ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 74

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

Phẩm 28: MƯỜI THÔNG

Sớ từ câu: “Hai là giải thích tên gọi” tiếp xuống: Văn gồm ba:

Một: Chính thức giải thích Kinh hiện tại.

Hai: Từ câu: “Tấn Kinh” tiếp xuống: Là kết hợp thông tỏ về Kinh khác.

Ba: Từ câu: “Nhưng Thông cùng với Minh” tiếp xuống: Là kết hợp giải thích, phân biệt để tránh sự lẫn lộn. Phần nầy gồm hai:

Thứ nhất: Chính thức dẫn Luận để nêu rõ chỗ đồng khác của Thông, Minh.

Thứ hai: Kết hợp để giải thích văn Kinh.

Nay nói về phần Thứ nhất: Luận có nêu câu hỏi: “Thần thông cùng với Minh có những dị biệt ra sao?

“Đáp”: Nhận biết thẳng những sự việc về thân mạng đời trước, trong quá khứ thì gọi là Thông. Nếu nhận biết về Hành nghiệp của quá khứ, là Minh.

Lại nữa! Nhận biết thẳng về việc chết đây sinh kia, đó gọi là Thông. Nhận biết về giới hạn nhân duyên của Hành, hội hợp chẳng mất, thì gọi là Minh.

Lại nữa! Dứt hết ngay mọi Kiết Sử, không rõ là sinh trở lại hay chẳng sinh trở lại. Đó gọi là Lậu Tận Thông. Nếu nhận biết về chỗ Lậu được dứt sạch, chẳng còn sinh trở lại, thì gọi là Minh.”

Giải thích: Phần văn trước của đoạn Luận nầy là giải thích về “Minh Hành Túc”, chỗ gọi là ba Minh, nhân đấy dùng ba Minh đối chiếu với sáu Thông để biện giải về chỗ sai biệt. Nay phần Sớ giải chỉ nêu lên một Minh. Phần sau cùng gọi “vân vân” là chỉ cho hai Minh sau.

Sớ từ câu: “Nay do Kinh nầy là thông dụng nên dựa theo đấy”

tiếp xuống: Là phần thứ hai, kết hợp để giải thích văn của Kinh. Gồm hai phần:

Một: Kết hợp với Tấn Kinh để biện minh. Thuận văn thuận nghĩa nên nghĩa đều theo đấy mà soi sáng, văn có chứng minh.

Hai: Từ câu: “Ý của Tấn Kinh là giữ lấy chỗ thuận nghĩa” tiếp xuống: Là kết hợp với văn của Kinh hiện tại.

Nói: “Chú trọng vào chỗ không trái với văn” Tức văn cómười Thông đồng với sáu Thông. Minh chỉ có ba, mười, không tuỳ thuộc. Thông tiếng Phạm là “Cật Lật địa”. Minh gọi là “Bà Xí”.

Sớ câu: “Một là Tha Tâm, hai là Thiên nhãn”: Do Kinh không nêu dẫn chung, nên nay nêu ra tên gọi. Văn gồm bốn phần:

Một: Nêu ra tên gọi riêng.

Hai: Từ câu: “Mười thứ ấy đều gọi là Trí Thông” tiếp xuống: Là biện biệt về chỗ gọi Thông kia. Thông gọi là thần thông, như đã nói ở trên. Nay chỉ giải thích chữ Trí, nên cần nêu ra Thể.

Từ câu: “Nếu tuỳ theo Tướng” tiếp xuống: Là biện giải về chỗ sai biệt của Trí.

Ba: Từ câu: “Mười thứ nầy cũng là” tiếp xuống: Là đối chiếu với sáu Thông để chia, hợp. Chỉ xem thứ lớp được nêu ra ở trước, tại văn dễ lãnh hội.

Bốn: Từ câu: “Nhưng Tiểu thừa” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vướng mắc do vấn nạn. Tức có vấn nạn nêu:

“Mười Thông hoàn toàn khác, có thể phân ra Quyền, Thật. Chỗ khác của mười sáu thứ đã dựa nơi sáu mà chia. Sao có thể vượt quá sáu?” Nên ở đây giải thích: Danh, số có chỗ khác biệt nhỏ, nhưng về ý nghĩa sâu xa thì hoàn toàn trái nhau. Văn có ba đoạn:

Thứ nhất: Biện minh về Tiểu thừa.

Thứ hai: Biện minh về ba Thừa.

Thứ ba: Giải thích về một Thừa.

Nói: “Tiểu thừa cho diệu dụng của Trí có phân lượng”: Tức như về Túc mạng thông chỉ nhận biết sự việc của tám vạn kiếp. Thiên nhãn chỉ thấy Tam thiên thế giới. Thiên nhĩ, Tha tâm, thần túc đều giới hạn trong Tam Thiên. Lậu tận chẳng đạt tới chỗ tận trừ hết đối tượng được nhận biết. Cho nên gọi là “Có phân lượng”. Ba Thừa thì sự biến hiện khắp được chia đều, nêu rõ là chẳng đạt tới tận cùng nẻo trùng trùng. Một Thừa thì trùng trùng đã rõ ràng nên có khác. Như Thiên nhãn thấy rõ các cõi của trong hạt bụi, hạt bụi của trong các cõi, Phật của vô số các cõi. Nơi lỗ chân lông của thân Phật với vô số vô lượng cảnh giới 20 trùng trùng. Trong các cõi trùng trùng kia, đức Như Lai thuyết pháp… Thiên nhĩ đều nghe được tiếng chúng sinh trong các cõi tâm bao trùm hiểu rõ hết thảy trong một niệm tức biết nhiều cõi đầu chỉ giới hạn trong một vi trần trong tám vạn kiếp, tức qua đến các cõi vô cùng tận, đâu chỉ giới hạn bên trong, Tam thiên Ba Minh tuy nhận biết về Nhân khởi, nhưng chưa đạt tới tận cùng nẻo trùng trùng, nên gọi là “Hãy còn vượt hơn Minh kia”, huống chi là cảnh giới của sáu Thông thuộc Tiểu thừa ba Thừa. Tiếp theo có vấn nạn: “Nếu thế, thì chỉ biện minh về sáu Thông, mà nghĩa có khác. Đã phân biệt về Quyền, thật, đâu cần là mười?” Do đó nói: “Nhờ vào Sự để hiển bày chỗ viên mãn nên chia ra làm mười “Mười, mười pháp môn là tông chỉ gốc.

Sớ từ câu: “Thứ nhất, nêu gọi là Tha tâm” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải gồm hai:

Một: Giải thích tên gọi.

Hai: Biện biệt về Tướng.

Nơi phần một văn gồm ba chi tiết:

Thứ nhất: Kết hợp chủ thể, đối tượng để giải thích. Trí là chủ thể duyên. Tha tâm là đối tượng được duyên.

Thứ hai: Dựa trực tiếp nơi đối tượng được duyên, loại bỏ chủ thể, căn cứ theo đối tượng để giải thích.

Thứ ba: Từ câu: “Hoặc Sở hoặc Vương” tiếp xuống: Là hiển bày chỗ rộng hẹp của Trí.

Sớ từ câu: “Nhưng Trí duyên với Tha tâm” tiếp xuống: Là phần hai, biện biệt về tướng. Gồm hai chi tiết:

Một là: Nêu ra cách giải thích khác.

Hai là: Lãnh hội về Kinh hiện tại.

Trong phần một là, tức nơi Duy Thức Nhị thập tụng. Kệ viết:

“Tha tâm Trí thế nào?

Duyên cảnh chẳng như thật

Như biết tự tâm trí

Chẳng biết như cảnh Phật”.

“Chẳng biết như cảnh Phật”: Tức chỉ Phật mới đạt được bản chất

Sớ từ câu: “Dựa theo Duy Thức” tiếp Xuống: Là chi tiết hai, lãnh hội về ý của Kinh hiện tại. Gồm ba phần:

Một: Nêu lên chỗ chọn lấy. Chọn lấy ý của Luận sư An Huệ ở trước, cho “Trước cũng chưa gọi là mất”.

Hai: Từ câu: “Do thâu tóm cảnh” tiếp xuống: Là nêu ra lý do khiến không mất.

Ba: Từ câu: “Nếu lìa ngoài Phật” tiếp xuống: Là tóm kết, phê phán chỗ giải thích của Luận sư Hộ Pháp (cách giải thích thứ hai).

Trong phần hai cũng gồm ba chi tiết:

Thứ nhất: Nêu trực tiếp về nguyên do.

Thứ hai: Chỉ rõ về tướng của Tha tâm nơi Pháp tánh.

Thứ ba: Tóm kết, xác nhận về nghĩa chính.

Nơi chi tiết Thứ nhất nêu trực tiếp về nguyên do, tức là chỉ rõ Tông Pháp tướng có ba nghĩa.

Một là: “Thâu tóm Cảnh theo Tâm, chẳng huỷ hoại Cảnh”, tức là chỉ rõ chỗ có, không của Tâm Cảnh. Chỗ đạt được bản chất kia e hủy hoại duy Tâm. Cảnh đã không bị hủy hoại nên chỗ Cảnh đạt được đâu vướng mắc gì? Hủy hoại thì có mất mát gì? Do “Không tâm”, tức không tâm nơi muôn vật mà muôn vật chưa từng không. Chỗ được ấy là ở nơi thần tịch tĩnh. Chỗ mất là ở nơi vật rỗng lặng, nghĩa là vật thật có. Nếu duy Tâm, hủy hoại Cảnh, tức chỗ được là ở nơi Cảnh không, chỗ mất là ở nơi Tâm có. Cho nên cho Cảnh do Tâm biến hiện, vì thế gọi là “Duy Tâm”. Chỗ biến hiện chẳng không hà tất cần hủy hoại. Nếu cho duyên sinh Vô tánh tức Tâm Cảnh cùng mất, nên nói: “Nhờ Tâm để loại trừ Cảnh. Cảnh bị loại trừ mà Tâm mất tức chẳng phải là Tâm riêng còn .

Hai là: “Chủ thể, đối tượng cùng mất, chẳng ngăn ngại với còn”: Trên là chẳng hủy hoại Cảnh, lại loại trừ bệnh e sợ về bản chất nay thì loại bỏ lý của Có, Không, nên Tâm-Cảnh cùng thuận nơi còn mất. Tâm Cảnh cùng dựa vào nhau, nên Có, Không cùng nương theo duyên sinh nên có. Có tức là còn, Không tức là mất. Không, có cùng thấu triệt, nên còn mất lưỡng toàn.

Ba là: “Đệ nhất nghĩa với duy Tâm, chẳng phải một chẳng phải khác”: Là chính thức nêu ra phần Lý của duy Tâm, nhưng hãy còn chung nơi duy Tâm sinh diệt.

Nghĩa thứ hai, tuy cho cả hai cùng mất, chẳng bị ràng buộc nhưng chưa nói Tâm Cảnh cùng thâu tóm. Nay nêu rõ phần đầy đủ về Duy Thức, nên gọi là “Duy Tâm Đệ nhất nghĩa”. Đồng với Đệ nhất nghĩa nên chẳng phải là khác. Chẳng hủy hoại chủ thể – đối tượng nên chẳng phải là một. Chẳng phải là một, nên nghĩa có chủ thể, đối tượng duyên, nơi khác thành. Chẳng phải là khác nên chủ thể, đối tượng bình đẳng nghĩa về duy Tâm thành.

Nói: “Chính khi duyên Tha tức là Tự”: Là tóm kết, xác nhận chỗ được nơi bản chất, không có lỗi về ngoài Tâm. Do tức là Tự nên chẳng trái với Duy Thức.

Sớ từ câu: “Do tức Tâm chúng sanh của Tâm Phật” tiếp xuống: Là chi tiết thứ hai: Chỉ rõ về Tướng của Tha tâm theo Pháp tánh. Đây có hai đối: Đối trước nêu rõ về đối tượng được duyên. Đối sau biện minh về Chủ thể duyên.

Nay nói về đối trước. Nói “Tức tâm chúng sinh của Tâm Phật”: Đây là nêu rõ về đối tượng được duyên: Tâm chúng sinh tức là Tâm Phật. Phần nầy biện minh về “Chẳng khác”.

Tiếp theo nói: “Chẳng phải tức Tâm Phật của Tâm chúng sinh”. Câu nầy biện minh Tâm chúng sinh cùng với Tâm Phật chẳng phải là “ Tức”. “Chẳng phải là Tức” nên có nghĩa về đối tượng được duyên.

“Chẳng phải là khác” nên không hủy hoại nghĩa duy Tâm.

Nói: “Là đối tượng được duyên”: Là tóm kết, xác nhận về đối tượng được duyên. Phân biệt chẳng phải là chủ thể duyên.

Phần tiếp sau biện giải về “Chủ thể duyên”, nói: “Do tức Tâm Phật của Tâm chúng sinh”: Câu nầy nêu rõ về Chủ thể duyên Tâm Phật tức là Tâm chúng sinh. Phần nầy là biện minh về “Chẳng phải là khác”.

Tiếp đến nói: “Chẳng phải tức Tâm chúng sinh của Tâm Phật”:

Ở đây nêu rõ Tâm Phật cùng với Tâm chúng sinh có nghĩa “Chẳng phải là một” “Chẳng phải là một” nên là Chủ thể duyên. Chẳng phải là khác nên chẳng hủy hoại nghĩa của Duy Thức.

Nói: “Là chủ thể duyên”: Là tóm kết, xác nhận về Chủ thể duyên, phân biệt chẳng phải là đối tượng được duyên. Lại dùng dụ để so sánh như sữa hoà với nước. Sữa là “đối tượng được Hoà”, dụ cho Tâm chúng sinh, là đối tượng được duyên. Nước là “Chủ thể hoà”, dụ cho Tâm Phật, là chủ thể duyên. Do hai thứ ấy hoà hợp, giống như một vị. Ngỗng chúa rút rỉa hết sữa, nước còn, tức biết chẳng phải là một. Nhưng tên gọi của nước ấy tức là nước của sữa. Lại, tên gọi của sữa ấy tức là sữa của nước. Hai thứ tuy tương tức mà có nghĩa chẳng là một, nên ứng hợp nơi dụ. Do tức sữa của nước chẳng phải là tức nước của sữa, nên là đối tượng được hòa. Do tức nước của sữa chẳng phải là tức sữa của nước, nên là Chủ thể Hoà. Nghĩa có thể nhận biết.

Sớ câu: “Như thế là dung thông nên chẳng phải là một, chẳng phải là khác”: Là chi tiết thứ ba, tóm kết để xác nhận nghĩa chính Trong phần ba, tổng kết, phê phán cách giải thích của Luận sư Hộ Pháp.

Nói: “Trở lại mất nghĩa Chân Duy Thức”: Tức chẳng biết Chất bên ngoài tức là Tâm Phật.

Thứ ba là Túc Trụ Thông:

Từ câu: “Đều do Bồ-tát đạt được mắt của chín đời như thấy hiện tại” tiếp xuống: Đây là giải thích nghĩa “Nhận biết”. Mà nói: “Kiến” (Thấy) tức là “Tri kiến”.

Trên đây là phần một: Chính thức biện minh.

Hai: Từ câu: “Nếu chẳng như thế” tiếp xuống: Là nêu câu hỏi ngược lại để thành lập.

Ba: Từ câu: “Như chính từng trãi qua” tiếp xuống: Là ngăn chặn sự biện hộ giúp. Tức là e có sự biện hộ: Xưa từng thấy các sự việc. Sự việc tuy đã mất, nhưng chủng tử của sự thấy kia vẫn còn, nên có thể nhận biết. Từ câu: “Đó tức là” tiếp xuống: Là ngăn chận. Đối với sự biện hộ giúp nầy, văn có ba cách đả phá:

Thứ nhất: Đả phá bằng cách phủ nhận: Nghĩa là chỉ thấy Tâm, chẳng thấy Pháp, nên chỗ thấy chẳng đồng. Há chỉ thấy nơi Tâm hiện tại mà gọi là Túc Trụ Trí?

Thứ hai: Từ câu: “Lại từng chẳng trãi qua” tiếp xuống: Là đả phá bằng cách mở rộng. Nghĩa là mở rộng chấp nhận có chủng tử thì có thể biết, thấy. Xưa không từng trải qua các sự, thì tương ưng chẳng thể biết thấy. Tức xưa làm người sao có thể thấy khắp, nay được túc trí lên rộng xa đều biết được.

Thứ ba: Từ câu: “Lại chỉ thấy hiện tại” tiếp xuống là tóm kết, xác nhận. Tức đả phá vì trái với tên gọi.

Sắc là Tri kiếp Thông:

Câu: “Nhưng tông chỉ của Đại thừa cho pháp của đời vị lai, Thể Dụng đều không. Nay nói: Do cái gì để nhận biết”: Là nêu tổng quát về nghĩa “Nhận biết”. Nghĩa là Tiểu thừa hoặc nói ba đời cùng có. Vị lai chỉ là chưa có Dụng. Hoặc giả như có thể thấy mà chưa có Thể. Đại thừa cho Thể, Dụng đều không tức không thể “Tri Kiến”.

Câu tiếp theo: “Dựa nơi phương tiện giáo hóa” tiếp xuống: Là phần giải đáp. Gồm hai chi tiết:

Một: Dựa nơi Quyền giáo để lập Lý, giải đáp. Tức là thấy nhân nên biết quả. Như thấy Sắc tướng thì nhận biết lành dữ về sau.

Sớ từ câu: “Như tông chỉ của Nhất Thừa” tiếp xuống: Là chi tiết hai dựa nơi chỗ chân thật của Nhất Thừa để giải đáp. Gồm bốn:

Thứ nhất: Chính thức biện minh về nghĩa Thật.

Thứ hai: Từ câu: “Nhưng chẳng phải là Hiện tại của Hiện tại” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vướng mắc.

Thứ ba: Từ câu: “Có ấy hoặc là” tiếp xuống: Là nêu lý. Giả như Tánh có, Duyên có thì cả hai đều có lỗi.

Sắc: Từ câu: “Như hiện nay xem thấy” tiếp xuống: Là dùng Lý để kết hợp, thông tỏ. Tức chẳng hướng tới thời hiện tại để xem vị lai. Nếu thế thì vị lai ấy tức là hiện tại của vị lai. Vị lai làm sao có được?

Từ câu: “Nếu đuổi theo” tiếp xuống: Là hướng theo vị lai để xem vị lai. Vị lai là Hiện tại, nên khác đối với hiện nay. Các thông số thứ năm, sáu, bảy, xem văn đều có thể nhận biết.

Thứ tám là Vô số Sắc Thân Thông: (Sắc thân trang nghiêm Trí thông).

Từ câu: “Thứ nhất. Do thấu tỏ không có Sắc thật cố định trong Pháp giới” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ giải có hai:

Một: Làm rõ ý chính.

Hai: Từ câu: “Trong đó gồm sáu câu” tiếp xuống: Là giải thích văn. Nơi phần một ý nêu rõ: Đây là Không của tức Sắc, là chân không của chẳng phải tuyệt dứt Sắc, nên không ngăn ngại đối với Sắc hiện tại. Trong ấy, trước hết là biện minh: “Không của tức Sắc”, nên có thể hiện bày Sắc. Do ở trên nói không có Sắc thật, nên “Tức Sắc là Không” Đã tức Sắc là Không nên chẳng phải là Không của đoạn. Lại, không có cái Thật cố định, tức hiển bày chẳng phải là thường; chẳng phải là Không của đoạn, lại, hiển bày chẳng phải là đoạn. Do cố định Có tức Thường, cố định Không tức Đoạn, Nay chẳng phải là đoạn Thường tức là Chân pháp giới.

Từ câu: “Trong Không chẳng có Sắc, nên chẳng ngăn ngại Sắc”: Là nêu rõ không chẳng ngăn ngại Sắc, nên có thể hiển bày Sắc.

Từ câu: “ Còn, Mất, Ẩn, Hiển” tiếp xuống: Là tóm kết, xác nhận nghĩa trên. Đến phần sau sẽ rõ. Nhưng nơi đoạn nầy, văn đã bao hàm nhiều ý:

Thứ nhất: Tức Sắc – Không cùng đối chiếu gồm ba nghĩa: Một là nghĩa cùng trái nhau, nên nói: “Trong không chẳng có Sắc”. Hai là nghĩa chẳng cùng ngăn ngại, nên nói: “Chẳng ngăn ngại Sắc”. Ba là nghĩa cùng tác thành, nên ở trước nói: Không có Sắc thật cố định, nêu Thể tức Không nên chẳng phải là Không của đoạn. Nghĩa là Sắc huyễn ấy nếu chẳng nêu Thể tức không thì chẳng thành Sắc huyễn. Cho nên cũng có thể kết hợp nói: “Trong Sắc chẳng có Không nên Sắc chẳng ngăn ngại Không, nêu Thể tức Sắc nên chẳng phải là đoạn diệt”. Do ở đây chính là nói thấu rõ về nghĩa “Chẳng có Sắc”, nên chỉ nói Sắc tức “Không biên”. Đoạn thứ hai tiếp sau có thể hiện bày “Sắc biên”, mới kết hợp nêu rõ nơi Sắc chẳng ngăn ngại Không. Ba thứ chẳng ngăn ngại ấy mới gọi là Chân Không, cũng gọi là Diệu Hữu.

Thứ hai: Hai câu nhằm loại bỏ ý tạp loạn về ba Không của hàng trước Địa. Tức là không có Sắc thật cố định, nêu Thể tức Không tức chẳng phải là Không của đoạn, là loại trừ nghi thứ hai: Không diệt trừ Sắc, chấp giữ nơi Không của đoạn diệt. Do trong Không chẳng có Sắc, nên loại bỏ nghi thứ ba: Không là vật, tức cho không là Có. Nay nêu rõ Không hãy còn Không Có Sắc há có Thể sao? Huống chi trong Sắc chẳng có Không, thì Không định rõ là không có Thể.

Tiếp theo nói: “Chẳng ngăn ngại nơi Sắc” tức loại bỏ Nghi Thứ nhất: Cho không khác Sắc để chấp giữ ngoài Sắc có Không. Đã cho Chẳng ngăn ngại nơi Sắc tức nêu rõ chẳng phải là ngoài Sắc. Lìa ba lỗi ấy mới gọi là Chân không nơi Pháp giới thanh tịnh.

Thứ ba: Cũng bao hàm ý “Quán Pháp giới”, tức Thứ nhất là Quán Chân không dứt hẳn mọi Tướng, đây có bốn môn:

Một là: “Quán hợp Sắc quy về không”: Tức ý Không của môn hiện nay.

Hai là: “Quán rõ Không tức Sắc”: Tức là ý của đoạn thứ hai có thể hiện bày Sắc.

Ba là: “Quán Sắc không chẳng ngăn ngại”: Tức là ý đoạn thứ ba này: “Không có Sắc, hiện bày Sắc”.

Bốn là: “Quán cùng dứt tuyệt không còn dựa vào nhau”: Cũng ở trong đoạn nầy.

Nhưng trong Quán thứ nhất: “Hợp Sắc quy về Không” có bốn câu, đều gồm: Trước là nêu lên. Sau là giải thích ba câu nêu lên ở trước. Đều cùng che: “Sắc chẳng tức Không”, “Do tức Không”.

Nay nói: “Không có Sắc thật cố định , do nêu Thể tức Không nên Không phải là không của đoạn. Tức phần kia là câu Thứ nhất. Câu ấy viết: “Do Sắc chẳng tức Không, là Không của đoạn, nên nói chẳng tức không. Do Sắc nêu Thể là Chân không, nên nói do tức Không”.

Nay nói: “Chẳng ngăn ngại Sắc” tức phần kia là câu thứ hai. Tướng của Sắc xanh vàng chẳng phải là “Tức Lý của Chân không”, nên nói: “Sắc chẳng tức Không”. Nhưng xanh, vàng không có Thể nên đều là không, vì vậy nói: “Do tức Không”.

Chính do xanh vàng là Không của không có Thể, nên chẳng phải là “Tức xanh vàng”. Vì thế nói: “Chẳng tức Không” Tức cần có xanh vàng mới nói là không có Thể tánh, nên rõ là chẳng ngăn ngại Sắc.

Nay nói: “Trong Không chẳng có Sắc” tức phần kia là câu thứ ba. Trong Không chẳng có Sắc nên chẳng tức Không. Hợp Sắc không có Thể nên nói: “Do tức Không”. Chính do “Hợp Sắc quy về Không nên trong Không ắt chẳng có Sắc. Vì thế, do Sắc quy về Không nên Sắc chẳng phải là Không.

Ba câu trên là dùng pháp phân biệt Tình.

Câu Sắc nên nói: “Sắc tức là không”. Nghĩa là , phàm là Sắc pháp ắt chẳng khác với Chân không, do các Sắc pháp ắt không có tánh. Vì vậy “Sắc tức là Không”. Đây tức là phần Sớ giải hiện tại nói: “Thứ nhất là pháp giới không có Sắc thật cố định, nêu Thể tức không”.

Sớ câu: “Còn, Mất, Ẩn, Hiện đều tự tại”: Là tổng kết về nghĩa trước. Có hai ý:

Một: Tóm kết phần trên: “Trong Không chẳng có Sắc” là Mất. “Chẳng ngăn ngại Sắc” là Còn. Nêu Thể tức Không, chẳng phải là “Không của đoạn” nên gồm cả Còn, Mất. Còn, Mất là căn cứ nơi Sắc. Ẩn Hiển là căn cứ nơi không. Lý của không luôn Chân nên chẳng thể nói là Mất. Nhưng Sắc còn thì Không ẩn giấu, Sắc mất thì Không hiển bày. Đây chính là căn cứ theo “Hợp Sắc quy về Không” để nói.

Nếu gồm luôn ý thứ hai: “Chẳng ngăn ngại nơi Sắc hiện bày” tức là Quán “Rõ Không tức Sắc”.

“Luận về Còn, Mất, Ẩn, Hiển”: “Sắc tức là Không” thì Sắc mất, Không hiển bày. “Không tức là Sắc” thì Không ẩn giấu, Sắc còn. Nhưng đều là tức là Mất, tức là Còn, tức là Ẩn, tức là Hiển, nên gọi là Tự tại. Tức dùng chỗ tổng kết làm Quán thứ ba. “Không Sắc chẳng ngăn ngại”.

Về Quán Sắc: “Dứt tuyệt không còn dựa vào nhau” nơi phần sau sẽ giải thích văn.

Sớ từ câu: “Chính do vọng phân biệt nên cầu chẳng thể đạt được” tiếp xuống: Tức là ý của phần kia ( Quán pháp giới): “Dứt tuyệt , không còn dựa vào nhau”. Văn viết: “Nghĩa là Chân không của đối tượng được Quán ấy chẳng thể nói”. “Tức Sắc, chẳng tức Sắc, Tức Không chẳng tức Không. Tất cả các pháp đều chẳng thể nắm bắt”. Câu nầy cũng chẳng chấp nhận là hoàn toàn dứt tuyệt chẳng còn dựa vào nhau. Chẳng phải nói về nghĩa “Chẳng thể hiểu kịp, đạt đến” mà đó gọi là Cảnh của Hành. Vì sao? Do sanh tâm động niệm tức là trái với Thể của Pháp, mất chánh niệm. Do đó, nay văn của phần Sớ giải đối chiếu với chỗ nêu dẫn kia, cùng thâu tóm, có thể nhận biết.

Sớ câu: “Do tức Sắc của Không là diệu Sắc”: Đây là dùng phần trước để xác nhận phần sau. Do trước tức thấu rõ về không có Sắc mà hiện bày Sắc, nên thành diệu Sắc.

Tiếp theo nói: “Lại, Sắc Không chẳng hai” tiếp xuống: Là đem

chỗ nay đối chiếu với trước để cùng tác động cùng thành.

Thứ nhất: Từ câu: “Không, Sắc chẳng hai” là xác nhận Chân không ở trên. Do đó hoàn toàn thành nơi trước. “Chẳng hai mà là hai” là dùng phần trước để xác nhận phần sau.

Thứ hai: Từ câu: “Sắc, Không dung hợp tức là” tiếp xuống: Là dung hợp hai văn ở trên, quy về câu Pháp giới Thứ nhất.

Thứ ba: Từ câu; “Duyên khởi vô tận tức là” tiếp xuống: Là tạo thành phần sau, là không bến bờ. Về nghĩa sâu xa của Chân không, diệu Sắc đã diễn rộng như nơi Phẩm Vấn Minh.

“Thứ chín là Nhứt thiết Pháp trí Thông”:

Câu: “Nhưng ba đối này giải thích có ba nghĩa: Ba nghĩa ấy ở rãi rác trong Kinh Luận. Bậc Cổ đức tuỳ theo chỗ tìm thấy để chọn lấy hoặc bỏ đi chẳng đồng. Do đó, nay ý của phần Sớ giải là thảy đều gồm thâu nhưng nghĩa dùng đều riêng, cùng xem là những giải thích chính thức, hợp ba ý kia mới đạt tới chỗ tận cùng nơi diệu chỉ.

Rõ ràng ba đối nầy đều do câu sau mà thành riêng biệt. Trên nói chẳng phải là khác nên chỗ sâu xa của câu nghĩa đều đồng. Đồng là loại trừ tướng sai biệt, nên câu sau đối chiếu với phần trên mà thành riêng ba lớp”.

Thứ nhất: “Chỉ căn cứ theo chỗ hiển bày về Thật”, tức loại bỏ dấu vết, để hội nhập vào chốn Huyền diệu.

“Chẳng phải là khác” là loại bỏ tướng sai biệt. “Chẳng phải là chẳng khác” là loại trừ dấu vết chẳng khác ở trên, tức là loại bỏ hoàn toàn. Lại nữa, loại bỏ cho đến khi không còn gì để loại bỏ. Văn phân làm hai:

Một: Biện minh tổng quát về hai câu. Cho nên nói: “Tức cùng đối đãi mà không”.

Hai: Gồm hai chi tiết:

Một là phá bỏ về dị (khác) nói: “Dị tướng cùng là không”. Nói “Chẳng khác”: Đây tức là ý của Trung Luận, trong Phẩm Phá Hợp. Do Tiểu thừa lập về Kiến có thể nhận thấy: “Kiến là ba sự hoà hợp làm nhân” nên dùng “Dị” để phá bỏ. Luận viết:

“Pháp dị nên có hợp

Kia v.v… không có khác

Pháp dị đã không thành

Kiến làm sao hợp được?

Giải thích: Đây chỉ là biện minh chung về không dị. Dị tức không hợp.

Hai là: So sánh để phá bỏ về dị:

“Chẳng phải chỉ là Kiến v.v…

Dị tướng chẳng thể đạt

Hết thảy pháp hiện có

Đều gọi không tướng dị”.

Giải thích: Trên là nói chung về không, dưới là nêu ra lý do của không. Kệ viết:

“Dị nhân dị có dị

Dị lìa dị không dị

Như pháp chỗ nhân nêu

Pháp ấy chẳng khác nhân”.

Nghĩa là như Mắt đối với Sắc là khác (dị). Sắc đối với Mắt là khác. Đó gọị là khác (dị). Nay nêu rõ nhân nơi Sắc khác nên Mắt khác. Vì thế nói: “Dị nhân dị có dị”. Nếu lìa nơi Sắc thì Mắt cùng với cái gì để khác? “Nên viết: “Dị lìa dị không dị”. Thế thì hai dị của Mắt và Sắc cùng nhờ vào nhau mà thành, tức không có Mắt, Sắc cố định mà thành nơi dị. Do vậy nói: Như pháp chỗ nêu nhân, Pháp ấy chẳng khác nhân”.

Cũng như do nơi cột kèo v.v… mà thành ngôi nhà, ngôi nhà không khác với cột kèo v.v… nên nói: “Pháp từ chỗ nêu nhân, Pháp chẳng khác với nhân”. Nếu Mắt như nhà, tức Sắc như cột kèo v.v… Nếu Sắc như nhà thì Mắt như cột kèo v.v… nên cùng là chỗ nhân vào nhau. Vì thế Sớ viết: “Dị tướng cùng là không”. Tức Mắt, Sắc cùng nhân vào nhau nên không có cái dị (khác) cố định.

Lại như Dài ra Ngắn lại. Trong dài không có tướng ngắn thì Dài không có thể đối hợp nên không có Dài. Trong Ngắn không có tướng Dài, thì Ngắn không thể đối hợp, nên không có Ngắn. Đã không có Dài, Ngắn thì lấy cái gì để nói là khác? Do đó nói: “Tướng dị cùng không nên không khác”. Lại nữa, trong dài tự không có tướng dài. Trong Ngắn tự không có tướng Ngắn. Vậy dùng cái dài Ngắn nào mà nói là khác? Đây cũng là ý của Trung Luận và ý của Bách Trung Luận viết:

“Trong dị không tướng dị

Trong chẳng dị cũng không

Nên không có tướng dị

Tức không kia, đây khác”.

Bách Luận trong một Phẩm “Phá”, ngoại đạo lập nội dung của một. Phần đả phá viết:

“Nếu nhân quả chẳng khác

Ba đời nên là một”.

Ngoại đạo biện hộ: “Chẳng phải thế! nhân Quả cùng đối đãi mà thành” nên như phần đã nói về dài ngắn. Chú giải rằng: Như nhân nơi dài thấy được ngắn, và ngược lại. Như thấy khối đất nặn, xem biết là bình, tức là nhân, xem khối đất tức là quả. Luận chủ phá: Nhân nơi cái khác có lỗi cùng chung và mâu thuẫn. Không phải trong dài có tướng dài, cũng không phải trong ngắn có tướng dài và trong cùng cả hai. Chú giải rằng: Nếu thật có tướng dài thì trong dài có, trong ngắn có, hoặc trong chung cả hai có. Như vậy đều không thể được Vì sao? Trong dài không có tướng dài, vì nhân nơi cái khác. Nhân nơi ngắn làm ra dài, nên trong ngắn cũng không có tướng dài, vì tánh mâu thuẫn. Nếu trong ngắn có tướng dài thì kia không gọi là ngắn. Trong cùng cả hai cũng không có tướng dài, vì như thế là sai lầm về cả hai đều cùng có. Như trong dài có, trong ngắn có, thì trước đã nói hai lỗi, thì nay lấy cái gì làm chung ư? Đây là phá chấp “Dị” xong.

Ở trên đã phá về dị xong. Tiếp theo, Sớ viết: “Ngăn dị nói chẳng dị” tiếp xuống: Là dùng môn “Cùng đối đãi” để giải thích: “Không có chẳng dị”. Nghĩa là không dị có thể đối đãi, nên cả hai cùng dứt tuyệt, do khế hợp với Tánh không. Cũng là ý của Bách Luận: “Nếu không có dài ngắn, làm sao cùng đối đãi”.

Sớ câu: “Hai là căn cứ theo chỗ cả hai cùng hiển bày”: Là lớp thứ hai. Nghĩa là ở trên chỉ hiển bày về Thật, tức chỉ là Tánh mà chẳng phải là Tướng. Nay Tánh Tướng đều nêu đủ nên gọi là “Cả hai cùng hiển bày”. Tức do Thể làmột nên chẳng phải là dị tướng. Do sai biệt nên “Chẳng phải là chẳng dị”. Ở đây nêu lên “Cả hai cùng là” để hiển bày “Cả hai cùng chẳng phải là”.

Sớ từ câu: “Ba là căn cứ theo chỗ cùng ngăn chận” tiếp xuống: Là lớp thứ ba. Văn có hai ý:

Một: Trước nêu rõ về “Tương tức” nên có được chỗ cùng ngăn chận. Tức gốc của Tướng là khác. Nay tức Tánh nên không có khác, nên chẳng phải là khác. Gốc của Tánh là một. Nay tức Tướng nên không có một. Do đó “Chẳng phải là chẳng khác”.

Hai: Từ câu: “Lại Tướng chẳng phải là Tướng” tiếp xuống: Là biện minh về Tướng hiện có tự lìa nên có được “Cùng chẳng phải là”.

Từ câu: “Lìa chấp nơi hai bên” tiếp xuống: Là tóm kết, xác nhận diệu chỉ.

Sớ từ câu: “Pháp tánh chẳng cùng Chân nên là một Tướng”: Tức câu nói của đại sư Đàm Ảnh:

“Pháp tánh chẳng cùng chân

Đạo Thánh Hiền không khác”.

Do Lý không có vị khác.

Sớ câu: “Một cũng chẳng là một nên là Vô tướng”: Tức nơi Kinh Pháp cú viết:

“Muôn hình cùng vạn tượng

Một pháp chỗ in thâu

Vì sao trong một pháp

Mà hiện có sai biệt?” Tức một Tướng nói trên. Tiếp theo nói:

“Một cũng chẳng là một

Là nhằm phá các số

Trí cạn chấp các pháp

Thấy một cho là một”.

Tức là ý của câu sau.

Sớ câu: “Có, Không đều là pháp, đối đãi nên Không”: Là giải thích “Chẳng phải là Không, chẳng phải là Có”. Nghĩa là có tức có pháp, Không tức không pháp, nên mói: “Có Không đều là pháp”.

Nói: “Đối đãi nên Không”: Tức trong chương đầu của ba Luận, kệ viết:

“Như có, có nên có

Tức có không nên không

Nay không có nên có

Cũng không không nên không”.

Nghĩa là, nhân nơi Không mà lập Có, Có nhờ nơi Không sinh nên chẳng phải là Có. Nhân nơi có nói về Không, Không nhân nơi Có mà lập nên chẳng phải là không. Nếu nối tiếp phần trên để dấy khởi, trên nói “Vô tướng” tức là nghĩa Không. Nay chẳng phải cho kia là Vô tướng, nên nói: Chẳng phải là Không. Không hãy còn chẳng tồn tại thì có sao Có thể lập được? Do đó nói: “Chẳng phải là không, chẳng phải là có”, đều là đối đãi nên không.

Sớ câu: “Pháp cùng với phi pháp chỉ là giả nêu bày”: Pháp, phi pháp có ba nghĩa:

Một: Có pháp là pháp. Không pháp là phi pháp. Ở trên đã phá bỏ về có không, nên nay chẳng phải là nghĩa nầy.

Hai: Pháp ác là phi pháp, pháp thuận là Pháp

Ba: cho Tướng là pháp, cho Tánh là phi pháp. Nay chung cho hai nghĩa nầy.

Thiện ác cùng nhân vào nhau nên cũng là giả nêu bày. Loại trừ Tướng nói pháp nêu rõ Tánh là phi pháp. Tướng đã chẳng còn thì Tánh chẳng an lập. Pháp hãy còn nên bỏ, huống hồ là phi – pháp.

Tánh Tướng cùng nhân vào nhau nên cũng là giả nêu bày.

Sớ từ câu: “Cùng dựa theo Thật mà cầu đạt” tiếp xuống: Là tóm kết, xác nhận về chỗ hiển bày Thật. Trong mỗi mỗi đối ở trên phần nhiều dùng câu trên làm đối tượng được trị, câu dưới làm chủ thể đối trị. Như Hư là đối tượng được trị, Thật là chủ thể đối trị. Pháp là đối tượng được trị, phi pháp là chủ thể đối trị. Đã cùng quy về Thật nên đều cùng tịch tĩnh.

Câu: “Phần còn lại đều dựa theo đấy”: Là giải thích chẳng tuỳ nơi tục. “Chẳng phải là chẳng tuỳ tục” trở xuống là văn của Kinh.

Thứ mười là Diệt định Trí Thông:

Từ câu: “Thứ nhất là nêu tên gọi”: Tiếp xuống: Là văn nơi phần Sớ giải có hai:

Một: Giải thích về Tướng.

Hai: Từ câu: “Sự Lý chẳng phải là một” tiếp xuống: Là giải thích tên gọi. Nơi phần một cũng gồm hai:

Thứ nhất: chính thức giải thích.

Thứ hai: Từ câu: “Đây tức là” tiếp xuống: Là phân biệt về định. Tức là đối chiếu với các Tông khác để phân biệt về Thể, Dụng của định.

Phần nầy gồm ba chi tiết:

Một là: Phân biệt theo Lý, Sự.

Hai là: phân biệt theo công năng.

Ba là: Phân biệt lần nữa để ngăn chận sự biện hộ giúp.

Nay nói về chi tiết một: “Đây tức là Lý diệt” tức là Tông chỉ gốc. Thể của pháp giới là tịch diệt.

“Chẳng giống như” tiếp xuống: Là nói về Tông Pháp tướng. Chỉ là Sự diệt nên cần Tâm chẳng Hành mới gọi là diệt.

Sớ từ câu: “Chỉ là Sự diệt” tiếp xuống: Là chi tiết hai, phân biệt theo công năng chẳng đồng. Gồm hai:

Một: Nêu rõ Sự diệt, sáu, bảy chẳng Hành sao có thể khởi dụng?

Hai: Từ câu: “Chứng đắc Lý diệt” tiếp xuống: Là biện minh về lý, diệt, công cao. Đã tức sự mà là Lý nên định, Tán (loạn) không ngăn ngại.

Sớ từ câu: “Cũng chẳng phải là Tâm định” tiếp xuống: Là chi tiết ba, phân biệt lần nữa để ngăn chận sự biện hộ giúp. Tức sợ có sự biện hộ giúp: “Tưởng của Tâm tuy diệt nhưng trước định có Gia hạnh khiến Thân dấy khởi dụng”. Cho nên vì đấy mà phân biệt. “Tâm chính ở nơi định nên chẳng thể dấy khởi”. Đây là ngăn chận đối với Pháp tướng.

Tiếp theo nói: “Cũng chẳng phải là biện minh riêng về định, tán cùng dứt tuyệt”. Đây là nhằm ngăn chận đối với Thiền Tông. “Chỉ, Quán cùng mất, chẳng định chẳng loạn, căn cứ nơi Lý nên sáng tỏ tức thì”. Cũng là ý của Đốn giáo nên chẳng phải là tông chỉ của Kinh nầy.

Từ câu: “Chỉ là Sự, Lý không ngăn ngại” tiếp xuống: Là mới hiển bày nghĩa chính. Tức khế hợp với lý vô ngại nên đạt được định, tán tự tại.

Từ câu: “Bảy địa ở trên nói” tiếp xuống: Là dẫn hai Kinh để chứng minh, đều như trước đã nêu.

Phẩm 29: MƯỜI NHẪN

Sớ câu: “Hai là nói về Tông Thú”: Văn nơi bản Sớ giải gồmhai:

Một: Chính thức biện minh về Tông Thú.

Hai: Từ câu: “Nhưng Nhẫn nầy, Hành căn cứ nơi” tiếp xuống: Là phân biệt nhận định về môn nghĩa. Gồm ba:

Một là: Định rõ quả vị.

Hai là: Từ câu: “Thể tức là” tiếp xuống: Là nêu ra Thể.

Ba là: Từ câu: “Tuy là một Trí” tiếp xuống: Là biện minh về loại.

Nói: “Là một” tức một là Vô sanh nhẫn. Hai: Tức là Nhẫn về người không pháp không. Ba: Tức Luận Phật Tánh nói có ba Vô tánh Nhẫn, cùng Luận Địa Trì nói có: Tín nhẫn, Thuận nhẫn và Vô sinh nhẫn.

Bốn, cũng có hai nghĩa: Một là như trong tám địa đã bàn: Thứ nhất là sự Vô sinh. Thứ hai là Tự tánh Vô sinh. Thứ ba là Số sai biệt Vô sinh. Sắc là Tác nghiệp Vô sinh.

Hai là trong Kinh Tư Ích nói có bốn Nhẫn:

Thứ nhất là Vô sinh Nhẫn. Thứ hai là Vô diệt nhẫn. Thứ ba là Nhân duyên Nhẫn. Sắc là Vô trụ Nhẫn. Nơi phần giải thích bài Tựa của Kinh đã nêu dẫn đầy đủ.

Nói năm Nhẫn: Tức nơi Kinh Nhân Vương:

Một là: Phục nhẫn v.v… như nơi thập Địa đã nêu.

Mà nói “vân vân” tức là có nhiều nghĩa:

Thứ nhất: Chỉ có sáu Nhẫn như nơi Kinh Anh Lạc đã nói, phần đầu phẩm mười Định đã dẫn.

Thứ hai: Hoặc nói mười Nhẫn như nơi tám địa đã nêu. Hoặc nói mười bốn, mười lăm Nhẫn như nơi Kinh Nhân Vương, Kinh Anh Lạc. Đều như nơi các phẩm thập Địa, mười Trụ đã nêu.

Nói: “Các giáo chẳng đồng”: Tức là biện biệt chung về các Nhẫn, Căn cứ nơi Giáo chẳng đồng.

Tiểu thừa không lập tên gọi Nhẫn.

Trước giờ nói về các môn đa phần chung nơi Thuỷ giáo, Chung giáo. Riêng một Vô sinh Nhẫn là gồm chung nơi Đốn giáo.

Sớ câu: “Trong phần nêu tên gọi, ba thứ trước là căn cứ nơi pháp”:

Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Phân định chung .

Hai: Từ câu: “Trong ba thứ thì Thứ nhất là” tiếp xuống: Là hiển

bày riêng. Phần nầy cũng gồm hai:

Thứ nhất: Giải thích Pháp.

Thứ hai: Giải thích dụ.

Nơi phần “Giải thích pháp” lại gồm hai:

Một là: Dựa vào câu để giải thích.

Hai là: Phân biệt về chung riêng.

Hai phần trước có thể nhận biết. Trong Vô sinh nhẫn tự có hai nghĩa:

Một: Lý, Trí cùng biện minh.

Hai: Từ câu: “Nếu căn cứ nơi Trí Vô sinh” tiếp xuống: Là chỉ căn cứ nơi Trí để nêu bày. Đầy đủ như nơi tám địa tức là Tịnh nhẫn. Tịnh nhẫn lại có hai:

Thứ nhất là Trí chẳng sinh, tức là Trí không phân biệt, Thể là không suy niệm, tư duy.

Thứ hai là Phiền não chẳng sinh: Là do vọng tưởng chẳng dấy khởi.

Sớ từ câu: “Lại nữa, ba Nhẫn nầy” tiếp xuống: Là phần Hai là, phân biệt, nhận định về chung riêng. Gồm hai: Một là nói về chung, Hai là nói về riêng. Nơi phần nói về chung gồm ba:

Thứ nhất: Chính thức hiển bày phần chung.

Thứ hai: Từ câu: “Nếu căn cứ nơi quả vị hiện có” tiếp xuống: Là trở lại hiển bày chẳng phải là riêng. Nghĩa là dựa nơi Luận Địa Trì cho âm thanh thuộc Tư Lương vị, Thuận nhẫn thuộc Gia hạnh Vị , Vô sinh nhẫn thuộc nơi “Chánh chứng”. Cho nên nói: “Ba Nhẫn vượt hơn hẳn”.

“Sự vượt hơn hẳn ấy” chẳng đồng.

Từ câu: “Do chẳng ứng hợp” tiếp xuống: Là tóm kết về nghĩa chẳng phải là riêng.

Thứ ba: Từ câu: “Thuận chỉ thuận nơi Lý” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vướng mắc do Vấn nạn. Văn có hai vấn nạn:

Một: “Quả vị của Gia hạnh thuận nơi Vô sinh nhẫn nên gọi là Thuận nhẫn”. Nay chẳng dựa theo quả vị thì đâu có Thuận nhẫn?” Nên nay thông tỏ: Thuận có hai nghĩa: Một là thuận nơi Vô sinh nhẫn tức là Gia hạnh. Hai là, nay là thuận nơi Lý của Vô sinh, nên chẳng phải là căn cứ nơi quả vị.

Hai: Nối tiếp phần trước, nêu vấn nạn: “Như thế thì có gì khác với Vô sinh?

Từ câu: “Thuận nhẫn là thuận chung nơi Sự Lý” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vấn nạn. Đã chung cả Sự Lý nên chẳng đồng với Vô sinh chỉ thuận nơi Lý.

Từ câu: “Kinh viết” tiếp xuống: Là nêu dẫn Kinh để chứng minh, xác nhận.

Nhưng Vô sinh khác với Thuận nhẫn còn có một nghĩa tức ngoài Vô sinh chỉ thuận nơi Lý. Còn có Trí của Hoặc chẳng sinh. Nhằm nêu rõ Thuận nhẫn cùng có khác hai nghĩa. Cho nên chỉ căn cứ chỗ cùng thuận theo Lý Sự là đủ để phân định hai loại riêng biệt.

Lại, ở trên, phần Sớ giải đã viết: “Hai chỗ chung trước là Vô sinh, Gia hạnh” Tức căn cứ theo quả vị Đẳng giác ấy để tự nói về Gia hạnh, chẳng giống với trước dùng tính chất vượt trội hẳn của ba Nhẫn.

Sớ từ câu: “Lại dựa nơi năm Nhẫn” tiếp xuống: Là phần hai, biện minh về nghĩa có riêng, là hơn chẳng phải là kém.

Năm Nhẫn nêu rõ về nghĩa Vô sinh tức tương đương với địa thứ bảy, tám, chín. Ba Nhẫn nêu rõ về nghĩa “Chánh chứng” trở về sau đều chung nơi Vô sinh. Tuy có nghĩa nầy nhưng ở đây đã có âm thanh, Thuận nhẫn nên biết định rõ có chung riêng, chẳng phải là ý chính.

Sớ từ câu: “Bảy thứ sau căn cứ theo dụ, trong đó” tiếp xuống: Là phần thứ hai, giải thích về dụ (Phần Thứ nhất là giải thích về Pháp).

Gồm hai:

Một: Lãnh hội sáu cách giải thích

Hai: Từ câu: “Đại sư Quang Thống nói” tiếp xuống: Là nhận định, phân biệt về chung riêng. Phần nầy cũng gồm hai:

Thứ nhất: Nêu ra cách giải thích đã có từ trước.

Thứ hai: Là phần kết hợp để thông tỏ của Sớ.

Nơi phần Thứ nhất tổng cộng có bảy cách giải thích:

Một là: Của đại sư Quang Thống.

Hai là: Của đại sư Hiền Thủ.

Ba là: Nhiếp Luận.

Bốn là: Đại sư Huệ Viễn.

Năm là: Luận Kim Cang.

Sáu là: Kinh Đại Phẩm.

Bảy là: Kinh Lăng Già.

Phần nêu cách giải thích của đại sư Quang Thống gồm hai:

Một: Nêu ra cách giải thích trước.

Hai: Kết hợp để thông tỏ.

Trong phần một gồm hai:

Thứ nhất: Dùng bảy dụ đối chiếu với ba pháp trên, nghĩa loại đồng.

Thứ hai: Từ câu: “Lại nói là Huyễn” tiếp xuống: Là hiển bày riêng về Tướng của dụ, đại thể là giống với Nhiếp Luận.

Nói: “Dấy khởi, không có tướng dấy khởi”: Tức pháp Huyễn theo duyên nên không có tánh cố định.

“Cảnh không có tướng của Cảnh”: Tức Cảng của sáu Trần như “Dợn nắng”, giống như nước mà chẳng phải là nước.

“Nhận biết không có tướng nhận biết”: Tức sự nhận biết trong mộng chẳng phải là sự biết thật.

“Nghe không có tướng nghe”: Tức âm vang phát ra từ hang chẳng phải là âm thanh gốc.

“Trụ không có tướng Trụ” điện chớp tức Tấn Kinh dùng ý của Kinh Tịnh Danh: “Thân nầy như điện chớp, niệm niệm chẳng trụ”.

Từ câu: “Nay đã cho là Ảnh” tiếp xuống: Là dựa vào chỗ giống kia để giải thích. Cũng là ý của Kinh Tịnh Danh. Kinh viết: “Thân nầy như Ảnh, theo nghiệp duyên hiện”. Cho nên nói: “ Hiện không có tướng Hiện”. Hóa là do không mà hốt nhiên có, nên nói: “Có mà không có tướng Có”. Không là do chẳng ngăn ngại chỗ nêu bày, nên viết : “Làm không có tướng làm”. Đều là dùng nghĩa riêng trong dụ.

Sớ từ câu: “Đây tức là Chủ thể dụ” tiếp xuống: Là phần thứ hai, Sớ kết hợp để thông tỏ.

Nói: “Chủ thể dụ giới hạn nơi một Tướng”: Tức trong Huyễn chỉ có “Dấy khởi không có tướng dấy khởi”, mà không có sáu Tướng kia như “Cảnh không có tướng của Cảnh”, “Nhận biết không có tướng nhận biết” v.v… Cho đến dụ về Không chỉ có “Làm không có tướng của làm”, mà không có “Dấy khởi không có tướng dấy khởi” v.v… Nên nói là “Giới hạn ở một”.

Nói: “Đối tượng được dụ, nghĩa chung nơi nhiều pháp”:

Như “Dấy khởi không có Tướng dấy khởi”, là biện minh chung về pháp của duyên khởi, chẳng giới hạn nơi sự khác biệt của trong ngoài v.v… “Có mà không có tướng Có” chính là nêu rõ về vạn hữu tức hư giả, chẳng giới hạn nơi phần Bồ-tát có thể giáo hóa v.v… Cho nên gọi là chung cho nhiều pháp.

Như “Cảnh không có tướng của Cảnh”, “Nghe không có Tướng của nghe” cũng có nghĩa riêng. Sớ câu: Nói đến mức cuối dùng chung về nghĩa theo ở văn tuy không có tiếp xuống: Là mở rộng để xác nhận về nghĩa kia.

Sớ từ câu: “Lại, bậc cổ đức” tiếp xuống: Là nói về cách giải thích thứ hai của đại sư Hiền Thủ. Gồm hai phần:

Một: Nêu ra các giải thích trước đây.

Hai: Từ câu: “Cách giải thích nầy” tiếp xuống: Là kết hợp để thông tỏ. Văn thì giả đặt để xác nhận, ý thì ngầm xâm đoạt. Tức là nơi phẩm Ly Thế gian ở sau, kệ có dụ riêng, nghĩa tức có thể thành mà phần sau chính thức giải thích về chỗ dụ đã thông tỏ. Chỉ thuận nơi phần Kinh sau nên gọi là ngầm xâm đoạt”.

Nói: “Kệ nơi phẩm Ly Thế gian”, tức Kinh viết:

“Quán Sắc như đống bọt

Thọ như bong bóng nổi

Tưởng như lúc dợn nắng

Các Hành như cây chuối

Tâm Thức cũng như Huyễn

Thị hiện vô số sự

Biết các Uẩn như thế

Người Trí không chấp trước”.

Tức là văn ấy.

Nói: “Nên nay dụ về Ảnh cũng dụ nơi Hành”: Văn nay dụ về Ảnh tương đương với Tấn Kinh là điện. Đối chiếu với cách giải thích của đại sư Quang Thống ở trên, nên gọi là “Cũng nói”.

Sớ từ câu: “Nếu dựa nơi Nhiếp Luận” tiếp xuống: Là nói về cách giải thích thứ ba, của Nhiếp Luận. Gồm hai:

Một: Nêu dẫn Luận.

Hai: Dùng Kinh Luận để đối chiếu, biện giải.

Nay nói về phần một: Do chẳng muốn dẫn nhiều văn, nên trong phần Sớ giải chỉ nêu dẫn về nghĩa…

Sớ từ câu: “Nhưng Luận ấy không có dụ về Không”: Là phần hai đối chiếu với Kinh lược có bốn sự khác biệt. Văn nơi phần Sớ giải phân làm ba đoạn:

Một: Nêu rõ về chỗ Có, Không.

Hai: Từ câu: “Mà dụ về ảnh là hình tượng nơi gương” tiếp xuống: Là hiển bày chỗ khác biệt của tên gọi.

Ba: Từ câu: “Lại có ánh nơi chất” tiếp xuống: Là biện minh về chỗ chia, hợp. Phần nầy gồm hai chi tiết:

Thứ nhất: Biện minh về nguyên do chỗ chia của Luận. Do chỗ khác biệt của nghĩa.

Thứ hai: Từ câu: “Nay Kinh do nghĩa” tiếp xuống: Là nêu rõ lý do chỗ hợp của Kinh. Do loại đồng.

Lại có một ý làm thành mười. Do thêm ba pháp nên hợp nơi ba pháp ấy. Đến phần văn sau sẽ nói. Nhưng nếu chỉ làm thành mười thì sao không hợp ở trong dụ khác? Nên phần Sớ giải chỉ hiển bày nghĩa của loại giống nhau.

Nói: “Đến phần sau sẽ nhận biết”: Tức trong phần dụ về Ảnh đã chia rộng về Tướng. Bốn là nói về thứ lớp của Kinh Luận mà có sự trở lại nơi phần trước. Kinh thì đối chiếu với ba thứ pháp trước nên thứ lớp chẳng đồng với Luận. Phần sau giải thích đã nêu ra đầy đủ, do dễ hiểu nên ở đây không dẫn.

Sớ từ câu: “Đại sư Huệ Viễn” tiếp xuống: Là nói về cách giải thích Sắc của đại sư Huệ Viễn. Gồm bốn phần:

Một: Dùng ý nêu ra các giải thích đã có từ trước.

Hai: Biện biệt về chỗ thuận, trái.

Ba: Giả nêu để chính thức giải thích.

Bốn: Tóm kết mở rộng từ chỗ lược nêu.

Nay nói về phần một: Đại sư Huệ Viễn đã dựa nơi hai đế để giải thích về bảy dụ ấy. Sáu dụ trước là Tục đế. Biết rõ Tục chẳng phải là thật nên nói như Huyễn. Biết Tục là giả có nên nói như dợn nắng. Biết Tục từ Tâm khởi nên nói như mộng. Biết âm thanh chẳng thật nên nói như tiếng vang. Rõ Tục chỉ tạm có nên nói như điện chớp. Rõ sự biến đổi không có Thể nên nói như hóa hiện. Một dụ sau là nhận biết về Chân. Biết rõ chân là lìa Tướng nên như Hư không. Sáu dụ trước là Không của Hữu vi. Một dụ sau tức Không của Vô vi. Do sáu dụ trước phần nhiều đồng với kiến giải của đại sư Quang Thống và với Nhiếp Luận, nên phần Sớ giải không nêu dẫn, chỉ chọn lấy ý. Xem nơi Nhiếp Luận với tám dụ về y tha, nên chẳng lập về Không. Nay Kinh có dụ về Không nên nêu rõ có dụ về Vô vi.

Sớ từ câu: “Chẳng phải là không có lý” tiếp xuống: Là phần hai, biện giải về chỗ thuận , trái. Câu đầu là nói về chỗ thuận lý “Không”, so với dụ còn lại thì giống với Vô vi.

Từ câu: “Nhưng trái với phần Kinh sau” tiếp xuống: Là biện giải về chỗ trái của văn, do trong văn nói dụ về không là rộng.

Sớ từ câu: “Như thế thì” tiếp xuống: Là phần ba, giả nêu ra để chính thức giải thích.

Trước hết là nêu ra ý, cho rằng: Chỗ giải thích kia đã trái với văn thì tự nó làm sao lý giải được?

Từ câu: “Nghĩa là chỗ nghi hoặc kia” tiếp xuống: Là phần Sớ chính thức giải thích. Sớ đã dùng cách diễn đạt của Nhiếp Luận để giải thích dụ về Không. Luận ấy tuy không nói đến, nhưng giả sử là có thì phải như cách giải thích của Sớ.

Sớ từ câu: “Các nghĩa còn lại” tiếp xuống: Là phần bốn, tóm kết mở rộng từ chỗ lược nêu. Chỗ nêu giảng rộng của Nhiếp Luận như đã dẫn ở trên. Văn của Chương riêng thì phần “Sao” đã lược nêu đủ.

Sớ từ câu: “Kim cương Bát-nhã” tiếp xuống: Là nêu ra cách giải thích thứ năm của Luận Kim Cương.

Nói: “Chín dụ” Bản dịch Kinh Kim Cương của Pháp sư La Thập chỉ có sáu dụ. Chín dụ là dựa theo bản dịch đời Nguỵ. Kệ viết:

“Tất cả pháp hữu vi

Như sao đêm mắt bệnh

Như đèn như huyễn ảo

Như giọt sương, bọt nước

Như mộng, điện chớp, mây”.

Phần giải thích của Bồ-tát Vô Trước nơi phần Thứ mười tám của Luận: Trên cầu đạt trú xứ của Phật địa, nêu rõ sự lưu chuyển không bị cấu nhiễm. Phần giải thích của Bồ-tát Thiên Thân ở phần thứ hai mươi bảy: Nghi hoặc về sự thuyết pháp hội nhập chốn tịch diệt. Nghĩa là Phật đã Niết-bàn, sao có thể thuyết pháp? Nên nêu dẫn kệ nầy: Là thấu rõ pháp Hữu vi như huyễn v.v… Tức không có Hữu vi, là vì đại trí nên chẳng trụ nơi sinh tử. Nhưng không phải là không có huyễn v.v… nên chẳng lìa Hữu vi, tức là đại bi nên chẳng trụ nơi Niết-bàn. Do là “Niếtbàn Vô trụ” nên có thể hội nhập chốn tịch diệt mà thuyết pháp.

Bồ-tát Vô Trước nêu tụng:

“Kiến Tướng cùng nơi Thức

Thân, khí, sự thọ dụng

Pháp quá khứ, Hiện tại

Cũng quán đời vi lai”.

Luận tự giải thích: Kệ nầy hiển bày rõ về bốn Tướng Hữu vi:

Một là: Tướng của Tự tánh, tức câu đầu thâu tóm ba dụ đầu: (Sao đêm, mắt bệnh, ánh đèn).

Hai là: Tướng tham đắm vị của chỗ trụ. Tức dụ như huyễn ảo.

Ba là: Tướng thuận theo lỗi lầm. Tức hai dụ về giọt sương, bọt nước.

Bốn là: Tướng thuận theo nẻo xuất ly. Tức ba dụ: Mộng, điện, chớp mây bay.

Phần giải thích về Tướng Thứ nhất viết: “Trong đó Tướng của Tự tánh, tức cộng Tướng kiến Thức, Tướng ấy như Sao (Tinh) nên thấy như thế. Trong chỗ tối không có Trí thì có Ánh sáng ấy. Nơi chỗ sáng có Trí không có Ánh sáng kia”.

Giải thích: Xưa có hai cách giải thích:

Thứ nhất: Xưa nay các bậc cổ đức đều dùng Cộng Tướng kiếnThức” để giải thích “Tướng của Tự tánh” bao hàm ba dụ. Ba dụ ấy đều là Tự thể tánh của sinh tử.

Từ câu: “Tướng ấy như Sao” tiếp xuống: Là giải thích riêng dụ về sao. Mà nói “Tướng ấy” tức là chỉ cho chữ Tướng trên ấy, chẳng phải là một câu nầy. Do Kiến (Thấy) là thuộc nơi dụ về Mắt nhặm Thức thuộc nơi dụ về Đèn . Do vậy cách giải thích nầy là hết sức rõ ràng. Song không thuận với Bồ-tát Thiên Thân.

Bồ-tát Thiên Thân cho Chủ thể Kiến (thấy) pháp cũng lại như thế. Do Thiên Thân nói: Ví như Tinh tú là chỗ phản ánh của mặt trời có mà chẳng hiện bày. Chủ thể Kiến về Tâm pháp cũng giống như vậy. Lại, hai chữ Kiến, Tướng ở nơi Kệ không đúng thứ tự. Nếu đổi lại : “Tướng, Kiến cùng nơi Thức” thì Lý cũng không trái. Mà Bồ-tát Thiên Thân dùng Sao phối hợp nơi Kiến, Mắt nhặm phối hợp với Tướng.

Thứ hai: Theo Đại Vân thì có riêng cách giải thích: “Tướng ấy như Sao” hoàn toàn là chỉ cho văn trên “Cộng tướng Kiến, Thức” cho là Tướng ấy. Nghĩa là Thức thứ sáu dấy khởi Kiến phân biệt, duyên nơi Cảnh của cộng tướng, nên dụ như Sao, đêm có Ánh sáng. Năm Thức, mỗi thức duyên đều nên chẳng phải là Cộng tướng. Thứ bảy là Ý thức luôn hành theo nhiễm ô nên phối thuộc nơi dụ về Mắt nhặm. Như đối tượng được duyên của tám Thức với Hành tướng đều có, thì chẳng thể nhận biết, là do vi tế. Lại không có sự so đo (kế đặc) áp đặt phân biệt không hợp với dụ về Sao. Dụ về Sao chính là phải có Trí sáng tỏ, nên Kiến tức là phân biệt”.

Cách giải thích nầy cũng là một Lý được xác nhận. Nhưng các Luận không giải thích nghĩa Tướng của tự tánh thì nhắc lại nhấn mạnh để làm gì? Lại khiến cho trong câu “Công tướng kiến thức” thì dụ về Đèn chẳng nêu rõ.

Nay là một cách giải thích, đều khác với hai cách giải thích trên.

Nghĩa là chữ “Tướng ấy” là hoàn toàn chỉ cho “Cộng Tướng, Kiến, Thức” ở trước , tức như Ngài Đại Vân. Nhưng không đem câu ấy chỉ giải thích riêng như Sao. Tức “Như Sao” tiếp xuống: Là giải thích riêng về ba dụ. Cho nên nói: “Tướng ấy như Sao, như Mắt nhặm như Đèn”. Do dụ về sao ở đầu nên nhắc lại trước để giải thích. Lại không dựa vào kiến giải xưa cho Sao dụ cho Tướng phần mà nay dùng dụ về Sao, dụ cho kiến phần. Vì Sao có khả năng chiếu sáng, thấu tỏ giống như kiến phần. tức cũng thuận với Bồ-tát Thiên Thân cho tâm là chủ thể kiến pháp cũng như thế. Dụ về mắt nhặm tức nói Tướng phần vì vẫn còn thấy vọng. Nghĩa là còn thấy tướng hoa đốm ở hư không bên ngoài. Dụ về Đèn là nói về Tự chứng phần. Đây đều không khác với Luận. Nếu giải thích Như đây, thì cũng thuận với thứ tự nghĩa của câu “Kiến, tướng và nơi Thức” trong kệ. Cũng được các luận gia cho “Cộng tướng kiến thức” là giải thích nghĩa Tự tánh. Hơn nữa, chung cho ba phần của Tám thức, chung cho thức ấy mà làm tư tướng, chẳng riêng thức thứ sáu mà làm chủng. Luận giải thích riêng dụ về Sao nói: Trong bóng tối không có trí tuệ có Ánh sáng kia v.v… tức không có Bát-nhã, dụ như là bóng tối. Liền có kiến phần gọi là có Ánh sáng kia. Nếu có mặt trời, trí thì thức kiến bèn không nên nói: “Trong Ánh sáng có trí tuệ, Ánh sáng kia không có. Luận tiếp giải thích dù về mắt nhặm. Kiến và Ngã của pháp và người như mắt bị nhặm, nên thấy như thế. Vì sao cho là nghĩa “Chấp lấy không có”? Giải thích: Nếu mắt bị nhặm, vọng càn chấp có hoa đốm ở hư không, tâm có thấy vọng càn, nên vọng càn chấp có ngã pháp, không có nơi chốn mà vọng càn giữ lấy đó gọi là nghĩa “Chấp lấy không có”. Luận tiếp giải thích dụ về Đèn nói: Thức như đèn nên thấy như thế. Vì cớ sao? Vì khát ái thấm nhuần với thủ làm duyên nên bốc cháy mạnh mẽ. Giải thích: Ái thấm nhuẩm nói Thủ mà thành duyên của Thức, làm cho ngọn lửa Thức cháy bùng tăng mạnh. Tức Ái như dầu, Thủ như tim đèn, Thức như ngọn lửa của đèn. Thể của đèn là thức thứ tám, sự bốc cháy tăng mạnh là bảy chuyển thức.

Hai là giải thích “Tướng tham đắm Vị của chỗ trụ”.

Luận viết: “Trong ấy, Tướng tham đắm Vị của chỗ trụ, tức là cảnh giới điên đảo của sự tham đắm vị, kệ kia cho là như Ảo huyễn, nên “Thấy” như thế”.

Giải thích: Tức nói về chữ “Khí” nơi kệ sáu Cảnh là chỗ trụ, tâm ái là vị tham đắm. Không thật cho thật là điên đảo. Cảnh như Ảo huyễn là sáu cảnh khiến người cho là Chân.

Ba là giải thích: “Tướng thuận theo lỗi lầm”.

Luận viết: “Trong đó, Tướng thuận theo lỗi lầm, tức là thuận theo Vô thường v.v… nên kệ đã dùng giọt sương để thí dụ, là nhằm hiển bày chỉ rõ Thể của Tướng là không có, do thuận theo Vô thường v.v…”.

Giải thích: Tức nói về chữ Thân nơi kệ. Thân ấy làVô thường, mau chóng tan diệt như giọt sương móc buổi sớm.

Luận viết: Kệ dùng Bọt nước để thí dụ là nhằm hiển bày chỉ rõ việc thuận theo Thể của Khổ. Do Thọ như bọt nước (Bào).

Giải thích: Tức nói về “Sự thọ dụng” nơi kệ. Thọ như bọt nước, chẳng trụ lâu, nên ba Thọ tức là ba khổ. Không an lạc mà khiến tham vướng gọi là thuận theo Khổ.

Bốn là giải thích “Tướng thuận theo nẻo xuất ly”. Luận viết: “Tướng thuận theo nẻo xuất ly, là tùy theo nơi người pháp đều Vô ngã nghĩa là xuất ly”.

Giải thích: Xuất ly là xuất ly nơi sự duyên dựa.

Thế nào là thuận theo? Luận viết: “Thuận theo tức là các Hành của quá khứ v.v… dùng mộng v.v… là để thí dụ nhằm hiển bày chỉ rõ.

Giải thích: Chính là dùng mộng v.v… là để quán về ba đời, tức thuận theo nẻo xuất ly.

Mộng, Luận viết: Là chỗ niệm xứ của Hành nơi quá khứ kia. Như mộng tỉnh rồi, nhớ nghĩ về lúc mộng đều không có thật. Mộng đối chiếu với khi thức tức là Quá khứ.

Luận viết: “Hiện tại là thời gian qua nhanh nên như điện chớp, có thể nhận biết”.

Luận viết: “Vị lai là chủng tử thô ác kia, giống như hư không, dẫn xuất Tâm, nên như mây”.

Giải thích: Dựa nơi hư không hiện ra mây, như chủng tử sinh Hiện hành. Hữu lậu là thô ác.

Luận tóm kết: “Như thế là nhận biết về Hành chuyển sinh của ba đời tức thông đạt về Vô ngã. Đây là hiển bày chỉ rõ về Tướng tùy thuận nẻo xuất ly.

Trên là dựa nơi Luận giải thích Kinh, nên có chín dụ. Nếu dựa theo “Tần Kinh” (Kinh Kim Cương do Pháp sư La Thập dịch) thì chỉ có sáu dụ. Tức thêm một dụ là Ảnh (Bớt bốn dụ: Tinh, Ế, đăng, Vân) Kệ viết:

“Hết thảy pháp Hữu vi

Như Mộng, Ảo, Bọt, Bóng

Như sương móc như điện

Phải nên quán như thế!”

Về thứ lớp chẳng đồng với Luận. Mà đem dụ về Ảnh cộng với trước tức thành mười dụ. Người xưa cũng đem dụ về Ảnh thâu gồm bốn dụ kia là Sao, Mắt nhặm, Đèn và Mây, tức sáu dụ thâu tóm chín dụ.

Sớ từ câu “Như dựa theo Kinh đại Phẩm” tiếp xuống: Là nói về cách giải thích thứ sáu, tức nơi Kinh đại Phẩm với chỗ biện minh của Trí Luận về mười dụ. Mười dụ là:

Một: Như huyễn ảo. Hai: Như dợn nắng. Ba: Như trăng trong nước.

Bốn: Như Hư không. Năm: Như tiếng Vang. Sáu: Như thành Càn Thát bà (Thành ảo). Bảy: Như Mộng. Tám: Như Ảnh. Chín: Như hình tượng trong gương. Mười: Như sự hóa hiện.

Trí Luận quyển thứ bảy đã biện minh rộng về các Tướng nêu trên. Pháp sư La Thập có truyện, đại sư Tăng Duệ có Tán, trong phần sau giải thích văn đều đã bao hàm đủ, chỉ thiếu “Thành Càn-thát-bà”, đại thể là giống với huyễn ảo. Nhằm thành mười Nhẫn nên chẳng nêu ra. Lại thêm ba pháp, nên hợp với ba Ảnh, đều để thành mười là trọn đủ.

Sớ câu: “Kinh Lăng Già cũng có chung”: Tức là nói về cách giải thích thứ bảy của Kinh Lăng Già, phần nhiều giống nơi Kinh Đại Phẩm.

Sớ từ câu: “Nay phần văn xuôi của Kinh” tiếp xuống: Là phần hai, Sớ giải đã kết hợp để thông tỏ (Phần một là nêu ra bảy cách giải thích).

Nói: “Chỗ dụ của kệ cũng có giới hạn”: Tức thêm dụ về “Tiếng vang” ở sau, nên nói: “Hết thảy mọi thứ mọi loại Âm thanh nơi thế gian chẳng phải trong, cũng chẳng phải ngoài, thấu rõ đều như là tiếng vang”.