ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 71

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

Sớ câu: Từ câu “Chín là mười hai câu nói về sự sai biệt của định chẳng định”: Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Câu trên đây là nêu chương.

Hai: Từ câu “Câu trước nói rõ về” tiếp xuống: Là giải thích riêng.

Trước hết là giải thích câu thứ chín, văn gồm ba chi tiết:

Thứ nhất: Nêu rõ văn của Luận.

Thứ hai: Giải thích kinh văn.

Thứ ba: Giải thích về nghĩa định, bất định của Luận.

Sớ câu: Từ câu “Tức là Hiện tạo tác” tiếp xuống: Là phần Sớ giải thích văn của kinh về nghĩa của ba Thọ. Văn nơi phần Sớ giải đã nêu đủ. Nhưng ba phái kinh Bộ chủ trương nói: Thuận theo hiện tại thọ nghiệp là lực mạnh nhất ắt phải thọ báo đời này đời sau. Nếu thuận theo thọ đời này thì lực yếu hơn ắt thọ sự thọ nhận sau chẳng thọ nhận hiện tại. Thuận theo nghiệp thọ sau thì lực yếu nhất, không thọ ở đời hiện tại, chỉ tiếp nhận thọ ở đời sau. Thuận theo vị đầu tiên được thành thục gọi là thuận theo hiện tại. Giải thích: Nghĩa hình như có thừa. Hoặc có người đều tạo nghiệp của một đời, nghiệp Trời, Người đều tạo, thì trước thọ báo ở người sau đến trời, Há phải khiến cho người đó thọ lại Người nữa ư? Thọ ấy lược nói có ba Nhân: 1) Do Nhân: Như tạo sự cúng dường Phật Tăng. Trong định Từ, Diệt định, và Định vô tránh trong Kiến tu đạo thì được thọ nhận quả báo vui nơi hiện hữu. Hoặc làm tổn não đến Cha mẹ, vua v.v… thì thọ thân quả báo khổ nơi hiện hữu. 2) Do Thể của nghiệp Như có nghiệp bất động thì được thọ quả báo sanh an lạc. Tạo năm tội Vô gián được thọ nhận quả báo sinh khổ. 3) Do Hạnh nguyện: Người nhiều phước có tội thì thọ nhận sinh báo, hiện đời chịu nhẹ, mau được Bồ đề. Người có tội nhiều đều không có hiện báo, do tạo ác trọng, hướng đến sinh báo nên các nghiệp tướng hảo thọ nhận ở quả báo đời sau. Không thể một đời liền ngay thành Phật. Lại các Luân vương thọ báu sau nhiều kiếp giảm tu Nhân, kiếp tăng thọ quả.

Sớ câu: Từ câu “Ở trong Thọ ấy đều có định, bất định” tiếp xuống: Là chi tiết thứ ba, giải thích câu “Định chẳng định” của Luận. Hai câu trên là nêu lên. Từ câu “Nghĩa là nơi hai câu trước” tiếp xuống: Là giải thích nhưng ở đây cũng là ý của Luận Câu Xá. Tụng của Luận viết:

“Đây có định, bất định

Định ba thuận nơi hiện

Hoặc nói Nghiệp có năm

Sự khác nêu bốn câu”.

Giải thích: Câu đầu là nêu lên, câu tiếp theo là giải thích riêng về “Hiện sinh”. Ba sau tức là ba định nghiệp. Thêm nơi bất định tức có bốn nghiệp

“Hoặc nói Nghiệp có năm”: Tức có dục khiến là nhất định, thọ Nghiệp lại có hai thứ, nghĩa là nơi dị thục và thời gian, có định, bất định, chia ra làm hai thứ:

Một: Dị thục định, thời gian bất định. Nghĩa là Quả tất định, thọ nơi ba đời thì thời gian bất định.

Hai: Dị thục cùng thời gian, cả hai đều bất định. Nghĩa là Quả cùng với thời gian đều bất định.

“Sự thọ nhận chỉ có Quả định, thời gian bất định, không có thời gian định, Quả bất định”: chỉ ở nơi thời gian định theo nơi Quả tất định, do thời gian lìa Quả thì không có tánh riêng. Tuy chia hợp có khác nhau mà lý thì không khác.

“Sự khác nêu bốn câu”: Nghĩa là Phái Thí dụ nói: Nghiệp phân làm năm thứ làm thành bốn câu. Họ chủ trương thời gian định, nơi Quả bất định. Ở trong bất định, thời gian lại phân làm ba, gồm luôn năm nghiệp trước nên thành tám thứ.

Câu thứ nhất: ở nơi thời phần là định, dị thục là bất định, tức là ba nghiệp thuận nơi hiện tại thì ba đời với thời gian là định, nơi Quả là bất định. Nếu đời hiện tại đạt được Quả kia tức thọ nhận. Hiện tại nếu chẳng thọ nhận thì vĩnh viễn lại chẳng thọ nhận. Ở nơi thời gian là định nơi Quả là bất định. Thuận theo Hiện tại đã thế thì đời sau cũng vậy. Ơ đây phân làm ba thứ, tức là:

Một: Thuận nơi Hiện tại là định, Quả là bất định.

Hai: Thuận nơi sinh là định, Quả là bất định.

Ba: Thuận nơi đời sau là định, Quả là bất định.

Câu thứ hai: Có Nghiệp nơi dị thục định, nơi thời gian bất định, tức là nghiệp bất định, mà quyết định được dị thục. Đây chỉ là một sự Quả là định, thời gian là bất định.

Câu thứ ba: có Nghiệp ở nơi cả hai đều định, tức thuận nơi hiện tại cùng định rõ chổ đạt dị thục. Đây có ba thứ:

Một là: Thuận nơi hiện tại, thời gian và Quả đều định.

Hai là: thuận theo sinh, thời gian và Quả đều định.

Ba là: Thuận theo đời sau, thời gian và Quả cùng định.

Câu thứ tư: Có Nghiệp ở nơi cả hai đều bất định. Tức Nghiệp bất định không quyết định được quả dị thục. Đây chỉ là một, là Quả bất định, thời gian bất định.

Giải thích: Trên đây là Luận Câu Xá nêu kiến giải của ba Sư, càng về sau thì dần dần chia ra. Trong phần Sớ giải đã thâu tóm chung, mà chổ nêu bày có một ít dị biệt.

Nói “Ba kiến giải ấy đều có định, bất định”: Nghĩa là đã thâu tóm chung kiến giải của ba Sư, nhưng chính là thâu tóm kiến giải của vị sư đầu tiên, tức như Luận Câu Xá nói: “Đây có định, bất định là ba thuận nơi hiện tại v.v… gồm luôn bất định là bốn”.

Sớ câu: Từ câu “Nghĩa là hai câu trước” tiếp xuống: Là chỉ rõ riêng về tướng. Tuy chung nơi “Bốn câu” (bốn Luận chứng) của Sư thứ ba, nhưng có chung riêng.

“Hai câu trước nói thời gian là định” do hiện tại hoặc thọ nhận gọi là Nghiệp của hiện báo hiện tại chẳng thọ nhận thì chẳng phải là nghiệp của Hiện báo. Sinh báo cũng như thế. Phải là tiếp theo sinh thọ nhận mới gọi là sinh báo. Do đó nói hai câu trước là thời gian định.

“Báo thì chung cả định, bất định”: Tức có tạo nghiệp của Hiện báo, nên hợp với Hiện thọ, lại gặp thắng duyên hiện bày mà không thọ nhận. Báo này là bất định. Sinh báo cũng thế. Không có dời đổi, ở đây lại là thời riêng nên không có thời chẳng định.

“Một câu sau thì thời gian và Báo cùng chung cả định, bất định”: Tức câu thứ tư, thời gian và Báo cùng bất định, câu thứ ba thời gian và Báo đều định và câu thứ hai báo định thời gian chẳng định. Nghĩa là thuận theo sau thọ bất định nghiệp, có nghiệp định, một đời hai đời. Nhiều đời nên là báo định mà thời gian chẳng định. Có bất định nghiệp ở sau thứ ba phải hợp với việc thọ nhận nhưng gặp duyên nghiệp hoại mất, đó là thời định mà báo bất định. Hoặc lại có nghiệp chưa định rõ số sinh mà thọ quả báo, nhưng chợt gặp duyên làm hoại mất nên đều chẳng định. Nhưng trong Luận Câu Xá nói báo định thời gian bất định thì nghĩa chung cho ba báo, nay tại sao căn cứ ở thuận ở thọ? Đáp: Câu xá dùng nghiệp dựa theo thời gian. Nghĩa là có nghiệp quyết định mà thọ hoặc hiện, hoặc sinh ra sau. Nay nêu rõ dùng thời giữ lấy nghiệp, cần phải hiện tại thọ báo mới gọi là nghiệp hiện tại. Hiện tại nếu thọ tức định nghiệp của hiện tại. Hiện tại nếu không thọ tức không phải nghiệp của hiện tại. Cho nên không có báo hiện tại là thời chẳng định. Nếu là sinh thọ tức là sinh nghiệp, không thọ thì chẳng phải là nghiệp của sinh báo. Không có sinh báo tức là thời chẳng định. Đều chọn lấy một nghĩa cũng không mâu thuẫn hỏi: Hiện thấy có nghiệp hợp với thọ nhận báo hiện tại mà do lực sắp xếp thành thọ sinh báo, hoặc hợp với thọ nhận sinh báo do nhân duyên, khác thành thọ hậu báo. Như Phu nhân Mạt lợi chuyên tinh thí giới hợp thọ sinh báo sinh Trời Đâu Suất nhưng lâm chung hơi giận đời trước trong kiếp loài mọt, sau bảy ngày chuyển báo sinh Thiên.

Hỏi: căn cứ vào ba Nghiệp ấy đều có Báo định mà thời gian bất định, sao có thể nói là không?

Đáp: Duyên của Hiện Báo bày rõ mà thọ sinh, tức là sinh báo, chẳng gọi là hiện Báo tức thời gian bất định. Sinh báo cũng như vậy. Suy xét theo đấy để có thể lãnh hội.

Sớ câu: Từ câu “Định thì khó độ, bất định thì dễ độ”: Đây là căn cứ nơi trường hợp chẳng phải là Thừa so với hai Thừa, đều ở nơi Tự phần mà đã định. Đại thừa thì nếu định tức chẳng cần phải độ, do đó chẳng nói định là dễ độ.

Sớ câu: Từ câu “Các môn như căn v.v… đều thành tám vạn” tức do hoặc có Nghiệp. Hoặc có lên xuống, trồi sụt thì Nghiệp cũng vậy. Hoặc dựa nơi căn có hơn kém, tánh có sai khác, sự lãnh hội có cạn sâu, dục có nặng, nhẹ đều thành năm vạn.

Nói: “Chuyển ngược lại phần ấy tức là hiển bày” tiếp xuống: Tức nêu rõ chổ có thể đối trị nơi mỗi mỗi Hoặc. Đều đạt tới “Bờ kia” cùng lý tận tánh, tức là tám vạn bốn ngàn pháp môn để vượt qua. Nếu ở nơi Hoặc đã được vắng lặng, vọng chẳng dấy động, tức là tám vạn bốn ngàn Tam muội.

Thứ tư là nói về Rừng rậm của căn.

Nghĩa của căn đã nói ở Hồi hướng thứ chín.

Sớ câu: Từ câu “Trong phần riêng, mười Tướng thành chín sai biệt”: Là phân định tổng quát. Thâu tóm chín làm ba:

Sáu phần đầu là theo nghĩa pháp để phân biệt.

Hai phần tiếp theo là dựa nơi người để phân biệt. Do Luận nói về Thanh văn, Bồ-tát.

Một phần sau là căn cứ theo Hành để biện minh về căn.

Trong phần một lại chia làm ba: Thứ nhất là ba Tịnh căn. Thứ bốn là Nhiễm căn. Hai căn sau thì chung cả Nhiễm, Tịnh.

Sớ câu: Từ câu “Sự thọ nhận có nhanh chậm v.v…”: Hàng “Độn” thì chậm, ít, hàng “Lợi” thì nhanh, nhiều. Hàng trung bình thì khoảng sâu cạn cũng vậy.

Sớ câu: Từ câu “Căn tánh của ba Thừa cùng hiện rõ”: Tức Tiểu thừa là thấp, Duyên giác là vừa, Đại thừa là cao, cũng giống như hình tướng của Dê, Nai, Bò, có lớn nhỏ…

Sớ câu: Từ câu “Nghĩa là Hỷ, Lạc v.v… nơi Thọ căn”: Hỷ lạc sinh ra Tham, Ưu khổ sinh ra Sân, Xả căn sinh ra si. Về sau, ở nơi phiền não ấy mà có tác dụng hơn trội, nên căn Nhiễm có nhiều phiền não.

Sớ câu: Từ câu “Trọng Đại thừa, thì thành thục là định”:

Phần trước đã căn cứ nơi Nghiệp để biện minh về định, bất định. Nay ở đây căn cứ theo căn thì hiển nhiên tự rõ riêng biệt. Lại nữa, trước thì căn cứ theo định, bất định để nêu rõ về chổ độ khó dễ. Nay thị căn cứ nơi chổ thành thục, chẳng thành thục để biện minh về định, bất định.

Sớ câu: Từ câu “Tức trong phần Phẩm Ly Thế Gian nói “Chờ thời” mới giáo hóa”:

Phẩm ấy có nói đến mười thứ “Thanh tịnh xả”, nhưng có hai loại “Chờ thời”, nay đều nêu dẫn: Một là, do phần xả thứ tư nói: “Đối với chúng sinh là “Pháp khí” thì “Chờ hợp thới” mà giáo hóa. Đối với chúng sinh không thể là “Pháp khí” thì cũng chẳng sinh hiềm nghi nơi “Thanh tịnh xả”.

Giải thích: Nay chỉ dùng phần “Chờ hợp thời” của “Pháp khí”.

Hai là, phần xả thứ chín nói “Hoặc có chúng sinh, căn đã thành thục, phát sinh Tuệ niệm nhưng chưa có thể nhận biết về pháp tối thượng, thí “Chờ hợp thời” mà giáo hóa theo “Thanh tịnh xả”. Nay thì hoàn toàn dùng phần này, do đấy, phần Sớ giải viết “Lại tạm xả”.

Sớ câu: Từ câu “Một là dựa nơi Thân thuận Hành”: Đây là Luận nêu theo hướng ngược. Thuận hợp là: “Thân dựa theo thuận hành”. Nay sớ chính là dùng ý ấy.

Sớ câu: Từ câu “Nghĩa là sáu Nhập được khai triển, lần lượt cùng trói buộc nhau”: Như ý thức duyên khắp. Ở trong sáu căn thì pháp của Căn theo Thức cũng vận hành. Trong sáu căn thì mắt thấy thân của mình , tai nghe tiếng của mình. Âm thanh, và Thân đều thuộc về căn bên trong thâu nhiếp. Do căn theo Thức Duyên nơi Nhãn căn, khiến căn bị trói buộc chẳng thể giải thoát. Phần còn lại dựa theo đấy có thể nhận biết.

Sớ câu: Từ câu “Hai là sinh diệt thuận hành”: Đây là nêu ngược, thuận thì phải nói: “Thuận hành nơi sinh diệt”. Căn cùng với Tâm vương tương hợp theo nhiễm ô nên thuận với sinh diệt.

“Biến dịch nên có thể dị, diệt”: Là dùng sinh, trụ để giải thích “khinh” (nhẹ), dùng “Dị” để giải thích “Chuyển”, dùng “Diệt”để giải thích “Hoại”.

Từ câu “Ba là Quán hành thuận hành”: Là giác biết quán tâm vận hành nơi sáu Trần.

Sớ câu: Từ câu “Hoặc thâu gồm trong lưới căn”: Sáu căn giữ lấy nơi sáu trần là căn bao tóm lấy Trần. Sáu Trần dấy khởi nơi sáu căn, là Trần bao tóm lấy căn. Cho nên chổ thâu tóm của “Lưới căn” ấy, Luận gọi là “Chấp giữ lấy Tướng”.

Sớ câu: Từ câu “Bảy là Thanh văn thanh tịnh” tiếp xuống: Là phần hai căn cứ nơi người. Nay thứ nhất là nói về Thanh văn.

Nói: “So với hàng phàm phu thì Hành của hai Thừa tăng thượng”: Nhưng phần sau của Luận giải thích lần nữa nói “Thanh văn thanh tịnh, là hành tăng thượng, diệt trừ chướng nên có thể thành tựu. Nay sớ dùng Luận để giải thích kinh. Trên đây là giải thích “Tăng thượng”. Nghĩa là hai Thừa với căn thanh tịnh đối so với hàng phàm phu. Chẳng cần đạt Niết-bàn, nay thì có thể cầu đạt. Cho nên ở nơi xuất thế đạt được sự tăng thượng.

Từ câu “do căn của hai Thừa” tiếp xuống: Là giải thích ý “Không thể huỷ hoại”, gồm luôn việc giải thích ý “Diệt trừ chướng, có thể thành tựu” trong Luận.

Sớ câu: Từ câu “Tám là chổ sai biệt của Bồ-tát thanh tịnh”: Tức là căn của hàng Đại thừa. “Ba thứ bất thối”, tức Vị, chứng và Niệm.

Sớ câu: Từ câu “Chín là tuỳ theo chổ xa” tiếp xuống: Một câu này là căn cứ nơi Hành, tức kinh nói “Tuỳ theo chổ xa, cùng sinh, tướng chẳng đồng. Luận giải thích kinh viết “Vào sâu, cùng sinh với đủ thứ đủ loại tướng sai biệt”, “Đủ thứ đủ loại” tức là chẳng đồng. “Vào sâu” tức là “Tuỳ theo chổ xa”.

Nói: “Chỉ rõ tất cả chổ thâu tóm của Căn” tiếp xuống: Là Luận giải thích kinh. Luận lại giải thích lần nữa: “Thâu tóm chổ sai biệt của tất cả là sự khác nhau của mới hành, (vị tri căn) căn phương tiện (dĩ tri căn) và căn Báo thục (cụ tri căn)”.

Từ câu “Nghĩa là ba căn vô lậu” tiếp xuống: Là Sớ giải thích văn của Luận. Mới tu tập là “Khởi đầu”. Hành đúng nẻo thiện xảo là

“Phương tiện”. Đạt cứu cánh nên gọi là “Báo thục”. Phối hợp về nghĩa của ba căn vô lậu đã gặp nơi văn ở trên.

Từ câu “Nghĩa là Tín v.v… ở trước” tiếp xuống: Là dùng Luận để lãnh hội kinh, giải thích ý “Chẳng đồng”, “Tuỳ theo chổ xa”.

“Tín v.v… kia cùng với ba căn vô lậu”: Là giải thích nghĩa “Cùng sinh” tức căn cùng với pháp hành tương ưng dấy khởi.

“Mà tuỳ theo” tiếp xuống: Là giải thích nghĩa “Chẳng đồng”.

“Từ đầu đến cuối” tiếp xuống: Là giải thích nghĩa “Tuỳ theo chổ xa”.

Từ câu “Ba căn này” tiếp xuống: Là giải thích nghĩa “Căn thành tựu”, do dụng thù thắng sáng suốt hiển bày sự tăng thượng nên gọi là Căn. “Chín thứ trên đây” tiếp xuống: Là dùng nghĩa để thâu tóm chung đều như nơi Phẩm Hồi hướng đã nói.

Sớ câu: Từ câu “Thứ năm là đối chiếu ba thứ Rừng rậm”: Tiếp xuống: Nhưng Giải, Tánh, Dục, ba thứ này tóm lược như nơi chương mười Lực, diễn rộng như nơi Phẩm Phát tâm công đức.

Nói “Tánh cùng thuận nhập”: Tức dựa nơi Căn sinh Giải, (Lãnh hội). Dựa nơi Giải thành Tánh, dựa theo Tánh dấy khởi Dục. Thảy đều tương tự, gọi là “Cùng thuận”. Nghĩa lý cùng tham dự vào nhau gọi là “Thuận nhập”. Dùng phần này đối chiếu với Căn nên chẳng nói rộng.

Sớ câu: Từ câu “Thứ sáu là giải thích về Tuỳ miên”: Văn gồm hai:

Một là: Giải thích tên gọi chung.

Hai là: Từ câu “Phần riêng có mười hai câu” tiếp xuống: Là dựa nơi Luận để giải thích, thâu tóm.

Nay nói về phần một:

Nói “Đây chỉ là căn cứ nơi chủng tử”: Tức xét nơi Luận Du Già quyển thứ hai, viết: “Ở trong tự thể của các pháp, những chủng tử hiện có, như thuộc về loại Phiền não, cũng gọi là Thô trọng, cũng gọi là Tuỳ miên. Nếu thuộc về phần dị thục và phần vô ký còn lại thì chỉ gọi là Thô trọng, chẳng gọi là Tuỳ miên. Nếu chủng tử thuộc về các căn thiện như Tín v.v… thì không gọi là Thô trọng cũng chẳng phải là Tuỳ miên. Vì sao? Do khi pháp ấy sinh, chỉ có khả năng nhận lãnh của tự thể đã nương vào, không phải là không có khả năng nhận lãnh.

Sớ câu: Từ câu “Sáu câu trước biện minh theo đuổi nơi chốn nào”: Trong Luận lại căn cứ chổ “Theo đuổi” để biện minh. Nếu căn cứ theo chổ trói buộc thì cũng có thể nói: Nơi chốn nào bị tróibuộc, dùng cái gì để trói buộc? Nếu thuận theo Tuỳ miên thì cũng có thể cho: Nơi chốn nào Tuỳ miên? Do cái gì mà Tuỳ miên?

Nên trong phần tiếp sau, giải thích, nói: “Ở yên lâu trong chốn Tuỳ miên”.

Sớ câu: Từ câu “Nay nói về phần một là năm”: Một là căn cứ nơi Tâm để biện minh về Xứ.

Hai là dựa theo Giới (cảnh giới) để nêu về Xứ.

Ba là: Dựa nơi Quả vị để biện minh về Xứ.

Bốn là căn cứ nơi Thời để nêu rõ về Xứ.

Năm là: căn cứ theo Hành để biện minh về Xứ.

Một: Nói “Báo Tâm” là Thể của Báo chung nơi A-lại-da dị thục. Nghĩa “vi tế”v.v… nhiều lần gặp nơi phần văn trước.

Nói “Chẳng lìa hiện sự mà sinh, nên chỉ gọi là tâm”: Tức Luận Duy Thức v.v… biện rõ bảy Thức trước là dị thục sinh, chẳng phải là Thể của Báo. Đáp lại chủng tử của Tâm ngày trước, nên chẳng được gọi là Báo. Nhưng bảy Thức đều dựa nơi Thức thứ tám, nhờ duyên mà hiện khởi, gọi là “Chẳng lìa Hiện sự”. Chủng tử tuỳ theo Hiện khởi hoặc có hoặc không, gọi là Xứ tạm thời hồi chuyển. Như người giả ngủ say thì đâu cần phải là phòng gốc của mình.

Sớ câu: Từ câu “Hai là trong phần tương ưng chẳng tương ưng”: Đầu tiên là dùng ý của Luận để xác lập tên gọi. Từ câu “Chỉ cùng với” tiếp xuống: Là Sớ giải thích về Tướng tương ưng v.v… Từ câu “Cho nên Luận viết” tiếp xuống: Là dẫn chứng căn cứ theo cảnh giới mà nói.

Từ câu “Hoặc của cõi Vô sắc vi tế”: Tiếp xuống: Là Sớ giải thích về văn của Luận, câu “Thượng, trung, hạ”, chữ “Đẳng” (vân vân) là chỉ cho Hoặc của cõi Sắc là bậc trung, hoặc của cõi Dục là bậc thượng. Đây là căn cứ nơi Thể của Hoặc. Đại sư Tuệ Viễn nói “Dục giới là bậc Hạ tức căn cứ theo chổ hơn kém của Cảnh giới”.

Từ câu “Tuy tức là Tuỳ miên” tiếp xuống: Là thông tỏ chổ vướng mắc do vấn nạn. Tức có vấn nạn: Tùy thuận sinh ở một cõi, đều có thành tùy miên của ba cõi như sinh cõi trên thì chủng tử hoặc ở cõi dưới cũng đều có thành, như thế nào nói có tương ưng và không tương ưng? Đáp: Căn cứ nơi Hoặc hiện hành nói, tương ưng chủng tử, không phải là nói sinh cõi trên mất đi chủng tử của cõi dưới.

Nhưng nay xét nơi kinh chỉ có câu “Tương ưng chẳng tương ưng, nên vì đấy mà giải thích. Nếu dựa theo chổ Luận giải thích kinh thì nói “Tương ưng chẳng tương ưng là chẳng lìa tướng, tức Hoặc hiện hành có tương ưng và chẳng tương ưng, mà Tuỳ miên thì luôn chẳng lìa”.

Sớ câu: Từ câu “Một là đến đỉnh của Kim Cương”: Nghĩa là phần trước của Định Kim Cương dụ vẫn còn có Hữu của sinh tử, nên gọi là Hữu đỉnh, do chủng tử của Hoặc câu sinh vào lúc này mới đoạn trừ. Là vì trong phần nói về Rừng rậm của phiền não ở trên đã cho rằng: Dưới thì đến Kim Cương. Tự căn cứ nơi chủng tử mà nói tuy có hai nghĩa nhưng ý của phần Sớ giải là hổ trợ cho nghĩa này, nên chổ phân định trên đã nêu “Ba là dựa nơi Quả vị để biện minh về Xứ”.

Từ câu “Nay dùng chung cho” tiếp xuống: Là lãnh hội phần giải thích kinh. “Chẳng nói về Kim Cương” là nhằm chung cho cả Đại, Tiểu thừa. Cho nên phần sau kệ đã nêu “Đạo Kim Cương diệt, ý mới trọn” tức nghĩa trước là chính”.

Nói “Chín địa” cũng chung cả hai nghĩa. Đối lập với trên là đỉnh của ba cõi. Tức là chín của chín địa nơi ba cõi. Nghĩa là Dục giới bốn Thiền, bốn Không nên là chín. Nếu thuận nơi nghĩa trước tức là địa Thiện Tuệ, nên thứ mười là tương đương nơi Quả vị đọan trừ tận cùng.

Bốn là “Căn cứ nơi “Thời” dễ lãnh hội.

Sớ câu: Từ câu “Chỉ có Trí là có thể gây sợ hãi cho” tiếp xuống: Đây tức là ý của Luận. Do Luận giải thích kinh nói “Từ vô thuỷ đến giờ chẳng có tướng sợ hãi, nên Luận vì đấy mà giải thích. Luận viết “Vô biên thế giới, chỉ có Trí là có thể gây sợ hãi nơi giặc oán. Chưa từng có Tuệ của văn, Tư, Tu, do đó chẳng diệt, sớ đã dùng ý của Luận để kết hợp giải thích kinh hiện tại, có thể nhận biết.

Sớ câu: Từ câu “Chẳng thể tuỳ thuận nẻo chính để tu tập”: Do phần Luận giải thích kinh về thần thông tiếp xuống có nói đến “Tu tập chấp chính” nên phần còn lại có thể nhận biết.

Sớ câu: Từ câu “Ba cõi tiếp xuống là nêu rõ về việc dùng cái gì để theo đuổi”: Trong đó, trừ câu thứ tư, làm rõ thể của Tuỳ miên là rổng lặng, ba câu còn lại cũng dựa theo Xứ trước để biện minh về sự theo đuổi, nhưng văn không theo đúng thứ lớp.

Một: Tức dựa theo phần thứ hai ở trước căn cứ nơi cảnh giới để nêu rõ về Xứ nhằm biện minh về sự theo đuổi. “Chẳng gián đoạn” tức là Tướng của sự theo đuổi.

Hai: Tức ở trước là phần thứ tư, căn cứ nơi thời gian để nêu rõ về Xứ, nhằm biện biệt về sự theo đuổi. Tức nơi kinh nói “Khiến cho vô biên tâm tương tục hiện khởi”. Luận giải thích kinh viết “Từ vô chủng đến giờ Tương tương tục tích tập”. Trong phần Sớ giải đã cùng kết hợp cả “Vô thuỷ, vô biên”. Nhưng chổ tương tục kia tức là Tướng của sự theo đuổi.

Ba: Là môn mở bày các Xứ. Tức ở nơi phần thứ nhất căn cứ theo Tâm để biện minh về Xứ nhằm biện giải về sự theo đuổi. Tích tập sinh

13 sáu Thức tức là Tướng của sự theo đuổi. Chổ còn lại như văn của phần Sớ giải. Song nói “Nghĩa của kinh hiện tại bao hàm” tức trong các Xứ thì Ý xứ thâu tóm Thức A-lại-da.

Sớ câu: Từ câu “Bốn là chắc thật” tiếp xuống: Là làm rõ Thể của tuỳ miên là rỗng lặng chẳng căn cứ nơi Xứ trước.

Nói: “Chẳng thật là chắc thật”: Tức kinh viết “Chắc thật khó đối trị”. Luận nêu rõ “Chẳng thật theo đuổi”. Chẳng thật tức là sự theo đuổi của Tùy miên, đến Thiền định v.v… nên sự chắc thật ấy tức chẳng thật. Khó đối trị là Tướng của sự theo đuổi.

Sớ câu: Từ câu “Năm là Xứ của địa v.v…”: Năm tức là dựa theo phần thứ ba ở trước căn cứ nơi Quả vị để biện minh về Xứ, nhằm biện giải về sự theo đuổi.

Nói: “Tức là sáu Nhập Xứ trong chín địa”: Do Luận giải thích kinh viết “địa hội nhập nơi Tướng tuỳ thuận, chẳng tuỳ thuận”. Luận giải thích: sáu nhập Xứ trong chín địa với phiền não nơi Thân theo đuổi”.

Giải thích: Thân tức là Thể. Nhưng từ câu “Chín địa” tiếp xuống: Là Sớ giải thích Luận, đối chiếu với hai Hữu đỉnh còn lần về chín địa. Hai lần căn cứ nơi Thiện Tuệ trong chín địa, dựa theo chủng tử của sở tri chướng. Địa thứ mười vẫn còn có hai Ngu về Đẳng Giác.

Từ hội nhập địa thứ nhất trở đi, địa địa cùng đọan trừ. Ở nơi địa thứ chín đã đoạn trừ mười tám thứ. Cho nên nói “Địa này phần có đoạn trừ”.

Tiếp theo là nêu dẫn ý “Đến đạo Kim Cương mới rốt ráo” để cùng chứng minh cho hai trường hợp trên.

“Kim Cương mới rốt ráo” nêu rõ địa thứ mười vẫn còn có. Đã nói “Mới rốt ráo” tức rõ ràng chín địa đã có sự đọan trừ. Lại, căn cứ theo chủng tử của phiền não chướng, kim cương đọan trừ tức thì cũng xác nhận nơi kinh, với nghĩa địa từng địa đều có đoạn trừ.

Sớ câu: Từ câu “Sáu là lìa theo sự theo đuổi của Khổ”. Đây là căn cứ theo phần thứ năm của trước, dựa theo Hành để biện minh về Xứ nhằm biện minh về nghĩa theo đuổi.

“Chỉ dùng Thánh đạo xuất thế gian mới có thể lìa bỏ”: Tức hiển bày ngược lại nơi đạo của thế gian với các định chẳng thể lìa được. Cho nên Luận viết “Các Hành khác chẳng thể lìa được”. Đây là cho “Chẳng thể gây khó khăn” tức Tướng của sự theo đuổi. Trong phần thứ năm ở trước thì cho “Có thành tựu” là Tướng của sự theo đuổi.

Thứ bảy là nói về Rừng rậm của sự thọ sinh:

Từ câu “Luận hợp chung làm năm”: Trong tám thì bảy câu trước

là đối chiếu Nhân để hiển bày Quả. Một câu sau căn cứ chổ đối nổi khổ của đời sau làm rõ chổ có thể sinh khởi, tích tập.

Dựa theo bảy câu trước, thâu tóm làm ba đối: Nghĩa là hai câu đầu một đối, ba câu tiếp theo là một đối, hai câu sau là một đối. Trong đối ấy đều gồm hai: Một là đối hợp với Tướng để Luận về sự thọ sinh. Hai là: Đối nhân để nói về sự thọ sinh.

Căn cứ trong đối thứ nhất, Một là “Thân đủ thứ đủ loại” là đối hợp Tướng để Luận về sự thọ sinh. Hai là “Nghiệp nhân đủ thứ đủ loại”, là đối chiếu nhân để biện biệt về sự thọ sinh. Do nghiệp chẳng đồng, nên sự tho sinh thành ra đủ loại.

Trong ba câu của đối thứ hai, thì hai câu trước là đối chiếu Tướng để bàn về thọ sinh. Ba là “Trú xứ dủ thứ đủ loại” tức chẳng phải chỉ sáu cõi, mà ở trong một cõi có vô lượng Xứ.

Sớ câu: Từ câu “Bốn là hai câu bốn, năm nói về sắc, tưởng trên dưới đủ thứ đủ loại”: Hai câu của kinh hiện tại là một câu trong Luận. Kinh nói “Có sắc, không sắc với tướng sai biệt. Có tưởng, không tưởng với tướng sai biệt. Hai cõi là có sắc, cõi vô sắc là không sắc. Trời không tưởng, là vô tưởng. Ngoài ra đều là có tưởng.

Nhưng nói “Trên, dưới”: Do Vô sắc là trên, hữu sắc là dưới. Vô tưởng là trên, hữu tưởng là dưới. Cho nên lại có phi tưởng, phi phi tưởng, cũng là chổ thâu tóm của vô tưởng. Mà Luận chỉ nói “Sắc tưởng trên dưới” nên Đại sư Tuệ Viễn nêu câu hỏi “Vô sắc vì sao được cho là trên dưới trong sắc?”.

Giải thích: ở đấy không có sắc thô mà có sắc vi tế. Lại, nêu câu hỏi “Vô tưởng vì sao được cho là trên dưới trong tưởng?”. Phần đáp lại nghĩa giống với ý trước, ở đấy không có tưởng thô mà có tưởng vi tế. Phần còn lại như trong địa thứ nhất đã biện minh.

Sớ câu: Từ câu “Năm là đồng với nhân của sắc ngoài đủ thứ đủ loại”: Tức đối chiếu Nhân để biện biệt về thọ sinh. Do nêu dẫn Nhân của Nghiệp quá khứ nên hiển bày có mầm mống, diễn rộng như nơi địa thứ sáu.

Trong đối thứ ba, “Sáu là Tự Thể đủ thứ đủ loại”, tức đối hợp nơi Tướng để luận về thọ sinh, cũng như sáu địa, nhưng có Thể chỉ là sắc, có thể gồm đủ hai. Cho nên gọi là “Đủ thứ đủ loại”.

Sớ câu: Từ câu “Bảy là gốc thuận nơi Nhân thọ sinh” tiếp xuống: Tức là đối chiếu để biện biệt về thọ sinh. Trên đây là văn của Luận.

Từ câu “Nghĩa là Si, Ái” tiếp xuống: Là sớ thuận theo Luận để giải thích. Như Đại Sư Tuệ Viễn lại nói lời văn của Luận là đảo. Nếu đúng phải nói: “Thuận theo gốc sinh nhân” Nghĩa là nhân gốc của thọ sinh hiện tại là Si, Ái, dựa vào trong đời hiện tại lại dấy khởi lên Si Ái nữa. Cho nên nói là: “Thuận theo gốc”. Kể ra cũng không trái lý.

Sớ câu: Từ câu “Tám là hai câu sau cùng” tiếp xuống: Là căn cứ chổ đối nơi Quả sau để làm rõ chổ sinh khởi tích tập, gọi là tập đế khổ đế đủ thứ đủ loại.

Từ câu “Nghĩa là ba cầu”tiếp xuống: Là sớ dùng ý của Luận để giải thích gồm hai: Một là giải thích tổng quát tên gọi theo Luận.

Hai là: Từ câu “Câu trên hiển bày” tiếp xuống: Là dung hợp riêng về văn của kinh.

Trước hết là giải thích hai cầu của câu trên…

Nói “Dục thọ” thì thọ là Lạc Thọ. Dục sinh năm dục, tăng thêm chấp giữ để truy tìm cầu đạt, tạo chấp lấy khổ hiện có.

Nói “Dục sinh:” thì Thể tức là Tưởng, chọn lấy tướng thù thắng của ba cõi mà muốn thọ sinh. Câu sau tức là trong mong cầu phạm hạnh một cách tà vạy. Câu đây là biện minh chung, đây nói luân hồi tức Luận nói “Qua lại trên dưới”.

“Tiếp theo là tham cầu về ba cõi” tiếp xuống: Tức nói riêng về nhỏ tức cõi Dục, lớn tức là cõi Sắc, vô lượng tức là hai cảnh giới Vô sắc Không, Thức, đều như tám địa. Vọng chấp cho là Niết-bàn. Là theo tướng chung mà nói.

“Hai cõi riêng nêu ra hai cõi trời”: Hàng ngoại đạo đa phần chấp cho là Niết-bàn. Nhưng Luận giải thích kinh nói: Tham đắm nơi ba cõi tưởng ra ngoài Tưởng. Mà Luận đã dùng cõi Trời Vô tưởng để giải thích chữ Tưởng trong kinh. Ý cho rằng, cõi kia có Tưởng vi tế, ngoại đạo vọng chấp cho là không tưởng. Có Tưởng mà cho là không tưởng nên gọi là “Tưởng ra ngoài Tưởng”. Trong luận Thành Thật cũng nói Trời Vô tưởng không có tưởng thô mà có tưởng vi tế. Cho nên Luận kết rằng: Ngoại đạo chấp là đã ra khỏi vòng xoay về có. Cho nên biết ba sự cầu mong chỉ làm tăng thêm nhân tích tập, lần hồi gây nên khổ thôi.

Thứ tám là nói về Rừng rậm của tám tập khí: Trong phần tổng quát gồm bốn:

Một: Cùng nêu lên cả hai. Hai: Dẫn chứng.

Ba: Chính thức giải thích.

Bốn: Tóm kết chung.

Nay nói về phần một: Tức là tập khì còn lại, tập khí huân tập mà làm hai nghĩa: Phần nêu chương đã nói chung.

Sớ câu: Từ câu “Tuy nêu rõ tập khí” tiếp xuống: Là dẫn văn để chứng minh, thành nghĩa của sự huân tập.

Luận Duy Thức, quyển thứ hai nói: “Chủng tử bên trong ắt do huân tập mà sinh trưởng, tự mình có thể sinh Quả, là “Nhân duyên”. Chủng tử bên ngoài được huân tập, hoặc có hoặc không là “Tăng thượng duyên”. Quả được thực hiện thành ắt dùng chủng tử bên trong làm nhân duyên kia, tức là quả do chủng tử có tướng chung đã sinh ra.

Sớ câu: Từ câu “Huân nghĩa là xông, đốt” tiếp xuống: Là phần ba, chính thức giải thích. Gồm hai:

Một: Là giải thích tên gọi. Tức văn của Luận Duy Thức.

Hai: Từ câu “Tức Thức A-lại-da” tiếp xuống: Là giải thích nghĩa Huân tập. Phần này có ba chi tiết:

Thứ nhất: Kiến giải theo Tông Pháp tướng.

Thứ hai: Kiến giải theo Tông Pháp tánh.

Thứ ba: Thông tỏ chổ phân biệt để tránh lẫn lộn.

Thứ nhất: Cũng là văn của Luận Duy Thức, đã diễn rộng nơi Phẩm Vấn Minh. Nay văn của phần Sớ giải nêu đủ nên lại lược chỉ rõ.

Luận viết: “Đối tượng được Huân tập, chủ thể Huân tập, mỗi thứ đều đủ bốn nghĩa: Khiến chủng tử sinh trưởng nên gọi là Huân tập. Những gì gọi là bốn nghĩa của đối tượng được Huân tập?”

Giải thích: Sớ viết “Tức Thức A-lại-da” dùng làm đối tượng được Huân tập “là nêu ra Thể của đối tượng được Huân tập. Chỉ có A-lại-da mới gồm đủ bốn nghĩa, nên được gọi là “Đối tượng được Huân tập”.

Từ câu “Do hằng tục nơi một loại” tiếp xuống: Là nêu ra bốn nghĩa của đối tuợng được Huân tập. Một câu trên đây tức là Nghĩa thứ nhất. Luận viết “Một là “Tánh kiên trụ” tức như pháp trước sau một loại, tương tục, có thể giữ lấy tập khí, mới là đối tượng được Huân tập”. Đây là ngăn chặn chấp tánh của chuyển Thức và Gió, Tiếng v.v… Vì chúng không trụ giữ bền bĩ nên không phải đối tượng được huân tập.

“Hai là “Tánh vô ký”: Tức là nghĩa thứ hai. Luận viết “Hai là Tánh vô ký, tức như pháp bình đẳng không hề trái nghịch, có thể dung nạp tập khí, mới là đối tượng được Huân tập. Đây là ngăn chặn chấp về lực mạnh mẽ của Thiện nhiễm. Vì chúng không hề dung nạp nên không phải đối tượng được huân tập. Do đấy Như Lai nói Thức thứ tám là Tịnh Thức chỉ gắn liền với chủng tử cũ, chẳng phải là mới thọ nhận chổ Huân tập”.

“Ba là có thể thọ nhận sự Huân tập”: Tức là nghĩa thứ ba. Luận viết: “Ba là Tánh có thể Huân tập, như pháp tự nó giữ tánh chẳng phải 138 là chắc kín, có thể thọ nhận tập khí, mới là đối tượng được Huân tập. Đây là nhằm phân biệt với Tâm sở cùng với pháp vô vi. Tánh y tha khởi chắc, kín, nên chẳng phải là đối tượng được Huân tập (Tâm sở chẳng tự tồn tại, pháp vô vi Tánh chắc, kín).

“Bốn là Tướng chung của chủ thể, đối tuợng hoà hợp”: Là nghĩa thứ tư. Luận viết: “Bốn là Tánh cùng với chủ thể Huân tập đồng hoà hợp. Tức như cùng với chủ thể huân tập đồng thời, đồng xứ, chẳng tức chẳng lìa, chính là đối tượng được huân tập…”. Đây để ngăn chận chấp thân khác, sát na, trước sau. Vì không có nghĩa hòa hợp nên không phải đối tượng được huân tập.

Sớ câu: Từ câu “Bảy chuyển thức trước gọi là chủ thể huân tập”: Tức là nêu ra Thể của chủ thể huân tập.

Từ câu “Do có sinh diệt” tiếp xuống: Là nêu ra bốn nghĩa của chủ thể huân tập. Luận viết: “Những gì là bốn nghĩa của chủ thể huân tập?”

Một là có sinh diệt. Như pháp vô thường có thể tạo tác dụng sinh trưởng tập khí, chính là chủ thể huân tập. Đây là phân biệt với pháp vô vi trước sau không biến đổi. Không có tác dụng sinh trưởng, nên chẳng phải là chủ thể huân tập.

Hai là thế mạnh tăng bội, tức là nghĩa thứ hai. Luận viết “Hai là có tác dụng hơn hẳn. Như có thế lực tăng mạnh của sinh diệt, có thể dấy khởi tập khí, chính là chủ thể huân tập”. Đây ngăn chặn chấp thế lực của Tâm sở. Vì lực yếu kém nên không phải chủ thể huân tập.

Phần Sớ giải của Luận ấy giải thích: Nói “Tác dụng hơn hẳn”: Nghĩa là bảy thức trước có thể là chủ thể huân tập, phân biệt với chổ dị thục của sáu Thức trước sinh, cùng với Thức thứ tám là Tâm vương tâm sở, tuy là chủ thể duyên, nhưng không có mạnh mẽ nên chẳng gọi là “Hơn hẳn”, do đó chẳng phải là chủ thể huân tập.

Ba là có sự tăng giảm: Tức là nghĩa thứ ba. Luận viết “Ba là có tăng giảm”. Như có tác dụng thù thắng, có thể tăng có thể giảm, thâu tóm tập khí gốc, chính là chủ thể huân tập. Đây là nhằm phân biệt với Quả vị Phật viên mãn, pháp thiện không tăng không giảm, nên chẳng phải là chủ thể huân tập.

Sớ câu: Từ câu “Tướng chung của chủ thể, đối tượng hoà hợp nên gọi Huân tập”: Tức kết hợp để biện minh về nghĩa thứ tư của chủ thể Huân tập. Luận viết “bốn là cùng với đối tượng được Huân tập hòa hợp mà chuyển. Như cùng với đối tượng được Huân tập đồng thời đồng xứ, chẳng tức chẳng lìa, chính là chủ thể Huân tập. Đấy là nhằm phân biệt với nghĩa sát na, trước sau không hoà hợp của Tha Thân,nên chẳng phải là chủ thể Huân tập” (Tự tha chẳng thể cùng huân tập. Trước sau chẳng thể cùng huân tập). Luận viết “Chỉ bảy chuyển thức cùng tâm sở ấy có lực dụng hơn hẳn đó mà tăng giảm. Gồm đủ bốn nghĩa này mới có thể là chủ thể huân tập”.

Giải thích: sở dĩ chủ thể, đối tượng nơi nghĩa thứ tư kết hợp là có hai nghĩa: 1) Vì hai loại ở nghĩa thứ tư chỉ có khác ở chủ thể, đối tượng còn cách nói hoàn toàn đồng, 2) Dùng văn này riêng làm tổng kết. Luận tóm kết: “Như thế là chủ thể huân tập, đối tượng được huân tập cùng sinh cùng diệt, nghĩa huân tập trí thành tựu, khiến trong đối tượng được huân tập, chủng tử sinh trưởng”.

Sớ câu: Từ câu “Nếu dựa nơi Luận Khởi Tín” tiếp xuống: Là chi tiết thứ hai, nêu kiến giải của Tông Pháp tánh về nghĩa huân tập. Đều như nơi Phẩm Vấn Minh đã biện giải.

Sớ câu: Từ câu “Trong phần trước, tuy lãnh hội giáo pháp v.v…” tiếp xuống: Là chi tiết thứ ba, phân biệt để tránh lẫn lộn, thông tỏ chổ vướng mắc.

Sớ câu: Từ câu “Nay đều thông tỏ chổ này”: Là tóm kết chung phần văn trên về nghĩa Huân tập của hai tông Tánh, Tướng, cùng dứt trừ nghĩa tập khí. Văn của kinh đều nêu đủ.

Sớ câu: Từ câu “Trong phần riêng, mười thứ sai biệt là “Tiếp xuống: Là phần hai giải thích riêng, văn nơi bản Sớ giải gồm hai.

Một: Giải thích câu hiện có.

Hai: Tổng kết, thâu gọn.

Nơi phần tổng kết, thâu gọn văn đã tóm lược. Nay nếu nêu dẫn đủ là: “Bảy câu trước căn cứ nơi thời gian để biện minh về Huân tập”. Một câu tiếp theo căn cứ nơi Đạo. Hai câu sau căn cứ nơi người.

Phần bảy câu trước lại có ba chi tiết:

Thứ nhất: Hai câu đầu đối với quá khứ để nói về Huân tập.

Thứ hai: Ba câu tiếp theo, Hiện tại đối chiếu với hiện hành để nói về Huân tập.

Thứ ba: Hai câu sau là dùng hiện tại đối chiếu với đời sau để nêu về Huân tập. Văn nơi bản Sớ giải đều dẫn đủ.

Nay nói về phần một; câu đầu là tập của nhân. Câu hai là tập của quả.

Sớ câu: Từ câu “Như nơi Kinh Đại Uy Đăng Quang Tiên nhân sở vấn”: Luận kia gọi là “Vấn nghi Kinh”. Tiên này là đứng đầu. Diễn rộng có sự hỏi đáp. Phần sau cùng, các Tiên cùng nêu câu hỏi và đức Phật đã giải đáp. Hỏi: Về nghĩa duy trì của chúng sinh cũng như sao dời đổi mỗi mỗi có khác sao nói được thành nghĩa tụ tập chân thật? Tiếp theo dẫn ý hỏi. Phật đáp: Không có thời, phương xứ mà được tụ tập. Đã trong Bồ-tát địa, vượt qua một thừa mới được tụ tập, trong Vô dư Niếtbàn mới được tụ tập. Như trăm sông đổ về biển. Lại nói: Như Lai tuy nói trong phiền não bình đẳng có được tụ tập, cũng chẳng phải tụ tập. Như gió kia thổi côn trùng tụ tập một nơi, gió hết, còn trùng lại bay tứ tán. Chúng sinh cũng vậy. Gió nghiệp thổi tụ tập về nơi địa ngục, ngạ quỷ v.v… nghiệp hết lại phân tán đi.

Lại hỏi ý rằng: Đời trước cùng trong Lục đạo, sau gặp nhau trong cõi người, làm sao được biết trước nay có tụ tập? P nói: Này đại Tiên Nhân! Có chúng sinh khi gặp nhau tâm chẳng hoan hỷ, sinh oán giận kết hận thù. Hoặc đau đầu, mất kiềm chế, phóng đại tiểu tiện… nên biết hạng ấy đời trước từng tụ tập tướng trạng ở trong địa ngục.

Lại hỏi: Như đời trước từng trong loài súc sinh, với trăm ngàn vạn thân ở một nơi thì làm sao có thể biết? Phật nói: Họ sinh trong cõi người, mỗi khi gặp, kết thành oán giận ngay, hoặc thường thấy sự tiện lợi của họ, bất cứ lúc nào cũng tìm thấy sự tiện lợi ấy, đó là tướng trạng tụ tập trong loài súc sinh trước đây. Hoặc từ trong loài ngạ quỷ đến thì thường thích mùi hôi thối, lại tham an nhiều. Giả sử muốn cùng hòa hợp với người khác, nhưng tâm không lìa bỏ, sinh ra phiền não, tham đắm. Hoặc thấy người kia giàu sang, có thế lực sinh tâm ghanh ghét, thường muốn có được tài sản của người kia. Hoặc có đời trước cùng ở trong cõi người, từng cùng một nơi sinh, thì trong đời hiện tại khi gặp nhau lại sinh tâm dục vọng. Hoặc có đời trước cùng ở trong cõi Trời, khi gặp nhau đây, đều tham luyến nhìn. Tướng xa là giữ lấy, tướng chung là kết thành thân ái bà con.

Tiên nhân nghe xong, tán thàn đức Như Lai.

Sớ câu: Từ câu “Ba là tuỳ theo nẻo Hành của chúng sinh”: Từ đây trở xuống, ba câu là Hiện hành đối chiếu với hiện tại để nói về tập khí.

Từ câu “Xưa, Vua chẳng dựng chuồng nuôi ngựa, voi nơi chùa”: Tức là văn của Trí Luận. Nghĩa là vị vua này có voi, có thể dùng để chống lại các nước thù địch. Mỗi khi có quân binh của các nước thù địch xâm lấn bờ cõi, vua cho voi kia được trang bị đầy đủ xuất trận, thảy đều chiến thắng, sau đấy, các nước thù địch đều sợ, không còn dám xâm lấn nữa. Vua bèn cho xây chuồng nơi khuôn viên chùa để nuôi voi. Lâu dần, voi nghe tăng chúng lễ bái tụng niệm, tâm huân tập thuần thiện

thành tính. Về sau, có nước gần cử quân xâm lấn, vua cũng trang bị cho voi xuất trận nhưng voi đều chẳng chịu chiến đấu. Vua lo lắng, buồn rầu, sợ nước kia đánh thắng mình. Vị quan mưu trí tâu vua: “Voi này ở lâu nơi Tịnh xá, thấy nghe việc thiện nên theo đấy mà thuần hóa. Cho nên cho voi ở chổ mổ giết súc vật khiến luôn trông thấy việc sát sinh…” Quả nhiên, chưa trải qua thời gian lâu tâm ác dấy khởi lại… súc sinh hãy còn như thế, huống chi là nơi người, gần thiện chẳng thiện, gần ác chẳng ác sao?

Sớ câu: Từ câu “Bốn là tuỳ theo nghiệp”: Tiếp xuống: Hai câu bốn,năm là căn cứ nơi Nhân để nói về sự Huân tập. Câu bốn là căn cứ nơi Nhân của sự tạo nghiệp. Câu năm là căn cứ theo nhân của Thiện, ác.

Trong câu bốn, nói “Như con của gia đình rèn đúc kim loại”: Nơi Phẩm Minh Pháp đã dẫn “Trang Nghiêm kinh Luận “Nói Tôn giả Xá lợi phất lẫn lộn trong việc giáo hóa hai người đệ tử: Một người quán về xương trắng, một người quán về hơi thở…

Sớ câu: Từ câu “Như người ưa thích ngủ nghỉ”: Tức nơi kinh đại bát Niết-bàn quyển thứ mười chín. Mười sáu vị đại thần, vì vua A-xà -thế nói kệ:

“Nếu luôn sầu khổ

Sầu cứ tăng thêm

Như người thích ngủ

Ngủ lại càng nhiều

Tham dâm ưa rượu

Cũng lại như thế”.

Sớ câu: Từ câu “Trung hữu tức là phần sau của Bản hữu”: Do văn của kinh viết là: “Tuỳ nhập nơi Hậu hữu” nên Luận phán định là sự huân tập của Trung ấm. Luận Câu xá nói “Bản hữu tồn tại sau sát na sinh, trước khi tử, thì Bản hữu ấy tức là thân nay. Chưa đến giai đoạn hiện có, giữa hai thời gian nói là Trung hữu”. Luận lại nói: “Năm uẩn ở giữa hai hữu sinh, tử gọi là Trung hữu”.

Sớ câu: Từ câu “Bảy là thứ lớp”: câu này do Hậu hữu tức là Bản hữu hiện có. Đại sư Tuệ Viễn giải thích về thứ lớp: Trung hữu có thể cho quả của sinh ấm làm phương tiện, nên gọi là thứ lớp. Ý của phần Sớ giải cho rằng: Như ở trong nhân, trước tạo thiện nhiều, sau thì gồm luôn việc ác. Sau, lúc cho Quả thì đầu tức nhiều vui, sau liền có khổ. Trước khổ sau vui nghĩa cũng dựa theo đấy mà xét. Tức khi thọ nhận Quả như thế thứ lớp của Nhân.

Nói “Hai câu trên là căn cứ nơi hiện tại đối chiếu với phần sau”: Tức câu thứ sáu là hiện tại đối chiếu với Trung ấm, câu thứ bảy là hiện tại đối chiếu với Hữu hiện có.

Sớ câu: Từ câu “Tám là chẳng đoạn v.v…” tiếp xuống: Một câu này là căn cứ nơi đạo để nêu rõ về huân tập. Thánh đạo vô lậu cũng có huân tập.

Sớ câu: Từ câu “Chín là thật, chẳng phải là Thật”: Tiếp xuống: Tức hai câu sau là căn cứ nơi người.

Sớ câu: Từ câu “Cũng bao hàm ba Thừa với Tướng của sự Huân tập khác”: Trí Luận quyển thứ ba viết: “Ví như mùi hương ở trong vật chứa, hương ấy tuy đã đem đi nhưng tập khí vẫn còn. Ví như người bị buộc trói, khi mới được cởi bỏ, thân vẫn còn bị ảnh hưởng”. Như “Tôn giả Tất-tăng-già mắng thần nữ sông Hằng” là Trí Luận quyển thứ ba. “Tôn giả Xá lợi phất giận dữ” cũng là nơi Trí Luận quyển thứ ba… trường hợp Tôn giả Đại Ca diếp vùi múa là nơi quyển thứ bốn mươi bảy. Đều nói về tập khí từ nhiều đời trước. Chổ còn lại như nơi quyển thứ hai của phần sớ sao.

Sớ câu: Từ câu “Phẩm An Lạc hạnh của kinh Pháp Hoa khiến chẳng nên gần gũi với hàng Nhị Thừa”; kinh viết: “Lại chẳng gần gũi với bốn chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cầu Niết-bàn của Thanh văn. Không thăm hỏi, không ở chung trong phòng ốc, nơi chốn kinh hành hay trong giảng đường”. Tức chẳng khiến được gần gũi.

“Sợ huân tập thành chủng tử” là phần Sớ giải thích.

Sớ câu: Từ câu “Mười thứ nêu ra trên đây” tiếp xuống: Là phần hai, tổng kết, thâu gọn, đều hiển bày, có thể nhận biết.

Thứ chín là nói về Rừng rậm của ba Tụ.

“Luận gồm chung làm năm”: Trong năm câu thì một câu đầu là căn cứ nơi quả của Sinh tử Niết-bàn để phân biệt. hai câu tiếp theo là căn cứ riêng nơi Nhân của sinh tử, hai câu sau là căn cứ riêng nơi Nhân của Niết-bàn.

Trong phần một gồm hai chi tiết: Một là: Nêu dẫn Luận. Hai là:

Từ câu “không tức là định tà” tiếp xuống: Là ớ giải thích. Gồm ba:

Thứ nhất: chính thức giải thích ba Tụ.

Thứ hai: Từ câu “ở đây căn cứ theo chủng tánh” tiếp xuống: Là phân biệt định rõ nơi Quả vị, chẳng phải là căn cứ nơi bản tánh.

Thứ ba: Từ câu “Lại, căn cứ nơi một phần thời hạn” tiếp xuống:

Là phân biệt về nghĩa Vô tánh của Tông Pháp tướng.

Sớ câu: Từ câu “Đây là căn cứ nơi Giải và Hoặc”: “Giải” là nhân của Thiện”. “Hoặc” là nhân của Ác. Chánh kiến là không si trong ba Thiện căn, “Tức nghiệp quyết định khởi thiện. Không tham không sân. Là nghiệp bất định quyết định khởi thiện tức là bất định. Kinh đại bát Niết-bàn nói “Một thứ tà kiến định khởi nghiệp ác, nên là Tà định”. Hai thiện căn kia nhẹ, nhỏ nơi Thiện ác cho là bất định, nói ba Thiện căn trước gọi là bất định, trong bốn thiện căn chỉ có định Thế đệ nhất là quyết định Nhập ly sinh, nên có ba bất định”.

Sớ câu: Từ câu “Tổng kết về ba thứ trước”:

Tức: Một là thành tựu về phương tiện của pháp sư.

Hai là: Thành tựu về Trí.

Ba là: Thành tựu về nhập hành.

Phần văn chính thứ tư:

Sớ câu: Từ câu “Thứ nhất là nhắc lại phần trước về chổ hiển bày tổng quát”: Trụ nơi địa này rồi gọi là nhắc lại phần trước. Thấu rõ từ đấy trở về sau tức là hiển bày tổng quát. Trước là thông tỏ nẻo hành của Tâm, sau là giáo hóa, dẫn dắt khiến đạt được giải thoát, tức là khéo thuyết giảng.

Sớ câu: Từ câu “Hỏi: Hai sự việc ấy khác biệt như thế nào?” Tiếp xuống: Là phần hỏi – đáp để nhận định, phân biệt. Gồm hai chi tiết:

Một: Nêu câu hỏi.

Hai: Từ câu “Hai phần trước” tiếp xuống: Là đáp lại. Nghĩa là hai phần trước là nhận biết riêng về sự thành tựu của Trí, như nhận biết riêng về cỏ gốc. Biện minh riêng về chổ hội nhập thành tựu như nêu rõ riêng về kinh mạch. Nay ở đây là dựa nơi kinh mạch để nhận biết về bệnh, mà trao cho cỏ gốc.

“Giáo đạo là để dùng vào giáo hóa chúng sinh”: Văn không có chữ “Giáo chứng” nên đều bao hàm, chữ “Giáo chứng” là ở trong phần chung nơi trước. Giáo hóa điều phục tức là giáo đạo. Khiến đạt được giải thoát tức là “Chứng đạo”. Trong ba Thừa đều nêu đủ ba phần ấy. Do trong phần Luận giải thích văn kinh nêu tổng quát, chỉ nói “Bồ-tát ấy, an trụ nơi Thiện Tuệ địa rồi, nhận biết đúng như thật về tướng sai biệt nơi các hành như thế của chúng sinh, tuỳ theo nẻo giải thoát kia mà tạo nhân duyên”, không có câu “Giáo hóa, điều phục”. Cho đến trong phần nói về pháp của đối tượng được nhận biết nơi kinh này, Luận giải thích kinh trở lại cho rằng “Bồ-tát ấy, nhận biết đúng như thật về pháp giáo hóa chúng sinh. Nhận biết đúng như thật về pháp cứu độ chúng sinh. Thuyết giảng pháp của Thanh văn thừa, Bích chi Phật thừa, Bồ-tát thừa. Nhận biết đúng như thật về pháp của Như Lai địa”. Luận giải thích như thế nào?. Tuỳ theo “Đối tượng được nhận biết” mà nói về “Vật dụng” của sự giải thoát đã thành thục (tức Giáo đạo), về Thể của sự giải thoát chính là Độ (tức Chứng đạo). Phần Sớ giải dựa theo chổ Luận giải thích kinh có nghĩa “Giáo chứng”. Nhưng dùng văn của phần trước, câu “Giáo hóa v.v…” Vì thế nên viết “Gồm có”.

Sớ câu: Từ câu “Luận chủ thâu gồm chung làm bảy”: Tức là thâu tóm phần biện minh tổng quát ở trên là “Vật dụng” thứ nhất. thâu tóm phần tổng kết ở dưới làm “Vật dụng” thứ bảy. Trong phần thứ nhất, nói về chổ pháp được nêu giảng là vật dụng của sự đối trị thì trước tiên là nêu dẫn Luận, tức trong phần nêu chung trở xuống là chỉ rõ về kinh.

Sớ câu: Từ câu “Nơi phần riêng, thứ nhất là có thể tuỳ thuận”:

phần riêng chính là chia ra từ phần chung. Trước hết là phối kết hai câu trong phần chung, dùng sáu chữ nơi phần trước phối hợp câu “Trí tuỳ hành” trong kinh, dùng chữ “Các Rừng rậm” ở giữa để phối hợp với “Tất cả Hành xứ”. Nhưng sớ chỉ phối thuộc nơi Luận, do trước đã cho Luận thuộc nơi ý của kinh.

Sớ câu: Từ câu “Thứ nhất là căn tánh nơi Tâm của chúng sanh là muốn giải thoát”: Là lập lại kinh. Kinh không có chữ Tâm. Văn trong Luận thì có. Là do trong phần dụ ở sau lại cần có tâm ấy, nên dựa nơi nghĩa của Luận mà thêm vào. Luận giải thích kinh văn đầy đủ là “Bồtát nhận biết như thế rồi, như thật vì chúng sanh thuyết pháp khiến đạt được sự giải thoát. Tuỳ chổ sai biệt của Tâm, tuỳ chổ sai biệt nơi Sử, tuỳ chổ sai biệt nơi căn, tuỳ theo sự sai biệt của lòng tin,tuỳ sự sai biệt của cảnh giới, tuỳ theo đủ thứ đủ loại tập khí của Hành, tuỳ thuận nơi Trí của hết thảy cảnh giới, tuỳ thuận nơi “Rừng rậm” của Tánh Hành, tuỳ sự sinh khởi phiền não với tập khí của nghiệp chuyển biến, tùy sự sai biệt của Tụ, tuỳ sự tin hiểu nơi Thừa, mà vì họ thuyết giảng chánh pháp, khiến đạt được giải thoát.”.

Giải thích: Luận dựa nơi phần kinh trên phân thành bảy đối tượng cần được hóa độ. Phần đầu có Tâm chng, nhưng nơi kinh lược bớt không nêu. Phần sau có Sử, kinh hiện tại gọi là sự trói buộc của Tuỳ miên, ở nơi gần với phần sau. Kinh hiện tại gọi là Tánh ở phần thứ hai, Luận giải thích kinh cho là Tánh Hành, văn ở phần sau. Cho nên nay, trong phần Sớ giải chỉ thuận văn của kinh, kết hợp việc dùng ý của Luận để phối hợp.

Từ câu “Năm thứ này chính là hiển bày chổ đã thành văn về Tín v.v…”: Nhưng một thứ Tâm chỉ là chổ nương tựa chung, chưa thành đối tượng cần được hóa độ. Cho nên trong phần Luận giải thích kinh tức có chữ Tâm để giải thích nghĩa, không phải lặp lại. Chỉ nói “Tuỳ theo căn Tánh, tuỳ chổ tin hiểu mà vì họ thuyết pháp”. Cho nên phần Sớ giải chỉ nói: “Đã thành pháp khí của Tín v.v…” chẳng nói “Nơi Tâm”, do là chổ nương tựa chung nên nói có năm.

Sớ câu: Từ câu “Một là căn cứ nơi Hành của chủ thể Hành, gọi là vô số vật dụng Hành khác”: Nhưng trong phần Luận giải thích kinh có đủ hai câu, Luận riêng cho là thuộc nơi hai vật dụng: Một là vật dụng theo thí dụ, như kinh nói tuỳ theo chổ sai bịêt của cảnh giới với vô số tập khí của Hành. Hai là vật dụng tuỳ theo vô số Hành khác. Như kinh nói tuỳ thuận nơi Trí của hết thảy cảnh giới. Nay kinh đã thiếu hai câu, chỉ có “Chổ Hành có dị biệt”. Tức nơi Luận trong câu trước nói “Vô số tập khí của Hành”, nên sớ dùng ý để phân thành hai vật dụng, do thuận theo văn của Luận.

Nói: “Vô số Hành khác”: Như căn có như là chủ thể Hành về Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ.

Nói “Cảnh đối tượng được Hành”: Là Phật, Pháp, Tăng, tức đối tượng được tin cho đến mọi đối tượng được nhận biết, như căn đã thế thì Tánh, Giải, Dục cũng vậy.

“Chủ thể thắng giải”: Tức giữ vững chổ tín chứng của tâm.

“Đối tượng được thắng giải”: Tức là cảnh của đối tượng được ấn chứng nghĩa là chân lý đã lãnh hội. Chủ thể Hành tức là có căn tánh với mọi sự khác biệt, gọi là vô số Hành. Trong cảnh của đối tượng được Hành tuỳ nơi một cảnh. Tức cần có năm để làm ví dụ. Như gieo một hạt thóc tức gồm đủ năm nghĩa. Nghĩa là tu tập một định thì một định như hạt thóc. Một là: cần tác ý, như có vật nơi tâm. Do vật nơi tâm dứt thì hạt thóc chẳng sinh.

Hai là: có định căn.

Ba là: Tánh tập thành. Như hạt thóc đã nảy một nhánh mầm, tuy có tâm căn, nhưng nay đã khô héo, tức không có tánh sinh.

Bốn là: Hiện khởi lạc dục.

Năm là: Thắng giải, trong đó được giữ vững, không thể dẫn chuyển, gọi là quyết định có thể sinh khởi.

Phần Sớ giải tóm kết: “Dụ cho tâm ở trên”.

Sớ câu: Từ câu: “Tức là vật dụng chuyển biến của căn định, bất định”: Định thì chung cả chánh, tà, hai thứ đều bất định, tức là chuyển biến.

Nói “Chung nơi căn ở trên”: Tức căn tánh, dục giải thảy đều có nghĩa về định, Bất định.

Sớ câu: Từ câu: “Do sự sinh khởi phiền não kia”: Là ba tạp nhiễm sinh, tức là khổ. Phiền não thâu tóm sự trói buộc của miên. Sự trói buộc của miên tức là tùy miên, là sử của Luận…

Sớ câu: Từ câu: “Ba là tóm kết, xác nhận về lợi ích”: Tức là vật dụng thứ bảy.

Nói: “Do các nghĩa trên chẳng ra ngoài thừa của mình”: Tức nghĩa của sáu vật dụng trên chẳng ra ngoài ba thừa.

Sớ câu: Từ câu: “Nay nói về phần một cũng là sự thành tựu của Trí”: Nghĩa có hai sự bao gồm nên viết “Cũng là”. Nhưng về Trí phần trước đã nêu bày, nên Trí trong phần này là khẩu nghiệp thành tựu.

Luận chỉ nói: “Khẩu nghiệp thành tựu” văn trong ấy gồm hai phần:

Một: Giải thích tổng quát về ý chính.

Hai: Từ câu: “Thế nào là gồm đủ nẻo Hành của Pháp sư” tiếp xuống: Là giải thích văn: Phần này có hai chi tiết:

Thứ nhất: Nêu dẫn Luận gốc.

Thứ hai: Nêu dẫn phần văn khác.

Trong phần trước chỉ dẫn ra chổ nêu tên gọi của Luận. Phần sau gọi là “Giải thích rộng như Luận”, do văn có nhiều, ít chổ chuyển đổi chẳng phải là chính thức giải thích kinh nên chỉ lược nêu. Nay sẽ dẫn ra đầy đủ. Luận nói hai mươi đức được phân làm hai: Mười lăm thứ trước là nói về sự tùy thuận, thuận bên ngoài để nói về nghi thức. Năm đức sau là nói về sự thanh tịnh, tức trong tâm không lỗi lầm.

Trong Mười năm thứ trước phân làm sáu nghĩa:

Một: Có hai câu, lượng tính về chổ thích nghi với kẻ khác.

Hai: Có hai câu, lượng tính về chổ thích ứng của pháp.

Ba: Có ba nghĩa, lượng tính về chổ thích hợp của sự giáo hóa.

Bốn: Từ câu: “Tám là chỉ rõ” tiếp xuống: Là ba nghĩa lượng tính về chổ thích hợp của vật.

Năm: Câu: “Mười một là nêu đủ về đức” cũng là lượng tính về chổ thích nghi của chính mình. So với sự lượng tính thứ hai về pháp có khác. Trước là lượng tính nói về tâm và sự, nay là lượng tính để nói về Trí.

Sáu: Từ câu: “Mười hai là chẳng huỷ báng” tiếp xuống: Là bốn nghĩa, nêu rõ về sự thuyết giảng có thể thuận hợp với lợi ích.

Đã nhận biết về ý nghĩa chính. Phần tiếp theo sẽ giải thích.

Thứ nhất, nói về thời: Tức quan sát về vật, tâm, không có lúc bị trở ngại, để vì họ mà thuyết pháp. Luận viết: “Trong ấy gọi là thời, tức là không có tám nạn”. Như kệ nói:

“Như vua mang ưu sầu

Bệnh, giận đắm các dục

Chốn hiểm không hộ vệ

Sàm nịnh không quan trung

Thời tám nạn như thế

Quan Trí chẳng nên nói

Tâm vương cũng giống vậy

Phi thời chẳng nên nêu”.

Giải thích: Luận chỉ nêu hai kệ, lại không giải thích. Nay sẽ giải thích: phần trước gồm một kệ rưỡi (sáu câu) là dụ, chỉ có nửa kệ là hợp. Vua dụ cho chúng sinh. Ở nơi chổ nói pháp lấy bỏ tự tại. Một là như người sầu não thì lời nói không đi vào đâu. Chúng sinh sầu não thì pháp không đi vào tâm. Hai là bệnh dụ cho khổ. Chúng sinh có khổ nên pháp không đi vào tâm. Ba là giận, bốn là dục, có thể nhận biết. Năm là chốn hiểm dụ cho chốn có tám nạn. Sáu là không có pháp thiện làm việc hộ vệ. Bảy là bạn ác tức hàng sàm nịnh. Tám là không có bạn lành tức là hạng trung thần. Tám thứ này đều là nạn của pháp.

Hai là ý chính. Luận viết: “Chính là trụ nơi oai nghi, chẳng phải là chẳng chánh trụ”. Nghĩa này như thế nào?.

Tự mình đứng người khác ngồi thì chẳng nên vì đấy mà thuyết pháp. Các sự việc như thế trong Giới kinh đã nói rộng. Vì sao? Là vì chư Phật, Bồ-tát luôn kính trọng pháp. Do sự kính trọng ấy nên kẻ khác sinh tâm tôn trọng, cung kính nghe pháp là thân nhiếp tâm để lãnh hội.

Giải thích: Trên là lượng tính về chổ thích ứng của kẻ khác.

Thứ hai: Có hai câu, lượng tính về chổ thích hợp của pháp. Tức câu ba là tức thì, câu bốn là tương tục. Luận viết: “Tức thì là ý chính của Bồ-tát, vì hết thảy chúng sinh thuyết giảng tất cả pháp, lìa bỏ chổ cấu uế của pháp keo kiệt.”

Giải thích: Thuyết giảng tất cả pháp là pháp “Tức thì”. Lìa bỏ chổ cấu uế của pháp keo kiệt. Tức là tâm tức thì chúng sinh nhiều, pháp rộng, sự tuy khó nói hết, song lìa bỏ chổ cấu uế của keo kiệt tức gọi là tức thì. (Đốn)

Luận viết: “Tương tục, là thuyết giảng không dừng nghỉ, xả bỏ ý ganh ghét trong các pháp.”

Giải thích: Thuyết giảng không dừng nghỉ là sự nêu bày tương tục. Xả bỏ ý ganh ghét là Tâm tương tục.

Thứ ba: Gồm ba câu, lượng tính về chổ thích ứng để hóa độ.

Tức câu năm là dần dần. Câu sáu là thứ lớp. Câu bảy là thứ lớp của câu nghĩa. Luận viết “Dần dần như theo thứ lớp nơi câu chữ mà nêu bày”.

Giải thích: Đây là căn cứ nơi giáo pháp để biện minh… Luận viết “Thứ lớp, như thứ tự của câu chữ, nghĩa cũng như thế mà giảng nói”.

Giải thích: Đây là dựa nơi nghĩa. Luận viết “Trình tự của câu nghĩa là giảng nói pháp đồng nghĩa chẳng nói pháp không đồng nghĩa”.

Giải thích: Đây là dựa nơi thứ lớp của pháp hành mà nói. Cũng có thể là ở trong pháp và nghĩa nơi phần trước, giảng nói pháp đồng nghĩa, không giảng nói pháp chẳng đồng nghĩa. Nghĩa ấy như thế nào? Như trong bốn đế. Khổ đế nói có sự tạo tác, thì nơi Tập, Diệt, Đạo cũng nói có sự tạo tác. Khổ đế nói không có sự tạo tác thì nơi Tập, Diệt, Đạo cũng nói không tạo tác. Tất cả như vậy là chẳng cùng xen tạp, gián đọan, nên gọi là đồng nghĩa.

Thứ bốn: Có ba câu, lượng tính về chổ thích nghi của vật. Tức câu tám là chỉ rõ, câu chín là vui mừng, câu mười là khuyến khích. Luận viết: “Chỉ rõ là chỉ ra chổ cần chỉ rõ”.

Giải thích: Như căn của Tiểu thừa thì nên chỉ rõ là nhỏ v.v… Chữ vân vân (đẳng) là chỉ cho sự trao truyền, soi chiếu chổ cần soi chiếu. Luận viết: “Vui mừng là vui mừng về chổ cần vui mừng cùng lượng tính về chổ mở bày, thấu hiểu thích hợp, khiến hoan hỷ”. Luận viết “Khuyến khích là đối với những chúng sinh yếu đuối, sợ hãi khiến họ trở nên dũng mãnh”.

Thứ năm: Gồm một câu, cũng lượng tính về chính mình. Luận viết “Gồm đủ đức, tức là Trí hiện có, với sự nhận biết giáo pháp về chổ chứng đắc để thuyết giảng đầy đủ”.

Giải thích: Hiện có, so sánh một đối là theo tình ý để phân biệt. Giáo Chứng một đối là căn cứ nơi Cảnh để phân biệt. Gồm đủ bốn thứ này là đức của chủ thể nêu giảng. Cho nên gọi là “Gồm đủ đức”.

Thứ sáu: Có bốn câu, biện minh về sự nêu giảng đủ, có thể thuận hợp với lợi ích. Tức câu mười hai là chẳng chê bai, đến câu mười lăm. Luận viết “Chẳng chê bai là thuận theo nẻo Thiện để giảng nói”.

Giải thích: Tức sự giảng nói có thể tuỳ thuận nơi đạo xuất thế. Luận viết “Chẳng tán loạn tức là chẳng động, chẳng xen tạp, hội nhập đúng, chẳng phải là chổ Rừng rậm của phiền não”.

Giải thích: Đây là biện minh về chổ nêu giảng có thể thuận lý. “Chẳng động là lời nói không quá cạn cợt. Quá cạn cợt, mất lý, gọi đó là động. “Chẳng xen tạp” là sự nêu giảng không quá sâu xa, chẳng xen lẫn sự ẩn giấu sâu xa.

Nói “Hội nhập đúng” là hiển bày chổ chẳng động ở trước.

Nói “Có thể hiển bày lý khiến người hội nhập đúng, chẳng phải là nẻo Rừng rậm (phiền não)”, tức hiển bày “Chẳng xen tạp” ở trước, chẳng ẩn giấu sâu xa, chẳng như “Rừng rậm” khó thấy, biết. Luận viết “Như pháp, tức nêu giảng đầy đủ về bốn Thánh đế”.

Giải thích: Nghĩa là nêu bày xứng hợp nơi Tướng của pháp bốn đế. Có thể khiến cho người nghe biết Khổ, đọan Tập, chứng Diệt, Tu, Đạo. Luận viết “Tuỳ thuận chúng sinh” tức ở nơi bốn chúng, tám bộ, tùy chổ nên nghe mà vì họ thuyết pháp”.

Giải thích: Đây là nêu rõ sự nêu giảng thuận hợp nơi người. Luận tổng kết viết “Mười lăm thứ Tướng như thế, Bồ-tát tuỳ thuận chổ lợi ích nơi người khác mà nêu giảng tất cả pháp”.

“Năm đức sau là nói về sự thanh tịnh”: Tức câu mười sáu là nói về tâm Từ, trở đi. Luận viết “Tâm Từ là đối với hạng chúng sinh dấy khởi tâm Từ, vì họ mà thuyết pháp”.

Giải thích: Oán nhiều giận dữ, nên Luận nói: Tâm an ổn đối với chúng sinh hành ác, khởi tâm làm lợi ích mà thuyết pháp. Giải thích Hành ác tất cả sẽ thọ nhận khổ lớn. Luận viết “Tâm thương xót là ở trong chổ chúng sinh thọ khổ, vui, buông lung, mà dấy khởi Tâm thương xót nhằm đem lại lợi lạc, nên vì họ mà nói pháp”.

Giải thích: Đối kẻ thọ khổ, thì thương xót về khổ hiện có. Đối với kẻ thọ vui mà buông lung thì thương xót về cái khổ sẽ đến.

Luận viết: “Chẳng tham đắm nơi tiếng tăm, lợi dưỡng tức tâm chẳng mong cầu, luôn thực hành sự xa lìa”.

Giải thích: Chưa được thì chẳng mong cầu. Đã được thì nên lìa bỏ. Luận viết “chẳng tự khen mình, chê bai kẻ khác. Là lìa ngã mạn, ganh ghét các tùy phiền não, vì chúng sinh mà nói pháp”.

Giải thích: Theo duyên hiện khởi gọi là “Tùy phiền não”. Do lìa bỏ Ngã mạn nên không tự khen mình. Do lìa ganh ghét nên không chê bai kẻ khác. Luận tóm kết nói “Năm thứ Tướng như thế, Bồ-tát tự làm cho Tâm mình thanh tịnh”. Luận lại tổng kết “Gồm đủ hai mươi sự ấy thì có thể làm Pháp sư”. Đó gọi là trụ trong nghĩa thâm diệu của đại Pháp sư.

Sớ câu: Từ câu “Kinh đại Bát Niết-bàn cho gồm đủ bảy thứ khéo nhận biết”: Tiếp xuống: Là chi tiết thứ hai, nêu dẫn phần văn khác. Gồm ba phần:

Một: Dẫn kinh đại Bát Niết-bàn. Ở trước tuy dẫn rộng, nay chỉ lược nêu ra tên gọi: Một là Biết pháp. Hai là Biết nghĩa. Ba là Biết thời. Bốn là Biết đủ. Năm là Biết về chính mình. Sáu là Biết về chúng. Bảy là Biết về chổ trên dưới, cao thấp.

Hai: Từ câu “Từ Thị Luận nói” tiếp xuống: Là dẫn Luận Du Già nói về hai mươi sự. Tức: Một là khéo nhận biết về nghĩa, pháp, tức thâu tóm ba Sự: Thứ nhất là dần dần. Thứ hai là thứ lớp. Thứ ba là trình tự của câu, nghĩa. Hai là có thể nêu giảng rộng, thâu tóm hai sự: Tức nhanh nhạy và gồm đủ đức. Ba là ở nơi chúng không sợ hãi, tức là tuỳ thuận nơi chúng hội. Bốn là Biện tài không dứt, tức là tương tục. Năm là phương tiện thiện xảo, thâu tóm ba Sự: Thứ nhất là Biết về Thời. Thứ hai là chỉ rõ. Thứ ba là vui mừng. Sáu là pháp tuỳ pháp hành, thâu tóm hai sự: Tức như pháp cùng tâm an ổn. Bảy là uy nghi đầy đủ tức là ý chân chính. Tám là dũng mãnh tính tấn, tức thâu tóm hai nghĩa: Tức khuyến khích cùng thương xót. Chín là Thân Tâm không mệt mỏi, thâu tóm ba đức: Tức Thứ nhất là không chê bai. Thứ hai không tán lọan. Thứ ba là Tâm từ. mười là thành tựu diệu lực của Nhẫn, tức thâu tóm hai đức: Thứ nhất là không tham đắm nơi tiếng khen, lợi dưỡng. Thứ hai là không tự khen mình, chê bai kẻ khác. Các kinh Luận chia hợp chẳng đồng, nhưng ý nghĩa chính thì không khác.

Sớ câu: Từ câu “Kết hợp cũng đồng” tiếp xuống: Là phần ba, kết hợp nơi Luận Du Già cũng đồng với hai văn nêu trên. Một là kết hợp nơi bảy thứ khéo nhận biết. Thứ nhất là khéo nhận biết về nghĩa pháp tức là hai sự đầu. Hai là gồm đủ hai nghĩa trên nên có thể nêu giảng rộng khắp. Ba là ở nơi đông đảo không sợ hãi tức là biết rõ về số đông. Bốn là Biện tài không dứt tức là Biết thời. Năm là Phương tiện thiện xảo tức là biết về sự cao thấp, trên dưới. Sáu là pháp tuỳ pháp hành tức là biết về chính mình. Bảy là uy nghi gồm đủ, tức cũng biết về chổ cao thấp, trên dưới. Tám là Tinh tấn dũng mãnh tức là Biết đủ. Chín là Thân tâm không mệt mỏi. Mười là thành tựu diệu lực của Nhẫn, đều do gồm đủ bảy thứ trên.