ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 63

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

– Sớ từ câu: “Gồm thâu chung bảy Giác” tiếp xuống: Là chi tiết ba (của phần giải thích văn nơi bảy Giác chi) cùng thâu tóm để kết hợp thông tỏ. Đây tức là ý của Luận Du Già. Văn nơi phần Sớ giải gồm hai:

Một: Chính thức cùng thâu tóm.

“Niệm chung cho Định, Tuệ”: Tức Định Tuệ của Biến hành. Bốn Niệm xứ là Tuệ nên cần đạt được Niệm. Thần Túc là Định. Tâm Định cần có Niệm mới giữ được Cảnh.

Hai: Từ câu: “Tuy là ba pháp trước” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vướng mắc do vấn nạn. Tức có vấn nạn: Đã là ba pháp trước, đây tại sao lặp lại nói tăng thêm nên gọi là Giác?

– Sớ từ câu: “Dựa nơi quả vị mà biện minh” tiếp xuống: Là phần bốn (trong sáu phần chính bàn về bảy Giác chi) biện minh về Quả.

Luận Tạp Tập viết: “Quả nơi sự tu tập Giác chi tức là những phiền não do Kiến đạo đoạn trừ đã vĩnh viễn đoạn dứt. Do bảy Giác chi là Tự Thể của Kiến đạo”. Luận Du Già nói: “Vi là đầu tiên đạt được bảy Giác chi, nên gọi là bậc Hữu Học đầu tiên, thấy được vết tích của Thánh rồi, tức đoạn dứt vĩnh viễn tất cả phiền não do Kiến đạo đoạn, chỉ còn phiền não của Tu đạo đoạn trừ.

– Sớ từ câu: “Lại tuy trong một sát na” tiếp xuống: Là phần năm, bàn về phần vị. Nghĩa là tuy Kiến đạo nhanh chóng có được mười sáu Tâm, về nghĩa thì trong một sát na bảy pháp cùng dấy khởi, nhưng do công năng không đồng nên chẳng thể nói là một. Như vị hương liệu nghiền nhỏ hòa trộn lại mà đốt, như bảy mùi hương của hạt cáy gai đều phát ra.

– Từ câu: “Niệm dứt trừ vọng niệm” tiếp xuống: Là chỉ rõ riêng về Tướng khác.

– Sớ từ câu: “Bảy Giác của Đại thừa” tiếp xuống: Là phần sáu, biện minh về lý quán. Tức là ý của môn đốn ngộ nơi Thiền.

“Chẳng niệm về các pháp” tức là niệm Giác. Người xưa nói: “Chân như vô niệm, chẳng phải là niệm về pháp, nên có thể đạt được Thật Tướng. Vô sinh há sinh Tâm, nên có thể thấu đạt”. Niệm của Vô niệm tức niệm về Chân như, có thể thấu đạt sinh của Vô sinh” tức sinh nơi Thật tướng.

Vì thế, Luận Khởi Tín viết: “Như biết lìa niệm tức không còn chủ thể niệm, đối tượng được niệm thì đó là tùy thuận. Nếu lìa hẳn nơi niệm thì gọi là được hội nhập”. Kinh Tịnh Danh cũng nói: “Luôn cầu đạt vô niệm về Thật tướng Trí tuệ.” Kinh Bát-nhã viết: “Nếu niệm về tất cả các pháp tức chẳn niệm về Bát-nhã Ba-la-mật”.

-Sớ câu: “Thứ bảy là tám Chánh đạo” Là nói về tám Chánh đạo.

Văn nơi bản Sớ giải gồm bảy phần:

Một: Căn cứ nơi loại để biện minh về ý.

Hai: Giải thích tên gọi.

Ba: Nêu ra Thể.

Bốn: Giải thích văn.

Năm: Biện giải về Quả.

Sáu: Thâu tóm theo loại.

Bảy: Bàn về Quyền, Thật.

– Nay nói về phần một: “ Căn cứ nơi loại”: Tức trong bảy loại, đây là đạo khởi sau nơi hiện quán. Nói “Biện minh về ý” tức là phần đoạn trừ các Hoặc nơi Tu đạo”. Bao hàm chung cả Cảnh đối tượng được duyên trong năm môn của Luận Tạp Tập. Cho nên Luận ấy viết: “Cảnh đối tượng được duyên của tám Chánh đạo, tức Tánh Như thật của bốn Thánh đế nơi giai đoạn sau, do là cảnh giới nơi đối tượng được duyên sau Kiến đạo, tức lấy Tánh như thật của các đế mà đã thấy từ trước đến nay làm Thể”.

Giải thích: Tức trong văn nơi phần Sớ giải ý nói: Dấy khởi sau Hiện quán.

– Sớ từ câu: “Lìa bỏ tám Tà” tiếp xuống: Là phần hai, giải thích tên gọi dẫn Luận Du Già nói: Nhân duyên gì gọi là Tám chi Thánh đạo? Đáp: Là các bậc Thánh Hữu học đã thấy được vết tíich, do tám chi thâu tóm, đi theo dấu vết chánh đạo, có thể đoạn trừ tất cả phiền não, không có sót, có thể ở giải thoát, rốt ráo tác chứng. Thế nên gọi là Tám chi Thánh đạo.

– Sớ từ câu: “Tự Thể của tám Chánh đạo” tiếp xuống: Là phần ba, nêu ra Thể. Phần này có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Trong văn” tiếp xuống: Là phần bốn, Giải thích văn.

Tức cũng chính là biện minh về Tướng. Hoàn toàn là văn của Luận Tạp Tập. Mà hợp tám Chánh làm sáu, lại hợp với Giới làm ba. Văn nơi Luận Du Già đã diễn rộng không khác ý ở đây:

Giải thích về chánh kiến viết: “Nên biết, trong đó, như lúc Giác chi đạt được sự nhận biết đích thực; đã đạt được rồi thì dùng Tuệ an lập, theo như chỗ chứng đắc mà nhận biết. Tóm lược chung hai phần ấy hợp gọi là chánh kiến”.

Giải thích: Chỗ đạt được là một. An lập là hai. Tức hai Kiến đạo hợp gọi là chánh kiến.

– Sớ câu: “Dựa nơi chỗ chứng đắc chân thật ở trước”: Tức là chân Kiến đạo. “Dựa nơi phần thật để lựa chọn” tức là Tướng Kiến đạo.

– Sớ câu: “Chánh Tinh tấn”: Luận Du Già viết: “Nương tựa nơi Chánh kiến, cùng Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, Nghiệp, Mạng, siêng năng tu tập hành trì là bằng tất cả sự mong muốn siêng năng tinh tiến, sự nỗ lực dõng mãnh xuất ly hiện có phát khởi lên sự cố gắng đạt được. Giữ tâm ấy luôn nối tiếp không gián đoạn”. Nay, Ý của Luận Tạp Tập chỉ hiển bày về công năng, không hiển bày về Tướng.

– Sớ câu: “Chánh Niệm”: Luận Du Già nêu: “Do diệu lực của bốn Niệm trụ tăng trưởng nên đạt được sự nhận biết không điên đảo, đã thâu nhiếp Chánh Niệm Chánh Định”.

– Sớ từ câu: “Hoặc có thể như trên” tiếp xuống: Là phần năm, biện biệt về Quả.

– Nói “Phân biệt, chỉ dạy”: Trên thâu tóm tám pháp làm sáu, nay cùng chọn lấy bốn pháp sau. Luận Tạp Tập viết: “Quả nơi sự tu tập của chi Đạo (tám chi Thánh đạo) tức là phân biệt, chỉ dạy cho kẻ khác, nhằm khiến họ tin tưởng: Chướng ngại của phiền não được thanh tịnh. Chướng ngại của tùy phiền não được thanh tịnh. Chướng ngại của các công đức tối thắng cũng được thanh tịnh.”

– Sớ từ câu: “Nhưng trong tám pháp ấy” tiếp xuống: Là phần sáu, thâu tóm theo loại. Tức cũng là ý của Luận Du Già. Dùng ba Học Giới, Định, Tuệ theo cùng loại mà thâu tóm. Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Chính thức thâu tóm làm ba Học.

Hai: Từ câu: “Định, Tuệ đại thể là đồng với các phẩm” tiếp xuống: Là đối chiếu với chỗ đồng để phân biệt với chỗ khác. Chỗ khác chỉ ở nơi Giới. Luận Du Già viết:

Hỏi: Vì sao đây gọi là Giới được bậc Thánh yêu thích?

Đáp: Do các bậc Thánh Hiền Thiện nhận biết đúng đắn, về Giới, lúc nào cũng đều yêu thích, ưa muốn, hâm mộ, vui mừng về Giới. Ta đến lúc nào đó sẽ đạt được, các hành ác về ngữ, thân, các sự tà mạng v.v… không làm luật nghi. Do người kia lúc nào cũng hướng về Thi-la (giới) tâm yêu thích, hâm mộ, vui mừng sâu sắc. Do đạt được như thế gọi là Giới được bậc Thánh yêu thích. Đã đạt được rồi, quyết không nhận biết đúng đắn mà nêu bày vọng ngữ. Giải thích: Đây tức ý kiến lập theo học thuyết mới (Đường Huyền Trang về sau).

– Sớ từ câu: “Nếu dựa nơi kinh này” tiếp xuống: Là phần bảy, hiển bày về Quyền, Thật. Do chỗ biện minh nơi phần trên đều căn cứ vào sự gắn liền với quả vị, nên cần chỉ rõ nghĩa chân thật nơi kinh gốc. Nay văn nơi phần Sớ giải đã tóm lược nêu. Nếu nêu dẫn đủ là: “Tùy thuận Bồ đề, tu tập tám Thánh đạo là con đường tu tập hành hóa của Bồ tát. Đó chính là xa lìa tất cả các thứ tà kiến; dấy khởi Chánh tư duy xả bỏ mọi phân biệt hư vọng. Tâm luôn tùy thuận theo Nhất Thiết Trí nên thường hành Chánh ngữ, lìa bốn lỗi lầm của ngôn ngữ, thuận hợp với lời dạy của bậc Thánh giác ngộ. Hằng tu tập Chánh nghiệp để giáo hóa chúng sinh khiến tâm ý họ được điều phục. An trụ nơi Chánh mạng, ít dục biết đủ. Uy nghi chính đáng thuận hợp nẻo giác ngộ, hành hóa bốn Thánh chúng, hết thảy mọi thứ đều lỗi lầm đều vĩnh viễn lìa bỏ, phát khởi Chánh tinh tấn, siêng năng tu trì tất cả hạnh khó làm của Bồ tát, hội nhập với mười Lực của Phật không bị trở ngại, nên Tâm luôn Chánh niệm, thảy đều có thể nhớ nghĩ, giữ gìn toàn bộ các ngôn âm, diệt trừ Tâm tán động theo thế gian. Tâm thường Chánh định, khéo hội nhập nơi cửa Giải thoát chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát. Ở trong một pháp Tam muội tạo ra tất cả các pháp Tam muội”.

Giải thích: Căn cứ vào đoạn văn này có thể chứng minh, há chẳng phải là sâu xa, huyền diệu sao?

– Sớ từ câu: “Bảy loại trên, toàn bộ đều dùng dụ để hiển bày” tiếp xuống: Tức là đoạn thứ năm. Nhưng các Luận Tỳ Bà Sa, Trí Luận đều có văn này. Cùng dùng cây để so sánh với đạo phẩm, nên gọi là “Đạo thọ”.

– Phần thứ hai: “Hộ trì cho nẻo Hành của Tiểu thừa”: Phần này có thể nhận biết.

– Sớ câu: “Trong phần văn chính thứ tư nói về phần Quả”: Do trước đã nêu về kinh nên ở đây không nhắc lại. Tức từ câu: “Phật tử! Bồ tát trụ nơi Diệm Tuệ địa này, mọi thứ thân kiến hiện có” tiếp xuống. Nhưng gồm chung chỉ có hai Quả: Một Quả trước chia làm hai. Một Quả  sau chia làm bốn, nên thành sáu Quả. Có hai môn:

Một: Hành đoạn phân biệt. Môn này gồm hai: Một là lìa chướng Qủa. Hai là thành đức Quả.

Hai: Đối với phân biệt trước. Cho nên gọi là: Trước từ nơi xả bỏ phiền não phát sinh. Sau từ nơi hộ trì Hành của Tiểu thừa phát sinh.

Trong phần theo văn giải thích đều nêu đủ sáu Quả, mỗi mỗi riêng đối chiếu với trước.

– Nay nói về phần một là “Xả bỏ phiền não”: Do tu Tập về đạo phẩm, theo nẻo hành để đối trị, nên xa lìa tất cả phiền não, hiển bày Niết-bàn. Nghiệp cũng theo đấy mà diết hết. Phần thứ nhất là hai Quả.

– Sớ câu: “Chỗ dấy khởi chấp trước, hiện ra, ẩn giấu, là tướng chung ấy”: Đây là đoạn trừ Hoặc, chính tức đoạn trừ nơi ba địa, là Chánh Thọ, giải bỏ về pháp mạn”.

– Sớ câu: “Gốc tức chỗ Thân kiến hiện có”: Văn nơi phần Sớ giải gồm ba:

Một: Giải thích kinh. Trong đó hai Ngã (Người pháp) chấp trước, tự cao gọi là Ngã mạn, chẳng phải là mạn của Định, Pháp.

Hai: Từ câu: “Mà gọi là Gốc” tiếp xuống: Là giải thích chữ “Gốc” của Luận.

Ba: Từ câu: “Trong đó, Thân kiến” tiếp xuống: Là nêu ra thể của đối tượng được đoạn trừ. Phần này gồm hai chi tiết:

Thứ nhất: Căn cứ nơi quả vị thất để nói. Nêu dẫn đủ về Duy Thức như đã thấy nơi địa thứ nhất.

Thứ hai: Căn cứ vào chỗ gắn bó với quả vị. Đã là quả thứ nhất, Quả thứ nhất là đầu tiên đoạn trừ về kiến chấp.

– Sớ câu: “Dùng ba sự nêu trên để phòng giữ chỗ đạt được của tự thân”: Ba Sự tức: Một là đối trị. Hai là Ngã sở. Ba là tài vật. “Chỗ có được” của tự thân, tức chỗ “Chấp trước, hiện ra, ẩn giấu, với hai mạn là Pháp, Định” đã nói ở trước. Đây là đối tượng được phòng hộ. Dùng chung ba câu để giải thích chữ Hộ của Luận.

– Sớ từ câu: “Trong năm phần” tiếp xuống: Là nhận định, phân biệt tổng quát. Năm phần tức trước đã nêu: Một là Gốc. Hai là Khởi. Ba là Hành. Bốn là Hộ. Năm là Quá.

– Sớ câu: “Do đạt được đạo phẩm, nên Chánh, Trợ, Phương tiện v.v…”: Chánh tức là Chánh đạo. Trợ là Trợ đạo. Phương tiện tức Phương tiện đạo. Đều như trước đã nêu.

– Sớ câu: “Thứ hai là Thành đức quả”: Văn gồm hai:

Một: Chia tên chương, như phần sau đã giải thích.

Hai: Từ câu: “Bốn Quả này” tiếp xuống: Là biện minh về chỗ phát khởi.

Nói “Trong phần trước một, hai là Quả hộ trì Tâm nhỏ”: Đối chiếu với Hành nhỏ ở sau nên gọi là Tâm nhỏ, chung với Tâm hẹp ở trên, đều là Tâm của Tiểu thừa. Nay, hai Quả này đều từ hai Tâm nhỏ, hẹp mà sinh ra.

Nói: “Hai Quả” tức: Một là quả của Tâm mong muốn tăng trưởng. Hai là quả của Tâm báo ân.

Trên thì hộ trì Tâm hẹp là Tâm Lợi tha. Hộ trì Tâm nhỏ là Tâm tự lợi. Hộ trì hành hai lợi là Tâm báo ân Phật. Cùng hộ trì Tiểu thừa tức là Tâm mong muốn. Nay lại tăng tiến tức là Quả ấy.

Nói: “Một Quả sau là Quả hộ trì Hành của Tiểu thừa”: Tức là Quả phát khởi sự siêng năng, tinh tấn. Trước, trong phần hộ trì Hành, tu tập hành hai Lợi, nghĩa là thành tựu việc làm nghiêm trang cõi Phật , cùng có năm câu kinh, bốn câu trước là nói về tự lợi, một câu sau là nói về Lợi tha. Nay đều là siêng năng hành trì, tức là Quả này.

Trên nói: “Một Quả sau lại từ ba Quả trước sinh ra”: Tức là quả của cảnh giới nơi Tâm gốc với mong muốn tăng thượng đã đầy đủ. Nghĩa là đối với Tâm mong muốn tăng thượng ở trước đã được đầy đủ. Tâm báo ân đã được đây đủ. Đối với sự siêng năng, tinh tấn cũng được đầy đủ. Cho nên phần tiếp sau, văn nơi bản Sớ giải đã nêu đủ.

– Sớ từ câu: “Trong phần trước Quả thứ nhất” tiếp xuống: Là theo văn để giải thích. Trước là giải thích Quả thứ nhất. Căn cứ chung nơi hộ trì Tiểu thừa, nên gọi là trên cầu đạt, dưới cứu độ.

– Sớ câu: “Nay nói về phần một, tức là nhắc lại câu tổng quát trong phần hộ trì hàng Tiểu thừa ở trước”: Câu tổng quát nơi kinh viết: “Bồ tát tu hành với công đức như thế là chẳng rời bỏ tất cả chúng sinh”, nên văn nơi phần Sớ giải đã phối hợp đủ để giải thích.

– Sớ câu: “Hai là đối trị lỗi lầm của việc ít mong muốn đạt công đức”. Tức là không mong muốn thực hành bố thí đầu-đà v.v… nay cầu đạt pháp thù thắng tối thượng để đối trị.

“Ba là đối trị lỗi lầm của việc chẳng cầu Thắng Trí”: Trên chẳng cầu đạt công đức, ở đây là chẳng cầu đạt Trí Tuệ. Hai sự đối trị này là chẳng thâu tóm điều thiện. Sự đối trị thứ nhất chẳng lìa ác, tức ác dùng thì Thiện hành, phần chung là Tự lợi.

”Bốn là Lợi tha”: Tức là lìa lỗi lầm của hai Hành Tự lợi, Lợi tha. Cũng là Tự phần. Hai pháp sau cũng là Thắng tiến. Trước là Giải (lãnh hội). Sau là Hành giải (Lãnh hội, thực hành).

– Nói “Tự Kiến thủ”: Tức chấp giữ chỗ kiến giải của mình, cho là hơn hết.

– Sớ câu: “Dây khởi quả của Tâm báo ân”: Văn nơi phần Sớ giải gồm hai:

Một: Đối chiếu với ba địa để nêu rõ nghĩa báo ân tức chung cho việc đối chiếu với chỗ hẹp nhỏ.

Hai: Từ câu: “Do trên cầu đạt Chủng Trí” tiếp xuống: Tức đối chiếu gần là sự cứu giúp hàng Tâm nhỏ trong phần hộ trì hàng Tiểu thừa. Văn nơi phần Sớ giải trước là biện minh riêng, sau là tổng kết. Cũng có thể cho biện minh riêng là hành báo ân. Tổng kết về ba Tâm là Đức báo ân.

– Sớ câu: “Trong phần riêng, Hành kia có chín thứ, thâu tóm theo loại làm bảy”:

Tức nơi loại thứ hai,ba đều có hai câu. Đây là Luận đã thâu tóm nên cũng có thể nói đến chín câu: Trong một câu thứ nhất nói về Tâm báo ân có sáu hành báo ân. Hai câu sau là giải thích.

Nay nói về phần thứ nhất: Tổng quát là muốn dấy khởi hành tức phải thuận theo ý giáo hóa của Phật .

– Sớ câu: “Phần hai có hai câu dựa nơi pháp đồng”: Tức Tâm hòa hợp tột cùng với nẻo Thiện, đồng trụ nơi an lạc. Hòa hợp với Thiện là Tự hành hóa. Đồng trụ là không tạo sự nhiễm loạn nơi người, nên cùng là pháp đồng khởi Tâm báo ân.

– Nói: “Thuận cùng hành hóa theo ý của bạn lành”: Do nơi cùng hành hóa mà dấy khởi sự hòa thuận. “Cùng hành hóa” tức thọ nhận sự chỉ giáo của bạn lành, nên đối với bạn lành thành tựu có báo ân.

– Sớ câu: “Hai câu dựa nơi pháp dấy khởi hành”:

Dựa nơi Thầy, thọ nhận giáo pháp, tạo duyên tu tập, Hành trì, gọi là “Y pháp Hành”. Thuận theo Thầy, thọ nhận sự chỉ giáo, biết thì nói là biết, không biết thì cho là không biết, nên gọi là chất trực. Dùng đá ném xuống nước, thì nước có thể nhận lấy đá. Tâm có thể thọ nhận cảnh như tính chất “Mềm dịu” của nước.

– Sớ từ câu: “Bốn là không hành theo nẻo rừng rậm cùa tà kiến, phiền não” tiếp xuống: Có một câu nêu: “Không có Tâm dua nịnh, tà vạy”, Luận giải thích viết: “Chẳng nêu bày hư dối về đức của chính mình”. Kinh dùng chữ “Trù lâm” (Rừng rậm của tà kiến, phiền não) Là bao hàm nơi dua nịnh, tà vạy. Phần Sớ giải dùng chữ “Chẳng che giấu” là cũng bao hàm chỗ “Tự dối trá”.

– Sớ từ câu: “Hai phần đầu – trong bảy phần trên – là dựa nơi người” tiếp xuống: Là dùng tướng chung để thâu tóm gọn. Căn cứ nơi kinh phần đầu có ba câu: Một câu đối với Thầy. một câu đối với Bạn. Câu thứ ba là dựa nơi Hành. Kinh lại có bốn câu: Hai câu trước là nói về thành đức. Hai câu sau là nói về lìa lỗi lầm. Hai câu sau ấy là dựa nơi Giáo: Một là nhận lãnh giáo pháp. Hai là đạt được diệu chỉ.

– Sớ câu: “ Tịch diệt tức là thâu tóm chung các câu còn lại”:

Không che giấu, không kiêu mạn, thọ nhận giáo pháp, đạt được diệu chỉ, đều là nghĩa tịch diệt. Đây là dựa nơi cách giải thích xưa, thuận thẳng theo văn kinh. Nếu theo chỗ Luận giải thích kinh về ba câu thì có một ít sai biệt. Nhẫn gọi là sự thành tựu của Tâm Thiện. Hòa hợp mềm dịu là tịch diệt. Tịch diệt là Tịch diệt của Thiện. Luận nói: Tâm thiện thành tựu là tu hành đối trị vì tăng trưởng nên là tóm kết nghĩa quả của sự tu tập về mong muốn tăng trưởng ở phần trước, quả này từ phần thứ ba trước là hai loại đối trị cứu giúp hành Tiểu thừa và hành phiền não mà sinh ra. Sự đối trị kia, viên mãn đây nên gọi là tâm thiện. Nay nói Nhẫn, tức nhẫn chịu được. Luận nói: Tâm tịch diệt thành tựu là do lực tu hành đối trị trước đây được tăng trưởng, tức tóm kết nghĩa quả của sự tu tập lìa hai chướng ở phần trước. Do toàn là lực của đối trị cứu giúp phiền não, được không còn hai chướng. Đã không có hai chướng nên gọi là “Điều nhu” (điều thuận nhu hòa). Luận nói: Tâm tịch diệt, thiện thành tựu như thế thì hai câu. Nói về quả ở trước được hiển bày. Giải thích: Thiện tức câu đầu. Tịch diệt tức câu thứ hai. Tổng hợp hai câu thành thiện tịch diệt, thành quả của tâm báo ân. Nói hai câu về quả ở trước được hiển bày là do một quả này thông suốt từ hai loại đối trị ở trước tăng trưởng và hai sự “Viễn ly” mà sinh khởi.

Giải thích: Chung ba câu trên kết tóm về bốn quả trước.

– Sớ từ câu: “Tức là Hành trì có hành hai lợi “ tiếp xuống: Đây là giải thích về tên gọi của Quả.

– Từ câu: “Đối với trước chẳng lìa bỏ chúng sinh” tiếp xuống: Là biện giải về nơi chốn phát sinh.

– “Chính là Hành tướng vô tận”: Dùng văn của kinh hiện nay để giải thích, xác nhận về hành tướng vô tận thứ tư.

Đầu tiên là nhắc lại phần trước: Quả này chính là từ chỗ Hộ trì hành của hàng Tiểu thừa phat sinh. Nhưng khi Quả trước ấy thành tựu, thì Quả này cũng liền thành.

– Sớ câu: “Như sự căng, chùng của dây đàn”: Đây là sự giáo hóa của đức Như Lai đối với Tôn giả Thủ Lâu Na. Tôn giả là con của một gia đình trưởng giả rất giàu có, chân chưa hề đạp đất, sau khi xuất gia, dốc sức tinh tấn tu học nhiều khi quá mức. Phật hỏi: Thầy đã từng biết đánh đàn chăng? Đáp: Dạ, từng biết. Dây đàn chùng thì thế nào? Đáp: Thì sẽ không kêu, Phật hỏi: Dây căng thế nào? Đáp: Thì sẽ đứt. Vậy phải nên như thế nào? Đáp: Chẳng nên chùng mà cũng không nên quá căng thẳng. Phật dạy: Công việc tu tập theo đạo cũng vậy”.

– Sớ câu: “Sáu là tu tập vượt hơn các phần khác”: Tức nơi kinh nói: “Tinh tấn hơn hẳn không gì sánh bằng”. Câu trước là phần dẫn đầu của sự tu tập hành trì. Câu này là phần tiếp theo. Dựa nơi trước để dấy khởi Hành, thì sự hành trì tu tập ấy hiện rõ sự thù thắng, nên gọi là vượt hơn các phần khác. Câu sau là chung cuộc của sự thực hành tu tập, nên không gì có thể hủy hoại.

– Sớ câu: “Chín là tự đoạn trừ nghi, hoặc”: Tức là khéo phân biệt về đạo và chẳng phải đạo.

– Câu: “Như vô úy” tức như bốn Vô úy, gọi là con đường lìa khỏi khổ. Như có người hỏi: Đạo của Thánh có khả năng thoát khổ, cớ sao A-la-hán còn có bệnh tật, nhức nhối? Phật vì vấn nạn mà đáp: A-la-hán chánh kiến không do bệnh đau làm lung lạc, nên tâm không khiếp sợ, khéo đạt được sự quyết đoán.

Luận viết: “Có thể đoạn trừ nghi hoặc v.v…”: Tức là hàng phục nghi ngờ vấn nạn của người khác vì có chánh tu tập. Sớ giải thích phân làm hai nghi, hai nghi đều đoạn trừ, là chánh tu tập.

– Sớ câu: “Cảnh giới của Tâm gốc, Quả đều gồm đủ”: Văn nơi bản Sớ giải gồm ba:

Một: Giải thích tên gọi.

Hai: Nêu ra Nhân.

Ba: Dẫn chứng.

– Nơi phần một, tức trong kinh là câu tổng quát. Cảnh giới của Tâm Thanh tịnh. Thanh tịnh tức là đầy đủ. “Cảnh giới” tức là nghĩa Tánh. Tâm, Tánh sai biệt, nên trước là giải thích “Cảnh giới của Tâm”. Nói “Tâm của Bồ đề phần”: Nghĩa là dựa nơi Tâm Bồ đề để có Tâm ưa thích, mong muốn. Tức là quả của tâm mong muốn tăng trưởng nói ở trước. Nói: Chánh niệm chân như tu phẩm Đạo hướng thượng là nói sự tu hành xứng hợp với Như được đầy đủ, tức nói về quả của tâm báo ân ở trước.

Hai: Câu: “do tinh tấn”: Là đầy đủ nhân.

Ba: Từ câu: “Nên Luận Du Già, quyển thứ bốn mươi tám” tiếp xuống: Là dẫn chứng, gồm hai:

Thứ nhất: Nêu dẫn Luận.

Thứ hai: Từ câu: “Nên biết quả này” tiếp xuống: Là Sớ giải thích Luận . Có thể nhận biết.

– Sớ câu: “Một Tự phần này tiếp xuống: Đều là Thắng tiến”:

Thắng tiến gồm tám câu: Sáu câu trước là nói về Tự lợi. Hai câu sau là nói về Lợi tha. Nơi sáu câu trước chia làm bốn:

Một: Câu thứ hai, đối với kẻ khác, dấy khởi sự hiểu biết.

Hai: Câu thứ ba, đối với kẻ khác, dấy khởi sự thực hành.

Ba: Có ba câu, hành thành tựu, lìa chướng.

Bốn: Có một câu: Chướng được dứt trừ, đạt sự chứng đắc.

Nơi phần ba, thì một là dứt trừ phiền não chướng, Hai là dứt trừ sở tri chướng, gọi là “Sự việc nghi bí mật”.

Nói “Mạn của pháp vi tế”: Là “Mạn của hạ phẩm, khó nhận biết là vi tế. Vi tế nên bí mật.

– Sớ từ câu: “Tám là, trên dựa nơi Phật lực” tiếp xuống: Là hai câu nói về Lợi tha. Câu này do Phật hộ trì nên thành hành Lợi tha.

Chín tức là đức Lợi tha. Gồm hai:

Một: Nêu dẫn Luận.

Hai: Từ câu: “Đây là dứt trừ chướng của Trí trong định” tiếp xuống: Là Sớ giải phân biệt chỗ khác với Chướng của Trí nơi câu thứ năm. Nay làm rõ trong sự hóa độ chúng sinh hiện bày nhiều pháp Tam muội, chướng của định được giải thoát, nên mới có thể hóa độ các loài.

– Trong phần thứ hai nói về Quả vị:

– Sớ câu: “Địa thứ tư trở lên là địa đứng đầu trong việc dựa vào pháp xuất thế, nên nêu rõ lần nữa là có”: Đã xuất thế, tức chẳng dựa nơi pháp của thế gian.

Nói “Trở lên” là gồm địa thứ năm. Trên là biện minh về có không.

– Từ câu: “Biểu thị cho Tâm xuất gia” tiếp xuống: Là nêu rõ về xuất gia, so với ngược về trước. Hỏi: Sao hai phần trước thuộc về trong Báo? Vì đây thuộc trong phần điều nhau, căn cứ nơi hành mà nói nên gọi là “Biểu thị cho tâm xuất giả”.

– Sớ câu: “Tức phóng ánh sáng của A-hàm”: Tức trong địa này, Hành, Đức của đạo phẩm từ sự tu tập giáo pháp dấy khởi, nên gọi là

A-hàm. Lại, Trí của đạo phẩm có thể nhận biết về giáo pháp, cũng gọi A-hàm. Lại nữa, chỗ sai biệt nơi Hành, Đức của đạo phẩm ấy có thể dùng ngôn từ để hiển bày, nên cũng gọi là A-hàm (gốc của giải pháp).

Tức là trên sự chứng đắc về Thể, có A-hàm dấy khởi gọi là thị hiện.

– Sớ câu: “Gió v.v… chẳng thể hủy hoại”: Tức kinh viết: “Các duyên như gió, mưa v.v… Đều chẳng thể hủy hoại. Chẳng giống như ánh sáng của lửa, khi gió thổi, mưa tuôn đều có thể bị dập tắt hết”. Nay gió thổi không bị gián đoạn, mưa xối vẫn trở lại sáng tỏ. Mà nói “vân vân” (Gió, mưa v.v…) là chỉ cho các thứ ánh sáng khác chẳng xâm đoạt, không giống với ánh sáng của tinh tú, mặt trăng, mặt trời. Cho nên trong phần kết hợp, địa dưới chẳng bằng tức hợp với trên là các thứ báu khác chẳng sánh. Ma hợp với gió nêu trên, phiền não hợp với mưa. Nơi phần Hành riêng của địa, chẳng rời bỏ chúng sinh để tu tập đạo phẩm nên “Đồng sự” được chú trọng nhiều nhất. Ở phần thâu tóm của báo đã phá trừ Thân kiến nơi chúng sinh, tự phá bỏ các kiến chấp vi tế. Phần còn lại dựa theo phần trước để nhận biết.

Địa thứ năm: Nan Thắng địa:

– Sớ câu: “Sở dĩ nối tiếp” lược có bốn nghĩa:

Một: Căn cứ chỗ dựa vào Quả vị.

Hai: Căn cứ theo ba Học.

Ba: Căn cứ theo nẻo xuất thế gian.

Bốn: Căn cứ nơi chỗ pháp đạt được.

– Trong phần một gồm hai:

Thứ nhất: Dựa nơi Địa Luận.

Thứ hai: Từ câu: “Kinh Nhân Vương quyển hạ” tiếp xuống: Là dựa nơi kinh khác. Phần này gồm hai chi tiết:

Một là: Cùng nhắc lại về hai kinh căn cứ theo người để phối kết, phân biệt với Địa Luận trước là căn cứ theo Hành của đối tượng được Quán.

Hai là: Câu: “Do bảy địa chưa lìa phần đoạn”: Là chỗ giải thích tóm lược của Đại sư Hiền Thủ về bảy địa, là nguyên do của bậc A-lahán.

Nhưng Luận Du Già, Nhiếp Đại thừa, Duy Thức đều cho rằng địa thứ nhất, hai, ba là cùng đồng với thế gian. Địa thứ tư, năm, sáu dựa vào chỗ đồng với hàng Thanh văn, “Chính là nêu rõ về sự phối kết quả vị” tức văn của kinh Nhân Vương. Kinh nói: Bồ tát ở Nhĩ Diễm Thánh giác Đạt địa, tu hành thuận pháp Nhẫn, nghịch năm dòng kiến chấp, tu tập vô lượng công đức, trụ ở Tu-đà-hoàn. Địa thứ năm gọi là Bồ tát Thắng tấn đạt, tức ở thuận đạo nhẫn, dùng bốn pháp vô úy quán xét na do tha phương tiện về y dược, kỹ thuật v.v… của Luận ngoại đạo, nội đạo một cách chính xác, biết ta là người có tất cả trí tuệ, diệt trừ sự nghi ngờ về ba cõi cùng các phiền não, tu tập vô lượng công đức, tức đạt quả Tư-đà

-hàm. Địa thứ sáu gọi là Bồ tát thường hiện bày sự chân thật an trụ trong Thuận nhẫn, thực hành quán trung đạo, diệt hết nhân Tập, quả tập của ba cõi và tất cả phiền não, cho đến chứng quả A-na-hàm. Địa thứ bảy là Bồ tát huyền đạt (thấu đạt lẽ huyền diệu), trong mười A-tăng-kỳ kiếp tu vô minh pháp lạc nhẫn diệt trừ nhân Tập, quả Nghiệp an trụ nơi tâm thân rốt cùng ở thế gian, vô lượng công đức, đều thành tựu, tận vô sanh trí, năm phần pháp thân đều hoàn mãn. Địa thứ mười là A-la-hán, quả vị Phạm Thiên. Giải thích: Nói thứ mười tức Kinh Nhân Vương căn cứ thông suốt ba Hiền Thánh, thành mười ba quả vị tu mười ba quán nên gọi là “Mười v.v…”

– Sớ từ câu: “Gọi là Nan Thắng, kinh Giải Thâm Mật nói” tiếp xuống: Tức trong phần giải thích thứ nhất, gồm ba:

Một: Nêu dẫn kinh.

Hai: Từ câu: “Đây là theo phần đầu mà nói” tiếp xuống: Là Sớ giải thích.

Ba: Từ câu: “Phần đầu nơi kinh viết” tiếp xuống: Là dẫn chứng.

Nói “Phần đầu”: Tức là sự đối trị về “Thắng Man”, nhưng là đối trị nơi Mạn của địa hiện có, tùy thuận nẻo Như. Kinh viết: “Phật tử! Bồ tát đã an trụ nơi địa thứ năm này”, do khéo tu tập các pháp Bồ đề phần, nên khéo làm thanh tịnh Thâm tâm, do chuyển cầu đạt đạo quả thù thắng tối thượng, nên tùy thuận chân như …”, tức là văn ấy.

– Sớ câu: “Duy Thức đồng với cách giải thích ấy”: Tức ở trên dẫn Nhiếp Luận là Luận gốc. Duy Thức hoàn toàn dùng Luận ấy.

Từ câu: “Bồ tát Thế Thân giải thích” tiếp xuống: Là giải thích về Nhiếp Luận. Phần này gồm hai:

Thứ nhất: Nêu dẫn Luận.

Thứ hai: Từ câu: “Có thể kết hợp chỗ khó kết hợp” tiếp xuống: Là giải thích về tướng thù thắng.

– Sớ câu: “Luận Du Già nói”: Tức nơi quyển thứ bốn mươi tám, văn nói về các pháp tương ưng nơi Trụ tăng thượng.

– Về “Luận Trang Nghiêm” tức nơi quyển thứ mười ba, kệ viết: 

“Khó thối có hai thứ

Năng thối nên khó hơn”.

Nay, chỗ dẫn của phần Sớ giải tức phần giải thích của Luận.

– Về “Luận Hiển Dương” tức nơi quyển mười ba. Ở đây chỉ dẫn văn nói về phần địa hiện có. Phần trước nơi Luận ấy viết: “Năm là địa Nan Thắng tức các Bồ tát an trụ trong điạ này, đầu tiên là khéo tu tập, đối trị” tất cả Thanh văn, Độc giác của địa thứ tư đã vượt qua. Từ câu:

“Chứng đắc” trở xuống, văn nơi phần Sớ giải nêu dẫn là hoàn toàn đồng. Nhưng có người nói: Các pháp vi diệu là Tuệ chứa nhóm. Nay lược không có hai chữ, vì đã đủ nghĩa.

– Về “Luận Thập Trụ”: Cũng là Thập Trụ Bà Sa quyển thứ nhất.

* Sớ từ câu: “Nhưng các kinh Luận” tiếp xuống: Là tóm kết chỗ đồng về diệu chỉ nơi bốn Luận kia.

Từ câu: “Nếu dựa vào quả vị đích thực” tiếp xuống: Là dựa nơi phần thật để đối chiếu, biện minh.

Ở trong địa thứ nhất đã có thể cùng soi chiếu. Há đến địa thứ năm mới có cùng Hành gắn liền với nhận biết? Căn cứ nơi chỗ dựa vào tức kinh Nhân Vương, quyển thượng, phẩm Bồ tát Hạnh.

– Sớ từ câu: “Nên trong địa này” tiếp xuống: Là phần ba, biện minh về đoạn trừ chướng. Gồm hai:

Một: Nêu lên tên gọi.

Hai: Từ câu: “Tức địa thứ tư trước” tiếp xuống: Là giải thích về ý, tức đã dứt trừ hết.

Luận Duy Thức nêu dẫn đủ là: “Địa thứ năm, đối với các chướng ngại Niết-bàn của Thừa dưới. Nghĩa là đối với trong sở tri chướng có một phần “Câu sinh” khiến chán lìa sinh tử, thích hướng về Niết-bàn, giống với Nhị thừa chán khổ, thích tịch diệt. Chướng ấy, nơi địa thứ năm không có đạo phân biệt, nên khi bước vào địa thứ năm liền có thể vĩnh viễn đoạn trừ. Do đây địa thứ năm nói là đoạn trừ hai Ngu cùng những thứ thô trọng của chúng:

Thứ nhất: Là Ngu do thuần tác ý nghịch lại sinh tử. Tức là trong đó chỉ chán ghét sinh tử.

Thứ hai: Là Ngu do thuần tác ý hướng tới Niết-bàn. Tức là trong đó chỉ ưa thích Niết-bàn.

Giải thích: Địa này, về Chân như thì tên và loại không khác, nên duyên với đạo kia gọi là “Không sai biệt”. Phần gốc gọi là “Thân thanh tịnh dứt mọi chướng của ngã mạn”, do địa thứ tư trước là xuất thế nên giữ lấy Thân thanh tịnh. Do ở đây ưa thích tịch diệt thì như trước đã giải thích. Phần còn lại thì các kinh Luận nói nó khác mà ý giống nhau.

– Sớ câu: “Do sự chứng đắc ấy giống với Chân như không sai biệt”: Tức phần bốn chứng đắc Chân như

Sớ gọi là: “Căn cứ nơi sinh tử – Niết-bàn đều bình đẳng”: Cho nên thành tựu nhờ vào không sai biệt. Luận Duy Thức giải thích: “Nghĩa là Chân như ấy là “Loại không sai biệt”, chẳng phải như loại mắt v.v… có sự dị biệt. Đây cũng như là khó nhận thấy”.

Nhiếp Luận gọi là “Pháp giới tương tục không sai biệt”. Bồ tát Thế Thân giải thích: “Nghĩa là ở trong đó, Thể không có dị biệt, chẳng phải như mắt v.v… tùy theo các chúng sinh mà tương tục sai biệt, mỗi mỗi có khác nhau”. Ý của Bồ tát Vô tánh cũng giống với chỗ giải thích trên. Mà Lương. Nhiếp Luận nói: Do pháp giới này, có thể khiến cho thân nối tiếp của chư Phật nơi ba đời không có khác; chúng sinh mê pháp giới này, nên có khác nhau của muôn loại. Chư Phật chứng đắc pháp giới này, thì hiển hiện không khác, Luận Trung Biên nói: Do thông suốt đạt được pháp giới, nên chứng đắc mười thứ ý lạc bình đẳng tâm thanh tịnh. Nghĩa là trên căn cứ vào quả tột cùng, đây chính là thuận với địa nay.

– Sớ từ câu: “Về hành được thành tựu ấy” tiếp xuống: Là phần năm, nói về việc thành tựu Hành. Ở đây nêu lên hai thứ ấy là để chứng minh cho Tịnh Trí đạt được năm minh, xác nhận nơi Chân, Tục không còn mâu thuẫn.

– Sớ từ câu: “Hai thứ ấy không ngăn ngại” tiếp xuống: Là phần sáu, nói về đắc quả không sai biệt. Pháp thân nơi hai đế quân bình, nên phần Sớ giải đã tóm kết: “Diệu chỉ nơi nghĩa thuận hợp nhau”.

– Sớ từ câu: “Thứ hai là phần Chánh thuyết” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Dựa nơi Luận để phân định.

Hai: Từ câu: “ Thứ nhất tức Gia hạnh đạo” tiếp xuống: Là phần giải thích của sớ. Chỉ nêu rõ về bốn đạo, không giải thích về tên gọi. Phần tiếp sau, sớ đã tự giải thích.

– Sớ từ câu: “Luận viết: Thắng mạn” tiếp xuống: Đây là giải thích về phần tên gọi. Nhưng Luận nêu đầy đủ là: “Đối trị về Thắng mạn, tức là Tâm thanh tịnh sâu xa của mười bình đẳng, cùng niệm về Tâm chẳng thối chuyển, nên trước đã nói về sự đối trị “mạn giải pháp”. Nay, trong địa này, nói về việc đối trị “mạn thân tịnh phân biệt”.

Giải thích: Trên đều là văn của Luận. Sớ giải đã phân ra để giải thích. Một là chính thức giải thích về tên gọi. Hai là, từ câu: “Địa trước, đối trị” tiếp xuống: Là đối chiếu với trước, phân biệt, để tránh sự lẫn lộn. Nơi phần trước đã phân rõ đủ về hai mạn.

– Sớ câu: “Tức câu tổng quát ở sau, thuận hợp với Như, cùng Như đồng một niệm”: Là câu tổng quát. Kinh viết: “Tùy thuận Chân như”. Pháp nào là đồng với Như? Tức mười bình đẳng. Nhưng mười bình đẳng đã là tuy theo Như, vì sao gọi là đồng? Do giữ lấy tướng thù thắng tức chẳng thuận theo Như. Nay, nếu thuận nơi Như tức chẳng giữ lấy tướng thù thắng. Cho nên là chủ thể đối trị.

– Sớ câu: “Địa trước đối trị về “Mạn giải pháp”: Là đối chiếu với trước để phân biệt, tránh sự lẫn lộn. Tuy so với địa trước cùng đều là đối trị về Mạn, nhưng trước là chỗ đối trị Mạn của thế gian, tức kém. Nay là đối trị về Mạn của Thân thanh tịnh xuất thế gian, tức hơn so với trước nên gọi là “Thắng Mạn” sao được lẫn lộn ư?

– Nói: “Đạt được Trí xuất thế nên Thân chẳng cấu nhiễm”: Tức tạo được phần xuất thế thành Quán Niệm xứ, chẳng nhiễm nơi Thân tức Thân thanh tịnh. Giữ lấy chỗ chẳng nhiễm này, do đó là Mạn. “Sự thanh tịnh không có tướng thanh tịnh” thì Mạn do đâu mà sinh?

– Sớ câu: “Gọi là Tâm thanh tịnh sâu xa”:

– Câu này hướng lên trên thành hai bình đẳng. Do căn cứ nơi pháp của Như mà Luận v.v… Cho nên gọi đó là sâu xa, do căn cứ theo pháp của Tịnh mà bàn v.v… Cho nên gọi đấy là thanh tịnh. Vì thế gọi “Tâm thanh tịnh,sâu xa”.

– Hướng xuống dưới tức thành Tâm của quán giải nơi địa này. Cho nên năm chữ phân làm hai bình đẳng. Hai chữ là chỗ nương tựa của Tịnh. Còn Tâm thanh tịnh sâu xa ấy là Tâm của chủ thể nương tựa. Cho nên phần tiếp theo đã dẫn Luận viết: “Ở trong sự bình đẳng, Tâm đã được thanh tịnh”. Câu “Tâm thanh tịnh sâu xa” tức là Luận giải thích kinh. Vì kinh hiện tại chỉ nói: “Tâm thanh tịnh”.

– Sớ từ câu: “Đây lại có dị biệt thế nào” tiếp xuống: Là đối chiếu với địa thứ sáu để phân biệt. Gồm:

Một: Nêu câu hỏi.

Hai: Từ câu: “Đây có ba dị biệt” tiếp xuống: Là giải đáp.

Trong ba dị biệt là:

Thứ nhất: Đối tượng được đối trị là chung, riêng, chung nơi nhiễm là Hơn.

Thứ hai: Chỗ trước sau của chủ thể, đối tượng. Nếu nêu về đối tượng v.v… Để thành chủ thể, thì Tâm ấy vẫn còn cạn. Như nêu về chủ thể quán để hội nhập nơi đối tượng được Quán thì Quán ấy là sâu xa.

Thứ ba: Chủ thể đối trị là chung, riêng. Toàn bộ là lý riêng, thì sáu địa thứ sáu tức sâu xa. Cho nên phần Sớ giải tóm kết: “Ở đây, đều sau nơi mỗi mỗi địa sau là cùng chống trái lìa bỏ, dùng phần hợp xả bỏ phần kém.”

Lại nữa, ba nghĩa trên đều cùng thành. Do đối tượng được đối trị thứ nhất là riêng nên đối trị chủ thể tức chung cả lý sự, đều như nhau, đâu chỉ riêng Thân thanh tịnh. Do đối tượng được đối trị là chung, chủ thể đối trị tức riêng nên một lý bình đẳng, không còn nhiễm tịnh. Mạn về Tịnh chưa dứt trừ để bình đẳng thành tựu Quán, thì trong địa thứ năm này đã thành Quán bình đẳng. Nơi địa thứ sáu sau dùng Quán hội nhập Lý tức dùng phần đầu, phần sau thành nơi trung gian.

– Sớ câu: “Tức quả vị nơi mười Lực v.v…”: Một chữ “Đẳng” vân vân) ở đây là cùng chỉ cho các quả pháp còn lại, như bốn vô sở úy, mười tám pháp bất cộng, ba Thân, bốn Trí… chẳng phải là giải thích về bình đẳng. Tâm thanh tịnh bình đẳng trước đã giải thích tổng quát.

– Sớ câu: “Trong phần trước hợp làm ba Học”: Là giải thích hai môn phân biệt trong sáu môn ở trước. Gồm hai phần:

Một: Căn cứ nơi Hành.

Hai: Căn cứ nơi Vị.

Một: Lược dẫn văn kinh. “Thế nào là Kiến, Nghi làm rõ hai tướng thanh tịnh?” Hai thứ này cùng là căn bản, là hai trong sáu thứ phiền não. Giới thủ dựa nơi sáu thứ trên để chia ra. “Lại chấp làm đạo tướng, vi tế nên khó nhận thấy” riêng là một câu.

– Sớ từ câu: “Nếu căn cứ nơi Vị” tiếp xuống: Là phần hai, dựa theo Vị, tùy chỗ khó lần lượt giải thích.

– Nói “Muốn phát sinh Tuệ Chân thực”: Tức là Tuệ của Kiến đạo xuất thế.

– Sớ câu: “Ba thứ tiếp theo ở nơi Kiến đạo”: Tức Sớ giải thích ba thứ ấy, mà văn gồm ba phần:

Một: Chính thức giải thích.

Hai: Từ câu: “Lúc hội nhập Kiến đạo” tiếp xuống: Là nêu câu hỏi.

Ba: Từ câu: “Kinh Đại Bát Niết-bàn nói” tiếp xuống: Là dẫn kinh để đáp.

Nơi phần nêu câu hỏi, nói “Mười Sử cùng được đoạn”: Tức chia ra thành tám mươi tám Sử. Phần đáp có hai ý:

Thứ nhất: Dẫn kinh Đại Bát Niết-bàn, đã cho là nặng. Tức nơi quyển thứ ba mươi sáu, nhân giải thích về “Quán phương”. Bồ tát Ca Diếp hỏi: Đức Như Lai giảng nói, bậc Tu Đà Hoàn đoạn trừ phiền não như dòng nước rộng bốn mươi dặm. Vì sao ở đây nói chỉ đoạn trừ ba kiết: Một là Ngã kiến. Hai là chẳng phải nhân mà thấy là nhân. Ba là lưới Nghi? Phật đáp: “Ba thứ kiết này là nặng, vì cũng thâu tóm tất cả kiết mà bậc Tu Đà Hoàn đã vốn đoạn trừ…”. Lại nói: Ba thứ ấy, do duyên gì mà riêng được gọi là nặng? Vì tất cả chúng sinh thường dấy khởi chúng. Vì vi tế nên khó nhận biết, khó có thể đoạn trừ. Vì chúng có thể làm nhân cho tất cả phiền não, là oán địch của ba đối trị là Giới, Định,Tuệ. “Lại nữa, chúng sanh nghi đoạn nhiều thứ, sẽ sinh tâm thoái chuyển, nên nói chỉ có ba kiết”.

– Sớ từ câu: “Lại, trong mười Sử” tiếp xuống: Là ý thứ hai, căn cứ nơi chỗ đoạn trừ của Kiến đạo, Tu đạo để phân biệt.

– Nói “Bốn thứ còn lại chung nơi Kiến, Tu”: Tức Tham, Sân, Mạn và Vô minh (Si) là bốn chướng trong Kiến đạo, Kiến đạo cũng đều là đoạn trừ, có chướng nơi Tu đạo, do chẳng cùng mang tên của nơi sự đoạn trừ, nên lược không nói.

– Sớ từ câu: “Ba Gốc, ba Tùy”: Tùy là ngọn. Thân kiến tức Ngã. Ngã đối với quá khứ là có là không, nên gọi là Thường kiến. Ngã đối với vị lai là tạo tác không tạo tác, tức khởi Đoạn kiến. Do đó nói “Biên kiến tùy nơi Thân kiến”.

– Nói “Tà kiến”: Là phủ nhận cho không có nhân quả, do nơi Lý của sự thật do dự không quyết đoán, bèn bài bác cho là không có. Do vậy nói “Tà kiến tùy nơi lưới Nghi”.

Đã chẳng phải là Nhân mà cho là Nhân ắt chấp giữ làm thật. Vì thế nói “Kiến thủ tùy nơi Giới thủ”. Gốc rễ đã đoạn trừ thì cành nhánh tự tiêu diệt.

Lại nói “Tùy”: Tức ba Gốc gọi là “Chuyển” như tay chuyển bánh xe. ba Tùy gọi là “Tùy” như bánh xe theo tay.

– Sớ câu: “Năm thứ trên Đại, Tiểu cùng đồng”: Là tóm kết năm Tịnh ở trước phát sinh hai Tịnh ở sau. Hai tịnh thì Đại, Tiểu chia hợp không giống nhau, nơi quả vị cũng khác. Văn gồm hai phần:

Một: Căn cứ theo Tiểu thừa.

Hai: Căn cứ theo Đại thừa. Ở trong Đại thừa thì:

Một là: Nói về Hành.

Hai là: Nói về Vị Căn cứ theo Hành thì đồng thời với phần nghĩa đoạn chướng. Tức Hành đoạn thì Tịnh thành đức, tức các pháp Bồ đề phần càng đi lên càng thanh tịnh.

– Sớ từ câu: “Nếu căn cứ nơi phần Vị” tiếp xuống: Là chi tiết hai, căn cứ nơi Vị. Tức phân biệt về thêm bớt, hơn kém. Địa thứ bảy trở lại, tuy cũng Hành tiến tới nhưng nghĩa đoạn trừ chướng tăng. Tám thứ địa trở lên thì chẳng phải là chẳng đoạn trừ chướng, mà Hành tiến tới càng nhiều. Do đấy hai vị đều được cùng một tên gọi.

– Thứ hai là biện minh về Như đạo hành.

– Sớ từ câu: “Lại thuận theo ý của kinh” tiếp xuống: Do phần sau dựa nơi Luận chỉ thuận theo ba Tâm, nên nửa phần này và hai phần sau 103 đều là Trụ Tâm, thâu tóm nơi ba Vị. Đây là tùy theo Như đạo thâu tóm Trụ thứ năm.

– Sớ câu: “Trí thanh tịnh v.v… Cho nên không có si, loạn”: Tức văn kinh nơi phần tiếp sau viết: “Mười lớp quan sát về pháp môn Tứ đế”. Gọi là “Trí thanh tịnh” chính là không si để nhận biết về Đệ nhất nghĩa. Theo đúng như thật mà nhận biết tức là nghĩa không loạn. Nhưng nói “Vân vân”: Tức chỉ cho việc đem lại lợi ích nơi chúng sinh, tinh tấn với phương tiện thù thắng, đều là nghĩa không si. Cùng với trong Hành kia giải thích nghĩa “Không si” là hết sức thuận hợp.

– Sớ từ câu: “Thâu tóm đức vô tận” tiếp xuống: Tức có bốn Quả:

Thứ nhất: Là Quả thâu tóm công đức.

Ba Quả sau đều là Quả công đức.

– Sớ câu: “Bốn câu trong phần chung đều là hành của Chánh tu”:

Hỏi: Trong bốn câu, câu một là Hành của địa thứ tư, sao nói đều là Hành của chánh tu? Lại, phần sau kinh viết: “Nhập nơi địa thứ năm rồi là khéo tu tập các pháp Bồ đề phần”.

Phần đáp có hai ý:

Một: Hành của chủ thể đối trị, ắt phải nhân nơi đối tượng được đối trị lần lượt cùng tạo nên, đều là tu tập hành trì.

Hai: Đạo phẩm của địa thứ tư giữ lấy Tướng Tịnh kia, nên dùng mười Tâm Tịnh mà có thể đối trị, nó tức nhập vào địa thứ năm. Nhập rồi thì đối với pháp Bồ đề phần chẳng giữ lấy Tướng Tịnh, nhưng chẳng phải là chẳng Hành. Chẳng chấp giữ mà Hành mới có thể khéo tu tập. Mười Tịnh sau đó tuy là đối tượng được đối trị, nhưng lúc tùy theo nẻo Như cũng không rời bỏ mười Tâm tịnh trước. Đại sư Tuệ Viễn nói: Đều là Hành của chánh tu, tức luận chung cho vấn nạn. E có người hỏi: Nếu địa này như Đạo giữ lấy tâm tịnh trước đó, thì tâm tịnh trước lại giữ lấy phần Giác của địa thứ tư, cũng nên phần giác do địa thứ ba sinh ra. Tại sao không giữ lấy? Nên vì đó trả lời. Do từ địa thứ tư trở lên đầu là hành của chánh tu. Còn ba địa đã là pháp thế gian nên không nói đến. Cũng là một cách lý giải.

– Sớ câu: “Câu sau tuy dấy khởi các hành nhưng chẳng thối chuyển mất mát Tâm tịnh bình đẳng ở trước”: Tức kinh nói tùy thuận Chân như. Luận viết: “Tùy thuận như đạo hành, là trong chỗ bình đẳng kia, Tâm thanh tịnh sâu xa không thối chuyển sự thành tựu hiện tại, tùy theo pháp bình đẳng thanh tịnh kia mà an trụ”.

Giải thích: Tâm không thối chuyển, tức ở đây gọi là tùy theo Như. Câu cuối ý nói: Đã dùng câu trước đối trị nơi Tâm sâu xa, giữ lấy Tướng Tịnh trọn vẹn. Nay, do không chấp giữ Tâm thanh tịnh sâu xa, nên tùy thuận đến Hành không thối chuyển, luôn an trụ trong chỗ bình đẳng là thuận nơi “Như đạo”. Cho nên Sớ giải viết: “Tuy dấy khởi các Hành mà không thối chuyển, mất mát Tâm thanh tịnh sâu xa bình đẳng ở trước”. Phần tiếp theo Luận tóm kết: “Bồ tát an trụ nơi Tâm sâu xa như thế gọi là tùy thuận “Như đạo”.

– Sớ viết: “Tức có thể tùy thuận “Như đạo”. Chính là dùng văn của Luận như trên.

– Nói “Bình đẳng tức Như”: Là kết hợp Luận theo kinh. Kinh viết: “Tùy nơi Như”. Luận dùng “Bình đẳng”. Như thế là đồng, nên nói: “Bình đẳng tức Như” như ở trước đã giải thích.

Hỏi: Luận nói tâm sâu xa an trụ, tại sao khác với trước là tùy theo pháp thanh tịnh bình đẳng mà trụ.

Đáp: Trước là chỉ an trụ bình đẳng.

– Sớ câu: “Sau, trong phần biện minh riêng, hiển bày về Hành tùy Như”: Có tám thứ.

Hỏi: Tám thứ đều là Hành của Sự, sao gọi là Hành của Như?

Phần đáp có hai ý:

Thứ nhất: Tám thứ này là hỗ trợ nhằm hiển bày Quán Chân như.

Thứ hai: Trong Như dấy khởi Hành đều không có đối tượng bị chấp trước, mới hiển bày chỗ tùy Như. Phần Hành riêng có thể nhận biết. Song câu thứ bảy là niệm về chỗ giữ vững của Trí Lực, nên sớ đã thuận theo câu để giải thích Luận. Kinh viết: “Đạt được ý niệm cùng với Trí lực”. Tức cho ý là Tư Tuệ. Đại sư Tuệ Viễn nói: “Niệm là văn Tuệ, tức nhớ nghĩ, giữ lấy giáo pháp. Ý là Tư Tuệ, tức suy cầu đạt nghĩa. Trí là Tu Tuệ do có thể trong sự lìa bỏ chướng tiến hơn nữa. Ba câu này đồng gọi là Trí lực”. Nay kinh không có câu “Ý cùng với”, nên cho Niệm chính là hai Tuệ, Trí là nơi Tu.

– Thứ hai là Bất trụ đạo:

– Sớ câu: “Trong pháp của đối tượng được nhận biết, Trí thanh tịnh là thù thắng”: Đế tức là pháp của đối tượng được nhận thức. Trí ở trong đó soi chiếu, thấy rõ nên lìa cấu uế, do đó gọi là Thanh tịnh. Từ bi thâu nhiếp muôn loài gọi là đem lại lợi ích cho chúng sinh. Không biếng trễ gọi là Tinh tấn, khéo léo là phương tiện.

– Sớ câu: “Nên Luận Du Già phẩm Trụ viết”: Tức nơi quyển thứ bốn mươi tám. Luận viết: “Bồ tát như thế là an trụ nơi Trụ ấy đa phần mong cầu đạt được Tánh Trí thù thắng đối với bốn Thánh đế, do nơi mười Hành tướng mà thấu đạt như thật”.

– Sớ câu: “Gọi là pháp thật”: Có hai nghĩa:

Một: Căn cứ nơi Chân thật gọi là Thật, đã như văn nơi phần Sớ giải nêu bày.

Hai: Căn cứ chỗ đối chiếu với mười môn sau, tùy theo căn cơ mà có tên gọi khác nên gọi là pháp thật.

– Sớ câu: “Hai là biện minh về chia, hợp”: Văn nơi phần Sớ giải gồm bốn:

Một: Là kết hợp.

Ba phần sau là chia ra. Trong ba phần thì:

Thứ nhất là căn cứ nơi pháp của đối tượng được hóa độ để phân biệt.

Thứ hai là căn cứ nơi chỗ tạo lợi ích để phân biệt.

Thứ ba là căn cứ theo loại được giáo hóa để phân biệt.

– Sớ câu: “Ba là đối chiếu với pháp thật để biện minh về chung riêng”: sáu, bảy, tám, chín. Bốn môn này là chỉ riêng, song đều là một. Môn thứ mười so với năm môn trước tức gọi là riêng, do chỉ quán về hai đế Diệt, Đạo. Đối chiếu từ môn thứ đến chín chỉ quán về một đế tức cũng gọi là chung. Đại sư Tuệ Viễn nói: Năm môn sau cũng nói là chung. Tại sao gọi là chung riêng? Vì đối tượng quán chung bốn môn, đối tượng thành chỉ một môn nên cũng được gọi là riêng.

– Sớ câu: “Thứ nhất là Luận Du Già với mười câu chẳng hiển bày văn từ”: Tức nơi phẩm Trụ nêu trên. Luận viết: “Hết thảy văn từ, như khế kinh nói, chỉ giữ lấy nghĩa của kinh”, Tức nghĩa đã lập kia giống với chỗ Luận hiện nay giải thích, chỉ có khác chút ít nên đã nêu ra riêng.

– Sớ câu: “Văn có ba đoạn”: Tức Luận kia trước đã nêu đủ tên gọi của ba đoạn:

Một là”Thử thuyết”.

Hai là “Do Thử thuyết”.

Ba là “Như thử thuyết”. Phần tiếp sau, sớ đã biện giải đầy đủ.

– Sớ câu: “Như thứ lớp, có thể nhận biết”: Như thứ lớp tức thứ tự của bốn đế là Khổ Tập, Diệt, Đạo, nơi kinh hiện tại là môn sáu, bảy, tám, chín.

– Sớ câu: “Là nói mười sáu Hành của bốn đế”: Tức Khổ tiếp sau có bốn là Khổ Không, Vô thường, Vô ngã. Tập tiếp sau có bốn là Tập, Nhân, Sinh, Duyên. Diệt tiếp sau có bốn là Diệt, Tịnh, Diệu Ly. Đạo cũng có bốn là Đạo Như Hành Xuất. Là Tục đế.

– Sớ câu: “Tức trong bốn lớp về hai đế”:

– Nói “bốn lớp”: Tức:

Một: Hai đế của Giả, Thật.

Hai: Hai đế của Sự, Lý.

Ba: Hai đế của Thắng nghĩa và bốn đế.

Bốn: Hai đế của An lập, Phi An lập. Có Diễn rộng như nơi phần “Huyền Đàm”.

– Nay là trong lớp thứ ba, do bốn đế là Tục đế. Đại sư Tuệ Viễn cũng nói ba thứ hai đế:

Một là dựa theo tướng để phân biệt. Cái có của Tình, Tưởng gọi là Thế đế. Cái không của Vô tướng gọi là Đệ nhất nghĩa.

Hai là Tướng, Thật cùng đối nhau: Pháp của Vọng tưởng, Tình có Lý không, gọi là Thế đế. Tức trong kinh này gọi là “Như Lai Tạng Không”. Pháp của chân thật, Tướng tịch Thể có, gọi là Đệ nhất nghĩa, tức “Như Lai Tạng chẳng Không”.

Ba là căn cứ theo Thật để phân biệt: Trong “Tạng chẳng không” thì Thể gọi là Chân đế, dụng gọi là Thế đế.

– Sớ câu: “Chẳng đồng với Luận Du Già v.v…”: Luận Du Già chỉ nói: “Dựa nơi chỗ thông hiểu tỏ ngộ”. Là dùng chung.

– Sớ câu: “Là nói Đệ nhất nghĩa đế của pháp không”: Tức là thắng nghĩa trong lớp thứ ba của bốn lớp hai đế. Cùng với Tục đế của bốn đế nơi đệ nhất ở trước cùng là hai đế của lớp thứ ba. Ba cùng với bốn, nêu rõ hai đế trên nghĩa chẳng phải là một, khác. Ba thì chẳng phải là khác. Bốn Tức chẳng phải là một. Lại. Ba tức hai mà chẳng hai. Kinh viết: “Giác ngộ tưởng riêng, chung (tự, cộng)”. Luận nói: “Cùng xứ”. Bốn tức chẳng hai mà là hai. Luận nghi là một do chẳng hai. Kinh thấu rõ chỗ sai biệt, do đấy mà là hai. Lại nữa, bốn tức ở nơi đế thường tự là hai. ba tức ở nơi chỗ lãnh hội thường tự là một. Năm tức thấu tỏ chung về Tánh tướng duyên khởi của hai đế. Tức như kinh Nhân Vương viết: “Thông đạt chỗ không hai ấy là hội nhập đích thực nơi Đệ nhất nghĩa”.

– Sớ câu: “Sáu là chánh kiến”: Trong phần trước, ba Nghi, bốn lầm, năm lìa chánh niệm, đều chẳng phải là Chánh kiến. Nay không còn các thứ “Chẳng phải” ấy mới là Chánh kiến. Cho nên có thể chỉ rõ chỗ sai biệt của bốn đế, tức chẳng tùy nơi Sự mà chấp, chẳng cho không là Vô, nên có thể biết Khổ, đoạn Tập, chứng Diệt, tu Đạo. “Sự” tức là “Khổ sự”, mọi thọ nhận hiện có đều là Khổ. Tức Tập có thể sinh ra khổ.

– Sớ câu: “Trí của bậc Vô học như thế mà nhận biết”: Là giải thích chữ Trí của kinh, cũng là giải đáp vấn nạn: “Diệt là lý của Diệt sao có 102 thể nói là Trí?” Nên ở đây đã giải thích: “Ý ở chỗ chọn lấy Diệt”.

– Sớ câu: “Đạo gọi là không hai”: Là lược nhắc lại văn của kinh. Văn đầy đủ là: “Nẻo xuất phát là không hai”. Cho nên Luận giải thích kinh viết: “Dấy khởi hành chẳng hai”. Đã gọi là diệt sự nhận biết nên không sinh hai Hành.

– Sớ từ câu: “Trước nêu ra pháp thật” tiếp xuống: Tức nên có câu hỏi: “Bốn đế này cùng với pháp thật nêu trước đều nêu dẫn về bốn đế có những dị biệt nào?”. Ý giải đáp có thể nhận biết.

– Sớ câu: “Chưa đạt được bản chất”: Bản chất có hai:

Một: Căn cứ nơi chổ chưa chứng đắc Trí Phật, tức Trí Phật là bản chất.

Hai: Đã cho là chưa chứng đắc Trí của Như Lai, thì đối với pháp của đối tượng được nhận biết nơi Nhất Thiết Trí tức là Bản chất, cũng là Ảnh tượng. Vì nhận biết về tất cả chỗ chứng đắc chưa là tự thân chứng đắc.

– Sớ câu: “Thứ hai là tạo lợi ích cho chúng sinh, Tinh tấn là phương tiện thù thắng”: Đã là lợi ích, tức quán về hữu vi, sao riêng nói về Bi? Tức đối chiếu với Trí Thanh tịnh của quán về đế ở trên, trong đó tuy có các Hành, nhưng Bi là chủ.

– Sớ câu: “Hai chữ “Hư vọng” là quán về năm uẩn bên trong”: Là phần Sớ giải nêu lên. Từ câu: “Nghĩa là Vọng tưởng” tiếp xuống: Là Luận giải thích. Từ câu: “Ở đây nêu rõ” tiếp xuống: Là Sớ giải thích Luận: Từ câu: “Thường tạo các sự việc mạn, tưởng của Ngã nên là Vọng”: Là Luận giải thích.

– Từ câu: “Ở đây, biện minh về” tiếp xuống: Là Sớ giải thích.

– Sớ từ câu: “Hai chữ “dối trá” là quán về sáu Trần bên ngoài”: Là phần Sớ giải nêu lên.

– Câu: “Pháp thế gian dẫn dắt, sai khiến hàng phàm ngu nên là Trá”: Là văn của Luận.

– Từ câu: “Ở đây biện minh” tiếp xuống: Là Sớ giải thích Luận.

– Câu: “Hai cảnh giới Hư dối nêu trên”: Hư là cảnh giới bên trong. Dối trá là cảnh giới bên ngoài, đều có thể dẫn dắt Tâm, kết hợp đều gọi là Cuống (Lừa dối). Vọng là nội Tâm. Trá là ngoại Tâm, đều có thể làm mê lầm cảnh, nên hợp lại gọi là Hoặc (lầm lạc).

– Sớ từ câu: “Luận viết: Thường cùng” tiếp xuống: Là từ đây trở đi, văn nơi phần Sớ giải kết hợp nơi hai cảnh hai Tâm để phối kết với Cuống, Hoặc. Còn nơi Luận thì trong ngoài, chủ thể, đối tượng đều biện minh rõ.

– Thứ nhất: Là biện minh về bên trong gồm hai:

Một là: Nêu đối tượng được chấp giữ.

Hai là: Nêu chủ thể chấp giữ.

– Thứ hai: Từ câu: “Pháp thế gian tận cùng là Lợi” tiếp xuống: Là biện minh về chủ thể, đối tượng nơi bên ngoài. Cũng gồm hai:

Một là: Nêu rõ về đối tượng được chấp giữ.

Hai là: Nêu rõ về chủ thể chấp giữ. Xét kỹ thì dễ nhận rõ.

– Sớ câu: “Hàng phàm ngu dựa vào kia, chấp ngữ người của Ngã mạn”: Trên là giải thích về Cuống, Hoặc. Phần sau là giải thích về phàm ngu. Trước có hai đối. Nay chỉ căn cứ nơi chủ thể. Đối tượng của sáu uẩn để biện minh về phàm ngu. Năm Ấm là người.

– Phần hai là dấy khởi riêng về Quán bi.

– Sớ câu: “Chính là nêu việc dấy khởi nguyện, nghĩa là nguyện cứu độ chúng sinh”: Kinh viết là: “Mong cầu Trí Phật” Nhưng nói “Cứu độ chúng sinh chính là đồng với ba địa. Muốn cứu độ chúng sinh, tức chẳng lìa Trí Tuệ Phật”.

– Sớ câu: “Một là Vô minh, Hữu, Ái là nhân của lưu chuyển”: Nghĩa đến ở đây. Từ câu: “Nên sinh tức là” tiếp xuống: Đều thuộc về Quả thâu tóm.

– Sớ câu: “Nhắc lại trước để chê trách sau”: Nhắc lại trước là sự khổ sâu xa. Chê trách sau là sự khổ nặng nề (trùng điệp?).

– Sớ câu: “Cơ quan phát sinh ra sự khổ”: Đại sư Tuệ Viễn giải thích: “Nơi chốn phát động dung nạp các vật gọi là Cơ. Trong ấy luôn chuyển biến nên gọi là Quán. Nhân gọi là Cơ, quả khổ theo đó chuyển biến gọi là Quán”. Nay ý của phần Sớ giải cũng vậy, nên không phối hợp riêng hai chữ.

– Sớ câu: “Hai là thọ dục trong dục cầu”: Dục cầu chia làm hai:

Một: Buông thả Tình nơi năm dục, chẳng sợ quả báo sẽ có, là tạo hành ác.

Hai: Chỉ đam mê năm dục, chưa hẳn đã tạo ác. Nay là hạng người này: Cảnh thuận thì sinh Tham, nghịch thì sinh Sân, si mê hai thứ trên. “Chẳng gọi là người tu tập hạnh Thiện. Hạnh Thiện phần nhiều ở trong chỗ có cầu mong. Cũng do quá nhẹ nên lược bớt không nêu. Cũng có thể bao hàm trong phần thọ dục.

– Sớ từ câu: “Trong Quán như thật” tiếp xuống: Là đối chiếu với trước để nhận định, phân biệt. Phần này có thể nhận biết.

– Sớ câu: “Nêu rõ xa lìa diệt kia thì chẳng hướng tới diệt”: Luận viết: “Hướng tới nơi chốn Vô úy mà chẳng cầu đạt mười Lực Đại Thánh nơi bậc đạo sư”. Ý nói: “Muốn hướng tới nẻo diệt của Vô úy mà chẳng cầu đạt chứng diệt”.

– Sớ câu: “ Thuận theo con đường oán”: Phiền não, kiết sử gọi là “Rừng rậm” (Trù lâm), là chỗ hành của Ma, nên gọi là “Con đường oán”. Tức đã hướng tới nẻo oán thì xa lìa nẻo Chân.

– Sớ câu: “ Lược chẳng nêu rõ về Lão”: Trên là dựa nơi Luận để quán về Sinh Lão Bệnh Tử. Khổ của sinh đứng đầu. Bệnh có thể gia tăng tức thì nên chung cho cả già trẻ, do đó kinh nêu rõ. Nay nói sinh tử tức gồm cái khổ của Tử, chữ Lão không hiển bày, nên gọi là lược không nêu ra, cũng kết hợp là có.

– Sớ từ câu: “Trong phần chung, không cha gọi là Cô” tiếp xuống: Nơi phần riêng, kinh có tám sự giải thích về bốn chữ. Bốn sự trước nêu rõ về có khổ, bốn sự sau biện minh về Ác. Đều dùng hai sự để giải thích về một chữ của phần trước.

– Sớ câu: “ Thường dấy khởi tà niệm nên bị che lấp”: Dựa nơi Vô minh trụ địa dấy khởi Tâm vọng tưởng, gọi là Tà niệm. Luôn được nối tiếp nên là thường dấy khởi. Chẳng giống với bốn Trụ, Thiện ác xen kẽ phát sinh.

– Sớ câu: “Chẳng nghe Chánh pháp nên bị trói buộc”: Chỗ dung nạp Hoặc của bốn Trụ có Thiện xen lẫn. Xen lẫn nên chẳng bị trói buộc. Chẳng rõ chỗ Thiện xen lẫn nên bị trói buộc.

– Sớ câu: “Hai là trong sự hưng khởi Từ”: Kinh có ba đoạn:

Một là nhân tu tập của mọi loài.

Hai là từ câu: “Riêng một mình phát Tâm” tiếp xuống: Là nêu riêng về chí lớn.

Ba là từ câu: “Do công đức ấy” tiếp xuống: Là đem điều thiện tạ lợi ích cho muôn vật. Gồm hai:

Thứ nhất: Khiến chướng được thanh tịnh là Nhân của Niết-bàn. Cho nên nói Thanh tịnh rốt ráo cũng là quả của Niết-bàn.

Thứ hai: Cho đến đạt được Trí Tuệ Vô ngại, mười Lực của Như Lai, tức khiến đạt quả Bồ đề. Nay sớ tuy giải thích tổng quát, nhưng ý nghĩa cũng đã đầy đủ.

– Sớ câu: “Một là nhắc lại phần biện minh tổng quát ở trước, tức trước nay tu thiện”: Là lược nêu về Tu thiện. Thật sự là gồm luôn việc Trí Tuệ quan sát ở trước, thấy chúng sinh có khổ có ác, mà không có sự đối trị, cứu hộ, nên tu tập thiện căn để vì họ mà đem lại lợi ích. Đều là Tướng của Từ. Do khéo dùng Trí Tuệ để có thể tạo lợi ích”.

– Sớ câu: “Hai Tướng trước là cứu hộ đối với vị lai”: Khiến trụ nơi nhân thiện. Đạt được quả An lạc là thuộc về vị lai, tức là nghĩa lợi lạc, nhiều lần thấy nơi văn ở trước. Câu trên là chưa trụ khiến cho an trụ. Câu dưới thì trước trụ nơi thiện nhỏ, sau khiến cho tăng trưởng. Do đó đạt được quả an lạc. Cũng là trước khiến bỏ ác, sau khiến tăng trưởng thiện.

– Sớ câu: “Phần tiếp theo có năm thứ khiến cho các ngoại đạo tin hiểu về chánh pháp”: Năm thứ trước khiến thế gian an vui, năm thứ sau là xuất thế:

Một: Khởi tin tưởng.

Hai: Dứt bỏ nẻo Tà.

Ba: Hiểu biết đúng đắn.

Bốn: Dấy khởi Hành.

Năm: Đạt được Quả.

* Từ đây trở xuống là phần văn chính thứ ba:

– Sớ từ câu: “Có bốn Quả thù thắng”: Văn gồm hai:

Một: Dẫn văn để nêu ra tên gọi.

Hai: Từ câu: “Trong bốn Quả” tiếp xuống: Là giải thích về chỗ sai biệt. Nơi phần một:

Một là: Thâu nhiếp công đức thù thắng: Tức nghe v.v… Về công đức tu tập thành tựu, gọi là Thâu nhiếp.

Hai là: Tu hành thù thắng. Tức do khéo tu tập, nẻo hành trì được thăng tiến.

Ba, Bốn là thuộc về Lợi tha: Ba là Hành Lợi tha. Bốn là Trí của Lợi tha.

– Sớ câu: “ Một là sự thù thắng của nhẫn nhục nhu hòa”: Có thể nhẫn chịu đối với sự não hại của kẻ khác, gọi là Nhẫn nhục. Có thể đem lại sự Nhẫn nhục ấy cứu giúp kẻ khác, gọi là Nhu hòa. Do nhu hòa nhẫn nhục nên các duyên chẳng thể làm động. Cả hai đều chống lại Ác nên gọi là Hổ (Quý). Chỉ sùng chuộng giới thiện nên gọi là Thẹn (Tàm).

– Từ câu: “Tức là bên trong chất chứa” tiếp xuống: Là giải thích Tướng của Hổ Thẹn. Thẹn là xấu hổ với Trời nên không lừa dối nơi u tối. Hổ là xấu hổ với người nên chẳng lừa dối nơi ánh sáng. Không tạo nên sự che bai tức là cứu giúp kẻ khác.

– Sớ câu: “ Cho đến thân mạng gặp hoạn nạn cũng không bỏ giới”: Tức giải thích sự kiên cố. Nói: “Con ngỗng nuốt viên ngọc, dùng cỏ để trói lại…” tức là các trường hợp “Thân mạng gặp hoạn nạn”.

– Sớ câu: “ Một là tăng trưởng Hành của Nhân”: Phước có thể sinh Trí nên gọi là Nhân. Hai là nương tựa nơi Nhân để Hành. Nương theo Tuệ sinh Phước gọi là dựa nhờ nơi Nhân.

– Sớ câu: “ Sáu là dấy khởi Hành nơi cõi Tịnh”: Luận giải thích viết: “Thế nào là trang nghiêm, không có phiền não cấu nhiễm? Tức đạt được Trí Tuệ kiên cố, khiến chúng sinh an trụ trong đó, cùng làm trang nghiêm pháp Phật. “Ý cho rằng: Cõi Tịnh có ba thứ Tịnh:

Một là: Tịnh của Tướng. Như bảy thứ châu báu trang nghiêm dễ lãnh hội nên không nêu rõ.

Hai là: Tịnh của trú xứ chúng sinh.

Ba là: Tịnh của pháp môn được ban bố,thực hành. Hai thứ sau là khó nên Luận đã nêu ra lần nữa. Đã phát tâm có thể thành tựu, tức gồm đủ Nhân của ba Tịnh. Diễn rộng như trong phần nói về Nguyện đạt cõi Tịnh nơi địa thứ nhất.

– Sớ câu: “bảy là dựa nơi Pháp thân Phật để dấy khởi Hành”: Tức dựa nơi Pháp Thân tướng tốt kia để dấy khởi sự hành trì cầu đạt. Cho nên phần sau nương theo nghĩa cũng đều như thế.

– Sớ câu: “Chín là kính trọng pháp Hành”: Tức từ trước giờ Hành, Đức đều dựa nơi pháp mà thành.

– Thứ ba là Giáo hóa chúng sinh:

– Sớ câu: “Ứng hóa từ chúng sinh”: Tức tùy theo loài của chúng sinh kia mà dùng Thân đồng. Tức câu: “ là Thân đồng sự trong địa thứ tám.

– Sớ câu: “ Trong tất cả thứ Ái ngữ, hầu hết đều căn cứ nơi sự mở bày, diễn đạt”: Hết thảy Ái ngữ đều có ba thứ:

Một: Ái ngữ để an ủi, vỗ về.

Hai: Ái ngữ để vui mừng.

Ba: Ái ngữ vì lợi ích thù thắng. Cả ba đều mở bày, chỉ rõ về lợi ích của Nhân, Quả.

– Sớ câu: “Tức Tự Tánh của Lợi hành”: Tức một của chín môn, chỉ có một.

– Sớ câu: “ Tức tất cả Lợi hành chưa thành khiến cho thành”: Tất cả Lợi hành cũng có ba, đây là một. Nói có ba tức là:

Một: Lợi hành của Hiện Pháp.

Hai: Lợi hành của pháp sau.

Ba: Lợi hành của hiện pháp và pháp sau. Do khuyến khích lìa bỏ dục, nên khiến thành tựu.

– Sớ câu: “Ba pháp trên là Lợi hành khó hành”: Tức khó hành chính là ba pháp ấy.

– Sớ câu: “tám là hiển bày tổng quát về tất cả môn, tất cả loại”:

“Tất cả môn” có bốn:

Một: Chẳng tin khiến chẳng tin.

Hai: Phạm giới khiến giữ giới viên mãn.

Ba: Ác Tuệ khiến thành Trí Tuệ đầy đủ.

Bốn: Keo kiệt khiến trở nên bố thí viên mãn. Nói “Tất cả chủng loại” tức hoặc sáu, bảy như nơi phẩm Tịnh Hạnh đã nêu.

– Sớ câu: “Lợi hành, Ái ngữ cũng có thể dùng xen nhau”: Tức chỉ rõ về chỗ tu học. Căn cứ nơi chỗ khiến thấy rõ về bên Hành tức là Lợi hành. Căn cứ chỗ về bên chỉ bày tức là Ái ngữ.

– Sớ câu: “Như Luận Du Già quyển thứ bốn mươi ba”: Tức nêu rõ về cội nguồn. Về chín môn của Luận Du Già đã nêu dẫn nơi phẩm Tịnh Hạnh.

– Sớ câu: “Thứ hai là tóm kết về ích lợi của Hành thành tựu”: Cũng gọi là sự thắng tiến nơi Hành.

– Sớ câu: “Thứ tư là tùy thuận chỗ thù thắng nơi Trí Thế gian để nêu rõ về sự đố trị chướng nhiễm”: Nhiễm tức là Phiền não. Là Nội minh thứ năm làm đối trị. Chướng tức sở tri chướng, là bốn Minh trước đối trị. Nhưng Luận Du Già nơi quyển mười ba nêu dẫn năm Minh theo thứ lớp:

Một là Nội Minh.

Hai là Y phương Minh.

Ba là Nhân Minh.

Bốn là Thanh Minh.

Năm là Công xảo Minh. Nay nêu Nhiễm ở trước chính là thuận the Luận ấy.

– Sớ câu: “Toán số tức là kiến lập về Số”: Tức nơi Luận Du Già quyển thứ mười lăm đã nói về Thanh Minh. Luận viết: “Thế nào là Thanh Minh? Nên biết ở đây lược có sáu Tướng:

Một: Tướng của pháp nêu bày, kiến lập. Hai: Tướng của nghĩa nêu bày, kiến lập.

Ba: Tướng của chúng sinh nêu bày, kiến lập.

Bốn: Tướng của Thời nêu bày, kiến lập.

Năm: Tướng của Số nêu bày, kiến lập.

Sáu: Tướng của nơi chốn, gốc rễ nêu bày, kiến lập. Tướng của pháp nêu bày kiến lập là Danh, Cú, Văn, Thân và năm đức tương ưng với thanh: 1) Thanh (âm thanh) không hèn hạ. 2) Không khi dễ. 3) Rõ ràng. ) Tương ưng. ) Nghĩa thiện. Tướng của nghĩa nêu bày kiến lập, tóm lược có mười loại: 1) Kiến lập về căn như thấy nghe v.v… 2) Kiến lập về đại chủng như sự nương tựa duy trì thấm nhuần v.v… 3) Kiến lập về nghiệp như qua lại tuyên nói suy tư, nhớ nghĩ v.v… ) Kiến lập về sự tìm cầu; Là truy tìm thỉnh hỏi. ) Kiếp lập về phi pháp như sát kinh, trộm cắp v.v… 6) Kiến lập về pháp như Bố thí, Trì giới v.v… 7) Kiến lập về sự hưng thịnh như chứng đắc, hoan hỷ, vui thích. ) Kiến lập về suy tổn, như phá hoại, sợ hãi v.v… ) Kiến lập về thọ dụng như ăn uống che đậy v.v… 10) Kiến lập về thủ hệ như nuôi nấng đầy đủ… Tướng của chúng sanh nêu bày kiến lập thứ ba là sai biệt về tướng âm thanh của nam nữ, không phải nam nữ tướng của Thời nêu bày kiến lập thứ tư là sai biệt về tướng âm thanh của ba đời. Tướng của số nêu bày kiếp lập thứ năm là sai biệt về tướng âm thanh của ba số. Một là số một. Hai là số hai. Ba là số nhiều. Tướng của nơi chốn gốc rễ nêu bày kiến lập tóm lược có năm tướng: 1) Nối tiếp 2) Danh hiệu 3) Tổng lược. ) Lợi ích của kia ) Tuyên thuyết.

Giải thích: Nay chính là Tướng thứ năm. Lại, số là để ghi chép. Toán số là để ghi chép về thứ bậc: Một Tung, mười Hoành v.v…

– Sớ câu: “Bao hàm chỗ khéo thông đạt chính là tương đương với nghĩa Minh”: Là giải thích về tên gọi chung.

– Nói “Đủ thứ đủ loại các Luận”: Tức trong bảy sự so sánh về thểloại của Luận như nơi địa thứ nhất đã nói. Ở đây sớ đã ghi chép lại để nêu dẫn đủ. Tức sáu Luận là Thể (Ngôn Luận, Thương Luận, Tránh Luận, Hỷ Báng Luận, Thuận Chánh Luận, Giáo đạo Luận). Chữ “Vân vân” (đẳng) tức chỉ cho các Luận trên, cũng là nói về Loại. Trong sáu thứ, theo nơi một loại mà dung nạp có nhiều thứ.

– Từ câu: “Đất nước gió lửa” tiếp xuống: Là lược chỉ nêu ra loại thứ hai của sáu loại Luận. Ở nơi một Tránh Luận tự có bốn thứ kia. * Sớ từ câu: “Văn tự, Hội họa” tiếp xuống: Là giải thích lần nữa. Tức chỗ căn cứ nơi lý luận trong Nhân Minh. Chỗ căn cứ có mười: Nghĩa là đối tượng được thành lập có hai là Tự Tánh, sai biệt. Chủ thể thành lập có tám: Tông, Nhân, Dụ đồng loại, dị loại, Hiện tượng, Tỷ lượng và Giáo lượng. Nay ở đây “Nêu ra Giáo lượng” tiếp sau là gồm luôn hiện lượng.

– Sớ câu: “Tức đối trị chỗ Sự của dụng”: Là văn của Luận gốc.

– Sớ câu: “Ấn tỷ cũng là Hiện lượng”: Tức văn trong Luận có chữ Ấn, không có chữ Tỷ. Nay do thêm chữ Tỷ (Ấn ngọc) nên viết “Cũng là Hiện lượng”, hiện bày rõ có thể thấy. “Lại, đối trị chướng của chỗ chấp lấy vật mà không giữ gìn”: Tức là Luận giải thích chữ Ấn. Như bột gạo v.v… Dùng Ấn in xuống, tức không dùng sức mạnh.

– Sớ câu: “Ba là lại khéo léo tiếp xuống là nói về Y phương Minh”:

Luận Du Già nói về Y phương Minh có bốn sự khéo léo:

Một: Khéo léo đối với Tướng của Bệnh.

Hai: Khéo léo đối với Nhân của Bệnh.

Ba: Khéo léo đối với Bệnh đã sinh thì diệt trừ vĩnh viễn.

Bốn: Khéo léo đối với Bệnh đã dứt trừ không còn sinh trở lại. Nay văn nơi phần Sớ giải đều nêu đủ.

– Sớ câu: “Tức bốn Đại chẳng điều hòa. Đối trị chướng của chúng sinh bị tướng độc gây bệnh”: Là văn của Luận gốc. Từ câu: “Khéo trị liệu” tiếp xuống: Là phần Sớ giải dùng bốn nghĩa của Luận Du Già để giải thích:

Một tức là nghĩa thứ ba: Đoạn trừ mọi phương tiện.

Hai tức là nghĩa thứ bốn: Đã đoạn trừ rồi thì không còn sinh trở lại. Kinh Đại Bát Niết-bàn viết: “Lương y thế gian, chỗ trị liệu tuy đã lành rồi nhưng có thể phát sinh trở lại. Chỗ đối trị của Như Lai thì rốt ráo không còn phát sinh trở lại”.

– Từ câu: “Điên cuồng đến độc hại” tiếp xuống: Là biện giải về hai nghĩa đầu: Thứ nhất là nêu tổng quát về kinh. Thứ hai: Từ câu: “Trong đó” là chỉ riêng về sự điên cuồng v.v…

– Từ câu: “Bốn đại bên trong” tiếp xuống: Đều là chỗ giải thích của Luận gốc. Nhưng điên cuồng can tiêu chính là nói rõ tướng bệnh. Vì bốn đại không điều hòa nên nặng nề là tướng bệnh về Địa, lạnh là tướng bệnh về Thủy đại, vàng da nóng sốt, là tướng bệnh về Hỏa đại, bệnh về phong đại thì nhềiu nguyên nhân. Hai sự điên cuồng đó cũng là nhân bệnh. Do điên cuồng nên thức ăn cần ăn thì chẳng ăn, thứ chẳng nên ăn thì ăn, nên làm thì chẳng làm, chẳng nên làm thì làm, nên sinh các bệnh. Quỷ mị trùng độc chính là nhân bệnh nhân nơi quỷ mị v.v… mà sinh bệnh cũng tướng bệnh do quỷ v.v…

– Từ câu: “Luận giải thích kinh nói chú thuật, y dược” tiếp xuống: Là phần Sớ giải kết hợp Luận theo kinh. Kinh hay không nói chú, nên luận kết hợp dùng dược chú làm chủ thể chữa trị. Tức Kinh nay là khéo dùng phương thuốc chữa trị bệnh, chết là nhân tức đối tượng được chữa trị, do lực của chú và thuốc nên đáng chết mà chẳng chết.

– Sớ câu: “Bốn là văn bút tiếp sau là Công xảo Minh”: Luận Du Già nói về Công xảo gồm mười hai loại, nay tóm lược có sáu thứ:

Một: Các ngành nghề về sách vở, Toán số, đo lường dòng bảy. Nhưng về văn bút ca vịnh chính là thuộc chỗ thâu tóm của sách vở. Còn toán số, đo đạc thì chung cả hai Minh. Trong phần Sớ giải trước đã phối 100 kết với Thanh minh, nên ở đây không nói.

Hai: Các ngành nghề về Âm nhạc. Nói “Đều là nhằm đối trị chướng ngại về ưu sầu, buồn phiền”: Tức văn của Luận gốc. Phàm câu có chữ “Đối trị” đều là văn của Luận gốc. Tiếng đàn tiếng sáo tạo nên sự vui vẻ nên dứt trừ buồn phiền.

Ba: Các ngành nghề về kinh doanh, tạo dựng.

Bốn: Các ngành nghề về canh nông trồng trọt. Mà gọi là “Cũng” (Cây cỏ hoa quả “Cũng” gồm luôn nơi ngành nghề kinh doanh về canh nông): Tức “Cây cỏ hoa quả” có hai câu: Bày biện cùng với việc xây cất cung điện, vườn cảnh là kinh doanh tạo dựng, cây cỏ nơi vườn tược là thuộc về canh nông, trồng trọt.

– Sớ câu: “Đây tức là nhằm đối trị chướng không vui thích”: Tức cho mọi sự tạo dựng, trang trí, các cảnh vật, cây cỏ hoa trái v.v… Đều có thể đem lại sự vui thích nơi con người.

Năm: Các ngành nghề về “Sinh, thành”, túc có thể tạo nên, có thể thành tựu. Nói “Đối trị chướng ngại bị trói buộc giam giữ”: Tức nhà có ngàn vàng thì không chết nơi chợ búa, thì sao có thể ngăn giữ, bắt bớ?

Sáu: các ngành nghề chiêm tinh, tướng số. Câu: “Là nhằm đối trị chướng ngại quá khứ tạo nhân ác nên phải thọ nhận quả báo”: Gồm hai:

Thứ nhất: Nêu dẫn Luận.

Thứ hai: Từ câu: “Nghĩa là đều do” tiếp xuống: Là Sớ giải thích Luận. Do chẳng biết quá khứ đã tạo nghiệp nhân chiêu cảm, nên dùng hình tướng bên ngoài, cho là cội nguồn của sự lành dữ, bèn tạo nghiệp ác, gọi là bỏ dữ lấy lành, sao có thể được như thế? Nay chỉ rõ chỗ gây nhân khiến tu thành các nghiệp đức, bỏ dữ lấy lành, tức là có thể đối trị.

Nói “Năm sao”: Tức là chỉ cho năm ngôi sao ở năm phương:

– Phương Đông: Là “Tuế sinh”, chủ về mùa Xuân và Hành Mộc.

– Phương Tây: Là “Thái Bạch”, chủ về mùa Thu và Hành Kim.

– Phương Nam: Là “Huỳnh Hoặc”, chủ về mùa Hạ và Hành Hỏa.

– Phương Bắc: Là “Thần tinh”, chủ về mùa Đông và Hành Thủy.

– Chính giữa: Là “Trấn tinh”, chủ về bốn mùa và Hành Thổ. “Tinh” nghĩa là phân tán, vị trí được biện bày phân tán khắp.

– Nói “hai mươi bốn ngôi sao”: Tức là các sao: Giác, Cương, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ ,Ky, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê,Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn. Diễn rộng như nơi kinh Đại Tập quyển thứ bốn mươi…

– Sớ câu: “Sát sinh để tế lễ nhằm cầu phước nơi Phạm Thiên”:

Tức nơi Trí Luận, Bách Luận đều nêu ra. Ngoại đạo cho rằng giết ngựa tế lễ Phạm Thiên cầu được sinh nơi cõi Phạm Thế. Nay cho với bốn Tâm Vô lượng Tâm là Từ Bi Hỷ Xả có thể sinh nơi Phạm Thiên để đối trị tà kiến kia.

– Sớ câu: Năm là bốn định của cõi vô sắc đối trị vọng tu làm giải thoát, tức ngoại đạo cho vô sắc định đây là Niết-bàn nay có thể nhập định cõi đó chỉ rõ là chấp mê lầm. Trong Kinh luận đây chỉ nói Nội minh là thuộc thế gian tức Kinh nói là tùy thuận theo trí thế gian.

– Sớ câu: “Trên đây về chỗ giải thích …” Luận gốc cũng không hoàn toàn nêu dẫn về năm Minh, chỉ có làm rõ sự khác biệt của đối trị chướng, và đối trị nhiễm. Trong Luận Du Già đã hiển bày rộng về năm Minh, cùng với ở đây tương ưng nên phần Sớ giải đã hai lần sử dụng.

– Sớ từ câu: “Lại nữa, Luận và Kinh có thứ tự không giống nhau” tiếp xuống: Là ý nhằm phân biệt với cổ nhân. Nay sớ dùng Luận theo thứ tự của kinh còn người xưa do dựa theo thứ tự của Luận nên khác với kinh. Trong sách “San định ký” (của Đại sư Tuệ Uyển) hoàn toàn là chép theo “Thám Huyền” (Tác phẩm Hoa Nghiêm kinh Thám Huyền ký của Đại sư Hiền Thủ), cũng không đối chiếu để lãnh hội chỗ khác nhau của hai kinh, huống chi là biện minh chỗ khác của kinh cùng với Luận giải thích. E có người tìm đọc Luận cùng thấy chỗ giải thích của người xưa sẽ ngạc nhiên vì chẳng giống với kinh, nên ở đây đã tóm kết chỉ rõ.

– Sớ câu: “Song đối với chúng sinh không gây sự tổn hại”: Phẩm Hiền Thủ viết: “Như thấy thế giới mới thành lập Chúng sinh chưa có vật cần dùng Bấy giờ Bồ tát làm người thợ Vì họ thị hiện đủ nghề nghiệp Chẳng tạo vật bức não chúng sinh Chỉ tạo mọi lợi ích thế gian”. Tức là nghĩa này. Nhưng Luận chỉ nói: “Không có chướng ngại trong chướng khác”. Phần còn lại đều như chỗ giải thích của sớ.

– Sớ câu: “Ba là phát khởi thanh tịnh”: Luận giải thích nói: “Thương xót chúng sinh nên xuất phát. Xuất phát tức nay kinh nói: “Bao gồm hết thảy mọi sự mở bày, chỉ rõ”. Phần hai là nói về Quả vị:

– Sớ câu: “Trí chứng đắc khế hợp với sự của Như là chân kim”: (Vàng ròng) luận viết: “Ánh sáng nơi Trí của địa này nêu rõ chỗ thị hiện về Sự của Chân Như. Như kinh nói: Các Phật tử!Ví như chân kim v.v…

Giải thích: “Trí chứng đắc là chân kim. Như là Lý của đối tượng được khế hợp. Trí là sự của chủ thể khế hợp. Sự hợp nơi Như nên gọi là Sự của Như. Trí của Giáo có thể hiển bày về Sự của Như trên nên ví như Xà cừ.

– Sớ câu: “Ánh sáng của mặt trời, mặt trăng”: Đại sư Tuệ Viễn nói: Bản Phạm chỉ dùng ánh sáng của tinh tú để dụ cho địa này. Ý nói: Địa thứ Sáu mới dùng ánh sáng mặt trăng để dụ. Cho nên Lý là ứng hợp. Các phần khác như trước đã giải thích. Địa thứ năm đã nói xong.