ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 36

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

 

– Sớ câu: “Trong pháp Tam muội thứ tám là Mao quang chiếu ích. Nói “Trí Tuệ khế hợp với cửa giải thoát”: Là nêu ra tổng quát về Nhân của ánh sáng gồm đủ Bi, Trí.

Một: Một câu trên đây là căn cứ nơi Trí, cũng là căn cứ nơi sự biểu thị để giải thích. Tức “Lỗ chân lông” biểu thị cho cửa giải thoát, còn “Ánh sáng” biểu thị cho Trí tuệ.

Hai: Chính thức biện minh về Trí tuệ. Cho nên gọi là “Trí tuệ khế hợp với cửa giải thoát”.

– Sớ câu: “Từ bi huân tập ba nghiệp thận ngữ ý”: Là căn cứ nơi Bi Trí để giải thích. Do Bồ tát trải qua vô số kiếp dùng từ bi tu trì, huân tập nơi ba nghiệp.

– Sớ câu: “Một kệ sau nêu đủ về bốn pháp Tổng trì”: Tức là:

Một: Pháp trì.

Hai: Nghĩa trì.

Ba: Chú trì.

Bốn: Vô sinh nhẫn trì.

Như trong bảy địa đã nêu bày rộng, bốn pháp Tổng trì cùng được đầy đủ, thì sao chẳng tự tại?

– Sớ câu: “Chẳng phải do chẳng thấy nên nghi về việc không có ánh sáng của Bồ tát”: Từ đây trở xuống là giải thích riêng về nghĩa dứt tuyệt mọi nghi hoặc, tức dứt hết ba nghi:

Một: Do chẳng thấy nên nghi là không có ánh sáng.

Hai: Do chẳng cứu độ các khổ dữ dội nên cho là ánh sáng không có ích. Văn nơi Kinh đã dùng sự so sánh như người mù không thấy mặt trời v.v… để cùng giải thích về cả hai nghi trên.

Ba: Từ câu: “Cũng chẳng suy xét cao xa về diệu dụng của Quả” tiếp xuống: Là lại loại bỏ một nghi. Tức là nghi tác dụng ấy là diệu dụng của quả vị Phật, chẳng phải là của quả vị Thập Tín.

– Sớ câu: “Đã nói dung lượng bằng với Tam thiên đại thiên thì không hủy hoại thứ lớp”: Đây cũng nhằm ngăn chận chỗ chẳng tin về Thập Tín có tám tướng thành đạo, vì đến Thập Địa mới có thể đạt được, nên nói: “Chẳng hủy hoại thứ lớp”. Nghĩa là Bồ tát thập Địa khi thọ nhận quả vị thì có đóa hoa sen lớn dung lượng bằng trăm vạn cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Phẩm Thập Định biện giải về Bồ tát Đẳng giác có đóa hoa sen dung lượng đầy khắp Pháp giới. Đầy khắp Pháp giới chính là lớn. Trong trăm vạn ức chỉ nói là ba ngàn nên kém hơn so với hai loại sau.

– Sớ câu: “Mười hai Tụng gồm sáu đôi, trong mỗi mỗi đôi có mười nghĩa với năm cặp” văn nơi bản Sớ giải phân làm sáu phần:

Một: Nêu chung.

Hai: Từ câu: “Nhằm biện giải vô ngại” tiếp xuống: Là biện giải tổng quát về Định, Tuệ.

Ba: Từ câu: “Nói năm cặp” tiếp xuống: Là chính thức biện minh về Vô ngại.

Bốn: Từ câu: “Từ trước nay nói về Vô ngại” tiếp xuống: Là nêu rõ chung về môn nhập vào.

Năm: Từ câu: “Lại vừa cho rằng Tánh của Sắc” tiếp xuống: Là làm sáng rõ chỗ thâu tóm, bao hàm.

Sáu: Từ câu: “Đây là Bồ tát” tiếp xuống: Là tổng kết, khuyến khích tu tập.

Phần một theo văn có thể nhận biết.

Phần hai, Biện giải tổng quát về Định Tuệ gồm ba chi tiết:

Một là, chỉ rõ chung về văn hiện tại nói về Tướng của định, Tuệ.

Hai là, từ câu: “Định Tuệ tuy nhiều…” tiếp xuống: Là làm rõ về chỗ riêng của từng loại.

Ba là, từ câu: “Sở dĩ thấy có giới hạn” tiếp xuống: Là chỉ rõ chung về chỗ được mất, hơn kém.

Trong chi tiết hai lại chia làm hai:

Thứ nhất: Biện giải chung về hai.

Thứ hai: Do dụng nơi hai chẳng đồng.

Thứ nhất: Sớ câu: “Kiềm chế ở một nơi thì không việc gì là chẳng làm được” Tức là văn nơi Kinh di giáo. Nhưng cũng có thể chung cho cả lý. Do chỗ nêu về loại trước sau hầu hết đều căn cứ nơi sự. Tức là Kinh kia, phần thứ hai tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân. Nói về hạnh tinh tấn, đầu tiên nói: “Các vị Tỳ kheo đã có thể an trụ trong Giới thì phải nên chế ngự năm căn chớ để buông lung…” cho đến đoạn: “Năm căn nầy, Tâm là chủ. Do đó các vị phải khéo chế ngự tâm mình. Tâm ấy rất đáng sợ, còn hơn cả rắn độc, thú dữ, giặc thù, lửa lớn. Hơn cả những ví dụ vừa nêu cũng chưa đủ để so sánh. Ví như có người, tay bưng chén mật bước đi hấp tấp, chỉ nhìn nơi chén mật mà không thấy hầm sâu. Lại như voi say không bị xiềng xích, khỉ vượn gặp phải rừng cây, chạy nhảy lung tung khó thể kiềm chế. Phải gấp rút ngăn giữ chúng lại, đừng để buông lung. Nếu buông thả tâm ấy thì sẽ làm mất việc lành của người. Kiềm chế ở một nơi thì không việc gì là chẳng làm được. Thế nên Tỳ kheo phải siêng năng tinh tấn chế phục tâm mình.”

– Sớ câu: “Có thể quán về Tánh của Tâm khế hợp với lý, chẳng động”. Câu trên là ý nơi Kinh đại Bát Niết-bàn quyển thứ hai mươi bảy, Phẩm Bồ tát Sư Tử Hống, xác lập ba phẩm về Định. Kinh nói: “Thiện nam! tất cả chúng sinh đều có đủ ba thứ định: Thượng, trung, hạ. Thượng là nói về Phật tánh, do đấy nên nói hết thảy chúng sinh đều có Phật tánh. Trung là tất cả chúng sinh đều gồm đủ thiền thứ nhất. Hạ là, Tâm sở Định trong mười đại địa.”

Nay chỉ nêu dẫn nghĩa. “Theo chỗ khế hợp với lý bất động” tức là nói về nghĩa. quán về Tánh của Tâm là môn Quán. Mà nói Định, thì Tánh của Tâm là quán về lý, tức sự khế hợp với lý cùng lý tương ưng, an nhiên chẳng động nên gọi là Định.

– Sớ câu: “Thấu đạt về tướng của các pháp là quán về sự”: Tức văn nơi Luận Khởi Tín.

– Sớ câu: “Khéo thấu rõ về Vô sinh”: Tức bảy địa nơi Kinh Hoa Nghiêm có câu: “Rõ pháp vô sinh gọi Bát-nhã”.

– Sớ câu: “Trong các Kinh, Luận hoặc nói riêng lẽ về Định thuộc sự (Sự Định)”: Tức là phần thứ hai (của chi tiết hai), do dụng nơi hai thứ chẳng đồng.

– Sớ câu: “Như Luận Khởi Tín nói: Dừng dứt tất cả các tướng, cho đến…” Luận viết: “Thế nào là tu tập hành trì môn Chỉ, Quán? Gọi là Chỉ, tức là dừng dứt tất cả tướng của cảnh giới, thuận theo ý nghĩa Quán Xa ma tha (Chỉ). Gọi là Quán, nghĩa là phân biệt về tướng sinh diệt của nhân duyên, thuận theo ý nghĩa quán Tỳ bát xá na (Quán). Thế nào là thuận theo? Là dùng hai nghĩa ấy, lần lượt tu tập, không hề rời bỏ nhau, khiến cả hai cùng hiện tiền”.

Phần tiếp theo, Luận nói: “Hoặc đi hoặc đứng hoặc nằm hoặc dậy đều nên cùng tu tập cả Chỉ, Quán. Nghĩa là, tuy nghĩ tự tánh của các pháp là chẳng sinh, nhưng lại suy niệm do nhân duyên hòa hợp nên các quả báo khổ vui v.v… của những nghiệp thiện ác không mất, không bị hủy hoại. Tuy nghĩ đến nghiệp báo thiện ác theo nhân duyên, mà cũng liền suy nghĩ là tự tánh của chúng chẳng thể có được”.

Giải thích: Trong đây, trước nêu Chỉ không ngăn ngại Quán. Sau là nêu Quán chẳng ngăn ngại Chỉ. Đều cho thấy Chỉ căn cứ nơi hội nhập Lý. Quán căn cứ nơi xem xét về Sự. Trong kinh, quyển thứ nhất đã nêu dẫn rộng văn, gồm luôn việc biện giải về đại ý. Đem văn nơi bản Sớ giải đối chiếu với văn của Lụân thì cùng có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Hoặc dùng Quán thuộc Lý đối chiếu nơi Định thuộc Sự. Phần sau của kinh nói: Nhất tâm chẳng động…”: Tức văn nơi kệ của phần bảy địa. Nhưng nơi kinh hiện tại nêu:

“Nơi đạo chẳng động tức tu

Thiền Nhẫn thọ vô sinh gọi Bát-nhã”.

Như thế là chỗ nêu dẫn về nghĩa có một ít chẳng đồng.

– Sớ câu: “Thiền định giữ tâm luôn gắn bó với một duyên”: Tức nơi kinh, quyển thứ ba mươi ba, biện minh đủ về mười độ. Kinh viết:

“Như hồi hướng ấy hành bố thí

Cũng lại giữ vững nơi giới cấm

Tinh tấn liên tục không thối chuyển

Nhẫn nhục hòa dịu tâm chẳng động

Thiền định giữ tâm gắn một duyên”.

Nay ở đây chỉ chọn lấy văn nói rõ về Định Tuệ thôi.

– Sớ từ câu: “Nói năm cặp” tiếp xuống: Là phần thứ ba (của sáu phần) chính thức nêu rõ về vô ngại. Gồm hai:

Một: Biện minh riêng.

Hai: Tổng kết.

Trong phần một, năm cặp tức là năm nghĩa riêng. Nhưng năm cặp ấy đều căn cứ nơi văn của Kinh, mà việc chọn lấy văn chẳng giống nhau.

Đối (cặp) thứ nhất dùng “Căn-Cảnh không ngăn ngại”. Như nơi kệ đầu đem “Nhãn căn nêu trên đối chiếu với “Sắc trần” ở dưới để nêu nghĩa. Phần nầy gồm ba chi tiết:

Thứ nhất: Nêu rõ Căn nhập, Cảnh xuất.

Thứ hai: Từ câu: “Vì hiển bày” tiếp xuống: Là nêu ra nguyên do.

Sở dĩ không ngăn ngại, lược có ba nghĩa:

Một là, chỉ do Tâm hiện bày.

Hai là, Cùng do duyên khởi.

Ba là, Pháp tánh dung thông.

Diễn rộng như trong phần Huyền đàm. Do đây là khởi đầu nên

76 nêu đủ về nguyên do. Phần sau hầu hết đều tóm lược.

Thứ ba: Cảnh nhập, Căn xuất, cũng vậy. Tức nêu ra chỗ giải thích kệ sau.

Đối thứ hai, tức ở trong chỗ nhập Chánh định nêu nghĩa “Lý sự hai định không ngăn ngại”. Văn nơi phần nầy gồm bốn chi tiết:

Một là chính thức biện minh.

– Sớ câu: “Nghĩa là phân biệt về Tướng của Sự…”: Chỉ ra duyên từ trong sắc trần, nên biết rõ trong Nhãn căn, nhập là định về Lý.

– Sớ câu: “Muốn quán về tánh không…” Tức duyên nơi Nhãn khởi v.v… là Lý khởi, nên biết rõ trong sắc trần, nhập là Sự nhập.

Hai là, từ câu: “Do khế hợp tức Lý của Sự” tiếp xuống: Là nêu ra nguyên do. Chính là căn cứ nơi Sự, Lý vô ngại để nêu rõ về nguyên do. Phần nầy gồm hai:

Thứ nhất: Trên đã xác nhận, phân biệt về Tướng của Sự, nên nhập nơi định của Sự, mà nhập nơi định của Lý.

Thứ hai: Từ câu: “Chế ngự Tâm tức Sự của Lý” tiếp xuống: Là như trên đã xác nhận, muốn quán về tánh không thì nên nhập nơi định của Lý, mà lại nhập nơi định của Sự.

Ba là: Từ câu: “Nhưng kinh chỉ nói” tiếp xuống: Là nêu ra nguyên do hai định được mang tên.

Hiển bày về văn của chỗ đối nơi “Nhập chánh định” nêu trên, do đối với Quán.

Bốn là, câu: “Cũng hợp, đem Sự của Căn đối với Lý của Cảnh để biện giải về Vô ngại”: Là tóm kết, so sánh. Tức là kết hợp có hai kệ:

“Ở trong nhãn căn nhập chánh định

Nơi Sắc khởi định tâm chẳng loạn

Rõ Sắc không sinh, không có khởi

Tánh không, vắng lặng, không chỗ tạo.

Ở trong sắc trần nhập chánh định

Ở nơi Nhãn căn, Tam muội khởi

Phân biệt tánh Nhãn chẳng nghĩ bàn

Chư thiên, người đời chẳng thể biết.”

– Sớ câu: “Đối thứ ba, Hai Quán Sự, Lý vô ngại”: Tức căn cứ nơi văn kinh từ định khởi đối chiếu nơi nửa sau để nêu nghĩa. Văn nơi bản Sớ giải có ba phần:

Một: Chính thức biện minh.

Hai: Từ câu: “Sở dĩ Quán” tiếp xuống: Là nêu ra nguyên do.

Ba: Từ câu: “Cũng nên” tiếp xuống: Là so sánh ngược lại.

Trong phần một, văn nơi bản Sớ giải chỉ nêu kệ đầu, không nêu kệ sau. Nếu nêu đủ nên là: “Muốn thấu tỏ chân lý thì nên khởi từ quán về Lý, mà trái lại khởi từ quán về Sự.” Nghĩa là kệ trước, chỉ rõ tánh của Sắc hiện có là Sự, tức “Trong Sắc trần Tam muội khởi”, nghĩa tương đương với Quán Lý. Kệ sau nói Nhãn không sinh nên không có khởi, là tánh của Lý tức “Nhãn căn khởi định tâm chẳng loạn” nêu trước, nghĩa tương đương với Quán Sự.

Phần nêu ra nguyên do có thể nhận biết.

– Sớ câu: “Cũng nên đem Lý, Sự của Cảnh đối với Sự Lý của Căn để biện minh về Vô ngại”: Là phần ba, so sánh ngược lại. Ý nầy có một ít ẩn giấu, nên trước phải nêu câu hỏi: Ở trên, biện giải về hai định chỉ nói: “Cũng hợp, nên đem Sự của Căn đối nơi Lý của Cảnh”. Nay do đâu cùng nói: “Đem Lý Sự của Cảnh đối nơi Sự Lý của Căn ?” Đáp: Do hai định nêu trên chẳng thể tự khác biệt. Chính nhân nơi khởi Quán mới rõ Sự, Lý. Như Nhãn nhập định thì chưa biết định gì. Do thấy Trần liền rõ Sắc sai biệt, là chỗ quán về Sự ấy nhằm khiến đạt được vô ngại. Nói trong Căn nhập định là định của Lý kia. Cảnh nhập Căn khởi nên đã rõ Tánh của Căn là không. Nói trong Cảnh nhập nơi định của Sự tức trong văn của Kinh đã biện giải về Lý của Căn đối nơi Sự của Cảnh, nên chỉ kết hợp so sánh để đem Sự của Căn quyết định đối với Lý của Cảnh.

Nay, hai Quán nầy chẳng phải là định riêng biệt, nên trên mỗi Căn, Cảnh đều có hai Quán. Nghĩa là, Căn nhập định, tức ở nơi Cảnh liền theo quán về Lý khởi mà phân biệt Sự. Ở nơi Sắc nhập định, tức ở nơi Căn liền theo quán về Sự khởi để phân biệt nơi Lý. Văn nơi kinh đã có hai pháp ấy, nhưng chưa có ở nơi Cảnh liền theo quán về Sự khởi để phân biệt nơi Lý. Cùng với Căn liền theo quán về Lý khởi để phân biệt nơi Sự. Nếu nêu lên kệ ấy, nên nói rằng:

“Ở trong Nhãn căn nhập chánh định

Ở trong Sắc trần Quán sự khởi

Nói Sắc không sinh không có khởi

Tánh không, vắng lặng không chỗ tạo.” Và:

“Ở trong Sắc trần nhập chánh định

Ở nơi Nhãn căn Quán lý khởi

Nhãn thượng diệu phân biệt tất cả

Chư Thiên, người đời không thể biết.”

Đây tức là Sự trên Cảnh khởi quán về Lý để đối với Lý trên Căn khởi quán về Sự. Cho nên viết: “Cũng nên đem Lý Sự của Cảnh đối với Sự Lý của Căn để biện giải về vô ngại.”

– Sớ câu: “Đối thứ tư là xuất nhập vô ngại”: Tức ở nơi kinh nói là “nhập chánh định” đối với “Từ định khởi”, cùng khởi định tâm chẳng loạn để nêu nghĩa. Phần nầy gồm hai:

Một: Chính thức biện minh.

Hai: Từ câu: “Nếu dùng Sự Lý cùng đối chiếu” tiếp xuống: Là phân biệt, nhận định về số câu.

Bốn câu Lý Sự chỉ nêu ra hai, cùng giữ lấy hai cái còn lại. Tức cái thứ ba là Lý nhập, Sự khởi. Bốn là Lý nhập Lý khởi.

Ở trên là đơn, nói có bốn câu. Nếu cả đơn, phức (kép) cùng đối chiếu thì thành ra chín câu. Ở trước là bốn câu nêu trên, thêm năm câu:

Sự nhập, Sự Lý khởi.

Lý nhập, Sự Lý khởi Sự Lý nhập, Sự khởi.

Sự Lý nhập, Lý khởi.

Sự Lý nhập, Sự Lý khởi.

Nên là chín câu.

– Sớ câu: “Lại thành bốn câu”: Tức Căn, Cảnh xuất nhập thành bốn. Chỉ nêu lên một. Nếu nêu đủ là:

Hai: Sự của Cảnh nhập, Sự của Căn khởi. Ba: Lý của Căn nhập, Lý của Cảnh khởi.

Bốn: Lý của Cảnh nhập, Lý của Căn khởi,

Nếu lại tạo sự tương quan thì thành mười câu:

Năm: Sự của Căn nhập, Lý của Cảnh khởi.

Sáu: Sự của Cảnh nhập, Lý của Căn khởi.

Bảy: Lý của Căn nhập, Sự của Cảnh khởi.

Tám: Lý của Cảnh nhập, Sự của Căn khởi.

Chín: Sự Lý của Căn nhập, Sự Lý của Cảnh khởi.

Mười: Sự Lý của Cảnh nhập, Sự Lý của Căn khởi.

Do chỗ Sự Lý cùng đối chiếu ấy thuộc về bốn câu Sự Lý ở trước, nên chỉ nêu lên bốn.

– Sớ câu: “Đối thứ năm là hai lợi nơi Thể, Dụng không ngăn ngại”: Ở đây có hai lớp Vô ngại:

Một: Thể dụng vô ngại.

Hai: Hai lợi vô ngại.

Phần sau là cùng nhắc lại để giải thích.

Nói “Tâm chẳng loạn là Thể”: Là hòan tòan dùng ba câu của Căn khởi để đối chiếu với hai câu sau trong Cảnh khởi. Nêu nghĩa thì ba câu của Căn khởi là Thể, cũng là Tự lợi. Nghĩa là, ở nơi Nhãn khởi định, tâm chẳng loạn, là “Nói Nhãn không sinh không có khởi. Tánh không, vắng lặng, không chỗ tạo”.

Mà nói: “Chẳng ngăn ngại hiện nơi Cảnh trần”: Tức dùng câu ở trước: “Thị hiện tánh Sắc chẳng nghĩ bàn; Chư Thiên, người đời chẳng thể rõ” làm Cảnh trần. Cũng hoàn toàn dùng hai câu ấy là Lợi tha.

– Sớ từ câu: “Chính do Thể dụng” tiếp xuống: Là dùng Thể Dụng không hai để giải thích về hai lợi không ngăn ngại. Nhưng ở trên, văn nơi Sớ giải chỉ căn cứ nơi Nhãn, Sắc, Căn, Cảnh để làm Thể, so sánh với năm Căn Cảnh sau thì có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Mười nghĩa trên đây cùng là một Tụ” tiếp xuống: Là phần hai, tổng kết về năm đối, mười nghĩa. Văn gồm hai:

Một: Chính thức tóm kết.

Hai: Từ câu: “Vả lại, Kinh chỉ căn cứ Căn Cảnh” tiếp xuống: Là làm rõ chỗ so sánh. Nếu Cảnh Cảnh cùng đối nhau, tức phần tiếp sau ở trong chỗ thâu tóm của Tự, Tha, thân tự tại. Ở đây chẳng biện minh về Căn, Căn cùng đối nhau v.v… chỉ lược bớt không nói. Sự so sánh cũng có kết hợp. Nếu nêu bày đủ, nên là:

“Ở trong nhãn căn nhập chánh định

Ở nơi nhĩ căn từ định khởi

Hiện rõ Tánh Nhĩ chẳng nghĩ bàn

Chư Thiên, người đời chẳng thể biết.

Ở trong Nhĩ căn nhập chánh định

Từ Nhãn khởi định tâm chẳng lọan

Nói Nhãn không sinh, không có khởi

Tánh không, vắng lặng, không chỗ tạo” 

Nên thành chỗ diệu dụng hỗ tương của sáu Căn.

– Sớ câu: “Một Trần nhập Chánh thọ, nhiều Căn từ định khởi v.v…”: Cũng lược bớt không nói đủ. Nếu nêu bày đủ, nên là:

“Ở trong Sắc trần nhập chánh định

Ở nơi sáu Căn từ định khởi

Hiện rõ sáu Căn chẳng nghĩ bàn

Chư Thiên, người đời chẳng thể biết.

Ở trong sáu Căn nhập chánh định

Nơi Sắc khởi định tâm chẳng loạn

Nói Sắc không sinh, không có khởi

Tánh không, vắng lặng, không chỗ tạo…”.

Lại nên có một Căn nhập, nhiều Trần khởi nên viết là vân vân.

Chữ vân vân (đẳng) là có hai lớp:

Một “Đẳng” chỉ cho nhiều Căn nhập, một Trần khởi.

Hai “Đẳng” là chỉ cho một Căn nhập nhiều Trần khởi.

Nếu nêu bày đầy đủ thì:

“Ở trong Nhãn căn nhập chánh định

Ở nơi sáu trần Tam muội khởi

Phân biệt sáu cảnh chẳng nghĩ bàn

Chư Thiên, người đời chẳng thể biết.

Ở trong sáu cảnh nhập chánh định

Nhãn căn khởi định tâm chẳng loạn

Nói Nhãn không sinh, không có khởi

Tánh không, vắng lặng, không chỗ tạo.”

Các Căn còn lại đối với Trần cũng thế, nên viết là: “Đều lược bớt chẳng nêu ra.”

– Sớ từ câu: “Vô ngại bàn từ trước nay là thâm diệu khó nghĩ bàn” tiếp xuống: Là phần bốn, nêu rõ chung về môn nhập. Gồm hai:

Một: Nêu câu hỏi.

Hai: Từ câu: “Nay sẽ tổng kết” tiếp xuống: Chính thức chỉ rõ chỗ nhận biết về Sự Lý Vô ngại. “Căn Cảnh như một” là tổng kết về Quán. “Niệm suy chẳng sinh” là tổng kết về Chỉ. Tức đại ý của Thiền môn.

– Sớ từ câu: “Lại vừa nói Tánh của Sắc là khó nghĩ bàn” tiếp xuống: Là phần năm, làm sáng rõ chỗ thâu tóm, bao hàm. Phần nầy gồm hai:

Một: Gồm thâu phần Tổng trì cùng kết hợp với Kinh Phật Danh.

Hai: Căn cứ nơi ba Quán để kết hợp thông tỏ với Trí Luận.

Trong phần một có mười hai Nhập. Căn cứ nơi chỗ thâu tóm, bao hàm thì cùng gọi là Tổng trì. Căn cứ nơi tính chất rốt ráo của Tánh Không thì cùng xưng là Ba-la-mật. Căn cứ nơi bản tánh thanh tịnh thì đều gọi là môn giải thoát. Căn cứ theo tánh giác ngộ tròn sáng thì cùng được gọi là Phật. Cho nên Kinh Phật Danh nói: “Nhãn Đà-la-ni Phật tự tại” Cho đến:

“Ý Đà-la-ni Phật tự tại”. “Sắc Đà-la-ni Phật tự tại” Cho đến:

“Pháp Đà-la-ni Phật tự tại”. v.v…

– Sớ câu: “Chẳng phải chỉ chấp giữ lấy Tướng là nhiễm, vô tâm là Tịnh mà thôi”: Là tóm kết, phê phán về Thiền môn Bắc tông chỉ đạt được một phần ý nghĩa. Tức là kiến giải ấy cho rằng:

“Nhãn thấy Sắc, ý cùng biết về pháp giới nhiễm, ý chẳng cùng biết về pháp giới tịnh.”. Ý cùng nhận biết tức “Nhãn Đà-la-ni Phật tự tại”, Nhãn cùng với Tổng trì, môn độ v.v… Nay cho đó cũng là một nghĩa, thì chỉ đạt được nghĩa Tâm chẳng dấy khởi, chẳng giống như từ trước giờ bàn về năm đối mười lớp vô ngại, tự tại.

– Sớ từ câu: “Dùng ba Quán của Trí Luận” tiếp xuống: Là phần thứ hai, dùng ba Quán để kết hợp với Trí Luận. Phần nầy gồm ba:

Một: Nêu rõ về ba Quán.

Hai: Biện giải về ba Chỉ.

Ba: Cùng tóm kết về hai thứ trên.

Trong phần một được chia ra làm hai:

Một là biện minh về thứ lớp ba Quán.

Hai là, từ câu: “Ba Quán ấy không có trước sau” tiếp xuống: Là nói về “Ba Quán của nhất tâm”

Nói: “Ở đấy, hai mà chẳng hai, tánh của Sắc khó nghĩ bàn là Trung đạo Quán”: Đây có hai thứ Trung đạo:

Thứ nhất: Chỉ kết hợp hai Quán trên để làm Trung đạo. Trung đạo ở đây là cửa đầu của Đại thừa.

Thứ hai: “Tánh của Sắc khó nghĩ bàn” tức là Trung đạo của Phật Tánh. Đó là diệu lý viên dung nhằm làm rõ chỗ bao hàm nên cùng nêu ra cả hai.

– Sớ từ câu: “Đối nơi ba Quán nầy” tiếp xuống: Là phần hai, biện giải về ba Chỉ. Đó là:

Một: Chỉ của Phương tiện tùy duyên. Tức là Chỉ thuộc nơi Giả quán. Tức là theo phương tiện đi vào nẻo có tùy nơi mỗi mỗi duyên trụ ở một Cảnh.

Hai: Chỉ của Thể chân thật. Tức là Chỉ thuộc nơi Không quán. Thể đạt được chân lý cùng với Lý khế hợp một cách sâu xa.

Ba: Chỉ của lìa phân biệt về hai bên. Tức Chỉ thuộc nơi Trung đạo qúan chẳng chấp giữ lấy hai tướng có, không v.v…

Chỗ nêu trên là do đối chiếu với thứ lớp của văn Kinh, nên để Giả quán ở đầu. Nay đối với các quán ở trên thì cũng để Phương tiện (Chỉ) ở đầu. Nếu dựa theo Trí Luận thì trước là Không quán, đến Giả quán, sau là Trung quán. Nghĩa là như đã biện giải ở trước.

– Sớ từ câu: “Đã cho Chỉ Quán cùng vận hành” tiếp xuống: Là phần ba, cùng tóm kết về hai thứ trên. Được phân làm hai chi tiết:

Một: Tóm kết về Chỉ-Quán. Các chỗ đa phần đều biện minh về “ba Quán của nhất tâm”. Đã có việc cả hai cùng vận hành, thì cũng hợp với nói “Nhất tâm với ba Chỉ”. Hoặc đầy đủ cũng có thể nói: “Nhất tâm với ba Chỉ-Quán”.

– Sớ từ câu: “Tức một mà là ba” tiếp xuống: Là chi tiết hai, tóm kết về ba và một, chung cho Chỉ, Quán. Tức một mà ba là Thể tùy theo Tướng, dụng. Tức ba mà một là Tướng, dụng tức là Thể. Cùng soi chiếu cả ba và một là Thể, dụng hiển bày. Cùng ngăn che cả ba, một là cùng xâm đoạt, cả hai cùng dứt bặt. Nghĩa là, tức Thể đồng Dụng nên chẳng phải là một. Tức dụng đồng Thể nên chẳng phải là ba.

– Sớ câu: “Mỗi mỗi văn giải thích, theo đấy suy nghĩ thì có thể thấy”: Nay đem ba Quán để đối chiếu với ba Quán của văn Kinh thì soi chiếu, ngăn che v.v… cũng vậy. Nghĩa là, Sắc tướng khó nghĩ bàn là Giả quán. Nhãn vào định tức là Chỉ của Tùy duyên. Tánh không, vắng lặng là Không quán. Sắc vào định là Chỉ của Thể chân thật Tánh của Sắc khó nghĩ bàn là Trung quán. Nhãn căn tức là Chỉ của lìa mọi phân biệt hai bên. Do Tánh của Sắc có nghĩa:

Một: Nếu cho sự biến đổi, ngăn ngại là Tánh, tức là chỗ thâu tóm của Giả quán.

Hai-Ba: Nếu cho sự chân thật, khó nghĩ bàn là Tánh, tức là chỗ thâu tóm của Trung đạo quán.

Do vậy, nên hai Quán đều dùng cả hai cùng vận hành, tức Căn, Cảnh cùng đối chiếu để biện giải. Cả hai cùng hiện bày rõ tức là cùng soi chiếu. Cả hai cùng không ngăn ngại, tức cùng xâm đoạt, cùng mất, là cùng ngăn che.

– Sớ câu: “Đây là công đức viên dung của Bồ tát”: Là phần sáu (trong phần nói về năm đối, mười nghĩa) tổng kết, khuyên tu, có thể nhận biết.

– Trong dụ thứ năm, so sánh về diệu chỉ.

– Sớ câu: “Nay, chúng sinh bao hàm ba thứ trước” (Ngã, chúng sinh, Thế gian). Do hai chữ “Nghiệp báo” là thứ tư, nên chính loại thứ nhất bao hàm cả bốn thứ.

– Sớ câu: “Thần lực của Bồ tát do ba thứ Tướng, trừ hai tướng sau của Phật”: Do “Không có chướng ngại” là căn cứ nơi hai chướng đã dứt sạch, “Xác lập cho chúng sinh” là chưa biến hiện khắp chốn.

– Sớ câu: “Nhưng chọn lấy dụ một phần”: Tức do trên nói: “Không thể cùng dụ”, thì nay sao có thể dụ được: Do vậy mà nói “Dụ một phần”.

Nói “Không thể cùng dụ được”: Tức phần sau nơi kinh có câu:

“Tất cả pháp có không nơi ba cõi

Chẳng thể cùng Phật nêu ví dụ.”

Nói “Dụ một phần”: Tức dụ có tám thứ: Thuận, Nghịch, Hiện, Chẳng phải, Trước, Sau, Trước sau, Khắp. Như kinh Niết-bàn nói, văn ở trước đã nêu dẫn tức có dụ khắp. Nay đối nơi dụ khắp chỉ chọn lấy ít phần. Như nói: “Mặt Phật cũng như mặt trăng tròn đầy” là chỉ chọn lấy nghĩa tròn đầy không thiếu. Dụ hiện tại cũng thế. “Dùng nhỏ để dụ lớn” như trong sách Chu dịch nói về việc bắn chim phải leo lên tường cao, là để so sánh với các sự việc rất nhiều trong thiên hạ.

– Sớ câu: “Khiến nghe hiểu nơi dụ là quên hình tượng để lãnh hội ý”: Là nơi sách Chu dịch, lược nêu: “Phàm hình tượng là nhằm nêu ra ý. Lời nói là để biện minh về hình tượng. Diễn đạt tận cùng nơi ý không gì hơn hình tượng. Nêu bày tận cùng nơi hình tượng không gì hơn lời nói. Lời nói phát sinh nơi hình tượng, nên có thể theo lời nói để quan sát hình tượng. Hình tượng phát sinh nơi ý, nên có thể theo hình tượng để xem xét ý. Ý nhờ nơi hình tượng mà được tận tường. Hình tượng nhờ nơi lời nói mà được sáng tỏ. Cho nên lời nói là để biện minh về hình tượng. Đạt được hình tượng thì quên lời nói. Hình tượng là để giữ lấy ý. Đạt được ý thì nên quên hình tượng. Cũng như lưới là để bắt thỏ. Được thỏ thì nên quên lưới. Nơm là để bắt cá, được cá thì nên quên nơm. Thế thì, lời nói là lưới của hình tượng. Hình tượng là nơm của ý. Do vậy, giữ lấy lời nói thì chẳng phải là đạt được hình tượng. Giữ lấy hình tượng thì chẳng phải là đạt được ý. Hình tượng phát sinh nơi ý, mà giữ lấy hình tượng, thì chỗ giữ lấy ấy đâu phải là hình tượng. Lời nói phát sinh nơi hình tượng, mà giữ lấy lời nói thì chỗ giữ lấy ấy thực chẳng phải là lời nói. Thế nên, quên hình tượng thì mới đạt được ý. Quên lời nói thì mới đạt được hình tượng. Đạt được ý ở chỗ quên hình tượng. Đạt được hình tượng ở chỗ quên lời nói. Cho nên lập hình tượng là để đạt tận cùng nơi ý, mà hình tượng nên quên. Lại vẽ lần nữa là để diễn đạt tận cùng nơi tình mà nét vẽ nên quên. Do đó, tiếp xúc với các loại, có thể dùng làm hình tượng. Hợp nghĩa thì có thể làm công việc nêu dẫn. Nay, văn nơi bản Sớ giải đã dùng văn ấy nên khiến “Quên hình tượng để lãnh hội ý”. Tức như nước trong hiện rõ bốn thứ binh, hình tượng ấy là dụ, để rõ Bồ tát không tâm tức thì hiện bày, thì nước in, hiện có thể nên quên. Các dụ cũng thế. Như có thể quên hình tượng, để đạt được ý thì đấy là ngướiTrí. Chấp giữ nơi hình tượng để mất ý thì thành kẻ ngu vướng. Kinh Pháp

Hoa nói: “Những người có trí thì do nơi thí dụ mà có thể hiểu rõ.”

– Sớ câu: “Người xứ Giang Nam chẳng tin về tấm màn dạ chung cho cả ngàn người..” Tức văn của Nhan Chi Thôi (31-0) tự là Giới, lời trong Thiên “Gia Huấn Quy Tâm”.

– Sớ câu: “Dùng chất độc xoa lên mặt trống”: Tức nơi Kinh đại Niết-bàn, quyển thứ chín, Phẩm Như Lai Tánh. Kinh nói: “Lại nữa, thiện nam! Ví như có người dùng các thứ thuốc độc bôi lên mặt trống lớn, ở chỗ đông người, đánh trống, phát ra âm thanh. Tuy vô tâm muốn nghe, nhưng những người nghe đều chết, chỉ trừ một người không bị chết… Trống là hợp với Niết-bàn, chết là dụ cho việc diệt trừ phiền não. “Người chẳng bị chết” là dụ cho hạng Nhất xiển đề. “Trọn thành kiên chủng” tức nơi phần sau Phẩm Xuất Hiện, như trước đã nêu dẫn nhiều lần.

—————————–

Phẩm 13: THĂNG TU DI SƠN ĐỈNH

– Sớ câu: “Hội trước là Tín, Hội nầy là Giải”: Tức là ý chính của phần Sớ giải. Sớ giải đã cho Hội trước là Tín, giải đáp là hội thứ hai. Phần đầu là chỗ nêu ra câu hỏi về Tín. Tiếp theo là Trụ có hai đoạn là ý của bậc cổ đức.

– Sớ từ câu: “Hai là tên gọi của Phẩm. Tu di chính gọi là” tiếp xuống: Là bàn về tên phẩm. Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Chính thức giải thích.

Hai: Từ câu: “Biểu thị cho quả vị” tiếp xuống: Là căn cứ chỗ pháp được biểu hiện để giải thích. Phần nầy gồm bốn chi tiết:

Một là, chính thức căn cứ nơi chỗ biểu hiện.

Hai là, Từ câu: “Như trời biểu thị cho sự thanh tịnh” tiếp xuống: Là giả nêu câu hỏi để dẫn khởi.

Ba là, Từ câu: “Diệu có mười nghĩa” tiếp xuống: Là giải thích chung về câu hỏi nêu trên.

Bốn là, Từ câu: “Nếu căn cứ nơi Quán tâm” tiếp xuống: Là dựa theo “Quán tâm” để giải thích.

Ba chi tiết trước có thể nhận biết. Trong chi tiết ba được phân làm bốn:

Thứ nhất: Căn cứ nơi chủ thể biểu hiện.

Thứ hai: Từ câu: “Hành của mười Trụ” tiếp xuống: Là kết hợp với đối tượng biểu hiện.

Thứ ba: Từ câu: “Là hiển bày công đức của mười Trụ” tiếp xuống: Là tóm kết chỗ đã giải thích.

Thứ bốn: Từ câu: “Nhưng chỗ giải thích trên” tiếp xuống: Là phân biệt về Quyền, Thật.

Trong phần “Thứ nhất” có hai chi tiết:

Một là giải thích về Diệu.

Hai là giải thích về Cao.

– Trong phần giải thích về diệu: Sớ câu: “Tức là bảy ngọn núi vàng, bảy lớp vây quanh”: Luận Câu Xá, Phẩm Thế Gian, phần kệ viết:

“Tô-mê-lư ở giữa

Tiếp, Du-kiện-đạt-la

Núi Y sa đà La

Núi Kiệt địa Lạc Ca

Tô đạt-lê-xá-na

Át-thấp-phược-kiệt-noa

Núi Tỳ-na-đát-ca

Núi Ni dân đạt La.

Ở bên ngoài chân lớn

Có núi Thiết Luân Vi

Chỗ thành “Bảy vàng” trước

Bốn báu Tô-mê-lư

Vào nước đều tám vạn

Núi Diệu Cao cũng thế

Tám khác nữa nữa giảm

Cao rộng đều bằng nhau.”

Giải thích: chỗ nêu dẫn ở trên chính là để làm rõ về bảy núi vàng. Phần còn lại chỉ nhân tiện mà dẫn ra. Phần Sớ tiếp sau mới là chỗ chính.

– Sớ câu: “Cùng bảy biển Hương, biển in rõ dòng chảy xoay vòng”:

Luận Câu Xá, phần tụng có đoạn:

“Giữa núi có tám biển

Bảy trước gọi là trong

Thứ nhất rộng tám vạn

Bốn bên đều gấp ba

Sáu khác nữa nữa hẹp

Thứ tám gọi là ngoài

Ba Lạc xoa hai vạn,

Hai ngàn du-thiện-na.”

Giải thích: “Bảy trước gọi là trong” là bên trong của bảy núi vàng. “Thứ tám gọi là ngoài” là bên ngoài bảy núi vàng. Ở ngoài thuộc bên trong núi Thiết Vi cũng gọi là “Giữa núi”. “Thứ nhất rộng tám vạn” tức là biển bên trong núi Trì Song (núi Du-kiện-đạt-la). Biển bên trong bảy núi vàng đều có nước tám thứ công đức. Cho nên viết là “Nước hương chảy xoay vòng”. Biển bên ngoài núi Thiết Vi nhân tiện nên dẫn ra.

– Sớ câu: “Chỉ có Trời dựa vào đó cư trú”: Luận Câu Xá, phần Tụng viết:

“Diệu Cao có bốn tầng

Mỗi tầng cách mười ngàn

Nhô ra mười sáu ngàn

Lượng tám bốn hai ngàn

Kiên Thủ cùng Trì Man

Hằng Kiêu chúng Thiên Vương

Thứ lớp ở bốn cấp

Cũng ở bảy núi khác.”

Giải thích: Nghĩa là, khởi đầu từ mực nước đến hết tầng thứ nhất cùng cách nhau mười ngàn. Phía bên nhô ra ngoài mười sáu ngàn. Ba tầng trên, hướng lên trên, cùng cách số lượng như nhau. Phần bên nhô ra giảm dần một nửa: Tầng thứ hai là tám ngàn. Tầng thứ ba tức bốn ngàn. Tầng thứ tư tức hai ngàn. Hướng lên trên thì hẹp dần. Bốn Tầng cấp này thẳng lên trên mới hết nửa dưới núi Diệu Cao là bốn vạn du Thiện na. Cấp thứ nhất có thần Dược xoa tên là Kiên Thủ. Cho đến cấp thứ tư là Tứ Thiên vương, phần còn lại đều do bốn Vương cai quản, nên nói: “Chỉ có Trời dựa vào đó cư trú”. Nơi đỉnh núi diệu Cao (Tu di). Tám phương lại là trú xứ của cõi Trời ba mươi ba (Đao lợi) đều là chỗ của Trời cư trú.

– Sớ câu: “Ba lị chất đa la luôn đem lại lơi ích cho Chư Thiên”: Ba lị Trung hoa gọi là “khắp”, cũng gọi là “vòng quanh”. Chất-đa-la đây gọi là “trang nghiêm xen lẫn”. Nghĩa là cây nầy hoa có nhiều màu sắc, tạo sự trang nghiêm cùng khắp. Hoặc gọi là “Sự trang nghiêm vi diệu, đầy đủ”. Tức nơi Luận Câu Xá gọi là “cây Viên Sinh” . Cho nên Luận Câu Xá viết:

“Đông Bắc Viên sinh thọ

Tây nam Thiện pháp đường”.

Luận giải thích: Cây Viên Sinh ấy phần gốc rễ bám sâu rộng đến năm mươi du-thiện-na, thân cây cao vút thẳng lên không trung, cành nhánh tỏa rộng khắp, cao rộng đều nhau là một trăm du thiện na. Phần trên nơi lá nở hoa, hương thơm vi diệu nồng nàn. Gió thuận chiều thì hương thơm xông khắp một trăm du-thiện-na. Nếu gió nghịch chiều thì cũng xông thơm đến năm mươi du-thiện-na. Cây nầy là nơi Chư thiên tụ hội vui chơi. Phần văn còn lại có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Là hiển bày công đức diệu, cao của mười Trụ” tiếp xuống: Là phần thứ ba, tổng kết chỗ đã giải thích.

Phần nầy gồm ba:

Một: Chính thức tóm kết chỗ giải thích.

Hai: Từ câu: “Bốn Thiên vương ở nữa bên” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vấn nạn. Nghĩa là có vấn nạn cho rằng: “Như cho Diệu Cao là biểu thị, bốn Thiên vương cũng ở đấy, lại là thứ lớp, thì sao chẳng cùng ở nơi ấy?” Nên ở đây cần thông tỏ.

Ba: Từ câu: “Đồng tử Thiên Tài” tiếp xuống: Là nêu sự so sánh để làm rõ vấn đề.

– Sớ câu: “Một Phẩm Kệ tán, nghĩa gồm cả hai”: Trước là ý xưa; sau là ý mới, có thể theo văn mà nhận biết.

Mười đoạn trong phần phân chia đều có câu: “Thảy cùng biến hiện đều khắp” Là do căn cứ nơi chỗ tóm kết chung cho khắp pháp giới.

– Sớ câu: “Nay ở đây, biện minh về sự biến hiện khắp, tức trong mười lượt “Nơi giảng nói” thì đó là lượt thứ nhất”: Tức nơi phần Sớ giải về quyển thứ nhất vủa Kinh, trong đoạn nói về “Nhân duyên nêu giảng Kinh” thì thứ nhất là cõi Diêm-phù-đề. Văn nơi bản Sớ giải phân làm ba:

Một: Giải thích tổng quát về ý của văn.

Hai: Từ câu: “Vì sao cần phải nêu lên chỗ nầy” tiếp xuống: Là giải thích nguyên do việc nêu lên hai Hội.

Ba: Từ câu: “Sở dĩ chỉ căn cứ nơi cội Bồ đề” tiếp xuống: Là nhằm thông tỏ chỗ vướng mắc do vấn nạn. Ở đây thông tỏ hai vấn nạn.

Thứ nhất: có vấn nạn cho rằng: “Đã chẳng giải tán Hội trước, nên nêu lên hai Hội. Thế sao chỉ nói là “Chẳng rời khỏi cội Bồ đề?” Nên ở đây cần thông tỏ: Hội thứ nhất là Gốc. Lại nữa, Hội thứ hai gần với Hội thứ nhất.

Thứ hai: Từ câu: “Như đồng thời” tiếp xuống: Là lại thông tỏ một chỗ vướng mắc nữa. Trong vấn nơi bản Sớ giải, trước nêu lên vấn nạn. Sau, từ câu: “Cho nên nói tức Thể của dụng” tiếp xuống: Là giải thích để thông tỏ, có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Hỏi: Động, tĩnh cùng trái nhau; đi, ở cùng xa cách” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ giải gồm năm phần:

Một: Giả nêu ra câu hỏi.

Hai: Trình bày chỗ thuận, trái nơi các kiến giải đã có từ trước.

Ba: Bàn rộng chỗ giải thích chính thức theo quan điểm hiện nay.

Bốn: Lãnh hội, dung hợp nghĩa xưa.

Năm: Hỏi đáp để lãnh hội chỗ trái.

– Sớ từ câu: “Xưa có nhiều cách giải thích” tiếp xuống: Là phần hai, trình bày chỗ thuận, trái nơi các kiến giải từ trước. Tức từ trước đã có năm cách giải thích, mà văn nơi bản Sớ giải chia làm ba đoạn:

Thứ nhất: Cùng nêu kiến giải của ba đại sư.

Thứ hai: Nêu kiến giải của vị thứ tư.

Thứ ba: Nêu kiến giải của vị thứ năm.

Do ba vị sư đầu đều căn cứ nơi nghĩa ba Thân, đại để là kiến giải giống nhau. Nhằm cùng đả phá nên nêu lên trước. Đối với ba kiến giải ấy có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Đều chẳng phải là ý của văn” tiếp xuống: Là phần biện giải về chỗ trái. Gồm chung có hai chỗ sai trái:

Một: Trái với văn hiện tại: Đi, ở đều là Phật Tỳ Lô Giá Na.

Hai: Trái với tông chỉ của Kinh, do mười Thân chẳng phải là ba Thân.

– Sớ câu: “Một vị cho rằng “Đi tức chẳng phải là đi” nên gọi là chẳng rời khỏi”: Là phần thứ hai, nêu kiến giải của vị thứ tư. Do chẳng phân rõ về ba Thân, chỉ dựa theo một Thân mà bàn về Tánh, Tướng. Tức là về Sự Lý không ngăn ngại, ý hợp với tông chỉ, chẳng trái với Thể gốc. Kiến giải trên rõ là chẳng thuận hợp với văn hiện tại. Phần nầy gồm hai:

Một: Nêu ra kiến giải đã có từ trước. Hai: Biện giải chỗ trái Trong phần một lại phân hai:

Một là, chính thức giải thích.

Hai là, Từ câu: “Như chẳng đến mà là đến” tiếp xuống: Tức là người xưa đã nêu dẫn chỗ so sánh để chứng minh, xác nhận. Đây là thuộc kinh Tịnh Danh, phẩm Thăm bệnh. Kinh viết: “Lúc này, Trưởng giả Duy-ma-cật nói: Lành thay, Đại sĩ Văn Thù Sư Lợi! Ấy là ngài không đến mà là đến, không thấy mà là thấy. Văn Thù Sư Lợi nói: Đúng vậy, thưa Cư sĩ. Nếu đã đến rồi thì không đến nữa. Nếu đã đi rồi thì không đi nữa. Vì sao? Là vì đến thì không từ đâu mà đến; đi thì cũng không đi tới đâu, và chỗ có thể thấy thì lại không thể thấy.” Nay chỉ dùng lời của Trưởng giả Tịnh danh. Phần còn lại lược bớt không nêu dẫn. Đại sư Tăng Duệ giải thích:

“Đại sĩ Văn Thù, tâm thì dừng nơi thật tướng, hình thì xuyên suốt pháp thân, trong ngoài khế hợp sâu xa, vắng lặng hoàn toàn không có tướng đến. Hoàn toàn không có tướng đến nên có thể dùng đấy mà đến. Đây là biện minh tâm khế hợp sâu xa với lý tột cùng, Thể dứt tuyệt mọi nẻo đi đến. Ứng hợp với vật tùy theo duyên nên chẳng hủy hoại tướng đi đến.”

Nhưng phần văn tiếp theo, Bồ Tát Văn Thù đáp lại, tức đạt được ý, cùng lãnh hội ấn chứng thành lời. Cho nên dùng “Môn ba thời” để lãnh hội chẳng đến mà là đến. Dùng “Môn hợp chẳng hợp” để thành chỗ chẳng thấy mà là thấy. Trong phần trước thì ba thời chỉ lược nêu một là để cùng thuận hợp.

Nói “Ba thời”, tức như Trung Luận, phẩm Khứ Lai, kệ viết:

“Đã đi, không có đi

Chưa đi, cũng không đi

Lìa đã đi, chưa đi

Đang đi cũng không đi”.

Ở đây, nêu ngược lại sẽ là:

“Đã đến, không có đến

Chưa đến cũng không đến

Lìa đã đến , chưa đến

Đang đến cũng không đến”.

Nghĩa là, đã đến là đã diệt, nên chẳng thể nói là đến. Chưa đến tức chưa có, thì sao có thể nói đến? Đang đến thì chẳng trụ nơi phần đã (quá khứ) hay nơi phần chưa (vị lai) nên cũng không đến. “Không đi” cũng vậy. Cho nên phần sau nơi kinh Tịnh Danh có đoạn:

“Nếu là đời quá khứ thì đời quá khứ đã diệt. Nếu là đời vị lai thì đời vị lai chưa đến. Nếu là đời hiện tại thì đời hiện tại không dừng”… Đến ắt có chỗ từ đâu đến, đi ắt có chỗ đến. Cho nên ba câu được giải thích riêng. Lại nữa, có đến đi cũng không ra ngoài ba thời. Nay thì ba thời không đến, nên đến không có chỗ từ đâu đến. ba thời không đi, nên đi không có chỗ đến.

Nói “Chỗ có thể thấy lại chẳng thể thấy”: Tức dùng môn “Hợp chẳng Hợp” để xác nhận “Chỗ chẳng thấy mà là thấy” ở trên. Nghĩa là, Thấy ắt có ba yếu tố: Chủ thể thấy, đối tượng được thấy, cùng lý do để thấy, mới thành đủ là Thấy. “Đối tượng được thấy” nhân nơi hai yếu tố kia mà thành nên không có đối tượng được thấy. “Đối tượng được thấy” đã không, nên hai yếu tố còn lại sao có được? Trung Luận viết:

“Thấy cùng với chỗ thấy

Là ba đều phương khác

Như vậy ba pháp khác

Trọn không có lúc hợp.

Pháp khác chẳng thể hợp

“Chẳng khác” không thể hợp…”

 Lại nữa, Luận nói:

“Thấy chẳng thể có thấy

“Chẳng thấy” cũng không thấy

Như đã phá nơi thấy

Tức là phá người thấy”…

Nên khi đạt chánh kiến tức là không có kiến (thấy biết).

Ở đây, nhân nơi Luận khác đã dẫn, mà lược nêu ra mấy nét chính về tông chỉ.

– Sớ từ câu: “Nếu thế thì chỉ là” tiếp xuống: Là phần biện giải về chỗ không thuận hợp của vị thứ tư. “Chỉ là đi lên tức chẳng phải là đi lên” thì tương tợ như “Đi tức chẳng phải là đi”, sao có nơi cội Bồ đề với thân tướng chẳng động? Như nơi vườn Am-ma-la có Văn Thù, mà thành Tỳ da lại thấy diệu đức, có thể dùng để chứng minh cho điều nầy.

Đây, kia nghĩa đã khác thì sao có thể viện dẫn?

– Sớ câu: “Có vị cho rằng,ở đây, thần thông của Phật đồng với nghiệp dụng của Thể v.v…”: Là phần ba nêu riêng về kiến giải của vị thứ năm, tức tác giả sách San định Ký (đại sư Tuệ Uyển 673-73).

Cũng như trên, tức trước nêu ra kiến giải đã có, sau là biện luận về chỗ thuận, trái. Trong phần trước thì cho “Thể biến hiện khắp” là chẳng động, cho “Dụng ứng hợp” là đi lên…

– Sớ câu: “Như thế thì đâu khác với kiến giải của vị thứ ba: Chẳng khởi là pháp”: Là phần hai biện giải về chỗ không thuận hợp. Ở đây có hai cách đả phá:

Một: Chỉ rõ chỗ đồng với nghĩa trước để đả phá. Nghĩa trước đã không đứng được thì nghĩa nầy cũng tự đổ.

Hai: Từ câu: “Lại dùng trụ để giải thích chỗ chẳng khởi” tiếp xuống: Là nêu thẳng về chỗ xác lập của kiến giải ấy để đả phá. Chỉ trụ nơi cội Bồ đề thì chẳng phải là có “Thể biến hiện khắp”. Biến hiện nơi chốn đi thì sao có thể cho đi chẳng phải là “Thể biến hiện khắp”? Rõ ràng là nơi cội Bồ đề cũng là dụng mà nói riêng là Thể. Lên cõi Trời là có Thể mà chi nói là dụng, nên có chỗ không thuận hợp. Chẳng phải là trách cứ về chỗ lập gốc đồng với nghiệp dụng của Thể. Cho nên phần tiếp theo bàn về nghĩa chính cũng tức là nghiệp dụng của Thể.

– Sớ từ câu: “Nay hiển bày nghĩa chính” tiếp xuống: Là phần thứ ba (trong năm phần”, bàn rộng về nghĩa chính theo kiến giải hiện nay. Ở đây gồm đủ cả pháp, dụ và tóm kết, văn rõ ràng có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Bậc cổ đức giải thích về phần nầy lược có mười nghĩa” tiếp xuống: Là phần thứ tư, lãnh hội, dung hợp với cách giải thích xưa (chỉ cho đại sư Hiền Thủ) văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Chính thức nêu ra.

Hai: Từ câu: “Nhưng mười nghĩa theo cách giải thích nầy thì năm nghĩa trước là nói về Huyền môn” tiếp xuống: Là vì chỗ ấy mà lãnh hội, dung hợp. Phần nầy lại chia ra hai:

Một là, lãnh hội một cách tổng quát, ý nêu rõ chỗ xác lập của bậc cổ đức văn tuy thiếu sự rõ ràng, chặt chẽ, nhưng ý nghĩa thì không trái.

– Sớ từ câu: “Rõ ràng là trong ấy cùng đối chiếu thì có bốn cặp về pháp” tiếp xuống: Là phần “Hai là”, lãnh hội, dung hợp riêng. Gồm hai:

Thứ nhất: Biện minh chung về các nghĩa.

Thứ hai: Từ câu: “Một nhiều cùng đối chiếu nhau nên thành bốn luận chứng” tiếp xuống: Là giải thích riêng về nghĩa một-nhiều trong phần pháp giống nhau nêu trước. Phần nầy gồm ba chi tiết:

Một là, chính thức nói về bốn luận chứng.

Hai là, giải thích chỗ giống nhau với hội khác.

Ba là, giải thích, so sánh với nghĩa còn lại.

Một là: Chính thức nói về bốn Luận chứng.

Câu: “Trong kinh muốn hiển bày về một-nhiều tương tức” là nhằm hiển bày chỗ nguyên do bất tận trong kinh.

Như nói: “Chẳng lìa một cây mà đi lên một cõi Trời” là tướng “khó nghĩ bàn chẳng hiển bày”.

Hoặc nói: “Chẳng khởi nơi một cây mà đi lên tất cả nơi cõi trời Đao lợi” tức chẳng thể hiển bày Hội gốc với sự biến hiện viên mãn.

Như nói: “Chẳng lìa tất cả cây mà đi lên tất cả cõi Trời” tức không có tướng “Một nhiều không ngăn ngại”. Cho nên chỉ nêu ra câu đầu. Phần tiếp sau Bồ tát Pháp Tuệ nói kệ có câu:

“Mười phương ắt cũng thế”

Phương thì có đi lên tất cả, câu tức cùng có nhiều câu.

– Sớ từ câu: “Đi lên cõi Trời của Đế Thích đã vậy” tiếp xuống: Là phần hai giải thích chỗ giống nhau với Hội khác.

– Sớ câu: “Lại dùng cây cây cùng đối chiếu v.v…” tiếp xuống: Là phần ba, giải thích, so sánh với nghĩa còn lại. Gồm hai:

Một: Nêu ra kinh.

Hai: Từ câu: “Lại nữa, đã cho một xứ có tất cả xứ” tiếp xuống: Là giải thích đối chiếu với mười Huyền môn. Do bậc Cổ đức nơi văn nói về Huyền môn cùng với ý liên hệ chỉ có bốn Huyền môn. Năm nghĩa trước ( trong mười nghĩa) chỉ là hai Huyền môn, nghĩa thứ chín là “Thác sự hiển pháp sinh giải môn”, nghĩa thứ mười là “Đồng thời cụ túc tương ứng môn”. Cho nên nay đã thêm sáu Huyền môn nữa cho đủ mười.

– Sớ từ câu: Hỏi: “Đem chỗ trước để dấy khởi sự việc sau” tiếp xuống: Là phần thứ năm, lãnh hội, dung thông phần hỏi, đáp.

– Sớ câu: “Thứ chín là từ Phật Ca Diếp tiếp xuống cùng tán dương Như Lai”: Trong đoạn nầy, văn nơi bản Sớ giải đã dùng đức riêng để giải thích danh hiệu riêng của mỗi vị. Ở đây, nêu bày về hình trạng của tên gọi thì như nơi bản Sớ giải. Do văn theo nghĩa nên xem nơi hai Hội tiếp sau thì nghĩa lại càng rõ.

Phẩm 14: TU DI SƠN ĐỈNH KỆ TÁN

– Sớ câu: “Trước là nêu về Thể tánh”: Tức là ý nối tiếp thứ hai, như phẩm trước đã biện minh.

– Sớ câu: “Riêng tức thứ lớp phối hợp với mười Trụ”: Là chỗ giải thích tiếp theo đã ngầm dẫn văn Kinh, như dùng “Vị chủ dẫn dắt thế gian” để giải thích Nhân đà la. Nhân-đà-la Trung Hoa gọi là đế, là vị chủ. Tức nơi phần phát tâm Trụ tiếp theo, trong mười pháp khuyến học nói: “Đó là siêng năng cúng dường Phật, vui thích trụ nơi sinh tử, là vị chủ dẫn đường cho thế gian khiến dứt trừ các nghiệp ác, cho đến vì chúng sinh khổ não mà làm chỗ quay về nương tựa.” Đều là nghĩa về chủ. Từ pháp thứ hai trở đi thì chỉ dùng tên gọi với nghĩa nêu trên mà không dẫn văn Kinh. Chín pháp còn lại là:

Hai: Do “Trị địa” cùng tăng tiến hơn, nói: Tu tập, trì tụng, nghe hiểu nhiều, thích chỗ thanh vắng tịch tĩnh, gần gũi bậc thiện tri thức, thấu tỏ mọi nghĩa lý v.v… đều như nghĩa về Hoa sen nở rộ.

Ba: Quan sát về chúng sinh, pháp giới v.v… đó là vật báu của trí tuệ.

Bốn: Thấu rõ pháp của chư Phật trong ba đời là tối thắng.

Năm: Nhận biết về chúng sinh vô biên vô lượng vô số, chẳng thể nghĩ bàn v.v… là tâm với thệ nguyện như kim cương nơi pháp Đại thừa.

Sáu: Tu học tất cả các pháp là không Tướng không Thể, chẳng có thể tu như hương thơm.

Bảy: Thuyết giảng một tức nhiều, nhiều tức một, văn tùy nơi nghĩa, nghĩa theo nơi văn v.v… khiến cho tâm ý mi thích.

Tám: Nhận biết về cõi, duy trì, xem xét, đi đến nơi cõi, lãnh nhận pháp Phật là sáng tỏ, thanh tịnh.

Chín: Khéo tu học theo bậc Pháp vương với nẻo hóa độ thiện xảo v.v… là có thể duy trì.

Mười: Tu học về mười chủng trí, như hư không biến hiện khắp

– Sớ câu: “Trí sáng, tối dứt, tạo ân ích trong lành mát mẻ, là ứng khí hiện khắp” Tức như mặt trăng có bốn đức hợp với ba pháp của Phật: Anh sáng là Trí đức. Tăm tối dứt là Đoạn đức. Trong lành mát mẻ là An đức. Là “Ứng khí” hiện khắp cũng là Ân đức. Lại, do gồm đủ ba đức nêu trên có thể ứng hiện khắp.

– Sớ câu: “Danh hiệu riêng tức là mười Trụ, là quả của tự phần”: Cõi trước thì phối hợp với sự càng tăng tiến, còn ở đây thì phối hợp với tự phần, nêu đầy đủ như văn đoạn tiếp theo.

– Sớ từ câu: “Do từ mười nhân nầy” tiếp xuống: Là tóm kết, xác nhận. Trên thì thuận theo dưới khiến có thể xét tìm nơi gốc.

– Sớ câu: “Như nơi phẩm Danh Hiệu”: Ở đây chẳng muốn dẫn nhiều văn nên khiến tìm nơi phẩm ấy. Song xa gần thì có chút ít khác biệt mà nghĩa lý thì hòan toàn giống. Hoặc cõi hoặc người đều biến hiện khắp pháp giới trùng trùng vô tận.

Thứ nhất là Bồ Tát Pháp Tuệ nói kệ:

– Sớ câu: “Hai Tụng tiếp theo là khuyên quan sát về diệu lực của Phật, lại phát tâm thù thắng”: Phẩm trước thành lập bốn Luận chứng cũng từ đấy mà sinh. Nghĩa là, một kệ rưỡi trước tức chỉ cho văn nêu trên là: “Chẳng khởi tất cả xứ mà đi lên một xứ”. Câu kệ tiếp sau: “mười phương thảy cũng vậy” là dùng riêng cho mười phương nơi đỉnh Tu di cũng thế. Tức là “Chẳng lìa tất cả xứ mà đi lên tất cả xứ”. Dùng “Một cõi Diêm-phù-đề” nêu trên đối hợp với chỗ nầy tức là “Chẳng lìa một xứ mà đi lên tất cả xứ”. Dùng một cõi Diêm-phù-đề ở trước đối hợp với hai câu: “Chúng ta nay thấy Phật, trụ nơi đỉnh Tu di” tức “Chẳng lìa một xứ mà đi lên một xứ”. Câu kệ “Như Lai lực tự tại” là chung cho bốn câu.

Thứ hai là phương Nam (Bồ tát Nhất Thiết Tuệ nói kệ).

– Sớ câu: “Thấu rõ tánh chân thật của tất cả các pháp”: Là căn cứ theo văn nơi kệ mà giải thích.

Nói “Cõi Tâm thanh tịnh”: Là căn cứ theo chỗ biểu thị về Trụ Trị địa để giải thích.

– Sớ câu: “Ý của Tụng là nhằm hiển bày chỗ đối với chúng sinh luôn tăng trưởng tâm đại bi”: Tức căn cứ nơi chỗ Hành càng tăng tiến trong Trụ kia để giải thích.

Câu “Do xứng hợp với thật mà xem xét để cứu độ thế gian” là căn cứ theo câu kệ hiện tại mà giải thích.

– Sớ câu: “Hai câu đầu là Không quán, do duyên sinh nên không có tự tánh”: Là căn cứ nơi ba Quán để giải thích. Đều là, câu đầu thì nhắc lại kinh, nêu lên Quán. Câu sau là dùng ý nơi kinh để giải thích thành Trung quán.

– Sớ câu: “Hai câu tiếp theo là Trung đạo quán”: Tức trong phần giải thích, xác nhận, có hai nghĩa được giải thích:

Một: Cho rằng, do trước quán về sinh diệt tức tất cả các pháp là không có tự tánh: Đã nói “Tất cả các pháp” nên chẳng phải là không. Đã “Không có tự tánh” nên chẳng phải là có. Do trước chỉ quán về không có tự tánh là Không, chỉ quán về giả danh là Giả. Nay thì cả hai “Tương tức” nên chẳng phải là không, chẳng phải là giả, là nghĩa Trung đạo. Đây là căn cứ nơi “Tức pháp do duyên sinh” để biện minh về Trung đạo.

Hai: “Thể của Tướng là chẳng sinh diệt”, tức căn cứ nơi nghĩa của ba Tánh để biện giải về Trung đạo.

Nhưng “Vô sinh” gồm nhiều nghĩa, lược nêu có hai thứ:

Một là, Vô sinh về Sự, là tướng của duyên sinh tức Vô sinh.

Hai là, Vô sinh về Lý, là Thể của “Viên thành thật” vốn chẳng sinh. Nay đã dẫn kinh nói bao quát hết thảy các pháp, chẳng phân biệt Tánh Tướng, thì Thể, Tướng đều không sinh. Cho nên Vô sinh của Biến kế sở chấp là Không quán. Duyên sinh giả có là Giả quán. Duyên sinh nên vô sinh cùng vô sinh của Viên thành đều là Trung đạo quán, tức hai Tông Tánh, Tướng với ba Quán gồm đủ.

Tuy nhiên, hai kệ nầy cũng có thể chỉ là quán về Tánh không:

Tức hai câu đầu là chính thức biện giải về Tánh không, nên nói là “Tự tánh không thật có”.

Tiếp theo, hai câu về Giả quán (Tướng nó vốn sinh diệt, Chỉ là giả danh nói) là nhằm thông tỏ chỗ vướng mắc. Nghĩa là có vấn nạn: “Hiện thấy sinh diệt, sao cho là không sinh?” Nên ở đây giải thích: “Thuận theo thế gian mà giả nói.”

Hai câu tiếp theo về Trung quán (Tất cả pháp không sinh. Tất cả pháp không diệt) là chính thức chỉ rõ lý chẳng sinh. Dựa vào đấy để giải thích là rất thuận hợp với ý thường biện giải trong Tam Luận, nhưng chưa thể nói là đạt được diệu chỉ của tác giả là Bồ tát Long Thọ. Cho nên phần Sớ giải chỉ dùng ba Quán của Luận để giải thích.

– Sớ câu: “Tánh của pháp vốn Không, chẳng phải do quán làm cho không, nên không có chỗ lấy giữ”: Đây là dùng “môn tánh không” để hiển bày “không có đối tượng được lấy giữ”.

Tiếp theo, nói: “Sao có chủ thể thấy được?” Tức dùng môn “Cùng đối đãi” để loại trừ “Chủ thể nhận thấy” kia, trong ấy là nói tóm lược. Nếu nói hợp đủ là: “Như có đối tượng được lấy giữ thì có chủ thể lấy giữ. Đã không có đối tượng được lấy giữ, nên không có chủ thể lấy giữ. Chủ thể nhân nơi đối tượng mà được thành lập. Cũng gọi là “môn tương nhân”. Rõ ràng là lấy giữ cùng với nhận thấy đều chung cả chủ thể, đối tượng. Nay, ở trong phần đối tượng lấy giữ thì giữ lại đối tượng được lấy giữ, lược bớt phần chủ thể được lấy giữ. Còn ở trong phần chủ thể nhận thấy thì lược không nói về đối tượng được nhận thấy. Đối tượng được nhận thấy tức là đối tượng được giữ lấy.

– Sớ câu: “Lại nữa, trước nay đã dùng không để loại bỏ có…”: Đây riêng làm giải thích không phân ra Chỉ, Quán. Bốn kệ cùng nối tiếp nhau để chung làm việc dứt trừ bệnh. Tức trong bốn kệ:

Hai câu đầu là dùng Không để loại bỏ Có.

Hai câu tiếp theo là dùng Giả để loại trừ Không.

Hai câu tiếp theo là dùng Như, chẳng sinh diệt để cùng loại trừ tất cả Không, Giả.

Hai câu tiếp theo là tóm kết về lợi ich của Quán.

Kệ thứ ba là cùng loại bỏ về “Phi”.

– Sớ từ câu: “Nếu cho là cả hai “Phi” tiếp xuống: Là chính thức giải thích về kệ thứ ba, do từ trước giờ văn nơi bản Sớ giải đã hai lần nêu văn trước phát sinh ra kệ nầy nên đây là chính thức giải thích, trong đó:

Một: Nêu lên chỗ đả phá.

Hai: Từ câu: “Cho nên làm rõ khởi tâm đều là Vọng” tiếp xuống: Là dùng kệ để chính thức đả phá.

“Khởi tâm đều là Vọng, dứt tuyệt niệm mới là Chân” Là giải thích nửa trên của kệ kia.

“Niệm vốn tự không thì sự dứt tuyệt ấy cũng diệt”: Là giải thích nửa sau. Do Tánh không, không niệm cũng chẳng thể tư duy.

– Sớ từ câu: “Cho nên Trung Luận viết” tiếp xuống: Là dẫn chứng.

Tức nơi Phẩm Như Lai… Luận viết:

“Như ở trong một, khác

Như Lai chẳng thể được

Năm thứ tìm cũng không Làm sao thọ trung hữu?

Lại năm Ấm vốn thọ

Chẳng từ tự tánh có

Nếu chẳng có tự tánh

Làm sao có tha tánh ?

Do từ ý nghĩa ấy.

Thọ (là) không, người thọ (là) không

Làm sao lại do không.

Mà nói Như Lai không?”

Tiếp theo, nhằm phá trừ nơi chấp không nên bốn Luận chứng đều loại trừ. Tụng viết: “Không” nên chẳng thể nói

“Phi không” chẳng thể nói

Công, chẳng cộng cũng không

Chỉ do giả danh nêu.” Vì sao ?

“Trong tướng tịch diệt, kia

Không có bốn: Vô thường v.v…

Trong tướng tịch diệt, kia

Không có bốn: Biến “Không” v.v…

Tiếp theo là câu hỏi: “Nếu đả phá như thế thì phải chăng là không có Như lai?” Kệ đáp:

“Kẻ ta kiến sâu dày

Nói không có Như Lai

Tướng Như Laii tịch diệt

Phân biệt có cũng sai

Như thế trong tánh không

Tư duy cũng chẳng được

Như Lai diệt độ rồi

Phân biệt nơi có không.” T

iếp sau là loại trừ chung. Kệ viết:

“Như Lai vượt hý luận

Mà người thích hý luận

Hý luận phá mắt tuệ

Nên đều chẳng thấy Phật.”

Phần văn xuôi giải thích: “

Hý luận gọi là nhớ nghĩ, phân biệt có đây kia.” Lại nói: “Nơi phẩm Như Lai nầy, phần đầu, giữa và sau tư duy về Như Lai thuộc tánh cố định là chẳng thể đạt được. Do đấy kệ nói :

“Tánh Như lai vốn có

Tức là tánh thế gian

Tánh Như Lai không có

Thế gian cũng không tánh”.

Trên đây, nghĩa nơi các kệ văn liên hệ nhau, người viết Sớ giải chỉ nêu dẫn chỗ đồng với kệ nơi kinh hiện tại.

Nói “Sử dụng văn nầy” tức nêu rõ là Bồ tát Long Thọ đã dùng ý nơi kinh nầy (Hoa Nghiêm) để viết nên kệ Luận (Trung Luận) – Sớ câu: “Cũng bao hàm ý của ba Chỉ”:

Tức ở trên nói: “Tâm khế hợp một cách sâu xa với tánh Phật” là Chỉ của nghĩa “Đình chỉ”. “Tâm an trụ nơi chánh lý, chỉ dứt tuyệt mọi tư duy mong tìm” là Chỉ của nghĩa “Chỉ tức”. Nay, văn nơi bản Sớ giải tức “Tâm khế hợp sâu xa với Thể tánh”, là chỉ của “Đình chỉ”. “Phiền não do đâu mà sinh nữa” là Chỉ của “Chỉ tức”. Dẫn thẳng theo văn kinh thì Thể tánh đều là Như, tức là đối với Chỉ của “Chẳng Chỉ”. Nghĩa là Pháp tánh thì chẳng phải là Chỉ, chẳng phải là “Chẳng Chỉ”; nhưng nhằm làm rõ Pháp tánh là Chỉ, nên đối với “Chẳng Chỉ” mà nói Chỉ.

– Sớ câu: “Lại cũng tóm kết chung về Chỉ-Quán”: Tức là dùng kệ thứ tư để tóm kết về ba kệ trên. Nhưng về Chỉ, trước đã nêu rõ, nên ở đây văn nơi bản Sớ giải chỉ tóm kết với phần Quán nêu trên.

– Sớ từ câu: “Đoạn thứ sáu, một kệ suy tìm về công đức” tiếp xuống: Ở đây có bốn ý:

Một: Nêu rõ ý nghĩa cùng nương vào nhau có gốc.

Hai: Từ câu: “Cũng tự khiêm tốn” tiếp xuống: Là phân biệt chỗ khác với phàm tình.

Ba: Từ câu: “Khiến pháp dẫn dắt, dung hợp” tiếp xuống: Là biện giải về sự cùng nương vào nhau của pháp.

Bốn: Từ câu: “Đường đi khác nhau” tiếp xuống: Là làm rõ Thể của pháp vốn liên hợp.

Tiếp theo, tám vị Bồ tát nêu bày đều có bốn ý nầy.

Thứ ba là phương Tây, Bồ tát Thắng Tuệ: giải thích về trí tuệ thù thắng của Phật: Căn cứ nơi kệ nầy nêu rõ, thuận theo Không, tâm thanh tịnh, tức biểu thị nghĩa trong quả vị. Văn kia nêu: “Đó là quán tất cả các pháp là vô thường, là khổ, là không v.v… nên gọi là “Thuận theo Không, tâm thanh tịnh”.

Bảy vị Bồ tát sau thì trong phần đầu tiên giải thích về tên gọi đều có hai ý, nên suy xét kỹ về chỗ nầy.

– Sớ câu: “Nghĩa là, thấu rõ tất cả pháp là tự tánh của Tâm, Tánh cũng chẳng phải là Tánh”: Tức tự tánh của Tâm đấy là “Biểu thuyên” (Thuyên bày bằng cách biểu hiện). Do tất cả pháp là không tánh tức thật tánh của tâm mình.

Nói “Tánh cũng chẳng phải là Tánh”: Đây là “Già thuyên” (Thuyên bày bằng cách phủ định), tức Chân tánh ở trên dùng cái “không có tự tánh” làm tánh, là tự tánh của Tâm như Tánh Viên thành. Tánh cũng chẳng phải là Tánh như Tánh của Thắng nghĩa không có tự tánh.

Do kệ nơi kinh chỉ nói:

“Biết rõ tất cả pháp

Không hề có tự tánh”.

Nên lại loại trừ tánh

– Sớ câu: “Kệ sau đã lật ngược nội dung của kệ trước để chọn lấy”: Văn nơi bản Sớ giải gồm hai phần:

Một: Giải thích tổng quát về ý của văn.

Hai: Từ câu: “Nhưng văn của một kệ nầy” tiếp xuống: Là hiển bày về nghĩa bao hàm. Lược nêu hai cách giải thích:

Thứ nhất: “Chỉ là sự trói buộc của Uẩn”. Tức là nơi kinh đại Bát Niết-bàn quyển thứ hai mươi chín, Bồ tát Sư Tử Hống nêu vấn nạn:

“Như lời Phật đã giảng nói, tất cả các pháp có hai thứ nhân: Một là Chánh nhân, hai là Duyên nhân. Do hai nhân ấy nên không có trói buộc hay giải thoát. Vì thân năm ấm nầy niệm niệm sinh diệt. Nó đã luôn sinh diệt như thế thì có gì là trói buộc, có gì là giải thoát. Thưa Thế Tôn! Nhân nơi thân năm ấm nầy mà sinh thân năm ấm sau. Ấm nầy tự diệt chẳng đến ấm kia. Tuy chẳng đến ấm kia nhưng có thể sinh ra ấm kia. Như nhân nơi hạt giống mà sinh ra mầm, hạt giống chẳng đến mầm, dù vậy đã có thể sinh ra mầm. Chúng sinh cũng như thế. Vậy thế nào là trói buộc, giải thoát?”… cho đến đoạn Phật lặp lại để giải đáp, nêu dẫn ấn sáp in vào đất sét ấn rã, hình nét nổi lên… ý của dụ cho rằng: “Lúc sinh ra các căn có đủ hoặc chẳng đủ. Kẻ đủ các căn thì thấy sắc tức sinh Tham. Sinh nơi tham thì gọi là Ái. Do cuồng loạn nên sinh tham thì gọi là Vô minh; Hai nhân tham ái, vô minh ấy duyên với nhau, nên chỗ nhận thức về cảnh giới thảy đều điên đảo: Vô thường thì thấy là thường. Vô ngã thì thấy là ngã. Vô lạc thì thấy là lạc. Vô tịnhthì thấy là tịnh. Do bốn điên đảo này mà tạo các hành thiện ác, phiền não tạo nghiệp, nghiệp tạo phiền não. Đó gọi là sự trói buộc. Do ý nghĩa ấy nên gọi là sinh thân năm Ấm…” Trong đây ý cho rằng, tuy lại sinh diệt, nhưng không phương hại tới sự trói buộc. Nay sử dụng ý nói chỉ là sự trói buộc của Uẩn, không có ta, người.

– Sớ từ câu: “Hai là, nhân trước sau dựa vào chỗ tương tục, không có tự tánh” tiếp xuống: Là ý thứ hai. Trên là biện giải về Người không.

Còn đây là nêu rõ về Pháp không.

Phần nầy gồm hai:

Một: Chính thức nêu rõ về pháp không.

Hai: Từ câu: “Tánh nầy là Đệ nhất nghĩa không” tiếp xuống: Là lãnh hội, dung hợp về Phật tánh.

Tuy nhiên, xét về chỗ hiển bày nơi văn, thì chỉ biện giải về hai Không, lý đã vi diệu. Xem về phần pháp, dụ thì bao hàm nghĩa Phật tánh thâm diệu nơi kinh đại Bát Niết-bàn, nên lại hiển bày nữa. Trong đây, thế văn có tính chất liên hoàn. Trước hết là chỉ rõ tổng quát về Phật tánh, tức đoạn đầu phẩm Sư Tử Hống, như trong phần Huyền đàm trước đã nêu dẫn rộng.

– Sớ từ câu: “Lại nữa, Tánh nêu trên là không thật có” tiếp xuống: Là chỉ ra riêng về các Nhân. Trước là nêu kinh để biện minh. “Tánh không thật có”, tức là kệ trước nói “Tự tánh không hề có”. Trong ngoài tuy khác nhưng đều là Đệ nhất nghĩa không, nên nêu ra kệ trước cũng tức là kệ nầy, ở nơi Tánh nầy. Đã cho Đệ nhất nghĩa không là Chánh nhân Phật tánh, nên Tánh không thật có tức là Chánh nhân.

– Sớ câu: “Trước là hiểu, đây là thấu tỏ”: Tức nơi kệ trước nói: “Hiểu Pháp tánh như thế” nên viết: “Trước là hiểu”. Còn kệ nầy nêu: “Thấu rõ nơi Tánh ấy”, nên nói “đây là thấu tỏ”. Đều là “Liễu nhân”. Cho nên biết rõ, tất cả chúng sinh tuy có Đệ nhất nghĩa không, là Tánh của trí tuệ, nhưng nếu không có Bát-nhã v.v… làm “Liễu nhân” thì rốt cuộc không thể thành Phật.

Ở trên là thông tỏ về hai kệ để nêu ra Chánh nhân, Liễu nhân.

– Sớ câu: “Uẩn ấy tương tục, tức là Chánh nhân, cũng gọi là Sinh nhân”: Tức chính là căn cứ nơi kệ nầy để hiển bày hai nhân. Ở đây thì nêu lên cả hai.

– Sớ từ câu: “Gọi là Chánh nhân” tiếp xuống: Là cùng giải thích về cả hai.

Nhưng muốn giải thích các Nhân thì trước phải biết văn của kinh kia. Kinh đại Bát Niết-bàn quyển thứ hai mươi tám viết: “Thiện nam! Nhân có hai thứ: Một là Sinh nhân, hai là Liễu nhân. Có thể sinh ra pháp thì gọi là Sinh nhân. Như đèn có khả năng soi chiếu sự vật, nên gọi là Liễu nhân. Phiền não với các kiết sử gọi là Sinh nhân. Cha mẹ của chúng sinh gọi là Liễu nhân. Hạt lúa thóc gọi là Sinh nhân. Đất, nước v.v… gọi là Liễu nhân. Sáu pháp Ba-la-mật là Sinh nhân của đạo quả Bồ đề vô thượng. Phật tánh là Liễu nhân của đạo quả Bồ đề vô thượng. Lại có Liễu nhân là sáu Ba-la-mật, Phật tánh. Lại có Sinh nhân là Tam muội Thủ Lăng nghiêm, vô thượng Bồ đề. Lại có Liễu nhân là Tám chánh đạo, vô thượng Bồ đề. Lại có Sinh nhân là tâm tin tưởng, sáu Ba-la-mật.”

Lại nói: “Thiện nam! “Chánh nhân, như Sữa sinh ra Lạc. Duyên nhân như men ấm”. Lại nói: “Chánh nhân gọi là Phật tánh. Duyên nhân là phát tâm Bồ đề.” Cũng nói: “Chánh nhân, đó là các chúng sinh. Thiện nam! Tăng gọi là Hòa hợp. Hòa hợp gọi là mười hai nhân duyên. Trong mười hai nhân duyên cũng có Phật tánh. Mười hai nhân duyên là Thường. Phật tánh cũng Thường. Vì thế, Như Lai nói Tăng có Phật tánh.” Nên tiếp sau nơi bản Sớ giải viết: “Nhưng lại Sinh (nhân) ắt đối với Liễu (nhân), Chánh (nhân) ắt đối với Duyên (nhân).” là đã dẫn văn 102 nơi Kinh Phần tiếp theo sẽ giải thích.

– Sớ câu: “Nói Chánh nhân là nghĩa Trung đạo. Trung đạo tức là Phật tánh”: Là nêu rõ tổng quát về Thể của Nhân. Kinh đại Niết-bàn quyển thứ hai mươi bảy có câu: “Phật tánh tức là chủng tử của Trung đạo Bồ đề vô thượng.”

– Sớ từ câu: “Nghiã là Ấm hiện tại diệt” tiếp xuống: Là nêu ra Tướng của Trung đạo. Tức nhân hiện tại nơi năm Ấm trước. Phần kệ là nói về nghĩa Trung đạo. Từ đây trở xuống, đã dùng văn nơi Kinh đại Bát Niết-bàn, tức quyển thứ hai mươi chín nêu trước, phần đáp lại vấn nạn của Bồ tát Sư Tử Hống về sự trói buộc của Ấm. Trên đã nêu phần văn vấn nạn đầy đủ, còn văn phần đáp thì chỉ nêu dẫn tóm lược. Nay sẽ dẫn đủ văn nói về lời Phật đáp lại. Kinh viết: “Thiện nam! Hãy lắng nghe! Như Lai sẽ vì ông mà giảng giải, phân biệt. Thiện nam! Như người sắp lìa bỏ thân mạng phải chịu nhiều nỗi khổ. Gia quyến thân thuộc vây quanh gào khóc, sầu não, người ấy kinh sợ nhưng chẳng biết dựa vào đâu để cầu cứu, tuy có đủ năm giác quan mà không hay không biết, tay chân run giật chẳng thể tự chủ, thân thể lạnh dần khắp, hơi nóng sắp hết, thấy những tướng về nghiệp báo thiện ác đã tạo từ trước. Này Thiện nam! Như mặt trời sắp lặn thì các bóng của những núi đồi gò đống ngã về hướng Đông, không bao giờ trở qua hướng Tây. Nghiệp báo của chúng sinh cũng lại như thế. Khi thân năm ấm nầy diệt thì thân năm ấm khác lại nối tiếp sinh ra. Như đèn cháy sáng thì bóng tối mất, đèn tắt thì bóng tối hiện ra. Thiện nam! Như ấn sáp in vào đất sét, ấn cùng với đất sét hợp, ấn rã thì hình nét nổi lên, mà ấn sáp nầy chẳng biến đổi nơi đất sét, hình nét chẳng phải từ đất sét sinh ra, cũng chẳng từ chỗ khác tới, do ấn kia làm nhân duyên mà sinh ra hình nét. Thân của năm ấm hiện tại diệt thì ấm của Trung ấm sinh. Ấm hiện tại nầy rốt cuộc chẳng biến đổi làm thân năm ấm của Trung ấm. Thân năm ấm của Trung ấm cũng chẳng phải tự sinh, cũng chẳng từ nơi khác đến. Nhân nơi Ấm hiện tại nên sinh ra thân Trung ấm. Trung ấm như ấn sáp in nơi đất sét, ấn rã thì hình nét hiện ra, tên gọi tuy không khác mà hoàn cảnh đều khác. Do đấy Như Lai nói năm ấm của thân Trung ấm chẳng phải là chỗ thấy được của mắt thường, mà là thiên nhãn thì mới thấy…”

Giải thích: Trên đây là nêu dẫn đủ về phần đáp. Nay văn nơi bản Sớ giải sử dụng là chú trọng nơi phần nghĩa, chỉ xem nơi văn kinh, tự phân ra chủ khách. Nhưng nơi Bách Luận, Duy Thức đều nói về nhân duyên cùng sinh. Tương tục nên chẳng đoạn, hoại diệt nên chẳng thường. Chẳng đoạn là căn cứ nơi sự tương tục của Quả. Chẳng thường là căn cứ nơi sự hoại diệt của Nhân. Nay phần Sớ giải, theo nghĩa nơi Trung Luận cho trong Nhân Quả đều có đoạn thường. Ấm hiện tại là Nhân. Trước nêu rõ về diệt nên là chẳng thường. Sau, từ câu: “Tuy chẳng đến với mầm mà có thể sinh ra mầm. Ấm hiện tại ấy tuy không đến với Ấm sau…” tiếp xuống: Là dùng chỗ có công năng để biện minh Ấm hiện tại chẳng đoạn.

– Sớ từ câu: “Nhưng năm Ấm của Trung ấm cũng chẳng phải tự sinh” tiếp xuống: Là căn cứ nơi Ấm đời sau để nêu rõ chẳng phải là đoạn thường. Phần nầy gồm hai:

Một: Biện minh chẳng phải là “Không nhân nên là thường”. Dùng Trung Luận để nêu rõ “Không nhân” tức rơi vào lỗi về chấp Thường. Như ngoại đạo lập về Thời, Phương, Vi trần.

Hai: Từ câu: “Đã có thể nối tiếp với trước” tiếp xuống: Là nêu rõ về tương tục nên chẳng phải đoạn.

– Sớ câu: “Chẳng phải là đoạn, chẳng phải là thường, là nghĩa Trung đạo, tánh của Chánh nhân”: Là tổng kết chỉ rõ.

– Sớ câu: “Có thể sinh ra quả vị Phật nên gọi là Sinh nhân”: Trên là giải thích về Chánh nhân, còn đây là giải thích về Sinh nhân. trước có sáu đối nói về hai Nhân là Sinh nhân và Liễu nhân. ba đối trước cho Nhân là Sinh nhân, cho Duyên là Liễu nhân, đều căn cứ theo khả năng phát sinh. Ba đối sau dùng Nhân so sánh với Quả để bàn về Sinh nhân, Liễu nhân. Nay ở đây là ý trước. Như Sữa là Sinh nhân, chất men v.v… là Liễu nhân. Sữa v.v… là dụ cho chúng sinh, đối chiếu nơi Quả vị Phật mà là Nhân.

– Sớ câu: “Phật tánh của chúng sinh có hai thứ nhân”: Là nêu dẫn văn để chứng minh, xác nhận, như ở trên đã dẫn.

– Sớ từ câu: “Nay dùng Liễu nhân để hiểu rõ về Chánh nhân kia” tiếp xuống: Là tóm kết,chỉ rõ văn kinh, có thể nhận biết.

– Sớ từ câu: “Trong đó kệ thứ nhất hiển bày không có duyên nơi Liễu nhân thì chẳng thấy Chánh nhân” tiếp xuống: Là giải thích kệ thứ nhất. Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Chính thức giải thích văn.

Hai: Nêu dẫn vấn nạn để thành lập.

Nơi phần một lại phân làm ba:

Môt là, chính thức giải thích Kinh.

Hai là, Phân biệt định rõ về hai Nhân.

Ba là, Tóm kết, chỉ rõ về ý nghĩa nơi dụ.

Trong phần một là gồm hai:

Thứ nhất: Giải thích về nửa kệ trên, nơi dụ có thể nhận biết.

Thứ hai: Từ câu: “Nửa sau là kết hợp với pháp” tiếp xuống: Là kết hợp giải thích. Có hai cách để giải thích câu: “Tuy tuệ, chẳng thể rõ”:

– Nghĩa trước thì chỉ có hai pháp hợp thành việc Thấy (thấy vật báu trong chỗ tối).Tức là vật báu cùng với đèn để thành Chánh nhân, Duyên nhân.

– Nghĩa sau, thì ba pháp mới hợp thành sự thấy kia, nên phải thêm Mắt để dụ cho trí tuệ, trong đó, pháp-dụ kết hợp, nên đều có bốn Luận chứng:

Một: Có mắt, không đèn, chẳng thấy.

Hai: Không mắt, có đèn, chẳng thấy.

Ba: Không mắt, không đèn, chẳng thấy.

Bốn: Có mắt, có đèn, thì thấy.

Tức mắt là Nhân, đèn là Duyên. Nhân, duyên kết hợp nên mới thấy được vật báu. Nhân duyên theo đấy mà thiếu thì đều chẳng thành việc Thấy. Dùng dụ cho bạn lành là Duyên như đèn. Có trí tuệ là Nhân như mắt. Nhân duyên hội đủ nên mới thấy được Chân tánh. Cũng có bốn Luận chứng:

Một là, Có trí tuệ, không bạn lành, chẳng thấy.

Hai là, Không trí tuệ, có bạn lành, chẳng thấy.

Ba là, Không trí tuệ, không bạn lành, chẳng thấy.

Bốn là, Có trí tuệ, có bạn lành , thì mới thấy.

Luận chứng thứ tư kia (trên) tức là căn cứ nơi người. Nhân duyên hòa hợp cũng thành Liễu nhân. Nay nơi dụ “Mất” phần trước nên không có câu nầy. Trong ba câu mất thì chỉ hợp nơi câu đầu. “Không mắt, có đèn”, thì ảnh ở nơi dụ sau. Trong câu “Người mù chẳng thấy được ánh sáng mặt trời”, tức nêu rõ Nhân duyên cùng thiếu thì chẳng thấy, huống hồ là hoàn toàn thiếu, nên không nêu rõ nơi “Không mắt không đèn”.