ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 62

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

– Phần thứ hai: Chính thức nêu bày.

– Sớ từ câu: “Trong phần trước – nói về Tướng của địa – văn của Luận phân làm bốn” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ giải gồm bốn phần:

Một: Dựa nơi Luận để nhận biết.

Hai: Dựa theo bốn đạo để nhận định.

Ba: Dựa nơi ba Tâm để phân định.

Bốn: Dựa theo Luận để giải thích văn. Về phần một có thể nhận biết.

– Sớ câu: “Lại nữa, bốn phần ấy tức bốn đạo là Gia hạnh, Vô gián, Giải thoát, Thắng tiến”: Là phần hai, dựa theo bốn đạo để nhận định, như nơi Luận Tạp Tập quyển thứ chín đã nêu. Luận Câu Xá, phẩm Hiền Thánh viết: “Nên biết về tất cả đạo, lược nêu chỉ có bốn: Nghĩa là đạo Gia hạnh, Vô gián, Giải thoát, Thắng tiến”.

Giải thích: “Đạo Gia hạnh” tức là dẫn dắt đến đạo Vô gián, vì Gia hạnh là phần trước. “Đạo Vô gián” là nẻo đoạn trừ Hoặc. “Đạo Giải thoát”: Là phần sau của đạo Vô gián gọi là đạo Giải thoát, tức giải thoát những chướng cần phải đoạn đã phát sinh đầu tiên. “Đạo Thắng tiến”, tức ngoại trừ ba đạo trước còn các đạo khác, dần dần tăng tiến, là các đạo được dấy khởi sau đạo Giải thoát. Là con đường đến Niết-bàn nên gọi là “Đạo”.

Giải thích: “Chỗ dấy khởi các đạo”: Là dựa theo Luận Tạp Tập, tức đoạn trừ hai chướng là Phiền não, Sở tri. Về Gia hạnh, Vô gián, lại có cách giải thích khác, nhưng ý chính đều giống.

– Sớ từ câu: “Lại, trong bốn đạo ấy thì có một thứ là” tiếp xuống: Là phần ba, dựa nơi ba Tâm để phân định. Như nơi địa thứ nhất đã nêu đủ.

– Sớ câu: “Nay nói về phần một là phần Nhân”: Là phần bốn, giải thích văn. Tức là nhân của thanh tịnh thứ nhất đối trị, của sự tu hành tăng trưởng. Do Nhân của hai phần tiếp theo ấy nên chỉ nhắc lại một chữ Nhân.

– Sớ từ câu: “Nay nói về phần một, mười pháp minh môn” tiếp xuống: Môn nghĩa là hội nhập chung. Minh là môn của chủ thể nhập.

Pháp là xứ của đối tượng được nhập. Văn nơi phần Sớ giải gồm năm:

Một: Giải thích riêng về Môn.

Hai: Từ câu: “Nên Luận giải thích kinh gọi là Nhập” tiếp xuống: Là dẫn chứng. Luận giải thích kinh viết: “Nên dùng mười pháp để biện minh việc hội nhập vào địa thứ tư”.

Ba: Từ câu: “Minh là” tiếp xuống: Là cùng giải thích về Minh, Môn.

Bốn: Từ câu: “Nên Luận nói” tiếp xuống: Nêu Luận để giải thích.

Năm: Từ câu: “Gọi là chứng đắc trí địa” tiếp xuống: Là phần Sớ giải thích Luận. Gồm năm chi tiết:

Một là: Chính thức giải thích về chứng đắc trí địa, quang minh.

Hai là: Từ câu: “Cũng giống như” tiếp xuống: Dẫn sự so sánh để giải thích.

Ba là: Từ câu: “Nên ở địa trước” tiếp xuống: Là dẫn chứng để giải thích.

Bốn là: Từ câu: “Gọi là pháp được thuyết giảng” tiếp xuống: Là giải thích về “Pháp được nêu giảng trong câu sau”.

Năm là: Từ câu: “Nên dùng ánh sáng của Trí” tiếp xuống: Là giải thích chung về câu sau: Dựa vào ánh sáng của Trí kia để hội nhập trong pháp của Như Lai đã thuyết giảng. Luận giải thích kinh cho là tư duy.

Nay kinh gọi là quan sát.

– Sớ câu: “Lược dùng ba lớp để giải thích”:

Một: Giải thích theo Chung, Riêng.

Hai: Giải thích theo Nhiễm, Tịnh.

Ba: Giải thích theo chủ thể nương tựa, đối tượng được nương tựa. Dựa vào lớp thứ ba để giải thích văn.

– Sớ câu: “Nhân thành giả – Một trong ba thứ Giả có hai”: Tức là hai Không của Người và Pháp.

– Từ câu: “Chỗ hiển bày của hai Không” tiếp xuống: Là lãnh hội về ba Quán.

– Nói: “Tức là Chân Như”: Tự có hai ý:

Một: Thuận theo Tông Pháp tướng, hai Không chẳng phải là Chân như.

Hai: Hình thành ba đế. Giả danh là đế của Có. Hai không là đế của Không. Chân như là đế của Trung đạo Đệ nhất nghĩa. Tức có ba quán về ba Đế.

Lại, Không-Có chẳng là hai nên gộp làm không quán. Chẳng hủy hoại Giả danh tức Giả quán. Kết hợp Không, Giả ở trên dùng làm Trung đạo. Phần sau quán về hai Giả đối chiếu với đây thành Quán, nên phần Tương Tục tóm kết: “Cũng nhập vào chỗ chân thật của hai Không”. “Chỗ chân thật của hai Không” tức là tên gọi khác của Chân như. Đoạn sau này “Tương đãi giả” đã tóm kết, đối chiếu có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Năm pháp sau dựa nơi đối tượng được y cứ để lập chủ thể y cứ” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải gồm hai:

Một: Biện minh tổng quát.

Hai: Từ câu: “Ba câu đầu” tiếp xuống: Là giải thích riêng.

Một: Thức ấy cũng chung cho hai Tông. Như Thức sinh diệt dấy khởi thì chỗ nhiễm tịnh nơi Y tha cũng dựa nơi Tâm mà có, tức là Tông Pháp tướng. Nếu Chân, Vọng hòa hợp, Thức cũng nhiễm tịnh tức là Tông Pháp tánh – Đều như ở trước đã nêu.

– Sớ câu: “Tham đắm nơi dục”: Do tham đắm nơi dục nên có cõi Dục . Do tham đắm nơi Thọ nên có cõi sắc. Bốn thiền không ra ngoài bốn Thọ, nên lại tham đắm nơi Chánh thọ. Do tham đắm nơi Tưởng nên có cõi Vô sắc. Không tưởng, Thức tưởng, Vô sở hữu tưởng, Phi tưởng phi phi tưởng, trong đó, tuy muốn dứt tuyệt Tưởng nhưng cũng không ra ngoài Tưởng. “Ba cõi chỉ là Tâm” Là tổng kết về phần văn trên, như phần sau nói về địa thứ sáu ở sau.

– Sớ từ câu: “Hai pháp sau rộng lớn” tiếp xuống: Văn gồm ba:

Một: Dựa nơi Luận để giải thích.

Hai: Từ câu: “Nay kinh tức” tiếp xuống: Là dựa vào kinh hiện tại để giải thích.

Ba: Từ câu: “Lại nữa, đều gọi là Giới” tiếp xuống: Là giải thích chung về chữ “Giới”.

– Thứ hai là Phần thanh tịnh:

– Sớ từ câu: “Trong phần một, văn có ba câu” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ giải gồm ba:

Một: Dựa nơi kinh để giải thích.

Hai: Biện biệt về chỗ chẳng đồng của “Nhà’ Ba: Lãnh hội về chỗ luận giải thích.

Một: “Câu đầu với mười Trí là Nhân của chủ thể sinh khởi”: Tức chỗ nêu bày về mười câu ở phần sau. Trí nhan nơi đối tượng được Quán mà thành mười Trí.

Nói “Đạt được pháp nội”: Là Sớ giải thích do chứng đắc về Tánh, cũng là pháp giáo hóa của Như Lai, nên gọi là Nội. Chứng đắc vào lúc nào? Luận viết: “Pháp ấy nêu rõ hội nhập đồng thời với chứng đắc”. Cho nên biết, như thế thì có khác gì với phần trước, mà nói phần trước là Nhân của phần này chăng?

Đáp: Phần nhân nói về mười Trí chưa đạt được thượng phẩm. Cũng như ở nơi địa thứ ba đạt được thượng phẩm xong, tức nhập vào địa thứ tư nên cùng với đây là đồng thời. Đại sư Tuệ viễn nói: Mười trí mười nhập tên gọi tuy khác mà Thể chỉ là một, nên được gọi là đồng thời. Nhưng lại tự hỏi: Hai pháp tương tợ mới được nói là đồng thời, Minh trí thể là một sao được nói đồng thời? Ngài lại tự giải thích: Đây tuy Thể là một nhưng tùy theo môn mà có riêng khác. Vì thế được nói đồng thời. Thế nào là môn riêng khác? Nghĩa là trước căn cứ mười thứ nơi chúng sinh, Thế giới v.v… để làm rõ Minh nơi pháp. Nay chính căn cứ ở Tam bảo v.v… để nói Trí nơi pháp. Vì thề gọi là riêng khác. Lại nên hỏi: Đối tượng được quán đã khác nhau, sao nói Thể là một? Phần đáp nên như trong giải thích của các nhà Sớ Sao chú giải trước. Lại phải nói: Trước quán mười Minh được hội nhập vào địa thứ tư, trước lúc này chưa quán mười Trí, sao nói là sinh khởi ra? Đáp: Có hai nghĩa:

1/. Trước dùng chủ thể hóa độ quán ở đối tượng được hóa độ, nay dùng đối tượng không hóa độ thành tựu pháp của chủ thể hóa độ. Vì phân ra chủ thể, đối tượng nên có chút ít khác; vì chủ thể, đối tượng thành tựu cho nhau nên được nói là đồng một thời.

2/. Trước dùng mười Minh, môn này thấu rõ Tướng hội nhập Tánh, nay đây mười trí, môn này tuy nêu ra mười Tướng. Nhưng nói đồng thời. Lại hỏi: Vì hỏi: Vì sao đem pháp của giáo hóa này làm nhà của Như Lai? Luận viết: Là vì các pháp của tự thân Như Lai có được. Do các pháp ấy nên hiển bày, chỉ rõ là Như Lai”.

Giải thích: Nếu không có các pháp ấy thì chẳng gọi là Như Lai. Cho nên mười pháp này là chỗ an trụ của Phật, do đấy gọi là Nhà.

– Sớ từ câu: “Nhưng Nhà của Như Lai tóm lược có ba thứ” tiếp xuống: Là phần hai. Biện minh về chỗ chẳng tương đồng của “Nhà”. Dựa nơi phần sau nói về Lâm thần nơi địa thứ tám cũng sinh, tức sinh vào nhà Vô sinh Nhẫn. Như Lai cũng gọi là “Nhà của cứu cánh sinh”. Cho nên gọi là “Tóm lược”.

– Sớ từ câu: “Nếu dựa theo Luận Du Già” tiếp xuống: Là phần ba, lãnh hội chỗ giải thích của Luận. Hai Luận ý như nhau.

– Từ câu: “Trong đó, Trí khế hợp” tiếp xuống: Là hiển bày chỗ chứng đắc về Thể, xác nhận nghĩa “Pháp nội” ở trên, tức trong năm phương tiện của địa trước, là phương tiện thứ ba.

– Sớ câu: “Tức Đại thừa là chỗ trụ xứ của chính Bồ tát “: Là giải thích tên gọi trên (Tự trụ xứ).

Nhưng Luận chủ, trong một lúc đã nêu ra bốn tên gọi đều thuộc về kinh, rồi trở lại phân biệt, nhận định để giải thích. Nay phần thứ nhất nói: “Trí cứu cánh nơi trụ xứ của chính mình” tức là chỗ nêu ra tên gọi thứ nhất.

Nghĩa là: Từ câu: “Tức Đại thừa” tiếp xuống: Là trở lại giải thích lần nữa. Luận viết đầy đủ là “Tự trụ xứ của Bồ tát tức là trong pháp Đại thừa”.

– Sớ câu: “Hai phần trên là căn cứ chỗ sai biệt của Hành đức”: Hai phần là Tự phần và Thắng tiến. Tam Bảo được xem là trên hết nên gọi là “Thắng tiến”.

– Sớ câu: “Bốn tức sáu câu còn lại, biện minh về Trí phân biệt thuyết giảng”: Tức là Luận xác lập tên gọi.

– Từ câu: “Nghĩa là Trí của Giáo” tiếp xuống: Là phần Sớ giải thích Luận.

– Câu: “Phân biệt về nhiễm, tịnh” Là Luận giải thích tổng quát.

– Từ câu: “Nghĩa là hai câu đầu” tiếp xuống: Là Sớ giải thích Luận.

– Sớ câu: “Nên Luận cùng với kinh tóm lược – bổ sung mà nêu”: Kinh nói: “Nhân nơi Nghiệp nên có sinh”. Luận viết: “Hai câu đầu là theo phiền não nên nhiễm”.

– Sớ câu: “Đây là thuận nơi ý của Luận”: Do Luận nói: “Phiền não”. Nay đem văn của kinh là “Sinh tử”. Căn cứ theo Luận, nên viết: Ở đây là thuận nơi ý của Luận.

– Sớ từ câu: “Hai câu sau là Hành của tư lợi” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ giải gồm năm phần:

Một: Chính thức giải thích về văn của kinh.

Hai: Từ câu: “Phiền não bao trùm cả sinh tử” tiếp xuống: Là dùng Lý để lãnh hội kinh.

Ba: Từ câu: “Trí của Bồ đề” tiếp xuống: Thông tỏ chỗ vấn nạn về “Niết-bàn bao trùm cả Bồ đề”. Sớ có vấn nạn: Tánh Niết-bàn là tận, mới được nói không có chỗ nào cùng tận”; Bồ đề không phải tánh sao nói “Không có chỗ nào cùng tận” vì thế dùng Lý để phù hợp thì hoàn toàn đồng với Niết-bàn.

Bốn: Từ câu: “Nhưng là quán trong Thế Đế” tiếp xuống: Là căn cứ nơi Lý thuận để giải thích chỗ vấn nạn trên. Sợ lẫn lộn với Trí như nêu trước nên thông tỏ nói là khác. Tướng khác như thế nào? Đó cũng như trong Tướng kiến đạo; cũng quán Đế phi an lập, nhưng mà thuộc về sau đạt được (Hậu Đắc Trí). Đây cũng như là Như. Mặc dù quán về Như nhưng là Trí của nơi giáo.

Năm: Từ câu: “Lại nữa, hai câu sau” tiếp xuống: Là lại hiển bày về Lý riêng. Tự có hai ý:

Một là: Tức phần thứ tư nêu ra kệ: Nghĩa là quán về đời trước, đời sau: “Xưa có nay không. Xưa không nay có”. quán về “Không có chỗ nào cùng Tận” tức “Ba đời có pháp” là không thể có. Nơi quyển thứ năm của kinh, phần Sớ giải đã phân biệt, quảng diễn.

Hai là: Từ câu: “Cũng là” tiếp xuống” Là quán về duyên – sinh quán.

Nhưng mười Trí ở trên chính là quán về Trí giáo hóa của Như Lai. Tướng riêng của Trí phai do đối tượng được Quán. Chẳng quán về đối tượng được quán thì đâu biết Trí của Phật. Trí của Phật chứng đắc pháp nội kia. Bồ tát địa thứ tư cũng chứng đắc như thế. Theo đấy mà xét.

– Thứ ba là phần tu hành đối trị:

– Sớ câu: “Đại trí tự lợi khác với phàm phu”: Là nói về hai Hành.

Gồm có bốn đối:

Một: Tự lợi, Lợi tha đối nhau.

Hai: Đại trí, đại bi đối nhau.

Ba: Cứu giúp hàng phàm phu, cứu giúp Tiểu thừa, đối nhau.

Bốn: Chẳng trụ sinh tử, Chẳng trụ Niết-bàn, đối nhau.

Tức chẳng phải là Hành của phàm phu, chẳng phải là Hành của Thánh Hiền mà là Hành của Bồ tát. Phần sau tóm kết thành “Vô trụ” để thâu tóm các phần trước.

– Sớ câu: “Luận chủ có riêng phần Luận về đạo phẩm”: Là nêu ra lý do không giải thích. Nay nói về bốn môn tức không chỗ nào là không nêu đủ.

– Sớ câu: “Nhân giác ngộ của các Thừa”: Là thông tỏ về “Bồ đề” của ba Thừa. Luận Câu Xá phẩm Thánh Hiền viết: Giác tức là Tận, Vô sinh trí. Thuận theo đấy mà gọi là phần”.

Giải thích: Giác là nghĩa vô minh, phiền não đã vĩnh viễn đoạn trừ. Cho nên “Tận Vô sinh Trí” là Thể của Giác ấy. Ba mươi bảy phẩm thuận theo đấy để hướng đến Bồ đề, gọi là Bồ đề phần. Nay thuận hợp, cũng là nghĩa về Nhân.

– Sớ câu: “Hai là hiển bày về chỗ giống khác”:

Văn gồm hai:

Một: Biện minh về Đại, Tiểu, chung riêng có khác nhau.

Hai: Từ câu: “Nếu dựa theo Trí Luận” tiếp xuống: Là nêu rõ về pháp do một Tâm hành có lớn nhỏ mà thành khác. Phần này gồm bốn.

Một là: Xác lập lý.

Hai là: Dẫn chứng.

Ba là: Phân biệt chỗ sai khác.

Bốn là: Chứng minh rộng về nghĩa Đại.

– Sớ từ câu: “Như phân biệt về bốn đế” tiếp xuống: Là phần hai, dẫn chứng. Ngầm dẫn kinh Đại Bát Niết-bàn, tức nơi quyển thứ mười ba, Nam bản là quyển thứ mười hai, Bồ tát Ca Diếp bạch Phật: “Thế Tôn! Ngày trước, một thời đức Phật ngụ nơi rừng Thi Thủ, bên bờ sông Hằng, bấy giớ đức Như Lai cầm một ít lá cây, bảo các thầy Tỳ kheo: Số lá cây hiện có nơi tay Ta là nhiều, hay là của tất cả các thứ cỏ cây nhân nơi đất sinh ra là nhiều? Các Tỳ kheo thưa: Thưa Thế Tôn! Là của tất cả các thứ cỏ cây kia là rất nhiều, chẳng thể tính kể, còn hiện có nơi tay của Như Lai thì ít không đáng kể. Phật dạy: Này các Tỳ kheo! Chỗ thấu đạt về tất cả các pháp của Như Lai thì nhiều như lá của hết thảy các thứ cỏ cây kia, còn chỗ pháp đem ra giảng nói cho các chúng sinh thì chỉ như nắm lá nơi tay. Bồ tát Ca Diếp nêu câu hỏi… Phật dạy: “Thiện nam! Các pháp như thế đều đã được thâu tóm ở trong bốn Thánh đế”. Phần sau nói về Trí có hai thứ là Trung Trí và Thượng Trí… “Thiện nam! Nhận biết về Tướng của đạo ấy có thể lìa bỏ phiền não, đó là Trung Trí. Phân biệt về Tướng của đạo là vô lượng vô biên, chỗ phiền não được lìa cũng là vô lượng vô biên, chẳng phải là đối tượng nhận biết của hàng Thanh văn, Duyên Giác, đó là Thượng Trí.

Giải thích: Ở đây đều nhằm biện minh về bốn Đế có vô lượng Tướng mà đều được thâu tóm trong bốn đế. Cho nên nhận biết về ba mươi bảy đạo phẩm, nếu phân biệt thì có vô lượng tướng, tức ba mươi bảy đạo phẩm thâu tóm vô lượng đạo phẩm.

– Sớ câu: “Chỉ do Tâm hành có lớn nhỏ chẳng đồng”: Là phần ba, phân biệt chỗ sai khác.

Nơi đoạn sau, trong phần giải thích văn sẽ thấy rộng về Tướng ấy.

– Sớ từ câu: “ Kinh Tịnh Danh nói” tiếp xuống:

Là phần bốn, chứng minh rộng về nghĩa của Đại.

Nêu dẫn ba kinh với bốn đoạn văn.

Một: Dẫn kinh Tịnh Danh với hai đoạn văn:

Thứ nhất: Tức đoạn nói về Đồng Tử Quang Nghiêm. Phần đầu đã dẫn rồi, nay chỉ nói về phần giữa: “ba mươi bảy đạo phẩm là đạo tràng vì đều lìa bỏ pháp hữu vi”. Phần sau tóm kết nêu: “Thiện nam! Bồ tát như dùng các pháp Ba-la-mật giáo hóa chúng sinh, thì nơi các động tác như giơ chân lên hạ chân xuống, nên biết đều từ đạo tràng đi đến trụ trong pháp Phật”.

Giải thích: Ý nêu rõ, nơi chốn của đạt đạo tức là đạo tràng. Muôn hạnh nơi sự đạt đạo tức là đạo tràng. Tức là nhân của Đại Bồ đề.

Thứ hai: Tức Nhân của Pháp thân: Cũng là kinh Tịnh Danh, phẩm Phương tiện. Do các hàng quốc vương v.v… đều đến thăm bệnh, Trưởng Giả Duy ma cật, nhân do thân bệnh nên đã vì họ mà giảng nói các pháp. Này chư vị! Thân này là vô thường không có sức mạnh, không bền chắc!… Cho nên chán lìa thân này để vui thích đạt được thân Phật. Thân Phật tức là Pháp thân, từ vô lượng công đức, trí tuệ sinh ra… Từ sáu thần thông sinh ra. Từ ba minh sinh ra. Tư ba mươi bảy phẩm trợ đạo sinh ra”. Đã gọi là có thể sinh ra Pháp Thân, tức nêu rõ chẳng phải là nhỏ.

– Sớ câu: “Kinh Đại Tập gọi là Đà-la-ni, đuốc báu của Bồ Tát”: Là dẫn kinh thứ hai, văn thứ ba. Báu vì gồm đủ các đức. Đuốc sáng vì có một thể phá trừ mọi tối tăm. Thâu tóm tất cả các pháp nên gọi là đà la Ni. Há là nhỏ.

– Sớ câu: “Kinh Đại Bát Niết-bàn viết” tiếp xuống: Là dẫn kinh thứ ba, văn thứ tư, tức nơi quyển thứ hai mươi chín, Nam bản là quyển thứ hai mươi bảy . Kinh viết: “Phật nói: Phật Tánh của chung sinh chẳng là một chẳng là hai. Pháp bình đẳng của chư Phật cũng như hư không, hết thảy chúng sinh đều có chỗ bình đẳng ấy. Như có người có thể tu tập tám Thánh đạo, nên biết người ấy tức đã thấy rõ về Phật Tánh. Thiện nam! Nơi núi tuyết có loài cỏ tên là Nhẫn Nhục, Bò nếu ăn cỏ ấy thì cho ra sữa là đề hồ. Phật Tánh của chúng sinh cũng lại như thế.”

Giải thích: Đây là nghĩa chính. Phần sau, Bồ tát Sư Tử Hống, nhắc lại vấn nạn cũng nêu: “Như Phật đã nói, như có người tu tập tám Thánh đạo tức thấy Phật tánh …” Chỗ vấn nạn ý nói: “Đạo nếu là một thì những người còn lại không có phần”. Cho nên Phật đã nêu ra con đường bằng phẳng để so sánh với tám Chánh đạo. Nơi phần Sớ giải chỉ nêu dẫn nghĩa.

– Sớ câu: “Ba là biện minh về Thể Tánh”: Văn nơi phần Sớ giải có hai:

Một: Chính thức biện minh về Thể Tánh.

Hai: Nêu tổng quát về ngọn nguồn của Tông chỉ.

Trong phần một gồm ba chi tiết:

  1. Căn cứ nơi Giả, Thật để nêu ra Thể.
  2. Căn cứ nơi năm Uẩn để nêu ra Thể.
  3. Căn cứ theo các pháp để nêu ra Thể.

Nơi chi tiết một gồm hai:

Một là: Nêu dẫn.

Hai là: Biện minh xác nhận nghĩa của ba mươi bảy thứ.

Nay nói về phần Một là: Luận Câu Xá, phẩm Thánh Hiền cũng nói: “Ở đây thật sự chỉ có mười: Tuệ, Cần, Định, Tín, Niệm, Hỉ, Xả, Khinh an, cùng Giới, Tầm, là Thể.

Giải thích: Tầm tức trong đây là Tư duy, Khinh an tức là Trừ. Trừ tứclà cách gọi của Trí Luận. Tức nơi kinh gọi là “Y giác phần”. Y là tươi tốt, tức là nghĩa khinh an.

– Sớ từ câu: “Do Tín có hai, Giới có ba” tiếp xuống: Là phần “Hai là”, biện minh xác nhận nghĩa thành ba mươi bảy pháp.

– Nói “Tín có hai”: Tức Tín căn, và Tín lực.

– Nói “Giới có ba”: Tức là Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng trong Bát Chánh đạo.

– Nói “Niệm chia làm bốn”: Tức một là Niệm căn, hai là Niệm lực, ba là Niệm giác trong Thất Giác chi, và Chánh niệm trong Bát Chánh đạo.

– Nói “Tinh Tấn có tám”: Tức bốn Chánh cần là bốn cộng với Tinh Tấn căn. Sáu Tinh Tấn lực. Tinh Tấn Giác phần, và Chánh Tinh Tấn trong bát Chánh đạo.

– Nói “Định có tám”: Tức bốn thần Túc là bốn cộng với Định căn.

Định lực, Định Giác phần, Chánh định.

– Nói “Tuệ có tám”: Bốn Niệm Xứ là bốn. Bốn Niệm ấy lấy Tuệ làm Thể, nhưng Niệm gần gũi. Gần gũi nên gọi là Niệm. Cộng với Tuệ căn, Tuệ lực. bảy là Trạch pháp Giác phần, (Trạch pháp tức là Tuệ), và Chánh kiến. (Kiến tức là Tuệ).

– Nói “Bốn thứ còn lại mỗi thứ đều có một”: Tức Trừ, Hỷ, Xả, Tư Duy.

Do dựa nơi chỗ dần dần chia ra và chẳng chia là hai loại nên không dựa nơi thứ tự của Luận Câu Xá, mà trước nói về Tín, tiếp theo nói về Giới. Nếu theo Luận Tỳ-bà-sa thì có mười hai: Do trong Giới được chia ra Chánh ngữ và Chánh nghiệp. Chín thứ còn lại thì giống với trước. Nay dựa theo Luận Du Già, Câu xá nên chỉ có mười.

– Sớ từ câu: “Lại tóm gọn mười pháp này thành ba Uẩn” tiếp xuống: Là phần “Thứ hai”, căn cứ nơi năm Uẩn để nêu ra Thể. Phân tích thì có ba nghĩa:

Một: Gắn liền với Thật để nêu ra Thể, tức chỉ có ba Uẩn.

Hai: Từ câu: “Trong năm loại pháp” tiếp xuống: Là căn cứ theo năm loại pháp để nêu ra Thể. Do thâu tóm Thọ, Hành làm Tâm sở, nên nơi năm loại chỉ có hai loại (Sắc, Tâm sở) tức không có Tâm vương cùng pháp Bất tương ưng, cùng không có pháp Vô Vi.

Ba: Từ câu: “Nếu chọn lấy Trợ bạn” tiếp xuống: Tức dựa theo pháp tương ưng để nêu ra Thể.

Tâm sở tất dựa nơi Tâm vương, ắt dựa nơi Tưởng để chấp giữ lấy Tướng của Thân. Cho nên Luận Tạp Tập viết: “Trợ bạn, tức là pháp, tâm của Tâm tương ưng kia.”.

– Sớ từ câu: “Nếu chọn lấy đối tượng được duyên, chung cho tất cả pháp” tiếp xuống: Là phần “Thứ ba” căn cứ nơi pháp để nêu ra Thể. Phần này có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Hiển bày rộng về chỗ sai biệt” tiếp xuống: Là phần hai, nêu tổng quát về ngọn nguồn của Tông chỉ. Chẳng muốn dẫn nhiều văn, chỉ khiến nhận biết về gốc.

– Sớ câu: “Bốn là chính thức giải thích văn, tức là nói về Hành tướng”: Văn nơi bản Sớ giải gồm năm:

Một: Nêu chương để chỉ rõ tổng quát.

Hai: Phân định chung về loại riêng.

Ba: Nêu rõ về thứ lớp.

Bốn: Theo văn giải thích riêng.

Năm: Dùng dụ để làm sáng tỏ.

– Sớ câu: “Ba mươi bảy phẩm gồm có bảy loại”: Là phần hai, nhận định chung về loại riêng. Tức là ý của Luận Du Già, Tạp Tập, trong đó chỗ sâu xa của nghĩa đến văn sẽ giải thích.

– Sớ từ câu: “Bảy thứ lớp ấy” tiếp xuống: Là phần ba, biện minh về thứ lớp. Phần này gồm ba chi tiết:

1) Chính thức biện minh về thứ lớp. 2) Lãnh hội cách giải thích khác. 3) Biện giải về tính chất viên dung.

– Nay nói về chi tiết một, tức là ý của Luận Tạp Tập. Cho nên Luận ấy giải thích về bảy Giác chi: “đối tựơng duyên của bảy Giác chi là Tánh như Thật của bốn Thánh đế”. Giải thích về Bát chánh đạo nói: Cảnh đối tượng duyên của Bát Chánh đạo tức là tánh như thật của Bốn Thánh đế ở thời gian sau. Do cảnh giới đối tượng duyên của sau Kiến đạo, cũng chính là cảnh giới trước vốn thấy, vì tánh như thật là Thể. Đây tức là lúc Tu đạo vậy.

Nếu dựa theo Luận Câu Xá, phẩm Hiền Thánh, thì bảy Giác chi tức chính là Tu đạo. Luận nêu câu hỏi: “Sẽ nói về Quả vị nào, Giác phần nào tăng trưởng?” Kệ đáp:

“Nghiệp đầu thuận quyết định

Cùng bậc Tu, kiến đạo

Niệm trụ cùng bảy phẩm

Nên biết thứ lớp tăng”.

Giải thích: “Nghiệp đầu” tức tu về Biệt tướng, Tổng tướng nơi Niệm trụ. Nghiệp đầu này tức có thể soi chiếu về Thân cùng bốn cảnh, dụng của Tuệ hơn hẳn nên gọi là Niệm Trụ tăng.

– Nói “Thuận theo Quyết trạch”: Tức bốn Quả vị như Noãn v.v… Gồm đủ nơi Quả vị “Noãn pháp” mới có thể chứng đắc các phẩm khác. Công đức thù thắng, nên dụng của Tinh tấn hơn hẳn, vì thế gọi là Chánh cần tăng trưởng.

Trong quả vị “Đảnh pháp” có thể duy trì Thiện hướng tới quả vị không thối chuyển, dụng của định hơn hẳn nên nói là thần túc tăng trưởng. Trong quả vị “Nhẫn pháp” ắt chẳng thối thất thiện căn, nghĩa kiên cố được tăng tiến, nên nói là năm căn tăng trưởng. Nơi quả vị “Thế đệ nhất”, chẳng phải là các pháp phiền não của thế gian có thể làm cho chìm khuất phục, đạt được nghĩa không khuất phục, nên gọi là năm Lực tăng trưởng.

– Nói “Cùng bậc Tu, Kiến đạo”: Tức trong quả vị Tu đạo gần nơi quả vị Bồ đề, trợ giác hơn hẳn nên nói là bảy Giác chi tăng trưởng. Còn trong quả vị Kiến đạo mau chóng chuyển biến, nẻo hành chung hơn hẳn nên nói là tám Chánh đạo tăng trưởng. Có Sư khác nói: Ở vị Kiến đạo kiến lập Giác chi, vì như thật giác ngộ biết rõ bốn Thánh đế. Ở hai vị Kiến đạo, tu đạo thì kiến lập chung cho Bát Chánh đạo. Bởi hai vị này đến chung thẳng đi đến thành trí Niết-bàn.

Giải thích nói: Giải thích sau chính là thuận với kinh này. Sau Kiến đạo là Thất giác chi. Giải thích trước tuy Thất giác chi ở trước mà thuộc vị Tu đạo, Bát Chánh đạo ở sau mà thuộc về Kiến đạo, nên căn cứ quả vị thì Bát Chánh đạo trước. Trí Luận cũng nói: Dụng của Tu đạo gọi là Giác. Dụng của kiến đạo gọi là đạo. Giống với ý đầu của Luận câu xá, mà cũng là nghĩa Bát Chánh đạo ở trước vì sau Kiến đạo có Tu đạo.

Lại nữa, Luận Câu Xá viết: “Bảy Giác phần, tám Chánh đạo, toàn bộ là Vô lậu. Ba, Bốn, năm Căn, Lực đều chung cả hai thứ, tức chẳng phải phần trước của kiến đạo có riêng Tu đạo. Nay, ý của phần Sớ giải phù hợp với Luận Tạp Tập cùng Luận Câu Xá, nên cho bảy Giác phần là hiện quán về Tự Thể, tám chánh đạo là sự dấy khởi sau hiện quán”.

– Sớ từ câu: “Có khi tám Chánh đạo ở trước” tiếp xuống: Là phần “Thứ hai” lãnh hội cách giải thích khác, tức là ý của Luận Câu Xá nêu trên.

– Sớ từ câu: “Nhưng ở trên vẫn còn dựa nơi quả vị” tiếp xuống: Là phần “Thứ ba”, biện minh về tính chất viên dung. Phần này gồm ba:

Một: Câu đầu nêu rõ về phần trước, là căn cứ nơi quả vị để nói về nghĩa theo đấy mà tăng trưởng, hơn hẳn.

Hai: Từ câu: “Nếu căn cứ nơi Hành” tiếp xuống: Tức các phần giáo, chứng đều nêu rõ về Tâm ban đầu là tu tập chung. Chỗ thuyết giảng của Đại thừa, Tiểu thừa đều cho phần đầu là tu tập chung.

Ba: Từ câu: “Huống chi là đã nhập vào địa theo Bồ tát”, tiếp xuống: Là đối chiếu về sự ra vào nơi chứng đắc. Từ lâu đã chứng đắc Như há chẳng gồm đủ?

– Sớ câu: “Nay nói về phần một là đối trị điên đảo”: Văn giống như ở trước, gồm bảy phần:

Một: Giải thích tên gọi.

Hai: Nêu ra Thể.

Ba: Biện giải về chỗ sai biệt của Tướng.

Bốn: Làm rõ nguyên do.

Năm: Biện minh về thứ lớp.

Sáu: Nêu rõ về chỗ chung riêng của điên đảo.

Bảy: Biện minh về chỗ quán các tướng của đồng, dị.

Một: Giải thích tên gọi. Như nói “Niệm Xứ” thì Xứ chỉ căn cứ nơi đối tượng được Trụ. Nếu nói “Niệm trụ” thì Trụ thì chung cho cả chủ thể, đối tượng.

– Sớ từ câu: “Thể Thật là Tuệ” tiếp xuống: Là phần hai, nêu ra Thể. Nếu dựa theo Luận Tạp Tập thì gồm đủ cả hai là Thể. Luận viết: “Niệm Trụ là Tự Thể”. Nghĩa là Tuệ và Niệm. Do trong kinh Phật có nói về Tùy Quán cùng Niệm Trụ, nên nay phần Sớ giải theo chỗ tăng trưởng mà cho Tuệ là Thể. Luận Câu Xá nói: “Bốn Niệm Trụ, Chánh đoạn, thần túc, theo Tuệ tăng thượng, gắng sức nơi Định là Thể, pháp thật là “Gia hạnh thiện”.

– Nói “Gia hạnh Thiện” tức là tương ưng với năm Uẩn. Như phần tiếp sau nêu rõ về trợ bạn. Chánh cần, thần túc cũng giống như thế. Niệm xứ một thời biện minh về Thể. Mà phần Sớ giải nói: “Do Niệm nên đạt được Trụ” tức ý của Luận Tỳ-Bà-Sa. Như Luận Câu xá nói: Lý thật sự do Tuệ, khiến Niệm trụ ở cảnh. Người như thật thấy có thể ghi nhận rõ ràng (Minh ký) cho nên, chỉ chọn Tuệ làm Thể. Sớ nay dựa vào Luận Tỳ-bà-sa, tức là nguồn gốc. Tức phải có minh ký thì Tuệ mới trụ. Cho nên đầy đủ là do Tuệ, do Niệm mà đạt được Trụ.

– Sớ từ câu: “Luận Tạp Tập nói: Hết thảy pháp Bồ đề phần” tiếp xuống là phần ba, biện giải về chỗ sai biệt của Tướng. Cũng chính là dẫn chứng, chứng minh với văn trước, sau nơi phần nêu ra Thể. Tức quyển thứ mười của Luận. Gồm hai:

Một: Nêu ra năm tên gọi.

Hai: Từ câu: “Nay nói về phần một” tiếp xuống: Là căn cứ theo chỗ tương đương để phân định giải thích.

Thứ nhất: “Đối tượng được duyên hợp” như làm rõ bốn nguyên do.

Thứ hai: “Tự Thể”: Như ở trên “Nêu ra Thể”.

Thứ ba: “Tu tập”: Như phần tiếp sau giải thích văn.

Ba môn này chỉ nêu ra tên gọi.

Thứ tư: Từ câu: “Phá trừ bốn điên đảo” tiếp xuống: Là dẫn Luận để biện minh về Quả.

– Câu: “Hướng nhập nơi bốn đế”: Do Thân niệm xứ nên “Hướng nhập” nơi Khổ đế. Vì mọi sắc thân hiện có nên đều là Hành khổ, là chỗ hiển bày mọi thứ thô, trọng. Do đó khi tu quán về Hành thì có thể đối trị được.

Khinh an nơi thân, sinh khởi sai biệt. Do Thọ niệm trụ nên “Hướng nhập” nơi Tập đế. Vì có được các Thọ như Lạc thọ v.v… là hòa hợp với nơi chốn nương tựa như Ái v.v…

Do “Tâm niệm trụ” nên “Hướng nhập” nơi Diệt đế .

Do “Pháp niệm trụ” nên “Hướng nhập” nơi Đạo đế. Là đoạn trừ pháp của đối tượng được đối trị, để tu tập pháp của chủ thể đối trị.

– Nói “Thân v.v… lìa mọi trói buộc”: Là văn của Luận. Luận viết: “Lại, bốn loại ấy, như thứ lớp kia, có thể chứng đắc quả ly hệ nơi Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Do đấy mà tu tập, dần dần có thể xa lìa mọi thứ thô, trọng của Thân v.v…”.

Hỏi: Trên liệt kê có năm, sao giải thích chỉ bốn?

Đáp có hai nghĩa: 1) Kinh nói chỉ có bốn, nên Sớ trên nói: Văn hoặc lược bỏ không còn. 2) Trước đã nói chung trong phần nêu ra Thể, nghĩa là tâm pháp tâm tương ưng kia. Kia là hai pháp niệm và Tuệ. Giải thích: Luận nói “Đẳng” (v.v…) là chọn lấy Tâm bất tương ưng hành và bốn tướng đồng thời, cũng là loại trợ bạn không phải là một.

– Sớ từ câu: “Bốn Pháp của Thân ấy v.v… ba pháp trước là ba Uẩn” tiếp xuống: Là phần bốn, làm rõ bốn nguyên do. Gồm hai chi tiết:

Một: Đối trị nơi Ngã.

Hai: Đối trị nơi Chướng.

Một: Đối chiếu với Uẩn có chia, hợp. Vì nhằm phá trừ Ngã, Ngã có bốn loại nên hợp làm bốn. Tức là giải thích cảnh của đối tượng được duyên ở trước. Luận Tạp Tập viết: “Đối tượng được duyên của Niệm trụ là Thân, Thọ, Tâm, Pháp”. Ở trên đã biện minh tóm lược. Luận viết tiếp: “Lại có bốn sự: Tức là Ngã sở y Sự v.v…”. Nay phần Sớ giải chỉ nêu ra tên gọi, nhưng nơi Luận thì có giải thích:

“Do nhận biết điên đảo, hàng phàm phu si mê đa phần chấp Ngã, dựa vào đấy cho là có căn thân (Tức Ngã sở y Sự)), và thọ dụng khổ, lạc (Tức Ngã thọ dụng Sự), chỗ thấu rõ về Cảnh, Tướng (Tức Ngã Tự thể Sự), do Tham v.v… Cho nên cấu nhiễm, do Tín v.v… Cho nên thanh tịnh (Tức Ngã nhiễm tịnh Sự). Do đấy, trước hết là phải quan sát đúng về sự tướng chân thật, nên tạo lập bốn thứ Sự ấy làm cảnh của đối tượng được duyên”.

– Sớ từ câu: “Chỗ chính yếu của bốn Niệm xứ ấy”: Tiếp xuống: Là chi tiết hai, đối trị chướng. Chướng có bốn. Tức là lần nữa biện minh môn thứ năm là Tu quả để đối trị bốn điên đảo. Hợp năm môn làm bốn.

– Nói “Đối trị ba điên đảo kia có thể nhận biết”: Tức như câu đầu khổ (Thọ thị khổ) là đối trị điên đảo về Lạc. Vô thường đối trị Thường. Vô ngã đối trị Ngã. Luận kia nói: Tu tập quán chẳng đối trị nên thấu rõ các Thọ đều là khổ, thông suốt các Thức là dựa vào duyên nên có sai biệt, từng niệm biến đổi khác, quán sát nhiễm tịnh, chỉ có các pháp không có tác dụng. Có thể nhận biết rõ như thế gọi là Tu quả.

– Sớ từ câu: “Thứ lớp ấy” tiếp xuống: Là phần năm, biện minh về thứ lớp. Gồm hai chi tiết:

Một: Chính thức biện minh.

Hai: Giải thích chỗ vướng mắc.

Nay nói về chi tiết một: Nói “Từ thô đến vi tế”: Tức Thân sắc là thô nhất. Thọ lãnh cảnh giới bên ngoài, so với Thân là thô kế tiếp. Tâm lại là sau nữa vì không căn cứ nơi cảnh, Pháp là hết sức vi tế vì thâu tóm cả Niết-bàn. Thô thì dễ đối trị nên viết là “Từ Thô đến vi tế”, tức dùng giáo pháp để đối trị.

– Tiếp theo, dẫn “Trí Luận viết” tiếp xuống: Là chứng minh về tướng trạng của sự đối trị thứ lớp.

– Sau, nói “Phá trừ bốn thứ điên đảo ấy” tiếp xuống: Là tóm kết về công năng của Hành (Chánh Hành), cũng là “Tu quả”. Tức đối nơi chấp thường v.v… cho là Vô thường v.v… Đó là Chánh hành, nhưng chẳng phải là Thật tướng. Nhờ đây mà tỏ ngộ về Thật, nên gọi là “Môn”.

– Sớ từ câu: “Như thế thì” tiếp xuống: Là chi tiết hai, giải thích chỗ vướng mắc. Tức vướng mắc về sự mâu thuẩn của thứ lớp. Cho nên phần đáp cho rằng có nghĩa riêng biệt. Nghĩa là đây căn cứ chỗ nặng nhẹ; trước dựa vào sự thô tế Tức là: Điên đảo về Thường là nặng nhất. Bởi chấp tâm vương, cho đó là Thường nên sinh ra tà kiến, chấp không nhân, không quả không thiện, không ác, vì thế là nặng nhất. Tiếp điên đảo về lạc là nhẹ. Vì trước đó chỉ là vọng chấp cho là Lạc, không hẳn đó là tà kiến, chấp lạc thọ là thường hằng thế lỗi lầm cũng cạn hơn điên đảo trước (thường). Tiếp đến đối với Tưởng hành cho là có chủ thể (điên đảo ngã), tuy chấp vậy, cũng không chướng ngại cho sự tu hành. Cho nên đây là chỗ nhẹ tiếp sau điên đảo trước. Tiếp đến chấp thân này là thanh tịnh (điên đảo tịnh), thì chỉ sinh khởi vọng Tham, không có lỗi lầm lớn, nên là chỗ nhẹ nhất, để ở sau cùng.

– Sớ từ câu: “Nhưng bốn xứ này” tiếp xuống: Là phần sáu, nêu rõ về chỗ chung riêng của điên đảo.

“Thông thường đều nêu lên bốn” tức là nghĩa chung. Như về một Thân, trước hết là chấp về sự tương tục, chỉ là Trụ, tức Thường. Có Thân là Lạc. Thân tức là Ngã. Tô điểm, nâng niu, nên gọi là Tịnh. Ba pháp còn lại (Thọ, Tâm, Pháp) theo đấy mà xét.

– Tiếp theo, từ câu: “Theo chỗ có nhiều hơn” tiếp xuống: Là biện biệt về nghĩa riêng. Tức Thân thì chấp nhiều về Tịnh. Thọ thì chấp nhiều về Lạc v.v…

– Sớ từ câu: “Nhưng Quán Bất tịnh v.v… là chung nơi Đại, Tiểu” tiếp xuống: Là phần bảy, biện minh về chỗ quán các Tướng đồng dị.

Phần này gồm bốn:

Một: Chính thức biện minh về Tướng khác nhau.

Hai: Dẫn chứng để thành lập.

Ba: Chỉ rõ riêng về Tướng quán.

Bốn: Hiển bày chung chẳng phải là riêng.

Nay nói về phần một, dẫn Luận Du Già để giải thích về Tiểu thừa, cũng lược nêu về Đại thừa. Tu tập đủ hai Đế, nhưng tu về Thế Tục đế phần nhiều giống Tiểu thừa. Nhưng biết duyên với giả, không cho đó là Thật, thì khác với Tiểu thừa.

– Sớ từ câu: “Kinh Đại Tập, Bát-nhã” tiếp xuống: Là phần hai, dẫn chứng để thành lập. Gồm hai chi tiết:

Một là: Chính thức chứng minh về Tướng của sự tu tập.

Hai là: Nêu rõ về việc phá trừ điên đảo.

Một là: Dẫn hai kinh (Đại Tập, Bát-nhã) và một Luận (Trí Luận) để nêu rõ đủ về hai sự tu tập. Phần sau, dẫn kinh Vô hành nói về cách Tu “Như Thật” nhưng trí luận nói: Cho đến không nghĩ đến Thân, Thọ, Tâm, Pháp, tức đã vượt qua Thế tục đế nên nói “Cho đến” Quán thân là không v.v… cũng không giữ lấy cái không mới là cái thật của chân như.

– Từ câu: “Nhưng có hai ý “ tiếp xuống: Là chi tiết hai, nêu rõ chỗ phá trừ điên đảo. Phần này gồm ba:

  1. Chính thức xác lập Lý.
  2. Nêu dẫn rộng để chứng minh, xác nhận.
  3. Tóm kết xác nhận về nghĩa chính.

Một: Có hai ý: Chỉ chung cho chỗ Kinh, Luận ở trước, chỉ dùng cho Pháp tánh chính là để phá trừ bốn điên đảo. Hầu hết đều căn cứ nơi Tánh Tướng cùng tu tập mà nói. Ý sau là pháp không rỗng lặng, tức chỉ căn cứ nơi Chân thật mà nêu bày. Trung Luận viết:

“Chư Phật hoặc nói Ngã.

Hoặc nói về phi Ngã

Trong tướng thật các pháp

Không Ngã, không phi ngã”.

Cũng có thể nói:

“Chư Phật hoặc nói Thường

Hoặc nói về Vô thường

Trong Tướng thật các pháp

Không thường, không vô thường”.

Về Lạc, Tịnh cũng vậy.

– Sớ từ câu: “Kinh Thắng Man cũng nói” tiếp xuống: Là phần “Thứ hai” nêu dẫn rộng để chứng minh, xác nhận đầy đủ về hai ý trên. (Dẫn kinh Thắng Man, đoạn mười hai, Hoàng hậu Thắng Man nói về điên đảo và chánh kiến, cùng giải thích.) Kinh nói: Kẻ học thức phàm phu có hai kiến chấp điên đảo. Bậc trí tuệ Phật Bích chi tất cả A-la-hán đều là thanh tịnh. Người có biên kiến (kiến chấp thiên về một phía) là phàm phu. Đối với năm Ấm, kiến chấp là Ngã, rồi vọng tưởng chấp đắm nảy sinh ra hai kiến chấp gọi là Biên kiến, đó gọi là kiến chấp (chấp vào sự nhận biết) Thường, kiến chấp đoạn. Kiến chấp các hành vô thường là Đoạn kiến, không phải Chánh kiến, Kiến chấp Niết-bàn là Thường tức thường kiến, không phải Chánh kiến mà là vọng tưởng kiến nên nhận thấy (kiến) như thế này: Đối với các căn thân phân biệt tư suy, ở pháp hiện tại thấy hoại, ở có tương tục không thấy tương tục nên khởi đoạn kiến. Vì vọng tưởng kiến nên ở tâm tương tục, ngu si ám muội không hiểu, không biết cảnh giới, ý thức trong từng sát na, nên dấy khởi Thường kiến. Vì vọng tưởng kiến nên đối với những nghĩa kia, hoặc thái quá, hoặc không hiểu đến, nên làm phân biệt các Tưởng khác nhau. Hoặc là đoạn, hoặc là thường, nên chúng sanh đối với trong năm Ấm là vô thường tưởng là Thường, là khổ tưởng là Lạc, là vô ngã tưởng là Ngã, là bất tịnh tưởng là Tịnh, đảo ngược điên cuồng. Bậc trí tuệ thanh tịnh Bích chi Phật và tất cả A-la-hán đối với cảnh giới nhất thiết trí và pháp thân Như Lai, vốn là chỗ không thể nhận thấy. Hoặc có chúng sinh tin lời Phật khởi tưởng về Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, không phải kiến chấp điên đảo, đó gọi là Chánh kiến, vì sao? Vì Pháp thân của Như Lai Ba-la-mật Thường hằng, có thể thấy pháp thân của Phật là như thế tức gọi là sự nhận thấy chân chánh (Chánh kiến) người có chánh kiến chính là đệ tử thật sự của Phật, được sinh ra từ miệng Phật, từ chánh pháp từ pháp hóa độ nhận được của cả thù thắng nơi pháp. Trí tuệ thanh tịnh của Thế tôn, là trí Ba-la-mật của tất cả A-la-hán. Bích chi Phật. Trí tuệ thanh tịnh ấy, tuy gọi là thế mà đối với Diệt đế kia còn không phải cảnh giới huống là trí tuệ nơi bốn đức.

Giải thích: Văn kinh nói trên có một số điều quan trọng: Thứ nhất: Thấy các Hành vô thường, Niết-bàn là thường gọi là Đoạn kiến, thường kiến, tức có hai ý: 1) Vì tâm chấp tướng mà thấy nên không hợp với Thể của pháp. Ý này rất sâu diệu, tức hai kiến Thường và Vô thường phải đều diệt hết mới có thể thấy Lý. 2) Thấy sinh tử là thật có, có thể đoạn. Thấy Niết-bàn là thật có, có thể chứng. Nhưng không hợp với thể của pháp, không biết có thanh tịnh nói sanh tử, vô tránh nói Niết-bàn. Sinh tử và Niết-bàn cả hai đều không thể có đạt được. Nếu biết rõ như thế, tức không phải thấy là hai.

Thứ hai: Từ câu “Đối với các căn thân…” tiếp xuống là chỉ căn cứ vào uẩn sinh tử mà dấy khởi Đoạn thường kiến.

Thứ ba: Từ câu “Đối với nghĩa kia…” tiếp xuống là cùng tóm kết hai kiến chấp trên. Khởi kiến chấp về nghĩa thứ nhất là “Thái quá”.

Khởi kiến chấp nghĩa thứ hai: Không biết sát na hoại là đoạn, không biết tâm tương tục là thường, tức “không hiểu kịp (bất cập).

Thứ tư: Từ câu “Chúng sinh đối với trong năm Ấm… tiếp xuống là nói về Chánh kiến. Nghĩa là phá “Sinh tưởng vô thường tưởng là thường” vì trí tuệ thanh tịnh của Nhị thừa thấy pháp thân của Như lai là Thường Lạc, Ngã, Tịnh, vì chánh kiến của Bồ tát phá điên đảo về thường v.v… Rộng nói bệnh mà lược nói về thuốc, không nói tu Vô thường hành để phá thường, nên hiển bày Như Lai. Thông thường chỉ nêu thuốc mà lược nói bệnh không nói Nhị thừa nghĩa là Pháp thân bình đẳng, vô thường cũng bình đẳng. Nhưng đều căn cứ vào năm uẩn, tức nêu chung về bốn Niệm, tùy theo mỗi một Ấm, dung nạp nghĩa của dấy khởi bốn sự điên đảo. Nếu nói tổng, ý là riêng tức câu “Vô thường tưởng là Thường” thuộc tâm niệm xứ. Câu “Khổ tưởng lạc” là Thọ niệm xứ. “Vô ngã tưởng Ngã” là Pháp niệm xứ. “Bất tịnh tưởng tịnh” là Thân niệm xứ.

Đã là ba lớp phá trừ nơi tám thứ điên đảo nên nói: Kinh Thắng man cũng dùng bốn niệm xứ phá trừ Tám điên đảo.

– Sớ từ câu: “Đã dứt trừ tám điên đảo” tiếp xuống: Là phần “Thứ ba”, tóm kết xác nhận về nghĩa chính. Đối chiếu với đoạn kinh Thắng Man nêu dẫn trên cùng có ba ý:

Một: Nếu căn cứ nơi ý thứ nhất, thì chấp trước sinh tử là vô thường, Niết-bàn là thường v.v… tức là tám điên đảo. Vô niệm mà nhận biết sinh tử là Vô thường, Niết-bàn là thường tức là tám Hành.

Hai: Nếu dựa vào ý thứ hai thì chấp nơi sinh tử hoặc thường, vô thường đều thành điên đảo. Tức chẳng phải là thường, chẳng phải là Vô thường mới là tám Hành.

Ba: Nếu dựa vào ý thứ ba, thì sinh tử là Thường, Phật là vô thường, tức là tám điên đảo. Nếu cho sinh tử là Vô thường, Phật pháp là thường tức là tám Hành.

Dựa vào ý thứ ba tức cùng soi chiếu về Thường, Vô thường. Cho nên kinh đã dẫn dụ về “Hai con chim” để chỉ Thường cùng Vô thường không hề lìa nhau. Dựa nơi hai ý trước để cùng “Phủ nhận” cả Thường, Vô thường. Cho nên Trung luận đã viết (như vừa dẫn ở trên). Phần còn lại như đoạn tiếp sau đã nói.

– Sớ câu: “Niết-bàn, Song Thọ, bốn đôi, tám chiếc: Là nêu dẫn Sự để chứng minh, xác nhận về nơi chốn Niết-bàn của đức Như Lai. Bốn mặt, mỗi mặt đều có một cặp cây Sa-la. Sa-la ở đây là kiên cố. Đại Sư Pháp Dao nói: “ Gió sương không thể làm cho thay đổi. Bốn mùa không thể khiến cho chuyển dời, để so sánh với chất kim cương của Pháp Thân. Già, chết không thể làm cho biến hoại. Niệm niệm chẳng thể chuyển dịch là Tướng của Thường, Lạc”.

– Nói “Bốn cặp”: Kinh Đại Bát Niết-bàn quyển thứ ba mươi viết: “Thiện nam! Cặp cây ở phía đông, tiêu biểu cho sự phá bỏ Vô thường để thành Thường. Cho đến cặp cây ở phía Bắc là tiêu biểu cho sự phá bỏ Bất tịnh để đạt được Tịnh”.

Giải thích: Đã gọi “Cho đến” tức phần lược bớt là: “Cặp cây ở phía Nam là nhằm phá trừ khổ để đạt được Lạc. Cặp cây ở phía Tây là tiêu biểu cho sự phá bỏ Vô Ngã để đạt được Thật Ngã”.

Lại như kinh Xà Duy viết: “Phía Đông một cặp cây ở nơi sau Phật. Phương Tây một cặp cây ở nơi trước Phật. Phía Nam một cặp cây ở nơi chân Phật. Phía Bắc một cặp cây ở nơi đầu Phật. Phật nhập Niết-bàn rồi thì hai cặp ở Đông, Tây hợp làm một cây, hai cặp Nam Bắc cũng hợp làm một. Hai cây được kết hợp thảy đều rũ tàng che phủ Như Lai. Cây ấy cũng có thể hiện sự thương cảm nên thảy biến thành màu trắng”. Kinh Đại Bát Niết-bàn quyển một nói: “Bấy giờ, Rừng Sa-la hốt nhiên biến thành màu trắng, giống như lông loài Hạc trắng”.

Giải thích: Vì đối với trước sau, nên trước nêu về Đông, tiếp theo nêu về Tây. Trước là phá trừ bốn điên đảo, xong theo phía phải mà chuyển.

– Câu: “Lại, đầu hướng về Bắc”: Kinh Tăng Nhất A Hàm viết: “Biểu thị cho Phật pháp được tồn tại lâu dài nơi phương Bắc.” Kinh Trường A hàm quyển thứ tư nói: Phật bảo A nan: Hãy an đặt đầu ta ở hướng Nam, mặt ở hướng bắc, khiến cho Phật pháp được tồn tại lâu dài ở phương Bắc”. Đây là người dịch không hiểu hết toàn văn, làm sao có đầu hướng Nam, mặt ở hướng nam, mặt ở hướng Bắc được? Nên nói đầu ở hướng Bắc là chính xác. Nhưng Kinh kia lại nói: Vẫn còn thuận theo căn cơ yếu kém. Nay tìm hiểu về ý, thì phương Bắc chủ về diệt, nên tiêu biểu chứng đắc tịch diệt. Bao gồm hiển bày trải quá Đạo, trái với khổ quán ở tập. Nhưng văn kinh kia không có câu “Khô, tươi” tiêu biểu trong pháp thì có thường vô thường. Xét theo giải thích của trí giả Đại sư thì nói có “Khô, tươi” đã tiêu biểu cho thường v.v… Hoặc tìm hiểu về nghĩa, hoặc có riêng căn cứ. Theo Ngài Tăng Lượng thì cao năm trượng, trên hợp tàn, dưới tách ra, hoa trắng nuốt, quả to như cái bình, hương vị đầy đủ. Nay cho là một cặp xanh tươi, một cặp khô héo. Nói rõ pháp không thiên lệch. Giải thích. Nhưng chưa biết căn cứ về Lý thì thấy sáng rõ. Cho nên dùng một cặp khô héo tiêu biểu thế gian vô thường, một cặp xanh tươi tiêu biểu Niết-bàn Thường v.v… người không nghiên cứu chủ nghĩa thấy ở sự không biết Như Lai biểu hiện rất rõ ràng, để biểu thị người tu hành trừ tám thứ điên đảo ấy.

– Sớ từ câu: “Kinh Đại phẩm nêu rõ dùng Nhất Thiết chủng tu tập” tiếp xuống: Là phần thứ ba (của phần bảy: Biện minh về chỗ quán các tướng đồng, dị) chỉ rõ riêng về Quán tướng. Nhưng chỗ dẫn chứng ở trên đã gồm luôn phần chỉ rõ riêng này, có đủ ý của năm Giáo:

Một là: Trong Luận Du Già nói về Thanh văn địa, tức là Tiểu thừa giáo. Tiếp theo, căn cứ nơi Đại thừa với sự tu tập riêng về hai đế, tức ý của Thủy giáo.

Hai là: Dẫn kinh Đại Tập, Bát-nhã để cùng nêu rõ chung về hai ý. Hoặc Tánh Tướng song hành, tức chứng minh, xác nhận nghĩa trước. Hoặc Tánh tướng thông hợp thấu triệt tức là ý của Chung giáo. Ba là: Nếu dẫn kinh Vô Hành, tức ý của Đốn giáo. Nay dẫn kinh Đại Phẩm, nói về sự tu tập nơi Nhất Thiết Chủng Trí, tức là ý của Viên Giáo.

– Sớ câu: Câu “Văn có ba”:

Một: Dẫn kinh để nêu lên chỉ rõ.

Hai: Trưng dẫn để giải thích về Quán tướng.

Ba: Tóm kết tán thán về sự sâu rộng.

Nay nói về phần một: Gọi là “Tu tập theo Nhất Thiết Chủng” tức là dùng Nhất Thiết Chủng Trí tu tập giống như Phật. Về nghĩa của ba Trí thì như đã dẫn trước. Nhưng có ba ý:

  1. Đối với Tiểu thừa, Đại thừa để nói Nhất Thiết Trí, thì Bồ tát là đạo Chủng Trí, Như Lai là Nhất Thiết Chủng Trí. Nay chẳng phải là ý này.
  2. Đối chiếu riêng nơi ba đế, cũng nhằm biện minh về ba Trí. Nay cũng không phải là ý này.
  3. Căn cứ nơi Giáo. Viên Giáo thì một đế, ba đế đều tu tập theo tính chất viên dung, thông hợp cả nhân, quả. Nay chính là ý này.

– Sớ từ câu: “Thế nào là tu tập theo Nhất Thiết Chủng” tiếp xuống: Là phần hai, trưng dẫn để giải thích về Quán tướng. Trước là nêu ra. Sau, từ câu: “Nên quán về sắc của Thân này” tiếp xuống: Là giải thích.

Phần giải thích gồm hai:

Một: Căn cứ thẳng nơi bốn cảnh để biện minh về ba Quán.

Hai: Cũng căn cứ theo “Khô, Tươi” để biện minh về ba Quán.

Nơi phần một gồm hai chi tiết:

  1. Biện minh riêng về Thân niệm (Niệm xứ về Thân Thân bất tịnh).
  2. Từ câu: “Thân niệm đã như thế” tiếp xuống: Là đối chiếu với ba niệm còn lại. (Thọ, Tâm, Pháp).

Trong phần một cũng gồm hai:

Một là: Căn cứ theo một, nhiều để biện biệt về ba Quán.

Hai là: Căn cứ theo Tánh tướng để biện giải về ba Quán.

Nơi phần “Một là” nói: “Pháp tánh là duyên sinh, nên là sắc thì tất cả là sắc”: Tức là quán về sắc của Thân này chẳng phải chỉ là sắc được sinh ra do hư vọng điên đảo, hoặc cho là bất tịnh, hoặc cho là không, chính là mê chấp nơi Pháp tánh. Hợp nơi Pháp tánh là tùy duyên mà sinh, gọi là Tánh khởi. Do Tánh dung thông tướng nên một, nhiều tự tại. Tức như nơi Trung luận, kệ thuộc phẩm Tứ đế viết: “

“Pháp do nhân duyên sinh

Tôi nói tức là không

Cũng gọi là Giả danh

Cũng là nghĩa Trung đạo”.

Bốn câu kệ này, câu một là hiển bày chung về đối tượng được nương tựa. Ba câu sau đều gắn liền với câu một ấy. Tức:

  • Câu hai: Nhân duyên nên không.
  • Câu ba: Nhân duyên nên có.
  • Câu bốn: Nhân duyên nên là Trung đạo.

Nay, Pháp tánh là duyên sinh, nên một là Sắc thì tất cả là Sắc. Tức nhân duyên nên có. Như ba Thừa duyên sinh thì mỗi mỗi đều duyên sinh. Nay thì Pháp tánh duyên sinh, mà Pháp tánh dung thông nên khiến trong một sắc có tất cả sắc. Kinh Đại Phẩm viết: “Hết thảy pháp đều hướng đến Sắc”. Tức tất cả đều là Sắc, nên trong mười một sắc, nêu lên một là thâu tóm toàn bộ.

– Câu tiếp theo nói: “Duyên sinh tức không, nên tất cả sắc là một sắc”: Là luận giải thích. Duyên sinh nên không, tức là sai biệt với muôn sự khác nhau, song là sắc của một tánh không.

– Câu: “Pháp tánh là Trung đạo nên chẳng phải là một chẳng phải là tất cả”: Tức Luận nêu: Nhân duyên nên Trung đạo. Cùng phủ nhận tưc là cùng từ chối. Biện giải về Trung là do một cùng với tất cả cùng hỗ tương xâm đoạt. Nơi phần sau cùng soi chiếu để biện giải về Trung đạo, Tánh, Tướng hiện rõ nên chẳng thể hủy hoại.

– Sớ câu: “Cũng chẳng phải là Sắc, chẳng phải là chẳng sắc, là cùng soi chiếu về Sắc, chẳng sắc”: Là phần “Hai là”, căn cứ nơi Tánh Tướng để biện biệt về ba Quán. Tức một – nhiều cùng hợp. Các số nêu trên đều thuộc Tướng thâu tóm. “Chẳng phải là Sắc” là Tánh. Văn chỉ hiển bày về Trung quán, lược không nói Không Quán và Giả Quán. Nếu nêu đủ thì là: “Pháp tánh duyên sinh nên là Sắc. Duyên sinh tức không nên chẳng phải là Sắc. Pháp tánh tức Trung, nên chẳng phải là Sắc, chẳng phải là chẳng sắc”. Cũng gồm đủ nghĩa ngăn chận, soi chiếu về Trung đạo.

– Sớ từ câu: “Thế nào là Khô, Tươi” tiếp xuống: Là phần hai (của phần giải thích) cùng căn cứ nơi “Khô tươi” để biện minh về ba Quán.

Gồm hai:

Một: Biện minh riêng về Thân niệm.

Hai: Từ câu: “Ba Niệm còn lại” tiếp xuống: Là tóm kết, đối chiếu .Nơi phần “Một” cũng có hai chi tiết:

Thứ nhất: Biện minh về Kho, Tươi, tức hiển bày về Không, Giả.

Thứ hai: Từ câu: “Do tám điên đảo ấy cùng phá” tiếp xuống: Là biện biệt về trung gian, tức là nghĩa Trung đạo.

Trong phần “Thứ nhất” lại chia làm hai:

Một là: Nêu lên bệnh của đối tượng được trị.

Hai là: Từ câu: “Nay Quán sắc chủng tức không” tiếp xuống: Là biện minh về chủ thể đối trị là “Pháp dược”.

Nói “Giả trí thường tịnh”: Tức do trong Giả quán đã phân biệt về Danh, Tướng nên biết rõ chỗ bất tịnh hàng của phàm phu đã vọng chấp cho là Tịnh. Hàng Nhị thừa cho Vọng là Thật, nghĩa là chẳng tịnh. Nay dựa nơi Phật Tuệ như chỗ nhận thấy của Phạm Vương Loa Kế (Kinh DuyMa) Vì thế gọi là “Thường tịnh”.

Trong phần nói về Trung đạo gồm hai:

Một: Tóm kết phần trước, phát sinh phần sau. Tức cùng soi chiếu để biện biệt về phần Trung đạo.

Hai: Từ câu: “Quán sắc từ cõi gốc” tiếp xuống: Tức cùng ngăn chận để biện giải về Trung đạo. Phần còn lại có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Đó là pháp dược của sự đối trị” tiếp xuống: Là phần thứ ba (Phần giải thích ý của Viên giáo), tóm kết, xác nhận chỗ sâu rộng.

Phần này gồm ba:

Một: Tóm kết về bốn Niệm. Như chỗ thường biện minh, Thân v.v… chính là đối tượng được duyên. quán về Vô thường v.v… chính là nhằm phá trừ chấp Thường v.v… Nay bốn Niệm của Pháp tánh, nên mỗi mỗi Niệm đều phá trừ tám điên đảo. Vì thế gọi là pháp dược. Trí Quán xứng hợp với Tánh mới gọi là Niệm. Xứ của bốn Niệm đều gồm đủ ba đế, tất cả đều viên dung.

Hai: Từ câu: “Tất cả tức Không” tiếp xuống: Là tóm kết về ba Quán nêu trên.

Ba: Từ câu: “Chỉ một niệm” tiếp xuống: Là tóm kết, tán thán. Phần còn lại theo đấy có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Nay kinh chỉ nói” tiếp xuống: Là phần bốn (của phần bảy: Biện minh về chỗ Quán các tướng đồng, dị) hiển bày chỗ chung chẳng phải là riêng, trong đó có hai phần riêng.

– Sớ câu: “Nay, thứ nhất là quán về Thân”: Luận Du Già nêu rõ có ba, mỗi thứ đều có Thể riêng. Thân là nghĩa tích tụ, nên vật vô tình bên ngoài cũng được gọi là Thân. Theo Trí Luận thì có hai ý:

Một là, căn cứ nơi ba người Tu Quán đều riêng.

Hai là, căn cứ nơi một người Tu Quán có chỗ cạn, sâu.

– Sớ câu: “Nay, thứ nhất là Quán Nội Thân”: Văn nơi phần Sớ giải gồm bốn:

Một: Niệm xứ của đối tượng được duyên. “Đối tượng được duyên” tức Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nay biện minh về chỗ nội thân, tức nêu riêng phần ít trong Thân dùng làm đối tượng được duyên.

– Sớ từ câu: “Tiếp theo là tuần tự quán về Thân” tiếp xuống: Là phần hai nói về Tu Tập. Gồm hai chi tiết:

Thứ nhất: Nêu tổng quát. Dùng gì để tìm cầu? Luận Du Già cho là ba Tuệ tức là văn, Tư, Tu. Đây cũng là ý của Luận Tạp Tập. Phần giải thích nơi Luận, lời văn ẩn giấu nên dùng ý để giải thích. Luận nói: Thế nào là tu quán theo thân? Là do Tùy thuận quán, phân biệt thân ảnh tượng và thân bản chất là bình đẳng. Tùy thuận quán nơi thân, cảnh, tùy thuận quán nơi tánh tương tợ của thân. Cho nên gọi là ở thân quán theo thân. Do môn tùy thuận quán sát, phân biệt thân ảnh tưởng, mà được quán sát kỹ về thân bản chất.

– Sớ từ câu: “Tiếp theo là cần, dũng” tiếp xuống: Là chi tiết thứ hai. Hiển bày riêng về nghĩaTu. Phần Sớ giải thuận theo kinh nêu lược. Nếu dựa theo Luận Tạp Tập thì: “Lại nữa, Tu Tập, tức dục, cần, khuyến khích, cố gắng, dũng mãnh không ngừng nghỉ, chánh niệm, chánh tri cùng chẳng phóng dật”. Về chỗ sai biệt của sự tu tập, ở đây có chín thứ Tu:

Thứ nhất: Luận viết: “Tu tập theo dục” (mong muốn): Là nhằm đối trị Tùy phiền não: “Chẳng tác ý”.

Thứ hai: “Tu tập theo Cần” (Siêng năng): Là nhằm đối trị tuy phiền não. Biếng trễ.

Thứ ba: “Tu tập theo sự thúc giục” Là nhằm đối trị phiền não Hôn trầm, Trạo cử.

Thứ bốn: “Tu tập theo sự cố gắng”: Là nhằm đối trị Tùy phiền não: Tánh thấp kém của Tâm.

“Tánh thấp kém của Tâm”: Tức đối với chỗ chứng đạt công đức của các phẩm thấp, cao, do tự khinh miệt mình nên Tâm sinh Tánh khiếp nhược.

Thứ năm: “Tu tập với sự dũng mãnh”: Là nhằm đối trị Tùy phiền não mỏi mệt, thiếu quyết tâm.

“Mệt mỏi, thiếu quyết tâm”: Tức có thể dẫn ra do ruồi muỗi cùng với nơi chốn tạo sự bức bách quấy nhiễu.

Thứ sáu: “Tu tập không ngừng nghỉ”: Là nhằm đối trị tùy phiền não đạt được một ít pháp thiện thì đã hoan hỉ cho là đủ rồi. Do đạt được một ít pháp thiện đã vui mừng cho là đủ nên đã dừng hết sự tăng tiến đối với các phần thiện khác.

Thứ bảy: “Tu tập theo chánh niệm”: Là nhằm đối trị tùy phiền não quên mất sự tôn kính giáo pháp.

Thứ tám: “Tu tập theo chánh tri”: Là để đối trị Tùy phiền não hủy phạm dẫn đến hối hận. “Hủy phạm dẫn đến hội hận”, tức đối với các sự việc lui tới tiếp xúc không hành theo nẻo chánh, trước là vượt quá phép tắc của nơi chốn tu học, sau sinh hối hận buồn khổ.

Thứ chín: “Tu tập không phóng dật”: Là để đối trị Tùy phiền não lìa bỏ con đường hành thiện. Lìa bỏ con đường hành thiện là do buông lung tạo lỗi lầm sai trái, nên đối với các phần thiện cần tu tập, tăng tiến, đã rời bỏ phương tiện tinh tấn, không thể hoàn thành.

Giải thích: Nay nơi kinh chỉ nêu bốn loại, mà trong phần Sớ giải thì đã dùng bốn thứ để thâu tóm chín thứ kia. Văn gồm ba chi tiết:

Một: Biện minh về ý của Cần (Siêng năng).

– Sớ câu: “Hơn cả nơi thế gian, cha hiền v.v…”:

Trí Luận viết: “Biệt ly nơi người thường thì dễ. Biệt ly nơi bậc tri thức thì khó. Ly biệt nơi bậc tri thức thì dễ. Ly biệt đối với hàng thân thích thì khó. Ly biệt nơi hàng thân thích thì dễ. Ly biệt đối với Tự Thân là khó”. Thân thích tức là cha, mẹ v.v… Cho nên viết là “Hơn cả”. Vì thế cần phải siêng năng, dũng mãnh.

– Sớ từ câu: “Cần tức là Dục, Cần, Sách, Miễn” tiếp xuống: Là chi tiết hai, chính thức giải thích về Tướng của sự tu tập. Tức dùng bốn sự Tu tập theo Luận (Dục, Cần, Sách, Miễn: Mong muốn, Siêng năng, Thúc giục, Cố gắng) để giải thích một chữ Cần. Bốn thứ đều cùng loại với Cần.

– Tiếp theo là dùng hai thứ Tu năm, sáu để giải thích về dũng mãnh. Cho nên viết: Dũng là dũng mãnh không dừng nghỉ.

Ba là niệm, bốn là tri là đồng với loại bảy, tám của Luận.

– Sớ từ câu: “Lại nữa, Tâm hoặc dong ruổi, tán loạn” tiếp xuống: Là chi tiết ba, giải thích lần nữa về Niệm, Tri, bao hàm cả loại thứ chín là “Tu tập không phóng dật”.

– Nói “Giải thích lần nữa”: Tức chỗ giải thích trên là nêu rõ về gốc nơi Niệm, Tri. Nay thì giải thích mang tính sách tấn đối với sự thối chuyển, hư hoại. Theo nghi thức của tây vực, vị Duy na dẫn chúng hai thời sớm tối thường tụng câu “Bổn Niệm tri” (gốc nơi suy niệm nhận thức) để nhắc nhở chớ nên giải đãi.

– Sớ câu: “Tức có thể đánh thức nơi Tâm khiến trở lại với Quán gốc”: Là ý của Trang Tử. Như người lùa đàn dê. Những con dê đi chẳng kịp bầy, đó gọi là “Hậu tiên” (Roi ở sau). Khiến chúng đi kịp bầy nên gọi là “Tiên hậu” (Ở sau roi). Tu tâm như những con dê. Tâm dong ruổi, tán loạn như dê chẳng đi kịp bầy. Khiến tâm trở lại với “Quán gốc” tức là kịp với bầy. Vô thường, ba nẻo Ác là chiếc roi thúc giục.

– Sớ từ câu: “Về Bất tịnh” tiếp xuống: Tức phần tự tánh của Trợ bạn.

– Sớ từ câu: “Dựa theo nơi ý của Luận Du Già” tiếp xuống: Là giải thích về ba Niệm xứ sau.

“Ba quán về Nội v.v…” thì nêu dẫn hai Luận để biện minh (Luận Du Già và Trí Luận). Ý của Luận Du Già nói: Như quán trên nội thân là dùng năm căn của tự thân làm cảnh, đối với nó thành xúc, xúc nên sinh thọ lãnh nạp bất tịnh v.v… đó gọi là nội thọ. Quán trên ngoại thân và nội ngoại thân sinh thọ cũng y vậy, thọ đã vậy, Tâm và pháp quán cũng như thế.

– Sớ câu: “Ý của Trí Luận v.v…” Tức chỗ giải thích của Luận này có chút ít khác biệt.

– Câu: “Tâm chỉ là Nội”: Tức Tâm là Tâm vương của chính mình, ý căn thâu tóm.

– Sớ câu: “Pháp Thọ chỉ là ngoại”: Tức trong mười hai Nhập thì Thọ chỉ ở ngoài, Pháp thuộc về Nhập. Thọ tức thọ nhận nơi sáu Trần cảnh. Pháp tức Tưởng, Hành. Tưởng giữ lấy hình tướng bên ngoài. Hành tức là tư duy v.v… tiếp xúc với Cảnh ở trước, nên chỉ ở bên ngoài.

– Nói “Thân chung cho cả trong ngoài” Tức quán về nơi Tự thân là trong, quán về vợ con là ngoài.

– Sớ từ câu: “Đáp, Thọ hai thứ” tiếp xuống: Là Luận giải đáp. Văn nơi phần Sớ giải có ba:

Một: Biện minh riêng về ba Niệm, gồm hai nghĩa trong ngoài. Nghĩa là ba Niệm này thì hai niệm trước (Thọ, Tâm) đều có hai nghĩa:

– Như trong Thọ: Một là căn cứ nơi hai Thọ của Thân, Tâm. Chỗ thọ của năm căn gọi là Thân thọ. Chỗ thọ của sáu Thức gọi là Tâm thọ. Nghĩa thứ hai là căn cứ trong sáu Thức, tự phân ra trong ngoài.

Hai: Từ câu: “Tâm tuy là” tiếp xuống: Là biện minh về hai nghĩa của Tâm niệm xứ.

Ba: Từ câu: “Pháp tuy là ngoài” tiếp xuống: Tức nêu Pháp niệm xứ chỉ có một nghĩa. Chính là ở Tâm.

Nghĩa đầu phần lớn giống với Luận Du Già. Phần còn lại đều không giống.

– Sớ từ câu: “Thứ hai là Chánh Cần” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải gồm bốn:

Một: Nêu lên ý nối tiếp.

Hai: Nêu ra Thể.

Ba: Giải thích tên gọi.

Bốn: Giải thích văn.

Nay nói về phần một: Thâu tóm Pháp, Dụ ở trước để cùng biện biệt. Như nơi Luận Du Già nói: “Như thế là ở trong bốn Niệm Trụ luôn tu tập, hành trì, nên đã có thể dứt trừ các điên đảo thô, trọng, đã có thể thấu đạt pháp thiện, bất thiện. Từ chỗ không gián đoạn ấy nên đối với pháp Thiện chưa sinh thì khiến phát sinh v.v…”.

– Sớ câu: “Tinh tấn là Tự Thể”: Là phần hai, Nêu ra Thể. Tức là Cần ở trong mười một Tâm sở Thiện. Luận Duy Thức viết: “Cần nghĩa là Tinh tấn. Ở trong sự việc đoạn trừ tu tập đối với các phẩm Thiện, ác, dũng mãnh, mạnh mẽ là Tánh. Đối trị sự biếng trễ, làm viên mãn điều Thiện là Nghiệp. Dũng mãnh biểu thị sự tăng tiến, phân biệt với pháp nhiễm. Mạnh mẽ, cứng rắn biểu thị cho sự tinh thuần phân biệt với pháp Tịnh, Vô ký. Tức hiển bày Tinh tấn chỉ là Tánh Thiện thâu tóm.

Giải thích: Dũng mãnh nêu rõ niệm niệm dốc vươn tới cao hơn, chẳng phải như pháp nhiễm, cho dù tăng thêm, nhưng so với phần thiện thì đều gọi là thối chuyển, chẳng thể gọi là tiến. Mạnh mẽ, cứng rắn biểu thị cho sự tinh thuần, chẳng giống với pháp Tịnh của Vô phú Vô ký.

– Sớ từ câu: “Nên gọi chung là Cần” tiếp xuống: Là phần ba, giải thích tên gọi. Văn gồm ba:

Một: Chính thức giả thích.

Hai: Nêu tên gọi khác.

Ba: Phân biệt chỗ chung riêng.

Nơi phần một phân làm hai:

Một là: Vẫn dựa vào chỗ nêu ra Thể ở trước để giải thích tên gọi chung.

Hai là: Từ câu: “Hai Cần trước là đoạn trừ” tiếp xuống: Là giải thích tên gọi riêng. Nghĩa chính là biện giải về Tướng. Gồm ba:

Thứ nhất: Thâu gồm bốn làm hai, không ra ngoài dứt ác, hành thiện.

Thứ hai: Từ câu: “Hai thiện hai ác đều là cảnh của đối tượng duyên” tiếp xuống: Là biện minh về đối tượng được duyên.

Thứ ba: Từ câu: “Trong phần trước, điều ác chưa sinh” tiếp xuống: Là phân biệt về bốn Tướng riêng (Điều ác chưa sinh, điều ác đã sinh).

– Sớ câu: “Hai Cần sau, điều thiện chưa sinh, khiến cho sinh. Đã sinh rồi thì khiến phát triển rộng khắp”: Nêu dẫn văn kinh và Luận Du Già để biện giải.

– Sớ từ câu: “ Cũng gọi là bốn Chánh đoạn” tiếp xuống: Là phần hai, biện giải về tên gọi khác. Phần này gồm năm:

Một: Chính thức biện minh.

Hai: Từ câu: “Hai Cần sau là Tu” tiếp xuống: Nêu vấn nạn riêng.

Ba: Từ câu: “Thiện là nơi chốn đoạn trừ” tiếp xuống: Là giải thích chung.

Bốn: Từ câu: “Chánh tu đoạn” tiếp xuống: Là lược chỉ rõ về đối tượng được đoạn trừ.

Năm: Từ câu: “Nên Luận Du Già” tiếp xuống: Dẫn Luận để chính thức chứng minh.

Hai Cần sau là đoạn trừ do bốn Cần đều gọi là đoạn trừ:

Thứ nhất: “Luật nghi đoạn”: Tức nơi pháp ác đã sinh, do đây nên cần phải tu tập theo Luật nghi khiến pháp ác kia được diệt trù, chẳng nên chịu nhận.

Thứ hai: “Đoạn đoạn”: Tức đối với pháp ác chưa sinh, vì muôn khiến cho nó không hiện hành, nên cần có sự đoạn trừ. Sự đoạn trừ này gọi là “Đoạn đoạn”.

Giải thích: Ý này nêu rõ là nhằm đoạn tuyệt chẳng còn phát sinh.

Thứ ba: “Tu tập đoạn”: Tức đối với pháp thiện chưa sinh thì đối với pháp thiện luôn luôn tu tập, những pháp thiện trước đây chưa đạt được thì có thể khiến cho hiện hành, có thể có đối tượng để trừ, gọi là Tu tập đoạn.

Thứ bốn: “Phòng hộ đoạn”: Tức đối với tất cả pháp Thiện đã sinh, do ở trong các pháp thiện đã đạt được đã hiện tiền, xa lìa mọi phóng dật, tu tập không phóng dật có thể khiến cho pháp thiện an trụ, không bị mất đi. Tu tập không phóng dật một cách viên mãn, nên có thể phòng hộ những pháp thiện đã sinh hiện có, và có thể có đối tượng để đoạn trừ nên, gọi là Phòng hộ đoạn.

Giải thích: Ở trên, phần Sớ giải đã nói: “Thiện là nơi chốn đoạn trừ, chánh Tu đoạn” Là đoạn trừ sự biếng trễ, tức ý này Do tu tập là chủ thể đoạn trừ. Nhưng Luận Du Già đầu tiên giải thích thì trước nói về “Chưa sinh” giống như thứ tự của kinh nay. Nhưng nói về bốn đoạn thì trước lại nói về “Ác đã sinh” và không chính thức giải thích lý do. Mà phần dưới tóm kết lại nói: Đâu biết nghĩa tóm lược trong đây, nghĩa là nhằm chỉ rõ trong sự linh hoạt lấy, bỏ về hắc bạch phẩm đối với tăng trưởng ý lạc viên mãn cùng Gia hạnh viên mãn. Vì thế, tuyên nói bốn loại Chánh đoạn.

Giải thích: Hai ác, hai Thiện mới về đều lấy nghĩa trước làm nghĩa tăng thượng ý lạc, nghĩa sau làm nghĩa Gia hạnh viên mãn. Ác đã sinh khiến cho đoạn dứt là nghĩa ý lạc; ác chưa sinh không làm cho sinh là nghĩa viên mãn. Cho nên trước nói về “Đã sinh”. Đây là căn cứ vào thời gian của tu hành. Trước căn cứ nói theo thời gian, nên trước là “Chưa sinh” sau là “Đã sinh”, tức vì đối tượng mà nói theo thời gian. Tương ưng nói: Nên ác chưa sinh, đừng làm cho sinh, nếu ác đã sinh liền phải đoạn trừ. Nếu nói theo thời gian của sự tu hành thì ngay lúc đó có ác, liền phải đoạn trừ, đừng làm cho chúng sinh trở lại. Vì thế, Đại sư Tuệ Viễn cũng cho rằng nói “Chưa sinh” đối với ác là nói về thời gian không phải thời gian của sự tu hành; còn đối với Thiện là chỉ rõ chưa sinh là không phải gốc có tu tập mới dấy khởi. Vì thế phần trước nói “Chưa sinh” ở trước. Trong phần giải thích lại nói. Cũng có thể “Đã sinh” ở trước là để xác nhận sự vi tế của vô minh trụ địa, sau đó loại trừ cái chưa sinh tức phần thô của bốn trụ Hoặc hiện tiền, cho nên trước đoạn.

– Sớ câu: “Nhưng thiện, ác kia có chung có riêng”: Là phần ba (của phần giải thích tên gọi) phân biệt chỗ chung, riêng. Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Biện minh về chỗ riêng.

Hai: Từ câu: “Căn cứ theo Đại thừa” tiếp xuống: Là biện biệt về chỗ chung. Phần này gồm luôn việc phân biệt về Quyền, Thật. Sớ chỉ hiển bày về Thật. Nhưng Luận Du già nói: Thế nào gọi là pháp ác, bất thiện? Nghĩa là những pháp thuộc về tạo tác ác của thân ngữ ý nhiễm ô nơi dục trần và có thể dấy khởi phiền não vốn có của nó. Thế nào gọi là tất cả pháp thiện nghĩa là hoặc đối trị kia, hoặc đối trị thiện, hoặc đối trị kiết. Đây tức là chỗ riêng của văn Sớ.

– Sớ câu: Từ câu: “Căn cứ theo Đại thừa” tiếp xuống là biện minh về chỗ chung gồm hai chi tiết:

1/. Chung cho tất cả sự ác.

2/. Căn cứ vào lý để nêu bày. Như văn nơi phần Sớ giải hiện tại: Chỉ có Thật Tướng là Thiện , ngoài ra đều là Ác tức cho tướng Thiện cũng là Ác. Đây tức là ý của Thật giáo nói về Tu chánh đoạn. Cũng có thể nói: “Nếu còn có chỗ có thể đoạn trừ thì chẳng gọi là sự đoạn trừ đích thật. “Đoạn trừ của không đoạn trừ” tức không chỗ nào là chẳng đoạn. Cần của không cần mới gọi là Cần (Tinh tấn). Cho nên Kinh Pháp Cú đã nêu:

“Như khởi các Tinh tấn

 Là quên, phi Tinh Tấn

Như dứt sạch các Vọng

Tinh tấn không bến bờ”.

– Sớ câu: “Căn cứ trong mỗi mỗi Cần, văn đều có bốn”: Là phần bốn (Của phần nói về chánh Cần) Giải thích văn. Gồm ba:

Một: Giải thích về Cần.

Hai: Từ câu: “Ba xứ còn lại” tiếp xuống: Là đối chiếu với phần còn lại.

Ba: Từ câu: “Như hai Ác” tiếp xuống: Là chỉ rõ về Tướng của Quả.

– Nơi phần một: Sớ giải tóm lược văn của kinh, gồm bốn đoạn:

Thứ nhất: Nói về đối tượng được duyên.

Thứ hai, bốn: Bàn về sự tu tập.

Thứ ba: Nói về quả của sự tu tập.

Trước đã nêu ra Thể. Một loại trợ bạn về Niệm xứ đã biện minh chung đủ năm môn. Luận Tạp tập nói: Tu tập Chánh đoạn như kinh nói: Sự mong muốn (Dục) sinh ra cố gắng, phát khởi sự siêng năng đúng, động viên tâm, duy trì tâm. Các câu trong đây hiển bày nghĩa của Tu chánh cần và chỗ y chỉ? Chỗ y chỉ là mong muốn ưa thích (dục lạc) là điều kiện trước tiên phát khởi sự tinh tiến. Cho nên Sớ nói: Phát lên têm 101 mong muốn, mong muốn tức là Dục.

– Sớ từ câu: “Bốn Cần, Tinh tấn” tiếp xuống: Tức nơi Luận Tạp Tập viết: “Chánh Cần là sách tấn, cố gắng v.v…”.

– Sớ câu: “Phát Tâm chánh đoạn, nghĩa là Tâm sách tấn, Tâm giữ vững”: Tức như khi Tùy phiền não “Hôn trầm” phát sinh, vì nhằm để giảm trừ, đẩy lùi nó, nên dùng sự tác ý tịnh diệu để thúc giục, tinh luyện nơi Tâm. Hoặc khi tùy phiền não “Trạo cử” phát sinh, tức dùng sự chứng đắc trừ bên trong, thâu tóm gọn nẻo ấy để chế ngự, giữ vững nơi Tâm. Bấy giờ gọi là phát khởi Chánh Cần. Mà Sớ giải gọi là “Ý lạc tăng thượng, Gia hạnh viên mãn” tức văn nơi Luận Du Già. Cho nên biết, trong đó, do mong muốn nên “Ý lạc tăng thượng viên mãn”. Do tự sách tấn, gắng sức phát khởi tinh tấn, tâm được thúc giục, được giữ vững, nên “Gia hạnh viên mãn”. Luận Du Già nói: Chỉ có làm đúng những việc cần làm như thế nghĩa là những việc cần đoạn phải bị đoạn diệt, những việc cần được ắt phải đạt được.

– Từ câu: “Như hai Ác” tiếp xuống: Là phần ba (của phần giải thích văn), hiển bày về tướng của Quả. Trong đó, các pháp ác đã sinh, đã sinh thì dốc làm tăng trưởng rộng khắp pháp thiện đã sinh. Luận Tạp Tập viết: “Quả của Chánh đạo tức là trừ bỏ trọn vẹn tất cả đối tượng được đối trị. Ở trong chủ thể đối trị, hoặc đạt được, hoặc tăng trưởng. Đó gọi là quả của sự tu tập”.

– Sớ câu: “Thứ ba là bốn thần Túc”: Văn cũng như trước gồm năm:

Một: Nêu lên ý nối tiếp.

Hai: Từ câu: “thần tức là thần thông” tiếp xuống: Là giải thích tên gọi. Nêu dẫn Luận, gồm hai chi tiết:

Thứ nhất: Nêu dụ.

Thứ hai: Từ câu: “Do pháp xuất thế” tiếp xuống: Là kết hợp.

Ba: Từ câu: “Đối tượng được duyên của thần Túc” tiếp xuống: Là biện giải về đối tượng được duyên.

Bốn: Từ câu: “Tự Thể của thần Túc” tiếp xuống: Là nêu ra Thể.

Năm: Từ câu: “Dục, Cần” tiếp xuống: Là nêu rõ về Trợ bạn. Tức là biện biệt về Tướng. Gồm hai chi tiết:

Thứ nhất: Nêu lên để giải thích.

Thứ hai: Nêu ra Nhân.

Nay nói về phần thứ nhất. “Chỉ nêu lên bốn Trợ bạn (Dục, Cần, Tâm, Quán). Tức do bốn thứ ấy gần gũi nên có thể hỗ trợ. Nếu biện minh chung về Trợ bạn là đã thấy phần đầu của Niệm xứ.

Trong phần giải thích, nói “Dục”, tức như ý của Luận Du Già nói: “Nghĩa là có thể phát sinh ưa thích, mong muốn”.

– Sớ câu: “Cần nghĩa là Tinh tiến không gián đoạn”: Ý nói: Tức tự thúc giục, tự gắng sức, để phát khởi siêng năng, tinh tấn. Do đoạn trừ hai Ác và tu tập hai Thiện.

– Sớ câu: “Tâm tức là Định”: Tức là chuyên tâm, đối với các pháp Thiện, Ác chưa sinh, đã sinh. Giữ gìn tức gọi là Tâm. Đây là Gia hạnh, đạt được Tâm đồng nhất với Tánh của Cảnh, nên gọi là Định. Luận Tạp tập viết: Tâm Tam-ma-địa: Là do trước tu về lực của Định tiếp xúc với tâm đồng nhất tánh của cảnh. Vì sao vậy? Bởi ở đời: Trước thường tu về lực của Định. Khiến chủng tử tăng trưởng công năng. Nhờ lực của chủng tử khiến cho tâm tự nhiên tùy thuận chuyển biến ở Tam-ma-địa. Do đó tức thì đạt được tâm đồng nhất với tánh của cảnh. Giải thích: Đây là nói nhờ vào chủng tử xưa kia, mà tâm nay tự nhiên hướng đến Định. Tức là Gia hạnh cũng có Kinh Luận gọi là Niệm Định buộc ý mà trụ, nên có thể trụ giữ ở cảnh.

– Sớ từ câu: “Do lực dụng của Dục tăng thượng” tiếp xuống: Là tóm kết, xác nhận về tên gọi của Định.

– Câu: “Đều từ Gia hạnh mà được mang tên”: Tức thọ nhận tên gọi riêng. Là dùng nhân để gọi Quả. Nếu cả bốn đều gọi là định thì nhân theo quả mà được gọi tên.

– Sớ từ câu: “Bốn Gia hạnh này” tiếp xuống: Là chi tiết hai, làm rõ chỗ Nhân kia. Nhân sinh từ Chánh Cần ở trước, nên phần trước viết là “Mong muốn phát sinh”, đây gọi là “Dục định”. Trước viết là “Cần, Tinh tấn”, ở đây gọi là “Cần, định”. Trước, trong phần phát tâm đã chia ra Tâm thúc giục, Tâm giữ vững, nên có hai định của Tâm, Quán.

– Sớ câu: “Nêu lên chỗ tu tập về Trợ bạn, Tự thể”: Tức dục – mong muốn – là Trợ bạn, định là Tự Thể.

– Sớ câu: “Hai là chữ “Đoạn hành” đã hiển bày chung về tướng của sự tu tập”: Đối chiếu với phần dưới là nương tựa sự chán lìa để biện minh riêng về Tướng của sự tu tập, nên gọi chung là “Làm rõ chung”. Đối chiếu với phần sau nói về thần Túc thành tựu, chính là biện minh về Quả, nên viết: “Cũng là quả của sự tu tập.

* Sớ câu: “Tu tám đoạn Hành”: Văn nơi phần Sớ giải đã nêu đủ. Luận Du Già quyển thứ hai mươi chín, sau khi giải thích về Dục, Cần, Tâm, Quán, viết: “Lúc tu tập như thế có tám đoạn Hành, là nhằm loại trừ vĩnh viễn các thứ phiền não, nhằm khiến cho Tam-ma-địa được viên mãn, mà tám đoạn Hành ấy đã chuyển biến sai biệt. Đó là Dục, Sách 1016 miễn (Thúc đẩy cố gắng) Tín, An, Niệm, Chánh tri, Tư và Xả.

Luận Du Già nêu về ý nghĩa, viết:

– Dục là hy vọng về sự ưa thích, mong muốn: Ta ở vào lúc nào có thể tu tập định viên mãn diệt trừ các phiền não xấu ác?

Hai là: Thúc giục, cố gắng chẳng rời bỏ Gia hạnh.

Ba là: Đối với chỗ chứng đắc ở trên phát sinh sự tin hiểu sâu xa.

Bốn là: Tâm sinh hoan hỉ, dần dần dứt trừ các thứ phiền não thô, trọng.

Năm là: Tâm ấy an trụ nơi pháp Xa-ma-tha.

Sáu là: Trụ nơi phần Tuệ của pháp Tỳ-bát-xá-na.

Bảy là: Chỗ tạo tác của Tâm có thể tuận theo Chỉ, Quán.

Tám là: Trong cả ba đời, Tâm không cấu nhiễm.

Luận Tạp Tập cũng đồng với giải thích này. Lại dựa vào đấy, phần giải thích nơi Luận viết: “Như thế là tám thứ, lược thâu tóm làm bốn. Tức một là Gia hạnh. Hai là Nhiếp Thọ. Ba là kế thuộc. Bốn là đối trị.

– Một là “Gia hạnh”: Tức là dục, tinh tấn. Tín, dục là tinh tấn, dựa nơi Tín làm nhân của dục. Vì sao? Vì do mong muốn cầu đạt được. Vì dốc đạt được nghĩa ấy nên phát khởi sự siêng năng, tinh tấn. Như thế là “Mong muốn cầu đạt” không lìa nơi Tín.

– Hai là “Nhiếp Thọ”: Tức chính do sự khinh an ấy đã thâu tóm, đem lại lợi ích cho Thân Tâm.

– Ba là “Kế thuộc”: Là chánh niệm chánh tri, do chẳng vọng tưởng về đối tượng được duyên. Tâm an trụ nơi một cảnh. Nếu có phóng dật phát sinh thì đều thấu rõ đúng như thật, theo như thứ lớp.

– Bốn là “Đối trị”: Tức là với Tâm thúc giục, Tâm giữ vững, tư duy, xả bỏ. Hai lực Gia hạnh đã sinh nên đối với hôn trầm, trạo cử đều có thể xa lìa. Lại có thể dẫn khởi việc lìa mọi tùy phiền não, dừng dứt mọi phiền não của chúng.

Tức so với chín thứ tu tập nên ở trước, đại thể cũng giống nhau.

– Sớ câu: “Lại hiển bày tướng của sự tu tập, gồm luôn việc biện biệt về đối tượng được duyên”: Do đối chiếu với phần “Đoạn hành” trên đã hiển bày tổng quát về sự tu tập, nên ở đây gọi là “Lại hiển bày”. “Tức môn tu tập bao gồm việc biện giải về đối ưtợng được duyên” là duyên nơi bốn đế, là đối tượng được duyên thứ nhất.

– Sớ câu: “Lúc duyên nơi cảnh ấy ắt cần sự tu tập nên gọi là Hồi Hướng”: Trong Luận Tạp Tập gọi là “Trừ bỏ”, nghĩa có một phần giống với ở đây.

– Sớ câu: “Cũng là bốn đạo như Gia hạnh v.v…” bốn đạo tức là ý của Đại sư Tuệ viễn, ở đây căn cứ nơi “Phần vị” để giải thích:

Một là “Gia hạnh đạo”: Tức chán ghét, quán sát về lỗi lầm để chán ghét lìa xa pháp ác.

Hai là “Kiến đạo”: Tức lìa bỏ dứt trừ Kiến Hoặc.

Ba là “Tu đạo”: Là đoạn trừ Tu Hoặc.

Bốn là “Vô học đạo”: Là xả để đạt đến Niết-bàn.

Đây cũng là tám đoạn trong Luận Tạp Tập thâu tóm làm bốn nghĩa: chán ghét tức là “Gia hạnh”. Lìa tức là “Nhiếp Thọ”, đạt được khinh an. Diệt tức là “Kế thuộc”, chẳng quên nơi đối tượng được duyên, Tâm đồng nhất với Cảnh. Hồi Hướng nơi Xả tức là “đối trị”, xả bỏ Hôn trầm, trạo cử. Vì sao Niệm xứ, Chánh Cần không cần bốn thứ này? Là do có được định thành tựu thì mới có bốn nghĩa ấy.

– Sớ câu: “Thứ tư là năm Căn”: Văn cũng như trước gồm năm phần:

Một: Nêu tổng quát. Đã thuộc về Nhẫn Vị. Nhẫn nên có thể đạt được lý của đế. Tu tức thâu nhận thuận nơi định nên là phương tiện, cũng tức là đối tượng được duyên. Luận viết: “Cảnh nơi đối tượng được duyên của năm Căn, tức là bốn Thánh đế, do Đế làm hiện Quán, theo chỗ thâu tóm của phương tiện mà tạo ra Hành ấy.

Hai: Từ câu: “Tăng thượng gọi là Căn” tiếp xuống: Là giải thích chung về tên gọi.

Ba: Từ câu: “Tự Thể của năm Căn” tiếp xuống: Là chỉ rõ về Thể Tánh.

Bốn: Từ câu: “Năm Căn này chung cho việc” tiếp xuống: Là giải thích riêng.

Năm: Bàn về chỗ được gọi tên là Căn. Phần này gồm hai:

Thứ nhất: Nêu rõ năm Căn là hướng tới chung nơi các pháp xuất thế nên được mang tên là Căn.

– Từ câu: “Bốn Căn trước lại có thể” tiếp xuống: Là phần thứ hai nêu rõ về bốn Căn trước.

Câu: “Lại hướng mong nơi phần sau, do đó được mang tên Căn”: Tức như Tín căn dấy khởi bốn căn sau. Tấn căn dấy khởi ba căn sau. Niệm căn dấy khởi hai căn sau. Định căn dấy khởi một căn sau. Tuệ căn là Căn sau cùng chỉ hướng mong nơi pháp xuất thế mà có tăng tiến. Đây tức là ý của Luận Du Già.

– Sớ từ câu: “Trong văn, trước là biện minh riêng” tiếp xuống: Là chính thức giải thích văn. Gồm năm phần.

Một: Nhận định chung.

Hai: Hiển bày về tướng của sự tu tập.

Ba: Thông tỏ chỗ vướng mắc.

Bốn: Chỉ rõ về Thể.

Năm: biện giải về Quả.

– Phần một, theo văn có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Nay, chỗ tu tập ấy” tiếp xuống: Là phần hai, hiển bày về Tướng của sự tu tập.

Nếu hiển bày chung về tướng của sự tu tập tức dựa nơi Gia hạnh, nên phần tiếp sau đối chiếu tổng quát nói: “Phần còn lại như trước đã nêu”. Nay chỉ nêu rõ về Tướng của Tín v.v… trong đó gồm hai chi tiết:

Một là giải thích về Tín.

Hai là: Đối chiếu để giải thích bốn văn còn lại.

Văn nơi phần Sớ giải ở đây là tóm lược.

– Sớ từ câu: “Trong đó, Niệm tức là Niệm nơi Niệm xứ” Là phần bốn, chỉ rõ riêng về Thể Tánh. Trước tuy đã gọi chung: “Tức Tín v.v… là Thể”. Nhưng ba căn này là ba phần trước (Niệm xứ, Chánh cần, thần túc) do thuận theo ba phần ấy nên đã nêu rõ về Niệm trước.

“Tuệ tức là Tuệ duyên nơi bốn đế”: Là nương tựa nơi. Niệm chán lìa v.v… đã phối kết nơi Niệm xứ. Thật lý nơi Tuệ căn thì gồm chung cả ba phần trước. Bốn Niệm xứ thì dùng Tuệ làm Thể. Chánh cần là dốc quán về hai Thiện. Thần túc thì có quán, định.

– Sớ từ câu: “Nếu dựa nơi quả vị” tiếp xuống: Là phần năm, biện biệt về Quả. Phần này gồm hai chi tiết: Một: Dựa theo Luận để biện biệt.

Hai: Căn cứ nơi kinh để biện minh.

Nay nói về chi tiết một: Luận Tạp Tập viết: “Quả của việc tu tu tập năm căn, tức có thể phát khởi Trí đế làm hiện quán. Do diệu lực của sự tăng tiến ấy nên chẳng bao lâu liền có thể phát sinh Kiến đạo. Lại có thể tu tập, tác động nơi Noãn, Đảnh, dẫn khởi các pháp Nhẫn, Thế đệ nhất, tức hiện bày Thân này đã hội nhập, thuận nơi chỗ lựa chọn phần vị”.

Từ câu: “Nay ở nơi bốn địa” tiếp xuống: Là chi tiết hai, căn cứ nơi kinh để biện biệt.

– Sớ câu: “Thứ năm là năm Lực”: Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Nêu ra Thể.

Hai: Từ câu: “Ma thiêu đốt” tiếp xuống: Là giải thích tên gọi – Phần này gồm hai:

Một là: Chẳng khiến cho quả vị bị khuất phục.

Hai là: Có thể khiến cho kẻ khác khuất phục.

Hai nghĩa gồm đủ gọi là Lực. Trong phần một có hai: Trước tiên là Luận tạp tập và Du Già quyển hai mươi chín nói: Nếu lại hiểu rõ chỗ chứng đắc trước sau mà có sai biệt, tùy thuận đây có thể rõ sâu hơn về các pháp xuất thế gian được chứng đắc sau đó, nên khó có gì làm cho khuất phục. Nói gọi là Tín lực, là không ai có thể hàng phục lòng tin thanh tịnh Hoặc trời, Ma, Sa môn, Bà-la-môn các thế gian khác không ai có cách nào có thể dẫn tới cướp đoạt, các phiền não trói buộc cũng không thể làm cho họ hàng phục. Cho nên gọi là nạn phục, đây là đứng đầu là đi trước, các tình tiến còn lại cũng gọi là lực.

– Sớ từ câu: “Lại có thể làm tổn giảm” tiếp xuống: Là bàn về nghĩa thứ hai của Lực: Có chỗ khiến cho kẻ khác khuất phục. Ở đây dẫn hai Luận, dùng Quả để giải thích Lực. Văn phân làm hai:

Thứ nhất: Ngầm dẫn Luận Tạp Tập. Luận viết: “Chỗ nói về Quả có thể làm tổn giảm chướng ngại của sự chẳng tin vc.v… hơn hẳn so vời trước. Tuy cùng với năm Căn, về cảnh giới của đối tượng được duyên và Tự Thể là tương tợ, nhưng với nghĩa chẳng thể bị khuất phục v.v… có sự sai biệt nên đã lập riêng làm năm Lực”. Nay văn nơi phần Sớ giải tức là văn của Luận này bao gồm luôn ý của Luận Du Già, nhưng Du Già chỉ biện minh về nghĩa thứ hai. Luận nói: Do các lực nêu trên, nên đầy đủ uy thế lớn, có thể khuất phục tất cả thế lực quân ma, có thể chứng đắc, tất cả các Lậu vĩnh viễn không còn. Vì thế gọi là Lực.

Thứ hai: Từ câu: “Trí Luận viết” tiếp xuống: Là nêu dẫn rõ về Trí Luận, cũng dùng Quả để giải thích Lực. Nhưng dựa theo Luận Tạp tập tức gọi là Hiện quán thân cận đạo, nghĩa chung Đại tiểu thừa. Nay căn cứ theo Bồ tát nên gọi là Vô sinh pháp nhẫn. Nếu Kiến đạo ở Sơ địa xưng là Vô sinh cũng là Hiện quán.

– Sớ câu: “Thứ sáu là bảy Giác chi”: Là bàn về bảy Giác chi. Văn nơi bản Sớ giải gồm sáu phần:

Một: Giải thích tên gọi.

Hai: Nêu ra Thể.

Ba: Giải thích văn.

Bốn: Biện biệt về Quả.

Năm: Nói về phần vị. Sáu: Bàn về lý quán.

– Nơi phần một gồm hai chi tiết:

Một là: Giải thích tổng quát về tên gọi.

Hai là: Từ câu: “Nếu dựa nơi Quả vị mà nói” tiếp xuống: Là chỉ rõ riêng về Thể của Giác, xác nhận chỗ giải thích về nghĩa của Giác, là giải thích tên gọi chung. Luận Du Già viết: “Các chúng sinh đã chứng nhập chánh tánh ly sanh, Tuệ nhận biết về Như thật, dùng chỗ ấy làm chi, nên gọi là Giác chi”, tức là của việc giải thích tên gọi”. Cũng tức là đối tượng được duyên. Luận Tạp Tập nêu “Đối tượng được duyên của bảy Giác chi tức là Tánh như thật của bốn Thánh đế”. Thật tánh tức Thắng nghĩa thanh tịnh nơi đối tượng được duyên. Cho nên phần Sớ giải viết: “Nhận biết về đối tượng của pháp”. “Tự tánh của pháp” tức là Tánh như thật của bốn đế. Giác (nhận biết) tức là “diệu dụng của Tuệ nhận biết về như thật” nêu trên. Dùng Cảnh của đối tượng được Quán để giải thích, xác nhận nghĩa của Giác. Cũng dùng chủ thể Quán để hiển bày Cảnh của đối tượng được Quán. Hai nghĩa này cùng thành.

– Sớ từ câu: “Tự Thể của Giác chi” tiếp xuống: Là phần hai nêu ra Thể.

Nhưng ở trên là căn cứ nơi Như Thật là nêu Thể tổng quát. Nay là biện minh về Tùy tướng là nói về Thể riêng: Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỉ, Khinh an, Định, Xả, tức bảy Giác này đều có một pháp làm Tánh. Niệm, Định, Trạch pháp tức là biệt Cảnh, tức Niệm Định, Tuệ trong năm pháp biệt Cảnh. Trạch pháp tức là Tuệ. Tinh tấn, Ỷ, Xả tức thuộc về ba pháp trong mười một thuộc Tâm sở Thiện. Tinh tấn tức Cần. Ỷ tức Khinh an. Xả tức Hành Xả. Hỷ tức là Thọ uẩn. Thọ tức thuộc về Biến Hành.

– Sớ từ câu: “Trong văn gồm có hai” tiếp xuống: Là phần ba, giải thích văn gồm ba chi tiết:

Một: Nhận định tổng quát.

Hai: Biện giải về tướng.

Ba: Cùng thâu tóm để kết hợp thông tỏ.

– Sớ từ câu: “Nhưng bảy Giác phần” tiếp xuống: Là chi tiết hai, biện giải về Tướng, gồm luôn việc hiển bày về nghĩa phần. Gồm hai:

Thứ nhất: Biện minh chung. Tức bảy pháp nơi Tâm sở đều có Thể riêng, dùng Giác để thâu tóm các phần còn lại. Chỉ kí một Chi Trạch pháp là dùng Giác làm Thể, sáu chi còn lại đều có phần thuận hợp thành nghĩa Giác.

Thứ hai: Từ câu: “Tức Niệm là” tiếp xuống: Chỉ rõ riêng về Tướng. Hoàn toàn là văn của Luận Tạp Tập.