ĐẠI THỪA A TÌ ĐẠT MA TẠP TẬP LUẬN
An Huệ Bồ-tát tập hợp
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt

 

QUYỂN 1

Phẩm 1 – 1: PHẨM 3 PHÁP TRONG BẢN SỰ PHẦN

Các hội chân tịnh lý cứu cánh,

Vượt biển Thánh hạnh lên bờ kia,

Chứng đắc tất cả pháp tự tại,

Khéo quyền hóa đạo không nghĩ bàn.

Vô lượng hy hữu thắng công đức,

Tự tha đều lợi sở y chỉ.

Kính lễ như vậy đấng Đại Giác,

Vô đẳng diệu pháp, các Thánh chúng,

Kính lễ khai diễn bản luận sư,

Bậc thân thừa Thánh chỉ phân biệt.

Do ngộ khế kinh và giải thích,

Nên phát chính cần làm tổng hợp.

Nay trong tụng này kính đảnh lễ xưng tán công đức tối thắng không điên đảo để cúng dường Tam Bảo và hai sư đã tạo và giải thích luận này. Sở dĩ vì sao? Vì là sở y và năng khởi của luận này. Phật

Bạc-già-phạm là sở y bình đẳng tất cả giáo pháp của khế kinh v.v… Không thầy tự ngộ thật tính các pháp, chỗ sở y của một phần giáo khởi, nên từ đó không ngớt chúng Thánh đệ tử y pháp tùy học, làm chỗ sở y vì từ pháp giới lưu xuất. Kinh thích 2 sư cũng khế hợp chính pháp Như Lai nói ra, một phần cũng không điên đảo, văn tư tu hành làm y chỉ, nên theo đó mà tạo luận.

Hai bài tụng đầu hiển thị 6 nghĩa thắng đức của Như Lai. Đó là nghĩa của tự tính, nhân, quả, nghiệp, tương ưng, và sai biệt. Các hội chân tịnh lý cứu cánh, là hiển thị nghĩa của tự tính. Nghĩa là pháp thân chư Phật lấy nhất thiết chủng, chuyển y chân như làm thể tính. Vượt biển Thánh hạnh lên bờ kia, là hiển thị nghĩa của nhân. Nghĩa là Phật Bồ-đề từ nhất thiết chủng cực hỷ v.v… 10 địa Thánh hành vô lượng vô số đại kiếp viên mãn nhân tu tập sinh ra. Chứng đắc tất cả pháp tự tại, là hiển thị nghĩa của quả. Nghĩa là vĩnh đoạn tất cả phiền não chướng, sở tri chướng và các tập khí khác, chứng được quả vô thượng Tam Bồ-đề vô biên hy hữu công đức, tự tại chuyển đối với tất cả pháp. Khéo quyền hóa đạo không nghĩ bàn, là hiển thị nghĩa của nghiệp. Nghĩa là vì siêu việt cảnh phi nhất thiết trí, thần thông, ký thuyết, giáo giới, biền hiện v.v…, vô lượng phương tiện điều phục dắt dẫn các hữu tình có thể hóa độ khiến tâm giới thanh tịnh. Vô lượng hy hữu thắng công đức, là hiển thị nghĩa tương ưng. Nghĩa là siêu vượt số lượng suy tầm tư duy vô lượng các thứ khổ hạnh khó làm, phát sinh sức đại bi vô úy vô thượng tương ưng với công đức pháp bảo. Tự tha đều lợi sở y chỉ, là hiển thị nghĩa sai biệt. Nghĩa là thụ dụng thân, biến hóa thân, tự tính thân của Như Lai, như thứ tự là sở y của tự tha đều lợi. Sở y là nghĩa của thân, nghĩa của thể, là không sai biệt. Sở y của tự tha đều lợi là đứng về nghĩa thù thắng mà nói. Nghĩa là chỗ tự lợi tối thắng của thụ dụng thân là trong đại pháp hội có thể thụ được pháp Thánh tài rất sâu, rộng lớn đệ nhất. Biến hóa thân là tha lợi tối thắng biến khắp 10 phương tất cả thế giới, có thể khởi không ngớt như các việc biến hóa của nghề công xảo, thiết lập những gì hữu tình phải làm. Tự tính thân là pháp thân cộng hữu của các Thiện Thệ, cực kỳ vi tế, vì tất cả chướng chuyển y chân như làm thể. Với tự tha lợi đều là tối thắng, vì do chứng thân này được bao nhiêu thân khác. Ba thân Phật đây là nghĩa của sai biệt. Nên biết rằng trong đây cũng tán thán công đức của pháp tăng. Pháp bảo là gồm các nghĩa về tự tính nhân quả v.v… Tăng bảo là tùy theo đây tu học mà phát sinh, ngõ hầu khiến người học không có các sự sợ hãi nên mới tạo luận kiến lập thể tính này.

Bản sự với quyết trạch,

Mỗi đều có 4 thứ.

Gồm 3 pháp nên thành,

Đế pháp được luận nghị.

Bao nhiêu nhân thủ tướng,

Kiến lập với thứ tự.

Nghĩa dụ rộng phân biệt,

Gồm chung trong các tụng.

Hỏi: Vì sao mở đầu luận trước tiên nói về uẩn?

Đáp: Vì muốn khiến người học trong bao nhiêu nhân, các chỗ tư duy lựa chọn được thiện xảo. Sở dĩ vì sao? Vì do thiện xảo này có thể được 2 thứ xưng tán lợi ích. Đó là tác ý xưng tán lợi ích và luận nghị quyểt trạch xưng tán lợi ích.

Tác ý xưng tán lợi ích, nghĩa là khéo thuận tăng trưởng Xa-matha, Tì-bát-xá-na. Khéo thuận tăng trưởng Xa-ma-tha là ở nơi các tư duy lựa chọn như vậy đã làm thiện xảo vô ngại, tùy chỗ sở thích trong một cảnh giới chính quán hiện tiền, tâm dễ định. Khéo thuận tăng trưởng Tì-bát-xá-na là dùng vô lượng môn quán sát tất cả cảnh giới sở tri, mau khiến chính tuệ cứu cánh viên mãn.

Luận nghị quyết trạch xưng tán lợi ích, nghĩa là do khéo thông đạt các chỗ tư duy lựa chọn, nên thành tựu tất cả, vấn đáp tự tại, không sợ hãi các dị luận.

Hỏi: Uẩn, giới, xứ mỗi loại có bao nhiêu thứ?

Đáp: Uẩn có 5 thứ là sắc uẩn, thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn. Giới có 18 là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới, tỹ giới, hương giới, tỹ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới, ý thức giới. Xứ có 12 là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thanh xứ, tỹ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ.

Hỏi: Vì nhân gì uẩn chỉ có 5?

Đáp: Vì hiển thị 5 việc của ngã, cho nên gọi là hiển thị việc đầy đủ thân của ngã, việc thụ dụng của ngã, việc nói năng của ngã, việc tạo tác tất cả pháp và phi pháp của ngã, và việc y chỉ tự thể của ngã. Trong 5 việc này 4 việc trước là ngã sở, thứ 5 là ngã tướng. Nói thân cụ, là gồm cả sắc uẩn trong và ngoài. Thụ v.v… các uẩn là nghĩa của thụ dụng v.v… Trong tướng phải nói chỗ y chỉ của nó là tự thể của ngã. Nghĩa là thức uẩn là nghĩa ngã tướng sở y của thân cụ v.v… Sở dĩ vì sao? Hữu tình thế gian phần nhiều đối với thức uẩn kế chấp làm ngã, đối với các uẩn khác kế chấp làm ngã sở.

Hỏi: Vì nhân gì giới chỉ có 18?

Đáp: Do thân cụ v.v…có thể duy trì tính thụ dụng của 6 hành trong quá khứ và hiện tại. Thân, là nhãn v.v… 6 căn. Cụ, là sắc v.v… 6 cảnh. Thụ dụng của 6 hành trong quá khứ hiện tại, là 6 thức. Có thể duy trì, là 6 căn 6 cảnh có thể duy trì 6 thức, vì là sở y sở duyên. Quá khứ hiện tại 6 thức có thể duy trì thụ dụng, vì không bỏ tự tướng. Phải biết 18 thứ này do có nghĩa là có thể duy trì nên gọi là giới.

Hỏi: Vì nhân gì xứ chỉ có 12?

Đáp: Vì chỉ có thân và cụ có thể cùng với 6 hành vị lai thụ dụng làm sinh trưởng môn. Nghĩa là giống như quá khứ hiện tại tướng thụ dụng của 6 hành là nhãn v.v… duy trì, thì vị lai tướng thụ dụng của 6 hành lấy nhãn và nghĩa làm sinh trưởng môn cũng vậy. Nói chỉ có, nghĩa là chỉ dựa vào căn cảnh lập ra 12 xứ, không dựa vào 6 thứ thụ dụng tướng và thức.

Hỏi: Sao gọi là thủ uẩn?

Đáp: Bời hợp với thủ nên gọi là thủ uẩn. Thủ, nghĩa là trong các uẩn có dục tham. Vì sao dục tham gọi là thủ? Nghĩa là trong vị lai hiện tại các uẩn có thể dẫn không bỏ nên mong cầu vị lai nhiễm trước hiện tại dục tham gọi là thủ. Dục, là tướng của mong cầu. Tham là tướng của nhiễm trước. Do dục mong cầu tự thể vị lai làm phương tiện, nên dẫn thủ đương lai uẩn khiến khởi hiện tiền. Do tham nhiễm trước tự thể hiện tại làm phương tiện, nên chấp thủ hiện tại uẩn, khiến không lìa bỏ. Cho nên 2 thuyết này gọi là thủ.

Hỏi: Vì sao giới, xứ nói là có thủ pháp?

Đáp: Nên nói như uẩn. Phải biết giới, xứ hợp với thủ, nên nói là có thủ pháp.

Hỏi: Tướng của sắc uẩn như thế nào?

Đáp: Tướng biến hiện là tướng của sắc. Đây có 2 thứ: 1. Xúc đối biến hoại. 2. Phương sở thị hiện.

Xúc đối biến hoại, là do tay chân cho đến muỗi, rắn khi chạm xúc đối nhau thì liền biến hoại. Phương sở thị hiện, là phương hướng, nơi chốn có thể hiện ra sắc tướng như thế như thế. Những sắc như vậy hoặc do định tâm hoặc do bất định, tầm tư tương ưng các nét tạo thành.

Phương sở, là xứ sở hiện tiền. Sắc như thế như thế, nghĩa là như các ảnh tượng do quán cốt tỏa biết v.v… Sắc như thế như thế, nghĩa là hiển thị hình tướng sai biệt. Các nét tạo thành, nghĩa là như tướng tưởng tượng.

Hỏi: Tướng của thụ uẩn như thế nào?

Đáp: Tướng lãnh nạp là tướng của thụ uẩn. Nghĩa là do thụ nên lãnh nạp các thứ nghiệp tịnh bất tịnh mà được dị thục. Nếu là nghiệp thanh tịnh thì thụ quả dị thục vui, nghiệp không thanh tịnh thì thụ quả dị thục khổ, nghiệp tịnh và bất tịnh thì thụ quả dị thục không khổ không vui. Sở dĩ vì sao? Do nghiệp tịnh bất tịnh cảm được thức A-lạida dị thục thường cùng xả thụ tương ưng. Chỉ xả thụ này là thể của dị thục thật sự. Khổ vui 2 thụ là từ dị thục sinh cho nên giả nói là dị thục.

Hỏi: Tướng của tưởng uẩn như thế nào?

Đáp: Tướng tạo thành là tướng của tưởng. Do tưởng này nên tạo ra hình tượng các pháp, tùy theo nghĩa của thấy nghe hiểu biết mà khởi các ngôn thuyết. Thấy nghe hiểu biết, là mắt tiếp nhận nghĩa của cái thấy, tai nhận nghĩa của cái nghe, tự nhiên tư duy tạo thành như vậy. Như thế là nghĩa của hiểu. Những gì nhận từ bên trong là nghĩa của biết. Các ngôn thuyết là nghĩa của sự làm rõ.

Hỏi: Tướng của hành uẩn như thế nào?

Đáp: Tướng tạo tác là tướng của hành. Do hành này nên khiến tâm tạo tác. Nghĩa là nó sai khiến cái tâm đối với các phẩm thiện ác vô ký. Lại còn sai khiến cái tâm đối với các thứ khổ lạc v.v… Hỏi: Tướng của thức uẩn như thế nào?

Đáp: Tướng hiểu biết phân biệt là tướng của thức. Do thức này nên phân biệt hiểu biết các cảnh giới của sắc thanh hương vị xúc pháp. Hỏi: Tướng của nhãn giới như thế nào?

Đáp: Nghĩa là mắt đã từng và hiện thấy sắc, và chủng tử này chứa nhóm trong thức A-lại-da dị thục là tướng của nhãn giới. Mắt từng thấy sắc, là có thể duy trì nghĩa thụ dụng của quá khứ thức để hiển thị tính của giới. Hiện thấy sắc, là có thể duy trì nghĩa thụ dụng của hiện tại thức để hiển thị tính của giới. Và chủng tử này chứa nhóm trong thức A-lại-da dị thục, nghĩa là chủng tử của nhãn, hoặc chỉ tích tụ để dẫn nhãn căn sau này, hoặc đã thành thục làm sinh nhãn căn hiện tại. Hai thứ này gọi là nhãn giới, vì sinh nhân của nhãn. Giống như tướng của nhãn giới, tướng của nhĩ tỹ thiệt thân ý giới cũng vậy.

Hỏi: Tướng của sắc giới như thế nào?

Đáp: Các sắc mắt từng thấy hiện thấy, và nhãn giới tăng thượng nơi đây, gọi là tướng của sắc giới. Nhãn giới tăng thượng nơi đây, nghĩa là dựa vào sức tăng thượng của sắc căn sinh ngoại cảnh. Giống như tướng của sắc giới, tướng của thanh hương vị xúc pháp giới cũng vậy.

Hỏi: Tướng của nhãn thức giới như thế nào?

Đáp: Nghĩa là dựa vào nhãn duyên sắc, minh liễu phân biệt sắc tương tự, và các chủng tử này tích tụ trong thức A-lại-da dị thục, là tướng của nhãn thức giới. Giống như nhãn thức giới, tướng của nhĩ tỹ thiệt thân ý thức giới cũng vậy.

Hỏi: Tướng của xứ như thế nào?

Đáp: Giống như giới, tùy theo chỗ thích ứng. Nghĩa là mắt thì thấy sắc, và chủng tử này tùy theo nghĩa mà nói.

Sắc uẩn kiến lập như thế nào? Đó là các sở hữu sắc. Như 4 đại chủng và 4 đại chủng sở tạo. Nói sở tạo, nghĩa là do 4 đại chủng có nghĩa là nhân của sinh, y, lập, trì, dưỡng, tức dựa vào 5 nhân gọi là tạo. Sinh nhân, tức là khởi nhân. Bởi vì tách rời đại chủng thì sắc không khởi. Y nhân, tức là chuyển nhân. Vì do đại chủng biến đổi khác, có thể dựa vào tạo sắc tùy theo sự biến đổi khác. Trì nhân, tức là trụ nhân. Nghĩa là do đại chủng, các sở tạo sắc tương tự liên tục sinh, duy trì khiến không tuyệt mất. Dưỡng nhân, tức trưởng nhân. Nghĩa là do đại chủng nuôi dưỡng các tạo sắc kia làm cho tăng trưởng.

Bốn đại chủng là địa giới, thủy giới, hỏa giới và phong giới. Địa giới tính cứng chắc. Thủy giới tính ướt và chảy. Hỏa giới tính ấm nóng. Phong giới tính nhẹ và động.

Sở tạo sắc, là nhãn v.v… 5 căn, sắc thanh hương vị xúc một phần và pháp xứ sở nhiếp sắc.

Nhãn căn, là sở y của nhãn thức do 4 đại chủng tạo thành, thanh tịnh sắc là thể. Nhĩ căn, là sở y của nhĩ thức do 4 đại chủng tạo thành, thanh tịnh sắc là thể. Tỹ căn, là sở y của tỹ thức do 4 đại chủng tạo thành, thanh tịnh sắc là thể. Thiệt căn, là sở y của thiệt thức do 4 đại chủng tạo thành, thanh tịnh sắc là thể. Thân căn, là sở y của thân thức do 4 đại chủng tạo thành, thanh tịnh sắc là thể. Ý căn, là sở y của ý thức do 4 đại chủng tạo thành, thanh tịnh sắc là thể.

Sắc, là nghĩa sở hành của nhãn căn do 4 đại chủng tạo ra. Nghĩa là xanh, vàng, đỏ, trắng, dài, ngắn, vuông, tròn, thô, tế, cao, thấp, ngay, không ngay, ánh sáng, bóng, sáng, tối, mây, khói, bụi, mù, huýnh sắc, biểu sắc, không nhất hiển sắc. Đây lại có 3 thứ là sắc tốt, sắc không tốt và sắc trái với cả hai. Ba thứ này tạo lập ra 25 sắc như xanh v.v… do 6 nhân là tướng, an lập, tổn ích, tác sở y, tác tướng và trang nghiêm. Như thế theo thứ tự có 4, 10, 8, 1,1,1. Huýnh sắc, là sắc lìa các ngại xúc có thể được rất xa. Không nhất hiển sắc, là các hiển sắc thấy ở trên như xanh v.v…

Thanh, là nghĩa sở thủ của nhĩ căn do 4 đại chủng tạo thành, hoặc vừa ý, hoặc không vừa ý, hoặc trái với cả hai, hoặc nhân thụ đại chủng, hoặc nhân không thụ đại chủng, hoặc đều nhân đại chủng, hoặc thế cộng thành, hoặc thành sở dẫn, hoặc biến kế sở chấp, hoặc gồm cả Thánh ngôn hoặc không gồm Thánh ngôn. Như vậy là 11 thứ thanh, được thành lập bởi 5 thứ nhân. Đó là tướng, tổn ích, nhân sai biệt, thuyết sai biệt, và ngôn sai biệt. Tướng, là nhĩ căn thủ nghĩa. Thuyết sai biệt, là thế sở cộng thành v.v…, còn 3 cái khác tùy thích ứng. Nhân thụ đại chủng, là tiếng nói tiếng kêu v.v… Nhân không thụ đại chủng, là tiếng cây cối v.v… Nhân cả hai, là tiếng vỗ tay v.v…. Thế sở cộng thành, là gồm những tiếng nói của thế tục. Thành sở dẫn, là tiếng nói của các Thánh giả. Biến kế sở chấp, là những gì ngoại đạo nói. Gồm Thánh ngôn hoặc phi Thánh ngôn, là y kiến v.v… 8 thứ ngôn thuyết.

Hương, là nghĩa sở thủ của tỹ căn do 4 đại chủng tạo ra. Hương có mùi thơm, mùi hôi, mùi bình đẳng, mùi câu sinh, mùi hòa hợp, mùi biến đổi. Mùi hương do 3 nhân thành lập là tướng, tổn ích, và sai biệt. Mùi câu sinh là như mùi Chiên-đàn-na v.v…, mùi hòa hợp là các mùi hòa vào nhau, mùi biến đổi là như mùi trái cây chín v.v…

Vị, là nghĩa sở thủ của thiệt căn do 4 đại chủng tạo ra. Vị có đắng, chua, ngọt, cay, mặn, nhạt, hoặc vừa ý hoặc không vừa ý hoặc trái cả hai, hoặc câu sinh, hoặc hòa hợp, hoặc biến đổi. Sự thành lập của vị này cũng giống như sự thành lập hương.

Xúc một phần, là nghĩa sở thủ của thân căn do 4 đại chủng tạo ra. Như trơn láng, thô ráp, nhẹ, nặng, mềm, hoãn, gấp, lạnh, đói, khát, no, sức yếu, ngột ngạt, ngứa, dính, bệnh, già, chết, mệt, nghỉ, mạnh mẽ. Xúc một phần này do 8 nhân thành lập là tướng, cọ xát, khen, đụng chạm, nắm cầm, trà trộn, giới không bình đăng, giới bình đẳng. Nước có gió vào thì lạnh. Đất có nước vào thì dính. Giới bình đẳng nên nghỉ, có sức mạnh. Sức mạnh là không sợ no. Do 2 thứ giới không bình đẳng nên có đói. Ngoài ra trạng thái khác là xúc.

Pháp xứ sở nhiếp sắc, đại lược có 5 thứ là cực lược sắc, cực huýnh sắc, thụ sở dẫn sắc, biến kế sở khởi sắc, và tự tại sở sinh sắc. Cực lược sắc, là sắc cực vi. Cực huýnh sắc, là sắc lìa các xúc ngại.

Thụ sở dẫn sắc, là vô biểu sắc. Biến kế sở khởi sắc, là sắc ảnh tượng. Tự tại sở sinh sắc, là cảnh sắc hiện hành của tĩnh lự giải thoát.

Thụ uẩn kiến lập như thế nào? Là 6 thụ thân, do nhãn xúc sinh thụ cho đến ý xúc sinh thụ. Thụ có thể vui, khổ hoặc không vui không khổ. Lại có lạc thân thụ, khổ thân thụ và không khổ không lạc thân thụ, có lạc tâm thụ, khổ tâm thụ và không khổ không lạc tâm thụ. Lại có lạc vị thụ, khổ vị thụ, không khổ không lạc vị thụ, không lạc vị thụ, không khổ vị thụ, không khổ không lạc vị thụ. Lại có lạc y đam trước thụ, khổ y đam trước thụ, không khổ không lạc y đam trước thụ, lạc y xuất ly thụ, khổ y xuất ly thụ, không khổ không lạc y xuất ly thụ. Thân thụ, là 5 thức tương ưng thụ. Tâm thụ, là ý thức tương ưng thụ. Có vị thụ, là tự thể ái tương ưng thụ. Không vị thụ, là ái này không tương ưng thụ. Y đam trước thụ, là diệu ngũ dục ái tương ưng thụ. Y xuất ly thụ, là ái này không tương ưng thụ. Như vậy thụ là do 4 nhân thành lập, tức là sở y, tự thể, nhóm họp sở y, và tạp nhiễm thanh tịnh. Nhóm họp sắc sở y thành lập thân thụ. Nhóm họp vô sắc sở y thành lập tâm thụ. Do tạp nhiễm nên thành lập có vị v.v… Do thanh tịnh nên thành lập không vị v.v… Nói ái này không tương ưng, là ly hệ và tùy thuận ly hệ.

Tưởng uẩn kiến lập như thế nào? Là 6 tưởng thân, do nhãn xúc sinh tưởng cho đến ý xúc sinh tưởng. Do tưởng này nên biết hữu tướng, biết vô tướng, biết tiểu, đại, vô lượng, biết vô thiểu, sở hữu, vô sở hữu xứ. Hữu tướng tưởng, là các tưởng trừ bất thiện ngôn thuyết, vô tướng giới định và Hữu đỉnh định tưởng. Vô tướng tưởng, là trừ các tưởng trước. Tiểu tưởng, là các tưởng có thể biết Dục giới. Đại tưởng, là các tưởng có thể biết Sắc giới. Vô lượng tưởng, là các tưởng có thể biết không vô biên xứ, thức vô biên xứ. Vô sở hữu xứ tưởng, là các tưởng có thể biết vô sở hữu xứ. Bất thiện ngôn thuyết tưởng, là vì chưa học ngôn ngữ nên tuy đối sắc khởi tưởng mà không thể biết. Đây gọi là sắc nên gọi là vô tướng tưởng. Vô tướng giới định tưởng, là tưởng vô tướng Niết-bàn, lìa sắc v.v… tất cả tướng, nên gọi là vô tướng tưởng. Hữu đỉnh định tưởng, là tưởng ấy không sáng suốt nhạy bén, không thể đối cảnh vẽ ra các tướng, nên gọi là vô tướng tưởng. Tiểu, là Dục giới thấp kém. Đại, là Sắc giới tăng thượng. Vô lượng, là không vô biên xứ, thức vô biên xứ, không có giới hạn, cho nên duyên các tưởng kia cũng gọi là nhỏ, lớn, vô lượng.

Hành uẩn kiến lập như thế nào? Là 6 tư thân, do nhãn xúc sinh tư, cho đến ý xúc sinh tư. Do tư này nên tư tạo ra các thiện, tư tạo tạp nhiễm, tư tạo phần vị sai biệt. Lại nữa, tư này trừ thụ và tưởng cùng các tâm sở hữu pháp với tâm bất tương ưng hành, gọi chung là hành uẩn. Tuy trừ thụ tưởng, tất cả tâm sở hữu pháp và tâm bất tương ưng hành đều là tướng của hành uẩn. Nhưng tư tối thắng, với tất cả hành là dẫn đầu cho nên nghiêng về hiển thị nghĩa này nên nói do tư tạo thiện pháp v.v… Thiện, là phải nói là tín v.v… Tạp nhiễm, phải nói là tham v.v… căn bản phiền não và tham v.v… thiểu phần phiền não của phiền não phần. Phần vị sai biệt, là nơi tư phát ra các thứ hành vị, giả lập tâm bất tương ưng hành.

Hỏi: Những gì gọi là các tâm sở hữu pháp?

Đáp: Là tác ý, xúc, dục, thắng giải, niệm, Tam-ma-địa, tuệ, tin, tàm, quý, không tham, không sân, không si, cần, an, không phóng dật, xả, không hại, tham, sân, mạn, vô minh, nghi, Tát-ca-da kiến, biên chấp kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến, phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, kiêu, hại, không tàm, không quý, hôn trầm, trạo cử, không tin, lười biếng, phóng dật, quên mất niệm, không biết đúng, tán loạn, ham ngủ, làm điều xấu, tầm, tứ. Như vậy tư có 55 pháp, gồm biến hành, biệt cảnh, thiện, phiền não, tùy phiền não, và bất định. Theo thứ tự là 5, 5, 11, 10, 20, 4. Lại nữa các tâm sở hữu pháp này cần phải phân biệt rộng về tướng và về nghiệp.

Tư, là trong tâm tạo tác ý nghiệp làm thể, trong thiện, bất thiện, vô ký phẩm sai khiến tâm làm nghiệp. Trong tâm tạo tác ý nghiệp làm thể là nói tướng của nó. Trong thiện phẩm v.v… sai khiến tâm làm nghiệp là nói nghiệp của nó, vì phát khởi tâm trong các pháp tác thiện v.v…

Tác ý, là tâm phát động làm thể, trong cảnh sở duyên giữ tâm làm nghiệp. Trong cảnh sở duyên giữ tâm làm nghiệp, nghĩa là ngay trong cảnh này thường thường dẫn tâm, cho nên tâm được định gọi là được tác ý.

Xúc, là dựa vào 3 hòa hợp, các căn biến đổi phân biệt làm thể, thụ sở y làm nghiệp. Nghĩa là khi thức sinh, các căn sở y tùy thuận sinh khởi hành tướng biến đổi như khổ lạc các thụ v.v… tùy theo hành tướng này phân biệt sinh xúc.

Dục, là đối với lạc sự dẫn phát sự mong muốn làm thể, chính cần sở y làm nghiệp. Nói dẫn phát các mong muốn, nghĩa là dục dẫn dắt tất cả tác dụng gồm thấy nghe v.v…

Thắng giải, là đối với sự quyết định tùy chỗ quyết định giữ in như vậy làm thể, không thể dẫn chuyển làm nghiệp. Tùy chỗ quyết định giữ in như vậy, nghĩa là hiểu rõ sự việc như vậy mà quyết định rồi, không quyết định gì khác. Do thắng giải nên có thắng duyên không thể dẫn chuyển.

Niệm, là đối các việc quen tập khiến tâm ghi nhớ rõ ràng không quên làm thể, không tán loạn làm nghiệp. Việc quen tập, nghĩa là trước đã thụ. Nghiệp không tán loạn, là do niệm đối với cảnh ghi nhớ rõ ràng khiến tâm không tán.

Tam-ma-địa, là đối cảnh sở quán khiến tâm chuyên nhất làm thể, trí sở y chỉ làm nghiệp. Khiến tâm chuyên nhất, là trong một cảnh giới khiến tâm không tán. Trí sở y, là tâm ở trong tĩnh định biết như thật.

Tuệ, là đối với cảnh sở quán, trạch pháp làm thể, đoạn nghi làm nghiệp. Đoạn nghi, nghĩa là do tuệ trạch pháp được quyết định.

Tin, là đối với hữu thể, hữu đức, hữu năng thì nhẫn khả, thanh tịnh, hy vọng làm thể, lạc dục sở y làm nghiệp. Nghĩa là đối với thật hữu thể thì khởi nhẫn khả hành tín, đối với hữu đức thì khởi thanh tịnh hành tín, đối với thật hữu năng thì khởi hy vọng hành tín. Nghĩa là tin rằng ta có năng lực có thể thành.

Tàm, là đối với tội ác tự hổ thẹn làm thể, chấm dứt sở y ác hành làm nghiệp.

Quý, là đối với tội ác hổ thẹn với người làm thể, nghiệp thì giống như nói ở tàm.

Không tham, là đối với những gì mình có, không đắm trước làm thể, sở y của ác hành không chuyển làm nghiệp.

Không sân, là đối với các khổ và khổ cụ của hữu tình không giận làm thể, sở y của ác hành không chuyển làm nghiệp.

Không si, là do báo giáo chứng trí, quyết trạch làm thể, sở y của ác hành không chuyển làm nghiệp. Tàm v.v…dễ hiểu nên không giải thích lại. Báo giáo chứng trí, nghĩa là hiện được tuệ sinh do văn tư tu. Quyết trạch, là gồm có tuệ dũng và cần.

Cần, là mặc áo giáp phương tiện, không hạ thấp không thoái lui không cho là đủ, tâm dũng mạnh làm thể, thành mãn thiện phẩm làm nghiệp. Nghĩa là như kinh nói: Có thế, có cần, có dũng, cứng mạnh không bỏ phương tiện chuyển thắng thiện. Như thứ tự nên phối hợp giải thích các câu mặc áo giáp, tâm dũng mạnh v.v… Mãn thiện phẩm, nghĩa là có thể viên mãn tùy theo mới nhập căn bản tĩnh lự. Thành thiện phẩm, nghĩa là ngay nơi đây tu trị cực thiện.

An, là chấm dứt thân tâm thô trọng, thân tâm điều hòa thoải mái làm thể, trừ bỏ tất cả chướng ngại làm nghiệp. Trừ bỏ tất cả chướng ngại, nghĩa là do y chỉ thế lực này mà chuyển.

Không phóng dật, là y chỉ chính cần không tham sân si tu các thiện pháp, trong tâm phòng hộ các pháp hữu lậu làm thể, thành mãn tất cả phúc thế và xuất thế làm nghiệp. Nghĩa là do chính cần v.v… làm trước có thể tu tất cả thiện pháp và phòng ngừa hữu lậu. Cho nên dựa vào 4 pháp này giả lập cái thể của không phóng dật. Pháp hữu lậu, nghĩa là các lậu và cảnh giới xứ sở của lậu.

Xả, là y chỉ chính cần không tham sân si, trái với tạp nhiễm trụ, tâm bình đẳng tính, tâm chính trực tính, tâm vô công dụng trụ tính làm thể, không dung chứa tạp nhiễm sở y làm nghiệp. Tâm bình đẳng tính, nghĩa là lấy sơ trung hậu vị, xả bỏ sai biệt. Sở dĩ vì sao? Vì xả với tâm tương ưng, lìa tính bất bình đẳng như trầm một v.v… trước tiên chứng được tâm bình đẳng tính. Do tâm bình đẳng, xa lìa gia hành, tự nhiên liên tục cho nên tiếp đến lại chứng được tâm chính trực tính. Do tâm chính trực, đối với các tạp nhiễm không lo không khiếp sợ cho nên cuối cùng chứng được tâm vô công dụng trụ tính.

Không hại, là không sân, một phần của thiện căn, tâm bi mẫn làm thể, không tổn não làm nghiệp. Phải biết rằng không hại không tách rời không sân nên cũng là giả.

Tham, là 3 cõi ái làm thể, chúng sinh khổ làm nghiệp. Chúng sinh khổ, nghĩa là do ái lực 5 thủ uẩn sinh.

Sân, là đối với các hữu tình khổ và khổ cụ tâm ghét giận làm thể, sở y của không an ổn trụ ác hành làm nghiệp. Không an ổn trụ, nghĩa là tâm ôm ghét giận phần nhiều trụ trong khổ.

Mạn, là y chỉ Tát-ca-da kiến, tâm cao cử làm thể, sở y của bất kính khổ sinh làm nghiệp. Bất kính, nghĩa là kiêu ngạo đối với sư trưởng và người có đức. Khổ sinh, nghĩa là sinh hậu hữu.

Vô minh, là 3 cõi vô trí làm thể, trong các pháp là sở y của tà quyết định, nghi, tạp nhiễm sinh khởi làm nghiệp. Tà quyết định, nghĩa là trí điên đảo. Nghi, nghĩa là do dự. Tạp nhiễm sinh khởi, nghĩa là tham v.v… các phiền não hiện hành. Các sở y ấy, nghĩa là do ngu si khởi các phiền não.

Nghi, là đối với đế lý do dự làm thể, y chỉ của thiện phẩm không sinh làm nghiệp. Đối với đế lý do dự, là cũng gồm trong do dự đối với sự thật. Tùy theo thích ứng, cũng gồm diệt đạo đế. Thiện phẩm không sinh, nghĩa là do không quyết định, không tạo thiện nghiệp không tu hành.

Tát-ca-da kiến, là đối với 5 thủ uẩn v.v…tùy quán hoặc chấp thường hoặc chấp đoạn, các nhẫn, dục, giác, quán, kiến làm thể, chướng ngại sự xuất ly xử trung hành làm nghiệp. Xử trung hành, nghĩa là lìa duyên đoạn thường, khởi chính trí.

Kiến thủ, là đối với các kiến và 5 thủ uẩn sở y của kiến v.v… tùy quán chấp cho là tối thắng thượng diệu, các nhẫn, dục, giác, quán kiến làm thể, sở y của chấp bất chính kiến làm nghiệp.

Giới cấm thủ, là đối với các giới cấm và 5 thủ uẩn sở y của giới cấm v.v… tùy quán chấp cho là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly, các nhẫn, dục, giác, quán kiến làm thể, sở y của việc làm cực nhọc mà không kết quả làm nghiệp. Giới cấm, nghĩa là ác kiến làm trước. Cực nhọc mà không kết quả, là do việc làm đây không thể xuất ly được.

Tà kiến, là phỉ báng nhân phỉ báng quả, hoặc chê bai tác dụng, hoặc phá hoại sự thật, hoặc tà phân biệt, các nhẫn, dục, giác, quán kiến làm thể, đoạn thiện căn làm nghiệp, và sở y cho bất thiện căn kiên cố làm nghiệp, sinh khởi bất thiện căn làm nghiệp, thiện không sinh khởi làm nghiệp. Phỉ báng nhân, nghĩa là không thí cho, không ái lạc, không thờ phụng, không diệu hành, không ác hành v.v… Phỉ báng quả, nghĩa là cho rằng không có nghiệp diệu hành và ác hành chiêu cảm dị thục v.v… Phỉ báng tác dụng, nghĩa là cho rằng không có thế gian này không có thế gian khác, không cha, không mẹ, không có hữu tình hóa sinh v.v…, phỉ báng tác dụng của sự qua lại các đời khác, phỉ báng tác dụng của chủng tử tự nhiên duy trì, phỉ báng tác dụng liên tục. Phá hoại sự thật, nghĩa là cho rằng không thế gian A-la-hán v.v… Tà phân biệt, nghĩa là bao nhiêu tất cả kiến chấp phân biệt điên đảo. Đoạn thiện căn, nghĩa là do tăng thượng tà kiến phi nhất thiết chủng.

Hỏi: Như vậy 5 kiến có bao nhiêu kiến là tăng ích có bao nhiêu kiến là tổn giảm?

Đáp: Có 4 là tăng ích kiến. Ở trong cảnh sở tri tăng ích tự tính và sai biệt, cho nên trong các kiến tăng ích đệ nhất và thanh tịnh. Nghĩa là trong 5 thủ uẩn cảnh sở tri vô ngã tăng ích tự tính ngã ngã sở là Tát-ca-da kiến, tăng ích sai biệt, ngã thường vô thường là biên chấp kiến. Trong các ác kiến tăng ích đệ nhất là kiến thủ. Ở nơi kiến này tăng ích thanh tịnh là giới cấm thủ. Một đa phần, là tổn giảm kiến. Một đa phần, là do tà phân biệt không cần tổn giảm.

Hỏi: Các kiến chấp đời trước đời sau, trong 5 này gồm trong bao nhiêu kiến?

Đáp: Hoặc 2 hoặc tất cả.

Hỏi: Có các kiến đối với những việc không thể ghi nhớ thì trong 5 này gồm trong bao nhiêu kiến?

Đáp: Hoặc 2 hoặc tất cả. Hai, là tự tướng của biên chấp kiến và tà kiến. Tất cả, là quyến thuộc của 5 kiến.

Hỏi: Bạc-già-phạm quán sai lầm gì mà trong uẩn giới xứ dùng 5 thứ tướng chê bai chấp ngã?

Đáp: Quán chúng nhiếp thụ Tát-ca-da kiến là có 5 thứ sai lầm. Đó là sai lầm do khác tướng, sai lầm do vô thường, sai lầm do không tự tại, sai lầm do không thân, sai lầm không do công dụng giải thoát. Sai lầm do khác tướng, nghĩa là sắc uẩn v.v… không phải là thể tính của ngã, vì khác tướng ngã. Sai lầm do vô thường, nghĩa là không phải ngã ở trong sắc uẩn v.v…, vì ngã phải vô thường. Sở dĩ vì sao? Vì không phải không sở y có năng y. Sai lầm do không tự tại, nghĩa là không nên quán ngã có sắc v.v…, vì ngã phải không tự tại. Sở dĩ vì sao? Vì ngã đối với sắc v.v… không thể chuyển một cách tự tại. Sai lầm do không thân, nghĩa là không phải tách rời sắc v.v… có ngã nơi khác, vì ngã phải là không thân. Sở dĩ vì sao? Tách rời thân mà chấp ngã là không thể được. Sai lầm không do công dụng giải thoát, nghĩa là giả sử phân biệt tướng ngã như vậy cũng không hợp lý. Vì ngã vô sắc v.v… là không do công dụng nên giải thoát. Sở dĩ vì sao? Vì thân trói buộc, vô ngã thì tự nhiên giải thoát.

Hỏi: Năm thủ uẩn có 20 câu Tát-ca-da kiến. Nghĩa là chấp sắc là ngã, ngã có các sắc. Sắc thuộc nơi ngã, ngã ở trong sắc. Như vậy chấp thụ tưởng, hành, thức là ngã, ngã có thức v.v…, thức v.v… thuộc ngã, ngã ở trong thức v.v… Trong các kiến đây bao nhiêu là ngã kiến, bao nhiêu là ngã sở kiến?

Đáp: Năm là ngã kiến. Mười lăm là ngã sở kiến. Nghĩa là chấp sắc là ngã, chấp thụ, tưởng, hành, thức là ngã. Năm thứ này là ngã kiến. Ngoài ra 15 thứ là ngã sở kiến.

Vì nhân gì 15 là ngã sở kiển? Vì tương ưng ngã sở, vì tùy chuyển theo ngã sở, vì không tách rời ngã sở. Tương ưng ngã sở, nghĩa là vì ngã có sắc cho đến ngã có thức. Sở dĩ vì sao? Do ngã tương ưng với chúng nên nói có chúng. Tùy chuyển theo ngã sở, nghĩa là sắc thuộc ngã cho đến thức thuộc ngã. Sở dĩ vì sao? Nếu chúng do sức tự tại chuyển này, hoặc xả bỏ, hoặc sai khiến, thế gian nói chúng là ngã sở. Không tách rời ngã sở, nghĩa là ngã ở trong sắc cho đến ngã ở trong thức. Sở dĩ vì sao? Vì chúng chấp thật ngã ở trong uẩn, tùy hành khắp cả thể.

Hỏi: Tát-ca-da kiến phải nói là đối với sự rõ ràng hay không rõ ràng?

Đáp: Phải nói là đối với sự, không được quyết định rõ ràng. Như thấy cái dây vọng khởi cho là con rắn. Đối với sự không quyết định rõ ràng, là nếu quyết định rõ ràng thật tướng của sắc v.v…thì chắc chắn không khởi hư vọng ngã kiến. Ví như có người chợt bổng nhiên thấy sợi dây liền chấp cho là con rắn, không rõ tướng sợi dây nên mới khởi chấp con rắn.

Phẫn, là một phần của sân, y chỉ tướng hiện tiền không đem lại lợi ích, tâm tức giận làm thể, sở y của việc phẫn uất mà cầm cây gậy làm nghiệp. Phải biết phẫn v.v… là giả kiến lập, vì tách rời sân ngoài ra không có tính nào khác.

Hận, là từ đây trở ra sau tức một phần của sân, ôm oán vào lòng không bỏ làm thể, sở y của không nhẫn nhịn làm nghiệp. Từ đây trở ra sau, nghĩa là từ sau phẫn. Không nhẫn nhịn, nghĩa là không chịu được những việc gì không đem lại lợi ích.

Phú, là đối với việc tạo tội khi người khác nêu lên, một phần của si che giấu làm thể, sở y của hối, không an trụ làm nghiệp. Người che giấu tội làm ra tất nhiên tâm lo âu hối hận, do đó không được trụ trong an ổn.

Não, là một phần của sân, trước nó là phẫn và hận, tâm giằn vặt ray rứt làm thể, sở y của nói năng thô bạo làm nghiệp, sinh khởi phi phúc làm nghiệp, ở không yên ổn làm nghiệp. Nói năng thô bạo, nghĩa là ngôn ngữ hung bạo làm đau lòng người.

Tật, là đắm trước lợi dưỡng, thấy người phồn vinh thì không chịu được, một phần của sân, tâm đố kỵ làm thể, khiến tâm ở trong lo buồn không yên ổn làm nghiệp.

Xan, là đắm trước lợi dưỡng, một phần của tham đối với của cải vật chất cho đời sống, tâm keo kiệt làm thể, sở y của không xả bỏ làm nghiệp. Không xả bỏ, là do keo kiệt bỏn sẻn, không phải thứ cần dùng cũng hằng cóp nhặt chứa để.

Cuống, là đắm trước lợi dưỡng, một phần của tham, si, dối trá hiện công đức làm thể, sở y cho tà mạng làm nghiệp.

Siểm, là đắm trước lợi dưỡng, một phần của tham, si, giả tạo phương tiện che giấu tội ác làm thể, chướng ngại chính giáo thụ làm nghiệp. Giả tạo phương tiện che giấu tội ác, nghĩa là mượn việc này để tránh việc khác. Chướng ngại chính giáo thụ, là không như thật phát lồ chỗ sai phạm nên không đảm nhiệm việc dạy dỗ.

Kiêu, là dựa vào tướng trẻ tuổi sống lâu không bệnh, hoặc được một vinh lợi hữu lậu nào đó, một phần của tham khiến tâm vui mừng làm thể, sở y của tất cả phiền não và tùy phiền não làm nghiệp. Tướng sống lâu, nghĩa là biết không chết là trước phân biệt tướng này. Do đó sinh kiêu hãnh phóng túng về tuổi thọ. Tùy theo một vinh lợi hữu lậu nào đó, nghĩa là những việc như dòng họ, sắc đẹp, sức mạnh, thông minh, giàu có, tự tại v.v… Vui mừng, nghĩa là các vui mừng ô nhiễm sai biệt.

Hại, là một phần của sân, không ai, không bi, không mẫn làm thể, tổn não hữu tình làm nghiệp.

Không tàm, là thuộc phần tham sân si, đối với các tội lỗi không tự hổ thẹn làm thể, trợ bạn cho tất cả phiền não và tùy phiền não làm nghiệp.

Không quý, là thuộc phần tham sân si, đối với các tội lỗi không xấu hổ với người làm thể, nghiệp giống như nói ở không tàm.

Hôn trầm, là thuộc ngu si phần, tâm không kham nhiệm làm thể, chướng Tì-bát-xá-na làm nghiệp.

Trạo cử, là thuộc tham dục phần, tùy niệm tịnh tướng, tâm không tịch tĩnh làm thể, chướng Xa-ma-tha làm nghiệp. Tùy niệm tịnh tướng, nghĩa là hồi ức lại việc đã qua, tùy thuận tham dục mà cười giỡn v.v… nên tâm không tịch tĩnh.

Không tin, là thuộc ngu si phần, đối với các thiện pháp tâm không nhẫn chịu, tâm không thanh tịnh, tâm không hy vọng làm thể, sở y của lười biếng làm nghiệp. Sở y của lười biếng là do không tin nên không thích muốn có phương tiện gia hành.

Lười biếng, là thuộc ngu si phần, ưa vật dựa ngủ nghê, tâm không siêng năng làm thể, chướng tu phương tiện thiện phẩm làm nghiệp.

Phóng dật, là dựa vào lười biếng và tham sân si không tu thiện pháp, đối với pháp hữu lậu tâm không phòng hộ làm thể, sở y của tăng ác tổn thiện làm nghiệp.

Quên mất niệm, là niệm tương ưng phiền não làm thể, sở y cho tán loạn làm nghiệp.

Không biết đúng, là tuệ tương ưng phiền não làm thể. Do tuệ này nên khởi hiểu biết không đúng đối với hành động của thân ngữ và tâm. Sở y của hủy phạm làm nghiệp. Không hiểu biết đúng đối với hành động của thân ngữ và tâm, nghĩa là đối với các việc quá vãng, vị lai không chính quán sát, bởi không biết rõ những gì nên làm không nên làm nên có nhiều hủy phạm.

Tán loạn, là thuộc phần tham sân si, tâm lưu tán làm thể. Đây lại có 6 thứ là tự tính tán loạn, ngoại tán loạn, nội tán loạn, tướng tán loạn, thô trọng tán loạn, và tác ý tán loạn. Tự tính tán loạn, nghĩa là 5 thức thân do tự tính của chúng không có công năng trong nội tĩnh định. Ngoại tán loạn, nghĩa là khi tu chính thiện pháp, đối với 5 diệu dục tâm đuổi theo tứ tán. Tức phương tiện tu các thiện pháp như văn v.v… bỏ sở duyên đó mà tâm giong ruổi tứ tán trong diệu dục bên ngoài. Nội tán loạn, nghĩa là khi chính tu thiện thì nhiễm trước mùi vị của hôn trầm trạo cử. Tức là người tu định phát khởi hôn trầm, trạo cử và nhiễm trước mùi vị nên thoái mất tĩnh định. Tướng tán loạn, nghĩa là vì để người tin theo, giả vờ tỏ ra tu thiện, muốn khiến người tin mình có đức nên hiện tướng này. Do nhân duyên ấy mà chỗ tu thiện pháp dần dần bị thoái mất. Thô trọng tán loạn, là dựa vào sức thô trọng của chấp ngã, ngã sở và ngã mạn phẩm, khi tu thiện pháp đã sinh khởi các thụ, khởi ngã, ngã sở và ngã mạn chấp thụ thủ tướng xen tạp. Nghĩa là do sức thô trọng của ngã chấp v.v… nên trong các thụ đã sinh khởi như lạc v.v… hoặc chấp làm ngã, hoặc chấp là ngã sở, hoặc khởi ngã mạn.

Do đó chỗ tu thiện phẩm vĩnh viễn không thanh tịnh. Chấp thụ, nghĩa là sơ chấp thụ. Xen tạp, nghĩa là từ đây trở về sau do sự xen tạp này các tâm nối tiếp nhau. Thủ tướng, nghĩa là đối với thụ này thường chấp tướng khác. Tác ý tán loạn, nghĩa là trong các thừa, các định, hoặc y vào, hoặc nhập vào có các lưu tán. Nghĩa là hoặc y vào các thừa, hoặc nhập vào các định, bỏ chỗ tu tập trước mà phát khởi tán loạn. Phải biết nó có khả năng chướng ngại sự ly dục làm nghiệp. Nghĩa là dựa vào tính của tùy phiền não mà nói tán loạn.

Ngủ nghê, là y vào nhân duyên của sự buồn ngủ, là thuộc ngu si phần, tâm giản lược làm thể, hoặc thiện hoặc bất thiện hoặc vô ký, hoặc thời hoặc phi thời, hoặc như vậy hoặc không như vậy, y chỉ cho sự vuột mất chỗ làm làm nghiệp. Nhân duyên của buồn ngủ, là gầy ốm mệt mỏi , thân cảm thấy nặng nề, đầu óc tối tăm, bỏ các việc làm, những lúc như vậy thường hay buồn ngủ. Hoặc nhân quạt phe phẩy gió mát v.v…Ngu si phần nói là khác với định. Lại thiện v.v…nói là hiển thị thùy miên thuộc si phần không phải định. Thời, là cho đến chưa xuất ly. Phi thời, là xuất ly trở về sau. Nên như vậy, là chỗ đúng. Không nên như vậy, là chỗ sai.

Tầm, là hoặc dựa vào tư, hoặc dựa vào tuệ quán sát ý ngôn khiến tâm tinh tế làm thể. Dựa vào tư, dựa vào tuệ, là nơi suy đạc vị và không suy đạc vị, theo thứ tự quán sát phân biệt ý ngôn của hành tướng. Như vậy 2 thứ sở y an trụ và không an trụ làm nghiệp, vì tương tự với 2 thứ hành tướng tầm và tứ, lấy thô và tế kiến lập sai biệt. Lại nữa các thiện tâm pháp đoạn tự sở trị làm nghiệp, phiền não tùy phiền não chướng tự năng trị làm nghiệp. Giống như tín, tàm v.v… có thể đoạn không tin và không tàm v.v…, các phiền não như tham v.v… có thể chướng ngại các pháp đối trị như không tham v.v… Nghĩa là chướng ngại không cho chúng phát sinh. Phải biết các tùy phiền não như phẫn v.v… có thể chướng ngại từ v.v… , các đối trị khác cũng vậy.

HẾT QUYỂN 1