc tuệ và các tâm tâm pháp tương ưng với chúng. Đầy đủ các oai đức thần biến, nghĩa là biến một thành nhiều v.v…đầy đủ các thứ thần biến tự tại.

Thiên nhĩ thông, nghĩa là y chỉ tĩnh lự đối với các thứ âm thanh được nghe, đầy đủ oai đức hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Các thứ tiếng, nghĩa là tiếng người, trời v.v…

Tâm sai biệt thông, nghĩa là y chỉ tĩnh lự đối với việc nhập vào tâm hành sai biệt của các hữu tình khác đầy đủ oai đức hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Vào trong tâm hành sai biệt của các hữu tình khác, nghĩa là biết như thật có tham v.v…các tâm hành sai biệt.

Túc trụ tùy niệm thông, nghĩa là y chỉ tĩnh lự trong tùy niệm đời trước đã làm oai đức đầy đủ hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Tùy niệm đời trước đã làm, nghĩa là tùy nghĩ nhớ quá khứ đời trước như tên mình dòng dõi v.v… các việc sai biệt.

Tử sinh thông, nghĩa là y chỉ tĩnh lự trong quán hữu tình tử sinh sai biệt oai đức đầy đủ hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Quán các hữu tình tử sinh sai biệt, nghĩa là dùng thiên nhãn quán, quán các hữu tình các sắc tốt xấu khi chết khi sinh đời sau sẽ đi vào thiện thú hay ác thú khác nhau.

Lậu tận thông, nghĩa là y chỉ tĩnh lự, trong lậu tận trí oai đức đầy đủ hoặc định hoặc tuệ và các tâm tâm pháp tương ưng với chúng. Lậu tận trí, nghĩa là do trí này thông đạt tất cả phương tiện lậu tận, và các oai đức lậu tận đầy đủ là trí này thành tựu viên mãn.

Tướng tùy hảo, nghĩa là y chỉ tĩnh lự trong tướng tùy hảo trang nghiêm sở y, thị hiện đầy đủ hoặc định hoặc tuệ và các tâm tâm pháp tương ưng với chúng, và khởi quả dị thục. Sở dĩ vì sao? Vì Phật Thế Tôn do sức tăng thượng của định và tuệ, để hóa độ các hữu tình nên thị hiện 32 tướng đại trượng phu và 80 tướng tùy hảo trang nghiêm sắc thân. Nhưng Phật Thế Tôn chẳng phải là những tự thể đó mà do pháp thân sở hiển. Nếu các Bồ-tát có thể thị hiện được như vậy thì phải biết tự tính của chúng là định tuệ. Nếu ngoài ra trong đại tập hội phát sinh thì lấy quả dị thục được sinh khởi làm tự tính.

Thanh tịnh, là 4 thanh tịnh: 1. Y chỉ thanh tịnh, 2. Cảnh giới thanh tịnh, 3. Tâm thanh tịnh, 4. Trí thanh tịnh. Bốn thứ như vậy tất cả tướng đều thanh tịnh. Chỉ có Phật Thế Tôn và các Bồ-tát Ma-hatát đã được đại thần thông mới có được. Y chỉ thanh tịnh, nghĩa là y chỉ tĩnh lự trong tùy ý muốn y chỉ thủ trụ xả đầy đủ hoặc định hoặc tuệ và các tâm tâm pháp tương ưng với chúng.. Thủ trụ xả đầy đủ, nghĩa là tùy ý muốn sinh tức liền có thể thủ. Đã sinh nơi kia rồi tùy theo ý muốn thọ bao lâu liền có thể lưu trú. Nếu muốn xả thọ mạng liền có thể xả, theo như thứ tự 3 thứ đầy đủ. Cảnh giới thanh tịnh, nghĩa là tùy theo ý muốn cảnh giới trí biến hóa đầy đủ hoặc định hoặc tuệ cho đến nói rộng. Trí biến hóa đầy đủ, nghĩa là trước không nay có, như sắc v.v… gọi là chuyển hóa. Trước đã sinh sắc v.v… rồi khiến thành vàng, bạc v.v… gọi là biến. Ngộ tất cả tướng của cảnh sai biệt gọi là trí, như thứ tự 3 thứ đầy đủ. Tâm thanh tịnh, nghĩa là trong chỗ ý muốn Tam-ma-địa tự tại đầy đủ hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói, vì tùy ý muốn nên sát-na sát-na có thể nhập vô lượng Tam-ma-địa sai biệt. Trí thanh tịnh, nghĩa là y chỉ tĩnh lự, tùy theo ý muốn Đà-la-ni môn tự nhiên đầy đủ hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Đà-la-ni môn tự nhiên đầy đủ, nghĩa là trong 42 chữ, tùy tư duy 1 chữ, lấy đó làm trước, liền có thể chứng được tất cả pháp sai biệt danh ngôn một cách khéo léo.

Lực, nghĩa là 10 lực của Như Lai: 1. Xứ phi xứ trí lực, 2. Tự nghiệp trí lực, 3. Tĩnh lự giải thoát Tam-mađịa Tam-ma-bát để trí lực, 4. Căn thượng hạ trí lực, 5. Các thứ thắng giải trí lực, 6. Các thứ giới trí lực, 7. Biến thú hành trí lực, 8. Túc trụ tùy niệm trí lực, 9. Tử sinh trí lực, 10. Lậu tận trí lực.

Xứ phi xứ trí lực, nghĩa là y chỉ tĩnh lự trong tất cả xứ phi xứ trí đầy đủ hoặc định hoặc tuệ và các tâm tâm pháp tương ưng với chúng. Tất cả xứ phi xứ trí đầy đủ, nghĩa là trong tất cả thứ nhân phi nhân trí, trong hiện hành vô trước vô ngại, có các Tam-ma-địa v.v… Tự nghiệp trí lực, nghĩa là trong tất cả tự nghiệp trí đầy đủ hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Bởi trong tất cả tự nghiệp trong hiện hành vô trước vô ngại, có các Tam-ma-địa v.v… Như vậy ngoài ra các lực khác tùy chỗ thích ứng phải kiến lập đúng đắn thế nào là tùy chỗ thích ứng. Tĩnh lự giải thoát Tam-ma-địa Tam-ma-bát để trí lực, nghĩa là trong tất cả thứ tĩnh lự giải thoát, trí đẳng trì đẳng chí đầy đủ hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Do trong tất cả thứ tĩnh lự giải thoát trí đẳng trì đẳng chí trong hiện hành không chấp trước không trở ngại có Tam-ma-địa v.v… làm thể. Trí lực thượng hạ căn như vậy, nghĩa là trong tất cả căn thượng hạ trí trong hiện hành không chấp trước không trở ngại có các Tam- ma-địa. Các thứ giới trí lực, nghĩa là trong tất cả thứ giới trí sai biệt trong hiện hành không chấp trước không trở ngại có các Tam-ma-địa v.v… Biến thú hành trí lực, nghĩa là đối với tất cả thứ biến thú hành trí, trong hiện hành không đắm trước không trở ngại, có các Tam-ma-địa v.v… Túc trụ tùy niệm trí lực, nghĩa là đối với tất cả thứ trí túc trụ tùy niệm, trong hiện hành không đắm trước không trở ngại, có các Tam-ma-địa v.v… Tử sinh trí lực, nghĩa là đối với tất cả thứ trí tử sinh trong hiện hành không đắm trước không trở ngại, có các Tam-ma-địa. Lậu tận trí lực, nghĩa là đối với tất cả thứ trí lậu tận trong hiện hành không đắm trước không trở ngại, có các Tam-ma-địa v.v…

Vô úy, nghĩa là 4 thứ không sợ hãi: 1. Chính đẳng giác vô úy, 2. Lậu tận vô úy, 3. Chướng pháp vô úy, 4. Xuất khổ đạo vô úy.

Chính đẳng giác vô úy, nghĩa là y chỉ tĩnh lự, do tự lợi môn, đối với tất cả thứ cảnh giới sở tri, chính đẳng giác tự xưng đức hiệu, kiến lập đầy đủ hoặc định hoặc tuệ và tâm tâm pháp tương ưng với chúng. Như kinh nói: Ta là bậc chính đẳng giác. Dẫu trên thế gian có Samôn Bà-la-môn hoặc thiên ma phạm dựa theo pháp mà vấn nạn, hoặc khiến nghĩ nhớ mà nói rằng pháp ấy chẳng phải chính đẳng giác. Ta đối với sự kiện như thế chính kiến vô duyên, bởi sự kiện này là không có chính kiến, nên trụ trong an ổn không sợ hãi, tự xưng ta là Đại tiên tôn vị, trong đại chúng cất tiếng rống của con sư tử, chuyển bánh xe Đại phạm mà tất cả thế gian Sa-môn Bà-la-môn hoặc thiên ma phạm đều không thể chuyển nổi.

Lậu tận vô úy, nghĩa là y chỉ tĩnh lự, do tự lợi môn, đối với tất cả thứ lậu tận tự xưng đức hiệu, kiến lập đầy đủ hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Như kinh nói: Ta đã vĩnh viễn hết các lậu v.v…, nói rộng như trước.

Chướng pháp vô úy, nghĩa là y chỉ tĩnh lự, do lợi tha môn, đối với tất cả thứ nói pháp chướng ngại tự xưng đức hiệu, kiến lập đầy đủ hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Như kinh nói: Lại nữa ta vì các đệ tử nói pháp chướng ngại, nhiễm chắc chắn là chướng, cho đến nói rộng.

Xuất khổ đạo vô úy, nghĩa là y tĩnh lự, do lợi tha môn, đối với tất cả thứ nói pháp đạo xuất ly, tự xưng đức hiệu, kiến lập đầy đủ, hoặc định hoặc tuệ, ngoài ra như trước nói. Như kinh nói: Lại nữa, ta vì các đệ tử nói đạo xuất ly. Các Thánh tu tập chắc chắn xuất ly chắc chắn thông đạt. Dẫu có thế gian Sa-môn Bà-la-môn hoặc thiên ma phạm, dựa vào pháp lập vấn nạn hoặc khiến nghĩ nhớ nói rằng tu đạo này chẳng phải chính xuất ly, chẳng phải chính hết khổ và chứng khổ biên. Đối với sự việc đó ta chính kiến vô duyên, cho đến nói rộng.

Như vậy 4 vô úy lược nói có 2, là tự lợi và lợi tha. Trước 2 là tự lợi, vì do trí đoạn sai biệt, sau 2 là lợi tha, do xa lìa pháp sở trị, tu tập pháp năng trị. Lấy chính đẳng giác vô úy, do nội trí tự lợi môn nói ta đối với tất cả thứ cảnh giới sở tri sai biệt đều chính đẳng giác cho đến tận cùng biên tế, đối với tất cả trước thế gian tự xưng đức hiệu, lập chính pháp đầy đủ không khó khăn, có các định tuệ cho đến nói rộng. Phải biết các vô úy khác cũng như vậy. Tất cả thứ lậu tận, nghĩa là đã vĩnh viễn hết các phiền não và tập khí. Tất cả thứ pháp chướng ngại, nghĩa là tất cả pháp tạp nhiễm đối trị. Tất cả thứ đạo xuất ly, nghĩa là từ phương tiện đạo cho đến cứu cánh đạo.

Niệm trụ, là 3 bất cộng niệm trụ của Như Lai. Nghĩa là khi điều khiển đại chúng, đối với tất cả thứ phiền não hoàn toàn không hiện hành, hoặc định hoặc tuệ, rộng như trước nói. Những gì là 3 niệm trụ? Như nói: Đại sư thương xót tất cả, muốn cầu nghĩa lợi, khởi tâm đại bi, vì các đệ tử nói rõ pháp yếu, bảo các đệ tử, các ông phải biết, cái này được lợi ích, cái này được an lạc, cái này được lợi ích an lạc. Bấy giờ nếu có các chúng đệ tử cung kính lắng nghe, nghe rồi tuân phụng theo lời dạy tinh tiến tu hành pháp tùy pháp hành. Như Lai đối với chúng không sinh hoan hỷ, tâm không biểu lộ mừng vui, chỉ khởi đại xả trụ niệm chính tri, tùy chỗ các Thánh chúng phải tu tập mà dạy dỗ, đó gọi là không bỏ niệm trụ đầu tiên.

Lại nữa, Đại sư thương xót tất cả, muốn cầu nghĩa lợi khởi đại bi tâm, vì các đệ tử nói rõ pháp yếu, cho đến cái này có thể lợi ích an lạc. Bấy giờ nếu có các chúng đệ tử không cung kính lắng nghe, cho đến không tinh tiến tu hành pháp tùy pháp hành. Như Lai đối với chúng không sinh giận không hờn không bỏ tâm bảo bọc, chỉ khởi đại xả, cho đến nói rộng, đó gọi là bất cộng niệm trụ thứ hai.

Lại nữa, Đại sư thương xót tất cả, muốn cầu nghĩa lợi khởi đại bi tâm, vì các đệ tử nói rõ pháp yếu, cho đến cái này có thể lợi ích an lạc. Bấy giờ một số đệ tử cung kính lắng nghe, cho đến tinh tiến tu hành pháp tùy pháp hành. Như Lai đối với chúng không sinh hoan hỷ cho đến tâm không giận hờn, như vậy là niệm trụ thứ ba. Điều đó cho thấy rõ Đại sư điều khiển chúng tùy theo thứ tự, đối với tất cả thứ ái nhuế phiền não và tập khí hoàn toàn không hiện hành, có định tuệ v.v…làm thể.

Bất hộ, là 3 bất hộ. Nghĩa là khi Đại sư điều khiển chúng tùy theo ý muốn dạy dỗ có đầy đủ phương tiện giáo giới, hoặc định hoặc tuệ cho đến nói rộng. Những gì là 3? Như kinh nói: Như Lai thân nghiệp thanh tịnh hiện hành không gì không thanh tịnh. Hiện hành thân nghiệp cần phải che giấu, nghĩa là chớ để người biết ta có ngữ nghiệp ý nghiệp hiện hành cũng vậy. Bởi Đại sư kia tâm không lo sợ, khéo điều khiển đại chúng được giáo hóa, tùy theo ý muốn tự nhiên có sức mạnh chiết phục nhiếp thụ, có đầy đủ phương tiện dạy dỗ.,

Không quên mất pháp, nghĩa là đối với tất cả thứ, tùy làm tùy nói đều ghi nhớ rõ ràng đầy đủ hoặc định hoặc tuệ, cho đến nói rộng. Trong đây cho thấy rõ y theo hóa sự môn, tùy theo chỗ làm v.v… niệm đầy đủ, có các Tam-ma-địa v.v…, đó là pháp không quên mất.

Vĩnh đoạn tập khí, nghĩa là nhất thiểt trí là đối với cái gì phi nhất thiết trí làm ra thì hoàn toàn không hiện hành, hoặc định hoặc tuệ, cho đến nói rộng. Trong đây cho thấy nhất thiết trí đối với cái gì có thể biểu lộ hữu dư phiền não chướng sở tri chướng thân ngữ làm ra thì hoàn toàn không hiện hành, có các Tam-ma-địa v.v…, đó là vĩnh viễn đoạn trừ tập khí.

Đại bi, nghĩa là duyên cảnh khổ vô gián, trụ đầy đủ trong đại bi hoặc định hoặc tuệ, cho đến nói rộng. Trong đây nói rõ đối với duyên tất cả các thứ cảnh khổ vô gián của tất cả hữu tình trong 3 cõi, trụ đầy đủ trong đại bi có các Tam-ma-địa, đó gọi là đại bi.

Bất cộng Phật pháp, tức là 18 bất cộng Phật pháp. Đó là thế nào? Đó là ở trong bất cộng thân ngữ ý nghiệp thanh tịnh đầy đủ, trong sở y và quả căn chưa được đầy đủ không thoái lui, trong bất cộng nghiệp hiện hành đầy đủ, trụ hoàn toàn trong bất cộng trí, hoặc định hoặc tuệ cho đến nói rộng. Những gì là 18? Như kinh nói: Như Lai không sai lầm, không có âm thanh thô tháo, không quên mất niệm, không có tâm bất định, không có các tưởng, không gì không lựa bỏ, chí muốn không thoái lui, tinh tiến không thoái lui, niệm không thoái lui, định không thoái lui, tuệ không thoái lui, giải thoát không thoái lui, tất cả thân nghiệp trí làm tiền đạo tùy theo trí mà chuyển, tất cả ngữ nghiệp trí làm tiền đạo tùy theo trí mà chuyển, tất cả ý nghiệp trí làm tiền đạo tùy theo trí mà chuyển, biết đời quá khứ không đắm trước không trở ngại, biết đời vị lai không đắm trước không trở ngại, biết đời hiện tại không đắm trước không trở ngại, kiến lập tướng ấy, như kinh nói rộng.

Như Lai không sai lầm, nghĩa là A-la-hán Tì-kheo tuy lậu đã hết, vì khất thực nên đi vào thành phố làng xóm, hoặc nhất thời cùng đi đứng với voi dữ ngựa dữ bò dữ chó dữ, hoặc nhất thời dẫm phải gai đâm, nhảy qua hầm, hoặc nhất thời vào nhà người nữ nói năng không đúng chính lý, hoặc ở trong rừng, nơi đồng nội bỏ đường chính đi đường tắt, hoặc cùng đi đứng với đạo tặc ác thú, những sai lầm như vậy A-la-hán còn mắc phải, Như Lai thì vĩnh viễn không còn.

Không phát âm thanh thô tháo, nghĩa là A-la-hán hoặc có khi đi trong rừng, nơi đồng nội quên mất đường đi, hoặc vào nhà trống cất tiếng kêu lớn, vì không lỗi tập khí không nhiễm ô mà cười lớn hở môi răng, những âm thanh thô tháo như vậy A-la-hán còn mắc phải, Như Lai thì vĩnh viễn không còn.

Không quên mất niệm, là A-la-hán còn có sự không nhiễm ô, quên mất không nghĩ nhớ những gì đã làm, những gì đã nói từ lâu xa. Như Lai thì vĩnh viễn không có. Không có tâm bất định, nghĩa là A-la-hán thâu liễm tâm rồi mới định, xuất định rồi thì bất định. Như Lai ở bất cứ vị trí nào cũng không bất định. Tâm không các tưởng, nghĩa là A-la-hán đối với sinh tử hữu dư khởi tưởng trái ngịch, đối với Niết-bàn vô dư khởi tưởng tịch tĩnh. Như Lai đối với sinh tử Niết-bàn không có tưởng sai biệt, vì trụ đệ nhất đại xả. Không có không chọn bỏ, nghĩa là A-la-hán không dùng trí tuệ lựa chọn, xả bỏ việc lợi ích hữu tình. Như Lai không có những việc như vậy không có không chọn bỏ. Lại nữa, A-la-hán đối với sở tri chướng tịnh, có thoái lui chưa được, như chí dục thoái, tinh tiến thoái, niệm thoái, định thoái, tuệ thoái, giải thoát thoái. Sáu sự thoái lui như vậy, Như Lai vĩnh viễn không có.

Lại nữa A-la-hán hoặc nhất thời thiện thân nghiệp chuyển, hoặc nhất thời vô ký thân nghiệp chuyển, ngữ nghiệp ý nghiệp cũng vậy. Như Lai thì trí của 3 nghiệp là tiền đạo nên tùy theo trí mà chuyển vì vậy không có vô ký. Trí làm tiền đạo, nghĩa là trí đẳng khởi. Tùy theo trí mà chuyển, nghĩa là cùng đồng hành với trí.

Lại nữa A-la-hán Tì-kheo đối với việc sở tri trong 3 đời không thể khởi tâm là hiểu ngay, nên trí kiến có chấp trước không thể hiểu rõ được tất cả, vì vậy trí kiến có trở ngại. Như Lai đối với cảnh trong 3 đời, vừa khởi tâm là biết khắp tất cả, cho nên trí kiến không chấp trước không trở ngại. Trong 18 pháp, 6 pháp trước trong bất cộng thân ngữ ý nghiệp thanh tịnh đầy đủ có các Tamma-địa làm thể. Không sai lầm là căn cứ vào thân thanh tịnh mà nói. Không phát âm thô tháo là y cứ vào ngữ nghiệp thanh tịnh mà nói. Không quên mất niệm, không có tâm bất định, không có các tưởng, không chẳng chọn bỏ, 4 pháp này là y cứ vào ý nghiệp thanh tịnh mà nói. Chí dục không thoái cho đến giải thoát không thoái, 6 pháp này trong sở y và quả căn chưa được đầy đủ bất thoái, có các Tam-ma-địa làm thể. Sở y, là chí dục. Quả, là giải thoát. Căn, là tinh tiến v.v… Tất cả thân ngữ ý nghiệp trí làm tiền đạo theo trí mà chuyển, 3 pháp này trong bất cộng nghiệp hiện hành đầy đủ, có các Tam-ma-địa làm thể. Biết quá khứ, vị lai, hiện tại không chấp trước không trở ngại, 3 pháp này trụ đầy đủ trong bất cộng trí, có các Tam-ma-địa làm thể.

Tất cả thứ diệu trí, nghĩa là trong uẩn giới xứ đầy đủ tất cả thứ diệu trí tính, hoặc định hoặc tuệ và các tâm tâm pháp tương ưng với chúng. Thế nào là trong uẩn giới xứ đầy đủ tất cả thứ diệu trí tính? Nghĩa là trong uẩn v.v…tự tính sai biệt tướng thông đạt tất cả sai biệt, trí biên tế thành tựu viên mãn.

Thế nào là dẫn phát các công đức như vậy? Nghĩa là y chỉ 4 tĩnh lự thanh tịnh. Nếu ngoại đạo hoặc Thanh Văn hoặc Bồ-tát v.v… dẫn phát 4 vô lượng 5 thần thông, phần nhiều y chỉ vào biên tế của tĩnh lự thứ tư. Nếu Thanh Văn hoặc Bồ-tát hoặc Như Lai v.v… dẫn phát các công đức khác thì vì lý do gì phát công đức như vậy? Nghĩa là y chỉ tĩnh lự thường tư duy tùy chỗ kiến lập pháp. Trong đây nói rõ các công đức như vậy là dẫn phát chỗ y chỉ, có thể dẫn phát Bổ-đặc-giàla, có thể dẫn phát phương tiện. Sao gọi là có thể dẫn phát phương tiện? Nghĩa là đối với tùy chỗ kiến lập giáo pháp thì dùng nhiều tác ý định tâm khởi thường thường tư duy hành tướng tư. Như khi muốn dẫn phát vô lượng y chỉ tĩnh lự đối với giáo pháp từ cùng với tâm không hận không oán v.v… thì dùng tu tuệ tương ưng tác ý thường thường tư duy. Khi muốn dẫn phát thần thông y chỉ tĩnh lự đối với giáo pháp biến một làm nhiều v.v… thì dùng tu tuệ tương ưng tác ý thường thường tư duy. Như vậy đối với tất cả mọi nơi thường thường tư duy như chỗ kiến lập tùy tướng phải biết.

Lại nữa, những công đức như vậy lược có 2 thứ: 1. Hiện tiền phát khởi tự sở tác dụng. 2. An trụ tự tính. Nếu hiện tiền phát khởi tự sở tác dụng thì dùng xuất thế gian hậu sở đắc thế tục trí làm thể. Nếu an trụ tự tính thì dùng xuất thế gian trí làm tự thể. Lại nữa, hiện tiền phát khởi tự sở tác dụng, nghĩa là các thánh giả tùy chỗ nên phát khởi đoạn sở trị chướng các thứ tác nghiệp. An trụ tự tính, nghĩa là thâu nhiếp trong tối thắng tịch tĩnh vô phân biệt trí vô duyên vô lượng v.v…hiện pháp lạc trụ.

Lại nữa, vô lượng là làm nghiệp gì? Nghĩa là xả sở trị chướng, trụ trong ai mẫn, có thể mau chóng viên mãn phúc đức tư lương, thành thục hữu tình tâm không mệt mỏi. Xả sở trị chướng, nghĩa là như thứ tự của 4 vô lượng có thể xả sân hại bất lạc ái nhuế. Trụ trong ai mẫn, nghĩa là 4 vô lượng đối với việc lợi ích hữu tình tùy thuận chuyển trụ. Do trụ trong ai mẫn đối với tất cả hữu tình nên có thể mau chóng viên mãn phúc đức tư lương. Thành thục hữu tình tâm không mệt mỏi, nghĩa là do thương các hữu tình mà không đoái tưởng đến thân mình.

Giải thoát làm nghiệp gì? Là dẫn phát các việc biến hóa. Đối với tịnh bất tịnh biến hóa không khó, đối với tịch tĩnh giải thoát không trở ngại, có thể trụ đệ nhất tịch tĩnh thánh trụ do thắng giải tư duy. Trong đây hiển thị 2 giải thoát đầu có thể dẫn phát các việc biến hóa. Do đệ tam giải thoát, đối với tịnh bất tịnh biến hóa không khó. Do 4 Vô sắc giải thoát, đối với tịch tĩnh giải thoát không trở ngại. Do giải thoát sau cùng, có thể trụ đệ nhất tịch tĩnh thánh trụ. Do thắng giải tư duy, là hiển thị nghĩa thắng giải như vậy như vậy tức là nghĩa của giải thoát.

Thắng xứ làm nghiệp gì? Là có thể khiến cảnh giới sở duyên của 3 giải thoát trước được tự tại chuyển do thắng phục sở duyên.

Biến xứ làm nghiệp gì? Là khéo có thể hoàn thành giải thoát sở duyên vì biến mãn lưu bố.

Vô tránh làm nghiệp gì? Là có phát ngôn người nghe đều tin phục, vì có tâm ái hộ người hơn cả, do đó phát ngôn đều thích hợp.

Nguyện trí làm nghiệp gì? Là khéo ghi nhớ các việc trong 3 đời, tất cả thế gian đều cung kính, do được sự quy ngưỡng của mọi người.

Vô ngại giải làm nghiệp gì? Là khéo thuyết pháp làm đẹp lòng chúng sinh, có thể tuyệt dứt lưới nghi.

Thần thông làm nghiệp gì? Là dùng thân nghiệp ngữ nghiệp ghi lòng, hóa đạo hữu tình khiến nhập thánh giáo. Biết rõ tất cả tâm hành của hữu tình và quá khứ vị lai, dạy dỗ thích ứng khiến vĩnh viễn xuất ly. Trong đây hiển thị thần cảnh, thiên nhĩ, cho đến lậu tận thông, theo thứ tự có thể khởi thân nghiệp hóa đạo v.v… Do thiên nhĩ thông có thể hiểu rõ các âm thanh ngôn ngữ sai biệt có thể dẫn ngữ nghiệp.

Tướng và tùy hảo làm nghiệp gì? Là có thể khiến vừa thấy đại trượng phu tâm liền sinh tịnh tín.

Thanh tịnh làm nghiệp gì? Là do thế lực này nên thủ sinh hữu tùy ý muốn, hoặc trụ một kiếp hoặc hơn hoặc xả thọ mạng hoặc trong các pháp tự tại chuyển, hoặc trong các định tự tại chuyển, hoặc tự nhiên trong chính pháp của Phật. Trong đây hiển thị do sở y thanh tịnh, tùy ý muốn đối với thân sở y. Thủ trụ xả tự tại, tức gồm 3 câu là thủ sinh hữu v.v… Do cảnh giới thanh tịnh, trong các pháp được tự tại chuyển. Do tâm thanh tịnh, trong Tam-ma-địa được tự tại chuyển. Do trí thanh tịnh, được nhiệm trì chính pháp vô thượng của Như Lai.

Lực làm nghiệp gì? Là trừ bỏ vô nhân luận, ác nhân luận và luận chủ trương không làm mà được, tuyên thuyết tăng thượng sinh đạo không điên đảo, ngộ nhập tâm hành của tất cả hữu tình, chính thuyết pháp khí, ý lạc tùy miên cảnh giới tư lương sẽ có thể xuất ly, tùy chỗ thích hợp nên nói quyết định thắng đạo hàng phục các ma, khéo ký biệt tất cả câu hỏi luận vấn. Trong đây hiển thị 2 lực đầu có thể nói tăng thượng sinh đạo, còn 8 lực khác có thể nói quyết định thắng đạo. Như vậy 2 thứ cụ túc là hiển thị sở tác của chư Phật. Sở dĩ vì sao? Thế Tôn do xứ phi xứ trí lực chiết phục tất cả những người trong thế gian chủ trương vô nhân luận, ác nhân luận, tuyên thuyết tăng thượng sinh đạo không điên đảo. Các ngoại đạo v.v… đối với tăng thượng sinh hoặc bảo là không có nhân hoặc gọi là tự tính, tự tại v.v… là nhân nên gọi là vô nhân, ác nhân luận. Do tự nghiệp trí lực chiết phục tất cả người trong thế gian chủ trương lập luận không làm mà được, nói rõ thiện thú chính đạo không điên đảo. Các ngoại đạo v.v… nói không tác nghiệp tự nhiên được báo nên gọi là luận không làm mà được. Do đẳng trì, đẳng chí trí lực của tĩnh lự giải thoát ngộ nhập tất cả tâm hành của hữu tình. Do tâm tu hành nên gọi là tâm hành. Do căn thượng hạ trí lực ngộ nhập tất cả chính thuyết pháp khí, vì tín v.v… các căn nếu khéo thành thục có thể làm pháp khí. Do các thứ thắng giải lực ngộ nhập tất cả thắng liệt ý lạc. Do các thứ giới trí lực ngộ nhập tất cả có thể phá tùy miên các phiền não tính. Do biến thú hành trí lực ngộ nhập tất cả cảnh giới trong giáo pháp Đại Tiểu thừa. Do túc trụ tùy niệm trí lực ngộ nhập tất cả tư lương. Nhân duyên thánh đạo tập họp đời trước, gọi là tư lương. Do tử sinh trí lực ngộ nhập tất cả công năng tính đời sau. Do lậu tận trí lực ngộ nhập tất cả sự xuất ly 3 cõi. Do như vậy ngộ nhập rồi tùy chỗ thích hợp tuyên thuyết giải thoát xuất thế thánh đạo. Mười thứ này gọi là lực vì khéo hàng phục được các ma, khéo ký biệt được tất cả vấn luận. Hàng phục các ma, nghĩa là do 10 lực này có thể hàng phục uẩn ma, phiền não ma, thiên ma, tử ma, vì tối thắng. Tuy đoạn sở tri chướng cũng không thể bị trở ngại nên gọi là tối thắng. Ký biệt tất cả vấn luận, nghĩa là đối với xứ phi xứ cho đến lậu tận tất cả xứ nếu có các luận chất vấn ghi nhớ phân biệt không trở ngại.

Vô úy làm nghiệp gì? Là ở trong đại chúng tự chính kiến lập ta là đại sư xô dẹp tất cả tà nạn ngoại đạo. Đại sư là người tự lợi lợi tha các đức viên mãn. Xô dẹp tà nạn ngoại đạo, nghĩa là có thể xô dẹp, vĩnh viễn đoạn các lậu chướng đạo pháp của tà nạn ngoại đạo đối với giáo pháp Như Lai nói thành đẳng chính giác.

Niệm trụ làm nghiệp gì? Là có thể thâu nhiếp điều khiển đại chúng, không nhiễm ô, do cung kính lắng nghe không ái nhuế v.v… các phiền não.

Bất hộ làm nghiệp gì? Là có thể dạy dỗ giáo hóa đồ chúng không gián đoạn, do bộc lộ rõ ràng không che giấu tội lỗi của mình.

Pháp không quên mất làm nghiệp gì? Là có thể không rời bỏ tất cả Phật sự. Sở dĩ vì sao? Do đây đối với hữu tình hiện tiền đáp ứng các việc lợi ích, có thể không phóng dật, không vượt một sát-na.

Vĩnh đoạn tập khí làm nghiệp gì? Là lìa các phiền não cũng không hiển hiện làm các sự nghiệp tương tự các phiền não. Chẳng phải như các A-la-hán Tì-kheo còn hiện các sai lầm.

Đại bi làm nghiệp gì? Là ngày đêm 6 thời quán khắp thế gian ai giảm, ai thoái, ai tăng, ai tiến, các quán sát như vậy.

Bất cộng Phật pháp làm nghiệp gì? Là do thân ngữ ý nghiệp thanh tịnh để được không thoái hoặc đi hoặc đứng chói lóa tất cả Thanh Văn Độc Giác. Các câu như vậy trước đã có nói. Đối với các tướng bất cộng 3 nghiệp thanh tịnh cụ túc, nên phối hợp giải thích như vậy.

Tất cả thứ diệu trí làm nghiệp gì? Là có thể tuyệt dứt lưới nghi của tất cả hữu tình khiến thời gian dài lâu được trụ trong chính pháp nhãn. Do đó hữu tình chưa thành thục khiến cho thành thục, đã thành thục khiến được giải thoát. Dứt lưới nghi, nghĩa là trí vô ngại đối với tất cả mọi nơi. Khiến chính pháp nhãn được trụ lâu dài, nghĩa là ở các lúc ấy các nơi ấy, để đoạn các nghi hoặc của hữu tình được hóa độ, tuyên thuyết các pháp môn sai biệt, lần lượt kết tập các kết tập khiến không diệt mất, y cứ vào pháp nhãn này hữu tình chưa thành thục thì khiến mau thành thục, đã thành thục thì khiến mau giải thoát. Lại nữa, đối với các hiện quán vị, sau khi chứng đắc thắng phẩm đạo sau, thì xả bỏ hạ liệt phẩm đạo đã được trước. Như chứng đắc quả này rồi thì liền xả bỏ đây mà hướng đến cái sẽ đạt tới không cho tái hiện lại.

Lại nữa, ngay khi tập đoạn tác chứng, do khi đắc quả là vĩnh đoạn các chủng loại phiền não phẩm thô trọng sở trị khiến không còn sót, nên chuyển y chứng đắc thắng phẩm.

Lại nữa trong tất cả thánh đạo vô dư Niết-bàn giới của Thanh Văn Độc Giác, do xả bỏ ngay cái phải xả bỏ, không như các Bồ-tát, cho nên chỉ nói các Bồ-tát là người thiện căn vô tận , công đức vô tận. Xả ngay cái phải xả, là cứu cánh không hiện hành nghĩa của xả, không phải xả như các Bồ-tát được thánh đạo là vì muốn lợi ích tất cả hữu tình đều được Niết-bàn. Do nhân duyên này Kinh Vô Tận Tuệ v.v… nói các Bồ-tát là người thiện căn vô tận, công đức vô tận.

Lại nữa, vì sao kiến lập vô ký sự? Do kia hỏi không đúng lý. Vì sao hỏi không đúng lý? Vì chỗ phải tư duy là xa lìa nhân quả nhiễm tịnh. Trong đây hiển thị Như Lai đối với các câu hỏi của ngoại đạo như thế gian là thường hay vô thường v.v… kiến lập 14 việc không thể ghi nhận. Do chỗ kia hỏi không đúng chính lý có thể dẫn đến không nghĩa lợi. Những vấn luận nào có thể dẫn đến nghĩa lợi? Nghĩa là vấn luận y vào 4 thánh đế. Vì vấn luận này gồm chỗ phải tư duy là nhân quả nhiễm tịnh.

Lại nữa, vì duyên gì Bồ-tát đã nhập Bồ-tát siêu thăng ly sinh vị mà chẳng phải dự lưu? Do được không trụ đạo nhất hướng dự lưu hành không thành tựu. Vì duyên gì cũng không phải nhất lai? Vì cố thụ các hữu vô lượng sinh. Vì duyên gì cũng chẳng phải bất hoàn? Vì an trụ tịch tĩnh trở lại sinh Dục giới.

Lại nữa các Bồ-tát đã được đế hiện quán trong tu đạo vị của 10 địa chỉ tu sở tri chướng đối trị đạo mà chẳng phải phiền não chướng đối trị đạo. Nếu khi được Bồ-đề mau chóng đoạn phiền não chướng và sở tri chướng, mau chóng thành A-la-hán và Như Lai, các Bồ-tát này tuy chưa vĩnh đoạn phiền não, nhưng phiền não này giống như thần chú linh dược đè bẹp các độc không khởi tất cả tội lỗi phiền não, như A-la-hán đã đoạn phiền não trong tất cả địa.

Lại nữa các Bồ-tát ở trong cảnh sở tri cần phải tu thiện xảo, trong các phương tiện phải tu thiện xảo, trong hư vọng phân biệt phải tu thiện xảo, trong vô phân biệt phải tu thiện xảo, trong các thời phải tu luyện căn.

Cảnh sở tri lược có 6 thứ: 1. Mê loạn, 2. Mê loạn sở y, 3. Không mê loạn sở y, 4. Mê loạn không mê loạn, 5. Không mê loạn, 6. Không mê loạn đẳng lưu. Mê loạn, nghĩa là chấp năng thủ sở thủ. Mê loạn sở y, nghĩa là thánh trí sở hành chỉ có hành tướng, hư vọng phân biệt làm thể, do có đây nên tất cả ngu phu chấp mê loạn chuyển. Không mê loạn sở y, nghĩa là vì chân như là chỗ sở y của vô phân biệt trí. Mê loạn không mê loạn, nghĩa là tùy thuận xuất thế trí có văn tuệ v.v… các thiện pháp phân biệt cảnh sở tri, cho nên tùy thuận vô phân biệt trí. Không mê loạn, là vô phân biệt trí. Không mê loạn đẳng lưu, là các thiện pháp đạt được sau thánh đạo. Phương tiện thiện xảo lược có 4 thứ: 1. Thành thục hữu tình thiện xảo, 2. Viên mãn Phật pháp thiện xảo, 3. Mau chứng thần thông thiện xảo, 4. Đạo vô đoạn thiện xảo. Thành thục hữu tình thiện xảo, là 4 nhiếp sự. Do nhiếp thụ đó mà khiến ở trong thiện pháp. Viên mãn Phật pháp thiện xảo, là tuệ Ba-lamật-đa. Như kinh nói: Nếu Bồ-tát Ma-ha-tát muốn được viên mãn thí Ba-la-mât-đa cho đến nhất thiết chủng diệu trí tính, phải học Bát-nhã Ba-la- mật-đa. Mau chứng thần thông thiện xảo, là ngày đêm 6 thời phát lồ các ác, tùy hỷ công đức, khuyến thỉnh chư Phật, hồi hướng thiện căn v.v… như nói rộng trong Kinh Thánh Giả Di Lặc Sở Vấn. Đạo vô đoạn thiện xảo, là vô trụ xứ Niết-bàn, vì do đây thường cứu cánh không gián đoạn, biến khắp 10 phương tất cả thế giới, tùy chỗ nên hóa độ mà thị hiện tất cả các hạnh của Phật Bồ-tát.

Hư vọng phân biệt lược có 10 thứ, là căn bản phân biệt, tướng phân biệt, tướng hiển hiện phân biệt, tướng biến dị phân biệt, tướng hiển hiện biến dị phân biệt, tha dẫn phân biệt, không như lý phân biệt, như lý phân biệt, chấp trước phân biệt, tán loạn phân biệt. Căn bản phân biệt, là thức A-lại-da, vì là tất cả phân biệt chủng tử. Tướng phân biệt, là nơi thân ở thức thụ dụng, vì là tướng sở thủ. Kia lại theo thứ tự lấy cảnh giới của các sắc căn các sắc của khí thế giới v.v… làm tướng. Tướng hiển hiện phân biệt, là 6 thức thân và ý như trước đã nói, vì sở thủ tướng mà hiển hiện. Tướng biến dị phân biệt, là như trước đã nói thân v.v… sinh khới các tướng biến đổi khác. Tướng hiển hiện biến dị phân biệt, là như trước đã nói nhãn thức v.v… các tướng hiển hiện trong khổ lạc v.v… các vị sinh khởi sai biệt. Tha dẫn phân biệt, là giáo pháp thâu nhiếp tướng danh cú văn thân. Đây lại có 2 thứ: 1. Ác thuyết pháp luật làm thể. 2. Thiện thuyết pháp luật làm thể. Do sức tăng thượng này theo thứ tự dẫn nhiếp 2 tác ý là không như lý phân biệt và như lý phân biệt. Chấp trước phân biệt, là không như lý phân biệt khởi lên gồm 62 kiến. Sở hữu phân biệt, tán loạn phân biệt, là như lý phân biệt khởi chấp vô tính v.v… làm tướng sở hữu phân biệt.

Đây lại có 10 thứ là vô tính phân biệt, hữu tính phân biệt, tăng ích phân biệt, tổn giảm phân biệt, một tính phân biệt, khác tính phân biệt, tự tính phân biệt, sai biệt phân biệt, tùy danh nghĩa phân biệt, tùy nghĩa danh phân biệt. Như vậy 10 thứ phân biệt y cứ vào Bátnhã Ba-la-mật-đa sơ phần tuyên thuyết. Như kinh nói: Xá-lợi tử ! Là Bồ-tát thật hữu Bồ-tát, chính bất tùy quán Bồ-tát. Chính bất tùy quán Bồ-tát gọi là chính bất tùy quán Bát-nhã Ba-la-mật-đa, chính bất tùy quán Bồ-đề, chính bất tùy quán hành, chính bất tùy quán bất hành. Sở dĩ vì sao? Danh tự tính không phi không tính, sắc tự tính không phi không tính, cho đến thức tự tính không phi không tính. Bởi vì sao? Sắc không tính này chẳng phải tức là sắc cũng chẳng phải lìa sắc mà riêng có cái tính không. Sắc tức là không tính, không tính tức là sắc, cho đến thức cũng vậy. Bởi vì sao? Đây chỉ có tên gọi, như đây là tên Bồ-tát, đây là Bồ-tát, đây là Bát-nhã Ba-la- mật-đa, đây là Bồđề, đây là sắc cho đến đây là thức. Do tự tính của chúng là không sinh không diệt không nhiễm không tịnh. Khi Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-lamật-đa, chính bất tùy quán sinh, cho đến chính bất tùy quán tịnh. Bởi vì sao? Trong chỗ so đo lượng đạc các pháp giả lập tên khách, do từ tên khách mà khởi ngôn thuyết, tùy các thứ ngôn thuyết như vậy như vậy khởi các chấp trước như vậy như vậy. Bồ-tát đối với tất cả tên gọi như vậy chính bất tùy quán, chính bất tùy quán nên không sinh chấp trước. Đối với điều này, để đối trị phân biệt vô tính , trong kinh có nói: Là Bồ-tát thật có Bồ-tát. Như vậy là do thật hữu mà nói, vì đó là nghĩa của hữu tính. Để đối trị phân biệt hữu tính, kinh có nói: Chính bất tùy quán Bồ-tát, cho đến chính bất tùy quán bất hành, do khiển trừ Bổ-đạc-già-la và pháp 2 tính. Để đối trị phân biệt tăng ích nên nói: Đó là lý do tại sao gọi là tự tính không, do khiển trừ biến kế sở chấp tự tính không thật. Để đối trị phân biệt tổn giảm, nên nói: Phi không tính, do đây gọi là biến kế sở chấp tự tính, xa lìa tính nhất thiết thời hữu. Để đối trị phân biệt một tính, nên nói: Sắc không tính này chẳng phải tức là sắc, cho đến thức này không tính chẳng phải tức là thức. Bởi khác với tự tính. Sở dĩ vì sao? Sắc v.v… là biến kế sở chấp tự tính, không tính là viên thành thật tự tính. Để đối trị phân biệt khác tính, nên nói: Cũng không lìa sắc mà riêng có không tính, cho đến không tính tức là thức. Do biến kế sở chấp tự tính không có tướng, vì tách rời các vô tính kia là không thể được. Để đối trị phân biệt tự tính, nên nói: Đây chỉ có tên gọi. Như nói đây là sắc, cho đến đây là thức v.v…, là do lìa năng thuyên không có quyết định tự tính của sở thuyên. Đế đối trị phân biệt sai biệt, nên nói: Do tự tính kia là không sinh, cho đến chính bất tùy quán tịnh. Do khiển trừ tướng sinh sai biệt v.v… cho nên để đối trị phân biệt tùy danh nghĩa, nên nói: Ở chỗ so đo lường đạc các pháp giả lập tên khách, do tùy theo tên khách mà khởi ngôn thuyết như vậy v.v…Để đối trị phân biệt nghĩa danh, nên nói: Bồ-tát đối với tất cả tên gọi như vậy chính bất tùy quán. Vì chính bất tùy quán nên không sinh chấp trước. Do tùy theo nghĩa nên đối với danh không thấy không chấp.

Vô phân biệt lược có 3 thứ: 1. Tri túc vô phân biệt, 2. Vô điên đảo vô phân biệt, 3. Vô hý luận vô phân biệt. Ba thứ này hàng dị sinh, Thanh Văn, Bồ-tát như thứ tự cần phải biết. Do các dị sinh đối với một vô thường v.v.. các pháp tính cứu cánh tư duy rồi liền sinh mừng đủ, cho điều đó là tất nhiên không mong gì khác. Đó gọi là tri túc vô phân biệt. Bấy giờ tất cả tầm tư phân biệt đều chấm dứt. Do các Thanh Văn trong các uẩn để đối trị thường v.v… các điên đảo nên khi như lý quán sát chỉ có sắc pháp v.v… liền được xuất thế gian trí, thông đạt vô ngã tính. Đó gọi là không điên đảo vô phân biệt. Do các Bồ-tát biết sắc v.v… các pháp chỉ là hý luận liền có thể trừ hết tướng của tất cả pháp được trí xuất thế gian sau cùng cực kỳ tịch tĩnh, thông đạt biến khắp chân như. Đó gọi là không hý luận vô phân biệt. Trí vô phân biệt này lại lìa 5 tướng, là chẳng phải không tác ý, chẳng phải siêu quá, chẳng phải tịch chỉ, chẳng phải tự tính, và chẳng phải làm gia hành đối với sở duyên mà gọi là vô phân biệt. Sở dĩ vì sao? Vì nếu không tác ý mà gọi là vô phân biệt thì ngủ mùi, say rượu v.v… cũng là trí vô phân biệt vì nó không tư duy tướng các pháp. Nếu siêu quá mà bảo là vô phân biệt thì từ đệ nhị tĩnh lự trở lên tất cả các địa phải là trí vô phân biệt vì nó siêu quá tầm tứ. Nếu vậy tâm tâm pháp 3 cõi là thể của phân biệt, nói tức là mâu thuẫn. Nếu tịch chỉ mà gọi là vô phân biệt thì diệt thụ tưởng định phải là trí vô phân biệt, vì tâm tâm pháp phân biệt trong nó đã chấm dứt. Nếu vậy thì trí cũng phải không có. Nếu tự tính nên nói là vô phân biệt thì sắc v.v… cũng phải là trí vô phân biệt, vì tự tính của chúng là phi phân biệt. Nếu đối với sở duyên làm gia hành mà bảo là vô phân biệt thì phân biệt tính phải là vô phân biệt trí. Nếu bảo đây là vô phân biệt thì tướng gia hành này tức là tướng phân biệt. Cho nên vô phân biệt trí chẳng phải 5 tướng kia. Nếu vậy phải quán tướng vô hý luận vô phân biệt như thế nào? Nghĩa là nơi sở duyên không khởi gia hành. Đây là thế nào? Nếu các Bồ-tát quá tùy thuận dạy quán sát các pháp, hoặc tính hoặc đều không chân thật, do đây sức quán sát, thường tập duy trì, không do gia hành, trong như thật không hý luận, tất cả pháp trong chân như nội tâm tịch định, như vậy mới gọi là vô hý luận vô phân biệt trí.

Lại nữa, nếu các Bồ-tát tính là lợi căn sao lại còn khiến luyện căn? Nghĩa là y lợi nhuyến căn dẫn phát trung lợi căn. Lại y trung lợi căn dẫn phát lợi lợi căn. Trước đã nói tính tất cả Bồ-tát là lợi căn mà lại nói trong mỗi thời thường thường phải tu luyện căn, là do tự chủng loại lại có nhuyến v.v… 3 phẩm, sau tiếp tục dẫn phát nên gọi là luyện căn. Nếu khác đây thì các Bổ-đặc-già-la có chủng tính lợi căn, căn chỉ duy nhất có một phẩm. Các Bồ-tát căn phẩm sai biệt nên không thể được mà có thể được tức là trong lợi căn có sai biệt.

HẾT QUYỂN 14