ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 67

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

 

Thứ năm là ba nẽo chẳng đoạn:

Sớ câu: Câu: “Thâu tóm quán quá khứ”: Tức nơi Luận Duy Thức, môn Khổ, Hoặc cùng thâu tóm.

Sớ câu: Từ Câu: “Quá khứ mê lầm nơi bản tế” tiếp xuống: Là căn cứ theo chỗ mạnh yếu để phân biệt. Quá khứ mê lầm nơi bản tế, gây tạo sinh tử, mạnh. Ái, Thủ thì dẫn phát Quả mạnh.

Hai là “Theo chỗ gốc ngọn kia” tiếp xuống: Là dựa nơi gốc ngọn để phân biệt Vô minh là gốc, theo quá khứ mà nói. Ái Thủ là ngọn, là theo hiện tại mà nêu. Trước thì căn cứ theo Dụng, đây là căn cứ nơi Thể. Đây cũng là ý của Luận Câu Xá trong phần dùng Hẹp thâu tóm Rộng. Luận viết: “Ba phiền não, hai nghiệp, bảy sự cũng gọi là khổ”. Đã lượt bớt phần Quả và Nhân. Do trong đó có thể so sánh cả hai.

Giải thích: Hai câu trên chính là dùng Hoặc, Nghiệp, Khổ để thâu tóm mười hai nhân duyên. Hai câu sau là giải thích chỗ vướng mắc. Tức có vướng mắc hỏi: Một loại là Hoặc vì sao đời trước chỉ có một vô minh, đời giữa phân thành ái thủ? Một loại là khổ, vì sao đời sau chỉ có hai, trong đó nói năm đã đủ, là sao? Cho nên vì đây mà thông tỏ. Đời sau chỉ có hai lược bớt quả. Đời trước chỉ một là lược bớt Nhân. Do năm trong đó so sánh biết hai sau. Do hai trong đó biết một trước. Nếu lại nói rộng ra thì thành vô dụng. Cho nên ra lược. Duy thức Luận thì có nói. Cho nên thông tỏ.

Sớ câu: Từ Câu: “Nếu căn cứ nơi hai đời” tiếp xuống: Là văn của Luận Duy Thức tức giải thích “Chủ thể sinh khởi”. Phần sau là hỏi, đáp phân biệt. Cho nên trong luận kia trước có câu hỏi: “Duyên gì phát khởi nghiệp tạo lập chung là Vô minh? Trong giai đoạn nghiệp được thấm nhuần lập riêng về Ái, Thủ?” Đáp: Tuy các thứ phiền não đều có thể phát khởi thấm nhuần mà tr giai đoạn phát khởi nghiệp thì lực Vô minh tăng mạnh do có đủ mười một sự thù thắng. Nghĩa là đối tượng được duyên, v.v… rộng như kinh đã nêu. Ở giai đoạn Nghiệp được thấm nhầun thì nghiêng về lực của Ái thù tăng mạnh. cho nên nói Ái như nước có thể tưới thấm các đối tượng. Chính là luôn tưới phun đều đặn mới sinh ra mầm Hữu. Lại dựa vào trước, sau để phân ra làm hai. Ái, Thủ không có nghĩa huân tập phát khởi, nên lập Vô minh cho giai đoạn phát khởi.

Giải thích: Trên đều là văn của Luận. Dùng Luận đối chiếu với Sớ câu: Thì chỗ rộng hẹp đều có thể nhận biết.

Nhưng phần nêu câu hỏi của Luận kia gồm có hai ý:

Một là hỏi về chỗ lập danh chẳng đồng. Một loại là Hoặc, trước lập Vô minh, sau lập Ái, Thủ?

Hai là hỏi về chỗ rộng hẹp có khác nhau. Cho nên hỏi về việc lập chung là Vô minh, lập riêng về Ái, Thủ.

Nơi phần đáp lại ở sau cũng gồm đủ hai môn:

Thứ nhất: Đáp về chỗ lập Danh chẳng đồng, căn cứ vào môn Hơn, kém.

Thứ hai: Từ câu: “Chính là thường phun tưới đều đặn” tiếp xuống: Là đáp lại câu hỏi thứ hai về phát khởi nghiệp, thấm nhuần nghiệp, huân tập chẳng huân tập. Cho nên ở đây tức nêu ra lý do của chỗ rộng, hẹp.

Nói: “Mười một sự thù thắng”: Kinh Duyên khởi nói:

1/ “Đối tượng được duyên là thù thắng”, duyên khắp cả phần Nhiễm, Tịnh.

2/ “Hành tướng thù thắng”, tức ẩn giấu chân hiển bày vọng.

3/ “Nhân duyên thù thắng”. Là gốc của Hoặc nghiệp sinh

4/ “Đẳng khởi thù thắng”. Cùng là chủ thể phát khởi, chủ thể dẫn dắt những đối tượng được dẫn dắt, chủ thể sinh những pháp duyên khởi của đối tượng được sinh.

5/ “Chuyển dị thù thắng”. Là chuyển đổi khác tức thành tùy miên, trần phược, tương ưng, bất cộng bốn thứ.

6/ “Tà Hành thù thắng”. Dựa nơi đế để dấy khởi các Hành tăng trưởng, tổn giảm.

7/ “Tướng trạng thù thắng”. Tự tướng vi tế biến khắp cộng tướng của Ái, phi ái mà chuyển.

8/ “Tác nghiệp thù thắng”. Tạo các sự việc làm chỗ nương tựa của lưu chuyển. Tạo các sự việc có thể ngăn chận, sự tĩnh lặng, dừng nghỉ.

9/ “Chướng ngại thù thắng”. Tức gây chướng ngại cho các pháp thù thắng.

10/ “Tùy chuyển thù thắng”. Cho tới cõi Trời Hữu đảnh vẫn còn có sự chuyển biến.

11/ “Đối trị thù thắng”. Đối tượng được đối trị của hai thứ Diệu Trí Vì thế không nói chi khác. Cũng gọi là “Chi phát nghiệp”.

Nói “Lại dựa vào chỗ trước sau”: Tức Ái là trước, Thủ là sau. Phân Ái, Thủ làm hai, do Ái là đầu, Thủ là sau, vì thật sự chúng có nhiều sự thấm nhuần hiện hành.

Sớ câu: Câu: “Nghiệp cũng có hai: Đã thấm nhuần, chưa thấm nhuần”: cũng là văn của Luận Duy Thức, như chương đầu đã nêu.

Sớ câu: Từ câu: “Ba nẻo đều nói chẳng đoạn” tiếp xuống: cũng là giải thích vấn nạn về thủy, chung để hiển bày lý không có thủy, chung.

Gồm hai:

Một: Chính thức giải thích.

Hai: Dẫn chứng.

Nơi phần một, nói: “Từ ba phiền não sinh nơi hai nghiệp”: Tức là một Vô minh sinh một nghiệp Hành. Từ hai Ái, Thủ sinh một nghiệp Hữu.

“Hai Nghiệp sinh ra bảy khổ”: Tức từ một nghiệp Hành sinh ra năm chi như Thức, v.v… Từ một nghiệp Hữu sinh ra hai chi Sinh, Lão tử.

“Bảy khổ lại sinh ra ba phiền não”: Năm khổ của Thức, v.v… lại sinh ra hai thứ Ái, Thủ. Hai khổ của sinh , tử lại sinh ra Vô minh.

Ở trên nói: “Chẳng thấu tỏ nên lưu chuyển theo sinh tử. Như Bồtát Tịnh ý”. Tức Luận kia so với đây thì tương ưng. Kệ viết:

“Phiền não đầu tám, chín.

Nghiệp hai cùng với mười.

Bảy còn lại là khổ

Ba thâu hai pháp

Từ ba nên sinh hai

Từ hai nên sinh bảy

Từ bảy lại sinh ba

Nên như bánh xe quay

Hết thảy pháp Thế gian

Không ác ngoài nhân quả

Chỉ từ các pháp Không

Sinh lại nơi pháp không”.

Nếu dựa theo Luận Câu Xá thì cũng nhằm thông tỏ chỗ vấn nạn. Luận nêu câu hỏi: Nếu chi duyên khởi chỉ mười hai thì không nói quả Lão tử tức sinh tử phải có cuối cùng; không nói nhân Vô minh tức sinh tử phải có khởi đầu. Hoặc phải thiết lập lại chi Duyên khởi khác, khác lại có thêm khác thành ra lỗi vô cùng? Đáp: Không nên lập lại. Rõ ràng không có lỗi nêu trên. Trong đây, đức Thế tôn do nghĩa đã rõ? Tụng nói: Từ hoặc sinh hoặc nghiệp, từ nghiệp sinh nơi Sự, từ sự sinh Hoặc, lý chi Hữu chỉ thế. “Giải thích câu đầu có hai: 1) Từ hoặc sinh Hoặc tức là từ Ái sinh thủ; 2) Từ hoặc sinh nghiệp tức là Thủ sinh hữu, vô minh sinh Hành, câu thứ hai có một nghĩa tức là từ Hành sinh ra Thức và từ Hữu sinh ra Sinh. Đều là từ nghiệp sinh ra Sự. Câu thứ ba có hai nghĩa: 1) Từ sự sinh ra Sự, tức là Thức sinh Danh sắc cho đến Xúc sinh thọ và sinh lão tử. 2) Từ sự sinh ra Hoặc tức là Thọ sinh ra ái. Về nghĩa cũng nên có Lão tử sinh ra Vô minh. Một chữ sự trước (từ sự sự sinh hoặc) là chủ thể sinh. Chữ Sự và Hoặc. Ở sau là hai thứ đối tượng được sinh. Hai chữ sinh khắp xử dụng cho cả hai. Câu thứ tư là kế luận giải thích trả lời. Nghĩa là các chi hữu chỉ có mười hai, lý ấy trọn đủ vậy.

Sớ câu: Câu: “Như hai bó lau, v.v…”: Nghĩa là Nhân Quả cùng dựa vào nhau, như nơi môn thứ nhất đã nêu, song chỉ căn cứ nơi Thức cùng với Danh sắc hỗ tương nương tựa. Nay thì chung cho cả mười hai nhân duyên. Nhưng phải nói bó lau tức là lại chọn lấy mười hai nhân duyên của Trung, không. Cùng có gọi là sinh, trống rỗng không có gọi là diệt. Sinh diệt là giả tập họp cũng như bó lau.

Sớ câu: Câu: “Tâm hành chấp khổ tức là phiền não”: Chính là tà kiến, cũng là Kiến thủ, Giới thủ. Cũng là Nghiệp trên ngu si. Hoặc ấy đều thuộc về Tập đế, nên là Nhân của khổ, chẳng phải là Nhân của giải thoát. Đây cũng tức là nhân đã tạo từ đời trước, theo ngoại đạo, như phần trước đã nêu.

Sớ câu: Câu: “Ba là trong quán về Nhất Thiết Tướng Trí, tức là phần thứ năm Nhập đế quán”: Sớ câu: có hai giải thích:

Một: Chính là ý của Luận.

Hai: Từ câu: “Lại thể nơi ba đạo” tiếp xuống: Tức là ý của Tông Thiên Thai. Nơi đoạn sau, trong phần tóm kết toàn bộ, sẽ lại phân biệt.

– Thứ sáu là môn ba đời luân hồi: gồm hai: Một: Căn cứ nơi tướng đế:

Phần nầy gồm ba chi tiết:

Thứ nhất: Nêu tổng quát về tên gọi của Quán.

Thứ hai: Giải thích về ba đời.

Thứ ba: Giải thích văn của kinh.

Sớ câu: Từ Câu: “Ba đời chẳng đồng” tiếp xuống: Là chi tiết hai, giải thích về ba đời. Nhưng Duy Thức phân làm bốn:

Một: Nêu ra ý: “Kết hợp chủ thể dẫn khởi, và đối tượng được dẫn khởi”. Hai chi đầu là chủ thể dẫn khởi. Năm chi tiếp theo là đối tượng được dẫn khởi chính là một đời. Đây là cách giải thích thứ nhất.

Hai: Từ câu: “Mười Nhân hai Quả” tiếp xuống: Là phần hai chính thức xác lập chỗ đến trực tiếp, cùng lìa bỏ Đoạn, Thường. Đều là văn của Luận. Sinh báo kia định rõ là đồng với Hậu báo, nên chỗ khác nhau là nghĩa được giải thích.

Ba: Từ câu: “Đây tức chỉ do” tiếp xuống: Là tóm kết, xác nhận về ý của Luận. Cho nên Luận kia tiếp nói: Thiết lập hai lớp thật là vô dụng. Hoặc nên hơn số này, thì trở nên vô cùng. Giải thích: Nói vô cùng. Giải thích: Nói vô cùng tức là ngu muội về nhân của đời trước cho là phải có hơn hai nhân. Lại còn ngu muội về trước của đời trước cho là phải nhiều nhân. Hoặc ngu muội về quả của đời sau cho là hơn hai quả. Lại còn ngu muội về sau của đời sau nữa cho là phải nhiều chi quả.

Bốn: Từ câu: “Như thế, vì sao” tiếp xuống: Là kết hợp để thông tỏ Luận kia, xác nhận về nghĩa của ba đời.

Sớ câu: Từ Câu: “Hai là dựa nơi Trí Luận” tiếp xuống: Tức là cách giải thích thứ hai.

Nói: “Sinh khởi, dẫn phát cùng nêu bày” Nhưng trong Luận Câu Xá không nói về “sinh khởi, dẫn phát”. Nay căn cứ theo quan điểm của Đại thừa, lại đối chiếu với Luận Duy Thức kết hợp với chủ thể dẫn phát và đối tượng được dẫn phát. Do đó gọi là “cùng nêu bày”. Vì thế, phần tóm kết viết: “Ba nẽo cùng hành”. Nghĩa là Vô minh Hành tức là chủ thể sinh khởi, chẳng phải cần Ái, v.v… thấm nhuần rồi mới có khả năng.

Sớ câu: Câu: “Ba là dựa nơi ý của kinh nầy, v.v…”: Đây là cách giải thích thứ ba. Tức theo kinh Đại thừa cho thì nghĩa ba đời.

Sớ câu: Câu: “Chỉ rõ Nhân gây tạo Quả khiến sinh chán lìa”: Chính là nói vì lý do Nhân theo Quả, nên chỉ rõ lỗi lầm của Quả là do Nhân của Ái, v.v…, nên phải chán lìa Nhân. Cũng là nhằm thông tỏ chỗ vướng mắc do vấn nạn. Tức có vấn nạn: “Hai đời nêu trước, nơi đời hiện tại vì rõ ràng sao có thể ở đời vị lai cho là nhân theo quả? Ý của phần đáp lại có thể nhận biết.

Sớ câu: Từ Câu: “Tức chủ thể, đối tượng sinh khởi dẫn phát” tiếp xuống: Là tóm kết, chỉ rõ về nghĩa gốc. Nghĩa là hai chi của chủ thể dẫn phát chấp nhận có là chủ thể sinh khởi; chủ thể sinh khởi trong Ái v.v… ắt có năm chi của chủ thể dẫn phát, đối tượng được dẫn phát, chung cho đối tượng sinh khởi của nó.

Nhưng nói: “Chấp nhận có là”: Do trong Đại thừa tuy nói ba đời, nhưng đối với năm Quả thì chung cho cả chủng tử và Hiện hành. Căn cứ về phía là chủng tử thì chỉ là đối tượng được dẫn phát. Căn cứ về phía là Hiện hành tức là đối tượng được sinh khởi. Hai chi chưa thấm nhuần chỉ gọi là chủ thể dẫn phát. Hai chi đã thấm nhuần tức gọi là chủ thể sinh khởi, phát ra Nghiệp Ái, v.v… của Phát nghiệp chỉ gọi là chủ thể dẫn phát. Đã thấm nhuần Ái đã tức gọi là chủ thể sinh khởi. Chấp nhận cùng có

Sớ câu: Từ câu: “Văn biện minh đã rõ ràng”: Tiếp xuống: Là tóm kết phê phán Luận Duy Thức: Không phải không chấp thuận cho Luận kia thiết lập hai nghĩa về hai đời, nhưng chấp là hai đời, chẳng phải ba đời nên sai.

Sớ câu: Từ Câu: “Đã biết về ý chính” tiếp xuống: Là chi tiết ba. Giải thích văn của kinh.

Sớ câu: Câu: “Như thế mới thấy được nghĩa nơi nhân của quá khứ có thể ngăn chận ba lỗi lầm”: Đây cũng là nhằm ngăn chận vấn nạn. Sợ có vấn nạn rằng: Kinh chỉ nói hai chi ở nơi quá khứ, luận chủ sao ngược lại, bao trùm lệ thuộc vào nhau? Đáp: Phải biết nhân quá khứ có thể gây tạo quả hiện tại, quả hiện tại ắt phải từ hai nhân quả mà sinh khởi. Lệ thuộc nhau mới có thể phòng hộ những lỗi lầm của nghiệp trước đây v.v…

Sớ câu: Câu: “Hiện tại tận mắt thấy rõ nên phân hai hướng, biện minh về hai nghĩa kia”: Đây cũng là nhằm thông tỏ vấn nạn. Tức có vấn nạn: Trước nói hai Nhân là Vô minh, Hành chỉ đối với hiện tại, ngược lại bao trùm cùng thành tựu. Nay nói năm chi hiện tại cách thức cũng nên ngược lại bao trùm, nguyên nhân gì phân ra hai hướng? Đáp: Hai nhân từ trước đến nay tức nhân chấm dứt nơi quá khứ, nên cần đối hiện tại để nói nhân kia, quả hiện tại đã thành mới biết nhân kia gây nên quả không sót mất. Nay năm chi là nhân hiện ạti không thuộc sự đáp trả ở nhân của quá khứ, lại có thể dựa nơi hiện tại gây nên quả vị lai, nên hai hướng rõ ràng phân định. Nếu cùng thành cho nhau thì không khác hai nhân quá khứ.

Lại vấn nạn: Trước nói Vô minh rồi nói quả hiện tại là sự đáp trả nơi nhân của quá khứ. Nay tại sao lặp lại nói là quả quá khứ? Nên đáp rằng: Trước quan hệ quá khứ là để nói thành nghĩa quá khứ, nay nói sự gây tạo của quá khứ để thành nghĩa hiện tại. Cho nên không phải nói lặp lại. Vì vậy, hai pháp hai hướng là rõ ràng.

Sớ câu: Câu: “Nhân của vị lai ấy quyết đạt được quả vị lai, một hướng đã định rõ”: câu trên là sự giải thích, xác nhận, cũng là để thông tỏ chỗ vấn nạn. Tức có vấn nạn: Ái v.v… ở hiện tại theo quả mà gọi là vị lai. Vô minh v.v… ở quá khứ sao không theo quả mà gọi là hiện tại? Đáp: Quả tiếp theo chưa đến theo quả gọi là vị lai. Biết quả đó quyết có được, khiến sinh chán quả , nhân ở quá khứ đã chấm dứt, sao được gọi là hiện tại. Lại hỏi: Ái v.v.. ở hiện tại, thì quả gọi là vị lai, thì Thức v.v… ở hiện tại nên theo nhân mà gọi là quá khứ? Cũng như trả lời ở trước. Nhân ở vị lai chắc chắn được nên theo quả gọi là vị lai. Hiện tại đã được sao phải gọi là quá khứ! Lại hỏi: Giải thích về quá khứ hiện tại nêu trước là ngược lại bao trùm hai hướng, nay biện minh về vị lai sao chỉ đem nhân đối với quả? Đáp: Hai thứ trước, văn kinh chỉ nói quá khứ hiện tại, nay văn kinh này trải qua tự thân dẫn dắt hiện tại đối với vị lau nên luận không giải thích

Nói “một Hướng đã định rõ”: Là tóm kết để thành nghĩa trên. Tức nói một phần về ba đời gọi là một Hướng. Lý luôn là như thế, gọi đó là định rõ. Đối chiếu với phần sau để lần lượt mở bày nên gọi là một Hướng, tức là toàn bộ về lý.

Sớ câu: Từ Câu: “Đã nhận biết về ba đời”: Tiếp xuống: Là phần hai, cứu giúp chỗ lỗi lầm. Gồm hai:

Một: Nêu dẫn lỗi.

Hai: Nói về sự cứu giúp.

Trong phần Một, nơi mỗi mỗi lỗi lầm, văn đều có ba chi tiết: Một là nêu lên tên gọi. Hai là trưng dẫn để giải thích. Ba là biện minh về chỗ tùy thuộc. Chỗ tùy thuộc là Sớ câu: Giải nêu dẫn phần giải thích Luận. Hai lỗi lầm của đều là trước do trước đối chiếu với sau. Một lỗi lầm của phần sau do sau đối chiếu với trước. Vì Vô minh, Hành đều ở trước quả báo, nên một quả báo chưa thọ nhận thì nghiệp đã lùi mất. Quả tại nơi sau đối chiếu với nghiệp của phần trước để thành lỗi.

Sớ câu: Từ Câu: “Trên đây là biện minh về lỗi lầm”: Tiếp xuống:

Là phần hai, nêu rõ về sự cứu giúp. Gồm bốn chi tiết:

Một: Tóm kết phần trước, nêu ra phần sau.

Hai: Từ câu: “Như thấy về ba đời” tiếp xuống: Là nêu tổng quát về nghĩa cứu giúp.

Ba: Từ câu: “Nhưng nghiệp quá khứ có ba thứ nghĩa” tiếp xuống:

Là nêu ra nguyên do của lỗi lầm.

Bốn: Nêu dẫn kinh để chính thức cứu giúp.

Trong chi tiết Ba gồm hai phần:

Thứ nhất: Biện minh chung chung về nghiệp chẳng thọ nhận báo.

Thứ hai: Từ câu: “Nay Vô minh duyên Hành” tiếp xuống: Là nêu dẫn văn của kinh hiện tại để nêu rõ nghiệp thọ nhận báo.

Nay nói về phần một:

Nói: “Một là chưa tạo tác”: Câu nầy khó lãnh hội. Nghĩa là nếu chưa tạo tác tức chưa gọi là nghiệp. Nay dựa nơi Luận Du Già nói về nghĩachưa tạo nghiệp gọi là “Bất tác”. Luận ấy, quyển thứ chín viết: “Chẳng tạo nghiệp, nghĩa là hoặc chẳng Tư nghiệp, hoặc chẳng tư dĩ nghiệp, chẳng dấy khởi thân nghiệp ngữ nghiệp”.

Giải thích: Căn cứ vào đây thì “Bất tác” chẳng phải là chỗ dấy khởi tùy tiện, nên ý tư duy nêu bày như thế là có tư duy. Lại, tư duy rồi thì chẳng dấy khởi thân, khẩu, nên chẳng thọ nhận báo. Chín địa giải thích về Biểu nghiệp, Vô biểu nghiệp, nói: Tác, vô tác. Tác là Thân, khẩu. Vô tác tức là Ý. Như sát sanh, trộm cắp, v.v… tâm tuy muốn tạo tác nhưng chưa hiện ra nơi thân, khẩu, nên không thọ nhận quả báo. Nếu hoàn toàn không tạo tác gọi là không thọ nhận quả báo, thì đâu đợi phải nói, lại có được nghĩa gì? Luận viết: “Nghiệp có ba thứ, chẳng thọ quả báo chăng? Chẳng tạo tác tức là không có nghiệp”.

Hai là “chưa thấm nhuần” Phần nầy có thể nhận biết. Nhưng luận chỉ nói: “Đã tạo tác mà chưa nhận quả báo”. Câu “Chưa thấm nhuần” là nghĩa thêm vào của phần Sớ câu: giải.

Ba là “Đã được đối trị”: Tức trong Luận Du Già gọi là “Nghiệp chẳng tăng trưởng”. “Nghiệp chẳng tăng trưởng” gồm có mười thứ:

1/ Chỗ tạo nghiệp trong mộng.

2/ Chỗ tạo nghiệp do không biết.

3/ Chỗ tạo nghiệp không cố ý tư duy. (Vô ý)

4/ Chỗ tạo nghiệp không nhanh nhạy, không thường xuyên.

5/ Chỗ tạo nghiệp do cuồng loạn.

6/ Chỗ tạo nghiệp do mất niệm.

7/ Chỗ tạo nghiệp chẳng phải là điều ưa muốn.

8/ Nghiệp tự tánh vô ký.

9/ Nghiệp do hối hận làm tổn giảm.

10/ Nghiệp do đối trị làm tổn giảm.

Ngoại trừ mười thứ nầy ra thì các nghiệp còn lại là Nghiệp tăng trưởng.

Sớ câu: Từ Câu: “Nay Vô minh duyên Hành” tiếp xuống: Là phần thứ hai, nêu dẫn kinh hiện tại để biện minh chỗ thọ nhận nghiệp báo.

Gồm hai chi tiết:

Một: Chính thức biện minh.

Hai: Tóm kết để đáp lại vấn nạn từ bên ngoài.

Nay nêu về chi tiết một: Đối chiếu với ba loại chẳng thọ nhận báo ở trước. Ở đây, Vô minh duyên Hành tức hiển bày “Đã tạo tác”. Đây là phân biệt với phần thứ nhất: “Chưa tạo nghiệp”. Đã là Hành của chỗ phát khởi nơi Vô minh, thì Hành ấy chính là chủ thể chiêu cảm lấy quả báo của vị lai, chẳng phải là nghiệp của “không tư duy” hướng tới vị lai.

Sớ câu: Câu: “Năm Thứ như Thức hiện tại, v.v… tức hiển bày đã thấm nhuần, đã thọ nhận”: Tức Vô minh, Hành, v.v… ở trước đã được thấm nhuần rồi, nay thọ nhận quả. Đây tức là hai nhân của quá khứ đã hàm chứa sự phát dẫn, thấm nhuần.

Sớ câu: Câu: “Ái, Thủ có ba, tức biết chưa được đối trị”: Nghĩa là, nếu được đối trị thì chẳng phải dựa nơi hiện tại để lại dấy khởi Ái, v.v… Phần sau ấy, lại có Luận giải thích theo hướng ngược: Nếu đoạn trừ Ái, Thủ, tức tuy có tạo nghiệp, mà Vô minh, Hành chẳng thể sanh Hữu”.

Giải thích: Đây tức hiển bày hiện tại cũng có Vô minh cùng Hành. Là là đối tượng được thấm nhuần xem ý của Luận đây thì. Tức hai nhân của quá khứ gồm đủ sự phát dẫn, thấm nhuần. Nhưng chỉ nêu lên tên gọi của “Phát nghiệp” thì ái, v.v… của hiện tại cũng có sự phát dẫn, thấm nhuần, nhưng chỉ hiển bày tên gọi thấm nhuần, cho nên ở trên phần Sớ câu: Giải viết: “Đều dung nạp cùng có”, suy xét kỹ thì thấy cũng có thể. Ái, Thủ của hiện tại không thấm nhuần nơi quá khứ, nên nghiệp của Hậu báo chẳng thể sanh Hữu.

Sớ câu: Từ Câu: “Đối với nghiệp đã tạo tác, đã có thấm nhuần chưa có thấm nhuần khác nhau, thì đây là nhân khác” tiếp xuống: Là chi tiết hai, tóm kết để đáp lại vấn nạn từ bên ngoài.

Ở trên nêu ra ba lỗi lầm. Lời tuy tóm lược, bổ sung, nhưng tướng chung đều do không có nhân khác. Nhân khác tức là Ngã. Nay nêu rõ, chẳng cần ngã là nhân khác. Mà đã tạo tác, đã thấm nhuần, chẳng được đối trị, tức là nhân khác. Câu nầy, trước là nêu về lỗi lầm, sau là nêu Luận. Luận dẫn ra ba lỗi lầm xong, nói: “Ba thứ lỗi lầm nầy, do thấy đời quá khứ cùng với nhân khác, nên thọ nhận sinh báo, v.v… Với sự sai biệt”.

Giải thích: Trên là Luận dẫn ra tổng quát về lỗi lầm, biện minh tổng quát để đáp lại. Nay nêu ra nguyên do của lỗi lầm xong, mới dùng sự tóm kết để đáp.

Sớ câu: Từ Câu: “Đã thấm nhuần tức thọ nhận sinh báo” tiếp xuống: Là chi tiết thứ tư (trong bốn chi tiết của phần hai, nêu rõ về sự cứu giúp) biện minh về sự cứu giúp lỗi lầm. ba lỗi lầm tức ba phần riêng.

– Nay nói về lỗi lầm thứ nhất: Tức tuy trong một Thân mà gồm đủ Nghiệp của sáu nẻo đã thấm nhuần, trước hết là thọ nhận nhưng sao được một lúc. Đây tức là đã thấm nhuần là nhân khác.

– Hai là, từ câu: “Đã tự tạo nhân khác” tiếp xuống: Là cứu giúp lỗi lầm thứ hai. Hai báo tức là Sinh báo, Hậu báo. Đây tức đã tạo tác là nhân khác.

– Ba: Từ câu: “Nếu nghiệp đã tạo, chẳng được đối trị” tiếp xuống: Là cứu giúp lỗi lầm thứ ba. Tức chẳng được đối trị là nhân khác.

Nói “Thế lực nối tiếp”: Theo Tiểu thừa tức sự duy trì nối tiếp mãi về sau. Còn theo Đại thừa tức là đã Huân tập thành chủng tử, về sau có thể đạt được quả, nên gọi là “Thế lực”.

Câu: “Ba lỗi lầm được vượt qua” là sự tóm kết.

Sớ câu: Từ Câu: “Sau, Vô minh diệt tiếp xuống là Quán nghịch” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ câu: Giải gồm hai:

Một: Giải thích văn.

Hai: Từ câu: “Nhưng mười hai nhân duyên nơi ba đời cùng gồm đủ” tiếp xuống: Là tóm kết chỉ rõ.

Nghĩa là hai nhân của Quá khứ tức gồm có Ái, v.v… có thể làm thấm nhuần Nghiệp, v.v… ắt phải dựa trên Thức, v.v… của quá khứ mà dấy khởi bắt đầu là sinh cuối cùng là tử cùng với những lỗi lầm, nên gồm đủ mười hai. Trong bảy quả của hiện tại, thì khởi lên sự phát dẫn, và thấm nhuần, nên hiện tại cũng gồm đủ. Nhưng trong bảy sự thì năm tức sinh tử, mà chung cả những phần riêng nên nêu đủ bảy. Vị lai tuy nói hai đồng với hiện tại mà cũng gồm đủ hai. Ắt có năm cùng dấy khởi nhân. Là do ở trên nói “Đều chấp nhận cùng có”, tức đều như phần trước đã nêu.

Nói: “Song tùy theo chỗ ẩn, hiển của dấu vết giáo hóa mà phân làm ba khiến nhận biết nhân của lỗi lầm” tiếp xuống: Là nêu ra ý ẩn giấu, hiển bày nghĩa như trước đã nói.

Từ câu: “Tức ngu si mạng dứt” tiếp xuống: Là ý của sự quán chiếu ngược. Là dùng kiếm trí tuệ phá trừ sự dẫn phát Nghiệp Hoặc”. Dùng lửa trí tuệ làm khô đi Ái Thủ của nghiệp đã thấm nhuẩn với nơi hiện tại thì bảy khổ chẳng sinh. Chủ thể, đối tượng dẫn phát sinh khởi tức “Lưới giăng cỏi bốn phía”. Đây tức là lời trong sách “Sử ký”. Sách kể việc vua Thang đi ra ngoài gặp một người đang giăng lưới bắt chim. Người ấy khấn: “Từ trời mà xuống, từ đất mà ra, bốn phương cùng đến, đều vào trong lưới của ta”. Vua Thang thấy thế, bèn tháo hết ba mặt lưới, khấn: có thể ở trên cao thì ở trên cao. Có thể ở dưới thấp thì ở dưới thấp. Có thể ở các phía đông, tây, nam, bắc thì ở các phía đông tây nam bắc, chớ trái lời ta mà vào trong lưới của ta” hiển bày pháp khiến được tha thứ! Nay cũng chẳng giữ lại một phía nên viết là “bốn phía được mở ra”, đều nhằm chứng minh là “không sinh”. Nếu chim ra khỏi lưới thì rất thích hợp với tám phương.

Sớ câu: Từ câu: “Hai là căn cứ nơi Đại bi” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ câu: Giải gồm ba:

Một: Hiển bày theo hướng thuận là có Nhân.

Hai Từ câu: “Nếu không” tiếp xuống: Là chất vấn ngược lại để biện minh là có.

Ba: Từ câu: “Nhân ấy”: Là tóm kết xác nhận.

Sớ câu: Từ câu: “Lực hiện có, không có lực” tiếp xuống: Văn gồm ba phần:

Một: Nêu lên, nhấn mạnh.

Hai Từ câu: “Nghĩa là ba đời ấy” tiếp xuống: Là phần Sớ câu: Giải thích Luận.

Ba: Từ câu: “Sự cứu xét tận cùng như thế” tiếp xuống: Là tóm kết về Quán.

Trong phần hai gồm ba chi tiết:

Một là: Giải thích về Lực, không có lực.

Hai là: Từ câu: “Do ba đời ấy” tiếp xuống: Là giải thích nghĩa Tin, nhập, nương tựa.

Ba là: Từ câu: “Trong sự giáo hóa” tiếp xuống: Là giải thích nghĩa thù thắng của sự giáo hóa.

Nói “Bao trùm lấy ba đời mới hiển bày sự thù thắng của giáo hóa”: Cũng là ý của Luận Du Già phần nói về “Duyên khởi sai biệt”. Luận Du Già nói rằng: Duyên khởi sai biệt là thế nào? Tức là sự vô tri của đời trước. Như kinh đã nói rộng. Sự vô tri của đời trước là thế nào? Là các hành v.v… trong quá khứ đã dấy khởi phân biệt không như lý. Tức cho rằng Ta ở quá khứ là từng có ư? Là từng không có chăng? Là từng Thể tánh như thế nào, chủng loại như thế nào. Mọi sự vô tri vốn có như thế cũng tức như Luận Câu xá nói: “Nói có đời trước, giữa, sau là để trừ bỏ sự mê hoặc, ngu si của chúng sinh”. Luận kia lại nói: Khế kinh vì cớ gì chỉ nói hữu tình nên có duyên khởi?

Kệ trên được giải thích: “Đức Thế Tôn vì nhằm loại trừ chỗ ngu hoặc về ba đời nên giảng nói pháp Duyên khởi, chỉ dựa nơi chúng sinh”. Hỏi: chúng sinh như thế nào gọi là là ngu si mê hoặc về đời trước? Tức là đối với đời trước sinh nghi như vầy: Ngã ở nơi đời quá khứ từng là có hay không có? Những gì là ngã từng có? Thế nào là ngã từng có?”.

Giải thích: Đây có ba nghi:

  1. Nghi về Ngã có, không.
  2. Nghi về thể tánh của Ngã. Ngã là chính nơi uẩn hay Ngã là lìa uẩn?
  3. Nghi về sự sai biệt của Ngã, tức hiện tại là ngã thường hay là Ngã vô thường?.

Hỏi: Chúng sinh như thế nào gọi là ngu si mê hoặc về đời sau?

Đáp: Nghĩa là đối với đời sau, sinh nghi như thế nầy: Ngã ở đời vị lai là sẽ có hay chẳng có? Những gì là Ngã sẽ có? Thế nào là Ngã sẽ có?

Giải thích: Ở đây có ba nghi cũng như trước, chỉ khác ở chỗ “từng có” “sẽ có”.

Hỏi: Chúng sinh như thế nào gọi là ngu si mê hoặc về đời giữa?

Đáp: Tức ở nơi đời giữa sinh khởi nghi như vầy: Những gì là Ngã?

Ngã ấy ra sao? Ngã hiện có cái gì? Ngã sẽ có cái gì?

Giải thích: Đây có bốn nghi:

  1. “Những gì là Ngã?” Là nghi về tự tánh của Ngã.
  2. “Ngã ấy ra sao?” Là nghi về sự sai biệt của Ngã.
  3. “Ngã hiện có cái gì?” Là nghi về nhân của Ngã. Tức ngã hiện tại nầy, là do nhân gì từ quá khứ mà hiện có?
  4. “Ngã sẽ có cái gì?” Là nghi về quả của Ngã. Tức Ngã sẽ có Quả là cái gì?

Vì nhằm để diệt trừ sự ngu si mê hoặc về ba đời như thế, nên kinh

chỉ nêu giảng về pháp duyên khởi của chúng sinh. Do khế kinh nói: Các Tỳ kheo nên lắng nghe! Nếu có Tỳ kheo, đối với pháp duyên khởi đã sinh ra các pháp, có thể dùng tuệ chân chính, quán thấy đúng như thật, thì vị Tỳ kheo kia, ắt chẳng ngu si mê hoặc đối với ba đời.

Giải thích: Chỗ luận giải của Đại, Tiểu có khác, nhưng ý chỉ đều là một. Nay ba đời là vô ngã thì chỗ “Hoặc” kia cũng tự mất. Cho nên dùng ba đời để giáo hóa hàng phàm phu, diệt trừ chỗ ngu lầm về Ngã, tin, nhập Vô ngã, tu tập hạnh Vô ngã, là chỗ thù thắng của sự giáo hóa.

– Thứ bảy là môn Tập khởi của ba khổ tụ:”

Sớ câu: Câu: “Thứ năm là quán về sự chán lìa chẳng chán lìa”:

Văn nơi phần Sớ câu: Giải gồm hai:

Một: Giải thích về Quán

Hai: Từ câu: “Trong văn cũng có thuận nghịch” tiếp xuống: Là giải thích kinh.

Nơi phần một gồm hai chi tiết:

Thứ nhất: Chính thức giải thích.

Thứ hai: Từ câu: “Hàng Nhị thừa tuy biết” tiếp xuống: Là nhằm thông tỏ chỗ vướng mắc. Tức e có vấn nạn: “Cõi Tứ Thiền trở lên đều chỉ còn Hành khổ tam thừa đã vượt khỏi, thì sao nói là chẳng chán lìa?” Nên có sự thông tỏ vấn đề này. Ở đây có hai ý. Một là căn cứ nơi “Giới nội”, thì không nói “chẳng chán lìa”, tức kinh Đại bát Niết-bàn quyển thứ mười hai nêu: “Khổ có vô lượng hình tướng, chẳng phải là chỗ nhận biết của các hàng Thanh văn, Duyên-giác. Hai là, cùng với Biến dịch khổ, nghĩa là nhằm ra khỏi ba cõi một cách hoàn toàn rốt ráo. Sớ câu: giải, trong phần thuận đã có ba môn:

Một là: Môn tùy tướng tăng giảm (Theo sự tăng giảm của Tướng).

Hai là: Môn thật lý biến thông (Lý Thật thông hợp khắp)

Ba là: Môn ba thọ phân biệt (Phân biệt về ba thọ)

Hai môn trên tức là môn “Phân biệt về ba khổ” của Duy Thức. Môn thứ ba tức là môn phân biệt về ba Thọ “là dẫn luận giải thích rộng. Nay nói về môn thứ nhất tức môn “Tùy tướng tăng giảm”.

Nói “Xúc đối sinh khổ” Tức nhân nơi duyên của khổ sinh nơi Tâm khổ nên gọi là khổ khổ. Nhưng chỗ thọ nhận của xúc kia đã chung cả ba Thọ. “Riêng nói là khổ khổ” tức theo chỗ tăng thêm mà nói, cũng bị nhiều chê trách.

Nói “Lão tử hủy hoại sinh”: Đây là nhằm ngăn chận vẫn nạn từ

bên ngoài. Nghĩa là có vấn nạn: “Lão tử không vui, sao gọi là Hoại khổ.” Nên vì đấy mà có sự giải thích Tức Hoại khổ có hai: Một là hủy hoại vui. Hai là hủy hoại Nghiệp.

Chính có thể hủy hoại sinh, tức là hủy hoại Nghiệp, nên được gọi là Hoại khổ.

Sớ câu: Từ câu: “Nếu dựa theo Luận Du Già, Duy Thức” tiếp xuống: Là phần hai nêu dẫn luận để giải thích rộng. Gồm hai chi tiết:

Một: Chính thức nêu dẫn Luận.tức là căn cứ theo môn “Thật lý biến thông”, chính là văn của luận Duy thức. Luận Du Già cũng giống như đây.

Sớ câu: Từ Câu: “Nếu căn cứ nơi Hoại sinh” tiếp xuống: Là chi tiết hai, dùng Sớ câu: Để kết hợp, giải thích. Gồm bốn phần:

Thứ nhất: Lãnh hội về Hoại khổ.

Thứ hai: Từ câu: “Nếu dựa nơi Xả thọ” tiếp xuống: Là giải thích về Hoại khổ nêu trên. Nói: “Có mười một chi” là trừ chi Lão Tử.

Thứ ba: Từ câu: “Do ba khổ ấy từ ba Thọ sinh” tiếp xuống: Là giải thích xác nhận về Lão Tử. Câu “không có xả thọ”, tức là Môn “Phân biệt về ba Thọ”.

Thứ tư: Từ câu: “Hai khổ đều nói là thiểu phần” tiếp xuống: Là giải thích về toàn phần, thiếu phần.

Câu: “Nếu là hai khổ, ắt là Hành khổ”: Tức tính sát na của các pháp Hữu lậu. Từ câu: “Hữu là Hành khổ” tiếp xuống: Là giải thích phần hai: Thiểu phần. Mà có hai nghĩa:

Một là: Hai khổ chẳng có mặt khắp nơi Xả thọ, nên gọi là Thiểuphần.

Hai là: Từ câu: “Lại, hai khổ ấy” tiếp xuống: Là nói về Hoại khổ và khổ khổ đều chẳng cùng thâu tóm, gồm luôn không có Xả thọ, nên đều chẳng thâu tóm cả hai, do trong Hoại khổ không có Khổ thọ, trong Khổ khổ không có Lạc thọ.

Sớ câu: Từ Câu: “Hai là căn cứ theo Đại bi” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ câu: Giải gồm bốn phần:

Một: Giải thích tổng quát về tên gọi của Quán.

Hai: Từ câu: “Giải thoát chân thật” tiếp xuống: Là nêu chánh để phá trừ Tà. Phần nầy gồm hai chi tiết:

Thứ nhất: Nêu lên văn của Luận.

Thứ hai: Từ câu: “Bốn Tướng ấy tức Niết-bàn” tiếp xuống: Là phần Sớ câu: Giải thích văn của Luận nêu trên. Như phần tiếp theo đã phối kết với bốn đức của Niết-bàn. Từ câu: “Cho nên kinh Đại bát Niếtbàn nói” tiếp xuống: Chính là để chứng minh tướng thứ tư là “Ngã” còn ẩn giấu.

Ba: Từ câu: “Cho nên bốn đoạn kinh sau” tiếp xuống: Là làm rõ “Vọng” để nêu “Chánh”.

Bốn: Từ câu: “Nay ở đây biện minh về” tiếp xuống: Là giải thích riêng về môn nầy: “Ba là quán về Nhất Thiết Tướng”.

Sớ câu: Từ câu: “Chẳng nhận biết đúng như thật về cái khổ vi tế nơi ngã mạn” tiếp xuống: Đây tức là văn của Luận.

Từ câu: “đây tức là Tăng thượng mạn” tiếp xuống: Là Sớ câu: Giải thích phần Luận ở trên nhưng Luận nêu tên gọi có Tăng thượng mạn mà trong phần giải thích thì không, nên Sớ câu: Giải đã chỉ rõ “Ngã mạn tức là Tăng thượng mạn”, là theo gốc mà nói.

Từ Câu: “Nếu nhận biết” tiếp xuống: Là giải thích “Chẳng phải là Tăng thượng mạn”.

Nói: “Lại chẳng nhận biết đúng như thật”: Tức như kinh Đại bát Niết-bàn: Hàng Thanh văn có khổ, có đế mà không chân thật”.

– Thứ tám là môn: Nhân duyên sanh diệt:

Sớ câu: Từ Câu: “Thứ nhất là quán về nhất Thiết Trí”. Văn cũng như trước gồm ba.

Một: Giải thích tên gọi của Quán. Do hai nghĩa nên gọi là sâu xa:

Một là không sanh. Hai là sanh cùng với vô sanh không chướng ngại.

Hai: Từ câu: “Môn nầy nêu rõ” tiếp xuống: Là nêu rõ về kinh.

Ba: Từ câu: “Giải thích bốn câu ấy” tiếp xuống: Là biện giải rộng về tướng của nghĩa. Gồm ba chi tiết.

Một là: Cùng nêu lên hai chương

Hai là: Từ câu: “Vọng chấp ngoài lý” tiếp xuống: Là giải thích tổng quát về hai chương. Nói là chấp là nương: Chấp là chỗ phá tà. Nương là chỗ hiển lý. Thuốc ấy là công năng phá tà. Lúc ấy là công năng hiển lý. Nếu hướng về hiển lý, thì lý là đối tượng. Nay dùng “Bất” (chẳng) làm Lý, khiến ở tự tha mà thấy ở Lý. Thấy Lý nhân ở Bất nên dùng Bất làm chủ thể hiển bày. Câu “Cuối cùng sinh” tiếp xuống là làm rõ công năng hiển, phá.

Ba là: Từ câu: “Nhưng chỗ chấp kia” tiếp xuống: Là giải thích riêng về hai chương. Gồm hai phần:

Thứ nhất: Trong phần “Phá tà” có hai: Một là nêu chỗ chấp. Hai là nêu rõ sự phá bỏ chấp có ba loại: Phàm phu, Tiểu thừa như nơi phẩm “Dạ Ma kệ tán” ở trước đã nói.

Câu: Hai là: “Tiểu thừa nói “Nhân cùng loại”: Là nhân quả tương

tự. Như năm uẩn thiện cùng với năm uẩn thiện lần lượt đối chiếu nhau, là “Nhân cùng loại”.

Nói “Nhân dị thục”: Tức chỉ các pháp bất thiện với pháp thiện Hữu lậu cùng đối chiếu.

Nói “Nhân câu hữu”: Như bốn đại chủng lại cùng đối chiếu với nhau là “Nhân câu hữu”.

Câu: “Ba là căn cứ theo Đại thừa” tự có ba nghĩa: Hai nghĩa trước là chung cho tông Pháp tướng, Vô tướng. Một nghĩa sau là tông Pháp tánh. Đều là chấp pháp thành bệnh nên cùng là đối tượng bị phá trừ. Đến nơi phần Hiển bày Lý sẽ nhận biệt về Tướng.

Sớ câu: Từ câu: “Chỗ chấp tuy nhiều” tiếp xuống: Là phần hai, nêu rõ sự phá bỏ. Nhưng chỉ hiển bày về lý để làm “chủ thể phá trừ”, đồng một nghĩa “Bất”.

Sớ câu: Từ Câu: “Hiển bày về lý lại có hai” tiếp xuống: Là phần thứ hai, hiển bày về lý. (Phần thứ nhất là Phá Tà). Gồm hai: Một là nêu lên. Hai là giải thích.

Sớ câu: Câu: “Pháp trừ duyên sinh nên chẳng bất tự sinh”: Tức đối chiếu với Quả trước, Pháp là nghĩa Tự các Duyên là Tha. Nêu chung nơi hai Luận:

Một là chung nơi Trung Luận. Thanh Mục giải thích về “Chẳng tự sanh”: “Muôn vật không có từ tự Thể sanh, ắt phải nhờ vào các nhân duyên. Lại nếu từ tự thể sinh ra, thì một pháp có hai thể. Một là sanh, hai kia cũng là sanh. Nếu lìa nhân khác mà từ tự thể sinh ra, tức là không có nhân, không có duyên. Lại sinh ấy lại có sinh của sinh nữa tức thành vô cùng. Giải thích: Theo đây tức cho Thể của Quả là tự.

Hai là chung nơi Luận Đối pháp, gồm hai: Một nêu rõ ba câu là không sanh. Hai là biện minh về chỗ chẳng ngăn ngại nơi ba tạo tác. Phần đầu viết: “Chẳng từ tự sinh, nghĩa là tất cả pháp chẳng phải là chỗ tạo ra của chính nó, khi nó chưa sanh không có tự tánh”.

Giải thích: Sự giải thích nầy giống với ý của Ngài Thanh Mục.

Luận viết “Chẳng do Tha sanh”, nghĩa là các duyên kia chẳng phải là cái tạo ra. “Chẳng cùng sanh” tức do hai thứ nhân”.

Giải thích: “Hai thứ nhân” tức chỉ cho hai câu trên, hai câu về Tự, Tha mỗi câu đều đã chẳng sanh, Tự Tha hợp lại cũng chẳng sanh.

Phần sau, biện minh về ba tạo tác, nói: “Nhưng chẳng phải là nhân của Tự tạo tác, Tha tạo tác sanh ra nên hết sức sâu xa”. Ý nầy dùng ba Tạo tác để giải thích “chẳng là không có nhân”, nên cho rằng: Duyên đối chiếu nơi Quả là có công năng, nên Nhân so với Quả cũng thế, Do đó kết hợp với phần trên làm ba Tạo tác. Đã từ ba Tạo tác nên chẳng phải là không có nhân.

Song quán về ba Tạo tác thì Tự cũng là nhân. Nay trong phần Sớ câu: Giải thích chẳng phải Tự, Tha, tức là ý của kệ nơi Trung Luận. Kệ giải thích về Tự sanh tức là phần văn tiếp sau, xử dụng trong phần nói nhân duyên hiện rõ, xâm đoạt, viết:

“Như tự tánh các pháp

Chẳng ở ngay trong Duyên” Đây tức là dùng Tha để phá bỏ Tự. Tiếp theo đó.

“Do không có Tự tánh

Nên Tha tánh cũng không”

Đây là dùng Tự để phá bỏ Tha. Bằng công nói: “Dùng Tự để bỏ Tha gồm có ba thứ: Một là chung. Hai là Tức. Ba là cùng đối đãi”. Nay nơi phần Sớ câu: Giải hoàn toàn có ba thứ ấy.

Đầu tiên nói: “Đã không có Tự thì đối với cái gì là Tha” tức là loại thứ ba dùng cùng đối đãi để phá bỏ “không Tự, có thể đối đãi” Như không có dài nên không có ngắn.

Tiếp theo viết: “Tất cả pháp gọi chung là Tự”. Tức là loại thứ nhất về nghĩa chung: Muôn pháp đều là Tự. Như trăm người một chỗ đều dùng. Đã là Tự thì Tha cũng là Tự. Nay phá bỏ một Tự tức Tha cùng bị phá.

Tiếp nữa, viết: “Lại Tha đối chiếu với Tha cũng là Tự” tức là loại thứ hai, về nghĩa Tức. Nghĩa là như hai người, cả hai cùng so với nhau, đây nói là Tự thì chỉ người kia là Tha. Tha cũng tự nói Ta là Tự là Tự chỉ người nầy là Tha. Hai người ấy đều có nơi Tự, nên phá bỏ Tự của người nầy thì Tự của Tha nhân cũng mất.

Từ câu “Tự tha chẳng lập” tiếp xuống: Tức cùng dùng cả Tự tha để phá bỏ nghĩa “cộng sinh” như hai người mù rời nhau chẳng thấy, há hợp lại là thấy? Từ câu “Có nhân còn chẳng sinh” tức dùng ba tạo tác phá chấp không nhân. Ở đây chẳng phải cho là không nhân, mà lập có Nhân, nêu sự so sánh để giải thích “Nhân duyên hòa hợp”. Hợp là nghĩa sanh, hãy còn chẳng được sanh, há dùng không nhân mà lập nghĩa sinh? Nên bốn câu cầu sinh, sinh chẳng thể đạt, thì lý vô sinh hiển bày rõ có thể thấy. Lý chính đã hiểu thì vọng chấp do cái gì mà sinh?

Sớ câu: câu: “Hai là căn cứ nơi nhân duyên hiện rõ, xâm đoạt để giải thích”: Tức dực theo chỗ chấp ở trước, cho Nhân là Tự, cho duyên là Tha, mà hiển bày Lý. Nhưng Luận Đối Pháp, phần đầu giải thích rộng, cũng cho việc phá bỏ Tự là trước tiên, nên viết: “Lại nữa, có sự sai biệt, nghĩa là nhờ vào các duyên nên chẳng phải là “Tự tạo tác”. Tuy có các duyên mà không chủng tử thì cũng chẳng sinh, nên chẳng phải là “Tha tạo tác”. Chủng tử và các duyên đều có công năng, nên chẳng phải “không có nhân mà sinh?” Do đó nói như vầy: “Từ Chủng tử của chính nó mà có, nên chẳng từ Tha”. Như Sớ này giải thích:

Câu đầu dùng Tự để phá bỏ Tha, như ở nơi pháp bên ngoài, cho hạt thóc là Tự, nước v.v. là Tha. Pháp bên trong thì Thức chủng là nghiệp chủng của Tự, duyên tăng thượng là Tha. Nếu không có chủng tử thì quyết chẳng sinh Quả, nên chẳng phải là Tha sinh.

Câu tiếp theo là dùng Tha để phá bỏ Tự, nên nói nhờ vào các duyên, vì thế chẳng phải là Tự tạo tác.

Tiếp nữa, do không có tác dụng nên chẳng là cùng sinh, tức dùng không sự hòa hợp không có tự tánh để phá bỏ “cùng sinh”.

Tiếp sau, do có công năng nên chẳng phải là “không nhân” là dùng “cùng sinh” để phá bỏ “không nhân”.

Nói: “Luận giải thích giống như ở đây: Tức nay dùng chỗ Luận giải thích giống với Luận Đối Pháp, như đoạn sau, trong văn giải thích đã biện minh. Luận kia tóm kết: “Như Lý duyên khởi chẳng phải là Tự, chẳng phải là Tha, chỉ hai câu loại trừ cũng là hết sức sâu xa. Huống chi là cả bốn câu cùng mất, do vậy lý duyên khởi là sâu xa cùng tột.

Sớ câu: Từ câu: “Như vậy thì” tiếp xuống: Là giải thích chỗ vướng mắc, phân biệt để tránh sự lẫn lộn. Nghĩa là người xưa thường cho “Không phải không có nhân” là từ Nhân sinh ra, nên có hỏi đáp về vấn đề này. Dẫn Trung luận chứng minh chỉ chứng minh mượn Tha phá Tự, dùng Tự phá Tha… như trên đã nói. Cho nên vấn đề này ở luận khó thấy. Ý nói: Ông lập Tự tánh mà có thể sinh thì không hợp, lại còn nhờ nhân duyên khác nữa. Nếu có tự tánh mà còn nhờ duyên thì tự tánh này nên ở trong duyên. Nay trong duyên đất, nước, không có tự tánh của hạt thóc, thì rõ ràng không thể tự sinh.

Sớ câu: Câu: “Hai câu sau cũng giống như thế”: Tức dùng không tác dụng để phá bỏ “cùng sinh”, chẳng phải là để thiết lập “không tác dụng” mà sinh, Dùng “cùng sinh” để phá bỏ “không nhân”, chẳng phải là lập “cùng sinh”. Đây là hiển bày riêng về nghĩa vô sinh, khiến cần xem xét kỷ để các đối tượng không có sự lẫn lộn. Như hiển bày chỗ hết mực thâm diệu thì phần tiếp sau sẽ nêu.

Sớ câu: Từ câu: “Hai là căn cứ nơi Vô ngại” tiếp xuống: Phần này gồm hai:

Một: Nêu rõ Sự, Lý không ngăn ngại. Không có lực nên không

sinh. Không sinh chẳng ngăn ngại sinh. Cũng dùng kệ của Luận Đối Pháp nêu trước để làm rõ. Nhưng ý được dùng có chỗ riêng. Cũng đồng với môn đầu: Chẳng tự sinh chẳng phải là chẳng tạo tác. Tức ba câu trên là hiển bày về chẳng sinh, câu thứ tư là nêu chỗ chẳng ngăn ngại với ba Tạo tác.

Sớ câu: Từ câu: “Đây lại là hai nghĩa” tiếp xuống: Là dựa nơi lực, không lực ấy để thành pháp môn “Sự sự Vô ngại”. Tức thành nghĩa “Cùng nhập”, “cùng tức” như đã bàn nơi phần Huyền đàm ở trước.

Sớ câu: Từ câu: “Trong văn cũng có” tiếp xuống: Là phần hai giải thích Văn

Từ câu: “Ở đây, cho là chẳng phải Tha sinh” tiếp xuống: Là phần Sớ câu: Giải thích Luận. Luận nói: “Có phần”: Phần tức là Chi.

Từ câu: “Hai là, chẳng phải là duyên của tự tạo tác” tiếp xuống: Cũng là văn của Luận. Phần còn lại đều là Sớ câu: Giải thích.

Nói: “Chẳng phải là Nhân duyên của bốn duyên”: Câu này là phân biệt để tránh lẫn lộn. Do bậc cổ đức đã giải thích nói vô minh so với hành là không có nghĩa nhân duyên. Mà nói nhân duyên là có hai nghĩa: Y tự chủng là nhân. Vô minh là duyên. Hai thứ này kết hợp nói nên gọi là nhân duyên. Nhưng ẩn chứa chủng tự thân đây để hiển bày duyên thù thắng kia nên gọi là nhân duyên Vô minh. 2- Chỉ là duyên tăng thượng kia so với quả tăng thượng của chính nó. Trở lại là nhân tự thân. Cho nên nói Vô minh là nhân duyên của Hành. Giải thích như thế là sai ý. Cho nên nay phải phân biệt. Nếu dùng sự tăng thượng có Lực để phân biệt với chỗ tăng thượng không có lực, để làm Nhân của tự thân thì đối với Lý có thể như vậy, nhưng cũng chẳng phải là Nhân duyên nên ý sai.

Sớ câu: câu: “Phần sau, so sánh chỗ còn lại”: Tức là các chi còn lại kia so với phần Quán nghịch. Nghĩa là Quán thuận chiều với Tự tha hãy còn chẳng sinh, thì Quán nghịch chiều há Tự tha lại có thể diệt?

Sớ câu: Từ câu: “Hai là căn cứ nơi Quán đại bi” tiếp xuống: Nói “Lại chấp nơi diệu hạnh”. Dùng sáu hạnh để chế ngự Hoặc làm giải thoát “là nhân” của giải thoát. Đã có Tâm mừng, chán thì cũng sanh diệt.

Sớ câu: Câu: “Thứ ba là Quán Nhất thiết tướng Trí”

Nói “đây có hai ý”: Căn cứ nơi Tục đế là ý của đại sư Hiền Thủ. Căn cứ theo Chân đế là ý của đại sư Tuệ Viễn.

Trong ý trước, nói: “Sinh tử không bến bờ”: Tức nơi Trung Luận, Phẩm Bản Tế. Kệ viết:

“Chỗ giảng của Đại Thánh

“Bản tế” chẳng thể đạt

Sinh tử không khởi đầu

Cũng lại không kết cuộc.

Nếu không có đầu, cuối

Khoảng giữa làm sao có?

Vì thế ở trong ấy

Trước sau đều cũng không”

Giải thích: Căn cứ vào đây tức hai kệ trên: Kệ trước là Tục đế không khởi đầu. Kệ sau là hội nhập nơi Chân đế.

“Nhưng Tục đế không chung cuộc” là căn cứ theo nhiều người mà nói.

Nay dựa trực tiếp vào Sự để biện minh, thì chỉ có không khởi đầu. Ý sau, nếu căn cứ theo Chân đế, thì đều là không có thuỷ chung do chỉ nói “Không khởi đầu”? nay cho rằng Vô minh từ không mà khởi nên chỉ nói không khởi đầu. Phần sau, nêu dẫn kinh Tịnh danh để cùng chứng minh hai nghĩa: Gốc của Vô trụ tức là Chân đế, thiết lập tất cả pháp tức là Tục đế. Tục dựa nơi Chân mà lập. Chân đã “không khởi đầu” thì Tục cũng “Không khởi đầu”. Mà Luận chỉ gọi là “Vô thủy” dẫn đến khiến hai bậc Tôn đức đều thấy chẳng đồng. Nay phần Sớ câu: Giải dùng Lý để thông tỏ hai kiến giải kia.

Sớ câu: câu: “Cho nên Chân tánh của nhiễm tịnh đều không có đầu, cuối kết”: Là tóm kết, chỉ rõ, để thông tỏ chỗ vướng mắc.

Nhiễm cùng với Tịnh, tức Tục đế nêu trên đều dực nơi Vô trụ nên không có khởi đầu, chung cuộc.

Nói “Dựa vào vô trụ” là chẳng phải là dựa nơi vô trụ để lần lượt sanh khởi nối tiếp. Vì đã “vô trụ tức là tên gọi khác của Thật tướng, nên không một pháp nào mà chẳng đồng với chân tánh của Thật tướng. Tức ở trên căn cứ nơi Chân đế nêu bày Lý không có đầu, cuối.

Từ câu: “Hiển bày Nhiễm có thể dứt trừ” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vướng mắc. Tức có vấn nạn: Vì sao chí nói không có khởi đầu? Nên vì đây mà giải đáp.

Sớ câu: Câu: “Phần còn lại như đã nêu bày riêng”: Nhưng trong phần nói địa thứ nhứt đã hiển bày, chỉ rõ một cách tóm lược. Nay lại sơ lược biện minh.

Nghĩa là, hoặc nói chân tánh không thủy không chung, tánh không sinh diệt nên hằng sa Tánh đức dựa nơi Thể để nêu bày Tướng, cũng là không có đầu cuối. Chứng đắc Bồ đề thanh tịnh là có đầu không cuối.

Bắt đầu tụ tập mà thành nên nói là có khởi đầu. Khế hợp một cách sâu xa cùng với Chân tánh nên không có chung cuộc.

Pháp vọng của sinh tử thì không khởi đầu mà có chung cuộc Chưa từng lìa Niệm nên không có khởi đầu. Vọng có thể đoạn trừ nên xưa có nay không” do đó nói có chung cuộc.

“Nếu căn cứ theo chỗ dùng nhân tạo nên quả mà nói” thì Vô minh là khởi đầu, Lão Tử là chung cuộc. Có khởi đầu có chung cuộc là căn cứ nơi Trí phù hợp với Lý. Lý không đầu cuối thì Trí cũng không khởi đầu chẳng thế thì Chân trí chẳng đồng với Chân.

Pháp Vọng có hai, cũng không có đầu, cuối: Một, tức theo duyên nêu Thể là Không, nên không có thể là đầu, cuối. Hai, tức Vọng đồng Chân nên không có đầu, cuối. Như sóng tức nước tức Tánh không có chung cuộc. Tuỳ thuận quán Tục tức Chân đế. Nếu có đầu, cuối thì chẳng tức là Chân. Cho nên phần Sớ câu: Giải tóm kết: “Tức lý Chân của Nhiễm, Tịnh đều không có đầu, cuối”.

Sớ câu: Từ câu: “Luận viết” tiếp xuống: Là dẫn luận để giải thích lần nữa. Tức hợp hai môn làm một không có khởi đầu nên cùng giải thích lần nữa.

Sớ câu: Từ câu: “Chẳng nói đời trước sinh ra” tiếp xuống: Là thông tỏ ý nhân duyên sinh của đời giữa nêu trên.

Nói: “Ý hiển bày là không khởi đầu”: Tức căn cứ theo môn Tục đế thì Vô minh là không khởi đầu.

Từ câu: “Nay chẳng dấy khởi vọng” tiếp xuống: Là trở lại giải thích ý của Luận. Cho nên gọi là “chẳng sinh”, tức nay là đời giữa chẳng khởi Ái Thủ thì sao có Sanh, Lão, Tử của đời sau?

Thứ chín là môn “Sinh diệt hệ phược” (sự trói buộc của sanh  diệt)

Sớ câu: Câu:”Cũng gọi là giống như có hoặc không? “Sinh diệt trói buộc” là thuận theo văn của kinh. “Giống như có hoặc không” tức là ý của kinh. Cho nên Luận viết: “Chẳng cùng sinh”. Nơi văn, trong phần nói tùy thuận quán có ba chi tiết:

Một: Nhắc lại văn của kinh, dẫn ra nghĩa cùng sinh”.

Hai: Từ câu: “Luận viết”: Tiếp xuống: Là nêu Luận để giải thích.

“Chẳng phải là hai tạo tác (Tự tha) là nêu lên. “chỉ tuỳ thuận” tiếp xuống: Là nêu Luận có ba cách giải thích để biện minh về nghĩa “Chẳng cùng sinh”.

Ba: Từ câu: “ý cho là” tiếp xuống: Là phần Sớ câu: Giải thích văn của Luận. Tức dựa theo ba nghĩa của Luận, lần lượt cùng thực hiện, Văn nơi phần Sớ câu: Giải gồm hai đoạn:

Thứ nhất: Kết hợp giải thích hai nghĩa trước.

Thứ hai: Giải thích riêng về nghĩa thứ ba.

Nay nói về đoạn thứ nhất: “Chì Hành thuận theo Vô minh, nên chẳng thể chẳng sinh”, là ý thứ nhất. Đã nói là tuỳ thuận, nên gọi là duyên hợp. Chẳng thể chẳng sinh” tức là Vô sinh.

Hai là, làm thế nào để tuỳ thuận, tức đạt được Vô sinh? “Hành cùng” Vô minh, cả hai cùng dựa vào nhau, vô tri”: Nên do hai nghĩa trên thành chẳng phải là Tự tạo tác.

Từ câu: “Như thế là” tiếp xuống: Là đoạn thứ hai, giải thích riêng về nghĩa thứ ba, dùng “chẳng trụ” để giải thích nghĩa “vô tri” nêu trên. Như nước trong dòng sông chảy xiết, trôi nhanh nên không cùng biết nhau.

Từ câu: “Đây là giống với Luận Đối pháp” tiếp xuống: Là dùng Luận để chứng minh, xác nhận đối pháp, tức như văn trước. Lại Trung luận nói: “Tức là ý vượt qua”. Căn cứ vào văn tức là Phẩm Nhân quả.

Kệ viết:

“Nếu nhờ các nhân duyên

Mà có pháp hòa hợp

Hòa hợp tự chẳng sinh

Làm sao sinh được quả?”

Phẩm Như lai có đoạn:

“Ấm hợp là Như lai

Tức không có Tự tánh”…

Đều là nghĩa ấy.

Sớ câu: Từ câu: “Vô minh diệt cho đến Quán nghịch. Tiếp xuống: Là giải thích về Quán nghịch. Chỉ giải thích nghĩa “chẳng cùng diệt” vì Tướng của sinh diệt giống như trước có thể nhận biết.

– Thứ mười là môn: “Vô sở hữu tận”

Sớ câu: Từ câu: “Nhưng Luận giải thích kinh” tiếp xuống: Là phần hai lãnh hội hai kinh. hai đoạn của kinh hiện tại đều tuỳ thuận “Vô sở hữu”, Như Luận giải thích kinh là trong phần Quán, thuận Kinh, Luận đều tuỳ thuận có quán nghịch, mới gọi là “Tuỳ thuận Vô sở hữu tận”. Phần Sớ câu: Giải thích chỉ bao hàm trong hướng Quán thuận.

Thuận có thuận không và nghĩa của Quán nghịch cùng đồng. Sở dĩ chẳng kết hợp, là do kinh hiện tại dùng “Vô tánh của duyên sinh” còn Luận giải thích kinh tức “duyên sinh của Vô tánh”. Hai nghĩa cùng thành nêu cùng loại trừ “không có nhân”.

Từ câu: “Không Nhân thì có lỗi gì?” tiếp xuống: Là Luận tóm kết về lỗi lầm của không nhân”.

“Vô định nhân”: Nếu có Nhân định rõ thì Nhân hợp tức sinh, chẳng hợp thì chẳng sinh. Nay không có Nhân định rõ, nên phải là “thường sinh”. Từ câu “Không nhân sinh” tiếp xuống: Là tóm kết về lỗi lầm của “không có nhân”. Trung luận viết: “Không nhân nên thành lỗi lầm lớn”. Nghĩa là Bố thí, trì giới phải đọa địa ngục. Sát sinh, trộm cướp thì phải sinh thiên. Các sự tu tập diệu bạch, không có Niết-bàn v.v…

Sớ câu: câu: “Đây tức là quán về Thế đế”: Do Luận giải thích kinh cho là “tuỳ thuận nơi Có”.

Từ câu: “Tức Chân thuận nơi Có” tiếp xuống: Là lãnh hội chỗ Luận giải thích kinh đồng với kinh hiện tại. Nghĩa là tuỳ thuận theo Có, nhưng tướng Hư đều dứt hết, chính là Đệ-nhất-nghĩa-đế, nên viết là “Chưa mất chỗ thuận nơi Không”.

Sớ câu: Từ câu: “Từ đây trở xuống là phần thứ ba tổng kết về” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ câu: Giải gồm ba:

Một: Giải thích về thuận, nghịch.

Hai: Giải thích về tên gọi chung.

Ba: Dùng nghĩa để thâu gọn.

Nơi phần một, gồm hai chi tiết:

Thứ nhất: Giải thích trực tiếp về kinh.

Thứ hai: Dẫn văn để kết hợp giải thích.

Nay nói về chi tiết thứ nhất: Nói: Hai môn còn thiếu về nghịch”: Tức là môn “Nhất tâm sở nhiếp” cùng môn “Tự nghiệp trợ thành”. Sở dĩ không nói đến vì chỉ là lượt bớt. Nếu dẫn ra lý do thì trong môn “Nhất Tâm sở nhiếp” kia, “gốc ngọn nương tựa, duy trì” là Quán thuận. Tâm của Đệ-nhất-nghĩa-đế khởi đầu là “Thâu tóm ngọn quy về gốc”, Nghĩa tương đương với Quán nghịch nên đã lược không đề cập nữa.

Còn trong môn “Tự nghiệp trợ thành” với Quán thuận thì hai nghiệp đã hiển bày cả quán nghịch. Cho nên nói Vô minh nếu chẳng mê nơi đối tượng được duyên tức chẳng cùng với Hành tạo nhân sinh khởi. Tức giống với Vô minh không có dụng không có thể nên đã lượt bớt không nêu. Như muốn làm rõ, nên nói nếu không có Vô minh mê chấp nơi đối tượng được duyên tức không cùng với Hành tạo nhân sinh khởi”. Cũng có thể rõ ràng vậy. Vì thế nói lược bớt không nêu.

Nơi môn “Nhất tâm” nên nói: Nếu chẳng mê chấp nơi “Nhất tâm” tức chẳng dấy khởi nhân duyên, cũng là nghĩa Quán nghịch. Phần sau, kệ viết:

“Tâm nếu diệt rồi, sinh tử dứt”

Do đấy nên Văn nơi phần Sớ câu: Giải chỉ nêu là “Lượt bớt, không nói”.

Hai là, từ câu: “Nhưng chỗ nghịch thuận ấy, như Luận Đối pháp” tiếp xuống: Là chi tiết thứ hai: (của phần một: Giải thích về thuận nghịch) dẫn văn để kết hợp, giải thích.

Trước hết là dẫn Luận có đủ hai phần Thuận, Nghịch Kinh hiện tại chỉ có một.

Tiếp theo là dẫn “kinh Duyên Khởi” để giải thích về Luận Đối pháp, câu: “Lão tử là cái gì?” đây có bảy mươi bảy Trí. Nghĩa là mười hai Nhân duyên, trừ chi Vô minh, còn lại mười một chi, mỗi chi đều có bảy. Do cái gì mà có tức là suy xét về Nhân. Suy xét về Lão, Tử ấy từ nhân nào sinh? Biết rõ là từ nơi Sinh. Lão Tử như thế lại do duyên gì? Tức là xét kỹ về Nhân. Nghĩa là xét kỹ Lão, Tử ấy, định rõ do duyên gì, nên nhận biết chắc chắn về Nhân sinh khởi. Ba đời đều có hai nên có sáu Trí. Bảy tức Pháp trụ Trí. Nghĩa là quán các tuệ hữu lậu mà trước đây chẳng thâu tóm, vì biết khắp nghĩa nên biết khắp”. Tức nhận biết khắp về giáo pháp duyên khởi của ba đời, gọi là trước đây chẳng thâu tóm, dùng làm Trí thứ bảy. sáu Trí trước là Trí chân thật. Cùng với một Trí Pháp trụ này, hợp thành bảy Trí. Hết thảy hàng phàm phu cùng hàng Thánh đều có Trí ấy. Nhập vào quả vị Kiến đạo mới có bốn mươi bốn Trí tiếp cận với bốn đế. An trụ trong pháp của giáo là Văn tuệ, nên gọi là Trí Pháp trụ. Theo đúng như thật mà biết là Tư tuệ, Tu tuệ, gọi là Trí chân thật. Đây là căn cứ nơi Nhiễm để biện minh về nghịch. Nếu là “Thanh tịnh nghịch” thì chỉ đổi” do cái gì mà có?” thành “do cái gì mà diệt?”

Tuy nhiên chỗ nghịch thuận nầy là căn cứ nơi Thể của chi mà nói. “Kinh dùng Nhiễm, Tịnh làm nghịch thuận” là căn cứ theo chỗ thuận nghịch với sinh tử mà nói. Ở trên, “phần sao” nói bốn mươi bốn Trí là quán nghịch về Lão Tử cho đến Hành, đều là hành quán bốn đế mà nói.

Sớ câu: Từ câu: “Nói các duyên khởi” tiếp xuống: Là phần thứ hai, giải thích về tên gọi chung.

“Hoặc gọi là duyên khởi” Tự có hai nghĩa: Một: Căn cứ chung với mười hai duyên.

Hai: Dùng Nhân đối chiếu với quả mà nói.

Phần tiếp theo cũng nói:” Duyên sinh cũng có hai thuyết:

Một: Sinh tức là khởi.

Hai: Căn cứ vào Quả mà nêu, tức nghĩa sinh khởi, chỗ khác nhau là ý của Luận Câu Xá. Luận viết: “Như đức Thế Tôn nói: Ta nay sẽ vì các vị mà giảng pháp duyên khởi và duyên đã sinh pháp.”

Hai thứ ấy khác nhau thế nào? Là nêu câu hỏi. Phần đáp lại có hai nghĩa: Một là dựa vào văn của Luận gốc thì hai thứ ấy không khác.

Giải thích: Tức văn nơi bản Sớ câu: Giải nói về nghĩa “Sinh tức là khởi” ở trước Nghĩa sau tức là Luận chủ chính thức giải thích. Kệ viết. “Trong đó ý chính nói

Nhân khởi quả đã sinh”.

Giải thích: Bồ-tát Thế Thân nêu rõ, ở đây là ý trong Khế kinh.

mười hai chi Hữu về phía của “Nghĩa nhân”, tức gọi là duyên khởi, là nhân dấy khởi quả, về phía của “Nghĩa quả”, đều gọi là duyên sinh. Là từ duyên sinh. Cho nên,mười hai chi với chỗ hướng tới chẳng đồng. Hai nghĩa đều thành.

Sớ câu: câu: “Phần còn lại như Luận Du Già quyển thứ chín:” Là phần hai dẫn văn để kết hợp giải thích, tóm kết chỉ rõ về chỗ căn bản. Bốn quyển nêu trên của

Luận Du già, (quyển chín, mười, ba mươi bốn, chín mươi ba) đều nêu rõ về duyên khởi. Phần giải thích tên gọi chính nơi quyển thứ mười, gồm có năm giải thích.

Luận viết: “Hỏi: Do đâu gọi là duyên khởi? Đáp: Do phiền não trói buộc dẫn đến trong các cõi, luôn luôn sinh khởi, nên gọi là sinh khởi”. Đây là dựa nơi chữ để giải thích tên gọi. Tức là dựa nơi chữ “duyên”, chữ “khởi”, hai chữ khác nhau, mà duyên chẳng phải là khởi. Tức là giải thích nghĩa thứ hai của Sớ nay. Giải thích thứ hai: “Lại nữa, nương nhờ vào các duyên, mau chóng diệt mất rồi, lại tiếp tục hòa hợp để dấy khởi, nên gọi là duyên khởi. Đây là dựa theo nghĩa sát na mà giải thích.

Giải thích thứ ba: Lại nữa, các duyên nơi quá khứ, mà chẳng lìa bỏ, dựa vào chính nó nối tiếp mà được sinh khởi, nên gọi là duyên khởi. Như nói đây có nên kia có, đây sinh nên kia sinh. Không ngoài dựa vào nghĩa này nên giải thích gọi là “Cho nên biết”.

Giải thích thứ tư: Lại nữa, luôn luôn diệt mất, lại nối tiếp dấy khởi nên gọi là duyên khởi. Đây là dựa vào nghĩa thường hoại mất thường sanh khởi. Giải thích: Ba giải thích đầu đều là nghĩa thứ nhất của Sớ giải này. Càng về trước là duyên khiến càng về sau dấy khởi. Càng về trước là duyên nên không lìa bỏ, tức nghĩa thứ ba. Trước nếu không diệt mất, lại do đâu mà khởi, tức bao hàm nghĩa thứ tư. Trước sau chẳng đồng ắt có khác có sát na, tức nghĩa thứ hai. Cho nên ba ý giống nhiều khác ít, nên Sớ kết hợp làm một.

Giải thích thứ năm: “Lại nữa, ở nơi đòi quá khứ, nhận biết về Tánh của duyên đã cùng dấy khởi tương tục, nên gọi là duyên khởi. Như Đức Thế Tôn nói: Như lai đã giác ngộ, chính là nêu giảng rõ về sự dấy khởi.

Tức do đấy gọi là lần lượt truyền nói, nên gọi là duyên khởi.” Giải thích: Năm nghĩa của Luận Du Già:

Thứ nhất: Cho Duyên chẳng phải là Khởi, cho Nhân là Duyên, Quả là Khởi.

Thứ hai: Duyên tức là Khởi. Từng sát na, sát na theo duyên mà Khởi. Đây phân biệt với mười hai nhân duyên của Đại thừa bộ, là pháp vô vi, cũng phân biệt với Chính lượng Bộ.

Thứ ba: Tức nhân quả không gián đoạn. Nhân trước làm duyên mà duyên sau dấy khởi.

Thứ tư: Nhân quả không khởi đầu. Trước đã lui diệt sau lại dấy khởi, là nhân gây tạo quả không gián đoạn. Nhưng chung cả Nhân Quả tức duyên tức khởi.

Thứ năm: Duyên là đối tượng được giác ngộ. Khởi là giáo pháp. Dựa nơi sự giác ngộ để thuyết giảng giáo pháp, nên gọi là duyên khởi. Đây là tự giải thích về năm Tướng chẳng đồng, chẳng phải là nghĩa của các vị sư khác. Đối hợp với văn Sớ câu: Giải đã như vừa nêu.

Nhưng năm nghĩa cùng dựa nơi khởi tức nghĩa sinh, chỉ có ý của Luận Câu Xá phân làm hai chẳng đồng.

Lại nêu Luận Duy Thức quyển thứ tám, trong Luận ấy đã giải thích rộng như phần trên đã nêu dẫn đủ. Phần sau, dùng các môn phân biệt có mười bảy môn, về nghĩa cũng lượt nêu đủ.

Nói mười bảy môn là:

1/ Môn “Giả, Thật phân biệt”. Tức là mười hai chi thì chín thật ba Giả. Một là đã thấm nhuần, sáu chi hợp làm Hữu. Hai là Sinh Lão tử. Ba vị trí tướng trạng riêng khác.

2/ Môn “Nhất phi nhất sự”. Năm chi là một sự. Nghĩa là Vô minh, Thức, Xúc, Thọ, cùng Ai. Các chi còn lại “chẳng phải là một sự”. Hai môn trên thâu tóm tại nơi môn thứ nhứt”Chi hữu tương tục”.

3/ Môn “Nhiễm cùng với chẳng Nhiễm” Vô minh Ai, Thủ, ba chi nầy chính là tánh phiền não Nhiễm. Bảy khổ quả dị thục chẳng Nhiễm. Cho nên trong bảy phần vị đã dung nạp việc dấy khởi thiện bị nhiễm.

4/ Luận Du Già quyển thứ mười nói: Giả thông hai nghiệp. Hữu thông hai Hữu gồm luôn cả Vô ký. Đây tức là môn thứ năm: “Ba nẻo chẳng đoạn trừ”.

5/ Môn “Độc tạp phân biệt” (phân biệt phần riêng, tạp) Vô minh, Ai, Thủ, gọi là “Độc tướng”, không chung. Các chi khác thì kết hợp, xen tạp. Cho nên các chi khác là “Tạp tướng”.

6/ Môn “Sắc, chẳng phải là sắc”: Sáu chi chỉ là không sắc, tức Vô minh, Thức, Xúc, Thọ, Ai, Thủ, các chi còn lại thì chung cả hai thứ. Sắc không phải sắc.

7/ Môn “Hữu lậu, Vô lậu”: Đều là Hữu lậu, chỉ có Hữu là thâu tóm. Vô lậu, vô vi chẳng thuộc chi Hữu.

Ba môn trên (bốn, năm, sáu) Cũng như môn thứ nhất.

1) Môn “Hữu vi Vô vi”. Nơi môn Hữu lậu Vô lậu đã nêu đủ. Nay, trong môn thứ tám là “Nhân duyên sinh diệt”, môn thứ chín là sinh diệt hệ phược” cũng đã nêu đủ.

2) Môn “Ba Tánh”. Vô minh, Ai, Thủ chỉ chung nơi bất thiện, hữu phú vô ký. Hành chỉ là thiện, ác. Hữu thì chung cả thiện, ác, vô phú, vô ký. Bảy chi còn lại chỉ là vô phú, vô ký. Trong bảy phần vị, cũng dấy khởi thiện bị nhiễm. Luận Du Già quyển thứ mười nói: “Bảy chi chung cho hai Tánh”. Ở đây một cũng như môn thứ nhất.

3) Môn “Ba cõi phân biệt”. Tuy đều cõi Sắc không nhiễmvi sáu xứ chẳng đủ. Cõi Vô sắc, chỉ có chi Danh nên môn nầy lược không nêu.

4) Môn “Chủ thể đối trị, đối tượng được đối trị”. Chi Hành của địa trên có thể chế ngự điạ dưới, là sáu thứ Hành tướng của khổ như Thô v.v…có sự cầu được sanh nơi cõi trên mà dấy khởi. Môn nầy đã lược bỏ, không nói.

5) Môn “Học đẳng phân biệt”: Tất cả đều chỉ là nghiệp Thiện hữu lậu của các bậc Thánh phi học vô học đã khởi. Minh làm duyên nên trái với chi Hữu, chẳng phải là sự thâu tóm của chi hữu. Do đấy nên biết “Hàng Thánh ắt chẳng tạo nghiệp nghiệp chiêu cảm cho đời sau, đối với quả khổ của đời sau cũng không mê lầm cầu đạt. Có người vấn nạn: Nếu vậy, người tu tập ở cõi Trời Ngũ Tịnh cư. Thì nghiệp chẳng phải thuộc chi Hành. Nếu là chi Hành, Thánh trở thành tạo nghiệp. Như chẳng phải chi Hành, làm thế nào sinh nơi kia, chiêu cảm được quả báo chung? Luận đáp: Người tu tập ở Tịnh cư Thiên có tĩnh lự hỗ trợ cho nghiệp cũ ở cõi dưới mà sinh đến tịnh cư. Về lý không sai trái. Ý nói: Quả bất thân… vì tu xen tạp trước sau hữu lậu, vô lậu, Tĩnh lự thanh tịnh thứ tư giúp sức cho nghiệp cũ của ba cõi Trời, Vô vân v.v… mà sinh đến Tịnh cư. Về lý thì không sai trái. Về nghiệp của quả báo chung và danh ngôn chủng, thời thường đã tạo tác sinh khởi Tĩnh lự thứ tư, nghiệp của ba cõi trời dưới, sự ràng buộc trong một địa, nên về sau do Vô lậu hỗ trợ cho Nghiệp cũ này mà sinh ở cõi Trời Tịnh cư, không phải là bậc Thánh tạo tác nghiệp mới. Nghĩa này cũng có ở môn thứ nhất.

6) Môn “hai đoạn phân biệt”: Có nghĩa là, Vô minh chỉ là chỗ đoạn trừ của Kiến đạo. Chính là do mê chấp nơi Lý của đế. Có thể phát khởi Hành. Hàng Thánh ắt không tạo nghiệp của đời sau, nên chẳng phải là chỗ đoạn trừ của Tu đạo. Hai chi Ai, Thủ, chính là chỗ đoạn trừ của Tu đạo. Tham cầu cái hiện có mà tăng thêm sinh. Cho nên trong chín thứ mạng chung, Tâm đều sinh Ái, nên chín thứ còn lại đều chung nơi Kiến đạo, Tu đạo đoạn trừ. Có nghĩa là tất cả đều chung nơi chỗ đoạn trừ của Kiến đạo, Tu đạo. Đại Luận quyển thứ mười nói: “Quả Dự Lưu đã đoạn trừ một phần của tất cả chi hữu”. Nói không đoạn hoàn toàn là nêu như chi vô minh chỉ thuộc Kiến đạo đoạn trừ thì sao nói quả Dự lưu không đoạn hoàn toàn, lại nếu chi Ái Thủ, chỉ thuộc tu đạo đoạn trừ thì sao nói Dự lưu kia đã đoạn một phần trong tất cả chi? Giải thích: Đều đoạn trừ một phần tức nêu rõ chi Vô minh chẳng chỉ riêng kiến đạo đoạn trừ, do có một phần vô minh còn tồn tại. Hai Chi Ái Thủ chẳng chỉ riêng Tu đạo đoạn trừ mà khi nhập vào Kiến đạo đã đoạn một phần. môn này kinh Sớ lược không nói, nhưng bao hàm trong phần quán thuận nghịch của môn thứ nhất.

7) Môn “Ba Thọ”: Mười Lạc, Xả cùng có, Ai chẳng cùng tương ưng với Thọ. Trong vị Lão Tử đa phần là không Lạc, nhưng chấp nhận có Xả. Mười một khổ đều có chỉ trừ khổ thọ, và cùng có “chẳng phải Ái.

Môn nầy bao hàm nơi môn thứ bảy: “Ba khổ Tập thành”.

1/ Môn “ba khổ”. Hoàn toàn đồng với môn thứ bảy.

2/ Môn “bốn tế”. Tức chính là trong môn thứ năm: “ba nẻo chẳng đoạn” nên có đi vào quán Đế.

3/ Môn “Bốn duyên”. Hoàn toàn đồng với môn thứ ba: “Tự nghiệp trợ thành”.

4/ Môn: “Hoặc, Khổ cùng thâu tóm”. Cũng như chỗ thâu tóm của môn “ba nẻo chẳng đoạn:.

Giải thích: Mười bảy môn trên, “Toàn phần là giống nhau” như đã nêu rõ ở trên. Phần chi tiết nơi các môn, theo nhiều phần mà chỉ ra, sợ chán ngán văn nhiều, nên sơ lược nói vậy.

Sớ câu: Câu: “Mười tên gọi có thể nhận biết”: Trước đã giải thích rộng. Phần Sớ giải huận theo thanh luật một ít, có thêm bớt và cùng bổ sung cho nhau. Nghĩa sâu xa chính thì không trái nhau.

Sớ câu: Từ câu: “Nhưng đều thâu tóm ba Quán” tiếp xuống: Là phần thứ ba, dùng nghĩa để gồm thâu chung, sợ có vấn nạn về việc lãnh hội nghĩa của mười môn. Văn gồm bốn chi tiết:

– Một: Nêu ra ý của mười môn.

– Hai: Thâu gọn mười môn làm năm.

– Ba: Thâu gọn năm làm hai.

– Bốn: Dung thông tướng chung.

Trong chi tiết thứ nhất, đối với ba Quán nêu trên cùng tham khảo mà dùng. Nghĩa là ba Quán có chút ít dị biệt, nên luận dùng chẳng đồng. Căn cứ theo văn của kinh nên có thể cho là một.

Thứ nhất: “Nhân khởi nhiễm tịnh”: Trong Quán Tướng đế, nêu rõ về thành, trả lời tướng. Trả lời đối với vấn nạn từ bên ngoài, thành nghĩa vô ngã. Vô ngã tức là Tịnh. Quán đại bi gọi là quán ngu si điên đảo, do chấp trước nơi Ngã tức sinh là nhiễm. Vô ngã tức đạt vô sinh là Tịnh. Trí nhất thiết tướng, gọi là “Nhiễm tịnh phân biệt”. Nhiễm Tịnh chính là tên gọi của Quán thứ ba. Nay nghĩa trong đây chung cả ba Quán. Chữ “Nhân khởi” định rõ là chung cho ba xứ.

Thứ hai: “Nguồn gốc của duyên khởi” dựa trực tiếp nơi kinh nói, nên quán thứ nhất gọi là “Đệ-nhất-nghĩa-đế”, là gốc của một Tâm. Nhất Tâm của Thế đế dựa nơi gốc để dấy khởi ngọn.

Trong Quán thứ hai, Thức A đà na mê chấp làm Ngã, là gốc của Nhiễm Tịnh. Ngộ tức là căn bản của sự giải thoát. Cho nên Trí Nhất thiết tướng gọi là Quán nương tựa, nên là nguồn gốc.

Thứ ba: “Nhân quả có không”, trong “Quán Tướng đế” gọi là quán về nhân của Tha. Do Vô minh nên mới có Hành. Đây tức là có. Đã từ duyên mà có thì đấy tức là không. Nơi “Quán đại bi” phá trừ về “Minh tánh” thì đây có Nhân duyên. Quán trí nhất thiết tướng gọi là Quán phương tiện, do đều có hai nghiệp làm phương tiện sau, cũng là nghĩa tức có tức không.

Thứ tư: “Vô tác cùng thành”: Tức chẳng cùng lìa bỏ. Trong Quán tướng đế gọi là quán về nhân của Tự. Nghĩa là lìa chi trước thì không có chi sau, nên gọi là “cùng thành”, “cùng thành” nên là Vô tác.

Trong Quán đại bi phá chấp về đấng Tự Tại, nên cần Nhân duyên cùng thành. “Không tạo tác riêng”: Tức Quán Trí nhất thiết tướng gọi là tướng Nhân duyên, chi hữu là vô tác.

Thứ năm: “Nêu bày về lý của đế”: Tức ba nẻo chẳng đoạn. Tướng đế gọi là Quán thâu tóm lỗi lầm. Song thâu tóm khổ tập nên quán đại bi gọi là phá nhân khổ hành. Cũng do chỉ khổ tập nên quán Trí nhất thiết tướng gọi là nhập Đế, gồm luôn việc dùng quán nghịch tức là diệt, đạo.

Thứ sáu: “Lực dụng kết hợp”: Tức ba đời luân hồi. Thứ nhất gọi là quán cứu giúp lỗi lầm. Nhân quả ba đời là Nhân, có Lực là Quả. Không Lực có thể cứu giúp chỗ mất mát nơi nghiệp cùng ba lỗi lầm. Trong Quán đại bi đối trị chỗ cầu đạt của hàng dị đạo, kiến chấp về không nhân, tức nhân có lực. Quán trí nhất thiết tướng về lực, không lực khiến tin, nhập, đều là “Lực dụng kết hợp”.

Thứ bảy: “Dứt trừ tận cùng khổ mạn”: Tức là ba tụ khổ tích tập. Đầu tiên gọi là quán về chán, chẳng chán, khiến chán cái khổ vì tế tức là nghĩa khổ tận cùng. Trong quán đại bi gọi là phá trừ việc cầu sự dị biệt, tức cho ba cõi có Niết-bàn, song chỉ là khổ, nên nay có thể dứt hết. Trong quán trí nhất thiết tướng gọi là quán tăng thượng mạn và không phải tăng thượng mạn. Tin nhạp cũng tận cùng nơi cái khổ vì tế nên chẳng phải là tăng thượng mạn.

Thứ tám: “Chỗ hiện bày, xâm đoạt không có khởi đầu”: Tức là nhân duyên sinh diệt. Đầu tiên là Quán sâu xa, gọi là chẳng Tự chẳng Tha, dùng Tha xâm đoạt Tự, dùng Tự xâm đoạt Tha. Trong quán đại bi gọi là đức vô thường, do hiện bày xâm đọat, Quán trí nhất thiết tướng gọi là Quán Vô thủy, tức nhân duyên không khởi đầu.

Thứ chín: “Có không không gốc”: Tức là sinh diệt trói buộc. Đầu tiên tức trong Quán sâu xa nêu rõ “chẳng cùng sinh”, chẳng phải là “hai tạo tác, cùng với không nhận biết”, có không có gốc, thì không có tác dụng nên chẳng thể sinh, tức không cũng không gốc. Thứ hai là trong Quán đại bi đã không có đức Tịnh, thì sao có gốc? Quán trí nhất thiết tướng đã nêu rõ là Vô Thủy, Thủy (khởi đầu) tức là Gốc. Hai đế vô thủy nên Có, Không không có gốc.

Thứ mười: “Chân tục không trái nhau”: “Tức là vô sở hữu tận”. Đầu tiên là trong quán sâu xa hiển bày chẳng phải là không có nhân.

Chân chẳng trái với Tục là hoàn toàn không chỗ có. Tục chẳng trái với Chân nên trong Quán đại cho là thuận nơi có, nên không có đức của Ngã, cá loại quán trí nhất thiết tướng với vô số Quán cũng không trái với Tục.

Ba Quán kia văn dùng có chút ít dị biệt, nhưng ý nghĩa sâu xa thì phần nhiều giống nhau, dùng ý gốc thâu gồm làm một mối.

Sớ câu:. Từ câu: “Lại thâu gồm mười môn” tiếp xuống: Là chi tiết hai, thâu gọn mười môn làm năm. Phần này có thể nhận biết.

Sớ câu:. Từ câu: “Cho nên chỉ bốn môn chẳng ra ngoài Sự, Lý” tiếp xuống: Là chi tiết ba thâu gồm năm làm hai.

Nói “bốn môn”: Nghĩa là ở trên tuy có năm ý, nhưng chỉ có bốn môn: 1) Sự; 2) Lý; 3) Sự, Lý cùng dứt bặt; 4) Sự, Lý không ngăn ngại. Ba ý trước chỉ là Sự, Lý. hai môn ba, bốn chẳng ra ngoài Sự, Lý nên là hai.

Sớ câu:. Từ câu: “Như từ Sự, Lý không ngăn ngại”: Tiếp xuống là chi tiết bốn dung thông tướng chung, tức thành “Sự Sự vô ngại” cùng dứt bặt không còn nhờ dựa. Gồm hai:

Một: Chính thức dung thông.

Hai: Từ câu “Tức nhân duyên ấy” tiếp xuống: Là kết hợp để thông tỏ về Phật tánh, như phần trước đã nêu.